Ôn Tập Giữa Kì Tư Tưởng Hồ Chí Minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ÔN TẬP GIỮA KÌ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Khái niệm và hệ thống tư tưởng HCM

1. Khái niệm

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của
Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá
trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng
to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta giành thắng lợi.

- Về nội dung: Vấn đề cơ bản của con đường cách mạng là giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Những mục tiêu này làm cho cuộc cách mạng Việt nam mang tính
triệt để, khoa học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, HCM chỉ ra rằng chỉ Đảng cộng sản lãnh
đạo.

- Về nguồn gốc: TTHCM là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân tố khách quan và
nhân tố chủ quan.

Nhân tố khách quan là các tiền đề tư tưởng, lí luận mà HCM đã kế thừa và phát triển:
Chủ nghĩa Mác- Lênin ( là tiền đề lí luận quan trọng nhất, quyết định bản chất khoa
học cách mạng sáng tạo của hệ thống tư tưởng HCM) , giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa
văn hóa nhân loại.

Nhân tố chủ quan: những phẩm chất cá nhân kiệt xuất mà chỉ Người có được.

- Nội dung cốt lõi của hệ thống tư tưởng HCM: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. ( độc lập dân tộc là giải phóng dân tộc, còn độc lập xã hội là giải phóng giai
cấp, con người).

=> Hạt nhân là gp dân tộc, giai cấp, con người.

2. Hệ thống tư tưởng HCM


Tư tưởng HCM về dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội, con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc,
đoàn kết quốc tế, quân sự, xây dựng nhà nước của dân, văn hóa HCM, đạo đức HCM.

=> Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là tiền đề để thực hiện chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa xã hội là sự đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

II. Đối tượng nghiên cứu

- Là hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy
của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng HCM, khẳng định sự ra đời của tư tưởng
HCM là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.

+ Hệ thống quan điểm của HCM về cách mạng VN trong thời đại mới: thời đại cách
mạng vô sản.

+ Quá trình thực hiện, vận dụng và phát triển sáng tạo hệ thống quan điểm HCM từ
đầu thế kỉ XX đến nay.

+ Những đóng góp của HCM cho với lý luận của Mác-Lênin và sự phát triển của
nước Đất.

III. Phương pháp nghiên cứu

1. Thống nhất tính đảng và tính khoa học

2. Tính lý luận và thực tiến

HCM: Lý thuyết mà không gắn với thực tiễn là lý thuyết suông. Thực tiễn mà không
có lý luận soi đường thì thành thực tiễn mù quáng.

Qua nhận thức nội hàm khái niệm TTHCM, hãy đưa ra nhận xét về quá trình nhận
thức của ĐCSVN về TTHCM? Qua những cuốn sách, các bài viết của các lãnh tụ cùng
thời với Hồ Chí Minh, như cuốn“Cách mạng tháng tám” (1946), kháng chiến nhất định
thắng lợi 1947, chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam 1948, của đồng chí Trường
Chinh, cuốn “Lãnh tụ của giai cấp công nhân và dân tộcViệt Nam” (01/1950); của
đồng chí Lê Duẩn; Phạm Văn Đồng viết tác phẩm “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc”
(1948)... đã đề cập đến hình ảnh và công lao của Hồ Chí Minh về con đường vẻ vang
mà Hồ Chủ tịch đã chọn, sự vận dụng xuất sắc chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh
nước ta để đề ra đường lối chủ trương và phương pháp cách mạng đúng đắn. Như
vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) đã xác định khá
toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu của nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí
Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, pháttriển năm 2011) khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân
tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhândân ta giành thắng
lợi”.Cần hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta trên cơ sở vậndụng
sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu những
kinhnghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta.Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh là thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm vàphương pháp cách mạng Hồ
Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, phục vụ nhân dân, đạo đứccách mạng của
mỗi người, để làm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trởthành nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong hành động của chúng ta.Hiện nay, cùng với sự hội
nhập quốc tế sâu rộng việc nghiên cứu, học tập, vận dụng đúngđắn, sáng tạo di sản Hồ
Chí Minh càng trở nên cấp thiết. Với khát vọng về một thế giới hòa bình,độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được cả nhân loạihướng
đến như là một trong những người soi sáng, dẫn đường. Đảng ta cần nhận thức sâu
sắchơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy di sản của Người phù hợp với
điều kiện, hoàncảnh của nước ta và bối cảnh thế giới. Để làm được điều đó, Đảng cần
phải thường xuyên tổngkết quá trình nghiên cứu, học tập Hồ Chí Minh qua các thời kỳ
và rút ra những bài học kinhnghiệm làm cơ sở cho đổi mới việc nghiên cứu, học tập
vận dụng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM

1. Cơ sở thực tiễn

a. Thực tiễn ở Việt Nam cuối thế kỉ thứ 19 đến 20.

- Xã hội Việt Nam thế kỷ 19 cho đến khi thực dân Pháp xâm lược (1858) vẫn là một xã
hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Nhà Nguyễn đầu hàng để bảo vệ ngai
vàng.

- Từ 1858 đến cuôis thế kỉ 19

Phong trào yêu nước diễn ra trên cả 3 miền nhưng đều thất bại vì lẻ tẻ, không có người
lãnh đạo và đường lối đúng đắn.

- Từ đầu tk 20 đến trước khi Đảng Cộng sản VN ra đời ( 1930)

Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện và ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách ở TQ,
NB làm cho phòng trào yêu nước chống Pháp chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản.

( Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh)...

=> Thời đại cách mạng vô sản ( sự ra đời giai cấp công nhân, phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân).

+ Đặc điểm công nhân Việt Nam là chịu 3 tầng áp bức, bị bóc lột nên có tinh thần đấu
tranh dũng cảm.

+ Ptrao công nhân và ptr yêu nước tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa Mác- Lenin
xâm nhập vào nước ta. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm dg cứu nước=> khẳng định chủ
nghĩa Mác Lenin. Năm 1930, HCM lập Đảng cộng sản.

+ Đảng ra đời chấm dứt cuộc khủng hoảng +về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh
đạo, đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.
Sau khi thành lập, Đảng lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
kháng chiến chống đế quốc Mỹ tiến tới thống nhất. => Góp phần bổ sung, phát triển tư
tưởng HCM.

B. Thực tiễn thế giới cuối 19 đầu 20.


Bối cảnh:

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc và trở thành hệ thống thế giới, đua
nhau đi xâm chiếm thuộc địa. Cách mạng chính quốc và thuộc địa có quan hệ khăng
khít vì chung một kẻ thù. Đây là cơ sở để HCM đưa ra đại đoàn kết nhân dân lao động
trên thế giới để chống kẻ thù chung.

- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi.

- Năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập, phong trào cách mạng thế giới đã tổ
chức quốc tế lãnh đạo.

=> Những đặc điểm lớn của dân tộc và thời đại có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn con
đường cách mạng vô sản và sự hình thành tư tưởng về cách mạng Việt Nam của Hồ
Chí Minh.

2, Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Gồm giá trị truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác- Lênin.

a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Vị trí: là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo, bên cạnh TQ và Ấn Độ - 2
quốc gia có nền văn hóa rực rỡ, lan tỏa mạnh mẽ tới các nước xung quanh. Sự giao
thoa văn hóa cộng với lịch sử dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc ta tinh
thần yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết...trong đó chủ nghĩa yêu nước là giá trị cao quý
nhất, đứng đầu trong bảng thang giá trị tinh thần của người Việt Nam.

- HCM là hiện thân của giá trị ấy.

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại

* Văn hóa phương Đông

- Nho giáo là học thuyết tiêu biểu của TQ, dù chứa những yếu tố lạc hậu như phân chia
đẳng cấp, trọng nam kinh nữ, bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến...nhưng HCM đã
tiếp nhận được từ học thuyết của Khổng Tử lý tưởng về một xã hội thái bình, thịnh trị,
bốn biển đều là anh em, triết lý hành động, nhập hế hành đạo giúp đời, đạo tu thân, tư
tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao truyền thống hiếu học, mở mang dân trí. Điều
này khác hẳn với chính sách thâm độc, làm cho dân ngu để dễ trị.
- Phật giáo: vào VN từ đầu công nguyên, góp phần đặt nền tảng hướng con người đến
chân thiện mĩ. Giai cấp thống trị vẫn lựa chọn Nho giáo làm quốc giáo song Nho- Phật
vẫncùng nhau sống chung, cả 2 đều cần thiết cho cuộc sống của con người. Trong tư
tưởng HCM thấm đẫm tư tưởng Phật giáo, đó là tình yêu t hương con người, từ, bi, hỷ,
xả, tư tưởng dân chủ chất phát, chống sự phâm biệt dẳng cấp...

- Lão giáo: thể hiện tinh thần bao dung theo một hướng khác, chủ trương sống hòa hợp
với thiên nhiên, tôn trọng quy luật đất trời, từ đó nêu lên thuyết vô vi, nghĩa là không
làm gì trái với đạo, thuận theo lẽ trời, “được tí không chê, được nhiều không mừng, cái
vui đến thì tận hưởng, cái vui đi thì không than tiếc, vui vẻ với bốn mùa, hòa hợp cùng
vạn vật.

- Tôn Trung Sơn đề ra chủ nghĩa Tam dân với nội dung “ Dân tộc độc lập – dân quyền
tự do- dân sinh hạnh phúc. “HCM tiếp thu và rút gọn thành 6 chữ vàng “Độc lập- Tự
do- Hạnh phúc”.

* Văn hóa phương Tây

HCM đã nhanh chóng đón nhận các giá trị tiêu biểu như tự do, dân chủ, bình đẳng, bác
ái, tôn trọng quyền cá nhân. Nội dung trong hệ thống tư tưởng HCM đã chứng mình
điều đó: tư tưởng về quyền độc lập dân tộc, chủ trương xây dựng nhà nước của dân, do
dân và vì dân, tư tưởng đề cao vai trò của Pháp luật trong quản lý xã hội, chú trọng xây
dựng đội ngữ cán bộ giỏi chuyên môn - nghiệp vụ, vừa có tài vừa có đức, thi tuyển
công chức, tư tưởng coi giáo dục đào tạo là quốc sách.

- Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam đi đôi với quá trình xâm lược của
phương Tây lúc đầu không mấy được hoan nghênh. Ở nước viễn Đông việc truyền bá
ít đạt kết quả thì đạo thiên chúa lại tạo được chỗ đứng nhờ vàotinh thân hòa đồng tôn
giáo Việt Nam và lòng nhân ái cao cả. HCM chắt lọc được mặt tích cực của thiên chúa
giáo và đức hy sinh cao cả.

c. Chủ nghĩa Mác-Lênin” tiền đề lí luận quan trọng, cung cấp nhiều nội dung cho sự
sáng tạo lý luận của HCM.

- Tư tưởng của các nhà khoa học sáng lập lên chủ nghĩa xã hội được hìn thành chru
yếu nền tảng triết lí và thực tiễn của phương tây, mang dấu ấn đấu tranh giai cấp ở
phương Tây. HCM sớm nhận thức thực tiến ở VN, phương Đông khác với các nước tư
bản phát triển nên đã bổ sung dân tộc học Phương đông, góp phần làm phong phú chủ
nghĩa mác-Lenin và để lại hậu thế bài học về sự linh hoạt thâu hái, tránh rập khuôn,
sao chép máy móc.

- Chúng ta có thể chứng minh Hồ Chí Minh vẫn dụng và sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác-Lenin theo nhiều luận điểm:

+ Cách mạng giải phóng ở thuộc địa không lệ thuộc mà cần tiến hành chủ động, sáng
tạo, có khả năng giành lợi trước cách mạn vô sản ở chính quốc.

+ Đảng cộng sản VN là sự kết hợp giưa chủ nghĩa Mac- Lenin, phòng trào công nhân
và phong trài yêu nước.

+ Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là đảng của nhân dân lao động, của cả dân
tộc Việt Nam.

2. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng HCM

a. Phẩm chất Hồ Chí Minh

- HCM là người đã khổ công rèn luyện, học tập trong thực tiễn nhằm chiếm lĩnh vốn
tri thức phong phú của nhân loại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải
phóng dân tộc, ptrao công nhân quốc tế để tiêps thu, phát triển được chủ nghĩa Mác-
Lênin khoa học về cách mạng vô sản quốc tế.

- HCM có lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm
tha, phát triển đất nước. Người có ý chí nghị lực phi thường, một mình dám đi ra nước
ngoài tìm hiểu thế giới ...

- HCM là người có khả năng tư duy độc lập tựchru, sáng tạo, óc phê phán tinh tường,
sáng suốt. Người đã tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, vào hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam đề ra tư tưởng, đường lỗi cách mạng phù hợp với thực tiễn.

- Người có tầm nhìn chiến lược bao quát, đã đưa Việt Nam vào dòng chảy của cách
mạng thê giới.

b. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận và đem lý luận đó phục vụ
thực tiễn.

- Hồ Chí Minh có năng lực hoạt động thực tiễn phong phú. Vì trong thời gian ra đi tìm
đường cứu nước và hoạt động ở 30 nước châu âu, người đó rút ra và phân tích nhiều
kết luận chính xác về bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, thấu hiểu
tình cảm nhân dân các nước thuộc địa ở châu lục Á, Phi, Mỹ, LaTinh.

- Người có năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân Việt Nam nhằm biến
những tư tưởng đường lối thành hiện thực, đưa đến những thắng lợi lớn, năng lực tiên
tri, dự báo tương lai chính xác sẽ dẫn dắt toàn đảng toàn dân ta thắng lợi.

Quá trình lãnh đạo cách mạng cũng là quá tình Người đem những lý luận cách mạng
của mình làm đòn xoay thực tiễn, cỉa biến một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, còn nhiều
tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến và chiến tranh thành một nước dân chủ.

 HCM có tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí uyên bác, cái hành mẫu mực.
Chính những phẩm chất cá nhân hiếm hoi đó, đã trực tiếp quyết định việc HCM
nắm bắt đúng thực tiễn, tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hoá, phát triển, những tinh
hoa của dân tộc, và thời đại thành tư tưởng đặc sắc.

CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI

I.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

1. Vấn đề độc lập dân tộc

a. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc

b. Độc lập dân tộc gắn liền với sự tự do và hạnh phúc của nhân dân

c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

d. Độc lập dân tộc gắn liền với sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

2. Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc

a. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo cách mạng vô sản

b. Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện Việt Nam, muốn thắng lợi phải do
Đảng cộng sản lãnh đạo

c. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân, lấy
liên minh công – nông làm nền tảng.
d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần sự chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

e. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách
mạng.

START

I.

1. Vấn đề độc lập dân tộc

a. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

- Do vị trí nằm ở cửa ngõ của sự giao lưu quốc tế, để tồn tại và phát triển thì dân tộc
Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, giặc ngoại xâm, => Quá trình đó
hình thành cho người Việt Nam truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, hoàn
bình, no ấm. HCM là hiện thân cho khát vọng độc lập dân tộc.

- Trên hành trình bôn ba, Người luôn tâm niệm “ Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho
đồng bào tôi. Đó là những điều tôi muốn, đó là những điều tôi hiểu”.

- Năm 1919, HCM đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, hai nội
dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lí, đòi các quyền tự do, dân chủ. Bản
yêu sách ko được chấp nhận nhưng đây là lần đầu tiên quyền bình đẳng vad tự do được
hình thành.

- Năm 1930, trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, người xác định, mục tiêu
chính trị của Đảng “ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho
nước Nam hoàn toàn độc lập.

- Cách mạng tháng Tám thành công, Người thay mặt chính phủ lâm thời tuyên bố
trước đồng báo thế giới: Nước VN có quyền tự do độc lập, và sự thật đã trỏ thành một
nước tự do độc lập, Toàn thể dân tộc VN đã quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính
mạng, của cải để giữ vững quyền tự do và độc lấp ấy/” – Tuyên ngôn độc lập 1945.

- Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp 1946, Bác có nói “ Chúng ta
thà hy sinh….”

Trong lời kêu gọi và đồng bào cả nước 1966: Không có gì quý hơn độc lập tự do
Dân tốc trên hết, tổ quốc trên hết, đó là nền tảng trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh, là một trong những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

b. Độc lập dân tộc gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

- Đất nước trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, hơn 80 năm bị thực
dân Pháp đô hộ, đời sống nhân dân cực khổ và bị trói buộc trong những giáo lý
phong kiến, những đạo luật hà khắc của bọn thực dân xâm lược.

 HCM quan niệm một nền độc lập thật sự phải mang đến cho nhân dân cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, sự tự do, bình đẳng và việc làm cho người lao động.

- Cả cuộc đời HCM luôn coi độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc cho
nhân dân, Người trả lời một tờ báo Pháp (1946): “ Tôi chỉ có một sự ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Như vậy, Người
đã gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.

- Trong nhiều tác phẩm viết năm 1920-1930, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần
chiêu bài của các nước đế quốc là khai hoá văn minh, thành lập chính phủ bù
nhì bản xứ nhưng thực chất là nhằm che đậy bản chất ăn cướp, bóc lột của
chúng. Bằng tài năng hoạt động thực tiễn, người đã làm cho nhân dân tiến bộ
Pháp hiểu về sự thật khai hoá của người Pháp giúp đỡ những người anh em
mình trong công cuộc giải phóng.

- Với sự nhiệt thành cách mạng, Người đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng để
giành lấy chủ quyền, lấy lại tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Theo Hồ Chí
Minh, đó phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn, triệt để trên các lĩnh vực.

- Năm 1960, trên hệ thống xã hội chủ nghĩa có những bất đồng về chỉ đạo đối với
đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam. HCM đã khéo lái con thuyền cách
mạng VN đi giữa 2 ngọn sóng Xô-Trung, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ
thắng lợi, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

d. Độc lập dân tộc gắn liền với sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

- Các thế lực đều có chính sách “ Chia để trị” nhằm chia rẻ ba miền, Người
thường xuyên kêu gọi nhân dân hãy sớm xoá bỏ thành kiến đó, xung đột, sự
khác biệt văn hoá. Dân tộc VN là một, nước VN là một, Sông có thể cạn, núi có
mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi.

- Trong buổi đầu xây dựng chính quyền phải đối phó với nhiều khó khăn, trong
đó có cả tư tưởng chia rẽ, nghi ngờ hcm theo Pháp, người khẳng định “Tôi
không phải kẻ bán nước”. Người đã khéo léo ngoại giao để tranh thủ thời gian
hoà bình xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp
xâm lược lần thứ 2.

2.Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc

a. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo cách mạng vô sản.

- Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu
XX chứng minh con đường giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng pk hoặc tư sản
VN ko đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập tự do dân tộc mà lịch
sử đặt ra. Giai cấp phong kiến đã lỗi thời và giai cấp tư sản còn non trẻ chưa đủ
khả năng lãnh đạo.

- HCM không tán thành cách mạng tư sản. Trong những năm hoạt động ở
phương Tât Người đã rút ra một kết luận: cách mệnh ở Pháp cũng giống như
cách mệnh ở Mỹ, cách mệnh tư bản, cách mệnh ko đến nơi, tiếng là cộng hoà
và dân chủ, trong thì tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa. => còn lâu
mới thoát khỏ vòng áp bức.

- HCM có niềm tin sức mạnh vào quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là
công nhân, nông dân Việt Nam, giia cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất. Họ kế
thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh anh dũng bất khuất.

NỘI DUNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN:

+ Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng và đi tới xã hội công
sản.

+ Lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc, nòng cốt liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc.

+ Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong là
đảng cộng sản.
+ Phương pháp cách mạng là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân
dân, cách mạng Việt Nam là một bộ của cách mạng thế giới.

 HCM lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng đúng
đắn, đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại.

b.Cách mạng gpdt trong điều kiện VN, muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản
lãnh đạo.

Cở sở lý luận:

+ Chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra cách mạng vô sản=> Phải có một Đảng cách
mạng để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. (cần sự lãnh đạo, đường lối, chiến lược,
sách lược.

+ Tư tưởng về sự cần thiết phải có một chính đảng được Bác Hồ thể hiện tỏng
tác phầm Đường Kách mệnh.

ách mệnh:…

Cơ sở thực tiễn:

+ Lịch sử Việt Nam chứng minh các ptrao yêu nước chống P đều thất bại vì
thiếu một đảng cách mạng lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc nhận ra vai trò của đảng
cách mạng là đội tiền phong, tổ chức chèo con thuyền cách mạng vượt qua mọi
thác ghềnh.

 Đây là một luận điểm quan trọng của HCM về ý nghĩa bổ sung , phát triển lí
luận mác xit về đảng cộng sản.

c.Phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công -nông làm
nền tảng.

- Mác Lenin khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân,
quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử.

- HCM: có dân là có tất cả, trên đời này không có gì quý bằng dân, được lòng
dân thì được lòng tất cả, mất lòng dân là mất tất cả. Tập hợp dân thì cách mệnh
mới thành công.
+ Năm 1930, Đảng thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ
phân dân cày nghèo làm thổ địa liên lạc với tiểu tư sản, trí thức.. Trong Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946). Người viết: Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu lấy tổ quốc.

d.Cách mạng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc.

You might also like