Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ 8


(PHÂN MÔN: LỊCH SỬ)
NĂM HỌC 2023 – 2024
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.
- Ôn tập bài 2, 6,7
* Một số câu hỏi tham khảo:
Bài 2:
1. Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình
thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là
A. tư sản và địa chủ.
B. tư sản và vô sản.
C. địa chủ và nông dân.
D. công nhân và nông dân.
2. Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX)?
A. Động cơ hơi nước.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử.
D. Tàu thủy chạy bằng hơi nước.
3. Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra
A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
B. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
C. máy kéo sợi Gien-ni.
D. máy gặt đập cơ khí.
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ
XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
A. không tồn tại trong xã hội.
B. được giải quyết triệt để.
C. có xu hướng suy giảm.
D. ngày càng sâu sắc.
4. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã
vươn lên trở thành
A. “công xưởng của thế giới”.
B. “nông trường của thế giới”.
C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.
D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.
5. Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra
A. máy kéo sợi Gien-ni.
B. máy dệt.
C. động cơ hơi nước.
D. máy tỉa hạt bông.
6. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiến lên con
đường công nghiệp hóa là
A. Anh. B. Tây Ban Nha.
C. Đức. D. Pháp.
7. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI.
B. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
C. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
D. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
8. Nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, đến nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế
Pháp đã phát triển nhanh chóng, vươn lên chiếm giữ vị trí
A. dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
B. thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp.
C. thứ ba thế giới về sản xuất công nghiệp.
D. thứ tư thế giới về sản xuất công nghiệp.
9. Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ
XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại
A. “văn minh thông tin”.
B. “văn minh trí tuệ”.
C. “văn minh công nghiệp”.
D. “văn minh nông nghiệp”.
10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực của cách mạng
công nghiệp?
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường.
B. Phụ nữ, trẻ em bị bóc lột sức lao động.
C. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn xã hội.
D. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Bài 6:
1. Phong trào nông dân Đàng Ngoài (thế kỉ XVIII) có tác động như thế nào đối với
xã hội Đại Việt?
A. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
B. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
C. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
D. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
2. Phong trào nông dân Đàng Ngoài (thế kỉ XVIII) có tác động như thế nào đối với
xã hội Đại Việt?
A. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
B. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
C. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
D. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
3. Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông
dân do ai lãnh đạo?
A. Đinh Gia Quế.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
4. Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã
A. hình thành và bước đầu phát triển.
B. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
C. phát triển đến đỉnh cao.
D. sụp đổ hoàn toàn.
5. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) diễn ra chủ yếu tại địa
phương nào của Đàng Ngoài?
A. Thăng Long, Kinh Bắc.
B. Sơn Tây, Tuyên Quang.
C. Ninh Bình, Nam Định.
D. Thanh Hóa, Nghệ An.
6. Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp
đủ đến nổi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người
vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung
cử, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương
nghiệp nước ta vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII.
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Giữa thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII.
7. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?
Tư liệu. “… hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi
đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế
vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó
lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt
sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)
A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.
B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.
8. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây không diễn ra ở Đàng Ngoài vào giữa
thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.
B. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
C. Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.
D. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.
9. Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao
khẩu hiệu nào dưới đây?
A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.
B. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.
C. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.
10. Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp,
kéo dài hàng chục năm đã
A. lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
B. buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ.
C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, hoàn thành thống nhất đất nước.
D. buộc chính quyền chúa Nguyễn phái thực hiện chính sách nhượng bộ.
11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa các cuộc
khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu?
A. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
B. Bị quân Trịnh đàn áp nên cuối cùng thất bại.
C. Chống lại chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
D. Giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.
* Bài 7:
1. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi
nghĩa nhằm:
A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
2. Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?
A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.
B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.
C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
D. Vùng cửa sông Tô Lịch.
3. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây
Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.
C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
D. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh,
Nguyễn.
4. Để hạ được thành Quy Nhơn là nhờ đến công lao của?
A. Nguyễn Huệ. C. Nguyễn Lữ.
B. Nguyễn Nhạc. D. Nguyễn Hữu Cầu.
5. Ai là người tự xưng là Quốc phó, nổi tiếng tham lam, làm nhiều điều bạo ngược
và nhũng nhiễu dân?
A. Trịnh Giang B. Trịnh Sâm.
B. Nguyễn Phúc Ánh. D. Trương Phúc Loan.
6. Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế tại đâu?
Niên hiệu là?
A. Tây Sơn thượng đạo- Nguyễn Huệ. B. Tây Sơn hạ đạo – Quang Trung.
C. Núi Bân – Nguyễn Huệ. D. Núi Bân – Quang Trung.
7. Mùa xuân năm 1771, ba anh em Tây Sơn lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa ở?
A. Tây Sơn hạ đạo (An Khê – Gia Lai).
B. Truông Mây (Bình Định).
C. Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai).
D. Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).
8. Khi tiến quân ra Bắc (1786), Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa là:
A. “Cướp của người giàu chia cho người nghèo”.
B. “Phù Lê diệt Trịnh”
C. “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan”.
D. “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”.
9. Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt
của chính quyền Mãn Thanh?
A. Ngọc Hồi - Đống Đa. B. Tốt Động - Chúc Động.
C. Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Chi Lăng - Xương Giang.
10. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Vua nào đại phá quân Thanh,
Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”
A. Quang Trung. B. Gia Long.
C. Minh Mệnh. D. Duy Tân.
11. Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm
1788?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.
II. PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 1: HS lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu của cách
mạng công nghiệp theo gợi ý:
Thời gian Tên phát minh Người phát minh Đặc điểm nổi bật
? ? ? ?
? ? ? ?
Câu 2: GV cho HS xem một số hình ảnh để HS rút ra được tác
động và ý nghĩa của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và
đời sống của con người

Câu 3: Hãy lập bảng những thắng lợi tiêu biểu của Phong
trào Tây Sơn?

You might also like