Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

LUẬT HÀNH CHÍNH

NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VN

I/ Khái niệm, đặc điểm QLNN


1. Khái niệm:
-Quản lí: là sự tác động của chủ thể đến đối tượng có chủ đích. Trong đó, chủ thể mang quyền lực và đối
tượng phải phục tùng.
Vd: + Trồng cây cũng là quản lí - quản lí tự nhiên.
+ Đi chợ gửi xe ở bãi giữ xe cũng là quản lí - quản lí tài sản của mình.
+ Cha mẹ quản lí con cái - quản lí xh.
-Quản lí xh:
+ Nghĩa rộng: là sự quản lí đối vs xh, có nhiều chủ thể tgia và NN là trung tâm quản lí.
+ Nghĩa hẹp: là sự quản lí có t/c xh. Vd: ông bố đi họp cho con. Cuối giờ cô giáo gặp riêng để trao đổi. Sau
đó ông bố về phạt con mình và người con đó phải phục tùng uyền lực mang t/c xh.
-Quản lí NN: là dạng đặc biệt của quản lí xh vs chủ thể thực hiện mang quyền lực NN, mang tính NN, đc
đảm bảo thực hiện = quyền lực NN.
+ Nghĩa rộng: toàn bộ mọi hđ của NN nhằm thực hiện các nv, cnang của NN, mang t/c NN  bao trùm cả lp,
hp, tp tức bao trùm tất cả hd của bộ máy NN. Vd: việc thông qua luật của QH hay xét xử của toàn đều là
QLNN.
+ Nghĩa hẹp: là hđ QLNN nhằm thực hiện quyền hp mà b/c là hđ chấp hành-điều hành NN.
*Bản chất: thể hiện ở tính chấp hành - điều hành NN.
- Chấp hành: sự phục tùng, tuân thủ quyền lực NN đc thể hiện trong các vb QPPL do cquan quyền lực NN và
quan cấp trên ban hành; chấp hành đúng nd, mục đích của luật, của vb cấp trên.
- Điều hành: hđ tổ chức, chỉ đạo trực tiếp hđ của đối tượng quản lí nhằm làm cho các vb PL của cquan quyền
lực NN và cquan cấp trên đc thực hiện trên thực tế.
=> Trong 1 hđ QLNN vừa có tính chấp hành và điều hành cùng tồn tại có sự giao thoa, điều hòa. Vd: Hđ xử
phạt của CSGT vừa có tính chấp hành (căn cứ vào các qđ PL để xem có phải hành vi VPPL ko, xử phạt như
thế nào, có thẩm quyền xử phạt ko…), vừa có tính điều hành (thông qua 1 loạt hđ của mình: dùng thẩm
quyền của mình buộc dừng xe, lập biên bản, ra quyết định hay ycau nộp phạt nếu cần…).
*Mối quan hệ giữa chấp hành và điều hành:
- Chấp hành bao hàm điều hành.
- Điều hành để chấp hành PL tốt hơn.
??? Mọi hđ mang tính chấp hành - điều hành đều là QLNN  Sai. Chỉ hđ mang tính chấp hành – điều
hành mà có quyền lực NN mới là QLNN. Bên cạnh những hđ đó còn có hđ khác cũng mang tính chấp hành -
điều hành nhưng ko có quyền lực NN, mang tính hc tư. Vd: trong trường học, hiệu trưởng ban hành nội quy
trong phòng thi, gv coi thi sẽ dựa vào các qđ đó xem xét t/h nào là vi phạm nội quy, nếu vi phạm thì xử phạt
thế nào… (chấp hành) và nếu có hành vi vi phạm thì dùng thẩm quyền của mình lập biên bản hay đình chỉ
thi… (điều hành). Tuy nhiên cả hiệu trưởng và gv ko mang quyền lực NN  ko là QLNN.
2. Đặc điểm QLNN:
-Do bộ máy hc NN thực hiện chủ yếu:
+ Đây là cnang của cquan hc NN, các cquan này đc sinh ra để QLNN.
+ “Chủ yếu” có nghĩa không phải là duy nhất. Ngoài ra, còn có những Cơ quan Nhà nước khác, những tổ
chức, cá nhân được trao quyền tham gia quản lý Nhà nước nhưng không thường xuyên, vì đó không phải là
chức năng mà chỉ được trao quyền.
Vd: • Các hđ trong nội bộ các cquan NN như tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm…
• Hiệp hội lương thực VN đc NN giao cho việc điều hành thu mua dự trữ lúa hè thu. Khi đó hiệp hội sẽ
nhân công cho các cty, xí nghiệp tvien và các cty, xí nghiệp đó phải tuân theo  hiệp hội tgia vào QLNN
vs tư cách là chủ thể QLNN.
? Cơ quan HCNN không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động QLNN.
=>Nhận định đúng.
Cơ quan HCNN là chủ thể quan trọng, không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động QLNN, ngoài ra còn có
các chủ thể khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phục vụ cho hoạt động QLNN. Vd: Quốc hội, HĐND,
Cơ quan Kiểm toán NN, Tòa án, VKS -Có tính chủ động, sáng tạo:
+ Xuất phát từ bản chất QLNN mang tính chấp hành - điều hành NN, trong đó chấp hành là phục tùng tuân
thủ, điều hành là đối diện với các tình huống cụ thể và tổ chức chỉ đạo trực tiếp các hđ của đối tượng quản lý.
Các tình huống trong cuộc sống đa dạng, phong phú tròn khi các qđ của PL chỉ mang tính khái quát, quy
định chung, không thể bao trọn hết mọi khía cạnh  cần chủ động, sáng tạo để ứng phó linh hoạt, hiệu quả.
Vd: Trong gđ đầu của dịch covid-19, F0 sẽ đi cách li tập trung. Về sau số lượng F0 quá nhiều, ko ks nổi nên
F0 nhẹ sẽ tự cách ly tại nhà, F0 nặng mới vào bệnh viện để điều trị.
+ Xuất phát từ yêu cầu của khách thể quản lý: khách thể lag đời sống xh, mà đời sống xh luôn luôn thay đổi,
chảy trôi ko ngừng  cần chủ động, sáng tạo và cần có khả năng dự báo. Vd: Ở VN có 1 tg ngta có xu
hướng trồng nhiều thanh long, nhà nhà đua nhau trồng. Từ đó, NN cần có sự nhìn nhận, dự đoán xem trong
tương lai nếu số lượng thanh long thu hoạch đc quá nhiều thì xử lí sao? có dẫn đến tồn đọng ko?...
+ Biểu hiện:
• Chủ thể quản lý có thể đưa ra những qđ riêng áp dụng cho các đối tượng đặc thù. Vd: Ở HN, thí điểm xe
buýt nhanh và để thực hiện đc thì HN đã có biện pháp riêng cho xe buýt như dành riêng cho nó 1 làn đường,
trạm xe đc bố trí ở mặt đường lớn…
• CTQL có thể lựa chọn một trong nhiều giải pháp để áp dụng cho những trường hợp cụ thể. Vd: tùy vào đối
tượng quản lí hiểu lí lẽ hay ngang bướng mà lựa chọn thuyết phục hay cưỡng chế.
• Hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (lập quy là ban hành những văn
bản QPPL dưới luật).
Vd: Cphu ban hành NĐ, gồm 2 loại NĐ đầu và ko đầu.
› NĐ đầu: trên đầy là luật của QH.
› NĐ ko đầu: trong t/h phát sinh vđ trong cuộc sống mà chưa có luật đ/c thì Cphu buộc phải ban hành vb đ/c.
Vd: Trc đây, thực hiện nền kt bao cấp. Sau này đổi mới, dịch vụ bùng phát mạnh mẽ, xuất hiện dịch vụ mang
thai hộ  đặt ra ycau NN phải bày tỏ quan điểm về vđ đó, nhưng lúc đó chưa có luật nên Cphu đã đặt ra qđ
“xử phạt người mang thai hộ” và khi NN đủ đk sẽ nâng qđ đó thành luật.
*Lưu ý: Chủ động, sáng tạo nhưng phải trong khuôn khổ PL.
- Tính dưới luật:
Diễn ra trên cs luật, chấp hành và điều hành để đưa PL vào đời sống; nếu ko phù hợp, trái luật  bất hợp
pháp. Vd: Bộ c.an ra thông tư qđ 1 người chỉ đc sở hữu 1 xe máy. Tuy nhiên điều này trái vs qđ của HP về
quyền sở hữu của công dân. - Tính liên tục:
+ Hđ QLNN diễn ra thường xuyên, liên tục, ko bị gián đoạn, khác vs các tổ chức khác như trường học có
nghỉ hè, nghỉ đông…
+ Xuất phát từ nhu cầu xh luôn diễn ra liên tục  QLNN phải diễn ra liên tục để kịp thời đáp ứng nhu cầu
của xh. Vd: Đứa bé sinh ra phải cấp giấy khai sinh…
+ Ngày nay, nước ta đang trong q/t xdung Cphu số = cách vận dụng thành tựu CNTT  tinh giản biên chế.
II/ Luật Hành chính
-1 ngành luật độc lập.
- 1 loại hình khoa học pháp lí (luật HC là đối tượng nghiên cứu).
- 1 môn học (luật HC là đối tượng để giảng dạy).
1. Đối tượng điều chỉnh:
a) Đặc trưng:
- Tính ko bình đẳng giữa các bên tgia qhe, thể hiện ở ý chí. Cquan hc NN ra q/đ đơn phương, ko phụ thuộc
vào ý chí của bên còn lại và bên còn lại phải phục tùng. Vd: UBNN xã ra q/đ thu hồi đất của gđ bà A.
- Lưu ý: Ko phải mọi đối tượng đ/c của Luật HC đều là qhe ko bình đẳng, vẫn có những qhe mang tính bình
đẳng nhưng ko chủ yếu, chỉ mang tính tương đối. Vd: Đăng kí kết hôn.
b) Các nhóm QHXH thuộc đối đ/c của Luật HC VN:
- Nhóm 1: Các QHXH phát sinh trong q/t các cơ quan HC nhà nước thực hiện chức năng QLNN. Vd: UBNN
Tp.HCM có thể thiết lập vô số qhe vs cấp trên (Cphu), cấp dưới (UBNN Q4), các sở, các tổ chức khác như
doanh nghiệp, trường học…
-Nhóm 2: Quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các CQNN và các tổ chức phục
vụ cơ quan nhà nước, tổ chưc chính trị, tổ chức CT-XH. Vd: Chánh án TANNTC bỏ nhiệm chánh án TANN
c.tỉnh.
-Nhóm 3: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán nhà nước, HĐND các cấp, Tòa,
Viện các cấp thực hiện quản lý nhà nước. Vd: Kiểm toán NN đc trao quyền xử phạt vi phạm hc đối vs các vi
phạm hc tròn hđ kiểm toán NN.
- Nhóm 4: Quan hệ xã hội phát sinh khi các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện quản lý
trong một số lĩnh vực nhất định. Vd: Thành đoàn TNCS Tp.HCM quản lí các Trung tâm hỗ trợ thanh niên
công nhân do đc UBNN Tp.HCM trao quyền.
2. Phương pháp điều chỉnh:
Là những cách thức mà NN sử dụng QPPL hc để tác động vào qhe quản lí, gồm:
-Phương pháp mệnh lệnh.
-Phương pháp thoả thuận.

QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

I/ QPPL Hành chính:


1.Khái niệm, đặc điểm:
a) Khái niệm: là 1 dạng cụ thể của PL, đc ban hành để đ/c các QHXH phát sinh trong QLNN.
b) Đặc điểm:
- Chung: + Các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
+ Đc áp dụng nhiều lần.
+ Đc ban hành bởi CQNN có thẩm quyền và đc đảm bảo thực hiện.
-Riêng:
+ Chủ yếu là do các cquan HCNN ban hành (CP: NĐ; Thủ tướng: QĐ; Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB:
Thông tư; UBNN các cấp: QĐ —> đều là vb dưới luật), vì QH nước ta hđ ko thường xuyên (1 năm họp 2 kỳ,
mỗi kỳ khoảng 1th —> ko có đk qđ chi tiết, ko đủ kiến thức chuyên môn trong QLNN —> Giao cho CP.
+ Có sl lớn và phạm vi thi hành khác nhau, vì đc ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền và phạm vi đ/c
rộng, bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
+ Đc ban hành nhằm đ/c các QHXH phát sinh trong QLNN – 1 loại QHXH đặc thù.
2. Cơ cấu: gồm 3 phần
- Giả định: trả lời cho câu hỏi ai, trong đk, hoàn cảnh nào.
- Quy định: trả lời cho câu hỏi chủ thể trong đk, hoàn cảnh tại giả định sẽ làm gì hoặc ko làm gì và làm như
thế nào.
- Chế tài: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ gánh chịu hậu quả gì nếu ko thực hiện đúng qđ.
 Ko phải QPPL nào cũng có đầy đủ 3 bộ phận.
3. Phân loại: tự tham khảo
4. Hiệu lực (giá trị thi hành):
a) Thời gian: là thời điểm phát sinh, bị đình chỉ thi hành và chấm dứt hiệu lực của QPPL HC.
- Thời điểm phát sinh:
+ Đc qđ trong vbQPPL, tuy nhiên ko phát sinh hiệu lực ngay mà có 1 khoảng lùi tg để các CQNN có sự
chuẩn bị cũng như tuyên truyền vb đó đến các CQNN chịu trách nhiệm thi hành vb đó (vb của CQNN, cá
nhân có thẩm quyền ở TW, vb liên tịch: 45 ngày; của HĐNN, UBNN cấp tỉnh: 10 ngày; của HĐNN, UBNN
cấp huyện: 7 ngày).
+ Ngoài ra, có thể phát sinh hiệu lực ngay kể từ ngày kí công bố hoặc ban hành: vb qđ các biện pháp thi hành
trong t/h khẩn cấp, vb đc ban hành để đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng chống dịch bệnh, thiên tai.
-Đình chỉ thi hành: khi vb có vđ mà ko đc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ, thay thế kịp thời hoặc tiếp tục thực hiện
thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Chấm dứt hiệu lực: 4 t/h
+ Hết thời hạn có hiệu lực đã đc qđ trong vbQPPL.
+ Đc bổ sung, sửa đổi hay thay thế bằng vb mới của chính cquan ban hành vb đó.
+ Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng vb của CQNN có thẩm quyền.
+ Ko còn đối tượng đ/c.
b) Ko gian: là phạm vi lãnh thổ mà vb đó tác động.
c) Đối tượng áp dụng: phạm vi các CQNN, cá nhân và tổ chức có trách nhiệm thi hành vb.
- Đa số QPPL HC của CQNN, cá nhân có thẩm quyền ở TW có hiệu lực trong phạm vi cả nước và áp dụng
cho mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân…
- QPPL của HĐNN, UBNN có hiệu lực trong phạm vi địa phương nhất định.
=> Hiệu lực về ko gian và đối tượng áp dụng ko tách rời nhau.
5. Thực hiện QPPL HC:
- Là hđ của các CQNN, tổ chức, cán bộ, công chức NN và cá nhân nhằm đạt mục đích là làm cho ycau của
QPPL HC trở thành hiện thực.
- thực hiện QPPL HC là hành vi hợp pháp, làm đúng những gì PL yêu cầu.
- Các hình thức thực hiện QPPL HC: 2 loại
+ Chấp hành: sử dụng (làm đúng theo các qđ mà PL cho phép), thi hành ( làm đúng theo những điều mà PL
bắt buộc), cấm (chủ thể kìm chế mình ko làm điều mà PL cấm) => Chấp hành QPPL HC có chủ thể là tất cả
mọi người và ko mang tính quyền lực NN.
+ Áp dụng: tổ chức thực hiện PL nhằm đưa PL vào đời sống => Áp dụng QPPL HC mang tính quyền lực NN
vs chủ thể là CQNN, cơ quan và cá nhân có thẩm quyền NN (chủ thể mang quyền lực NN).
*Yêu cầu của việc áp dụng QPPL HC:
- Đúng nd, mục đích: chọn QPPL phù hợp, còn hiệu lực đồng thời phân tích đúng nd, mục đích của QPPL
đó. Vd: khi bắt gặp có người vượt đèn đỏ, CSGT phải lựa chọn QPPL phù hợp còn hiệu lực, đồng thời phân
tích xem QPPL đó có đúng là để áp dụng cho trường hợp vượt đèn đỏ ko, từ đó ra quyết định xử phạt.
- Đúng thẩm quyền: việc áp dụng QPPL HC phải được thực hiện đúng thẩm quyền mà NN trao cho, 1 người
dù am hiểu rõ 1 lĩnh vực nào đó như thế nào đi nữa cũng ko có quyền áp dụng PL nếu ko đc NN trao quyền.
Vd: Đk hết hôn thì phải đến UBNN xã;
A là gv môn luật HC nhiều năm, A biết rõ về hình thức, mức độ xử phạt việc đi xe máy ko đội mũ bảo
hiểm, tuy nhiên A ko có quyền xử phạt khi bắt gặp t/h đó.
- Đúng thủ tục: tuỳ từng vụ việc mà có thủ tục áp dụng PL khác nhau, việc áp dụng PL phải thực hiện đúng
thủ tục nhằm đảm bảo cho việc áp dụng diễn ra đúng đắn, tránh “việc bé xé ra to”.
Vd: Với các vi phạm HC nhỏ thì ko cần lập biên bản mà có thể xử phạt trực tiếp hoặc phạt tiền ngay.
- Nhanh chóng, công khai, đúng thời hạn, thời hiệu: các vụ việc xảy ra trong cuộc sống đc QPPL HC đ/c rất
phong phú, đa dạng vì vậy việc áp dụng QPPL HC phải nhanh chóng, công khai nhằm kịp thời đảm bảo an
ninh trật tự cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, tránh tình trạng hết thời hạn truy cứu.
Vd: Khi có người tố cáo 1 tên trộm, phải điều tra và ra quyết định xử phạt càng nhanh càng tốt để tránh các
hậu quả về sau.
+ Thời hạn: khoảng tg đc giới hạn 2 đầu.
+ Thời hiệu: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn thì hành vi VPPL ko bị truy cứu nữa hay quyền và nghĩa vụ
của chủ thể ko còn đc thực hiện.
-Áp dụng QPPL HC thường kết thúc bằng 1 vb áp dụng QPPL HC (vb cá biệt). Có những t/h việc áp dụng ko
kết thúc bằng 1 vb áp dụng QPPL.
Vd: Đi đk kết hôn, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn chứ ko phải vh áp dụng QPPL.
- Kq của việc áp dụng QPPLHC phải đc thể hiện trên thực tế.
??? Vì sao áp dụng QPPL HC phải tuân theo các yêu cầu trên?
=> Xuất phát từ đặc trưng của áp dụng QPPL HC là tính quyền lực NN, đc thực hiện bởi chủ thể mang quyền
lực NN, tức là những chủ thể này đang sd quyền lực NN. Tuy nhiên nếu dùng quyền lực NN mà ko đc ks sẽ
dẫn đến lạm quyền, vi quyền hay tha hoá quyền lực.
??? Áp dụng QPPL HC là hình thức đặc biệt.
=> Nhận định đúng. Áp dụng QPPL HC là hình thức đặc biệt vì:
+ Chủ thể: mang quyền lực NN.
+ T/c: sử dụng quyền lực NN.
+ Mục đích: tổ chức thực hiện PL.
+ Ý nghĩa: đảm bảo PL đc đưa vào thực tế.
*Mối quan hệ giữa chấp hành và áp dụng QPPLHC:
- Đều là những hình thức thực hiện QPPLHC.
- Việc chấp hành có thể hoặc ko cần dẫn đến việc áp dụng.
- Việc áp dụng có thể đồng thời là chấp hành. Vd: CSGT ra q/đ xử phạt người vi phạm là đang áp dụng PL,
đồng thời là đang chấp hành quy định PL.
- Việc ko chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng. Vd: Đi xe máy ko đội mũ bảo hiểm dẫn đến việc bị CSGT
xử phạt.
II/ Nguồn Luật HC:
1.Khái niệm:
- Là những vb có chứa đựng QPPL HC, đc ban hành bởi các CQNN, cá nhân có thẩm quyền hay trong những
t/h nhất định, có sự tham gia của tổ chức ct-xh, nhằm đ/c các QHXH phát sinh trong quản lí HCNN và đc
NN đảm bảo thực hiện.
- Vb có chứa đựng QPPL HC # Vb QPPL HC.
+ Vb có chứa đựng QPPL HC là những vb chứa 1 số QPPL HC như HP, các qđ về thủ tục trong các bộ Luật
khác…
+ Vb QPPL HC là những vb mà nội dung của nó đều là QPPL HC như Luật Cán bộ, Công chức…
??? Vb có chứa đựng QPPL HC có phải là vb QPPL HC ko? => Ko.
??? NQ của Đảng có phải nguồn của Luật HC ko? => Ko vì Đảng ko phải thực thể mang quyền lực NN,
ko có quyền ban hành vb QPPL  NQ của Đảng ko phải là vb QPPL.
??? Vb ADPL có phải nguồn của Luật HC ko?
=> Ko vì đó là vb cá biệt, chỉ áp dụng cho 1 hay 1 số đối tượng nhất định, ko áp dụng cho tất cả.
2. Các loại nguồn: 3 nhóm
- Vb do CQNN có thẩm quyền ban hành (QH: HP, Luật, NQ; UBTV QH: Pháp lệnh, NQ; CP: NĐ; HĐND:
NQ; UBND: QĐ).
- Vb do cá nhân có thẩm quyền ở TW ban hành (CTN: Lệnh, QĐ; Thủ tướng: QĐ; Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng, Thủ trường CQNB: Thông tư; Tổng Kiểm toán NN: QĐ).
- Vb do tổ chức có thẩm quyền ban hành (Hội đồng Thẩm phán TANNTC: NQ).
- Vb do các chủ thể có thẩm quyền phối hợp ban hành. Gồm NQ liên tịch (UBTV QH vs Đoàn Chủ tịch
UBTW MTTQVN,…) và Thông tư liên tịch (Chánh án TANDTC vs Viện trưởng VKSNDTC,…).
III/ Quan hệ PL HC:
1. Khái niệm, đặc điểm:
a) Khái niệm: Là những QHXH phát sinh trong QLHCNN đc QPPLHC đ/c, qua đó xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia.
b) Đặc điểm: (riêng)
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHPLHC gắn liền vs hoạt động CH – ĐH NN.
- Một bên chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực NN, sd quyền lực NN, nhân danh NN ban hành các
q/đ có hiệu lực bắt buộc thi hành đói vs bên còn lại.
+ Vì b/c của QHPLHC là quan hệ quản lý vs sự tham gia của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vs sự bất
bình đẳng về địa vị pháp lý.
+ Giữa 2 công dân thì ko hình thành QHPLHC vì đã đứng ở vị trí công dân thì ko đại diện cho NN, ko mang
quyền lực NN.
+ Giữa 2 cá nhân có thể hình thành QHPLHC nếu 1 trong 2 đc NN trao quyền.
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu, đề nghị của bất cứ bên nào mà ko nhất thiết phải
có sự đồng ý của bên kia.
Vd: CSGT ra q/đ xử phạt vs A do vượt đèn đỏ, khi đó A ko có quyền phản kháng.
+ Do chủ thể thường yêu cầu. Vd: UBND xã X ra q/đ thu hồi đất gia đình ông A vs lí do ko chính đáng. Khi
đó ông A đã làm đơn khiếu nại và cquan có trách nhiệm phải thụ lý dù muốn hay ko.
+ Khi tham gia vào QHPLHC tức là tham gia vào quan hệ mang tính lợi ích công (CSGT xử phạt vi phạm
giao thông ko phải vì lợi ích riêng mà vì lợi ích chung là an ninh trật tự xh).
- Những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong QHPLHC đc giải quyết theo thủ tục hc hoặc thủ tục tố tụng
hc.
+ Thủ tục hc: phi Tòa án – còn gọi là khiếu nại hc.
+ Thủ tục tố tụng hc: khởi kiện hc  Tòa giải quyết.
 Chủ yếu là thủ tục hc vì theo quy định của luật TTHC thì có thể khởi kiện vs q/đ hc, hvi hc, q/đ kỷ luật
buộc thôi việc CC giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống, danh sách bầu cử… Tuy nhiên
ko phải t/h nào cũng đc khởi kiện như: các q/đ hc thuộc pvi bí mật NN, mang tính nội bộ của cquan, tổ chức.
- Trách nhiệm hành chính phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính là trách nhiệm NN, tức bên vi phạm
phải chịu trách nhiệm trc NN  Khác vs QHPLDS là bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vs bên còn lại.
2. Đk làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLHC:
- Đk chung:
+ Có QPPLHC đ/c.
+ Các bên tham gia có năng lực chủ thể tham gia vào QHPLHC.
- Đk trực tiếp: sự kiện pháp lý hc.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

I/ Khái niệm, đặc điểm:


1. Khái niệm:
- Là những quan điểm, tư tưởng cơ bản, có tính nền tảng mà hoạt động QLNN phải tuân theo; thể hiện bản
chất, vai trò, đặc trưng của Luật Hành chính Việt Nam.
- Nguyên tắc của Luật Hành chính và nguyên tắc quản lý nhà nước ko đồng nhất vì nguyên tắc QLNN có
phạm vi rộng hơn, gồm các nguyên tắc mang tính ct-xh… có thể đc thể hiện ngoài PL (chính sách và các
biện pháp tổ chức). Còn nguyên tắc của LHC đã được luật hóa và có tính pháp lý.
2. Đặc điểm:
- Tính pháp lý: đc luật hóa, thừa nhận trong HP và các vbQPPL.
- Tính kquan: Những quy luật, mối liên hệ kquan đc đúc kết lại thành các nguyên tắc, ko phụ thuộc vào ý chí
chủ quan. Vd: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đc c/m từ thực tế cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của VN ta.
- Tính khoa học. Vd: Nguyên tắc pháp chế trong QLNN đòi hỏi mọi chủ thể phải tuân theo PL, đảm bảo
thượng tôn PL.
- Tính thống nhất.
II. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của LHC: (CSPL + nd + ý nghĩa)
6. Tập trung dân chủ trong QLNN:
a) CSPL: Đ8 HP 2013.
b) Ý nghĩa: là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối tổ chức, hoạt động của bộ máy
nhà nước.
c) Nội dung:
- Tập trung: Là sự lãnh đạo tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để
điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất.
- Dân chủ: Là hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong
hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính
sách, pháp luật.
??? Giữa tập trung và dân chủ, cái nào quan trọng hơn?
=> Cả hai yếu tố tập trung và dân chủ đều cần phải được coi trọng trong quá trình tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Nếu tập trung quá  độc đoán,
chuyên quyền; nếu dân chủ quá  vô nguyên tắc, tự do vô CP. Tuy nhiên nhìn sâu vào b/c QLNN thì tập
trung quan trọng hơn.
d) Các yêu cầu:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của CQ quyền lực nhà nước đối với CQHCNN.
Vd: + CP đc hình thành từ QH và chịu trách nhiệm trc QH.
+ CP chấp hành Luật, HP, NQ của QH = cách triển khai nó vào đời sống.
 Đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của cquan quyền lực nN vs cquan HCNN (tập trung).
- Bảo đảm sự lãnh đạo của CQHCNN cấp trên với CQHCNN cấp dưới (CP vs UBND).
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền chung đối với CQ có thẩm quyền riêng.
+ Thẩm quyền chung: CP, UBND các cấp  quản lý toàn diện trên pvi toàn lãnh thổ.
+ Thẩm quyền riêng: Sở - ngang Sở, Phòng – nagng Phòng, Bộ - ngang Bộ, các CC chuyên môn  quản lý
trên pvi địa phương nhất định.
=> Mối quan hệ: Thủ tướng CP có thể phân công nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Bộ trưởng phải báo cáo công
tác và chịu trách nhiệm trc Thủ tướng (tuy nhiên Thủ tướng ko đc cách chức Bộ trưởng).
+ Sở, Phòng ko có chức năng QLNN, nó chỉ tham mưu, giúp việc cho UBND trong QLNN. Vd: Các vấn đề
của Sở Y tế phải phụ thuộc vào UBND xã (nhân sự, ngân sách, csvc, trang thiết bị…)  Tập trung.
+ Sở GD – ĐT đề ra các pp dạy học, đào tạo… (các vấn đề chuyên môn) thì UBND ko can thiệp  Dân chủ.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của người đứng đầu CQHCNN đối với nhân viên cấp dưới,
+ Thủ trưởng ban hành các q/đ thì nhân viên phải tuân theo  tập trung.
+ Nhân viên có thể đóng góp ý kiến, phản bác  dân chủ.
+ Hiện nay, Luật CC NN cho phép cấp dưới đóng góp ý kiến vs vb trái PL của cấp trên = vb.
- Bảo đảm chế độ thảo luận tập thể (dân chủ), quyết định theo đa số (tập trung): CP, UBND.
- Bảo đảm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
+ Chế độ Thủ trưởng ở các cquan HCNN có thẩm quyền riêng.
+ Đòi hỏi phát huy dân chủ: các nhân viên có quyền lên tiếng vs các q/đ đc bàn.
- Phân quyền, phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn một cách hợp lý.
+ Phân quyền: Chỉ QH có quyền này.
+ Phân công: Thủ tướng CP phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng.
+ Phân cấp: Chuyển giao quyền hạn, nhiệm vụ.
 Càng phân quyền, phân công, phân cấp thì càng giám sát, kiểm tra.
7. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:
a) Ngành và quản lý theo ngành:
*Ngành:
+ Là k/n chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sx – kinh doanh có cơ cấu tổ chức kt – kỹ thuật hay các tổ chức,
đơn vị hoạt động vs mục đích giống nhau (cùng sx ra 1 loại sp, cùng thực hiện 1 hoạt động sự nghiệp nào
đó…).
+ Hiểu đơn giản, ngành là hệ thống các CQNN từ TW – ĐP.
*Quản lý theo ngành:
- Là quản lý chuyên ngành, chuyên sâu một ngành hoặc một số ngành nhất định  Quản lý theo chiều dọc.
+ Quản lý đơn ngành: Bộ Ngoại thương, Bộ Giao thông vận tải…
+ Quản lý đa ngành: Bộ Công thương…  Giảm đầu mối và giao thoa giữa các ngành.
- Việc quản lý theo ngành do các cquan HCNN có thẩm quyền riêng thực hiện.
- Nd quản lý NN theo ngành:
+ Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành.
+ Ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng ngành. Vd: Trong nước tương
có chứa chất x vượt quá mức cho phép gây ra ung thư  Đặt ra vấn đề có cho sd chất đó vs số lượng ít ko
 Bộ Y tế ban hành vbQPPL quy định.
+ Quyết định các chính sách, chế độ và các biện pháp nhằm tăng cường và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động
quản lý của ngành.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như nhiệm vụ được giao…
b) Quản lý theo lãnh thổ:
- Là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước  Quản lý
theo chiều ngang.
- Do UBND các cấp thực hiện.
- Nội dung của QLNN theo lãnh thổ:
+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ.
+ Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ.
+ Tổ chức điều hoà phối hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hoá xã hội trên lãnh thổ.
+ Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương của nhà nước.
c) Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:
- Thực chất là sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính
quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
- Lí do:
+ Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định  Nhằm khai
thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó trên địa bàn
lãnh thổ của địa phương.
+ Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau  Nhằm phát
triển từng ngành một cách toàn diện, đảm bảo sự hài hòa giữa các ngành, không rơi vào tình trạng cục bộ địa
phương hay cục bộ ngành.
+ Mỗi địa phương đều có những đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn
hóa…  Nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành trong điều kiện đặc thù của địa phương.

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I/ Khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
1. Khái niệm: Cơ quan HCNN là một loại CQNN, được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện
chức năng QLNN.
2. Đặc điểm:
- Đặc điểm chung:
+ Mang tính độc lập tương đối;
+ Đc thành lập theo quy định của PL;
+ Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của PL.
- Đặc điểm riêng:
+ Là cquan thực hiện chức năng chấp hành – điều hành;
+ Có phạm vi đối tượng quản lý rất rộng lớn, đa dạng, phức tạp gồm các CQNN, cá nhân (hoặc hoạt động
quản lý nội bộ của cquan khác);
+ Hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục. tương đối ổn định và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
ngành trên cs phân cấp, phân quyền;
+ Các CQHC tạo thành 1 hệ thống phức tạp, nhiều về sl cquan, cán bộ, công chức so vs hệ thống các CQNN
khác; thống nhất từ TW đến ĐP.
II/ Quy chế pháp lý hành chính của CQHCNN:
Quy chế pháp lý HC (hay địa vị pháp lý HC) của CQHCNN là toàn bộ các quy định của PL về vị trí, tính
chất pháp lý, thẩm quyền và các đảm bảo để thực hiện thẩm quyền, cách thức thành lập và cơ cấu tổ chức,
hình thức hoạt động của từng CQHCNN cụ thể.
III/ Phân loại:
- Căn cứ pháp lý thành lập:
+ Cơ quan hiến định: Chính phủ, Bộ, cquan ngang Bộ.
+ Cơ quan pháp định: Các Phòng, Sở.
- Căn cứ phạm vi lãnh thổ:
+ Cơ quan HCNN ở TW: Chính phủ, Bộ, cquan ngang bộ.
+ Cơ quan HCNN ở địa phương: UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Căn cứ tính chất thẩm quyền:
+ CQHC có thẩm quyền chung: Chính phủ, UBND các cấp.
+ CQHC có thẩm quyền riêng: Bộ, cquan ngang Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Căn cứ vào chế độ tổ chức và hoạt động:
+ Cơ quan HCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách: Chính phủ.
+ Cơ quan HCNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng: Bộ, cquan ngang Bộ.
*Phân biệt cquan HCNN có thẩm quyền chung và cquan HCNN có thẩm quyền riêng:
Cquan thẩm quyền riêng Cquan thẩm quyền riêng
Là… Chính phủ, UBND các cấp Bộ, cquan ngang Bộ, Sở, Phòng
Hiến pháp (Bộ), văn bản Luật và dưới
CSPL thành lập Hiến pháp
Luật (Sở, Phòng)
- QLNN về ngành, lĩnh vực công tác
Quản lý toàn diện mọi ngành, lĩnh
trên phạm vi toàn quốc (Bộ)
vực của đời sống xã hội trên phạm
T/c thẩm quyền - Tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực
vi toàn quốc (Chính phủ) hoặc địa
hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh
phương (UBND các cấp)
vực ở địa phương (Sở, Phòng)
Chế độ hoạt động Tập thể lãnh đạo Thủ trưởng
- Chính phủ: cơ quan chấp hành của
- Bộ: cơ quan của Chính phủ
Quốc hội
- Sở, phòng: trực thuộc hai chiều
Quan hệ trực thuộc - UBND các cấp: trực thuộc hai
(UBND cùng cấp và cơ quan quản lý
chiều (HĐND các cấp và Chính
chuyên ngành cấp trên)
phủ, UBND cấp trên)
Chỉ Bộ trưởng, Thủ trưởng cquan ngang
Ban hành văn bản QPPL Có quyền ban hành
Bộ có quyền ban hành
Hình thức ký văn bản Thay mặt (TM.) Ký thẳng

IV/ Quy chế pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cụ thể:
1. Chính phủ:
a) Vị trí, t/c pháp lý: (Đ94 HP 2013, Đ1 Luật TCCP 2015).
- Là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất - thực hiện quyền hành pháp.
+ Là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất:
. Có quyền tổ chức, điều hành hoạt động của hệ thống HCNN từ TW đến cơ sở.
. Tổ chức, điều hành hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân (tức của toàn xã hội) trên cơ sở và theo
quy định của luật.
+ Là cơ quan thực hiện quyền hành pháp:
. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, NQ của Quốc hội, PL, NQ của UBTVQH, lệnh, QĐ của Chủ tịch nước.
. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.
- Là cơ quan chấp hành của QH:
. Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH.
. TTCP chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với QH, UBTVQH.
. Phó TTCP chịu trách nhiệm trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao.
. Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB chịu trách nhiệm trước Quốc hội về QLNN ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả
nước.
. Chấp hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH.
. Chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.
b) Cơ cấu: Đ.95 HP 2013, Đ2 của Luật TCCP 2015
- Thành viên:
+ Thủ tướng;
+ Các Phó Thủ tướng;
+ Các Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB.
- Tổ chức: 18 Bộ và 4 CQNB.
- Cách thành lập:
+ Thủ tướng Chính phủ: do Quốc hội bầu và bãi miễn theo đề nghị của Chủ tịch nước.
+ Các Phó TTCP và các thành viên khác của Chính phủ: do Thủ tướng đề nghị, Quốc hội phê chuẩn, Chủ
tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
+ Điều kiện: Thủ tướng phải là ĐBQH, các Phó TTCP và các thành viên khác thì không nhất thiết.
c) Hình thức hoạt động: Đ44 – 46 Luật TCCP 2015.
- Phiên họp CP: Là hình thức hoạt động quan trọng nhất.
+ Họp bất thường: q/đ của TTCP hoặc đề nghị của CTN, ycau của 1/3 thành viên CP.
+ Họp đình kỳ: mỗi tháng 01 phiên.
- Hoạt động lãnh đạo, điều hành của TTCP:
+ Là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống HCNN nên TTCP hoạt động thông qua việc lãnh đạo, điều hành
hoạt động của Chính phủ và nền hành chính quốc gia.
+ Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN và trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước QH về nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
- Hoạt động của các thành viên khác của CP:
+ Các Phó TTCP: Làm việc theo sự phân công của TTCP và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB: chịu trách nhiệm liên đới trước Quốc hội về hiệu quả hoạt động của Chính
phủ (Đ33, 37 Luật TCCP 2015); trách nhiệm cá nhân (Đ34, 37 Luật TCCP 2015).
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của CP, TTCP:
- CP: Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trên tất cả các lĩnh vực
+ Thi hành Hiến pháp và PL, hoạch định chính sách và trình dự án luật.
+ Quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, môi trường, KHCN, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền
thông, y tế, tín ngưỡng tôn giáo, ANQP…
+ Bảo đảm QCN, QCD, khiếu nại, tố cáo, nhân sự BMNN.
- TTCP:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của CP;
+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống HCNN từ TW đến địa phương, bảo đảm tính
thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia
+ Ban hành quyết định thực hiện thẩm quyền cá nhân;
+ Xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền.
2. Bộ, CQNB:
a) Vị trí, t/c pháp lý:
+ Là cơ quan của Chính phủ.
+ Là CQ quản lý ngành, lĩnh vực, thực hiện hai chức năng:
. Quản lý về ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
. Quản lý dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi cả nước.
b) Cơ cấu:
- Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra, Cục, Tổng cục, ĐVSNCL.
- Trình tự thành lập: Bộ trưởng  Thứ trưởng  Người đứng đầu thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ  Các thành
viên còn lại.
c) Hình thức hoạt động:
- Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Bộ là sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của Bộ trưởng đối với các
CQ, tổ chức, cá nhân thuộc quyền.
- Hoạt động của những cán bộ, công chức có thẩm quyền như Thứ trưởng, người đứng đầu các tổ chức thuộc
Bộ như Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh thanh tra…
d) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Bộ là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng nên những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ không tách rời với
nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng.
+ Trong đó quan trọng nhất là quyền ban hành VBQPPL dưới hình thức Thông tư.
+ Kiểm tra, thanh tra các Bộ khác trong việc thực hiện các quy định của Bộ mình.
+ Kiến nghị đình chỉ, đình chỉ và bãi bỏ một số VB của một số chủ thể theo thẩm quyền.
e) Cquan thuộc CP:
- Do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ QLNN của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ
công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
- Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
+ Do Chính phủ thành lập;
+ Người đứng đầu cơ quan do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm;
+ Không có quyền biểu quyết tại phiên họp của Chính phủ;
+ Không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. UBND các cấp:
a) Vị trí, t/c pháp lý:
- Là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực cùng cấp (HĐND):
+ Do HĐND cùng cấp bầu và bãi miễn
+ Có nhiệm vụ triển khai thực hiện các VB của HĐND
+ Chịu sự giám sát của HĐND
+ HĐND có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm các thành viên UBND
- Là cơ quan HCNN ở địa phương:
+ Quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa phương
+ Đảm bảo việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương,
+ Góp phần đảm bảo tính thống nhất của bộ máy HC từ trung ương đến địa phương
+ Chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân địa phương
b) Cơ cấu, thành phần:
- CT.UBND, các PCT.UBND, Ủy viên là Thủ trưởng cquan chuyên môn, Ủy viên qs, Ủy viên c.an.
- Thành lập:
+ Chủ tịch UBND các cấp
+ Các Phó Chủ tịch và các ủy viên
(Chủ tịch UBND bắt buộc phải là ĐB HĐND cùng cấp, các thành viên khác không nhất thiết trừ trường hợp
pháp luật quy định khác)
+ Thủ tục phê chuẩn
c) Hình thức hoạt động:
- Hoạt động của tập thể UBND.
- Hoạt động của Chủ tịch UBND và của các thành viên khác của UBND.
- Hoạt động của các cquan chuyên môn thuộc UBND.
d) Nhiệm vụ, quyền hạn:
Một số quyền hạn quan trọng của UBND và Chủ tịch UBND:
- UBND có quyền ban hành VBQPPL
- Chủ tịch UBND có quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức CT, PCT.UBND cấp dưới trực tiếp
- CT UBND có quyền đình chỉ và bãi bỏ VB trái PL CQCM cấp mình, VB của UBND, CT.UBND cấp dưới
trực tiếp, đình chỉ NQ HĐND cấp dưới trực tiếp
4. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND:
a) Vị trí, chức năng:
- Vị trí: là cquan thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
- Có 2 chức năng:
+ Tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của CQNN cấp trên.
- Nguyên tắc tổ chức: Các CQCM được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: chiều ngang trực
thuộc UBND, chiều dọc trực thuộc CQCM có thẩm quyền cấp trên.
- Các loại cơ quan chuyên môn:
+ Cơ quan chuyên môn thống nhất.
+ Cơ quan chuyên môn đặc thù.
b) Tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức của các cquan chuyên môn của UBND huyện đảo: ko quá 10 Phòng (riêng Phú Quốc ko quá 12
Phòng).

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

A. Cán bộ, Công chức và Cán bộ, Công chức cấp xã:
I/ Cán bộ:
1. Khái niệm: Khoản 1 Điều 4 Luật CBCC 2008 (sd bs 2019).
2. Đặc trưng:
- Là công dân Việt Nam  dấu hiệu đặc trưng nếu so sánh vs các tổ chức tư nhân (có người nước ngoài).
??? Cán bộ có áp dụng nguyên tắc 1 quốc tịch ko?
=> Có, căn cứ điểm a k1 Đ36 Luật CBCC 2008 (2019) (cán bộ cũng giống vs công chức). Vì CB là những
người làm trong NN, liên quan đến vấn đề chính trị nhạy cảm, nếu có người nước ngoài trong bộ máy NN
thì có thể gây ra việc bị lộ bí mật QG, thông tin nội bộ QG…
- Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh nhất định.
+ CB ko tách rời quyền lực: có thể là quyền lực chính trị (làm việc trong lĩnh vực Đảng) hay quyền lực NN
(làm việc trong lĩnh vực NN).
+ Bầu cử: CTN, CT.QH, CA.TANDTC…
+ Bầu cử, phê chuẩn: PCT.UBND cấp tỉnh…
+ Phê chuẩn, bổ nhiệm: Các thành viên của CP.
 Mang tính chính trị vì dựa vào sự tín nhiệm thể hiện trong lá phiếu.
- Làm việc theo nhiệm kì, ko thường xuyên.
- Làm việc trong các cơ quan của ĐCSVN, CQNN, tổ chức CT-XH.
+ ĐCSVN: Bộ Chính trị, BCHTW Đảng, Văn phòng TW Đảng, Tỉnh ủy, BTC TW Đảng…
+ CQNN: 4 hệ thông + 3 cơ chế hiện định độc lập.
+ Tổ chức ct-xh: MTTQVN, Hội Cựu chiến binh, Hội LHPNVN, Hội Nông dân, Công đoàn, ĐTNCSHCM.
 CB làm ở khắp hệ thống ct.
*Lưu ý: ko bao gồm những người giữ chức vụ làm việc trong doanh nghiệp NN như Tổng giám đốc Viettle…
- Làm việc tại các cquan cấp huyện trở lên.
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN: nguồn nhân lực ổn định của NN và hưởng các chế độ trợ
cấp từ NN.
II/ Công chức:
1. Khái niệm: Khoản 2 Điều 4 Luật CBCC 2008 (2019).
2. Đặc trưng:
- Là công dân Việt Nam
- Được tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí
việc làm, gắn liền với trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Tuyển dụng: Thi tuyển (phổ biến, cơ bản) - Xét tuyển (k2 Đ37) - Tiếp nhận vào công chức.
 Mang tính hc, dựa vào năng lực và trình độ.
+ Bổ nhiệm. Vd: Bí thư thành đoàn TP.HCM hết nhiệm kỳ  CT.UBND TP.HCM bổ nhiệm làm Giám đốc
Sở Tư pháp (k3 Đ37).
- Làm việc thường xuyên theo chuyên môn nghiệp vụ. Khác vs CB là làm việc theo nhiệm kỳ do cách thức
hình thành là bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm  mang tính hc, ko đòi hỏi trình độ, chuyên môn sâu, nhất đinh.
Đồng thời CB là điều hành, quản lý chung.
- Làm việc trong các cơ quan ĐCSVN, CQNN, tổ chức CT-XH, QDND, CAND (trừ các chức vụ quy định
tại k2 Đ4).
- Làm việc tại các cquan cấp huyện trở lên.
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN.
III/ Cán bộ cấp xã:
1. Khái niệm: Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC 2008 (sd, bs 2019)
2. Đặc trưng:
- Là công dân VN.
- Đc bầu cử  mang tính ct.
- Làm việc theo nhiệm kỳ.
- Làm việc trong thường trực HDND, UBND, Bí thư, P.Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu các tổ chức ct-xh.
- CB cấp xã gồm: k2 Đ61.
IV/ Công chức cấp xã:
1. Khái niệm: Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC 2008 (sd, bs 2019)
2. Đặc trưng:
- Là công dân VN.
- Đc tuyển dụng, bổ nhiệm giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ.
- Làm việc trong UBND cấp xã.
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN.
- Làm việc thường xuyên, ổn định.
- Bao gồm: k3 Đ61.
+ Trưởng c.an, Chỉ huy trưởng QS (đồng thời là chức vụ).
+ Văn phòng – thống kê.
+ Địa chính – Xd – Đô thị và môi trường (phường, thị trấn) hay Đioaj chính – NN – Xd và môi trường (xã).
+ Tài chính – Kế toán.
+ Tư pháp – Hộ tịch.
+ Vh – xh.
- Thực tế hiện nay, trưởng c.an ko còn là CC cấp xã bởi đa số ở các địa phương đã tổ chức c.an chính quy 
Chịu sự đ/c của Luật CAND chứ ko phải Luật CBCC.
 CB, CC cấp xã là k/n độc lập vs CB, CC. CB, CC cấp xã là CB, CC cấp xã chứ ko phải CB, CC làm
việc ở cấp xã.
B. Quy chế pháp lý chung của CB, CC:
- Quy chế pháp lý là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ cũng như những đảm bảo để quyền và nghĩa vụ đc thi
hành trên thực tế.
- Nghĩa vụ đặt trc quyền vì CB, CC là những người thực thi công vụ (cv phục vụ lợi ích chung) trên cs sd
quyền lực NN, tài sản công. Bản thân hoạt động công vụ mang đặc quyền, vì vậy phải đề cao nghĩa vụ 
nhấn mạnh lợi ích chung; sd quyền lực NN  đề cao nghĩa vụ như công cụ kiểm soát quyền lực, tránh lạm
quyền, vi quyền, tha hóa quyền lực.
1. Nghĩa vụ: Mục 2 Chương II Luật CBCC 2008 (sd, bs 2019)
- Đối vs Đảng, NN và nhân dân: Đ8.
- Trong thi hành công vụ: Đ9.
+ CB, CC có nghĩa vụ chấp hành q/đ của cấp trên  biểu hiện của sự tập trung quyền lực  đây là điều cần
thiết trong hoạt động QLNN. Tuy nhiên ko phải thi hành bất chấp PL mà khi có dấu hiệu trái PL thì xử lý
theo k5 Đ9.
+ Cách xử lý q/đ trái PL quy định tại k5 Đ9 rất khó thực hiện ở VN. Bởi VN là người Á Đông, ko giống
phương tây, đề cao quan niệm “100 cái lý ko = 1 tý cái tình”. Cấp trên ko thích cấp dưới góp ý, cấp dưới phải
lấy lòng, nói giảm nói tránh vs cấp trên…
- Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu: Đ10.
2. Quyền: Mục 1 Chương II Luật Viên chức 2010 (sd, bs 2019).
- Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ (Đ11)
- Quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan đến tiền lương (Đ12)
- Quyền nghỉ ngơi (Đ13)
- Các quyền khác của cán bộ, công chức ( Đ14)
3. Những việc CB, CC ko đc làm:
- Liên quan đến đạo đức công vụ: Đ18.
- Liên quan đến bí mật nhà nước: Đ19.
- Những việc khác CB, CC không được làm: Đ20.
+ CB, CC ko đc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp hay tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp.
Bởi việc góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ dẫn đến xung đột giữa lợi ích chung và riêng. CB, CC đại diện
cho lợi ích chung và việc tham gia thành lập doanh nghiệp là hướng đến lợi ích riêng (Đ20 Luật phòng
chống tham nhũng 2018).

VIÊN CHỨC

1. Khái niệm: Điều 2 Luật Viên chức 2010 (sd, bs 2019).


2. Đặc trưng:
- Là công dân Việt Nam: có thể áp dụng nguyên tắc 1 quốc tịch mềm dẻo theo điểm a k1 Đ22. VC là những
người hoạt động nghề nghiệp, ko sd quyền lực NN, ko nhân danh NN, xa rời NN  cần yếu tố chất xám,
mang nhẹ yếu tố ct (việt kiều có thể là VC). Tuy nhiên, hiện tại ko có vb quy định cụ thể về vấn đề này vì ko
muốn gò bó những người Việt mang nhiều quốc tịch (việt kiều) muốn về giúp ích cho nước trong khuông
khổ quy định về VC của VN.
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, đc xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
+ Đc tuyển dụng, bổ nhiệm  giống CC nhưng ko mang quyền lực NN.
+ Đc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
. Chức danh nghề nghiệp: k1 Đ8. Vd: Trong giáo dục đại học có các chức danh như giảng viên chính, giảng
viên cao cấp, giáo sư, phó giáo sư…
- Làm việc trong ĐVSNCL của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ ĐVSNCL: k1 Đ9.
+ Dịch vụ công bao gồm: công ích (như xử lý rác thải, đèn điện ngoài đường…).; hành chính công (như
công chứng, chứng thực); sự nghiệp công (như giáo dục, y tế, NCKH, thể dục – thể thao…)  NN đóng vai
trò chủ lực vì nếu NN ko làm thì tư nhân cũng ko làm bởi ko có nguồn đầu tư. Hơn nữa, có những lĩnh vực
NN ko đầu tư là ko đc như các lĩnh vực lquan đến an ninh – ct, nếu để tư nhân đầu tư sẽ gây ra hỗn loạn 9in
tiền, sx vũ khí…)
+ Chỉ làm việc trong ĐVSNCL mà ĐVSNCL có mặt khắp mọi nơi  VC cũng làm việc khắp mọi nơi (như
CB, CC).
. Tổ chức ct – xh : Báo Tuổi trẻ của Thành đoàn Tp.HCM…
. Tổ chức ct: Tờ báo nhân dân của BCHTW Đảng…
. NN: Các trường ĐH công lập thuộc Bộ GD – ĐT, bệnh viện thuộc Bộ Y tế…
- Hoạt động nghề nghiệp, gắn với vị trí việc làm.
+ Khác vs CC là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, gắn liền vs quyền lực NN; VC ko lquan đến
quyền lực NN.
+ Hoạt động nghề nghiệp là hoạt động cung ứng dịch vụ cho xh. Vì vậy phải thu tiền bởi nN chỉ có thể hỗ
trợ 1 phần.
- Chế độ làm việc sau khi được tuyển dụng là chế độ làm việc theo hợp đồng (gọi là hợp đồng làm việc).
+ Khác vs CB và CC ở chỗ CB và CC ở trong biên chế NN. Hiện nay về cơ bản thì VC đc đặt ra khỏi biên
chế.
+ VC làm việc theo hợp đồng có thời hạn, linh hoạt, ko gò bó như trong biên chế NN (có thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng…).
+ ĐVSNCL hay ở chỗ có thể giải phóng ngân sách NN; phải cải cách, cải thiện môi trường để thu hút, giữ
chân VC; đặt vấn đề nâng cao trình độ của VC nếu ko muốn bị mất việc.
- Đc hưởng lương từ quỹ lương của ĐVSNCL.
+ Quỹ lương hình thành từ 2 nguồn: Ngân sách NN (trừ t/h tự chủ 100%) và nguồn thu khác (như học phí
của trường, viện phí của bệnh viện…).
3. Quy chế pháp lý của VC:
a) Quyền:
*Về hoạt động nghề nghiệp: Đ11.
- K6 Đ11 khác vs k5 Đ9 Luật CB, CC.
+ Đc quyền từ chối q/đ của cấp trên nhưng ko có nghĩa là tự do trong việc đó mà phải trong khuôn khổ công
việc hay nhiệm vụ gắn vs nghề nghiệp của mình. Vd: Gv hành chính giảng bải, hiệu trưởng can thiệp yêu cầu
giảng khác thì gv có quyền từ chối.
- K5 Đ11: (Luật CB, CC ko có):
+ Vd: Bác sĩ đưa ra kết luận, chẩn đoán  Quyền chủ động của người hoạt động nghề nghiệp.
 Đc quyền q/đ lquan đến công việc, nhiệm vụ đc giao.
+ CC vẫn có quyền q/đ – q/đ theo thẩm quyền bởi CC mang tính cấp bậc  Khi nào đc phân cấp, phân
quyền, ủy quyền thì mới đc q/đ.
*Về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài tg quy định: Đ14.
- K3:
+ VC ko đc bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp đứng tên mình hay cùng nhau bỏ vốn để thành lập (đồng sở
hữu).
+ Ko đc tham gia điều hành, quản lý dù ko thành lập.
 Đc góp vốn sau khi doanh nghiệp thành lập (Giống CC).

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

I/ Khái niệm:
1. Kỷ luật:
Là tổng thể các quy định nhằm bảo đảm trật tự, nền nếp hoạt động nội bộ của mọi cơ quan, tổ chức của Nhà
nước và của xã hội nói chung, cũng như sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó.
2. Trách nhiệm kỷ luật:
Trách nhiệm kỷ luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với những CB, CC, VC thực hiện hành vi VPPL mà theo
quy định phải bị xử lý kỷ luật, là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý.
II/ Đặc điểm:
1. Cơ sở TNKL: vi phạm kỷ luật và những VPPL khác mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật (K1 Đ6
ND 112/2020/NĐ-CP).
- Vi phạm các quy định về nghĩa vụ.
- Những việc CB, CC, VC không được làm:
+ Đình công.
+ Gây mất đoàn kết nội bộ.

- Vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Vi phạm đạo đức, lối sống.
- Vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ. Vd: CB, CC, VC phạm tội giết người, lật đổ chính quyền…
+ Chỉ cần bị kết tội tham nhũng, ko cần phải ở tù (hưởng án treo) thì bị xử lý kỷ luật.
2. Đối tượng áp dụng TNKL: cán bộ, công chức, viên chức.
- Trách nhiệm kỷ luật đặt ra là trách nhiệm NN.
- Trách nhiệm kỷ luật có đặt ra đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (k5 Đ8 Luật
CBCC).
+ Vc chịu kỷ luật lao động  PL lao động đ/c.
+ Dựa vào quy chế, nội quy nội bộ.
+ Đây là đối tượng khác vì công vụ đã kết thúc đối vs CB, CC hay hoạt động nghề nghiệp tại ĐVSNCL đã
kết thúc đối vs VC.
3. Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và CB, CC, VC bị kỷ luật có quan hệ trực thuộc về
mặt tổ chức.
- TNKL có tính chất nội bộ, khác vs trách nhiệm HC, DS, HS. Vd: Trong HS thì giữa thẩm phán và bị cáo ko
có quan hệ, là chủ thể xa lạ.
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật: Đ20 (CB), Đ24 (CC), Đ31 (VC), Đ32 (CB, CC, VC đã nghỉ việc, nghỉ hưu) ND
112.
4. TNKL có thể áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm hình sự, hành chính, vật chất.
5. Thủ tục truy cứu TNKL: thủ tục hành chính
6. Kết quả việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật là quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền.
7. TNKL để lại “án tích”
III/ Các hình thức xử lý kỷ luật:
1. Cán bộ: Đ78 Luật CB, CC 2008 – gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
- Bãi nhiệm là hình thức cao nhất vì:
+ CB giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, hình thành nên = cơ chế ct: bầu, phê chuẩn  lên = đường nào thì xuống =
đường đó.
- Lưu ý: khoản 3 Điều 78 Luật CBCC.
+ Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ
chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.
+ Bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương
nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Buộc thôi việc ko là hình thức để kỷ luật CB nhưng CB vẫn có thể bị thôi việc.
2. Công chức: Đ79 Luật CB, CC 2008 – gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức,
buộc thôi việc.
- CC ko giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì ko áp dụng hình thức giáng chức và cách chức vì họ ko có chức
vụ
- CC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ko áp dụng hình thức hạ bậc lương (ko giải thích tại sao). Nhìn từ góc độ
khoa học, có thể thấy CC giữ chức vụ lãnh dâoj, quản lý vẫn hưởng lương theo bậc. Tuy nhiên, họ còn hưởng
lương theo chức vụ  Nếu áp dụng hạ bậc lương thì ko chuẩn sát vs hình thức lương của họ. Ở phương tây,
CC đc tổ chức theo mô hình vị trí việc làm, tức cùng 1 chức vụ thì hưởng lương như nhau. Còn ở VN, CC đc
tổ chức theo mô hình chức nghiệp, cùng 1 chức vụ có thể hưởng lương khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố
như thâm niên…
- Lưu ý: (như CB).
3. Viên chức: Đ52 Luật VC 2010 – gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức (VC giữa chức vụ lãnh đạo, quản
lý) và buộc thôi việc.
- Hình thức ít ỏi  thiệt thòi cho VC.
- Ko có giáng chức vì ở VN, CC đc tổ chức theo mô hình chức nghiệp, đi từ chức vụ thấp đến chức vụ cao.
Còn ở mô hình vị trí việc làm thì 1 người 50t vẫn có thể thi vs 1 người 25t giành cùng 1 chức vụ  Vì vậy
nếu giữ chức vụ nào đó mà ko đáp ứng đc đk thì giáng chức từ từ, đi ngược trở lại. Còn VC là hoạt động
nghề nghiệp, mỗi vị trí có yêu cầu, tiêu chuẩn, chuyên môn khác nhau, nếu đặt sai vị trí thì ko thể làm đc,
dẫn đến ko đáp ứng đc nhu cầu công việc.
- Lưu ý: Điều 53 Luật VC (như CB, CC).
*Người đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà bị phát hiện có hvi vi phạm trong tg công tác: Có 3 hình thức – khiển
trách, cảnh cáo và xóa tư cách chức vụ.
- Xóa tư cách chức vụ:
+ Chức vụ: Ông Nguyễn Văn A – Chủ tịch UBND tỉnh X.
+ Tư cách chức vụ: Ông Nguyễn Văn A – Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh X  cho giá trị về tinh thần, danh
dự.
- Khi hình thức trên đc quy định đã gây ra nhiều tranh luận.
+ Có ý kiến cho rằng nó hơi khôi hài vì đã nghỉ việc, nghỉ hưu rồi thì đó chỉ là cái danh, xóa tư cách nhưng
ko xóa đc lịch sử của họ  ko hoàn toàn tước đi cái danh mà còn tước đi các quyền lợi nhất định như chế độ
bảo vệ sức khỏe, cảnh vệ, tang lễ khi mất…
+ Có ý kiến khác cho rằng nên truất lương hưu để răn đe. Tuy nhiên điều này ko nhân văn vì khi nghỉ hưu,
lương hưu là nguồn sống cơ bản của họ.
IV/ Nguyên tắc xử lý kỷ luật: Điều 2 NĐ112/2020/NĐ-CP.
- Mỗi HVVP chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
- Trong cùng một thời điểm xem xét XLKL, nếu CB, CC, VC có từ 02 HVVP trở lên thì bị XLKL về từng
HVVP và áp dụng HTKL nặng hơn một mức so với HTKL áp dụng đối với HVVP nặng nhất, trừ trường hợp
bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc  Cho phép người có thẩm quyền chủ động trong
việc lựa chọn hình thức xử lý.
- Không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với
các hình thức kỷ luật khác nhau.
- Trong thời gian đang thi hành QĐKL lại tiếp tục VPPL thì:
+ Nếu HV mới bị XLKL ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với HTKL đang thi hành thì áp dụng HTKL nặng
hơn một mức so với HTKL đang thi hành;
+ Nếu HV mới bị XLKL ở hình thức nặng hơn so với HTKL đang thi hành thì áp dụng HTKL nặng hơn một
mức so với HTKL áp dụng đối với HV mới.
- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi
phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục
khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là
căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
- Ko áp dụng hình thức xử phạt hc hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hc; XLKL hc ko
thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu HVVP đến mức bị xử lý hình sự.
- Cán bộ, công chức, viên chức bị XLKL về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định
kỷ luật về đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình XLKL hành chính (nếu có), trừ trường hợp
chưa xem xét XLKL quy định tại Điều 3 NĐ112/2020/NĐ-CP.
- T/h CB, CC, VC đã bị XLKL đảng thì hình thức kỷ luật hc phải đảm bảo ở mức độ tương xứng vs kỷ luật
đảng.
- T/h còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý
kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham
mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết
định.
+ Trường hợp có thay đổi về HTXLKL về đảng thì phải thay đổi HTXLKL hành chính tương xứng. Thời
gian đã thi hành quyết định XLKL cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định XLKL mới (nếu còn).
+ Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định XLKL về đảng thì cấp có thẩm
quyền XLKLHC phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định XLKL HC.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình XLKL.
- CB, CC, VC có hành vi vi phạm lần đầu đã bị XLKL mà trong thời hạn 24 tháng từ ngày quyết định XLKL
có hiệu lực có cùng hành vi VP bị coi là tái phạm; ngoài 24 tháng thì đó được coi là VP lần đầu nhưng được
coi là tình tiết tăng nặng khi xem xét XLKL.
V/ Các trường hợp được miễn TNKL: Đ4 NĐ112/2020.
- Được CQ có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có HVVP.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại K5 Đ9 Luật CB, CC (ko áp dụng cho VC bởi VC
có quyền từ chối thi hành q/đ trái PL của cấp trên).
- Được cấp có TQ xác nhận VP trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan -
theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
- CB, CC, VC có hành vi VP đến mức bị XLKL nhưng đã qua đời.
VI/ Các trường hợp chưa xem xét XLKL: Đ3 NĐ112/2020.
- (1) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị cho phép;
- (2) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang
điều trị nội trú tại BV có xác nhận của CQ y tế có TQ.
=> Lí do về sức khỏe, đảm bảo quyền đc bảo vệ về sức khỏe, tính mạng  Mang tính nhân đạo.
- (3) CB, CC, VC nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- (4) CB, CC, VC là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 Vẫn có thể xem xét, xử lý kỷ luật trường hợp (3) và (4) nếu người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị
xem xét xử lý kỷ luật.
- (5) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của CQ có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về
HVVPPL, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có TQ.
VII/ Thời hiệu xử lý kỷ luật: k1 Đ80 Luật CBCC 2008 (2019), k1 Đ53 Luật VC 2010 (2019).
- Thời hiệu XLKL là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm
không bị XLKL.
- Thời hiệu XLKL được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
+ Nếu xác định được thời điểm chấm dứt HV: tính từ thời điểm chấm dứt;
+ Nếu HV chưa chấm dứt: tính từ thời điểm phát hiện;
+ Nếu HV không xác định được thời điểm chấm dứt: tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
- Thời hiệu XLKL:
+ 05 năm: ít nghiêm trọng đến mức phải KL bằng hình thức khiển trách
+ 10 năm: không thuộc trường hợp nêu trên.
 Kéo dài thời hiệu hơn so vs trc đây (02 năm và 05 năm) để đồng bộ thời hiệu XLKLHC và kỷ luật đảng.
- Tại sao đặt ra quy định về thời hiệu?
+ Ko có VP nào mãi mãi nguy hiểm, nó chỉ nguy hiểm cho xh, cquan tổ chức trong 1 tg nhất định.
+ Việc xử lý VPPL chỉ có ý nghĩa trong 1 tg nhất định.
 Tăng cường thẩm quyền của chủ thể trong việc phát hiện và xử lý vi phạm kịp thời.
*Những trường hợp không áp dụng thời hiệu XLKL: k2 Đ80 Luật CBCC 2008 (2019), k2 Đ53 Luật VC
2010 (2019).
- CB, CC, VC là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Vd: Là Đảng viên mà tuyên truyền xh ds.
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Vd: Làm lộ bí mật
quốc gia.
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
VIII/ Thời hạn xử lý kỷ luật: Là khoảng thời gian từ khi phát hiện HVVP kỷ luật của cán bộ, công chức,
viên chức đến khi có quyết định XLKL của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Bình thường: Ko quá 90 ngày.
Trong t/h cần điều tra, truy tố…: Có thể kéo dài ko quá 150 ngày.
- Nếu hết thời hạn XLKL mà chưa ban hành quyết định XLKL thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành
và phải ban hành quyết định XLKL nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
*Ko tính vào thời hiệu, thời hạn XLKL:
- Thời gian chưa xem xét XLKL đối với các trường hợp quy định tại Đ3 NĐ112/2020.
- TG điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục TTHS (nếu có).
- TG thực hiện khiếu nại (CC) hoặc khởi kiện (VC) VAHC tại Tòa án về quyết định XLKL cho đến khi ra
quyết định XLKL thay thế theo QĐ của cấp có thẩm quyền.
IX/ Hậu quả pháp lý bị XLKL đối với công chức, viên chức:
- Khoản 2 Điều 82 Luật CBCC 2008 (2019)
- Khoản 2 Điều 56 Luật VC 2010 (2019)
X/ Thẩm quyền xử lý kỷ luật:
1. Cán bộ:
- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền XLKL.
- Đối với chức vụ, chức danh trong CQHCNN do QH phê chuẩn thì TTCP ra quyết định XLKL.
2. Công chức, viên chức:
Chủ thể VPKL Chủ thể có thẩm quyền xử lý
CÔNG CHỨC
Giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Người đứng đầu CQ, TC có thẩm quyền bổ
nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ
nhiệm
Không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Người đứng đầu CQ quản lý hoặc CQ được
phân cấp quản lý
VIÊN CHỨC
Giữ chức vụ quản lý Người đứng đầu CQ, TC, ĐV có thẩm quyền
bổ nhiệm
Giữ chức vụ, chức danh do bầu cử Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, công nhận kết
quả bầu cử

3. Người đã nghỉ việc, nghỉ hưu:


- Nếu bị XLKL bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh: cấp có TQ phê chuẩn, quyết định phê chuẩn
kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định XLKL
- Nếu bị XLKL bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo: cấp có TQ phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết
quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định XLKL.
XI. Trình tự, thủ tục XLKL:
1. Cán bộ:
- Quy trình hình thành mang tính hc  xử lý cũng mang tính hc.
- CB có thể là người của Đảng hay tổ chức ct – xh, ngoài tuân thủ quy định của NN thì còn phải xem xét quy
định của tổ chức nơi họ tgia.
2. Công chức:
- Thông thường:
+ Tổ chức họp kiểm điểm;
+ Thành lập Hội đồng kỷ luật;
+ Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
- Hội đồng kỳ luật:
+ Đc thành lập để tư vấn cho người có thẩm quyền về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành
vi vi phạm pháp luật.
+ Việc thành lập hội đồng kỷ luật là bắt buộc  đảm bảo xử lý công tâm, kquan. Nếu ko quy trình XLKL sẽ
mang tính cá nhân (bao che hay vùi dập).
+ Những trường hợp không cần thành lập HĐKL: k3 Đ7, k3 Đ34 NĐ112/2020.
. Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ
luật.
. Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
. Bị kết án phạt tù mà không cho hưởng án treo.

CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

I/ Khái niệm cưỡng chế hành chính (CCHC):


1. Định nghĩa:
- Cưỡng chế: Là sự ép buộc bằng bạo lực về mặt vật chất hoặc tinh thần dựa trên sức mạnh quyền lực.
- Cưỡng chế xh: Là sự ép buộc bằng bạo lực về mặt vật chất hoặc tinh thần dựa trên sức mạnh ko mang
quyền lực NN, mang tính xh. Vd: Thời xưa, gái ko chồng mà có thai thì bị bạo lực (cạo đầu, bôi vôi…) 
trái PL.
- Cưỡng chế NN: Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các CQNN có thẩm quyền đối với những cá nhân
hoặc tổ chức nhất định trong những t/h PL quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân
hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc ko đc thực hiện những hvi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế
nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân. Gồm 4 dạng:
+ Cưỡng chế HS: áp dụng cho chủ thể có hvi nguy hiểm cho xh và tác động đến tính mạng (tử hình), tự do
(tù chung thân) và tài sản.
+ Cưỡng chế HC: tạm giữ người theo thủ tục hc; trưng dụng, trưng mua tài sản; kt thực phẩm…
+ Cưỡng chế kỷ luật.
+ Cưỡng chế dân sự.
- Cưỡng chế HC: Là tổng thể các biện pháp do luật hc quy định, đc cơ quan, người đc trao quyền (chủ yếu là
CQHC, người đc trao quyền của CQHC) áp dụng chủ yếu theo thủ tục hc, có nd hạn chế quyền tự do và
quyền tài sản của cá nhân, tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích
phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi vi phạm PL, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
2. Đặc điểm của cưỡng chế HC:
- Là tổng thể những biện pháp có tính bắt buộc do PLHC quy định và được áp dụng kết hợp với nhau. Vd:
Khi có dịch bệnh, việc bắt buộc mng xét nghiệm là biện pháp phòng ngừa hc. Sau khi xét nghiệm phát hiện
có người + tính thì thực hiện cách ly là biện pháp ngăn chặn  Kết hợp các biện pháp với nhau.
- Đc áp dụng bởi chủ thể mang quyền lực NN mà chủ yếu là cơ quan hc và những người đc trao quyền của
cơ quan hc.
- Chủ yếu đc áp dụng theo thủ tục hành chính.
+ Có 1 số CCHC đc áp dụng theo thủ tục hc nửa tư pháp (bán tư pháp) như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cs giáo dục bắt buộc, đưa vào cs cai nghiện.
- Có nd hạn chế quyền tự do và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức, buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện
những hành vi nhất định. Vd: bị tịch thu tài sản, tạm giữ tang vật VPHC; xây nhà trái phép thì bị phạt tiền và
buộc tháo dỡ; NN cấm ko cho xe chạy vào đoạn đường đang thi công…
- Nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi VPPL, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
3. Phân loại các biện pháp CCHC:
- Nhóm BP phòng ngừa hành chính;
- Nhóm BP ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính;
- Nhóm BP trách nhiệm hành chính;
- Nhóm BP xử lý hành chính.
II/ Các biện pháp cưỡng chế hành chính cụ thể:
1. Các biện pháp phòng ngừa:
- Mục đích: phòng ngừa.
- Đối tượng: vi phạm hành chính hoặc phòng ngừa tai họa hoặc vi phạm pháp luật khác  Đối tượng đa
dạng.
- Áp dụng khi chưa có vi phạm pháp luật xảy ra.
- Do nhiều chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên có những biện pháp chỉ đc áp dụng bởi chủ thể nhất
định (NN trưng dụng tài sản).
- Được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng có biện pháp đc quy định riêng
(Luật Trưng mua, trung dụng tài sản).
- Bao gồm:
+ Các biện pháp phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền.
. Đóng cửa biên giới trên một vùng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định (nhằm đảm bảo an ninh,
phòng chống buôn lậu, ngăn chặn dịch bệnh…).
. Cấm đi vào đường đang có nguy cơ sụt lún, nhà đổ, núi lở…
+ Các biện pháp phòng ngừa có tính chất bắt buộc trực tiếp (tác động thẳng tới hvi  tính bắt buộc cao hơn).
. Kiểm tra thực phẩm;
. Kiểm tra, tiêu hủy gia cầm;
. Cách ly những người bị xác định có khả năng nhiễm bệnh lây lan,
. Kiểm tra giấy tờ, kiểm tra văn bằng;
. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công cộng có khả năng làm
lây bệnh cho nhiều người khác…
2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý VPHC:
- Đc áp dụng khi hvi VPPL đang xảy ra. Vd: nghi ngờ 1 người vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới
 áp dụng biện pháp khám người.
- Đc quy định trong Luật XLVPHC  Tác động trực tiếp đến sự tự do (tự do thân thể), trao cho những chủ
thể có thẩm quyền nhất định áp dụng.
- Bao gồm:
+ Tạm giữ người: Đ122 và 123.
+ Áp giải người vi phạm: Đ124.
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Đ125.
+ Khám người: Đ127.
+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật: Đ128.
+ Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC: Đ129.
+ Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất: Đ130.
+ Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian
làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Đ131.
+ Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn: Đ132.
3. Các biện pháp trách nhiệm hành chính:
4. Các biện pháp xử lý hành chính:
- Khái niệm:
+ Là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân (chỉ công dân VN).
+ Vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.
- Bao gồm:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
+ Đưa vào trường giáo dưỡng;
+ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
* Lưu ý: Các biện pháp xử lý hành chính là các biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt. Lý do:
- Đối tượng áp dụng:
+ Chỉ áp dụng vs cá nhân là công dân VN.
+ Người có dấu hiệu của tội phạm ở mức nghiêm trọng cao nhưng ko cấu thành tội phạm do vướng độ tuổi.
+ VPHC thường xuyên.
- Tính chất: mức độ nghiêm khắc cao vì tác động trực tiếp đến quyền, sự tự do.
- Thẩm quyền:
+ Trước đây đều do UBND áp dụng.
+ Có ý kiến cho rằng những biện pháp xử lý hc cướp đi sự tự do của con người mà ko trải qua quy trình tố
tụng nào cả vì việc cướp đi sự tự do của con người chỉ đc thực hiện thông qua quyết định của Tòa án. Sau
này khi Luật XLVPHC ra đời dã trao lại quyền này cho Tòa án.
- Trình tự, thủ tục.
- Mục đích:
+ Phòng chống tội phạm.
+ Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH

I/ Vi phạm hành chính:


1. Khái niệm:
Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của PL về QLNN mà ko phải là tội phạm
và theo quy định của PL phải bị xử phạt VPHC (Khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC 2012)  Phạm vi rộng, trải
dài hầu hết mọi lĩnh vực xh.
2. Đặc điểm:
- Là hành vi trái PL về QLNN, có thể là trái quy định của PLHC hay quy định PL chuyên ngành khác.
+ Trái quy định của PLHC: Hình thành giáo dục mầm non hay nhận giữ trẻ mà ko xin phép chính quyền 
vi phạm về thủ tục.
+ Trái quy định PL chuyên ngành khác: Người đàn ông chạy xe trên đường rồi tấp vào lề để xử lý “nỗi buồn”
 trái quy định về PL môi trường.
- Là hành vi có lỗi.
+ Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể về hvi và hậu quả của hvi đó tại thời điểm
thực hiện hvi.
+ 1 người bị coi là có lỗi khi thực hiện hvi VPPL trong điều kiện lý trí bth (nhận thức đc t/c và hậu quả của
hvi) và ý chí tự do (có thể điều khiển hvi của mình theo hướng tích cực hay tiêu cực).
- Nguy hiểm cho xh (về t/c) nhưng thấp hơn so với tội phạm (về mức độ).
+ Mọi hvi VPHC đều gây nguy hiểm cho xh nhưng thấp hơn tội phạm.
Vd: Trộm tiền 2tr trở lên  truy cứu TNHS, dưới 2tr  truy cứu TNHC.
Gây ra thương tích trên 11%  truy cứu TNHS, dưới 11%  truy cứu TNHC. Tuy nhiên BLHS quy
định có những t/h gây thương tích dưới 11% vẫn bị truy cứu TNHS như gây thương tích mà để lại cố tật, sd
phương tiện có khả năng giết người hàng loạt…
+ Trên thực tế có những hvi rất khó xác định mức độ vi phạm. Vd: A có vợ nhưng lại sống chung như vợ
chồng với người khác  vi phạm quy định hôn nhân 1 vợ 1 chồng  truy cứu TNHC. Tuy nhiên, cũng t/h
trên nhưng nếu bà vợ vì chuyện đó mà buồn rồi tutu thì truy cứu TNHS.
- Đc thực hiện bởi cá nhân, tổ chức có năng lực chịu TNHC.
+ Tổ chức có NLPL và NLHV đồng thời, từ thời điểm đc cấp giấy phép kinh doanh hay cho phép hoạt động.
+ Năng lực chịu TNHC của cá nhân xuất hiện khi đến độ tuổi và có khả năng nhận thức, điều khiển hvi.
- Phải bị xử phạt theo quy định của PL.
Đây là dấu hiệu tất yếu vì: trên thực tế, hvi nào đó của 1 người thực hiện sẽ bị xử phạt hc nhưng khi xém xét
lại ko có văn bản PL nào quy định.
3. Cấu thành của VPHC:
- Là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại tới trật tự QLNN của một loại VPHC và
cần thiết cho việc xác định ranh giới các loại VPHC với nhau.
- Việc xác định cấu thành của VPHC nhằm mục đích kết luận có phải VPHC hay ko, nếu có thì là vi phạm
gì?
a) Mặt khách quan:
- Là hệ thống những dấu hiệu được pháp luật dự liệu trước đặc trưng cho mặt bên ngoài của vi phạm.
- Bao gồm:
*Hành vi trái pháp luật:
+ Là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi VPHC đồng thời là dấu hiệu đầu tiên cần phải xác định.
+ Hành vi VPPLHC phải là HV trái pháp luật, tức là phải đi ngược lại với các QĐ của PL hiện hành.
. Thực hiện những HV bị pháp luật cấm.
. Không thực hiện những HV mà PL buộc phải làm.
. Có thực hiện HV mà pháp luật buộc phải làm nhưng không đầy đủ, không đến nơi đến chốn.
. Thực hiện quyền vượt quá giới hạn cho phép hoặc làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.
*Hậu quả do VPHC gây ra:
+ Là những thiệt hại hoặc sự đe doạ gây ra những thiệt hại (vật chất hoặc phi vật chất) nhất định cho các
QHXH được pháp luật bảo vệ.
+ Hậu quả do VPHC gây ra không phải là dấu hiệu bắt buộc của mọi cấu thành VPHC.

*Mối liên hệ nhân quả giữa HV và hậu quả:


+ Với những VPHC có cấu thành vật chất: bắt buộc phải xác định đc mối liên hệ nhân quả giữa hvi và hậu
quả nhằm đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hvi của
mình gây ra.
+ Việc xác định mối liên hệ nhân quả phải dựa trên cơ sở:
. HV trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả xâm hại các QHXH về mặt thời gian.
. HV trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả.
. Hậu quả xâm hại đã xảy ra phải chính là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của HV
trái pháp luật.
*Thời gian và địa điểm vi phạm:
+ Thời gian và địa điểm không phải là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi VPHC.
+ Chỉ đối với một số VPHC thì thời gian và địa điểm mới có ý nghĩa pháp lý. Vd: Gia đình ông A hát
karaoke làm ồn vào 11h đêm thì sẽ bị xử phạt, trước 10h đêm thì ko  Thời gian là yếu tố bắt buộc.
*Phương tiện vi phạm:
+ Là dấu hiệu khách quan trong cấu thành của một số VPHC. Vd: Hành vi sử dụng các biện pháp, phương
tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển…
b) Mặt chủ quan:
- Là những dấu hiệu bên trong của VPHC, bao gồm:
*Lỗi:
+ Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành của mọi VPPL nói chung và VPHC nói riêng. Không có
lỗi không bị coi là VPHC.
+ Lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.
. Cố ý trực tiếp: người VPHC nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện và hậu quả
của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra (trộm cắp).
. Cố ý gián tiếp: người VPHC nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi và hậu quả của hành vi đó, tuy
không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng lại có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (xây nhà trái phép).
. Vô ý do cẩu thả: Người có hành vi vi phạm do cẩu thả mà ko biết và ko nhận thức đc rằng hành vi của mình
là trái pháp luật mặc dù cần phải biết và nhận thức được điều đó (chạy xe ngược chiều ở đường một chiều).
. Vô ý vì quá tự tin: Người có hành vi VP nhận thức được tính chất và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của HV
nhưng do quá tự tin mà cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn ngừa được (tự tin
vào khả năng lái xe của mình nên chạy xe quá tốc độ gây ra tai nạn giao thông).
+ Trong PLHS, việc xác định hình thức lỗi có mục đích để định tội danh. Còn trong PLHC, chỉ xác định có
lỗi là VPHC, ko quan tâm đến hình thức lỗi. Tuy nhiên có 1 số t/h thì quan trọng hình thức lỗi. Vd: A 15 tuổi
vượt đèn đỏ va phải người qua đường  nếu cố ý thì xử phạt, nếu vô ý thì ko.
*Động cơ, mục đích:
- Động cơ: yếu tố thúc đẩy chủ thể thực hiện hvi VPHC.
- Mục đích: kết quả cuối cùng mà chủ thể thực hiện hvi VPHC mong muốn đạt đc.
 Động cơ, mục đích của VPHC là những dấu hiệu ko bắt buộc trong mặt chủ quan của VPHC. Song chúng
có thể được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều VPHC để q/đ các hình thức và mức phạt cụ thể.
c) Chủ thể:
- Là những cá nhân và tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính  khác vs tội phạm. Trước đây xuất
phát từ nguyên tắc cá thể hóa TNHS, việc truy cứu TNHS áp dụng vs cá nhân. Sau này, nhiều tổ chức gây ra
hvi gây thiệt hại lớn cho xh  Đã có quy định truy cứu TNHS đối vs tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng là
pháp nhân thương mại trong 1 vài t/h cụ thể.
+ Cá nhân: độ tuổi + năng lực chịu TNPL.
. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: VPHC do cố ý.
. Từ đủ 16 tuổi trở lên: mọi VPHC do mình gây ra.
+ Tổ chức: xác định có đúng là tổ chức hay ko?, nếu có thì xử phạt gấp đôi cá nhân.
. Doanh nghiệp tư nhân ko có tư cách pháp nhân, ko có tài sản riêng. Khi có VPHC thì xử phạt ông chủ hay
doanh nghiệp cũng là phạt tiền của ông chủ. Vì vậy để NN có lợi hơn thì trong t/h doanh nghiệp có vi phạm
thì xử phạt doanh nghiệp.
d) Khách thể:
- Khách thể của VPHC là những QHXH đc PL bảo vệ và bị VPHC xâm hại tới; là 1 trong những yếu tố (và
là yếu tố quan trọng nhất) quy định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái PL.
- Khách thể chung cho mọi hành vi VPHC là trật tự QLNN. Vd: vượt đèn đỏ là hvi vi phạm về trật tự QLNN
trong lĩnh vực giao thông; đổ chất thải độc hại vào phần đất của người khác là hvi vi phạm về trật tự QLNN
trong lĩnh vực đất đai.
- Khách thể của tội phạm và VPHC đa số là trùng nhau nên ta căn cứ vào t/c và mức độ vi phạm để phân biệt
(dấu hiệu cơ bản).
- Nếu ko cùng khách thể (như hvi giết người và vượt đèn đỏ) thì tầm quan trọng của QHXH là dấu hiệu để
đánh giá mức độ nguy hiểm cao hơn của tội phạm.
II/ Trách nhiệm hành chính:
1. Khái niệm:
Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà các tổ chức, cá nhân
phải gánh chịu khi thực hiện VPHC, thể hiện ở việc áp dụng các chế tài pháp luật hành chính đối với các tổ
chức, cá nhân đó theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định bởi cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế: hành vi VPHC.
- Cơ sở pháp lý: vbQPPL (Luật XLVPHC và các vb khác quy định về XLVPHC).
- Người bị truy cứu TNHC không mang án tích.
- TNHC được áp dụng ngoài quan hệ công vụ, tức giữa người truy cứu TNHC và người bị truy cứu TNHC
không có quan hệ công tác, không lệ thuộc về mặt tổ chức.
- TNHC được áp dụng bởi cán bộ, công chức thuộc CQNN có thẩm quyền theo quy định pháp luật, trong đó
chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.
- TNHC được áp dụng theo thủ tục hành chính, tức là ngoài trình tự xét xử của Toà án (phi Tòa án).
- Kết quả của việc truy cứu TNHC được thể hiện bởi quyết định xử phạt VPHC.
- Việc truy cứu TNHC không phụ thuộc vào việc VPHC đã gây ra thiệt hại hay chưa. Thiệt hại đã xảy ra chỉ
có ý nghĩa khi quyết định hình thức và mức phạt.
3. Thẩm quyền quy định về xử phạt VPHC:
- Chính phủ: quy định về xử phạt VPHC trên mọi lĩnh vực, trừ VPHC trong hoạt động kiểm toán NN và
VPHC đối vs hvi cản trở hoạt động tố tụng.
- UBTVQH: quy định về xử phạt VPHC trong hoạt động kiểm toán NN và VPHC đối vs hvi cản trở hoạt
động tố tụng.
- HĐND thành phố trực thuộc TW: quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với HVVP trong
các lĩnh vực: giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội nhưng không vượt quá
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 Luật XLVPHC.
4. Các biện pháp trách nhiệm hành chính:
a) Các hình thức xử phạt VPHC: Đ21 Luật XLVPHC.
- Bao gồm:
+ Hình thức xử phạt chính: Được áp dụng một cách độc lập. Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức chỉ bị áp
dụng một hình thức xử phạt chính.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính  tang mức răn đe. Đối với
mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức VPHC có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
- Cảnh cáo và phạt tiền luôn là hình thức xử phạt chính.
- (3), (4), (5), (6) có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
*Cảnh cáo: Đ22.
- VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng HTXP cảnh cáo;
- Mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
+ Áp dụng cho mọi mức độ nghiêm trọng  sự châm chước nhất định của NN.
+ Có thể áp dụng biện pháp thanh thế cho hình thức cảnh cáo là nhắc nhở theo quy định tại Đ139.
*Phạt tiền: Đ23.
- Là hình thức phổ biến vì phù hợp vs t/c và mức độ nguy hiểm cho xh, đánh vào kt, tài sản.
- Có thể bị phạt thấp nhất là 50.000 đồng, cao nhất là 1 tỷ đồng (tổ chức gấp 2 cá nhân).
- Tuy nhiên ko phải lĩnh vực nào cũng quy định mức phạt tiền đó. Vd: Lĩnh vực hôn nhân và gia đình tối đa
là 30tr; dầu khí, nguyên tử tối đa 1 tỷ…
- Lưu ý:
+ Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
+ Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại K1Đ24 do Chính phủ quy định sau khi
được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Mức tiền phạt cụ thể đối vs 1 hvi VPHC:
+ Khung tiền phạt: từ tối thiểu  tối đa.
+ Mức tiền phạt: mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với HV đó, tính = công thức (tối
thiểu + tối đa)/2 (ko có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ). Nếu có tình tiết tăng nặng thì áp dụng cao hơn mức
trung bình nhưng ko đc cao hơn mức tối đa và ngược lại đối vs tình tiết giảm nhẹ (k4 Đ23 Luật XLVPHC).
+ Đ9 NĐ118: 1 nặng 1 nhẹ  hết.
2 nhẹ  tối thiểu.
2 nặng  tối đa.
*Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn: Đ25.
Là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi
trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- Trong VPHC thì chỉ tước có thời hạn.
- Khi có các căn cứ:
+ Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý HCNN.
- Thời hạn tước: từ 01 tháng đến 24 tháng.
- Cách tính thời hạn: (như cách tính mức tiền phạt).
- Lưu ý:
+ Trường hợp có từ 2 hvi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối
với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề: áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử
dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất.
+ Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GP, CCHN không phụ thuộc vào cơ quan,
người đã cấp GP, CCHN và chỉ thực hiện theo quy định tại Luật XLVPHC.
*Đình chỉ hoạt động có thời hạn: k2 Đ25.
- Khác vs việc tước quyền sd giấy phép, chứng chỉ hành nghề ở chỗ: hết thời hạn tước thì xin đc cấp lại còn
hết thời hạn đình chỉ thì hoạt động bth.
- Áp dụng trong t/h vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng
đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Đình chỉ 1 phần (có giấy phép).
+ Đình chỉ toàn bộ (ko có giấy phép).
- Cách tính thời hạn: (như cách tính mức tiền phạt).
*Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Đ26.
Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC, được
áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
- Tang vật, ptien phải lquan trực tiếp đến VPHC. Vd: Dùng xe chở hàng cấm.
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Lỗi cố ý.
- Đối vs tang vật, ptien thuộc quyền sở hữu của chủ thể thứ 3 thì ko thể tịch thu vì lquan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của họ. Vd: A mượn xe của B đua xe trái phép  ko thể tịch thu. Nhưng nếu B cổ vũ, khuyến
khích A  bị tịch thu.
*Trục xuất: Đ27.
Là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi VPHC tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước
CHXHCN Việt Nam.
- Người nước ngoài bao gồm người mang quốc tịch QG khác và người ko mang quốc tịch của QG nào cả).
- Trục xuất về QG mà ta biết rõ họ đến từ QG đó.
??? Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng độc lập không?
 Có. Áp dụng độc lập theo quy định tại K2 Đ65; K1 Đ74, Đ75 Luật XLVPHC.
b) Các biện pháp khắc phục hậu quả: Đ28 Luật XLVPHC.
- Điều kiện: có hậu quả xảy ra.
- Lưu ý:
+ Về nguyên tắc: các biện pháp này được áp dụng kèm theo xử phạt.
+ Vẫn có trường hợp các biện pháp khắc phục hậu quả nói trên được áp dụng độc lập (k2 Đ65, k1 Đ74 Luật
XLVPHC).
5. Thời hiệu xử phạt VPHC:
- Tùy vào lĩnh vực mà xác định thời hiệu:
+ Thông thường là 01 năm.
+ Các lĩnh vực quy định tại điểm a, k1 Đ6 Luật XLVPHC là 02 năm  xuất phát từ tầm quan trọng và t/c
hậu quả của nó. Vì vậy việc phát hiện ra vi phạm cũng như hậu quả để lại lâu hơn thông thường.
+ Đối với thuế thì theo quy định của PL về quản lý thuế: 02 năm (thủ tục thuế), 05 năm (nội dung).
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt VPHC: dựa vào trạng thái của vi phạm.
+ VPHC đã kết thúc: tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
+ VPHC đang đc thực hiện: tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
7. Thời hạn đc coi là chưa bị xử lý VPHC: k1 Đ7 Luật XLVPHC.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử
phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết
thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt VPHC.
8. Nguyên tắc xử lý VPHC: Đ3 Luật XLVPHC.
*Lưu ý:
- Điểm d:
+ Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định.
+ Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Tuy nhiên có t/h vi phạm điều này.
. Vd1: H đi từ A đến B, quãng đường từ A đến B có 2 đèn đỏ. Do đi vội nên H vượt đèn đỏ 1 và bị phạt. Đến
đèn đỏ 2 thì vẫn bị phạt tiếp vì vi phạm xảy ra ở địa điểm và tg khác nhau.
. Vd2: Cũng vd trên nhưng H ko vượt đèn đỏ mà ko đội mũ bảo hiểm. Đến điểm đầu tiên gặp c.an thì bị phạt,
đến điểm thứ 2 gặp c.an tiếp thì vẫn bị phạt. Bởi lần gặp c.an đầu tiên thì H đã bị buộc chấm dứt hvi vi phạm,
nếu đi tiếp thì bắt buộc phải có mũ bảo hiểm, nếu ko có thì vẫn bị phạt tiếp.
. Vd3: A xây nhà hợp pháp theo giấy phép là nhà 1 tầng. Tuy nhiên trong q/t xây dựng thì A lại xây thêm 1
tầng nên khi bị phát hiện thì A bị lập biên bản. Trong tg đợi q/đ xử phạt thì A đã xây xong ngôi nhà. Lúc này
áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc xử phạt cả 2 hvi (xây nhà ko đúng giấy phép và ko chấp hành q/đ của người
có thẩm quyền).
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC
đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm,
trừ trường hợp HVVPHC nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
. Hvi VPHC nhiều lần: 1 người điều khiển xe máy đi qua đi lại trong hầm mà ko bật đèn chiếu sáng gần
nhưng trong hầm ko có CSGT xử phạt. Đến cuối tháng khi trích xuất camera thì phát hiện  xử phạt từng
hvi.
- Điểm đ:
+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC.
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể đc giải trình, ko có nghĩa vụ chứng minh.
9. Tình tiết tăng nặng: Đ10 Luật XLVPHC.
- Là tình tiết khi xuất hiện thì gây bất lợi cho người vi phạm.
- Chú ý:
+ Vi phạm hành chính có tổ chức: K7 Đ2 Luật XLVPHC.
Là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi VPHC.
+ Vi phạm hành chính nhiều lần: K6 Đ2 Luật XLVPHC.
Là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi
phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
+ Tái phạm: K5 Đ2 Luật XLVPHC.
Là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là
chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt.
10. Tình tiết giảm nhẹ: Đ9 Luật XLVPHC.
- Là tình tiết khi xuất hiện thì có lợi cho người vi phạm.
- Lưu ý: Tình tiết khác do PL quy định (k8)  khác vs quy định về tình tiết tăng nặng (Chính phủ ko đc quy
định thêm tình tiết tăng nặng vì tình tiết tăng nặng là gây bất lợi, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân  chỉ Quốc hội có quyền này).
11. Thẩm quyền xử phạt VPHC: Đ38 – Đ51 Luật XLVPHC.
- Thẩm quyền xử phạt thuộc về cá nhân.
- Về thẩm quyền phạt tiền: có 2 phương thức.
+ Truyền thống: ấn định mức tiền phạt tối đa (như thẩm quyền phạt tiền của Hải quan).
+ Mới: xác định tỷ lệ % tương ứng vs mức phạt tiền tối đa của từng lĩnh vực  áp dụng cho chủ thể có thẩm
quyền quy định xử phạt VPHC.
12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC: Đ52 Luật XLVPHC.
13. Giao quyền xử phạt: Đ54 Luật XLVPHC.
14. Thủ tục xử phạt VPHC: Đ55 – Đ68 Luật XLVPHC.
- (k1 Đ56): Vi phạm đc phát hiện bởi trang thiết bị nghiệp vụ thì vẫn phải lập biên bản.
- Người, tổ chức vi phạm ko chịu ký biên bản thì xử lý theo k4 Đ58.

You might also like