TranhChapChuQuyenTaiQuanDaoSenkakuGiuaNhatBanVoiTrungQuoc(1972 2022) 2024 QTH 17

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 150

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

LƯƠNG NGUYỄN ANH THI

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU


GIỮA NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC
(1972 – 2022)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: QUỐC TẾ HỌC


TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 Năm 2024


UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH

LƯƠNG NGUYỄN ANH THI

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU


GIỮA NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC
(1972 – 2022)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: QUỐC TẾ HỌC


TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN


TS. TRẦN HÙNG MINH PHƯƠNG TS. LÊ TÙNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 Năm 2024


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả khóa luận

Lương Nguyễn Anh Thi


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
Quý Thầy Cô, bạn bè và toàn thể gia đình.
Đầu tiên, với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Trường Đại học Sài Gòn, Ban Giám Hiệu Trường cùng tập thể Thầy, Cô khoa Quốc
tế học đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi có môi trường thật tốt trong
suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Tùng Lâm, thầy đã dành
nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành
khóa luận. Thầy đã luôn giúp đỡ, định hướng cách tư duy và chỉnh sửa những sai
sót của tôi. Nhờ có thầy mà tôi có thể định hình được những việc cần làm và học
được nhiều điều từ sự chỉ dẫn của thầy về cách trình bày logic, lựa chọn nội dung
phù hợp, diễn đạt câu từ một cách rõ ràng và mạch lạc. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu, là hành trang để tôi có thể vững bước sau này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã, đang và luôn hỗ trợ vật chất cũng như đã làm
chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện khóa luận.
Có lẽ tri thức là vô hạn nhưng sự tiếp nhận kiến thức của mỗi người luôn có
hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành đề tài chắc chắn sẽ có những
thiếu sót khó tránh khỏi, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của Quý Thầy Cô để
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................9
4.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
6. Những đóng góp mới của đề tài.....................................................................10
7. Cấu trúc của đề tài .........................................................................................11
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO
SENKAKU GIỮA NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC ........................................12
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................12
1.1.1. Khái niệm tranh chấp ...........................................................................12
1.1.2. Khái niệm chủ quyền đối với đảo và quần đảo ....................................13
1.1.3. Khái niệm tranh chấp chủ quyền trên biển đối với đảo và quần đảo ...14
1.2. Khái quát về quần đảo Senkaku (tên gọi, đặc điểm, vị trí địa lý) ..............16
1.3. Nguyên nhân tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại
quần đảo Senkaku ..............................................................................................19
1.4. Khái quát về tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại quần
đảo Senkaku trước năm 1972 ............................................................................24
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................30
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO
SENKAKU GIỮA NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1972 ĐẾN
NĂM 2022 ................................................................................................................32
2.1. Những nhân tố tác động đến tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với
Trung Quốc tại quần đảo Senkaku (1972-2022) ...............................................32
2.1.1. Tình hình thế giới, khu vực ..................................................................32
2.1.2. Tình hình Nhật Bản ..............................................................................34
2.1.3. Tình hình Trung Quốc..........................................................................41
2.2. Quan điểm và chính sách của Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia liên
quan về chủ quyền tại quần đảo Senkaku (1972-2022) .....................................43
2.2.1. Quan điểm và chính sách của Nhật Bản ..............................................43
2.2.2. Quan điểm và chính sách của Trung Quốc ..........................................50
iv

2.2.3. Quan điểm và chính sách của các quốc gia liên quan ..........................55
2.3. Quá trình tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc (1972-
2022) ..................................................................................................................66
2.3.1. Giai đoạn 1972-1991 ............................................................................66
2.3.2. Giai đoạn 1991 – 2013 .........................................................................69
2.3.3. Giai đoạn 2013 - 2022 ..........................................................................76
2.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp tại quần đảo Senkaku (1972 - 2022)......82
Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................84
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ DỰ BÁO GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU ..........................................86
3.1. Tác động của tranh chấp Senkaku ..............................................................86
3.1.1. Tác động đối với quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc .............................86
3.1.2. Tác động đối với khu vực ....................................................................89
3.2. Kịch bản tranh chấp Senkaku .....................................................................92
3.2.1. Kịch bản 1: Tranh chấp leo thang thành xung đột quân sự .................93
3.2.2. Kịch bản 2: Mỹ tham gia vào tranh chấp ............................................95
3.2.3. Kịch bản 3: Giải quyết tranh chấp .......................................................98
3.3. Vai trò của Công ước Luật biển 1982 trong tranh chấp Senkaku ............102
3.3.1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển .............................................103
3.3.2. Tòa án Quốc tế về Luật Biển và Tòa án Công lý Quốc tế ................107
3.3.3. Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật biển
1982 ..............................................................................................................110
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................112
KẾT LUẬN ............................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118
PHỤ LỤC ...............................................................................................................138
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADIZ Vùng nhận dạng phòng không

ANA All Nippon Airways

ARF Diễn đàn khu vực ASEAN

ASDF Lực lượng Phòng vệ trên không

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCG Cảnh sát biển Trung Quốc

CNOOC Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc

COC Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông

CSIS Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông

EAS Hội nghị Cấp cao Đông Á

ECAFE Ủy Hội Kinh tế Á Châu và Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc

FTA Hiệp định Thương mại Tự do

GSDF Lực lượng Phòng vệ trên bộ

ICJ Tòa án Công lý Quốc tế

IISS Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế

ISA Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế

ITLOS Tòa án Quốc tế về Luật Biển

IWC Ủy ban Săn cá voi Quốc tế


vi

JCG Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản

JMSDF Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản

JSDF Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

LDP Đảng Dân chủ Tự do

MSDF Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản

ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

ORT Thỏa thuận Đảo ngược Okinawa

PCIJ Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế

PLA Lực lượng Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

SCAP Bộ chỉ huy tối cao các Lực lượng Đồng minh

SDC Viện Giải quyết tranh chấp đáy biển

THDQ Trung Hoa Dân Quốc

UNCLOS Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia với mối quan hệ lâu dài, đều đóng vai
trò quan trọng trong cả hệ thống kinh tế và chính trị thế giới. Với vị thế là nền kinh
tế lớn thứ hai và thứ tư trên thế giới, cả hai đều có ảnh hưởng sâu rộng đến an ninh,
chính trị và kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực kinh tế phát
triển năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên, do những bất đồng về mặt kinh tế,
chính trị của hai quốc gia mà hiện nay đã và đang xảy ra nhiều cuộc tranh chấp và
xung đột, tạo ra những tình huống căng thẳng với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Trong
đó, cuộc tranh chấp tại quần đảo Senkaku giữa hai nước nổi lên như một vấn đề
nhạy cảm và gay cấn. Điều này không chỉ tác động đến quan hệ hai bên mà còn đặt
ra những thách thức lớn đối với an ninh chính trị quốc tế nói chung và duy trì ổn
định khu vực Đông Bắc Á nói riêng. Việc làm rõ các khía cạnh của cuộc tranh chấp
này đối với tình hình an ninh chính trị quốc tế có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
mối liên hệ phức tạp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, có thể, từ những bài học kinh
nghiệm này, chúng ta có thể tìm kiếm giải pháp hòa bình và học hỏi từ kinh nghiệm
này để hạn chế xung đột trong những tranh chấp tương tự trong tương lai.
Một cuộc tranh chấp, dù nhỏ hay lớn đều mang tới những tác động tới chủ thể
tranh chấp từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết là thiệt hại về mặt kinh tế, khi
cả hai quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới. Ngoài
ra, nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến an ninh và ổn định khu vực Đông Bắc Á, đặc
biệt là khi các hoạt động quân sự và tuần tra tăng lên. Cục diện quan hệ thế giới
phần nhiều cũng sẽ chịu tác động từ cuộc tranh chấp, không chỉ ảnh hưởng đến sự
ổn định và hòa bình trong khu vực mà các quốc gia có quan hệ với hai nước cũng có
thể bị ảnh hưởng. Trong một bối cảnh đầy căng thẳng, cuộc tranh chấp này đã tạo ra
những tình huống leo thang, đặc biệt là sau khi Nhật Bản mua lại ba trong số năm
hòn đảo từ một công ty tư nhân vào năm 2012. Hành động này đã dẫn đến một cuộc
khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa hai quốc gia, từ đó kích thích sự gia
tăng các hoạt động quân sự và tuần tra quanh khu vực tranh chấp. Trong tương lai,
quá trình này có thể dẫn đến một xung đột quân sự và gây ra những hậu quả không
thể đoán trước.
Ngoài ra, tranh chấp Senkaku không chỉ liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh
2

thổ, mà còn liên quan đến các vấn đề khác như: Quyền tiếp cận tài nguyên biển, an
ninh khu vực và quan hệ giữa Nhật – Trung. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tác
giả và người đọc hiểu rõ hơn về những khía cạnh phức tạp của vấn đề, từ đó có thể
đưa ra những phân tích và đánh giá khách quan, toàn diện.
Trước những vấn đề trên, việc tiến hành đề tài “Tranh chấp chủ quyền tại
quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc (1972 – 2022)” sẽ có ý nghĩa
quan trọng trong việc hiểu và phân tích tranh chấp từ đó chỉ ra những hậu quả của
cuộc tranh chấp này đối với hai quốc gia và cục diện thế giới. Đề tài giúp cung cấp
cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và tiến triển của tranh chấp Senkaku giữa Nhật
Bản với Trung Quốc, từ đó giúp hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng và tình
hình hiện tại. Cùng với việc dự đoán và phân tích các xu hướng trong tương lai, đề
tài có thể sẽ đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết và nhận thức của cộng đồng
quốc tế, đồng thời giúp xây dựng các chiến lược và chính sách nhằm tăng cường
hòa bình và ổn định khu vực Đông Á và trên thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về quần đảo Senkaku trong quan hệ
Nhật Bản – Trung Quốc đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Theo phạm vi đề
tài, tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào các công trình nghiên cứu về quần đảo Senkaku
trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 1972 đến 2022, cụ thể là từ khi Mỹ
trao trả quần đảo Senkaku cho Nhật Bản đến năm 2022. Đồng thời, tác giả cũng
dành sự quan tâm đối với các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại và đối
nội của Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku.
Các công trình liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku giữa
Nhật Bản với Trung Quốc bao gồm các nhóm chính: (i), Các công trình tiếng Việt
chuyên khảo về quần đảo Senkaku, chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Trung
Quốc và quan hệ giữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử; (ii), Các công trình nghiên
cứu của một số học giả nước ngoài liên quan đến quần đảo Senkaku và mối quan hệ
Trung – Nhật; (iii), Các luận án đã bảo vệ, các tiểu luận nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn chưa có sách nào viết riêng về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo
Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc, hầu hết là tài liệu trên Internet hoặc chỉ
được đề cập một phần theo lập trường trung lập của nhóm tác giả.
Đầu tiên là các công trình tiếng Việt thuộc nhóm (i) bao gồm:
3

Sách Chính trị khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh (2007) của Trần Anh
Phương, Nxb KHXH. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến các các thể chế
chính trị – xã hội và quan hệ chính trị cơ bản ở khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến
tranh lạnh. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku chỉ được
đề cập một phần tại chương hai theo lập trường trung lập của tác giả mà chưa làm rõ
vấn đề về vai trò, tác động của quần đảo và quan điểm, lập trường của Nhật Bản và
Trung Quốc.
Sách Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác
động của nó tới Việt Nam (2007) của tác giả Vũ Vân Hàn, Nxb KHXH. Trong cuốn
sách này, tác giả đã tập trung làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan
hệ của ba thực thể Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới. Qua đó,
trong mối quan hệ Trung – Nhật, tác giả đã đề cập đến những thách thức và triển
vọng của mối quan hệ này. Tuy nhiên, mối quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản trong
vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku vẫn chưa được làm rõ.
Công trình Nhật Bản với việc giải quyết vấn đề biển Đông – Vai trò được kỳ
vọng và khả năng thực hiện của Nguyễn Tiến Lực (2014) trên tạp chí Science &
Technology development, số 13, nghiên cứu những các động thái của Nhật khi Nhật
Bản công khai bày tỏ sự quan tâm và tích cực hoạt động xác lập vai trò của mình
trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Trong đó, vấn đề tranh chấp Senkaku được
tác giả đề cập chi tiết các diễn biến và động thái của Nhật Bản trước những hành
động gây hấn của Trung Quốc. Đây là đề tài quan trọng liên quan trực tiếp đến đề
tài nhưng góc nhìn vẫn còn trung lập, tài liệu về quần đảo Senkaku vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, còn có nhiều sách, báo và tạp chí nói đến mối quan hệ Nhật Bản
- Trung Quốc như: Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở
cửa (1978 – 2008) của nhóm tác giả Trần Anh Phương và Lê Văn Mỹ NXb KHXH;
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, của nhóm tác giả
Nguyễn Duy Quý và Ngô Xuân Bình, Nxb KHXH; Và các bài nghiên cứu trên tạp
chí như Trần Anh Đức. (2008). “Một số trở ngại trong quan hệ Nhật - Trung từ sau
chiến tranh lạnh đến nay”; Trần Hoàng Long. (2010). “Từ “Gác lại” đến “Cưỡng
đoạt”: Sách lược trong tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc”…
Thứ hai, là các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài thuộc nhóm
(ii) gồm:
4

Sách “The Diaoyutai/ Senkaku islands dispute: Its history and an analysis of
thư ownership claims of the P.R.C., R.O.C., and Japan” (Tranh chấp chủ quyền tại
quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư: Lịch sử và yêu sách về quyền sở hữu của Trung
Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) của tác giả Han-yi Shaw (1999); nghiên cứu trình bày
tóm tắt về địa lý của quần đảo Senkaku và lịch sử tranh chấp từ những năm 1960.
Trọng tâm chính là các tuyên bố pháp lý và bằng chứng lịch sử do các chính phủ,
học viện và truyền thông của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản đưa ra. Nghiên
cứu cũng trình bày chi tiết hơn về tính hợp lệ các bằng chứng trong quá khứ và các
bằng chứng mới, từ đó chứng minh rằng gốc rễ của tranh chấp này có thể bắt nguồn
từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là sự xâm lược trong quá khứ của Nhật Bản thời Minh
Trị và sự bất lực của Đế chế Trung Hoa trong việc hiểu và áp dụng luật pháp quốc
tế để xác định và bảo vệ lãnh thổ của mình.
Tác giả Min Gyo Koo (2012) với công trình “The Senkaku/ Diaoyu dispute
and Sino – Japanese political – economic relations: cold politics and hot
economic?” (Tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư và quan hệ Kinh tế Trung – Nhật:
Chính trị lạnh và kinh tế nóng?), tác giả đã cung cấp một phân tích có giá trị về hiện
tượng “Chính trị lạnh, Kinh tế nóng”, theo đó, hiện tượng này được đặc trưng bởi sự
hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa hai quốc gia có sự khác biệt đáng kể về chính trị và
đồng thời cho phép Trung Quốc và Nhật Bản giải quyết những khác biệt và duy trì
ổn định. Ngoài ra, tác giả còn đặc biệt phân tích các sự kiện liên quan đến tranh
chấp Senkaku, mối quan hệ giữa hai nước với hiện tượng “Chính trị lạnh, kinh tế
nóng” như sự cố ngọn hải đăng thứ hai diễn ra và đầu năm 1990, quá trình thương
lượng và thực thi UNCLOS, cái chết của nhà hoạt động người Hồng Kông David
Chen…
Công trình “The Senkaku/ Diaoyu islands territorial dispute between Japan
and China: Between the materialization of the “China treat” and Japan “Reversing
the outcome of World War II?” (Tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/ Điếu
Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc: Giữa việc thực hiện hóa “Mối đe dọa Trung
Quốc” và “Đảo ngược kết quả của Thế chiến thứ II” của Nhật Bản) của Reinhard
Drifte (2013) đi sâu vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ phức tạp và đa chiều giữa Nhật
Bản và Trung Quốc trên lãnh thổ quần đảo Senkaku. Công trình phân tích bối cảnh
lịch sử, các lập luận pháp lý và hệ quả chính trị của tranh chấp này, đan xen với ngữ
5

cảnh rộng lớn hơn về sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc và sự thích ứng của
Nhật Bản với vai trò khu vực đang phát triển của nước này.
Công trình “The Sino – Japanese Territorial Dispute over the Diaoyu/
Senkaku Islands: Between a Rock and a Hard Place” (Cuộc tranh chấp lãnh thổ
Trung – Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku: Giữa vách đá và một nơi khó khăn)
của tác giả Peter Ennis (2014) đã cung cấp một phân tích chi tiết và đầy đủ về tranh
chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Sách bắt đầu bằng việc xem xét nguồn gốc và phát triển của vấn đề tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Senkaku từ những năm 1970 đến những năm 2010. Tác giả đã
đưa ra các nhìn tổng quan về các sự kiện chính và những yếu tố lịch sử góp phần và
tình hình hiện tại, không những thế, sách không chỉ tập trung và các khía cạnh chính
trị mà còn xem xét những yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa liên quan để cung cấp
cái nhìn toàn diện về vấn đề tranh chấp.
Tác giả Michal Kolmaš (2017) với công trình nghiên cứu “Senkaku/ Diaoyu
Dispute and the Reconstruction of China as Japan’s “Other”” (Tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Senkaku và Quá trình tái thiết quan hệ với Trung Quốc của Nhật
Bản), công trình tập trung vào việc phân tích cuộc tranh chấp tại quần đảo Senkaku
và cách mà nó đã tái hiện lại hình ảnh về Trung Quốc như một “Thực thể đối lập”
đối với Nhật Bản. Ngoài ra, công trình còn có điểm mới đáng chú ý, bao gồm việc
tác giả nghiên cứu tranh chấp Senkaku từ góc độ bản sắc quốc gia. Theo đó, ở Nhật
Bản, tranh chấp này được sử dụng để khẳng định chủ quyền và vai trò của Nhật Bản
trong khu vực, trong khi đó ở Trung Quốc, tranh chấp này được sử dụng để khẳng
định chủ nghĩa dân tộc và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Từ đó, tác giả đã phân tích
cách thức mà tranh chấp Senkaku được sử dụng để định hình mối quan hệ giữa hai
nước và đưa ra một số giải pháp tiềm năng để giải quyết tranh chấp này.
Luận về hướng tiếp cận khác nhau để giải quyết tranh chấp và thúc đẩy hòa
bình giữa hai nước, ta có công trình nghiên cứu “Transforming the Territorial
Dispute in the East Sea: A systems Approach” (Thay đổi tranh chấp lãnh thổ ở biển
Hoa Đông: Cách tiếp cận hệ thống) của tác giả Tatsushi Arai, theo đó, tác giả đề
xuất thiết lập một đường dây nóng và các hoạt động hợp tác có thể giúp giảm căng
thẳng và nguy cơ xung đột bằng cách giao tiếp và hiểu biết giữa hai quốc gia. Còn
với tác giả Arai và Wang với bài nghiên cứu “The Diaoyu/ Senkaku Dispute as an
6

Identity – Based Conflict: Toward Sino – Japan Reconciliation” (Tranh chấp Điếu
Ngư/ Senkaku với tư cách là một xung đột dựa trên bản sắc: Hướng tới hòa giải
Trung – Nhật), nhóm tác giả cùng gợi ý việc tạp lập một hội đồng chung có thể tăng
cường trao đổi và tạo điều kiện cho sự đồng thuận và hòa giải giữa hai bên.
Về các công trình tiếng Nhật và tiếng Trung, có khá nhiều tài liệu liên quan
đến cuộc tranh chấp chấp này trên quan điểm của cả hai nước. Một số công trình
điển hình như: 尖閣諸島/釣魚台列嶼:領有権争いの法的根拠 (Quần đảo
Senkaku/ Điếu Ngư: Cơ sở pháp lý cho tranh chấp lãnh thổ) của Takashi Endo
(2013); 尖閣諸島争奪戦:中国の罠に日本ははまるか (Tranh chấp tại quần đảo
Senkaku: Liệu Nhật Bản có rơi vào bẫy Trung Quốc?) của Masaru Sato; 増補 版
尖閣諸島・琉球・中国: ─【分析・資料・文献】(Phiên bản mở rộng Quần đảo
Senkaku - Lưu Cầu - Trung Quốc: phân tích và tài liệu) của Urano Chio;
尖阁诸岛争端与中日关系 (Tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư trong mối quan hệ
Trung – Nhật) của Yang Jun; 冲突与合作:中日关系的未来 (Xung đột và Hợp

tác: Tương lai của quan hệ Trung – Nhật) của Wang Yi; 美国军事介入钓鱼岛

将面临两难困境 (Tình thế tiến thoái lưỡng nan của quân đội Mỹ khi can thiệp

quân sự vào quần đảo Điếu Ngư) của Lưu Quang Dũng…
Thứ ba, các luận văn và luận án tại mục (iii) liên quan đến đề tài nghiên cứu
bao gồm:
Luận văn thạc sĩ “The Diaoyu/ Senkaku Islands Dispute: Questions of
Sovereignty and Suggestions for Resolving the Dispute” (Các câu hỏi về tranh chấp
chủ quyền tại quần đảo Senkaku và các đề xuất giải quyết tranh chấp) bảo vệ tại
University of Canterbury vào năm 2008 của Martin Lohmeyer; tác giả đã phân tích
kỹ lưỡng các luận điểm và động cơ chiến lược tiềm ẩn của tranh chấp đồng thời đề
ra một số giải pháp quyết tranh chấp mới được xem là khả thi và có thể giúp giải
quyết tranh chấp một các hòa bình và bền vững. Đặc biệt, công trình đã nghiên cứu
lịch sử tranh chấp từ năm 1372 đến nay.
Luận văn thạc sĩ “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó đối với
quan hệ Trung – Nhật thập niên đầu thế kỷ XXI) chuyên ngành Châu Á học của tác
giả Ngô Thanh Thắng bảo vệ vào năm 2015; luận văn tập trung nghiên cứu về sự
trỗi dậy của Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI và những tác động của sự trỗi
7

dậy đối với quan hệ Trung – Nhật. Trong đó, tranh chấp tại quần đảo Senkaku được
đề cập như một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước khi mà cả hai đều
tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này dẫn đến nhiều cuộc khủng hoảng ngoại
giao, đặc biệt là vào năm 2012. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra kịch bản cho tranh
chấp này khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự kiểm soát một số chuỗi đảo
rất lớn và các con đường vận tải thương mại, gây sức ép đối với các nước liên quan.
Luận án tiến sĩ chính trị học “Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung -
Nhật thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trần Thùy Dương bảo vệ luận án tại ĐH
KHXH&NV – ĐHQG HN năm 2016; công trình đã nghiên cứu về xu hướng vận
động của quan hệ chính trị Trung – Nhật trong thập niên đầu thế kỷ XXI, trên cơ sở
phân tích các nhân tố tác động và các dấu hiệu, xu hướng vận động của quan hệ
này. Được đề cập trong giai đoạn thứ hai trong quan hệ chính trị Trung – Nhật từ
những thập niên đầu thế kỷ XXI, theo đó, việc Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng
rắn và cương quyết để khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Senkaku
khiến Nhật Bản cũng phải thay đổi chính sách để ứng phó với Trung Quốc, trong đó
phải kể đến việc chạy đua với Trung Quốc về sức mạnh quân sự và cũng thể hiện
thái độ kiên quyết, cứng rắn của mình với Trung Quốc.
Luận văn thạc sĩ “The Senkaku/ Diaoyu dispute: An in -depth look at Chinese
and Japanese motivations” (Tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư: Nhìn sâu vào động cơ
của Trung Quốc và Nhật Bản) của tác giả Andrea M. Stoke bảo vệ tại Naval
Postgraduate School (Monterey, California) năm 2021; luận văn tiếp cận động cơ
sâu sắc của cả Trung Quốc và Nhật Bản trong tranh chấp này, bởi lẽ, đây là điều cần
thiết để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và ngăn chặn nó leo thang thành
xung đột quân sự.
Công trình “Tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trong
quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2020”, luận văn
thạc sĩ chuyên ngành châu Á học của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, bảo vệ tại
trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM năm 2022; luận văn đã cung cấp một
cái nhìn tổng quan về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trong
giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2020, đây là một giai đoạn lịch sử quan
trọng trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc. Trong giai đoạn này, tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Senkaku đã có những tác động đáng kể đến quan hệ hai nước,
8

tranh chấp này đã gây ra nhiều căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao, dẫn đến
việc hai nước cắt giảm các chuyến thăm cấp cao và hợp tác kinh tế. Tuy còn một số
hạn chế khi chưa đi sâu vào các khía cạnh kinh tế và xã hội của tranh chấp hay chưa
đề cập đến những giải pháp khả thi để giải quyết tranh chấp nhưng đây là tài liệu
quan trọng liên quan trực tiếp đến nghiên cứu.
Các nghiên cứu về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản
và Trung Quốc được tiếp cận ở nhiều góc độ và thời gian khác nhau. Trong đó, các
công trình nghiên cứu thường tập trung vào ba khía cạnh chính. Trước hết, các
nghiên cứu thường đề cập đến tên gọi, đặc điểm, vị trí địa lý, tài nguyên và tầm
quan trọng của quần đảo Senkaku đối với Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia
khác. Thứ hai, chúng tập trung vào quan điểm và lập trường của Nhật Bản và Trung
Quốc đối với tranh chấp Senkaku, cũng như chính sách của hai nước trong việc bảo
vệ chủ quyền đối với quần đảo này. Cuối cùng, các nghiên cứu thường đi vào nguồn
gốc và tình trạng hiện tại của tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku giữa Nhật
Bản và Trung Quốc, cũng như sự tham gia của các bên liên quan.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu về
quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Trung Quốc hoặc các vấn đề liên quan đến quan hệ
giữa hai nước, trong khi các công trình nghiên cứu riêng biệt về tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc còn khá ít, mặc dù đây
là tranh chấp phức tạp nhất, khó giải quyết nhất, liên quan đến tuyên bố chủ quyền
và lợi ích giữa hai nước. Do đó, để tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu và
giúp làm rõ hơn quá trình tranh chấp Senkaku, đề tài “Tranh chấp chủ quyền tại
quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc (1972 – 2022)” sẽ nghiên cứu sâu
về các vấn đề qua việc khai thác ba câu hỏi sau: Quá trình tranh chấp chủ quyền
giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku trước năm 1972 diễn ra như
thế nào? Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa hai nước tại Senkaku ra sao?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là quá trình tranh chấp chủ quyền tại
quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 2022.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1972 đến năm 2022, năm 1972 là năm Nhật
Bản tiếp nhận quần đảo Senkaku từ Hoa Kỳ, đánh dấu sự khởi đầu của tranh chấp
9

hiện nay. Năm 2022 là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao giữa
Nhật Bản với Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại, do đó khóa luận sẽ tập trung
nghiên cứu các diễn biến của tranh chấp trong thời kỳ này.
Không gian nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tranh chấp chủ quyền
tại quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình tranh chấp chủ quyền
tại quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc từ năm 1972 đến 2022.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết những nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Nguồn gốc và bối cảnh lịch sử của tranh chấp Senkaku để định rõ các yếu tố
lịch sử, chính trị và pháp lý ảnh hưởng đến sự phức tạp của quá trình tranh chấp
giữa Nhật Bản với Trung Quốc về quần đảo này.
- Quá trình tranh chấp và quan điểm về chủ quyền của Nhật Bản và Trung
Quốc đối với quần đảo Senkaku.
- Những tác động của tranh chấp đối với Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời
đánh giá ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế trong khu vực Đông Bắc Á và châu Á -
Thái Bình Dương.
- Kịch bản những khả năng có thể xảy ra đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền
tại quần đảo Senkaku dựa vào các yếu tố tác động đến tranh chấp và xu hướng phát
triển của hai nước.
- Các giải pháp giải quyết tranh chấp khả thi, dựa trên các nguyên tắc pháp
luật quốc tế và các phương tiện được thể chế hóa để giải quyết tranh chấp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, trên cơ sở phương pháp luận, tác
giả sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic: đề tài nghiên cứu quá trình tranh chấp
Senkaku theo tiến trình lịch sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử sẽ giúp tái hiện lại
bức tranh toàn diện những vấn đề xoay quanh quá trình tranh chấp tại quần đảo
Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Nếu phương pháp lịch sử có nhiệm vụ
khôi phục bức tranh quá khứ sinh động thì phương pháp logic sẽ có nhiệm vụ đi tìm
10

sự logic, yếu tố tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ”, cụ thể là nghiên cứu tổng
quát các hiện tượng và quá trình lịch sử tranh chấp để từ đó vạch ra bản chất, đặc
điểm và những tác động của tranh chấp Senkaku.
Phương pháp so sánh: So sánh các giai đoạn trong tranh chấp giữa hai nước
dưới góc độ quan hệ quốc tế, từ đó tìm ra đặc trưng của mỗi giai đoạn và toàn bộ
quá trình tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, nhất là từ năm 1972 đến năm 2022.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: khảo sát, tìm kiếm, thu thập các đầu tài
liệu, trên cơ sở đó phân tích các yếu tố lịch sử, pháp lý, địa chính trị,… dẫn đến
tranh chấp cùng các sự kiện, số liệu có liên quan đến nội dung cụ thể. Phương pháp
tổng hợp có thể được sử dụng để tổng hợp các kết quả phân tích của phương pháp
phân tích, từ đó rút ra các kết luận về nguyên nhân, tính chất, diễn biến, các kịch
bản phát triển… của tranh chấp tại Chương 3 của khóa luận.
Phương pháp hệ thống – cấu trúc: nghiên cứu, hệ thống, mô phỏng phân tích
các nhân tố tác động và các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến tranh chấp chủ
quyền tại Senkaku trong từng giai đoạn và toàn bộ quá trình tranh chấp từ năm 1972
đến nay.
Phương pháp dự báo: phương pháp dự báo trong khóa luận là sự kết hợp diễn
biến tranh chấp ở Chương 2 và tư duy khoa học, logic cùng với sự tổng hợp các
phân tích và dự báo từ các chuyên gia, học giả có uy tín nhằm dự báo các kịch bản
có thể xuất hiện trong tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại quần
đảo Senkaku.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài giúp làm rõ hơn bối cảnh và diễn tiến quá trình tranh
chấp Senkaku từ nhiều góc độ khác nhau gồm lịch sử, pháp lý, chính trị và kinh tế
trong giai đoạn 1972 – 2022. Đồng thời xem xét, đánh giá tác động các chính sách
của Nhật Bản đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Senkaku, từ đó đưa ra các
khuyến nghị về giải pháp để thúc đẩy giải quyết tranh chấp, ổn định khu vực.
Về ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp thêm tài liệu có giá trị tham khảo cho
quá trình nghiên cứu, học tập về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku giữa
Nhật Bản với Trung Quốc nói chung và tài nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh
viên ngành Quốc tế học tế nói riêng.
11

7. Cấu trúc của đề tài


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính
của đề tài được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku
giữa Nhật Bản với Trung Quốc
Chương này tập trung tìm hiểu các nội dung liên quan đến tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Senkaku bao gồm vị trí địa lý, đặc điểm, tên gọi của quần đảo,
nguồn gốc lâu đời của tranh chấp từ trước năm 1972 cùng với đó là hệ thống lý
thuyết quan hệ quốc tế về tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Chương 2: Quá trình tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku giữa
Nhật Bản với Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 2022
Trong chương này, khóa luận nghiên cứu về những nhân tố tác động đến tranh
chấp, từ đó làm rõ quan điểm, yêu sách chủ quyền của Nhật Bản, Trung Quốc và
các bên liên quan; phân tích diễn biến cùng với các sự kiện nổi bật trong quá trình
tranh chấp tại quần đảo Senkaku từ năm 1972 đến năm 2022; tìm hiểu về thực trạng
của tiến trình giải quyết tranh chấp thông qua nỗ lực của các bên và những cơ chế,
tổ chức liên quan.
Chương 3: Tác động, kịch bản và đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp
Dựa vào dữ liệu từ chương 2, khóa luận tập trung nghiên cứu, đánh giá tác
động của tranh chấp đối với khu vực và quan hệ của hai nước, đưa ra dự báo bộ
kịch bản có thể diễn ra trong quá trình tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku
trong thời gian tới. Thông qua đó đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết tranh
chấp, quản lý xung đột mà Nhật Bản với Trung Quốc có thể xem xét để giải quyết
tranh chấp trong hòa bình, hợp tác.
12

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO
SENKAKU GIỮA NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm tranh chấp
Từ định nghĩa của từ điển Luật học Black “Tranh chấp (dispute) là sự mâu
thuẫn hoặc bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi giữa các bên; sự đòi hỏi về yêu
cầu hay quyền lợi của một bên được đáp trả lại bởi một yêu cầu hay lý luận trái
ngược của bên kia” (Bryan, 1999).
Trong phán quyết năm 1924 về vụ tranh chấp Mavrommatis Palestine
Concessions, Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) - Tiền thân của Tòa án
Công lý Quốc tế (ICJ) đã định nghĩa tranh chấp như sau: “Một tranh chấp là một sự
bất đồng về một vấn đề pháp lý hay thực tế, một sự xung đột về quan điểm pháp lý
hay lợi ích giữa hai bên”. Trong bản tiếng Pháp, định nghĩa trên còn thêm từ “mâu
thuẫn”, phán quyết này nêu rõ “Một tranh chấp là một sự bất đồng, mâu thuẫn về
một vấn đề pháp lý hay thực tế, một sự xung đột về quan điểm pháp lý hay lợi ích
giữa hai bên” (Waibel, 2017). Đây là một định nghĩa đủ rộng để có thể bao quát mọi
bất đồng giữa các quốc gia.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1992), tranh chấp là sự
tranh đấu, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa
hai bên. Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp được hiểu là những xung đột về quyền,
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật” (Viện ngôn ngữ học, 1992, tr. 27).
Từ các khái niệm trên có thể hiểu rằng tranh chấp là một thuật ngữ được sử
dụng để mô tả tình huống khi hai hoặc nhiều bên có ý kiến, lợi ích hoặc mục tiêu
trái ngược nhau và cố gắng tranh đấu hoặc đạt được ưu thế để giành được sự ủng hộ
hoặc đạt được mục tiêu của mình. Tranh chấp có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực và
thường xuất phát từ sự khác biệt trong quan điểm, lợi ích, giá trị, quyền lợi hoặc
mục tiêu giữa các bên. Tranh chấp có thể có mức độ và quy mô khác nhau, từ các
tranh chấp nhỏ nhất giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhỏ đến các tranh chấp lớn và
phức tạp giữa các quốc gia hoặc nhóm lớn.
Một tranh chấp giữa các quốc gia thông thường có nhiều khía cạnh và mang
tính hỗn hợp. Việc phân loại tranh chấp, về mặt pháp lý, không có nhiều ý nghĩa
13

nhưng nó giúp làm rõ hơn các khía cạnh khác nhau trong một tranh chấp. Điều này
cung cấp hiểu biết sâu sắc về bản chất của tranh chấp và hỗ trợ việc áp dụng các
biện pháp giải quyết phù hợp cho toàn bộ tranh chấp hoặc từng khác cạnh riêng biệt
của nó.
1.1.2. Khái niệm chủ quyền đối với đảo và quần đảo
Khái niệm chủ quyền (sovereignty) gắn liền với các quốc gia, dân tộc. Đây là
một trong những định nghĩa phức tạp và gây tranh cãi nhất. Bắt nguồn từ thuật ngữ
Latin “Superanus”, có nghĩa là “tối cao”, chủ quyền biểu thị quyền lực tối cao của
nhà nước nhằm thu hút sự phục tùng của người dân sống trong đó. Điều đó có nghĩa
là quyền lực của nhà nước là không thể nghi ngờ và nhà nước có quyền yêu cầu
công dân của mình phải trung thành. (Bhadauria, 2012). Theo Hiệp ước Westphalia
năm 1648, chủ quyền được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một
quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được
trên bình diện quốc gia và quốc tế (Đào Minh Hồng, & Lê Hồng Hiệp, 2013). Còn
theo Chính trị gia V. Pușcaș, chủ quyền là “quyền lực tối cao mà nhà nước được
người dân ban tặng thông qua các hình thức dân chủ lập hiến và, với tư cách là
quyền lực tối cao của nhà nước, ngụ ý sự độc quyền của nó đối với lãnh thổ quốc
gia và sự độc lập của nó khỏi bất kỳ thế lực bên ngoài nào khác” (TĂTAR &
MOIȘI, 2022)
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (United Nations
Convention on Law of the Sea - UNCLOS), đảo là một vùng đất tự nhiên có nước
bao bọc nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên (UNCLOS, 1982, Điều 121). Quần
đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và
các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau (UNCLOS, 1982, Điều 46).
Khái niệm chủ quyền đối với đảo và quần đảo là một khái niệm pháp lý quan
trọng trong luật pháp quốc tế và luật biển. Nó liên quan đến quyền sở hữu và quản
lý của một quốc gia đối với một hoặc nhiều đảo hoặc quần đảo nằm trong lãnh thổ
biển của họ. Các quốc gia thường xác định chủ quyền đối với đảo và quần đảo dựa
trên các nguyên tắc pháp lý quốc tế, bao gồm UNCLOS. Theo UNCLOS, các quốc
gia ven biển có chủ quyền đối với các đảo và quần đảo nằm trong vùng lãnh hải 12
hải lý từ bờ (UNCLOS, 1982, Điều 3) và vùng biển 200 hải lý nằm ngoài lãnh hải,
tiếp liền lãnh hải, được gọi là Vùng Đặc quyền Kinh tế (UNCLOS, 1982, Điều 56).
14

Chủ quyền đối với đảo và quần đảo không chỉ bao gồm quyền thống nhất
lãnh thổ mà còn liên quan đến quyền kiểm soát và sử dụng tài nguyên tự nhiên
trong khu vực đó. Tuy nhiên, các tranh chấp chủ quyền thường xuyên xảy ra giữa
các quốc gia về việc xác định ranh giới của lãnh thổ biển và các đảo, đặc biệt là
trong những khu vực có giá trị chiến lược và tài nguyên lớn. Để chứng minh yêu
sách chủ quyền của mình đối với một hòn đảo, quốc gia phải chứng minh rằng hành
động của mình được thực hiện với mục đích thiết lập hoặc thể hiện chủ quyền (à
titre de souverain) (Bowett, 1979, tr. 54-57). Một quốc gia không cần phải thể hiện
ý định thiết lập chủ quyền của mình nếu quốc gia thứ hai đồng ý với chủ quyền đó
dựa trên quy định và sự đồng ý (Katter, 2003, tr. 444-445).
1.1.3. Khái niệm tranh chấp chủ quyền trên biển đối với đảo và quần đảo
Tranh chấp chủ quyền là sự bất đồng giữa hai hoặc nhiều chủ thể về quyền sở
hữu, quyền kiểm soát hoặc quyền tài phán đối với một lãnh thổ, một vùng biển, tài
sản hoặc tài nguyên trong khu vực đó. Các tranh chấp chủ quyền có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, bao gồm sự mơ hồ hoặc đối lập trong việc xác định biên giới,
định rõ lịch sử, văn hóa và lợi ích kinh tế giữa các bên.
Biển và đảo, quần đảo có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nó vừa là vấn đề chủ quyền của mỗi quốc
gia, dân tộc, vừa là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế. Việc giải quyết các vấn
đề về xâm phạm chủ quyền trên biển luôn là một công việc khó khăn, đòi hỏi tính
đảm bảo các mục tiêu giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc
gia. Có thể phân định tranh chấp trên biển làm hai nhóm chính: tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ và tranh chấp trong việc phân định ranh giới, biên giới trên biển.
Theo đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo luôn là một trong những
vấn đề thời sự nóng bỏng của thế giới, tuy không còn lạ lẫm nhưng hiện nay vấn đề
này đang được đẩy lên một mức cao hơn khiến cho tình hình tại một số khu vực trở
nên căng thẳng và phức tạp. Một số tranh chấp nổi bật có thể kể đến như tranh chấp
giữa Anh và Argentina về chủ quyền quần đảo Falkland/ Malvinas ở phía bên kia
bán cầu; tranh chấp giữa Nhật Bản với các quốc gia khác bao gồm Nhật Bản-Hàn
Quốc tại quần đảo Dokdo/ Takeshima, Nhật Bản-Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/
Điếu Ngư, Nhật Bản-Nga tại quần đảo Nam Kurils/ Các vùng lãnh thổ phương Bắc;
trên Biển Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á diễn ra
15

ngày càng phức tạp, trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới; tranh chấp tại
vùng biển Caspi, nơi sở hữu những “giếng” dầu lớn nhất thế giới giữa Azerbaijan,
Turkmenistan, Kazakhstan, Iran và Nga…
Đối với các vùng biển chồng lấn1, việc hoạch định các vùng chồng lấn sẽ dựa
trên quy định của UNCLOS 1982, theo đó, Điều 74 và 83 quy định “việc phân định
vùng đặc quyền kinh tế/ thềm lục địa giữa các quốc gia có đường bờ biển liền kề
hoặc đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận phù hợp với luật
pháp quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế để đi đến
một giải pháp công bằng”. (UNCLOS, 1982, Điều 74[1] & Điều 83[1]). Đây được
xem là cơ sở pháp lý cho phân định biển cùng với Điều 15 về phân định lãnh hải.
Đối với các quốc gia có vùng chồng lấn, phân định biển có thể xem là một giải pháp
mà quốc gia có thể lựa chọn mặc dù công việc này thường phức rất phức tạp và đòi
hỏi nhiều thời gian hơn cho việc đàm phán nhưng sẽ giảm đáng kể nguy cơ xung
đột giữa các quốc gia nếu có thể xác định rõ ràng đường phân định biển. Đã có
nhiều ghi nhận về các trường hợp tranh chấp này, chẳng hạn như tranh chấp về phân
định vùng biển Aegean giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp từ thế kỷ XX đến nay; tranh
chấp phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý giữa Nicaragua và Colombia; Ấn Độ
Dương cũng dậy sóng khi Mauritius gửi thông báo khởi kiện Maldives liên quan
đến tranh chấp phân định biển giữa hai nước vào năm 2019; hay như vụ tranh chấp
đã được hòa giải thành công giữa Australia và Timor Leste tại Tòa Công lý Quốc tế
năm 2013…
Tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku là
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nảy sinh do xung đột về quan điểm pháp lý giữa hai
nước trong việc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo này với các yếu tố lịch
sử kể từ thế kỷ XIX, đồng thời liên quan đến việc phân định biển khi cả hai quốc
gia đều muốn phân định biên giới tại vùng biển Hoa Đông để có thể tận dụng các tài
nguyên tự nhiên trong vùng biển cũng như thể hiện quyền chủ quyền của mình. Đối
tượng tranh chấp là năm hòn đảo không người ở và ba bãi đá tại khu vực. Chủ thể

1
Vùng chồng lấn “là một khu vực biển mà hai hay nhiều quốc gia đều có yêu sách hợp pháp theo luật pháp
quốc tế” (Nguyễn Thị Thu Trang & Hà Ngọc Hoàng 2020). Theo đó, vùng chồng lấn được hình thành khi
các quốc gia có đường bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau nhưng khoảng cách bờ biển giữa các nước này
không đủ để mỗi nước xác lập chiều rộng tối đa cho các vùng biển. Dựa theo khoảng cách bờ biển để tạo ra
vùng chồng lấn mà trong đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có diện tích rộng hơn nên khả năng hình
thành vùng chồng lấn là rất lớn.
16

tranh chấp ngoài hai chủ thể chính là Nhật Bản và Trung Quốc còn có Đài Loan và
chủ thể gián tiếp là Hoa Kỳ.
1.2. Khái quát về quần đảo Senkaku (tên gọi, đặc điểm, vị trí địa lý)
Senkaku (尖 閣 諸 島/ 尖 閣 群 島) - theo cách gọi của người Nhật hay theo
cách gọi của Trung Quốc đại lục và Đài Loan là Điếu Ngư và Điếu Ngư Đài (钓 鱼
岛/ 钓 鱼 岛 及 其 附 属 岛 屿/ 釣 魚 台 群 島) là tên của một nhóm các quần đảo
không người ở do Nhật Bản duy trì quyển kiểm soát thực tế trên Biển Hoa Đông.
Tên của quần đảo được đặt bởi Hisashi Kuroiwa, một giảng viên tại Trường Sư
phạm Okinawa. Bắt nguồn từ hình dáng của các hòn đảo thuộc đảo Uotsuri-shima
(和 平 嶼), cái tên Senkaku có nghĩa là “đảo nhọn”. Các ghi chép về quần đảo
Senkaku đã có từ thế kỷ XV, trong các thư tịch cổ của Trung Quốc, khi đó, cả tên
tiếng Trung là Điếu Ngư (釣 魚) và tên tiếng Nhật của đảo chính Uotsuri (和 平)
đều có nghĩa là “câu cá”. Tư liệu tiếng Anh đầu tiên về quần đảo là trong ghi chép
về chuyến hải trình của James Colnett trên tàu Argonaut, cái tên “Quần đảo
Pinnacle” lần đầu tiên được sử dụng từ đây khi Colnett lập hải đồ cho chúng và
trong những năm 1870 và 1880 (Colnett, 1968). Cái tên Quần đảo Pinnacle được
hải quân Anh sử dụng cho các bãi đá tiếp giáp với đảo Uotsuri-shima, đảo Kuba-
shima (久 場 島) và đảoTaishō-tō (大 正 島). Tên Pinnacle của hòn đảo được sử
dụng tương đương với Senkaku hay Điếu Ngư, tuy nhiên, tất cả các thư tịch và sách
trên đều không xác định chủ quyền của đảo thuộc về cá nhân hoặc quốc gia nào.
Quần đảo Senkaku bao gồm năm đảo chính, trong đó hòn đảo lớn nhất là
Uotsuri-shima, gần đó là Kita-kojima (北 小 島) và Minami-kojima (南 小 島), về
phía Bắc một chút là Kuba-shima và phía Đông là Taishō-tō, cùng với ba bãi đá là
Okinokita-iwa (沖 の 北 岩), Okinominami-iwa (沖 の 南 岩) và Tobise-iwa (飛
瀬) tạo nên quần đảo Senkaku. Về mặt địa chất, tất cả tám đảo nhỏ đều được hình
thành từ núi lửa từ thời Neocene và có chung đặc điểm địa lý đặc trưng bởi các đỉnh
núi cao và những vách đá dựng đứng. Các đảo này nằm rải rác trên biển Hoa Đông,
cách xấp xỉ 120 hải lý về phía Đông Bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía Đông Trung
Quốc đại lục và cách 200 hải lý về phía Nam của đảo Okinawa Nhật Bản (Park,
1983, tr. 32). Với tổng diện tích chỉ vỏn vẹn 7 km² với độ sâu từ 100-150m, nơi cao
nhất 383m, ước tính chỉ mất 5 đến 7 tiếng để ngư dân Nhật Bản sử dụng tàu đánh cá
17

từ đảo Ishigaki-shima, nếu chính phủ Trung Quốc sử dụng tàu tuần tra của họ từ
Trung Quốc thì phải mất hai ngày.
Một số cuộc khảo sát đã được tiến hành trên quần đảo Senkaku, kết quả cho
thấy sự hiện diện của hơn 300 loài động thực vật trên đảo, nơi đây còn được ghi
nhận là môi trường sống của một số động vật quý hiếm như chuột chũi Senkaku và
hải âu đuôi ngắn. Uotsuri-shima là hòn đảo lớn nhất (Đảo Uotsuri được hình thành
từ các mũi đất trong phạm vi 250 đến 350 mét kéo dài từ đông sang tây, với điểm
cao nhất là 363 mét) và được mô tả giống như “một ngọn núi đột nhiên nhô ra khỏi
biển” (Kuniyoshi, 2016, tr. 93). Trong quá khứ, Uotsuri-shima và các đảo lân cận:
Kita-kojima và Minami-kojima là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim biển với
hàng chục ngàn con tràn ngập các hòn đảo trong mùa sinh sản (Meiji Era Survey,
2015). Vì lý do này, những người đi biển Nhật Bản đi thuyền từ các đảo chính Nhật
Bản thường gọi quần đảo Senkaku là “Torishima” hay “Đảo chim”. Thậm chí ngày
nay, người dân Okinawa vẫn gọi chung các đảo Minami-kojima và Kita-kojima là
“Torishima” (Rüegg, 2022, tr. 39).
Để chứng minh chủ quyền của mình trên quần đảo Senkaku, Nhật Bản và
Trung Quốc đều nhấn mạnh đến các bản đồ cổ. Cả hai bên đều cố gắng chứng minh
chủ quyền của mình đối với quần đảo bằng cách tham khảo các bản đồ mà các được
thể hiện là thuộc về Trung Quốc (hoặc Đài Loan) hoặc Nhật Bản. Về phần mình,
Bắc Kinh cho rằng quần đảo đã thuộc quyền tài phán của Trung Hoa từ thời nhà
Minh và Thanh. Cụ thể, tướng Hu Zongxian (Hồ Tông Hiến) từng được cử làm chỉ
huy lực lượng bảo vệ duyên hải truy bắt “hải tặc Nhật” vào năm 1556; và trong bản
đồ hàng hải của mình, tướng Hu Zongxian đã đưa quần đảo vào phần thuộc tỉnh
Phúc Kiến (Serita, 2023, tr.70). Trong thực tế, kể từ khi được đưa vào lãnh thổ Nhật
Bản vào tháng 1 năm 1895, quần đảo Senkaku đã thuộc về Nhật Bản. Người đầu
tiên đặt chân đến Uotsuri là người Nhật - Tatsuhiro Koga đến từ Fukuoka đã khám
phá quần đảo này lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản năm 1884 và nộp đơn lên
chính phủ Nhật Bản vào năm sau để xin thuê quần đảo. Sau một số nghiên cứu thực
địa do chính quyền tỉnh Okinawa thực hiện, năm 1895, sau khi chiến thắng của
Nhật Bản trong Chiến tranh Trung - Nhật được đảm bảo, chính phủ Nhật Bản đã
thông qua nghị quyết Nội các về việc sáp nhập quần đảo Senkaku vào lãnh thổ của
mình (đặt đảo Uotsuri-shima và Kuba-shima thuộc quyền quản lý của tỉnh
18

Okinawa). Vào tháng 4 năm 1896, chính phủ quyết định gộp quần đảo Senkaku và
huyện Yaeyama và chỉ định chúng là đất thuộc sở hữu nhà nước. Trong lịch sử, đây
là hành động chiếm hữu đầu tiên của quần đảo Senkaku và kể từ đó quyền cai trị
hiệu quả của Nhật Bản đối với quần đảo này vẫn tiếp tục.
Trong khi đó, vào năm 1895, Koga lại nộp đơn lên chính phủ để xin cho thuê
quần đảo. Tháng 9 năm 1896, ông được cấp quyền cho thuê bốn hòn đảo (Uotsuri-
shima, Kuba-shima, Minami-Kojima và Kita-Kojima) miễn phí trong 30 năm (Meiji
29, 1896). Kể từ đó hàng năm, rất nhiều công nhân khai hoang đã được cử đến quần
đảo và "Làng Kogamura" được thành lập trên Kuba-shima. Đây là nơi định cư đầu
tiên của con người trên quần đảo. Sau đó một nhà máy sản xuất cá ngừ khô và thu
thập lông chim hải âu được xây dựng ở Uotsuri-shima. Vào thời kỳ đỉnh cao, có
hơn 200 người làm việc trên đảo, mặc dù không biết làm thế nào họ có thể sống
được ở nơi biệt lập không có gas, điện và nguồn cung cấp nước hạn chế này.
Koga được cho là đã nộp thuế tài sản trên quần đảo, nhưng hồ sơ duy nhất
được tìm thấy là Hồ sơ đăng ký đất đai từ năm 1932 vẫn còn trong nhật ký đăng ký
đã đóng tại văn phòng Ishigaki của Cục Pháp lý Khu vực Naha. Không có giấy phép
xây dựng nào cho thấy nhà máy chế biến cá ngừ từng tọa lạc ở Uotsuri-shima
(Yukio, 2012, tr. 2). Koga Zenji đã tiếp quản hoạt động từ cha mình, nhưng do
chiến tranh leo thang ở Trung Quốc, cụ thể là Sự kiện Mãn Châu và sau đó là Chiến
tranh Trung - Nhật lần thứ hai, ông đã rút lui khỏi hoạt động kinh doanh. Quần đảo
Senkaku một lần nữa trở thành nơi không có người ở. Sau chiến tranh, với việc
Okinawa nằm dưới sự quản lý của quân đội Hoa Kỳ, các đảo Kuba-shima và
Taisho-to được sử dụng làm mục tiêu thực hành ném bom, nhưng quân đội Hoa Kỳ
không thực hiện bất kỳ biện pháp nào chống lại các tàu đánh cá từ các nước láng
giềng thường xuyên lui tới vùng biển quanh các đảo nhỏ. Thuyền đánh cá từ Đài
Loan đặc biệt nhiều. Ngư dân Đài Loan sẽ cập bến đảo Uotsuri khi trời có bão và
chờ nước biển rút bớt, được biết, hòn đảo này được lót bằng những lán trại do ngư
dân Đài Loan xây dựng.
Đến năm 1972, Okinawa được trả cho người Nhật. Senkaku lại trở về tay
Koga Zenji. Đây cũng là thời điểm mà trữ lượng dầu khí được được xác định xung
quanh các đảo. Do không có người thừa kế, Koga Zenji quyết định bán Senkaku cho
19

dòng tộc Kurihara với điều kiện Kurihara chỉ bán lại cho nhà nước chứ không bán
cho bất kỳ ai khác (Chavez, 2013, tr. 62).
Lý do chuỗi đảo này được chú ý đến là vì năm 1969, Ủy Hội Kinh tế Á châu
và Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc (UN Economic Commission for Asia and the
Far East - ECAFE, là tiền thân của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương
Liên Hợp Quốc) xác định tiềm năng dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản cũng như giao
thông hàng hải và ngư trường phong phú nằm trong khu vực này. Có thông tin cho
rằng đáy biển nông giữa Nhật Bản và Đài Loan có thể chứa nguồn tài nguyên dầu
mỏ đáng kể, có thể sánh ngang với khu vực Vịnh Ba Tư. Giá trị địa chính trị của
quần đảo Senkaku chủ yếu xuất phát từ nguồn tài nguyên kinh tế và vị trí chiến lược
quân sự. Khu vực có ngư trường phong phú và trữ lượng dầu khí đáng kể nằm dưới
đáy biển, nếu được quân sự hóa, các đảo có thể cung cấp một tiền đồn chiến lược tại
điều kiện thuận lợi cho hoạt động tình báo tập hợp và triển khai sức mạnh ở biển
Hoa Đông, khu vực Đài Loan và quần đảo Ryukyu. Hơn nữa, các đảo tranh chấp có
ý nghĩa quan trọng xét về giá trị tiềm năng của chúng trong việc phân định ranh giới
trên biển. Tầm quan trọng về mặt chiến lược, kinh tế và lãnh thổ của quần đảo này
tương ứng với ý nghĩa biểu tượng của chúng đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Đài
Loan. Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp này sẽ ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh
thổ khác của các bên tranh chấp, khiến cho việc nhượng bộ khó có thể xảy ra. Nói
một cách chính xác hơn, tranh chấp tại quần đảo Senkaku liên quan đến hai khía
cạnh: chủ quyền đối với quần đảo và việc phân định biên giới trên biển và vùng đặc
quyền kinh tế cùng những lo ngại về an ninh, lợi ích kinh tế cũng như các yêu cầu
của luật pháp quốc tế, tình hình nội bộ cùng với các vấn đề về bản sắc dân tộc và
những bất hòa trong lịch sử.
Hiện tại, Hoa Kỳ công nhận Nhật Bản là quốc gia quản lý của đảo và sử dụng
tên tiếng Nhật “Senkaku” trong các thông cáo và tuyên bố chính thức, nhưng lập
trường chính thức của Hoa Kỳ là không công nhận bất kỳ bên nào của việc tranh
chấp lãnh thổ là chủ thể sở hữu chủ quyền duy nhất của lãnh thổ.
1.3. Nguyên nhân tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại
quần đảo Senkaku
Lãnh thổ tranh chấp có thể có giá trị hữu hình hoặc vô hình hoặc kết hợp cả
hai. Giá trị hữu hình thường đề cập đến các nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng
20

như dầu mỏ và giá trị chiến lược, cũng như liệu lãnh thổ đó có phải là lãnh thổ đất
liền so với các đảo ngoài khơi hay không và liệu nó có dân số thường trú hay
không. Lãnh thổ có giá trị vô hình nếu có mối liên hệ với người dân đại lục, lãnh
thổ được coi là một phần của quê hương so với việc có tình trạng phụ thuộc, hoặc
giá trị mang tính biểu tượng, dân tộc chủ nghĩa dựa trên sự mất quyền tự chủ hoặc
cảm giác gắn bó với lãnh thổ (Wiegand, 2016). Câu hỏi trước mắt được đặt ra rằng:
Tại sao cả chính phủ lẫn các nhà hoạt động từ cả hai nước đều nhất quyết khẳng
định yêu sách của mình đối với chuỗi đảo và kiên quyết không từ bỏ yêu sách chủ
quyền của mình trong gần nửa thế kỷ qua? Trong số các lý do được liệt kê ở trên có
thể thấy, vị trí chiến lược và trữ lượng dầu mỏ là nguyên nhân duy nhất cho sự tồn
tại của cuộc tranh chấp, nhưng giá trị biểu tượng của hòn đảo mới là yếu tố quyết
định khả năng kéo dài của cuộc xung đột.
Đầu tiên, người ta thường cho là quần đảo Senkaku nằm ở vị trí có giá trị
chiến lược giữa Đài Loan và Okinawa. Như đã nêu trước đây, theo quan điểm của
Trung Quốc, quần đảo này được Trung Quốc sử dụng cho mục đích phòng thủ
chống lại cướp biển Nhật Bản vào thời nhà Minh. Hơn nữa, nơi đây còn được Hoa
Kỳ sử dụng để tổ chức các cuộc tập trận quân sự từ những năm 1950 đến 1970. Tuy
nhiên, trong thời đại vũ khí và tên lửa tầm xa, giá trị chiến lược của quần đảo này
vẫn chưa đáng kể, không những thế, không có cơ sở hạ tầng hoặc máy móc trên đảo
có thể sử dụng được cho mục đích quân sự. Chỉ có một trong những hòn đảo là
Uotsuri-shima có diện tích bề mặt lớn hơn 1,5 dặm vuông (941 mẫu Anh), nhưng
với diện tích đó, nó chỉ “lớn hơn một chút so với Công viên Trung tâm của thành
phố New York” (Manyin, 2013, tr. 1, theo đó, diện tích của Công viên Trung tâm là
843 mẫu Anh). Theo đó, các hòn đảo có rất ít không gian để che giấu tài sản. Trong
một kịch bản xung đột, các tài sản trên đảo sẽ khó có thể sống sót sau một loạt mở
màn do chúng dễ xác định. Vì vậy, trong khi giá trị chiến lược của quần đảo không
phải là không có, nhưng nó lại khá thấp. Theo một cựu phó đô đốc Nhật Bản, chúng
“chỉ là những tảng đá rác, không có giá trị chiến lược” (Hall, 2019, tr. 15).
Thứ hai, về tài nguyên dầu mỏ tại quần đảo. Khi những gợi ý về tài nguyên
dầu mỏ của khu vực này được công khai, quả thực các bên xung đột không thể bỏ
qua cơ hội này, khi một bên là quốc gia khan hiếm tài nguyên và phụ thuộc nhiều
vào nhập khẩu như Nhật Bản, và Trung Quốc, với nhu cầu ngày càng tăng về tài
21

nguyên do tăng trưởng kinh đã tế để mắt tới nguồn tài nguyên xung quanh quần
đảo, đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn gốc của tranh chấp vào những
năm 1970. Hơn nữa, khu vực này cũng là nơi có ngư trường phong phú, là một
nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng khác trong thời đại đại dương ngày càng cạn
kiệt tài nguyên biển. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Beck chỉ ra rằng kết quả của
các cuộc điều tra được tiến hành xung quanh quần đảo vào cuối những năm 1960
chỉ đơn giản là những gợi ý chưa được xác nhận bởi các cuộc điều tra địa chất chi
tiết hơn hoặc khoan thăm dò (Beck, 2010, tr. 160-63). Hơn nữa, các giả định về
nguồn tài nguyên phong phú không bị giới hạn chỉ ở vùng biển xung quanh quần
đảo Senkaku mà còn bao gồm một khu vực rộng 200.000 km² ở phía Đông Bắc Đài
Loan (Masahiro, 2013). So với phần còn lại của biển Hoa Đông, các vùng xung
quanh quần đảo Senkaku không chứa lượng tài nguyên lớn hơn bất kì khu vực nào
khác trong đại dương này. Tương tự, không có tài nguyên nào được tìm thấy trên
các đảo, chỉ có cỏ và rau dại, phân hải âu hoặc dương xỉ. Tóm lại, có thể nói rằng
vùng biển xung quanh các đảo chỉ bao gồm một khu vực rất nhỏ của biển Hoa
Đông, nơi chứa đựng toàn bộ nguồn tài nguyên phong phú về dầu, khí đốt và cá
(Beck, 2010, tr.151-53).
Bỏ qua những cân nhắc chiến lược và cạnh tranh tài nguyên có thể xảy ra, giờ
đây ta sẽ xem xét kỹ hơn giá trị biểu tượng của quần đảo Senkaku. Đối với Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, quần đảo Senkaku đã bị Nhật Bản “đánh cắp” bởi “Hiệp
ước bất bình đẳng” – Hiệp ước Shimonoseki 1895. Theo đó, việc lấy lại quyền kiểm
soát các lãnh thổ bị đánh cắp bởi các hiệp ước bất bình đẳng của các cường quốc
phương Tây hoặc Nhật Bản trong “Thế kỷ ô nhục” 2 đại diện cho mục tiêu quốc gia
của chính phủ Trung Quốc. Đối với Nhật Bản, việc giữ chặt quyền kiểm soát và
quản lý tại quần đảo Senkaku là biểu tượng của sự tự chủ và chủ quyền lãnh thổ của
quốc gia này. Việc duy trì kiểm soát quần đảo không những thế còn giúp Nhật Bản
củng cố vị thế trong các cuộc tranh luận về an ninh khu vực. Hơn nữa, chuỗi đảo
còn có tầm quan trọng mang tính biểu tượng ngang nhau đối với Nhật Bản cũng
như đối với Trung Quốc. Điều này là do giả định rằng nó đã được sáp nhập vào lãnh

2
“Thế kỷ ô nhục” hoặc “ Bách niên quốc sỉ”(百年国耻) là một thuật ngữ bắt nguồn từ chính người TQ,
nhằm miêu tả thời kì Trung Quốc bị xâu xé dưới sự thống trị của các nước đế quốc. Thế kỷ ô nhục kéo dài
khoảng 100 năm, bắt đầu từ sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Nha phiến lần đầu tiên vào năm 1839 đến khi
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949. Tuy nhiên cũng có những nguồn tư liệu khác nói
rằng “thế kỷ ô nhục” chấm dứt ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
22

thổ Nhật Bản vào cuối thời Minh Trị (1868–1912), vào thời điểm Nhật Bản đã phát
triển thành một cường quốc được quốc tế công nhận và là một quốc gia hiện đại
theo đuổi quyền bá chủ trong khu vực trong vòng vài thập kỷ. Cả Nhật Bản và
Trung Quốc đều có một số tranh chấp lãnh thổ tại khu vực khác trên Biển Đông. Do
đó, việc từ bỏ yêu sách của họ đối với Quần đảo Senkaku có thể đặt cả hai quốc gia
vào tình thế bất lợi liên quan đến một tranh chấp lãnh thổ khác. Kể từ khi Trung
Quốc bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng vào những năm 1970 và nâng cấp
mạnh mẽ lực lượng vũ trang, hai nước đã trở thành đối thủ kinh tế và chiến lược.
Đó là lý do tại sao cả hai bên xung đột đều cố gắng hết sức để không thể hiện bất kỳ
dấu hiệu yếu đuối nào đối với bên kia và sẽ không từ bỏ yêu sách chủ quyền của
mình đối với quần đảo Senkaku (SCHULTZ, 2013, tr.41).
Ngoài ra, vấn đề chính trị, liên quan đến chủ nghĩa dân tộc và hình ảnh bản
thân của người dân hai nền kinh tế lớn nhất và quốc gia có ảnh hưởng nhất châu Á
cũng là nguyên nhân khiến căng thẳng tiếp tục bùng phát. Đối với người Trung
Quốc nói riêng, tranh chấp quần đảo Senkaku đã trở thành một biểu tượng nhắc nhở
họ về hành động xâm lược quân sự trước đây của Đế quốc Nhật Bản và trốn tránh
trách nhiệm liên quan đến hành vi xâm lược này. Mặt khác, đối với người Nhật, các
hành động và khẳng định của Trung Quốc đối với quần đảo nhắc nhở họ về tầm
quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc và khả năng thống trị trong khu vực
trong tương lai. Chủ nghĩa dân tộc của cả hai bên tiếp tục cản trở mọi giải pháp, chủ
yếu là việc cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên, vì cả Nhật Bản và Trung
Quốc đều không sẵn sàng gác vấn đề chủ quyền sang một bên để thu được những
lợi ích kinh tế có thể có. Điều quan trọng cần ghi nhớ là tranh chấp này không chỉ
đơn thuần là một trò chơi ở cấp chính quyền cao nhất mà còn bắt nguồn sâu sắc từ
bản sắc dân tộc của những công dân bình thường. Do đó, các chính phủ liên quan
phải cân bằng các hành động chính sách đối ngoại của mình có tính đến những căng
thẳng trong nước. Quan hệ Trung - Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai xảy ra
từ những năm 1970, các chính phủ đã cố gắng giữ kín tranh chấp này càng ít càng
tốt để ngăn chặn sự xấu đi của các mối quan hệ chính trị rộng lớn hơn. Tuy nhiên,
các chính phủ nói trên cũng đã sử dụng tranh chấp như một công cụ để làm chệch
hướng sự chú ý khỏi các vấn đề trong nước.
23

Một cách tiếp cận khác về nguyên nhân của tranh chấp được rút ra từ các tư
liệu lịch sử về tranh chấp, chính là xem xét các yếu tố phi vật chất, chẳng hạn như
giá trị lịch sử, tôn giáo hoặc di sản dân tộc. Tuy nhiên, sự bất đồng thật sự giữa
Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo này có nguồn gốc tương đối gần đây, bắt đầu
khi Bắc Kinh lần đầu tiên công khai thách thức chủ quyền của Nhật Bản bằng tuyên
bố chủ quyền của riêng mình vào năm 1970. Trước đó, sự tồn tại của các quần đảo
tương đối mờ nhạt, chúng không có ý nghĩa tôn giáo hay lịch sử đáng chú ý, không
có công dân Trung Quốc nào từng sống ở đó và một nhà máy chế biến cá của Nhật
Bản đã ở đó trước chiến tranh đã bị bỏ hoang từ lâu. Đáng chú ý, vào năm 1972, khi
Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei đề cập đến quần đảo với Thủ tướng Trung
Quốc Chu Ân Lai trong các cuộc đàm phán bình thường hóa, câu trả lời của Chu Ân
Lai là, "Bởi vì dầu đã nổi lên, đó là lý do tại sao đây là một vấn đề." (Ishi, 2010, tr.
68). Do đó, rất khó để tranh luận rằng các hòn đảo sở hữu bất kỳ dòng dõi lịch sử xa
xôi nào có giá trị. Thậm chí ngày nay, các hòn đảo vẫn chỉ là những thực thể nhỏ,
biệt lập, không có người ở mà không có dân số, cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hoặc các
địa điểm có hậu quả tôn giáo hoặc lịch sử lớn.
Nhìn vào những cách tiếp cận trên, có thể thấy vấn đề tranh chấp Senkaku
xoay quanh ba nguyên nhân chính. Đầu tiên và rõ ràng nhất là nguyên nhân kinh tế
khi trữ lượng dầu mỏ được phát hiện. Vì vậy việc kiểm soát các hòn đảo, theo
UNCLOS sẽ cho phép quốc gia có thể tận dụng các nguồn tài nguyên này, từ đó
giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Cùng với tiềm năng khai thác của khu vực để
đánh bắt cá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành đánh bắt cá của một
trong hai quốc gia. Thứ hai là những lợi ích trong việc kiểm soát khu vực, an ninh
và chiến lược, đây được xem là lý do quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc
trong sự phát triển tại biển Hoa Đông mà còn mang lại lợi thế cho quốc gia. Cuối
cùng là tầm quan trọng chính trị to lớn của quần đảo trong các cuộc thảo luận về
chủ nghĩa dân tộc của hai quốc gia (Szanto, 2021). Trung Quốc bất bình vì vuột mất
quần đảo vào tay Nhật Bản trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất và một lần
nữa làm tăng thêm những đau khổ mà họ phải gánh chịu trong Thế kỷ ô nhục. Đó là
lý do tại sao việc phục hồi các hòn đảo là một phần thiết yếu trong dự án quốc gia
của Trung Quốc và trong việc khôi phục danh dự của đất nước. (Szanto, 2021). Mặt
khác, ở Nhật Bản, nhận thức về Trung Quốc chưa tốt nên giới tinh hoa chính trị lợi
24

dụng tình hình căng thẳng tại quần đảo để trục lợi trong nước. (Szato, 2021). Hơn
nữa, Nhật Bản tin rằng đã đến lúc lấy lại vị thế siêu cường trong khu vực và địa vị
quốc tế nên những căng thẳng đang diễn ra với Trung Quốc đã trở thành chiến lược
chính để thực hiện mục tiêu này (Ramos-Mrosovsky, 2008, tr. 938).
1.4. Khái quát về tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại
quần đảo Senkaku trước năm 1972
Lịch sử tranh chấp tại quần đảo này rất phức tạp và cần được chia thành các
phần quan trọng để hiểu được các cột mốc quan trọng xác định lộ trình lịch sử của
quần đảo Senkaku. Trong khi Trung Quốc cho rằng đây là lãnh thổ của họ từ thời xa
xưa thì Nhật Bản lại viện dẫn các khẳng định pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế làm
cơ sở cho chủ quyền của mình đối với quần đảo Senkaku - quần đảo mà trên thực tế
Nhật Bản đã nắm quyền kiểm soát kể từ năm 1895 mà không có bất kỳ khiếu nại
nào từ phía Trung Quốc. Tranh chấp này có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước đây và
chỉ trở nên căng thẳng vào cuối những năm 1960 sau các cuộc khảo sát của ECAFE
tuyên bố có thể có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ ngoài khơi quần đảo
Senkaku (Chansoria, 2018, tr. 40). Các ghi chép lịch sử đã ghi lại rằng tranh chấp
lần đầu tiên nảy sinh vào năm 1372 khi Trung Quốc và Nhật Bản được cai trị dưới
sự chỉ huy của nhà Minh và nhà Mạc phủ Tokugawa. Tranh chấp bắt nguồn từ
Ryukyu (Lưu Cầu) - một vương quốc độc lập trong khoảng thời gian từ năm 1429
đến 1879, nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Vương quốc Ryukyu thiết lập quan hệ
ngoại giao với nhiều nước ở khu vực Đông Á. Mối quan hệ đó có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của vương quốc Ryukyu, trong đó, quan hệ với Trung Quốc và
Nhật Bản được triều đình Ryukyu đặc biệt coi trọng, nhất là Trung Quốc. Mối quan
hệ với Trung Quốc có tính chất bảo hộ cho nhiều hoạt động bang giao khác của
Ryukyu.
Quan điểm chính thức của Công hòa Nhân dân Trung Hoa là “Điếu Ngư đảo
là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc về mọi mặt lịch sử, địa lý và pháp lý” (Ministry
of Foreign Affairs of The People’s Republic of China, 2012), theo bằng chứng lịch
sử về việc quần đảo được quản lý như một phần của Đài Loan kể từ thời nhà Minh
và nhà Thanh. Những người Trung Quốc khẳng định lịch sử phần lớn dựa trên bằng
chứng lịch sử, chủ yếu dưới ba phạm trù chính: việc Trung Quốc sử dụng và đặt tên
các đảo, quyền quản lý các đảo thời nhà Minh và các hải đồ từ thời đó minh họa
25

quần đảo là lãnh thổ của Trung Quốc. Để hỗ trợ cho tuyên bố của mình, Bắc Kinh
viện dẫn các hồ sơ từ nhà Minh và nhà Thanh, bao gồm các ghi chép khác nhau,
trong số đó có hải đồ và các báo cáo của chính phủ từ thời nhà Minh (1368-1644)
và nhà Thanh (1644 – 1912). Trung Quốc khẳng định rằng triều đại nhà Minh coi
các hòn đảo này là một phần lãnh thổ biển của mình và đưa chúng vào các bản đồ
và tài liệu về các khu vực được phòng thủ bờ biển của nhà Minh bao phủ. Theo
Trung Quốc, nhà Thanh đã đi xa hơn và đặt chúng dưới quyền tài phán của Đài
Loan, vốn là một phần của nhà Thanh. Tuy nhiên, mặc dù có những tuyên bố rằng
ngư dân Trung Quốc đã sử dụng các đảo này làm nơi trú ẩn tạm thời và sửa chữa,
Trung Quốc dường như chưa từng thiết lập một khu định cư lâu dài cho dân thường
hoặc quân nhân, và dường như cũng không duy trì lực lượng hải quân thường trực ở
các vùng biển lân cận.
Ngược lại, lập luận của Nhật Bản phần lớn phớt lờ quan điểm lịch sử được đưa
ra trong các ghi chép của Trung Quốc. Quần đảo Senkaku được đo đạc và khảo sát
cụ thể bởi chính phủ Nhật Bản thông qua sự môi giới trung gian của tỉnh Okinawa
và một vài tác nhân khác (Ministry of Foreign Affairs of Japan [MOFA Japan], n.d.,
Câu hỏi số 2). Thông qua việc khảo sát này, Nhật Bản lập luận, các hòn đảo này
không có người ở, không có chủ sở hữu (terra nullius) 3 và “không có dấu vết nào
cho thấy chúng nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc” (MOFA Japan, n.d., Câu
hỏi số 2). Việc người Nhật sử dụng thuật ngữ “terra nullius” xuất hiện trong “Tờ
thông tin về quần đảo Senkaku” (Fact Sheet in the Senkaku Islands) do Bộ Ngoại
giao Nhật Bản ban hành vào tháng 11 năm 2012. Hơn nữa, để củng cố cho lập luận
của mình. Tokyo đã chỉ ra rằng một ngư dân tên Koga đã nộp đơn xin thuê quần
đảo vào năm 1884. Vào ngày 14 tháng 1 năm 1895 trong Chiến tranh Trung - Nhật
lần thứ nhất, chính phủ Nhật Bản chính thức sáp nhập quần đảo này thành lãnh thổ
của Nhật Bản (tỉnh Okinawa) thông qua Quyết định của Nội các ra lệnh xây dựng
các cột mốc quốc gia trên Quần đảo. Đối với Nhật Bản, chủ quyền của hòn đảo bắt
đầu từ năm 1895, khi chính phủ nước này thông qua quyết định của Nội các vào
ngày 14 tháng 1 để chính thức sáp nhập quần đảo này vào lãnh thổ Nhật Bản và
nghị quyết sau đây được thông qua, theo đó, “Quần đảo Kuba-shima và Uotsuri-

3
terra nullius – “vùng đất không của ai”, là một thuật ngữ tiếng Latin được sử dụng trong luật pháp quốc tế
để mô tả lãnh thổ chưa bao giờ thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào, hoặc lãnh thổ mà bất kỳ quốc gia có
chủ quyền nào trước đó đã từ bỏ chủ quyền một cách rõ ràng hoặc ngầm. (Vattel, 1758, tr. 207)
26

shima, nằm ở phía Tây Bắc quần đảo Yaeyama thuộc thẩm quyền của tỉnh
Okinawa, trước đây là đảo không người ở. Do những chuyến thăm gần đây tới các
hòn đảo nói trên của các cá nhân cố gắng tiến hành các hoạt động kinh doanh liên
quan đến đánh bắt cá, và rằng những vấn đề như vậy đòi hỏi phải có quy định nên
đã quyết định rằng [các hòn đảo] được đặt dưới thẩm quyền của tỉnh Okinawa. Dựa
trên quyết định này, kiến nghị của Thống đốc tỉnh Okinawa sẽ được chấp thuận. Vì
không có sự bất đồng nào về vấn đề này nên vụ việc sẽ được tiến hành dựa trên
quyết định trên. (Chính quyền Ryukyu, 1967, tr. 593).
Vào ngày 21 tháng 1 năm 1895, Thủ tướng Nhật Bản Hirobumi đưa ra chấp
thuận cuối cùng đối với quyết định của Nội các, và kế hoạch từ lâu của Thiên hoàng
Minh Trị nhằm sáp nhập các đảo tranh chấp giờ đây đã được ghi nhận và thực hiện.
Chính phủ Nhật Bản, cho đến nay, luôn coi quyết định nêu trên của Nội các là nền
tảng cơ sở pháp lý để khẳng định và biện minh cho yêu sách của mình đối với quần
đảo.
Sau thất bại trong chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất nổ ra vào năm 1894,
tháng 5 năm 1895, Nhật Bản và chính phủ nhà Thanh của Trung Quốc đã ký Hiệp
ước Shimonoseki (Treaty of Shimonoseki) kết thúc cuộc chiến tranh Trung - Nhật.
Theo hiệp ước mà Trung Quốc ngày nay coi là một trong số “các hiệp ước bất bình
đẳng” do nước ngoài ép buộc cường quốc, Trung Quốc đã nhượng Formosa (Đài
Loan) cho Nhật Bản “cùng với tất cả các đảo thuộc hoặc thuộc đảo Formosa nói
trên.” Hiệp ước không đề cập cụ thể đến quần đảo Senkaku và các đảo không được
thảo luận trong các phiên đàm phán (Upton, 1972, tr. 776; Ministry of Foreign
Affairs of The People’s Republic of China, 2012). Đáng chú ý Hiệp ước
Shimonoseki không chỉ là một hiệp ước hòa bình mà còn là một hiệp ước nhượng
bộ, kết thúc Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Đối với Trung Quốc, hiệp ước
có nghĩa là Nhật Bản giành được quyền kiểm soát lãnh thổ Đài Loan và sử dụng
chiến thắng trong chiến tranh để tuyên bố sáp nhập các đảo nhỏ. Do đó, Bắc Kinh
lập luận rằng quần đảo Senkaku đã phải được trả lại cho Trung Quốc khi Trung
Quốc lấy lại chủ quyền đối với Đài Loan sau Thế chiến thứ II. Ngược lại, Nhật Bản
khẳng định quần đảo này không thuộc vùng lãnh thổ được nhượng lại cho Nhật Bản
theo Hiệp ước Shimonoseki mà là được sáp nhập vào Nhật Bản như là “đảo vô chủ”
vài tháng trước khi Trung Quốc chính thức nhượng Đài Loan cho Nhật theo Hiệp
27

ước. Điều đó có nghĩa là, Nhật Bản đã bác bỏ tất cả các quyền lịch sử của Trung
Quốc đối với hòn đảo, cho rằng quần đảo Senkaku là một phần quan trọng của Nhật
Bản (Lee, I. & Ming, F., 2012, tr.18). Đây có thể xem là một cột mốc đánh dấu
tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku. Sau Hiệp ước
Shimonoseki, đã có đủ bằng chứng cho thấy Nhật Bản thực hiện quyền kiểm soát
hiệu quả đối với quần đảo Senkaku, bao gồm cả việc chính phủ Nhật Bản đặt quần
đảo Senkaku dưới quyền quản lý của quận Yaeyama (bao gồm nhóm đảo cực Nam
của tỉnh Okinawa) và cho Koga thuê một số quần đảo làm nơi đánh bắt cá ngừ và
xây dựng cơ sở xử lý.
Năm 1937 chiến tranh Trung - Nhật lại một lần nữa nổ ra. Quân đội Nhật
Bản đã rất mạnh mẽ và đến năm 1939, họ đã chiếm gần như toàn bộ bờ biển miền
Đông Trung Quốc cũng như các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Chiến dịch quân
sự của họ tiếp tục thành công trong vài năm nữa cho đến khi Mỹ tham gia, sau đó
sức mạnh của Đế quốc Nhật Bản bắt đầu suy giảm. Năm 1943, Mỹ, Anh và Tổng tư
lệnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã công bố Tuyên bố Cairo, trong đó
tuyên bố rằng “tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm từ Trung Quốc như Mãn
Châu, Formosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ), sẽ trả lại cho Trung Hoa Dân
Quốc. Nhật Bản cũng sẽ bị trục xuất khỏi tất cả các lãnh thổ khác mà nước này đã
chiếm giữ bằng bạo lực và lòng tham”. (Tuyên bố Cairo, 1943). Tuyên bố Cairo đã
được thống nhất giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra. Một năm rưỡi sau, chiến tranh ở
Châu Âu kết thú và chiến tranh ở Thái Bình Dương sắp đi đến hồi kết, các nhà lãnh
đạo một lần nữa triệu tập lại để ký Tuyên bố Potsdam vào tháng 7 năm 1945, trong
đó Điều 8 của Tuyên bố Potsdam có nội dung như sau: “Các điều khoản của Tuyên
bố Cairo sẽ được thực hiện và chủ quyền của Nhật Bản sẽ được giới hạn ở các đảo
Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và những hòn đảo nhỏ như chúng tôi xác
định” (Tuyên bố Potsdam, 1945, Điều 8). Sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử
xuống Nhật Bản vào đầu tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều
kiện và chấp thuận Tuyên bố Potsdam bằng cách ký kết Văn kiện đầu hàng tại vịnh
Tokyo. Tuy nhiên, quần đảo Senkaku không được đề cập trong hai tuyên bố, phía
Trung Quốc cũng không yêu cầu trao trả quần đảo Senkaku sau khi Nhật chấp thuận
Tuyên bố Potsdam.
28

Nhiều tháng trước Potsdam, trong những ngày đầu của trận Okinawa, chính
quyền quân sự Hoa Kỳ đã được thành lập trên các hòn đảo bị chiếm đóng và vùng
biển lân cận của quần đảo Ryukyu. Tháng 9 năm 1951, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các
quốc gia khác đã ký Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản (Hiệp ước San Francisco),
trong đó, điều khoản thứ ba quy định Hoa Kỳ là “cơ quan quản lý duy nhất” đối với
Nansei Shoto4 ở phía Nam vĩ độ 29 độ Bắc, bao gồm quần đảo Ryukyu và Daito.
Hiệp ước cũng tuyên bố rằng “vào thời điểm đó, quần đảo Senkaku đã được gộp và
quần đảo Nansei Shoto và do đó vẫn là một phần lãnh thổ của Nhật Bản” (Hiệp ước
San Francisco, 1951). Điều này một lần nữa khẳng định rằng quần đảo tranh chấp
này không phải là một phần của Đài Loan hoặc Pescadores mà Nhật Bản đã trao trả.
Vào ngày 17 tháng 6 năm 1971, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Liên
quan đến quần đảo Ryukyu và quần đảo Daito (Thỏa thuận đảo ngược Okinawa -
Okinawa Reversion Agreement - ORT), trong đó Điều 1 quy định “Đối với Quần
đảo Ryukyu và Quần đảo Daito, như được xác định trong đoạn dưới dây, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ nhường lại cho Nhật Bản tất cả quyền và lợi ích theo Điều III
của Hiệp ước Hòa bình ký tại thành phố San Francisco vào ngày 8 tháng 9 năm
1951, có hiệu lực từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Nhật Bản, kể từ ngày đó, đảm
nhận toàn bộ trách nhiệm và quyền lực cho việc thực hiện mọi quyền lực quản lý,
lập pháp và tư pháp đối với lãnh thổ và cư dân của các đảo nói trên” (Thỏa thuận
Đảo ngược Okinawa, 1971, Điều 1).
Có thể thấy, các đảo tranh chấp không được đề cập rõ ràng trong điều trên
nhưng bằng cách tham khảo Điều 1.2 có thể thấy rõ ràng “Quần đảo Ryukyu và
Quần đảo Daito” đề cập đến cùng khu vực mà Hoa Kỳ đã được trao theo Điều 3 của
Hiệp ước San Francisco ngoại trừ các lãnh thổ đã được hoàn nguyên theo các hiệp
ước đã ký kết trước đó. Do đó, nếu quần đảo Senkaku là một phần không thể thiếu
của Điều 3 Hiệp ước San Francisco thì cũng là một phần không thiếu của ORT.
Chính phủ Trung Quốc phản đối Thỏa thuận này vì hiểu rằng nó có thể ảnh hưởng
đến vấn đề chủ quyền cơ bản và điều này tác động đến Hoa Kỳ, khiến quốc gia này
cảm thấy có nghĩa vụ phải làm rõ quan điểm của mình. Tuyên bố chính thức của
Hoa Kỳ về lập trường của họ đối với ORT được Cố vấn pháp lý Robert Starr đưa ra
vào tháng 10 năm 1971 và lập trường tương tự đã được nhắc lại nhiều lần kể từ đó.

4
Thuật ngữ “Nansei Shoto” được Hoa Kì và Nhật Bản hiểu dựa trên bản đồ của Nhật Bản năm 1939 bao
gồm quần đảo Senkaku đang được quản lý như một phần của tỉnh Okinawa.
29

Tuyên bố đầu tiên được trích dẫn như sau: “Hoa Kỳ tin rằng việc trao lại quyền
hành chính đối với những hòn đảo đó cho Nhật Bản, nơi đã nhận được các quyền
lợi, không thể gây phương hại đến bất kỳ yêu sách cơ bản nào…. Hoa Kỳ không có
yêu sách nào đối với quần đảo Senkaku và coi rằng bất kỳ yêu sách xung đột nào
đối với quần đảo này đều là vấn đề cần được các bên liên quan giải quyết” (Lee, I.
& Ming, F., 2012, tr. 40).
Tháng 5 năm 1972, Hoa Kỳ chấm dứt việc chiếm đóng quần đảo Okinawa và
Ryukyu, chuyển giao quyền quản lý quần đảo cho Nhật Bản và công nhận Nhật Bản
là quốc gia quản lý chính thức của đảo, Nhật Bản cũng thực hiện quyền kiểm soát
của mình từ đây (Durdin, 1972). Một điểm đáng lưu ý rằng, trong thời kỳ chính
quyền Mỹ chiếm đóng từ đầu những năm 1950 cho đến đầu những năm 1970, quần
đảo tranh chấp này không nhận được nhiều sự quan tâm của Trung Quốc và Nhật
Bản. Tuy nhiên, tình hình đã đột ngột thay đổi khi thông tin về lượng lớn tài nguyên
tự nhiên nằm trong vùng lân cận của các hòn đảo tranh chấp. Báo cáo gây sốc này
được công bố vào năm 1968 bởi ECAFE và đã thay đổi cục diện chính trị lúc bấy
giờ. Mãi đến năm 1970, cả Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc đều tuyên bố chủ
quyền đối với quần đảo Senkaku. Cho đến lúc đó, Nhật Bản cũng không chú ý
nhiều đến quần đảo này, và Trung Quốc được cho là đã quên mất những yêu sách
lịch sử của mình. Tác giả Suganuma đã lưu ý: “Quần đảo Điếu Ngư dường như vô
giá trị đối với cả hai nước trước năm 1969” (Studeman, 1998, tr. 9). Tuy nhiên, sau
khi nhận ra ý nghĩa kinh tế của quần đảo, Trung Quốc đã đưa ra phản đối việc Nhật
Bản chiếm đóng quần đảo Senkaku. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng quần
đảo này là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Căng thẳng sau đó
giảm bớt khi hai bên nỗ lực bình thường hóa quan hệ vào năm 1972 và nhất trí gác
lại tranh chấp và việc khoan dầu ở khu vực tranh chấp đã chấm dứt.
Để đạt được quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã từ bỏ tính hợp pháp của Hòa
ước Đài Bắc (Treaty of Taipei) và đổi lại, Trung Quốc từ bỏ yêu cầu bồi thường
chiến tranh từ Nhật Bản. Một sự kiện quan trọng khác diễn ra trong năm 1972 là
Thông cáo Thượng Hải (Shanghai Communiqué) giữa Mỹ và Trung Quốc. Thỏa
thuận này đặc biệt quan trọng đối với hợp tác chính trị trong tương lai giữa Trung
Quốc và các nước phương Tây mà khởi đầu trong quá trình đó là việc một số lớn
30

các quốc gia chuyển từ việc công nhận Cộng hòa Trung Hoa sang Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa là chính phủ Trung Quốc hợp pháp.
Có thể thấy, trước năm 1972 tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung
Quốc về quần đảo Senkaku chủ yếu tập trung vào các yếu tố lịch sử và lãnh thổ. Hai
quốc gia đã đưa ra các lập luận mạnh mẽ về việc ai có quyền kiểm soát đảo dựa trên
các luận điểm lịch sử. Mặc dù không có sự leo thang lớn trong tranh cãi trước khi
Senkaku được trao lại cho Nhật Bản vào năm 1972, nhưng nhận thức về giá trị
chiến lược và tài nguyên của quần đảo đã tạo ra căng thẳng tiềm tàng trong tranh
chấp. Điều này đã đặt nền móng cho các cuộc đấu tranh và căng thẳng giữa hai
quốc gia trong thời kỳ sau này.
Tiểu kết Chương 1
Quần đảo Senkaku là một nhóm các đảo không người ở do Nhật Bản duy trì
quyển kiểm soát thực tế trên biển Hoa Đông. Chỉ với năm hòn đảo nhỏ và ba bãi đá
cằn cỗi đã cho thấy chúng có khả năng làm rung chuyển mối quan hệ giữa Trung
Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc lớn châu Á. Đã có không ít giấy mực đổ trên các
bài báo, các phương tiện truyền thông trong việc tường thuật việc tranh chấp giữa
hai nước trên quần đảo nhỏ này. Từ một quần đảo nhỏ và cằn cỗi, thậm chí không
phải là điểm nóng chính trị, chỉ sau báo cáo về tiềm năng trữ lượng dầu mỏ và khí
đốt thì đột nhiên trở thành một chiến trường nơi niềm tự hào của hai quốc gia được
tranh giành một cách công khai.
Bản thân lịch sử của cuộc tranh chấp này rất đa dạng và tính phức tạp của nó
có thể đảm bảo cho luận điểm riêng của nó. Trong khi Trung Quốc cho rằng đây là
lãnh thổ của họ từ thời xa xưa thì Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng, theo quy định
của pháp luật, Senkaku thuộc về Nhật. Cả hai nước đều đưa ra những lập luận pháp
lý và lịch sử khác nhau, tuy nhiên, câu hỏi về chủ quyền của quần đảo lại không
được đề cập rõ ràng trong nhiều văn bản pháp luật. Các lập luận lịch sử do hai bên
đưa ra vẫn còn nhiều nghi vấn về tính xác đáng của các hải đồ hàng hải, các báo cáo
chính phủ hoặc các bằng chứng khác về việc sở hữu các đảo trong lịch sử. Nguyên
nhân của tranh chấp đồng thời cũng rất đa dạng, nhưng dù có xuất phát từ nguyên
nhân gì, chính phủ và các nhà hoạt động của cả hai nước không thể từ bỏ yêu sách
của chính mình đối với nhóm đảo vì ý nghĩa biểu tượng của nó.
31

Năm 1972, khi Mỹ trao quyền quản lý quần đảo cho Nhật Bản, tính đến thời
gian đó, tranh chấp tại quần đảo Senkaku không chỉ là tranh chấp song phương liên
quan đến Nhật Bản và Trung Quốc mà còn là tâm điểm của sự cạnh tranh Trung -
Mỹ và những xung đột tiềm tàng. Hai mươi năm sau khi được trao trả cho Nhật
Bản, tranh cãi về quần đảo Senkaku vẫn tiếp diễn. Dù chính phủ hai nước đã có
nhiều nỗ lực phát triển mối quan hệ đi vào chiều sâu nhưng vấn đề chủ quyền vẫn
được xem là “nhạy cảm” và tiềm ẩn nguy cơ an ninh cao. Các căng thẳng đã có lúc
leo thang và có nguy cơ dẫn đến xung đột và chiến tranh nhưng cả hai quốc gia đều
nỗ lực để tránh kịch bản xấu nhất xảy ra theo phương châm “gác lại tranh chấp” như
khi nỗ lực bình thường hóa quan hệ vào năm 1972.
32

CHƯƠNG 2:
QUÁ TRÌNH TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU
GIỮA NHẬT BẢN VỚI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1972 ĐẾN NĂM 2022
2.1. Những nhân tố tác động đến tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với
Trung Quốc tại quần đảo Senkaku (1972-2022)
2.1.1. Tình hình thế giới, khu vực
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, châu Âu chìm trong hoang tàn và suy yếu,
hệ thống quốc tế chứng kiến sự lu mờ trong vai trò của Anh, Pháp và một nước Đức
đổ nát đứng trước bờ vực bị chia cắt. Giữa bối cảnh đó, thế giới hình thành thế đối
đầu gay gắt giữa hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa do Liên Xô và
Mỹ đứng đầu. Chiến tranh Lạnh là thời kỳ mà sự thù địch giữa hai khối căn thẳng
đến mức nhiều người nghĩ rằng sẽ có một cuộc xung đột vũ trang giữa hai siêu
cường, tuy nhiên trên thực tế, giao tranh chỉ xảy ra ở khu vực ngoại biên mà không
diễn ra trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Chiến tranh lạnh kéo dài bốn thập kỷ, từ 1947
đến 1989, đỉnh điểm là từ năm 1947-1963, thời điểm không có cuộc đàm phán
nghiêm túc nào giữa Mỹ và Liên Xô. Chiến tranh lạnh tạo ra bối cảnh căng thẳng
giữa các cường quốc, dẫn đến sự tập trung vào các vấn đề an ninh và quân sự, khiến
tranh chấp Senkaku bị gác lại.
Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX cục diện Chiến tranh Lạnh bắt đầu có dấu
hiệu rạn vỡ sau gần nửa thế kỷ tồn tại. Ngày 25/12/1991, Liên Xô chính thức tan rã,
lá cờ đỏ búa liềm đã bị hạ xuống. Chiến tranh lạnh kết thúc và tình trạng đối đầu trật
tự hai cực Đông-Tây đồng thời kết thúc. Môi trường an ninh quốc tế có nhiều biến
đổi sâu sắc và rộng khắp, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ở trong mọi
phương diện. Thế giới đang trong quá trình chuyển tiếp sang trật tự thế giới mới với
xu thế nổi trội là đa cực, đa trung tâm. Mỹ trở thành một cực trung tâm của thế giới
trong khi nước Nga - nước kế thừa Liên Xô trải qua một “thập niên bị đánh mất”,
chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội toàn diện, tiến gần tới bờ vực
của sự phá sản. Lực lượng Liên Xô dần rút khỏi châu Á và để lại một lỗ hổng quyền
lực ở khu vực châu Á luôn bất ổn này. Chính vì thế, hợp tác giữa Nhật Bản và
Trung Quốc là cần thiết để không chỉ đảm bảo cho trật tự khu vực mà còn là một sự
hợp tác chống lại việc Mỹ tiến hành âm mưu xây dựng một thế giới đơn cực do Mỹ
thống trị và chỉ huy ở châu Á.
33

Cùng với sự chấm dứt của trật tự thế giới hai cực, đa số các quốc gia từng
bước chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường theo lộ trình, điều kiện cụ thể và
định hướng phát triển của mỗi nước. Ở một mức độ nhất định, có thể nói kinh tế thị
trường đã trở thành mẫu số chung trong lộ trình phát triển kinh tế của đa số các
quốc gia trên thế giới. Và đó cũng được coi là chất xúc tác tạo xung lực mới thúc
đẩy xu thế của hợp tác, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ
cả về tốc độ, quy mô, bề rộng và chiều sâu, trở thành xu thế khách quan, tất yếu (Lê,
T.M & Nguyễn Anh, 2017). Vì thế, cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng không nằm
ngoài quy luật này. Hai nước đều là thành viên của các tổ chức, các hiệp định song
phương, đa phương, khu vực, hình thành khuôn khổ đối thoại Đông Bắc Á Trung -
Nhật-Hàn. Tuy nhiên, các xu thế một mặt giúp thúc đẩy giao thương và hợp tác
quốc tế nhưng cũng dẫn đến cạnh tranh gay gắt về tài nguyên, bao gồm tài nguyên
biển. Việc Trung Quốc và Nhật Bản đều có nhu cầu khai thác tài nguyên biển tại
quần đảo Senkaku càng làm gia tăng căng thẳng và tranh chấp.
Nguy cơ chiến tranh giữa các nước lớn bị đẩy lùi do tính phụ thuộc lẫn nhau
về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng cùng với sự phát triển của các thể chế
quốc tế với khả năng phòng ngừa và điều hòa xung đột, mặc dù vậy, các xung đột
vũ trang cục bộ, các cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn với chiều hướng gia tăng và đẫm
máu hơn. Bên cạnh đó, nhiều nước vẫn ráo riết tăng cường lực lượng vũ trang và
gia tăng chi tiêu cho quốc phòng dẫn tới xu hướng chạy đua vũ trang mới trên thế
giới, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng chạy đua vũ khí chiến lược. Cùng với đó,
hàng loạt vấn đề mới, có tính toàn cầu nổi lên như Chủ nghĩa khủng bố, xung đột
tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền
thống, tội phạm công nghệ cao, ô nhiễm môi trường,... yêu cầu cần phải có sự hợp
tác giữa các nước và nỗ lực của cả cộng đồng mới giải quyết được. Tại khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, môi trường an ninh cũng có nhiều thay đổi sâu sắc theo
hướng bớt căng thẳng và đối đầu hơi, song vẫn còn nhiều vấn đề tiềm ẩn nguy cơ
gây bất ổn khu vực như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan,
tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia trong khu vực,... Trong bối cảnh đó, vai trò
của hợp tác Nhật Bản và Trung Quốc là cần thiết để hạn chế những bất ổn và điểm
nóng trong khu vực cũng như cân bằng cơ cấu quốc tế tại Đông Á, thúc đẩy khu vực
phát triển hòa bình, ổn định.
34

Sư thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc từ sau Chiến
tranh lạnh diễn ra. Cùng với sức ảnh hưởng quốc tế, kinh tế và sức mạnh quân sự
không ngừng gia tăng của Trung Quốc, quan hệ Bắc Kinh - Washington cũng xuất
hiện nhiều biến đổi. Vở kịch về sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ bao gồm “một Trung
Quốc ngày càng mạnh mẽ và một nước Mỹ đang xuống dốc mắc kẹt trong một cuộc
đối đầu quyết liệt về các luật lệ và vai trò lãnh đạo hệ thống quốc tế” (Ikenberry,
2008). Và khi mà nó trỗi dậy từ bên ngoài trật tự thế giới được hình thành sau Thế
chiến II, đó sẽ là một vở kịch hạ màn với vị trí thống trị toàn cục của Trung Quốc và
sự khởi đầu của một trật tự thế giới lấy châu Á làm trung tâm (Ikenberry, 2008).
Cùng với nhiều sai lầm trong chính sách kinh tế - xã hội dưới thời tổng thống Bush
đã đẩy nhanh hơn quá trình suy yếu của Mỹ, đặt nước này trước hàng loạt những
khó khăn lớn, khiến cho tương quan lực lượng giữa Mỹ và các quốc gia khác có sự
thay đổi mạnh. Cùng với sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc, các nước đang
phát triển, đặc biệt là các nước lớn có nền kinh tế mới nổi đã duy trì được đà tăng
trưởng khá cao của mình ngay cả trong giai đoạn thế giới trải qua khủng hoảng tài
chính - kinh tế để trở thành trụ đỡ để ngăn tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới
không giảm quá sâu. Ngoài các nhóm nước công nghiệp phát triển G7 (Mỹ, Đức,
Nhật, Anh, Pháp, Ý, Canada), nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu
thế giới - G20 (gồm G7, EU, Argentina, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Mexico, Nga, Arab Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ) được đánh giá là
trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm tạo sự phục hồi bền vững.
2.1.2. Tình hình Nhật Bản
Cũng như nhiều cường quốc khác bước sau những năm 90, Nhật Bản đã có
những điều chỉnh quan trọng trong chiến lược phát triển và chính sách đối ngoại
nhằm phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Với sự phát triển thần kì của nền kinh tế
từ những năm 1960 cho đến những năm 1970, Nhật trở thành một trong ba trung
tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người
gọi đây là thời kỳ "Thần kỳ kinh tế Nhật Bản" (Japanese economic miracle). Điều
này thúc đẩy Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại tìm kiếm vị thế quốc tế để
thành quốc gia “bình thường” về chính trị, quân sự. Tuy nhiên, thời kỳ tăng trưởng
cao của Nhật Bản đã kết thúc. Nhật Bản vào cuối những năm 1980 đã trải qua cơn
sốt “bong bóng giá tài sản” (バ ブ ル 景 気, hay “bong bóng kinh tế”), dẫn đến việc
35

đồng Yên tăng giá mạnh và làm xói mòn nền kinh tế Nhật Bản, do nền kinh tế này
được dẫn dắt bởi xuất khẩu và đầu tư vốn cho mục đích xuất khẩu. Nhiều nước ở
Đông Á đã đạt được mức sống cao tương đương hoặc thậm chí cao hơn Nhật Bản.
Nhật không còn là nước công nghiệp tiên tiến duy nhất ở châu Á, thậm chí,
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản về GDP vào năm 2009 để trở thành nền kinh tế
thứ hai thế giới. Một đặc điểm nổi bật khác của Nhật Bản đương đại là nhân khẩu
học, sự kết hợp giữa tăng trưởng chậm và già hóa dân số dường như tạo ra những
hạn chế lớn cho tương lai của Nhật Bản. Nhật Bản thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh
cũng là thời kỳ cải cách chính trị. Nền chính trị Nhật Bản dưới giai đoạn thống trị
của Đảng Dân chủ Tự do (LDP), được gọi là “hệ thống năm 1955” mặc dù ổn định
nhưng đối với nhiều người dân, dường như LDP đã lãng phí quá nhiều tiền, một
phần là do tham nhũng, do đó không thể đóng vai trò tích cực trong nền chính trị thế
giới. Hơn thế nữa, sự “tê liệt” của Nhật Bản khi đối mặt với cuộc khủng hoảng
Vùng Vịnh dường như đã chứng tỏ sự kém cỏi của hệ thống chính trị này (Akihiko,
2021, tr. 11). Do đó, từ khi Luật Cải cách hành chính được thông qua năm 1994, cải
cách hành chính trở thành nhiệm vụ chính của chính quyền sau này.
Trên bình diện quốc tế, những thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt là rất lớn.
Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã loại bỏ mối đe dọa từ Liên Xô nhưng lại mở ra
một loạt những bất ổn mới. Triều Tiên vẫn tiếp tục các chương trình vũ khí hạt nhân
và tên lửa đạn đạo. Trung Quốc đã và đang xây dựng quân đội của mình rất nhanh
chóng, chi tiêu quân sự chính thức của nước này nhỏ hơn của Nhật Bản vào năm
1989 nhưng hiện nay nó lớn hơn Nhật Bản gấp ba lần. Quan hệ đồng minh trung
thành của Nhật với Mỹ bắt đầu có những vết rạn nứt, điển hình là "cú sốc Nixon" 5
lần thứ nhất. Trước những thách thức này, Tokyo đã có nhiều điều chỉnh chiến lược
thời kỳ hậu chiến, Nhật Bản xác định mục tiêu chiến lược từ một cường quốc về
kinh tế sang lấy đó làm tiền đề thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc về chính trị
và quân sư, cạnh tranh với các cường quốc khác.
Về kinh tế, dưới sự chỉ đạo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền
kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1970-1980 đã đạt được mức tăng trưởng bình quân mỗi
năm trên 4%, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ

5
Cú sốc Nixon (The Nixon shock) đề cập đến tác động của một loạt các biện pháp kinh tế, bao gồm đóng
băng tiền lương và giá cả, phụ phí nhập khẩu và đơn phương phá giá đồng Đô la khi đình chỉ khả năng quy
đổi đồng đô la Mỹ sang vàng, được thực hiện bởi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1971 để đối
phó với lạm phát ngày càng tăng.
36

hai thế giới trong suốt những năm từ 1991 đến 2000 trước khi bị Trung Quốc vượt
qua. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ngang bằng, thậm chí
là cao hơn hầu hết các quốc gia phương Tây. Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển
thịnh vượng trong thập niên 1970 nhưng rồi cũng bộc lộ ra những điểm yếu mới của
nó. Sau thời kỳ kinh tế “bong bóng” 1986-1990, từ năm 1991, kinh tế Nhật đi vào
khủng hoảng, phát triển ì ạch, tốc độ tăng trưởng hằng năm chỉ đạt 1,4%. Từ sau
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, nền kinh tế Nhật Bản nằm trong
bối cảnh khó khăn chung của thế giới. Bằng nhiều chính sách, biện pháp phục hồi,
những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới lại chứng kiến sự vực dậy của kinh tế Nhật
Bản. Lấy đầu tư trực tiếp là chính, thực hiện “tam vị nhất thế”: buôn bán - đầu tư -
viện trợ kinh tế, Nhật Bản đã ra sức thực hiện “mô hình đàn sếu bay”, tạo sự cơ sở
vững chắc để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình
Dương mà nước này là con sếu đầu đàn (Nguyễn Quốc Toàn, 2012, tr. 173-74).
Nhật ngày càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng trật tự kinh tế quốc
tế ở khu vực và quốc tế: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)... đồng Yên trở thành một trong
những đồng tiền dùng trong giao dịch và phổ biến đối với các nhà kinh doanh ngoại
hối toàn cầu. Thông qua chính sách Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), trong
nhiều năm liên tục, Nhật là nước cung cấp ODA lớn nhất ở khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương. Một số lượng vốn ODA lớn đã được đầu tư vào khu vực này dưới
hình thức hợp tác kinh tế. Thông qua hoạt động ngoại giao kinh tế và ODA, Nhật
Bản không những bảo vệ và thúc đẩy được lợi ích kinh tế của đất nước, mà còn tăng
cường hợp tác, cạnh tranh trong quan hệ kinh tế, hỗ trợ nền kinh tế các quốc gia khu
vực phát triển. Cùng với việc thúc đẩy viện trợ kinh tế, Nhật Bản còn tăng cường
trao đổi thương mại, đầu tư kinh doanh, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia.
Về chính trị, từ sau sự kiện Đảng Dân chủ Tự do mất vai trò lãnh đạo độc tôn
trên sân khấu chính trị Nhật Bản sau 38 năm, các chính phủ kế tiếp nhau và các
chính đảng dù bảo thủ hay cấp tiến đều đứng trước một yêu cầu cấp thiết là phải
tiến hành cải cách chính trị, mục đích chính là bao gồm cải cách chế độ bầu cử và
cải cách hành chính thông qua các biện pháp, phương hướng và mức độ khác nhau.
Nhằm phá bỏ khả năng một đảng hoặc song đảng liên tục nắm quyền lãnh đạo,
Quốc hội đã thông qua bốn dự luật vào tháng 3/ 1994 gồm có Luật bầu cử các quan
37

chức nhà nước, Luật kiểm soát quỹ chính trị, Luật thành lập Hội đồng giám sát phân
chia đại diện cho khu vực bầu cử và Luật tài trợ cho các chính đảng. Mặc dù nhiều
cuộc cải cách đã được thực hiện nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy nền chính trị của
Nhật Bản sẽ phát triển theo xu hướng các chính đảng lớn sẽ thay nhau cầm quyền
và có nhiều khả năng hình thành chế độ song đảng thay nhau cầm quyền như ở
nhiều nước phương Tây.
Về an ninh quân sự, năm 1995, Nhật sửa đổi chiến lược an ninh quân sự năm
1992, nhấn mạnh an ninh Nhật-Mỹ. Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật cho
phép tăng chi phí quốc phòng và quân đội được hoạt động ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Nếu như năm 1990 chi tiêu quốc phòng của Nhật vào khoảng 28,8 tỷ USD thì đến
năm 1995 đã tăng lên thành 49,9 tỷ USD (Bảng 2.1). Kể từ đó cho đến đầu thập
niên 2000, mặc dù đôi lúc mức chi tiêu này có giảm nhưng nhìn chung luôn xấp xỉ
gần 5.000 tỷ Yên, tương đương với khoảng trên dưới 40 tỷ USD. Với khoản chi tiêu
quốc phòng đáng kể này các lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã được đầu tư phát triển
và trang bị nhiều vũ khí tiên tiến đến mức Tạp chí “Asia Defense” cho rằng sức
mạnh quân sự của Nhật Bản đã vượt qua khả năng phòng vệ bình thường. Trang bị
kỹ thuật quân sự Nhật Bản có thể xem là đạt trình độ cao nhất trong khu vực, có khả
năng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và vệ tinh, có thể hoạt động
không chỉ trên đất liền với Lực lượng Phòng vệ trên bộ (GSDF) mà còn có thể hoạt
động trên không với Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF) có khả năng thể hiện
một cách nhanh chóng và hiệu quả các hoạt động phòng không trong khu vực nằm
ngoài hệ thống radar mặt đất và hoạt động trên biển với Lực lượng Phòng vệ trên
biển (MSDF), được xem là lực lượng hùng mạnh được trang bị hiện đại bậc nhất.
Kể từ sau thập niên 2000, cả ba lực lượng đề được tăng cường đầu tư hiện đại hóa
không kém với việc mua sắm và nâng cấp cải tiến các loại máy bay, tàu chiến và vũ
khí. Ngoài việc tăng cường hiện đại hóa các lực lượng phòng vệ, về mặt cơ cấu tổ
chức, đầu năm 2007, Nhật Bản đã chính thức thành lập Bộ quốc phòng (nâng cấp từ
Cục Phòng vệ), hành động này chính là cách hợp thức hóa sự tồn tại của lực lượng
vũ trang cũng như là một bước đi tất yếu trong khuôn khổ phát triển của Nhật Bản
nhằm gia nhập hàng ngũ những cường quốc hàng đầu thế giới.
Bảng 2.1. Ngân sách chi tiêu quân sự/ quốc phòng Nhật Bản (1990 – 1995)
38

Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm
Ngoài sức mạnh về kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ, Nhật Bản còn có
lợi thế bởi sức mạnh truyền thống bản sắc dân tộc. Truyền thống văn hóa Nhật dựa
trên nền tảng Khổng giáo, đó là đức tính cần cù, tiết kiệm và trung thành. Chính
phủ, doanh nghiệp, người lao động cùng làm việc vì mục đích phát triển thịnh
vượng, vì dân tộc. Người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước
ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho
mình. Chính tinh thần hiếu kỳ và chí cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy
họ trở thành một nước tiên tiến hàng đầu. Như vậy, với nguồn lực sức mạnh mềm -
Văn hóa, Nhật Bản đã không ngừng vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đầu tiên
của châu Á đồng thời khẳng định vị thế, đang vươn tới việc đảm nhận một vai trò
lãnh đạo lớn hơn trong cộng đồng quốc tế.
Về chính sách đối ngoại, thực tế cho thấy, trong suốt nhiều thập niên trước khi
Chiến tranh Lạnh chấm dứt, người ta khó mà tìm được các yếu tố độc lập trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản bởi sự chi phối của Mỹ quá lớn. Nhật Bản luôn
coi mối quan hệ của Nhật với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của
mình và cho tới khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt gần một thập niên, điều này vẫn
được duy trì. Tuy nhiên, càng ngày Nhật Bản càng tỏ ra độc lập hơn và chủ động
hơn trong quan hệ quốc tế. Đây là một biểu hiện mới trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh và là dấu hiệu cho thấy sự lệ thuộc vào Mỹ trong
chính sách đối ngoại đã giảm xuống. Bởi vậy, trong khi tiếp tục là một thành viên
của phương Tây, vẫn lấy liên minh Mỹ - Nhật làm trụ cột, Nhật Bản bắt đầu thực
hiện chiến lược “thoát Mỹ, nhập Á” và “trở lại châu Á” (Ngô Xuân Bình, 2000).
39

Một số điểm nổi bật trong chính sách mới của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh
như sau:
Về cơ bản, Tokyo vẫn luôn khẳng định là đồng minh chiến lược và chủ yếu
của Washington. Nhật coi quan hệ với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại
của mình. Liên minh Mỹ - Nhật từ lâu vẫn được xem là một trong những trụ cột
quan trọng tại khu vực châu Á. Chính việc dựa vào chiếc ô an ninh của Mỹ đã giúp
cho Nhật Bản có nhiều cơ hội để tập trung phát triển, khôi phục vị trí của mình trên
trường quốc tế. Có thể nhận thấy, quan hệ Mỹ - Nhật đã đem đến những lợi ích
chiến lược cho cả hai phía, dẫu cho có sự khác nhau về chất từ sau Chiến tranh
Lạnh, mối quan hệ này vẫn được duy trì. Nhật tiếp tục dựa vào Mỹ để bảo đảm an
ninh và thực hiện điều chỉnh chiến lược đối ngoại nhưng ngày càng có nhiều động
thái để vị trí ngày càng độc lập hơn với Mỹ. Mối quan hệ song phương này ngày
càng xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt bên cạnh sự hợp tác chặt chẽ. Hai nước
ngày nay vừa là bạn bè, vừa là đối thủ cạnh tranh của nhau.
Trên thực tế, tinh thần “nhập Á” của Nhật đã được khởi xướng cách đây 3 thập
kỷ với sự ra đời của học thuyết Fukuda. Tinh thần của học thuyết này là tăng cường
và đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với châu Á với ba trụ cột chính là an ninh,
kinh tế lẫn chính trị trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau. Song phải đến đầu
những năm 90, tinh thần này mới trở thành chủ đạo trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản. Mục tiêu mà Nhật Bản mong muốn trong việc điều chỉnh chính sách
châu Á là tăng vị thế của Nhật và trở thành lãnh đạo khu vực không chỉ về kinh tế à
còn trên các lĩnh vực khác. Điều này thể hiện rất rõ khi Nhật Bản khởi xướng các ý
tưởng, thiết lập các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa với các nước, tham gia
tích cực các diễn đàn tổ chức trong khu vực.
Trọng tâm của sự điều chỉnh chính sách “nhập Á” là xây dựng quan hệ đối tác
với ASEAN. Nhận thấy tầm quan trọng địa chiến lược của khu vực Đông Nam Á
cùng với sự nổi lên mạnh mẽ và nhanh chóng của Trung Quốc cùng sự lớn mạnh
của ASEAN, Nhật Bản đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại với khu
vực này. Sự điều chỉnh chính sách Động Nam Á của Nhật Bản được thể hiện tương
đối toàn diện trong học thuyết Miyazawa được công bố vào tháng 1/1993, nhân
chuyến thăm chính thức ASEAN của Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazawa. Duy
trì quan điểm “chính trị, kinh tế song hành” được hình thành từ học thuyết Fukuda,
40

học thuyết Miyazawa tiếp tục khẳng định trụ cột kinh tế và trụ cột chính trị luôn là
động lực nền tảng thúc đẩy, củng cố quan hệ ngoại giao và trở thành những định
hướng cho sự phát triển trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á
trong giai đoạn mới (Hoàng Văn Vinh, 2023).
Cùng với việc mở rộng và tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương những năm gần đây, Nhật Bản tiếp tục duy trì quan hệ với các
nước truyền thống trước đây như EU, các nước tư bản trong nhóm G7, trong Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ngoài ra, Nhật Bản cho rằng việc duy
trì hòa bình và xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn láng giềng có vai trò quan
trọng đối với an ninh Nhật Bản (Học viện Quan hệ quốc tế, 2003). Chính vì vậy,
xây dựng mối quan hệ hợp tác và đối thoại với các nước lớn láng giềng đã trở thành
một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản. Đối với Trung Quốc, Nhật
Bản chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác, cố gắng dàn xếp những bất đồng và
thúc đẩy quan hệ phát triển hơn; đối với Liên Bang Nga, Nhật Bản sẽ cùng phối hợp
giải quyết những bất đồng chung xoay quanh vấn đề quần đảo Kurils, tiến đến ký
Hiệp ước hòa bình giữa hai nước; đối với bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản chủ động
cải thiện quan hệ với hai miền Triều Tiên, xúc tiến ký kết Hiệp định xây dựng Khu
vực tự do song phương (FTA)...
Tóm lại, từ sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã có một loạt các động thái
thay đổi trong chính sách phát triển của mình nhằm biến nước Nhật trở thành một
cường quốc về kinh tế, chính trị, xóa bỏ hình ảnh một nước Nhật dựa dẫm vào
phương Tây và chiếc ô bảo hộ của Mỹ mà ngày càng vươn lên khẳng định vị thế
của mình trên trường quốc tế, trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong khu vực
châu Á. Các yếu tố kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại liên kết với nhau, cùng
đóng vai trò quan trọng trong vấn đề thực thi chủ quyền tại quần đảo Senkaku. Sức
mạnh kinh tế cung cấp cho Nhật Bản nguồn lực tài chính và công nghệ để duy trì
hiện diện và phát triển kinh tế tại quần đảo. Chính trị ổn định để đưa ra các chính
sách và quyết định mạnh mẽ để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Nhật đối với quần
đảo. Hai yếu tố trên đã cung cấp nền tảng để tăng cường hoạt động quân sự và bảo
vệ lãnh thổ. Chính sách ngoại giao của Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ
đối tác với Mỹ một mặt đảm bảo sự hỗ trợ quân sự và chính trị, một mặt tận dụng
để thúc đẩy và duy trì chủ quyền tại quần đảo. Nhật Bản còn tích cực tham gia vào
41

các tổ chức quốc tế để nói lên quan điểm và lợi ích của mình, từ đó xây dựng sự ủng
hộ quốc tế. Cùng với đó, việc phát triển nền công nghiệp quốc phòng và hệ thống
quốc phòng hiện đại tạo điều kiện cho việc thực thi chủ quyền tại quần đảo
Senkaku. Nhật Bản đã tăng cường hiện diện quân sự và giám sát, bao gồm cả việc
triển khai các lực lượng, tập trận nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và ứng phó với
các tình huống xung đột có thể xảy ra. Trong bối cảnh tranh chấp diễn ra, nguồn lực
của Nhật Bản cũng như sự kết hợp của các yếu tố chính trị, kinh tế, quân sự và
ngoại giao đã giúp Nhật Bản duy trì và thể hiện sự quyết tâm trong việc thực thi chủ
quyền tại quần đảo Senkaku đồng thời làm nổi bật vai trò của Nhật Bản trong việc
bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi quốc gia tại khu vực này.
2.1.3. Tình hình Trung Quốc
Từ khi thực hiện cải cách mở cửa từ năm 1978, Trung Quốc đã duy trì tốc độ
phát triển kinh tế cao, cho đến năm 2010 đã vượt Nhật vươn lên trở thành nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Không những vậy, từ khi cải cách mở cửa, Trung
Quốc đã bắt đầu chủ động vươn ra thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc đạt được tốc
độ tăng trưởng cao và bền vững trong hơn hai thập kỷ. Tổng lượng kinh tế cũng như
sức mạnh cạnh tranh thị trường của Trung Quốc đã đạt tới mức chưa từng có.
Thông qua việc liên tục mở rộng thị trường, Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy động
lực phát triển và những thay đổi tích cực cho cơ cấu kinh tế và phương thức tăng
trưởng trong nước.
Trải qua bốn thập kỷ cải cách, chính phủ Trung Quốc tập trung vào việc hội
nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế toàn cầu, cải cách sâu sắc hơn theo những cách cơ
bản hơn và ứng phó nhanh chóng với cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cho
đến năm 2018, Trung Quốc đã nâng cấp từ một quốc gia có thu nhập thấp với thu
nhập bình quân đầu người từ 155 USD lên 8.800 USD, đạt mức thu nhập trên trung
bình (AMRO, 2019, tr, 15). Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng ở mức trung bình
9,4% mỗi năm kể từ năm 1978, kết quả là tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 97,5% năm
1978 xuống còn 3,1% vào năm 2017 (AMRO, 2019, tr, 15). Tốc độ phát triển nhanh
chóng trong một thời gian dài như vậy chưa có quốc gia nào đạt được trong lịch sử
kinh tế thế giới (Garnaut, Song & Fang, 2018,) Xuất nhập khẩu của Trung Quốc và
vốn đầu tư nước ngoài đổ vào đều đang tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, trong
những năm đầu của thập niên này là thời kỳ nhập khẩu Trung Quốc tăng trưởng
42

cao, điều này không chỉ tiếp thêm sức sống cho các nước và khu vực đối tác thương
mại của Trung Quốc thoát khỏi suy thoái kinh tế, thực hiện tăng trưởng kinh tế mà
còn đóng góp vào sự phục hồi nền kinh tế thế giới.
Vai trò của Trung Quốc trong khu vực cũng ngày càng mở rộng và phát triển.
Những cải cách trong hai thập kỷ đầu tiên – bao gồm cả nông nghiệp, hệ thống
trách nhiệm hộ gia đình (Household responsibility system), doanh nghiệp nhà nước,
phát triển khu vực tư nhân, thành lập các đặc khu kinh tế và cải cách thị trường –
dần dần nhưng nhất quán đưa nền kinh tế hướng tới hệ thống định hướng thị trường
và chuẩn bị cho những thay đổi đó. hội nhập đầy đủ hơn vào hệ thống thương mại
và đầu tư quốc tế (Dorn, 2023). Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển thành một
công xưởng sản xuất hàng hóa toàn cầu sau khi gia nhập WTO vào năm 2001 và
đảm nhận một số vai trò trong khu vực, từ vị trí là một thị trường lớn về hàng tiêu
dùng và hàng hóa, nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất đến vị trí trung tâm của
mạng lưới sản xuất khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn
trong khu vực và hiện được công nhận là nhà đổi mới trong lĩnh vực thương mại
điện tử và công nghệ kỹ thuật số cũng như là nhà đầu tư lớn trong các dự án cơ sở
hạ tầng. (AMRO, 2019, tr, 16).
Quá trình cải cách và mở cửa kinh tế đã đi được một đoạn đường dài, gặt hái
được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên, thách thức để chuyển mình thành nền
kinh tế tiên tiến, thu nhập cao là không hề nhỏ. Thứ nhất, dân số Trung Quốc đang
già đi và vấn đề này đòi hỏi một khuôn khổ chính sách mạnh mẽ hơn để giảm thiểu
lực cản tăng trưởng kinh tế, chưa kể các vấn đề liên quan khác. Thứ hai, sự chênh
lệch giữa các khu vực ngày càng tăng và bất bình đẳng về thu nhập có thể ngày
càng trở nên sâu sắc hơn trong tương lai. Thứ ba, các vấn đề tồn tại liên quan đến
bẫy nợ doanh nghiệp và đòn bẩy khu vực tài chính sẽ tiếp tục gây rủi ro cho sự ổn
định tài chính và kinh tế vĩ mô trong nhiều năm tới, vì việc giảm nợ sẽ mất thời gian
(Dorn, 2023). Thứ tư, quá trình tăng trưởng nhanh chóng đã dẫn đến những vấn đề
nghiêm trọng liên quan đến môi trường và ô nhiễm, điều này sẽ làm tăng thêm
thách thức về chính sách trong tương lai. Và cuối cùng, những xung đột và bất ổn
bên ngoài, nhất là những vấn đề phát sinh từ các chính sách bảo hộ thương mại và
công nghệ ngày càng gia tăng của Mỹ, có thể sẽ tiếp tục tồn tại như những trở ngại
mà Trung Quốc sẽ phải giải quyết trong nỗ lực tăng trưởng.
43

Bên cạnh đó, mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định đường lối “trỗi dậy hòa
bình”, nhưng lại hình thành bá quyền trong khu vực. Kể từ năm 2005, ngân sách
quốc phòng của Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản và giữ luôn vị trí dẫn đầu châu Á
cho đến giờ. Cùng với đó, Trung Quốc vẫn luôn tích vực thực hiện hiện đại hóa lực
lượng quân sự của mình với tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trong GDP Trung Quốc luôn
dao động quanh mức 2% kể năm 2000. (Nguyễn Thành Trung, 2024). Cho tới năm
2024, Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS) công bố báo cáo cho thấy Trung
Quốc đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á khi mà chi tiêu quốc
phòng của nước này đạt 236 tỷ USD, so với ước tính 298 tỷ USD chi tiêu của tất cả
các quốc gia khác ở châu Á trong năm nay. Ngân sách Trung Quốc tăng hơn 7% về
danh nghĩa, với năm 2024 đánh dấu 30 năm tang trưởng liên tiếp của quốc gia này
(McGerty, 2024). Theo đó, Nhật Bản cho rằng việc Trung Quốc tăng cường sức
mạnh quân sự của mình mà không có đủ sự minh bạch đã trở thành “chất dẫn cháy”
cho cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, gây thêm căng thẳng trong khu vực.
Tóm lại, từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã “gặt hái” được
nhiều thành tựu đáng kể, vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ và bền vững, cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
toàn cầu và không ngừng mở rộng lực lượng quân sự đã tăng cường vị thế quốc tế
và khu vực của Trung Quốc. Với tiềm lực về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã
giúp củng cố lập trường của nước này trong tranh chấp tại quần đảo Senkaku. Sức
mạnh kinh tế cho phép Trung Quốc đầu tư vào hạ tầng quân sự và hiện đại hóa lực
lượng, tạo ra sức ép lớn hơn đối với Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực.
Nền kinh tế mạnh cũng giúp Trung Quốc duy trì hoạt động ngoại giao tích cực, xây
dựng liên minh và tạo ảnh hưởng trên trường quốc tế. Sức mạnh quân sự và khả
năng triển khai lực lượng nhanh chóng tại khu vực tranh chấp cũng làm tăng khả
năng kiểm soát và bảo vệ các lợi ích quốc gia.
2.2. Quan điểm và chính sách của Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia liên
quan về chủ quyền tại quần đảo Senkaku (1972-2022)
2.2.1. Quan điểm và chính sách của Nhật Bản
Theo quan điểm cơ bản về chủ quyền quần đảo Senkaku của Nhật Bản, quần
đảo Senkaku rõ ràng là một phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản, xét theo thực tế
lịch sử và dựa trên luật pháp quốc tế. Hiện nay quần đảo nằm dưới sự kiểm soát hợp
44

pháp của của Nhật Bản và không có vấn đề nào về chủ quyền lãnh thổ cần giải
quyết liên quan đến quần đảo Senkaku (MOFA Japan, 2013). Ngược lại với bằng
chứng về quyền sở hữu lịch sử của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku, Nhật
Bản khẳng định rằng đã đưa ra yêu sách pháp lý đầu tiên đối với quần đảo thông
qua nhiều hành động khác nhau nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo trước
Thế chiến thứ hai. Chỉ khi tiềm năng dầu khí được phát hiện, Trung Quốc mới
khẳng định quyền sở hữu quần đảo. Khẳng định này làm cơ sở cho yêu sách của
Nhật Bản đối với quần đảo thông qua ba lập luận hỗ trợ: (1) Nhật Bản tuyên bố rằng
thực tế cho thấy họ là bên đầu tiên đưa ra yêu sách về các đảo do đó chúng thuộc về
Nhật Bản; (2) Nhật Bản coi quần đảo Senkaku và Đài Loan là những thực thể riêng
biệt, do Trung Quốc không xem xét các đảo này là một phần của Đài Loan nên quần
đảo Senkaku sẽ không được trả lại cho Trung Quốc theo Hiệp ước Shimonoseki
(Tan, 2006, tr. 148); (3) vì Nhật Bản đã thực hiện quyền kiểm soát các đảo một cách
hiệu quả trong hơn một thế kỷ nên quyền sở hữu hợp pháp của Nhật Bản đã được
thiết lập thông qua quy định hoặc hợp nhất.
Cách tiếp cận đầu tiên của Nhật Bản nhằm chống lại tuyên bố của Trung Quốc
về việc phát hiện và sử dụng hòn đảo từ trước đó. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản,
nước này đã giành được quyền lợi pháp lý về quyền sở hữu quần đảo bắt đầu khi họ
lần đầu tiến hành nhiều cuộc khảo sát trên quần đảo từ năm 1885. Theo đó, vào năm
1885, Okinawa đã phái tàu hơi nước Izumo Maru để khảo sát các hòn đảo và báo
cáo cấu hình các bến cảng cũng như triển vọng phát triển đất đai vẩn xuất địa
phương (Okuhara, 2015, tr. 3). Trong và sau năm 1885. sự thể hiện ngầm ý định
chiếm đóng của Nhật Bản đã được thể hiện thông qua các hành động chủ quyền của
trung ương và chính phủ, bao gồm việc thực hiện các cuộc điều tra tại chỗ, tiến
hành nghiên cứu học thuật, nghiên cứu, ghi chú các đảo trên bản đồ và hải đồ và
đưa vào thông tin trong các văn bản công cộng. Dựa trên những khảo sát này, chính
phủ Nhật Bản kết luận rằng các đảo không có dấu hiệu cư trú hoặc bằng chứng về
sự kiểm soát hoặc quyền sở hữu, từ đó kết luận rằng quần đảo này là vô chủ (terra
nullius). Nội các Nhật Bản đã đưa ra quyết định vào ngày 14 tháng 1 năm 1895 về
việc dựng các cột mốc trên quần đảo để sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản, vài tháng
trước khi Hiệp ước Shimonoseki chấm dứt chiến tranh Trung - Nhật, do đó, “quần
đảo Senkaku chưa bao giờ được coi là một phần của Đài Loan” (Serita, 1990, tr.
45

154). Kể từ thời điểm đó, Nhật Bản coi quần đảo này là một phần của Nansei Shoto,
lãnh thổ của Nhật Bản.
Liên quan đến vấn đề lập luận quần đảo Senkaku là lãnh thổ vô chủ. Theo luật
pháp quốc tế, để việc chiếm đóng trở nên hợp pháp, lãnh thổ được đề cập phải là
terra nullius (lãnh thổ vô chủ) và được quốc gia chiếm hữu thực sự (effective
occupation) với ý định sở hữu lãnh thổ đó. Nói cách khác, vấn đề nằm ở việc quốc
gia biểu hiện ý định sở hữu lãnh thổ như là yêu cầu chủ quan của việc chiếm đóng,
và chiếm hữu thực sự lãnh thổ đó như là yêu cầu khách quan. Trong giai đoạn thế
kỷ thứ XV và XVII, chỉ việc phát hiện ra lãnh thổ vô chủ cũng mang lại chủ quyền
cho quốc gia phát hiện đối với lãnh thổ đó. Tới thời kỳ trước Định ước Hội nghị
Berlin năm 1885, quy định của thời kỳ này không dừng lại ở quyền phát hiện mà
cần được củng cố bằng các hành vi thực thi chủ quyền. “Chỉ phát hiện thôi thì
không bao giờ tạo được cơ sở đảm bảo cho một yêu sách đối với lãnh thổ vô chủ
(terra nullius). Những lễ nghi tượng trưng thường được bổ sung bằng một số hoạt
động thực thi quyền lực hành chính nào đó, chẳng hạn như qua việc cấp giấy phép
hay bằng việc cho các công dân sinh sống tại đó" (Orent & Reinsch, 1941, tr.443).
Theo đó, lập luận của Nhật Bản là hoàn toàn thỏa đáng.
Cách tiếp cận thứ hai của Nhật Bản tuyên bố rằng vì quần đảo Senkaku được
sáp nhập riêng biệt vào quần đảo Nansei Shoto nên chúng chưa bao giờ là một phần
của Đài Loan. Ngoài ra, quần đảo không phải là một phần của Đài Loan và cũng
không phải là một phần của quần đảo Pescadores được nhà Thanh nhượng lại cho
nhật theo Điều 2 của Hiệp ước Shimonoseki kết thúc chiến tranh Trung - Nhật năm
1895. Đối với Điều 2 Hiệp ước Shimonoseki, mặc dù hiệp ước xác định vĩ độ và
kinh độ của nhóm Pescadores bao gồm “tất cả các đảo nằm trong khoảng từ 119 đến
120 độ kinh đông của Greenwich và từ 23 đến 24 độ vĩ bắc” nhưng hiệp ước không
nêu tên quần đảo Senkaku cũng như không đề cập đến vị trí cụ thể của quần đảo
(Japanese Communist Party, 2010). Hơn nữa, Nhật Bản đã tiến hành chuẩn bị từ
những năm 1885, ngay cả trước chiến tranh Trung - Nhật, để chính thức sáp nhập
quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản, đồng thời đảm bảo rằng không có quốc gia nào, kể
cả nhà Thanh có quyền kiểm soát quần đảo. Theo quyết định của Nội các vào năm
1895, quần đảo Senkaku được sáp nhập vào tỉnh Okinawa, nói một cách chính xác,
quần đảo Senkaku là một phần của tỉnh Okinawa chứ không phải là một khu vực
46

thuộc thẩm quyền của tỉnh Okinawa. Do đó, quần đảo Senkaku không bao giờ có
thể là một phần của sự nhượng bộ được thực hiện theo Hiệp ước Shimonoseki
(MOFA Japan, n.d., Câu hỏi số 8). Hơn nữa, theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco
năm 1951, Nhật Bản từ bỏ Đài Loan nhưng vẫn duy trì chủ quyền lãnh thổ đối với
quần đảo Senkaku (MOFA Japan, 2012). Hiệp ước quy định Hoa Kỳ là “cơ quan
quản lý duy nhất” đối với “Nansei Shoto ở phía Nam vĩ độ 29 độ Bắc (bao gồm
quần đảo Ryukyu và quần đảo Daito)” (Hiệp ước San Francisco, 1951, Điều 3).
Quần đảo Ryukyu và quần đảo Daito được trao trả cho Nhật Bản với tất cả mọi
quyền hạn quản lý, lập phán và quyền tài phán” theo Điều II của Thỏa thuận Đảo
ngược Okinawa (ORT). Tên của quần đảo Senkaku dù là tên gọi của Nhật Bản hay
Diaoyu/ Diaoyutai theo cách gọi của Trung Quốc và Đài Loan đều không xuất hiện
trong dự thảo Hiệp ước Hòa bình San Francisco cũng như trong chính hiệp ước.
Hơn nữa chính phủ Nhật Bản cũng chỉ ra rằng cả Trung Quốc và Đài Loan đều
không phản đối các điều khoản trong Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951
và ORT năm 1971, do đó quần đảo này không phải là một phần của Đài Loan hoặc
Pescadores mà Nhật Bản đã trao trả theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco.
Cách tiếp cận thứ ba của Nhật Bản nhằm chứng minh rằng Nhật đã thực thi
chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trong hơn một thế kỷ và sở hữu quần đảo
thông qua học thuyết về thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Acquisitive prescription).
Học thuyết này cho phép một quốc gia giành được quyền sở hữu đối với một phần
lãnh thổ của quốc gia khác bằng cách giành được quyền kiểm soát hiệu quả một
cách hòa bình và công khai, không bị gián đoạn, trong một thời gian dài (Lesaffer,
2005, tr. 47-50). Câu hỏi đặt ra rằng liệu Nhật Bản có đáp ứng được điều kiện trên
hay không.
Cuộc khảo sát do tàu Izumo Maru thực hiện năm 1885 đã khẳng định ý định
của Nhật Bản trong việc mở rộng chủ quyền đối với quần đảo Senkaku thông qua
việc cử các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương tới, đó đồng thời là sự
thể hiện đầu tiên về sự kiểm soát hiệu quả của Nhật Bản đối với các đảo trước khi
sáp nhập chúng vào lãnh thổ của mình. Ngay cả khi đó không phải là “sự kiểm soát
hiệu quả” (effective control) theo định nghĩa của luật pháp quốc tế, các công dân, tư
nhân trên đảo cũng đã phát động việc phát triển quần đảo trên cơ sở chính thức từ
năm 1884. Năm 1884, Tatsuhiro Koga cử người đi khám phá quần đảo và nhận thấy
47

tiềm năng phát triển, Koga đã đệ đơn lên Thống đốc tỉnh Okinawa xin phép phát
triển vào năm 1894. Tỉnh này đã từ chối ông vì cho rằng không biết quần đảo đó có
phải là lãnh thổ của Nhật Bản hay không. Koga vẫn kiên trì, ông nộp đơn khác vào
ngày 10 tháng 6 năm 1895, sáu ngày sau khi Nhật Bản chính thức chiếm đóng
Formosa, nơi Trung Quốc nhượng lại cho Nhật Bản theo Hiệp ước Shimonoseki.
Bộ Nội vụ cuối cùng đã chấp thuận đơn đăng ký này vào năm 1896. Koga được cho
thuê bốn hòn đảo gồm Uotsuri-shima, Kuba-shima, Minami-kojima và Kita-kojima
miễn phí trong 30 năm. Koga đã chi một số tiền lớn của chính mình để phát triển
các hòn đảo và đưa công nhân từ Okinawa đến để thu thập lông chim hải âu và vận
hành một nhà máy chế biến cá ngừ ở Uotsuri-shima, lúc cao điểm có tới hơn 200
người làm việc trên đảo (Ishigaki City Planning and Policy Division, 2023). Từ năm
1918, công việc kinh doanh của Koga được con trai ông, Zenji Koga tiếp tục. Hợp
đồng cho thuê miễn phí các đảo hết hạn vào năm 1926, và sau đó các đảo được cho
thuê với một khoản phí theo hợp đồng hàng năm. Năm 1932, Koga nộp đơn xin
mua bốn hòn đảo, và chính phủ đã bán chúng đi. Bốn hòn đảo do đó trở thành tài
sản riêng của Koga. Sau khi quyền sở hữu được chuyển nhượng và đăng ký, Koga
đã nộp thuế đất cho bốn hòn đảo hàng năm sau đó.
Chỉ riêng việc Koga phát triển quần đảo vào năm 1896 đã chứng tỏ rằng Nhật
Bản đã thể hiện đủ quyền kiểm soát hiệu quả để thiết lập chủ quyền của mình đối
với quần đảo Senkaku. Hơn nữa, chính phủ Nhật Bản khẳng định rằng, thực tế là
chính phủ Minh Trị đã cấp phép sử dụng quần đảo cho một cá nhân, người này có
thể công khai điều hành các hoạt động kinh doanh nêu trên dựa trên sự chấp thuận,
chứng tỏ quyền kiểm soát hợp lệ của Nhật Bản đối với quần đảo (MOFA Japan,
n.d., Câu hỏi số 3). Ngoài những đóng góp của Koga về việc phát triển quần đảo,
Nhật Bản còn thực hiện các chức năng nhà nước (hành vi chủ quyền) đối với quần
đảo Senkaku, như việc sáp nhập quần đảo vào tỉnh Okinawa năm 1895, thực hiện
các biện pháp để quản lý hiệu quả vào năm 1896. Vào tháng 12 năm 1902, quyền
tài phán của quần đảo được trao cho làng Tomigusuku, quận Ohama của đảo
Ishigaki-shima (quận Yaeyama). Vào tháng 12 cùng năm, Văn phòng Khảo sát Đất
đai lâm thời của tỉnh Okinawa đã tiến hành đo đạc lần đầu tiên trên các hòn đảo và
lập bản đồ tỷ lệ chính xác của từng hòn đảo. Dựa trên những phép đo này, bốn hòn
đảo, bao gồm cả đảo Uotsuri-shima, đã chính thức được liệt kê trong sổ đăng ký đất
48

đai của đảo Ishigaki-shima và được cấp số địa chỉ. Sau đó, việc đo đạc đất liền của
quần đảo được thực hiện bởi Cục Thủy văn Quốc gia vào năm 1915, Cục Thủy văn
của Hải quân vào năm 1917 và Cục Lâm nghiệp tỉnh Okinawa vào năm 1931
(Okuhara, 2015, tr. 7).
Nhiều hoạt động khác cũng được tiến hành trên quần đảo Senkaku chẳng hạn
như khảo sát tài nguyên và nghiên cứu học thuật đã được chính quyền quốc gia
hoặc địa phương phê duyệt hoặc khuyến khích. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1909,
chính phủ đã trao tặng Tatsuhiro Koga Huân chương Ruy băng xanh vì những thành
tựu của ông liên quan đến sự phát triển của quần đảo Senkaku. Từ năm 1951-1970,
Nhật Bản đã hai lần yêu cầu công nhân Đài Loan rời quần đảo Senkaku khi phát
hiện ra rằng họ không có hộ chiếu hoặc giấy phép nhập cư, đặt một cột mốc đánh
dấu để xác định các đảo là lãnh thổ của Nhật Bản và cho phép thanh toán bồi
thường cho gia đình các nạn nhân bị tấn công bởi hai con tài không xác định ở vùng
biển xung quanh (Shaw, 1999, tr. 13). Năm 1968, chính phủ Hoa Kỳ và Okinawa đã
thực hiện một số bước đi chung để quản lý và tuần tra các đảo nhằm ngăn chặn sự
xâm nhập bất hợp pháp, trong khi Mỹ quản lý các đảo này. Sau khi Mỹ trả lại quần
đảo vào năm 1972, Nhật Bản tuyên bố tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo
Senkaku, Lực lượng Phòng vệ thường xuyên tuần tra trên khu vực và cho phép xây
dựng một sân bay trực thăng và các ngọn hải đăng dẫn đường (Heflin, 2000). Ngoài
ra, Nhật Bản vừa phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về luật biển và luật về vùng
đặc quyền thềm lục địa đầu năm 1996, qua đó khẳng định chủ quyền và quyền lợi
của mình đối với các vùng biển liên quan.
Như những thực tế trên chứng minh, trước thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã thực
hiện đầy đủ quyền kiểm soát hiệu quả về đủ cả chất lượng và số lượng trong từng
thời kỳ để thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Senkaku.
Cuối cùng, Nhật Bản lập luận rằng Trung Quốc đã chấp nhận việc nước này
chiếm đóng quần đảo Senkaku. Trung Quốc dường như không gây bất kỳ áp lực gì
trong việc kiểm soát hiệu quả hoặc thậm chí phản đối sự kiểm soát của Nhật Bản
trong các giai đoạn được đề cập trên. Theo lập trường của Nhật Bản, quần đảo
Senkaku chưa bao giờ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và cả chính phủ Trung
Quốc lẫn chính quyền Đài Loan đều không coi quần đảo Senkaku từ đầu là một
phần lãnh thổ của mình. Điều này được chứng minh bằng việc cả Trung Quốc và
49

Đài Loan đều không được ra bất kỳ phản đối nào đối với việc đưa quần đảo này vào
khu vực do Hoa Kỳ quản lý theo Hiệp ước San Francisco. Phải đến nửa từ cuối năm
1970, khi triển vọng khai thác dầu trên biển Hoa Đông được hé lộ, Trung Quốc và
Đài Loan mới bắt đầu tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku. Hơn
nữa, chính phủ Nhật Bản viện dẫn bằng chứng cho thấy cả Trung Quốc và Đài Loan
trước đây đều công nhận quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ của Nhật Bản.
Đầu tiên là một lá thư cảm ơn được gửi bởi lãnh sự Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy
giờ ở Nagasaki vào tháng 5 năm 1920 về vụ việc ngư dân tỉnh Phúc Kiến bị mắc kẹt
trên quần đảo Senkaku. Bức thư đề cập rằng quần đảo Senkaku nằm trong “quận
Yaeyama, tỉnh Okinawa, Đế quốc Nhật Bản” (MOFA Japan, n.d., Câu hỏi số 5).
Một bằng chứng khác là trong bài viết có tựa đề “Battle of People in Ryukyu
Islands against U.S. Occupation” (tạm dịch: Trận chiến của nhân dân quần đảo
Ryukyu chống Mỹ chiếm đóng) đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) ngày
1/8/1953, những hòn đảo được nhắc đến với tên gọi “Houkatsu Senkaku” (Nhóm
đảo Senkaku) thuộc quần đảo Ryukyu (MOFA Japan, n.d., Câu hỏi số 5). Tương tự,
bản đồ có tựa đề “Bản đồ Nhật Bản” do một tòa soạn ở Bắc Kinh thực hiện vào
tháng 11 năm 1958 coi quần đảo Senkaku rõ ràng là một phần lãnh thổ của Nhật
Bản. Ngoài ra, bản đồ mới của Trung Quốc xuất bản năm 1933 và bản đồ thế giới
xuất bản 1958 đều xác định quần đảo Senkaku là một phần của Nhật Bản (MOFA
Japan, n.d., Câu hỏi số 5).
Nhật Bản khẳng định những lập luận trên nhằm chỉ ra rằng quần đảo Senkaku
về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Nhật Bản, là một phần của Nansei Shoto và
bản thân quần đảo cũng là một phần lãnh thổ của Nhật Bản .Theo luật pháp quốc tế
hiện đại, Nhật Bản có thể có cơ sở để giành quyền sở hữu theo quy định đối với
quần đảo Senkaku dựa trên thực tế không thể tranh cãi rằng Nhật Bản đã kiểm soát
hiệu quả quần đảo này từ năm 1895 và rằng Trung Quốc đã không bày tỏ bất kì
quan điểm phản đối với hành động của Nhật Bản trước năm 1895 (theo các phái
viên nghiên cứu) cũng như không phản đối việc Hoa Kỳ quản lý các đảo trong và
sau Thế chiến thứ hai. Tất cả những yếu tố này có thể cấu thành nên sự đồng tình
với các yêu sách của Nhật Bản. (Tan, 2006, tr. 148). Tóm lại, quan điểm của Nhật
Bản cho rằng quần đảo Senkaku thuộc về Nhật Bản dựa trên lịch sử và luật pháp
quốc tế. Họ khẳng định rằng quần đảo này đã nằm trong tầm kiểm soát và quản lý
50

hiệu quả của nước này từ cuối thế kỷ XIX. Nhật không công nhận yêu sách chủ
quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này đồng thời duy trì sự hiện diện và quản
lý trên đảo nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh biển.
2.2.2. Quan điểm và chính sách của Trung Quốc
Trong khi yêu sách của Nhật Bản dựa trên sự hiểu biết tường tận về luật pháp
quốc tế (nguyên tắc lãnh thổ vô chủ, không bị Trung Quốc phản đối cho đến năm
1970) thì yêu sách của Trung Quốc dựa lịch sử (và địa lý). Các yêu sách của Trung
Quốc đối với quần đảo Senkaku về bản chất là đòi lại chủ quyền lãnh thổ dựa trên
ba cơ sở riêng biệt. Cách tiếp cận đầu tiên kết hợp hai lý thuyết pháp lý truyền
thống, phát hiện và sử dụng trước, Trung Quốc lập luận rằng dựa trên hành động
phát hiện hòn đảo và sử dụng trước là đủ để cho nước này quyền sở hữu hợp pháp.
Cách tiếp cận thứ hai là tìm cách làm suy yếu các yêu sách của Nhật Bản bằng hai
luận điểm: sự công nhận trước đó của Nhật Bản đối với chủ quyền của Trung Quốc
và sự nhượng bộ bất kỳ yêu sách nào của Nhật Bản đối với lãnh thổ Trung Quốc
vào cuối Thế chiến thứ hai (Tan, 2006, tr. 142-145).
Về cách tiếp cận thứ nhất, Trung Quốc chứng minh tuyên bố về việc phát hiện
và sử dụng trước thông qua ba cơ sở: (i), Trung Quốc tuyên bố có nhiều ghi chép
lịch sử từ thời nhà Minh và nhà Thanh chứng minh rằng các đảo này đã được Trung
Quốc sử dụng từ trước; (ii), Trung Quốc khẳng định rằng các đảo này đã được sáp
nhập vào hệ thống phòng thủ bờ biển của Trung Quốc ngay từ thời nhà Minh và
quần đảo này thuộc về lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc; (iii), Trung Quốc khẳng
định rằng các đảo này được chính quyền nhà Thanh cấp cho một tư nhân Trung
Quốc sử dụng hòn đảo để làm nguồn cung cấp dược liệu. Tổng hợp các cơ sở trên,
Trung Quốc tuyên bố những hành động này là minh chứng cho việc phát hiện và sử
dụng trước quần đảo Senkaku cũng như thực thi chủ quyền một cách hiệu quả.
(i), Các đảo nhỏ được người Trung Quốc phát hiện vào năm 1372 và ngay từ
năm 1373, các sứ thần nhà Minh đã sử dụng quần đảo này làm trạm dẫn đường cho
các chuyến hành trình đến quần đảo Ryukyu. Vì lý do đó, chính quyền nhà Minh và
nhà Thanh không chỉ quen thuộc với sự tồn tại và vị trí của các đảo mà các đảo
cũng được các thủy thủ Trung Quốc sử dụng như một điểm định hướng trong cả hai
thời kỳ. Theo Sách trắng được Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung
Quốc xuất bản năm 2012 với tựa đề “Diaoyu Dao, an Inherent Territory of China”
51

(Đảo Điếu Ngư, một vùng lãnh thổ vốn có của Trung Quốc) nêu rõ, quần đảo
Senkaku được Trung Quốc phát hiện lần đầu tiên và sử dụng, do đó quần đảo là
lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cụ thể, bài biết đề cập đến cuốn sách
Shunfeng Xiangsong (顺 风 相 送/ Hành trình theo đuôi gió) được xuất bản vào
năm 1403 là văn bản lịch sử đầu tiên mang các tên bao gồm cái tên “Diaoyu” cùng
những cái tên khác như “Chi Yu” và cho rằng đây là bằng chứng cho thấy Trung
Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các đảo vào thế kỉ XIV hoặc XV (State Council
Information Office of the People’s Republic of China, 2012). Trên thực tế, văn bản
này thực sự bao gồm tên các đảo, nhưng từ góc độ luật pháp quốc tế, điều này chưa
thể được xem là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã phát hiện hoặc đặt tên cho
quần đảo. Theo một nguồn thông tin khác, tên quần đảo xuất hiện lần đầu tiên vào
thời Nam Tống trong cuốn sách địa lý Yudi Jisheng (輿 地 紀 勝/ Mô tả chi tiết về
đế chế) của Wang Xianzhi (Vương Tiên Chi) vào năm 1221. Ông Wang đã viết về
nguồn gốc và những huyền thoại gắn liền với cái tên này, vốn ban đầu được đặt cho
các địa danh thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc (Lee, 2013, tr.37). Rất có thể là
trong cùng khoảng thời gian đó, người Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo nhưng
đến nay chưa có ghi chép nào về phát hiện này. Có phỏng đoán cho rằng, với việc
phát hiện này, hoàng đế đã đặt tên cho các hòn đảo và chính phủ công nhận chúng
là Diaoyu, Chi Yu,... như thông lệ lúc bấy giờ. Về mặt lịch sử, trước khi người
Trung Quốc chấp nhận hoặc sử dụng tên mới cho bất kỳ cảnh quan hoặc địa điểm
nào, tên mới phải được chính phủ công nhận. Trường hợp có khả năng xảy ra nhất
là hoàng đế, trên danh nghĩa, sẽ đặt tên hoặc đổi tên cho địa danh đó… Do đó, chính
quyền Nam Tống có lẽ đã chịu trách nhiệm công nhận sự tồn tại của quần đảo
Senkaku ở biển Hoa Đông và đặt tên cho quần đảo (Suganuma, 2001, tr. 44).
Năm 1372, Hoàng đế Minh Thái Tổ cử một sứ giả đến Ryukyu, bắt đầu mối
quan hệ triều cống với nhà Minh. Theo Shi Liuqiu lu (使 琉 球 錄/ Hồ sơ về các sứ
mệnh của Hoàng gia tới Ryukyu) của sứ giả Chen Kan (Trần Cang), cùng với các
hồ sơ báo cáo khác đều chỉ rõ ý định chiếm đóng các đảo của Trung Quốc. Quần
đảo Senkaku được coi như những điểm mốc điều hướng quan trọng, việc sử dụng
các ghi chép này làm bằng chứng cho thấy các hòn đảo đã được sử dụng từ thời cổ
đại.
52

(ii), Trước thời nhà Minh, mối đe dọa bên ngoài chủ yếu đến từ phía Bắc, do
đó việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn sự xâm lược là cần thiết. Đến
thời nhà Minh, sự chú ý chuyển sang vùng biển khi cướp biển Nhật Bản thường
xuyên đột kích các khu vực ven biển của Trung Quốc, đôi khi thông đồng với cả
cướp biển Trung Quốc. Để đối phó với những cuộc tấn công này, nhà Minh đã thiết
lập một hệ thống hàng hải để bảo vệ các vùng ven biển.
Mặc dù các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trích dẫn các tài
liệu của nhà Minh chứng minh rằng quần đảo Senkaku nằm trong vùng phòng thủ
bờ biển của Trung Quốc, nhưng có thể phỏng đoán từ nhiều nghiên cứu khác nhau
rằng tư liệu mà họ đề cập đến là Chou Hai Tu Bian (籌 海 圖 編/ Bản tóm tắt minh
họa về an ninh hàng hải) biên tập bởi Hu Zongxian (Hồ Tông Hiến) vào thế kỳ XVI
(Shigeyoshi, 2013). Theo nhà sử học Nhật Bản Inoue Kiyoshi, trong tập đầu tiên,
“Bản đồ các dãy núi ven biển” (Map of Coastal Mountains), các bản đồ “Fujian 7”
(Phúc Kiến 7) và “Fujian 8” (Phúc Kiến 8), minh họa các vùng biển ven huyện
Luoyuan (La Nguyên) và Ningde (Ninh Đức) cùng với các hòn đảo chạy từ Tây
sang Đông, bắt nguồn từ ngoài khơi bờ biển Keelung, Đài Loan gồm: Jilong Shan
(“shan” nghĩa đen là “núi” nhưng được dùng để chỉ một hòn đảo), Pengjia Shan,
Diaoyu Yu, Huaping Shan, Huangwei Shan, Ganlan Shan, và cuối cùng là Chi Yu.
Đường ranh giới của các đảo hướng về phía Đông, và chúng “chắc chắn bao gồm cả
quần đảo Điếu Ngư” (Kiyoshi, 1972). Những bản đồ này cho thấy quần đảo Diaoyu
đã được thêm vào các đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc ở ven bờ biển Phúc Kiến. Tập
1 của bản tóm tắt hiển thị các bản đồ, bắt đầu từ phía Tây Nam và di chuyển về phía
Đông Bắc, không chỉ của Phúc Kiến, mà còn của tất cả các vùng nước ven biển
Trung Quốc mà cướp biển Nhật Bản tấn công. Không có bản đồ nào trong số này
bao gồm bất kỳ khu vực nào nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc, do đó không có cơ sở
để loại từ đảo Diaoyu khỏi lãnh thổ Trung Quốc” (Kiyoshi, 1972, tr.32). Năm 1644,
nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh sau đó cũng chinh phục miền Nam Trung Quốc vào
năm 1681 và sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ của Trung Quốc vào năm 1683. Triều
đình nhà Thanh không chỉ sáp nhập quần đảo Senkaku vào phạm vi phòng thủ bờ
biển của Trung Quốc như triều đình nhà Minh đã làm, mà còn đặt rõ ràng các hòn
đảo này thuộc quyền tài phán của chính quyền địa phương Đài Loan. Các tài liệu
chính thức của triều đình nhà Thanh, chẳng hạn như Tai Hai Shi Cha Lu (臺 海 使
53

槎 錄/ Chuyến công tác ở eo biển Đài Loan) và Tai Wan Fu Zhi (臺 灣 府 志/ Biên
niên sử tỉnh Đài Loan) đều đưa ra những tường thuật chi tiết liên quan đến chính
quyền Trung Quốc đối với đảo Senkaku. Tập 86 của Chong Zuan Fu Jian Tong Zhi
(Biên niên sử Phúc Kiến biên soạn lại), một cuốn sách do Trần Thủ Kỳ và những
người khác biên soạn vào năm 1871 (năm thứ 10 dưới triều đại của Hoàng đế Đồng
Trị nhà Thanh), bao gồm đảo Diaoyu như một địa điểm chiến lược để phòng thủ bờ
biển và đặt quần đảo dưới quyền quản lý của Gamalan, Đài Loan (được gọi là
huyện Nghi Lan ngày nay).
(iii), Năm 1893, Thái hậu Từ Hi đã ban hành một chiếu chỉ hoàng gia trao ba
hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku cho Sheng Xuanhuai (Thịnh Xuân Hoài), một
quan chức cấp cao để khen ngợi việc thu thập dược liệu và chữa bệnh cho bà. Theo
đó, ba hòn đảo được trao cho Thịnh Xuân Hoài là Tiaoyu Tai (Uotsuri-shima),
Huangwei Yu (Kuba-shima) và Chi Yu (Taishō-tō) làm tài sản để thu thập dược liệu
(Shaw,1999, tr.61). Nhiều người Trung Quốc sử dụng bằng chứng này để lập luận
rằng một tài liệu chính thức như sắc lệnh hoàng gia do Thái hậu ban hành là một ví
dụ điển hình về việc thể hiện thẩm quyền nhà nước đối với các đảo. Mặc dù có
nhiều tranh cãi về nguồn gốc và những vấn đề cố hữu trong chính chiếu chỉ của
hoàng gia nhưng đây vẫn được xem là một bằng chứng khả thi hỗ trợ yêu sách của
Trung Quốc.
Về cách tiếp cận thứ hai, dựa trên việc phản đối các yêu sách của Nhật Bản
đối với quần đảo Senkaku. Đầu tiên, Trung Quốc khẳng định rằng trong quá khứ,
Nhật Bản đã ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku cho
đến cuối thế kỷ XIX. Theo đó, Trung Quốc chỉ ra rằng các bản đồ của Nhật Bản
không bao gồm quần đảo này như một phần của vương quốc Ryukyu, vốn đã bị sáp
nhập với Nhật Bản. “Map of the three Provinces and 36 Islands of Ryukyu” (Bản đồ
ba tỉnh và 36 hòn đảo của Ryukyu) là bản đồ màu gắn liền với Sangoku Tsūran
Zusetsu (三 国 通 覧 図 説/ Bản đồ minh họa về ba quốc gia) xuất bản năm 1789
bởi Hayashi Shihei, một chính khách thời Edo. Trong đó, Kyushu được đánh dấu
màu xanh lá cây, lãnh thổ của vương quốc Ryukyu có màu nâu nhạt, trong khi đó
quần đảo Senkaku được đánh dấu bằng màu hồng, cùng màu với Trung Quốc (theo
bản đồ). Tuy nhiên, cái gọi là 36 hòn đảo Ryukyu đề cập đến những hòn đảo có
người ở trong phạm vi lãnh thổ của vương quốc Ryukyu vào thời điểm đó. Những
54

hòn đảo này có nghĩa vụ phải cống nạp cho triều đình nhà vua ở thành Shiru. Do đó,
chỉ những hòn đảo này mới được coi là lãnh thổ của Ryukyu trong ghi chép lịch sử
và trong hồ sơ về sứ mệnh của đế quốc. Theo như những gì được ghi rõ trong biên
niên sử địa phương của tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Đài Loan trong triều đại nhà Thanh
và nhà Minh, quần đảo Senkaku không nằm trong khu vực hành chính của tỉnh
Phúc Kiến hoặc tỉnh Đài Loan. Tương tự, có thể nói rằng quần đảo Senkaku không
thuộc khu vực hành chính của Ryukyu, theo nghĩa, các đảo không nằm trong số 36
hòn đảo của Ryukyu. Do đó, đây không thể là bằng chứng thuyết phục cho lập luận
rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Trung Quốc (Serita, 2023, tr. 79; MOFA
Japan, n.d., Câu hỏi số 9).
Trung Quốc khẳng định rằng, chỉ đến những năm 1890, chính phủ Nhật Bản
mới bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đến quần đảo. Đầu năm 1894, Bộ trưởng Nội vụ
Nhật Bản kiến nghị tỉnh Okinawa thành lập điểm mốc đánh dấu tại quần đảo. Kiến
nghị này đã bị bác bỏ bởi Bộ Trưởng Ngoại giao vì cho rằng hành động như vậy sẽ
thu hút sự chú ý của nhà Thanh, do đó Nhật Bản nên chờ đợi một thời điểm thích
hợp hơn (Serita, 2023, tr. 79). Sau đó, vào tháng 1 năm 1895, Nội các Nhật Bản đã
thông qua một nghị quyết quyết định dựng các cột mốc tuyên bố chủ quyền tại quần
đảo sau khi giành chiến thắng trong chiến tranh Trung - Nhật. Sau đó, Nhật Bản
buộc Trung Quốc ký Hiệp ước Shimonoseki vào tháng 4 năm 1895. Trong đó, Điều
2 của hiệp ước, nhượng Formosa (Đài Loan) “cùng tất cả các đảo thuộc về đảo
Formosa nói trên” cho Nhật Bản (Hiệp ước Shimonoseki, 1895, Điều 2). Trung
Quốc tuyên bố rằng quần đảo Senkaku đã được nhượng lại cho Nhật Bản như một
phần của Đài Loan và cho rằng hành động gộp lại này cho thấy quần đảo được coi
như là một phần của Trung Quốc, hoặc một phần của chuỗi đảo Đài Loan.
Bắc Kinh tin rằng quần đảo Senkaku đã được trả lại cho Trung Quốc vào cuối
Thế chiến thứ hai bằng cách viện dẫn hai hiệp ước để chứng minh là Hiệp ước Hòa
bình San Francisco năm 1951 và Hòa ước Đài Bắc được ký kết giữa Nhật Bản với
Trung Hoa Dân Quốc năm 1952. Điều 2 của Hiệp ước San Francisco yêu cầu Nhật
Bản phải từ bỏ yêu sách đối với nhiều vùng lãnh thổ, trong đó có Formosa (Đài
Loan). Cùng với đó, Điều 4 của Hòa ước nêu rõ “tất cả các hiệp ước, công ước và
thỏa thuận được ký kết trước ngày 9 tháng 12 năm 1941 đều trở nên vô hiệu” (Hòa
ước Đài Bắc, 1952, Điều 4), hòa ước còn trích dẫn Điều 2 của Hiệp ước San
55

Francisco yêu cầu Nhật Bản trao trả quần đảo Formosa, Pescadores cũng như quần
đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, khi Hiệp ước Hòa bình San
Francisco được ký kết, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều không có mặt tại lễ ký kết
và không bên nào ký hiệp ước. Hơn nữa điều 2 của Hiệp ước San Francisco cũng
không đề cập đến quần đảo Senkaku. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc sử
dụng bằng chứng lịch sử để lập luận rằng quần đảo này được coi là một phần của
Đài Loan, chứng minh sự thừa nhận của Nhật Bản đối với chủ quyền của Trung
Quốc tại quần đảo thông qua các tư liệu lịch sử cũng như các hải đồ, bản đồ cổ.
Tóm lại, các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku chủ yếu dựa
vào các bằng chứng lịch sử và địa lý, về bản chất là đòi lại chủ quyền lãnh thổ.
Trung Quốc cho rằng quần đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ quá
khứ lịch sử, có các văn bản cổ và bản đồ lịch sử để chứng minh chủ quyền của
mình. Có thể thấy, cách tiếp cận đầu tiên của Trung Quốc nhấn mạnh yêu sách của
nước này đối với quần đảo Senkaku bằng cách thiết lập cơ sở lịch sử chứng minh
việc khám phá và sử dụng hòn đảo từ trước. Cách tiếp cận thứ hai là tìm cách phản
bác các yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo. Trung Quốc tuyên bố
Nhật Bản từ lâu đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo. Một
quốc gia có thể chiếm được lãnh thổ của nước khác thông qua việc chinh phục trong
chiến tranh, đi đôi với việc chiếm đóng hiệu quả lãnh thổ đó (Jenning, 2017, tr. 4-
10). Nhật Bản đã làm như vậy vào năm 1895 khi kết thúc chiến tranh Trung - Nhật
và thông qua việc phát triển Đài Loan thành thuộc địa. Tuy nhiên, mặc dù Nhật Bản
giành được các đảo thông qua việc chinh phục và chiếm đóng, Trung Quốc khẳng
định rằng Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền của họ thông qua Hiệp ước Hòa bình San
Francisco năm 1951 và Hòa ước Đài Bắc năm 1952. Do đó, Trung Quốc lập luận
rằng Nhật Bản không thể sử dụng lý thuyết chuyển nhượng (cession) và xâm chiếm
(conquest) để củng cố yêu sách của mình (Lesaffer, 2005, tr. 145).
2.2.3. Quan điểm và chính sách của các quốc gia liên quan
a) Đài Loan
Quan điểm của Đài Loan tương tự như quan điểm của Trung Quốc do có lịch
sử chung. Chỉ sau năm 1949, liên quan đến các hiệp định và hiệp ước được ký kết
với Nhật Bản, tầm nhìn của hai nước mới khác nhau do sự khác biệt về chính trị.
Mặc dù sử dụng phương thức khác nhau nhưng yêu sách của Đài Loan đối với quần
56

đảo Senkaku hầu hết phù hợp với yêu sách của Trung Quốc, tuy nhiên, Đài Loan đã
chọn đưa ra yêu sách của riêng mình, thay vì đứng về phía Bắc Kinh và đề xuất
sáng kiến ngoại giao của mình do tính chất địa chính trị nhạy cảm liên quan đến
tranh chấp này (Wang, 2014).
Theo phiên bản của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), quần đảo Senkaku đã
được phát hiện, đặt tên và sử dụng bởi nhà Minh Trung Quốc và kể từ đó, người
dân Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với quần đảo Senkaku (Ministry of Foreign
Affairs of The Republic of China [MOFA Taiwan], 2013). Đài Loan đề cập đến các
hồ sơ sứ mệnh của sứ thần Trung Quốc tới Ryukyu và sử dụng quần đảo này làm
trạm dẫn đường và được sáp nhập vào hệ thống phòng thủ ven biển để chống lại
cướp biển Nhật Bản. Sau khi nhà Thanh lên nắm quyền vào thế kỷ XVIII, quần đảo
cùng Đài Loan được sáp nhập vào Trung Quốc vì chúng thuộc về Đài Loan và đặt
dưới quyền quản lý của Đài Loan (Shigeyoshi, 2014, tr. 2). Đài Loan cũng đề cập
đến các bản đồ được xuất bản vào thế kỷ XVII đã sáp nhập quần đảo Senkaku vào
vùng lãnh thổ và vùng ven biển của mình, theo đó lập luận rằng vào năm 1683, khi
Đài Loan chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, quần đảo Senkaku
cũng trở thành một phần lãnh thổ của nhà Thanh vì các đảo “một nhóm đảo thuộc
Đài Loan” (MOFA Taiwan, 2013).
Dưới góc độ đó, Đài Loan phản đối quan điểm của Nhật Bản rằng quần đảo
Senkaku là terra nullius vào năm 1885. Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao THDQ David
Lin mô tả tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với các đảo là “dựa trên hành động
bất hợp pháp bí mật sáp nhập các đảo như chiến lợi phẩm dưới cái cớ sai lầm là
chiếm giữ lãnh thổ nullius” (Lin, 2012). Do đó, Đài Loan lập luận rằng yêu sách của
Nhật Bản qua việc phát hiện và chiếm đóng là không hợp lý. Đài Loan cho rằng yêu
sách của Nhật Bản về chủ quyền đối với Quần đảo Senkaku nên được coi là sự
nhượng bộ vì cho rằng quần đảo Senkaku đã được nhượng cho Nhật Bản theo Điều
2 của Hiệp ước Shimonoseki năm 1895 và tuyên bố rằng quyết định của Nội các
vào tháng 1 năm 1895 chỉ là một vấn đề nội bộ, không ràng buộc về mặt pháp lý đối
với nhà Thanh Trung Quốc, chứ đừng nói đến Đài Loan ngày nay (Lin, 2012). Đài
Bắc giải thích thêm rằng họ đã không thúc đẩy yêu sách lãnh thổ của mình cho đến
những năm 1970 vì cho rằng từ năm 1945 đến năm 1971, quần đảo Senkaku thuộc
quyền quản lý của Hoa Kỳ chứ không phải của Nhật Bản (Taiwan proposes, 2012).
57

Dưới sự ủy thác của chính phủ Hoa Kỳ, quần đảo Senkaku không được cai trị bởi
Nhật Bản cũng như không bị kiểm soát bởi bất kì quốc gia nào khác. Vì vậy sự ủy
thác của Mỹ không có ý nghĩa gì về mặt chủ quyền cũng như Hoa Kỳ không có
quyền đơn phương quyết định ai sở hữu chủ quyền đối với quần đảo Senkaku. Do
đó, lập luận của Nhật Bản liên quan đến nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu
(Acquisitive prescription) là không có căn cứ.
Do bị cô lập về mặt ngoại giao, tiếng nói của Đài Loan thường bị phớt lờ, mặc
dù đây là quốc gia có yêu sách ở cả biển Hoa Đông và biển Đông. Vào ngày 5 tháng
8 năm 2012, Tổng thống THDQ Mã Anh Cửu đã đề xuất Sáng kiến hòa bình biển
Hoa Đông gồm hai giai đoạn dựa trên quan điểm rằng mặc dù chủ quyền là không
thể chia cắt, nhưng tài nguyên có thể được chia sẻ. Do đó, Sáng kiến Hòa bình kêu
gọi các bên liên quan (1) kiềm chế thực hiện bất kỳ hành động đối kháng nào, (2)
gác lại tranh cãi và không từ bỏ đối thoại, (3) tuân thủ luật pháp quốc tế và giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, (4) tìm kiếm sự đồng thuận về quy tắc
ứng xử ở biển Hoa Đông và (5) thiết lập cơ chế hợp tác thăm dò và phát triển tài
nguyên ở biển Hoa Đông (Wang, 2012). Theo đó Đài Loan hy vong rằng có thể
chuyển từ ba hướng đối thoại song song (giữa Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản)
sang một hướng đàm phán ba bên.
Tranh chấp tại quần đảo Senkaku thường được phân tích dựa trên quan điểm
của Nhật Bản và Trung Quốc, tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua sự cạnh tranh
của Đài Loan - yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành tranh chấp. THDQ
không chỉ là quốc gia đầu tiên bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với
quần đảo Senkaku mà còn đưa ra những yêu sách đòi lại lãnh thổ của Trung Quốc
một cách rõ ràng cũng như những lập luận pháp lý được tiếp tục sử dụng cho đến
ngày nay. Đối với Đài Loan, quần đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời
của Đài Loan, dựa trên vị trí địa lý, cấu trúc địa chất, bằng chứng lịch sử, cách sử
dụng và luật pháp quốc tế của hòn đảo (Lin, 2012). Tuy nhiên, quan điểm này lại
không gây được nhiều sự chú ý trên trường quốc tế. Nhìn chung, quan điểm của Đài
Loan về Senkaku khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với lập trường
của Nhật Bản và Trung Quốc đại lục, hai cường quốc lớn hơn. Đài Loan chủ yếu
chỉ đưa ra tuyên bố chủ quyền nhưng không có nhiều hành động thực tế trên vấn đề
này. Kể từ khi tranh chấp bắt đầu nổi lên vào cuối những năm 1960, chính phủ
58

THDQ đã kiên quyết giữ vững chính sách “bảo vệ chủ quyền, gác lại tranh chấp,
theo đuổi hòa bình và có đi có lại, cũng như thúc đẩy cùng phát triển” (Position
Paper on ROC, 2016).
b) Hoa Kỳ
Nhìn vào bề nổi của tảng băng, tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku
chủ yếu liên quan đến Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã
là nhân tố quan trọng không chỉ vì lý do lịch sử mà còn vì liên minh quân sự với
Nhật Bản. Có thể tóm tắt quan điểm của Hoa Kỳ bằng một từ - mơ hồ. Nhưng đằng
sau sự mơ hồ hay tính trung lập (theo cách nói của Mỹ) là những lợi ích chiến lược
của nước này, có thể được nhìn nhận từ các góc độ kinh tế, chính trị hoặc địa lý.
Hoa Kỳ đã thiết lập chỗ đứng vững chắc ở quần đảo Ryukyu vào tháng 4 năm
1945 và sau một trận chiến đẫm máu đã giành được toàn quyền kiểm soát vào tháng
6 cùng năm. Với sự đầu hàng của Nhật Bản vào tháng 9 năm 1945, lực lượng Hoa
Kỳ không chỉ nắm quyền kiểm soát chính thức đối với đất liền Nhật Bản mà còn
nhiều chuỗi đảo bao gồm các nhóm đảo Amami, Okinawa, Miyako và Yaeyama 6 và
khoảng 1000 hòn đảo nhỏ lân cận, bao gồm quần đảo Tsushima, Ryukyu (Nansei) ở
phía Nam vĩ độ 30° Bắc (không bao gồm quần đảo Kuchinoshima, bản đồ SCAP
cho thấy chuỗi đảo Ryukyu không gắn liền với Nhật Bản và cũng không phải là một
phần của Đài Loan) (Takeshima Archives Portal, n.d.). Hoa Kỳ đã nhanh chóng
củng cố quyền kiểm soát của mình đối với Nhật Bản và quần đảo Ryukyu. Mùa
đông năm 1945, Chính phủ Quân sự Hải quân Hoa Kỳ trên quần đảo Ryukyu đã bắt
đầu hành động khảo sát và trinh sát, đồng thời mở rộng các hoạt động của chính phủ
để bao gồm cả Bắc Ryukyu và Sakishima Gunto (bao gồm quần đảo Senkaku) để
bao trùm hoạt động trên cả quần đảo Ryukyu (Blanchard, 2000, tr. 103). Các ấn
phẩm và bản đồ chính thức khác của chính phủ Hoa Kỳ trong thời kỳ này đã củng
cố mối liên hệ giữa quần đảo Senkaku và quần đảo Ryukyu. Vào tháng 4 năm 1947,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ban hành một tập bản đồ và công báo liên kết rõ ràng quần
đảo Senkaku với tỉnh Okinawa, cụ thể là quận Yaeyama (Blanchard, 2000, tr. 100-
105). Một bản đồ của SCAP vào tháng 12 năm 1947 cũng bao gồm nhóm
Sakishima như là một phần của quần đảo Ryukyu, và hiển nhiên loại trừ chúng khỏi
phần lãnh thổ Trung Quốc và Đài Loan (MacArthur & MacArthur's General Staff,

6
Tại thời điểm này, Tham mưu trưởng Liên quân và Bộ chỉ huy tối cao các Lực lượng Đồng minh (SCAP)
xác định “Nhật Bản” bao gồm bốn hòn đảo chính của Nhật Bản (Hokkaido, Honshu, Kyushu và Shikoku.
59

2015, Bản đồ Số 29). Hồ sơ giải mật của Bộ Ngoại giao cũng cho thấy Hoa Kỳ “bác
bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Ryukyu (Pedrozo, 2022, tr.
70). Ước tính Tình báo Quốc gia năm 1951 (NIE-19) do Cơ quan Tình báo Trung
ương đưa ra cũng kết luận tương tự rằng các điều khoản về lãnh thổ trong Tuyên bố
Cairo và Potsdam yêu cầu trả lại quần đảo Ryukyu và Bonin cho Nhật Bản
(Memorandum by the Central Intelligence Agency, 1951). Các ấn phẩm khác của
Cơ quan Quản lý Dân sự Hoa Kỳ về quần đảo Ryukyu xác nhận rằng quần đảo
Senkaku được xem là một phần của chuỗi đảo Ryukyu (Walker, 1952). Sau đó,
trong quá trình đàm phán Hiệp ước Hòa bình San Francisco, Hoa Kỳ phản đối đề
xuất của Nhật Bản về việc từ bỏ chủ quyền đối với Ryukyu để ủng hộ Hoa Kỳ,
Ngoại trưởng Foster Dulles đưa ra đề xuất, cho phép “Nhật Bản được giữ chủ quyền
còn lại, đồng thời tạo điều kiện cho các đảo này vào hệ thống quản trị của Liên Hợp
Quốc, với Hoa Kỳ là cơ quan quản lý (Akihiko, 1951). Đề xuất được thông qua và
mỗi chính quyền kế nhiệm của Mỹ đều công nhận “‘chủ quyền còn lại” của Nhật
Bản đối với quần đảo Ryukyu (Pedrozo, 2022, tr. 70). Theo một phân tích chính
thức của Quân đội Hoa Kỳ năm 1969, “chủ quyền còn lại” nghĩa là Hoa Kỳ sẽ
không chuyển giao quyền lực chủ quyền (hành chính, lập pháp và quyền tài phán)
đối với quần đảo Ryukyu cho bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Nhật Bản (Pedrozo,
2022, tr. 70).
Tuy nhiên, chính quyền Nixon đã thay đổi quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề
chủ quyền thành quan điểm trung lập dựa trên những tính toán chiến lược trong việc
đối phó với Liên Xô. Đây được xem là bước chuyển lớn đối với tranh chấp tại quần
đảo Senkaku, nó thay đổi từ quan điểm trước đây quần đảo là đối tượng bao gồm
trong “chủ quyền còn lại” của Nhật Bản sang quan điểm mới là không có quan điểm
nào về việc các bên tranh chấp sở hữu quần đảo này, và chỉ nhấn mạnh việc chuyển
giao quyền quản lý quần đảo cho Nhật Bản không cấu thành sự chuyển giao chủ
quyền cơ bản (mà Hoa Kỳ không có), cũng như không thể ảnh hưởng đến các yêu
sách cơ bản của bên tranh chấp nào (Cao Qun, 2017). Xét theo nhiều góc độ, có thể
đưa ra ba nguyên nhân có thể giải thích cho sự thay đổi này. Thứ nhất là thận trọng
trước các yêu cầu của chính quyền Đài Loan vì những nỗ lực ngoại giao và giá trị
chiến lược còn lại của Đài Loan. Richard C. Bush, cựu Chủ tịch Hội đồng Viện
Hoa Kỳ tại Đài Loan, đã chỉ ra tác động đáng kể của việc chính quyền Đài Loan vận
60

động hành lang đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ liên quan đến quần
đảo Senkaku, nói rằng “Nếu không có áp lực từ Đài Bắc, Nhật Bản có thể sẽ sở hữu
chủ quyền ngày nay” (Bush, 2013). Điều quan trọng nữa là thực tế Washington đã
tham gia vào các cuộc đàm phán dệt may quan trọng với ROC, và Đại sứ lưu động
David Kennedy, người đang xử lý các cuộc đàm phán cho Hoa Kỳ, đã thúc giục
Tổng thống không chuyển giao quyền kiểm soát hành chính ngay cả cho Hoa Kỳ
(Memorandum From the President’s Assistant to President Nixon, 1971). Thứ hai,
là để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều
thay đổi lớn vào đầu những năm 1970, hợp tác với Trung Quốc là nhu cầu cấp thiết
đối với Mỹ, nước đang mắc kẹt trong vũng lầy của Chiến tranh Việt Nam và đang
phải vật lộn trước sự cạnh tranh từ Liên Xô. Thứ ba, Hoa Kỳ đã không thực sự quan
tâm đến chủ quyền chủ quần đảo, cũng giống như mô hình chiến lược phổ biến của
nước này liên quan đến vấn đề Nam Kurils (“Lãnh thổ phương Bắc” đối với cách
gọi của Nhật Bản) vào những năm 1950 – điều mà Hoa Kỳ thực sự quan tâm là làm
thế nào để tối đa hóa quyền lợi của mình. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã dựa trên
Điều 26 của Hiệp ước San Francisco và kết hợp vấn đề Lãnh thổ phía Bắc với cam
kết của Hoa Kỳ về chủ quyền còn lại của Nhật Bản đối với quần đảo Ryukyus, cam
kết đã đưa Hoa Kỳ tham gia thành công vào cuộc đàm phán Xô - Nhật. Theo ví dụ
về mô hình chiến lược được sử dụng trong tranh chấp ở Nam Kurils, Mỹ cũng đã
thành công trong việc thúc đẩy tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc
vào những năm 1970, khiến Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thoát khỏi
cái ô an ninh của Mỹ, đây sẽ là một lý do chính đáng hơn để quân đội Hoa Kỳ đồn
trú ở đó để chống lại “mối đe dọa cộng sản” sau “Đảo ngược Okinawa”, trong khi
nó cũng có thể được dùng làm cái cớ để nói dối phía Trung Quốc rằng sự hiện diện
của quân đội Hoa Kỳ quần đảo là để chống lại sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt
Nhật Bản (Cao Qun, 2017). Sự cạnh tranh lâu dài giữa Trung - Nhật xuất phát từ
tranh chấp lãnh thổ có lợi cho Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, do đó nước này có thể
đạt được thành công bằng cách này hay cách khác.
Khi chuyển giao quần đảo Senkaku cho Nhật Bản vào tháng 5 năm 1972, cả
chính phủ Trung Quốc và THDQ đều đệ đơn phản đối việc Hoa Kỳ đưa quần đảo
Senkaku vào danh sách khu vực được trao trả lại cho Nhật Bản theo ORT. Chính
phủ Nhật Bản cũng phản đối Hoa Kỳ vì lập trường trung lập đối với vấn đề chủ
61

quyền. Sau nhiều tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về chính sách
trung lập của nước này đối với cuộc tranh luận về chủ quyền quần đảo, để trấn an,
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố rằng “Bộ Ngoại giao đã đưa ra
quan điểm rằng nguồn quyền duy nhất của Hoa Kỳ trong vấn đề này bắt nguồn từ
Hiệp ước Hòa bình [San Francisco], theo đó Hoa Kỳ chỉ nhận được các quyền quản
lý chứ không phải chủ quyền. Do đó, hành động của Hoa Kỳ trong việc chuyển giao
chủ quyền quản lý của mình cho Nhật Bản không cấu thành sự chuyển giao chủ
quyền cơ bản cũng như không thể ảnh hưởng đến các yêu sách cơ bản của các bên
tranh chấp” (Hiệp ước Đảo ngược Okinawa, 1971).
Có thể thấy, quan điểm của Hoa Kỳ là giữ thái độ trung lập về mặt chính thức,
mặc dù thực tế là các bên tranh chấp trong quá trình tranh chấp chủ quyền đều dựa
vào hành động và lời nói của Hoa Kỳ ở một mức độ nào đó để củng cố yêu sách cá
nhân. Không thể phủ nhận rằng tranh chấp đã trở nên phức tạp hơn do sự mâu thuẫn
giữa hành động và lời nói của Mỹ liên quan đến tranh chấp. Một mặt, Nhật Bản dựa
vào việc Mỹ chuyển giao các đảo để xác nhận chủ quyền của Tokyo đối với các
đảo. Mặt khác, Bắc Kinh lại tìm thấy sự ủng hộ trong luận điệu của Hoa Kỳ trong
việc bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản. Quan trọng hơn, không thể bỏ qua nghĩa vụ
pháp lý của Washington trong việc bảo hộ hòn đảo trong trường hợp bị tấn công
quân sự. Khi phê chuẩn ORT năm 1971, Hoa Kỳ đồng ý tiếp tục áp dụng Hiệp ước
An ninh Mỹ-Nhật năm 1960 trên tất cả các khu vực được coi là Okinawa, trong đó
bao gồm các đảo tranh chấp. Theo Điều 5 của Hiệp ước quy định rằng “mỗi bên
thừa nhận rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một trong hai bên trên các lãnh
thổ do Nhật Bản quản lý sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an toàn của chính mình”
và tuyên bố rằng mỗi bên sẽ “hành động để đối phó với mối nguy hiểm chung trong
phù hợp với các quy định và quy trình hiến pháp của mình.” (Hiệp ước An ninh Mỹ
- Nhật, 1960). Điều này được hiểu rằng theo quy định này, nếu Trung Quốc tấn
công quần đảo Senkaku và nếu tranh chấp trở thành một cuộc xung đột vũ trang thì
Mỹ sẽ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản. Do đó, mặc dù có thái độ trung lập, Hoa Kỳ bị
ràng buộc về mặt pháp lý để bảo vệ yêu sách của Nhật Bản đối với quần đảo trong
trường hợp xung đột.
Tính trung lập của Hoa Kỳ và sự mơ hồ trong quan điểm của Hoa Kỳ tiếp tục
tác động đến tranh chấp trong thế kỷ XXI. Trên thực tế, việc tuân thủ tính trung lập
62

đã mờ dần trong vài năm qua do những thay đổi trong chính sách cân bằng quyền
lực ở Đông Á, cũng như thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo Mỹ. Lập trường
của Mỹ về tranh chấp tại quần đảo Senkaku trong những năm qua cho thấy lợi ích
và tuyên bố của Washington về vấn đề này có khả năng định hình sự phát triển của
tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á. Trong vài năm gần đây, chính phủ Mỹ đã công nhận
Trung Quốc là một cường quốc đối đầu với tiềm năng thách thức quyền lực tối cao
của Mỹ. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ
ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng tăng và khi ảnh hưởng của Trung
Quốc và khả năng quân sự tăng lên, chính sách trung lập bắt đầu mờ nhạt. Vì vậy,
trong những năm tới, chúng ta có thể sẽ chứng kiến phản ứng kiên quyết hơn của
Mỹ trong vấn đề này. Ngay từ đầu, Hoa Kỳ là một trong những chủ thể chính trong
tranh chấp, và mặc dù Washington không yêu sách chủ quyền, quần đảo vẫn vướng
vào trong một trò chơi quyền lực chính trị, quân sự và ngôn luận có liên quan chặt
chẽ với lợi ích Hoa Kỳ.
c) Liên bang Nga
Một nhân tố không được chú ý đến khi thảo luận về tranh chấp tại quần đảo
Senkaku là Nga. Điều này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên bởi Nga không phải là
một bên trong tranh chấp và lợi ích sống còn của nước này không gắn chặt với nhau
như của Hoa Kỳ và Đài Loan. Tuy nhiên, có một số lý do quan trọng khiến quan
điểm của Moscow về quần đảo Senkaku đáng được chú ý hơn.
Quan điểm của Nga về cuộc tranh chấp tại quần đảo Senkaku bộc lộ các mục
tiêu và chiến thuật trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á – khu vực chiến
lược trong chính sách đối ngoại của Nga. Trong chính sách châu Á của mình,
Moscow luôn giữ quan điểm thực dụng và bác bỏ ý tưởng quốc tế hóa những xung
đột mà nước này không liên quan – giải quyết xung đột thông qua các cuộc đàm
phán đa phương với sự tham gia của các chủ thể ngoài khu vực hoặc thông qua các
hành động tại tòa án quốc tế. Trong vấn đề tranh chấp Senkaku, Nga giữ quan điểm
trung lập và tránh bất kỳ cuộc thảo luận nào về cuộc xung đột. Xét từ quan điểm lợi
ích quốc gia của Nga, việc đứng về một bên sẽ gây thiệt hại không thể khắc phục
cho mối quan hệ của mình với bên còn lại, điều này là không thể chấp nhận được.
Phát biểu vào tháng 10 năm 2012, Nikolai Patrushev, Chủ tịch Hội đồng Bảo an
nhắc lại quan điểm của nước Nga, nêu rõ: "Chủ đề (về các đảo tranh chấp) đã được
63

xác định. Chúng tôi sẽ không đứng về bên nào, họ (Nhật Bản và Trung Quốc) phải
đồng ý với nhau, nhưng chúng tôi ủng hộ việc giải quyết vấn đề này thông qua đối
thoại" (Naka, 2012).
Cũng giống như Hoa Kỳ xác định lập trường trung lập đối với tranh chấp, từ
chối công khai ủng hộ bên nào. Tuy nhiên, mặc dù Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập
trong vấn đề chủ quyền nhưng ở một số khía cạnh vẫn hỗ trợ đáng kể cho Nhật. Vậy
thì câu hỏi đặt ra là Nga có áp dụng chính sách tương tự để tăng cường hỗ trợ cho
Trung Quốc hay không? Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự
củng cố của các xu hướng tích cực trong quan hệ hai nước và những vấn đề khó
khăn trong quá khứ bị gạt sang một bên hoặc loại bỏ hoàn toàn. Khi Vladimir Putin
và Hồ Cẩm Đào tuyên bố rằng mối quan hệ Trung - Nga, chưa bao giờ tốt hơn như
lúc này, đó không phải là khoe khoang suông. Quan hệ đối tác chiến lược mang tính
đa chiều và trọng yếu hơn bao giờ hết, sự tin cậy chính trị nhau ngày càng sâu sắc,
hợp tác kinh tế và thương mại phát triển nhanh chóng, giao lưu nhân dân ngày càng
mở rộng và phối hợp chiến lược trong các vấn đề quốc tế cũng được cải thiện
(Embassy of the People’s Republic of China in Papua New Guinea, 2001). Đối với
Moscow, tầm quan trọng của Trung Quốc trên tổng thể cao hơn bất kỳ quốc gia nào
khác, ngoại trừ Mỹ. Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, chính trị,
an ninh ngày càng trở nên thân thiết, mối quan hệ giữa hai bên cũng được hỗ trợ rất
nhiều bởi thực tế là Bắc Kinh có chung quan điểm cơ bản với Moscow về nhiều vấn
đề trong nước và quốc tế. Khi tổng kết mối quan hệ đối tác Trung - Nga, tác giả
Bobo Lo đã nhận xét rằng việc Moscow thành công xây dựng mối quan hệ với siêu
cường mới nổi là “thành tựu chính sách đối ngoại lớn nhất của Nga trong thời kỳ
hậu Xô Viết”, đối với Trung Quốc, “đây là một cột mốc trong chiến lược của Bắc
Kinh nhằm trỗi dậy hòa bình” (Bobo Lo, 2008, tr. 174). Trong khi đó, quan hệ Nga
- Nhật Bản lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố phức tạp, trong đó chiếm vị trí trung tâm
là những căng thẳng kéo dài liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo
Nam Kurils là một nhóm bốn đảo bao gồm Etorofu, Kunashiri, Shikotan và
Habomai. Ngoài vấn đề lãnh thổ, khi nói đến địa chính trị, Nga và Nhật Bản cũng
có xu hướng đứng về hai phía đối lập nhau trong các vấn đề quốc tế quan trọng.
Khi bắt đầu xem xét diễn ngôn của Nga về tranh chấp Senkaku, có thể thấy rõ
một sự thiên vị đối với Trung Quốc. Về nguồn gốc sở hữu, các nhà quan sát Nga tỏ
64

ra không nghi ngờ gì khi cho rằng quần đảo này thực sự thuộc về Trung Quốc về
mặt lịch sử. Trong bài viết trên tờ Аргументы и Фаыкт (Chính trị và Lập luận),
biên tập viên Vitalii Tseplyaev đã tuyên bố rằng các đảo tranh chấp là “một quần
đảo mà Trung Quốc sở hữu và cho đến nay vẫn coi là của mình” (Tseplyaev, 2012).
Các nhà quan sát Nga cũng cho rằng nguồn gốc của tranh chấp là do Nhật Bản,
không chỉ cho vấn đề Senkaku mà còn cho tất cả các tranh chấp lãnh thổ của Nhật
Bản, như tác giả Kistanov đã nêu: “Như đã biết, nguồn gốc của các cuộc xung đột
lãnh thổ của Nhật Bản với tất cả các nước láng giềng… chắc chắn được tìm thấy
trong chính sách bành trướng mà Nhật Bản đã thực hiện khi còn là một đế quốc còn
non trẻ” (Kistanov, 2012). Hơn nữa, để ủng hộ Trung Quốc cho vấn đề tranh chấp,
Nga cho rằng Nhật Bản phải chịu trách nhiệm chính vì những căng thẳng gần đây.
Theo đó, việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo vào năm 2012 được xem là “một sự
khiêu khích có chủ ý” (Kistanov, 2013). Người ta cũng cho rằng chính phủ Nhật
Bản đang cố tình gây căng thẳng với Trung Quốc nhằm tạo sự ủng hộ trong nước
đối với chính sách thay đổi hiến pháp và tăng cường sức mạnh quân sự quốc gia
(Koval, 2013). Bằng chứng được thể hiện rõ ràng qua việc chi tiêu quốc phòng của
Nhật Bản từ những năm 2000. Một số người lo lắng về những tác động của việc
Nhật Bản gia tăng quân sự và mối đe dọa từ chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng ở
Nhật Bản khiến họ băn khoăn rằng: Sau quần đảo Senkaku thì liệu người nhật có
chiếm quần đảo Kurils không? (Volodin, 2012). Cách nhìn nhận của Nga về vấn đề
sở hữu quần đảo cũng nên được xem xét. Họ cho rằng hòn đảo này trên thực tế là
nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Cụ thể, trong các báo cáo về hoạt động của
hải quân trong khu vực tranh chấp, các nhà quan sát Nga có xu hướng coi các tàu
Trung Quốc là kẻ kiểm soát khu vực và các tàu Nhật Bản là những kẻ xâm nhập. Ví
dụ, ITAR-TASS mô tả vào ngày 26 tháng 5 năm 2013 rằng “hôm nay ba tàu tuần
tra của Trung Quốc đã buộc các tàu Nhật Bản phải rời khỏi khu vực quần đảo Điếu
Ngư (Senkaku) ở Biển Hoa Đông” (Zhirov, 2013). Cùng với đó là cách sử dụng tên
của quần đảo, thông lệ thường gọi của quần đảo này là “Senkaku” sau đó đề cập tên
“Điếu Ngư” trong ngoặc, điều này phản ánh sự hiểu biết rằng Nhật Bản là quốc gia
kiểm soát hòn đảo và được công nhận quyền kiểm soát đảo. Tuy nhiên, trong diễn
ngôn của Nga không có sự đồng nhất như vậy. Ngày càng có nhiều bài viết mô tả
các đảo chủ yếu là “Điếu Ngư” với “Senkaku” được đặt trong ngoặc đơn, nếu có đề
65

cập đến. Có thể tìm thấy các ví dụ thường gặp về cách làm này trong các bản tin của
các cơ quan thông tấn do nhà nước kiểm soát (ví dụ ITAR-TASS (Zhirov, 2013),
RIA Novosti (Политика, 2013; РИА НОВОСТИ, 2022). Các cuộc tập trận quân sự
của Trung Quốc cũng không thiếu sự vắng mặt của Nga, gần đây nhất là khi hai
nước tham gia cuộc tập trận quân sự bốn ngày, đặc biệt là các cuộc cuộc tập trận
như vậy thường được tổ chức ở biển Nhật Bản (VOV, 2021). Hay như các cuộc
diễn tập trên không, khi mà lực lượng không quân Nga và Trung Quốc liên tục tham
gia các cuộc diễn tập khiêu khích gần Nhật Bản.
Tóm lại, khi đề cập đến những điều trên, liên quan đến vấn đề quan điểm, rõ
ràng là Nga có sự thiên vị đối với lập trường của Trung Quốc, Nhật Bản cũng lo
ngại về việc Trung Quốc lợi dụng sự hỗ trợ của Nga để tăng áp lực lên vấn đề tranh
chấp Senkaku. Tuy nhiên, mặc dù các nhà lãnh đạo của Nga có thể sẽ ủng hộ lập
trường của Trung Quốc trong tranh chấp và phối hợp hành động với Bắc Kinh thì
vẫn có khả năng Moscow sẽ không ủng hộ tuyệt đối cho Trung Quốc trong vấn đề
này mà muốn duy trì ở một mức độ nào đó. Một “liên minh” như vậy sẽ không xảy
ra vì một vài lý do, tóm gọn lại sẽ do sự quan ngại về sự phát triển của Trung Quốc
và sự ấm nồng hơn trong quan hệ Nga - Nhật. Trong bức tranh quyền lực hiện nay ở
Đông Á sẽ khuyến khích Nga xích lại gần Trung Quốc hơn nhằm đối trọng sức
mạnh với Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Tuy nhiên, khi Trung Quốc
ngày càng vươn lên và thời điểm sắp tới, khi Trung Quốc có thể sẽ thay thế Mỹ với
tư cách là cường quốc hàng đầu khu vực thì đây sẽ bị coi là mối đe dọa lớn đối với
Nga. Mặc dù viễn cảnh này chưa hoàn tất nhưng khả năng xảy ra của nó đã ảnh
hưởng đến hành vi của Nga, cụ thể là việc tạm dừng hỗ trợ Trung Quốc. Hơn nữa,
kể từ năm 2011, Nga đã có những bước tiến nhằm cải thiện quan hệ với Nhật Bản.
Cụ thể hơn, việc thu hút đầu tư ngày càng tăng của Nhật Bản có thể khuyến khích
giới lãnh đạo Nga mở rộng phạm vi cho việc phòng ngừa rủi ro trong quan hệ với
Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó thu được lợi ích tối đa từ cả hai.
Đây có thể được xem là lời giải thích thuyết phục cho quan điểm hiện nay
của Nga về tranh chấp Senkaku đồng thời cung cấp một lời giải thích hợp lý cho
việc liên minh Nga - Trung sẽ không thể được thiết lập và khó có khả năng Liên
bang Nga sẽ bị Bắc Kinh thuyết phục để thay đổi lập trường trung lập của
mình. Nhìn chung, Nga không đưa ra quan điểm chính thức về tranh chấp quần đảo
66

và cố gắng giữ thế cân bằng hoặc không công khai ủng hộ bên nào. Quan điểm của
Nga được xem là nghiêng hơn về phía Trung Quốc trong vấn đề này, nhưng không
đến mức gây tổn hại nghiêm trọng trong quan hệ với Nhật Bản.
2.3. Quá trình tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc (1972-
2022)
2.3.1. Giai đoạn 1972-1991
Với sự gia tăng căng thẳng liên quan đến quần đảo Senkaku, Nhật Bản và
Trung Quốc bắt đầu nhiều đợt đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Theo
Thông cáo Trung - Nhật năm 1972, Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập quan hệ
ngoại giao và do đó Nhật Bản tuyên bố rằng tất cả các hiệp ước với Đài Loan đều
vô hiệu. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka,
cả Thủ tướng Tanaka và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đồng ý gác lại tranh
chấp. Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán giữa hai bên được tiến hành, cả Trung
Quốc và Nhật Bản đều nhận ra rằng họ không thể đạt được một thỏa thuận chung.
Thủ tướng Chu Ân Lai được cho là đã hạ thấp vấn đề bằng việc tuyên bố rằng các
đảo này nhỏ, rất khó tìm thấy trên bản đồ đưa ra. Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc
đã đồng ý gác tranh chấp sang một bên để giải quyết sau này (Smith, 2013, tr. 37).
Năm 1978, tranh chấp một lần nữa leo thang. Các thành viên Đảng Dân chủ Tự
(LDP) của Nhật Bản phản đối hiệp ước đã cố gắng lợi dụng tranh chấp để ngăn
chặn việc phê chuẩn hiệp ước. Những nỗ lực đó đã nhận được sự ủng hộ lớn từ Nội
các cầm quyền, Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Nakagawa Ichiro ủng hộ phe phản đối
hiệp ước và trở thành đầu tàu nhằm nỗ lực cản trở hiệp ước (Tretiak, 1979, tr.
1241). Ngay sau khi các thành viên LDP công khai thể hiện sự phản đối, một đội
gồm 140 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một số tàu có vũ trang đã rời lãnh thổ
Trung Quốc và đi vào vùng lãnh thổ 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku và bày ra
các dấu hiệu khẳng định yêu sách của Trung Quốc (Smith, 2013, tr. 37). Mặc dù
Phó Thủ tướng Trung Quốc Cảnh Biểu đã nhanh chóng tuyên bố rằng vụ việc này
không phải là cố ý nhưng vụ việc đã mang lại một số lợi ích cho yêu sách của Nhật
Bản và kể từ đó Nhật Bản ít nhất đã có được quyền sở hữu trên thực tế (de facto
ownership) đối với quần đảo. (Lohmeyer, 2008, tr. 48)
Vào tháng 7 năm 1978, Nhật Bản và Trung Quốc đã có thể đặt vấn đề
Senkaku sang một bên và tiến hành vòng đàm phán thứ hai (Tretiak, 1979, tr. 1246).
67

Cuối cùng, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Trung -Nhật đã được ký kết trước sự
phản đối của các thành viên chống hiệp ước của quốc nội. Trong đó, hiệp ước nêu
rõ mục đích “củng cố và phát triển các mối quan hệ hòa bình giữa hai nước”
(Tretiak, 1979, tr. 1247). Hơn nữa, vào ngày 22 tháng 10 năm 1978, Phó Thủ tướng
Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến thăm thiện chí chính thức tới Nhật Bản,
trong đó ông xác nhận việc bỏ qua tranh chấp liên quan đến chủ quyền đối với quần
đảo. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone đã đồng ý hoãn tranh chấp
cho tương lai (Mohamed, Ansari và Ahmad, 2018).
Tranh chấp một lần nữa nổ ra khi đến năm 1979, Nhật Bản xây dựng sân bay
trực thăng dã chiến trên quần đảo này và đã bị Trung Quốc và Đài Loan lên tiếng
phản đối. Hơn nữa, một ngọn hải đăng cao 5, 6 mét được các nhà hoạt động cánh
hữu Nhật Bản (do Eto Toyohisa đúng đầu) dựng lên vào năm 1978 để đánh dấu yêu
sách đối với Uotsuri-shima đã gây nên làn sóng tranh luận tại Đài Loan. Tranh chấp
đảo lại nổi lên vào năm 1990, khi Cơ quan An toàn Hàng hải Nhật Bản (Maritime
Safety Agency of Japan, nay là Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản - JCG) công
nhận ngọn hải đăng trên đảo Uotsuri là ngọn hải đăng chính thức (Shaw, 1999, tr.
17). Cùng với việc JCG xua đuổi các tàu đánh cá Đài Loan chở Ngọn đuốc Olympic
cùng các phóng viên và đoàn truyền hình được quay lại đã tạo nên một sự náo động
của công chúng, sau đó là một loạt các cuộc biểu tình chống Nhật Bản. Quan hệ
song phương giữa Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản từ đó xuống mức thấp chưa
từng thấy kể từ khi chấm dứt quan hệ ngoại giao vào năm 1972 (Shaw, 1999, tr.
18). Ngay sau khi chính phủ THDQ đưa ra hàng loạt phản đối hành động của Nhật
Bản, chính phủ Trung Quốc cũng vào cuộc và gây áp lực lên chính phủ Nhật Bản
thông qua các kênh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Kong
Quan (Khổng Tuyền) cho rằng các hành động đơn phương của Nhật Bản trên quần
đảo Senkaku là "bất hợp pháp và không hợp lệ" (Xinhua News Agency. 2005).
Vào những năm 1980, tranh chấp bước vào một giai đoạn mới trong lĩnh vực
pháp lý. Mở đầu là khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được
phê chuẩn vào năm 1982. Một ảnh hưởng lớn mà UNCLOS tác động tới tranh chấp
là việc xác định các đảo. Theo UNCLOS, một hòn đảo hay bãi đá không có người
sinh sống lâu dài hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì sẽ không có vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa (UNCLOS, 1982, Điều 121[1]). Quy định
68

này của hiệp ước rất quan trọng vì nó quy định cách một quốc gia có thể kiểm soát
tài nguyên trong một phạm vi nhất định xung quanh các đảo của mình. Sự thay đổi
trong định nghĩa thềm lục địa có tác động to lớn đến tranh chấp Senkaku nói chung
và lập trường của Nhật Bản nói riêng liên quan đến việc xác định đường cơ sở cho
thềm lục địa. Năm 1982, do lo ngại về các biện pháp công nghệ được sử dụng để
mở rộng đường cơ sở, Nhật Bản đã ủng hộ việc sử dụng đường cơ sở thống nhất để
đo thềm lục địa nhằm đảm bảo ranh giới công bằng (Lee, 1987, tr. 590). Ngược lại
với Nhật Bản, Trung Quốc phản đối khái niệm các quốc gia hợp tác cùng nhau để
phân định ranh giới thềm lục địa. Đúng hơn, Trung Quốc ủng hộ việc sử dụng luật
pháp quốc tế để hỗ trợ các nỗ lực đánh dấu ranh giới thềm lục địa của các quốc gia
(Lee, 1987, tr. 596).
Liên quan đến ngòi nổ tranh chấp vào năm 2012, sau khi Mỹ trao trả
Okinawa cho chính quyền Nhật Bản quản lý vào năm 1972 thì quần đảo Senkaku
cũng được trả lại cho Zenji, con trai Tatsuhiro Koga, chủ sở hữu. Do không có
người kế thừa, Zenji đã lần lượt bán bốn hòn đảo cho gia đình Kurihara Kunioki với
yêu cầu phải kế thừa nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo. Gia đình Kurihara mua đảo Kita-
kojima và Minami-kojima năm 1972, Uotsuri-shima năm 1978 và Kuba-shima 1988
(Chavez, 2013, tr. 62). Từ khi sở hữu 4 hòn đảo này, gia đình ông Kurihara khẳng
định họ sẽ giữ đúng giao ước với người chủ cũ: không bán đảo cho bất kì cá nhân
nào, ngoại trừ Chính phủ Nhật và các tổ chức Nhà nước của Nhật, ông Hiroyuki
cũng đã từ chối lời hỏi mua của vô số tổ chức và cá nhân. Ông cho biết gia đình chỉ
đơn thuần muốn làm theo mong muốn của người bạn (Tan, 2016, tr. 37). Đây là một
hành động quan trọng trong tranh chấp Senkaku, hành động này một mặt giúp Nhật
Bản củng cố chủ quyền, tăng cường vị thế đàm phán và thu hút sự chú ý của dư
luận quốc tế đến tranh chấp này. Mặc khác, hành động này cũng có thể gây tranh cãi
và gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tranh chấp tại quần đảo Senkaku tiếp tục diễn ra sau khi ban hành UNCLOS
năm 1982. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, tranh chấp tại
quần đảo lại nổi lên, mở đầu bằng một tranh chấp lớn ngay sau năm 1991. Tóm lại,
trong suốt giai đoạn từ 1972 đến 1991, tranh chấp diễn ra nhưng hầu như không có
sự va chạm lớn giữa hai quốc gia tại quần đảo này. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều
nỗ lực đàm phán giải quyết tranh chấp nhưng không đạt được thỏa thuận chung.
69

Đây có thể xem là thời kỳ các bên đàm phán và duy trì tình trạng hiện hữu, kiềm
chế đối đầu quân sự, thậm chí đã từng có thể xem là giải quyết thành công tranh
chấp vào những năm 1978, giai đoạn này cũng chứng kiến Nhật Bản có nhiều động
thái củng cố kiểm soát trên thực tế tại quần đảo này.
2.3.2. Giai đoạn 1991 – 2013
Thời hậu Chiến tranh Lạnh, có một sự quan ngại ngày càng tăng của giới tinh
hoa Nhật Bản khi khả năng quân sự được nâng cao của Bắc Kinh cùng với sự quyết
đoán mới của nước này đối với các vấn đề lãnh thổ có thể biến thành nỗ lực gây bất
ổn của Trung Quốc nhằm giành quyền bá chủ khu vực ở châu Á. Vào năm 1992,
Trung Quốc ban hành Luật Lãnh hải, hệ thống hóa yêu sách chủ quyền lâu đời của
nước này đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông và quần đảo
Senkaku ở phía Đông Bắc Đài Loan (Brown, 1994, tr. 435). Mặc dù Nhật Bản
không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Trường Sa, nhưng các nhà quan sát Nhật
Bản lo ngại rằng động thái của Trung Quốc nhằm chứng minh các yêu sách lãnh thổ
của mình bằng vũ lực sẽ dẫn đến quyền bá chủ hàng hải nguy hiểm của Trung Quốc
tại Senkaku. Sau khi Trung Quốc ban hành Luật Lãnh hải, tranh chấp tiếp tục bùng
lên, đỉnh điểm là vào năm 1996. Những hành động được khởi xướng bởi các nhà
hoạt động chính trị cánh hữu của Nhật Bản được chính phủ Nhật Bản công khai bảo
vệ đã trở thành động lực để tái can dự vào trong chấp Trung - Nhật trong thời kỳ
này.
Vào tháng 7 năm 1996, trong khi Quốc hội Nhật Bản đang tranh luận về một
dự luật công bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Nhật Bản, một liên
đoàn thanh niên cánh hữu Nhật Bản (Nihon Seinensha) đã tới các đảo tranh chấp để
dựng một ngọn hải đăng chạy bằng năng lượng mặt trời trên đảo Kita-kojima. Với
mục đích đảm bảo an toàn hàng hải, hành động của liên bang nhiều khả năng được
thực hiện để củng cố nội dung cho tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế sắp ra mắt của
chính phủ Nhật Bản, dự đoán rằng chính phủ sẽ lôi kéo nước Nhật vào những cuộc
tranh chấp biên giới trên biển với các nước láng giềng một khi tuyên bố có hiệu lực.
Đúng như dự đoán, chính phủ Nhật Bản đã khẳng định vào ngày 20 tháng 7 yêu
sách của họ về quyền phát triển kinh tế độc quyền trong vùng đặc quyền kinh tế 200
hải lý xung quanh các đảo tranh chấp và phần còn lại của Nhật Bản, bao gồm cả
quần đảo Senkaku (Serita, 2023, tr. 139). Để nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Nhật
70

Bản đối với quần đảo, một nhóm cánh hữu khác tự xưng là Hiệp hội Phòng thủ
Quần đảo Senkaku (Senkaku Islands Defense Association) đã dựng cờ Nhật Bản
trên hòn đảo Uotsuri-shima, bên cạnh ngọn hải đăng (Chapman, 2017, tr. 27). Ngay
sau đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Yukihiko Ikeda đã công khai tuyên bố rằng
“Senkaku luôn là lãnh thổ của Nhật Bản. Nhật Bản quản lý các đảo một cách hiệu
quả, do đó các vấn đề tranh chấp lãnh thổ không tồn tại.” (Chapman, 2017, tr. 27).).
Các nhà hoạt động thân Trung Quốc công khai phản đối tuyên bố của Nhật Bản đối
với quần đảo Senkaku và các cuộc biểu tình nổ ra trên đường phố ở New York,
Vancouver, Hồng Kông và San Francisco. Vào giữa tháng 9, người phát ngôn của
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản đối mạnh mẽ sau khi nhóm Seinensha
quay trở lại để sửa chữa ngọn hải đăng mới đã bị hư hại do bão. Để đáp lại những
hành động này, một nhóm dân sự từ Đài Loan đã đi thuyền tới quần đảo để phản đối
nhưng đã bị JCG đánh đuổi. Tranh chấp càng trở nên tồi tệ hơn khi một nhà hoạt
động Hong Kong đã chết đuối gần quần đảo vào ngày 26 tháng 9 khi anh ta cố gắng
bơi từ thuyền biểu tình đến một hòn đảo nhỏ để tránh JCG (Dzurek, 2009). Vụ việc
này đánh dấu lần đầu tiên có thiệt hại về nhân mạng do tranh chấp lãnh thổ. Sự tức
giận dồn nén đối với Nhật Bản sớm bùng phát với làn sóng biểu tình chống Nhật lan
rộng khắp cộng đồng người Hoa, đặc biệt là ở Hong Kong. Vào ngày 7 tháng 10,
những người biểu tình đã nhanh chóng đổ bộ lên đảo Uotsuri và treo cờ của cả
Trung Quốc và Đài Loan, sau đó bị người Nhật gỡ bỏ (Beukel, 2011).
Kể từ đó, quần đảo này tiếp tục được các nhóm chính trị và dân sự từ cả phía
Trung Quốc và Nhật Bản đến thăm nhằm mục đích thể hiện chủ quyền đối với quần
đảo. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1997, một thành viên Hội đồng thành phố lshigaki,
Okinawa và một phóng viên của tờ Sankei Shimbun đã hạ cánh trên đảo Uotsuri.
Vào ngày 7 tháng 5 năm 1997, quần đảo được thăm lại bởi một nhóm các nhà hoạt
động Nhật Bản khác do một thành viên Quốc hội Nhật Bản từ một Đảng đối lập dẫn
đầu (Shaw, 1999, tr. 20). Những hành động được xem là có tính kích động của phía
Nhật Bản đã bị các nhà hoạt động Trung Quốc phản đối. Trong khi hầu hết các nhà
hoạt động Trung Quốc cố gắng đến quần đảo Senkaku bằng đường biển, trong đó,
một nỗ lực đáng chú ý nhưng thất bại mà các nhà hoạt động Trung Quốc cố gắng
tận dụng là nỗ lực thực hiện việc nhảy dù xuống quần đảo từ một chiếc máy bay
được khởi hành ở Philippines. Mặc dù nỗi lực tiếp cận trên không để đổ bộ lên quần
71

đảo Senkaku đã thất bại nhưng đó là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng trong tranh
chấp đã trở lại từ sau năm 1996.
Sau sự cố năm 1997, tranh chấp tiếp dục đạt đến mức độ gay gắt hơn đồng
thời mở rộng sự hiện diện trong các vấn đề châu Á hơn. Liên quan đến việc cho
thuê quần đảo Senkaku. Vào năm 2003, chính phủ Nhật Bản đã thuê ba hòn đảo từ
gia đình Kurihara với giá 22 triệu Yên mỗi năm (China protests Japan islands lease,
2003). Cả Trung Quốc và Đài Loan đều phản đối hành động của Nhật Bản cho rằng
hợp đồng này bất hợp pháp, vô hiệu và không thể chấp nhận. Thứ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Wang Yi (Vương Nghị) nói rằng phía Nhật Bản nên ngăn chặn
những thiệt hại có thể xảy ra thêm đối với mối quan hệ song phương giữa Trung
Quốc với Nhật Bản (MOFA Japan, 2003). Năm 2004, tranh chấp một lần nữa bùng
nổ khi hai tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra Nhật Bản tấn công gần quần đảo tranh
chấp. Sau đó, một nhóm nhà hoạt động từ Trung Quốc cố gắng đổ bộ, nhưng bị
Cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ và trục xuất về Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên
chính quyền Trung Quốc ủng hộ việc đổ bộ vào quần đảo này. Trung Quốc phản
ứng mạnh mẽ và yêu cầu Nhật Bản trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt.
Đồng thời, các cuộc tập trận ở biển Hoa Đông được tổ chức để áp đặt áp lực lên
Nhật Bản trong khi Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo) hội đàm với
Nhật Bản (Fravel, 2010, tr. 153). Ngoài ra, mối quan tâm về kinh tế cũng tăng lên
trong thời điểm này. Năm 2006, Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc
(CNOOC) cho biết việc sản xuất khí đốt đã bắt đầu tại mỏ dầu Chunxiao (Shirakaba
theo cách gọi của Nhật Bản), một mỏ dầu cách rìa vùng đặc quyền kinh tế của Nhật
Bản 5km (Chunxiao gas field, 2006). Tranh chấp này đặc biệt căng thẳng, chủ yếu
do vị trí của mỏ dầu dẫn đến việc cả hai bên đều tranh chấp quyền sở hữu và quyền
khai thác tại mỏ dầu này. Tuy nhiên, tranh chấp đã được giải quyết vào năm 2008,
khi chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc ký kết một thỏa thuận cùng khai thác tài
nguyên tại mỏ dầu này sau bốn năm đàm phán (Fackler, 2008). Sự kiện này đánh
dấu khoảnh khắc nhượng bộ hiếm hoi trong quá trình tranh chấp căng thẳng này.
Năm 2010, căng thẳng gia tăng đáng kể ở quần đảo Senkaku khi chính phủ
Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc vào ngày 7 tháng 9. Sau khi tàu cá
Trung Quốc va chạm với hai tàu tuần duyên Nhật Bản, lực lượng tuần duyên Nhật
Bản đã bắt giữ các thủy thủ đoàn và thuyền trưởng. Tại Bắc Kinh, người phát ngôn
72

Bộ Ngoại giao Jiang Yu (Khương Du) nói với giới truyền thông rằng Trung Quốc
“quan ngại sâu sắc về hành động của Nhật Bản” và đã “có công hàm phản đối long
trọng với Nhật Bản” (Przystup, 2010). Vào ngày 8 tháng 9, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Hu Zhengyao (Hồ Chính Diệu) đã gọi điện cho Đại sứ Niwa
Uichiro để phản đối hành động của Nhật Bản và yêu cầu thả các thủy thủ đoàn cùng
thuyền trường đồng thời đảm bảo an toàn cho con tàu. Vụ việc được đưa tin rầm rộ
trên các tờ báo của Trung Quốc, cùng lúc đó, một hàng người biểu tình đã xuất hiện
trước đại sứ quán Nhật Bản và yêu cầu Nhật Bản xin lỗi. Sau đó, trong bài phát biểu
tại New York vào ngày 22 tháng 9 trước tập thể người dân Trung Quốc và người
Mỹ gốc Hoa, Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi Nhật Bản thả thuyền trưởng bị giam
giữ ngay lập tức và vô điều kiện; nếu không, Trung Quốc hành động và Nhật Bản sẽ
phải chịu mọi trách nhiệm về hậu quả nghiêm trọng (Beukel, 2011). Về phần thủy
thủ đoàn, họ đã được thả sau sáu ngày trong khi thuyền trưởng bị giam giữ để điều
tra thêm cho đến ngày 24 tháng 9. Ngay sau khi thuyền trưởng được thả, Bộ Ngoại
giao Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường vì “bắt giữ trái phép”
thuyền trưởng. Tuyên bố được đưa ra vào ngày 25 tháng 9 cho biết “việc Nhật Bản
giam giữ, điều tra hoặc bất kỳ hình thức biện pháp tư pháp nào khác là bất hợp pháp
và không hợp lệ… xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc… và vi phạm
nhân quyền” của người dân Trung Quốc (Przystup, 2010).
Sau sự việc, phía chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ Ngoại giao đã đưa ra
tuyên bố liên quan, theo đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tái khẳng định yêu sách của
Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku và bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc về lời xin
lỗi và bồi thường tài chính vì “hoàn toàn vô căn cứ và không thể chấp nhận được
đối với Nhật Bản (Embassy of Japan in the UK, 2010).
Các sự kiện diễn ra vào năm 2012 được xem là yếu tố chính gia tăng căng
thẳng tranh chấp. Quan hệ an ninh Trung - Nhật xấu đi đáng kể sau khi chính phủ
Nhật Bản quốc hữu hóa một số hòn đảo trong khu vực tranh chấp. Hành động này
đã hủy hoại những nỗ lực không ngừng giữa hai chính phủ để khôi phục an ninh
trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Thảo luận về việc mua các hòn đảo
Uotsuri-shima, Kita-kojima và Minami-kojima của chính phủ Nhật Bản, Thủ tướng
Yoshida Noda đã cân nhắc về việc mua các đảo vào năm 2010 do lo ngại về sự hiện
diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku
73

(Green, et al., 2017). Tuy nhiên, Thủ tướng Noda lo ngại về phản ứng của Trung
Quốc nếu chính phủ Nhật Bản mua lại hòn đảo đó, do đó, để tránh phản ứng gay gắt
có thể xảy ra từ Trung Quốc, ông đã có ý định bí mật mua lại hòn đảo. Tuy nhiên, ý
định này đã bị cản trở. Tháng 4 năm 2012, Shintaro Ishihara, Thống đốc Tokyo đã
đưa ra tuyên bố tiết lộ kế hoạch mua quần đảo này từ các chủ sở hữu tư nhân.
Thống đốc tuyên bố rằng "nếu chúng ta để chúng như hiện tại, ta không biết điều gì
sẽ xảy ra với các hòn đảo," và ông nói thêm rằng "Tokyo sẽ bảo vệ quần đảo
Senkaku" (Kyodo, 2012). Ông Ishihara đã thành lập một quỹ để thu hút sự đóng
góp từ công chúng.
Từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, tranh chấp tại quần đảo Senkaku đã trở
thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao toàn diện với các diễn biến có liên quan và
chồng chéo với nhau. Đầu tiên là thông báo của Thủ tướng Yoshihiko Noda vào
tháng 7 rằng chính phủ Nhật Bản sẽ mua các đảo nhỏ thuộc sở hữu tư nhân để đảm
bảo rằng Chính quyền trung ương, chứ không phải Thị trưởng Tokyo, thực hiện
quyền kiểm soát quan hệ với Trung Quốc. Vào ngày 6 tháng 9, có thông báo rằng
chính phủ Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận sơ bộ mua ba hòn đảo nhỏ từ chủ sở
hữu của chúng với giá 30 triệu USD, theo đó khẳng định chủ quyền của Nhật Bản
đối với quần đảo Senkaku (Nakano, 2015, tr. 11).
Theo quan điểm của Nhật Bản, quyết định này là hợp lý và hợp pháp theo luật
pháp trong nước của Nhật Bản vì những hòn đảo đó nằm trong lãnh thổ của Nhật
Bản và cho rằng việc này sẽ không gây ra bất kì xung đột nào với Trung Quốc.
Trong nỗ lực xoa dịu phản ứng của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ
tăng cường sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển ở vùng biển xung quanh quần
đảo Senkaku để ngăn cản công dân Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Đài Loan tiến hành
biểu tình trên các đảo nhỏ. Hơn nữa, Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của Ngoại
trưởng Koichiro Genba rằng sẽ không có công trình xây dựng mới trên quần đảo
Senkaku và chỉ tiến hành sửa chữa tối thiểu đối với cơ sở hạ tầng hiện có (Eldridge,
2022). Sau khi quá trình quốc hữu hóa chính thức hoàn tất vào ngày 11 tháng 9 năm
2012, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bị đình trệ đồng thời kéo
theo căng thẳng trong quan hệ an ninh Trung - Nhật với tinh thần chủ nghĩa dân tộc
mạnh mẽ hơn ở cả hai nước.
74

Quyết định của chính phủ Nhật Bản đã gây ra sự giận dữ trong chính phủ và
công chúng Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh phản ứng chậm nhưng đã sớm phản hồi
quyết định. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng việc Nhật Bản quốc hữu
hóa quần đảo sẽ bị coi là một hành động bất hợp pháp (Perlez, 2012). Vào ngày 15
tháng 8, 14 nhà hoạt động Trung Quốc từ Hong Kong đã đi thuyền tới quần đảo
Senkaku, đổ bộ lên một trong những hòn đảo nhỏ và cắm cờ Trung Quốc. Họ bị
chính quyền Nhật Bản bắt giữ và trục xuất ngay lập tức. Để đáp trả, bốn ngày sau,
ước tính có khoảng 150 người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản đã xuất phát từ
Okinawa đến quần đảo Senkaku (Perlez, 2012). Một số người nhảy tàu, bơi vào bờ
và giương cao cờ Nhật. Ở cấp độ xã hội, các cuộc biểu tình chống Nhật và phong
trào tẩy chay hàng hóa Nhật Bản lan rộng nhanh chóng khắp Trung Quốc. Một số
người kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và bày tỏ sự thất vọng vì chính phủ của
họ đã cho phép điều này xảy ra ngay từ đầu. Các cuộc biểu tình nổ ra vào giữa
tháng 8 sau khi Nhật Bản bắt giữ các nhà hoạt động từ Hong Kong trên một trong
những hòn đảo. Cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu kêu gọi biểu tình quy mô lớn
chống lại Nhật Bản, một số thậm chí còn đi xa hơn khi chỉ trích “sự yếu kém” của
chính quyền Bắc Kinh trước sự việc này. Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng kiểm
soát sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc như các cuộc tranh chấp trước đây, nhưng
hành động quốc hữu hóa của chính phủ Nhật Bản lại là một vấn đề nhạy cảm khiến
chính phủ mất kiểm soát tình hình (Gries, Steiger & Wang, 2016, tr. 270). Cùng với
các cuộc biểu tình là sự hiện diện ngày càng tăng của các tàu giám sát hàng hải, tàu
đánh cá và tàu điều tra của Trung Quốc ra vào tại khu vực tranh chấp, đây dường
như là một nỗ lực nhằm chứng minh Bắc Kinh có “quyền kiểm soát hành chính” ở
mức độ nào đó đối với các đảo nhỏ, thách thức chính quyền Nhật Bản (Khani,
2023). JCG báo cáo rằng cho đến ngày 10 tháng 10, các tàu của Hải giám Trung
Quốc và Bộ Tư lệnh Thực thi Luật Thủy sản Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp
lãnh hải của Nhật Bản tổng cộng 17 lần kể từ ngày 11 tháng 9. Vào tháng 3 năm
2013, một tàu khu trục của Trung Quốc đã đi xa đến mức hướng radar điều khiển
hỏa lực vào một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Przystup, 2012, tr.
120). Vào ngày 23 tháng 11 năm 2013, Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận
dạng phòng không ( Air Defense Identification Zone - ADIZ) mới ở vùng biển Hoa
Đông đối diện với đường bờ biển của nước này chồng lên ADIZ vốn đã được thực
75

thi của Nhật Bản (Przystup, 2012, tr. 120). Không ai biết lý do đằng sau quyết định
thành lập ADIZ của chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không đưa ra bất kỳ
thông báo nào trước khi đưa ra quyết định.
Nhật Bản coi những phản ứng này của Trung Quốc là một hành động gây tổn
hại đến an ninh và lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Khó khăn trong việc dự đoán tác
động của quá trình chuyển đổi quyền lực chính trị ở Trung Quốc và ý định của nhà
lãnh đạo Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình càng làm tăng thêm cảm giác bất an
trong chính quyền Nhật Bản (Nakano, 2015). Sau khi cựu thủ tướng Shinzo Abe
nắm quyền vào tháng 12/ 2012, Nhật Bản thể hiện quyết tâm tăng cường năng lực
tuần tra và phòng thủ ở biển Hoa Đông. Vào tháng 3 năm 2013, khi có thông tin cho
rằng tàu khu trục Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực vào tàu khu trục
SDF, Abe kêu gọi Trung Quốc “thực hiện tự chủ để không làm tình hình leo thang”
(Fravel, 2016). Theo quan điểm của Nhật Bản, Trung Quốc là tác nhân chính làm
căng thẳng leo thang. Khi xem xét lại khả năng phòng thủ quốc gia và tổng thể vai
trò an ninh trong tương lai ở khu vực, vào tháng 11 năm 2013, Nội các Nhật Bản
dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đã thành lập Hội đồng An ninh Quốc
gia đầu tiên của đất nước, sau đấy là phê duyệt Chiến lược An ninh Quốc gia đồng
thời tăng cường nỗ lực diễn giải lại hiến pháp Nhật Bản (Raska, 2019). Có thể thấy,
chủ nghĩa dân tộc và sự tương tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản là những yếu tố có
ảnh hưởng lớn đằng sau mối quan hệ an ninh bất ổn trong cuộc khủng hoảng 2012-
2013.
Liên quan đến sự can thiệp của Đài Loan nhằm công khai tuyên bố chủ quyền
của mình đối với quần đảo Senkaku. Vào ngày 13 tháng 9, hai tàu bảo vệ bờ biển đã
được điều động để theo dõi các diễn biến xung quanh quần đảo Senkaku và bảo vệ
ngư dân Đài Loan. Vào ngày 25 tháng 9, ước tính có khoảng 40 đến 50 tàu đánh cá
Đài Loan, được hộ tống bởi 10 tàu bảo vệ bờ biển, đã tiến vào vùng lãnh hải xung
quanh quần đảo Senkaku để khẳng định chủ quyền của Đài Loan. Sau khi bị bắn vòi
rồng công suất lớn từ cả hai phía, các tàu Đài Loan đã rời khỏi vùng biển Nhật Bản
(Blake, 2012). Về phía Hoa Kỳ, sự việc diễn ra cùng thời điểm Bộ trưởng Quốc
phòng Leon Panetta thực hiện chuyển công du dài hạn tới Nhật Bản, Trung Quốc và
New Zealand. Panetta có nhiệm vụ khó khăn là vừa thúc đẩy hợp tác với Trung
Quốc vừa tái khẳng định liên minh Mỹ - Nhật. Trong thời gian dừng chân ở Tokyo,
76

Bộ trưởng Quốc phòng đề cập đến tranh chấp Senkaku cho biết “có khả năng một
phán đoán sai lầm của bên này hay bên kia sẽ dẫn đến bạo lực” (Whitlock, 2012).
Nhìn chung, giai đoạn 1991-2013 là giai đoạn quan trọng của tranh chấp, có
thể xem đây là giai đoạn gay gắt nhất với sự kiện năm 2010 và việc Nhật Bản quốc
hữu hóa quần đảo năm 2012 khiến cho quan hệ hai nước rạn nứt nghiêm trọng. Thời
kỳ này cũng chứng kiến hoạt động ngày càng tăng của các nhóm chính trị, dân sự ở
cả Trung Quốc và Nhật Bản nhằm khẳng định chủ quyền tại quần đảo gây thêm
căng thẳng và đối đầu thực địa. Hai quốc gia một mặt giữ vững lập trường chủ
quyền của mình, một mặt tiến hành những bước đi đơn phương khiến căng thẳng
leo thang nghiêm trọng.
2.3.3. Giai đoạn 2013 - 2022
Mở đầu cho giai đoạn này là cái bắt tay giữa Nhật Bản và Đài Loan về Thỏa
thuận Khu vực đánh cá chung (Fisheries Agreement) gần quần đảo Senkaku vào
ngày 10/ 4/ 2013 sau 17 năm đàm phán. Mục đích của thỏa thuận là duy trì hòa
bình, ổn định ở biển Hoa Đông; thúc đẩy tình hữu nghị và hợp tác lẫn nhau; áp dụng
và sử dụng hợp lý phương pháp đánh bắt cá. Theo thỏa thuận, Nhật Bản mặc dù
không công nhận quyền được đi vào vùng lãnh hải quần đảo Senkaku của các tàu cá
Đài Loan nhưng các tàu cá của Đài Loan được phép đánh bắt tại vùng biển bên
ngoài lãnh hải quần đảo. Hai bên cũng sẽ thành lập Ủy ban Nghề cá Nhật - Đài để
cùng nhau quản lý hoạt động đánh bắt cá tại khu vực biển chồng lấn do quan điểm
khác nhau giữa hai bên về phân chia vùng nước. Sau khi thỏa thuận được ký kết,
Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối thỏa thuận này. Người phát ngôn của Bộ ngoại
giao Trung Quốc – Hong Lei (Hồng Lỗi) đã bày tỏ sự lo ngại “về việc Nhật Bản và
Đài Loan thảo luận và ký kết thỏa thuận đánh bắt cá” (BBC, 2013).
Liên quan đến thỏa thuận và sự phản đối của Trung Quốc, vào tháng 9 năm
2014, tờ Japan Times cho biết một lượng lớn tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phát
hiện săn trộm san hô đỏ - một loại san hô quý hiếm tại vùng biển gần Senkaku (The
Japan Times, 2014). Không chỉ săn trộm, các tàu này còn tranh giành với các ngư
dân Đài Loan vốn được cấp phép khai thác và đánh bắt tại khu vực này theo thỏa
thuận. Nhật Bản cho rằng đây là hành động phạm pháp khi tàu Trung Quốc khai
thác trộm san hô ở vùng biển mà Nhật đang kiểm soát. Giới bảo vệ môi trường cũng
quan ngại rằng san hô nói chung và san hô đỏ nói riêng sẽ bị tuyệt chủng với tốc độ
77

khai thác trộm của ngư dân Trung Quốc như hiện nay. Sau sự cố xảy ra với tàu đánh
cá san hô của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đã tăng mức phạt đối với công dân
nước ngoài săn trộm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản từ 10 triệu Yên lên
30 triệu Yên (Nikkei, 2014). Các nhà hoạch định chính sách một lần nữa nên xem
xét việc tăng rủi ro và chi phí của việc đánh bắt trái phép để hạn chế các hoạt động
bất hợp pháp.
Sau sự kiện năm 2012, thế giới chứng kiến sự gia tăng ngân sách quân sự
mạnh mẽ của Trung Quốc. Những con số này không biểu thị cụ thể chi tiêu quân sự
cho một hoạt động hay nhiệm vụ đơn lẻ mà là tổng chi tiêu quân sự tích lũy liên
quan đến việc mở rộng quân đội Trung Quốc. Mặc dù những con số này không liên
quan trực tiếp đến vấn đề tranh chấp tại quần đảo Senkaku nhưng chúng biểu thị
tiềm năng chiến tranh ngày càng tăng của Trung Quốc và việc bảo vệ các yêu sách
quốc gia của Bắc Kinh. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc cho
đến năm 2014 đã đạt đến tốc độ theo cấp số nhân, đi đầu trong số đó là các hoạt
động quân sự thô bạo tại trong khu vực xung quanh quần đảo Senkaku, bao gồm
việc tăng cường tuần tra hải quân và kiểm soát không phần của không quân Trung
Quốc và việc vẽ lại các tuyến phòng thủ quốc gia để bao gồm quần đảo Senkaku
cũng như những vùng đất rộng lớn trên Hoa Đông (Harlan, 2013; Berryman, 2014,
tr. 21-22 ). Trung Quốc nhiều lần lên tiếng khẳng định rằng, các nước khác không
cần lo ngại vì chi tiêu quân sự của nước này chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Tuy
nhiên, việc Bắc Kinh liên tục tăng ngân sách quốc phòng hàng năm với mức hai con
số đã khiến các nước trong khu vực thực sự cảm thấy lo ngại. Động thái này được
người Nhật coi là sự leo thang không cần thiết cho một cuộc tranh chấp, nhưng để
đáp trả lại hành động gia tăng quân sự và mở rộng quyền tài phán quân sự của mình
đối với quần đảo Senkaku, Nhật Bản đã phản ứng tương tự bằng việc tăng cường
chi tiêu quân sự và tăng cường quân sự từ khi bị hạn chế sau Thế chiến thứ hai.
Năm 2014 chứng kiến hai bước phát triển lớn liên quan đến việc mở rộng quân
nhân và trang thiết bị quân sự là kế hoạch mở rộng các điểm tham quan quân sự và
triển khai nhân sự tới các đảo được công bố vào tháng 4 năm 2014. Theo đó, có
khoảng 150 nhân viên quân sự sẽ được triển khai tới đảo Yonaguini nằm gần quần
đảo Senkaku trong hai năm để quản lý một trạm giám sát radar nhằm giám sát các
hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp (Reuters, 2014a).
78

Bên cạnh đó là việc điều động máy bay chiến đấu để đáp lại sự xâm phạm của máy
bay quân sự Trung Quốc. Cụ thể, vào năm 2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết
hai máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc đã hai lần áp sát máy bay Nhật Bản
trong phạm vi 50 và 30 mét (lần lượt là máy bay giám sát OP-3C và máy bay do
thám điện tử YS-11EB) khi chúng đang cố gắng thu thập thông tin (Reuters,
2014b). Vụ việc xảy ra gần một cuộc tập trận quân sự chung đang diễn ra giữa
Trung Quốc và Nga, tại vùng biển mà Nhật Bản và Trung Quốc có Vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) chồng lấn. Hoạt động tiếp cận cực kỳ gần như vậy không
thường xảy ra nhưng cũng nhấn mạnh khả năng va chạm trên không của hai
bên. Nhật Bản cũng đang tiến hành các cuộc tập trận của Lực lượng phòng vệ mặt
đất trên quần đảo Amami xa xôi ngoài khơi Okinawa, gần quần đảo Senkaku. Đây
có thể được xem là động thái nhằm bố trị lại lực lượng của Nhật Bản nhằm bảo vệ
tốt hơn các hòn đảo mà nước này cảm thấy bị đe dọa bởi Trung Quốc.
Trong chuyến công du châu Á năm 2014, Tổng thống Barack Obama nhằm
trấn an đồng minh đã tuyên bố rằng Mỹ có nghĩa vụ phải hỗ trợ Nhật Bản trong
trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nhắc lại việc
Washington từ chối đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền và kêu gọi Trung
Quốc và Nhật Bản giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại. Ông cũng hy
vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ và các nước khác, qua đó bày tỏ quan
điểm trung lập của mình, “Chúng tôi không có quan điểm về mảnh đất hay tảng đá
này nhưng chúng tôi có quan điểm về giải pháp hòa bình trong những tranh chấp
này” (Office of the Press Secretary, 2014). Điều này cho thấy Mỹ đang cố gắng giữ
vai trò trung lập nhưng đồng thời khuyến khích các bên tham gia vào đối thoại và
hợp tác để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Vào ngày 9 tháng 6 năm 2016, ba tàu chiến của Nga và một tàu khu trục của
hải quân Trung Quốc đã di chuyển đến sát rìa vùng lãnh thổ 12 hải lý xung quanh
quần đảo Senkaku trong vài giờ (Mainichi Japan, 2016). Vụ việc xảy ra vào nửa
đêm ngày thứ Năm, ngay trong đêm, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka
Saiki đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo vào khoảng 2 giờ sáng theo giờ địa
phương để “bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng” và kêu gọi tàu Trung Quốc rời
khỏi khu vực, Bộ cho biết trong một thông cáo báo chí (Reuters, 2016). Đây là lần
đầu tiên hải quân Trung Quốc tham gia tranh chấp, các sự cố trước đây chỉ có sự
79

tham gia của Cảnh sát biển Trung Quốc hoặc các tàu dân sự. Vào tháng 8 năm
2016, một tàu đánh cá Trung Quốc bị chìm ngay sau khi va chạm với một tàu chở
hàng của Hy Lạp trên biển gần quần đảo Senkaku, cách đảo lớn Uotsuri-shima
khoảng 65 km. Một tàu tuần tra của JCG đã giải cứu thành công 6 thủy thủ đoàn và
tìm kiếm những người mất tích sau vụ va chạm. Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao
Nhật Bản, phía Trung Quốc "bày tỏ sự đánh giá cao" đối với hoạt động của Nhật
Bản (Wanklyn, 2016). Bộ ngoại giao Nhật Bản cũng lưu ý rằng đã có hàng trăm tàu
cá của Trung Quốc đang hoạt động tại quần biển gần quần đảo Senkaku, đáng lưu ý
là trong số đó có sự xuất hiện của các tàu tuần tra Trung Quốc và thậm chí một số
tàu còn có vũ trang. Hoạt động tuần tra của các tàu chính phủ Trung Quốc cũng như
các tàu không thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc trong lãnh hải
xung quanh quần đảo Senkaku đã tăng vọt đáng kể. Cho đến năm 2016, việc Trung
Quốc ra vào vùng biển thuộc sự kiểm soát của Nhật Bản xung quanh quần đảo
Senkaku đã trở thành một việc thường xuyên, với hình ảnh thường thấy là JCG
phản ứng lại với nhiều nhóm hải cảnh Trung Quốc vào vùng lãnh hải trong cùng
một ngày. Theo JCG, trong năm 2018, trung bình mỗi tháng có sáu tàu Trung Quốc
xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản và trong tháng 1 và tháng 2 năm 2019, tổng cộng
có 24 tàu xâm phạm lãnh hải Nhật Bản (Leksyutina, 2019, tr. 16). Đây được xem là
một dấu hiệu báo động đối với Tokyo và để củng cố vị thế của mình tại quần đảo
Senkaku, Nhật Bản đã bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo. Năm 2016, Nhật
triển khai trạm định vị vô tuyến được xây dựng trên đảo Yonaguni năm 2014, đến
ngày 21 tháng 3, radar của trạm bắt đầu hoạt động. Vào mùa thu năm 2018, Tokyo
đã vạch ra kế hoạch xây dựng một đồn trú quân sự cho 500 đến 600 nhân viên trên
đảo Ishigaki nằm gần quần đảo Senkaku và triển khai một khẩu đội tên lửa ở đó
(Leksyutina, 2019, tr. 16-17). Trung Quốc cũng nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp để
gián tiếp khẳng định chủ quyền của mình. Vào tháng 10 năm 2018, Trung Quốc đã
tự ý lắp đặt một chiếc phao với dòng chữ bằng tiếng Trung tại vùng biển cách đảo
Uotsuri-shima khoảng 80km về phía Tây Bắc. Chiếc phao được cho là để thu thập
dữ liệu thời tiết và có thể cả dữ liệu tình báo (The Yomiuri Shimbun. 2023). Những
hành động như vậy mặc dù gây nên phản đối từ chính quyền Tokyo nhưng lại
không làm gia tăng tranh chấp tại quần đảo.
80

Nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều năm căng thẳng, Nhật Bản và Trung Quốc
thiết lập đường dây nóng nhằm ngăn ngừa tai nạn trên biển và trên không. Hai nước
cũng nhất trí tổ chức các cuộc gặp thường xuyên giữa các quan chức quốc phòng
cũng như giữa các chuyên gia để duy trì hệ thống liên lạc (Reuters, 2018). Đồng
thời, phát biểu tại cuộc gặp thượng đỉnh tối ngày 26/10/2018 với chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh Nhật Bản và
Trung Quốc là hàng xóm láng giềng, là đối tác của nhau và sẽ không bao giờ trở
thành mối đe dọa lẫn nhau trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên sau
bảy năm. Tuy nhiên, ngay cả việc xích lại gần nhau ngày càng rõ ràng giữa hai nước
cũng không khiến Bắc Kinh giảm nỗ lực hoạt động gần quần đảo Senkaku. Bất chấp
cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ảnh hưởng tới cả Trung Quốc và thế giới, áp lực
quân sự và bán quân sự của Bắc Kinh xung quanh quần đảo Senkaku đã gia tăng
đáng kể. Năm 2019, lực lượng Trung Quốc đã hiện diện 282 ngày tại vùng biển tiếp
giáp quần đảo thì đến năm 2020 đã tăng lên 333 ngày (Niquet, 2018).
Tháng 9 năm 2020, tại Nhật Bản, khu đô thị Ishigaki, thuộc quận Okinawa,
đã thông qua một dự luật vào tháng 6 để đổi tên khu vực hành chính bao gồm quần
đảo Senkaku, từ “Tonoshiro” đến “Tonoshiro Senkaku” (The Japan Times, 2020).
Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc đã phản đáp vào ngày hôm sau bằng cách
tiết lộ một báo cáo danh sách tên 50 vùng đáy biển trong đó bao gồm một phần
quần đảo Senkaku (The Japan Times, 2020). Nền chính trị tranh chấp chủ quyền đã
được nối lại và các hoạt động trên biển cũng vậy. Kể từ đầu năm nay, tàu Trung
Quốc thường xuyên đi vào lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku, phớt
lờ cảnh báo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Theo ghi nhận, từ đầu năm tới
tháng 4 năm 2020, các tàu Trung Quốc đã bảy lần xâm nhập vùng lãnh hải tại khu
vực gần quần đảo Senkaku. (Hadano & Miyasaka, 2020). Trên thực tế, các tàu
Trung Quốc đã được phát hiện ở vùng biển quanh quần đảo này trong hơn 100 ngày
không bị gián đoạn. Đây là chuỗi dài nhất kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua lại
quần đảo này vào năm 2012. Sự hiện diện liên tục như vậy giúp củng cố khả năng
tuần tra bên trong lãnh hải của Trung Quốc khi cần thiết.
Tháng 2 năm 2021, Trung Quốc đã thông qua một luật bảo vệ bờ biển cho
phép lực lượng bảo vệ bờ biển hoạt động và thậm chí sử dụng vũ khí hạng nặng khi
chủ quyền quốc gia bị vi phạm hoặc bị đe dọa bất hợp pháp (Zhuo, 2021). Vài ngày
81

sau khi luật này có hiệu quả, Trung Quốc đã cử bốn tàu tuần duyên có vũ trang vào
vùng lãnh hải Senkaku với sứ mệnh ngăn chặn hoạt động đánh cá của Nhật Bản
(Johnson & Sugiyama, 2021). Sau khi các tàu vũ trang đầu tiên của Trung Quốc
được đưa vào lãnh hải Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato đã mô
tả những hành động này là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế (Kyodo News,
2022). Tuy nhiên, trong khi các phản ứng ngoại giao của Nhật Bản có chừng mực
và hợp lý thì Bắc Kinh vẫn tiếp tục đẩy mạnh các giới hạn để kiểm tra khả năng và
sự sẵn sàng hành động của Tokyo.
Đến năm 2022, mặc dù có nhiều nỗ lực từ cộng đồng quốc tế để giải quyết
mâu thuẫn một cách hòa bình và dân sự, nhưng không có sự tiến triển đáng kể nào
đạt được. Cả Trung Quốc và Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì một tinh thần quyết liệt
trong việc bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi của mình tại quần đảo này. Năm 2022 tiếp
tục chứng kiến sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku, theo thông báo
của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, vào ngày 4 tháng 7, một khinh hạm của hải quân
Trung Quốc đã được phát hiện đi vào vùng biển tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản.
Trước đó, tháng 6 năm 2022, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố việc Tập đoàn
Hàng hải Nhật Bản đóng 12 tàu tuần tra ngoài khơi cho Lực lượng Phòng vệ Hàng
hải Nhật Bản với chi phí 9 tỷ Yên (66 triệu USD)/ tàu (Jr Ng, 2022). Mục đích của
chương trình này là nhằm tăng cường an ninh hàng hải, đặc biệt là xung quanh quần
đảo Ryukyu phía Tây Nam, bao gồm quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở biển Hoa
Đông, bằng cách tăng cường các hoạt động tuần tra của Lực lượng phòng vệ Nhật
Bản trong khu vực (Jr Ng, 2022). Một sự kiện nổi bật trong thời gian này là chiến
tranh Nga - Ukraine làm rung chuyển trật tự thế giới. Cuộc chiến diễn ra khiến quần
đảo Senkaku thu hút nhiều sự chú ý hơn, buộc Nhật Bản tăng cường năng lực quân
sự và thắt chặt hợp tác an ninh với Mỹ nhằm đối phó với căng thẳng gia tăng ở
Đông Á và khả năng gây hấn của Trung Quốc. Trung Quốc có thể chú ý đến phản
ứng quốc tế đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine, điều có thể định hình các lựa
chọn trong tương lai của Trung Quốc trong các cuộc xung đột lãnh thổ tương tự,
bao gồm cả tranh chấp quần đảo Senkaku.
Trong giai đoạn 2013 - 2022, có thể nhấn mạnh rằng mặc dù có nỗ lực từ cộng
đồng quốc tế để giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và dân sự hay như việc
thiết lập đường dây nóng và tổ chức các cuộc gặp thường xuyên giữa hai nước,
82

nhưng không có sự tiến triển đáng kể nào được đạt được. Trong khi cả Trung Quốc
và Nhật Bản vẫn duy trì một tinh thần quyết liệt trong việc bảo vệ lãnh thổ và quyền
lợi của mình tại quần đảo Senkaku, các hành động và leo thang căng thẳng từ cả hai
bên tiếp tục làm gia tăng nguy cơ xung đột. Việc Trung Quốc thông qua luật bảo vệ
bờ biển và triển khai các tàu tuần duyên vũ trang vào vùng lãnh hải Senkaku làm
leo thang căng thẳng trong khu vực, dù Nhật Bản đã phản ứng và cho rằng các hành
động này là vi phạm luật pháp quốc tế.
2.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp tại quần đảo Senkaku (1972 - 2022)
Theo dòng sự kiện, có thể thấy tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku
giữa Nhật Bản với Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 2022 vẫn chưa được giải
quyết. Trong suốt thời gian này, các bên liên tục giao tranh về chủ quyền thông qua
các biện pháp như triển khai tàu chiến, máy bay, gia tăng sự hiện diện tại quần đảo
và liên tục tuyên bố chủ quyền. Các cuộc căng thẳng thường xuyên leo thang, đặc
biệt là khi có các biến động chính trị, kinh tế hoặc quân sự trong khu vực. Tuy
nhiên, cũng có những nỗ lực để giảm căng thẳng và tìm kiếm giải pháp hòa bình,
bao gồm các cuộc đàm phán song phương và cố gắng tạo ra các quy định và cơ chế
giao tiếp để ngăn chặn xung đột không cần thiết. Bên cạnh đó, đã có những nỗ lực
nhằm giải quyết tranh chấp trên nhiều diễn đàn và tổ chức quốc tế có thể kể đến như
UNCLOS, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)... cụ thể:
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, cả Nhật Bản bàn và Trung Quốc đều
sử dụng các khuôn khổ pháp lý và công ước quốc tế liên quan đến ranh giới trên
biển để hỗ trợ yêu sách của mình. Những lập luận pháp lý này thường bao gồm các
tham chiếu đến UNCLOS, trong đó đưa ra các hướng dẫn về quyền hàng hải và yêu
sách lãnh thổ. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra phán quyết chính thức về
chủ quyền của quần đảo này (Miranda & Maljak, 2022)
Tòa án Công lý Quốc tế, trong khi ICJ có khả năng cung cấp một cơ chế giải
quyết các tranh chấp lãnh thổ, cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều chưa đưa tranh
chấp ra ICJ để phân xử. Cả hai quốc gia đều ưu tiên đàm phán song phương và
thông qua các kênh ngoại giao để giải quyết vấn đề (Murase, 2020).
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, mặc dù quần đảo Senkaku không nằm
trong khu vực ASEAN nhưng vấn đề tranh chấp tác động đến ổn định khu vực đã
83

khiến một số nước ASEAN bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở biển Hoa Đông.
ASEAN không đóng vai trò trực tiếp trong việc giải hòa tranh chấp nhưng khuyến
khích và giải quyết các xung đột một cách hòa bình. Nguyên tắc không can thiệp
vào công việc nội bộ của tổ chức này hạn chế sự tham gia của ASEAN và các tranh
chấp (Simões, 2022).
Ngoại giao kênh 2, nhiều diễn đàn khu vực và sáng kiến ngoại giao kênh 2 đã
tạo cơ hội cho các học giả, chuyên gia và quan chức từ Nhật Bản, Trung Quốc và
các quốc gia liên quan tham gia thảo luận. Những cuộc đối thoại này nhằm mục
đích nâng cao sự hiểu biết và khám phá những phương thức hợp tác tiềm năng. Mặc
dù những sáng kiến này đóng góp những quan điểm, phương hướng giải quyết
nhưng chưa mang lại giải pháp chính thức do tính chất phức tạp của tranh chấp.
Đối thoại song phương, Nhật Bản và Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc
đàm phán ngoại giao song phương để giải quyết tranh chấp. Những cuộc đối thoại
này diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các cuộc họp cấp cao và các cuộc
đàm phán. Mặc dù chúng giúp kiểm soát căng thẳng và ngăn chặn sự leo thang của
tranh chấp nhưng cũng không đưa ra một giải pháp dứt khoát cho vấn đề chủ quyền.
Lợi ích quốc gia và các yếu tố lịch sử là cơ sở khiến việc tìm ra điểm chung giữa hai
nước trở nên khó khăn.
Gác lại tranh chấp, sau khi nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn khi để cho tranh
chấp leo thang, cả hai quốc gia đã thực hiện các bước để quản lý xung đột. Ở một số
thời điểm nhất định, Trung Quốc và Nhật Bản đã chọn cách gác lại tranh chấp bằng
cách tập trung các khía cạnh khác trong quan hệ song phương như hợp tác kinh tế
và trao đổi văn hóa. Cách tiếp cận này đã ngay lập tức ngăn chặn sự leo thang
nhưng không mang lại giải pháp lâu dài cho tranh chấp chủ quyền tại quần đảo
Senkaku (Xhai Xin, 2014).
Thêm vào đó là các đề xuất giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp chẳng hạn
như đề xuất của tác giả người Singapore - Kishore Mahbubani, người đã lập luận
rằng điều mà Nhật Bản cần phải làm là “trở lại hiện trạng trước đây” bằng cách tái
tư nhân hóa các đảo, nghĩa là bán quần đảo cho một tổ chức tư nhân hoặc nhóm môi
trường (Mahbubani, 2013). Cùng với đó là những nỗ lực hòa giải của chính quyền
hai bên hay những kênh đối thoại khác nhau hướng tới giải quyết tranh chấp nhưng
có thể khẳng định rằng cốt lõi của tranh chấp này chưa được giải quyết. Sự thiếu
84

đồng thuận giữa hai nước trong vấn đề tranh chấp Senkaku xảy do sự bất đồng về
quan điểm, khiến hai nước không thể tìm ra một khuôn khổ pháp lý để áp dụng cho
vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku. Quan hệ Trung - Nhật vẫn chưa
có dấu hiệu cải thiện khi Trung Quốc vẫn tăng cường sự hiện diện. Cả Trung Quốc
và Nhật Bản đều không sẵn sàng thực hiện bất kỳ bước đi nào để đạt được một giải
pháp giải quyết tranh chấp được cả hai bên chấp nhận. Đó có thể là lý do khiến
quần đảo Senkaku sẽ tiếp tục nằm trong danh sách các điểm nóng tiềm năng ở châu
Á - Thái Bình Dương trong một thời gian tới (Panda, 2013).
Tiểu kết Chương 2
Tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh đã chứng kiến sự phức tạp hóa của
các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi
mà những tranh chấp về lãnh thổ và chủ quyền vẫn tiếp tục đe dọa sự ổn định và an
ninh khu vực. Trong bối cảnh này, tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về
quần đảo Senkaku đã trở thành một điểm nóng căng thẳng, thể hiện sự căng thẳng
và mất cân bằng quyền lợi trong khu vực. Nhật Bản, với sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ,
đã tăng cường sự hiện diện quân sự và tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác
trong khu vực nhằm đối phó với sự đe dọa từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung
Quốc tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và tuyên bố chủ quyền đối với
quần đảo Senkaku, thể hiện sự quyết tâm trong việc bảo vệ quan điểm của mình.
Về mặt lý thuyết, Mỹ buộc phải tham gia vào tranh chấp trong trường hợp
nguyên trạng của quần đảo bị đơn phương thay đổi. Mỹ với lập trường trung lập vẫn
luôn nỗ lực làm dịu vấn đề tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Khác với
Mỹ, Đài Loan thường được xem là nhân tố bị lãng quên trong tranh chấp Senkaku,
trong khi đây không chỉ đơn giản là quốc gia thể đầu tiên thách thức các yêu sách
chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo mà còn là một điểm tham chiếu quan
trọng đối với Trung Quốc khi mà nước này phải thực hiện quyền tự chủ về chủ
quyền của mình. Một nhân tố quan trọng khác là Nga, áp lực từ Moscow trong việc
tăng cường sự hiện diện quân sự và hợp tác an ninh tại khu vực Đông Á, bao gồm
quần đảo Senkaku có thể dẫn đến một sự đẩy lùi hoặc trầm lặng tạm thời trong các
nỗ lực giải quyết hòa bình trong tranh chấp tại quần đảo Senkaku.
Có thể nói vấn đề tại quần đảo Senkaku vẫn sẽ là vấn đề an ninh chính trong
quan hệ Trung - Nhật. Đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản, lịch sử và biểu tượng
85

của quần đảo là điều cần thiết cho lập luận của họ, do đó theo cả hai bên, những hòn
đảo này về mặt lịch sử là lãnh thổ của họ và phải thuộc chủ quyền của họ chứ không
nằm dưới sự kiểm soát của bên đối lập. Lịch sử là một phần không thể chối cãi
trong quá trình xây dựng bản sắc dân tộc và đánh dấu những quyết định chính trị
ngày nay. Đối với Nhật Bản, đứng trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc
thì việc duy trì quyền kiểm soát các hòn đảo và thậm chí giành được chủ quyền
chính thức đối với chúng sẽ là một chiến thắng trong quá trình tái thiết hình ảnh
Nhật Bản như một cường quốc châu Á. Đối với Trung Quốc, có được quần đảo
Senkaku sẽ là một thành tựu quan trọng trên con đường dài mà quốc gia đang xây
dựng về một hình đất nước có nền kinh tế phát triển theo cấp số nhân và ngày càng
tham gia nhiều hơn vào các vấn đề quốc tế.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giải quyết bằng đàm phán và đối thoại, nhưng
cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng nào được đạt được, và căng thẳng vẫn
tiếp tục tồn tại. Cộng đồng quốc tế đã kêu gọi cả hai bên phải duy trì tính kiên nhẫn,
tham gia vào đàm phán xây dựng và tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc của luật
pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và xây dựng. Trong bối
cảnh này, việc tìm kiếm giải pháp lâu dài và bền vững cho tranh chấp tại quần đảo
Senkaku sẽ đòi hỏi sự hiểu biết, linh hoạt và tôn trọng lẫn nhau từ cả hai bên, cũng
như sự hỗ trợ và ủng hộ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế để đảm bảo ổn định và
an ninh trong khu vực.
86

CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ DỰ BÁO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ
QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU
3.1. Tác động của tranh chấp Senkaku
3.1.1. Tác động đối với quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc
Quần đảo Senkaku đã nổi lên như một điểm nóng đầy căng thẳng trong quan
hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và an
ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây không chỉ là một vấn đề khu vực
mà còn là yếu tố quyết định đối với chính trị và an ninh của Nhật Bản. Tác động của
cuộc tranh chấp tại quần đảo Senkaku không chỉ hạn chế ở mặt lãnh thổ mà còn lan
rộng ra nhiều khía cạnh khác trong xã hội và kinh tế. Hiểu được tác động của tranh
chấp đối với quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc không chỉ để hiểu các quyết định
trong chính sách đối ngoại của hai nước này mà còn để có cái nhìn sâu sắc hơn về
động lực của địa chính trị Đông Á.
Xét về vấn đề nhận thức và cách lý giải của hai bên là khác nhau, các quan
điểm đối lập đã tạo nên một bức tranh đa chiều trong cộng đồng quốc tế về vấn đề
tranh chấp tại quần đảo Senkaku. Mỗi bên đều đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ trong
nước và ủng hộ từ các đối tác quốc tế, đặc biệt là từ các đồng minh và đối tác chiến
lược, nhằm củng cố vị thế và giành lợi thế trong cuộc đấu tranh. Điều này đánh dấu
sự chuyển hướng khỏi việc giải quyết tranh chấp như một vấn đề song phương
thuần túy, mặc dù hiệu quả của các chiến dịch quan hệ công chúng quốc tế như vậy
dường như có phần hạn chế. Tuy nhiên, việc này không chỉ tăng thêm căng thẳng và
mâu thuẫn chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, mà còn làm phức tạp hơn quá
trình giải quyết tranh chấp, tạo ra những thách thức mới trong quá trình xây dựng
hòa bình và ổn định khu vực.
Liên quan đến vấn đề thương mại song phương. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng sâu sắc của hai nền kinh tế chắc chắn đã định hình các mô hình xung đột và
hợp tác trong tranh chấp. Về mặt logic, mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của
các quốc gia càng cao thì khả năng xảy ra xung đột và chiến tranh càng ít (O’Shea,
2015, tr. 11). Tuy nhiên, kể từ năm 1990, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc
và Nhật Bản tăng đều đặn đi đôi với sự gia tăng về tần suất và cường độ bùng phát
87

các cuộc xung đột. Cho đến năm 2012, sự phụ thuộc của Nhật Bản vào thị trường
Trung Quốc suy giảm đáng kể.
Sau khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo vào năm 2012, chính phủ nước này đã
công bố những số liệu đáng lo ngại cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đã xấu đi từ
trước khi xảy ra cuộc tranh chấp và sắp tới, tình hình kinh tế sẽ còn tệ hơn. Hành
động của Nhật đã dẫn tới làn sóng tẩy chay hàng loạt hàng hóa Nhật Bản của Trung
Quốc. Lĩnh vực sản xuất ô tô là một là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng
nề nhất khiến thị phần ô tô Nhật Bản tại Trung Quốc đột ngột giảm mạnh từ 23%
trong tháng 8 xuống con 14% trong tháng 9, tháng 10 (Przystup, 2012). Ba nhà sản
xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản (Toyota, Honda và Nissan) đều chịu thiệt hại kinh tế
lớn từ năm 2012 dẫn đến việc phải cắt giảm một nửa sản lượng vào tháng 10 năm
2012. Cùng với đó là sự tẩy chay hàng hóa Nhật Bản khiến Panasonic phải đóng
cửa nhà máy ở Thanh Đảo giống như Canon đã làm điều tương tự với ba nhà máy
của mình. Seven & Holding đóng cửa 13 siêu thị và 198 cửa hàng. Sony yêu cầu
nhân viên của mình tránh đến Trung Quốc khi không cần thiết. Tương tự như các
ngành công nghiệp, ngành du lịch Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng sau sự kiện quốc
hữu hóa. Theo một số thống kê, All Nippon Airways (ANA), một trong những hãng
hàng không lớn của nhật đã có 43.000 ghế bị hủy từ tháng 9 đến tháng 11 năm
2012, phần lớn trong số đó là trên các chuyến bay từ Trung Quốc (Reilly, 2014, tr.
214). Phải đến năm 2014, du lịch Nhật Bản mới thực sự bắt đầu hồi phục sau thời
kỳ suy thoái. Tóm lại, từ sau sự kiện năm 2012, đã có một sự sụt giảm đáng kể
trong dòng chảy thương mại Nhật Bản. Mặc dù làn sóng tẩy chay dường như không
kéo dài lâu nhưng có những tác động đáng kể. Khi thương mại giữa các nước suy
giảm đã dẫn đến suy giảm sự ổn định kinh tế, lòng tin lẫn nhau và trong trường hợp
này, sự tẩy chay của Trung Quốc đã có hiệu lực đối với nền kinh tế Nhật Bản, khiến
cho quan hệ đối tác không còn bền chặt như trước.
Năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách Cải cách và mở cửa, chuyển đổi
thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được thành tựu to
lớn về kinh tế, xã hội. Trong quá trình đó xuất hiện những thị trường mới và nhà
đầu tư mới, trong đó có Nhật Bản. Trong suốt những năm 1980 và đầu những năm
2000, Nhật Bản đã cung cấp các khoản vay và trợ cấp ODA cho Trung Quốc để
thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và chia sẻ công nghệ (Tanimoto, 2014). Mặc dù về
88

mặt kỹ thuật viện trợ này không được gọi là đầu tư nhưng nó đã đặt nền móng cho
đầu tư tương lai của hai nước. Từ năm 1989 Trung Quốc đã giữ vị trí là “điểm đến
hứa hẹn nhất của FDI Nhật Bản” (Tanimoto, 2014). Một số nhận định cho rằng
quyết định rời khỏi thị trường Trung Quốc có thể là một phản ứng trước các cuộc
biểu tình và sự suy giảm thương mại là lý do vì sao lĩnh vực đầu tư dường như
không bị ảnh hưởng cho đến khi thống kê năm 2013 được công bố. Việc các nhà
đầu tư Nhật Bản rời khỏi thị trường Trung Quốc đã dẫn đến nhiều vấn đề mà
nguyên nhân là từ tuyên bố rằng an ninh và bất ổn xã hội là những lo ngại khiến họ
rời đi (Cuiik, 2017, tr. 46). Sự tin tưởng của họ vào thị trường Trung Quốc đã giảm
sút và niềm tin của người Trung Quốc vào các tổ chức Nhật Bản cũng giảm đi. Tính
đến năm 2022, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn chưa trở lại mức bình
thường vào năm 2013, điều đó có nghĩa là vấn đề tranh chấp tại quần đảo Senkaku
vẫn là động lực đằng sau việc Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc.
Có thể thấy, cả hai bên đều chịu tổn thất về kinh tế ở mức độ khác nhau. Tranh
chấp nổi lên được xác định ở nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng quan trọng nhất là
chúng tác động đến quan hệ thương mại song phương và đầu tư giữa Nhật Bản với
Trung Quốc.
Tranh chấp tại quần đảo cũng đem lại những tác động mạnh mẽ đến hoạt động
quân sự, một yếu tố quan trọng khác trong bức tranh quan hệ Trung - Nhật. Thực tế
từ sự kiện năm 2012, tại biển Hoa Đông đã chứng kiến sự gia tăng quân sự đáng kể
giữa hai nước. Mục đích chính của Trung Quốc là để chứng minh sự tồn tại của vấn
đề Senkaku và để người Nhật không phủ nhận điều đó nữa. Tokyo cũng đáp trả với
các chiến thuật tương tự trong vấn đề tranh chấp quần đảo để tránh phải đàm phán
với Bắc Kinh. Việc tăng cường quân sự liên tục và thái độ quyết đoán của cả hai
nước cho thấy căng thẳng ở Biển Hoa Đông có thể sẽ tiếp tục tồn tại.
Liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, khi xét đến nguồn gốc tranh chấp Senkaku
thì khía cạnh văn hóa cũng là một phần nguyên nhân. Trong khi Trung Quốc tuyên
bố rằng Hoa Kỳ đang giúp Nhật Bản tước đoạt quyền sở hữu hợp pháp của nước
này đối với quần đảo Senkaku thi Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo này là lãnh thổ
vô chủ. Theo một cách nào đó, tranh chấp Senkaku có thể được coi là một cách để
cả hai nước “trút nỗi thất vọng về chủ nghĩa dân tộc” (Metraux, 2013). Trong quan
hệ Trung - Nhật, sự thù địch đã nảy sinh từ những mâu thuẫn lịch sử và ký ức về
89

cuộc chiến tranh thế kỷ XX, khiến tình cảnh chống Trung, chống Nhật trở nên rõ
ràng hơn. Tranh chấp Senkaku đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước và kích
động cảm xúc dân tộc, làm leo thang mối quan hệ thù địch và tạo ra nguy cơ căng
thẳng và xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đe dọa sự ổn định và hòa
bình trong khu vực. Căng thẳng Senkaku có thể sẽ củng cố quyết tâm của Nhật Bản
trong việc tái tập trung lực lượng quân sự vào việc xây dựng hàng rào phòng thủ
mạnh mẽ hơn, đây cũng có thể là một nguồn tài trợ dồi dào cho lực lượng bảo vệ bờ
biển Nhật Bản vốn đã được trang bị đầy đủ, lực lượng này đóng vai trò tiền tuyến
trong trường hợp không có mối đe dọa quân sự công khai (Dickie, 2012).
Tóm lại, tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku là một vấn đề nhạy cảm
và phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Trung - Nhật trên nhiều lĩnh vực. Vấn
đề này gây ra căng thẳng chính trị, làm gia tăng nghi ngờ và thiếu tin tưởng giữa hai
nước. Cạnh tranh quân sự gia tăng do tranh chấp, dẫn đến nguy cơ xung đột tiềm
ẩn. Hợp tác kinh tế, vốn là mối quan hệ quan trọng trong khu vực, cũng bị ảnh
hưởng bởi tranh chấp này. Cảm xúc tiêu cực như căm thù và nghi ngờ giữa người
dân hai nước cũng gia tăng, gây khó khăn cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Tuy nhiên, vẫn có một số khía cạnh tích cực cần phải được ghi nhận. Việc gia tăng
quân sự giữa hai nước khiến ý thức về an ninh quốc gia được nâng cao, thúc đẩy các
biện pháp bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền đi đôi với thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực
quân sự. Vấn đề tranh chấp cũng trở thành chủ đề thảo luận trong các diễn đàn quốc
tế, từ đó giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế, các nước cùng nhau tìm kiếm giải pháp
chung cho vấn đề tranh chấp, góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Đây
đồng thời là một cơ hội cho hai nước thể hiện sự thiện chí và nỗ lực giải quyết tranh
chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán. Đối thoại và ngoại giao được mài dũa
góp phần xây dựng mối quan hệ bền vững.
3.1.2. Tác động đối với khu vực
Tranh chấp Senkaku diễn ra khiến mối quan hệ Trung - Nhật rơi vào căng
thẳng và tạo nên những thách thức đối với Đông Á. Khi tranh chấp giữa hai nước về
chủ quyền của quần đảo ngày càng nóng lên, một số nước đã lo ngại về một viễn
cảnh của một cuộc chiến tranh giữa hai nền kinh tế lớn trong khu vực.
Đầu tiên là nguy cơ xảy ra xung đột và bất ổn trong khu vực. Việc đẩy mạnh
hoạt động quân sự và tăng cường sự hiện diện tại các đảo của hai nước, cùng với
90

chính sách chủ quyền ngày càng cứng rắn của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ chủ
quyền của Nhật Bản khiến khả năng xung đột quân sự giữa hai nước gia tăng, mà
chất dẫn nổ có thể chỉ là bởi một vụ việc va chạm ngoài ý muốn. Khi mô hình tranh
chấp leo thang thì nguy cơ mất ổn định khu vực cũng tăng lên. Một số tình huống
có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa các lực lượng quân sự tạo nên một bức tranh
hỗn loạn. Hơn nữa, sự căng thẳng trong tranh chấp nói chung và trong quan hệ
Trung - Nhật nói riêng có thể tác động tiêu cực đến quan hệ quốc tế. Đơn cử là sự
ảnh hưởng đến các mối quan hệ tương ứng của họ với ASEAN cũng như cấu trúc an
ninh lấy ASEAN làm trung tâm trong khu vực, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF), ASEAN +, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng (Chinwanno, 2014, tr. 20).
Thứ hai là tác động trực tiếp đến môi trường hòa bình và ổn định khu vực.
Không chỉ là một ngư trường giàu có, quần đảo Senkaku còn có một vị trí chiến
lược quan trọng và đầy tiềm năng về khai thác dầu khí. Do đó, cả Trung Quốc, Nhật
Bản và các nước liên quan đều muốn nắm giữ chủ quyền đối với quần đảo này. Nếu
tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở quần đảo Senkaku bùng phát thành xung đột
và chiến tranh sẽ tác động rất lớn đến môi trường hòa bình và ổn định trong khu
vực. Khi đó sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong các hoạt động kinh tế trên biển, gây thiệt
hại lớn về kinh tế đối với tất cả các nước liên quan và các nước trong khu vực như :
Sự gián đoạn của các luồng thương mại và đường hàng không trong khu vực:
Quần đảo nằm cách Đài Loan khoảng 120 hải lý về phía Đông Bắc, gần eo biển Đài
Loan, một trong những eo biển quan trọng của khu vực. Trong khi con số 120 hải lý
có vẻ là một khoảng cách xa thì đối với tầm bắn của các hệ thống vũ khí trên không
và hải quân của Nhật Bản và Trung Quốc lại rộng hơn, điều đó có nghĩa là bất kỳ
cuộc chiến nào diễn ra xung quanh quần đảo đều có thể lan sang khu vực lân cận.
Cụ thể, tên lửa đạn đạo chống hạm hiện đại nhất của Nhật Bản là Type 12 có tầm
bắn đạt 200km với khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở khu vực gần quần đảo
Senkaku (Type 12, 2023). Tầm bắn của tên lửa Trung Quốc là DF-26 với tầm bắn
lên đến 4000km được sử dụng trong các cuộc tấn công hạt nhân hoặc tấn công trên
biển và DF-21 với tầm bắn khoảng 1800km được mô tả là loại tiên tiến nhất trong
dòng này (Đăng Khoa, 2020). Do đó, nếu tranh chấp dẫn đến xung đột vũ trang sẽ
vô tình phá hủy các tàu buôn trong vùng biển này và chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia
91

tăng các phí bảo hiểm hàng hải, phí nhiên liệu cùng các phí phát sinh khi các tàu
chuyển tuyến để táng các khu vực chiến sự, làm giảm lợi nhuận của hoạt động
thương mại ở nước ngoài.
Gián đoạn dòng vốn: Sau sự kiện năm 2012 đã khiến nhiều nhà máy ở Nhật
Bản phải đóng cửa do làn sóng phản đối và tẩy chay của người dân Trung Quốc.
Đối mặt với sự thù địch của người tiêu dùng Trung Quốc, các nhà đầu tư Nhật Bản
coi đây là dấu hiệu để tìm kiếm thị trường mới hoặc đầu tư nhiều hơn vào các thị
trường vốn đã thân thiện khác. Nguy cơ xung đột và căng thẳng chính trị có thể dẫn
đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái biến động mạnh. Việc
dòng vốn đầu tư bị gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, khiến tăng trưởng
kinh tế ở khu vực bị chậm lại. Thêm vào đó là vai trò của Hoa Kỳ trong vấn đề
tranh chấp. Giả sử xung đột thật sự diễn ra, sự tham gia của nước này sẽ gây gián
đoạn lớn hơn nữa đối với dòng vốn và thương mại thế giới. Vào năm 2022, kim
ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đạt mức kỷ lục 690,6 tỷ USD (TTXVN,
2023). Nếu hai nước này xung đột trực tiếp với nhau thì gần như chắc chắn sẽ khiến
hoạt động thương mại bị đình trệ, gây bất lợi không chỉ cho các quốc gia trong khu
vực mà còn cho cả nền kinh tế toàn cầu.
Thứ ba là tranh chấp làm phức tạp hóa luật pháp trên biển và gây tranh cãi về
quy tắc ứng xử trên biển Đông. Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển có quyền hạn
với vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý và thềm lục địa 350 hải lý. Tuy nhiên,
Nhật Bản khẳng định rằng đường cách đều giữa đường cơ sở của hai nước phải là
đường phân định cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (MOFA Japan, 2015).
Trung Quốc thì cho rằng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cần phải được
phân định riêng biệt, với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của
Trung Quốc và thềm lục địa mở rộng đến tận rìa vùng trũng Okinawa dựa trên
nguyên tắc “kéo dài tự nhiên” (Yang & Li, 2016, tr. 137). Cùng với vị trí địa lý
phức tạp với nhiều đảo, bãi đá ngầm, thềm lục địa chồng lấn và yêu sách chủ quyền
của mỗi bên khiến việc áp dụng các quy định của UNCLOS trở nên khó khăn. Việc
Trung Quốc liên tục xâm phạm không chỉ quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà
còn ở biển Đông theo bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam cho rằng đây là hành động đi ngược lại với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm phức tạp thêm tình hình bất lợi cho việc
92

đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển
Đông (COC) (VNA, 2021).
Thứ tư là gây mất đoàn kết khu vực. Tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn tại
quần đảo nhỏ không người trong thời gian qua đã gây tác động không nhỏ đến quan
hệ giữa các nước trong khu vực nói chung và các nước có tranh chấp chủ quyền với
Trung Quốc nói riêng. Lợi dụng việc này, để giành thế chủ động trong tranh chấp
với Trung Quốc đồng thời kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện, Nhật Bản
đã hỗ trợ một số nước có tranh chấp với Trung Quốc để đối lấy sự hỗ trợ của các
nước này đối Nhật Bản. Thông qua viện trợ về kinh tế và quân sự, từ đó nâng cao
sức ảnh hưởng của mình trong khu vực nhằm hình thành một liên minh chiến lược
trên biển để đối phó với Trung Quốc.
Tóm lại, tranh chấp tại quần đảo Senkaku đã đưa mối quan hệ giữa Trung
Quốc và Nhật Bản vào tình trạng căng thẳng, đồng thời tạo ra những thách thức
đáng kể đối với khu vực. Sự leo thang của tranh chấp này có thể gây ra nhiều hậu
quả tiêu cực, từ xung đột quân sự đến sự phức tạp hóa luật pháp và làm mất đoàn
kết khu vực. Ngoài ra, tranh chấp cũng có thể ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải
và quyền truy cập tài nguyên trong khu vực đối với các bên liên quan. Điều này đòi
hỏi các bên tranh chấp giải quyết vấn đề trong hòa bình và hợp tác để tránh tác động
sâu đến an ninh khu vực.
3.2. Kịch bản tranh chấp Senkaku
Một cuộc xung đột quân sự trên biển có thể nảy sinh từ nhiều kịch bản khác
nhau. Rất có thể sẽ là một sự cố vô tình giữa lực lượng hải quân hoặc không quân
Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đến một cuộc giao tranh quân sự phức tạp hơn. Việc
xây dựng một kịch bản xung đột bao gồm phân tích lịch sử, đánh giá tình hình khu
vực hiện tại và xem xét các cuộc diễn tập gần đây. Trong các kịch bản được liệt kê
dưới đây, Trung Quốc sẽ là mẫu số chung cho các nguyên nhân dẫn đến sự hình
thành của dự đoán tương lai, bây giờ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi đội
quân Trung Quốc ngày càng được trang bị vũ khí tốt đang cố gắng chiếm lấy quần
đảo. Câu hỏi chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào trước sức ép
của Trung Quốc: mặc kệ, phản ứng hay thỏa hiệp?
93

3.2.1. Kịch bản 1: Tranh chấp leo thang thành xung đột quân sự
a) Bối cảnh :
Mặc dù chưa có quan chức chính phủ Trung Quốc nào công khai tuyên bố
quần đảo Senkaku là “lợi ích cốt lõi” nhưng tất cả các bằng chứng có sẵn của Trung
Quốc đều tin rằng quần đảo Senkaku là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc.
Làm theo câu châm ngôn nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình: “Chờ thời, che giấu năng
lực”, phần lớn Trung Quốc luôn kiềm chế để không bày tỏ một cách mạnh mẽ và
công khai các yêu sách chủ quyền của mình đối với quần đảo. Nhưng đằng sau đó
Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật “tằm ăn dâu” (hay “Lát cắt Salami kiểu
Trung Quốc”)7 lên quần đảo Senkaku, thay đổi nguyên trạng của quần đảo thông
qua việc tiến hành những hoạt động tranh chấp để dần dần kiểm soát hoàn toàn các
đảo nằm trong quần đảo này (Chellaney, 2013). Quả vậy, kể từ năm 2013, Trung
Quốc đã thực hiện một loạt các cuộc tập trận quân sự nhằm áp đảo lực lượng Nhật
Bản tại quần đảo Senkaku. Trên biển, Lực lượng Hải quân của Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army - PLA) cũng đã tăng cường hoạt
động bên trong và xung quanh quần đảo, số lượng tàu chiến cũng tăng lên. Lực
lượng không quân PLA cũng là một yếu tố quan trọng trong kịch bản này. Khi công
bố ADIZ vào năm 2013, kể từ đó, lực lượng không quân PLA đã tăng phạm vi quy
mô của các chuyến bay trong và xung quanh quần đảo, họ cũng thường xuyên tiến
hành một cuộc tuần tra bằng phi cơ tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm tại khu vực
này. Bên cạnh đó có nhiều bằng chứng cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin
rằng để khôi phục hoàn toàn tư cách một quốc gia, các lực lượng Trung Quốc sẽ
phải chiếm đóng tất cả các khu vực tranh chấp. Lực lượng trên bộ sẽ được hải quân
PLA hỗ trợ hỏa lực bằng súng với tên lửa hành trình chống hạm vượt trội, ngoài ra
có thể cung cấp khả năng phòng không trên biển nhằm ngăn cản không quân Nhật
Bản (Holmes & Yoshihara, 2017, tr. 277). Chiến lược quân sự của Trung Quốc tập
trung vào việc sử dụng lực lượng dân quân và hải quân, không quân PLA để áp đảo
JCG, buộc Nhật Bản phải quyết định liệu họ có sẵn sàng đáp trả bằng Lực lượng
Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) hay không, mặc dù biết là làm như vậy có thể
dẫn đến xung đột với lực lượng này.

7
Chiến thuật lát cắt salami (salami slicing) là chiến thuật sử dụng một chuỗi nhiều hành động nhỏ để tạo ra
một hành động hoặc kết quả lớn hơn nhiều mà khó thực hiện, việc thực hiện tất cả cùng một lúc là trái pháp
luật (Slantchev, 2005)
94

b) Tình huống :
Trung Quốc sẽ khởi xướng cuộc xung đột bằng cách gửi hàng trăm tàu đánh
cá và tàu dân quân biển (được hỗ trợ bởi các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc
(China Coast Guard – CCG) đến khu vực xung quanh quần đảo Senkaku. Nhật Bản
sẽ phản ứng ngay lập tức bằng cách gửi các tàu bảo vệ bờ biển của mình đến khu
vực để giải tán các tàu Trung Quốc và ngăn họ đổ bộ lên đảo. Trong quá trình đó, sẽ
có một tàu dân quân của Trung Quốc đâm vào một trong các tàu JCG và bị bắt giữ
(như sự kiện năm 2013). Vịn vào lý do đó, Cục Hải dương Trung Quốc sẽ lấy danh
nghĩa “cứu nạn ngư dân” để cử máy bay vận tải quân sự Y-12 xâm phạm không
phận Nhật Bản ở quần đảo Senkaku. Đối phó với tình hình này, lực lượng không
quân Nhật Bản có thể sẽ điều động khẩn cấp hai máy bay chiến đấu F-15J hoặc
F15DJ cất cánh từ căn cứ quân sự Naha. Đồng thời trên biển, CCG khiêu chiến với
JCG, dẫn đến đối đầu giữa tàu Nhật và tàu Trung Quốc, hai bên điều động áp sát và
dùng vòi rồng tấn công nhau. Khác với những sự cố trước khi Trung Quốc chọn rút
khỏi vùng tranh chấp, Trung Quốc phản ứng lại bằng cách phái các tàu tuần duyên
lớn hơn, được trang bị vũ khí mạnh mẽ hơn để can thiệp, thách thức khả năng của
Nhật Bản trong việc xử lý tình hình và ép Nhật Bản phải điều động JMSDF can
thiệp. Sự kiện sẽ loan ra rất nhanh nhờ có sự có mặt của các tàu hải giám và bùng
phát khi chính phủ Nhật Bản quyết định bắn phát súng đầu tiên khai màn cho cuộc
xung đột trên biển.
c) Kết quả:
Xung đột diễn ra không chỉ đe dọa đến sự ổn định và hòa bình trong khu vực
mà còn có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực khốc liệt. Hậu quả của một
cuộc xung đột như vậy là không thể phủ nhận, với tổn thất lớn về người và tài sản
cho cả hai bên tham gia đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và kinh tế
khu vực.
Trên thực tế, nhiều nhận định cho rằng cán cân lực lượng nghiêng nhiều về
phía Nhật Bản (ngay cả trong trường hợp Mỹ không tham chiến). Trong bản phân
tích của Nga, nhà nghiên cứu cấp cao Vasiliy Kashin đã nhận định rằng dù lực
lượng hải quân PLA của Trung Quốc vượt trội hơn hẳn về số lượng nhưng về chất
lượng, Nhật Bản sẽ chiến thắng trong cuộc chiến vì sở hữu trong tay vũ khí hiện đại
95

và lực lượng quân nhân thiện chiến hơn (Trung Quốc sẽ “thất bại thảm hại”, 2013).
Trong khi Tokyo không nhất thiết phải dành chiến thắng trong cuộc hải chiến này
thì Bắc Kinh buộc phải đạt được thắng lợi và chiếm được Senkaku mặc cho tổn thất
vô cùng lớn. Nhật Bản chỉ cần chứng minh Trung Quốc đã sử dụng lực lượng quân
sự tiến hành chiến tranh xâm lược còn Trung Quốc buộc phải giữa một thế trận rộng
khắp trên toàn bộ vùng biển Hoa Đông, sử dụng tranh chấp ở vùng biển này làm
tiền lệ giúp đơn giản hóa sự phức tạp xung quanh đường 10 đoạn ở biển Đông
(Trịnh Thái Bằng, 2013).
Khuyến nghị cho Nhật Bản :
Trong kịch bản này, Trung Quốc đã có thể đổ bộ lên quần đảo, đây rõ ràng là
hành vi xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản bởi một thế lực bên ngoài. Tuy
nhiên, trách nhiệm điều tra và bảo vệ quần đảo thuộc về JCG chứ không phải
JMSDF, trên thực tế, JCG là lực lượng cực kì có năng lực nhưng có nguy có bị đánh
bại khi va chạm với các tàu tuần duyên và các siêu tàu mới của PLA (Gady, 2016).
Do đó, Nhật Bản phải cho phép lực lượng của mình phản ứng với những hành vi
xâm phạm không tương đương với việc “sử dụng lực lượng vũ trang có tổ chức và
có kế hoạch chống lại Nhật Bản từ bên ngoài”. Bộ luật của Lực lượng Phòng vệ
Nhật Bản (Japan Self-Defense Forces - JSDF) nên được sửa đổi hoặc ban hành luật
mới cho phép lực lượng thực hiện các loại hoạt động mới (Tsuruta, 2022).
Tranh chấp leo thang thành xung đột quân sự, đây sẽ là kịch bản có khả năng
xảy ra nhất khi hai quốc gia liên tục tăng cường hoạt động quân sự trên biển và
thách thức chủ quyền lẫn nhau. Trong tình huống xung đột diễn ra, mặc dù Trung
Quốc áp đảo về số lượng nhưng Nhật Bản lại chiếm ưu thế về chất lượng, người ta
còn nhận định rằng khả năng chiến thắng của Nhật Bản cao hơn. Trong tình hình
này, tinh thần chủ nghĩa dân tộc sẽ lên cao, cả hai nước tăng cường xây dựng quân
bị, cộng với nỗ lực đổ bộ vào quần đảo của Bắc Kinh sẽ tiếp tục thu hút sự can thiệp
của Tokyo và làm cho Bắc Kinh tiến hành đáp trả tương tự.
3.2.2. Kịch bản 2: Mỹ tham gia vào tranh chấp
a) Bối cảnh:
Tiếp nối kịch bản 1, trong trường hợp xung đột vũ trang trên biển biến thành
chiến tranh khu vực. Để bảo toàn lực lượng và cân bằng lại cán cân quan hệ, Mỹ sẽ
tham chiến với tư cách là đồng minh Nhật Bản theo Hiệp ước liên minh phòng thủ.
96

Mặc dù Hoa Kỳ chưa có quan điểm chính thức về chủ quyền của quần đảo nhưng
họ công nhận quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku
và quần đảo được bảo vệ theo Hiệp ước An ninh Mỹ Nhật (Panda, 2017). Do đó, cả
Hoa Kỳ và Nhật Bản đều coi nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát quần đảo là
một phép thử về độ tin cậy của liên minh Mỹ-Nhật cũng như cam kết của Hoa Kỳ
đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực nói chung (Henry, 2020, tr. 50).
b) Tình huống:
Dựa trên kịch bản “A Deadly Game: East China Sea Crisis 2030" (tạm dịch:
Trận chiến khốc liệt: Khủng hoảng biển Hoa Đông 2030” do trung tâm CNAS tổ
chức trong buổi hội thảo để các chuyên gia và học giả bỏ phiếu quyết định xem đội
Đỏ (Trung Quốc) và đội Xanh (Mỹ/ Nhật Bản) sẽ áp dụng chiến thuật ra sao (Đăng
Nguyễn, 2020). Theo đó, thời gian đầu lực lượng Mỹ sẽ chỉ hỗ trợ cho Nhật Bản
chứ không trực tiếp tham chiến. Phía bên kia chiến tuyến, Trung Quốc sẽ chỉ giới
hạn mục tiêu tấn công là nhằm vào Nhật Bản, tránh va chạm với lực lượng Hoa Kỳ.
Theo kịch bản giả định, khi tàu trục Nhật Bản tiến vào vùng phong tỏa, các tàu
chiến Trung Quốc sẽ phải đánh chìm nhiều mục tiêu nhất có thể. “Tàu ngầm Trung
Quốc sẽ tìm diệt tàu ngầm Nhật, trong khi tàu ngầm Mỹ đóng vai trò thông báo vị
trí tàu ngầm Trung Quốc cho phía Nhật” (Đăng Nguyễn, 2020). Khi Nhật Bản triển
khai JMSDF tới khu vực này để ngăn chặn Trung Quốc, lực lượng không quân và
hải quân Hoa Kỳ đóng tại Nhật Bản sẽ tham gia vào cuộc xung đột và Hoa Kỳ
chuẩn bị triển khai lực lượng tới khu vực.
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đưa ra quan điểm mở rộng phạm vi xung đột nhằm
buộc Trung Quốc từ bỏ nỗ lực thiết lập quyền kiểm soát khu vực. Các nhà lãnh đạo
Nhật Bản ban đầu lo ngại rằng hành động đó sẽ tạo ra những rủi ro leo thang có thể
gây nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng dân sự cũng như lợi ích kinh tế của Nhật Bản
nhưng sau đó họ sẽ chấp nhận các kế hoạch của Hoa Kỳ vì sự đảm bảo của
Washington về việc tham vấn kỹ lưỡng và đưa ra quyết định của đồng minh trong
các hoạt động lớn (Priebe, et al., 2023, tr. 58). Chiến lược quân sự Mỹ - Nhật được
chia làm ba phần: Đầu tiên liên minh sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc
kiểm soát các đảo bằng cách tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các lực lượng hải quân PLA
tham gia. Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ nhắm vào các khía cạnh cốt lõi của PLA nhằm cản trở
việc tăng cường chiến dịch ở biển Hoa Đông và áp đặt các biện pháp trừng phạt
97

chính trị, ngoại giao hoặc kinh tế, cấm vận thương mại và phong tỏa tổng thể hải
quân, có thể buộc Trung Quốc từ bỏ việc chiếm đóng các đảo. Thứ ba, Hoa Kỳ sẽ
tham gia vào các hoạt động nỗ lực ngoại giao nhằm cung cấp trang thiết bị chiến
tranh và nguồn lực chiến lược vào Trung Quốc.
Thông qua chiến lược này, hải quân Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn hiệu quả các lực
lượng PLA tiếp cận khu vực và giúp Nhật Bản cân bằng lại cán cân lực lượng. Nếu
các biện pháp này không hiệu quả và Trung Quốc chiếm thế thượng phong,
Washington sẽ phải hành động trực tiếp để ngăn chặn thất bại của Nhật Bản bằng
cách triển khai Hạm đội 7 đóng tại Yokosuka, Sasebo và Guam cũng như căn cứ
không quân Andersen ở Guam. Trên không, đội Xanh huy động các tiêm kích tàng
hình F-22 Raptor, F-35 của Mỹ và “Godzilla” F-X, F-3 của Nhật ra trận phá hủy
máy bay của Trung Quốc, bao gồm máy bay không người lái tàng hình CH-7 có khả
năng cung cấp tọa độ tấn công cho tên lửa đạn đạo tầm xa (Đăng Nguyễn, 2020).
c) Kết quả:
Một cuộc xung đột có thể mang lại kết quả tiêu cực hoặc tích cực tùy thuộc
vào bản chất và cường độ của xung đột cũng như nỗ lực giải quyết của các bên.
Trong kịch bản này sẽ chia ra làm ba kết quả chính.
Liên minh Mỹ - Nhật chiến thắng, Trung Quốc đồng ý rút cả lực lượng quân
sự và bán quân sự khỏi khu vực xung quanh quần đảo. Nhật Bản tiếp tục duy trì các
cuộc tuần tra của JCG ở quần đảo và không công nhận bất kỳ yêu sách nào của
Trung Quốc đối với cuộc đàm phán này. Thất bại của Trung Quốc sẽ làm nảy sinh
tình trạng bất ổn trong công chúng chống lại sự cai trị của Đảng Cộng sản, sau đó là
sự chuyển đổi căn bản chế độ và sự lên ngôi của các lực lượng chính trị mới có
quan điểm dân chủ hơn. Đồng thời gây nên sự leo thang của chủ nghĩa dân tộc và
phong trào chống Nhật và chống Mỹ gay gắt hơn trong đại chúng. Khao khát trả
thù, người Trung Quốc có thể sẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến khác. Trật tự quốc tế
ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành một hệ thống lưỡng cực đối đầu - Trung
Quốc chống lại khối liên minh Mỹ, Nhật Bản và các đồng minh của họ.
Trung Quốc giành chiến thắng và Nhật Bản thua. Kịch bản này xảy ra nếu Mỹ
kiềm chế hỗ trợ quân sự cho Nhật Bản, khiến Trung Quốc tăng cường quyền kiểm
soát quần đảo. Có ba chiều hướng có thể diễn ra như sau: Một, thất bại của Nhật
Bản trong cuộc đối đầu có thể sẽ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục thù
98

ở Nhật Bản, từ bỏ liên minh với Hoa Kỳ, từ bỏ các giới hạn quân sự để chuẩn bị cho
một cuộc đối đầu khác khốc liệt hơn chống lại Trung Quốc. Khu vực châu Á- Thái
Bình Dương sẽ là trận địa cho một cuộc đối đầu giữa ba cực Trung Quốc, Mỹ và
Nhật Bản. Hai, Nhật Bản chấp nhận sự thật rằng mình đã thua cuộc và tuyên bố từ
bỏ chủ quyền của hòn đảo, Trung Quốc sẽ là bá chủ mới của khu vực và đoạn tuyệt
với Hoa Kỳ. Ba, chịu nhiều hậu quả hậu chiến cũng như cú sốc tâm lý, Nhật Bản
bản tuyệt vọng về tương lai của mình và thực sự trở thành nước bảo hộ của Hoa Kỳ.
Rất có thể, quá trình này sẽ tạo điều kiện cho tình trạng đối đầu lưỡng cực khắc
nghiệt giữa Bắc Kinh và Washington ở khu vực (Lukin & Gubin, 2013).
Một khu vực trung lập, bất kể ai là người chiến thắng thì cuộc xung đột đều
gây ra thiệt hại cho tất cả các bên và mang lại những thay đổi lớn. Tokyo và
Washington công nhận sự lớn mạnh của Bắc Kinh và khả năng gây ra thiệt hại đáng
kể cho bất kỳ kẻ thù nào ngay cả bị hạn chế vũ lực. Bắc Kinh xóa tan nghi ngờ về
quyết tâm của Nhật Bản trong việc bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Cả hai bên đều
bị tổn thất và nhận ra rằng xung đột có thể dễ dàng leo thang từ đó tìm kiếm giải
pháp để bảo vệ an ninh chung khu vực. Khi đó, tuyên bố về một khu vực trung lập
của các đảo và tạo ra một hệ thống hợp tác khai thác tài nguyên chung do các quốc
gia này tài trợ và duy trì. Trung Quốc và Nhật Bản tuân thủ quyền tự do hàng hải và
quyền đánh cá chung. Phương án này sẽ tránh được xung đột công khai trong tương
lai và đáp ứng nhu cầu kinh tế của cả hai nước bằng cách tạo ra tiền lệ cho hệ thống
hợp tác giữa hai nước trong vấn đề tranh chấp biển đảo.
3.2.3. Kịch bản 3: Giải quyết tranh chấp
a) Bối cảnh :
Trên bờ Đông Á, cảnh báo đỏ đang bắt đầu phát sáng rực rỡ. Nhật Bản và
Trung Quốc, hai quốc gia lớn trong khu vực, dường như đang nhìn nhận một sự thật
không thể phủ nhận rằng việc kéo dài tranh chấp không chỉ là một hành động không
cần thiết mà còn có thể gây ra những tổn thất không thể lường trước cho cả hai bên.
Cùng với đó là nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình trên quần
đảo Senkaku, tránh cho tranh chấp leo thang. May mắn thay, có một số yếu tố có
thể giúp cải thiện tranh giữa giữa hai nước tại quần đảo Senkaku. Trong bối cảnh
căng thẳng ngày càng gia tăng, sự sáng suốt từ cả hai phía đang đưa họ tiến gần hơn
đến một sự đồng thuận ngầm, một thỏa thuận không chính thức nhưng mang ý
99

nghĩa quan trọng bằng việc gác lại tranh chấp, từ bỏ mọi hoạt động sử dụng, quản lý
hoặc giám sát quần đảo, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ cho phép
Nhật Bản và Trung Quốc có thêm thời gian để mối quan hệ hai nước trở lại trạng
thái bình yên hơn và đề xuất thêm những ý tưởng mới về cách thức chia sẻ chủ
quyền lâu dài hơn. Con đường chính trị để quản lý xung đột dường như đang mở
rộng.
b) Diễn biến :
Đầu tiên, để đi đến một thỏa thuận chung, cả Nhật Bản và Trung Quốc cùng
thực hiện các biện pháp kiềm chế và ôn hòa về mặt chính trị để tránh xung đột
thêm. Cả hai đều phải đảm nhận những trách nhiệm quan trọng để duy trì hiện
trạng.
Bắc Kinh chấm dứt việc vi phạm không phần trên quần đảo trong khuôn khổ
ADIZ, đồng thời đảm bảo lực lượng hải quân PLA hay CCG không tiến hành các
hoạt động đổ bộ vào lãnh hải của quần đảo Senkaku cũng như đảm bảo không triển
khai máy bay trực thăng lẫn máy bay không người lái ở gần các đảo nhỏ. Trong khi
đó, Tokyo tiếp tục duy trì chính sách “không xâm nhập, không nghiên cứu và không
xây dựng” trên và xung quanh các đảo. Cần đảm bảo rằng các hoạt động xây dựng,
nâng cấp hay các hoạt động khiêu khích được trì hoãn cho đến khi quan hệ Nhật –
Trung bình thường hóa trở lại
Sau giai đoạn yên tĩnh chính trị ở các vùng biển xung quanh và trong mối
quan hệ ngoại giao Trung - Nhật, những cách thức hợp tác thực tế và sáng tạo nhằm
đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi sẽ được cân nhắc. Hai bên đạt được một số
thỏa thuận cơ bản trước khi đi vào đàm phán giải quyết tranh chấp: Đầu tiên, Nhật
Bản thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp và đồng ý rằng lãnh thổ tranh chấp không
thể được sử dụng làm cơ sở cho các yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm
lục địa (Van Dyke, 2010, tr. 276). Tương ứng, Trung Quốc đồng ý chấp nhận quyền
hành chính hợp pháp các đảo của Nhật Bản. Đây sẽ là một nhượng bộ của Bắc
Kinh. Theo thời gian, các thỏa thuận chung về việc cùng phát triển hay một vùng
lãnh thổ chung có thể sẽ được đồng thuận và các cuộc đàm phán hướng tới cơ chế
liên lạc hàng hải hoặc đường dây nóng, như một biện pháp xây dựng lòng tin, có thể
diễn ra sau đó. Các cuộc đàm phán song phương cũng được khởi động giữa hai
nước để giải quyết vấn đề. Các kênh ngoại giao được mở rộng cũng như những nỗ
100

lực đối ngoại cấp chính phủ được tiếp tục và các cuộc đàm phán tư nhân được thúc
đẩy.
Cuối cùng, để đi tới thống nhất phân định chủ quyền và biên giới biển, việc sử
dụng các cơ quan và cơ chế quốc tế như UNCLOS, ITLOS (International Tribunal
for the Law of the Sea) hoặc ICJ (International Court of Justice) có thể giúp giải
quyết tranh chấp tại quần đảo Senkaku một cách hòa bình và công bằng hơn. Đầu
tiên, Nhật Bản quyết định đưa vụ việc này ra ITLOS hay ICJ để làm sáng tỏ các quy
định của UNCLOS. Việc này giúp xác định rõ ràng về chủ quyền và quyền của các
quốc gia trên biển. Hai tòa này sẽ thực hiện phân tích các bằng chứng và luật lệ để
đưa ra một quyết định đồng ý và rõ ràng. Trong khi đó, Trung Quốc có thể phản đối
và từ chối sự can thiệp của bên thứ ba, nhưng trong kịch bản này, họ sẽ chấp nhận
tham gia quy trình tư vấn và giải quyết bất đồng. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi
trường tôn trọng luật pháp quốc tế và quyết định cuối cùng của ITLOS hay ICJ sẽ
được coi là hợp pháp và cần thiết phải tuân thủ.
Nếu một quyết định của hai tòa này không đưa ra được một giải pháp hài lòng
cho cả hai bên, sẽ là một phương án khả thi khi thành lập một Tòa trọng tài theo
Phụ lục VII của UNCLOS để giải quyết tranh chấp đảo. Trong quá trình diễn ra
phiên tòa, các bên sẽ có cơ hội trình bày các bằng chứng và lập luận của mình để
chứng minh quan điểm về chủ quyền và quyền lợi của mình tại quần đảo Senkaku.
Tòa trọng tài sẽ xem xét mọi tài liệu và bằng chứng để đưa ra một quyết định công
bằng và phù hợp với các nguyên tắc của UNCLOS. Trung Quốc cũng sẽ tham gia
vào quá trình này, nhưng nếu từ chối thì quyết định của Tòa trọng tài vẫn sẽ có giá
trị pháp lý và cần phải được tuân thủ. Trong trường hợp này, quyết định của Tòa
trọng tài sẽ là ràng buộc pháp lý cho cả hai bên.
c) Kết quả :
Trong tổng thể, việc giải quyết tranh chấp Senkaku không chỉ mang lại lợi cho
Nhật Bản và Trung Quốc mà còn góp phần vào sự ổn định và hòa bình trong khu
vực. Quan trọng hơn hết, đây sẽ là tiền đề xây dựng môi trường hòa bình và hợp tác
trong khu vực.
Phát triển chung không phải là một giải pháp tuyệt đối, nhưng có thể giảm bớt
căng thẳng trong tranh chấp. Mặc dù không tạo ra tác động kinh tế ngay lập tức,
nhưng vai trò hòa bình của nó xứng đáng được thử nghiệm. Thay vì tập trung vào
101

tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia tập trung vào tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa
và khoa học kỹ thuật, từ đó dần dần cải thiện quan hệ hai nước. Tuy nhiên, việc
thực hiện kịch bản này đòi hỏi sự kiên nhẫn, linh hoạt và thiện chí rất lớn từ cả hai
phía Nhật Bản và Trung Quốc. Nếu được, nó sẽ mang lại những kết quả rất đáng giá
cho cả khu vực Đông Á.
Thực tế, đã có nhiều cuộc thảo luận về cách thức giải quyết tranh chấp. Wang
Kent cho rằng cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ nên đặc biệt chứ ý đến lời kêu
gọi đàm phán giữa các bên liên quan. Xem xét đến sáng kiến của Tổng thống Đài
Loan Mã Anh Cửu - Sáng kiến hòa bình trên biển Hoa Đông, kêu gọi tất cả các bên
kiềm chế khiêu khích, gạt bỏ sự khác biệt, duy trì đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc
tế và giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình. Ông Wang tiếp tục lập
luận rằng “tất cả các bên liên quan nên hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu của
Sáng kiến Hòa bình Biển Hoa Đông càng sớm càng tốt, để khu vực có thể trở thành
một vùng biển hòa bình và hợp tác” (Wang, 2013). Về nguyên tắc đây là một ý
tưởng tuyệt vời, nhưng về cách thức thực hiện không được đề cập rõ ràng
O’Hanlon, Wu và Hashimoto đã đưa ra những bước đi cụ thể hơn bao gồm sáu
điểm mà hai quốc gia buộc phải tuân thủ đầy đủ:
(i) Không có tranh chấp lãnh thổ mới nào ngoài vấn đề này sẽ được một trong
hai bên đưa ra trong tương lai;
(ii) Các tranh chấp riêng rẽ, đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản về
vùng đặc quyền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng bởi quần đảo Senkaku, chúng sẽ
được tách khỏi các quyết định của EEZ ;
(iii) Mỗi bên sẽ thừa nhận các yêu sách chủ quyền của bên kia đối với tất cả
các đảo;
(iv) Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ giữ quyền hành chính chính thức theo quy định
luật pháp quốc tế ;
(v) Nhật Bản sẽ đồng ý giao việc quản lý quần đảo cho một ban giám sát
chung có thành viên giữa hai bên Trung Quốc và Nhật Bản, làm chủ tịch luân phiên
và đưa ra các nguyên tắc, quyết định đồng thuận;
(vi) Các cuộc tuần tra vì mục đích an toàn và các chuyến tham quan các đảo vì
lý do du lịch, sinh thái hoặc lịch sử sẽ được Trung Quốc và Nhật Bản cùng nhau tổ
chức, tiến hành và được quản lý bởi Hội đồng (O'Hanlon, 2014).
102

Hay như một học giả đã gợi ý Nhật Bản và Trung Quốc nên rút ra bài học từ
Ecuador và Peru trong tranh chấp của họ (Shunji Cui, 2014, tr. 285-310). Đầu tiên,
Nhật Bản và Trung Quốc nên chuẩn bị cho một hành trình dài để hướng tới giải
quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp từ đó chỉ có thể đạt được từ cam kết
của các nhà lãnh đạo chính trị trong việc theo đuổi giải pháp hòa bình. Và cuối
cùng, cần dựa vào sự sáng tạo để để thực hiện những thay đổi mang tính xây dựng.
Mặc dù những để xuất đều hướng tới một giải pháp hòa bình nhưng vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc chủ yếu xoay quanh gốc rễ của tranh chấp và quan
điểm của hai nước. Động lực ủng hộ một sự thay đổi chỉ có thể đến từ sự thay đổi
trong cách mỗi quốc gia nhìn nhận vấn đề. Chừng nào quyền tự chủ xác định và giải
quyết vấn đề còn nằm trong tay phe diều hâu8 thì tình hình sẽ luôn “ổn định” nhưng
không thay đổi. Điều này có nghĩa là điều tốt nhất mà cả hai quốc gia có thể hy
vọng là một cuộc đối đầu. Trừ khi có một điều gì đó thách thức mạnh mẽ tới hiện
trạng, nếu không thì tình hình không thể cải thiện được (Teo, 2018, tr. 73-76).
3.3. Vai trò của Công ước Luật biển 1982 trong tranh chấp Senkaku
Liên Hợp Quốc đã kiên định phấn đấu vì mục đích sử dụng các vùng biển
một cách hòa bình và hợp pháp trên tinh thần hợp tác. Công ước Luật biển 1982 là
một đạo luật mang tính bước ngoặt để có thể đảm bảo điều đó. Nó đã chuyển câu
chuyện từ "tự do biển cả" sang "di sản chung của nhân loại" liên quan đến biển và
tài nguyên biển - đó là một sự thay đổi rất triệt để theo hướng tiếp cận biển bình
đẳng hơn. Nó không chỉ đưa các luật hiện hành trước đây vào khuôn khổ của mình
mà còn mở rộng chúng với các điều khoản như tự do hàng hải và tạo ra các Vùng
đặc quyền kinh tế ở 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Mặc dù Công ước Luật biển
1982 là một khuôn khổ pháp lý hiệu quả để có thể giải quyết tranh chấp này, nhưng
lý do luật này cũng như các thể chế được thiết lập bởi nó không thể làm bất cứ điều
gì một cách hiệu quả chủ yếu là do Trung Quốc hoàn toàn không sẵn sàng để cho
một "bên thứ ba" đàm phán. Đây là một động thái thường thấy của Trung Quốc - ưu
tiên các cuộc đàm phán và hiệp ước song phương hơn là các hiệp ước đa phương để
giảm trách nhiệm giải trình với luật pháp quốc tế càng nhiều càng tốt.

8
“Diều hâu chiến tranh”, hay đơn giản là “diều hâu”, là những người người ủng hộ chiến tranh hoặc tiếp tục
leo thang xung đột hiện có thay vì các giải pháp khác. Những con diều hâu chiến tranh thì ngược lại với
“chim bồ câu”. Các thuật ngữ này bắt nguồn từ sự tương tự với các loài chim cùng tên: diều hâu là kẻ săn
mồi tấn công và ăn thịt các động vật khác, trong khi chim bồ câu chủ yếu ăn hạt và trái cây và về mặt lịch sử
là biểu tượng của hòa bình, xem thêm chi tiết định nghĩa tại Hickey (2014).
103

3.3.1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển


a) Khái quát:
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law
of the Sea - UNCLOS) hay Công ước Luật biển là một hiệp ước quốc tế được tạo ra
trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 đến 1982.
UNCLOS xác định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng các
đại dương trên thế giới, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh
doanh, môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên biển. Công ước được ký kết
năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1994. Đến nay đã có 167 quốc gia và Cộng đồng
châu Âu tham gia Công ước. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã phê chuẩn
UNCLOS (vào năm 1996) và chính thức bị ràng buộc bởi các điều khoản của nó.
Trong khi Tổng thư ký Liên hợp quốc nhận được các văn kiện phê chuẩn và gia
nhập còn Liên Hợp Quốc hỗ trợ các cuộc họp của các quốc gia thành viên Công
ước, thì Liên Hợp Quốc không có vai trò điều hành trực tiếp trong việc thực hiện
Công ước. Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc
tế (International Maritime Organization - IMO), Ủy ban Săn cá voi Quốc tế
(International Whaling Commission - IWC) và Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế
(International Seabed Authority - ISA) được Công ước này thành lập lại có một vai
trò trong việc thực thi Công ước. UNCLOS bao gồm một loạt các điều khoản trong
đó đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực tính từ một đường sở được định nghĩa kỹ càng,
bao gồm:
Nội thủy: Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở trong đường cơ sở. Tại
đây, quốc gia ven biển được tự do đặt ra luật pháp, quản lý và sử dụng bất kỳ nguồn
tài nguyên nào. Tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong khu vực
nội thủy (UNCLOS, 1982, Điều 8).
Lãnh hải: Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý tính từ
đường cơ sở (UNCLOS, 1982, Điều 3), quốc gia ven biển có toàn quyền tự do đặt
ra luật pháp, quản lý việc sử dụng và sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào theo như
Điều 2 của UNCLOS quy định. Các tàu thuyền được trao quyền “đi qua không gây
hại” mà không cần xin phép nước chủ (UNCLOS, 1982, Điều 17). Các hành động
như đánh bắt cá, gây ô nhiễm, tập trận và do thám không xét vào “không gây hại”
(UNCLOS, 1982, Điều 19[2]). Nước chủ cũng có thể tạm thời đình chỉ việc đi lại
104

vô hại trong các khu vực cụ thể trong lãnh hải của mình, nếu điều đó là cần thiết để
bảo vệ an ninh (UNCLOS, 1982, Điều 25[3]). .
Vùng nước quần đảo: Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo
trong Phần IV, trong đó cũng xác định cách thức quốc gia có thể vẽ đường biên giới
lãnh thổ của mình. Đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất
và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo, với điều kiện các điểm này đủ gần nhau. Tất
cả các vùng nước bên trong đường cơ sở này gọi là vùng nước quần đảo và được
xem là một phần của lãnh hải quốc gia đó (UNCLOS, 1982, Điều 47).
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành
đai có bề rộng 12 hải lý (hoặc 24 hải lý) gọi là Vùng tiếp giáp lãnh hải (UNCLOS,
1982, Điều 33[2]). Tại đây, nước chủ có thể tiếp tục thực thi luật pháp trong bốn
lĩnh vực cụ thể: môi trường, thuế, hải quan và nhập cư (UNCLOS, 1982, Điều
33[1]).
Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): Kéo dài từ rìa lãnh hải ra tới 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Trong khu vực này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền khai
thác đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên (UNCLOS, 1982, Điều 56). Các
quốc gia nước ngoài có quyền đi lại tự do bằng đường thủy và đường hàng không,
tuân theo quy định của các quốc gia ven biển. Các quốc gia nước ngoài cũng có thể
đặt ống và dây cáp ngầm. (UNCLOS, 1982, Điều 58)
Thềm lục địa: Là vành đai mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền đến rùa
ngoài của rìa lục địa hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển,
chọn lấy giá trị lớn hơn (UNCLOS, 1982, Điều 1). Thềm lục địa của quốc gia có thể
vượt quá 200 hải lý cho đến mép lục địa nhưng không bao giờ được vượt quá 350
hải lý tính từ đường cơ sở; hoặc không bao giờ được vượt quá 100 hải lý ngoài
đường đẳng sâu 2500 mét (UNCLOS, 1982, Điều 76[5]). Tại đây, các quốc gia ven
biển có quyền kiểm soát độc quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh vật “gắn liền”
với thềm lục địa nhưng không có quyền kiểm soát các sinh vật sống ở vùng nước
nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế (UNCLOS, 1982, Điều 77).
Bên cạnh các điều khoản định nghĩa về ranh giới trên biển, công ước còn thiết
lập các nghĩa vụ tổng quát cho các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ môi
trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng
105

tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản
tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua ISA.
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế
giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.
b) Quy trình giải quyết tranh chấp Senkaku dựa trên UNCLOS:
Thực tế, UNCLOS không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, nhưng nó
tạo ra một khung pháp lý để các quốc gia tham gia đàm phán và giải quyết tranh
chấp một cách hợp tác và hòa bình, bao gồm:
Nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ: UNCLOS xác định quyền chủ quyền của các
quốc gia trên lãnh thổ và vùng biển của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp tranh
chấp, các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ các quy định UNCLOS và cố gắng giải
quyết tranh chấp qua đàm phán và các biện pháp hòa bình.
Quyền hàng hải của các quốc gia: UNCLOS quy định quyền và chủ quyền của
các quốc gia liên quan đến các vùng biển, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế. Các
quốc gia có quyền kiểm soát và sử dụng các nguồn tài nguyên trong vùng EEZ của
mình.
Đàm phán và giải quyết tranh chấp: UNCLOS khuyến khích các quốc gia liên
quan tham gia vào đàm phán và giải quyết tranh chấp theo các phương thức hòa
bình, bao gồm đàm phán trực tiếp, hòa giải, hay các biện pháp mang tính xét xử và
có tính bắt buộc như Toà án Công lý quốc tế, Toà án quốc tế về Luật biển, Tòa
trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước; Một Tòa trọng tài đặc
biệt để giải quyết các tranh chấp liên quan tới từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên
cứu khoa học biển, đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, giao thông
biển… (UNCLOS, 1982, Điều 287). Đây chính là những thiết chế theo quy định của
Công ước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp biển.
Nguyên tắc hòa bình và không sử dụng bạo lực: UNCLOS nhấn mạnh nguyên
tắc không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng lực trong giải quyết tranh chấp. Các
quốc gia có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc này và cố gắng giải quyết tranh chấp
một cách hòa bình.
Theo quy định tại Điều 279 Luật Hàng hải quốc tế, nếu xảy ra tranh chấp giữa
các nước thì việc giải quyết phải dựa trên nỗ lực hòa bình theo quy định tại Điều 33
Khoản 1 Hiến chương Liên Hợp Quốc (UNCLOS, 1982, Điều 279). Nhũng nỗ lực
106

này bao gồm các nỗ lực đàm phán và giải quyết tranh chấp, bao gồm hòa giải, phân
xử và giải quyết theo luật pháp thông qua các tổ chức hoặc thỏa thuận khu vực hoặc
các biện pháp hòa bình khác do hai nước lựa chọn. Hơn nữa, theo Điều 283 Khoản
1 UNCLOS 1982 nêu rõ nghĩa vụ của các quốc gia liên quan trọng việc giải quyết
tranh chấp chủ quyền, cụ thể Nhật Bản và Trung Quốc có nghĩa vụ nỗ lực giải quyết
tranh chấp bằng cách trao đổi ý kiến và thỏa thuận hòa bình giữa hai bên
(UNCLOS, 1982, Điều 283[1]). Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, cả hai nước
vẫn chưa thống nhất được cách giải quyết tranh chấp, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn
đang đưa ra yêu sách chủ quyền, tranh chấp vẫn đang tiếp diễn. Trong trường hợp
này, Trung Quốc và Nhật Bản nên đồng ý đưa tranh chấp ra hòa giải theo quy định
tại Điều 284 UNCLOS 1982. Tuy nhiên, giả sử quá trình hòa giải không đạt được
thỏa thuận giữa hai bên thì trong trường hợp đó, quá trình hòa giải có thể coi như đã
chấm dứt (UNCLOS, 1982, Điều 284[3]).
c) Ranh giới tài nguyên biển theo UNCLOS:
Mặc dù UNCLOS không giải quyết các yêu sách chủ quyền đảo nhưng lại rất
phù hợp với các tranh chấp liên quan đến ranh giới tài nguyên biển. Với nghiên cứu
cho thấy trữ lượng dầu khí lớn cũng như các vùng đánh bắt cá phong phú tại quần
đảo Senkaku, UNCLOS và các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các diễn giải rất
hữu ích nhằm giải quyết tranh chấp này. Theo đó, UNCLOS cho phép các quốc gia
yêu sách bốn vùng biển được chỉ định liên quan đến tranh chấp hiện tại là nội thủy,
lãnh hải, EEZ và thềm lục địa. Các vùng nhận dạng phòng không như Trung Quốc
tuyên bố không bao gồm trong UNCLOS hay các hiệp ước hàng hải khác (Dutton,
2009, tr. 693-694). Khu vực nằm ngoài bốn khu vực trên là biển cả, nơi quyền tự do
hàng hải trên biển chiếm ưu thế và tài nguyên dưới đáy biển được coi là một phần di
sản chung của nhân loại (UNCLOS, 1982, Điều 86, 84).
Khuôn khổ tưởng chừng như rõ ràng của UNCLOS lại cực kỳ khó áp dụng
vào thực tế. Ở bất kỳ vùng biển nào có chiều rộng dưới 400 hải lý thì có khả năng
chồng chéo quyền tài phán về hàng hải. Biển Hoa Đông chỉ có chiều rộng 360 hải lý
tại điểm rộng nhất. Đối với các quốc gia có đường bờ biển tiếp liền hay đối diện
nhau có khả năng chồng chéo quyền tài phán về tài nguyên, UNCLOS yêu cầu các
bên phải đạt được thỏa thuận “trên cơ sở luật pháp quốc tế để đạt được giải pháp
công bằng” trong việc phân định ranh giới vùng tài nguyên (UNCLOS, 1982, Điều
107

74 & 83). Về điểm này, UNCLOS vẫn còn rất mơ hồ khi xác định kích thước phù
hợp của vùng EEZ hoặc thềm lục địa khi vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia
chồng chéo hoặc có chung thềm lục địa. Ngoài ra, theo Điều 121, nếu các đảo thích
hợp cho con người đến ở và sinh sống thì về nguyên tắc có thể đưa ra yêu sách đối
với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của riêng minh (bao gồm cả thềm lục
địa mở rộng) (UNCLOS, 1982, Điều 121). Theo đó, nếu ranh giới trên biển giữa
Trung Quốc và Nhật Bản được xác định bằng đường cách đều, chủ quyền đối với
quần đảo Senkaku sẽ được quyết định quyền kiểm soát trên 67.800 km² thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế.
3.3.2. Tòa án Quốc tế về Luật Biển và Tòa án Công lý Quốc tế
a) Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS):
Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea -
ITLOS) là cơ quan tư pháp độc lập được thành lập theo ủy quyền của Hội nghị Liên
Hợp Quốc lần thứ III về Luật biển năm 1982. ITLOS là một trong bốn cơ chế giải
quyết tranh chấp được liệt kê tại Điều 287 của UNCLOS, đồng nghĩa với việc các
quốc gia khi đã trở thành thành viên của UNCLOS đã chấp nhận đồng thời thẩm
quyền của tòa ITLOS (Powell & Mitchell. 2022). Mặc dù Tòa án được thành lập
theo một công ước của Liên Hợp Quốc nhưng ITLOS không phải là một “cơ quan”
của Liên Hợp Quốc (UNCLOS, n.d.). ITLOS bao gồm 21 thẩm phán với nhiệm kỳ
tối đa là 9 năm, mối quốc gia có thể đề cử hai ứng viên đảm bảo sự uy tín cao nhất
về mặt công bằng, liêm chính và quang minh. Phụ lục VI của UNCLOS quy định
ITLOS phải bao gồm ít nhất ba thẩm phán từ mỗi nhóm do Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc phân chia. Thành phần của tòa án phải đại diện cho các hệ thống pháp lý chủ
yếu trên thế giới, đảm bảo phân bố công bằng về mặt địa lý.
Tòa ITLOS có hai chức năng chính là giải quyết tranh chấp và tư vấn pháp lý.
Thẩm quyền của tòa ITLOS dựa trên các quy định của Phần XV Công ước Luật
Biển năm 1982. Theo đó, tòa án có thẩm quyền xét xử đối với tất cả các tranh chấp
liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước, theo quy định của Điều 297 và
các tuyên bố được đưa ra theo Điều 198 của công ước. Điều 297 và các tuyên bố
được đưa ra theo điều 298 của Công ước không ngăn cản các bên đưa ra Tòa án một
vụ tranh chấp bị loại trừ khỏi thẩm quyền của Tòa án theo các quy định này
(UNCLOS, 1982, Điều 299). Tòa án cũng có thẩm quyền đối với tất cả các tranh
108

chấp và tất cả các đơn được đệ trình lên tòa án theo quy định của bất kỳ thỏa thuận
nào khác trao quyền tài phán cho tòa án.
ITLOS bao gồm Viện giải quyết tranh chấp đáy biển (Seabed Disputes
Chamber - SDC) chịu trách nhiệm quản lý hoạt động khai thác dưới đáy biển nói
trong Điều 14 UNCLOS, gồm 11 thành viên do Tòa án lựa chọn trong 21 thành viên
của tòa án (UNCLOS, 1982, Điều 35[1]). SDC có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn
về các vấn đề pháp lý phát sinh trong phạm vi hoạt động của Hội đồng hoặc Hội
đồng của ISA (UNCLOS, 1982, Điều 191). Tòa cũng có thể đưa ra ý kiến tư vấn về
một vấn đề pháp lý nếu điều này được quy định bởi "một thỏa thuận quốc tế liên
quan đến mục đích của Công ước" (Quy chế Tòa, Điều 138[1]).
b) Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ):
Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice - ICJ) là một trong sáu
cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Được thành lập vào tháng 6 năm 1945 theo Hiến
chương Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Không giống
như Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu, ICJ không phải là tòa án tối cao mà
các tòa án quốc gia có thể khiếu nại; cơ quan này chỉ có thể xét xử tranh chấp khi
được một hoặc nhiều quốc gia yêu cầu làm như vậy. Tòa án gồm có 15 thẩm phán,
được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an bầu ra với nhiệm kỳ 9 năm.
Các thành viên không đại diện cho chính phủ của họ mà là những thẩm phán độc
lập và chỉ có một thẩm phán thuộc bất kỳ quốc tịch nào trên tòa án (UN Affairs,
2024).
Tòa án sẽ đưa ra phán quyết về hai loại vụ việc là “các vụ việc gây tranh cãi” -
các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia và “các thủ tục tư vấn” - yêu cầu xin ý
kiến tư vấn về các vấn đề pháp lý được các cơ quan của Liên Hợp Quốc và một số
cơ quan chuyên môn nhất định chuyển đến. Trong các thủ tục tranh chấp, khi một
đơn tranh chấp được đưa ra trước tòa, tên của các bang trong tiêu đề chính của vụ
kiện được phân tách bằng từ viết tắt “v.” chi từ Latinh “versus” (ví dụ, Cameroon v.
Nigeria). Khi một tranh chấp được gửi đến tòa dựa trên một thỏa thuận đặc biệt giữa
hai quốc gia, tên của các bên được phân cách bằng dấu gạch chéo (ví dụ,
Indonesia/Malaysia). Bất kỳ quốc gia Thành viên Liên Hợp Quốc nào cũng có thể
khởi kiện bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác khi lợi ích chung của cộng đồng
109

quốc tế bị đe dọa, cho dù họ có xung đột trực tiếp hay không. Kể từ năm 1947 đến
nay, đã có 194 vụ kiện được nhập vào Danh sách Tổng quát (ICJ, n.d.).
ICJ là tòa án quốc tế duy nhất giải quyết tranh chấp giữa 193 quốc gia thành
viên Liên hợp quốc. Điều này có nghĩa là nó đóng góp quan trọng cho hòa bình và
an ninh toàn cầu, mang lại cách thức để các quốc gia giải quyết vấn đề mà không
cần dùng đến xung đột. Phán quyết của ICJ là phán quyết cuối cùng và không có
khả năng kháng cáo nào.
c) Vai trò của ICJ và ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp Senkaku:
Ngay cả sau khi ITLOS thành lập, ICJ vẫn tiếp tục xét xử các vấn đề liên quan
đến luật biển, ví dụ như phân định ranh giới trên biển, kết quả là cả hai cơ quan
cùng nhau chỉ sẻ một số vai trò tư pháp đối với một số loại vụ việc nhất định và có
thể hưởng lợi từ đối thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. ICJ có kinh nghiệm và
kiến thức đáng kể sau nhiều năm xét xử với tư cách là cơ quan tư pháp chính của
Liên Hợp Quốc trong khi đó ITLOS về phần mình có cơ quan chuyên môn sâu về
luật vùng biển. Kể từ khi thành lập, cả hai cơ quan đã góp phần thúc đẩy củng cố
nhà nước pháp quyền ở cấp độ quốc tế.
Do đó để giải quyết tranh chấp Senkaku, cả Trung Quốc và Nhật Bản phải coi
đây là một tranh chấp pháp lý xứng đáng được giải quyết bởi ICJ hoặc ITLOS và
trong mọi trường hợp, việc giải quyết sẽ diễn ra mà không cần đến pháo hạm và các
hành vi nguy hiểm khác. Theo giáo sư Henning Jensen, ITLOS có cơ chế linh hoạt
hơn so với ICJ. Theo ITLOS, các quốc gia không phê chuẩn có thể trở thành các
bên tranh chấp trước tòa án chuyên trách. Trên thực tế, ngay cả các bên tư nhân
cũng có thể đệ trình đơn lên tòa, theo nghĩa này, các hiệp hội hay các tổ chức phi
chính phủ cũng có thể có tiếng nói trong quá trình tố tụng tư pháp (Ventura, 2016).
Tuy vậy, ITLOS chỉ có thể tiếp tục công việc của mình trong trường hợp các quốc
gia sẵn sàng hợp tác với ITLOS để có thể tiến hành các thủ tục tố tụng cùng với
việc cùng với việc lấy ý kiến từ các báo cáo hay phát hiện của ISA và Ủy ban ranh
giới thềm lục địa. Mặc dù ITLOS có thể thực thi các quy định của UNCLOS thông
qua các phán quyết của mình nhưng tòa cũng phải đối mặt với hạn chế nếu các quốc
gia không sẵn sàng hợp tác và sẽ bác bỏ phán quyết, đặc biệt nếu nó không có lợi
cho họ. Tuy nhiên, nếu cả Nhật Bản và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác và giữ lời hứa
xuyên suốt thì có khả năng giải quyết triệt để tranh chấp này.
110

Cách còn lại để giải quyết tranh chấp Senkaku là đưa nó lên ICJ, tuy nhiên
trên thực tế, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nước tranh chấp sẽ quyết định
làm như vậy. Trung Quốc ngần ngại đưa Nhật Bản ra ICJ vì cho rằng nếu thua sẽ
cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc không có khả năng bảo vệ quyền lợi của
Trung Quốc còn nếu chiến thắng thì cũng sẽ là vấn đề vì Nhật Bản có thể sẽ không
dễ dàng chuyển giao quần đảo nếu họ thua kiện (Murase, 2020). Mặt khác, Nhật
Bản cũng sẽ tỏ ra miễn cưỡng vì hiện tại nước này đang quản lý quần đảo và nếu
thua kiện trong tranh chấp có thể dẫn đến việc đồng ý với bản án chuyển giao quần
đảo cho Trung Quốc, điều đó sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của đất nước (Ku,
2012). Thực chất, nếu Nhật Bản đưa tranh chấp lên ICJ để giải quyết và Trung
Quốc từ chối tham gia thì điều này sẽ có lợi cho Nhật Bản. Nhưng nếu Trung Quốc
muốn có chủ quyền đối với quần đảo thì nước này nên đưa tranh chấp ra ICJ từ năm
1895, trước khi Nhật Bản thực hiện kiểm soát đáng kể quần đảo. Điều này sẽ dẫn
đến việc Nhật Bản phải xem xét lại quyền kiểm soát của mình đối với các đảo và sẽ
khiến Nhật Bản lo sợ sẽ thua trong tranh chấp (Murase, 2013).
3.3.3. Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật biển 1982
a) Khái quát:
Tòa trọng tài được thành lập và hoạt động theo đúng Phụ lục VII của Công
ước Luật biển là cơ quan tài phán quốc tế. Theo Điều 281 Phụ lục XV của
UNCLOS về giải quyết các tranh chấp bằng các thủ tục bắt được trù định trong phụ
lục này, thủ tục trọng tài sẽ được sử dụng nếu các bên tranh chấp đã tìm kiếm giải
pháp giải quyết tranh chấp và đã tiến hành trao đổi quan điểm, thương lượng hay
bằng các biện pháp hòa bình khác nhưng tranh chấp vẫn không được giải quyết
(UNCLOS, 1982, Điều 231, 283; Phụ lục VII, Điều 1). Với điều kiện phải tuân thủ
Phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra
giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định bằng một thông báo văn bản gửi tới bên
kia hoặc hoặc các bên tranh chấp. Thông báo phải kèm theo bản trình bày các yêu
sách và căn cứ làm cơ sở cho khiếu nại đó (Phụ lục VII, Điều 1). Mỗi quốc gia đề
xuất bốn trọng tài viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về các vấn đề hàng
hải, có năng lực và liêm chính (Phụ lục VII, Điều 2). Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm
năm thành viên trong đó có hai thành viên được hai bên chỉ định (có thể là công dân
nước mình) và ba thành viên còn là là do bên thứ ba bổ nhiệm.
111

Tòa trọng tài thi hành các chức năng theo đúng Phụ lục VII và các quy định
khác của UNCLOS bao gồm việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Luật Biển.
Phán quốc của Tòa trọng tài được thông qua theo đa số và về nguyên tắc, bản án
của Tòa trọng tài có tính tối hậu, không được kháng cáo. Nếu các bên tranh chấp có
thỏa thuận trước về việc kháng cáo thì vụ việc có thể được xem xét lại. Tất cả các
bên tranh chấp phải tuân theo quyết định của trọng tài.
b) Phán quyết về Biển Đông và hệ lụy đối với quần đảo Senkaku:
Vào tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của
UNCLOS 1982 đã trao phán quyết trong vụ tranh chấp biển giữa Trung Quốc và
Philippines trên biển Đông (Philippines v. China, 2013). Ngoài việc xem xét địa vị
pháp lý của đường chín đoạn gây tranh cãi, tòa cũng đưa ra cách giải thích mang
tính tư pháp đầu tiên về Điều 121 của UNCLOS, qua đó làm sáng tỏ định nghĩa về
đảo và đá theo điều khoản đó. Theo đó, Điều 121 của UNCLOS quy định “Những
tảng đá không thể duy trì sự cư trú của con người hoặc đời sống kinh tế của riêng
chúng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa” (UNCLOS, 1982,
Điều 121) và trên cơ sở đó, quần đảo Senkaku mặc dù gọi là đảo nhưng cũng có
nhiều khả năng được coi là đá và do đó sẽ không được hưởng EEZ và thềm lục địa.
Để áp dụng quyết định của Tòa trọng tài về biển Đông đối với tranh chấp
Senkaku, trước tiên ta phải xem xét các bằng chứng chứng minh việc quần đảo có
thể duy trì nơi ở của con người hoặc có đời sống kinh tế của riêng mình. Trước cuối
những năm 1800, về cơ bản không có sự hiện diện của con người. Cho đến khoảng
đầu thế kỷ XX, mới có sự tồn tại của con người kể từ khi Tatsuhiro Koga đã tiến
hành hoạt động kinh tế trên ba hòn đảo, xây dựng nhà máy và cử người lên đảo.
Tuy nhiên, không có cộng đồng ổn định nào được hình thành và cuối cùng, tất cả
các công nhân của Koga đều rời khỏi đảo. Do đó, mặc dù có thể lập luận rằng quần
đảo Senkaku là nơi có thể sinh sống được khi xét về mặt thực tế là đã từng có người
ở trong một khoảng tương đối dài, nhưng điều đó cũng có thể cho rằng nơi cư trú
này không bền vững, bằng chứng là sự di cư của cư dân trên đảo.
Về đời sống kinh tế, mặc dù rõ ràng là có các hoạt động kinh tế đã diễn ra trên
các đảo nhưng lại vấp phải ý kiến cho rằng vì Koga phải đưa vật tư từ bên ngoài vào
nên các đảo nhỏ không có khả năng duy trì đời sống kinh tế “của riêng mình”.
Ngoài ra, hoạt động đánh bắt cá ngừ, thu thập lông và phân chim hải âu được xem
112

là hoạt động khai thác, dựa vào lãnh hải và các nguồn tài nguyên bên ngoài chứ
không được định hướng quanh chính thực thể (Oxman, 2016, tr. 265). Theo
tòa, “hoạt động kinh tế khai thác, nếu không có sự hiện diện của cộng đồng địa
phương ổn định, nhất thiết không thể cấu thành đời sống kinh tế của thực thể”
(Award, 2016, Đoạn 623).
Do đó, khó có thể kết luận một cách dứt khoát rằng quần đảo Senkaku được
coi là đá hay đảo theo Điều 121 UNCLOS. Nếu giành được chủ quyền của hòn đảo
nhưng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa thì các bên đơn
giản là sẽ có ít động lực hơn để tranh giành quần đảo. Đây sẽ là một diễn biến đáng
hoan nghênh với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các bên thứ ba có thể bị lôi kéo vào
cuộc tranh chấp nếu tranh chấp trở nên thù địch công khai. Nhưng điều đó cũng có
nghĩa là phán quyết của tòa án là con dao hai lưỡi đối với Nhật Bản, quốc gia có
yêu sách chủ quyền mạnh mẽ hơn. Tokyo đã kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ quyết định
của UNCLOS và sẽ hưởng lợi theo nhiều cách khác nhau nếu tuân theo, nhưng
chính phán quyết này của tòa đã làm giảm đi quyền lợi hợp pháp của Nhật trên biển
Hoa Đông. Cách Nhật Bản phản ứng sẽ là một vấn đề đáng theo dõi.
Tiểu kết chương 3
Tranh chấp tại quần đảo Senkaku đã tạo ra nhiều tác động đối với khu vực và
quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, góp phần làm gia tăng căng thẳng, gây mất
ổn định trong khu vực, và có thể tác động tiêu cực đến hòa bình và an ninh. Đối với
khu vực, tranh chấp đã gây ra một loạt các cuộc tranh cãi và xung đột giữa hai bên.
Quần đảo nằm ở vị trí chiến lược, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng và các
nguồn tài nguyên dự trữ. Sự tranh chấp này đã gây ra sự lo ngại về sự an toàn và
quyền lợi của các quốc gia khác trong khu vực. Nó đã ảnh hưởng đến các hoạt động
kinh tế, thương mại, và khả năng hợp tác vùng của các quốc gia trong khu vực.
Quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng. Cả hai bên
đã áp đặt các biện pháp kinh tế và chính trị nhằm thể hiện quan điểm chủ quyền và
tăng cường sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Tranh chấp Senkaku đã làm leo thang
căng thẳng và gây mất lòng tin giữa hai bên đồng thời ảnh hưởng đến hợp tác kinh
tế, đối thoại chính trị, và các lĩnh vực khác.
Tranh chấp diễn ra theo một chiều kịch bản rất phổ biến. Với việc gia tăng
hoạt động quân sự trên quần đảo, một kịch bản về việc nổ ra xung đột hoặc thậm chí
113

chiến tranh vũ trang rất có thể diễn ra khi xảy ra một cuộc đụng độ trên vùng biển
tranh chấp, và câu chuyện sẽ chuyển sang một chiều hướng khác nếu Hoa Kỳ tham
gia vào. Nhận thấy tác động xấu tới an ninh ổn định khu vực, để tránh trường hợp
đó diễn ra, hai bên sẽ đi đến hòa giải, gác lại tranh chấp, bình thường hóa quan hệ
và giải quyết vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku.
Khi đó, UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) cùng với ITLOS
(Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển), ICJ (Tòa án Quốc tế) và Tòa trọng tài
được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển sẽ đóng vai trò quan trọng
trong việc giải quyết tranh chấp. UNCLOS cung cấp cơ sở pháp lý cho việc giải
quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và khuyến khích các quốc gia
giải quyết khác biệt của họ thông qua đàm phán và các cơ chế hòa bình khác. ICJ
cung cấp một diễn đàn để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia, trong
khi ITLOS là tòa án độc lập chuyên xét xử các tranh chấp liên quan đến Luật Biển.
Tuy nhiên, việc đưa tranh chấp này lên các tòa án quốc tế có thể gặp khó khăn do sự
không đồng ý của các bên và những rào cản pháp lý khác. Trong tình huống này,
việc tìm kiếm các giải pháp đối thoại và thỏa thuận song phương có thể là khả thi và
quan trọng để giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường ổn định trong khu vực.
Ngoài ra, để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản nhất thiết
liên quan đến việc giải quyết câu hỏi: Liệu quần đảo Senkaku nên được coi là đá
hay đảo theo Điều 121 của UNCLOS và vai trò của chúng trong việc phân định.
Điều 121 chưa bao giờ giải thích cho đến khi Trọng tài biển Đông tham chiếu các
vụ việc liên quan đến việc phân loại các đặc điểm như đảo hoặc đá. Tuy nhiên, dù
thực thể trên biển có là gì thì sẽ được đánh giá theo từng trường hợp mặc dù điều
này có thể sẽ không dễ dàng.
114

KẾT LUẬN

Một quần đảo nhỏ, không người ở và nằm rải rác trên biển Hoa Đông nhưng
cả Nhật Bản và Trung Quốc đều mạnh mẽ tuyên bố chúng là của riêng mình.Tranh
chấp tại quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc là một vấn đề phức tạp và
nhạy cảm, liên quan đến nhiều yếu tố. Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu các tư
liệu, dữ kiện về quá trình tranh chấp tại quần đảo Senkaku, chính sách và quan điểm
của Nhật Bản và Trung Quốc đối với chủ quyền quần đảo và các cơ chế quốc tế liên
quan đến tranh chấp trên biển, đề tài “Tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku
giữa Nhật Bản với Trung Quốc (1972 - 2022)’’ cho ra kết quả và những kết luận
sau:
1. Tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku là một trong những tranh
chấp phức tạp và nhạy cảm nhất trong khu vực Đông Bắc Á. Ngư trường phong phú
và trữ lượng dầu khí đáng kể nằm dưới đáy biển cùng với vị trí chiến lược nằm trên
tuyến đường hàng hải quan trọng, quần đảo Senkaku có thể kiểm soát các luồng vận
chuyển hàng hóa và quân sự qua biển Hoa Đông, tạo ra lợi thế lớn về mặt quân sự
và kinh tế cho bên sở hữu. Tầm quan trọng về mặt chiến lược, lợi ích kinh tế và
lãnh thổ của quần đảo này khiến nó trở thành điểm nóng địa chính trị quan trọng thu
hút sự quan tâm của không chỉ Nhật Bản và Trung Quốc mà còn các quốc gia khác
trong khu vực Đông Bắc Á.
2. Tranh chấp đã kéo dài trong nhiều thập kỷ và ngày càng trở nên khó giải
quyết. Các vấn đề trong Chủ nghĩa Thực dân đã gây nên khu vực tranh chấp tại
quần đảo Senkaku mà đỉnh điểm là việc Hoa Kỳ trao trả quần đảo lại cho Nhật Bản
vào năm 1972. Đây là điểm mấu chốt dẫn đến tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung
Quốc trở nên rõ ràng và gay gắt. Quá trình tranh chấp diễn ra lúc mềm mỏng, lúc
căng thẳng. thẳng. Đáng chú ý là thời điểm những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỷ
XXI. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều có những lập luận lịch sử và pháp lý riêng để
khẳng định chủ quyền của mình. Nhật Bản cho rằng họ đã kiểm soát và quản lý
quần đảo này từ cuối thế kỷ XIX, trong khi Trung Quốc lại khẳng định quần đảo
này đã thuộc về họ từ thời cổ đại. Sự khác biệt về quan điểm lịch sử và luật pháp
quốc tế, cùng với lòng tự tôn dân tộc của cả hai bên, đã tạo ra những rào cản lớn
trong việc đạt được một giải pháp hòa bình và bền vững. Các cuộc đàm phán và
thương lượng đã diễn ra nhiều lần nhưng vẫn chưa thể đưa ra một kết quả cụ thể và
115

lâu dài. Hơn nữa, sự gia tăng các hoạt động quân sự và kinh tế của cả hai bên trong
khu vực này cũng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, tạo ra những tình huống đối
đầu căng thẳng và nguy hiểm.
3. Sự bất đồng giữa hai nước tại các đảo đã trở nên khó giải quyết vì nhiều lý
do. Một là lợi ích kinh tế, chủ quyền đối với quần đảo Senkaku sẽ quyết định quyền
đối với các trữ lượng dầu khí khổng lồ dưới biển Hoa Đông, do đó không có động
cơ tài chính cho việc hòa giải. Một lý do khác là sự thù địch trong lịch sử, do phải
chịu đựng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trong phần lớn
nửa đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ chống lại những
gì họ cho là những yêu sách lãnh thổ theo chủ nghĩa bành trướng của Nhật Bản.
Cuối cùng là sự mơ hồ của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp. Bất
luận là xuất phát từ nguyên nhân gì, về cơ sở yêu sách mà mỗi bên tranh chấp đưa
ra, có thể thấy rằng tranh chấp tại quần đảo có những đặc điểm pháp lý cổ điển tập
trung vào các sự kiện liên quan đến pháp lý và được giải thích theo nhiều cách khác
nhau. Tuy nhiên, có lẽ một câu hỏi cơ bản hơn liên quan đến việc các bên tranh
chấp có sẵn sàng sử dụng giải pháp tư pháp hay không, khiến chúng ta phải xem xét
khả năng áp dụng thẩm quyền của các cơ chế giải quyết tranh chấp đối với vấn đề.
4. Mặc cho cả Nhật Bản và Trung Quốc đều nỗ lực để giải quyết tranh chấp
chủ quyền tại quần đảo Senkaku, vấn đề này vẫn là một quả bom hẹn giờ và có thể
phát nổ bất cứ lúc nào. Tranh chấp này đã gây ra không ít căng thẳng trong quan hệ
song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Các sự cố trên biển, cuộc biểu tình
chống Nhật Bản tại Trung Quốc, và các biện pháp đối phó kinh tế đã làm xấu đi
quan hệ giữa hai nước. Những căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến hợp tác
kinh tế mà còn tác động đến an ninh khu vực. Sự hiện diện của các lực lượng hải
quân từ cả hai nước ở khu vực tranh chấp cũng làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang,
đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
5. Việc giải quyết tranh chấp này sẽ ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ khác
của các bên tranh chấp, khiến cho việc nhượng bộ khó có thể xảy ra. Nói một cách
chính xác, tranh chấp tại quần đảo Senkaku liên quan đến hai khía cạnh: chủ quyền
đối với quần đảo và việc phân định biên giới trên biển và vùng đặc quyền kinh tế
cùng những lo ngại về an ninh, lợi ích kinh tế cũng như các yêu cầu của luật pháp
quốc tế, tình hình nội bộ cùng với các vấn đề về bản sắc dân tộc và những bất hòa
116

trong lịch sử. Với tiềm năng ngư nghiệp và hàng hải dồi dào khiến Trung Quốc và
Nhật Bản, những quốc gia phụ thuộc vào lĩnh vực hàng hải cố gắng giành quyền sở
hữu quần đảo này. Yêu sách chồng chéo của hai nước đối với vùng đặc quyền kinh
tế đòi hỏi phải phân định vùng biển giữa các quốc gia. Tuy nhiên, việc này chỉ có
thể thực hiện nếu vấn đề lãnh thổ được giải quyết, đồng thời, việc giải quyết phân
định biển sẽ là một công việc cực kỳ phức tạp.
6. Nếu vấn đề chủ quyền được giải quyết thì các bên vẫn phải đồng ý về một
giải pháp “công bằng” phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của họ. Việc
phân định biển ở biển Hoa Đông rất phức tạp do các tuyên bố chồng chéo của các
quốc gia và do một số tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo, chẳng hạn như quần
đảo Senkaku. Theo UNCLOS, các đảo chỉ được coi là có chủ quyền nếu chúng đáp
ứng các tiêu chuẩn nhất định về diện tích và khả năng sống sót. Điều này đặt ra
thách thức cho việc xác định chủ quyền, vì các hòn đảo trong nhóm Senkaku rất nhỏ
và không có dân cư. Do đó, nỗ lực của Nhật Bản trong việc sử dụng quần đảo
Senkaku làm cơ sở cho đường cơ sở của mình sẽ không nhận được nhiều sự ủng hộ
từ tòa án hoặc trọng tài. Trong bối cảnh này, việc giải quyết tranh chấp trở nên vô
cùng phức tạp. Mặc dù có các cơ chế quốc tế như UNCLOS để giải quyết các tranh
chấp quốc tế, nhưng việc đưa vấn đề Senkaku ra tòa án hoặc trọng tài không phải là
một lựa chọn hiệu quả. Mọi giải pháp cuối cùng đều phải dựa vào sự đồng thuận
của các bên liên quan.
7. Trong tương lai, tranh chấp này có thể tiếp tục leo thang nếu không có sự
can thiệp hiệu quả từ các bên liên quan hoặc cộng đồng quốc tế. Căng thẳng kéo dài
có thể dẫn đến những xung đột lớn hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường an ninh
và kinh tế của cả khu vực Đông Á. Các hành động quân sự hoặc kinh tế đơn phương
từ một trong hai bên có thể gây ra phản ứng dây chuyền, kéo theo sự tham gia của
các quốc gia khác và tạo ra một cuộc xung đột khu vực. Tuy nhiên, cũng có khả
năng tranh chấp này sẽ thúc đẩy sự hợp tác và đối thoại ngoại giao nếu cả hai bên
đồng ý tiến tới các giải pháp hòa bình và thỏa hiệp. Việc giải quyết tranh chấp này
không chỉ phụ thuộc vào Nhật Bản và Trung Quốc mà còn cần sự tham gia tích cực
của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và các
quốc gia có ảnh hưởng trong khu vực. Các biện pháp ngoại giao, kinh tế và pháp lý
cần được sử dụng một cách khôn ngoan và hiệu quả để đạt được một giải pháp hòa
117

bình và bền vững. Giải pháp công bằng và thuận lợi nhất hiện tại là thiết lập một
khu vực phát triển chung để thăm dò tài nguyên thiên nhiên xung quanh các đảo
trong nỗ lực hợp tác đồng thời gạt vấn đề chủ quyền sang một bên. Lý tưởng nhất là
điều này đưa ra một giải pháp tạm thời trong đó không quốc gia nào từ bỏ yêu sách
chủ quyền của mình đối với các đảo cũng như không công nhận tính hợp pháp của
quốc gia khác trong khi biến điều đó thành hiện thực. Điều này không chỉ giúp giảm
căng thẳng mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế, đồng thời gác lại vấn đề chủ quyền
để tập trung vào lợi ích chung. Tuy nhiên, bất kể giải pháp nào được thực hiện để
đạt được một giải pháp lâu dài và bền vững, các bên cần phải tôn trọng lẫn nhau,
thực hiện đàm phán trực tiếp và duy trì sự kiên nhẫn. Bên cạnh đó, sự can thiệp và
trung gian của cộng đồng quốc tế cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ quá trình đàm phán và giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và
hợp tác.
118

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Akihiko, T. (1951). John Foster Dulles's Speech at the San Francisco Peace
Conference. Truy xuất từ
https://worldjpn.net/documents/texts/JPUS/19510905.S1E.html.
Akihiko, T. (2021). Japan after World War II. Truy xuất từ
https:/tinyurl.com/3p7k4kpx.
AMRO. (2019). CHINA’S REFORM AND OPENING-UP: Experiences, Prospects,
and Implications for ASEAN. Truy xuất từ https://www.amro-asia.org/wp-
content/uploads/2019/11/Chinas-Reform-and-Opening-Up_compressed.pdf
Anderson, D. (2006). Methods of resolving maritime boundary disputes. Truy xuất
từ https://t.ly/cK-M9.
Award. (2016). Truy xuất từ https://pcacases.com/web/sendAttach/2086
BBC. (2013). China anger at Japan -Taiwan disputed island fishing deal. Truy
xuất từ https://www.bbc.com/news/world-asia-china-22092853.
Beck, A. (2010) “Krisenherde im Meer: Japans Territorialkonflikte”. Truy xuất từ
https://vsjf.net/wp-content/uploads/2020/03/jjb_2010_06_beck.pdf.
Berryman, N. R. (2014). The Senkaku-Diaoyu Dispute: Border Conflict in the East
China Sea. Truy xuất từ https://phaidra.univie.ac.at/download/o:1312065.
Beukel, E. (2011). China and Japan between economic interdependence and
nationalist shadows of the past: Chinese nationalism and territorial clashes
in the East China Sea. Truy xuất từ https://www.diis.dk/en/research/china-
and-japan-between-economic-interdependence-and-nationalist-shadows-of-
the-past.
Bhadauria, D. (2012). Theories of Sovereignty. Research Journal of Humanities
and Social Sciences. 3(1), 41-47.
Blake, M. (2012). Duel by water cannon: Japanese and Taiwanese coastguards
blast each other with spray in row over disputed islands. Truy xuất từ
https://www.dailymail.co.uk/news/article-2208305/Senkaku-Islands-Japan-
Taiwan-boats-attack-spray.html
Blanchard, J.-M. F. (2000). The U. S. Role in the Sino-Japanese Dispute over the
Diaoyu (Senkaku) Islands, 1945-1971. The China Quarterly, 161, 95–123.
119

Bowett, D. W. (1979). The Legal Regime of Islands in International Law. New


York: Oceana Publications.
Brown, E. (1994). Japanese Security Policy in the Post-Cold War Era: Threat
Perceptions and Strategic Options. Asian Survey, 34(5), 430-446. DOI:
https://DOI.org/10.2307/2645056.
Bryan A. G. (1999). Black's Law Dictionary. Minnesota: West Group.
Bush, R.C. (2013). An American Perspective on Maritime Asia. Truy xuất từ
https://www.brookings.edu/articles/an-american-perspective-on-maritime-
asia/.
Cai, Y. (2006). International Law Principles of Continental Shelf Delimitation and
Sino-Japanese East China Sea Disputes. World Maritime University
Dissertations, 162.
Cao Qun. (2017). U.S. Approach to Diaoyu Islands Issue: Policy, Motivation and
Prospect. Truy xuất từ
https://www.ciis.org.cn/english/ESEARCHPROJECTS/Articles/202007/t202
00715_3606.html.
Colnett, J. (1968), The Journal of Captain James Colnett Aboard the Argonaut from
April 26, 1789 to Nov. 3, 1791. Toronto: The Champlain Society.
Cui, S. (2014). Conflict Transformation: The East China Sea Dispute and Lessons
from the Ecuador-Peru Border Dispute. Asian Perspective, 38(2), 285-310.
Cuilik, M. (2017). Effects of the Senkaku/Diaoyu Island Dispute on Sino-Japanese
Relations. Honors Theses, 699.
Curtis, R. Kokubun, & W. Jisi (Eds.), Getting the Triangle Straight: Managing
China-Japan-US Relations. Washington, DC: The Brookings Institution
Press.
Chansoria, M. (2018). 1969 Report by UN Economic Commission for Asia and the
Far East: A Turning Point in the Historical Debate Over Senkaku Islands.
Japan Review 2(3), 36-47.
Chapman, B. (2017). Geopolitical implications of the Sino-Japanese East China
Sea dispute for the U.S. Geopolitics, History, and International Relations,
9(2), 15-54. DOI: 10.22381/GHIR9220172.
120

Chavez, E. (2013). Breaking Out of the Single Story: The Senkaku/Diaoyu Islands
Dispute from a Transnational, Multilateral Perspective. Colorado Journal of
Asian Studies, 2(1), 60-72.
Chellaney, B. (2013). China's salami-slice strategy. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/opinion/2013/07/25/commentary/world-
commentary/chinas-salami-slice-strategy/#.Xu84jpozbIU.
China protests Japan islands lease. (2003). Truy xuất từ
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/2628641.stm.
Chinwanno, C. (2014). Impact of the Sino-Japanese Competition on the ASEAN
Political-Security Architecture. Truy xuất từ
https://www.jstor.org/stable/pdf/resrep05939.8.pdf.
Chính quyền Ryukyu (1967). Reference 3: Official Documents. History of Okinawa
Prefecture, 13.
Dalton, N A. (2018). Fault Lines: Geopolitical Rivalry in the East China Sea.
Honors Theses, 152.
Davis, M. C. (2015). Can International Law Help Resolve the Conflicts Over
Uninhabited Islands in the East China Sea. Denver Journal of International
Law and Policy, 43(2), 119.
Dickie, M. (2012). Senkaku dispute reinforces military shifts. Truy xuất từ
https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/senkaku-dispute-
reinforces-military-shifts/2012/09/25/73b3a81a-0749-11e2-858a-
5311df86ab04_story.html.
Donaldson, J., & Williams, A. (2005). UNDERSTANDING MARITIME
JURISDICTIONAL DISPUTES: THE EAST CHINA SEA AND BEYOND.
Journal of International Affairs, 59(1), 135–156.
Dorn, J. A. (2023). China’s Post‐1978 Economic Development and Entry into the
Global Trading System . Truy xuất từ
https://www.cato.org/publications/chinas-post-1978-economic-development-
entry-global-trading-system
Durdin, T. (1972). Okinawa Islands Returned by U.S. to Japanese Rule. Truy xuất
từ https://rb.gy/z1jr30.
121

Dutton, P. A. (2009). Caelum Liberum: Air Defense Identification Zones outside


Sovereign Airspace. The American Journal of International Law, 103(4),
691-709.
Dzurek, D. (2009). The Senkaku/Diaoyu Islands Dispute. Truy xuất từ
https://mulrickillion.wordpress.com/2009/03/01/the-senkakudiaoyu-islands-
dispute/.
Đào Minh Hồng, & Lê Hồng Hiệp (Eds.). (2013). Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc
tế. TP. HCM: Khoa Quan hệ Quốc tế - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn TPHCM.
Đăng Khoa. (2020). 2 tên lửa Trung Quốc vừa phóng ra Biển Đông mạnh đến
đâu?. Truy xuất từ https://plo.vn/2-ten-lua-trung-quoc-vua-phong-ra-bien-
dong-manh-den-dau-post590605.html.
Đăng Nguyễn. (2020). Kịch bản Trung Quốc đối đầu Nhật Bản, Mỹ ra tay can
thiệp trên biển Hoa Đông. Truy xuất từ https://danviet.vn/kich-ban-trung-
quoc-DOI-dau-nhat-ban-my-ra-tay-can-thiep-tren-bien-hoa-dong-
5020201485584200.htm.
Eldridge, R. D. (2022). Behind the Japanese government’s purchase of the Senkaku
Islands. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/opinion/2022/09/15/commentary/japan-
commentary/senkaku-islands/.
Embassy of Japan in the UK. (2010). Statement by the Press Secretary/Director-
General for Press and Public Relations, Ministry of Foreign Affairs, on the
Collision between Japan Coast Guard Patrol Vessels and a Chinese Fishing
Trawler in Japan's Territorial Waters off the Senkaku Islands. Truy xuất từ
https://www.uk.emb-japan.go.jp/en/news/250910.htmL .
Embassy of the People’s Republic of China in Papua New Guinea. (2001). Vice-
President Hu Jintao Met with Russian President Putin. Truy xuất từ
http://pg.china-embassy.gov.cn/eng/xwdt/200110/t20011028_887681.htm .
Fackler, M. (2008). China and Japan in Deal Over Contested Gas Fields. Truy
xuất từ https://www.nytimes.com/2008/06/19/world/asia/19sea.html
How reform captured China’s demographic dividend. China’s 40 Years of Reform and
Development: 1978–2018 (pp.5-25). Australia: ANU Press.
122

Fravel, M. T. (2010). Explaining Stability in the Senkaku (Diaoyu) Dispute. Truy


xuất từ https://jcie.org/researchpdfs/Triangle/7_fravel.pdf
Fravel, M. T. (2016). The PLA and National Security Decision Making: Insights
from China's Territorial and Maritime Disputes. In P. Saunders & A. Scobell
(Eds.), The PLA’s Role in National Security Policy-Making. Stanford:
Stanford University Press.
Gady, F.S. (2016). Beijing Builds ‘Monster’ Ship for Patrolling the South China
Sea. Truy xuất từ https://thediplomat.com/2016/01/beijing-builds-monster-
ship- for-patrolling-the-south-china-sea/.
Garnaut, R., Song, L., & Fang, C. (Eds.). (2018). China’s 40 Years of Reform and
Development: 1978–2018. ANU Press.
Green, M., Hicks, K., Cooper, Z., Schaus, J., & Douglas, J. (2017). Counter-
Coercion Series: Senkaku Islands Nationalization Crisis. Truy xuất từ
https://amti.csis.org/counter-co-senkaku-nationalization/.
Gries, P. H., Steiger, D., & Wang, T. (2016). Popular Nationalism and China’s
Japan Policy: The Diaoyu Islands protests, 2012–2013. Journal of
Contemporary China, 25(98), 264-276.
DOI: https://DOI.org/10.1080/10670564.2015.1075714.
Hadano, T. & Miyasaka, S. (2020). Chinese ships probe waters around Senkakus
for 100th day. Truy xuất từ https://s.net.vn/ZClk.
Hall, T. (2019). More Significance than Value: Explaining Developments in the
Sino-Japanese Contest Over the Senkaku/Diaoyu Islands. Texas National
Security Review, 2(4), 11–37.
Harlan, C. (2013). China creates new air defense zone in East China Sea amid
dispute with Japan. Truy xuất từ
https://www.washingtonpost.com/world/china-creates-new-air-defense-zone-
in-east-china-sea-amid-dispute-with-japan/2013/11/23/c415f1a8-5416-11e3-
9ee6-2580086d8254_story.html.
Heflin, W. B. (2000). Diaoyu/Senkaku Islands Dispute: Japan and China, Oceans
Apart. Asian-Pacific Law & Policy Journal, 1(18).
123

Henry, I. D. (2020). What Allies Want: Reconsidering Loyalty, Reliability, and


Alliance Interdependence. International Security, 44(4): 45–83. DOI:
https://DOI.org/10.1162/isec_a_00375.
Hickey, D. R. (2014). "War Hawks": Using Newspapers to Trace a Phrase, 1792-
1812. Journal of Military History, 78(2).
Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. (1960). Truy xuất từ
http://afe.easia.columbia.edu/ps/japan/mutual_cooperation_treaty.pdf.
Thỏa thuận Đảo ngược Okinawa. (1971). Truy xuất từ http://ryukyu-
okinawa.net/pages/archive/rev71.html.
Hiệp ước San Francisco. (1951). Truy xuất từ
https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20136/volume-136-I-
1832-English.pdf.
Hiệp ước Shimonoseki. (1895). Truy xuất từ
http://www.taiwandocuments.org/shimonoseki01.htm.
Hòa ước Đài Bắc. (1952). Truy xuất từ
http://www.taiwandocuments.org/taipei01.htm.
Hoàng Văn Vinh. (2023). Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản đối với khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh (1991 - 2006). Truy
xuất từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-
dang/-/2018/827697/view_content.
Học viện Quan hệ quốc tế. (2003). Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Holmes, J. R., & Yoshihara, T. (2017). Taking Stock of China's Growing Navy: The
Death and Life of Surface Fleets. Orbis, 61(2), 269-285.
ICJ. (n.d.). Cases. Truy xuất từ https://www.icj-cij.org/cases.
Ikenberry, G. J. (2008). The Rise of China and the Future of the West: Can the Liberal
System Survive? Foreign Affairs, 87(1), 23–37.
Ishi, A. et al. (2010). Nitchu Kokkou Seijouka, Nitchu Heiwa Yuukou Jouyaku
Teiketsu Koushou. Tokyo: Iwanami.
Japanese Communist Party. (2010). Japan’s possession of Senkaku Islands is
legitimate based on history and international law. Truy xuất từ
https://www.jcp.or.jp/english/jps_2010/20101004_senkaku.html.
124

Jenning, R.Y. (2017). The Acquisition of Territory in International Law. (2nd ed.).
Manchester, UK: Manchester University Press.
Johnson, J., & Sugiyama, S. (2021). China sends ship with cannon-like weapon
near Senkakus for first time under new law. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/news/2021/02/16/national/china-senkakus-
armed-ship/.
Jr Ng. (2022). Japan Marine United selected to build JMSDF’s next-gen OPV.
Truy xuất từ https://www.asianmilitaryreview.com/2022/07/japan-marine-
united-selected-to-build-jmsdfs-next-gen-opv/.
Katter, D.H. (2003). The sovereignty of islands: A contemporary methodology for
the determination of rights over natural maritime resources. Queensland
University of Technology, Brisbane.
Keitaro, S. (2019). The Senkaku Islands Dispute: Four Reasons of the Chinese
Offensive - A Japanese View. Journal of Contemporary East Asia Studies, 8.
DOI: https://DOI.org/10.1080/24761028.2019.1626567.
Kistanov, V. (2012). Антияпонский Территориальный Фронт: Реальность или
Миф? [Mặt trận lãnh thổ chống Nhật: Thực tế hay huyền thoại?]. Truy
xuất từ https://www.ng.ru/courier/2012-11-26/9_antijap.html.
Kistanov, V. (2013). «Антикитайская сет» Японии. [Mạng lưới chống Trung
Quốc của Nhật Bản]. Truy xuất từ https://www.ng.ru/ideas/2013-07-
10/5_anti_china.html.
Kiyoshi, I. (1972). Senkaku rettou. Tokyo: Gendai Hyōronsha.
Klotz, F.G. (1998). America on the Ice: Antarctic policy issue. Darby: DIANE
Publishing.
Kosuke, T. (2022). Japan Awards Contract to Shipbuilder JMU for 12 New
Offshore Patrol Vessels. Truy xuất từ
https://thediplomat.com/2022/07/japan-awards-contract-to-shipbuilder-jmu-
for-12-new-offshore-patrol-vessels/.
Koval, A. (2013.). «Остров преткновения – Дяоюйдао или Сэнкаку?» [Quần
đảo tranh chấp: Diaoyu hay Senkaku?]. Truy xuất từ https://rb.gy/acn69a.
125

Ku, J. (2012). Why Won’t Japan Send the Senkaku/Diaoyu Islands Dispute to the
ICJ? Truy xuất từ https://opiniojuris.org/2012/09/20/why-wont-japan-send-
the-senkakudiaoyu-islands-dispute-to-the-icj/
Kuniyoshi, Makomo. (2016). The Senkaku Islands in the Context of the History of
the Modern Fishing Industry in Okinawa. Japan's Territories Series, Japan
Digital Library, 92-122.
Kyodo News. (2022). China ship with largest-ever cannon enters Japan waters near
Senkakus. Truy xuất từ
https://english.kyodonews.net/news/2022/11/cf16e72c5cb6-china-ship-with-
largest-ever-cannon-enters-japan-waters-near-senkakus.html.
KYODO. (2012). Ishihara seeking to buy Senkaku Islands. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/news/2012/04/18/national/ishihara-seeking-to-
buy-senkaku-islands/.
Khani, H.E. (2023). The Sino-Japanese Territorial Dispute. Truy xuất từ
https://indiafoundation.in/articles-and-commentaries/the-sino-japanese-
territorial-dispute/.
Lee, I. & Ming, F. (2012). Deconstructing Japan’s claim of Sovereignty over the
Diaoyu/Senkaku Islands. The Asia-Pacific Journal, 10, 53(1), 1-49.
Lee, I. (2013). Competing Claims to the Diaoyu/Senkaku Islands Under
International Law: A Critical Evaluation. China Oceans Law Review, 2, 31-
72.
Lee, W.C. (1987). Troubles under the water: Sino-Japanese conflict of sovereignty
on the continental shelf in the East China Sea. Ocean Development &
International Law, 18(5), 585-611. DOI:
https://DOI.org/10.1080/00908328709545839.
Leksyutina, Y. V. (2019). The Challenge of Rising China for Japan in the Context
of Normalization of Sino-Japanese Relations in 2014-2018. Russian
Japanology Review, 2(2), 5-27.
Lesaffer, R. (2005). Argument from Roman Law in Current International Law:
Occupation and Acquisitive Prescription. European Journal of International
Law, 16(1), 25–58. DOI: https://DOI.org/10.1093/ejil/chi102.
126

Lê Thế Mẫu & Nguyễn Anh. (2017). Thế giới 25 năm sau Chiến tranh lạnh: Một
số nét nổi bật. Truy xuất từ https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-
ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/42862/the-gioi-25-nam-sau-chien-
tranh- lanh--mot-so-net-noi-bat.aspx.
Liang, X. & Tian, N. (2023). The proposed hike in Japan’s military expenditure.
Truy xuất từ
https://www.sipri.org/commentary/topicalbackgrounder/2023/proposed-
hike-japans-military-expenditure.
Lin, Y. L. (2012). Those Islands Belong to Taiwan. Truy xuất từ
https://foreignpolicy.com/2012/10/18/those-islands-belong-to-taiwan/.
Lohmeyer, M. (2008). The Diaoyu/Senkaku Islands Dispute: Questions of
Sovereignty and Suggestions for Resolving the Dispute. Anh: University of
Canterbury.
LOSING THE SENKAKUS/DIAOYUS COULD WIN CHINA THE 10-DASH LINE.
(2014). Truy xuất từ https://cimsec.org/losing-senkakus-win-china/.
Lukin, A. & Gubin, A. (2013). Warring in North East Asia: Possible Scenarios.
Truy xuất từ
https://russiancouncil.ru/en/analytics-and-comments/analytics/warring-in-
north-east-asia-possible-scenarios/.
MacArthur, D., & MacArthur's General Staff. (2015). MacArthur in Japan: The
Occupation: Military Phase: Volume I Supplement. Washington D.C.: U.S.
Government Publishing Office.
Mahbubani, K. (2013). How to prevent a war between China and Japan. Truy xuất
từ https://www.livemint.com/Opinion/FdMpYNHjLJTzqJQHOIfCeM/How-
to-prevent-a-war-between-China-and-Japan.html.
Mainichi Japan. (2016). Chinese, Russian vessels' foray into Senkaku waters was
planned: Japanese gov't. Truy xuất từ
https://mainichi.jp/english/articles/20160611/p2a/00m/0na/014000c.
Manyin, M.E. (2013). Senkaku (Diaoyu/Diaoyutai) Islands Dispute: U.S. Treaty
Obligations. (CRS Report No. R42761). Washington D.C: Congressional
Research Service.
127

Masahiro, A. (2013). Geopolitical Considerations of the Senkaku Islands. Truy


xuất từ https://www.spf.org/islandstudies/research/a00007.html
McGerty, F. (2024). Asian defence spending grows, China’s grows more. Truy
xuất từ https://www.iiss.org/online-analysis/military-balance/2024/05/asian-
defence-spending-grows-chinas-grows-more/

Meiji 29. (1896). Lease of state-owned land Collection of rent. Truy xuất từ
https://www.cas.go.jp/jp/ryodo_eg/taiou/senkaku/senkaku01-04.html.
Meiji Era surveys (1900: Kuroiwa and Miyajima)". (2015).Truy xuất từ
https://www.spf.org/islandstudies/info_library/senkaku-islands-04-eco--
04_eco001.html.
Memorandum by the Central Intelligence Agency. (1951) Truy xuất từ
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1951v06p1/d556.

Memorandum From the President’s Assistant for International Economic Affairs


(Peterson) to President Nixon. (1971). Truy xuất từ
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v17/d133.
Metraux, D. A. (2013). The Senkaku Islands dispute between China and Japan.
Southeast Review of Asian Studies, 35.
Ministry of Foreign Affairs of Japan [MOFA]. (2013). The Basic View on the
Sovereignty over the Senkaku island. Truy xuất từ
https://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/senkaku/basic_view.html.
Ministry of Foreign Affairs of The Republic of China. (2013). The Republic of
China’s Sovereignty Claims over the Diaoyutai Islands and the East China
Sea Peace Initiative. Truy xuất từ
http://www.mofa.gov.tw/EnOfficial/Topics/TopicsArticleDetail/fd8c3459-
b3ec-4ca6-9231-403f2920090a.
Ministry of Foreign Affairs of The People’s Republic of China. (2012). Diaoyu
Dao, an Inherent Territory of China. Truy xuất từ
https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/topics_665678/diaodao_665718/pl/2012
09/t20120926_701830.html
128

Miranda, G., & Maljak, V. (2022,). The Role of United Nations Convention on the
Laws of the Sea in the South China Sea Disputes. Truy xuất từ
https://www.e-ir.info/2022/06/23/the-role-of-united-nations-convention-on-
the-laws-of-the-sea-in-the-south-china-sea-disputes/.
MOFA Japan. (2003). Press Conference 7 January 2003. Truy xuất từ
https://www.mofa.go.jp/announce/press/2003/1/0107.html.
MOFA Japan. (2015). Japan’s legal position on the development of natural
resources in the East China Sea. Truy xuất từ
https://www.mofa.go.jp/a_o/c_m1/page3e_000358.html.
MOFA Japan. (n.d). Senkaku Island Q&A. Truy xuất từ
https://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/senkaku/qa_1010.html#q8.
Mohamed, A. A. A., Ansari, A. H., & Ahmad, M. H. (2018). ‘Effectivités’: an
imperative legal principle in resolving the Senkaku/Diaoyu Islands dispute.
Journal of the Indian Law Institute, 60(2), 137–160.
Murase, S. (2013). Japan Chair Platform: The Senkaku Islands and International
Law. Truy xuất từ https://www.csis.org/analysis/japan-chair-platform-
senkaku-islands-and-international-law
Murase, S. (2020). Why China Should Take Japan to the ICJ?. Truy xuất từ
https://usali.org/usali-perspectives-blog/why-china-should-take-japan-to-the-
icj.
Naka, K. (2012). Патрушев: РФ не поддерживает ни одну из сторон в споре
Японии и Китая [Patrushev: Liên bang Nga không ủng hộ bên nào trong
tranh chấp Nhật – Trung]. Truy xuất từ
https://ria.ru/20121025/906594415.html.
Nakano, R. (2015). The Sino–Japanese territorial dispute and threat perception in
power transition. The Pacific Review, 29(2), 1-22. DOI:
https://DOI.org/10.1080/09512748.2015.1013493.
Nikkei. (2014). サンゴ密漁に厳罰 改正法施行、罰金上限引き上げ [Xử phạt
nghiêm khắc hành vi săn trộm san hô khi luật sửa đổi có hiệu lực, nâng mức
phạt]. Truy xuất từ
https://www.nikkei.com/article/DGXLASDG07H0M_X01C14A2000000/.
129

Niquet, V. (2018). Territorializing Maritime Spaces: The Case of China. Truy xuất
từ https://www.jiia-
jic.jp/en/policybrief/pdf/8c306808a14ad86c88ef495f09fd5929d24957e6.pdf
Ngô Xuân Bình. (2000). Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến
tranh Lạnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Nguyễn Quốc Toàn. (2012). Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật
Bản sau Chiến tranh Lạnh. Nghiên cứu Quốc tế, 1(88), 169-183.
Nguyễn Thành Trung. (2024). Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc: Những con số
đầy tham vọng. Truy xuất từ https://cuoituan.tuoitre.vn/chi-tieu-quoc-phong-
cua-trung-quoc-nhung-con-so-day-tham-vong-20240315103246726.htm
Nguyễn Thị Thu Trang & Hà Ngọc Hoàng. (2020). Đánh bắt cá tại vùng biển
chồng lấn giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng dưới góc nhìn của luật
quốc tế. Truy xuất từ
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210384.
O’Hanlon, M. (2014). A Six Point Plan to Solve the Senkaku Island Dispute. Truy
xuất từ https://nationalinterest.org/feature/six-point-plan-solve-the-senkaku-
island-dispute-11925.
O’Shea, P. (2015). How Economic, Strategic, and Domestic Factors Shape Patterns
of Conflict and Cooperation in the East China Sea Dispute. Asian Survey,
55(3), 548-571. DOI: https://DOI.org/10.1525/as.2015.55.3.548.
Office of the Press Secretary. (2014). Joint Press Conference with President
Obama and Prime Minister Abe of Japan. Truy xuất từ
https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2014/04/24/joint-
press-conference-president-obama-and-prime-minister-abe-japan.
Okuhara, T. (2015). Territorial Sovereignty over the Senkaku Islands. Rule of Law
Series, Japan Digital Library. Truy xuất từ
https://www2.jiia.or.jp/en/pdf/digital_library/Okuhara_Senkaku.pdf.
Orent, B., & Reinsch, P. (1941). Sovereignty over Islands in the Pacific. The
American Journal of International Law, 35(3), 443-461. DOI:
https://DOI.org/10.2307/2192452.
Oxman, B. (2016). The South China Sea Arbitration Award. SSRN Electronic
Journal, 24(2). DOI:10.2139/ssrn.2835534.
130

Panda, A. (2013). Rationalist Explanations for War in the East China Sea. Truy
xuất từ https://thediplomat.com/2013/12/rationalist-explanations-for-war-in-
the-east-china-sea/.
Panda, A. (2017). Mattis: Senkakus Covered Under US-Japan Security Treaty.
Truy xuất từ https://thediplomat.com/2017/02/mattis-senkakus-covered-
under-us-japan-security-treaty/.
Park, C. H. (1983), East Asia and the Law of the Sea. Seoul: Seoul National
University Press.
Pedrozo, R.P. (2022). U.S. Recognition of Japanese Sovereignty Over the Senkaku
Islands. Truy xuất từ
https://www.spf.org/islandstudies/research/a00028.html.
Perlez, J. (2012). China Accuses Japan of Stealing After Purchase of Group of
Disputed Islands. Truy xuất từ
https://www.nytimes.com/2012/09/12/world/asia/china-accuses-japan-of-
stealing-disputed-islands.html.
Position Paper on ROC South China Sea Policy. (2016). Truy xuất từ
https://www.roc-taiwan.org/idsub_en/post/102.html.
Powell, E. J. & Mitchell, S.M.. (2022). “Forum Shopping for the Best Adjudicator:
Conflict Management and the International Tribunal for the Law of the Sea
(ITLOS).” Journal of Territorial and Maritime Studies 9(1): 7-33.
Priebe, M., Frederick, B., Binnendijk, A., Evans, A. T., Mueller, K. P., Cooper III,
C. A., Benkowski, J., Clark, A., & Pillion, S. A. (2023). Alternative Futures
Following a Great Power War: Volume 1, Scenarios, Findings, and
Recommendations. California: RAND Corporation.
Production begin at Chunxiao gas field. (2006). Truy xuất từ
https://www.chinadaily.com.cn/china/2006-08/06/content_657939.htm.
Przystup, J. J. (2012). Japan-China Relations: 40th Anniversary: Fuggetaboutit!
Comparative Connections, 14(3), 109-124.
Przystup, J. J. (2010). Troubled Waters. Truy xuất từ
https://cc.pacforum.org/2010/10/troubled-waters /.
Ishigaki City Senkaku Islands Digital Portal. (2023). Let’s Explore! Senkaku
Islands.Truy xuất từ https://rb.gy/tzecvc.
131

Ramos-Mrosovsky, C. (2008). International Law's Unhelpful Role in the Senkaku


Islands. University of Pennsylvania Journal of International Law, 29(4),
903-946.
Raska, M. (2019). Strategic Competition and Future Conflicts in the Indo-Pacific
Region. The Air Force Journal of Indo-Pacific Affairs, 2(2), 83-97.
Reilly, J. (2014). A Wave to Worry About? Public opinion, foreign policy and
China's anti-Japan protests. Journal of Contemporary China, 23(86), 197-
215. DOI: https://DOI.org/10.1080/10670564.2013.832519.
Reuters. (2014a). Japan expands army footprint for first time in 40 years, risks
angering China. Truy xuất từ
https://www.reuters.com/article/idUSL3N0NA1B3/.
Reuters. (2014b). China, Japan exchange barbs over action by warplanes in East
China Sea. Truy xuất từ https://www.reuters.com/article/idUSBREA4O019.
Reuters. (2016). Japan protests after Chinese warship sails near disputed islands.
Truy xuất từ https://www.theguardian.com/world/2016/jun/09/japan-
protests-after-chinese-warship-sails-near-disputed-islands.
Reuters. (2018). Japan and China agree on security hotline after a decade of talks.
Truy xuất từ https://www.reuters.com/article/us-japan-china-hotline/japan-
and-china-agree-on-security-hotline-after-a-decade-of-talks-
idUSKBN1IA17I/.
Rüegg, J. M. (2022). The Kuroshio Frontier: Business, State and Environment in
the Making of Japan’s Pacific (Doctoral dissertation). Harvard University,
Graduate School of Arts and Sciences.
Sasakawa Peace Foundation [SPF]. (2015). The Senkaku Islands: Location, Area,
and Other Geographical Data. Truy xuất từ
https://www.spf.org/islandstudies/info_library/senkaku-islands/02-
geography/02_geo001.html.
vSCHULTZ, F. (2013). The Territorial Dispute over the Senkaku/Diaoyu Islands –
Causes and Historical Justifications of the Claims by Japan and China.
Crossroads – Studies on the History of Exchange Relations in the East Asian
World, 7, 25-45.
132

Serita, K. (1990). The Senkaku Islands. Japan's Territories Series, Japan Digital
Library, 149-164.
Serita, K. (2023). Territory of Japan: its history and legal basis (2nd ed.). S.l.:
SPRINGER VERLAG, Singapore.
Shaw, Han-yi. (1999). The Diaoyutai/Senkaku Islands Dispute: its History and an
Analysis of the Ownership Claims of the P.R.C., R.O.C., and Japan.
Maryland Series in Contemporary Asian Studies, 1999(3), Article 1.
Shigeyoshi, O. (2013). The Senkaku Islands and Japan's Territorial Rights (Part 2)
Truy xuất từ https://www.spf.org/islandstudies/research/a00004.html.
Shigeyoshi, O. (2014). The Senkaku Islands and Japan's Territorial Rights (Part 3)
Truy xuất từ https://www.spf.org/islandstudies/research/a00009.html.
Simões, L. (2022). The Role of ASEAN in the South China Sea Disputes. Truy xuất
từ https://www.e-ir.info/2022/06/23/the-role-of-asean-in-the-south-china-
sea-disputes/.
Slantchev, B. L. (2005). Lecture 8: Deterrence and Compellence. Department of
Political Science, University of California – San Diego.
Smith, P. J. (2013). The Senkaku/Diaoyu Island Controversy: A Crisis Postponed.
Naval War College Review, 66(2), 27-44.
State Council Information Office of the People’s Republic of China. (2012). Diaoyu
Dao, an Inherent Territory of China. Truy xuất từ
https://english.www.gov.cn/archive/white_paper/2014/08/23/content_281474
983043212.htm.
Studeman, L.M. (1998). Calculating China’s advances in the South China Sea:
identifying the triggers of ‘expansionism’. Naval War College Review, L1(2),
1-9.
Strict penalties for coral poaching as revised law goes into effect, raising fine
limit. (2014). Truy xuất từ
https://www.nikkei.com/article/DGXLASDG07H0M_X01C14A2000000/.
Suganuma, U. (2001). Sovereign Rights and Territorial Space in Sino-Japanese
Relations: Irredentism and the Diaoyu/Senkaku Islands. Hawaii: University
of Hawaii Press.
133

Szanto B. (2021). The Senkaku/Diaoyu islands dispute: a dispute for dispute’s


sake. Asian affairs 52(3), pp 583 – 600. DOI:
https://DOI.org/10.1080/03068374.2021.1950414.
Taiwan proposes: The East China Sea Peace Initiative. (2012). Truy xuất từ
https://www.roc-taiwan.org/usmia_en/post/2799.html.
Takeshima Archives Portal. (n.d.). Governmental and Administrative Separation of
Certain Outlying Areas from Japan (SCAPIN-677). Truy xuất từ
https://www.cas.go.jp/jp/ryodo_eg/shiryo/takeshima/detail/t1946012900101.
html.
Tan, D. (2006). The Diaoyu/Senkaku Dispute: Bridging the Cold Divide. Santa
Clara Journal of International Law, 5, 1(8), 134-168.
Tan, Y. (2016). A Critical Discourse Analysis of the News Articles and Reports
About Diaoyu/Senkaku Issues. The New English Teacher, 10(2).
Tanimoto, M. (2014) Japan Chair Platform: JBIC Survey: China Is No Longer the
Most Promising Destination for Japanese FDI. Truy xuất từ
https://www.csis.org/analysis/japan-chair-platform-jbic-survey-china-no-
longer-most-promising-destination-japanese-fdi.
TĂTAR, R. G., & MOIȘI, A. (2022). The Concept of Sovereignty. Journal of
Public Administration, Finance and Law, 24, 292-303. DOI:
https://DOI.org/10.47743/jopafl-2022-24-27.
Teo, V. (2018). Political leadership and the prospects of resolving the
Senkaku/Diaoyu dispute. In Japan’s Island Troubles with China and Korea
(1st ed., Chapter 1). Routledge.
Tseplyaev, V. (2012.). «Первые залпы Третьей мировой. Японо-китайский
конфликт – начало конца человечества?» [Những loạt đạn đầu tiên của
Thế chiến thứ ba. Xung đột Trung-Nhật có phải là khởi đầu cho sự kết thúc
của loài người?]. Truy xuất từ https://aif.ru/politics/world/36400.
Tsuruta, J. (2022). Japan Needs to Prepare for a Possible Senkaku Islands Crisis.
Truy xuất từ https://thediplomat.com/2022/04/japan-needs-to-prepare-for-a-
possible-senkaku-islands-crisis/.
TTXVN. (2023). Kim ngạch thương mại Mỹ - Trung Quốc đạt kỷ lục năm 2022.
Truy xuất từ https://rb.gy/1dvfnk.
134

Tuyên bố Cairo. (1943). Truy xuất từ


https://www.ndl.go.jp/constitution/e/shiryo/01/002_46/002_46tx.html.
Tuyên bố Potsdam. (1945). Truy xuất từ
https://www.hist.msu.ru/ER/Etext/War_Conf/berlin.htm.
Type 12 – Uy lực tên lửa chống hạm của Nhật Bản [video]. (2023). Truy xuất từ
https://media.qdnd.vn/quan-su-nuoc-ngoai/type-12-uy-luc-ten-lua-chong-
ham-cua-nhat-ban-58768.
The Japan Times. (2020). Japan protests China's renaming of seabed zones around
Senkaku Islands. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/06/25/national/japan-protests-
chinas-renaming-seabed-zones-around-senkaku-islands/.
The Japan Times. (2014). The red coral poaching problem. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/opinion/2014/11/24/editorials/red-coral-
poaching-problem/.
The South China Sea Arbitration (The Republic of Philippines v. The People's
Republic of China). (n.d.). Truy xuất từ https://pca-cpa.org/en/cases/7/.
The Yomiuri Shimbun. (2023). Japan Wants China Buoy Removed From EEZ Near
Senkaku Islands; Deployment Said to Violate U.N. Convention on Law
of the Sea. Truy xuất từ https://japannews.yomiuri.co.jp/politics/defense-
security/20230920-137760/.
Trần Anh Đức. (2008). Một số trở ngại trong quan hệ Nhật - Trung từ sau chiến
tranh lạnh đến nay. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, 3.
Trần Hoàng Long. (2010). Từ “Gác lại” đến “Cưỡng đoạt”: Sách lược trong tranh
chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Truy xuất từ
https://nghiencuubiendong.vn/tu-gac-lai-den-cuong-doat-sach-luoc-trong-
tranh-chap-chu-quyen-bien-dao-cua-trung-quoc.43944.anews
Tretiak, D. (1979). The Sino-Japanese Treaty of 1978: The Senkaku Incident
Prelude. Far Eastern Survey, 18(12). DOI:
https://DOI.org/10.2307/2643610.
Trịnh Thái Bằng. (2013). Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2). Truy
xuất từ https://tienphong.vn/rong-trung-hoa-dau-samurai-nhat-ban-p2-
post630262.t
135

Trung Quốc sẽ “thất bại thảm hại” trước Nhật. (2013). Truy xuất từ
https://laodong.vn/archived/trung-quoc-se-that-bai-tham-hai-truoc-nhat-
679278.ldo.
U.S. Department of State, Administrative Subdivisions of Japan: Atlas and
Gazetteer, and Appendix, RG 59 (State Department), Records of the
Geographer, Series 007 331/A/08/05, National Archives-College Park.
UN Affairs. (2024). What is the ICJ for, and how does it work?. Truy xuất từ
https://news.un.org/en/story/2024/01/1145392.
UNCLOS. (n.d.). Relationship with the United Nations. Truy xuất từ
https://www.itlos.org/en/main/the-tribunal/relationship-with-the-united-
nations/.
United Nations Convention on the Law of the Sea [UNCLOS]. (1982). Truy xuất từ
https://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/unclos_e.
pdf.
Upton, P. N. (1972). International Law and the Sino-Japanese Controversy over the
Territorial Sovereignty of the Senkaku Islands Review. Massachusetts:
Boston University Law.
Van Dyke, J. M. (2010). The Romania v. Ukraine Decision And Its Effect On East
Asian Maritime Delimitations. Ocean and Coastal Law Journal, 15(2),
Article 6, 261-283.
Vattel, E. D. (1758). Le droit des gens. Truy xuất từ
https://books.google.com.vn/books?id=NukJAAAAIAAJ&p
g=PR1&source=gbs_selected_pages&cad=1#v=onepage&q &f=false.
Ventura, V. (2016). CONFERENCE ON THE LAW OF THE SEA AND MARITIME
SECURITY. Truy xuất tại https://jdzb.de/en/node/70877.
Viện Ngôn ngữ học. (1992). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa.
VNA. (2021). Japan expresses concerns over China’s action in East Sea. Truy
xuất từ https://en.vietnamplus.vn/japan-expresses-concerns-over-china-s-
action-in-east-sea/199655.vnp.
136

Volodin, A. (2012). «После Сенкаку японцы восстают за Курилы?» [Sau


Senkaku, Liệu Nhật Bản có chiếm được Kuril?]. Truy xuất từ
https://topwar.ru/20740-posle-senkaku-yaponcy-vozmutsya-za-kurily.html.
VOV. (2021). Trung Quốc, Nga tập trận chung trên biển Nhật Bản. Truy xuất từ
https://vov.gov.vn/trung-quoc-nga-tap-tran-chung-tren-bien-nhat-ban-dtnew-
312677
Waibel, M. (2017). Mavrommatis Palestine Concessions (Greece V Great Britain)
(1924 – 27). Truy xuất từ
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3314569.
Walker. E. H. (1952). Ryukyu Islands: Preliminary Notes on the Use, Distribution
and Adaptability of Native and Introduced Tree Species. Truy xuất từ
https://s.net.vn/QVAT.
Wanklyn, A. (2016). Beijing thanks Tokyo for rescue after Chinese fishing boat
collides with freighter near Senkakus. Truy xuất từ
https://www.japantimes.co.jp/news/2016/08/11/national/beijing-thanks-
tokyo-for-rescue-after-chinese-fishing-boat-collided-with-freighter-near-
senkakus/.
Wang, K. (2013). Solving the Senkaku/Diaoyu Dispute. Truy xuất từ
https://thediplomat.com/2013/11/solving-the-senkakudiaoyu-dispute/.
Wang, W. C. (2012). East Sea Peace Initiative’ Deserves a Closer Look. Truy xuất
từ https://www.ft.com/content/d1e6ac74-edf0-11e1-a9d7-00144feab49a.
Wang, W. C. (2014). Taiwan’s Policy toward the Diaoyu/Senkaku Islands Dispute
and the Implications for the US. Association for Asian Studies, 19:2, 45-46.
Whitlock, C. (2012). Panetta to urge China and Japan to tone down dispute. Truy
xuất từ https://www.washingtonpost.com/world/national-security/panetta-to-
urge-china-and-japan-to-tone-down-dispute-over-
islands/2012/09/16/9b6832c0-fff3-11e1-b916-7b5c8ce012c8_story.html.
Wiegand K.E. (2016). How Japan Benefits from the Senkaku/Diaoyu Islands
Dispute. Truy xuất từ https://lawexplores.com/how-japan-benefits-from-the-
senkakudiaoyu-islands-dispute/.
Xhai Xin. (2014). Shelving the Diaoyu Islands Dispute: A Tacit Consensus and the
Abe Cabinet’s Policy Change. Truy xuất từ
137

https://www.ciis.org.cn/english/COMMENTARIES/202007/t20200715_282
7.html.
Xinhua News Agency. (2005). Japanese Action on Diaoyu Islands 'Illegal, Invalid'.
Truy xuất từ http://www.china.org.cn/english/2005/Feb/120240.html.
Yang, F., & Li, M. (2016). Comparing China’s Claims and Policies in the East and
South China Seas. Journal of Asian Security and International Affairs, 3(2),
135-156.
Yukio, W. (2016). Barren Senkaku Nationalism And China-Japan Conflict. The
Asia - Pacific Journal, 10, 28(4), 1-7.
Zhang, H. (2020, December 16). Why China Should Take Japan to the ICJ: A
Response. Publication Name, 1(8).
Zhirov, F. (2013). Китайские корабли заставили японские суда покинуть зону
спорных островов [Tàu Trung Quốc ép tàu Nhật Bản rời khỏi vùng đảo
tranh chấp]. Truy xuất từ https://tass.ru/glavnie-novosti/576594.
Zhuo, C. (2021). China adopts coastguard law, safeguarding sovereignty in Diaoyu
Islands. Truy xuất từ https://t.ly/2dE9h.
Политика. (2013). Корабли КНР начали патрулировать спорные с Японией
острова [Tàu Trung Quốc bắt đầu tuần tra quần đảo tranh chấp với Nhật
Bản]. Truy xuất từ https://delo.ua/econonomyandpoliticsinukraine/korabli-
knr-nachali-patrulirovat-spornye-s-japoniej-ostrova-208398.
РИА НОВОСТИ. (2022). В МИД КНР назвали остров Дяоюйдао
неотъемлемой частью Китая [Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi đảo Điếu
Ngư là một phần không thể tách rời của Trung Quốc]. Truy xuất từ
https://ria.ru/20220513/kitay-1788293267.html.
138

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ quần đảo Senkaku

Nguồn: Ishigaki City Senkaku Islands Digital Portal


Phụ lục 2: Tranh chấp chủ quyền và các yêu sách chồng lấn của Nhật Bản và
Trung Quốc trên biển Hoa Đông

Nguồn: Chinese Ministry of National Defense


139

Phụ lục 3: Thư cảm ơn của lãnh sự nước Cộng hòa Trung Quốc tại Nagasaki

Nguồn: MOFA Japan


Phụ lục 4: Bài viết trên Nhân dân Nhật báo có tựa đề “Battle of people in the
Ryukyu Islands against the U.S. occupation”, ngày 8 tháng 1 năm 1953

Nguồn: MOFA Japan


140

Phụ lục 5: Bản đồ 3 tỉnh và 36 hòn đảo của Ryukyu

Nguồn: Okinawa Prefectural Library Digital Archive Collection


Phụ lục 6: Bản đồ dãy núi và các bãi cát ven biển Phúc Kiến

Nguồn: Diaoyu Dao, an Inherent Territory of China.


https://www.diaoyudao.org.cn/en/2015-01/23/content_34638255.htm
141

Phụ lục 7: Xu hướng chi tiêu quân sự của Nhật Bản (1952 – 2021)

Nguồn: Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm


Phụ lục 8: Xu hướng chi tiêu quân sự của Trung Quốc (2000 – 2022)

Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm
142

Phụ lục 9: 15 quốc gia có chi tiêu quân sự cao nhất năm 2013

Nguồn: SIPRI Fact sheet. (2013). TRENDS IN WORLD MILITARY


EXPENDITURE, 2013
Phụ lục 10: Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS); ASIA MARITIME
TRANSPARENCY INITIATIVE

You might also like