Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO

1|#hocvancosuongmai

PHÂN TÍCH NÂNG CAO ‘’ĐẤT NƯỚC’’


(Nguyễn Khoa Điềm)
** Đừng quên là mình cần xem xong VIDEOS cơ bản trước khi xem đến bài
nâng cao này nha! ☺ Các bạn có thể in tài liệu này, ghi chép trực tiếp vào
tài liệu khi nghe cô giảng livestream, hoặc các bạn có thể tốc kí ghi chép
khi nghe cô giảng live – sau đó hết live tự đọc tài liệu, tự highlight các ý
chính – ý hay. Cố gắng chủ động, chăm chỉ, và nỗ lực hết mình để đạt kết
quả tốt nha!

1)KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:


A) Nguyễn Khoa Điềm:
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu thời kì kháng
chiến chống Mỹ. Ông trực tiếp là người tham gia chiến trận, vậy nên thơ
ca Cách mạng của nhà thơ xứ Huế rất chân thực, giàu tính chiêm nghiệm,
đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình hòa
quyện với tư duy của một người tri thức. Là người có trách nhiệm cao với
quê hương, những áng thơ của ông còn nhấn mạnh rõ vai trò, trách nhiệm
của một người công dân, một người lính với đất nước.

- Trong nghệ thuật, Nguyễn Khoa Điềm nổi tiếng là người lao động nghệ
thuật vô cùng hăng say, nghiêm túc, khắt khe với những sáng tác của
chính mình. Thơ của ông luôn được định hình theo một nét riêng, một lối
đi riêng – kể cả khi ông viết về những đề tài rất nổi bật, quen thuộc như
tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần dân tộc.

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm
hứng từ quê hương, con người, từ tình thần chiến đấu của người chiến sĩ
Việt Nam yêu nước… Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn
Khoa Điềm thể hiện rõ được những nét đẹp của người Việt và bản chất
anh hùng bất khuất của các chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến như: “Đất ngoại ô”, “Ngôi nhà có ngọn
la ấm”, trường ca “Mặt đường khát vọng”, …

Trang 1

about:blank 1/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
2|#hocvancosuongmai

b) Thi phẩm ‘’ĐẤT NƯỚC’’:

- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả sáng tác năm 1971 tại
chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm
chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình,
khơi gợi tinh thần sẵn sàng xuống đường dấu tranh hòa nhịp với cuộc
chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

- “Đất Nước’’ được xem là đoạn trích thành công nhất của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm, nằm ở phần đầu chương V của bản trường ca. Tuy
đây là một đề tài không mấy mới lạ nhưng với việc kết hợp tinh tế giữa
ca dao và dân ca vào trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cảm
nhận mới lạ của bản thân đối với đất nước; bộc lộ một tư tưởng mang tên:
Đất Nước của nhân dân.

c) Một số bài thơ, nhận định có thể liên hệ khi phân tích:

Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi)

‘’Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu la lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Trang 2

about:blank 2/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
3|#hocvancosuongmai

Mắt đen cô gái long lanh


Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung’’
‘’Đất nước đàn bầu’’ (Lưu Quang Vũ)

‘’Chữ “thương” liền với chữ “yêu”


Chữ “thương” đi cùng chữ “nhớ”
Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ
Phải thương nhau mới sống được trên đời’’

‘’Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi’’- ( Lưu Quang Vũ)

‘’gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi


Chưa xóm mạc đã bắt đầu ngọn gió
Thổi không yên suốt dọc dài lịch s
Qua đất đai và đời sống con người.’’

‘’Đất nước ta’’ (Chế Lan Viên)

Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh
giặc
Đang cưỡi trâu, chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà đánh giặc
Chiếc gối lông nga cũng có âm mưu của giặc trộn vào
Yêu mà bị chém rơi đầu vì Mỵ Châu hóa giặc!
Cho đến cùng phải hóa Sơn Tinh, Thủy Tinh
Đánh giặc cùng nhau huy động núi non, lũ lụt vào vòng chiến tình yêu
Mà cướp một cô Nàng

*
‘’Điều mà đứa trẻ cần hiểu biết trước nhất là Tổ quốc, mẹ nó.’’ - Jules
Michelet

‘’Nước là ở lòng người, cái nguyên tố lập ra nước là tự trong lòng người,
không phải ở đâu xa.’’ - Phạm Quỳnh
‘’Một Tổ quốc thường bao gồm những người chết đã gây dựng nên cũng
như những người sống đang tiếp tục. ‘’- Ernest Renan

Trang 3

about:blank 3/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO

4|#hocvancosuongmai Too long to read on


your phone? Save
to read later on
‘’Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vậtyour
tầmcomputer
thường nhất yêu cái cây
trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát
Save
của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượ u mto a Studylist
ạnh. Lòng yêu
nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc.’’ (I-li-a Ê-
ren-bua )

2)Phân Tích Thi Phẩm:

a) 9 Câu Đầu: Nguồn gốc của đất nước:

Nếu như trước đây, các nhà thơ khi định nghĩa về Đất Nước thường gắn
hai chữ thiêng liêng này với những điều lớn lao, kì vĩ; với những trang sử
vàng chói lọi; với tên tuổi của những người anh hùng vang danh núi
sông… thì Nguyễn Khoa Điềm lại bắt đầu hành trình tìm về cội nguồn
của Đất Nước bằng cách soi chiếu vào chính bản thân mỗi cá thể bé nhỏ.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
- Lời thơ vang lên thật dịu dàng, trìu mến như lời kể của một câu
chuyện cổ tích đã có từ ngàn xưa: “Khi ta lớn lên, đã có rồi". Theo
tác giả, Đất Nước ra đời từ rất xa xưa, từ lúc mà mỗi chúng ta sinh
ra thì đã có đất nước. Thi nhân đã đi trả lời cho câu hỏi ‘’đất nước
có tự bao giờ’’ một cách thật gần gũi và thân thương đến lạ thường
– không một dấu mốc lịch s hay một điểm thời gian cụ thể, chỉ là
chính câu chuyện của “ta” – của tôi, của bạn, của mọi người con đất
Việt sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S thân thương.

- Giọng điệu thủ thỉ của những trang chuyện cổ tích lại càng được
khắc họa rõ ở câu thơ thứ hai, khi Đất Nước có trong những “ngày
xa ngày xưa” qua lời kể dịu hiền của mẹ. Cụm từ mang tính chất
phiếm chỉ “ngày xa ngày xưa” khiến ta bất giác nghĩ tới những
câu chuyện ấu thơ đã nuôi tâm hồn ta lớn, như bầu sữa mẹ dịu ngọt,

Trang 4

about:blank 4/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
5|#hocvancosuongmai

như dòng nước mát tưới tắm cho trái tim. Trong câu chuyện cổ ấy
có cô Tấm bước ra từ quả thị, có chàng Thạch Sanh dũng cảm tốt
bụng cứu người, có những câu chuyện đạo lý tốt đẹp vẫn được lưu
truyền từ ngàn đời nay. Khao khát về một cuộc sống công bằng, t
tế đã được nhân dân đưa vào trong những câu chuyện truyền miệng
– và ta cũng thấm nhuần những triết lý bình dị ấy từ khi còn bé thơ.
Những câu chuyện mang theo bóng hình xứ sở ấy gắn liền với tình
yêu thương của mẹ - với những gì dịu êm và gần gũi nhất. Hóa ra,
Đất Nước đâu phải những gì quá xa vời như ta từng hay nghĩ, Đất
Nước ở trong trái tim của ta tự lúc nào…

Hành trình trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của Đất Nước còn được
khắc họa rõ ràng ở những câu thơ sau, khi Nguyễn Khoa Điềm nói
về quá trình sinh thành của Đất Nước với biết bao sự kiện đáng nhớ:

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn


Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

- Hình ảnh “miếng trầu": gợi ra phong tục ăn trầu của ông cha ta
nhiều đời → đó là một tập tục tốt đẹp được lưu giữ và truyền qua
bao đời nay. Không những thế, hình ảnh ấy còn gợi nhớ sự tích trầu
cau khiến ta rung rưng nước mắt về tình cảm vợ chồng, về tình
nghĩa anh em gắn bó. Hình ảnh ấy còn khiến ta nhớ đến nét đẹp
trong giao tiếp ứng x: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhớ tới
hình ảnh của một lễ cưới đằm thắm, thủy chung. Bên cạnh ấy mỗi
dịp cúng giỗ, lễ Tết, miếng trầu - quả cau luôn xuất hiện trên bàn
thờ tổ tiên, linh thiêng, trân trọng, trở thành biểu tượng cho tấm
lòng thành con cháu gi đến cha ông, hồn thiêng của tiền nhân.
Miếng trầu ấy cũng chính là vật chứng trong những tình yêu đôi
lứa lắm đỗi ngọt ngào:

Trang 5

about:blank 5/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
6|#hocvancosuongmai

"Miếng trầu có bốn chữ tòng


Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà
Nào là chào mẹ chào cha
Cậu cô chú bác... mời ra xơi trầu"
Đất Nước ta đã “bắt đầu” với miếng trầu bình dị ấy… Miếng trầu ấy gắn
với hình ảnh người bà, một chỗ dựa êm ái biết bao trong tuổi thơ, trong
tâm hồn của mỗi người. Cũng vì vậy, mà hình ảnh Tổ quốc càng thêm dịu
dàng.
- Cuộc đời của mỗi cá nhân có “bắt đầu”, có “lớn lên” – và Đất Nước cũng
như vậy. Đất Nước “bắt đầu” với miếng trầu tình nghĩa, và lớn lên với
truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta qua bao đời nay. Cụm
từ "biết trồng tre mà đánh giặc" gợi nhớ truyền thuyết về người anh hùng
Thánh Gióng – vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc lên mình bộ giáp sắt đánh
đuổi giặc Ân, mang lại khoảng trời bình yên cho đất nước.
→ Với Nguyễn Khoa Điềm, ông đã nhìn thấy sự trưởng thành của Đất
Nước trong đau thương, th thách nhờ công cuộc đấu tranh và lòng yêu
nước của dân tộc. Qua lịch s, truyền thống ấy đã trở thành truyền thống
yêu nước thiêng liêng. Trải qua những gian truân như vậy, dân tộc ta mới
ngày càng lớn mạnh, vững bền.

Để rồi sau đó, lời thơ quay trở về với những điều giản dị trong cuộc
sống thường nhật:

Tóc mẹ thì bới sau đầu


Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

- "Tóc mẹ bới sau đầu": hình ảnh khắc họa phong tục lâu đời của người
Việt, người phụ nữ để tóc dài và bới lên để thuận tiện trong sinh hoạt
hàng ngày. Một hình ảnh thật gần gũi, thân quen in sâu trong nếp nghĩ,
gợi suy ngẫm về con người trong cuộc sống lam lũ nhưng vẫn duyên

Trang 6

about:blank 6/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
7|#hocvancosuongmai

dáng, tần tảo, đảm đang. Hình ảnh ấy qua bao năm tháng vẫn không thay
đổi, vẫn gợi suy ngẫm về cái đẹp giản dị mà thiêng liêng. Và hình ảnh Đất
Nước hiện lên qua chính mỹ tục ấy, qua cả cách con người thương nhau.

- “Cha mẹ thương nhau….”: Ý thơ giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc.


Tình yêu được sinh ra và nuôi dưỡng từ trong khó nghèo, từ trong những
hoàn cảnh đầy th thách thật đáng trân trọng, đáng quý. Đó là lối sống
trọn nghĩa, trọn tình, thuỷ chung đã trở thành một truyền thống thiêng
liêng được lưu truyền qua bao đời. “Gừng cay muối mặn xin đừng quên
nhau…”

- "Cái kèo, cái cột” là những vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của
người Việt Nam nhưng chính những thứ đơn sơ, mộc mạc ấy đã tạo nên
một mái ấm gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước. Nói cách khác, nó
chính là tế bào của đất nước. Đất Nước được hình thành trong quá trình
ta đặt tên cho thế giới xung quanh. Cũng có thể, câu thơ còn gợi lên truyền
thống đặt tên con một cách thật mộc mạc, chân phương biết mấy ... khi
những đồ vật đó đã trở thành cái tên bình dị của những đứa trẻ, cùng
những đứa trẻ lớn lên.

- Bên cạnh đó, Đất Nước còn phát triển nhờ quá trình lao động bền bỉ của
người dân: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Phải
nói rằng sự hình thành và phát triển của Đất Nước là một quá trình lâu
dài, nhờ bàn tay lao động xây dựng của con người từ thuở sơ khai, khi
con người tạo dựng những cái đơn giản nhất với nỗ lực một nắng hai
sương. Con người lao động đã biết “xay, giã, giần, sàng” để tạo nên hạt
gạo, tạo nên những giá trị vật chất để xây dựng Đất Nước no ấm.

→ Cách s dụng từ ngữ “một nắng hai sương” và phép liệt kê với nhịp
ngắn các động tác liên tiếp “xay, giã, giần, sàng” cùng nhịp điệu lan toả
gợi sự suy ngẫm, liên tưởng, hình ảnh Đất Nước hiện dần nhờ bàn tay lao
động cần cù, sáng tạo của con người. Hình ảnh ấy đi vào trong nhịp điệu
gạo rơi trên sân, trong tiếng chày, trong máy xay với cuộc sống lao động
bền bỉ dù vất vả, lam lũ. → Qua đó ta nhận ra nét đặc trưng riêng của nền

Trang 7

about:blank 7/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
8|#hocvancosuongmai

văn học Việt - văn hoá lúa nước. Hình ảnh Đất Nước hiện lên trong cuộc
sống sinh hoạt là một Đất Nước cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Để rồi, đoạn thơ khép lại với một câu thơ thật bình dị và êm ái: "Đất
Nước có từ ngày đó" … Đất Nước có từ khi dân mình biết yêu
thương, sống tình nghĩa, từ ngày dân tộc có nền văn hóa riêng, từ
khi dân mình biết dựng nước và giữ nước, từ trong cuộc sống hằng
ngày của con người. Dấu “…” như mở ra một cuộc hành trình mênh
mông về Đất Nước, nhưng đồng thời cũng thật gần gũi và thiêng
liêng biết bao trong trái tim của mỗi con người.

→ Khám phá Đất Nước ở phương diện văn hóa sinh hoạt, Nguyễn Khoa
Điềm đã phát biểu nhận thức của mình như lối định nghĩa độc đáo, một
cách lí giải không hề mang tính áp đặt mà đầy sức gợi, sức thuyết phục
bằng những câu chuyện, chọn lọc chi tiết giàu ý nghĩa - từ đó giúp ta nhận
ra Đất Nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất, gần gũi nhất, nhưng
bền vững đến muôn đời. Tác giả cảm nhận về chiều sâu của lịch s của
Đất Nước một cách thật gần gũi mà thân thương. Đất Nước được hình
thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống của mỗi con người, từ
bề dày của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

➔ Ở 9 câu thơ trên tác giả s dụng nhiều các yếu tố ca dao dân ca, tục
ngữ, truyền thuyết, cổ tích không chỉ đem đến sự gần gũi mà còn
biểu hiện ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Thành công nghệ thuật của
9 câu thơ ấy còn là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không gian
nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ, giàu sức bay
bổng của ca dao truyền thuyết, văn hóa dân gian. Đây là điểm đặc
sắc của hình thức nghệ thuật thống nhất với nội dung tư tưởng.

B)16 câu tiếp: Định nghĩa về Đất Nước:

CẢM NHẬN VỀ KHÔNG GIAN ĐỊA LÍ:

Trang 8

about:blank 8/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
9|#hocvancosuongmai

Đất là nơi anh đến trường


Nước là nơi em tắm
Tác giả tách riêng hai thành tố “đất’’ và “nước’’ để có cách giải thích rất
đỗi chân thực và gần gũi; s dụng lối tư duy chiết tự vừa triết lý lại vô
cùng giàu xúc cảm.
- “Đất’’: là thứ gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của anh, gắn liền
với con đường hàng ngày đến trường với bao trò chơi, bao lần đùa
nghịch cùng bạn bè. Đấy cũng là nơi trau dồi thêm tri thức, chuẩn bị
thêm hành trang quan trọng cho anh vào đời để thực hiện những ước
mơ hoài bão của chính mình. Đó hẳn là những năm tháng thời học sinh
đầy đáng quý, đáng nhớ của bao thế hệ trẻ em Việt Nam.

- “Nước là nơi em tắm": nước là một thứ thiết yếu không thể thiếu
trong cuộc sống mỗi ngày - nó cũng gắn với kỉ niệm tuổi thơ em, một
kỉ niệm êm dịu và nhẹ nhàng như những dòng sông em thường tắm
mát mỗi trưa hè lộng gió, là dòng sông đỏ nặng phù sa nuôi lớn những
mầm non, cây lúa cho bác nông dân. Không những thế, nước còn như
một thứ nước thánh gột ra tâm hồn em thủy chung, son sắc. Nhìn
dưới nước, trong tim em hiện lên chỉ mỗi mình anh. Lòng em cũng như
nước, trong sáng và một lòng một dạ, mãi chẳng thay đổi.

Từ 2 ý thơ riêng biệt 2 cá thể, đến câu thơ sau, nhà thơ đã “tác hợp”
anh và em một cách thật tự nhiên mà rất đỗi ngọt ngào:

Đất Nước là nơi ta hò hẹn


Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

- “Nơi ta hò hẹn”: ở hai câu thơ này “đất’’ và ‘’nước’’ đã hòa nhập
vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng
cho tình yêu của em và anh, tình yêu lứa đôi lắm đỗi ngọt ngào, say
đắm. Nơi chốn anh và em, nơi chúng mình hẹn hò hiện lên với
không gian làng quê thanh bình yên ả: những lũy tre rì rào gió thổi,
những rặng râm bụt trước ngõ nở rộ làm lòng người xuyến xao, hay
đơn giản là những ánh trăng thanh đêm khuya thanh mát – nơi anh

Trang 9

about:blank 9/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
10 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

và em đã trao nhau chữ thẹn, chữ yêu lắm đỗi ngọt ngào… tất cả
đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm say đắm lòng người!

“nơi em đánh rơi chiếc khăn….’’: đất nước không chỉ là nơi để đôi mình
hò hẹn mà còn là chốn để em trao anh chữ nhớ, chữ thương tha thiết. Đất
nước như một chứng nhân cho tình yêu của đôi mình, mỗi một mảnh đất,
nơi chốn trên dải đất hình chữ S hay nơi mà anh và em từng đi qua đều
chất chứa tình yêu của đôi ta. Nếu không có đất nước thì liệu rằng đôi
mình có gặp gỡ mà yêu nhau hay nên duyên vợ chồng? Bên cạnh ấy, hình
ảnh chiếc khăn còn khiến ta nhớ tới câu ca dao:

“Khăn thương nhớ ai


Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”.

Tuy đó chỉ là chiếc khăn bé nhỏ, giản dị nhưng nó cũng thật đáng yêu, nó
cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa, cho chuyện tình em nhớ chàng,
cho cuộc tình anh và em. Ý thơ ấy ta cũng bắt gặp trong trang thơ của một
nữ thi sĩ nổi bật trong phong trào chống Mỹ:

“Gói một chùm hoa

Trong chiếc khăn tay

Cô gái ngập ngừng

Sang nhà hàng xóm”

(Phan Thị Thanh Nhàn)

Trang 10

about:blank 10/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
11 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

→ Có thể nói rằng khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư
của mỗi người nhưng khi gộp lại - Đất Nước lại sống trong cái ta
chung, của toàn con người Việt ta qua bao đời.

➔ Đất nước gắn liền với những sinh hoạt bình dị, là tình cảm lứa đôi
của mỗi con người chúng ta.

-ĐẤT NƯỚC CÒN LÀ NƠI TRỞ VỀ CỦA NHỮNG TÂM HỒN


NẶNG LÒNG VỚI QUÊ HƯƠNG:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
- "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ
Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang -nơi "Con cá ngư ông móng
nước biển khơi" – đâu đâu cũng là dáng hình xứ sở. Lời thơ lấy ý từ
hình ảnh trong ca dao miền Trung, càng trở nên tha thiết, đắm say
nhường nào.

- Những hình ảnh kì vĩ như “núi”, “biển” như mở rộng chiều kích
đất nước trong không gian bao la…

➔ Câu thơ bộc lộ rõ tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Không
những thế, qua ý thơ ấy, thi nhân còn ngợi ca sự trù phú mà thiên
nhiên đã ban tặng cho dải đất hình chữ S với rừng vàng, biển bạc
bao la- đó là những nền tảng quý giá để phát triển, nuôi dưỡng con
người Việt.

- Đất nước là một sinh thể thống nhất bao gồm nào là núi, là sông, là
rừng, là bể không thể thiếu hay mất đi dù là một tấc, một li. Ý thơ
ấy khiến ta nhớ đến câu ‘’Tấc đất tấc vàng’’ – cũng mang hàm nghĩa
trân trọng từng giá trị thiêng liêng của tạo hóa ban tặng

➔ Đât nước trở nên kì vĩ, tráng lệ nhưng cũng bình dị và thân thương
vô cùng trong mắt của những người con đi xa, những kẻ phải rời xa

Trang 11

about:blank 11/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
12 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

nơi chôn rau cắt rốn mà nương tựa nơi đất khách quê người vốn xa
lạ mà chẳng có chút gì thân quen như đất nước và quê hương mình.

ĐẤT NƯỚC TRƯỜNG TỒN TRONG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN:


Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông

+ Với việc s dụng các từ láy “đằng đẵng’’ và ‘’mênh mông’’ : tác giả đã
mở ra không gian đa chiều của ba miền Bắc – Trung – Nam mênh mông
rộng lớn với dãy Trường Sơn hùng vĩ, với hai hòn đảo ngoài khơi xa , với
những đồng bằng màu mỡ cho đến miền núi cao ngút ngàn trên đỉnh
Phan xi păng lộng gió,…→ tất cả những điều đó đã làm nên một đất nước
bao la, rộng lớn.
+ Đất nước tồn tại và hình thành trong một chặng đường thời gian dài
đặng đẵng từ xa xưa, từ lúc mà mỗi con người Việt đầu tiên khai hoang
và lập quốc.

B) Đất nước theo chiều dài lịch sử:

-ĐẤT NƯỚC HIỆN LÊN TRONG QUÁ KHỨ HÀO HÙNG, LỪNG LẪY:

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ


Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
- Nguyễn Khoa Điềm gợi lại về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân
Lạc Việt bằng một niềm tự hào. Đó là truyền thuyết xưa:

“Lạc Long Quân và Âu Cơ


Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
- “Sự tích trăm trứng” qua lời kể của ông cha đã ra đời từ lâu nhằm lý giải
nguồn gốc của người Việt Nam ta. →Từ câu chuyện ấy, dân ta muôn đời
ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng. Câu chuyện
vừa nhắc nhở vừa khơi gợi lòng tự tôn dân tộc trong mỗi trái tim – và

Trang 12

about:blank 12/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
13 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

chắc hẳn đó cũng là điều nhà thơ xứ Huế đang mong muốn gi gắm qua
vần thơ của mình.
- Cũng vì thế, mà ta thêm thấm thía đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ
giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai:

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ”.

- “Những ai đã khuất’’ là những người trong quá khứ, những con người
đã có công dựng nước từ những buổi đầu thuở sơ khai, phát triển đất
nước phồn hoa, giàu mạnh và bảo vệ đất nước sự lăm le xâm chiếm của
kẻ thù.

- “Những ai bây giờ’’ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến
đấu vì quê hương, vì non sông gấm vóc chưa một giây phút dừng nghỉ.

→ Phép điệp ngữ “Những ai…Những ai…” như tạo nên một sợi dây kết
nối vô hình giữa những ngày đã qua và những tháng ngày của hiện tại;
để ta thấy dù ở bất cứ thời điểm nào, người dân đất Việt vẫn chung nhau
ở lý tưởng, sứ mệnh lớn lao vì Tổ quốc. Đó cũng là lý do mà từ tình yêu
đôi lứa riêng tư, ta sẽ mở rộng thành tình yêu cộng đồng; từ hiện tại của
ba và mẹ - ta sẽ tạo nên những thế hệ tương lai viết tiếp những giấc mơ
dang dở:

“Yêu nhau và sinh con đẻ cái”

Đó là cách để ta bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ
to lớn và thiêng liêng: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Là con dân đất
Việt, là thế hệ sau, ta phải nối tiếp bước đi của cha ông ta ngày trước;
không ngừng phát triển đất nước phồn hoa, vững mạnh và đề cao tinh
thần chống nội trong giặc ngoài, không lơ là, thiếu cảnh giác. Ý thơ ấy còn
khiến ta nhớ đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cũng nhấn
mạnh vai trò, trách nhiệm của “Bác cháu ta” – của cả những người đi
trước và thế hệ sau tiếp bước:

Trang 13

about:blank 13/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
14 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

‘’Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải có công giữ nước.’’

- Không những vậy, Nguyễn Khoa Điềm còn nhắc nhở những ai là
con dân nước Viêt đều phải ý thức về nguồn cội của chính mình và
nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc:

“Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”.

Đó là lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên, về truyền thống
‘’uống nước nhớ nguồn’’, ‘’ăn quả nhớ kẻ trồng cây’’. Bên cạnh ấy, động
tác “cúi đầu” cũng thể hiện niềm biết ơn, sự thành kính thiêng liêng mà
rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông trong tâm tưởng mỗi con người Việt
dù cho họ có đi khắp năm châu bốn bể. Cúi đầu để hướng về lịch s về
những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay
là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Cúi đầu để tôn
kính quá khứ thủy chung đã cho ta một hiện tại bình yên, rực rỡ… Người
Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong niềm tin tâm linh của họ luôn
có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là quê cha đất Tổ Vua Hùng.

➔ Qua đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định
nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa
văn tộc, chiều dài của thời gian lịch s đến chiều rộng của không
gian đất nước.

➔ Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ
truyền thuyết lịch s, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động

Trang 14

about:blank 14/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
15 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật
đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ để giúp người đọc có cái
nhìn gần gũi và dễ hiểu hơn về Đất Nước Việt 4000 năm văn hiến.

Từ đó, nhà thơ mở ra một cách hiểu sâu xa hơn nữa về Đất Nước, khi Đất
Nước không chỉ còn là những cái ngoài ta, mà còn ở nơi những điều giản
bị bên trong chính mỗi người:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
- Với hai câu thơ trên, thi nhân Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định
rằng đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bới chúng ta đều là
con rồng cháu tiên, đều sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S
này. Mỗi người Việt Nma đều đã và đang thừa hưởng những giá trị
vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, trái tim và
suy nghĩ, nếp sống của mình. Hơi thở của Đất Nước đã thấm nhuần
trong cơ thể ta một cách tự nhiên và bản năng nhất. Đất nước đã
hóa vào máu thịt, đã hóa thành xương máu của con người vì thế sự
sống của mỗi cá nhân không phải là của riêng mỗi người mà là của
cả đất nước. Ta không chỉ sống cho mình mà còn luôn ý thức sống
vì cộng đồng.
- Nhà thơ nhấn mạnh hai chữ “hôm nay” – như để lan tỏa lời nhắn
gi ra xa mãi… vượt qua cả những khoảng cách lớn lao về thời gian,
chạm tới trái tim bạn đọc dù ở bất cứ thời điểm nào.
Đất nước kết tinh và hóa thân trong mỗi người – nhưng Đất Nước chỉ
thực sự hình thành khi mỗi người biết kết nối, biết cầm tay nhau:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
- Hành động bình dị “cầm tay’’’ là sự biểu trưng cho tinh thần đoàn
kết, đồng sức đồng lòng của toàn con dân nước Việt. Nó thể hiện sự
kết nối một cách bình dị giữa những cá thể riêng biệt, đó là tình yêu
đôi lứa, đó cũng là tinh thần gắn bó đoàn kết giữa những người có
chung dòng máu đất Việt.
- Với việc s dụng các từ ‘’hài hòa nồng thắm’’,’’ ven tròn, to lớn” đi
liền nhau, tác giả đã nhấn mạnh sức mạnh của hiện tại được xây

Trang 15

about:blank 15/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
16 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

dựng bới chính tình yêu nước của mỗi người. Chính tình yêu ấy mới
có khả năng tô thắm và làm tròn đầy hình hài về Tổ quốc.

- Kiểu câu cấu tạo theo kiểu hai cặp đôí xứng về ngôn từ (Khi/Khi;
Đất nước/ Đất nước), kết hợp với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ
về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm
tin, nhà thơ như muốn gi đến người đọc thông điệp: Đất nước là
sự thống nhất, hài hòa giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu tổ quốc,
giữa cá nhân và cộng đồng. Nói như Paul Eluard, một nhà thơ Pháp
là: "Từ chân trời một người đến với chân trời của nhiều người".
Từ sức mạnh của hiện tại, nhà thơ bộc lộ niềm tin mạnh mẽ vào tương
lai tươi sáng:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Nhà thơ đã thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những mầm non tương lai
hay nói cách khác là thế hệ sau của đất nước. Rõ ràng, ý thơ nói đến
chuyện mai sau – chuyện chưa tới, nhưng lời thơ mạch lạc, dứt khoát như
thể đó là viễn cảnh chắc chắn sẽ xảy ra, rằng Đất Nước sẽ ngày càng rực
rỡ.
- Niềm tin ấy tác giả đặt vào “con ta’’: chỉ thế hệ sau, những đứa con
được sinh ra từ tình yêu thủy chung ngọt ngào của tình cảm đôi lứa,
bởi tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng của con người Việt. Thế
hệ sẽ bước tiếp con đường của những người đi trước, “gánh vác” công
lao của thế hệ cha anh để tạo nên những thành quả mới, viết tiếp những
ước mơ còn dang dở. Nguyễn Khoa Điềm cũng thơ hóa đích đến bằng
những cụm từ như “đi xa’’,’’đến những ngày tháng mơ mộng’’. Với lối
s dụng từ ngữ bay bổng, mềm mại, tác giả bộc lộ niềm mơ ước cùng
khao khát hướng đến một đất nước phát triển giàu manh, phồn hoa.
Lời thơ như khẳng định một niềm tin mãnh liệt: những ngày tháng mơ
mộng hiện tại sẽ là hiện thực trong tương lai.

Từ đó, nhà thơ cất lên một tiếng gọi thiết tha, như gợi nhắc về trách
nhiệm của mỗi cá nhân với Tổ quốc:

Trang 16

about:blank 16/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
17 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình


Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

- Đoạn thơ mở đầu với tiếng gọi thân tình mà tha thiết: “Em ơi em…”
– như lời thủ thỉ dặn dò của người yêu dành cho người yêu, của một
anh trai dành cho em gái, tâm tình về giá trị của Đất Nước trong mỗi
trái tim.

- Tác giả nâng giá trị Đất Nước bằng một so sánh: “Đất Nước là máu
xương của mình”. Không phải “như”, mà là “là”. Từ “là” ấy bình thản
mà mạnh mẽ quá, nó như khẳng định chắc nịnh về giá trị của Tổ quốc
trong mỗi con người. Đất Nước không phải những gì kì vĩ đến xa vời…
Đất Nước là những gì bình dị nhất, bé nhỏ nhất. Đất Nước là một phần
của cơ thể, của cuộc sống chúng ta ngày hôm nay. Ta quý trọng cơ thể
bao nhiêu, ta cũng cần đấu tranh để bảo vệ, giữ gìn cho Đất Nước như
thế. Không có xương có máu, ta sẽ trở về với cát bụi. Không có Đất
Nước, cuộc đời ta cũng sẽ hóa vô nghĩa mà thôi. Như Ilia Erenbua đã
từng thốt lên: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?” Đối với
những người con hướng về đất nước, đất nước chính là nguồn sống,
chính là cuộc đời.

- Bằng giọng thơ trữ tình kết hợp với chính luận kết hợp với câu cầu
khiến và điệp ngữ “phải biết’’ được nhắc đi nhắc lại hai lần; Nguyễn
Khoa Điềm như dệt nên một khúc nhạc vừa hùng tráng mà cũng thật
da diết biết bao. Tác giả s dụng những động từ mang tính kết nối như
“gắn bó” – chỉ sự gần gũi, thân thiết; “san sẻ” – chỉ sự chia sẻ đồng
lòng; và cuối cùng là từ “hóa thân” – nhấn mạnh khát vọng dâng hiến.
Nguyễn Khoa Điềm đã nhắn nhủ với chính mình, nhắn nhủ với mọi
người dân nước Việt - đặc biệt là thế hệ trẻ về sứ mệnh, nghĩa vụ thiêng
liêng của mình.

Trang 17

about:blank 17/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
18 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

- Tác giả viết nên những vần thơ ấy bằng tất cả sự trải nghiệm, thấu
hiểu của một người con đã từng trải qua và chiến đấu bảo vệ khi tổ
quốc lâm nguy; đã từng lăn lộn trong chiến trường và thấu hiểu giá trị
của hai chữ “Đất Nước” trên đôi vai mình

→ Điểm đặc biệt và cái hay trong những câu thơ trên là mặc dù mang
tính chính luận nhưng không toát lên sự khô khan, cứng nhắc như
những lời giáo huấn mà những câu thơ ấy vẫn vô cùng trữ tình, thiết
tha. Nó như một lời thủ thỉ nhẹ nhàng, ngọt ngào của tác giả đến bạn
đọc.

➔ Đoạn thơ với cấu trúc ngôn ngữ độc đáo: “Đất là…’’, “Nước là…’’,
‘’ Đất Nước là…’’, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy chiết tự,
cắt nghĩa hai từ đất nước thiêng liêng bằng tinh thần luận lí.

➔ Nếu tách ra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất nước chỉ
là một sinh thể vật chất, là một không gian sinh tồn của con người
và cá thể. Tuy nhiên nếu hợp thành một danh từ đất nước thì lại có
nghĩa như một mái nhà chở che, nuôi nấng và bảo vệ những con
người cùng chung dòng máu Lạc Hồng, cùng chung nguồn cội,
cùng chung quá khứ hào hùng.

3) Tư tưởng Đất Nước của nhân dân:

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục nối dài hành trình định nghĩa về Đất
Nước trong trái tim của mỗi người bằng cách khẳng định quan điểm Đất
Nước của nhân dân:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Trang 18

about:blank 18/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
19 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà
Điểm

- Nhà thơ đã kể, liệt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ
từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa đất nước. Đây
là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao
đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.
Trong thực tế, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn
yêu thương thủy chung để ta có những “núi Vọng Phu”, những “hòn
Trống mái” như những biểu tượng văn hóa. Chính câu chuyện của con
người đã tạo nên nét riêng cho các địa danh vốn vô tri, vô giác.
➔ Nói cách khác “núi Vọng Phu’’, “Hòn Trống Mái’’, “núi Bút’’, “non
Nghiêng’’ không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa mà
đã trở thành những cảnh vật, không gian phản ánh và chất chứa số
phận, đời sống tinh thần của nhân dân, là biểu trưng cho sự hóa
thân của những con người không tên không tuổi.
+ Đó là sự tích hòn Vọng Phu nói về tình cảm thủy chung, son sắt chờ
chồng đến hóa đá của người phụ nữ.
+ Đó là tình hòn Trống Mái gắn với truyền thuyết tình cảm vợ chồng
chung thủy. Dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước, bờ cõi này thì tình cảm
yêu thương, gắn bó vợ chồng vẫn là những tình cảm vô cùng tốt đẹp xứng
đáng được tôn vinh.
+ Nguyễn Khoa Điềm còn tôn vinh cả nền lịch s với lòng yêu nước nồng
nàn của dân tộc ta. Đó là vị anh hùng Thánh Gióng nhỏ tuổi nhưng khi
có giặc anh dũng ra trận đánh đuổi giặc Ân lấy lại độc lập cho nước nhà.
+ Đó là mảnh đất Tổ thờ vua Hùng vô cùng linh thiêng với sự quây quần
của đàn voi chín mươi chín con.
→ Tất cả những câu chuyện, những sự tích, truyền thuyết trên đều rất
thân thuộc với mỗi thế hệ con dân trên Đất nước này, trở thành niềm tự
hào vô bờ bến của chúng ta.
+ Đất nước Việt Nam còn là đất nước của những con người hiếu học. Biết
bao tấm gương nghèo vượt khó vươn kên trở thành nhân tài cho đất nước,

Trang 19

about:blank 19/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
20 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

đánh dấu công lao của mình bằng những núi Bút, non Nghiên. →Dù họ
là những người nổi tiếng hay chỉ là những con người vô danh thì họ cũng
đáng để chúng ta biết ơn, học tập và noi theo.
→ Tác giả mượn tên những địa danh nổi tiếng để ca ngợi những phẩm
chất đáng tự hào của người Việt.
+ Đất nước còn được hình thành từ những điều hết sức nhỏ bé: những
quả núi hình con cóc, con gà quây quần cũng giúp cho Hạ Long trở thành
di sản thế giới. Những ngọn núi khác cũng được đặt theo tên của các vị
anh hùng để con cháu mai sau không quên ơn họ và tôn vinh những giá
trị quý báu mà họ đã gây dựng cho nước nhà.

Với lối hành văn quy nạp, từ tất cả những câu chuyện đầy sống động
ấy, tác giả đã khái quát lên thành một chân lý, một tư tưởng:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như
một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng
nên đất nước này, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi,
dòng sông, tấc đất này.
→ Từ những cuộc đời, những hóa thân cụ thể, tác giả Nguyễn Khoa Điềm
đã thể hiện những nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó giữa
thiên nhiên và con người, giữa đất nước với nhân dân. Cũng qua khổ thơ,
tác giả đã bộc lộ được niềm tự hào khôn xiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
vóc dáng, dáng hình của quê hương và những giá trị truyền thống quý
báu của dân tộc. Đó còn là thái độ yêu thương, trân trọng, tự hào trước
những đóng góp lớn lao của thế hệ cha ông đi trước.
Cũng từ ấy, tác giả thiết tha khẳng định và khơi dậy tình yêu đất nước
trong trái tim mỗi người đọc. Một lần nữa, lời gọi dịu dàng mà da diết
lại vang lên: “Em ơi em ...”

Trang 20

about:blank 20/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
21 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước

- Tác giả đã nhìn về bốn nghìn năm lịch s đằng đẵng đáng tự hào
của dân tộc, nhưng ông không chỉ ngợi ca các triều đại: Đinh, Lí,
Trần như trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; không nói đến
những anh hùng lưu danh s sách như Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi,
Quang Trung… trong Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí
Minh, mà tập trung nói đến những con người vô danh, bình dị, hay
nói cách khác là ngợi ca tất cả nhân dân:

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp


Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

- Với giọng điệu tha thiết, ngọt ngào Nguyễn Khoa Điềm hướng
người đọc nhìn về chiều sâu quá khứ bốn ngàn năm lịch s đấu
tranh dựng nước của nhân dân. Năm tháng nào cũng người người,
lớp lớp đang ở lứa tuổi thanh xuân rực rỡ nhất, sẵn lòng ra đi để
cống hiến cho một khoảnh khắc rực rỡ của non sông
- Khi đất nước hòa bình, họ cần cù lao động để làm giàu nước, phát
triển non sông phồn hoa. Khi đất nước có chiến tranh, họ sẵn sàng
xả thân, bất luận con trai hay con gái, già hay trẻ, mạnh hay yếu,
không kể tôn giáo hay dân tộc nào, “giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh.” Là con dân nước Việt họ lên đường chiến đấu với tâm thế:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Trang 21

about:blank 21/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
22 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

Nhưng em biết không


Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Lời thơ như thủ thỉ tâm tình, như kể lại một câu chuyện cổ tích về bốn
ngàn lớp người đã sống và chết một cách bình thản, đã hy sinh cho đất
nước như thể họ được sinh ra để làm điều đó, đã cống hiến cuộc đời của
mình mà không cần một sự công nhận… Cuộc đời họ đâu ồn ào hào
nhoáng, chỉ “sống và chết – giản dị và bình tâm”, thế nhưng đó lại là
những sự hy sinh kiệt xuất nhất… Họ “làm ra Đất Nước” bởi đó là điều
trái tim mách bảo, là lý tưởng họ đã lựa chọn, là niềm tin họ luôn hướng
về. Họ đâu cần ai “nhớ mặt đặt tên”, vì niềm hạnh phúc khi được ngã
xuống vì Tổ quốc đã là một món quà vô giá… Như nhà thơ Thanh Thảo
cũng từng có những vần thơ đầy cảm động:

“Chúng con đi từng trận gió rừng


Cả thế hệ xoay trần đánh giặc”.
“Chúng tôi đi không tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi thì làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ
quốc”
Hay nhà thơ Lê Anh Xuân cùng từng viết
‘’Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công’’
→Những con người thầm lặng ấy họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm,
họ đã trở thành anh hùng, không ai nhớ mặt đặt tên chỉ giản đơn như

Trang 22

about:blank 22/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
23 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

người ta thường gọi: chiến sĩ vô danh nhưng họ là những người bất t,
hoá thân cho dáng hình xứ sở trường tồn.
➔ Tác giả thể hiện lòng biết ơn, ngợi ca những con người hy sinh thầm
lặng vì tổ quốc. Khi viết về những con người bình dị ấy, dường như
cảm xúc của tác giả thể hiện niềm tự hào ngưỡng mộ về trách nhiệm
của họ với núi sông đồng thời cũng đặt ra một vấn đề cho thế hệ trẻ
lúc ấy (thời kỳ chống Mỹ) là đã có bốn nghìn thế hệ truyền tay nhau
giữ nước và giờ đây đến thế hệ chúng ta khi Tổ quốc lâm nguy, liệu
chúng ta có ngoảnh mặt làm ngơ được không.

NHÂN DÂN LÀM NÊN VĂN HÓA:


Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Những động từ “giữ’’, “chuyền’’ và ‘’ truyền’’ cho thấy nhân lưu giữ và
lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt từ đời
này sang đời khác, từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
- Không những lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước, nhân dân còn
có trách nhiệm truyền lại cho con cháu mai sau những giá trị văn
hoá, tinh thần, vật chất của đất nước: từ hạt lúa, ngọn la, tiếng nói,
tên làng, tên đất; từ việc phải biết cấy trồng, đắp đập be bờ
→Họ xây dựng và chuẩn bị kĩ càng cho thế hệ mai sau.
- Họ giữ gìn cuộc sống đến việc chống thù trong, giặc ngoài. với các
động từ ‘’chống’’, ‘’vùng lên đánh’’ tác giả đã nhấn mạnh và khẳng
định tinh thần kiên cường, bất khuất, sẵn sàng dẹp giặc để giữ yên
non sông, gấm vóc. Từ đó, nhà thơ đưa ta đến tư tưởng ngọn nguồn
của vẻ đẹp văn hóa dân gian:

Trang 23

about:blank 23/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
24 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân


Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của ca dao, thần thoại”
- Với ý thơ trên tác giả đã khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng đất
nước của nhân dân. Đất nước do nhân dân khai hoang, phát triển
để phồn hoa và nhân dân cũng là người đứng lên cầm vũ khí để bảo
vệ từng tấc đất, con sông. Thế nên đất nước này là của nhân dân
chứ không phải của riêng bất kì một ai, một người có quyền lực hay
triều đại nào như nhiều người thời trước vẫn quan niệm.
- Ở câu thơ thứ hai, nhà thơ lại một lần nữa khẳng định “Đất nước
của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Điệp ngữ chuyển
tiếp “Đất nước của nhân dân” được lặp lại như thêm một lần nữa
nhấn mạnh về sứ mệnh thiêng liêng của nhân dân đối với Đất Nước.

- Vế thứ hai, nhà thơ nhấn mạnh “Đất Nước của ca dao thần
thoại”. Nhắc đến ca dao thần thoại ta lại càng nhớ đến nhân dân, vì
hơn ai hết, Nhân dân lại là người tạo ra văn hóa, tạo ra ca dao thần
thoại. Mà đất nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất Nước tươi
đẹp vô ngần như vầng trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như
nguồn sữa mẹ nuôi ta lớn nên người. Và không phải ngẫu nhiên tác
giả nhắc tới hai thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian. “Thần
thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân
dân. Còn “ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình
yêu thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan.

→ Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả năng
phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất.
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu

- Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu
của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca dao:

Trang 24

about:blank 24/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
25 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

“Yêu em từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”

Thi nhân đã viết nên lời chân tình của chàng trai đang yêu “Dạy anh biết
yêu em từ thuở trong nôi”. Tình yêu của chàng trai ấy không phải là ngọn
gió thoáng qua, không phải là lời của bướm ong mà là lời nói là nghĩ suy
chân thật. → Ý thơ đã khẳng định được một tình yêu thủy chung bền
vững không gì có thể đếm đong được. Nhân dân dạy ta biết yêu thương
lãng mạn, đắm say thủy chung với những câu ca dao ấy.

→ Đây là phát hiện mới của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ, từ xưa đến nay,
nói đến nhân dân, người ta thường nghĩ đến những phẩm chất cần cù
chịu khó, bất khuất kiên cường. Còn ở đây tác giả lại ngợi ca vẻ đẹp trẻ
trung lãng mạn trong tình yêu, những mối tình từ thưở ấu thơ cho đến
lúc trưởng thành.

- Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu
sắc, ca dao đã “dạy anh biết” – Sống trên đời cần quý trọng tình
nghĩa, phải “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”. Câu thơ
ấy lấy ý từ ca dao:

“Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”.

→Nhân dân đã dạy ta rằng: ở đời này còn có thứ quý hơn vàng bạc, châu
báu ngọc ngà… Đó là tình nghĩa giữa con người với con người; là công
sức và tâm huyết ta dành khi làm một việc gì đó không cầu dành lợi. Bởi
vậy, nghĩa với tình còn nặng hơn nhiều lần giá trị vật chất.

- Không những thế nhân dân còn đã dạy ta phải biết quyết liệt trong
căm thù và chiến đấu “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù
mà không sợ dài lâu”. Hai câu thơ đã gợi lại biết bao cuộc kháng
chiến oanh liệt, trường kì của nhân dân trong biết bao cuộc chiến vệ

Trang 25

about:blank 25/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
26 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

quốc vĩ đại. Từ thuở lập nước, ông cha ta đã luôn phải đương đầu
với nạn ngoại xâm. Cuộc chiến đấu giành độc lập tự do nào cũng
kéo dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Sau cả nghìn năm
Bắc thuộc nhân dân vẫn đứng lên giành chủ quyền, rồi đến 100 năm
đô hộ giặc Tây… th hỏi nếu không có sự kiên trì bền bỉ và khát
vọng tự do mãnh liệt, dân tộc bé nhỏ này làm sao có thể vượt qua
bao nhiêu khó khăn gian khổ, mất mát hi sinh để đến ngày toàn
thắng.

Để rồi, tình cảm thiết tha trìu mến dành cho nhân dân, cho đất nước
lại càng trào dâng nơi đầu ngọn bút:

Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu


Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

- Bốn câu thơ gợi cho ta hình ảnh của những dòng sông, những dòng
sông không biết đến từ bến bờ nào nhưng khi hòa vào đất Việt lại vang
lên biết bao câu hát điệu hò.

- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm làm ta nhớ đến những điệu hò hùng
tráng trên sông Mã, điệu ca Huế ngọt ngào trên sông Hương và điệu
hò kéo lưới mạnh mẽ ở miền Trung, hay đờn ca tài t tha thiết trên
sông Tiền, sông Hậu ở miền Nam.

- Và “dòng sông” ấy vừa có ý nghĩa là dòng sông của quê hương đất
nước nhưng vừa có ý nghĩa là dòng sông Văn Hóa, dòng sông Lịch s.
Dân tộc ta có 54 dân tộc anh em, là 54 dòng chảy văn hóa đa dạng
“trăm màu, trăm dáng”.

→Và đó chính là sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam đã
vun đắp phù sa qua bao năm tháng thăng trầm để làm nên một đất
nước đậm đà bản sắc dân tộc.

Trang 26

about:blank 26/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO
27 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

→ Qua đoạn thơ trên, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã để lại âm hưởng ca
dao, dân ca đặc sắc nhưng không lấy lại nguyên văn mà sáng tạo làm nên
một ý thơ riêng mềm mại, tài hoa và giàu tính triết lý. Điệp ngữ “Đất
Nước” được nhắc lại nhiều lần cùng với việc nhà thơ luôn viết hoa hai từ
“Đất Nước” tạo nên một tình cảm thiêng liêng xiết bao tự hào về non sông
gấm vóc Việt. Dù chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã
kết hợp các đặc sắc nghệ thuật như kho tàng tri thức, sáng tạo chất liệu
văn hóa dân gian, tư duy nghệ thuật đậm chất chính luận, giọng thơ trữ
tình đằm thắm… để tạo nên những lời ca in sâu trong trái tim mỗi bạn
đọc. Khổ thơ cuối cũng như toàn bộ bài thơ “Đất Nước” đã mang đến
những cảm nhận riêng biệt, độc đáo và mãnh liệt về đất nước cùng tư
tưởng tiến bộ trong góc nhìn của người cầm bút. Bài thơ không chỉ có giá
trị thức tỉnh thời bấy giờ mà còn là lời nhắc cho hàng triệu lớp con cháu
hôm nay và mai sau.

Trang 27

about:blank 27/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO

More from:
Huyen

by ig:
ue_hyen12th4
88
documents

Go to Studylist

ĐẤT NƯỚC (Nguyễn


Khoa Điềm)
50
Văn học
99% (339)
Việt…

DAT NUOC NANG


CAO - tai lieu nang…
36
literature 100% (56)

TTS - Vợ chồng A
Phủ - Chuyên sâu…
60
Tốt
99% (80)
nghiệp…

VĂN HỌC 12 - Mở
bài, Chuyển ý và Kế…
14
Văn học
100% (35)
Việt…

TÂY TIẾN - Phân tích


literature 98% (141)
22

about:blank 28/29
6/14/24, 5:53 PM ĐẤT NƯỚC PHÂN TÍCH NÂNG CAO

TÂY TIẾN - phân tích


chi tiết
11
Văn học
98% (102)
Việt Nam

about:blank 29/29

You might also like