Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT


I. Khái quát về xã hội học.
1. Đặt vấn đề.
- Xã hội học là một ngành khoa học ra đời muộn so với nhiều ngành khoa học, song Xã hội
học có những đóng góp thiết thực trong hoạt động thực tiễn. Sự tồn tại và phát triển của nó
gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Ra đời muộn nhưng những đóng góp của xã hội học cho thực tiễn là không nhỏ.
- Xã hội học dựa trên 2 tiền đề cơ bản của mọi khoa học:
+ Tiền đề thứ nhất cho rằng giới tự nhiên có tính quy luật.
+ Tiền đề thứ hai cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên đều có nguyên nhân tự nhiên.
 Mục đích phát hiện ra “quy luật” nhằm tránh sự ám thị, ngộ nhận do giữa các khoa học là
khác nhau.
 Quy luật do xã hội học pháp luật phát hiện ra nó sẽ khác quy luật do khoa học khác phát hiện
ra.
- Việc áp dụng quy luật do xã hội học pháp luật phát hiện ra nó phụ thuộc vào “điều kiện,
hoàn cảnh và lịch sử” của xã hội cụ thể. (Ở đâu? Khi nào? Với ai?)
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của xã hội học pháp luật.
- Quá trình thay đổi về hệ thống chính trị xã hội.
+ Xuất phát điểm ở các Tây Âu: Ý, Tây Ban Nha, Anh,...
+ Đỉnh điểm cách mạng công nghiệp ở Anh, đại cách mạng tư sản Pháp. Nguyên nhân lớn
do đảo lộn đời sống xã hội và ảnh hưởng toàn Châu Âu.
+ Sau cách mạng công nghiệp Anh: Xuất hiện các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm
thương mại,... dẫn đến “quá trình đô thị hoá được đẩy nhanh” (quá trình chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp và nơi cư trú).

✔ Ở nông thôn: đô thị hoá theo chiều rộng, tức là làm tăng diện tích đô thị và quy mô

dân số. Trong hệ thống đô thị làm xuất hiện thêm nhiều điểm đô thị mới, chuyển từ tam
nông (nông thôn, nông nghiệp, nông dân) sang phi tam nông.
✔Ở thành thị: đô thị hoá theo chiều sâu, tức là tập trung nguồn lực để xây dựng và phát

triển để nâng cao chất lượng đô thị. Thường xuất hiện ở các đô thị lớn và các nước đang
phát triển.

✔ Ngoài ra, còn có đô thị hoá theo chiều rộng và theo chiều sâu. Chẳng hạn, ở Việt Nam

đang hướng đến vừa đô thị hoá theo chiều rộng, vừa đô thị hoá theo chiều sâu.
 Biến đô thị đó thành nam châm có lực hút cực lớn và liền ngay sau đó tạo nên sự dịch chuyển
dân cư khổng lồ. Sự dịch chuyển này vừa tạo nên khủng hoảng thừa, vừa tạo nên khủng
hoảng thiếu. “Thiếu” và “thừa" ở đây là nguồn nhân lực: thiếu ở nơi xuất cư, thừa ở nơi nhập
cư. Từ đó, dẫn đến cân bằng tuổi tác, giới tính,... tạo ra vấn đề xã hội to lớn ở xuất cư, dẫn
đến sự đòi hỏi cao về nguồn nhân lực (trình độ, kỹ năng,...) tạo ra nhiều nguồn nhân lực
không có việc làm ở nơi nhập cư. Đây là một trong những nguyên nhân nảy sinh vấn đề xã
hội, quan trọng nhất là vấn đề “thất nghiệp” dẫn đến nhiều vi phạm pháp luật, vấn đề của mọi
xã hội. Sự đổ dồn dân cư vào đô thị tạo nên nhóm dân cư đa ngôn ngữ, đa văn hoá, đa tôn
giáo,... dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Ngoài ra, còn xuất hiện "tính ẩn danh xã hội cao” ở nơi
đa sắc thái, đa văn hoá, đa tôn giáo do sự xung đột, mâu thuẫn. Tuy nhiên, nơi nào “tính ẩn
danh xã hội cao” là đất màu mỡ cho vi phạm pháp luật.
+ Biến động kinh tế, chính trị, tôn giáo,... dông dập ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội.
=> Các nhà quản lý, khoa học quan tâm, xem xét và đánh giá.
- Tính hạn hẹp trong vấn đề khoa học thực chứng.
- Sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới.
- Xã hội mâu thuẫn pháp luật (hình thức).
 Kết luận: Khoa học này ra đời có thể giải thích được những biến đổi của đời sống xã hội, từ
đó đưa ra giải pháp để trị lành những “vết thương" của xã hội này.
Câu hỏi: Trước cách mạng tư sản, giới nào ảnh hưởng nhất đối với xã hội? Giới này có ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát triển hay không phát triển của khoa học?
Trả lời: Trước cách mạng tư sản, giới có ảnh hưởng nhất là tăng lữ, giáo hội, nhà thờ. Giới
này có sức ảnh hưởng rất lớn. Vì, giáo hội, nhà thờ tin vào Chúa. Mọi vấn đề trong xã hội đều do
Chúa tạo ra. Quyền lực của giáo hội, nhà thờ lúc này vô cùng lớn. Đây là điểm đi ngược lại khoa
học, cản trở sự phát triển của khoa học. Xét về bối cảnh xã hội, giáo hội, nhà thờ sẽ đúng. Xét về
khoa học, giáo hội sẽ sai. Khoa học chết do những người nghiên cứu khoa học đã đi ngược lại với
giáo điều. Trong bối cảnh này, khoa học không thể phát triển. Sau cách mạng tư sản, chế độ
phong kiến sụp đổ, chủ nghĩa tư bản phát triển đề ra tư tưởng “tự do – bình đẳng – bác ái”. Từ
đây, sự ảnh hưởng của nhà thờ sẽ “giảm xuống” tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thể đưa ra
những sáng kiến của mình.
Câu hỏi: Tại sao tính ẩn danh xã hội cao là mảnh đất màu mỡ cho hành vi vi phạm pháp
luật?
Trả lời: Tính ẩn danh xã hội cao là sự hiểu biết của các cá nhân, các chủ thể xã hội về nhau
rất thấp. Nơi có tính ẩn danh xã hội cao thì con người dễ buông lỏng hành vi của mình hơn so với
nông thôn, tức là họ trở thành những "chân rết" của xã hội. Họ thường thực hiện những hành vi
mà mọi người không mong muốn. Đô thị xảy ra nhiều vấn đề xã hội hơn nhưng con người ít hiểu
biết, ít quan tâm nhau hơn. Ở nông thôn, hàng xóm láng giềng hay quan tâm đến đến mọi mặt của
một cá nhân hay gia đình nào đó, còn ở đô thị, mọi người chỉ biết một phần rất nhỏ nhau. Chẳng
hạn, ở Sài Gòn, người ta không biết hàng xóm cạnh mình làm nghề gì cho đến khi phát hiện họ bị
bắt buôn lậu hay buôn bán ma tuý,... Vấn đề đặt ra, con người cũng phải điều chỉnh hành vi cho
phù hợp. Xã hội biến động lớn làm đảo lộn trật tự, giá trị đời sống xã hội, thay đổi đời sống xã
hội cũ thành đời sống xã hội mới làm con người trở nên “vô cảm” và lơ là trước các hành vi vi
phạm pháp luật hoặc không tố giác các hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử, đứng trước tai nạn
giao thông thì không ai giúp do họ bận, do họ sợ ảnh hưởng với mình và do họ sợ bị lừa đảo...
Thu nhập thấp cao ảnh hưởng rất lớn nhu cầu bản thân, gia đình và xã hội thay đổi nên có thể dẫn
đến vi phạm pháp luật để tạo ra thu nhập lớn phụ vụ nhu cầu con người. Tóm lại, kinh tế phát
triển thì đời sống con người thay đổi.
II. Đối tượng – chức năng của xã hội học pháp luật.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Xã hội học (khoa học mẹ) là gì? Các nhà khoa học đã tranh cãi với nhau một thời gian dài do đó
đặt đối tượng nghiên cứu xã hội học vào vấn đề không rõ ràng => Khủng hoảng lý luận một thời
gian dài.
- Về mặt thuật ngữ, xã hội học (scociology) được ghép nối hai từ: Societas tiếng Latinh
nghĩa là xã hội và Logos tiếng Hy Lạp là học thuyết.
- Thời gian gần đây, các tranh cãi giữa các nhà khoa học dừng lại khi nhận ra không có một
kiểu phát triển nhất định của xã hội. Mỗi xã hội của một đặc trưng riêng. Từ đó, sẽ không
có câu trả lời duy nhất xã hội học là gì.
 Câu trả lời xã hội học là gì mang tính “mở”, tuỳ vào tình huống, tuỳ vào xã hội thì sẽ có câu
trả lời nhất định. Điều đó dẫn đến có bao nhiêu nhà xã hội học thì sẽ có bấy nhiên câu trả lởi.
- Một số quan điểm xã hội học:
+ GS. Phạm Tất Dong và các cộng sự: “Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật
hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội”.
+ PGS. TS Nguyễn Minh Hoà “Xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống các quan
hệ xã hội xuyên qua các sự vật, hiện tượng và quá trình xã hội”.
 Dù là nhận định như thế nào thì vẫn xoay quanh hai phạm trù, hai phạm trù cơ bản của mọi
khoa học là "con người” và “xã hội”. Việc áp dụng quy luật của XHH phụ thuộc vào “điều
kiện, hoàn cảnh và lịch sử”. Mỗi một khoa học có một góc nhìn riêng và không có cùng một
cách tiếp cận. Còn xã hội học sẽ tìm sẽ nguyên nhân, giải pháp và hệ quả tác động của một
vấn đề trong xã hội. Xã hội học sẽ nhìn dưới lăng kính của nó đi liền với cụm từ “dưới góc
nhìn của xã hội học pháp luật,..."
Xã hội học pháp luật là gì? Theo Từ điển XHH: “XHH pháp luật là tên gọi một lĩnh vực nghiên
cứu rộng dành cho XHH và khoa học pháp lý; một sự quy chiếu giữa pháp lý và xã hội đều trở
thành chủ đề của XHH pháp luật”.
- XHH pháp luật có 02 đặc điểm mang tính chất cơ bản:
+ Chuẩn mực xã hội.
+ Chế tài.
 Quy định rõ ràng hơn, bao quát hai lĩnh vực XHH và khoa học pháp lý. XHH là khoa học có
nhiều phân ngành nhất như XHH tôn giáo, XHH nông thôn, XHH văn hoá, XHH kinh tế,...
XHH pháp luật cũng là một phân ngành của XHH gây ra sự cạnh tranh, tranh cãi rất lớn và
giành giật giữa hai khoa học XHH và khoa học pháp lý. XHH cho rằng XHH pháp luật là con
XHH, khoa học pháp lý cho rằng XHH pháp lý là con của khoa học pháp lý.
- Đối tượng nghiên cứu: Khoa học này luôn luôn phải có tính xã hội và tính pháp lý.
Ví dụ: Ly hôn ở nông thôn và thành thị,...
- Đối tượng nghiên cứu của XHH pháp luật gồm:
+ Quy luật, tính quy luật chịu sự phát triển và tồn tại của pháp lý.
+ Tính quy luật của XHH pháp luật.
+ Bản chất, phân loại, hậu quả của hành vi lệch chuẩn mực xã hội.
+ Khía cạnh xã hội của việc xây dựng pháp luật. Hệ thống pháp luật, mục đích xã hội.
+ Ý thức pháp luật.
 Thời điểm mới xuất phát, đối tượng nghiên cứu của XHH pháp luật hơi nghiên về xã hội và
không khác gì khoa học XHH, khoa học mẹ của nó. Điều đó sẽ không có ý nghĩa gì. Tuy
nhiên, nếu XHH pháp lý nghiêng về khoa học pháp lý thì cũng không ổn. Vấn đề này làm cho
XHH pháp luật khủng hoảng về mặt lý luận trong một thời gian dài. Do đó, XHH pháp luật
phải bao hàm luôn XHH và khoa học pháp lý thì sẽ rộng hơn. Ngày nay, chúng ta không cần
đặt nặng XHH pháp luật nghiêng về bên nào mà quan trọng tri thức, kiến thức của nó tiếp cận
vấn đề gì, và vấn để đó ở đâu và nghiên cứu để giải quyết vấn đề gì. Tóm lại, nghiên cứu đó
có mang lại lợi ích cho xã hội hay không.
2. Chức năng của xã hội học pháp luật.
Bất kỳ khoa học nào xuất hiện đều có một chức năng, chức năng đó đóng góp cho thực tiễn. XHH
pháp luật sẽ có nhiều chức năng ở trong các tài liệu khác nhau.
Tuy nhiên, XHH pháp luật có ba chức năng cơ bản:
 Chức năng nhận thức:
- Qua nghiên cứu, điều tra XHH pháp luật giúp chúng ta nhận thức một cách đầy đủ và sâu
sắc những điều sau:
+ Các chức năng xã hội của pháp luật.
+ Thực trạng và diễn biến của tình hình vi phạm pháp luật.
+ Các khuynh hướng và quy luật vận động, phát triển của pháp luật.
+ Có cơ sở khoa học để nhìn các vấn đề xã hội một cách khách quan, không thành kiến.
Hay nói cách khác bằng những dữ liệu đó XHH pháp luật sẽ cho chúng ta nhìn những vấn
đề xã hội theo góc nhìn mới một cách đúng bản chất, mới mẻ, không phê phán dù đây
những là vấn đề xã hội cũ. Chúng ta không được nhầm lẫn giữa góc nhìn mới và vấn đề
mới. XXH pháp luật không tìm ra những vấn đề mới mà tìm ra góc nhìn mới của vấn đề
cũ. Đó là góc nhìn với những vấn đề xảy ra thường xuyên, liên tục trong xã hội mà chúng
ta chưa hiểu hết được. Do cái chúng ta nhìn là đúng sự thật, bản chất nhưng suy nghĩ về nó
là chưa chắc đúng sự thật, đúng bản chất. Khoa học XHH pháp luật không nhìn để đánh
giá mà đi sâu vào bản chất để đánh giá. Từ việc nhìn đúng bản chất sẽ đưa ra những ý
kiến, giải pháp phù hợp và phản ánh đúng một vấn đề. Tóm lại: Không phát hiện vấn đề
mới mẻ mà có góc nhìn mới mẻ về vấn đề đã cũ; với khoa học này, tất cả những vấn đề
đều là vấn đề xã hội.
Ví dụ: Bài bạc ở Việt Nam được gắn với cụm từ “tệ nạn xã hội”, tuy nhiên, cốt lõi ở chức năng
nhận thức là chúng ta đã rơi vào “thành kiến, phê phán” khi con người, xã hội và pháp luật gọi nó
là “tệ nạn xã hội”. Gọi là tệ nạn thì đưa ra giải pháp là "xoá bỏ, bài trừ” nhằm làm giảm hoặc biến
mất. Nhìn sai sẽ phán quyết sai, phán quyết sai thì gây ra hậu quả tiêu cực. Với góc nhìn này chỉ
có thể chặn đứng được một dòng chảy tệ nạn nhưng sẽ dẫn đến sự tích tụ và tràn ra bên ngoài.
 Xã hội học pháp luật không ủng hộ mà đưa ra góc nhìn phù hợp. Vấn đề giải quyết triệt để là
hoàn toàn không thể.
 Chức năng thực tiễn:
- Chức năng nhận thức có mối quan hệ biện chứng với nhau vì chỉ có khi nhân thức được
quy luật, tính quy luật thì xã hội học pháp luật mới có những đóng góp sau:
+ Đề xuất và xây dựng các chính sách pháp luật đúng đắn, kịp thời và phù hợp với các đặc
điểm, tình hình phát triển của xã hội.
+ Góp phần bổ sung, cung cấp các thông tin, số liệu, luận cứ thực tiễn cần thiết cho khoa
học pháp lý.
 Khi nghiêm cấm, bài trừ thì dễ dẫn đến hoạt động mạnh mẽ một cách bí mật từ đó chính là
mảnh đất màu mỡ cho các hành vi vi phạm pháp luật và bệnh tình dục. Giải pháp chúng ta
đưa ra hiện nay đẩy những người có nhu cầu thực hiện hoạt động như đánh bạc, mại dâm,...
sang các nước ngoài. Bên cạnh đó, giải pháp này dẫn đến tiêu cực an ninh trật tự do từ hành
vi đó phát sinh thêm nhiều vấn đề tiêu cực khác (ví dụ: đánh bạc sẽ phát sinh cho vay nặng
lãi); thất thoát về mặt tài chính do dòng tiền của nước ta chảy sang nước ngoài (ví dụ: người
Việt Nam hay sang Campuchia đánh bài). Về mặt nhận thức đưa ra góc nhìn mới nên đề ra
biện pháp phù hợp trong thực tiễn.
 Chức năng dự báo:
- Qua nghiên cứu xã hội học pháp luật đưa ra những dự báo về:
+ Thực trạng của vấn đề xã hội, sự kiện pháp luật.
+ Cấp độ và các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội của pháp luật.
+ Xu hướng biến đổi, vận động và pháp triển của sự kiện pháp luật đó.
 Xã hội học pháp luật không phải là khoa học về dự báo nhưng bằng nghiên cứu của mình,
bằng phương pháp điều tra của mình nên xã hội học pháp luật có khả năng dự báo, giải pháp
phù hợp trong tương lai gần hoặc xa. Chức năng dự báo có độ chính xác rất cao. Quan trọng
nhất là với khả năng dự báo những vấn đề xã hội với độ chính xác cao thì sẽ đưa ra những
phương pháp, biện pháp phù hợp. Muốn dự báo thì phải tìm những cứ liệu có trước đó.
Chẳng hạn, nghiên cứu về vấn đề sống thử của thanh thiếu niên thì phải xem xét số liệu các
năm trước đây. Do đó, bằng việc dự báo sẽ hạn chế được những hậu quả xấu như nạo phá
thai, giống nòi,... Ở đây cần có sự vào gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, sự cộng tác
của gia đình rất lớn. Khi nghiên cứu và nhận diện đúng thì sẽ đưa ra tác động phù hợp.

CHƯƠNG II. HÀNH VI PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN


I. Khái niệm và đặc điểm của hành vi pháp luật cá nhân.
1. Khái niệm của hành vi pháp luật cá nhân.
03 khái niệm:
 Hành vi: Hành vi là một khái niệm rất rộng bao trùm hai hành vi còn lại là hành vi xã hội
và hành vi pháp lý.
 Hành vi pháp luật:
- Là hành vi được kiểm soát bằng ý thức và ý chí, được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp
luật và kéo theo đó là những hậu quả pháp lý.
- Là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập – hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Tuy
nhiên, nhiều người hay nhầm lẫn là hành vi pháp luật chỉ là những hành vi tuân thủ pháp
luật. VD: Vượt đèn đỏ hay dừng đèn đỏ thì vẫn là hành vi pháp luật,...
 Phải đáp ứng điều kiện: có ý thức, có ý chí và thực hiện hành vi. Điều này có nghĩa là khi
xem xét một hành vi có phải là hành vi pháp luật hay không thì phải xem chủ thể đó là ai?
 Hành vi xã hội: Được thực hiện bởi chủ thể xã hội hướng tới chủ thể xã hội khác. Gửi đến
chủ thể xã hội khác một thông điệp hay thông tin gì đó. Hành vi đó gắn với một ý nghĩa là
sự thiện cảm, gây hấn,...
 Ngoài ra, hành vi còn có hành vi vật lý, sinh học,... bản năng do con người thực , nó không
là hành vi xã hội và không là hành vi pháp luật. hiện
 Hằng ngày, con người thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau.
Câu hỏi: Thầy Túc đá lông nheo thì có phải là hành vi xã hội hay không?
Trả lời: Giả sử, thầy Túc không đá lông nheo với ai thì đây không là hành vi xã hội. Chẳng
hạn, thầy Túc tập đá lông nheo trước gương. Ngược lại, nếu hướng đến một chủ thể khác mang
một ý nghĩa cảm xúc thì đây là hành vi xã hội. Chẳng hạn, thầy Túc đá lông nheo với một cô gái
sự yêu thích.
Câu hỏi: Thầy Túc chạy xe từ trường về nhà mà không đội nón bảo hiểm?
Trả lời:

✔ Về mặt chủ thể, hành vi được thực hiện bởi Thầy Túc, có ý thức và có ý chí.

✔ Về mặt thời gian, có những hành vi sau một thời gian nó được điều chỉnh bởi quy phạm

pháp luật thì sẽ trở thành hành vi pháp luật. Tình huống trên chưa có đề cập đến thời gian:
Giả sử: 1/ Trước 01/01/2002, hành vi không đội nón bảo hiểm chưa là hành vi pháp luật; 2/ Từ
sau 01/01/2002, hành vi không đội nón bảo hiểm được quy phạm pháp luật điều chỉnh nên đây là
hành vi pháp luật.

✔ Về mặt hành vi, thầy Túc điều khiển mô tô không đội nón bảo hiểm (hành vi bất hợp

pháp).

✔ Về mặt không gian, từ nhà đến trường (không gian được điều chỉnh bởi quy phạm pháp

luật). VD: Chạy xe trong sân thì không là hành vi trái pháp luật,...
2. Đặc điểm của hành vi pháp luật của cá nhân.
- Mang ý nghĩa xã hội: Quy phạm pháp luật ra đời nhằm phục vụ nhu cầu xã hội, phục vụ
nhu cầu cá nhân.
- Được quy định một cách rõ ràng: Đây không phải là dạng mơ hồ, chung chung. Nó quy
định một cách cụ thể.
VD: 0168 BLHS quy định rõ ràng cấu thành tội phạm của Tội cướp tài sản,...
- Chịu sự kiểm soát của Nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thực hiện
chức năng riêng.
- Dẫn đến hoặc khả năng dẫn đến hậu quả pháp luật.
- Mang dấu hiệu tâm lý: Đứng trước việc thực hiện hành vi thì phải tính toán, suy nghĩ, ý
chí,...
II. Các loại hành vi pháp luật của cá nhân.
1. Hành vi bất hợp pháp (hành vi vi phạm pháp luật).
Cấu thành vi phạm pháp luật:
- Mặt khách quan: Hành vi trái pháp luật.
- Khách thể: Quan hệ xã hội bị xâm hại.
- Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích.
- Chủ thể: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi.
2. Các dấu hiệu phân biệt của các hành vi pháp luật của cá nhân.
Có hai loại:
- Hành vi hợp pháp
- Hành vi bất hợp pháp
 Xem xét dựa vào các điều kiện để phân tích, phân loại hành vi.
 Phân biệt hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp:
- Giống:
+ Đều là hành vi của những chủ thể tương tự: Có đầy đủ năng lực hành vi.
+ Được thực hiện trong cùng một môi trường – pháp luật: Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có
hệ thống pháp luật riêng do đó phải xác định chính xác không gian.
+ Có những chức năng nhất định: Hành vi hợp pháp thì mang chức năng rõ ràng, hành vi
bất hợp pháp nâng cao giá trọ hành vi bất hợp pháp và giúp hoàn thiện quy phạm pháp
luật.
+ Sử dụng những công cụ hạn chế để kiểm soát và điều chỉnh hành vi con người.
- Khác:
TIÊU CHÍ SO SÁNH HÀNH VI HỢP PHÁP HÀNH VI BẤT HỢP PHÁP
Giúp củng cố các mối quan hệ Làm phương hại các mối quan
Ý nghĩa xã hội
xã hội. hệ xã hội
Có ý thức, có hiểu biết thì
nhận thức được trách nhiệm, Thường xuất pháp từ vụ lợi,
Dấu hiệu tâm lý nghĩa vụ, nhận thức nhu cầu ích kỷ, hận thù,...
bản thân phù hợp xã hội,...

Đặc điểm pháp lý Quy phạm cho phép hoặc quy


Quy phạm nghiêm cấm.
(dấu hiệu quan trọng nhất phạm bắt buộc.
để phân biệt)
Chức năng kiểm soát của Mục đích bảo vệ, giữ gìn và Mục đích hạn chế, phòng
nhà nước tạo điều kiện cho việc hoàn chống và triệt tiêu.
thiện những hành vi này trên
thực tế.
Thuận lợi với chủ thể. Trách nhiệm pháp lý.
Hậu quả pháp lý

3. Bản chất của hành vi vi phạm pháp luật cá nhân.


- [Nhu cầu lợi ích méo mó, biến dạng tăng] => [Tội phạm tăng] => [Chênh lệch giữa nhu
cầu và khả năng của con người]
- Đây là đặc điểm cơ bản của thời kỳ kinh tế đi xuống, tình trạng khủng hoảng xã hội và tiền
khủng hoảng xã hội.
III. Quá trình xã hội hoá.
Quá trình tác động đến HVPL của cá nhân: Quá trình xã hội hoá của cá nhân là khác nhau bởi
điều kiện, môi trường,... khác nhau.
1. Khái niệm.
- Xã hội hoá: Lần đầu tiên xuất hiện trong khoa học này nó được hiểu là xã hội hoá cá nhân.
Khi đó chỉ cần nói xã hội hoá thì sẽ hiểu là xã hội hoá cá nhân. Ngày nay, xã hội hoá được
nhiều lĩnh vực vay mượn để mô tả về lĩnh vực của mình cho nghĩa rộng hơn như xã hội
hoá giáo dục, xã hội hoá y tế,... Những cụm từ đó ngày càng trở nên quen thuộc. Ngày
trước, mục đích của xã hội hoá là làm cho lĩnh vực đó phát triển hơn, tiến bộ hơn. Chẳng
hạn, ngày trước, nhà nước trực tiếp quản lý giáo dục, y tế,... về nội dung và con người.
Tóm lại, xã hội hoá ở đây có nghĩa là doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có thể đầu tư
vào ngành nghề, lĩnh vực đó để phát triển.
- Khái niệm xã hội hoá cá nhân:
+ Là quá trình cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, được xã hội tiếp cận.
+ Quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hoá xã hội.
+ Quá trình cá nhân học tập lẫn nhau.
+ Quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng
mong đợi của xã hội nhất định. Có nghĩa là mỗi một xã hội có mô hình hành vi riêng.
 Định nghĩa chuẩn xác nhất của Trường Đại học Tennessee: “Xã hội hoá là một quá trình học
hỏi để một con người động bật trở thành con người xã hội”. Mặc dù chưa có công trình
nghiên cứu nào chứng minh tính đúng đắn của định nghĩa này. Tuy nhiên, định nghĩa này
được hiểu là khi sinh ra chúng ta là một con người động vật không có cảm xúc, tư duy,...
nhưng khi lớn lên thì nhờ vào quá trình học tập và rèn luyện để trở thành con người xã hội.
- Xã hội hoá về giới (giới là về mặt xã hội, giới tính là về mặt sinh học): Là quá trình học
hỏi của các cá nhân để trở thành những người đàn ông, những người phụ nữ trong xã hội
với những khuôn mẫu tác phong theo từng giới tính trong sự mong đợi của xã hội nhất
định đối với.
 Xã hội hoá về mặt xã hội có thể biến bé trai về mặt sinh học trở thành bé bé gái và ngược lại.
Đây là vấn đề nghiêm trọng thường hay mắc phải trong xã hội hoá về giới nến không định
lượng, giải thích,... Vấn đề này đang xảy ra rất nhiều do có nhiều sự khuyến khích sai lầm.
Vấn đề này có thể xảy ra đối với bất kỳ ai.
2. Diễn biến của quá trình xã hội hoá.
- Về mặt thời gian: có nhiều quan điểm như từ khi sinh ra đến khi mất đi, từ khi nhận thức
đến không nhận thức, từ nhận thức đến trưởng thành,... Tuy nhiên, xã hội hoá bắt đầu sớm
hơn là trong bụng mẹ.
- Về không gian, có rất nhiều nơi như gia đình, nhà trường, xã hội,...
- Về lượng, gồm từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp,...
- Về chất, qua quan sát có thể thấy nó bắt nguồn từ sự bắt chước nguyên si, bắt chước có
học hỏi, bắt chước có chọn lọc,... và đỉnh cao là sự sáng tạo.
3. Nguyên tắc của quá trình xã hội hoá.
- Nếu một cá nhân bị khiếm khuyết về mặt sinh học thì còn phải trải qua 4 quá trình xã hội
hoá đặc biệt.
- Nếu cá nhân không tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình XHH thì phải thực hiện lại.
- Nếu cá nhân không đủ 1 đoạn quá trình XHH thì phải thực hiện chương trình tái xã hội
hoá hay tái hoà nhập.
- Qúa trình xã hội hoá bước đầu phải làm cho cá nhân có khả năng hoà nhập vào nhóm xã
hội cụ thể và sau đó có khả năng vào trong xã hội chung.
4. Các tác nhân xã hội hoá.
- Mỗi cá nhân chịu rất nhiều tác động trong chương trình xã hội hoá.
- Đây là 05 tác nhân cơ bản hiện nay:
 Gia đình:
+ Gia đình là tác nhân xã hội hoá đầu tiên và quan trọng đối với tất cả các cá nhân.
+ Gia đình chính là đại diện cho cả thế giới rộng lớn xung quanh.
+ Đứa trẻ tiếp xúc với thế giới tự nhiên và thế giới loài người qua chính gia đình.
+ Qua những thông tin có lời và không lời gia đình sẽ truyền dạy cho trẻ một số nguyên
tắc xã hội.
 Trong gia đình có một giai đoạn phải nhớ đó là giai đoạn phát cảm ngôn ngữ. Đây là được
xem là giai đoạn quan trọng nhất. “Phát ra” và “cảm nhận”. Phát và nhận ở đây là phát nhận
thông tin. Giai đoạn phát cảm này nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp và tiếp nhận thông tin.
Nhu cầu này giúp phát triển khả năng ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ là cách tốt nhất để phát
triển tư duy và nhận thức. Cho nên nếu giai đoạn này gia đình thực hiện không tốt thì dẫn đến
hậu quả không mong muốn. Để thoả mãn nhu cầu giao tiếp ở giai đoạn phát cảm ngôn ngữ thì
đứa trẻ hay “hỏi”. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của con người, giai đoạn “phát” và
“nhận” thông tin. Giai đoạn này số lượng câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Hỏi là cách tốt nhất
phát triển ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ lại là sự phát triển tư duy và nhận thức. Trong một
số trường hợp xảy ra phản ứng ngược ở giai đoạn này do sự bức tức của người nhận được câu
hỏi. Giai đoạn này đang đối mặt với sự giết chết của công nghệ trong chính gia đình. Quay lại
trẻ con trong giai đoạn phát cảm ngôn ngữ, cũng bởi tình trạng trên thì con trẻ ở giai đoạn này
đã và đang “tự kỷ về mặt xã hội”. Gia đình là tấm gương phản chiếu, mỗi gia đình mang một
sự giáo dục khác nhau.
 Nhà trường:
+ Trường học là tác nhân xã hội hoá có cấu trúc chặt chẽ và tổ chức cao.
+ Nhiệm vụ của nhà trường là truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
+ Nhiệm vụ này được thực hiện theo một qui trình đã được tính toán khoa học.
+ Quá trình này thường bắt đầu từ 3 – 4 tuổi (mẫu giáo).
 Tác nhân nhà trường ở Việt Nam còn mang nặng thành tích mà quên đi sự đào tạo về con
người. Học sinh, sinh viên Việt Nam ít được đào tạo kỹ năng mềm. tạo
 Nhóm bạn bè ngang hàng:
+ Nhóm bạn bè ngang hàng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá.
+ Nhóm bạn này khác với gia đình và nhà trường.
+ Mỗi một nhóm có đặc trưng riêng như nhóm học tập, vui chơi,..
+ Mỗi một nhóm sẽ có quy định riêng.
 Chi phối của các hành vi cá nhân trong nhóm. Thông thường, trong nhóm thể hiện rõ nhất
bản chất cá nhân. Do có vị thế và vai trò ngang nhau nên có điều kiện thể hiện rõ con người
của mình. Nhóm hoá cá nhân và ít có trường hợp cá nhân hoá nhóm. Nhòm bạn ngang hàng
ảnh hưởng ngược lại gia đình vì bố mẹ rất sợ con mình tiếp xúc với bạn xấu và khuyến khích
con mình tiếp xúc với bạn tốt. Vì, có những vấn đề mà gia đình và nhà trường không tác động
được mà chỉ có nhóm bạn bè ngang hàng mới có thể làm được điều này.
 Truyền thông đại chúng:
 Dư luận xã hội:
 Tuỳ cá nhân thì cũng sẽ có các tác nhân khác nhau, có ở người này không có ở người kia.
VD: Đàn ông không thể có tác nhân là Hội Phụ nữ, người trẻ không thể có tác nhân là Hội người
già,...

CHƯƠNG III. CHUẨN MỰC XÃ HỘI, CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ SỰ SAI LỆCH
CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT
I. Khái niệm về chuẩn mực xã hội và các loại chuẩn mực xã hội
1. Khái niệm về chuẩn mực xã hội
- Chuẩn mực xã hội là tập hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội do chính các hành vi
của xã hội đặt ra nhằm áp đặt hành vi xã hội của mỗi người.
- Luôn được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng.
- Những nguyên tắc, yêu cầu này bất biến và thay đổi theo thời gian. Những gì được gọi là
chuẩn mực ở giai đoạn này nhưng ở giai đoạn kế tiếp thì có thể không.
- Chuẩn mực xã hội cũng hướng đến sự hoàn thiện và tiến bộ khi nhận thức và tư duy con
người càng cao.
- Chuẩn mực xã hội là quy tắc, yêu cầu được đặt ra cho một cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, có
những chuẩn mực xã hội là mô hình chung.
2. Các loại chuẩn mực xã hội.
Phân loại theo 2 tiêu chí:

 Thứ nhất, phân loại theo tính chất phổ biến, gồm:
- Chuẩn mực xã hội công khai: có tính chất phổ biến ở trong một phạm vi rộng lớn, cả một
khu vực, cả một quốc gia. Nghĩa là ai ai cũng biết và nắm rõ. Họ được tiếp cận và hiểu
được chuẩn mực.
- Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn: chỉ được công bố và áp dụng trong phạm vi nhất định, thường
chỉ mang tính nội bộ trong một nhóm xã hội xác định (nhóm nhỉ: trang phục, hành vi, …)
 Thứ hai, phân loại theo tính chất được ghi chép hoặc không ghi chép.
- Chuẩn mực xã hội thành văn: là các nguyên tắc, quy định của chúng được ghi chép lại
dưới dạng văn bản. (Chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo)
- Chuẩn mực xã hội bất thành văn: quy tắc, yêu cầu của chúng không được ghi chép lại
trong văn bản, chủ yếu tồn tại, phát triển thông qua con đường truyền miệng và lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác. (Chuẩn mực đạo đức, văn hoá)
 Cả hai chuẩn mực liên quan đến chính trị, đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, tôn giáo và pháp
luật.
• Chuẩn mực văn hóa:
- Các nhận thức, suy nghĩ, giá trị và hành động mà phần lớn thành viên của một nền văn hóa
cho là chuẩn, đặc trưng và bắt buộc đối với tất cả mọi người. Dựa trên chuẩn mực văn hóa
này mà thái độ ứng xử của một cá nhân và của người khác được kiểm soát, điều chỉnh và
đánh giá.
• Chuẩn mực đạo đức:
- Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người trong đó xác lập
những quan điểm chung về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và
những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
Ví dụ: Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được công nhận hay không?
Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới
bị cấm.
Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm
này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính”. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới, Luật Hôn
nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính"
từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân
giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).[1] Theo báo Tuổi Trẻ, những người đồng
giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy
ra.
Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ - chồng với các quyền và nghĩa vụ
tương ứng.
• Chuẩn mực chính trị:
- Những nguyên tắc, quy định của một chế độ xã hội đặt ra xác lập tính chất, mức độ, phạm
vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép trong hoạt động của các
giai cấp, đảng phái chính trị, Nhà nước nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định chính trị, trật
tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
• Chuẩn mực tôn giáo:
- Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lý tôn giáo,
những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa
chiền, thánh đường), được ghi chép và thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng
tôn giáo khác nhau. Tôn giáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội,
trong đó có chính trị và pháp luật
Ví dụ: Thiên chúa giáo vốn khuyên con người phải thương yêu nhau, tất nhiên mong cho các dân
tộc đều có được những luật chính trị và luật dân sự tốt nhất, vì rằng sau tôn giáo thì phấp luật là
tài sản to lớn nhất mà con người có thể cho và nhận.
+ Sự tôn trọng các cổ vật, tính giản đơn hay mê tín đôi khi dựng nên những chuyện thần bí, bày
ra lễ lạt, xâm phạm đến trinh tụyết của con gái, Trên đời này chẳng thiếu gì những chuyện như
thế. Aristote (nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại) nói rằng trong trường hợp này pháp
luật cho phép các người cha của gia đình đến miếu thờ để làm lễ thần bí cho vợ và các con mình.
+ Đây là một điều luật dân sự rất hay, nhằm duy trì được phong tục mà chống lại sự lầm lẫn tôn
giáo.
• Chuẩn mực thẩm mỹ:
- Hệ thống các quy tắc, yêu cầu về mặt thẩm mỹ đối với hành vi xã hội của con người, tuân
theo những quan điểm, quan niệm được phổ biến, thừa nhận trong xã hội về cái đẹp, cái
xấu .. của cá nhân và các nhóm xã hội.
Ví dụ: Tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ: Bất trắc, rủi ro thường xảy ra ở đâu? Ngày 18/3, tại TP
Hồ Chí Minh lại xảy ra vụ một nữ bệnh nhân tử vong sau khi đi nâng ngực tại một bệnh viện lớn.
Vụ việc được đánh giá là nghiêm trọng, gây bức xúc vì bệnh nhân ra đi lúc nào ekip mổ cũng
không hay. Khoảng 11h30 ngày 18/3, chị N.T.N.N (SN 1989, quê Đồng Tháp) nhập viện để phẫu
thuật nâng ngực tại BV 1A. Đi cùng có người nhà và bạn thân. Gia đình cũng có người từng
phẫu thuật nâng ngực nên nắm được quy trình, thời gian cho ca mổ. Tới khoảng 15h cùng ngày,
do chờ quá lâu mà chưa hay tin gì về kết quả, người nhà hỏi nhân viên y tế được cho biết, bệnh
nhân gây mê chưa tỉnh nên chưa cho gặp được.
v Mối quan hệ với pháp luật:
- Các chuẩn mực nêu trên có tác dụng tích cực đối với việc thực hiện pháp luật.
- Trên cơ sở các cá nhân tích cực hoàn thiện các chuẩn mực xã hội để hướng tới việc hoàn
thiện nhân cách.
- Pháp luật có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo góp phần tạo nên những
chuẩn mực mới để cá nhân thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực phù hợp với
pháp luật ..
II. Chuẩn mực pháp luật và sai lệch chuẩn mực pháp luật:
1. Khái niệm
- Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và
đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử
của các cá nhân và các nhóm xã hội.
+ Chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà Nhà nước quy định để mọi
chủ thể có thể xử sự trong khuôn khổ cho phép. Biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái
được phép”, “cái không được phép” và “cái bắt buộc thực hiện”…
+ Chuẩn mực pháp luật (CMPL) mang tính quy định xã hội của pháp luật.
+ Các chuẩn mực xã hội, khi được Nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả
năng cưỡng bức sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật.
+ CMPL không phải luôn luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi mà
thường xảy ra các hành vi của những cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực.
- Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của 1 cá nhân, nhóm xã hội vi phạm các nguyên
tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật.
+ Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp luật.
+ Hành vi này có các dấu hiệu cơ bản: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có
lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
2. Phân biệt sai lệch chuẩn mực pháp luật
a) Căn cứ vào nội dung, tính chất của các CMPL bị xâm hại:
- Hành vi sai lệch tích cực: quy phạm pháp luật ban hành không còn phù hợp. Hành vi vi
phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ đó mang ý nghĩa tích cực về mặt xã hội nên đó là
hành vi sai lệch tích cực).
- Hành vi sai lệch tiêu cực: các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành còn hiệu lực
thực hiện, cá nhân (tổ chức) cố tình vi phạm các quy định nêu trên ( hành vi chống người
thi hành công vụ …).
b) Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch:
- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp)
vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật.
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm.
c) Căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên trong một hành vi
sai lệch chuẩn mực pháp luật:
- Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động chuẩn
mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã
hội hiện tại.
- Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các
chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành
và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi.
- Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của
chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã
hội.
- Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các
chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng
rãi trong xã hội.
3. Các yếu tố xã hội tác động đến sai lệch chuẩn mực pháp luật
 Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội
- Với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mực xã hội điều chỉnh toàn bộ lĩnh vự quan
hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗi người cần phải xử sự như thế nào trong mỗi tình
huống cụ thể. Chuẩn mực xã hội có thể biến đổi.
- Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có khả năng chi phối hành vi của đại đa số các thành
viên xã hội, có chuẩn mực mang tính cục bộ, chỉ được tuân thủ trong nhóm người nào đó.
 Sự thay đổi các quan hệ xã hội
- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết lập trong quá
trình cùng nhau hoạt động vật chất và tinh thần. Do sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn
tại và phát triển của xã hội nên các quan hệ sản xuất (bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ
chức và quản lí lao động, quan hệ phân phối sản phẩm) đóng vai trò quan trọng nhất, chi
phối các quan hệ xã hội khác.
- Sự vận động, phát triển của quan hệ sản xuất sẽ kéo theo sự thay đổi của các quan hệ xã
hội. Khi các quan hệ xã hội bị xáo trộn, bị thay đổi sẽ làm cho hệ thống các chuẩn mực
không còn phù hợp ở nơi này hay nơi khác, điều đó dẫn đến các hành vi sai lệch nhất định
 Sự tác động bởi tính không ổn định của các thiết chế xã hội
- Các thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh, điều hòa hành vi của con người phù
hợp với các chuẩn mực xã hội, ngăn chặn và kiểm soát các hành vi sai lệch.
- Chúng được thiết lập dựa trên các nhu cầu xã hội cơ bản.
- Mọi thiết chế xã hội đều được đặc trưng bởi sự hiện diện của mục đích hành động, bởi
những chức năng cụ thể để đảm bảo cho việc đạt được mục đích.
- Tập hợp các địa vị và các vai trò xã hội điển hình cho thiết chế.
- Những chế tài bảo đảm cho cái cần có, cái được phép và ngăn chặn các lệch lạc, cái
không được phép.
4. Cơ chế hành vi của sai lệch chuẩn mực pháp luật
 Sự không hiểu biết hoặc hiểu không chính xác các chuẩn mực pháp luật
- Hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu do các cá nhân, nhóm xã hội thiếu hiểu biết về chuẩn mực
pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng;
- do không hiểu biết hay hiểu sai nội dung, yêu cầu cốt yếu trong các chuẩn mực pháp luật.
Các nguyên nhân ấy khiến người ta thực hiện các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
nhất định.
- Người tham gia giao thông lần đầu tiên đến Thành phố do không hiểu biết ý nghĩa của các
biển báo đường một chiều nên đã chạy sai làn đường.
- Đó là hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật về giao thông đường bộ.
 Đề cao những suy diễn cá nhân trong việc áp dụng các chuẩn mực pháp luật
- Do tư duy suy luận không đúng đắn, các cá nhân hay nhóm xã hội thường nhầm lẫn hay
cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội vào lĩnh vực pháp luật và có một số hành vi đã vi
phạm chuẩn mực pháp luật gọi là hành vi sai lệch về chuẩn mực pháp luật.
- Ông A bị mất tài sản, nghi ngờ B đã lấy tài sản mình nên đã sang nhà B lục xét.
- Hành vi này là hành vi sai lệch vì vi phạm pháp luật.
 Từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Trong quá trình vận động, phát riển của xã hội có những tư tưởng, quan niệm chỉ có giá trị
và áp dụng trong các xã hội trước; còn ở xã hội hiện nay chúng bị coi là hành vi sai lệch
do trái pháp luật. Tuy vậy, không ít người vẫn còn vận dụng vào đời sống và coi nó là việc
lưu giữ quan niệm truyền thống của ông cha. Hệ quả là tạo ra một loạt các hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: trong xã hội phong kiến quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một
chồng” như một chuẩn mực, quy định chung mà mọi người phải tuân theo.
Tuy nhiên, từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực thì quan niệm trên bị xóa bỏ
thay vào đó là chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” việc nam giới kết hôn với nhiều người bị coi
là hành vi trái pháp luật.
 Mất hoặc hạn chế khả năng nhận thực dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Khuyết tật về thể chất như: khíếm thị, khiếm thính, ... rối loạn thần kinh, bệnh hoang
tưởng,...
- Chính những khuyết tật đó làm họ mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng nhận biết về
các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung và chuẩn mực pháp luật nói riêng.
(Ông A thực hiện hành vi giết người khi trong tình trạng rối loạn tâm thần nặng thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của ông chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm (không có lỗi)).
5. Một số loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Say rượu: Người phạm tội này o được miễn trách nhiệm hình sự. (điều 13, BLHS năm
2015: Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Người phạm
tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Hooligan:…
- Tự tử
- Sự tha hóa về đạo đức
6. Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật
• Tiếp cận thông tin:
- Hướng tới việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về các nguyên
tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật. Nếu hành vi vi phạm P/L có nguyên nhân là do
người vi phạm o biết, o hiểu các quy định thì các cơ quan tư pháp phải phối hợp với
các phương tiện truyền thông để tiến hành giáo dục, phổ biến kiến thức PL. Nếu ý thức
, thái độ của cá nhân và nhóm X/H còn mang tính chất lệch lạc, coi thường, xem nhẹ
(giới trẻ bị kích động, lôi kéo, a dua vào những H/V quá kích, đua xe trái phép …), thì
cần phải giáo dục, định hướng H/V cho họ …
• Biện pháp phòng ngừa xã hội
- Là theo đuổi mục đích phát hiện, xóa bỏ, vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện làm
phát sinh H/V sai lệch CMPL.
- Là tổng hợp các biện pháp tac 1động về mặt xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lý,
giáo dục, đạo đức …
- Cơ sở khoa học của biện pháp này là sự nhận thức hành vi, hoạt động của con người
vốn mang theo bản chất tuân theo quy luật hướng thiện …
• Biện pháp áp dụng hình phạt
- Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lý hình sự trong đấu tranh phòng chống các sai
lệch chuẩn mực pháp luật, bộ luật hình sự 2015 …
- Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo o giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn,
chung thân, tử hình.
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, tịch thu tài sản …
• Biện pháp tiếp cận y – sinh học.
- Mục đích của biện pháp này là nhằm tìm hiểu, phát hiện những khuyết tật về thể chất,
trí lực (hoang tưởng, tâm thần, phạm tội trong trạng thái say xỉn, nghiện ma túy ..
- Biện pháp tiếp cận y – sinh học góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành
vi sai lệch CMPL và H/v phạm tội ..
• Biện pháp tiếp cận tổng hợp
- Công tác phòng chống S/L CMPL là trách nhiệm của toàn xã hội..
- Giáo dục các giá trị văn hóa pháp luật, giá trị đạo đức truyền thống.
- Cải tiến, đổi mới công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường .
- Tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm với các tổ chức quốc tế: ASEANAPOL,
INTERPOL …
CHƯƠNG IV. DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG VIỆC
XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
I. Khái niệm dư luận xã hội.
1. Dư luận xã hội là gì?
- Dư luận xã hội được xem là một hiện tượng xã hội. Ngày nay, thuật ngữ dư luận xã hội
được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi do sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Đó là
sự đánh giá, lên tiếng, bình phẩm,... của nhân loại về một vấn đề trong cộng đồng.
- Lần đầu tiên thuật ngữ dư luận xã hội được sử dụng vào thế kỷ XII (Solbery, Anh). Xuất
hiện sớm nhưng không có niên đại do nó là tiếng nói của công chúng, đại chúng, quần
chúng, vì vậy, dư luận xã hội xuất hiện khi có cộng đồng người. Tiếng nói của công chúng,
đại chúng, quần chúng tức nhiều nhóm người trong cộng đồng chứ không phải là nhóm
người. Khi hình thành cộng đồng người thì có sự tương tác làm phát sinh vấn đề xã hội và
từ đó nó trở thành mối quan tâm của cộng đồng thì cộng đồng sẽ đánh giá, lên tiếng, bàn
bạc,... Chính lẽ đó, dư luận xã hội xã hội hình thành. Thuật ngữ này được ghép bởi
Opinion và Public.
- Đến thế kỷ XVIII (1744), Rousseau đã đưa ra định nghĩa chuẩn xác nhất về dư luận xã
hội: “Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị thái độ đánh giá, phán xét,
nhận xét của một số vấn đề gì đó có liên quan đến họ và họ dành cho nó một sự quan tâm
nhất định”.
2. Đối tượng của dư luận xã hội.
Gồm:
- Các sự vật, hiện tượng xã hội được công chúng quan tâm.
- Đó có thể là vấn đề chính trị, tôn giáo, văn hoá, xã hội hay đạo đức.
VD: Đối tượng của dư luận xã hội vấn đề, sự kiện nghệ sĩ với tiền từ thiện, tiêu huỷ 15 chú
chó,...; chủ trương, chính sách của một cơ quan, tổ chức như tăng học phí, hỗ trợ cho người thất
nghiệp,... hoặc đôi khi chỉ là một cá nhân với lời nói và hành vi như thầy giáo chửi học sinh, đàn
ôn đánh vợ, ...
Câu hỏi: Cùng một lời nói, cũng một hành động nhưng chủ thế này thực hiện thì là đối
tượng của dư luận xã hội nhưng chủ thể khác thực hiện không là đối tượng xã hội?
Trả lời: Vấn đề này phụ thuộc vào vị trí, vai trò của chủ thể đó trong xã hội. Vị trí, vai trò
của chủ thể đó cao hay thấp, nếu vị trí cao thì được sự quan tâm nhiều hơn và ngược lại. Ví dụ,
hai bác xe ôm đánh nhau thì không nhận được sự quan tâm, tuy nhiên, hai nghệ sĩ đánh nhau thì
nhận được sự quan tâm rộng rãi.
Câu hỏi: Nhiều vấn đề nảy sinh tuy nhiên không phải mọi vấn đề đều là mối quan tâm của
cộng đồng. Vì sao?
Trả lời: Đó phải là những vấn đề có tính thời sự cao, tác động trực tiếp đến lợi ích của mọi
người,... Ví dụ, nhà nước tăng tiền điện hoặc tiền nước trong mùa dịch.
3. Chủ thể của dư luận xã hội.
- Bao gồm các cộng đồng người bất kỳ, cộng đồng này không có sự phân biệt giai cấp, tôn
giáo, chủng tộc,...
- Có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, thành phần khác nhau.
 Ý kiến của một người “có thể” trở thành dư luận xã hội chưa không phải ý kiến của họ
luôn là xã hội. Vì, dư luận xã hội là tiếng nói của toàn cộng đồng. Vấn đề người ta hay
nhầm lẫn giữa tin đồng và dư luận xã hội.
- Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn:
+ Giống: Vấn đề có thật hoặc không có thật.
+ Khác:
Dư luận xã hội Tin đồn
Liên quan về những vấn đề xã hội mà được cơ Liên quan về những vấn đề xã hội còn mơ hồ,
quan có thẩm quyền xác minh. không rõ ràng.
Kênh truyền tin mang tính chính thức. Thường là kênh truyền miệng.
Mục đích là sáng tỏ hiện tượng. Mục đích thường là ý đồ xấu.
 Cùng một vấn đề nhưng từ A – B có thể là tin đồn, B – C có thể là dư luận xã hội. Đây là
vấn đề xã minh, khi được cơ quan điều tra xác minh, làm rõ thì những vấn đề đó là dư luận
xã hội. Trường hợp ngược lại là cơ quan chức năng không xác minh, làm rõ thì tin đồn dù
có đúng sự thật cũng không là dư luận xã hội.
 Vấn đề không có thật vẫn là dư luận xã hội. Vì, khi có sự xác minh của cơ quan chức năng
xác minh thì vẫn là dư luận xã hội. VD: Một thời gian dài cơ quan nhà nước che giấu ngày
mất của Bác Hồ bằng cách đưa ra một người khác,...
 Dư luận xã hội và tin đồn đều có tính 2 mặt.
II. Quá trình hình thành dư luận xã hội:
1. Quá trình hình thành dư luận xã hội.
- B1: Khi tiếp nhận thông tin về một vấn đề thì sẽ có cảm nghĩ sơ bộ về vấn đề đó. Nếu chủ
thể đó có cảm xúc thì sẽ hình thành nên suy nghĩ. Đây là giai đoạn ý thức cá nhân hình
thành khi đón nhận thông tin về một vấn đề gì đó.
- B2: Ý thức cá nhân chuyển thành ý thức xã hội khi mọi người trao đổi với nhau về vấn đề
đó. Tuỳ từng vấn đề thì sẽ có sự trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, có tổ chức hoặc không có
tổ chức,... Nhiều người có vị thế, vai trò và công việc khác nhau thì sẽ có góc nhìn khác
nhau. Điều đó sẽ dẫn đến xung đột và bất đồng quan điểm. Tuy nhiên, đến một thời điểm
nhất định thì sẽ hình thành thay đổi cơ bản về quan điểm.
- B3: Quá trình bàn bạc, trao đổi đi đến thống nhất thì dư luận xã hội hình thành. Đó là
khuynh hướng của dư luận xã hội là phê phán hay lên án.
2. Nhân tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội.
Dư luận xã hội hình thành nhanh hay chậm, lâu hay mau phụ thuộc nhiều yếu tố.
- Thứ nhất, phụ thuộc vào tính chất, quy mô. Vấn đề lớn hay nhỏ, liên quan đến ai,... sẽ liên
quan đến quy môn lớn – nhỏ của dư luận xã hội.
- Thứ hai, phụ thuộc vào trình độ, hiểu biết. Nơi nào có dân trí cao thì nơi đó dư luận xã hội
xã hình thành một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan.
- Thứ ba, phụ thuộc vào bầu không khí sinh hoạt chính trị của một quốc gia. Đặc biệt, quốc
gia có tự do ngôn luận hay không. Tự do ngôn luận quan trọng do có tự do ngôn luận thì
mọi người có thể nói, có thể bày tỏ quan điểm mà không bị chi phối bởi bất kỳ ai.
III. Vai trò của dư luận xã hội:
- Tích cực:
+ Ảnh hưởng đến tâm lý PL
+ Vai trò quan trọng trong giáo dục PL, nâng cao ý thức pháp luật.
+ Vai trò quan trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Tiêu cực:
+ Nhóm xã hội tự tạo dư luận
+ Sự lệch hướng của DLXH.
IV. Vai trò của truyền thông đại chúng:
- Tích cực:
+ Là công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội;
+ Kênh chủ yếu cung cấp kiến thức và thông tin.
- Tiêu cực:
+ Quan điểm sai lệch từ các nguồn tin trái phép
+ Tuyên truyền tư tưởng chống đối từ các phương tiện truyền thông.

You might also like