Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

CHƯƠNG II

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chương II: Đầu tư quốc tế

I. Khái quát về đầu tư quốc tế


II. Các hình thức đầu tư
III. Một số hợp đồng cụ thể trong đầu tư quốc tế
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư quốc tế


(ĐTQT);
2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động ĐTQT.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ĐTQT


1.1. Khái niệm
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.1. Khái niệm (tt)


Đầu tư theo ĐƯQT
(IIA: International Investment Agreement)

• Không có một khái niệm chung thống nhất: Vì tuỳ


theo mức độ bảo hộ mà các bên đưa ra các định nghĩa
với những giới hạn khác nhau;

• Đa phần các IIA định nghĩa về khoản đầu tư được bảo


hộ hơn là hoạt động đầu tư.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ĐT và ĐTQT


1.1. Khái niệm (tt)
Ví dụ:

• Khoản 2 Điều 1 của Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư
giữa Việt Nam và Nhật Bản 2003 quy định “Thuật ngữ "đầu tư" có
nghĩa tất cả các loại tài sản được sở hữu hoặc quản lý trực tiếp
hoặc gián tiếp bởi một nhà đầu tư ;

• Khoản 1 Điều 1 Hiệp định về Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và


Cộng hoà Pháp ngày 26/5/1992 quy định “thuật ngữ “đầu tư” chỉ
những của cải như tài sản, quyền và lợi ích các loại…
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.1. Khái niệm (tt)


Đầu tư dưới góc độ kinh tế học
Đầu tư được hiểu là:

- Khoản đóng góp (có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật,
thậm chí nhà máy sản xuất…);
- Được tiến hành trong một khoảng thời gian;
- Nhằm tạo ra các thu nhập khác nhau tuỳ theo kết quả đạt
được.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.1. Khái niệm (tt)


Đầu tư dưới góc độ pháp lý :
(i) Một khoản đóng góp;
(ii) Trong một khoản thời gian nhất định (không phải hoạt
động đầu cơ và ngắn hạn);
(iii) Có sự chấp nhận và chia sẻ rủi ro (tức có tham gia vào
việc chia sẻ lợi nhuận cũng như những mất mát).
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.1. Khái niệm


Một cách khái quát nhất

“Đầu tư quốc tế” là việc chủ thể kinh doanh huy động một
nguồn lực (một số tài sản) trong một khoảng thời gian nhất
định để tạo lợi nhuận trong tương lai trong đó có chấp
nhận những rủi ro và mất mát (nếu có).
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.2. Đặc điểm của ĐTQT

• Có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài;


• Có sự dịch chuyển vốn xuyên biên giới;
• Tính mạo hiểm.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

Tại sao lại đầu tư ra nước ngoài ?


I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.3. Vai trò của đầu tư quốc tế


1.3.1. Đối với nhà đầu tư (NĐT)
- Khai thác lợi thế cạnh tranh của nước tiếp nhận ĐT;
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch;
- Tăng lợi nhuận: có thể bằng con đường hợp pháp hoặc
bất hợp pháp (ví dụ như chuyển giá để trốn thuế…);
- Phân tán rủi ro khi tình hình kinh tế, chính trị trong nước
bất ổn;
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.3.2. Vai trò của ĐTQT đối với nước xuất khẩu vốn
- Bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính
trị trên trường quốc tế;
- Trói buộc nước tiếp nhận ĐT phụ thuộc vào mình;
- Thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn
thích nghi hơn so với sự phân công lao động của khu vực
và quốc tế mới.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.3.3. Vai trò của ĐTQT đối với nước tiếp nhận đầu tư

• Đối với nước phát triển


- Giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế-xã hội trong nước
như thất nghiệp, lạm phát;
- Việc mua lại các công ty, xí nghiệp có nguy cơ phá sản
giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn, việc làm
mới cho người lao động;
- Tăng thu các loại thuế để giảm bội chi ngân sách;
- Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế và thương mại;
- Giúp các doanh nghiệp học hỏi được việc quản lý tiên tiến
của nước ngoài.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

1.3.3. Vai trò của ĐTQT đối với nước tiếp nhận đầu tư (tt)

• Đối với nước đang phát triển


- ĐTQT giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua
việc tạo ra các xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các
đơn vị kinh tế;
- Thu hút thêm lao động, giải quyết nạn thất nghiệp;
- Giúp hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình
đẳng, minh bạch và công khai, đạt các chuẩn mực chung
của quốc tế, nhờ đó, tăng năng lực cạnh tranh của các cấp
độ quản lý của nền kinh tế;
- Giúp mở mang hoạt động kinh doanh, tăng GDP mà
không phải vay nợ nhiều.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

2. Nguồn luật điều chỉnh ĐTQT


2.1. Điều ước quốc tế;
2.2. Pháp luật quốc gia.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

2.1. Điều ước quốc tế


Quy định các nguyên tắc cơ bản để bảo hộ các nhà
đầu tư:
- Không được tước các khoản đầu tư mà không thanh toán
bồi thường;
- Đảm bảo đối xử công bằng và thoả đáng đối với nhà đầu
tư và các khoản đầu tư (FET);
- Không phân biệt đối xử: nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
và tối huệ quốc (MFN);
- Bảo vệ an ninh đầy đủ (FPS);
Chú ý: Quyền của nhà đầu tư yêu cầu trọng tài để giải
quyết tranh chấp.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

2.2. Pháp luật quốc gia


ĐTQT sẽ phải chịu sự kiểm soát theo pháp luật của cả
nước xuất khẩu vốn và nước tiếp nhận đầu như:
- Thông qua cơ chế xin phép hoặc khai báo khi đầu tư;
- Thông qua sự kiểm soát đối với việc dịch chuyển vốn ra
nước ngoài;
- Chính sách đối xử với nhà đầu tư nước ngoài.
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

2.2. Pháp luật quốc gia (tt)

• Ví dụ về kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài vào


Việt Nam:
- Về kiểm soát: Nhà đầu tư nước ngoài phải được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Khoản 1 Điều 22 Luật
Đầu tư);
- Về cách đối xử: Về nguyên tắc thì được đối xử bình
đẳng với nhà đầu tư trong nước nhưng cũng có hạn chế
như giới hạn về tỷ lệ sở hữu vốn (Phần II-Biểu cam kết cụ
thể về dịch vụ khi Việt Nam gia nhập WTO);
I. Khái quát về đầu tư quốc tế

2.2. Pháp luật quốc gia (tt)

• Ví dụ kiểm soát đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra


nước ngoài:
- Nhà đầu tư Việt Nam muốn chuyển vốn đầu tư ra nước
ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi (Điểm a Khoản 1
Điều 64 của Luật Đầu tư) :
+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài;
+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của
nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép;
+ Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế còn được gọi là đầu tư ra nước ngoài và


thường được phân thành hai loại:

1. Đầu tư
Đầu tư trực tiếp
quốc tế 2. Đầu tư
gián tiếp
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1. Đầu tư trực tiếp


- Khái niệm, đặc điểm;
- Các phương thức đầu tư trực tiếp.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.1. Khái niệm, đặc điểm


1.1.1. Khái niệm

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư đóng


góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ,
cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ
bỏ vốn đầu tư.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp


- NĐT phải đóng góp một số vốn tối thiểu tuỳ theo quy định
của luật đầu tư từng nước;
- NĐT tự quyết định mức đầu tư, quyết định sản xuất kinh
doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn;
- Lợi nhuận tuỳ vào hoạt động kinh doanh mà không
phải cổ tức;
- Chủ yếu là đầu tư tư nhân tham gia nhắm tới trực tiếp
kiểm soát và quản lý kinh doanh của dự án đầu tư.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2. Các phương thức đầu tư trực tiếp


1.2.1 Thiết lập hiện diện thương mại - thành lập doanh
nghiệp mới;
1.2.2. Thâu tóm/sáp nhập công ty hiện hữu.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2.1 Thiết lập hiện diện thương mại - thành lập doanh
nghiệp mới
Lợi ích/lý do:
+ Giảm nguy cơ mất quyền kiểm soát, giúp phối hợp chiến
lược toàn cầu, thực hiện được mục tiêu quốc tế dài hạn;
+ Nhà đầu tư được hưởng 100% lợi nhuận;
+ Bảo đảm bí mật kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh;

Lĩnh vực thường áp dụng:


- Thiết lập một hệ thống sản xuất toàn cầu đòi hỏi một mức độ
cao về kiểm soát các hoạt động của mỗi thành viên;
- Những lĩnh vực khó tìm được đối tác (vì không muốn bị phụ
thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài).
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2.1 Thiết lập hiện diện thương mại - thành lập doanh
nghiệp mới
Rào cản/khó khăn:
- Pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không cho phép nhà
đầu tư được nắm giữ 100% vốn góp trong doanh nghiệp;
- Là phương pháp tốn kém nhất để tiếp cận thị trường nước
ngoài từ góc độ đầu tư vốn…
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2.2 Thâu tóm/sáp nhập công ty hiện hữu


(Merger and acquisition - M&A)
- Merger: Hai doanh nghiệp cùng hợp tác (join toghether) để
kết hợp thành một doanh nghiệp mới.

Chủ sở hữu của hai công ty vẫn tiếp tục khai thác và phát
triển tài sản của mình trên nền của công ty mới.
- Acquisition: Nhà đầu tư sẽ mua đứt tài sản của doanh
nghiệp hoặc cổ phần của các thành viên đến mức có quyền
kiểm soát hoặc sở hữu toàn bộ doanh nghiệp này.

Chủ tài sản hoặc người nắm giữ cổ phần chỉ nhận được
phần lợi ích một lần duy nhất mà không thể tiếp tục khai
thác tài sản (trừ trường hợp họ vẫn còn giữ một phần tài
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2.2 Thâu tóm/sáp nhập công ty hiện hữu


(Merger and acquisition - M&A)
- M&A đều đẫn đến hậu quả: Nhà đầu tư kiểm soát doanh
nghiệp mục tiêu.

Người ta thường dùng thuật ngữ M&A đi đôi với nhau.


II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2.2 Thâu tóm/sáp nhập công ty hiện hữu


(Merger and acquisition - M&A)
Lý do để thực hiện M&A:
- Là cách hiệu quả và thiết thực và ít tốn kém nhất để xập
nhập vào một thị trường mới;
- Là phương tiện để đạt được những người lao động có trình
độ cao;
- Giúp hai bên hợp tác với nhau để tạo ra một chủ thể mới có
uy tín hơn để thu hút vốn để phát triển kinh doanh;
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

Lý do để thực hiện M&A (tt):


- Giúp nhà đầu tư hợp tác phát triển công nghệ mới hoặc tìm kiếm
phát minh mới hoặc tiếp cận một nguồn năng lượng mới;
- Có thể tạo ra được các dòng sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh
giúp
- duy trì lợi thế cạnh tranh hoặc cân bằng xu hướng của thị
trường theo chu kỳ hoặc theo mùa;

- Do nhu cầu của cạnh tranh nên thực hiện thâu tóm doanh nghiệp để
hạn chế khả năng cạnh tranh của đối thủ (ví dụ như Microsoft của
Mỹ đang muốn mua tiktok của công ty ByteDance).
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.2.2 Thâu tóm/sáp nhập công ty hiện hữu


(Merger and acquisition - M&A)
Rủi ro và thách thức khi thực hiện M&A (tt):
- Trong quá trình mua bán tài sản doanh nghiệp: rủi ro lớn
nhất có thể kể đến là định giá sai;
- Sau khi mua bán tái sản: Rủi ro lớn nhất nằm ở việc tổ chức
lại doanh nghiệp mục tiêu do:
+ Có thể phải sa thải nhân công;
+ Đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu mới;
+ Thay đổi địa điểm kinh doanh…

Những yếu tố trên có ảnh hưởng đến thị hiếu của khách
hàng.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.3. Một số vấn đề phổ biến khi thực hiện đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài
- Điều kiện về vốn đầu tư:
+ Nhà đầu tư có thể bị giới hạn về vốn: ví dụ Phần II-Biểu
cam kết cụ thể về dịch vụ khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Có thể phải chứng minh đem vốn từ nước ngoài vào (ví dụ:
Khoản 3 và 8 Điều 1 của Luật số 25 năm 2007 của
Indonesia).
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.3. Một số vấn đề phổ biến khi thực hiện đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài
- Chính sách ưu đãi và đảm bảo đầu tư: Ví dụ tại Khoản 1,
2 của Điều 13 Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam:
+ Cho phép nhà đầu tư khởi kiện nước tiếp nhận đầu tư ra
trọng tài;
+ Yêu cầu bồi thường khi nước tiếp nhận đầu tư tước quyền
sở hữu;
+ Duy trì ưu đãi đầu tư khi pháp luật có sự thay đổi theo
hướng bất lợi…
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.3. Một số vấn đề phổ biến khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
- Vấn đề về thuế:

+ Chính sách ưu đãi thuế của mỗi quốc gia đối với từng lĩnh
vực;
+ Các hiệp định về chống đánh thuế hai lần;
+ Pháp luật quốc gia cấm các hành vi gian lận thuế như
chuyển giá.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.3. Một số vấn đề phổ biến khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
- Về tuyển dụng lao động và hợp tác kinh doanh:

+ Thuê chuyên gia hoặc lao động nước ngoài chỉ khi trong
nước không đáp ứng được (ví dụ: Điều 170 của Bộ luật Lao
động của Việt Nam);
+ Ưu tiên hợp tác kinh doanh với nhà thầu trong nước (ví như
Điểm h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu Việt Nam).
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

1.3. Một số vấn đề phổ biến khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
- Về vấn đề môi trường:
Bảo vệ môi trường đã được coi là trách nhiệm của nhà đầu
tư.
Ví dụ: Nhà đầu tư sẽ không tiếp tục được hưởng chính sách
ưu đãi đầu tư nếu như chính sách pháp luật mới theo hướng
bất lợi cho nhà đầu tư đặt ra nhằm mục đích bảo vệ môi
trường (Khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư Việt Nam).
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

Tóm lại các vấn đề về đầu tư trực tiếp


II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2. Đầu tư gián tiếp


2.1. Khái niệm
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư
không tham gia vào hoạt động quản lý đối tượng đầu tư.
Đặc điểm:

Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia kiểm soát hay điều
hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư;

Số vốn mua cổ phần, cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài


có thể bị hạn chế để không phải là người trực tiếp kiểm soát
hoạt động đầu tư;

Cách thức đầu tư đa dạng như: Thông qua trái phiếu, cổ


phiếu, giấy nợ thương mại…
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

Ưu điểm của hoạt động đầu tư gián tiếp:


- Dễ dàng thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc rút vốn;
- Giúp gia tăng khả năng thanh khoản và phát triển tính hiệu
quả của thị trường vốn nội địa;
- Giúp phát triển thị trường vốn nội địa kể cả sản phẩm cũng
như phương thức quản lý…
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

Tương quan giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực
tiếp Đầu tư gián
tiếp
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp


2.2.1 Mua cổ phần, cổ phiếu từ cổ đông hiện hữu;
2.2.2. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu do công ty phát hành;
2.2.3. Đầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung
gian.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp


- Mua cổ phần, cổ phiếu của cổ đông sáng lập ở mức tối thiểu
để không tham gia vào hoạt động quản lý.

Chỉ đem lại lợi ích cho cổ đông mà không phải công ty.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.2. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu do công ty phát


hành
- Mua cổ phần phát hành riêng lẻ: Nhà đầu tư sẽ mua trực
tiếp từ cổ đông của công ty hoặc doanh nghiệp:

Đây cũng là giao dịch hợp đồng mà các bên có thể đưa ra
các thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của nhau;
- Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu được phát hành trên thị trường
chứng khoán:
+ Nhà đầu tư thường muốn hướng đến lợi ích: Là cổ tức hàng
năm, được hưởng giá trị cổ phần gia tăng khi công ty hoạt
động tốt có lợi nhuận và có tích luỹ nội bộ cũng như được
hưởng lợi ích do chênh lệch giá mua và bán cổ phiếu.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.2. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu do công ty phát hành


- Rủi ro/khó khăn:
+ Rủi ro từ thị trường:
+ Rủi ro do sự kiểm soát của nhà nước tiếp nhận đầu tư như:

• Vì phải được thực hiện thông qua 01 tài khoản vốn mở tại 01
ngân hàng được phép nên nhà nước có thể kiểm soát (Khoản
1 Điều 4 Thông tư số 05/2014/TT-NHNN);

• Phong toả tối thiểu 30% giá trị các tài khoản tiền gửi ngoại tệ
được lập để đầu tư tài chính tại Thái Lan Năm 2006;

• Áp đặt thời hạn nắm giữ đối với trái phiếu của ngân hàng trung
ương tại Indonesia năm 2011…
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.2. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu do công ty phát hành


Rủi ro và khó khăn:
+ Rủi ro từ chính sách thuế:

Khi cần ngăn chặn dòng vốn đầu tư nước ngoài, các nước có
thể đặt ra các loại thuế đánh vào các giao dịch trên thị trường
chứng khoán.
Ví dụ: Hàn Quốc (2014) đã áp đặt mức khấu trừ thuế 14% đối
với các khoản lãi của người không cư trú khi nắm giữ trái
phiếu kho bạc.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.3. Đầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính
trung gian
- Định nghĩa về chế định tài chính trung gian;
- Các loại chế định tài chính trung gian;
- Lợi ích của việc đầu tư thông qua các định chế tài chính
trung gian.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.3. Đầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính
trung gian
Định nghĩa. Định chế tài chính trung gian là những tổ chức
làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung
cấp vốn trên thị trường.
Đặc điểm chung: Phát hành các công cụ tài chính thu hút
vốn, sau đó lại đầu tư các vốn này dưới hình thức các khoản
cho vay hoặc các chứng khoán.

Khi những người có vốn ký thác số vốn của mình vào định
chế tài chính trung gian thì khoản đầu tư của họ là đầu tư
gián tiếp;

Khi các định chế tài chính trung gian đầu tư số vốn này,
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.3. Đầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính
trung gian
Các chế định tài chính trung gian gồm:
- Các định chế tài chính trung gian có nhận tiền gửi như:
+ Các ngân hàng thương mại;
+ Các tổ chức tính dụng (như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín
dụng nhân dân, các ngân hàng tiết kiệm và cho vay, quỹ hỗ
tương trên thị trường tiền tệ…);
- Các chế định tài chính trung gian không nhận tiền gửi như:
+ Các quỹ bảo hiểm;
+ Quỹ đầu tư.
II. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.3. Đầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính
trung gian
Lợi ích khi đầu tư vào chế định tài chính trung gian gồm:
- Về thời gian đáo hạn;
- Giảm rủi ro và đa dạng hoá danh mục đầu tư;
- Giảm thiểu tối đa chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin;

Có thể được xem như là biện pháp đầu tư ít rủi ro nhất


trong các phương thức đầu tư;

Thường áp dụng cho các nhà đầu tư không chuyên hoặc


các doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng.
III. Một số hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1. Hợp đồng liên doanh/Joint Venture (JV);


2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation
Contract);
3. Hợp đồng đối tác công tư (Public-Private Partnership).
III. Một số hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1. Hợp đồng liên doanh/Joint Venture (JV)


1.1. Khái niệm;
1.2. Đặc điểm;
1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng JV;
1.4. Một số vấn đề pháp lý trong đàm phán và thực hiện hợp
đồng JV.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1. Hợp đồng liên doanh/Joint Venture (JV)


1.1. Khái niệm
Joint Venture là một thoả thuận trong đó có mục đích là việc
thực hiện các biện pháp về tài chính, vật chất và nhân lực để
đạt được các mục đích chung được xác định trong hợp đồng.

Thường áp dụng để khai thác và phát triển một lĩnh vực


công nghiệp phức tạp như:
+ Cùng sản xuất các sản phẩm trung gian;
+ Khai thác chung một nhà máy…
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1. Hợp đồng liên doanh/Joint Venture (JV)


1.2. Đặc điểm
- Về mặt chủ thể: Liên doanh quốc tế thì sẽ có sự hợp tác
giữa chủ thể kinh doanh nước ngoài với trong nước;
- Mục đích của hợp đồng liên danh: Tại Việt Nam, khi nói đến
JV thì hiểu là hợp đồng liên kết giữa các bên để thành lập
doanh nghiệp liên doanh.
- Tính chất pháp lý của JV: Được xem như là thoả thuận góp
vốn để thành lập doanh nghiệp liên doanh.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.3. Nội dung cơ bản của JV


a) Phần chung
Thường tồn tại trong các hợp đồng quốc tế nói chung:

- Điều khoản về nội dung thông tin các bên;


- Điều khoản về đảm bảo bí mật kinh doanh;
- Điều khoản về bất khả kháng;
- Điều khoản về chọn luật áp dụng;
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp…
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.3. Nội dung cơ bản của JV


b) Phần đặc trưng
- Điều khoản liên quan đến ưu đãi đầu tư: Thường quy định
nghĩa vụ của mỗi bên tiến hành các bước cụ thể để đạt được
các ưu ái của nước tiếp nhận đầu tư;
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.3. b) Phần đặc trưng


Điều khoản về thành lập doanh nghiệp liên doanh, chú ý:
- Loại hình doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân:

• Cách thức thành lập: Thành lập mới hay M&A;


• Mô hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, hay cổ phần…;
+ Doanh nghiệp liên doanh không có tư cách pháp nhân.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.3. b) Phần đặc trưng


Điều khoản về thành lập doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần
chú ý (tt):
- Điều khoản về góp vốn đầu tư:
+ Tỷ lệ vốn góp;
+ Phương thức góp vốn;
+ Tiến độ góp vốn;
+ Cơ chế đảm bảo việc góp vốn.

- Lĩnh vực, ngành nghề kinh


doanh: Nên dự liệu đến tình
huống mở rộng phạm vi kinh
doanh trong tương lai nếu doanh
nghiệp liên doanh phát triển.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.3. b) Phần đặc trưng


Điều khoản về thành lập doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần
chú ý (tt):
- Về quản trị doanh nghiệp liên doanh:

+ Mô hình tổ chức và nguồn nhân


lực;
+ Quản trị kinh
doanh-marketing-bán hàng;
+ Về tài chính-kế toán;
+ Nghiên cứu chuyên sâu hoặc
chuyển giao khoa học công nghệ
của doanh nghiệp liên doanh…
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.3. b) Phần đặc trưng


Điều khoản về thành lập doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần
chú ý (tt):
- Quyền của các bên trong liên doanh:
+ Quyền xác định được bằng tiền;
+ Quyền kiểm soát doanh nghiệp: Chú ý về thoả thuận chống
loãng vốn (anti-dilution Clause);
- Nghĩa vụ của các bên;
- Phân chia lợi nhuận và rủi ro;
- Thời hạn và địa điểm thực hiện của dự án liên doanh.
Chú ý: Thoả thuận trong hợp đồng JV phải phù hợp với
pháp luật thành lập doanh nghiệp.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

1.4. Một số vấn đề pháp lý trong đàm phán và thực hiện JV


- Vấn đề hiệu lực của hợp đồng liên doanh và sự tồn tại của
doanh nghiệp liên doanh;
- Cần phân biệt giữa hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh
nghiệp liên doanh;
- Việc dung hoà lợi ích giữa cổ đông lớn và nhỏ: Trao quyền
phủ quyết cho cổ đông nhỏ…;
- Điều khoản giải quyết mâu thuẫn: Hướng đến tối thiểu là có
thể tiếp tục duy trì hoạt động liên doanh như yêu cầu bên kia
mua hoặc bán lại cổ phần của doanh nghiệp…
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation


Contract-BCC)
- Khái niệm hợp đồng BCC;
- Đặc điểm của hợp đồng BCC;
- Nội dung cơ bản của hợp đồng BCC;
- Một số vấn đề pháp lý trong đàm phán và thực hiện hợp đồng
BCC.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

2.1. Khái niệm hợp đồng BCC


Là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh, phân chia lợi nhuận mà không hướng đến thành
lập tổ chức kinh tế (Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014).
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

2.2. Đặc điểm của hợp đồng BCC


- Về chủ thể:
+ Có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài;
+ Các bên không có sự rằng buộc về mặt tổ chức với nhau;
+ Có thể có hợp đồng đa phương-nhiều bên tham gia;
- Về mục đích: Không hướng đến thành lập doanh nghiệp.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

2.2. Đặc điểm của hợp đồng BCC


- Về hình thức, BCC có thể được thực hiện thông qua các
hình thức:
+ Thoả thuận license;
+ Thoả thuận nhượng quyền (franchise);
+ Thoả thuận quản lý (administration agreement);
+ Thoả thuận về sản xuất (manifacturing agreement);
+ Thoả thuận phân phối hàng hoá qua lại (crossed distribution
agreement)...
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

2.3. Nội dung cơ bản của BCC

- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;


- Góp vốn:
+ Tỷ lệ vốn góp, loại vốn góp, tiến độ góp vốn;
+ Bảo lưu quyền sử dụng đối với tài sản góp vốn.
- Phân chia kết quả kinh doanh;
- Tiến độ thực hiện dự án;
- Thời hạn thực hiện hợp đồng BCC;
- Ban điều phối quản lý dự án đầu tư.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

2.4. Một số vấn đề pháp lý trong đàm phán và thực thi hợp
đồng BCC
Chú ý: Pháp luật không quy định một khuôn mẫu hợp tác nên
các bên tự do thoả thuận.
- Cơ chế điều hành và quản lý hoạt động hợp tác;
- Vấn đề về xử lý tài sản;
- Về cơ chế giải quyết việc chấm dứt hợp đồng;
- Xác định hiệu lực của hợp đồng BCC cho phù hợp với thời
điểm nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện đầu tư theo quy định;
- Tư cách chủ thể của các bên: Cần chú ý các chủ thể hợp tác
kinh doanh vẫn là các chủ thể độc lập.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3. Hợp đồng đối tác công tư


(Public-Private Partnership: PPP)
- Khái niệm về PPP;
- Đặc điểm của PPP;
- Phân loại hợp đồng PPP;
- Nội dung cơ bản của hợp đồng PPP;
- Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc thực hiện PPP.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.1. Khái niệm PPP


PPP là hợp đồng mà thông qua đó nhà nước hoặc cơ quan
nhà nước giao nhiệm vụ cho một bên (có thể là nhà đầu tư
trong nước hoặc nước ngoài) thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
theo yêu cầu của hợp đồng.
Lợi ích kinh tế của PPP:
- Là sáng kiến tài chính tư nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và
giảm nợ công;
- Khắc phục tình trạng quản trị yếu kém của nhà nước;
- Tạo nguồn tài chính bổ sung để phát triển cơ sở hạ tầng;
- Đáp ứng xu hướng phát triển bền vững…
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.2. Đặc điểm của PPP


- Đặc điểm về chủ thể: Phải có sự tham gia của một bên là
nhà nước và bên còn lại là tư nhân;
- Mục đích của hợp đồng PPP: Hợp tác giữa nhà nước và tư
nhân nhằm thực hiện dự án về kết cấu hạ tầng công cộng và
cung cấp dịch vụ công;

Chú ý: PPP không phải là tư nhân hoá dự án đầu tư.


- Hình thức của PPP: Thường được thực hiện thông qua hợp
đồng dự án.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.3. Phân loại hợp đồng PPP


Có hai nhóm phổ biến:
1. Nhóm các hợp đồng áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ
người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm hoặc dịch
vụ công:
- Hợp đồng BOT (Build-Operation-Transfert);
- Hợp đồng BTO (Build – Transfert – Operation);
- Hợp đồng BOO (Build-Own-Operation);
- Hợp đồng O&M (Own and Management).
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.3. Phân loại hợp đồng PPP


2. Nhóm các hợp đồng mà nhà nước thanh toán trên cơ sở chất
lượng sản phẩm dịch vụ công:

- Hợp đồng BTL (Build-Transfer-Lease);


- Hợp đồng BLT (Build-Lease-Transfer).
Ngoài ra, có thể có hợp đồng hỗn hợp của các hợp đồng trên.
Chú ý: Cần phân biệt giữa hợp đồng PPP và hợp đồng xây
dựng
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng PPP


Thường có hợp đồng mẫu do nhà nước ban hành:
- Điều khoản về mục tiêu và phạm vi của PPP;
- Phương thức và tiến độ thanh toán;
- Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư và tiến độ thực hiện;
- Nội dung về công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu
thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng PPP


- Điều khoản về ưu đãi và đảm bảo đầu tư;
+ Thoả thuận về sự ổn định nhằm cho phép các nhà đầu tư được
tiếp tục các điều khoản của hợp đồng ngay cả khi có sự thay đổi
của pháp luật;
+ Thoả thuận đưa tranh chấp hợp đồng giải quyết bằng con đường
trọng tài;
- Điều khoản về quyền Giám sát, kiểm soát, chất lượng công trình;
- Chuyển giao công nghệ;
- Chấm dứt hợp đồng.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.5. Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc thực


hiện hợp đồng PPP
a) Khó khăn cho nhà đầu tư khi nhà nước sử dụng tư cách
nhà nước có chủ quyền;
b) Rủi ro liên quan đến việc thực hiện dự án.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.5. Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc thực


hiện hợp đồng PPP
a) Khó khăn cho nhà đầu tư khi nhà nước sử dụng tư cách
nhà nước có chủ quyền
- Phải tuân thủ mẫu hợp đồng của nước tiếp nhận đầu tư;
- Có thể bị hạn chế quyền được lựa chọn luật nước ngoài.
III. Một số loại hợp đồng cụ thể trong ĐTQT

3.5. Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc thực


hiện hợp đồng PPP
b) Rủi ro khác liên quan đến việc thực hiện dự án
Nguyên nhân: PPP thường phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn
lớn và thời gian dài;
Hậu quả: Có thể xảy ra nguy cơ thất thu cho cả hai bên:
- Đối với nhà đầu tư: Thất thu do thay đổi quy hoạch của nhà
nước hoặc do quản trị yếu kém hoặc biến động thị trường;
- Đối với nhà nước: Thất thu do định giá sai nên đấu thầu với
giá thấp.
Giải pháp: Thoả thuận về cơ chế phân chia rủi ro.

You might also like