Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


Viện ĐT Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
---------oOo---------

BÀI TẬP LỚN


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài: Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất và ý thức và
sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương


Mã sinh viên: 11232119
Học phần: LLNL1105
Lớp học phần: 16
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thuân

Hà Nội, 1/2024
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 3

THÂN BÀI ........................................................................................................................................................ 3

I. Lý luận về vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ................................. 3

1.1. Phạm trù vật chất.................................................................................................................................. 3


1.1.1. Khái niệm vật chất ........................................................................................................................... 3
1.1.2. Phương thức tồn tại của vật chất ..................................................................................................... 4
1.2. Phạm trù ý thức...................................................................................................................................... 6
1.2.1. Nguồn gốc của ý thức....................................................................................................................... 6
1.2.2. Bản chất của ý thức .......................................................................................................................... 6
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ..................................................................................................... 7
1.3.1. Vật chất quyết định ý thức................................................................................................................ 7
1.3.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại vật chất............................................... 8
1.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................................................................... 9
II. Liên hệ thực tiễn vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Đảng ta tại Việt Nam hiện nay 9

2.1. Định hướng sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay trong phát triển kinh tế ................Error!
Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong phát triển kinh tế Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................................................................. 9
2.3. Những thành tựu đã đạt được ............................................................................................................. 10
2.4. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................................................................. 11
2.5. Những giải pháp giúp khắc phục những hạn chế nêu trên ............................................................... 12
KẾT BÀI ......................................................................................................................................................... 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 13


MỞ ĐẦU

Trong hành trình khám phá tri thức, em luôn bị cuốn hút bởi sức mạnh của những tư
tưởng lớn, những quan niệm đã định hình nên bản sắc của một thời đại. Chủ nghĩa Mác-
Lênin, với những luận điểm sâu sắc về vật chất và ý thức, không chỉ là nền tảng lý luận mà
còn là kim chỉ nam cho hành động. Khi nhìn vào Việt Nam hiện nay, một đất nước đang
phát triển mạnh mẽ và không ngừng đổi mới, em không thể không suy ngẫm về cách mà
Đảng ta đã và đang vận dụng những quan niệm này vào thực tiễn. Sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực tiễn luôn tạo ra những bài học quý giá.

Em tin rằng, việc phân tích sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất
và ý thức, đồng thời liên hệ chúng với thực tiễn Việt Nam sẽ mở ra những hiểu biết mới, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước ta.Chúng ta không thể phủ nhận
rằng, những quan niệm này đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển xã hội Việt Nam. Chúng không chỉ là những lý thuyết trừu tượng, mà còn là
những nguyên tắc hướng dẫn cho hành động, là những công cụ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
thế giới xung quanh và vị trí của chúng ta trong nó.Với sự phát triển không ngừng của xã
hội, việc hiểu và vận dụng đúng đắn những quan niệm này trở nên càng quan trọng hơn.
Chúng không chỉ giúp chúng ta định hình được hướng đi cho tương lai, mà còn giúp chúng
ta đối mặt và giải quyết những thách thức mà xã hội đang phải đối mặt. Và bây giờ, em sẽ
tiếp tục đi sâu vào việc phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất và ý thức,
và cách mà Đảng ta đã và đang vận dụng chúng vào thực tiễn.

THÂN BÀI

I. Lý luận về vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1. Phạm trù vật chất

1.1.1. Khái niệm vật chất

Trong chủ nghĩa duy vật nói chung, vật chất là thứ có trước và quyết định ý thức. Vì
thế phạm trù vật chất là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa duy vật nói chung và
chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng.
Quan niệm Mác – Lênin định nghĩa về vật chất qua định nghĩa của Lênin “Vật chất
là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ
thuộc vào cảm giác” [Giáo trình triết học Mác – Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật, xuất bản năm 2019]. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho tới nay các
nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.

Định nghĩa vật chất của V.I bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức. Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu
thực sự bên ngoài ý thức của con người.Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và
hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan.

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các cơ quan con người thì đem lại cho
con người cảm giác. Vật chất luôn thể hiện sự tồn tại hiện thực của nó dưới dạng các thực
thể. Chủ nghĩa duy vật biện chứng bàn đến vật chất trong mối quan hệ với ý thức của con
người. Trong đó, xét trên phương diện nhận thức luận thì “Vật chất là cái có trước, là tính
thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ
hai, là cái phụ thuộc vào vật chất”.

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Trong thế
giới vật chất duy nhất này, ở một thời điểm nhất định sẽ tồn tại hai hiện tượng: hiện tượng
vật chất và hiện tượng tinh thần. Hiện tượng vật chất tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào
hiện tượng tinh thần. Hiện tượng tinh thần lại luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất,
và những gì hiện tượng tinh thần có chỉ là bản sao chép lại của các sự vật, hiện tượng đang
tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.

1.1.2. Phương thức tồn tại của vật chất

Đó là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định: “Vận động là cách thức tồn tại, đồng thời là hình thức tồn tại của vật
chất; không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.” [Giáo trình triết học Mác –
Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, xuất bản năm 2019].
Theo Ph. Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình
diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.” [Giáo trình triết học
Mác – Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, xuất bản năm 2019]

“Vận động là phương thức tồn tại của vật chất”. Vận động là thuộc tính cố hữu của
vật chất. Không ở đâu và nơi nào tồn tại vật chất mà không có sự vận động. Vật chất chỉ có
thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu thị sự tồn tại của nó với các
hình dạng phong phú, muôn vẻ, vô tận.

Ví dụ: Cơ thể ta sống là do sự biến đổi không ngừng của các tế bào trong cơ thể. Khi
mà quá trình các tế bào biến đổi không diễn ra nữa tức là cơ thể tan rã, ta sẽ chết.

“Những hình thức vận động cơ bản của vật chất” vô cùng đa dạng, được biểu hiện
bởi các quy mô, trình độ và tính chất hết sức khác nhau. Ph. Ăngghen chia ra năm hình thức
cơ bản của vận động vật chất: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội. Trong tương lai có
thể phát hiện ra những hình thức mới. Các hình thức có mối liên hệ không thể tách rời. Giữa
hai hình thức có thể có hình thức vận động trung gian.

Ví dụ: Vận động cơ giới là chuyển dịch vị trí của vật thể trong không gian (con
người đi lại, quả bóng rơi xuống, trái đất quay theo quỹ đạo,..). Vận động vật lý là các quá
trình biến đổi của nhiệt, điện, trường, các hạt cơ bản (các nguyên tử, phân tử, các loại
sóng,..). Vận động hóa học là sự biến đổi của các chất hữu cơ, vô cơ (các phương trình, thí
nghiệm hóa học, sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia). Vận động sinh vật quá trình biến
đổi của các cơ thể sống (con người, động thực vật,..). Vận động xã hội là sự biến đổi của các
lĩnh vự kinh tế, chính trị, văn hóa.

“Vận động đứng im”. Sự vận động không ngừng của vật chất bao hàm cả sự đứng im
tương đối. Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định về
vật chất của sự vật hiện tượng trong mối quan hệ và điều kiện cụ thể.

Ví dụ: sự đứng im của nguyên tử khác với đứng im của một hình thái kinh tế - xã
hội; đứng im của một xã hội về mặt kinh tế khác với đứng im về mặt chính trị.
1.2. Phạm trù ý thức

1.2.1. Nguồn gốc của ý thức

Theo triết học duy vật biện chứng, ý thức con người là sản phẩm của quá trình phát
triển của cả tự nhiên và lịch sử xã hội.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người và hoạt động
của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách
quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người
về thế giới khách quan. Y thức chính là sự phản ánh của con người về thế giới khách quan.
Bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý thức. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên
cơ sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc con người. Ý thức không thể tách rời khỏi hoạt
động của bộ óc.

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong quá trình lao động,
con người tác động vào thế giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ ra những quy
luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng mà con người có thể quan sát, nhận
thức được.Thông qua hoạt động của các giác quan, những hiện tượng ấy đã tác động vào bộ
óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên những
tri thức nói riêng và ý thức nói chung.

Ý thức là một sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu mang nội dung ý thức, là phương tiện giao tiếp trong xã hội, là phương tiện tư duy.
Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể trao đổi thông tin, lưu truyền thông tin từ thế hệ này
sang thế hệ khác.

1.2.2. Bản chất của ý thức

Do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên chủ nghĩa duy tâm đã có những
quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức, cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá.
Ngược lại, chủ nghĩa duy vật siêu hình tầm thường hóa vai trò của ý thức. Họ coi ý thức
cũng chỉ là một dạng vật chất. Những quan niệm sai lầm này không cho phép con người
hiểu được bản chất của ý thức, cũng như biện chứng của quá trình phản ánh ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên “Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách
quan của óc con người” [Giáo trình triết học Mác – Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia
sự thật, xuất bản năm 2019]. Ý thức ra đời trong quá trình con người lao động để cải tạo thế
giới nên sự phản ánh của ý thức không phải thụ động như sao chép, chụp ảnh mà có tính
năng động, sáng tạo.

Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở óc người về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử. Thực tiễn xã hội là động lực trực tiếp to lớn thúc đẩy sự
hình thành và phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phong phú đa dạng. Trên cơ
sở đó, ý thức có thể tạo ra tri thức mới của sự vật, tưởng tượng ra cái không có thật trong
thực tế, chẳng hạn như tiên đoán, dự báo tương lai,..một cách tương đối chính xác.

1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản lớn của triết học, đặc biệt là
triết học hiện đại. Theo chủ nghĩa duy tâm thì ý thức quyết định vật chất. vật chất là thứ có
trước và quyết định ý thức. Phạm trù vật chất là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa
duy vật nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng. Mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất với ý thức và tính độc lập
tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.

1.3.1. Vật chất quyết định ý thức

Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc con người là một dạng vật chất có tổ
chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt
động thần kinh của bộ não trong suốt quá trình phản ánh thực tại khách quan.

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Nội dung của ý thức được quyết
định bởi vật chất vì ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới
vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật
tự nhiên, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định.

Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Thực tiễn là hoạt động vật chất có
tính cải biến thế giới của con người, là cơ sở hình thành và phát triển ý thức.

Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Trong đời sống xã hội,
vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được biểu hiện ở vai trò kinh tế đối với chính
trị, đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, tồn tại của xã hội đối với ý thức xã hội.

1.3.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại vật chất

Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Điều đó được thể hiện ở
những khía cạnh dưới đây

Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất vào trong đầu óc con người.

Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.

Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người.

Nó có thể quyết định hành động của con người là đúng hay sai, thành công hay thất
bại. Nếu ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy, tạo
sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất. Ý thức có tác động trở lại tích cực đối
với thực tiễn, đặc biệt là sự tác động của khoa học, lí luận. Đây là cơ sở quan trọng cho việc
xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác trong hành động và thực tiễn.
Ngược lại, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất,
quy luật khách quan thì hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn,
đối với hiện thực khách quan, con người sẽ phạm phải những sai lầm trong cuộc sống.

Thứ tư, xã hội phát triển thì vai trò của ý thức càng trở nên quan trọng. Tri thức khoa
học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động vào kinh tế, chính trị, xã hội.
1.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức. Vì thế để nhận thức sự
đúng đắn của sự vật, hiện tượng, trước tiên ta phải xem nguyên nhân vật chất để giải quyết
tận gốc mà không phải là đi tìm nguồn gốc. Đó là “tính khách quan” của sự xem xét.

Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên
trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố tinh thần. Trong
hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết những
nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao
nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần,tạo thành sức
mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao. Không chỉ có vậy, việc
giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêu cực bị đông, chờ đợi, chùn
bước trước hoàn cảnh.

II. Liên hệ thực tiễn vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Đảng ta tại Việt
Nam hiện nay
2.1. Thực trạng áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong phát triển kinh tế Việt
Nam hiện nay

Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế miền Bắc có nhiều sự khó
khăn. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suất lao động thấp
dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Ở miền Nam, sau 20 năm chiến tranh, nền
kinh tế bị đảo lộn và suy sụp, lạm phát diễn ra trầm trọng.

Đứng trước tình hình đất nước gặp khó khăn như vậy, Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề
ra những kế hoạch năm 1976 – 1980 quá cao về xây dựng và phát triển sản xuất vượt quá
khả năng của nền kinh tế. Ví dụ như năm 1975, chính sách phấn đấu đạt 20 triệu tấn lương
thực, 1 triệu tấn cá biển, 1 triệu ha khai hoang, 1 triệu 200 ha rừng mới trồng… 10 triệu tấn
than sạch, 2 triệu tấn xi măng. Những chủ trương sai lầm này cùng với cơ chế quan liêu bao
cấp đã tác động xấu tới nền kinh tế, làm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của nhân dân.

Kết quả là, đến hết năm 1980, nhiều chỉ tiêu đề ra chỉ đạt khoảng 50% - 60% mức đã
đề ra, nền kinh tế tăng trưởng vô cùng chậm chạp với tổng sản phẩm xã hội tăng 1,5%, công
nghiệp tăng 2,6%, nông nghiệp giảm 0,15%
Trong năm 1981-1985 chúng ta chưa kiên quyết khắc phục chủ quan, trì trệ trong bố
trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lí kinh tế, lại phạm những sai lầm mới
trong lĩnh vực phân phối lưu thông. Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu
tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế- xã hội, ổn định đời
sống nhân dân.

Ngoài những khuyết điểm chủ yếu nêu trên thì còn có những nguyên nhân khách
quan như hậu quả của nhiều năm chiến tranh, bối cảnh quốc tế…song chủ yếu là do chúng
ta phạm sai lầm chủ quan, những sai lầm đó cùng với trì trệ trong công tác tổ chức cán bộ đã
kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển.

2.2. Những thành tựu đã đạt được

Từ khi bắt đầu quá trình đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam đã chứng kiến
sự chuyển mình mạnh mẽ từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế
thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Đất nước đã thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp từ
năm 2008 và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP đạt 7%. Đến năm 2023, Việt Nam tiếp tục thể
hiện sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, và tăng cường giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 vẫn đạt hơn 322 tỷ USD,
mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Những thành tựu này phản ánh sự nỗ lực không
ngừng của Việt Nam trong việc cải thiện thể chế, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao hiệu quả
kinh tế.

Đất nước Việt Nam, sau gần bốn thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới, đã trải qua
một cuộc "lột xác" kinh tế đầy ấn tượng. Từ một nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa, Việt
Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở ra một chương mới đầy sáng sủa trong lịch sử phát triển của mình.

Một trong những thành tựu đáng tự hào nhất là việc Việt Nam đã chính thức thoát
khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Điều này không chỉ phản ánh sự tăng
trưởng kinh tế ổn định và liên tục, mà còn là minh chứng cho sự cải thiện đáng kể về chất
lượng cuộc sống của người dân.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã khẳng định mình trên bản đồ thế giới với tư cách là
một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu. Từ một nước bị thiếu lương thực
triền miên, đến nay, Việt Nam không chỉ tự cung cấp đủ lương thực cho dân số mà còn trở
thành một trong những nhà xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới.

Nhìn lại quá trình đổi mới gần 40 năm qua, có thể thấy rằng Việt Nam đã và đang
không ngừng nỗ lực, vươn lên mạnh mẽ trên con đường phát triển kinh tế, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

2.3. Những hạn chế còn tồn tại

Từ thời kỳ đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.
Tuy nhiên, cũng như bất kỳ quá trình phát triển nào, nó cũng gặp phải những hạn chế và
thách thức.

Một trong những hạn chế lớn nhất là tác động từ yếu tố bên ngoài. Nền kinh tế Việt
Nam chịu tác động kép từ các yếu tố bất lợi bên ngoài như thị trường xuất nhập khẩu, chuỗi
cung ứng, đầu tư, tiền tệ, tài chính, và các hạn chế kéo dài nhiều năm. Đặc biệt, hậu quả của
dịch COVID-19 còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược gia tăng, và xung đột tại Ukraine còn
phức tạp.

Ngoài ra, nền kinh tế số của Việt Nam cũng đang gặp phải những hạn chế. Hạ tầng
viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống dữ liệu còn phân tán, chưa chia sẻ và kết
nối liên thông. Điều này gây khó khăn cho quá trình số hóa và tận dụng hiệu quả nguồn lực
xã hội.

Cuối cùng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại những thách thức. Chính
sách và pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực
hiện nghiêm túc. Cách tiếp cận còn phiến diện, ngắn hạn và cục bộ, chưa tận dụng được hết
các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức.

Tuy nhiên, dù còn tồn tại những hạn chế và thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp
tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo
đảm; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi được kiểm soát tốt.
2.4. Những giải pháp giúp khắc phục những hạn chế nêu trên

Trước hết, việc nâng cao nhận thức và cải thiện tư duy là điều cần thiết. Trước những
thách thức từ bên ngoài, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận các vấn đề kinh tế, đặt mục tiêu
và lập kế hoạch dựa trên hiểu biết sâu sắc về quy luật khách quan và thực tiễn. Điều này
không chỉ giúp chúng ta định hình được hướng đi đúng đắn, mà còn tạo ra một tư duy mới,
linh hoạt hơn trong việc đối mặt với những thay đổi không ngừng của thế giới.

Tiếp theo, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật số là một yếu tố quan trọng khác. Trong
thế giới ngày càng số hóa, hạ tầng viễn thông và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra những dịch vụ cá nhân hóa và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, hệ
thống dữ liệu ở Việt Nam hiện nay còn phân tán, chưa chia sẻ và kết nối liên thông. Do đó,
việc đầu tư vào hạ tầng viễn thông, đảm bảo rằng hệ thống dữ liệu được kết nối và chia sẻ,
sẽ tạo điều kiện cho việc số hóa và tận dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc cải thiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một khía cạnh
cần được tập trung. Việc cập nhật và thực hiện nghiêm túc chính sách và pháp luật liên quan
đến hội nhập sẽ giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn các cơ hội và đối phó với thách thức từ quá
trình hội nhập. Điều này không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng quy mô, mà còn tạo
điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, việc tăng cường hoạt động thực tiễn sẽ giúp ý thức có thể tác động và
biến đổi vật chất, từ đó cải thiện điều kiện kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự chủ
động và sáng tạo trong việc áp dụng các giải pháp mới sẽ là chìa khóa để vượt qua những
hạn chế hiện tại. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả xã hội, từ chính phủ, doanh
nghiệp cho đến từng cá nhân, trong việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp mới, đồng thời
cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách và cơ chế phù hợp.

Những giải pháp này, khi được thực hiện, sẽ không chỉ giúp Việt Nam vượt qua
những hạn chế hiện tại mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong
tương lai. Điều này đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các bên
liên quan, từ chính phủ, doanh nghiệp cho đến cộng đồng.
KẾT BÀI

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích sâu sắc, em đã có cái nhìn rõ nét hơn về quan
niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất và ý thức, cũng như cách mà Đảng ta vận dụng
những quan niệm này trong thực tiễn Việt Nam hiện nay. Những lý thuyết này không chỉ là
những khái niệm trừu tượng, mà còn là những công cụ hữu ích để giải thích và định hình thế
giới xung quanh chúng ta.

Em nhận thức rõ rằng việc nắm vững và vận dụng đúng đắn những quan niệm này sẽ
giúp chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước theo hướng chính xác. Những quan
niệm này đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xã hội
Việt Nam, giúp chúng ta định hình được hướng đi cho tương lai, đối mặt và giải quyết
những thách thức mà xã hội đang phải đối mặt.

Em cũng nhận ra rằng việc hiểu và vận dụng đúng đắn những quan niệm này không
chỉ là một nhiệm vụ của Đảng, mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Chúng ta
cần phải tiếp tục nghiên cứu, hiểu biết và vận dụng những quan niệm này vào thực tiễn, để
cùng nhau xây dựng một đất nước phát triển, hòa bình và công bằng.

Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc và xem xét bài luận của em.
Em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ thầy, để em có thể hoàn thiện hơn trong
quá trình học tập và nghiên cứu sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2019)
2. Tổng cục thống kê
3. https://vioit.vn/co-hoi-va-thach-thuc-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam.html
4. https://www.matbao.net/tin-tuc/8-loi-ich-vuot-bac-cua-viec-so-hoa-dem-lai-cho-
doanh-nghiep-134081.html
5. https://www.matbao.net/tin-tuc/8-loi-ich-vuot-bac-cua-viec-so-hoa-dem-lai-cho-
doanh-nghiep-134081.html

You might also like