Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Có mấy phương pháp tưới nước?

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 2: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống(liếp) để thấm dần vào luống là phương
pháp tưới gì?

A. Tưới theo hàng, vào gốc cây B. Tưới thấm

C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa

Câu 3: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao
nhiêu %?

A. 8% B. 9% C. 12% D. 5%

Câu 4: Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng
phương pháp nào dưới đây?

A. Sấy khô B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn

C. Muối chua D. Đóng hộp

Câu 5: Luân canh là

A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện
tích

B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất

C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích

D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ

Câu 6: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?

A. Cây hoa hồng B. Cây đậu tương C. Cây bàng D. Cây hoa đồng tiền

Câu 7: Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để:

A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.

B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.


C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý

D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Câu 8: Có mấy nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 9: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi?

A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn
định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống
nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc,
ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống
nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn
định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác
nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn
định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống
nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

Câu 10: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:

A. Theo địa lý. B. Theo hình thái, ngoại hình.

C. Theo mức độ hoàn thiện của giống. D. Theo hướng sản xuất.

Câu 11: Trứng thụ tinh để tạo thành:

A. Giao tử. B. Hợp tử. C. Cá thể con D. Cá thể già.

Câu 12: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó
được gọi là:

A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 13: Chọn giống vật nuôi là:

A. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực lại làm giống.

B. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi cái lại làm giống.

C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.

D. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi còn bé lại làm giống.

Câu 14: Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào là cần thiết nhất?

A. Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. B. Phân vùng chăn
nuôi.

C. Chính sách chăn nuôi. D. Đăng kí quốc gia các giống vật
nuôi.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chọn phối, trừ:

A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.

B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.

C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.

D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng về nhân giống thuần chủng, trừ:

A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một
giống.

B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống
khác nhau.

C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.

D. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.

Câu 17: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?

A. Cám. B. Khô dầu đậu tương. C. Premic vitamin. D. Bột cá.


Câu 18: Dạ dày của một số vật nuôi ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… có mấy túi?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 19: Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất
dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ?

A. Nước. B. Axit amin. C. Đường đơn. D. Ion khoáng.

Câu 20: Điền vào chỗ trống của câu dưới đây các từ còn thiếu: “Nước và protein được
cơ thể hấp thụ trực tiếp qua … vào …”

A. Ruột – máu. B. Dạ dày – máu. C. Vách ruột – máu. D. Vách ruột – gan.

Câu 21: Mục đích của dự trữ thức ăn là:

A. Làm tăng mùi vị. B. Tăng tính ngon miệng.

C. Giữ thức ăn lâu hỏng. D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.

Câu 22: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp
vật lí?

A. Ủ men. B. Kiềm hóa rơm rạ. C. Rang đậu D. Đường hóa tinh bột.

Câu 23: Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại
thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào?

A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid.

Câu 24: Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật
nuôi thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?

A. Chất xơ .B. Lipid. C. Gluxit. D. Protein.

Câu 25: Trong các câu dưới đây, câu nào không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn
giàu protein?

A. Chế biến sản phẩm nghề cá. B. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn.

C. Nuôi giun đất. D. Trồng nhiều cây hộ Đậu

You might also like