Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, anh (chị) hãy rút ra
nguyên tắc phương pháp luận.
* Mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT
- VC quyết định YT
+ Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau; + Vật chất là nguồn gốc của ý thức, các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên và xã
hội của ý thức đều do bản thân thế giới vật chất hoặc những dạng tồn tại của vật chất tạo
ra.
+ VC quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.
- YT có tính độc lập tương đối và tác động trở lại VC
+ YT do VC sinh ra nhưng từ khi xuất hiện đã có đời sống riêng, quy luật vận động
riêng, không phụ thuộc máy móc vào VC.
+ YT có thể tác động lại thế giới VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự
tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
o Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí,hành
động hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn, cải
tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình.
o Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của con
người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tác
động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
Câu 3. (Câu 3 = Câu 1)
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra nguyên tắc
phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ
quan. Anh/ chị hiểu nguyên tắc này như thế nào?
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan là: xuất phát từ tính
khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn
trọng quy luật; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức
và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích,
đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách
quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những
nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
- Phát huy tính năng động chủ quan là: phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo
của ý thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động,
sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học, mặt khác
phải tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học đồng thời phải tu
dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí, nghị lực.
Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng
động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ
nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoa học...trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

2. (Câu 2) Trình bày nguyên nhân chủ yếu làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu hơn
tồn tại xã hội. Theo anh (chị), hiện nay muốn xây dựng phát triển ý thức xã hội văn
minh tiến bộ cần xóa bỏ những tàn dư, tư tưởng gì và quan tâm bồi đắp những phẩm
chất gì cho con người?
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ
tương ứng vẫn còn tồn tại dai dẳng; điều đó biểu hiện ý thức xã hội muốn thoát ly khỏi sự
ràng buộc của tồn tại xã hội, biểu hiện tính độc lập tương đối. Sở dĩ có biểu hiện đó là do
những nguyên nhân sau:
- Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội
không phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh
tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
- Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu,
bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là, trong xã hội có giai cấp, các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu
giữ một số tư tưởng có lợi cho họ nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Như vậy ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh
chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì
xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ.
Hiện nay muốn xây dựng phát triển ý thức xã hội văn minh tiến bộ cần xóa bỏ
những tàn dư, tư tưởng như: thái độ tùy tiện trong lao động sản xuất; lối sống phép vua
thua lệ làng, lối nghĩ duy cảm; tư duy tiểu nông; bệnh thành tích, ham phô trương, tư tưởng
thực dụng, tâm lý “đám đông”…. dẫn tới trụy lạc trong lối sống, bạc nhược về tư tưởng,
vun vén lợi ích cá nhân
Và quan tâm bồi đắp những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, cần cù học tập, sáng tạo,
cởi mở, tinh thần trách nhiệm và kỷ cương, các công dân thực hiện sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật….
Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này thì không được nóng vội, không được dùng
các biện pháp hành chính như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa và cả ở nước ta
nhiều năm trước đây.
(Câu 4). Nội dung cơ bản Nguyên lý phát triển và rút ra ý nghĩa pp luận
a. Nguyên lý về sự phát triển
- Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi, sự vận động theo hướng đi
lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chất cũ sang chất mới.
- Nguồn gốc của sự phát triển: Đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Cách thức của sự phát triển: Tích lũy dần về lượng dẫn tới thay đổi về chất
- Khuynh hướng: đi lên theo đường “xoáy ốc”, có tính kế thừa với sự phủ định tự thân.
- Tính chất cơ bản của sự phát triển
* Tính khách quan : tất cả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn vận động, phát
triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người
* Tính phổ biến: các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và mọi quá trình; trong mọi giai đoạn phát triển
của sự vật, hiện tượng.
* Tính kế thừa : sự phát triển tạo ra cái mới trên cơ sở chọn lọc, kế thừa và giữ lại
những gì hợp lí đồng thời cũng đòa thải, loại bỏ những gì tiêu cực lạc hậu của cái cũ
* Tính đa dạng, phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện
tượng song trong mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau. Sự vật,
hiện tượng tồn tại trong thời gian, không gian khác nhau có sự phát triển khác nhau.
b. Ý nghĩa phương pháp luận
- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học của nguyên tắc phát triển.
- Luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên và phải nhận thức được tính
quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển.
- Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong
nhiều giai đoạn khác nhau.
- Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
Ví dụ: học kém nếu biết áp dụng nguyên lí về phát triển thì sẽ ……
5.( Câu thêm) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và rút ra ý nghĩa Phương pháp luận
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Trong mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mối
liên hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái
chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng…
- Các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Không
có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với
các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc,
phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau.
- Mối liên hệ còn có tính phong phú, đa dạng. Các sự vật, hiện tượng hay quá trình
khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại và phát triển của nó.
b. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan
điểm lịch sử - cụ thể.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự
vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các
mặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Trên cơ sở đó có
nhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực
tiễn cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tác động; tránh quan điểm phiến
diện, 1 chiều, siêu hình, máy móc.

CÁI THẦY CHỈ:

Câu 1: (học ở trên ok rồi)


Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra nguyên tắc phương
pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan. Trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta
đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải
tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan, nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ phải
gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực,
đúng đắn, trách tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó
không có. Văn kiện Đại hội XII chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung,
phải xuất từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong
vốn có của nó. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy
vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống
tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng
vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao
trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức,
toàn cầu hoá hiện nay; coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng
viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ
quan, chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết
hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ
thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình.

Câu 2: (học theo này đi)


Nguyên nhân :
+Trước hết, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người
nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
+Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của
hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho
những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
+Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào
đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư
tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ
trong xã hội.
(Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ được những tàn
dư, những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và phát triển ý
thức xã hội mới.)
Hiện nay muốn xây dựng phát triển ý thức xã hội văn minh tiến bộ cần xóa bỏ
những tàn dư, tư tưởng như: thái độ tùy tiện trong lao động sản xuất; lối sống phép vua
thua lệ làng, lối nghĩ duy cảm; tư duy tiểu nông; bệnh thành tích, ham phô trương, tư tưởng
thực dụng, tâm lý “đám đông”…. dẫn tới trụy lạc trong lối sống, bạc nhược về tư tưởng, vun
vén lợi ích cá nhân
Và quan tâm bồi đắp những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, cần cù học tập, sáng tạo,
cởi mở, tinh thần trách nhiệm và kỷ cương, các công dân thực hiện sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật….
Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này thì không được nóng vội, không được dùng
các biện pháp hành chính như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa và cả ở nước ta
nhiều năm trước đây.

You might also like