Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I - ĐỊA LÍ 8

BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Câu 1: Ở châu Á, loại cây lương thực nào là quan trọng nhất?
A. Cây ngô. B. Cây lúa miến. C. Cây lúa gạo. D. Cây sắn.
Câu 2: Cây lúa được trồng ở các nước châu Á thích nghi với điều kiện khí hậu nào?
A. Khí hậu khô hạn. B. Khí hậu nóng ẩm.
C. Khí hậu ôn đới lạnh. D. Khí hậu địa trung hải.
Câu 3: Ở châu Á, cây lúa gạo được trồng chủ yếu
A. trên các vùng miền núi. B. trên các loại đất feralit.
C. trên các cao nguyên. D. trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 4: Năm 2003, châu Á chiếm bao nhiêu % sản lượng lúa gạo của toàn thế giới?
A. 39%. B. 49%. C. 93%. D. 94%.
Câu 5: Năm 2003, châu Á chiếm bao nhiêu % sản lượng lúa mì của toàn thế giới?
A. 29%. B. 39%. C. 49%. D. 93%.
Câu 6: Các nước xuất khẩu gạo đứng đầu châu Á và thế giới là
A. Trung Quốc và Ấn Độ. B. Nhật Bản và Hàn Quốc.
C. Thái Lan và Việt Nam. D. Phi -lip-pin và In-đô-nê-xi-a.
Câu 7: Ở châu Á, trên các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là
A. trâu, bò, lợn, gà, vịt. B. tuần lộc, đê.
C. dê, cừu. D. ngựa, tuần lộc.
Câu 8: Ở Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là
A. bò B. dê. C. cừu. D. tuần lộc.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp ở các nước
châu Á?
A. Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau.
B. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều.
C. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á đa dạng, phát triển đồng đều.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh ở hầu hết các nước.
Câu 10: Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực
A. Đông Nam Á. B. Nam Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Á.
Câu 11: Những nước nào ở châu Á có ngành dịch vụ phát triển cao?
A. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a. B. Việt Nam, Xin-ga-po, Thái Lan.
C. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc.
Câu 12: Năm 2003, những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lúa gạo nhất?
A. Việt Nam, Trung Quốc. B. Trung Quốc, Ấn Độ.
C. Băng -la-đét, Việt Nam. D. Thái Lan, Cam-pu-chia.
BÀI 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
Câu 1: Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là
A. dầu mỏ. B. than đá. C. quặng sắt. D. vàng và kim cương.
Câu 2: Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với vịnh biển nào?
A. Vịnh Cam Ranh. B. Vịnh Pec-xích. C. Vịnh Thái Lan. D.Vịnh Ben -gan.
Câu 3: Phần đất liền khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ
A. 220B - 420B. B. 120B - 420B. C. 90B - 370B. D. 90B - 420B.
Câu 4: Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với các châu lục nào?
A. Châu Đại Dượng, châu Âu. B. Châu Âu, châu Mỹ.
C. Châu Phi, châu Âu. D. Châu Mỹ, châu Âu.
Câu 5: Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba của ba châu lục
A. châu Á, châu Âu, châu Phi. B. châu Á, châu Phi, châu Đại Dương.
C. châu Á, châu Âu, châu Mỹ. D. châu Á, châu Âu, châu Nam Cực.
Câu 6: Khu vực Tây Nam Á có diện tích rộng
A. trên 6 triệu km2 B. trên 7 triệu km2 C. trên 8 triệu km2. D. trên 11 triệu km2.
Câu 7: Dạng địa hình phổ biến ở khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng thấp. B. đồng bằng cao.
C. đồi và thung lũng. D. núi và sơn nguyên.
Câu 8: Đồng bằng lớn nhất khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng Lưỡng Hà. B. đồng bằng Hoa Bắc.
C. đồng bằng sông Mê Công. D. đồng bằng Tu-ran.
Câu 9: Phía tây nam của khu vực Tây Nam Á là dạng địa hình nào chiếm gần toàn bộ diện tích của
bán đảo A-ráp?
A. đồng bằng. B. sơn nguyên. C. đồi thấp. D. bồn địa.
Câu 10: Khu vực Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nào?
A. Đới khí hậu ôn đới, hàn đới. B. Đới khí hậu cực và cận cực.
C. Đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. D. Đới khí hậu xích đạo và ôn đới.
Câu 11: Phần lớn diện tích khu vực Tây Nam Á thuộc kiểu khí hậu
A. nhiệt đới khô. B. nhiệt đới gió mùa.
C. ôn đới lục địa. D. ôn đới hải dương.
Câu 12: Khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển, nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng vì?
A. Quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á.
B. Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô.
C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh.
D. Quanh năm chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
Câu 13: Hai con sông lớn nhất và quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. B. sông Ấn, sông Hằng.
C. sông I-ê-nit-xây, sông Lê-na. D. sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Câu 14: Khu vực Tây Nam Á có mạng lưới sông ngòi
A. dày đặc. B. phát triển. C. kém phát triển. D. khá phát triển.
Câu 15: Những nước có nhiều dầu mỏ nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. A-rập Xê-ut, I-ran, I-rắc, Cô-oét. B. Cô-oét, I-xra-en, Pa-le-xtin.
C. Ba-ranh, Ô-man, Thổ Nhĩ Kì. D. Y-ê-men, I-ran, Xi-ri, Ca-ta.
Câu 16: Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với các khu vực
A. Nam Á, Đông Nam Á. B. Nam Á, Trung Á.
C. Đông Á, Đông Nam Á. D. Bắc Á, Đông Nam Á.
BÀI 10, 11: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ KHU VỰC NAM Á.
Câu 1: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng
A. bắc – nam. B. đông – tây.

C. tây bắc – đông nam. D. đông bắc – tây nam.


Câu 2: Phần đất liền khu vực Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ
A. 90B - 370B B. 90B – 270B.
C. 90B – 420B. D. 120B – 420B.
Câu 3: Quốc gia nào ở Nam Á có diện tích và dân số lớn nhất khu vực?
A. Pa-ki-xtan. B. Băng-la-đét. C. Xri Lan-ca. D. Ấn Độ.
Câu 4: Vùng hạ lưu sông Ấn phát triển cảnh quan hoang mạc
A. Tha. B. Xa-ha-ra C. Gô-bi. D. Nê-phút.
Câu 5: Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng
A. sông Bra-ma-pút. B. sông Ấn - Hằng
C. sông Mê-công. D. sông Nin.
Câu 6: Đại bộ phận Nam Á thuộc kiểu khí hậu
A. nhiệt đới khô. B. nhiệt đới gió mùa.
C. núi cao. D. xích đạo.
Câu 7: Dân cư Nam Á chủ yếu theo
A. Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo. B. Phật, Hồi giáo.
C. Ấn Độ giáo, Hồi giáo. D. Phật, Thiên Chúa giáo.
Câu 8: Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên Đê-can là các dãy núi
A. Trường Sơn đông, Trường Sơn tây. B. Gát Tây, Gát Đông.
C. An - đét, Cooc-đi-e. D. Xcan-đi-na-vi, An-pơ.
Câu 9: Các hệ thống sông lớn ở Nam Á ( sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút ) đều bắt nguồn từ
dãy núi
A. Thiên Sơn. B. Côn luân. C. An-tai. D. Hi-ma-lay-a.
Câu 10: Địa điểm nào của Ấn Độ có lượng mưa lớn nhất khu vực Nam Á ?
A. Mum-bai. B. Ma-đrát. C. Se-ra-pun-di. D. Niu Đê -li.
Câu 11: Khu vực Nam Á tiếp giáp với các khu vực
A. Tây Nam Á, Bắc Á. B. Đông Nam Á, Trung Á.
C. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á, Đông Á. C. Bắc Á, Trung Á, Đông Á.
Câu 12: Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc kiểu khí hậu
A. nhiệt đới gió mùa. B. địa trung hải.
C. nhiệt đới khô. D. xích đạo.
Câu 13: Ở sườn phía bắc dãy núi Hi-ma-lay-a có khí hậu
A. nóng và khô. B. lạnh và khô. C. ôn hòa mát mẻ. D. mưa nhiều.
Câu 15: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á?
A. dòng biển lạnh. B. dòng biển nóng. C. sinh vật. D. địa hình.
Câu 16: Ở khu vực Nam Á, vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ đâu tới gây mưa lớn trên các sườn
núi phía nam?
A. Từ Đại Tây Dương. B.Từ Thái Bình Dương.
C. Từ Ấn Độ Dương. D. Từ Bắc Băng Dương.
Câu 17: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực
A. Nam Á và Tây Nam Á. B. Trung Á và Nam Á.
C. Đông Nam Á và Đông Á. D. Đông Á và Trung Á.
Câu 18: Khu vực Nam Á có diện tích
A. trên 2 triệu km2 B. trên 3 triệu km2 C. trên 4 triệu km2 D. trên 7 triệu km2.
Câu 19: Dân cư khu vực Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc
A. Môn-gô-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it. C. - Ô xtra-lô-it. D. Nê-grô-it.
Câu 20: Đại dương nằm tiếp giáp với khu vực Nam Á là
A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương . C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 21: Thủ đô của Ấn Độ là
A. Gia-các-ta. B. Niu Đê-li. C. Mum-bai. D. Côn-ca-ta.
BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
Câu 1: Phần đất liền khu vực Đông Á nằm trong khoảng các vĩ độ
A. 210 B – 530 N. B. 210 B – 530 B.
C. 210 N – 530 B. D. 510 B – 530 N.
Câu 2: Lãnh thổ phần đất liền khu vực Đông Á gồm có những quốc gia nào?
A. Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc.
Câu 3: Quốc gia nào có diện tích rộng nhất khu vực Đông Á?
A. Liên bang Nga. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 4: Phần đất liền của khu vực Đông Á chiếm bao nhiêu % diện tích lãnh thổ?
A. 83,7%. B. 16,3%. C. 87,3% . D. 88,3%.
Câu 5: Nửa phía tây Trung Quốc địa hình chủ yếu là
A. hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
B. hệ thống núi thấp và các bồn địa rộng.
C. nhiều núi cao xen các đồng bằng rộng lớn.
D. vùng đồi núi thấp.
Câu 6: Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo khu vực Đông Á có khí hậu
A. lục địa khô hạn. B. gió mùa.
C. núi cao. D. địa trung hải.
Câu 7: Cảnh quan chủ yếu ở nửa phía tây phần đất liền ( tức Tây trung Quốc ) là
A. xa van và cây bụi. B. rừng nhiệt đới.
C. thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc. D. rừng lá kim.
Câu 8: Hai hệ thống sông lớn nhất khu vực Đông Á là Hoàng Hà và Trường Giang nằm trọn trong
lãnh thổ
A. Ấn Độ. B. Liên Bang Nga. C. Hàn Quốc. D. Trung Quốc.
Câu 9: Nhờ khí hậu ẩm, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á có
A. hoang mạc bao phủ. B. rừng bao phủ.
C. băng tuyết bao phủ. D. cây bụi bao phủ.
Câu 10: Sông nào ở khu vực Đông Á có chế độ nước thất thường?
A. Sông Trường Giang. B. Sông A-mua.
C. Sông Ấn-Hằng. D. Hoàng Hà.
Câu 11: Ba hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Đông Á là
A. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put.
B. sông Mê Công, sông Hồng, sông Hoàng Hà.
C. sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông A-mua .
D. sông Hoàng Hà, sông Mê Công, sông Hằng.
Câu 12: Sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga?
A. sông Hoàng Hà. B. sông Trường Giang.
C. Sông Hằng. D. sông A-mua.
Câu 13: Ngọn núi lửa cao nhất ở Nhật Bản (3776m) là
A. Phú Sĩ. B. E-vơ-ret. C. Phan-xi-păng. D. Ki-li-man-gia-đô.
Câu 14: Phần hải đảo thuộc khu vực Đông Á nằm trong
A. “vòng đai lửa Hi-ma-lay-a”. B. “vòng đai lửa Thái Bình Dương”.
C. “vòng đai lửa Địa Trung Hải. D. “vòng đai lửa vùng đáy Đại Tây Dương”.
Câu 15: Vào mùa đông ở Nhật Bản thời tiết vẫn có mưa là do
A. gió mùa đông bắc thổi từ biền vào. B. gió mùa tây nam thổi từ biển vào.
C. gió mùa tây bắc đi qua biển. D. ảnh hưởng của địa hình.
Câu 16: Phần hải đảo thuộc khu vực Đông Á là vùng
A. núi già. B. núi trẻ. C. đồi bát úp. D. đồng bằng.
Câu 18: Trên bán đảo Triều Tiên gồm có hai quốc gia là
A. Nhật Bản, Triều Tiên. B. Triều Tiên, Trung Quốc.
C. Đài Loan, Hàn Quốc. D. Triều Tiên, Hàn Quốc.
Câu 19: Thủ đô của nước Cộng hòa DCND Triều Tiên là
A. Xơ -un. B. Bình Nhưỡng. C. Bắc Kinh. D. Tô-ky-ô.
Câu 20: Các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây phần đất liền khu vực Đông Á là
A. Tứ Xuyên, Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim. B. Ta-rim, Công -gô, Ca-la-ha-ri.
C. Sát, Công -gô, Ta-rim. D. Duy Ngô Nhĩ, Công-gô, Tứ Xuyên.
Câu 21: Thủ đô của Hàn Quốc là
A. Bát - đa. B. Viêng - chăn. C. Ma-ni-la. D. Xơ-un.

You might also like