Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Phân tích tác phẩm “Cảnh Khuya”

Hồ CHÍ MINH

Thế giới của thơ ca vốn là tính hình tượng, những sự sáng tạo nghệ thuật không giới hạn! Sự khác
biệt của thơ ca hiện đại với các thi phẩm thời Trung đại ko nằm ở trí tưởng tượng và tài năng của các
tác giả, mà nó phụ thuộc vào yêu cầu sáng tác của từng thời kì. Văn học Trung đại đã từng “sản sinh”
ra 1 thể loại thơ với sự tinh tế, điêu luyện, chuẩn chỉnh đến từng từ từng tiếng. Yêu cầu nghiêm ngặt
về niêm luật, câu từ của thể thơ sang trọng này ko phải thi sĩ nào cũng có thể đáp ứng đc, song thì
những bài thơ đc viết theo thể thơ Đường luật ko phải là hiếm. Nhưng số lượng các tác phẩm đc cho
là 1 viên ngọc quý ,sống mãi theo sự luân chuyển của thời đại thì ko nhiều.Vậy mà nhà thơ lỗi lạc Hồ
Chí Minh đã tạo ra ko ít những tác phẩm vàng thuộc tl này . TP “Cảnh khuya” là một trong số những
bài thơ vô cùng thành công của Người . Bài thơ bộc lộ đc tình yêu với cảnh sắc thiên nhiên và tình
yêu nước của Bác . Vẻ đẹp nơi núi rừng Việt Bắc cùng nỗi lo việc quân đã để lại trong lòng bạn đọc ấn
tượng vô cùng sâu sắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 và mất năm 1969.Được biết đến
là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu giàu lòng nhân ái của dân tộc. Không chỉ thế, Bác còn là một
nhà thơ lỗi lạc của dân tộc Việt Nam ta. Bài thơ “ Cảnh Khuya” đc vt vào mùa thu năm 1947, khi
chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt,đây là thời kì đầu của kháng chiến chống thực dân
Pháp. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn đó và những thứ thách ác liệt mà thực dân gây ra nhưng Bác vẫn
luôn lạc quan với phong thái ung dung. 4 dòng thơ đc chia thành 2 phần theo mạch cảm xúc. 2 dòng
thơ đầu cảnh đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng .2 dòng thơ sau là vẻ đẹp tâm
hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ở 2 câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong trẻo đẹp đẽ,là sự hòa hợp của âm thanh tiếng suối
với vầng trăng sáng:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ ,bóng lồng hoa “

Âm thanh tiếng suối hiện lên trong bạn đọc thật gần gũi qua cách sd nghệ thuật so sánh vô cùng độc
đáo của Bác .Sự đặc biệt ấy ko chỉ được thể hiện qua BPNT mà ngay ở cụm từ “Tiếng suối
trong” .Tiếng suối khi đc cảm nhận bằng thích giác sẽ có âm thanh rì rầm ,róc rách nhưng với bác
dường như dòng suối đã hiện ra trước mắt để Người thấy đc độ trong của nó. “Tiếng suối trong “
được ví như “tiếng hát xa”.”Tiếng hát xa” là âm thanh trong trẻo ,lúc rõ lúc không .Vẻ đẹp âm thanh
của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của âm thanh do con người tạo ra khiến tiếng suối trở lên
gần gũi,quen thuộc hơn với bạn đọc. Sự lạnh lẽo của rừng già rộng lớn như ấm lên khi được liên
tưởng đến thứ âm thanh đc tạo ra bởi sự ấm áp trong hơi thở của con người. Bằng tâm hồn của 1 thi
nhân ,tiếng suối róc rách bỗng trở thành tiếng hát xa trong trẻo ,dịu dàng. Thứ âm thanh ấm áp như
lời hát của mẹ thiên nhiên ,đưa vạn vật vào màn đêm . Ta có thể thấy sự đb trong lời thơ của Bác khi
đặt cạnh lời thơ của Nguyễn Trãi lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, của sự toàn mỹ thì
ngược lại trong thơ Bác lại lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Đây có thể coi là một bước
tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại.

Không chỉ tiếng suối ngân nga dịu ngọt được tác giả đưa vào bài mà vẻ đẹp của vầng trăng sáng cũng
rất nổi bật :

“Bóng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ, tạo nên 1 bức tranh đen trắng đc vẽ bằng ngôn
từ, gióng như những họa sĩ xưa vẽ bức tranh bằng mực tàu. Ta ấn tượng với cách sử dụng điệp từ
“lồng” của Bác khi được nhắc lại hai lần. Hình ảnh trăng, hoa, cây cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi
tắn gần gũi, hoà quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo. 2 hình ảnh cùng tôn vinh
nhau lên để tạo ra 1 cảnh vật thật yên tĩnh, thơ mộng, sống động, ấm áp gợi cảm giác gần gũi, thanh
thản. Đối với Bác trăng là người bạn tri âm, tri kỉ nên trước cảnh đẹp ấy Bác có biết bao nỗi xúc động.
Trong các bài thơ của Hồ Chí Minh, ánh trăng nào cũng là anhs trăng sáng. Trong của đời sáng tác của
Người, thơ tứ tuyệt, đặc biệt là hình ảnh trăng luôn là nơi để vị lãnh tụ vĩ đâị này tạo ra những tác
phẩm tuyệt tác .

Trong hai dòng thơ kế tiếp,ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của bậc cao nhân đại tài .Nỗi niềm
sâu lắng trước hoàn cảnh của nước nhà.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Cảnh đẹp đêm khuya nơi núi rừng càng thêm thanh bình qua BPNT so sánh .Phong cảnh lúc ấy
được ví như tranh vẽ . Dưới đôi mắt của một thi thân, phong cảnh trước mắt như được họa lên bởi
những nét vẽ tinh tế chứ chẳng còn là sự sắp đặt vô tình của mẹ thiên nhiên. Tiếng suối chảy, rừng
rậm,… tất cả như hòa quện với nhau ,tạo nên một bức tranh cảnh khuya yên bình, tĩnh lặng. Cảnh
khuya trong trẻo, yêu bình càng làm nổi bật lên hình ảnh Bác thao thức không yên trong đêm vắng.
Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây
phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác. Điệp ngữ
“chưa ngủ” gợi lên những ý tứ thật bất ngờ và sâu sắc, vừa khẳng định được vẻ đẹp của đêm trăng
vừa nói lên nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác.Bác thức đâu chỉ vì cảnh đẹp trước mắt làm say
mê đến không ngủ ? Bác còn thức vì “nỗi lo nước nhà “.Nỗi lo của Bác ,của toàn dâu về ngày mai của
nước nhà. Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ, năm 1947, đây là thời kì đầu của kháng chiến chống
thực dân Pháp. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn nơi núi rừng Việt Bắc và những thử thách ác liệt mà thực
dân gây ra, vì vậy mà một con người tha thiết yêu thiên nhiên nhưng đan cài trong đó vẫn là nỗi lo
cho đất nước, cho nhân dân. Đây chính là tấm lòng của vị lãnh tụ kính yêu. Bác dẫu có bận bao nhiêu
việc nhưng vẫn dành thời gian quý báu của mình ra để thưởng thức cảnh đẹp, có lẽ thiên nhiên đã
trở thành người bạn tâm giao của Bác. Phía sau chân dung của Người khi ung dung ngồi ngắm trăng
là cả một nỗi khát khao về đất nước hoà bình, nhân dân được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc.
Bác luôn dành tất cả sự yêu thương của mình cho dân tộc ta, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

Có thể nói, trong cả bài thơ, cảnh và tình có mối tương quan mật thiết, đan hòa. Tình cảm với thiên
nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn thi sĩ – chiến
sĩ trong thơ Bác. Qua đó, ta cũng hiểu Bác thật đúng là người có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung
dung và lạc quan để từ đó càng thêm để từ đó càng thêm khâm phục, yêu mến, biết ơn và tự hào về
vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.
“Cảnh khuya là bài thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác
Hồ. Người xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Bác Hồ đến với
suối rừng Việt Bắc là để lập chiến khu đánh Pháp. Giữa cảnh khuya, có suối trăng… đẹp như vẽ,
nhưng Người vẫn thao thức, vẫn “Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà”. Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách
chiến sĩ.Người từng nói

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên


Mây,tuyết,trăng,hoa,gió vui cùng
Nay ở trong thơ nên có thép”
Thực vậy! Màu sắc cổ điển đã hòa hợp với màu sắc thời đại – cảnh khuya trong kháng chiến. Tạo nên
một nét đẹp riêng cho bài thơ này của Bác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước
được diễn tả một cách hàm súc nhuần nhị, trong sáng và đầy chất thơ.

Cảnh khuya có thể đc coi là một tuyệt tác trong nền văn học trung đại VN.Đây là một trong những bài
thơ trăng nổi tiếng nhất trong tất cả những thi phẩm của Bác. Giữa không gian núi rừng tràn ngập
trong ánh trăng lãng mạn làm say đắm lòng người, ta vẫn thấy nỗi lo chuyện nước nhà của Bác.Vẻ
đẹp riêng của bài thơ, là cảm hứng thiên nhiên đan cài với tình yêu nước sâu sắc.Không chỉ “cảnh
khuya” ,một số tác phẩm khác nhưu Vọng Nguyệt,Trung thu, rằm tháng giêng ,...cũng cho ta thấy đc
điều này. Với Bác, trăng chính là người bạn tâm giao để Bác cảm thấy khuây khoả. Đằng sau chân
dung của Người cha già khi ung dung tự tại ngồi ngắm trăng là nỗi lo chuyện nước nhà .Bác Hồ yêu
nước, thương dân. Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng. “Cảnh khuya” như dẫn hồn ta vào những giấc
mộng đẹp. Sức mạnh của thơ ca đích thực là vậy… Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn
Người

You might also like