Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

PHẦN I

CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO


SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG KẾT TỦA
I.TỔNG QUAN
1.Giới thiệu về vật liệu: Sắt từ
a. Cấu tạo, cấu trúc
Fe3O4 có tên gọi là Magnetit và thuộc kiểu cấu trúc tinh thể spinel. Cấu trúc tinh
thể spinel là một loại cấu trúc tinh thể đặc biệt trong đó các nguyên tử kim loại có
thể sắp xếp vào các vị trí khác nhau trong mạng tinh thể. Trong Fe3O4, hai nguyên
tử kim loại Fe2+ và Fe3+ sắp xếp vào các vị trí khác nhau trong mạng tinh thể, tạo
thành cấu trúc spinel.

b. Tính chất của vật liệu


- Sắt từ là chất từ tính mạnh hay có khả năng hưởng ứng mạnh dưới tác dụng của
lực từ.
- Hiện tượng từ trễ: Là hiện tượng đặc trưng nhất của ở chất sắt từ, Khi từ hóa một
khối chất sắt từ các momen từ sẽ có xu hướng sắp xếp trật tự theo hướng từ trường
ngoài do đó từ độ của mẫu tăng dần đến độ bão hòa khi từ trường đủ lớn.
- Nhiệt độ Curie: Là nhiệt độ mà tại đó, chất bị mất từ tính. Ở dưới nhiệt độ Curie,
chất ở trạng thái sắt từ, ở trên nhiệt độ Curie, chất sẽ mang tính chất của chất thuận
từ.
c. Ứng dụng của vật liệu
- Làm thuốc nhuộm, thuốc uống có chứa sắt.
- Làm nguyên liệu để sản suất một số linh kiện điện tử.
- Có khả năng tạo tia tử ngoại với ánh sáng mặt trời có thế sử dụng để diệt khuẩn
làm sạch nước
- Hạt nano sắt từ có thế giúp hỗ trợ việc điều trị ung thư, điều khiển các hoạt chất
của thuốc đến nới cần chữa bệnh. Nguyên nhân của hạt nano sắt từ có ứng dụng to
lớn như vậy là do sắt từ không có hại cho sức khỏe con người, mà khi kích thích
với một điều kiện từ xác định nhiệt độ không tăng lên qua cao không gây hủy diệt
tế bào.
2. Giới thiệu về phương pháp tổng hợp: Phương pháp đồng kết tủa
a. Nguyên lý
- Đồng kết tủa: là quá trình kết tủa đồng thời của các chất thường hòa tan trong các
điều kiện được sử dụng.
- Phản ứng đồng kết tủa liên quan đến sự xuất hiện đồng thời của các quá trình tạo
mầm, tăng trưởng, làm thô và/hoặc kết tụ.
b. Phân loại
- Kim loại được hình thành từ dung dịch nước, bằng cách khử từ dung dịch không
chứa nước, khử điện hóa và phân hủy tiền chất hữu cơ kim loại.
- Các oxit hình thành từ dung dịch nước và không chứa nước.
- Chalcogenide kim loại được hình thành do phản ứng của các tiền chất phân tử.
- Đồng kết tủa được hỗ trợ bằng sóng siêu âm/vi sóng. (chalcogen bao gồm các
nguyên tố oxy (O), lưu huỳnh (S), Selen (Se), Tellurium (Te) và nguyên tố phóng
xạ polonium (Po).
c. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm


Sản phẩm có tính đồng chất cao hơn, Phản ứng đồng kết tủa phụ thuộc rất
bề mặt riêng lớn hơn, độ tinh khiết nhiều tham số: tích số tan, nhiệt độ, lực
cao hơn và tiết kiệm được nhiều năng ion và độ pH … dẫn đến khó khăn trong
lượng hơn so với phương pháp gốm việc xác định điều kiện kết tủa của phản
ứng
Khi tăng hay giảm độ pH và lực ion Hạt thu được có dải kích thước khá rộng
của môi trường kết tủa ta có thể
khống chế được kích thước hạt

II. THỰC NGHIỆM


1. Hóa chất
- Sắt(III) chloride hexahydrate (FeCl3.6H2O)
- Sắt(II) chloride tetrahydrate (FeCl2.4H2O)
- NaOH
- Nước cất (H2O)
- Giấy quỳ tím đo PH
2. Thiết bị
- Cân điện tử
- Máy khuấy từ
- Cốc đốt thủy tinh, bình tam giác, pipet, phễu thủy tinh, giấy lọc
- Tủ sấy
3. Quy trình

Theo PTHH, ta tính toán ra khối lượng các chất cần dùng để điều chế 0.5g mẫu lần
lượt là:
FeCl2.4H2O 0.4g
FeCl3.6H2O 1.17g
NaOH 0.7g
Tuy nhiên, để đảm bảo ứng xảy ra và đạt hiệu suất cao nhất có thể, ta sẽ dùng kiềm
dư, ở thí nghiệm này cân khối lượng NaOH là 1.5g
a. Chuẩn bị dung dịch
Cân tiền chất FeCl2.4H2O thêm 20 ml nước cất, khuấy hòa tan muối để tạo dung
dịch Fe2+
Cân tiền chất FeCl3.6H2O thêm 20 ml nước cất, khuấy hòa tan muối để tạo dung
dịch Fe3+
Cân tiền chất NaOH thêm 150 ml nước cất, khuấy hòa tan hydroxit để tạo dung
dịch kiềm
b. Thực hiện phản ứng
Cho từ từ dung dịch Fe2+ vào dung dịch Fe3+ và khuấy đến dung dịch trong suốt, đo
PH của dung dịch thu được.
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Fe và quan sát hiện tượng xảy ra
Thêm NaOH đến khi pH bằng 9
Khuấy hỗn hợp thêm 15 phút.
c. Lọc rửa kết tủa
Gấp giấy lọc thành phễu rồi cho vào phễu thủy tinh
Rót hỗn hợp vào phễu
Dùng nước cất để rửa kết tủa
Kiểm tra dịch lọc từ phễu cho đến khi pH bằng 7 thì ngừng
Cho kết tủa ướt vào tủ sấy 60 độ C trong 20h
Thu kết tủa
4. Phương pháp đánh giá tính chất của vật liệu
Khảo sát tính chất từ của mẫu thu được bằng máy từ kế mẫu rung (khảo sát tại
phòng 705 tòa B1, Đại học Bách khoa Hà Nội).
III. THẢO LUẬN
1. Hình ảnh mẫu thu được

Hình ảnh mẫu sau khi sấy


Nhận xét:
+Màu sắc và hình dạng:
 Mẫu vật có màu đen đồng nhất đặc trưng của Fe3O4
 Hình dạng hạt có kích thước nhỏ và có hình dạng đồng nhất.
+ Kích thước hạt:
 Kích thước của các mẫu hạt có kích thước từ vài nanomet đến vài chục
nanomet
+ Đặc điểm vật liệu:
 Fe3O4 là vật liệu sắt từ, nó có khả năng bị từ hóa mạnh khi đặt trong từ
trường ngoài và giữ lại từ tính sau khi từ trường ngoài bị loại bỏ.

2. Thảo luận về tinh chất của mẫu thu được (hình ảnh, data...)
Nhận xét:
+ Kích thước hạt nhỏ và đồng đều: Phương pháp đồng kết tủa cho phép tạo ra
các hạt nano có kích thước nhỏ và đồng đều. Điều này rất quan trọng trong các ứng
dụng sắt từ vì kích thước hạt ảnh hưởng đến các tính chất từ tính của vật liệu.
+ Độ tinh khiết cao: Quá trình đồng kết tủa có thể được kiểm soát chặt chẽ để loại
bỏ các tạp chất, do đó các mẫu vật sắt từ tạo ra có độ tinh khiết cao, dẫn đến tính
chất từ tính tốt hơn.
+ Các tính chất từ tính ưu việt: Các mẫu vật sắt từ được chế tạo bằng phương
pháp đồng kết tủa thường có từ độ bão hòa cao, độ từ hóa dư và lực kháng từ tốt,
làm cho chúng phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp và công nghệ cao.
+ Khả năng điều chỉnh thành phần hóa học: Phương pháp này cho phép điều
chỉnh thành phần hóa học của vật liệu bằng cách thay đổi các tiền chất và điều kiện
phản ứng. Điều này rất hữu ích trong việc tạo ra các hợp chất sắt từ với các đặc
tính mong muốn
Nhận xét:
Đường cong từ hoá mang đúng đặc điểm của vật liệu oxit sắt từ Fe3O4.
Lực kháng từ (Hc): 23.11 Oe
Độ từ dư (Mr): 0.66 emu/g
Độ mất năng lượng tối đa: 3892
Độ từ hoá bão hoà: 45.06 emu/g
Mẫu thể hiện các tính chất đặc trưng của vật liệu nano oxit sắt từ.
So sánh với các số liệu thu thập, mẫu có giá trị từ trường bão hòa tối đa đo được
là 48.98 emu/g, thấp hơn so với thông thường (xấp xỉ 60 emu/g). Giá trị này
thể hiện mức độ phản ứng từ trường của vật liệu. Giá trị Ms thấp cho thấy bề
mặt mẫu còn mất trật tự từ khá nhiều.
So sánh với số liệu các nhóm thí nghiệm khác, nhận thấy giá trị Hc nằm ở mức
trung bình (14.7-35.68 Oe). Do trong quá trình thí nghiệm, độ pH dung dịch của
các nhóm là khác nhau, dẫn đến tính chất từ của vật liệu bị ảnh hưởng.
IV. KẾT LUẬN
Trong thí nghiệm này, chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích phương pháp đồng kết
tủa trong việc chế tạo vật liệu nano. Phương pháp đồng kết tủa đã chứng tỏ là một
kỹ thuật hiệu quả và dễ thực hiện, cho phép tạo ra các hạt nano có kích thước nhỏ
và đồng đều với chi phí thấp.
Những kết quả đạt được:
1. Kiểm soát kích thước hạt: Phương pháp đồng kết tủa cho phép kiểm soát
tốt kích thước hạt nano thông qua việc điều chỉnh các thông số như nồng độ
dung dịch, pH, nhiệt độ và thời gian phản ứng.
2. Hiệu quả kinh tế: Phương pháp này không yêu cầu thiết bị phức tạp và có
thể được thực hiện với các hóa chất dễ tìm, giúp giảm chi phí sản xuất.
3. Khả năng ứng dụng rộng rãi: Các hạt nano được chế tạo bằng phương
pháp đồng kết tủa có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y sinh,
điện tử, và môi trường nhờ vào tính chất hóa học và vật lý ưu việt của
chúng.
Hạn chế:

Tuy nhiên, phương pháp đồng kết tủa cũng gặp một số hạn chế nhất định như khó
kiểm soát độ đồng đều tuyệt đối của hạt và sự hiện diện của các tạp chất không
mong muốn trong sản phẩm cuối cùng. Những hạn chế này đòi hỏi sự tinh chỉnh
kỹ thuật và cải tiến quy trình để đạt được chất lượng sản phẩm cao hơn.

PHẦN II
CHẾ TẠO VẬT LIỆU MÀNG MỎNG SỢI NANO
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHUN TĨNH ĐIỆN
I. TỔNG QUAN
1. Giới thiệu về vật liệu
Polyvinyl alcohol (PVA) [CH2CH(OH)]n là polymer tổng hợp hòa tan trong nước.
Sợi PVA có sức bền, cứng và chịu mài mòn tốt. PVA được sử dụng rộng rãi vì tính
chất lý hóa tốt, chất lượng kết dính tốt, độ bền kéo cao, có đặc tính tạo màng đặc
biệt.
Độ nhớt của dung dịch PVA tăng theo thời gian lưu trữ. Nồng độ dung dịch càng
lớn, sự gia tăng độ nhớt theo thời gian càng mạnh. PVA thủy phân hoàn toàn có độ
nhớt bền.
2. Giới thiệu về phương pháp tổng hợp
2.1. Định nghĩa
Electrospinning là một kỹ thuật kéo sợi từ polymer dung dịch hoặc polymer nóng
chảy bằng cách sử dụng lực tĩnh điện (điện trường). Sợi electrospun có đường kính
rất nhỏ (từ nanomet đến micromet) so với quá trình kéo sợi bằng lực cơ học thông
thường (kéo sợi nóng chảy, kéo sợi dung dịch).
2.2. Nguyên lí hoạt động
Dung dịch polyme được chứa trong một xy lanh, xy lanh này được gắn với kim
phun và nối với nguồn điện áp cao. Dung dịch trong xy lanh được bơm liên tục với
tốc độ thấp, hình thành giọt dung dịch ở đầu kim phun. Ở một điện áp tối ưu, lực
điện trường sinh ra thắng được sức căng bề mặt của giọt dung dịch tạo thành dòng
polyme di chuyển đến bộ thu sản phẩm. Trong quá trình di chuyển dòng polyme
trải qua giai đoạn bất ổn định, dãn dài, và bay hơi dung môi. Kết quả là các sợi
nano polyme được tập trung và dễ dàng thu trên đế gắn ở bộ thu sản phẩm.
Để thu được sợi đồng nhất và liên tục, các thông số liên quan đến dung dịch và quá
trình tạo sợi cần được tối ưu. Các thông số quan trọng ảnh hưởng đến hình thái và
tốc độ tọa màng:
- Nồng độ, độ nhớt, độ dẫn của dung dịch polyme,
- Điện áp đặt vào đầu kim và bộ thu sản phẩm (trống quay)
- Tốc độ bơm dung dịch
- Khoảng cách từ kim phun đến bộ thu sản phẩm.

II. THỰC NGHIỆM


1. Hóa chất
Dung dịch PVA 10% (Polyvinyl alcohol [CH2CH(OH)]n). Dung dịch PVA được
hòa tan hoàn toàn trong dung dịch nước, hạn chế các bọt khí trong dung dịch.
2. Thiết bị
- Hệ kéo sợi tĩnh điện - electrospinning
(1) Bơm, dây dẫn, kim bơm
(2) Hệ thống trống quay thu sản phẩm
(3) Hệ thống điều khiển điện áp cao
(4) Hệ thống màn hình hiển thị và các phím điều khiển
(5) Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm buồng phun
- Đế kính kích thước 1x1 cm được rửa lần lượt bằng các dung dịch acetone,
ethanol, nước khử ion bằng máy rung siêu âm sau đó đem sấy khô.
- Xy lanh dùng để chứa dung dịch PVA, được nối với kim phun qua một ống dẫn
và nối với nguồn điện áp cao.
3. Quy trình
a. Chuẩn bị
- Vệ sinh trống quay, bọc giấy nhôm bao phủ trống và gắn đế silic hoặc đế kính lên
trống bằng băng dính hai mặt.
- Pha dung dịch PVA theo nồng độ được yêu cầu (10%).
- Hút dung dịch vào xy lanh, đặt xy lanh vào máy, gắn kim kết nối cực dương
nguồn cấp điện áp với đầu kim.
- Đo, điều chỉnh khoảng cách giữa kim phun và trống thu.
b. Tạo môi trường buồng phun
- Bật cầu dao điện.
- Mở van hút ẩm cho buồng phun, điều chỉnh nhiệt độ bằng đèn sợi đốt. Sau 10
phút, độ ẩm và nhiệt độ ổn định, buồng sẵn sàng làm việc.
c. Tiến hành phun kéo sợi
- Điều chỉnh các vị trí, biên độ, tốc độ quay của trống phun, tốc độ phun và tốc độ
quét của kim phun, tính toán để vật liệu thu được trên đế.
- Trong toàn bộ quá trình phun, không được mở cửa kính để tránh gây cháy nổ và
sai lệch kết quả thí nghiệm.

Tốc độ phun của kim phun (ml/giờ) 0,9


Tốc độ quay của trống phun (vòng/phút) 400
Biên độ dao động của kim phun (mm) 10
Vị trí đặt đế (cm)
5 11,2 17,8 24,9
(tính từ mép ngoài của trống phun)
Điện áp đặt vào (kV) 12 10 14 16
Thời gian phun tại mỗi vị trí (phút) 5 15 15 15
Bảng số liệu thông số cài đặt trong thí nghiệm phun tĩnh điện

d. Tắt máy
- Sau khi hoàn thành quá trình, điều chỉnh kim phun về vị trí ban đầu.
- Giảm điện thế đặt vào kim và trống thu về giá trị 0 kV.
- Tắt nguồn tổng.
- Tháo đế, đặt vào lò sấy để sấy khô.
4. Phương pháp đánh giá tính chất của vật liệu
Khảo sát hình thái sợi nano qua kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử
miniSEM (khảo sát tại phòng 402 tòa C10b, Đại học Bách khoa Hà Nội).

III. THẢO LUẬN


1. Hình ảnh mẫu thu được
1.1. Mẫu 1 - Mức điện áp 12V
1.2 Mẫu 2 - Mức điện áp 10V

1.3 Mẫu 3 - Mức điện áp 14V


1.4 Mẫu 4 - Mức điện áp 16V

Nhận xét:
Khi thay đổi điện áp trong quá trình chế tạo vật liệu nano bằng phương pháp
phun tĩnh điện, một số tính chất của vật liệu thay đổi.

Kích thước và hình dạng của sợi PVA:

 Thay đổi điện áp ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của vật liệu
nano được tạo ra. Các đặc điểm này còn phụ thuộc vào những thông số
kỹ thuật khác như nồng độ dung dịch, tốc độ phun, và khoảng cách
giữa điện cực và bề mặt chế tạo.

Tính đều đặn và đồng nhất của các sợi PVA:

 Điều chỉnh điện áp có thể ảnh hưởng đến tính đều đặn và đồng nhất của
vật liệu nano.
 Sự biến đổi không đều về điện áp có thể dẫn đến sự không đồng đều
trong kích thước và hình dạng của các nano hạt, làm giảm chất lượng
và tính nhất quán của sản phẩm cuối cùng.

Có thể thấy, thay đổi điện áp trong quá trình chế tạo vật liệu nano bằng
phương pháp phun tĩnh điện có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng
như kích thước, hình dạng, tính đồng đều và tính chất của sản phẩm cuối
cùng, và đòi hỏi sự điều chỉnh cẩn thận để đạt được kết quả mong muốn.

2. Thảo luận về tính chất của mẫu thu được

Hình dạng và cấu trúc:

 Mẫu vật liệu có dạng các sợi dài và mảnh, phân bố đan xen nhau, tạo thành
một mạng lưới sợi liên kết.
 Các sợi này có độ mịn cao và đường kính rất nhỏ, có thể đạt đến kích thước
nano.

Phân bố:

 Các sợi có vẻ đồng đều về độ dày, cho thấy quy trình phun tĩnh điện đã được
kiểm soát tốt.
 Phân bố của các sợi cũng khá đồng đều, không có hiện tượng kết tụ hay
phân tán không đều.

Độ trong suốt và bề mặt:

 Hình ảnh cho thấy các sợi có độ trong suốt nhất định và phản chiếu ánh
sáng. Điều này cho thấy các sợi có bề mặt mịn và cấu trúc tinh thể tốt.
 Các sợi có vẻ không có các khuyết tật lớn như đứt gãy hay vón cục, cho thấy
chất lượng cao của vật liệu.

So sánh tính chất của vật liệu với nồng độ dung dịch PVA sử dụng lần lượt là
5%, 10%, 15% .

+ Kích thước và hình dạng:

 Dung dịch PVA 5% có thể tạo ra các sợi nano có kích thước lớn nhất và kém
đồng đều hơn so với dung dịch PVA 10% và PVA 15% do có tỷ lệ nước lớn
trong dung dịch.
 Dung dịch PVA 10% có thể tạo ra các sợi nano có kích thước trung bình và
đồng đều hơn so với dung dịch PVA 5% và PVA 15%.
 Dung dịch PVA 15% có thể tạo ra các sợi nano có kích thước nhỏ nhất và
đồng đều hơn so với dung dịch PVA 5% và PVA 10%.

+ Tính ổn định:

 Dung dịch PVA 15% có thể cung cấp tính ổn định hóa học và cơ học tốt hơn
so với dung dịch PVA 10% và PVA 5%
Có thể thấy, sự khác biệt về nồng độ PVA trong dung dịch có thể ảnh hưởng đến
tính chất của vật liệu nano được phun tĩnh điện, bao gồm kích thước, hình dạng,
đặc tính cơ học và ứng dụng. Việc lựa chọn giữa ba loại dung dịch này cần phụ
thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng và tính chất mong muốn của vật liệu nano
cuối cùng.

IV. KẾT LUẬN

Trong thí nghiệm này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và phân tích phương
pháp phun tĩnh điện trong việc chế tạo vật liệu nano. Phương pháp này đã chứng
minh là một kỹ thuật tiên tiến và hiệu quả, cho phép tạo ra các cấu trúc nano đồng
đều với khả năng kiểm soát kích thước và hình dạng sợi tốt.

Những kết quả đạt được:


+Đồng đều và kiểm soát kích thước: Phương pháp phun tĩnh điện cho phép tạo ra
các sợi nano có kích thước và hình dạng đồng đều. Sự kiểm soát tốt các thông số
như điện áp, tốc độ phun và khoảng cách phun giúp cải thiện chất lượng sản phẩm.

+Ứng dụng đa dạng: Các sợi nano được chế tạo bằng phương pháp phun tĩnh điện
có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y sinh, môi trường, và
điện tử nhờ vào đặc tính cơ học và hóa học ưu việt.

+ Sản xuất liên tục: Khả năng tạo sợi nano dài liên tục mở ra cơ hội sản xuất quy
mô lớn và áp dụng vào các ngành công nghiệp đòi hỏi vật liệu có tính chất kéo dài
tốt.
Hạn chế:

Mặc dù phương pháp phun tĩnh điện có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số
hạn chế cần khắc phục. Yêu cầu về thiết bị phức tạp và khó khăn trong việc kiểm
soát các thông số kỹ thuật có thể gây ra sự không đồng đều trong sản phẩm. Ngoài
ra, việc tối ưu hóa quy trình để đạt được hiệu suất cao nhất cũng đòi hỏi sự nghiên
cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm nhiều lần.

You might also like