Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Phần II: Sinh học

A: Lý thuyết (Thực vật và động vật - tiết 1,2)


Câu 1:

Dương xỉ Cà rốt Thông Rêu tường


a) Hãy xác định tên của các ngành thực vật từ (1) đến (4).
b) Hãy cho biết môi trường sống, cơ quan sinh sản của mỗi nhóm thực vật từ (1) đến (4).

STT Tên loài Tên Ngành Môi trường sống Cơ quan sinhh
sản
1 Dương xỉ Ngành dưỡng xỉ Trên cạn Bào tử
2 Cà rốt Ngành hạt kín Trên cạn Hạt
3 Cây thông Ngành hạt trần Trên cạn Hạt
4 Cây rêu Ngành rêu Nơi ẩm ướt Bào tử

Câu 2: Nêu vai trò của thực vật với đời sống con người. Kể tên 5 cây ở địa phương
em và nêu vai trò sử dụng của chúng trong đời sống con người.

- TV cho lương thực, thực phẩm: VD: cấy lúa, cây ngô, cây sắn. Khoang lang,

- Cung cung cấp oxi cho con người trong quá trình hô hấp
- Cho bóng mát và điều hòa không khí. VD: cây đa, cây mít, cây bạch đàn, cây
sà cừ,…
- Làm thuốc, gia vị. VD: cây sả, cây gừng, cây tỏi,…
- Làm đồ dùng và giấy. VD: cây gỗ mít, sam, linh sam, thông, thông rụng lá,
sồi, dương, bulô, bạch đàn, keo lá tram,….
- Làm cây cảnh và trang trí. VD: Cây vạn tuế, cây cau cảnh, cây hoa lan, cây
hoa hồng,….
Câu 3: Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc
điểm gì giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác
nhau?

- Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch
dẫn phát triển.
- Thực vật hạt kín sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc trong quả nên tránh được các
tác động của môi trường.
- Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau nên thực vật hạt kín có mặt ở
nhiều nơi.

Câu 4: a) Biết rằng ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến
mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện
đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình

=> a) Đất ở vùng B mức độ xói mòn cao hơn do thường xuyên chịu tác động mạnh của
sóng biển. Điều khác biệt về đặc điểm hai vùng là hệ thống rừng cây ngập mặn giúp giảm
mức độ sóng đánh vào bờ, giảm mức độ xói mòn đất.

b, Ở các vùng ven biển, người ta thường trồng phi lao phía ngoài đê biển để tạo thành
“rừng phòng hộ ven biển”. Em hãy tìm hiểu và cho biết: - Rừng phòng hộ ven biển có tác
dụng gì? - Chúng “phòng hộ” bằng cách nào?

 b) Rừng phòng hộ ở ven biển được thành lập với mục đích: chống gió hạn, chắn
cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ
các công trình ven biển. Các loại cây trong rừng phòng hộ thường là cây phi lao,
cây ngập mặn,... Các cây này sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển,
rễ cọc ăn sâu,... chịu được gió bão, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ, làm giảm bớt tác
động của cát và sóng tới đê biển.
Câu 5: Sự đa dạng của động vật được thể hiện ở những đặc điểm nào? Trình bày những
đặc điểm nhằm phân biệt động vật với thực vật?
-> Động vật xung quanh ta rất đa dạng và phong phú về số lượng loài và kiểu môi trường
sống
+ Số lượng có khoảng hơn 1,5tr loài động vật
+Môi trường trên cạn, trong đất, trên mặt nước, dưới mặt nước, môi trường trong cơ
thể sinh vật khác (ký sinh)
-> Chúng là được xếp vào nhóm động vật vì chúng là những sinh vật đa bào nhân thực, dị
dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

Câu 6: Trình bày các ngành thuộc động vật không xương sống. Cho biết đại diện và môi
trường sống?

LỚP ĐỘNG VẬT MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẠI DIỆN

Ruột khoang Dưới nước Thuỷ tức, san hô, sứa,


Giun dẹp Dưới nước, kí sinh trong cơ thể người và Sán lông, sán lá gan,
động vật sán dây...

Giun tròn Sống trong môi trường nước, đất ẩm hoặc kí Giun đũa, giun tóc,
sinh giun chỉ..

Giun đốt Dưới nước, đất ẩm Giun đất, rươi, sá


sùng...

Thân mềm Dưới nước, 1 số sống trên cạn Ốc sên, trai sông,
hến...

Chân khớp Sống ở nhiều môi trường Tôm, nhện, châu


chấu...
B: Trắc nghiệm (15 câu)
Câu 1: Nối các nhóm ở cột A với đặc điềm tương ứng của cột B
A B Trả lời
1. Ruột khoang a) Cơ thể phân đốt, có bộ xương ngoài bằng kitin, có thể 1-c
có cánh.
2. Giun b) Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi. 2-d
3. Thân mềm c) Cơ thể hình trụ hay hình dù, đối xứng toả tròn, có tua 3-b
miệng.
4. Chân khớp d) Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. 4-a
Câu 2: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức di chuyển.
Câu 3. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm
động vật không xương sống là:
A. Có xương sống. B. Hình thái đa dạng. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống
lâu.
Câu 4: Chọn những từ/ cụm từ thích hợp trong phần gợi ý để hoàn thành nội dung
đúng khi nói về cây rêu.
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có: thân, lá, chưa có rễ, ………..(1)………..thật sự.
Trong thân và lá rêu không có mạch dẫn ……..(2)….Rêu sinh sản bằng …..( túi bào
tử, ,.3)……….được chứa trong……..(4 bào tử)………..nằm ở ngọn cây.
Gợi ý:
Câu 5: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Thân cây. B. Mặt trên của lá. C. Mặt dưới của lá. D. Rễ cây.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?
A. Sinh sản bằng bào tử C. Có lá thật sự
B. Thân có mạch dẫn D. Chưa có rễ chính thức
Câu 7: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt kín D. Hạt trần
Câu 8: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây xoài.
B. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
C. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây trầu bà.
Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Khai thác cây thân gỗ B. Trồng cây gây rừng
C. Phá rừng làm nương rẫy D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 10: Cây nào dưới đây dùng làm thuốc, xông hơi giải cảm?
A. Cây sả và cây gừng B. Cây tam thất
C. Cây dương xỉ D. Cây thiết mộc lan
Câu 11: Cây nào dưới đây là cây lương thực?
A. Cây khoai tây B. Cây ngải cứu C. Cây quế D. Cây đu đủ
Câu 12: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của thực vật?
A. Thực vật làm thức ăn cho động vật.
B. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí.
C. Thực vật giúp tăng nhiệt độ, giảm độ ẩm.
D. Thực vật là nơi ở cho động vật
Câu 13: Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?
A. Điều hòa không khí B. Giảm ô nhiễm không khí
C. Giúp giữ đất, chống xói mòn D. Hạn chế hạn hán
Câu 14: Động vật không xương sống chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số các
loài động vật? A. 65%. B. 75%. C. 85%. D. 95%.
Câu 15: Tính đến nay có khoảng bao nhiêu triệu loài động vật được mô tả, định tên?
A. 1 triệu loài. B. 1,5 triệu loài. C. 2 triệu loài. D. 2,5 triệu loài.

You might also like