Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ

[Ngữ pháp tiếng Việt]


- Nội dung:
+ Khái niệm câu, các thành phần câu tiếng Việt (thành phần chính, thành phần
phụ);
+ Phân loại câu theo Cấu tạo ngữ pháp.
Gợi ý:
+ Học Các thành phần câu tiếng Việt: thành phần chính/ nòng cốt (chủ ngữ, vị ngữ);
thành phần phụ (tập trung: trạng ngữ, khởi ngữ, phụ chú ngữ);
+ Học Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp: đọc bài giảng để vận dụng vào xác định
loại câu trong trường hợp cụ thể (không yêu cầu nêu lý thuyết).
Ví dụ: cho 1 câu, yêu xác định thành phần câu (xác định thành phần chính/ phụ) và
loại câu (câu đơn/ ghép/ phức…); sử dụng dấu // và / để phân tích (trình bày như vậy
rõ ràng, khoa học).

Khái niệm:
1. Câu :
- Là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ
các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình
thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói.
(Nguyễn Thị Lương, “Câu tiếng Việt”,2016)
- Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng từ/ngữ đặt ra trong quá trình suy nghĩ được gắn
với một ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện tình cảm,
thái độ đánh giá của người nói, người viết; có cấu tạo ngữ pháp độc lập và có
ngữ điệu kết thúc.
2. Thành phần chính/nòng cốt trong câu :
- Thành phần bảo đảm cho câu được trọn vẹn nghĩa và thực hiện chức năng
giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với văn cảnh hoặc
hoàn cảnh sử dụng
2.1 Chủ ngữ :
- Là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại với thành phần
vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị
ngữ.
- Thường được cấu tạo bởi một hay một cụm từ.
- Lưu ý: Trước chủ ngữ thường không có quan hệ từ, trừ những trường hợp chủ
ngữ chỉ một khoảng thời gian, không gian => Điểm khác biệt giữa chủ ngữ và
một số thành phần phụ của câu, như trạng ngữ, khởi ngữ
- Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ : quan hệ ngữ pháp và quan hệ logic sự vật
2.2 Vị ngữ :
- Là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với thành
phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ
biểu thị.
- Thường đứng liền sau chủ ngữ, giữa chủ ngữ và vị ngữ không cần ngăn cách
bằng dấu phẩy hay liên từ nào.
3. Thành phần phụ trong câu :
- Thành phần nằm ngoài nòng cốt câu. Sự có mặt của chúng, nhìn chung,
không đóng vai trò quyết định đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự lập
về NP của câu.
3.1 Trạng ngữ :
a) Khái niệm
- Là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, không gian,
phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân…
- Trong nhiều trường hợp, trước trạng ngữ có dùng quan hệ từ để dẫn nhập.
Khi viết, thường dùng dấu phẩy để phân cách trạng ngữ với nòng cốt câu.
b) Phân loại
- Trạng ngữ chỉ thời gian : Cho biết thời gian xảy ra sự tình trong câu
- Trạng ngữ chỉ không gian : Biểu thị nơi xảy ra sự tình : không gian cụ thể
(rộng, hẹp) không gian phiếm chỉ.
- Trạng ngữ chỉ tình huống : Biểu thị tình huống diễn ra sự tình
- Trạng ngữ chỉ cách thức - phương tiện : Nêu cách thức thực hiện hành động
hay phương tiện để chủ đề thực hiện hành động
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân : Chỉ ra nguyên nhân, lý do dẫn đến sự tình nêu
trong câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích : Nêu lên cái đích mà chủ thể cần đạt được.
3.2 Khởi ngữ
a) Khái niệm :
- Là thành phần phụ đứng trước nòng cốt câu, được dùng để nêu một đối
tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói (nên có người gọi là đề
ngữ).
- Trước khởi ngữ có thể có quan hệ từ “về”, “đối với”..., đi sau có “thì, là,mà”
b) Phân loại
- KN nhấn mạnh cho toàn nòng cốt câu
+ Sống, anh ấy đã được là một anh hùng; chết, anh ấy sẽ được là một vĩ
nhân
+ Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha; nhớn thì nhờ vợ; già thì nhờ con. Úi chao ôi là
nam nhi
- KN nhấn mạnh cho từng thành phần câu : Tạo nên bằng cách lặp lại toàn bộ
hay một thành phần nào đó mà nó nhấn mạnh
+ Tôi thì tôi xin chịu
+ Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi.
+ Truyện Kiều, tôi thuộc lòng từ hồi cấp 2 (bổ ngữ)
3.3 Phụ chú ngữ
a) Khái niệm :
- Là bộ phận chêm xen, nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu, dùng giải thích
thêm một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu trong câu, giúp
người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của câu hay dụng ý của người
chú giải.
b) Ý nghĩa - chức năng
- Chức năng giải thích
+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu
yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp
- Chức năng chứng minh :
+ Vả lại, dẫu có rủ được anh làm như tôi : khoác ba lô trên vai, đi hết làng
nọ đến làng kia để nhận xét nông thôn một cách kỹ càng hơn, cũng
chẳng ích gì.
- Chức năng biểu cảm :
+ Cô gái nhà bên có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi
- Chức năng bình luận
+ Cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng
ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông
nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một.
Phân loại câu (Cấu tạo ngữ pháp)
1, Câu đơn (bình thường)
- Là câu chứa một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ, gọi tắt là kết cấu chủ - vị (C-V)
- Câu đơn có các thành phần phụ là câu đơn mở rộng thành phần.
2, Câu đặc biệt (câu đơn đặc biệt)
- Chỉ có một trung tâm cú pháp chính
- Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo kết cấu chủ - vị mà chỉ được tạo thành
bởi một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhưng vẫn là cấu
trúc cú pháp độc lập, có chức năng biểu đạt một hành động ngôn ngữ như
câu bình thường.
3, Câu ghép
- Là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, mỗi kết cấu chủ - vị làm thành một
vế câu, chúng không bao hàm lẫn nhau.
- Phân loại
+ Câu ghép chính phụ : quan hệ từ nguyên nhân - kết quả, điều kiện -
hệ quả, nhượng bộ - thăng tiến, mục đích..
+ Câu ghép đẳng lập : quan hệ từ và, mà, còn, nhưng, rồi…
+ Câu ghép chuỗi
+ Câu ghép qua lại : vừa..vừa, chưa..đã, còn..còn, ai…nấy,..
4, Câu phức
- Là kiểu câu gồm hai kết cấu C-V trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu C-V làm
nòng cốt.

You might also like