Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT NGỮ PHÁP HỌC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Ngữ pháp và ngữ pháp học:


“Ngữ pháp”: khó biến đổi, khách quan, tồn tại từ lâu

2 Từ pháp học: Nghiên cứu hình thức cấu tạo từ

3 Từ loại học: phân định các đơn vị từ thành các lớp, các loại dựa trên 3 tiêu chí:
1. ý nghĩa khái quát hay ý nghĩa phạm trù chung.
2. khả năng kết hợp của từ.
3. chức năng cú pháp mà từ đảm nhiệm trong câu

4 Cú pháp: phép tạo câu


1. Cú pháp cụm từ
2. Cú pháp câu

1. Ngữ pháp và ngữ pháp học:


- Ngữ pháp vốn là thuật ngữ HV có nguồn gốc từ tiếng châu An bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
cổ “grammartike techne” có nghĩa là “nghệ thuật viết”
- So với ngữ âm, ngữ pháp khó biến đổi hơn. Vì ngữ âm là lớp thứ nhất (theo tính tôn ti), dễ
biến đổi hơn.
- Luôn tồn tại và mang tính khách quan, đã tồn tại từ lâu trong các loại ngôn ngữ.
- Ngữ pháp học theo cách hiểu truyền thống châu Âu, là một bộ môn khoa học cấu thành từ
2 nhánh: Từ pháp học và Cú pháp học.
+ Từ pháp học:
(1) Là phân môn ngữ pháp học chuyên tìm hiểu, nghiên cứu về quy luật, quy tắc biến
đổi hình thức của từ (trong nn biến hình)
(2) Sự cấu tạo của từ để tạo ngữ đoạn (cụm từ) hay câu.
(3) Phân loại và xác định các đặc tính ngữ pháp của các loại từ.
+ Cú pháp học: Nghiên cứu cách sắp xếp, tổ hợp từ theo các quy tắc ngôn ngữ để tạo ra
các đơn vị lớn hơn từ.

2. Từ pháp học
- Theo cách hiểu rộng nhất, từ pháp học bao gồm cả việc nghiên cứu hình thức cấu tạo từ…
- Vốn từ trong ngôn ngữ đơn lập không có sự biến hóa hình thái, vì vậy khi nói “nghiên cứu
cấu trúc hình thức của từ tức nghiên cứu sự biến đổi của từ” sẽ khiến người nghiên cứu
cảm nhận các ngôn ngữ này không có từ pháp.
- Các ngôn ngữ đơn lập: các nhà ngôn ngữ học chỉ chú trọng nghiên cứu từ về mặt phương
thức cấu tạo cùng đặc tính ngữ pháp. Sau đó xác định từ loại và tìm hiểu từ từ loại ở bình
diện ý nghĩa và chức năng.

3. Từ loại học
- Là một bộ phận của từ pháp học nghiên cứu việc phân định các đơn vị từ thành các lớp,
các loại dựa trên các đặc điểm chung của chúng.
- Cơ sở để phân định từ loại, truyền thống Việt ngữ học thường dựa vào các tiêu chí sau:
(1) ý nghĩa khái quát hay ý nghĩa phạm trù chung.

1
(2) khả năng kết hợp của từ.
(3) chức năng cú pháp mà từ đảm nhiệm trong câu

4. Cú pháp
- Cú pháp theo cách hiểu thông thường là phép tạo câu.
- Thường được nói đến ở hai khía cạnh:
+ Cú pháp cụm từ: là bộ phận chuyên nghiên cứu sự kết hợp giữa từ với từ để tạo
thành những tổ hợp có ý nghĩa, lớn hơn từ là các cụm từ tự do.
+ Cú pháp câu: chuyên nghiên cứu việc xác định câu và cấu tạo bên trong câu, bao
gồm cả phân loại câu.

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

4 loại hình ngôn ngữ trên thế giới


+ hòa kết
+ chắp dính
+ đơn lập
+ đa tổng hợp

1 Khái niệm từ và nhận diện từ trong tiếng Việt


1.1. Khái niệm
1.2. Nhận diện từ trong tiếng Việt
1.2.1. Đặc điểm ngữ âm
1.2.2. Đặc điểm ngữ pháp

2 Ý nghĩa của từ
2.1. Một số quan niệm
2.2. Ý nghĩa từ vựng của từ
2.2.1. Ý nghĩa biểu vật
2.2.2. Ý nghĩa biểu niệm
2.2.3. Ý nghĩa biểu thái
2.2.4. Ý nghĩa ngữ pháp

1. Khái niệm từ và nhận diện từ trong tiếng Việt


1.1. Khái niệm từ
L.V.Serba: “Từ là gì? Theo tôi, trong các ngôn ngữ khác nhau từ cũng khác nhau, cho nên
không có khái niệm về từ chung chung.” (Khái luận ngôn ngữ)
Lê Văn Lý trong cuốn Le Vietnamien:
“Định nghĩa về từ thích hợp với ngôn ngữ này nhưng lại không thích hợp với ngôn ngữ khác;
người ta không thể đặt một định nghĩa về từ thích hợp cho mọi ngôn ngữ. Người ta phải cho
một định nghĩa về từ đối với từng ngôn ngữ.”
Trên con đường nhận diện từ, các tác giả thường tập trung vào các bình diện sau:
+ Bình diện ngữ âm
+ Bình diện ngữ pháp
+ Bình diện ngữ nghĩa
Xét trên 3 bình diện trên, tựu trung lại có 2 thái độ tiếp cận:

2
+ Thái độ thứ nhất: Một số tác giả căn cứ vào từng tiêu chí (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa) để phân biệt thành 3 loại từ: từ ngữ âm, từ ngữ pháp, từ ngữ nghĩa.
+ Thái độ thứ hai: đa số muốn có một định nghĩa thống nhất được cả 3 bình diện ngữ
âm, ý nghĩa và ngữ pháp.
Từ là:
(1) đơn vị hiển nhiên, sẵn có và cố định, có hình thức ngữ âm hoàn chỉnh và có ý nghĩa
hoàn chỉnh.
(2) đơn vị thực tại, lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ, và nhỏ nhất ở trong câu.

1.2. Nhận diện từ trong tiếng Việt


Là một NN đơn lập, phân tích tính (rời rạc), từ TV được hiểu như sau: “Từ trong TV là một
đơn vị được tạo thành bởi 1 số âm tiết cố định, bất biến (ngữ âm), mang những đặc điểm
ngữ pháp nhất định, thuộc về một trong những kiểu cấu tạo nhất định (ngữ pháp), tất cả ứng
với một NN nhất định, lớn nhất trong TV và nhỏ nhất để tạo câu (ngữ nghĩa).
→ Để có từ hoàn chỉnh, ta cần thống nhất 3 mặt trên.
Các thành phần của từ, trừ thành phần ngữ âm, là có tính đồng loạt chứ không phải của
riêng mỗi từ.

Thành phần cấu tạo, thành phần ngữ pháp hay thành phần ngữ nghĩa có thể xuất hiện trong
từ này mà cũng xuất hiện trong từ khác.
VD: từ “học sinh” cũng có thành phần cấu tạo chung “học” với các từ khác như “học giả”,
“học thuật”, “học hành”, “học hỏi”,...
VD: từ “nông dân” cũng có thể tạo thành phần cấu tạo chung “nông” với các từ khác như
“nông nghiệp” “nông sản” “nông thôn”,…

Nhờ có tính đồng loạt của các thành phần cấu tạo mà khi bắt gặp một hình thức ngữ âm
nào đó, chúng ta có thể quyết định chính xác nó có phải từ không, nếu là từ thì thuộc từ loại
nào, hoạt động ra sao…
VD: hình thức ngữ âm “cặp”
+ động từ: cặp kè
+ danh từ: như cái cặp; như một cặp
VD: một hình thức ngữ âm “sơn”
+ Là ĐT khi thành phần ngữ pháp và ý nghĩa chung với các từ như: tô, bôi, vẽ, trát, quét,…
+ Là danh từ chỉ chết liệu khi thành phần ngữ pháp và ý nghĩa chung với các từ: vôi, phấn,
mực, thuốc vẽ, phẩm màu,…

1.2.1. Đặc điểm ngữ âm của từ tiếng Việt


Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tính phân tích tính cao, về mặt ngữ âm, hình
thức âm thanh của từ tiếng Việt luôn cố định, một khối bất biến ở mọi vị trí, trong mọi quan
hệ và mọi chức năng trong khi hành chức.

Từ tiếng Việt luôn được thể hiện ra bằng một hoặc vài âm tiết có quan hệ với nhau, các âm
tiết được phát âm với thanh điệu đi kèm.

Các âm tiết trong nội bộ một từ (và trong ngữ lưu) được phát âm rời nhau.

Tính cố định, bất biến về âm thanh của từ có quan hệ rất mật thiết với tính độc lập tương đối
cao của từ tiếng Việt.

3
Dựa vào tính bất biến về ngữ âm mà người Việt dễ nhận diện được từ. VD từ “nhà” dù nó
xuất hiện ở vị trí nào, trong bất cứ câu nào. Trong khi đó, ở tiếng Nga, người bản ngữ phải
học đến một trình độ nhất định mới quy định được các hình thức mới quy được về các hình
thức “dome”, “doma”, “domu”, “domix” về từ “dom”.

Trong TV và các NN đơn lập, không biến hình thì dường như chỉ thấy “từ - phi cú pháp” chứ
không có “từ - cú pháp”. Đó là điểm đối lập với các NN biến hình.
VD: Từ “nhà” không mang dấu viết gì của các quan hệ, các chức năng cú pháp.

1.2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt


Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt chính là đặc điểm tạo câu của chúng. Đó là đặc điểm
khi từ tổ hợp với từ hoặc các đơn vị đồng cấp để tạo ra những câu nói hiểu được, chấp
nhận được.
Cái chung nhất của các đặc điểm ngữ pháp là tính đồng loạt.
Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu
ở ngoài từ, trong mối tương quan của nó với những từ khác trong câu. (tự bản thân nó
không cho mình biết nó là gì, nhưng các mối quan hệ giữa nó với những thứ khác thì cho
thấy điều đó).
(1) khả năng kết hợp giữa từ đang xét với từ chứng
Từ chứng là những từ có ý nghĩa khái quát, ý nghĩa quan hệ hay ý nghĩa tình thái. Các từ
chứng thường kết hợp (trực tiếp hay gián tiếp) với một loại từ nhất định.
(2) khả năng làm thành phần câu

Nhóm trực tiếp làm vị ngữ → động từ, tính từ


Chú ý trường hợp cần/ không cần hệ từ “là”.
Nhóm từ cần có từ nối: là, trở thành, trở nên… → danh từ
(3) khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, câu
→ xác nhận các tiểu từ loại trong từ loại
VD: động từ nội động: hát, khóc, cười,…. vì không chi phối trực tiếp vào bổ ngữ và không
chịu tác động.
động từ ngoại động: xây dựng, nhìn, điều khiển,… vì nó tác động trực tiếp đến danh từ bổ
nghĩa và chịu tác động của chủ từ

→ Đặc điểm ngữ pháp của từ không hoàn toàn độc lập với ý nghĩa của từ.
Đặc điểm ngữ pháp của từ biểu hiện khả năng tạo câu cho ý nghĩa của từ
Ý nghĩa của từ là cơ sở của đặc điểm ngữ pháp, là cái khuôn để ý nghĩa được định hình.
VD: các nội dung ‘nhà’ ‘núi’ ‘sông’ của các âm tiết ‘gia’ ‘sơn’ ‘hà’... chưa thể coi là ý nghĩa
của từ vựng vì chúng chưa đủ đặc điểm ngữ pháp như các từ vựng khác.

4
Đặc điểm ngữ pháp là căn cứ khách quan để xác định các ý nghĩa khác nhau của một hình
thức ngữ âm
VD: Nước sông Hồng rất đỏ - chỉ màu sắc
Làng xóm đã đỏ đèn - động từ thắp đèn

Đặc điểm ngữ pháp giúp phân biệt ý nghĩa của những từ thoạt nhìn giống nhau.
VD: Cha mẹ vui…. / Cuộc liên hoan rất vui (1)
Cha mẹ vui lòng… / *Cuộc liên hoan rất vui lòng (2)
vui → (1) trạng thái tâm lý (2) đặc điểm tính chất
vui lòng → chỉ có thể mô tả trạng thái tâm lý

* là dấu “bất khả chấp”, không được người trong cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận

2. Ý nghĩa của từ
2.1. Một số quan niệm về ý nghĩa của từ
7 quan niệm

4 thành phần ý nghĩa của từ:


→ Ý nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ)
→ Ý nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu)
→ Ý nghĩa biểu thái (nghĩa sở dụng)
→ Ý nghĩa ngữ pháp (nghĩa kết cấu)
3 Cái đầu tạo thành ý nghĩa từ vựng. Đối lập với ý nghĩa thứ 4

2.2. Ý nghĩa từ vựng của từ


2.2.1. Ý nghĩa biểu vật
Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ những sự vật hiện tượng trong thực tế, nhưng chúng không
phải là chính các sự vật ấy.

Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật/ hiện tượng, quá trình, tính chất… trong thực tế vào
ngôn ngữ. Sự phản ánh này chỉ một phần, không trùng hoàn toàn.
VD to wash: là rửa, giặt, gội, vo, … tùy ngữ cảnh (số từ tương ứng trong TV rất nhiều)
nhưng chung quy là “dùng nước làm cho sạch”

5
Trong thực tế khách quan, sự vật hiện tượng tồn tại ở dạng cá thể nhưng khi được phản
ánh trong từ trở thành cái chung chỉ lớp loại.
VD: Sinh viên - chỉ tập thể, dt chung, không chỉ rõ bất kỳ ai. Bàn, Cây,…

Phạm vi rộng hay hẹp của cái mà từ biểu thị, có từ có phạm vi rộng và hẹp khác nhau.
VD: Đi, chạy, nhảy, bò, chường,…. → di chuyển
Bay, lượn, lặn,…. → di chuyển có phương tiện

Tính khái quát về nghĩa của từ không giống nhau.


VD: “Nước”
Nước tự nhiên: nước sông, suối, hồ,…
Dịch trong cơ thể: nước mô (nước vàng), maybe nước mắt,…
Kim loại ở thể lỏng: nước gang, nước thép,…

2.2.2. Ý nghĩa biểu niệm

2.2.3. Ý nghĩa biểu thái


+ Nhân tố đánh giá: to, nhỏ, mạnh, yếu…
+ Nhân tố cảm xúc: dễ chịu, khó chịu, vui, buồn…
+ Nhân tố thái độ: yêu, ghét, tôn trọng, coi thường…
→ Từ gợi ra cảm xúc. (núi gợi sự to lớn, yêu quái gợi sự kinh hãi,…)
Sắc thái nghĩa - tu từ (dương tính - trung tính - âm tính)

2.2.4. Ý nghĩa ngữ pháp


Là ý nghĩa chung của hàng loạt từ.

Ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát cao hơn ý nghĩa từ vựng
Ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện bằng hình thức nhất định bằng phương tiện ngữ
pháp.

Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và và được thể hiện
bằng các phương tiện ngữ pháp nhất định.

6
* Các loại ý nghĩa ngữ pháp
+ Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân

+ Ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm thời (tùy vào ngôn ngữ
được xét)

Chương II: CẤU TẠO TỪ

I Nguồn gốc của tiếng Việt: hệ Nam Á, dòng Môn Khmer, nhóm Việt Mường
Có 3 giai đoạn:
- Gđ tiền Việt - Mường
- Gđ Việt - Mường cổ
- Gđ Việt - Mường chung

II Cấu tạo từ tiếng Việt


1. Đặt vấn đề
2. Yếu tố cấu tạo từ trong tiếng Việt
3. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt
3.1. Từ hóa hình vị
3.2. Ghép
3.3. Láy
4. Đặc điểm của hình vị tiếng Việt
5. Các loại hình vị trong tiếng Việt

III Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo

IV Từ đơn

V Từ láy (từ láy âm)


1. Đặt vấn đề
2. Các loại từ láy trong tiếng Việt

I.Nguồn gốc của từ tiếng Việt


Tiếng Việt có nguồn gốc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatique) dòng Môn Khmer, nhóm Việt
Mường. Từ Việt cổ có khởi thủy từ ngôn ngữ tiền Việt Mường. Theo các nghiên cứu, tiếng
Việt thời thượng cổ thì chưa có thanh điệu như ngày nay.

Tiếng Việt có nhiều sự tương giao, vay mượn từ ngôn ngữ từ các dân tộc khác dân tộc
Kinh.

7
Tiền ngôn ngữ là một khái niệm để chỉ ngôn ngữ gốc của các ngôn ngữ hiện đại. Cách gọi
tiền Việt Mường có nghĩa là ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ cơ sở hay là ngôn ngữ chung
cho cả nhóm ngôn ngữ Việt Mường (thuộc nhánh Môn - Khmer), trong đó tiếng Việt là một
ngôn ngữ thành viên.

Giai đoạn tiền Việt - Mường: sau giai đoạn Môn - Khmer và kéo dài cho đến thế kỷ I và II
sau công nguyên (thời kỳ văn hóa Đông Sơn) → lúc này tiếng Việt vẫn chưa có thanh điệu;
sử dụng phương thức phụ tố.
- Ở giai đoạn này, tiếng Việt cơ bản vẫn giữ được những đặc điểm quan trọng của
nhánh nông ngữ Môn-Khmer trong họ Nam Á:
+ Duy trì vốn từ vựng gốc Nam Á và vốn từ vượng gốc Môn-Khmer. Sự vay mượn có
chăng chỉ là sự vay mượn giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Nam Đảo, và cũng
có thể bắt đầu sự vay mượn họ Thái.
+ Tiếng tiền Việt - Mường là ngôn ngữ chưa có thanh điệu - một đặc trưng quan trọng
của ngôn ngữ Môn-Khmer
+ Tiếng tiền Việt - Mường đồng thời vẫn duy trì dạng thức từ song tiết và vẫn sử dụng
phụ tố cấu tạo từ để tạo từ mới.
- Ngoài ra, ở giai đoạn này, các ngôn ngữ tiền Việt - Mường có xu thế song tiết hóa
nhiều hơn so với các ngôn ngữ còn lại trong nhánh Môn-Khmer
→ Giai đoạn tiền Việt-Mường là giai đoạn quan trọng, là mốc khởi đầu của lịch sử tiếng Việt.
Dạng thức tiền Việt - Mường đôi khi được hiểu là ngôn ngữ mẹ để sinh ra tất cả các ngôn
ngữ thuộc nhóm Việt-Mường hiện nay.

Giai đoạn Việt - Mường cổ (thời kỳ Bắc thuộc) → đơn âm tiết hóa
Giai đoạn Việt - Mường chung (thời phong kiến, thế kỷ X - XIV) → hình thành cách đọc
Hán Việt, lớp từ ngữ Hán Việt → đơn âm tiết hóa hoàn toàn.
+ Người dân dùng tiếng Việt như là ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhưng trong quản lí nhà nước thì
dùng chữ Hán như một công cụ hành chính.
+ Vị thế tiếng Việt cơ bản chỉ tồn tại trong đời sống dân gian của người Việt. Dẫn đến
sự tác động mạnh mẽ vào sự phát triển sau này của tiếng Việt.

Các từ tiếng Việt ngày đó có hệ thống phụ âm đầu gồm phụ âm đơn và phụ âm kép.

8
Ví dụ trong “Sách sổ sang chép các việc” thế kỉ XVII và trong từ điển Việt Bồ La của

Alexandre de Rhodes, chúng ta sẽ thấy các phụ âm đầu dạng bl, tl, ml, kl…

II.Cấu tạo từ tiếng Việt


1. Đặt vấn đề

→ Điểm ngắt từ thể hiện chủ đích của người nói


2. Yếu tố cấu tạo từ trong tiếng Việt
Là những hình thức ngữ âm nhỏ nhất có nghĩa mà không thể phân chia thành những yếu tố
nhỏ hơn mà vẫn có nghĩa, được dùng để cấu tạo ra các từ tiếng Việt. (hình vị → ở góc độ
đại cương)
Hình vị, ngữ vị, morpheme, từ tố, nguyên vị, tín hiệu, ngữ tố, tiếng…
Nguyễn Tài Cẩn → hình vị; Nguyễn Văn Tu → từ tố; Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Anh Quế, Đái
Xuân Ninh → hình vị; Hồ Lê → nguyên vị, hợp vị.
Một số quan điểm về hình vị:
(1) hình vị < âm tiết
(2) hình vị >= âm tiết → trùng hoặc lớn hơn âm tiết
(3) hình vị = âm tiết
*hình vị gián đoạn
3. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt
3.1. Từ hóa hình vị → quan điểm này bắt đầu từ Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng tiếng
Việt.
+ Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có đặc điểm ngữ
pháp và ý nghĩa của từ.

9
+ Biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của từ. Ví dụ: (từ đơn) mì,
chính → mì chính
+ Hiện nay, phương thức này chủ yếu tác động vào hình hình thức mô phỏng âm tiết
và yếu tố vay mượn mô phỏng. Ví dụ: rít, đốp… → “rít lên”, “nói đốp vào mặt”, “đốp chát”...
(hành động nói năng)
+ Từ ngoại lai hiện nay: nét (internet), meo (mail), phách (fax)...
3.2. Ghép
Là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng lại
với nhau để tạo từ mới
Hình vị A, B → từ A+B
3.3. Láy
Là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị giống với nó toàn
bộ hay một phần về âm thanh. Cả hai hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ.
Láy: Hình vị A → AA’/A’A: như “lạnh” → lạnh lùng, lành lạnh,...; “nhỏ” → “nho nhỏ”; “đẹp” →
“đèm đẹp”;...

Ngoài ra, còn có 1 phương thức tạo từ theo cách chuyển nghĩa 1 từ có sẵn. Tức là dùng 1
hình thức ngữ âm sẵn có, tác động làm chuyển nghĩa
- Ưu điểm: tiết kiệm được về mặt âm thanh
- Nhược: tạo ra rất nhiều từ đồng âm, dẫn đến việc xác định từ nguyên sẽ khó khăn.
- VD như ốc (sinh vật) hay ốc (ốc vít) có trước?

4. Đặc điểm của hình vị tiếng Việt


*Đặc điểm phổ quát . Đặc điểm . Đặc trưng .
Một hình vị có thể tham gia cấu tạo hàng loạt từ.
VD “học” → (1) học sinh, sinh viên,... (2) học hiếc

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa nên khi một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa tham gia
vào các phương thức cấu tạo ra các từ khác nhau thì phải được coi là những hình vị khác
nhau.
VD: “bàn” → (1) bàn nước, bàn học, bàn gỗ… (2) bàn luận, bàn tán… (3) bàn bạc, bàn
biếc…

Cùng một hình thức ngữ âm nhưng khi là hình vị, khi là từ.
VD “học”/”học hành”, “học hỏi”...

Trong tiếng Việt, ranh giới hình vị thường trùng với âm tiết được phát thành một hơi, tồn tồn
tại ở điểm ngừng giữa hai âm tiết. Khi viết mỗi âm tiết là một chữ, giữa chúng không có
khoảng cách.
→ a pa tít, ễnh ương, xà phòng, bồ hóng, mù tạt… : trước đây thường được coi là hình vị có
hình thức lớn hơn một âm tiết.
→ hiện nay, nên gọi “nghĩa” trong các trường hợp này là nghĩa cấu trúc. (một số quan điểm
cho rằng các âm tiết của các từ trên đều có nghĩa nhưng đã bị mờ đi).
bọ - nẹt; ốc - bươu; sâu - róm; đẹp - đẽ…
5. Các loại hình vị trong tiếng Việt
5.1. Căn cứ vào tiêu chí độc lập/ không độc lập khi tạo từ
Hình vị độc lập là những hình vị vừa là hình vị vừa có khả năng tham gia vào phương thức
từ hóa để thành từ.

10
Hình vị không độc lập là HV không/chưa có khả năng từ hóa thành từ như các yếu tố “sơn,
thủy, quốc, gia, ỳ, hà,..”
5.2. Căn cứ vào ý nghĩa
+ Hình vị thực: hình vị có ý nghĩa chân thực, tức là ý nghĩa của chúng liên hệ với
những sự vật hiện tượng có thể hình dung và nhận thức được. VD: sơn, thủy, nhà, cửa…
+ Hình vị hư: hình vị không có ý nghĩa chân thực, tức là ý nghĩa của chúng thường chỉ
quan hệ, tình thái… VD: và, đã, đang, sẽ, rất…
III.Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo
Các tiêu chí thường dùng:
+ Tiêu chí về sự đồng nhất hay khác biệt trong trong phương thức cấu tạo
+ Tiêu chí về sự đồng nhất hay khác biệt về hình vị. Chủ yếu xét khả năng độc lập/
không độc lập của hình vị, về tính từ loại của hình vị.
+ Tiêu chí về sự đồng nhất hay khác biệt trong mối quan hệ giữa các hình vị

1. Căn cứ vào số lượng hình vị tham gia cấu tạo từ


+ Từ đơn là từ được cấu tạo bằng một hình vị
+ Từ kép (từ phức) là từ do hai hoặc hơn hai hình vị tổ hợp lại

danh-danh: sơn hà; danh-động: máy in; danh-tính: chữ thập đỏ; động-danh: phi cơ;
động-động: ăn nói; động-tính: cháy đen; tính-danh: khoái mã; tính-tính: xanh đỏ; tính-động:

2. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp tiếng Việt: Mỗi tiếng trong TV
là 1 hình vị, NTC chủ trương tất cả
3. Quan niệm của Hồ Lê: Tiêu chí là tính chất HV và ông dùng thuật ngữ “nguyên
vị”. Có 6 loại nguyên vị: NV thực, NV hệ thống, ngữ pháp, tiềm tàng, tình cảm, mục
đích.
4. Quan điểm hiện nay - Đỗ Hữu Châu

VI. Từ đơn
- Theo đa số các nhà ngôn ngữ, đó là những từ 1 hình vị
- Về nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống có 1 kiểu nghĩa chung
- Trong tiếng Việt, đa số từ đơn là từ chỉ có 1 âm tiết. Từ đơn 1 âm tiết là những từ mang
đặc trưng ngữ nghĩa chuyển của từ vựng tiếng Việt.
- Từ đơn là những cơ sở để cấu tạo nên hàng loạt từ phức.
- Hoàng Tuệ: Từ đơn tiết là từ 1 tiếng, cứ 1 tiếng là 1 từ, 1 từ cứ nguyên hình nguyên dạng
mà diễn đạt được nhiều ý nghĩa khác nhau.

11
V. Từ láy (Từ láy âm khác Dạng láy hay phương thức láy)

5.1) Đặt vấn đề


- Từ láy âm là những từ được cấu tạo theo phương thức láy. Là những từ mà các thành tố
trực tiếp kết hợp theo quan hệ ngữ âm
+ Lặp lại toàn bộ âm tiết của 1 hình vị có nghĩa
+ Lặp lại 1 phần âm tiết của 1 hình vị có nghĩa
→ Hoàng Tuệ: từ láy được tạo theo phương thức “hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”
- Cần phân biệt dạng lặp “người người, nhà nhà,…” vì đây được dùng như 1 cách biểu thị “ý
nghĩa số nhiều”
- Láy: được dùng để sắc thái hóa, biểu trưng hóa ý nghĩa. → Từ láy tiếng Việt là lớp từ biểu
thị sắc thái biểu cảm, có khả năng gợi hình, gợi cảm (…)

5.2) Các loại từ láy trong tiếng Việt:


Theo truyền thống, căn cứ theo số lần tác động của phương thức láy thành 2 loại:
- Phương thức láy tác động lần đầu vào hình vị gốc → tạo ra láy đôi
Giỏi - giỏi giang
Gọn - gọn gàng
- Phương thức láy tác động lần 2 → tạo ra từ láy 4 âm tiết:
lần 1 khểnh - khấp khểnh
lần 2 khấp khểnh - khấp kha khấp khểnh

- PT láy cũng (…) sạch sành sanh


- PT láy (…) quần quần áo áo

Láy đôi
- Láy bộ phận: láy phụ âm đầu và láy vần
Có 2 kiểu láy âm:
1. Hình vị cơ sở đứng trước, hình vị láy sau AA’: khờ khạo, nao núng, mỉa mai, mềm
mại,...
2. Hình vị láy trước, hình vị cơ sở đứng sau A’A: lẳng lặng, khang khác,...
→ Loại 1 > loại 2
ví dụ: rỉ rả, ngân nga, nhếch nhác, xào xạc, mỉa mai, mềm mại, khờ khạo,

- Láy toàn bộ, A-AA, lặp lại hình vị gốc, gồm láy hoàn toàn và biến đổi thanh điệu. Biến đổi
thanh điệu (cao/thấp) phụ âm cuối biến đổi
...p …m Vd: đẹp - đèm đẹp
…t….n Vd: chát - chan chát
…c/k …ng Vd: khác - khang khác
…c/h …nh Vd: khách - khanh khách

Chương III: Từ loại học

I Đặt vấn đề: 4 tiêu chí phân chia


(1) bản chất ngữ pháp;
(2) ý nghĩa khái quát;
(3) khả năng kết hợp;
(4) chức năng ngữ pháp

II Lịch sử nghiên cứu từ loại tiếng Việt

12
III Các tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt
1. Ý nghĩa khái quát
2. Khả năng kết hợp
3. Chức năng cú pháp

IV Hệ thống từ loại tiếng Việt:


1. Thực từ
2. Hư từ
3. Tình thái từ

V Danh từ
1. Đặc trưng
2. Phân loại và miêu tả
2.1 Danh từ riêng
2.2 Danh từ chung
2.2.1 Danh từ chỉ đơn vị
2.2.2 Danh từ chỉ chất liệu
2.2.3. Danh từ chỉ thời gian
2.2.4. Danh từ chỉ vị trí, hướng
2.2.5. Danh từ chỉ người
2.3 Danh ngữ
2.3.1 Khái lược: có 3 kiểu kết hợp các thành tố và 3 đặc điểm
2.3.2 Danh ngữ tiếng Việt: thành phần, các dạng danh ngữ, đặc
điểm,
2.3.3 Vị trí trung tâm của danh ngữ
2.3.4 Các thành tố phụ trước
2.3.5 Các thành tố phụ sau

VI Động từ
1. Sơ lược đặt vấn đề
2. Các tiểu loại
2.1 Động từ chỉ hoạt động, tình cảm
2.2 Động từ chỉ sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến
2.3 Động từ biểu thị ý chí, khả năng
2.4 Động từ chỉ hành động nội hướng - động từ nội động
2.5 Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
2.6 Động từ yêu cầu/ phát hiện
2.7. Động từ chỉ cảm nghĩ/ nói năng
2.8. Động từ khuyết ý
2.9. Động từ “là”/ hệ từ “là”
3. Động ngữ
3.1 Vấn đề
3.2 Trung tâm động ngữ
3.3 Phần trước động ngữ
3.4 Phần sau của động ngữ

VII Tính từ
1. Đặc trưng
2. Các tiểu loại
2.1. Tính từ miêu tả trạng thái
2.2. Tính từ miêu tả đặc điểm của sự vật
2.3. Tính từ miêu tả mức độ

13
3. Tính ngữ

VIII Số từ: chính xác, không chính xác, số từ thứ tự

IX Đại từ:
1. Vấn đề: gần với thực từ
2. Đặc điểm
3. Tiểu loại:
3.1. Đại từ chỉ người
3.2. Đại từ chỉ định/ chỉ xuất
3.3. Đại từ nghi vấn
3.4. Đại từ “thế/vậy”

X Phụ từ/ phó từ


1. Vấn đề
2. Phụ từ đi kèm danh từ
3. Phụ từ đi kèm động từ/ tính từ

XI Quan hệ từ
1. Khái niệm
2. Giới từ: Của, Bằng, Với, Vì, Để, Về, Ở/tại
3. Liên từ: Liên từ tập hợp (và, với/cùng, rồi), liên từ lựa chọn, liên từ
tương ứng

XII Trợ từ
1. Vấn đề
2. Nhóm trợ từ phụ nghĩa cho một từ, một ngữ: chính, tự, đích thị
3. Nhóm từ phụ trợ câu
4. ….

XIII Cảm thán từ


1. …
2. …
3. Chức năng

XIV Chuyển loại từ


1. ..
2. ..
3. Các phương thức chuyển loại: từ vựng, ngữ pháp,

I.Đặt vấn đề
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa trên ý nghĩa khái
quát, theo khả năng kết hợp với các từ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng
ngữ pháp nhất định trong câu → 4 tiêu chí phân loại:
(1) bản chất ngữ pháp;
(2) ý nghĩa khái quát;
(3) khả năng kết hợp;
(4) chức năng ngữ pháp
II.Lịch sử nghiên cứu từ loại tiếng Việt
- Giai đoạn 1: nửa cuối thế kỷ XIX → mô phỏng khuôn mẫu ngữ pháp châu Âu

14
- Giai đoạn 2: nửa đầu thế kỷ XX → cố gắng thoát khỏi lối mô phỏng ngữ pháp châu
Âu
- Giai đoạn 3: sau 1945 → phát triển mạnh về số lượng, chất lượng; cố gắng xuất
phát từ đặc điểm bản thân tiếng Việt để nhận xét và mô tả
III.Các tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt
1. Ý nghĩa khái quát
- Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ trên cơ sở khái quát từ vựng
thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp nói chung.
- Danh từ - một tập hợp từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật và những gì được người
bản ngữ tri nhận một cách độc lập như sự vật.
- Động từ là lớp từ mà ý nghĩa khái quát của nó chỉ vận động theo cách hiểu rộng nhất
- Tính từ là lớp từ có ý nghĩa khái quát chỉ phẩm chất, đặc điểm… của các thực thể
2. Khả năng kết hợp
- Khả năng kết hợp của từ là một biểu hiện của cú pháp.
- Khả năng kết hợp biểu thị mối quan hệ giữa từ và từ trong ngữ lưu
- Khả năng kết hợp được hình thức hóa bằng phương thức ngữ pháp khác nhau. Với
tiếng Việt thì đó là trật tự từ, hư từ...
3. Chức năng cú pháp
- Khi tham gia vào cấu tạo câu, các từ thuộc một từ loại nhất định có thể thay thế cho
nhau ở một/ một vài vị trí nhất định.
- Trong câu, mỗi từ thuộc một từ loại đều thực hiện một chức năng cụ thể
→ Ta dùng tiêu chí chức năng cú pháp của từ mà làm cơ sở khi phân loại.
Thực tế, một số từ có thể đảm nhiệm nhiều hơn một chức năng cú pháp, nên phải
xem xét chức năng cú pháp nào là chủ yếu, và nên kết hợp với hai tiêu chí ở trên (ý
nghĩa khái quát và khả năng kết hợp)

IV.Hệ thống từ loại tiếng Việt


1. Thực từ: Đây là tập hợp chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thực từ tiếng Việt có bản chất từ vựng
- ngữ pháp.
- Ý nghĩa: nội dung phản ánh thực tại (ý nghĩa từ vựng khái quát); cách thức phản ánh
của người bản ngữ
- Khả năng kết hợp: có khả năng làm thành tố chính, trung tâm đoản ngữ; tập hợp
xung quanh nó những thành tố phụ trong một kết cấu tự do.
- Chức năng cú pháp: giữa chức vụ cú pháp trong câu, làm thành phần chính và thành
phần phụ
2. Hư từ
- Dù có số lượng không bằng thực từ nhưng hư từ rất quan trọng, có tần số sử dụng
rất cao.
- Hư từ không có ý nghĩa từ vựng ngữ nghĩa khái quát như thực từ.
3. Tình thái từ
- Các tình thái từ tiếng Việt tuy không lớn về số lượng, nhưng rất đặc biệt về bản chất
ngôn ngữ - ngữ pháp.
- Không mang ý nghĩa từ vựng, cũng không thể hiện ý nghĩa ngữ pháp

15
- Đinh Văn Đức “Ý nghĩa của các tình thái tập trung vào việc diễn đạt mối quan hệ
giữa người nói với câu trong sự đối chiếu với thực tại” → từ đó góp phần vào việc hình
thành mục đích phát ngôn.
V. Danh từ
1. Đặc trưng
- Danh từ trong tiếng Việt theo truyền thống được định nghĩa là từ loại mang ý nghĩa
khái quát (thực thể và sự vật tính)
- Ý nghĩa sự vật của danh từ tiếng Việt:
+ Thực thể sự vật thông thường
+ Những gì quan niệm như một sự vật
- Khả năng kết hợp: danh danh từ làm trung tâm của đoản ngữ danh từ.
- Chức năng cú pháp: đầy đủ chức năng của thực từ → chủ ngữ/ biểu ngữ (bổ ngữ)
2. Phân loại và miêu tả
2.1. Danh từ riêng
- Danh từ:
+ Chỉ tên một sự vật cụ thể
+ Gọi tên một cá thể duy nhất

- Khả năng kết hợp: hạn chế


+ Danh từ riêng không kết hợp với nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa toàn bộ như “tất cả, toàn
bộ, tất thảy…”
+ Danh từ riêng không kết hợp với nhóm từ “mỗi, mọi, từng…”
+ Danh từ riêng không thể kết hợp với số từ cụ thể và phiếm định
→ Khi thấy [Số từ + Danh từ riêng] thì phải suy ra đó là danh từ đã chuyển nghĩa, bị “chung
hóa” để chỉ những sự vật hiện tượng có điểm tương tự. Như “sẽ có thêm những Điện Biên
Phủ”, “cái xóm đầy mấy thằng Chí Phèo”, “những Nghị Hách/Tuyết Loan/ Xuân Tóc Đỏ…”,...

- Danh từ riêng tiếng Việt chỉ người: tức là tên riêng của người Việt
+ Tên của người Việt thường có 3 phần: họ, tên đệm, tên chính thức. Tuy nhiên, có thể
lược bỏ phần tên đệm.
+ Ngoài họ tên chính thức, người Việt còn dùng tên thông dụng và tên riêng đặc biệt
(bút danh, bí danh…)
+ Khi sử dụng, có thể kèm theo từ chỉ quan hệ thân tộc hay chức vụ, địa vị xã hội.

16
Danh từ riêng tiếng Việt thường không kết hợp với số từ. Tuy nhiên, khi trùng tên thì có thể
dùng “Ở đây có ba Nguyệt, hai Nam”
Tên riêng người Việt có thể dùng kèm với một số từ chỉ đặc điểm, phẩm chất… của người
đó, như Ngô Đức Minh (Minh “sứt”), Nguyễn Văn Sơn (Sơn “sẹo”)...
Danh từ riêng tên người ở Nam Bộ có kèm theo số thứ tự trong gia đình, trở thành tên
ghép: Hai Tài, Ba Sơn, Tư Hương…

2.2. Danh từ chung


- Là tập hợp danh từ gọi tên cho cả một chủng loại sự vật.
- Là loại danh từ có tính khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất một đối
một giữa tên gọi và vật cụ thể được định danh.
2.2.1. Danh từ chung chỉ đơn vị
- Danh từ đơn vị bao giờ cũng có ý nghĩa chỉ các đơn vị tính toán khác với sự vật được
đem ra tính toán. VD: ba quả táo.
- Danh từ đơn vị trong tiếng Việt có thể đi sau các từ chỉ số lượng, cũng có thể kết hợp với
các từ chỉ trỏ “này, nọ, đó, đấy,…”
- Danh từ đơn vị có 2 nhóm nhỏ:
+ Danh từ đơn vị tự nhiên: cây, con, quả, cái, bông,…
+ Danh từ đơn vị quy ước: Chính xác: l,m,kg,…; Không chính xác: hòn, mớ, nắm,…
- Về khả năng kết hợp: tất cả các danh từ đơn vị tự nhiên có đặc điểm là thường kết hợp với
danh từ khác làm tổ hợp danh từ.
VD: cây táo, con gà, quả cam,...
→ Mỗi danh từ đơn vị tự nhiên có xu hướng kết hợp 1 số danh từ nhất định.
VD: Cây táo chứ không con táo
Quyển sách chứ không con sách
→ Việc kết hợp danh từ đơn vị tự nhiên với danh từ khác còn phụ thuộc vào cái nhìn chủ
quan của người Việt và được cộng đồng chấp nhận
VD: cái dao, con dao
Con sông, cái sông, dòng sông

- Các danh từ đơn vị quy ước chính xác ít có khả năng đứng trước các tính từ chỉ tính chất.
Nhưng danh từ đơn vị quy ước không chính xác thì được.
VD: Lít lớn (x) - Nắm lớn

- Các danh từ đơn vị quy ước chính xác bao giờ cũng lập thành hệ thống. Danh từ đơn vị
quy ước không chính xác thì không có hệ thống.
VD: 16 giờ 15 ph hoặc 16 giờ 15
Cao 1m 80 phân hoặc 1m8

- Danh từ đơn vị = loại từ.

2.2.2. Danh từ chỉ chất liệu


- Có thể đứng trước các từ “trỏ” như “này”, “nọ”, “kia”...
- Danh từ chất liệu không thể kết hợp trực tiếp với số từ, muốn kết hợp trực tiếp với số
từ phải có danh từ đơn vị quy ước.
VD: cho ba (bát phở) tái, hai (bát phở) chín (ăn phở); xin bốn (ly nước) nóng, một (ly nước)
lạnh (uống nước); hai (ly cà phê) đen, một (ly cà phê) nâu (uống cà phê)... → một hiện
tượng tỉnh lược
- Danh từ chất liệu không bao giờ kết hợp được danh từ đơn vị tự nhiên
2.2.3. Danh từ chỉ thời gian
- là danh từ có ý nghĩa chỉ 1 cắt đoạn về thời gian.

17
- Chúng có thể đứng trước các từ trỏ - này, nọ, đó,…
- Trước danh từ chỉ thời gian không thể có danh từ đơn vị, cả tự nhiên lẫn quy ước.
- Kết hợp trực tiếp với số từ
- Có một số danh từ chỉ thời gian kết hợp với các danh từ chỉ thời gian khác thành một tổ
hợp khá chặt.
- Nay/ nãy + danh từ chỉ thời gian
+ nay + ngày, hôm, bữa, năm,…
+ nãy + lúc, khi, ngồi, ban,..

2.2.4. Danh từ chỉ vị trí, hướng


- Chúng không kết hợp được với danh từ đơn vị, đinh tố “cái”, các từ chỉ lượng
- Chúng không kết hợp được với định tố “cái”
- Chúng không kết hợp được với các từ chỉ lượng
- Chúng kết hợp được với từ chỉ định, ngoại trừ “đông, tây, nam, bắc”
- Có thể kết hợp với các danh từ cùng loại để tạo thành tổ hợp danh từ
- Nhóm “trên, dưới, trong, ngoài, đầu, cuối, giữa”:
Trong, ngoài, trước, sau + đàng/ đằng
Đầu + số từ
Giữa bị hạn chế kết hợp
Có thể mang nghĩa ẩn dụ

2.2.5. Danh từ chỉ người


- Có khả năng kết hợp rộng rãi
- Đóng vai trò trung tâm danh ngữ
- Bao gồm:
+ Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp:
. Ít khi tồn tại độc lập, mà thường có danh từ đơn vị
Vd: anh công nhân, vị giáo sư, ngài cố vấn,…
. Khi kết hợp với từ chỉ định phải có danh từ đơn vị
. Không trực tiếp kết hợp với từ “cái” chỉ xuất mà phải có danh từ đơn vị
+ Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc:
. Không bao giờ kết hợp trực tiếp với các từ chỉ toàn bộ.
. Không đi với từ “cái” chỉ xuất.
. Cần phân biệt danh từ chỉ quan hệ thân thuộc thực thụ và danh từ chỉ quan hệ thân
thuộc đóng vai trò là danh từ đơn vị lâm thời.
. Không kết hợp với “này, ấy” “gì, nào”
. Các danh từ ông, bà, anh, chị … + ấy = từ xưng hô trong tiếng Việt
VD: ông ấy, bà ấy,…

3. Danh ngữ (đoản ngữ có danh từ làm trung tâm)


3.1. Khái lược về đoản ngữ
Có 3 kiểu quan hệ kết hợp giữa các thành tố ngôn ngữ:
- Quan hệ liên hợp/ đẳng lập → liên hợp:
VD: Gia đình và xã hội, lạnh và nóng,...
- Quan hệ chính phụ → Đoản ngữ
VD: trường đẹp, nhà sang,...
- Quan hệ mệnh đề/ tường thuật → Mệnh đề
VD: sinh viên học ngữ pháp tiếng Việt,...

Đoản ngữ tiếng Việt có 3 đặc điểm:

18
- Gồm 1 thành tố trung tâm + thành tố phụ, trong đó thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho
thành tố chính.
- Toàn bộ đoản ngữ có tổ chức phức tạp, có ý nghĩa đầy đủ hơn, nhưng nó vẫn giữ
được đặc trưng ngữ pháp của trung tâm → Thành tố trung tâm
- Trung tâm có thể giữ chức vụ gì đó trong tổ hợp khác → đoản ngữ thường đảm
nhiệm chức vụ đó
VD: Danh từ là chủ ngữ, bổ ngữ → Danh ngữ cũng thế
3.2. Danh ngữ tiếng Việt
3.2.1. Đặt vấn đề
- Ngữ đoạn có danh từ đứng làm nòng cốt trung tâm được gọi là danh ngữ (Noun
Phrase)
- Về tổ chức → phổ biến nhất là loại có đầy đủ 3 thành phần

+ Bộ phận trung tâm: do danh từ đảm nhiệm; vị trí trung tâm đoản ngữ; là thành tố duy
nhất có quan hệ với các yếu tố khác nằm ngoài cấu trúc đoản ngữ
+ Các thành phần phụ hay còn gọi là định tố: gồm thành phần phụ trước và thành
phần phụ sau
+ Ngữ nghĩa của danh từ trung tâm sẽ: chi phối ngữ nghĩa của danh ngữ; số lượng
thành tố phụ của danh ngữ; tính chất của thành tố phụ
3.2.2. Các dạng danh ngữ
- Danh ngữ chỉ có TPP trước + trung tâm: ba tiết, hai bát,...
- Danh ngữ chỉ có trung tâm + tpp sau: bài này, bài kia, quyển đấy,...
- Danh ngữ chỉ có tpp trước và tpp sau: hai đen và một sữa đá,...

3.2.3. Đặc điểm của các định tố trước và sau trong danh ngữ
Về từ loại:
+ Đa số định tố trước danh từ trung tâm đều do các từ có nghĩa không chân thực (hư
từ) đảm nhiệm
+ Định tố sau do từ có nghĩa chân thực (thực từ) đảm nhiệm.
Về số lượng:
+ Định tố trước có số lượng hạn chế, có thể thống kê được
+ Định tố sau có số lượng lớn, khó thống kê
Về tổ chức:
+ Định tố trước tuyệt đại đa số là một từ
+ Định tố sau dễ kèm theo thành phần phụ khác để phát triển thành đoản ngữ bậc 2
+
Về phân bố vị trí:
+ Định tố trước có các vị trí rành mạch, mỗi kiểu định tố có chung ý nghĩa khái quát, có
một vị trí cụ thể.
+ Định tố sau mỗi định tố thì không quy vào vị trí, mỗi vị trí thì không tìm được ý nghĩa
khái quát.
Về ý nghĩa:

19
+ Định tố trước thường bổ sung chi tiết phụ, không có tác dụng đến ngoại diên của khái
niệm do danh từ trung tâm biểu thị.
+ Định tố sau có tác dụng nêu 1 chi tiết hạn chế ngoại diên của khái niệm. Khu biệt hẳn 1 bộ
phận này và 1 bộ phận sự vật khác.

3.3. Vị trí trung tâm của danh ngữ


- Tất cả các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt đều có thể đóng vai trò trung tâm của
danh ngữ (trừ “âm lịch”, “dương lịch”)
- Vấn đề xác định trung tâm của danh ngữ: xét chức năng ngữ pháp của TTC; xét ý
nghĩa từ vựng của TTC
→ Yếu tố đứng trước trong tổ hợp là trung tâm danh ngữ cho rằng tiếng Việt cái gọi là trung
tâm ngữ pháp không nhất thiết trùng với TTNN
→ Thành tố phụ dù khuyết nghĩa nhưng vẫn làm được TTNP
VD: Hai cuốn sách mới này
3.4. Các thành tố phụ trước trong danh ngữ

Vị trí (-1)
- Vị trí này chỉ do một từ đảm nhiệm là từ “cái” với ý nghĩa chỉ xuất sự việc. VD: cái
bạn này, cái phương pháp này, cái mảnh đất này, cái chân này…
- Định tố “cái” có thể kết hợp với mọi tiểu loại danh từ
- Định tố “cái” ở vị trí (-1) có liên quan tới cấu trúc của cả danh ngữ
→ Có nhiệm vụ nhấn mạnh, chỉ đích danh vào danh từ
- Khi dùng “cái” chỉ xuất:

*chú ý không nhập nhằng “cái” chỉ xuất với “những”, “các”,...
Vị trí (-2) → Đây là vị trí của các từ chỉ số lượng:
+ Nhóm từ chỉ số đếm: một, mười hai, mười tám...
+ Nhóm từ chỉ số lượng ước chừng: vài ba, dăm ba...
+ Các từ ý nghĩa phân phối: mọi, mỗi, từng...
+ Các hư từ chỉ số: những, các, trường hợp từ “một”, không mang ý nghĩa “số một”, mà
là từ phiếm định, như “một ai đó”, “một cái gì đó”,
*chục,...
VD: mười quả cam (+) - mười cam (-);
một chục quả quả cam (+) - một chục cam (+) → tương tự với “cặp”, “tá”...
một cặp vợ chồng (+) - một cặp người vợ chồng (-)
một tá bút chì (+) - một tá chiếc bút chì (-)

*mọi + danh từ + này, nọ, đó, đấy,... (-)

20
*mỗi/từng
*những/các:
những → chỉ số nhiều không xác định
các → có tính xác định, VD: các sinh viên của lớp Ngữ văn A
Vị trí (-3) → Đây là vị trí của các từ “tất cả”, “toàn bộ”, “tất thảy”, “cả”, “cả thảy”
cả → ý nghĩa toàn thể sự vật
các từ còn lại → ý nghĩa tập hợp sự vật
Vị trí này hay kết hợp với “những”, “các”
VD: tất cả các xã viên đều đã…,
3.5. Thành tố phụ sau trong danh ngữ
Đứng sau danh từ trung tâm có thể là một danh từ, động từ, tính từ, hư từ hoặc cả một
mệnh đề.
Có ý nghĩa hạn chế, cụ thể hóa hơn ý nghĩa của danh từ trung tâm. Các ý nghĩa đó là:
+ Ý nghĩa sở hữu
+ Ý nghĩa tính chất: sinh viên,...
+ Ý nghĩa chất liệu: bàn
+ Ý nghĩa địa điểm: bưu điện,..
+ Ý nghĩa hướng về đối tượng: quan điểm,...
+ Ý nghĩa so sánh: mặt,...
+ Ý nghĩa mục đích: sách,...
+ Ý nghĩa chỉ xuất sự vật:

Danh từ trung tâm +1 +2 +3 +4 +5 +6


Vị trí 1 → là vị trí của thành phần phụ chỉ tính chất, đặc điểm của danh từ trung tâm, có quan
hệ chặt chẽ với danh từ trung tâm. VD: đêm trăng, vườn hoa…
Vị trí 2
Vị trí 3 → là thành phần phụ kết hợp với danh từ trung tâm qua các quan hệ từ như “bằng”,
“về” , “cho”,...
VD: giường/đơn/đẹp/bằng gỗ
truyện/tranh/mới/cho thiếu nhi
Vị trí 4 → là thành phần phụ kết hợp với danh từ trung tâm qua các từ “ở”, “của”. VD:
giường/đơn/đẹp/bằng gỗ/của tôi
Vị trí +5 → là vị trí của thành phần phụ có cấu trúc mệnh đề
Vị trí +6 → là vị trí các từ chỉ định sự vật

-3 -2 -1 DTTT +1 +2 +3 +4 +5 +6
VI.Động từ
1. Đặt vấn đề
- Theo nhiều nhà ngôn ngữ, động từ chỉ tất cả các dạng vận động khác nhau của tất cả
những gì được tri nhận là thực thể.
- Có khả năng kết hợp phong phú, đa dạng
- Đảm nhiệm nhiều chức vụ cú pháp, phổ biến nhất là vị ngữ, có thể là chủ ngữ, định ngữ.

Động từ chỉ hành động: đi, đứng, ngồi, nằm,...


Động từ chỉ trạng thái: ngủ, thức,...
Động từ chỉ tiến trình: hiểu, nhận thức,...

21
Động từ chỉ sự tồn tại: có (nhà anh có mấy người)
Động từ là chủ ngữ → VD: “Yêu là chết ở trong lòng một ít”
Động từ là định ngữ → VD: “Bánh mì mới ra lò ngon lắm”, “Sách mới xuất bản”, “Bài học
đang học ngày hôm nay”...
2. Các tiểu loại của động từ
2.1. Động từ chỉ hoạt động, tình cảm: Yêu, ghét, thương, quý, mến, lo, sợ, mong, đợi,...
Đặc điểm:
- Có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, lắm, quá,...
- Không có khả năng biểu thị ý nghĩa lặp lại, tức không có mặt trong cấu trúc “A đi A lại”
- Không có khả năng kết hợp với thành tố chỉ sự kết thúc: xong, A xong,.. → “Hết A rồi”
2.2. Động từ chỉ sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến: “có”, “còn”, “mất”, “hết”.... Về ý nghĩa, đây
là những từ biểu thị trạng thái tồn tại hay tiêu biến, xuất hiện hay biến mất của sự vật hiện
tượng.
Đặc điểm:
- Hầu như không dính dáng một chút nào với ý nghĩa hành động, tức là chúng ta không thể
tri nhận chúng trong tiến trình như các động từ khác.
VD: Bắt đầu còn tiền (-)
Còn cà phê xong (-)
- Đối tượng của động từ chỉ tồn tại, tiêu biến không trực tiếp bị động từ chi phối, vị trí của đối
tượng này tương đối tự do.
VD: Hết tiền/ tiền hết
Con tiền/ tiền còn
khác với “ăn cơm”

2.3. Động từ biểu thị ý chí, khả năng: muốn, nên, cần, phải, toan, định, dám,....
+ Nêu 1 khả năng, ý chí, nguyện vọng,..
+ Không trỏ 1 nội dung cụ thể nào
+ Thường kết hợp với 1 yếu tố khác để bổ sung ý nghĩa
VD: muốn + đi/ăn/học
Cần + biết/tiền/giúp đỡ
Toan + đánh/đấm/đá
Phải + nghĩ/tính/hành động
+ Yếu tố đi cùng để bổ sung ý nghĩa cho nhóm này có thể là 1 từ (danh từ, động từ, tính từ)
hoặc 1 đơn vị cấu trúc bậc trên từ (đoản ngữ, mệnh đề)
VD: cần + đi
Phải + học tiếng Việt cho tốt
Muốn + anh giúp tôi một việc
Trừ “toan, định, dám” không đi với mệnh đề.
+ Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá,... trừ “toan, định, dám,.."

2.4. Động từ chỉ hành động nội hướng - động từ nội động
- Động từ chỉ hành động nội hướng, truyền thống gọi là động từ nội động/ nội động từ: chạy,
nhảy, khóc, cười, ngủ, bơi,... → Ý nghĩa: diễn tả hành động một cách trọn vẹn.
- Vì ý nghĩa trên nên chúng không đòi hỏi phải kết hợp với bất kì yếu tố nào khác để bổ
sung ý nghĩa.
- Đối lập giữa nội hướng - ngoại hướng là 1 đối lập không triệt để
vd: em bé cười — nó cười chị ấy

22
chị ấy khóc – họ khóc các liệt sĩ

2.5. Động từ biểu thị hành động ngoại hướng


- Là những động từ thường kèm theo những yếu tố bổ sung ý nghĩa nào đó cho chúng. Như
hoạt động chi phối đến sự vật hay hoạt động hướng đến sự vật.
- Gồm có các tiểu loại sau:
+ Động từ chỉ vận động có hướng, GS Nguyễn Lai gọi là “từ chỉ hướng vận động tiếng
Việt”. VD: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, về, tới,...
+ Động từ ngoại hướng là động từ chỉ hành động chung chung, có khả năng kết hợp
rộng rãi với yếu tố phụ. VD: ăn uống, học tập, xây dựng,...
→ Nhóm động từ này không thể biểu thị mức độ tăng giảm như động từ chỉ hành động tình
cảm hay động từ chỉ khả năng, ý chí.
- Không kết hợp với rất, hơi, lắm, quá,...
VD: bé hơi ăn cơm, bé rất ăn phở (-)
- Có thể biểu thị ý nghĩa “A đi A lại”
VD: học đi học lại, nói đi nói lại, nhìn đi nhìn lại,...

2.6. Động từ yêu cầu/ phát hiện: Là các động từ như: khuyên, bảo, bắt, đề nghị, yêu cầu,
cử, bầu, bầu cử,... hoặc cho, gửi, biếu, tặng, xin,...

Đặc điểm:
- Đòi hỏi sự xuất hiện gần như bắt buộc các yếu tố phụ nghĩa, 2 yếu tố phụ nghĩa trở lên:
+ 1 yếu tố chỉ sự vật mà hoạt động tác động vào
+ 1 yếu tố kia chỉ đối tượng hoạt động hướng đến
VD: khuyên con học
SV ĐT
tặng sách cho bạn
SV ĐT

*SV: sự vật
*ĐT: đối tượng
2.7. Động từ chỉ cảm nghĩ/ nói năng: nói, hiểu, biết, nghĩ, ngỡ, tưởng, quên,...
- Về ý nghĩa, biểu thị những lời nói, những nhận định về một sự tình nào đó.
- Thường có yếu tố phụ nêu rõ cái nội dung mà động từ trung tâm nhắm vào.
- Yếu tố phụ có hình thức là 1 mệnh đề liên kết với động từ trung tâm qua liên từ “rằng/là”
VD: cho rằng anh ấy học tốt
Tưởng là em đi du học

2.8. Động từ khuyết ý: bị, được, trở nên, trở thành, hóa ra,...
- Động từ loại này tự thân chúng không biểu thị 1 hành động, 1 trạng thái đầy đủ trọn vẹn.
- Ít khi tự mình làm vị ngữ
- Muốn làm vị ngữ phải thêm yếu tố phụ
- Yếu tố phụ có thể là 1 từ, 1 ngữ, 1 mệnh đề.
VD: Anh ấy được khen
Anh ấy được giám đốc khen
Anh ấy trở thành kỹ sư
Anh ấy trở thành một kỹ sư giỏi
- Chia thành 2 tiểu nhóm:

23
+ Nhóm: được, bị, nhắc, chịu,..
● Chủ thể luôn là kẻ chịu tác động, hay chịu tiếp nhận tác động, chứ không gây
ra hành động.
● Có sắc thái nghĩa khác nhau với từng từ
+ Nhóm: trở thành, trở nên, hóa ra, hóa thành,...
● Biểu thị quá trình biến đổi
● Yếu tố phụ đi kèm là 1 từ, 1 ngữ
● Không tồn tại độc lập
● Có khác nhau về sắc thái nghĩa

2.9. Động từ “là”/ hệ từ “là”


- Về ý nghĩa, “là” không mang ý nghĩa chỉ 1 hành động tác động đến đối tượng.
- Mà thể hiện sự đồng nhất giữa 2 thực thể: A là B
- “là” có thể được dùng với ý nghĩa đánh giá, bình phẩm: A là được, B là đẹp

3. Động ngữ
3.1. Nhận xét chung → Động ngữ là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp từ theo quan hệ
chính phụ do động từ làm trung tâm
- Cấu trúc đầy đủ của động ngữ có 3 phần
ttp trước ĐTTT ttp sau
- Quan hệ giữa trung tâm và thành phần phụ là quan hệ chính phụ
- Về nguyên tắc thì trung tâm không thể lược bỏ
- TTP trước động ngữ thiên về hư > thực, từ pháp > cú pháp
- TTP sau thiên về thực > hư, cú pháp > từ pháp, chúng đa dạng và có vị trí mở.

3.2. Trung tâm của động ngữ


- Là động từ đơn
- Có thể do 1 động từ phức đảm nhiệm: đi đứng, ăn uống, học hành,...
→ Trong đó, 1 thành tố mang nghĩa chính cho cả tổ hợp. Ví dụ “tắm rửa gì đi” có nghĩa là
“tắm đi”. Cả 2 thành tố của động từ phức bổ sung ý nghĩa cho nhau tạo nên 1 ý nghĩa
chung.
- Động từ phức không đi kèm với các thành tố phụ chỉ đối tượng cụ thể.
VD: Đi đứng Hà Nội (-)
Ăn uống Highland (-)
Học hành tiếng Việt (-)

3.3. Phần trước/ phần đầu của động ngữ


Có 5 nhóm:
+ Nhóm biểu thị ý nghĩa tiếp diễn: vẫn, còn, cứ…
+ Nhóm biểu thị ý nghĩa thời thể: đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng…
+ Nhóm biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh, yêu cầu: hãy, đừng, chớ…
+ Nhóm biểu thị ý nghĩa khẳng định, phủ định: chẳng, không
+ Nhóm biểu thị ý nghĩa mức độ: rất, quá...

Đặc điểm:
- Tại cùng 1 vị trí có thể có sự hiện diện cùng lúc của 1 hay hơn 1 từ cùng nhóm
- Nhóm ý nghĩa thời thể có thể tách thành 2 nhóm nhỏ: “đã, đang, sẽ” và “vừa, mới”.
- Động ngữ trong thực tế không bao giờ tồn tại đầy đủ mọi thành phần phụ

24
- TPP thời thể/ TPP mức độ không kết hợp với TPP yêu cầu, mệnh lệnh
- Trước TPP yêu cầu, mệnh lệnh có thể có thành phần phụ tiếp diễn
VD: vẫn học/ vẫn cứ học/ vẫn cứ còn học
VD: đã, đang và sẽ đi trên con đường này
*không thể xuất hiện cùng lúc cả 5 nhóm hư từ trên được cả

4. Phần sau của động ngữ


- Nếu chỉ xét về hình thức, thành phần phụ sau động ngữ có thể bao gồm: 1 từ, 1 ngữ, 1
mệnh đề.
1 từ: ăn
1 ngữ: ăn một bát cơm
1 mệnh đề: ăn bát cơm mà mẹ xới cho
- Thành phần sau động ngữ có thể biểu thị các ý nghĩa sau:
+ Chí đối tượng, hành động: viết thư
+ Chỉ điểm đến, điểm xuất phát: sang Nhật,
+ Chỉ kẻ tiếp nhận: tặng (cho) bạn,...
+ Chỉ kẻ mất mát, tổn thất: vay của bạn,...
+ Chỉ thời điểm: ngủ ngày, học tối.

25
VII.Tính từ
1. Đặc trưng
- Là những từ chỉ tính chất của sự vật (đặc trưng, màu sắc, hình thể, đặc tính…)
- Ý nghĩa tính chất của tính từ thường mang nghĩa:
+ Đối lập theo cặp trái nghĩa
+ Có tính chất mức độ
+ Có tính so sánh
+ Miêu tả thang độ
- Trong các ngôn ngữ đơn lập, tính từ có thiên hướng gần với động từ về đặc điểm
chức năng cú pháp (khả năng kết hợp, chức năng làm thành phần câu)
- TT + các nhóm phụ từ (trừ mệnh lệnh)
- TT + các thực từ bổ sung ý nghĩa → TT, ĐT trong TV làm vị từ
- Về chức năng làm thành phần câu, tính từ trực tiếp làm vị ngữ
+ Tính từ + Danh từ → Định ngữ
+ Tính từ + Động từ → Trạng ngữ
2. Các tiểu loại tính từ
a. Tính từ miêu tả trạng thái: nhanh, chậm, lâu, mau,...
- Chúng thường được dùng để miêu tả trạng thái của hành động → Làm trạng tố của động
ngữ. VD: Ăn nhanh, làm chậm, nghỉ lâu,...
- Trong các tổ hợp với danh từ như “nhanh mắt, mau miệng,...” thì toàn tổ hợp vẫn mang
đặc trưng của tính từ, tức là có thể trực tiếp làm vị ngữ. VD: khái tính, kĩ tính,...

b. Tính từ miêu tả đặc điểm của sự vật: Chiếm đại đa số trong các tính từ của tiếng
Việt.
- Có thể chia nhỏ theo các tiêu chí ý nghĩa, nhóm màu sắc, nhóm kích thước, nhóm hình
dạng,...
VD: Màu sắc: xanh, đỏ, tím
Hình dáng: méo, tròn, vuông,...
- Làm thành phần phụ cho Danh ngữ, bổ sung cho danh từ trung tâm những nét nghĩa chỉ
tính chất, đặc điểm của sự vật. VD: Bông hoa đỏ, đĩa thịt ngon,...
- Một số ít có tính từ nhóm này có khả năng làm thành phần phụ cho cả danh ngữ lần động
ngữ. VD: Nói to, nhà to,...

26
- Nhóm tính từ chỉ đặc tính của sự vật có thể chuyển nghĩa theo phép ẩn dụ. VD: cuộc đời
đen bạc, đừng xanh như lá bạc như vôi,...

c. Tính từ miêu tả mức độ: nhiều, ít, đông, thưa, đầy, vơi,..
- Có vị trí tự do khi kết hợp với danh từ.
[+] DTTT [+]
Nhiều tiền
tiền nhiều
Đông người
người đông

3. Tính ngữ
a. Phần trước
Hầu hết các thành phần phụ trước của động ngữ đều có thể phụ trước cho tính ngữ, ngoại
trừ nhóm thành phần phụ chỉ ý nghĩa yêu cầu, mệnh lệnh, khuyên bảo: đừng đẹp (-), chớ
dài (-),...
b. Trung tâm tính ngữ
- Là tính từ
- Lưu ý: với trung tâm tính ngữ là tính từ dạng láy để giảm mức độ thì chúng không
kết hợp được với thành tố phụ chỉ mức độ cao: rất đo đỏ (-), dài dài quá (-),...
c. Phần sau
Gồm các thành phần phụ bổ sung ý nghĩa sau cho tính từ trung tâm:
+ Ý nghĩa chỉ đối tượng: lắm tiền nhiều của, xa nhà, ít lời
+ Ý nghĩa chỉ mức độ: đẹp quá, xấu lắm,....
+ Ý nghĩa so sánh: xấu hơn, xinh như mộng,..
+ Ý nghĩa chỉ số lượng: cao 2 mét, dài 5 phân,..
+ Ý nghĩa chỉ thời gian: chậm 1 khắc, nhanh 10 phút,...
+ Ý nghĩa chỉ trạng thái: đẹp lên, gầy đi,...

VIII.Số từ
- Là từ loại chỉ số lượng/ số thứ tự
- Làm thành phần phụ cho danh ngữ
1. Số từ chính xác
- Làm thành phần phụ trước cho danh ngữ
- Không trực tiếp làm vị ngữ của câu, trừ trường hợp tuổi tác
VD: cháu bé lên 5 tuổi/ cụ ấy được 80 tuổi
2. Số từ không chính xác
- Không thể làm định ngữ sau danh ngữ
VD: ngày vài, năm dăm (-)
- Không thể độc lập trả lời cho câu hỏi “mấy”, “bao nhiêu”,...
3. Số từ thứ tự
- Làm thành phần phụ cho danh ngữ, sau danh ngữ
- Có 2 cách dùng
+ Dùng số từ chính xác đặt ngay trung tâm: Gác ba, tầng sáu, lầu năm,..
+ Dùng tổ hợp “thứ + số từ chính xác”: căn thứ năm, tầng sứ sáu,...

IX.Đại từ
1. Đặt vấn đề

27
- Là một từ loại phổ quát trong ngữ pháp
- Đại từ:
+ Gần với thực từ do chức năng thay thế cho thực từ, chỉ thực từ
+ Không mang ý nghĩa tiếng Việt khi thay thế, mà ước lệ cho ý nghĩa ngữ pháp
→ Lớp từ trung gian/ riêng biệt trong quan hệ giữa thực từ và hư từ
2. Đặc điểm đại từ tiếng Việt
- Dùng để trỏ, xưng hô hoặc thay thế cho 1 bộ phận nào đó trong câu. → Phạm vi tác
động của nó tương đương với thành phần mà nó thay thế.
- Không thể tri nhận ý nghĩa của nó khi không gắn với nội dung mà chúng thay thế →
Cần ngữ cảnh.
VD: Tôi thích uống bia vào cuối tuần
Tôi cũng thế.

3. Tiểu loại đại từ


a. Đại từ chỉ người
- Dùng để xưng hô, thay thế, chỉ trỏ về người:
tôi/ tao/ ta - chúng tôi/ tao/ ta
mày - chúng mày
nó - chúng nó/ họ/ chúng
- Ngoài ra, các từ chỉ người có nguồn gốc danh từ - từ nhân xưng lâm thời:
+ tớ, mình, anh, chị, em,...
+ hắn, y, ổng, bả,..
- Đại từ chỉ người ngoài để thay thế, thì còn để xưng hô trong hội thoại
- Cần chú ý tới sắc thái nghĩa của các đại từ trong cùng nhóm này. VD: “tôi” khác với “tao”;
“hắn”, “nó”, “chúng” có 2 sắc thái: thân thiết hay khinh khi
b. Đại từ chỉ định/ chỉ xuất
- Là nhóm từ chuyên dùng để trỏ/ thay thế
- Về ý nghĩa, giữa các từ cùng nhóm có sự khác biệt → có sự khác biệt trong nội bộ
VD: này, kia, đó, đấy
- Anh - anh ấy: có sự chuyển loại theo ngôi
- Đây/ đấy → có thể chuyển thể thành cặp từ xưng hô: đây - đấy
c. Đại từ nghi vấn
- Chỉ người, vật, số lượng, địa điểm: “ai”, “mấy”, “gì”, “nào”, “bao nhiêu”, “bao giờ”,
“bao lâu”,...
- Chỉ tính chất, hoạt động, trạng thái: “sao”, “thế”, “nào”,..
d. Đại từ “thế”/”vậy”
- Là hai đại từ có chức năng thay thế rõ nhất và rộng nhất
- Có thể thay thế từ, ngữ, mệnh đề, đoạn
- Nhưng khi đứng cuối câu để biểu thị ý nghĩa cảm thán lại không còn ý nghĩa thay
thế, chỉ còn ý nghĩa cảm thán. VD: ngon thế/ ngon vậy, hay thế/ hay vậy,...

X.Phụ từ/ Phó từ


1. Đặt vấn đề
- Phụ từ được các nhà ngữ pháp dùng để chỉ các từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực,
mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp.
- Phụ từ không có ý nghĩa định danh như danh từ, động từ, tính từ.
- Phụ từ không có giữ chức vụ cú pháp nào
- Đóng vai trò là thành tố phụ trong đoản ngữ.

28
2. Phụ từ đi kèm với danh từ
- Về số lượng, so với từ phụ đi kèm động từ thì từ phụ đi kèm danh từ ít hơn và có
tính ổn định hơn.
- Đó là tất cả các từ “tất cả, cả, các, những, mọi, mỗi, từng, cái” chỉ xuất, đứng trước
danh từ trung tâm.
- Đó là “này, kia, ấy, đó,...” đứng sau danh từ trung tâm.
3. Phụ từ đi kèm động từ, tính từ
a. Nhóm phụ từ biểu thị ý nghĩa tiếp diễn “vẫn”, “còn”, “cứ”
- Đứng phía trước động từ biểu thị ý nghĩa so với thời điểm mốc thì hành động do động từ
biểu thị vẫn chưa kết thúc, vẫn còn đang trong quá trình tiếp diễn.
- Thời điểm mốc ở đây có thể là thời điểm phát ngôn, có thể là thời điểm ước định.
- Từ “vẫn” và “còn” - biểu thị hành động của động từ trung tâm chưa kết thúc, vẫn đang
trong diễn trình
- Từ “cứ” - biểu thị hành động của động từ trung tâm vẫn vẫn cứ tiếp tục dù đã có sự ngăn
cản từ bên ngoài. Phát ngôn có từ “cứ” thường có ý trỏ chủ thể hành động là kẻ ương
bướng, không tuân theo sự ngăn cản.
- Không chỉ phụ cho động từ, nhóm vẫn/ còn/ cứ cũng có thể phụ trước cho tính ngữ.
VD: Ngoài 70 mà bà vẫn khỏe
Chị cứ trẻ như gái đôi mươi ý

b. Phụ từ chỉ sự đồng nhất “cũng”, “cùng”, “đều”


- Ý nghĩa chung là chỉ sự đồng nhất, không khác biệt về hành động do động từ trung tâm
biểu thị.
- Từ “cũng” thể hiện tính trùng khớp về hành động của hai chủ thể.
- “Cùng”, ngoài ý nghĩa giống “cũng”, còn thể hiện rằng hành động do 2 hoặc hơn 2 chủ thể
thực hiện trong cùng 1 thời điểm.
- “Đều” phụ từ cho một hành động, tính chất được coi là chung cho nhiều chủ thể
c. Nhóm phụ từ biểu thị ý nghĩa “thể” của động từ
- Đó là các từ “đã”, “đang”, “sẽ”, “vừa”, “mới”
- Trong đó, “đã” “vừa” “mới” biểu thị ý nghĩa thể hoàn thành của động từ.
+ “đã” → hành động đã xong, đã hoàn thành trước thời điểm mốc
+ “vừa”/ “mới” - hành động xảy ra, đã hoàn thành chưa lâu
→ Cả 3 từ này đều có thể kết hợp với “rồi” ở vị trí cuối động ngữ.
- ĐANG: phụ từ chỉ thể chưa hoàn thành, vẫn đang trong quá trình của hành động do
động từ biểu thị. VD: đang học, đang ăn, đang làm việc
- SẼ:
+ Là phụ từ thể hiện tính chưa bắt đầu, chưa xảy ra của hành động tính cho đến thời
điểm phát ngôn hoặc so với mốc.
+ Một động từ có “sẽ” đi kèm, luôn cho biết cái hành động, trạng thái do động từ biểu
thị chắc chắn sẽ trở thành hiện thực, chuyển tải ý nghĩa tương lai.
VD: Về nước, em sẽ viết thư cho thầy.

d. Phụ từ chỉ ý nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng, chả, đếch, cóc,... Ý nghĩa phủ
định của nhóm từ này là tương đối thuần nhất và sự khác nhau giữa các từ trong nhóm là
khá rõ ràng.
- Không, chẳng, chả: chỉ phủ định nói chung
- Chưa: chỉ phủ định hành động về mặt thời gian tính đến thời điểm phát ngôn hay mốc.

29
VD: Anh ấy không/ chẳng/ chả mua xe
Anh ấy chưa mua xe
- Về mặt vị trí, nhóm này đứng sát động từ trung tâm, và đứng sau hai nhóm vừa nêu.
- Riêng 2 từ “không” và “chưa” có khả năng kết hợp thành cặp với từ “có” (có .. không) và
“đã” (đã … chưa) để tạo câu nghi vấn.
- Có khả năng phụ nghĩa phủ định tương tự với tính từ.

e. Phụ từ chỉ ý nghĩa cầu khiến “hãy”, “đừng”, “chớ”:


- “Hãy” được dùng khi muốn đối phương thực hiện một hành động nào đó.
- “Đừng”, “chớ”: được dùng để yêu cầu đối phương không tiến hành một hành động nào đó.
- Có vị trí sát động từ trung tâm như nhóm phủ định, vì vậy 2 nhóm có sự phân bố bổ túc
cho nhau.

f. Phụ từ biểu thị ý nghĩa mức độ: rất, hơi, khí, quá, lắm, cực, kỳ, vô cùng,...
- Nhóm này có thiên hướng phụ trợ cho tính từ nhiều hơn là động từ.
- Chúng thường đi kèm với động từ chỉ hoạt động tâm lý như: yêu, ghét, giận, hờn
- Hơi, khí, quá: biểu thị mức độ thấp
- Rất, quá, lắm, vô cùng, cực kì: biểu thị mức độ cao.
- Các từ “rất, hơi, khí, quá” luôn đứng trước
- Các từ “quá, lắm” luôn đứng sau
- Các từ “vô cùng, cực kỳ” thì tùy ý
- Trong tương quan với các nhóm phụ từ khác thì nhóm này có vị trí sau nhóm chỉ thời gian
và trước nhóm phủ định.
- Nhóm này không có khả năng song song tồn tại 2 từ cùng nhóm để bổ sung ý nghĩa cho
tính từ: Rất đẹp lắm, hơi đẹp quá (-)

g. Phụ từ biểu thị ý nghĩa kết thúc


- Đây là nhóm phụ từ đặc biệt, vì không phải động từ hay tính từ nào cũng có thể kèm theo ý
nghĩa kết thúc được.
- Ý nghĩa kết thúc ở đây là kết thúc hành động và cả thời gian kết thúc hành động.
- Chúng ta có 2 phụ từ “xong, rồi”
+ Xong: thể hiện ý kết thúc bản thân hành động
+ Rồi: biểu thị sự kết thúc thời gian hành động
→ Khi cần biểu thị cả 2 ý nghĩa trên thì có thể kết hợp cả 2 từ. Về vị trí thì cả 2 từ
đều đứng sau động từ, tính từ.

XI.Quan hệ từ
1. Khái niệm quan hệ từ: Trong ngôn ngữ, có một loại từ không có mối liên hệ nào về
sự vật, hiện tượng, hoạt động, quá trình, tính chất,...; cũng không bổ sung phụ trợ cho từ
loại nào; mà chỉ biểu thị mối quan hệ giữa các khái niệm, đối tượng được phản ánh. Đó là
quan hệ từ. QHT là từ loại chỉ mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong đoản ngữ và
câu.
- Xét về ý nghĩa từ vựng, thì giữa QHT và phụ từ có điểm chung là cả 2 đều không có ý
nghĩa từ vựng chân thực mà chúng chỉ biểu thị quan hệ ngữ pháp.
- Những giữa chúng có sự khác nhau cơ bản: phụ từ có thể làm thành tố cú pháp còn QHT
thì không.
- Căn cứ vào kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố cú pháp với nhau, có thể chia QHT
thành 2 loại:

30
+ Loại biểu thị QH chính phụ - giới từ
+ Loại biểu thị quan hệ liên hợp - liên từ

2. Giới từ
a. Đặt vấn đề:
- Giới từ là từ loại dùng để kết nối giữa thành tố phụ với thành tố chính.
- Trong đoản ngữ thì chúng là những yếu tố phụ sau
- Trong đoản ngữ, thì chúng sẽ tham gia kết nối 2 vế câu, 2 cụm C-V
- Tuy nhiên, tính chất kết nối giữa 2 vế câu, 2 cụm C-V thì vẫn giống như trong phạm vi
đoản ngữ
VD: Chúng tôi nghỉ học vì bận
Chúng tôi nghỉ học vì thầy giáo bận
- Quan hệ chính phụ mà giới từ biểu thị là một quan hệ khá rộng. Trong TV, với mỗi kiểu
quan hệ chính phụ sẽ có một/ hoặc vài giới từ cụ thể.

b. Một số giới từ thường gặp


b.1: Của:
- Trong tiếng Việt, giới từ “của” chỉ quan hệ sở hữu.
- Khối mối quan hệ sở hữu đã rõ ràng, không gây hiểu sang quan hệ khác thì từ “của” có thể
được tỉnh lược khỏi phát ngôn.
- Ngược lại, khi mối quan hệ không thể tỉnh lược vì có thể gây hiểu lầm, thì bắt buộc chúng
ta phải dùng từ “của”.
VD: sách thiếu nhi → sách của thiếu nhi
- Trường hợp phía sau danh ngữ có 2 yếu tố phụ (yếu tố phụ 1 là động từ, yếu tố phụ 2 là
danh từ) → Buộc phải có “của” để biểu thị sở hữu giữa danh từ trung tâm và yếu tố phụ 2.
VD: Con yêu của mẹ, người yêu của Nam,...
- Trường hợp mà quan hệ sở hữu yếu tố chính và yếu tố phụ quá chặt chẽ, không thể gây
hiểu lầm với bất kì quan hệ nào nữa thì không cần dùng “của”. VD: đầu giường, mái nhà,
cuối giường,...
- Ở phạm vi đoản ngữ, “của” được dùng để nối thành tố phụ chỉ kẻ tốn thất. VD vay 10
nghìn của bạn, mượn sách của thư viện,...

b.2. Bằng:
- Khi thể hiện quan hệ chính phụ trong danh ngữ, “bằng” thường nối yếu tố chính với yếu tố
phụ chỉ chất liệu
- Có trường hợp nhất thiết phải dùng từ này, là khi không có nó thì gây hiểu nhầm về quan
hệ. VD Dao cắt bằng thép >< dao cắt thép.
- Khi quan hệ đã rõ, thì có thể tỉnh lược.
- Khi xuất hiện trong động ngữ, nó biểu thị ý nghĩa phương tiện.

b.3. Với: Từ này trong tiếng Việt dùng miêu tả những ý nghĩa sau:
- Chỉ đối tượng mà hành động hướng tới: tuyên bố với, nói với,...
- Chỉ đối tượng cùng tham gia hành động: đi chơi với, vui với, làm với,...
- Với: cũng có thể biểu thị điều kiện phụ trợ cho hành động: thực hiện với quyết tâm cao, lấy
vợ với hai bàn tay trắng.
- Khi xuất hiện trong danh ngữ, “với” được dùng để biểu thị thành phần phụ giải thích: căn
phòng với đầy đủ tiện nghi, cô gái với bó hoa trong tay,...

31
- Ngoài đoản ngữ, giới từ “với/ đối với” biểu thị sự tương quan giữa chủ thể/ đối tượng và
hành động: với anh ấy, cái gì cũng quan trọng; đối với mọi người, anh ấy rất chu đáo,..

b.4. Vì:
- Trong động ngữ, “vì” chỉ ý nghĩa nguyên nhân: nghỉ học vì ốm, đau bụng vì ăn rau sống,...
- Ngoài đoản ngữ, vì có thể hiện diện trong tổ hợp với các đại từ thay thế để tránh phải nhắc
lại thành phần nguyên nhân đã biết. VD: Anh ấy ốm. Vì vậy anh ấy nghỉ học.
- Có trường hợp, việc sử dụng hay không sử dụng giới từ “vì” không làm ảnh hưởng tới mối
quan hệ giữa nguyên nhân: ốm [vì] tương tư, chết [vì] bệnh,...
- Lại có trường hợp bắt buộc phải dùng, vì vắng nó có thể gây hiểu lầm: khổ vì con >< khổ
con, học tập vì nhân dân >< học tập nhân dân.

b.5. Để:
- Người Việt dùng giới từ “để” biểu thị ý nghĩa mục đích: học để hiểu biết, lao động để kiếm
tiền,...
- Đối với một số động ngữ, việc sử dụng từ này là cần thiết để tránh gây hiểu lầm: ăn để
sống >< ăn sống, học để phục vụ >< học phục vụ,..
- Điều khác biệt giữa việc dùng “để” và “cho”
+ Để: Sau giới từ “để” yếu tố phụ chỉ mục đích thường là động từ, động ngữ: học để
biết tiếng Hàn, đi để mua đồ ăn,...
+ Cho: Sau giới từ “cho” thường là tính từ, danh ngữ: uống rượu cho vui, làm cho cơ
quan,...
b.6. Về:
- Giới từ này dùng để biểu thị nội dung được nêu ra ở yếu tố chính, yếu tố trung tâm: Sách
nói về chiến tranh, MV nói về chuyện thập niên 90s,..

b.7. Ở/ tại:
- Dùng để chỉ ý nghĩa địa điểm
- Đối với một số trường hợp, người ta không thể bỏ qua giới từ này vì sẽ gây hiểu lầm: học
tập ở Việt Nam >< học tập VN

3. Liên từ
a. Đặt vấn đề
- Liên từ được dùng để nối kết những yếu tố cùng loại.
- Các quan hệ do liên từ biểu thị không đa dạng như các quan hệ được biểu thị bằng giới từ.
- Cùng một quan hệ, có thể biểu thị bằng một vài liên từ khác nhau:Tôi và sv; tôi cùng SV;
tôi với SV

b. Phân loại liên từ


* Liên từ tập hợp
- A1 VÀ
- A2 VỚI/ CÙNG: đây là liên từ có nguồn gốc từ giới từ chuyển sang. Khi hoạt động
với tư cách liên từ, chúng cũng là liên từ tập hợp “và”. VD: tôi và An đi uống cà phê, tôi với
An đi uống cà phê, tôi cùng An đi uống cà phê
- A3 RỒI:
+ Được dùng chủ yếu trong phạm vi câu để nối 2 thành phần câu - thường là vị ngữ kế
tiếp nhau hoặc 2 vế câu biểu thị những hoạt động diễn ra theo thời gian trước sau,
hay theo một trình tự thời gian: anh ấy về rồi đi ngay, anh tắm đi rồi tôi tắm.

32
+ Liên từ này cũng có khả năng nối 2 câu, 2 đoạn, nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên như
khi thực hiện nối 2 thành phần câu, 2 vế câu.
* Liên từ lựa chọn
- B1 HAY/ HAY LÀ
+ Về nguyên tắc “hay/hay là” được dùng để nối 2 yếu tố trong đoản ngữ, 2 đoản ngữ,
2 thành phần câu, 2 vế câu, 2 câu,...
+ Về mức độ lựa chọn, “hay/hay là” có mức độ nhẹ hơn “hoặc/hoặc là”.
+ Đặc biệt, trong câu nghi vấn lựa chọn, người ta luôn dùng “hay/hay là” chứ không
“hoặc/ hoặc là”. VD: Tôi dạy hay anh dạy, ăn cơm hay ăn cháo,..
* Liên từ tương ứng:
- C1 quan hệ giữa điều kiện và kết quả: Các cặp từ thường là: nếu … thì, giá… thì, giả
sử … thì, có … mới, hễ … là
- C2 quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
+ Có các cặp tương liên như sau: vì/tại/tại vì… nên/cho nên; bởi/bởi vì… nên/cho nên
+ Khi muốn đảo trật tự, đưa kết quả lên trước: sở dĩ… là vì…
- C3 mối quan hệ nhượng bộ, tăng tiến
- C4 các quan hệ tương ứng khác: khi... khi; vừa… vừa; càng… càng

XII.Trợ từ
1. Đặt vấn đề:
- Trợ từ, từ phụ trợ, tiểu từ, từ tình thái… là một phạm trù hết sức đặc biệt trong tiếng Việt.
- Lâu nay, theo truyền thống, đây là lớp từ chỉ chuyên phụ nghĩa cho một từ khác, chứ bản
thân chúng không có ý nghĩa tiếng Việt.
- Cũng theo đó, có nhiều quan điểm, có người nói về “thì/ mà/ là”, có khi lại là “à/ ừ/ nhỉ/
nhé/…”; “tự/ chính/…”; “nên/ muốn/ phải/…”.
- Ở góc độ đoản ngữ, trợ từ không tham gia vào cấu trúc đoản ngữ. Nó không đóng vai trò
gì trong việc tổ chức đoản ngữ cả.
- Về mặt này, trợ từ giống quan hệ từ, nhưng điểm khác cơ bản giữa chúng là:
+ QHT dùng để nối nên mối quan hệ giữa chúng với yếu tố được nối là quan hệ 2
chiều.
+ Trợ từ với yếu tố nó phụ trợ là quan hệ 1 chiều - nếu quan niệm như vậy thì các từ
“đích, chính, tự, à, ư, nhỉ, nhé…” là trợ từ

2. Nhóm trợ từ phụ nghĩa cho một từ, một ngữ: chính, tự, đích thị
- Không phải bất kỳ từ loại nào cũng được nhóm này phụ trợ. Chỉ danh từ, đại từ khi giữa
chức vụ chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ và động từ, tính từ giữ chức vụ vị ngữ trong
câu mới được trợ từ bổ trợ.
VD: Chính anh ấy mới là người có lỗi
Tôi tự học tiếng Anh
Nói như vậy đích thị là người chưa hiểu chuyện
- Về mặt vị trí, khi phụ trợ cho thành phần nào, trợ từ sẽ ở ngay phía trước thành phần đó.
VD: Chính anh ấy, tự học, đích thị là,...
- Phạm vi hoạt động của các từ trong nhóm cũng có sự rộng hẹp khác nhau:
+ “Đích thị” hiện được dùng với nghĩa đúng, chính xác
+ “Tự” có hoạt động tương đối rộng, cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
+ “Chính” không có khả năng phụ nghĩa cho vị ngữ
VD: Tự tôi làm việc này / Tôi tự làm việc này
Chính tôi làm việc này/ Tôi chính làm việc này (-)

33
- Về ý nghĩa, dù phụ cho chủ ngữ hay vị ngữ thì “tự” cũng mang đến cho phát ngôn cái ý
nghĩa rằng hành động được thực hiện bởi chính chủ thể mà không cần tới sự giúp đỡ từ
bên ngoài.
- “Chính” thì phụ giúp cái ý nghĩa là khẳng định đúng cái chủ thể/ đối tượng đấy chứ không
phải bất kì chủ thể/ đối tượng nào khác

3. Nhóm từ phụ trợ câu


- Đinh Văn Đức đã gộp nhóm này với nhóm từ tính thái, ông liệt kê: à, ư, nhỉ, nhé (nhá,
nhớ), a, ạ, ấy, với, thế, nào, đâu, vậy, hẳn, chắc, chăng, mà, cơ (kia), chứ/ chớ, thôi, đã, đi,
hử /hở, ơi, hời, ôi, sao,..
- Về mặt chức năng, vì là trợ từ của câu nên khi trợ từ xuất hiện, bên cạnh ý nghĩa mà
chúng phụ trợ cho câu thì bản thân chúng cũng được xem như là dấu hiệu hình thức để
nhận diện câu. Câu đó có thể là câu đủ thành phần hay câu bị tỉnh lược.
VD: Anh về nhé!
Chúng ta đi ăn Gogi đi
Lính mà!
- Các trợ từ tạo câu khi tham gia phụ trợ cho câu sẽ thể hiện mục đích nói năng của người
nói.
VD: Như à, ư, nhỉ: dùng tạo câu nghi vấn - An sắp đi học à?
Nhé: dùng tạo câu đề nghị - Mình đi ăn nhé!
- Dĩ nhiên, sắc thái ý nghĩa mỗi từ mang lại cho câu sẽ khác nhau.
VD: Chào bác ạ – Kính trọng
Thôi, tôi về đây - thái độ muốn thực hiện ngay

4. d
XIII.Cảm thán từ
1. d
2. b
3. Về chức năng: Khác trợ từ, cảm thán từ không tham gia vào cấu trúc câu, chúng
thường được tách rời khỏi các yếu tố khác bằng dấu câu.
- Thán từ biểu thị ngạc nhiên: ồ, ô, ơ, ô hay, ha lưuy chửa, ơ kìa,...
- Thán từ biểu thị sự vui mừng: a, ơ,...
- Thán từ biểu thị sự khiếp hãi, đau đớn, than thở: ái, ối, eo, ôi,...
- Thán từ biểu thị bực tức: hử, hả, hừ,...

XIV.Chuyển loại từ
1. Trong tiếng Việt, ranh giới từ loại là một ranh giới tương đối. Nhiều tác giả cho rằng tiếng
Việt “không có từ loại”: “lắm tiền nhiều của”, “quá lắm”,...
2. Giải pháp 1: Cho rằng các từ này là từ đồng âm
- Điều này không sai, nhưng như vậy thì danh sách từ đồng âm tiếng Việt quá lớn.
- Mặc khác, chúng ta không thấy được tính động, tính đa dạng của ngôn ngữ.
- Nếu cho rằng ngôn ngữ là 1 hệ thống cấu trúc chức năng động thì nên chấp nhận hiện
tượng chuyển loại. Nói đến chuyển loại là nói đến sự chuyển đổi theo những cấu trúc chức
năng khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa vẫn là cơ sở xem xét hàng đầu.
VD: Nếu chỉ xét cấu trúc, chức năng thì:
Rất Hà Nội → Hà Nội là tính từ
Rất chi là miền Tây → miền Tây là tính từ

34
Đang xuân lắm → Xuân là tính từ.
Nhưng xét về nghĩa thì những từ trên vẫn là danh từ

→ Chúng ta nên xem các trường hợp này là những khả năng hoạt động khác nhau của
danh từ, hay đó chỉ là một sự chuyển hóa tạm thời.

Một từ loại A tồn tại trong cấu trúc thường xuyên của từ loại B thì A sẽ có thêm ý nghĩa
phạm trù mới của B, dần dần A sẽ có nét nghĩa xa trường nghĩa gốc.
3. Các phương thức chuyển loại trong tiếng Việt
a. Phương thức từ vựng: là phương thức chuyển một từ loại này sang một từ loại
khác mà không cần đến khuôn cấu trúc ngữ pháp. Phố biến là động từ - danh từ
bó lại - [một] bó hoa
gói lại - [một] gói quà
gánh - [một] gánh hàng
- Hiện tượng chuyển loại theo phương thức từ vựng xảy ra trong nội bộ của 1 từ, không có
bất kì dấu hiệu hình thức nào giúp nhận diện được đó là hoạt động chuyển loại hay không.
- Thực tế, khi muốn xác định, chúng ta dựa vào chức năng mà từ đó đảm nhiệm trong phát
ngôn. VD: Nông dân vác cuốc ra đồng, anh ấy cuốc một buổi sáng được 2 sào đất.

b. Phương thức ngữ pháp: Chuyển 1 từ loại này sang 1 từ loại khác để đảm nhiệm 1
chức năng khác.
+ Thực từ: động từ, tính từ → Danh từ
+ Hư từ: giới từ, liên từ → Trợ từ
- Trong thực từ: A → Cấu trúc B: Nếu quan sát thấy quan hệ ngữ pháp của các yếu tố trong
cấu trúc không đổi thì suy ra A đã chuyển loại, thành 1 từ trong cấu trúc B. VD: Khó khăn →
Tất cả những khó khăn mà tôi gặp.
- Trong tiếng Việt, một số tình từ có thể chuyển sang danh từ. VD vất vả, lo lắng, vui buồn,
tất bật, buồn bã, bộn bề,..
- Tuy nhiên, không phải bất cứ một tính từ tiếng Việt nào cũng chuyển loại được. Những tính
từ chỉ màu sắc hay tính từ chỉ lượng thường không bao giờ chuyển thành danh từ. VD:
những đông ấy, các xanh kia, tất cả nhiều nọ (-)
- Cơ sở lí giải cho chuyển loại như sau: trong nội hàm mà từ đó phản ánh cùng tồn tại
những ý nghĩa bạn trù khác nhau. → Từ đó, người sử dụng dùng chúng với tư cách của các
từ loại khác nhau
- Trong hư từ: chuyển loại dựa trên chức năng, tính chất của các chức năng mà từ đó đảm
nhiệm. VD “với”
khi nối 2 thành phần khác loại thì là giới từ
khi nối 2 thành phần cùng loại thì là liên từ

c. c

CẤU TẠO NGỮ PHÁP CỦA MỘT SỐ KIỂU CÂU

Kiểu câu phân loại theo C-V


1. Tiêu chí phân loại
2. Câu đơn:
2.1. Khái niệm

35
2.2. Đặc điểm
3. Câu ghép:
3.1. Khái niệm
3.2. Đặc điểm
3.3. Các loại câu ghép:
3.3.1. Câu ghép đẳng lập
3.3.2. Câu ghép chính phụ
- Nguyên nhân, kết quả
- điều kiện giả thiết - kết quả:
- quan hệ nhượng bộ - tăng tiến:
- quan hệ sự kiện - mục đích:
- quan hệ so sánh:
3.3.3. Câu ghép nhiều tầng bậc
3.4. Câu phức thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, khởi ngữ, trạng ngữ,
bổ ngữ
3.5. Câu đơn đặc biệt

1. Kiểu câu phân loại theo C-V


1.1. Tiêu chí và kết quả phân loại
1.1.1. Tiêu chí:
- Kiểu câu C-V nòng cốt là 1 cấu trúc cú pháp - nghĩa độc lập, không bị bao
trong cấu trúc lớn hơn, được coi là hạt nhân cấu tạo nên câu.
- Kết cấu C-V “bị bao” là cấu trúc không độc lập cả về cú pháp lẫn nghĩa. Bởi
nó chỉ là một bộ phận của một cấu trúc cú pháp lớn hơn.
- Khi C-V “bị bao”
+ Là bổ ngữ của cụm động từ
+ Là động ngữ của cụm danh từ
+ Là 1 thành phần chính của câu (chủ/vị)
VD: Tôi // cho là tôi / giỏi
c c v
C V
1.2.1. Câu đơn:
a) Khái niệm: Câu đơn là câu có ý nghĩa hoàn chỉnh được cấu tạo bởi một tập
hợp từ ngữ. Một câu cần phải diễn đạt được một ý tương đối trọn vẹn, cần có
mục đích nói hoặc đối tượng nói đến. Câu đơn cơ bản bao gồm 2 thành phần
chính là một chủ ngữ và một vị ngữ. Cuối câu đơn lúc nào cũng phải kết thúc
bằng một dấu chấm câu: hỏi chấm, chấm than hoặc dấu chấm.
b) Đặc điểm:
- Nếu câu đơn chỉ có 2 thành phần chính là C-V thì đó là câu đơn tối thiểu.
- Câu đơn có các thành phần phụ như: trạng ngữ, khởi ngữ, vị ngữ phụ,... là câu đơn mở rộng
thành phần (với điều kiện các thành phần câu không chứa kết cấu C-V “bị bao”)
VD: Đến bây giờ, tôi// mới nhận ra mẹ tôi
trạng ngữ CN VN

1.2.2. Câu ghép:

36
a) Khái niệm: Câu có từ 2 kết cấu nòng cốt C-V trở lên, mỗi kết cấu là 1 vế câu, nêu lên
1 sự việc, các sự việc trong câu ghép có quan hệ về nghĩa với nhau và được thể hiện
bằng 1 quan hệ ngữ pháp nào đó, nhưng không có kết cấu C-V “bị bao”bởi kết cấu
C-V khác.
b) Đặc điểm:
- Về cấu tạo: có từ 2 kết cấu C-V nòng cốt
- Về quan hệ: Các kết cấu C-V (thuộc quan hệ cú pháp) cũng như các sự việc (thuộc quan hệ
ngữ nghĩa) trong câu ghép có quan hệ 1 đối 1. Nghĩa là toàn bộ kết cấu C-V này có quan hệ
với toàn bộ kết cấu C-V kia, sự việc kia.
- Biểu thị mối quan hệ giữa các vế câu ghép:
+ Dùng hư từ
+ Dùng ngữ điệu
+ Dùng trật tự từ
Để biểu thị quan hệ tăng tiến: Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ kinh y
Biểu thị quan hệ thời gian: Tiếng gió lan nhẹ khắp nơi, lá khô trên đất muốn trở mình,..

c) Các loại câu ghép


* Câu ghép đẳng lập:
- Đặc điểm:
+ Về quan hệ: 2 vế trở lên có quan hệ ngữ pháp bình đẳng
A và B: đồng loại, đồng chức năng (hình vị, từ)
Ở cấp độ từ A hình vị, A và B có thể đối vị trí nhưng ở cấp độ cao thì quan hệ lập
luận cố định, không đổi vị trí được
VD: Ai làm sai, người ấy chịu
+ Về các phương tiện kết nối các vế câu:
● Các quan hệ từ và cặp quan hệ từ: “và, với, cùng, mà, rồi, hay,...”
● Các cặp phụ từ: vừa… vừa…, càng…càng…, đã…lại còn…
● Các cặp đại từ: sao…vậy, đâu…đấy,ai… người nấy….
+ Phương thức ngữ điệu. VD: Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà này, nó là con cú,...
+ Phương thức trật tự. VD: Con ngoan, con giỏi, cả nhà đều vui
- Các loại câu ghép đẳng lập:
+ Câu ghép có quan hệ thời gian giữa các vế:
● Thời gian đồng thời: giữa các vế họ dùng từ nối, có thể dùng cặp từ
“vừa..vừa”; “vừa..thì”
● Thời gian kế tiếp: có thể không dùng từ nối, hoặc dùng các từ
+ Câu ghép có quan hệ liệt kê: giữa các vế không dùng từ nối
VD: Sách vở là vũ khí, lớp học là đơn vị,...
+ Câu ghép có quan hệ tương phản (đối lập_
● Thường dùng các từ nối: mà, nhưng, song, tuy nhiên,...: vd: Vợ tôi không ác
nhưng thị khổ quá rồi
● Có thể không dùng từ nối. VD tôi gắng hơi mãi, (mà) Trinh không nói,..
+ Câu ghép có quan hệ lựa chọn: nhiều vế, mỗi vế nêu 1 sự kiện được lựa chọn
● Lựa chọn có định hướng: hoặc, hoặc là, hay là,...VD Hoặc anh đến chỗ tôi, hoặc
tôi đến chỗ anh,
● Lựa chọn không có định hướng: thà…chứ, thà rằng… còn hơn…. VD: Thà rằng
ăn cá còn hơn ăn thịt
+ Câu ghép có quan hệ loại bỏ: Câu ghép có 2 vế, có thể:

37
● Khẳng định sự kiện ở vế đầu, phủ định sự kiện ở vế sau, với mô hình: C1 - V1
“chứ” C2 - V2
VD: Tôi / cứ tưởng thế // chứ// nó/ giỏi lắm
C1 V1 C2 V2

+ Câu ghép có quan hệ tăng cấp: là loại câu ghép diễn đạt ý có sự kiện này còn có sự kiện kia,
vế sau khẳng định hoặc tăng thêm ý nghĩa của câu lên 1 mức cao hơn. Dùng các cặp từ:
không những… mà còn…; vừa… vừa…; càng… càng….; VD: càng cao càng khó.
+ Câu ghép có quan hệ bổ sung: vế trước là 1 sự kiện, vế sau là sự kiện bổ sung ý nghĩa cho
vế trước. Giữa các vế không có từ nối
● Vế sau giải thích cho nd vế trước. VD: Kết cục của tên ấy chẳng tốt đẹp, hắn bị quật
cho túi bụi.
● Vế sau xác nhận và khẳng định thêm vế trước. VD: Tôi biết anh ta giận tôi, mà anh ta
giận tôi là phải.

* Câu ghép chính phụ:


- Còn được gọi là câu ghép có quan hệ phụ thuộc hay câu ghép kết liên
- Đặc điểm chung:
+ Về mối quan hệ giữa các vế câu:
● Quan hệ ngữ pháp: các vế trong câu ghép chính phụ không có quan hệ bình đẳng mà
có vế giữa vai trò phụ, có vế giữ vai trò chính,
● Quan hệ ngữ nghĩa: sự kiện ở các vế câu gắn bó chặt chẽ với nhau thành cặp trong
mối quan hệ ràng buộc, chi phối nhau.
● Quan hệ lập luận: sự kiện trong câu ghép chính phụ thường quan hệ với nhau theo
kiểu luận cứ với kết luận, nên có thể xem một câu ghép chính phụ là một lập luận
ngắn gọn gồm tối thiểu 1 luận cứ và 1 kết luận
Kết luận ở câu ghép có thể là hiện thực. VD: Sở dĩ chúng ta chiến đấu đến giọt máu
cuối cùng (kết luận) bởi vì chúng ta biết không gì quý hơn độc lập, tự do (luận cứ)
Kết luận có thể là một giả định chưa xảy ra: Nếu có điều kiện A thì sẽ có kết luận B.
VD: Nếu bạn sợ sặc nước thì bạn sẽ không biết bơi
- Vị trí của các vế trong câu ghép chính phụ:Vế phụ đứng trước, vế chính đứng sau, tuy nhiên
trong ngữ cảnh cụ thể tùy theo cấu trúc của câu mà có thể đổi vị trí lại. VD: Có lẽ tiếng Việt
đẹp vì tâm hồn người Việt ta rất đẹp.
- Các loại câu ghép chính phụ
+ Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả:
● Về nguyên nhân, thường dùng: vì, bởi vì, tại, do, bởi,...
● Về kết quả, dùng kết từ: nên, cho nên, mà,...
● Trong câu ghép nguyên nhân - kết quả, mỗi vế nêu lên một sự kiện. Cái sự
kiện có quan hệ lập luận, sự kiện ở vế nguyên nhân là luận cứ dẫn đến kết
luận ở vế kết quả.
+ Câu ghép chỉ điều kiện giả thiết - kết quả:
● Các quan hệ từ: nếu, nếu như, nếu mà, nếu là,...
giá mà, giá như, giả dụ,...
miễn, miễn là,..
● Một số cặp phụ từ: có.. mới…; có… thì…
● Các hư từ chỉ kết quả/ hệ quả: … thì, là, mới…
→ Có thể xuất hiện cả cặp hoặc 1 từ
→ Vế điều kiện/ giả thiết là vế phụ

38
● Về ý nghĩa: quan hệ giữa 2 vế câu chỉ điều kiện/ giả thiết hệ quả là quan hệ
tiền đề - kết quả. Mỗi vế câu nêu lên 1 sự kiện, các sự kiện này thường chưa
xảy ra, không phải là hiện thực ở thời điểm đang nói. VD: Đi đâu cũng được
(hệ quả) miễn là về đúng giờ (giả thiết)
● Để diễn giả thiết, điều kiện mong muốn, dùng: giá, giá mà,...
● Cặp “hễ.. thì” được dùng để diễn đạt quan hệ điều kiện- hệ quả như một điều
tất yếu, có tính quy luật

+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến:


● Là loại câu mà vế phụ nêu lên 1 sự kiện được coi như là 1 bất lợi, cản trở cho
sự phát triển của sự kiện nêu ở vế chính, nhưng dẫu vậy, sự kiện được nêu ở
vế chính lại khẳng định kết quả ngược lại - vẫn tăng tiến, bất chấp mọi cản
trở. VD: Dù ai nói ngả nói nghiên / Lòng ta vẫn vững như kiềng 4 chân.
● Loại câu này thường dùng với các từ nối:
Vế phụ: dù, mặc dù, dẫu rằng, dù cho,...
Vế chính: vẫn, nhưng, cũng,...
+ Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ sự kiện - mục đích:
● Là loại câu gồm 1 vế nêu lên mục đích, một vế miêu tả sự việc hiện tượng
có liên quan đến mục đích đó. Sự việc, hiện tượng nêu ở vế mục đích mới
chỉ là sự định chứ chưa xảy ra trong hiện thực. VD: các em phải cố gắng
học giỏi (dự định) để thầy mẹ vui lòng (mục đích)
● Dùng các từ nối có ý nghĩa mục đích ở vế phụ: để, để cho,...
● Mô hình:
C1 - V1 để C2 - V2
Để C1 - V1, C2 - V2
VD: để học giỏi, bạn phải chăm
● Trường hợp câu đơn có trạng ngữ chỉ mục đích. VD: để bồi dưỡng cách
mạng cho đời sau, Đảng cần phải giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên.
● Câu đơn có vị ngữ mục đích. VD: Bàn này để học, bàn kia để ăn cơm.

+ Câu ghép chính phụ có quan hệ so sánh:


● Thường có 2 vế, vế chính nếu sự việc cần so sánh, vế phụ nêu sự việc để so
sánh.
● Các vế được nối với nhau bởi các từ chỉ quan hệ so sánh như: như, giống,
khác, đồng nhất,...
● Chỉ quan hệ giống nhau hoặc đồng nhất: dùng từ ngữ so sánh: như, khác gì,
khác nò, chẳng khác nào, chẳng khác gì,...
● Mô hình C1 - V1 như (giống như)/ khác gì… C2 - V2
Vd: Anh yêu em như anh yêu đất nước
* Câu ghép có nhiều tầng bậc:
- Thường câu ghép có 2 vế. Trường hợp có trên 3 vế câu được ghép với nhau theo những quan
hệ khác nhau sẽ tạo thành câu ghép có nhiều tầng bậc.
- Về số bậc, thường chỉ gặp câu ghép 2 bậc:
+ Bậc 1: Quan hệ toàn cầu
+ Bậc 2: Quan hệ giữa các kết cấu C-V trong từng vế câu.

39
1.2.3. Câu phức thành phần
A. Khái niệm: Câu phức thành phần là kiểu câu gồm 2 kết cấu C-V trở lên, trong đó có 1 kết cấu
C-V nòng cốt, kết cấu còn lại là C-V bị bao, vì nó được dùng để tạo nên một thành phần nào
đó của câu (như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ,...) hay của cụm từ nằm trong câu.
VD: Căn nhà tôi ở // núp dưới rừng cọ
C-V
C V
B. Đặc điểm cấu tạo câu phức thành phần:
- Về cấu tạo: Cần phân biệt C-V nòng cốt và C-V bị bao
+ C-V nòng cốt là một cấu trúc chính phụ độc lập. Nó phản ánh một sự tình độc lập. Là
hạt nhân của câu đơn. Có chức năng thông báo. Khi tham gia câu ghép CGH thì là 1
vế của nó.
+ C-V bị bao là cấu trúc không độc lập cả về cú pháp lẫn nghĩa. Tuy có cấu tạo là một
kết cấu C-V nhưng nó không phải là một kết cấu CP-NN bao trùm lớn nhất làm hạt
nhân của câu đơn hay vế của cấu ghép mà nằm trong 1 thành phần của câu hay của
cụm từ
- Về nội dung: Kết cấu C-V bị bao vì giữ chức năng là 1 thành phần của câu, của cụm danh từ,
cụm động từ nên nội dung của nó là nội dung của thành phần mà nó đảm nhiệm. Ví dụ như vị
trí chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,...
Cái cây phải bóng //lá /dày như chiếc bánh quy
C V

C. Các loại câu phức thành phần


1. Câu phức thành phần chủ ngữ: Cụm C-V làm chủ ngữ thường xuất hiện trong những câu mà
vị ngữ của câu bắt đầu bằng động từ gây khiến (làm, làm cho, khiến cho…) hoặc từ “là”. Cụm
C-V làm chủ ngữ dễ được danh hóa nhờ các từ “việc, sự, cuộc, điều,...”
VD: Mọi người đều ủng hộ là một thuận lợi
2. Câu phức thành phần vị ngữ:
- CN nòng cốt và chủ ngữ bị bao có quan hệ chỉnh thể - bộ phận về nghĩa
- Câu phức vị ngữ có thể chuyển thành câu đơn nếu hoán vị 2 chủ ngữ cho nhau.
VD: Người nào người nấy // mặt/ xanh như tàu lá chuối
Mặt người nào người nấy xanh như tàu lá chuối.
3. Câu phức thành phần khởi ngữ: Thành phần khởi ngữ được cấu tạo theo dạng kết cấu C-V
VD: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa
cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
4. Câu phức thành phần trạng ngữ: Về nghĩa, chủ ngữ của 2 vế có quan hệ chỉnh thể - bộ phận.
C-V trước chỉ biểu thị trạng thái tư thế của chủ thể → Trạng ngữ cấu tạo C-V
VD: Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của 2 đứa con nhỏ.
Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi

40
5. Câu phức thành phần bổ ngữ: Câu thường có chứa động từ như: động từ cảm nghĩ nói năng,
động từ chỉ ý muốn, động từ chỉ quan hệ, động từ bị động. Các động từ trên thường giữ chức
năng vị ngữ chính hoặc vị ngữ phụ (trạng ngữ chỉ tình huống) trong câu. → Bổ ngữ có kết cấu
C-V thường bị bao trong 2 thành phần đó.
VD: Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay (bổ ngữ) trước cửa hang
Trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước (vị ngữ phụ), tôi muốn ôm choàng lấy
lão mà òa lên khóc

6. Câu phức thành phần định ngữ:


- Định ngữ có chức năng là làm cho người, vật, việc nêu ở danh từ trung tâm được xác
định, cụ thể hóa. Do đó, việc sử dụng định ngữ nói chung và định ngữ có kết cấu C-V
nói riêng là giải pháp giảm số lượng danh từ riêng.
- Về lý thuyết, tất cả danh từ đều có thể thêm định ngữ có kết cấu C-V, nhưng thường
gặp là danh từ trống nghĩa, danh từ chỉ thời gian.
- Định ngữ là phần phụ của cụm danh từ
VD: Điều tôi dự đoán, thật không sai
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ

1.2.4. Câu đơn đặc biệt


A. Khái niệm:
- Câu đơn đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình C-V mà chỉ được tạo thành bởi một từ
hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhưng vẫn là 1 cấu trúc cú pháp độc lập, có
chức năng biểu đạt 1 hành động ngôn ngữ như những câu bình thường.
- Cấu tạo: chỉ có 1 thành phần - không phân định là loại thành phần câu nào.
B. Các loại câu đơn đặc biệt:
- Câu đơn đặc biệt dùng để xác định thời gian, nơi chốn, địa điểm
- Câu đơn đặc biệt dùng để thông báo, kể, miêu tả về sự tồn tại, hiện diện của sự vật, sự việc,
hiện tượng.
- Câu đơn đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc.
- Câu đơn đặc biệt dùng để gọi đáp.
- Câu đơn đặc biệt dùng để phủ định - khẳng định.

C. Các trường hợp trung gian kiểu câu


1. Câu phức trạng ngữ hay Câu ghép
VD: Đầu đội mã dạ, mắt đeo kính trắng, ông bước đi một cách oai vệ
Tay vắt lê trán, ông trầm ngâm suy nghĩ
- Về cấu tạo, C-V độc lập, không bị bao
- Về ý nghĩa, 2 C-V có quan hệ chỉnh thể - bộ phận
→ Đây là những câu phức

41
42
43
44

You might also like