Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận )

I. Các kiến thức cơ bản:


1.Tác giả : Huy Cận ( 1919-2005)
2. Tác phẩm :
a. HCST : - Năm 1958.
- Là kết quả của chuyến đi thực tế đến vùng mỏ Quảng Ninh của tác giả.
- Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. XX : In trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng ”.

c. Thể thơ : 7 chữ.

d. MCX : Theo trình tự thời gian, theo hành trình ra khơi của đoàn thuyền đánh cá: mở đầu là cảnh
đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn, tiếp theo là cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển vào ban đêm và
khép lại bài thơ là cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh .

e. Cảm hứng : Bài thơ là sự hòa quyện giữa hai nguồn cảm hứng lớn : Cảm hứng về thiên nhiên vũ
trụ và cảm hứng về lao động.

f. Chủ đề : Ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng
say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và
đất nước.

g. Nhan đề :
- Cấu tạo : là một câu đơn “ Đoàn thuyền đánh cá”
- Ý nghĩa :
+ Gợi tinh thần, sức mạnh tập thể của những con người lao động đang ra khơi đánh cá.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, tư thế chủ động của những con người đánh cá khi ra khơi.
=> Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm: Thể hiện hài hòa giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và
vẻ đẹp con người lao động, từ đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước thiên nhiên, đất
nước và cuộc sống.

h. Nội dung :
- Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của con
người lao động.
- Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước thiên nhiên, đất nước, trước cuộc sống, cho thấy tình yêu
thiên nhiên, đất nước, cuộc sống của nhà thơ.

i. Nghệ thuật
- Bút pháp phóng đại, tượng trưng
- Xây dựng nhiều hình ảnh bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.
- Âm hưởng, giọng điệu bài thơ khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
II. Phân tích :
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :
a. Khổ 1 :
* Khung cảnh thiên nhiên ( 2 câu đầu )
- Bài thơ mở ra là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn – bức tranh thiên nhiên kì vĩ, huy hoàng,
đầy sức sống :
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa. ”
- Tác giả đã đặt nhân vật trữ tình từ một điểm nhìn nghệ thuật rất đặc biệt : đó là một điểm nhìn di
động được đặt trên con thuyền đang tiến bước ra khơi. -> Tác giả nhìn về phía mặt trời lặn qua một
khoảng biển sẽ thấy mặt trời như đang lặn xuống biển.
- Hình ảnh “mặt trời” được NH + SS : mặt trời nhỏ bé, gần gũi, có hình khối, màu sắc, đang bước đi
chậm rãi – bước đi của thời gian, trở về biển cả.
- Vằng mặt trời đỏ rức như hòn than cháy hồng từ từ chìm xuống lòng biển, khép lại vòng tuần hoàn
của một ngày.
- “ Sóng” & “đêm” : hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ đẹp.
- Vũ trụ như 1 ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là cánh cửa, những con sóng xô bờ là những
chiếc then cài.
-> Cả thiên nhiên vũ trụ chìm dần vào trạng thái nghỉ ngơi.
=> Cảnh biển về đêm vừa huyền bí vừa gần gũi, ấm cúng.
* Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ( 2 câu tiếp )
- Đối lập với thiên nhiên đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu làm việc :
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
- Cụm từ “ đoàn thuyền” gợi sức mạnh, tinh thần lao động tập thể, không phải là một con thuyền đơn
độc mà là cả đoàn thuyền -> không khí lao động nhộn nhịp, đầy hứng khởi.
- Phó từ “lại” : + Công việc đánh cá trở thành thường xuyên, thông lệ
+ Miêu tả được hành động đối lập giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con
người: Lúc vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì cũng là lúc con người bắt đầu một hành trình
lao động “ra khơi đánh cá”.
- Khi ra khơi, người dân chài căng buồm và cất cao câu hát, “câu hát” như đã làm căng cánh buồm –
cách nói quá, cánh buồm căng phồng bởi gió khơi và bởi câu hát, đưa con thuyền lướt nhanh ra biển,
hứa hẹn những mẻ cá bội thu.
- Hình ảnh ẩn dụ “ câu hát” : + Tiếng hát tạo giọng điệu phấn khởi, khí thế ra khơi hào hứng của con
người lao động làm chủ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động gửi gắm vào trong lời hát.
=> Đoàn thuyền ra khơi không chỉ có lực đẩy của gió mà bằng cả lực đẩy của câu hát, câu hát chính
là người bạn đồng hành với ngư dân khi ra khơi đánh cá.
* Thái độ tác giả : Niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống; đồng thời ta cũng thấy được
tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động, yêu quê hương, đất nước của tác giả…
* Nghệ thuật : Về nghệ thuật, tác giả sử dụng thành công bút pháp phóng đại, tượng trưng, xây dựng
các hình ảnh bằng sự liên tưởng tượng tưởng phong phú độc đáo, cùng với việc sử dụng các biện
pháp tu từ đặc sắc tạo nên âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan…
b. Khổ 2 :
- Trong tâm trạng náo nức, phấn chấn ra khơi, những người dân chài đã cất cao tiếng hát :
“ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
- Nhịp thơ 2/5 : tạo âm hưởng vừa trang trọng, vừa khoẻ khoắn.
- Từ “hát rằng”: niềm vui của người dân chài, hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.
- Liệt kê “ cá bạc”, “ cá thu” : ngợi ca, tự hào trong câu hát về sự giàu có của biển cả, của quê hương
đất nước.
- Hình ảnh so sánh “ cá Thu” như “đoàn thoi”: sự đông đúc, phong phú của các loài cá.
- Nhân hóa “ đêm ngày”: không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động.
- Nhân hóa “ dệt biển” + hình ảnh ẩn dụ “ muôn luồng sáng”: những vệt nước lấp lánh được tạo ra
khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng tạo thành muôn luồng sáng dệt thành biển cả lấp lánh.
- Nhân hoá “đoàn cá” + TPBL gọi đáp: sự thân thiết giữa cá với người như những người bạn, giữa
con người với thiên nhiên và thể hiện mông muốn có được mẻ cá bội thu.
- Hình ảnh đàn cá chao qua chao lại trên mặt biển, biển như một tấm lụa khổng lồ mà cá là “ đoàn
thoi” đang mải miết “dệt”.
- Liên tưởng này kéo theo một liên tưởng khác: đoàn cá dệt nên tấm lưới của người dân chài.

c. Khổ 3 :
* Hình ảnh con thuyền ( 2 câu )
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được miêu tả cụ thể và rất sinh động:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
- Cụm từ “ thuyền ta”: sự tự hào, tư thế làm chủ của con người lao động.
- Đoàn thuyền được tái hiện trên nền thiên nhiên bao la, rộng mở: chiều cao của gió trăng, chiều
rộng của mặt biển và còn cả chiều sâu của lòng biển.
- Cách nói khoa trương phóng đại qua hình ảnh “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao với
biển bằng” : con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ,
khổng lồ, hòa nhập với không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ.
- BPTT ẩn dụ “lái gió” “buồm trăng”: Gợi liên tưởng đoàn thuyền lấy gió làm người cầm lái, lấy
trăng là cánh buồm.
- . Động từ “lướt”: đoàn thuyền di chuyển với tốc độ nhanh, đoàn thuyền ấy như được nhấc bổng
khỏi mặt biển, “lướt” giữa một khoảng không bao la mà trên là trời, dưới là biển.
- Nhịp thơ : hối hả, lôi cuốn => khí thế hăm hở, phấn khởi của người dân chài.
=> Con thuyền vừa mang vẻ đẹp lãng mạn bay bổng, vừa chứa đựng niềm vui phơi phới, khí thế lao
động đầy hứng khởi và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
* Hình ảnh lao động của người dân chài:
- Những người ngư dân giờ đây chẳng khác nào những nhà thám hiểm đại dương đang ra khơi để
săn tìm kho báu :
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
- Biển rộng bao la bỗng trở nên thật nhỏ bé, không gian như trở nên bị giới hạn qua từ “bụng biển”.
->Những người dân chài khi đánh cá trên biển được khắc hoạ trong tư thế chủ động.
- Các động từ “ đậu”, “dò”, “dàn đan”, “ vây giăng”: miêu tả hết sức cụ thể công việc đánh cá trên
biển của người dân chài; đồng thời thể hiện mong muốn, khát khao chinh phục thiên nhiên.
- . Công việc đánh bắt cá được những người dân chài chuẩn bị kĩ càng, chu đáo, bày binh bố trận,
chẳng khác nào một trận đánh mà ở đó những người ngư dân như những chiến sĩ trên mặt trận lao
động, họ làm việc với tất cả lòng hăng say, ý chí quyết tâm cao nhất để có những mẻ cá bội thu.

d. Khổ 4 :
- Theo nhịp di chuyển của đoàn thuyền đánh cá, khổ thơ mở ra là sự giàu có của biển cả quê hương:
“ Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trong vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
- Liệt kê tên của các loại cá khác nhau: “ cá nhụ”, “cá chim”, “cá đé”, “cá song” + các tính từ chỉ
màu sắc “ đen hồng”, “vàng choé”: sự phong phú và giàu có của biển cả quê hương, quê hương có
nhiều loài cá quý hiếm, đem lại nguồn lợi kinh tế cao. =>Biển phong phú, đa dạng, giàu có.
- Hình ảnh ẩn dụ “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” xuất phát từ thực tế những con cá song thân dài,
dày, có nhiều vạch sọc ở thân hoặc các chấm tròn màu đen hoặc hồng. => Nhà thơ liên những con
cá song như những ngọn đuốc thắp sáng biển đêm.=>Biển trở nên vô cùng ấm áp, sống động.
- Cách gọi “em” thân thương trìu mến thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa thiên nhiên và con người.
- Hình ảnh nhân hóa “cái đuôi em”miêu tả động tác quẫy đuôi của một chú cá dưới ánh trăng vàng
chiếu rọi, gợi một đêm trăng đẹp, huyền ảo mà ánh trăng như thếp đầy mặt biển khiến cho đàn cá
quẫy nước mà như quẫy trăng.
- Hình ảnh nhân hóa “Đểm thở sao lùa nước Hạ Long” vừa miêu tả nhịp điệu của những cánh sóng,
vừa gợi nhịp thở của biển, vũ trụ lúc đêm về khiến biển như mang linh hồn của con người.
- Câu thơ còn độc đáo ở chỗ tác giả đã tạo ra hình ảnh đảo ngược: ánh sao in bóng xuống biển đêm,
nhưng không phải sao bị sóng đẩy vào mạn thuyền mà dường như chính ánh sao như lùa nước Hạ
Long làm nên hơi thở của đêm. => Biển đêm vốn vô tri vô giác trở nên có hồn, tựa như một sinh thể
sống động.
- Vẻ đẹp của biển khơi tựa như một bức tranh sơn mài lung linh, rực rỡ sắc màu được vẽ nên bởi tài
quan sát tinh tế, sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ.

You might also like