Thiết-kế-máy-a

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1.

Lập luận kinh tế- kỹ thuật


1.1. Trình bày nhiệm vụ thiết kế
Thiết kế nhà máy sản xuất sản phẩm xúc xích hun khói, tổng năng suất 4 tấn SP/
ngày.
Sơ đồ sản xuất chung:

Nhập nguyên liệu

Kho bảo quản

Phân xưởng chế biến

Phòng bao gói, hoàn


thiện sản phẩm

Phòng bảo quản sản


phẩm

1.2. Tổng quan về sản phẩm


Xúc xích là một loại thực phẩm chế biến từ thịt xay nhuyễn (thông thường là thịt
heo), có bổ sung thêm các loại muối, gia vị, phụ gia,…. được đưa vào máy làm xúc xích
để sản xuất ra những sản phẩm xúc xích hoàn chỉnh. Sau đó chúng sẽ được tiến hành hun
khói và đóng gói. Xúc xích có độ giòn dai, nhất là lớp da bọc ngoài Collagen hoặc ruột tự
nhiên. Thành phần trong sản phẩm xúc xích về cơ bản sẽ bao gồm thịt và mỡ lợn, muối,
polyphosphate (E450), axit ascorbic (E300), hương liệu, chất điều vị (E621), màu thực
phẩm (E120) và một số phụ gia khác,… Vì tiện lợi và sử dụng dễ dàng, nhanh chóng, hấp
dẫn, nên xúc xích là một món ăn luôn luôn có thể mang theo trong các chuyến đi dã ngoại
hoặc được sử dụng như một món ăn nhẹ, phù hợp với nhiều lứa tuổi nên giá trị kinh tế
khá cao, sức tiêu thụ lớn, thị trường rộng.
1.3. Lựa chọn địa điểm xây dựng
Nhà máy sẽ được xây dựng trong khu công nghiệp sóng thần 2 thuộc tỉnh Bình
Dương, nằm trong vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam
giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai.
Lý do: tiếp giáp với nhiều tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào, tiếp giáp với nhiều
bến cảng và sân bay nên giảm giá thành vận chuyển, giảm giá thành bảo quản nguyên
liệu. Gần các công ty thiết kế và sản xuất bao bì: Bao Bì Carton Khởi Nguyên An - Công
Ty TNHH MTV Khởi Nguyên An (cách 5,7 km), Công Ty TNHH Hiệp Thành Đạt (7,3
km),…
1.3.1. Đặc điểm thiên nhiên và mô tả vị trí xây dựng
Khu công nghiệp nằm ở thị trấn Dĩ An và xã Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương. Cách sân bay Tân Sơn Nhất 12 km; Cảng ICD Sóng Thần 1 km; Tân Cảng
9,5 km; Cảng Sài Gòn 14 km; TP. Hồ Chí Minh 15 km nên có thể t iếp cận nhanh chóng
với các cảng biển, cảng đường bộ và cảng hàng không do đó tiết kiệm được nhiều chi phí
và thời gian vận chuyển nguyên liệu cũng như phân phối sản phẩm dễ dàng.

Hình. Khu đất xây dựng nhà máy ở khu công nghiệp sóng thần 2
Diện tích khu đất: 20000 m2.
Hoa gió: Hướng Đông Nam.
Đặc điểm về địa hình: Tổng diện tích của khu công nghiệp khoảng 279,3 ha.
Đặc điểm về khí hậu: Khí hậu ở Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền
Đông Nam bộ chủ yếu nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng
5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất
hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình
Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 oC và thấp nhất từ 16oC-17oC
(ban đêm).

1.3.2. Vùng nguyên liệu


Nguyên liệu dùng cho nhà máy chủ yếu là thịt lợn. Với một khối lượng và chất
lượng thịt đã được tính toán và kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Vùng nguyên liệu của
nhà máy sẽ là các huyện lân cận như: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên,
Thuận An và các tỉnh lân cận như: Bình Phước ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở
phía nam, Đồng Nai ở phía đông và Tây Ninh ở phía Tây.
1.3.3. Thị trường tiêu thụ
Do vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp từ bốn phía với nhiều địa phương và các tỉnh
khác nhau nên thị trường tiêu thụ của nhà máy không chỉ dừng lại ở trong tỉnh mà đó còn
là các tỉnh lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Thuận An. Khu
công nghiệp sóng thần 2 tiếp giáp nhiều tỉnh và mỗi tỉnh đều có nhiều khu công nghiệp,
các nhà máy, xí nghiệp nên thị trường tiêu thụ sẽ rất lớn. Đây là thị trường rất tiềm năng
và là mục tiêu cần hướng tới. Các khu công nghiệp với số lượng công nhân rất lớn, có thu
nhập khá cao nhưng không có nhiều thời gian nấu nướng nên nhu cầu sử dụng thực phẩm
chế biến tối thiểu là điều tất yếu.
1.3.4. Nguồn cung cấp điện
Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy nằm trong mạng lưới điện cung cấp cho khu
công nghiệp, kết nối ᴠới hệ thống điện lưới quốᴄ gia 110/22KV, ᴄung ᴄấp tới từng ranh
giới ᴄáᴄ lô đất. Đồng thời, đáp ứng đủ 100% nhu ᴄầu ѕử dụng điện ᴄủa ᴄáᴄ doanh nghiệp
trên địa bàn. Ngoài ra để đề phòng sự cố mất điện đột xuất, nhà máy có sử dụng máy phát
điện dự phòng để dùng khi mất điện.
1.3.5. Nguồn cung cấp nước
Đối với nhà máy thực phẩm, nước là vấn đề rất quan trọng, nước được dùng vào
nhiều mục đích khác nhau, nước dùng gián tiếp hoặc trực tiếp, dùng để pha chế, để chưng
cất, dùng cho nồi hơi,… Chất lượng nước phải hết sức coi trọng, tùy từng mục tiêu sử
dụng mà chất lượng nước có khác nhau, do vậy thường trong nhà máy có khu vực xử lý
nước. Chất lượng nước dựa vào các chỉ tiêu: chỉ số coli, độ cứng, nhiệt độ, hỗn hợp vô cơ
và hữu cơ có trong nước, … Nước được cấp từ hế thống cấp nước sạch từ nhà máy nước
địa phương. Cung ᴄấp 50.000 m3/ngàу theo tiêu ᴄhuẩn WHO, đảm bảo ᴠệ ѕinh ᴠà an toàn
ᴄho mọi hoạt động ѕinh hoạt, khu ѕản хuất. Nước sạch được cung cấp tới hàng rào nhà
máy bằng hệ thống cấp nước tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra để đảm bảo sự cung cấp liên
tục nguồn nước sạch, nhà máy còn có nguồn nước lấy từ nhà máy cung cấp nước đặt
trong khu công nghiệp.
1.3.6. Nguồn cung cấp hơi
Hơi nước là một trong những nguồn nguyên liệu phụ trợ rất quan trọng đối với
một nhà máy sản xuất. Trong nhà máy, hơi được dùng với nhiều mục đích khác nhau,
nhưng chủ yếu là dùng cho sản xuất như: gia nhiệt sử dụng trong sinh hoạt… Để đảm bảo
cho hoạt động của nhà máy, hơi cấp phải là hơi nước bão hòa.
1.3.7. Nguồn cung cấp nhiên liệu
Để đảm bảo cho lò hơi hoạt động tốt, cho nhiệt lớn, sạch sẽ và ít độc hại đáp ứng
được yêu cầu về sản xuất hơi cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ sử dụng
dầu F.O được mua từ nguồn chính là từ công ty dầu khí Petrolimex Việt Nam.
1.3.8. Hệ thống xử lý nước và rác thải
Có nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần II. Nhà máy m ở r ộng công su ất xây
dựng, nâng công suất của nhà máy là 9.000 m3/ngày, nhà máy chuyển đổi từ bể SRB gián
đoạn thành bể Aerotank hoạt động liên tục, nhằm đáp ứng nhu cầu KCN.
1.3.9. Giao thông vận tải
Khu công nghiệp Sóng Thần 2 sở hữu vị trí đắc địa nhất trong cụm khu công
nghiệp Sóng Thần Bình Dương. KCN Sóng Thần 2 nằm cách Quốc lộ 1A 2,5km và cách
Sân bay Tân Sơn Nhất 12km; Cảng ICD Sóng Thần 0,1km; Tân Cảng 9,5km; Cảng Sài
Gòn 14km; TP. Hồ Chí Minh 15 km. Do đó, việc giao thương hàng hóa quốc tế thuận lợi
hơn rất nhiều. Nhờ sở hữu vị trí giao thông thuận lợi, gần với các b ến c ảng bi ển và c ảng
hàng không lớn nên chi phí vận chuyển hàng hóa khu công nghiệp bằng container cũng
thấp hơn so với những doanh nghiệp nằm tại khu công nghiệp khác có vị trí xa h ơn. Khu
công nghiệp Sóng Thần 2 có hệ thống trục chính đường bê tông trải nhựa chịu tải trọng
30 tấn. Đường giao thông nội bộ tại khu công nghiệp này đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
1.3.10.Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Khu Công nghiệp được lắp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa cháy tuân
thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia. Các họng cấp nước chữa cháy được l ắp đặt t ại
các đầu mối giao thông nội khu, và tại mọi nhà máy nhằm đảm b ảo tác d ụng b ảo v ệ hi ệu
quả toàn khu khỏi các sự cố cháy nổ.
1.3.11.Khả năng cung cấp nguồn nhân lực
Nằm giữa 3 cụm dân cư lớn khoảng 250.00 dân: Thủ Đức, Dĩ An và Lái Thiêu
(cách 3km) là nguồn cung ứng lao động cho khu công nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh là một trong những tỉnh giáp ranh với Bình Dương, nên nguồn
nhân lực đến từ TP. Hồ Chí Minh là vô cùng phong phú và đa dạng, nguồn lao động trẻ
dồi dào, nên tại đây các nhà máy chẳng những có điều kiện thuận lợi trong việc tuyển
dụng và đào tạo lao động mà còn có thể tiết kiệm chi phí nhân công và được hưởng các
dịch vụ với giá rẻ…
10. Vệ sinh an toàn lao động
10.1. An toàn lao động trong nhà máy
10.1.1. Giới thiệu về an toàn lao động
Để giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt hại do tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp gây ra, mỗi cơ sở sản xuất cần phải thiết lập các biện pháp đảm bảo “ An toàn, vệ
sinh lao động”.
Việc sử dụng các loại bảo hộ lao động, tạo điều kiện tốt cho công nhân làm nhiệm vụ
quan trọng. Ngày nay khoa học kỹ thuận không ngừng phát triển, các phát minh khoa học
đều nhằm phục vụ đời sống con người, không ngừng nâng cao sức khỏe cho người lao
động. Chính vì vậy vệ sinh xí nghiệp, an toàn lao động ở nước ta đã trở thành một yêu
cầu quan trọng, được quan tâm đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng.
Các nhà máy thực phẩm ngày càng được trang bị kỹ thuận hiện đại đòi hỏi công nhân
càng phải lắm vững các quy định về an toàn lao động. Như vậy mới đảm bảo an toàn
trong sản xuất.
10.1.2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất

Sắp xếp hàng hóa, máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động khoa học, chắc chắn để đảm
bảo an toàn, thuận tiện cho việc di chuyển, làm việc.

Thực hiện tự động hóa đối với các công việc, môi trường có tính chất nguy hiểm, độc
hại.

Xây dựng quy trình và hướng dẫn người lao động cách vận hành máy móc, sử dụng
trang thiết bị bảo hộ. Tuân thủ quy trình an toàn lao động trong sản xuất.

Người lao động cần phải trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ, găng tay, mắt kính… khi làm
việc.

Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao
động phù hợp với từng đối tượng.

10.1.3. Đối với người lao động


Tất cả các bộ phận truyền động của các thiết bị phải có bộ phận che ch ắn nh ằm
đảm bảo an toàn cho công nhân trong điều kiện sản xuất.
Các máy móc thiết bị phải có cơ cấu phòng ngừa để đề phòng sự cố nhằm bảo
vệ công nhân và thiết bị. Đồng thời phải bố trí tín hiệu an toàn để báo hiệu tình trạng làm
việc của máy.
Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hi ểm khi
tiếp xúc bất ngờ với vật dẫn điện.
Thực hiện nối đất hay nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo
đúng tiêu chuẩn. Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị phải dụng cụ an toàn và bảo vệ khi
làm việc.
Công nhân vận hành thiết bị phải nắm được kỹ thuật vận hành và an toàn lao
động. Người không có trách nhiệm không được vận hành. Trước khi vận hành máy công
nhân phải kiểm tra toàn bộ máy móc, nếu thấy hư hỏng phải báo ngay để k ịp th ời s ửa
chữa.
Cách bố trí phân xưởng sản xuất và các máy móc thiết bị trong phân xưởng
phải theo đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho người công nhân.
Tất cả các công nhân trước khi vào Công ty làm việc phải được huấn luyện 3
bước:
Bước 1: Cán bộ an toàn lao động hướng dẫn.
Bước 2: Quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương) hướng dẫn.
Bước 3: Tổ trưởng tổ sản xuất hướng dẫn.
10.1.4. Đối với trang thiết bị máy móc
Công ty cần hướng dẫn cho công nhân quy tắc (cách, thứ tự) vận hành máy, thiết
bị
mà họ được sử dụng, các điều mà họ phải lưu ý trong khi sử dụng máy, thiết bị và việc
phải tiếp xúc với các vật liệu, hóa chất độc.
Xem hướng dẫn khi tiếp xúc, sử dụng máy, thiết bị: nhân viên ph ải chú ý nh ững
động tác nào, động tác nào bị cấm, thời điểm nào thì phải chú ý.
Tuân theo hướng dẫn của các biển báo có trong khu vực hoạt động.
Khi phải sửa chữa máy, thiết bị có mang điện nhưng vì lý do kỹ thuật hoặc do nhu
cầu khác mà không thể cắt điện thì quản lý phải phân công thêm ng ười khác để giám sát
và hổ trợ cho người sửa chữa.
Các bộ phận sản xuất phải phối hợp với nhân viên phụ trách về điện công ty để
tiến
hành kiểm tra, bảo trì, vệ sinh các tủ bảng điện, đường dây, máy, thiết bị có mang đi ện
của các bộ phận - theo định kỳ do Công ty qui định.
Các khu vực xử lý nước thải, hệ thống CPI phải được hoạt động liên t ục, đảm b ảo
vệ sinh thiết bị và vệ sinh môi trường.
Trong quá trình thi công nếu phát hiện có nguy cơ, sự cố nguy hiểm, không an
toàn
thì phải ngưng ngay để xử lý, khi nào đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
mới tiếp tục cho thi công.
Tuyệt đối không được hút thuốc trong kho và những nơi có nguy cơ cháy nổ.
Nhà xưởng, kho tàng, nơi làm vịêc, thiết bị máy móc thuộc phạm vi của các tổ
chức quản lý, tổ trưởng phải phân công người trực nhật, sắp xếp, nhắc nh ở, gi ữ gìn, g ọn
gàng.
Không rời bỏ vị trí làm việc trước khi hết giờ làm việc, khi đi ăn ph ải c ử ng ười
trực máy và không đến các nơi khôngthuộc nhiệm vụ của mình.
10.1.5. Đảm bảo hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Tất cả các công nhân làm việc trong nhà máy đều phải được huấn luyện và h ướng
dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ. Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công v ận
hành, đảm bảo vệ sinh thông thoáng. Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực làm vi ệc,
trang
bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người.
Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực sản xuất, trang b ị các bình ch ữa
cháy.
Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao
động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra
cách điện, bơm nước,… phải được kiểm tra cách điện (Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-
CP).
Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị
tiêu thụ điện. Chú ý đèn, quạt, bếp điện trước lúc ra về. Không để hàng hóa, vật tư áp sát
vào hông đèn, dây điện. Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về kỹ thu ật an toàn trong s ử
dụng điện.
Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác đảm số lượng; vị trí
lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động c ủa công
trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, h ệ th ống
báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện
cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và
hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và ch ữa cháy ho ặc
theo quy định của Bộ Công an.
Phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động là hai vấn đề quan trọng mà mỗi tổ
chức
đều phải đặt lên hàng đầu. Phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp tổ chức phòng tránh được
những
rủi ro để lại hậu quả lớn. Ngoài ra, xây dựng lực lượng sẵn sàng ứng phó v ới nh ững tình
huống khẩn cấp.
10.2. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong nhà máy sản xuất
Nhà xưởng, kho tàng, nơi làm việc, thiết bị máy móc thuộc phạm vi của các tổ chức
quản lý, tổ trưởng phải phân công người trực nhật, sắp xếp, nhắc nhở, giữ gìn gọn gàng.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao
động trong sản xuất và công tác. Không được sử dụng và điều khiển thiết bị nếu chưa
được huấn luyện hướng dẫn về an toàn.
Nghiêm cấm đun nấu bằng củi lửa, bếp điện, điện trở ngoài các nơi nhà máy quy
định. Không được ném bừa bãi giấy rác, tàn thuốc, phế liệu, phương tiện bảo hộ lao
động.
Tuyệt đối không hút thuốc trong kho và những nơi có nguy cơ cháy nổ. Không được lấy
phương tiện phòng cháy chữa cháy làm việc khác.
Sử dụng đầy đủ và hợp lý tất cả các phương tiện bảo hộ lao động đã được cấp
Phải bố trí người dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng nơi làm việc, giữ gìn vệ sinh chung, bảo
quản tốt các phương tiện phục vụ do nhà máy trang bị.
Không rời bỏ vị trí làm việc trước khi hết giờ làm việc, khi đi ăn phải cử người trực
máy và không đến các nơi không thuộc nhiệm vụ của mình.
Các quản đốc, tổ trưởng, nhân viên trong nhà máy…phải nghiêm chỉnh chấp hành
các điều trên.
Tài liệu tham khảo
Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2014
tiêu chuẩn an toàn cháy nổ và quy định về phòng cháy chữa cháy.
Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

You might also like