Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài

Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ dân số già tăng nhanh nhất trên Thế giới. Những người
60 tuổi trở lên chiếm 11,9% trên tổng dân số, dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng lên đến 25% vào
năm 2050. Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới đó là xã hội ‘già” đây có thể nói là hậu quả
của việc kế hoạch hóa gia đình trong nhiều năm. Dân số già gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến nền kinh tế, các chế độ ăn sinh xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sẽ tăng
cao trong tương lai. Ở Việt Nam các chế an sinh xã hội đã được Đảng và Nhà Nước quan tâm,
nhưng với con số gia tăng như vậy sẽ cần được phát triển, mở rộng hơn để có thể tiếp cận, cũng
như đáp ứng đầy và đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Hiện nay nhu cầu thăm khám, sống khỏe gia tăng theo độ tuổi vì vậy đòi hỏi sự quan tâm, chăm
sóc nhiều hơn nữa.

Tâm lý của người già họ không muốn làm phiền con cái của mình, hơn nữa họ bị giới hạn thu
nhập vì ở độ tuổi này họ chỉ có một nguồn thu nhập đến từ quỹ hưu trí.Vậy ai sẽ người mà họ
cần tìm đến nhiều nhất ? Nhận thấy được tầm quan trọng trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài : “
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ”
để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Với sự biến đổi của thời tiết cũng như môi trường thì dịch bệnh xu hướng ngày càng tăng khiến
nỗi lo của người dân đặc biệt của người già cũng không ngừng tăng lên. Vì thế, nhóm muốn tìm
hiều nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi nói riêng và người dân nói
chung. Các yếu tố tâm lý, kinh tế tác động đến nhu cầu của người cao tuổi đối với dịch vụ y tế
trên địa bàn Hà Nội năm 2023.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để tìm hiểu rõ hơn về đề tài, nhóm đã lấy người cao tuổi, người thân người cao tuổi để làm đối
tượng nghiên cứu. Vì thời gian có hạn cũng như các mối quan hệ còn hạn hẹp nên phạm vị
nghiên cứu sẽ là bệnh nhân người cao tuổi của Trường ĐH Y Hà Nội, Học Viện Ngân Hàng.

4. Phương pháp nghiên cứu.


Với đặc tính của đề tài, phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu phù hợp
và giúp nhóm có thể tiếp nhận đề tài một cách dễ dàng. Phương pháp nghiên cứu định lượng
thuộc nhóm những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng nhiều trong hầu hết các
nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Phương pháp nghiên cứu định lượng là
phương pháp tổng kết các kết quả nghiên cứu cụ thể bằng những con số, số liệu, kết quả chính
xác được rút ra từ quá trình điều tra, khảo sát,… Phương pháp nghiên cứu định lượng gắn liền
với hoạt động khảo sát trong các nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa lớn trong các nghiên cứu khoa
học.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Các dịch vụ y tế của người cao tuổi.

Y tế là một vấn đề vẫn gây xôn xao cho cộng đồng. Chính vì thế nên các dịch vụ y tế cũng ngày
càng phát triển và mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Dịch vụ y tế người cao
tuổi là các hoạt động và chương trình y tế được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sức khỏe đặc biệt
của người cao tuổi. Đây có thể là các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản như kiểm tra sức khỏe định
kỳ, điều trị bệnh lý, và quản lý thuốc, cũng như các dịch vụ hỗ trợ như chăm sóc tại nhà, tư vấn
dinh dưỡng, và chăm sóc tâm lý. Mục tiêu của dịch vụ này là cải thiện chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi, giảm thiểu tác động của bệnh tật và tăng cường khả năng tự chăm sóc sức khỏe
của họ.

2. Mô hình nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi

Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó nhu cầu về dịch vụ y tế ngày càng một nâng cao hơn
đặc biệt là dịch vụ y tế của người cao tuổi. Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm có
một mô hình nghiên cứu cụ thể về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Các nhà
khoa học đã khảo sát, nghiên cứu và chỉ ra được một mô hình nghiên cứu về nhu cầu sử dụng
dịch vụ y tế của người cao tuổi có thể bao gồm các yếu tố như yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và
xã hội, yếu tố hệ thống y tế, yếu tố nhận thức và nhận biết,… Có rất nhiều yếu tố có thể gây ảnh
hưởng và tác động đến người cao tuổi khi sử dụng dịch vụ y tế. Chính vì thế, nhóm sẽ tiến hành
nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân, lý do và đưa ra các chính sách giải pháp hợp lý cho tình
trạng hiện tại của dịch vụ y tế của người cao tuổi.

3. Kết luận và các khoảng trống cần nghiên cứu


Ngoài những yếu tố chính của mô hình đã được nêu trên, một số khoảng trống cần nghiên cứu về
dịch vụ y tế cho người cao tuổi mà cần được tìm hiểu để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn
của của người cao tuổi khi sử dụng dịch vụ y tế. Dưới đây là một số điểm mà nghiên cứu có thể
tập trung:

- Nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp chăm sóc mới: Nghiên cứu có thể tập trung vào
việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp chăm sóc y tế mới dành cho người cao tuổi. Điều
này có thể bao gồm việc đánh giá hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc tại nhà, chăm sóc tại cộng
đồng, hoặc các chương trình chăm sóc tích hợp.

- Nghiên cứu về tiếp cận và tiếp xúc với dịch vụ y tế: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc hiểu
rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và tiếp xúc với dịch vụ y tế của người cao tuổi. Điều
này có thể bao gồm việc nghiên cứu về các rào cản tiếp cận, như khoảng cách địa lý, khả năng
kinh tế, và yếu tố văn hóa.

- Nghiên cứu về tác động của công nghệ trong dịch vụ y tế cho người cao tuổi: Cần nghiên cứu
cách mà sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, có thể ảnh
hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Điều này bao gồm việc xem xét tác
động của các ứng dụng di động, thiết bị y tế thông minh, và dịch vụ chăm sóc từ xa đối với việc
tiếp cận, hiệu quả và tiếp nhận dịch vụ y tế.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO
TUỔI

1. Thực trạng về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Người cao tuổi là người từ 70 tuổi trở lên. Một số nước
(Đức, Mỹ…) quy định người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Việt Nam quy định người cao tuổi từ đủ
60 tuổi trở lên.

Theo UNFPA (Quỹ dân số Liên hợp quốc), một nước sẽ bước vào giai đoạn “bắt đầu già” khi
dân số cao tuổi chiếm 10% tổng số dân và giai đoạn “già” khi người cao tuổi chiếm 20% tổng số
dân.

Đến 2050, có 64 quốc gia siêu già. Trung bình mỗi năm có 58 triệu người tròn 60 tuổi, mỗi giây
có hai người đến 60 tuổi.
Già hóa dân số đang là một trong những vấn đề đáng chú ý của các quốc gia trên thế giới. Nâng
cao chất lượng đời sống và gia tăng tuổi thọ trung bình là đánh dấu thành tựu của quá trình phát
triển.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người
từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng
lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa”
sang xã hội “già”.

Theo cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an cung cấp, đến ngày 9/2/2023 cả nước có 16.179.824
công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 17% số dân, trong đó từ 60 đến dưới 70 tuổi là 9.417.924
người, từ 70 đến dưới 80 tuổi là 4.189.640 người, từ 80 đến dưới 90 tuổi là 1.907.991 người, từ
90 đến dưới 100 tuổi là 623.221 người, từ 100 tuổi trở lên là 41.048 người. Đáng chú ý là, quá
trình từ già hóa dân số đến dân số già của Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm, trong khi các quốc
gia phát triển khác đều kéo dài hàng trăm năm.

Trung bình một người cao tuổi mắc tới 7 mặt bệnh mãn tính, hầu hết phải điều trị suốt đời. Các
hội chứng đặc trưng dễ gặp ở người già như suy giảm nhận thức (bệnh Alzheimer), rối loạn đi
lại, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước, tai biến do điều
trị, giảm sức đề kháng với bệnh tật, khả năng hồi phục sức khỏe kém đòi hỏi người cao tuổi phải
được điều trị và chăm sóc một cách đặc biệt.

Tỷ lệ người già sống góa bụa chiếm 33,61%. Thu nhập trung bình của người cao tuổi chỉ khoảng
537,9 nghìn đồng/tháng, chủ yếu từ bảo trợ xã hội, lương hưu, chỉ 62,79% người cao tuổi có bảo
hiểm y tế.

Khoảng 27,97% người cao tuổi cần trợ giúp trong các hoạt động cơ bản như vệ sinh cá nhân,
mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống. 90% số người cao tuổi
cần trợ giúp trong các hoạt động có sử dụng công cụ, dụng cụ như sử dụng điện thoại, mua bán,
nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, sử dụng phương tiện giao thông.

Hiện khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi còn nhiều hạn chế, như thiếu các cơ sở y
tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế…) và nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi (bác sĩ,
điều dưỡng lão khoa, người chăm sóc…), đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và
chất lượng. Chính vì vậy, việc tăng cường chuyên môn cũng như cơ sở vật chất và nhân lực
trong điều trị và chăm sóc người cao tuổi là một nhu cầu bức thiết và cần được quan tâm đến.

2. Những nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi.
a) Yếu tố cá nhân: Bao gồm các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng sức
khỏe hiện tại, bệnh lý đã được chẩn đoán, và nhu cầu chăm sóc cụ thể. Những yếu tố này
có thể ảnh hưởng đến cách người cao tuổi đánh giá và sử dụng dịch vụ y tế.
- Tuổi: Tuổi có thể ảnh hưởng đến các nhu cầu và mong muốn về dịch vụ y tế. Người cao
tuổi có thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cao hơn do tình trạng sức khỏe kém hơn so
với nhóm tuổi trẻ hơn. Một bài phân tích của trang chủ Nhà thuốc Long Châu chỉ ra rằng
bắt đầu từ tuổi 30 trở đi cơ thể con người bắt đầu có sự lão hóa và các bộ phận chức năng
của cơ thể sẽ dần suy giảm. Càng cao tuổi, cơ thể con người sẽ càng suy giảm và gặp
nhiều vấn đề về sức khỏe, cũng chính vì vậy mà những người cao tuổi sẽ cần sử dụng đến
dịch vụ y tế dành cho người cao tuổi.
- Tình trạng sức khỏe hiện tại: Người cao tuổi có các bệnh lý mãn tính hoặc các vấn đề sức
khỏe khác có thể cần sử dụng dịch vụ y tế thường xuyên hơn để quản lý và điều trị các
triệu chứng. Lấy dẫn chứng từ bài báo của trang Bệnh Viện Đại Học Y Tân Tạo, nhóm
chúng tôi đã chắt lọc được những số liệu và thông tin chỉ ra rằng Tuổi cao kèm theo cơ
chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ quan suy giảm, trong đó có khả năng đề
kháng, dẫn đến sự suy giảm dần dần năng lực thể chất và tinh thần, nguy cơ mắc bệnh
ngày càng tăng. Bệnh ở người cao tuổi (60 trở lên) thường trở thành mạn tính, kéo dài
hay tái phát và khó điều trị hơn.Các tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi bao gồm bệnh lý
tim mạch, đục thủy tinh thể và tật khúc xạ, đau lưng và cổ, viêm xương khớp, bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, trầm cảm và mất trí nhớ. Người cao tuổi có nhiều khả
năng mắc phải một số bệnh cùng lúc. Tuổi già thường dễ gặp phải những căn bệnh như:
tăng huyết áp ( Tăng huyết áp không được kiểm soát ở hơn 50% dân số tăng huyết áp ở
Việt Nam, điều này cho thấy nhu cầu bức thiết về các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp,
bao gồm: chẩn đoán tăng huyết áp, khuyến cáo theo dõi huyết áp tại nhà và điều trị tăng
huyết áp ) , mỡ máu cao (Theo Bộ Y tế, khoảng 26% người Việt Nam trong lứa tuổi từ
25-74 bị máu nhiễm mỡ. Và đối với những người cao niên trên 60 tuổi, tình trạng mỡ
máu cao hoàn toàn không hề hiếm gặp. Tại Việt Nam có đến gần 50% người trưởng
thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao một tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn có quá nhiều
Cholesterol xấu, dẫn đến tắc động mạch, có thể dẫn đến bệnh tim. Theo thống kê, cứ 10
người trưởng thành có 3 người cholesterol cao (chiếm tỉ lệ 30%), ở thành thị là 44,3%.
Hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị thừa cholesterol trong máu)….
- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu và tiếp cận
thông tin về dịch vụ y tế, cũng như khả năng tự quyết định về việc sử dụng các dịch vụ
này.
b) Yếu tố gia đình và xã hội: Bao gồm mức độ hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, tình trạng
kinh tế, sự hiện diện của các người chăm sóc, và các yếu tố xã hội khác như văn hóa, tôn
giáo và giới tính. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng truy cập và sử dụng
dịch vụ y tế của người cao tuổi.
- Hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng: Sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng có thể giảm bớt gánh
nặng về việc chăm sóc cho người cao tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ y tế của họ.
- Tình trạng kinh tế: Tình trạng kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng truy cập và chi trả
cho các dịch vụ y tế, đặc biệt là đối với những dịch vụ không được bảo hiểm hoặc chi phí
tự trả.
- Các yếu tố xã hội khác: Văn hóa, tôn giáo, và các giá trị xã hội có thể ảnh hưởng đến
quan điểm và thái độ của người cao tuổi về việc sử dụng dịch vụ y tế. Theo một bài
nghiên cứu, trong tư tưởng truyền thống của người Việt Nam con cái có nghĩa vụ chăm
sóc, báo hiếu cha mẹ khi về già. Việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng sẽ bị xem là bất hiếu.
Trái ngược lại thì cũng có một số lượng nhất định coi việc đưa người cao tuổi vào viện
dưỡng lão là điều hết sức bình thường, quan trọng làm mọi thứ xuất phát từ cái tâm.
c) Yếu tố hệ thống: Bao gồm tính sẵn có và tiếp cận của các dịch vụ y tế, chi phí và bảo
hiểm y tế, chất lượng dịch vụ, và yếu tố về vị trí địa lý. Những yếu tố này có thể ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi.
d) Yếu tố nhận thức và nhận biết: Bao gồm kiến thức và nhận thức về các vấn đề sức khỏe,
ý thức về các dịch vụ y tế có sẵn, và nhận biết về các quyền lợi và lợi ích của việc sử
dụng các dịch vụ này. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng
dịch vụ y tế của người cao tuổi.
e) Yếu tố hành vi và kết quả: Bao gồm các hành vi liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế, như
tìm kiếm thông tin về sức khỏe, tham gia các chương trình y tế, và tuân thủ điều trị, cũng
như các kết quả sức khỏe liên quan như cải thiện sức khỏe, giảm thiểu biến chứng, và
tăng cường chất lượng cuộc sống.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI
CAO TUỔI

1. Thang đo và bảng hỏi của mô hình nghiên cứu


1.1. Thang đo
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm, các nhân tố có tác động đến việc sử dụng dịch
vụ y tế của người cao tuổi. “Thang đo sự cần thiết của người cao tuổi đối với dịch vụ y tế”,
“Thang đo môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao
tuổi”, “Thang đo thái độ và ý định sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi” là 3 thang đo để
phục cho việc nghiên cứu đề tài. Với các biến quan sát khác nhau cùng với việc sử dụng thang
Likert 5 điểm, với 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý, 5
= Hoàn toàn đồng ý.
1.2. Bảng hỏi

STT Thang đo Kí hiệu

SỰ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ

1 Người cao tuổi sẽ thường có xu hướng chú ý chăm sóc sức khỏe hơn. CT1

2 Người cao tuổi sẽ thấy phiền phức khi phải đến bệnh viện. CT2

3 Các dịch vụ y tế giúp người cao tuổi hiểu hơn về sức khỏe của bản thân CT3

4 Người cao tuổi phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần CT4

5 Người có độ tuổi càng cao thì việc sử dụng các dịch vụ y tế sẽ ngày càng CT5
nhiều.

6 Người cao tuổi có bệnh lý nhiều thì việc sử dụng các dịch vụ y tế là cần CT6
thiết.

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIẾC SỬ


DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI.
1 Những người đang kết hôn sẽ ít khi sử dụng dịch vụ y tế do có những MT1
nhân tố tác động khác.

2 Điều kiện kinh tế sẽ là điều kiện quyết định đến vấn có sử dụng dịch vụ y MT2
tế thường xuyên hay không

3 Với các người cao tuổi, việc có người chăm sóc hay trông nom là vô MT3
cùng cần thiết.

4 Hệ thống y tế hay các chính sách y tế (BHYT) sẽ là nhân tố tác động MT4
quan trọng dẫn đến việc sử dụng dịch vụ y tế thường xuyên hay không.

THÁI ĐỘ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO


TUỔI

1 Việc chủ động tìm hiểu về các vấn đề y tế trên các kênh truyền thông YD1
khiến người cao tuổi gặp các vấn đề gây mông lung, khó tiếp cận.

2 Các hành động và thái độ thiếu tôn trọng trong hệ thống y tế cần được YD2
sửa đổi và chỉnh đốn.

3 Trong tương lai, các dịch vụ y tế cần phải đảm bảo tình nhanh chóng và YD3
chính xác cho người sử dụng dịch vụ.

4 Trong tương lai, việc cung cấp dịch vụ y tế tại nhà cần được phát triển YD4
mạnh mẽ và lan rộng trên khắp mặt trận
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi khảo sát
2. Nghiên cứu chính thức.
2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Bài nghiên cứu được khảo sát bằng bảng hỏi (phiếu khảo sát), trong đó gồm 14 biến quan sát và
một số câu hỏi đặc trưng về thông tin người tham gia khảo sát. Sau khi xây dựng bảng hỏi (phiếu
khảo sát) trên Google biểu mẫu, nhóm tiến hành gửi đến cho đối tượng khảo sát thông qua các
ứng dụng tin nhắn như Zalo, Gmail,... Sau một khoảng thời gian, nhóm đã thu thập được 54
phiếu khảo sát hợp lệ.
2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm đã tiến hành mã hóa và nhập số liệu, sau đó số liệu được tiến
hành xử lý bằng phần mềm SPSS. Số liệu của nghiên cứu được phân tích thông qua các phương
pháp sau: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích hồi quy.
3. Kết quả nghiên cứu

3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu


Nhóm đã tiến hành khảo sát online những người liên quan như người cao tuổi, người nhà người
cao tuổi trên địa bàn Hà Nội. Thông qua việc mã hóa và sử dụng phần mền SPSS, nhóm đã thu
được một số mẫu kết quả sau đây:

Bảng 3.2: Bảng thống kê thông tin khảo sát theo giới tính. (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 3.3: Bảng thống kê thông tin khảo sát theo tuổi. (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 3.4: Bảng thống kê thông tin khảo sát theo thu nhập.(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Bảng 3.5: Bảng thống kê thông tin khảo sát theo tình trạng hôn nhân. (Nguồn: Kết quả phân tích
SPSS)

Theo các bảng thống kê trên, ta có thể thấy được:

- Về giới tính: Có 24 nam (44,4%) và 30 nữ (55,6%) tham gia khảo sát. Nữ tham gia khảo
sát nhiều hơn.
- Về độ tuổi: Từ 18 đến 25 tuổi có 17 người (31,5%), từ 26 đến 35 là 9 người (16,5%), từ
36 đến 50 tuổi là 13 người (24,1%), Từ 51 đến 65 tuổi là 9 người (16,7%), trên 65 tuổi là
6 người (11,1%). Có thể thấy, kết quả của các phiếu khảo sát được phân bổ tương đối
đồng đều cho từng độ tuổi.
- Về thu nhập: Dưới 10 triệu là 22 người (40,7%), Từ 11 đến 20 triệu là 13 người (24,1%),
Từ 21 đến 50 triệu là 12 người (22,2%), Trên 50 triệu là 7 người (13%). Qua đấy, ta thấy
mức độ thu nhập trung bình của các đối tượng khảo là dưới 10 triệu.
- Về tình trạng hôn nhân: Độc thân là 22 người (40,7%), Ly hôn là 7 người (13%), Đã kết
hôn là 25 người (46,3%)

Nhìn chung, các phiếu khảo sát được phân bổ đồng đều cho từng độ tuổi, từng mức thu nhập cá
nhân khác nhau. Qua đây, nhóm thấy được độ tin cậy và khách quan của các phiếu khảo sát để
tiếp tục nghiên cứu.

3.2 Kiểm định chất lượng thang đo

Về lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt.

Kí hiệu Scale Mean Scale Corrected Cronbach's Kết luận


if Item Variance if Item- Alpha if Item
Deleted Item Deleted Total Deleted
Correlation

Sự cần thiết (CT)= 0.890

CT1 21.44 8.176 0.656 0.879 Chấp nhận

CT2 21.31 8.333 0.805 0.859 Chấp nhận

CT3 21.59 7.491 0.636 0.892 Chấp nhận

CT4 21.41 8.246 0.729 0.867 Chấp nhận

CT5 21.44 7.874 0.821 0.853 Chấp nhận

CT6 21.33 8.673 0.692 0.874 Chấp nhận

Môi trường xung quanh (MT)=0.702

MT1 12.87 2.379 0.552 0.673 Chấp nhận

MT2 12.37 4.464 0.533 0.644 Chấp nhận

MT3 12.46 4.744 0.276 0.746 Chấp nhận

MT4 12.63 3.407 0.819 0.460 Không Chấp


nhận

Thái độ và ý định (YD)= 0.775

YD1 13.28 2.355 0.348 0.880 Chấp nhận

YD2 13.00 2.302 0.696 0.667 Chấp nhận

YD3 13.04 2.338 0.746 0.652 Chấp nhận

YD4 13.02 2.283 0.655 0.683 Chấp nhận


Bảng 3.6: Chỉ số kiểm định chất lượng thang đo (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Nhìn vào bảng kết quả, hệ số Cronbach’s Alpha đều khá cao (>0.7), các hệ số đều lớn hơn 0.7
nên ta không loại yếu tố nào. Trong các biến quan sát bên trong mỗi yếu tố (thang đo) có biến
MT4 có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.6 nên sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Vì vậy các biến
tương quan còn lại đều đạt độ tin cậy nên sẽ không bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.

3.3. Phân tích nhân tố EFA


Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.

Qua các bảng trên ta thấy được, ta thấy được các nhân tố đều phù hợp với đề tài nghiên cứu của
nhóm.
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.

Qua quá trình phân tích và chạy dữ liệu, ta thấy được các biến đạt được giá trị phân biệt và giá trị
hội tụ, phù hợp với quá trình nghiên cứu tiếp theo.

3.4 Phân tích kết quả quy hồi

Trước khi đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, nhóm đã rút gọn các biến lại như sau:

Sự cần thiết của người cao tuổi đối với dịch vụ y tế: gồm 6 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm:
CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6. Khi đấy biến mới CT sẽ được hình thành như sau:

CT= (CT1+CT2+CT3+CT4+CT5+CT6)/6

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi: gồm 4
biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: MT1, MT2, MT3, MT4. Khi đấy biến mới MT sẽ được hình
thành như sau: MT=(MT1+MT2+MT3+MT4)/4
Thái độ và ý định sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi: gồm 4 biến quan sát đạt yêu cầu bao
gồm: YD1, YD2, YD3, YD4. Khi đấy biến mới YD sẽ được hình thành như sau:
YD=(YD1+YD2+YD3+YD4)/4

Qua đó ta sẽ thấy được mỗi tương quan giữa các biến CT, MT, YD.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.

Vậy, với các kết quả kiểm định trên ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.


Hình ảnh 3.3: Kết quả hệ số hồi quy. Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Như vậy, để xem xét mức độ tác động hay thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ
thuộc. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta sẽ biết được biến độc lập nào ảnh hưởng mạnh hay
yếu đến biến phụ thuộc, hệ số càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đó đối với biến
phụ thuộc càng lớn.

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁT

1. Đánh giá chung về nội dung nghiên cứu


a) Ưu điểm

Nghiên cứu về dịch vụ y tế cho người cao tuổi là cực kỳ cần thiết và tích cực. Với sự gia tăng
của dân số già, việc nghiên cứu và cung cấp các giải pháp chăm sóc y tế phù hợp cho người cao
tuổi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Nội dung
nghiên cứu phản ánh sự đa chiều và phong phú của vấn đề, bao gồm các khía cạnh về sức khỏe
vật lý, tinh thần, cũng như các yếu tố xã hội và kỹ thuật. Điều này là cần thiết để cung cấp một
cái nhìn toàn diện về cách tiếp cận và cải thiện dịch vụ y tế cho người cao tuổi.

Nghiên cứu không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn đề xuất các giải pháp cụ thể và thực tiễn,
có thể được triển khai và áp dụng trong thực tế. Điều này giúp nghiên cứu trở thành một công cụ
hữu ích cho các nhà quản lý chính sách và nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Nghiên cứu có vẻ tập trung vào người dùng cuối, tức là người cao tuổi, bằng cách đề xuất các
giải pháp và đề xuất chăm sóc y tế dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này là rất quan
trọng để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả của các giải pháp.
Các đề xuất trong nghiên cứu có vẻ khả thi và hợp lý, với việc xem xét các yếu tố như chi phí, sự
tiếp cận và khả năng thực hiện. Điều này giúp đảm bảo rằng các giải pháp có thể được triển khai
và đạt được hiệu quả trong thực tế.

b) Hạn chế

Hiện khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi còn nhiều hạn chế, như thiếu các cơ sở y
tế (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế…) và nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi (bác sĩ,
điều dưỡng lão khoa, người chăm sóc…).

Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và
chất lượng. Chính vì vậy, việc tăng cường chuyên môn cũng như cơ sở vật chất và nhân lực
trong điều trị và chăm sóc người cao tuổi là một nhu cầu bức thiết và cần được quan tâm đến.
Một số vấn đề như:

Chi phí: Chi phí y tế có thể là một rào cản đối với việc truy cập dịch vụ cho người cao tuổi, đặc
biệt là đối với những người không có bảo hiểm y tế hoặc hỗ trợ tài chính.

Vấn đề di động và vận chuyển: Người cao tuổi có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển đến các
cơ sở y tế, đặc biệt là nếu họ sống ở những khu vực xa trung tâm hoặc không có phương tiện đi
lại.

Thiếu kiến thức và nhận thức về sức khỏe: Một số người cao tuổi có thể không đủ kiến thức hoặc
nhận thức về sức khỏe, điều này có thể dẫn đến việc không nhận ra các triệu chứng bệnh, không
thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh, hoặc không tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Khó khăn trong giao tiếp: Người cao tuổi có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với nhà cung
cấp dịch vụ y tế do vấn đề về thị lực, thính lực, hay sự giảm hiểu biết về ngôn ngữ y tế chuyên
môn.

Thiếu sự tập trung vào cơ sở y tế phù hợp: Một số cơ sở y tế có thể không được thiết kế hoặc
cung cấp dịch vụ phù hợp cho người cao tuổi, bao gồm cả việc thiếu cơ sở vật chất phù hợp,
không đủ nhân viên được đào tạo chuyên môn hoặc không có chương trình chăm sóc đặc biệt
cho người cao tuổi.
Thách thức về công nghệ: Mặc dù các công nghệ mới như telehealth có thể cung cấp một giải
pháp tiềm năng cho việc cải thiện truy cập dịch vụ y tế, nhưng một số người cao tuổi có thể gặp
khó khăn trong việc sử dụng hoặc truy cập vào các công nghệ này.

Thiếu sự tương tác và hỗ trợ xã hội: Sự cô đơn và cảm giác cô lập có thể làm tăng sự hạn chế
trong việc truy cập dịch vụ y tế cho người cao tuổi, đặc biệt là khi họ không có sự hỗ trợ xã hội
hoặc mạng lưới hỗ trợ đầy đủ.

Chi phí y tế và gánh nặng chăm sóc cho người cao tuổi cao gấp 7-10 lần người trẻ. Người cao
tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc. Xu hướng tử vong trong

2. Dự báo xu hương phát triển của dịch vụ y tế.

Ước tính vào năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỷ lệ người cao tuổi
chiếm trên 20% tổng dân số. Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân,
cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cần có sự
điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi.

Trong thời đại ngày nay, xu hướng phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi đang ngày càng trở
nên quan trọng do sự gia tăng của dân số già và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên. Dưới đây là
một số xu hướng đáng chú ý:

- Y tế công nghệ cao (Telehealth và mHealth): Các công nghệ này cho phép người cao tuổi
có thể nhận được chăm sóc y tế từ xa thông qua điện thoại thông minh, máy tính hoặc các
thiết bị y tế kết nối mạng. Điều này giúp giảm bớt sự cô đơn và tăng tính tiện lợi cho
những người cao tuổi sống ở những khu vực xa trung tâm y tế.
- Chăm sóc tại nhà (Home Healthcare): Dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà đang trở nên phổ
biến hơn, giúp người cao tuổi ở lại trong môi trường quen thuộc và giảm bớt chi phí so
với việc nhập viện. Cần đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ như dọn nhà, giặt giũ, đi chợ,
cung cấp bữa ăn, điều dưỡng đến nhà chăm sóc, phục hồi chức năng, lao động trị liệu,
dịch vụ trông người già theo giờ, tư vấn sức khoẻ, cung cấp dụng cụ trợ giúp, các câu lạc
bộ vui chơi, giải trí…); phát triển mạng lưới y học gia đình, nhân viên xã hội.
- Cải tiến trong dịch vụ chăm sóc dài hạn: Với tuổi thọ gia tăng, người cao tuổi có nhu cầu
chăm sóc dài hạn. Thông qua phát triển hệ thống nhà dưỡng lão, đặc biệt là nhà dưỡng
lão có chăm sóc y tế (ví dụ cho bệnh nhân Alzheimer); khu chung cư dành cho người già;
từng bước phát triển các trung tâm ban ngày (cung cấp các dịch vụ xã hội cho người cao
tuổi).
- Chăm sóc tâm lý và tinh thần: Nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối
với người cao tuổi đang gia tăng. Các dịch vụ hỗ trợ tinh thần, các nhóm hỗ trợ, và các
chương trình tập thể như yoga, hội họa hay câu lạc bộ đọc sách cũng đang được phát
triển.
- Dịch vụ chăm sóc đa ngành nghề (Interdisciplinary Care): Các bác sĩ, y tá, nhân viên xã
hội, nhà tâm lý và các chuyên gia khác hợp tác để cung cấp dịch vụ toàn diện và tối ưu
cho người cao tuổi.
- Sự tập trung vào phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tự quản: Thay vì chờ đợi phát bệnh
mới can thiệp, các dịch vụ y tế đang hướng tới việc giáo dục và hỗ trợ người cao tuổi
trong việc duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tự quản.
- Tăng cường sự đa dạng và phân phối dịch vụ: Nhận thức về sự đa dạng trong nhu cầu và
mong muốn của người cao tuổi đang tăng, dịch vụ y tế ngày càng phát triển để đáp ứng
các nhu cầu đặc thù của từng cá nhân và cộng đồng.
3. Đề xuất giải pháp, kiến nghị

NCT thường bị các bệnh mãn tính không lây như: xương khớp, tim mạch và huyết áp, rối loạn
tiểu tiện; những bệnh tật phát sinh như: sa sút tinh thần và trầm cảm... có xu hướng tăng. NCT
chưa có thói quen khám bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn, nguy
cơ khuyết tật cũng rất cao, thường gặp nhất là khuyết tật về mất thị lực và thính lực. Các bệnh về
tim mạch, ung thư và hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với nhóm dân số từ 60
tuổi trở lên. NCT phải đối mặt với gánh nặng về sức khỏe nhưng việc tiếp cận với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe lại đang gặp hạn chế và có sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi với
thành thị. Bên cạnh đó, đời sống vật chất của nhiều NCT trên địa bàn vùng sâu vùng xa còn rất
khó khăn.

Một là: Trong giai đoạn này, Luật về NCT là văn bản pháp lý rất quan trọng cùng với các văn
bản quy phạm pháp luật khác của Chính phủ đã khá đầy đủ. Vấn đề tiếp sau là các Bộ, Ngành ,
địa phương cần quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các văn bản trên về NCT để điều chỉnh các
hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của NCT. Các Bộ, Ngành và địa phương
cần quy định chi tiết về cách thức và phương pháp thực hiện các quy định của Luật về NCT, bao
gồm cả các quy định về chăm sóc, phụng dưỡng và bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Điều
này bao gồm việc hướng dẫn về quy trình, tiêu chuẩn, và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
liên quan, cũng như cách thức giải quyết các tranh chấp và vi phạm pháp luật liên quan đến
NCT.

Hai là: Để NCT nhận được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc của xã hội, cần nhiều hơn nữa sự
quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành để xây dựng và ngày một hoàn thiện các công trình
phúc lợi xã hội như hệ thống y tế lão khoa, hệ thống nhà dưỡng lão để đáp ứng được nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng cao của NCT. Cần nâng cao hơn mức sinh hoạt đạt được hiện nay
của NCT. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp thích ứng với vấn đề "già hóa dân số" bằng hệ thống
chính sách phát huy vai trò của NCT, nhờ kinh nghiệm vốn có của NCT…tạo môi trường thân
thiện với NCT nhằm khuyến khích họ mang những kiến thức, kinh nghiệm quý báu truyền cho
thế hệ con cháu, tạo nên và duy trì sự phát triển mang tính chiến lược và bền vững.

Ba là: Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), sức khỏe không chỉ là tình trạng không bệnh tật của
cơ thể mà còn là trạng thái thoải mái về cả mặt tinh thần và xã hội. Đây không phải là một phát
ngôn đặc biệt của WHO mà chỉ là một định nghĩa được đúc kết dựa vào một sự thật là con người
là một tổng thể được kết hợp bởi 3 yếu tố: thể chất, tinh thần và xã hội. Bằng cách nhìn nhận sức
khỏe từ góc độ toàn diện như vậy, WHO đã thúc đẩy những nỗ lực tăng cường phòng ngừa bệnh
tật, cải thiện tình trạng tinh thần và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Điều này làm cho các chính
sách và các chương trình y tế trở nên đa dạng hơn, hướng đến việc cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân một cách toàn diện hơn.

Do vậy NCT cần ăn uống lành mạnh là tiền đề rất quan trọng để ngăn ngừa việc thiếu chất:
Thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin D), sắt, các loại thực phẩm giàu tinh bột và protein… Đảm
bảo lượng nước uống hằng ngày để tránh mất nước, thiếu nước NCT dễ bị đột qụy, hại thận, hại
gan, cản trở tiêu hóa… NCT cần tích cực tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục làm tăng sức cơ, giữ
cho khớp dẻo dai, và kích hoạt các hệ thống kiểm soát cân bằng và vận động các bộ phận toàn cơ
thể... Các bệnh viện cử các chuyên gia vật lý trị liệu không chỉ đến các cơ sở dưỡng lão, cần đến
cả các khu dân cư có công viên hoặc nơi có không gian rộng, mở các đợt (lớp) hướng dẫn ngắn
ngày luyện tập cho NCT. Tuy nhiên NCT nên chủ động trong việc quyết định phương pháp nào
phù hợp nhất. Chẳng hạn, một số người thích tham gia một lớp tập thể dục trong khi những
người khác thích các hoạt động như khiêu vũ, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh. Các hoạt động giúp
phát triển sức cơ và cân bằng đặc biệt hữu ích.

Bốn là: Trách nhiệm của gia đình. Vai trò của gia đình trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc các
thế hệ tiếp theo là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm của con cháu không chỉ là lo lắng về mặt vật
chất cho cha mẹ và ông bà mà còn là tạo ra một môi trường gia đình thuận hòa, nơi mà mọi
thành viên có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Sự hòa thuận và tình thương trong gia đình không chỉ tạo ra một môi trường tích cực cho sức
khỏe tinh thần mà còn giúp mỗi người thành viên phát triển tốt nhất bản thân. Bằng cách sống
khỏe mạnh và hạnh phúc, các bậc sinh thành trở thành những bản mẫu tích cực, có thể truyền đạt
kinh nghiệm và lời khuyên cho hậu sinh, giúp họ học hỏi và phát triển.

Năm là: Hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề ưu tiên; chuyên môn, kỹ
thuật, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tăng cường liên doanh, liên kết; huy
động các nguồn vốn, tài trợ quốc tế để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chương trình
chăm sóc NCT. Ngoài ra, việc tăng cường liên doanh và liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ quan
và tổ chức quốc tế cũng là một phần quan trọng của hợp tác quốc tế. Điều này giúp tạo ra môi
trường kinh doanh và đầu tư tích cực, đồng thời huy động được các nguồn vốn và tài trợ quốc tế
để thực hiện các dự án phát triển và cải thiện điều kiện sống cho người dân.

KẾT LUẬN

Kinh tế phát triển, công nghệ phát triển khiến nhu cầu con người cũng không ngừng tăng lên
theo từng ngày. Dịch vu y tế là một trong nhu cầu đó. Y tế phải được phát triển để đẩy lùi bệnh
tật cũng như giảm diệt vong của loài người. Đối với những người cao tuổi, dịch vụ y tế là vô
cùng cần thiết. Đây là một công cụ mà người cao tuổi nói riêng, xã hội nói chung luôn đặt niềm
tin và tin tưởng. Kế thừa và phát huy những nghiên cứu trước đây, nhóm đã phân tích và nghiên
cứu các nhân tố tác động đến nhu cầu của người cao tuổi đối với dịch vụ y tế. Bên cạnh đó,
nhóm đã đưa ra một vài đề xuất nhằm cải thiện và khắc phục những hạn chế của dịch vụ y tế.
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn nhiều điểm hạn chế như chỉ sử dụng phương pháp chọn mẫu tại đại
bàn Hà Nội, chưa tiếp cận được nhiều người khảo sát, chưa đưa ra được tính tổng quát của
nghiên cứu. Với những thiếu sót này, nhóm xin đề xuất các bài nghiên cứu trong tương lai tiếp
tục tiến hành khảo sát sâu rộng với quy mô lớn hơn và tổng thể hơn nhằm đưa ra được những
thống kê chính xác về sự phát triển của dịch vụ y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like