HÀ NỘI- HÀ NAM- NINH BÌNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HÀ NỘI – HÀ NAM – NINH BÌNH

Ninh Bình cách thủ đô hà nội khoảng tầm 95km

Nếu đi bằng ô tô tới Ninh Bình, bạn có thể đi thẳng theo hướng cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ, tới quốc lộ 21 thì
rẽ trái, đoạn đường này có một trạm thu phí, sau khi đi qua trạm một đoạn thì rẽ phải là có thể tới trung
tâm thành phố Ninh Bình.

Đi bằng xe máy:

Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể theo hướng quốc lộ 1A từ đường Giải Phóng, qua địa phận của Hà Tây cũ,
rồi Phủ Lý – Hà Nam để đến được Ninh Bình. Thời gian di chuyển bằng xe máy cả nghỉ ngơi sẽ khoảng hơn 2
tiếng một chút.

1. HÀ NAM(phủ lý)
 Là 1 tỉnh được tách ra từ tỉnh Nam Hà năm 1991. S= 826km2, dân số khoảng 800 ngàn
người(2019)
 Tỉnh Hà Nam có 5 huyện và một thị xã là Phủ Lý. Là một tỉnh ở phía Nam châu thổ sông Hồng,
cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía Đông giáp Thái Bình,
phía Tây giáp Hòa Bình, phía Nam và Đông Nam giáp Nam Định và Ninh Bình.
 Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa
đồi núi. Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua: sông Đáy, sông Châu Giang. Đất đai của tỉnh phần
lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Khí hậu nhiệt
đới, chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ. Giao thông đường sắt, đường
bộ, đường thuỷ đều thuận lợi, tất cả đều nằm trên trục lộ Bắc Nam.
 Hà Nam là một địa phương có truyền thống lâu đời, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, thị xã đã bị san bằng tới 3 lần. Ngày nay thị xã Phủ Lý là trung tâm văn hóa, chính trị,
kinh tế của tỉnh. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như:
núi Cấm, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn, động Cấm Khả Phong…
 Hà Nam là tỉnh có cội nguồn văn minh lúa nước, có nền văn hóa dân gian khá phong phú. Nền
văn hóa được thể hiện qua các làn điệu hát chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là làn
điệu hát giậm (vừa hát vừa giậm chân theo lối người chèo thuyền – PTL). Đây cũng là vùng đất
có nhiều hội làng truyền thống, đặc biệt là làng vật võ Liễu Đôi nổi tiếng cả nước. Mỗi khi có hội
hè, cả làng quê lại sống động bởi các loại nhạc cụ độc đáo như nhị, sáo trúc, kèn, trống…
 Từ xa xưa, Hà Nam là vùng đất hiếu học. Đây còn là quê hương của nhà thơ trào phúng Nguyễn
Khuyến(câu cá mùa thu) , của nhà văn nổi tiếng Nam Cao( chí phèo, lão hạc...), của vị anh hủng
Đinh Công Tráng( lãnh tụ chính khởi nghĩa ba đình, chôngd pháp phong trào cần vương)…
 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
 Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
 Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
 Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
 Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tiềm năng du lịch
- Hà Nam có nhiều điểm sinh thái khá hấp dẫn như khu du lịch Ngũ Động Sơn có Đền Trúc
thờ Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc thời Lý. Ngũ Động Sơn là quả núi có 5 hang động
nối liền nhau tạo thành một dãy hang động liên hoàn. Trên đỉnh núi có bàn cờ thiên tạo
bằng đá, trong động có nhiều nhũ đá tạo vẻ đẹp huyền bí. Nhiều thi nhân và du khách đã
từng qua đây dừng chân chiêm ngưỡng. Di tích này cánh thị xã Phủ Lý 7 km nằm sát với
dòng sông Đáy và lại kề bên quốc lộ 21A.

2. NIINH BÌNH
 Là tỉnh nằm phía Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Trung và
miền Bắc bởi dãy núi Tam Điệp hùng dũng. Phía Bắc-Đông Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam,
phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và biển Đông, phía Đông giáp Nam Định, phía Tây giáp Thanh
Hóa. S= 1400Km2 , dân số khoảng 983 ngàn người(2019) thời tiết trong năm chia làm hai mùa
rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4oC. Là một tỉnh có địa hình phân bổ phức tạp, đồi
núi đồng bằng xen kẽ.
 Về kinh tế: Ninh Bình có điều kiện phát triển một ngành công nghiệp đa dạng, có thế mạnh về
trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi gia súc.
 Ninh Bình được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh từ năm 1992 với thủ phủ là thị xã Ninh Bình và 6
huyện. Dân cư chủ yếu là người Việt chiếm khoảng 96,7% và theo đạo Thiên chúa, còn lại là
người Mường, Thái, Hoa, H’Mông…
 Cộng đồng các dân tộc sinh sống trong tỉnh gồm có nhiều dân tộc ít người nhưng các dân tộc ở
đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của người Việt.
Trong các dân tộc ít người cư trú ở đây, dân tộc Mường định cư khá lâu đời ở các huyện miền
núi, vì vậy các phong tục tập quán, sinh hoạt truyền thống văn hóa mang những nét giống nhau
như cộng đồng dân tộc Mường của Việt Nam.
 Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên- Hoa
Lư)- là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền
thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành;
 khu du lịch Tam Cốc- Bích Động (tại xã Ninh Hải- Hoa Lư) đã được tặng chữ: ” Nam thiên đệ nhị
động” hay “Vịnh Hạ Long cạn”;
 Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên sinh khoảng
22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm,
 có cây Chò ngàn năm tuổi,
 có động Người xưa;
 khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình,
 nước nóng Kênh Gà,
 khu hang động Tràng An,
 Nhà thờ đá Phát Diệm,
 khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương,
 khu phòng tuyến Biện Sơn- Tam Điệp…

- Vùng đất Ninh Bình thời xa xưa phần lớn là vùng ngập mặn thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Ninh Bình có nhiều tên gọi khác nhau như: thế kỷ thứ X gọi là
châu Trường Yên; thế kỷ XIII gọi là phủ Trường Yên; thế kỷ XVIII (thời Hậu Lê) gọi là Thanh Hoa ngoại
trấn; dưới triều nhà Nguyễn, thế kỷ XIX năm Gia Long thứ năm (1806), gọi là đạo Thanh Bình; năm
Minh Mệnh thứ mười (1829) gọi là trấn Ninh Bình; năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831) gọi là tỉnh
Ninh Bình.
 Năm 1976, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh;
 Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện là Gia Viễn, Nho
Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô; 2 thị xã là Ninh Bình và Tam Điệp với tổng số 144
xã, phường, thị trấn.
 Nên đến khu du lịch Tràng An thời điểm nào?
 Mỗi mùa xuân - hạ - thu - đông, Tràng An lại khoác lên mình một tấm áo mới. Và mỗi thời điểm
trong năm, du khách đều tìm thấy những điều đáng khám phá nơi đây:

 Mùa xuân, du khách được hòa mình vào những lệ hội đặc sắc như: Lễ hội Tràng An (giữa tháng
3 âm lịch); hội Cờ Lau (mồng 8 - 10 tháng 3 âm lịch).
 Mùa hè nơi đây đẹp mê hồn với đồng lúa chín vàng hay đầm sen ngát hương thơm.
 Mùa thu, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, rất lý tưởng cho những hoạt động tham quan, khám phá
ngoài trời.
 Mùa đông, Tràng An ẩn hiện trong làn sương mờ ảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Tràng An được ví như một “Hạ Long trên cạn” với vẻ đẹp tráng lệ được tạo nên bởi hệ thống núi đá muôn
hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn lượn nối liền các hang động và thung
lũng hoang sơ. Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên một thế giới tự nhiên
sống động đầy quyến rũ. Nơi đây còn là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng
trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc.

You might also like