Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Giới thiệu về công ty PFIZER: Tập đoàn dược phẩm


Pfizer - Thương hiệu từ New York (Mỹ)
- Pfizer là một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới, có trụ sở tại New
York, Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 1849 bởi Charles Pfizer và Charles Erhart.
Từ khi thành lập, Pfizer đã trải qua một lịch sử phát triển dài và trở thành một trong
những nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu trên toàn cầu.
- Pfizer phát triển và sản xuất thuốc cũng như vắc-xin về miễn dịch học, ung thư, tim
mạch, nội tiết và thần kinh học.
- Do đó, Pfizer trở thành nhà cung cấp thuốc kháng sinh lớn nhất thế giới, mở rộng thị
trường ra nước ngoài. Hiện nay, công ty bán sản phẩm tại hơn 125 quốc gia và có 39
nhà máy sản xuất trên khắp thế giới. Pfizer đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2003 với
văn phòng đại diện được mở lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1: Logo của tập đoàn Pfizer

- Tập đoàn dược phẩm Pfizer chính là điển hình trong việc tổ chức quản lý theo mô
hình ma trận. Mặc dù cấu trúc tổ chức ma trận phức tạp và đa chiều, nhưng nó là một
công cụ linh hoạt và hiệu quả. Nó giúp tăng cường sự tương tác và phối hợp giữa các
bộ phận trong công ty, từ nghiên cứu và phát triển đến sản xuất và tiếp thị. Điều này
góp phần vào sự đổi mới và thành công của Pfizer trong ngành dược phẩm và y tế.
Hình 2:Sơ đồ quản lý theo mô hình ma trận phân chia theo danh mục sản phẩm của Prifer

- Mỗi danh mục: Sức khoẻ và giá trị toàn cầu, Tối ưu hoá danh mục đầu tư, Cung cấp toàn cầu,
Thông tin và quyền truy cập của người mua, Sự đổi mới đều có sự liên kết chặt chẽ, tác động đến các
bộ phận sản phẩm.

Ví dụ: từ việc nghiên cứu sức khoẻ của con người, Tập đoàn Pfizer thông qua quá trình tìm hiểu
thông tin và nghiên cứu, sẽ tạo ra những sản phẩm Y học, Dược phẩm hỗ trợ, tăng cường sức khoẻ ở
con người.

- Sơ đồ ma trận này giúp Pfizer hiểu rõ hơn về cách phân chia danh mục sản phẩm của họ dựa trên
các tiêu chí quan trọng. Từ đó phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thị
trường, đưa tới những thành tự to lớn

2. Ưu điểm
 Kết hợp ưu điểm của cơ cấu theo chức năng và cơ cấu theo sản phẩm
 Vì là mô hình kết hợp giữa cơ cấu chức năng theo chiều dọc và cơ cấu sản phẩm theo
chiều ngang nên có sự tổng hợp ưu điểm của hai cơ cấu này. Điển hình nhất là sự
chuyên môn hoá trong nhân sự cũng như nhiệm vụ được phân chia rõ ràng, cụ thể tới
từng phòng ban và cá nhân.
 Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp
Nếu như trong cấu trúc phân cấp, mỗi nhóm chỉ báo cáo cho duy nhất một người quản lý thì
sẽ có ít người quản lý hơn, làm tốn nhiều thời gian hơn.
Đối với cơ cấu tổ chức ma trận, các thành viên với chuyên môn khác nhau đến từ các phòng
ban khác nhau, khi làm việc sẽ giúp giảm chi phí chung và lượng thời gian cần thiết để hoàn
thành 1 dự án. Nếu không có một nhóm dự án bao gồm các thành viên với nhiều chuyên môn
kết hợp, các công ty sẽ phải cơ cấu lại các nhóm và có xu hướng tốn thêm chi phí tuyển dụng
mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mới phát sinh.
 Người lao động có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ các chuyên gia thuộc hai
nhánh quản trị
Người lao động sẽ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm việc dưới sự quản lý của nhiều nhà
quản trị hơn, từ đó có cơ hội học tập nhiều kiến thức và phát triển thêm nhiều kỹ năng
chuyên môn.
 Tăng năng suất lao động ở từng bộ phận, từng dự án
Khi nhân viên được làm việc ở các phòng ban theo chuyên môn, nhiệm vụ của họ trở nên cụ
thể hơn và trách nhiệm công việc được rõ ràng hơn. Hơn nữa vì làm việc đúng chuyên môn
nên năng suất lao động tăng tự nhiên. Nhân viên chịu quản lý từ nhiều phòng ban khác nhau
sẽ tăng cơ hội tiếp xúc với các bộ phận khác từ đó nảy sinh thêm nhiều đề xuất kết hợp, nhiều
ý tưởng mới.
 Tạo ra luồng thông tin tự do và sáng suốt
Một tổ chức với mô hình ma trận sẽ tạo ra một dòng chảy thông tin thông suốt giữa các
phòng/ ban, đội nhóm bởi mọi người sẽ phải báo cáo với nhiều nhà lãnh đạo. Trong khi ở hệ
thống phân cấp, các thành viên phải tự ghi nhớ để chuyển tiếp thông tin; mô hình ma trận
khiến luồng thông tin trở thành một nhu cầu đối với họ. Việc báo cáo đến nhiều nhà lãnh đạo
có vẻ hơi phiền phức, tuy nhiên bạn có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ để giúp cho
quy trình này trở nên đơn giản hơn.

 Duy trì đội ngũ nhân sự

Khi làm việc trong mô hình tổ chức ma trận, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau được
làm việc cùng nhau, hỗ trợ để phát triển dự án mạnh mẽ nhất. Những thành viên này cùng
phối hợp dưới quyền kiểm soát của các trưởng phòng/ ban chức năng và sau đó là giám đốc
dự án.
Việc cùng nhau hợp tác sẽ tạo nên mối quan hệ khắng khít giữa họ, về sau sẽ còn hợp tác
cùng nhau lâu dài ở nhiều dự án khác.

3. NHƯỢC ĐIỂM
1. Dễ phát triển những quan hệ phi chính thức giữa hai tuyến quyền lực
Thông qua việc gặp gỡ và giao tiếp trong môi trường làm việc đa chiều, các thành viên có thể
phát sinh những quan hệ phi chính thức, không nhằm phát triển lợi ích chung của công ty,
doanh nghiệp.
2. Dễ dẫn tới tình trạng tranh giành quyền lực giữa hai tuyến
Vì một công nhân viên đồng thời thuộc quyền quản lý của nhiều tuyến khác nhau, nên trong
cùng một thời gian, tuyến nào có sức ảnh hưởng lớn hơn, sẽ thu hút được sự tham gia nhiệt
tình hơn của công nhân viên đó. Hai tuyến sẽ phải liên tục cạnh tranh nhằm gia tăng sức ảnh
hưởng, điều này dễ dẫn đến nhiều hệ luỵ trong công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Ngoài ra, tại một thời điểm nào đó, có thể phát sinh mâu thuẫn giữa hai tuyến khi xuất hiện
yêu cầu từ hai tuyến là trái ngược nhau. Điều đó dẫn đến tình trạng khó xử cho công nhân
viên.
3. Bất đồng không cần thiết giữa nhà quản lý dự án và trưởng các bộ phận chức
năng
Bất đồng thường nảy sinh giữa các yêu cầu chuyên môn phức tạp và tính đặc thù của dự án.
Sự bất đồng trong công việc có thể dễ phát triển thành bất đồng mang tính chất cá nhân dẫn
đến mâu thuẫn trong cách thức làm việc và trách nhiệm với dự án. Chỉ thông qua đàm phán
và thảo luận mới giúp hạn chế những bất đồng và mâu thuẫn phát sinh.
4. Tốn kém chi phí do có quá nhiều các nhà quản trị trong hai tuyến
Cơ cấu quản trị theo ma trận vì bản chất là sự kết hợp giữa cơ cấu quản trị theo chức năng và
theo sản phẩm nên số lượng các nhà quản trị cũng nhiều hơn gấp đôi các cơ cấu quản trị
khác. Điều này sẽ gây phát sinh chi phí trong các khâu tuyển dụng, đào tạo chuyên môn cũng
như tiền lương dành cho công nhân viên,..
5. Căng thẳng và nhiều áp lực đối với cán bộ dự án
Cơ cấu tổ chức ma trận tạo ra hai kênh chỉ huy và mỗi cán bộ dự án có tối thiểu hai nhà quản
lý nên sẽ phải chịu nhiều áp lực và căng thẳng trong công việc
6. Không dễ dàng để đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên khi họ làm việc
đồng thời trên các dự án khác nhau

Giải pháp cho mô hình tổ chức của Pfizer:


1. Tích hợp và Tối ưu hóa Quy trình:

Đảm bảo rằng các bộ phận khác nhau trong công ty có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu
quả thông qua việc tối ưu hóa và tích hợp các quy trình làm việc.
Sử dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình lặp lại và giảm thiểu sự mất mát thời gian.
2.Tăng cường Giao tiếp và Hợp tác:

Thúc đẩy một môi trường làm việc mở cửa và giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận khác nhau.
Phát triển các công cụ và nền tảng để hỗ trợ hợp tác dựa trên đám mây, giúp nhân viên có thể
làm việc cùng nhau từ xa một cách dễ dàng.
3.Đẩy mạnh Sáng tạo và Phát triển:
Tạo ra các khu vực làm việc linh hoạt và thúc đẩy sáng tạo thông qua việc khuyến khích sự
đa dạng và sự khác biệt trong quan điểm.
Đầu tư vào chương trình đào tạo và phát triển nhân viên để tạo ra một lực lượng lao động có
kỹ năng cao và linh hoạt.
4.Tăng cường Quản lý Tri thức:

Phát triển một hệ thống quản lý tri thức chặt chẽ để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa
các bộ phận và văn phòng chi nhánh trên toàn cầu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và nền tảng để lưu trữ, tìm kiếm và truy cập thông tin một cách dễ
dàng và hiệu quả.
5.Tối ưu hóa Quản lý và Lãnh đạo:

Đào tạo lãnh đạo và quản lý để phát triển kỹ năng quản lý nhóm, giao tiếp và phản hồi.
Thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu suất rõ ràng để đảm bảo sự minh bạch
và công bằng trong quản lý nhân sự.
6.Đẩy mạnh Tiêu chuẩn và Tuân thủ:

Xây dựng và thúc đẩy một văn hóa tổ chức đặc biệt chú trọng vào việc tuân thủ tiêu chuẩn
cao nhất về đạo đức, an toàn và chất lượng sản phẩm.
Đảm bảo rằng tất cả nhân viên được đào tạo về các quy định và quy trình tuân thủ cũng như
các luật pháp liên quan.

You might also like