Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

LỊCH

SỬ
VĂN
HÓA
VIỆT
NAM

G

M TỔ 1 - XÀO XẠC
Xao xac
LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

A. Đối tượng và phạm vi


Để có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm Việt Nam đã trải qua hàng trăm
năm xây dựng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển. Tuy có nhiều biến cố, thăng trầm trong
lịch sử nhưng tinh hoa gốm sứ Việt Nam vẫn luôn luôn giữ mình, luôn có sự đổi mới và
để lại một kho tàng các tác phẩm gốm sứ đặc sắc.

Vào khoảng 6000 – 7000 năm trở về trước, gốm sứ đã bắt đầu manh nha hình thành
trên đất nước ta. Gốm đã xuất hiện ở nhiều vùng trên đất nước, trải qua bao nhiêu thăng
trầm gốm sứ Việt Nam đã có lúc phát triển mạnh, nhưng cũng có lúc gặp khó khăn lớn.
Có nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng ngược lại cũng
có những làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam.

B. Tiến trình lịch sử của nghề làm gốm

I. Mười thế kỷ đầu công nguyên

1. Các khu lò sản xuất gốm 10 thế kỉ đầu công nguyên

Cách ngày nay hơn 2.000 năm, từ những kỹ thuật mới trong chế tác đồ gốm được phổ
biến từ Trung Hoa, nghề gốm Việt Nam với trình độ và kinh nghiệm truyền thống sẵn
có đã nhanh chóng tiếp thu, nắm vững và phát triển để tạo nên những sắc thái riêng biệt,
trở thành một trong số ít các quốc gia có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát
triển liên tục.

Sự chuyển biến và đổi thay của nghề gốm trong giai đoạn này còn thể hiện ở quy mô
và tổ chức sản xuất. Nếu như thời trước đó, chúng ta chưa tìm thấy một trung tâm sản
xuất nào, bởi những sản phẩm gốm chủ yếu là tự túc, tự cấp, với quy trình sản xuất đơn
giản và gọn nhẹ, thì đến giai đoạn này, hàng loạt trung tâm sản xuất có quy mô lớn đã ra
đời. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều khu lò sản xuất gốm cổ ở miền Bắc
Việt Nam, tập trung ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Thanh Hóa, cho thấy độ phát
triển của gốm trong giai đoạn này.

2. Đặc điểm của đồ gốm trong thời kỳ 10 thế kỷ đầu Công nguyên

Điểm đặc biệt của đồ gốm thời bấy giờ là xương gốm dày, men mỏng thường không
phủ hết đồ vật, men màu vàng ngà, trắng nhạt, trắng xám; trang trí hoa văn in nổi ô

1
trám, hoa văn xương cá hoặc lá dừa, hình thoi, chữ S, văn chải, sóng nước… Một số
ấm, âu, hũ có

trang trí hình cánh sen, chim, cá, gà, đầu voi.

Các nhà khảo cổ cho rằng, trong suốt 10 thế kỷ đầu Công nguyên, có hai dòng gốm
song song phát triển và có ảnh hưởng qua lại trong suốt thời Bắc thuộc, đó là dòng gốm
tiếp nối truyền thống: gốm thô văn hóa Đông Sơn và dòng gốm mịn tráng men mang
phong cách gốm phương Bắc.

a) Gốm Đông Sơn:

Trước khi có sự xâm nhập của gốm Trung Hoa,


đồ gốm có mặt trên đất nước ta khoảng 7.000 năm
trước vào thời kì Đông Sơn đã đạt đến trình độ của
đồ sành, với độ nung xấp xỉ gần 1000°C.

Hình ảnh: hiện vật gốm Đường Cồ - Đông Sơn

Truyền thống gốm Đông Sơn được bảo lưu nằm trong đồ gốm đất nung. Những đồ
gốm thô tiếp nối truyền thống Đông Sơn về chất liệu, kiểu dáng cũng như hoa văn;
chúng không những khác với gốm phong cách văn hóa Hán, mà so với gốm thời Đông
Sơn cũng có những cải tiến đổi mới trong công nghệ chế tạo, cũng như về kiểu dáng và
hoa văn trang trí. Trong một số khu lò nổi tiếng như Tam Thọ, Đồng Đậu, Thanh Lãng,
Đương Xá và tiêu biểu là Đường Cổ.

Gốm Đường Cồ có màu trắng mốc hoặc màu hồng, trang trí văn thừng thô in đập cắt
chéo nhau tạo hình mắt lưới ô trám hoặc hình vuông, đặc biệt gốm có xương đanh và độ
cứng như sành. Gốm Đường Cồ so với các loại trước đó có sự tiến bộ đáng kể về chất
liệu và kỹ thuật chế tác. Bên cạnh gốm đất nung cứng và đanh vẫn tồn tại loại gốm có
độ nung thấp thường bở và mủn.

Xét trên phương diện kỹ thuật, đồ gốm


truyền thống Đông Sơn được nâng cao hơn về
chất lượng. Gốm thô lõi đen vẫn được sản xuất
cùng với đồ sành lõi đen. Gốm thô mỏng hơn,
cứng hơn, tăng được độ bền và chịu nhiệt.
Gốm áo đỏ, áo trắng mốc kiểu Đường Cồ tiếp
tục được sản xuất với những đồ đựng lớn. Sự
tồn tại của loại đồ gốm này rộng rãi trong dân
2
gian, một mặt làm nhạt đi sự Hán hóa, mặt khác giữ vững cốt cách
truyền thống của gốm văn hóa Đông Sơn.

b) Gốm mang phong cách phương Bắc

Người thợ gốm bản địa không chỉ sản xuất gốm Đông Sơn mà còn sản xuất cả gốm
phong cách ngoại lai. Hai truyền thống gốm cùng được sản xuất và cùng được sử dụng.
Đáng chú ý là, loại hình gốm kèm theo phương thức sử dụng kiểu Trung Hoa (như bình
đốt trầm, kho đụn, khẩu giêng, tượng ba chân, tượng thần thú, quái vật hình người...)
không có trong các khu lò gốm đã được khai quật. Trên cơ sở có truyền thống gốm lâu
đời, người thợ gốm Việt đã tiếp thu kỹ thuật sản xuất gốm sứ Trung Hoa. Khi đã làm
chủ được kỹ thuật đó, họ đã tạo ra những nét mới cho gốm truyền thống với bản sắc
riêng.

Một số mô típ trang trí trên đồ đồng Đông Sơn (như vòng tròn tiếp tuyến, chấm tròn,
răng cưa, đường vạch song song, chữ S) xuất hiện trên một số loại hình gốm phong cách
Hán, hoặc trên những viên gạch xây mộ thời Hán ở Mạo Khê, Vũng Đông, Nghi Vệ,
Thuận Thành, Lãng Ngâm, Tràng Kênh, Chèm…

Một khía cạnh quan trọng khác cần chú ý là, yếu tố nghệ thuật Đông Sơn được thể
hiện trên đồ gốm. Người thợ gốm Giao Chỉ, Cửu Chân không sao chép nguyên xi bố
cục hoa văn Đông Sơn khi trang trí cho loại hình gốm mới mà biến đổi chút ít. Ví dụ
như, hình sao trên mặt trống đồng được lấy ra trang trí cho nắp bình đốt trầm hương là
những di vật điển hình mang dáng vẻ Trung Hoa. Hay như hình ngôi sao tám cánh được
trang trí trên các đầu ngói ống Cổ Loa gợi về hình ảnh mặt trời với những tia tỏa ra như
trên mặt trống đồng.

Có những loại hoa văn mới mà thời Đông Sơn còn rất hiếm - hoa văn mặt người trên
đầu ngói (tìm thấy nhiều ở Luy Lâu, một ít ở Cổ Loa và khu lò gốm Tam Thọ). Các kiểu
mặt người này có tính cách điệu cao, đường nét giản đơn và đặc biệt tất cả đều diễn tả ở
tư thế cười hồn nhiên, ngộ nghĩnh nên nhiều nhà nghiên cứu đặt tên là mặt hề. Đặc điểm
này khác hẳn hoàn toàn với ngói mặt người đàn ông dữ tợn ở Trung Hoa. Có thể từ
những nguyên mẫu mặt người Trung Hoa, người thợ gốm Việt đã sáng tạo ra sản phẩm
cùng loại mang tính đặc sắc của người Việt.

3. Ý nghĩa

Việc nghiên cứu khai quật các lò gốm cổ ở Cổ Loa (Hà Nội), Đại Lai, Luy Lâu,
Đương Xá (Bắc Ninh), Thanh Lãng, Đồng Đậu, Lũng Hòa (Vĩnh Phúc), Tam Thọ
(Thanh Hóa) thấy xuất hiện nhiều kiểu gốm giai đoạn này được chế tác với trình độ kĩ
3
thuật cao. Do vậy, Việt Nam thời kỳ này cũng đã bắt kịp và trở thành một trong những
quốc gia hiếm hoi trên thế giới có thể sản xuất được loại gốm chất lượng cao.

II. Thế kỷ XI - XIV


1. Bối cảnh

Từ thế kỷ thứ 10, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng các nhà nước phong kiến độc
lập. Nghề làm đồ gốm theo đó có sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong
phục hồi và phát triển kinh tế, văn hoá, tạo thành bản sắc riêng, có loại hình phong phú,
trang trí đa dạng, độc đáo về mỹ thuật. Gốm thường được chia làm hai nhóm chính là
gốm trang trí và gốm gia dụng.

Giai đoạn này tập trung xoay quanh sự phát triển rực rỡ của gốm trong gần 400 năm
qua hai triều đại phong kiến Lý (1009-1225) - Trần (1225-1400). Có thể nói đây là thời
kì vàng trong lịch sử phát triển gốm Việt Nam với quy mô sản xuất, chủng loại sản
phẩm, kiểu dáng, chất liệu,.. đều được mở rộng và đạt đến trình độ cao: “Đồ gốm thời
Lý – Trần phát triển mạnh, nhiều ở số lượng và quý ở chất lượng”.

2. Đặc điểm gốm thời Lý - Trần

Ba yếu tố cơ bản tạo nên sự đặc biệt của sản phẩm gốm thời Lý – Trần là: Màu men,
hình dáng - hoa văn trang trí và kỹ thuật nung.

a) Chất liệu (men gốm)

Thời Lý – Trần, đồ gốm xuất hiện nhiều loại hình trang trí mang đậm tính bản địa của
người Việt: liễn, ấm, đài sen, bát, đĩa, âu được sản xuất cho cả sinh hoạt lẫn trang trí
trong cung đình. Về men gốm, thời kỳ này đã hình thành và phát triển các dòng gốm
men phong phú, đa dạng như: gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm
men nâu, gốm hoa nâu và cuối thế kỷ XIV xuất hiện gốm hoa lam.

4
Gốm hoa nâu Gốm men ngọc

Nhiều loại men mới được thử nghiệm và có sự ổn định về công nghệ sản xuất cũng
như phong cách, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu, gốm
hoa lam thường tinh xảo và cầu kì hơn so với men tro và men đất trước đó.

Bên cạnh đó còn có gốm men trắng, phần lớn các gốm men trắng không có hoặc có ít
hoa văn, tự hình dáng và chất lượng men tạo ra vẻ đẹp của nó. Một loại khác là gốm
đen mang một vẻ đẹp giản dị mà mạnh mẽ, thường dùng làm các loại đồ gia dụng nhỏ
như chén, dĩa,... đi kèm với những vết chân chim khéo léo thể hiện trình độ kĩ thuật
của nghệ nhân.

Gốm men trắng Gốm đen

Sự đa dạng trong men gốm làm cho hình ảnh gốm thời kỳ này rất phong phú, từ đơn
giản, rắn chắc đến họa tiết tinh xảo, bắt mắt và cầu kì.

b) Hình dáng - Hoa văn trang trí

Gốm thời kì này được làm với nghệ thuật bàn xoay rất cao, dáng vuốt to nhỏ chênh
lệch ngay trong đồ gốm rất lớn, thành gốm rất mỏng chứng tỏ một trình độ tạo hình
thành thạo. Hình dáng thường là các loại bát nở miệng, thắt lại rất nhỏ ở chân đáy;
những chiếc âu đủ các loại các cỡ, cái thì giống như bát khất thực của nhà sư, cái thì
5
rộng lòng như quả dưa lớn; những chiếc đĩa đựng cong thành; những chiếc ấm hình quả
dưa có vòi và quai, nắp rất cân đối.

So sánh gốm hoa nâu ở hai triều đại Lý – Trần, tuy cùng chất liệu nhưng có sự khác
biệt. Khi nhà Lý giành được độc lập, đất nước phồn vinh, đời sống ổn định, Phật giáo
phát triển, sự kiện Trần Nhân Tông nhường ngôi đi tu (1299) là sự nở hoa kết trái của
Thiền tông Việt. Nền gốm hoa nâu thời Lý thường mang chi tiết trang trí đậm dấu ấn tín
ngưỡng, lối trang trí cánh sen đơn, sen kép phổ biến trên nhiều hiện vật là một ví dụ.
Quan sát kỹ trên gốm hoa nâu thời Lý, dễ thấy ở đó sự tinh tế, tỉ mỉ, cầu kỳ, nhiều chi
tiết trên cùng một hiện vật được chế tác phần nhiều nhỏ gọn, như ấm trà, kỷ phấn, bát,
đĩa, tô, chén uống trà, chân đế, đài sen, liễn… thể hiện cảm thụ mỹ thuật cao, biết
thưởng thức cái đẹp về chi tiết của người đương thời.

Qua thời Trần, với gốc tích vương triều có xuất xứ gần biển (Thiên Trường, Nam
Định), cộng với niềm tự hào chiến thắng 3 lần chống ngoại xâm, đã hình thành lối biểu
đạt phóng khoáng, kiêu hùng qua hoa văn trên cốt gốm. Gốm giai đoạn này trở thành
biểu vật để nghệ sĩ chế tác thể hiện tinh thần dân tộc. Tạo dáng gốm hoa nâu lúc này lớn
hơn về kích cỡ, hoa văn khoáng đạt, thể hiện các đề tài sóng nước, hoa sen, đấu sĩ luyện
võ, cưỡi voi xung trận, hoặc cảnh thái bình với hình tượng chim chóc nhảy múa. Tất cả
như gửi gắm thông điệp yêu nước, lạc quan, chiến đấu, tinh thần quật cường chống giặc
ngoại xâm.

Gốm thời Lý và thời Trần, tưởng như đều giống nhau, vậy mà mỗi triều đại vẫn giữ
được nét riêng của mình, thể hiện giá trị văn hóa và cả quá trình lịch sử hào hùng của
dân tộc Việt Nam.

6
c) Kĩ thuật nung

Về kỹ thuật, lò nung gốm Lý - Trần có một bước tiến lớn như việc sử dụng các lò cóc,
lò nằm, có khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên đến 1.200°C -
1.300°C. Việc sử dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) được
ứng dụng rộng rãi đối với nhiều loại sản phẩm đã cho thấy đạt trình độ sản xuất gốm
cao cấp, nhất là gốm men ngọc.

3. Ý nghĩa

Các chuyên gia đánh giá: “Đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần đã phát triển mang tính
độc lập, khám phá những đề tài trang trí mang tính bản địa của người Việt, đồng thời
tiếp nhận, cải biến mạnh mẽ những yếu tố kỹ thuật, hình dáng, hoa văn đặc trưng của
gốm sứ Trung Quốc thời Đường, Tống. Nhờ đó, tạo nên một trong những trang sử rực
rỡ nhất của truyền thống sản xuất gốm sứ Việt Nam”.

III. Thế kỷ XV - XVII


1. Bối cảnh

Thế kỉ XV, gốm sứ Việt Nam kế thừa và tiếp tục phát triển mạnh mẽ phát triển vượt
bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, với nhiều trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn
hóa, nhiều chủng loại đồ gốm đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao như các trung
tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Phù Lãng… Kết quả khai
quật khảo cổ học ở tàu cổ Cù Lao Chàm thu được trên 240.000 hiện vật gốm Việt Nam
xuất khẩu với loại hình phong phú, mĩ thuật đặc sắc.
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở,
không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển
thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Việt Nam được lưu thông rộng rãi và trở thành
mặt hàng xuất khẩu quan trọng sang 1 số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Trung
Quốc.
Gốm được sản xuất với nhiều chủng loại trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao, với các
loại hình chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ (bát, đĩa, ấm, ang, hộp lư hương, tượng
nghê, chân đèn…); dòng men tiêu biểu là hoa lam, nhiều màu, lam xám; đề tài trang trí
chủ yếu là rồng, phượng, mây, nghê…

7
Chiếc chân đèn, hoa lam ; niên Tượng nghê, men trắng xanh Bình gốm hoa lam vẽ cặp đôi Đĩa hoa lam nhiều màu, niên
hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 4 lục, niên đại thế kỷ XVII. thuỷ quái của làng Chu Đậu - đại thế kỷ XV; tìm thấy trong
(1.622) Bảo tàng Văn minh Châu Á tàu cổ ở Cù Lao Chàm.

2. Đặc điểm

Gốm hoa lam chiếm lĩnh thị trường. Làng nghề sản xuất chính loại gốm này là làng
Chu Đậu ở tỉnh Hải Dương, ảnh hưởng bởi Trung Quốc vào thế kỉ XIII nhưng được cho
là đạt thời kỳ hưng thịnh nhất trong khoảng thời gian từ thời Lê sơ (thế kỉ XV), cũng là
lúc các thợ gốm Việt Nam du nhập việc sử dụng lớp tráng men dưới màu xanh cobalt.
Kế thừa những truyền thống vốn có từ thời kỳ “tiền men lam”, gốm hoa lam Việt Nam
trong giai đoạn này đã phát triển lên một tầm cao mới với sự ra đời của hàng loạt các
kiệt tác gốm men lam nhiều màu mang những dấu ấn đặc biệt trên từng những đường
văn, họa tiết được khắc lên tỉ mỉ.
Các món đồ thường được làm bằng gốm hoa lam là đồ thờ (như lư hương, tượng nghệ,
chân nến, chân đèn…), hoặc đồ dùng sinh hoạt (như các loại cốc có chân, vò gốm, đĩa
sứ, tô chén, bình nước)… Các kiểu hoa văn được in chìm trên các món đồ thường là hoa
văn thủy mặc, hoa văn vẽ rồng phượng, vẽ cá, mây, nghê, vẽ hoa lá hoặc dây nho…

IV. Thế kỷ XVIII - XIX (tiêu biểu là gốm Bát Tràng)


1. Bối cảnh

Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới
cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại
thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ XVIII và của nhà Nguyễn trong
thế kỷ XIX đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất
khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm.

Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một
thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và
gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường.

8
Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất
khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng
vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền
thống có tiếng trong nước.

Hình ảnh: Tượng hổ bằng gốm do thợ gốm làng


Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.

2. Đặc điểm

Thế kỉ XVIII: Từ thế kỷ XVII việc sử dụng men lam đã ít. Đến thế kỷ XVIII thì dòng
men này đã được thay thế hoàn toàn bằng các loại men rạn, men trắng. Để tạo ra các
họa tiết, hoa văn nghệ nhân làng Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật chạm nổi tinh xảo.
Chúng ta có thể thấy họa tiết, hoa văn thời kỳ này thường là: Rồng, các loại chim, cây
sen, trúc, hoa lá, sóng nước…
Thế kỷ XIX cho đến nay: Đây là thế kỷ mà việc vẽ trang trí trên sản phẩm bằng men
lam đã quay trở lại. Tuy nhiên, men lam đã được kết hợp với nhiều dòng men khác nhau
để tạo ra những sản phẩm có màu sắc đa dạng, bắt mắt... Ngoài các họa tiết, hoa văn
truyền thống, đồ gốm sứ Bát Tràng đã có thêm nhiều chủ đều dựa theo những điển tích
như: Ngư ông đắc lợi....

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng từ thế kỷ XIX đến nay có sự kết hợp nhiều loại men

3. Ý nghĩa

Gốm Bát Tràng là một trong số ít những dòng gốm tiêu biểu của Việt Nam vẫn còn
tồn tại và phát triển đến ngày nay. Để lưu giữ những giá trị tốt đẹp ấy, thế hệ trẻ cần có

9
nhận thức cao hơn trong việc gìn giữ và phát huy chúng, từ đó đưa gốm Bát Tràng nói
riêng và gốm Việt nói chung ngày một vững mạnh.

__ HẾT __

Xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tư liệu


được sử dụng, trích dẫn trong bài nghiên cứu này.

1. Vu, D. N. (2019, December 27). Hoa nâu trên bản đồ gốm Việt | ELLE Decoration VN. ELLE
Decoration Vietnam.
2. Ha, P. (2023, April 17). Đồ Gốm thời Trần có đặc điểm gì? Có gì khác biệt với thời Lê.
Naototnhat.com.
3. Khám phá nét nghệ thuật của đồ gốm thời Lý - Trần. (n.d.). AccGroup.
4. Đăng Đ. (2022, November 21). Gốm sứ thời lý trần có đặc điểm gì? 5 nét khác biệt ít người
biết
5. Đồ gốm hoa nâu thời Lý - Trần thế kỷ 11 - 14. (n.d.). Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia.

6. Hành trình lịch sử cùng Gốm Việt Nam - một truyền thống riêng biệt. (n.d.). Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch.

7. VnExpress. (2021, November 20). Hiện vật đặc sắc trong “hành trình lịch sử gốm Việt.”.

10
Xao xac

You might also like