Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING

MÔN HỌC
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG
MARKETING
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP

Giảng viên phụ trách : ThS. Vũ Thị Tình


Nhóm sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Thúy Anh MSSV: 2221001497
2. Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: 2221001545
3. Lương Gia Hân MSSV: 2221001564
4. Nguyễn Ngọc Hiếu MSSV: 2221001584
5. Lữ Mỹ Kỳ MSSV: 2221001618
6. Châu Ngọc Anh Tú MSSV: 2221001871

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................ i
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ..................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................... vi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................. 1
1. Đạo đức kinh doanh .......................................................................... 1
1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh ........................................................... 1
1.2. Các triết lý đạo đức trong kinh doanh ................................................ 1
1.2.1. Các triết lý theo quan điểm vị lợi......................................................... 1
1.2.2. Các triết lý theo quan điểm pháp lý ..................................................... 1
1.2.3. Triết lý theo quan điểm đạo lý.............................................................. 2
2. Trách nhiệm xã hội ............................................................................ 2
2.1. Khái niệm ............................................................................................ 2
2.2. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội ................................................. 2
2.2.1. Quan điểm “cổ điển” ........................................................................... 2
2.2.2. Quan điểm “đánh thuế”....................................................................... 3
2.2.3. Quan điểm “quản lý”........................................................................... 3
2.2.4. Quan điểm “Những người hữu quan” ................................................. 3
CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 4
1. Các nhân tố tác động đến đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp..... 4
1.1. Khái niệm quá trình ra quyết định liên quan đến đạo đức kinh doanh
4
1.2. Các nhân tố tác động .......................................................................... 4
1.2.1. Mức độ tác động của đặc điểm hoàn cảnh .......................................... 4
1.2.2. Trạng thái ý thức đạo đức của cá nhân ............................................... 4
1.2.3. Nhân tố văn hóa doanh nghiệp ............................................................ 4
2. Phương pháp phân tích hành vi đạo đức ........................................... 4

i
2.1. Đối tượng hữu quan ............................................................................ 4
2.2. Tác nhân .............................................................................................. 5
2.3. Động cơ và động lực ........................................................................... 5
2.4. Mục đích .............................................................................................. 5
2.5. Phương tiện ......................................................................................... 6
2.6. Hệ quả ................................................................................................. 6
3. Các mối quan quan hệ trong đạo đức kinh doanh ............................. 7
3.1. Cáo giác .............................................................................................. 7
3.2. Quyền đối với tài sản trí tuệ: Bí mật thương mại ............................... 7
3.3. Mối quan hệ trong sản xuất................................................................. 8
3.3.1. An toàn lao động .................................................................................. 8
3.3.2. Kiểm tra giám sát người lao động ....................................................... 8
3.4. Quan hệ với khách hàng...................................................................... 9
3.4.1. Quảng cáo ............................................................................................ 9
3.4.2. An toàn sản phẩm................................................................................. 9
3.5. Quan hệ với ngành: Cạnh tranh trung thực ...................................... 10
4. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp .................... 10
4.1. Xây dựng và củng cố niềm tin: .......................................................... 10
4.2. Nâng cao hình ảnh và uy tín: ............................................................ 10
4.3. Tạo động lực và gắn kết nhân viên: .................................................. 11
4.4. Giảm thiểu rủi ro: ............................................................................. 11
4.5. Tăng cường khả năng cạnh tranh: .................................................... 11
4.6. Đảm bảo sự phát triển bền vững:...................................................... 11
5. Cách tiếp cận vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........... 11
5.1. Cách tiếp cận truyền thống: .............................................................. 11
5.2. Cách tiếp cận từ thiện: ...................................................................... 11
5.3. Cách tiếp cận quản lý các bên liên quan: ......................................... 12
5.4. Cách tiếp cận phát triển bền vững: ................................................... 12

ii
5.5. Cách tiếp cận sáng tạo xã hội: .......................................................... 12
6. Các nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................ 12
6.1. Nghĩa vụ về kinh tế ............................................................................ 12
6.2. Nghĩa vụ pháp lý ............................................................................... 12
6.3. Nghĩa vụ đạo đức .............................................................................. 13
6.4. Nghĩa vụ nhân văn ............................................................................ 13
7. Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp ...................... 13
CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ........................................................ 14
1. Sự đan xen giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ........... 14
2. Vai trò chi phối của đạo đức kinh doanh ......................................... 14
3. Hài hòa lợi ích và trách nhiệm ........................................................ 14
4. Quy tắc ứng xử riêng biệt ................................................................ 14
5. Kết luận ........................................................................................... 15
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .............................................................. 16
1. Việt Nam ......................................................................................... 16
1.1. Tích cực ............................................................................................. 16
1.2. Tiêu cực ............................................................................................. 16
2. Vingroup .......................................................................................... 17
2.1. Tích cực ............................................................................................. 18
2.1.1. Đạo đức trong kinh doanh: ................................................................ 18
2.1.2. Trách nhiệm xã hội: ........................................................................... 21
2.2. Tiêu cực ............................................................................................. 24
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 28
1. Vấn đề đền bù đất đai sở hữu .......................................................... 28
2. Vấn đề ô nhiễm môi trường............................................................. 28
3. Vấn đề giá cả ................................................................................... 29

iii
3.1. Về phía Vingroup: ............................................................................. 29
3.2. Về phía chính quyền: ......................................................................... 29
3.3. Về phía người tiêu dùng: ................................................................... 30
3.4. Kết luận: ............................................................................................ 30
KẾT LUẬN ....................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... vii
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN .................................................. x

iv
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các bản báo cáo thường niên .......................................................................... 18
Hình 2: Chiếc xe mang đặc điểm “Bản sắc Việt – Thiết kế Ý – Kỹ thuật Đức - Tiêu
chuẩn quốc tế” ............................................................................................................. 19
Hình 3: Minh chứng là tập đoàn Vingroup trở thành 1 trong 34 công ty đạt xác thực bảo
mật “FIDO2” toàn cầu. ................................................................................................ 20
Hình 4: Vinhomes Smart City ...................................................................................... 21
Hình 5: Chương trình Đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP) ...... 21

v
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhiều, đạo đức kinh doanh và trách
nhiệm xã hội không chỉ là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn
là thước đo uy tín và thương hiệu trên thị trường. Vingroup, với vai trò là một trong
những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, luôn khẳng định cam kết mạnh mẽ
về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong mọi hoạt động của mình.
Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan và toàn diện về thực trạng thực hiện đạo
đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Vingroup, cần có một nghiên cứu chuyên
sâu, phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết và các dẫn chứng thực tiễn. Nghiên cứu này sẽ
tập trung vào việc đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, hiệu
quả của các hoạt động đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Vingroup, đồng
thời so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và đưa ra những khuyến nghị
cải thiện.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong hoạt
động của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những hông tin hữu ích cho Vingroup và
các bên liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển bền vững.

vi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Đạo đức kinh doanh
1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là tổng hợp các quy tắc, giá trị và chuẩn mực đạo đức được vận
dụng trong quá trình kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp và các cá nhân trong doanh
nghiệp điều chỉnh hành vi, đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tôn trọng các bên liên
quan và đóng góp tích cực cho xã hội.
Các nguyên tắc và các chuẩn mực
• Tính trung thực
• Tôn trọng con người
• Gắn lợi ích doanh nghiệp – khách hàng – xã hội
• Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Chủ thể
• Tất cả mọi người trong tổ chức kinh doanh
• Khách hàng và những người hữu quan
Vai trò của đạo đức trong kinh doanh
• Yếu tố nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng
• Tăng cường sự trung thành của nhân viên
• Điều chỉnh hành vi của doanh nhân
• Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
1.2. Các triết lý đạo đức trong kinh doanh
1.2.1. Các triết lý theo quan điểm vị lợi
Gồm các triết lý theo Thuyết mục đích (Teleology) hay Chủ nghĩa trọng hệ quả
(consequentialism), tiếp cận với các vấn đề đạo đức qua việc đánh giá hệ quả của hành
động, thể hiện qua các phương pháp:
• Phương pháp Quản lý theo mục tiêu (MBO - Management By Objectives)
• Phương pháp Phân tích lợi ích - chi phí (Cost Benefit Analysis)
Các quan điểm đạo đức đại diện:
• Chủ nghĩa vị kỷ (Egoism): Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận
được là những hành vi có thể mang lại tối đa lợi ích cho một cá nhân, con người
cụ thể mà người đó mong muốn
• Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism): Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp
nhận được là những hành vi có thể mang lại tối đa tổng lợi ích hay nhiều điều tốt
nhất cho một số lượng người lớn nhất
1.2.2. Các triết lý theo quan điểm pháp lý
Thuyết đạo đức hành vi (Deontology): có những điều con người không nên làm, ngay
cả khi lợi ích đạt được là lớn nhất, chú trọng đến cách thức thực hiện hành vi

1
Chủ nghĩa đạo đức tương đối (Relativism): lấy kinh nghiệm của bản thân mình hay của
một nhóm người xung quanh làm căn cứ để xác định chuẩn mực hành vi đạo đức.
Thuyết đạo đức công lý (Justice): Coi trọng sự công bằng, và quan tâm đến những nghĩa
vụ phải thực hiện trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ, bao gồm: công lý trong phân
phối, công lý trong quan hệ, công lý trong trật tự.
Quan điểm pháp lý:
• Deontology (Thuyết đạo đức hành vi): chú trọng đến việc bảo vệ quyền của cá
nhân và quan tâm đến việc xét từng hành vi cụ thể và cách thức chúng được tiến
hành, chứ không chú trọng vào kết quả
• Relativism (Chủ nghĩa đạo đức tương đối): coi trọng việc đánh giá tính chất đạo
đức của hành vi dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mỗi người hay nhóm người.
• Justice (Thuyết đạo đức công lý): đánh giá tính chất đạo đức trên cơ sở sự công
bằng: cùng chia sẻ, có trật tự và tương thân tương ái.
1.2.3. Triết lý theo quan điểm đạo lý
Thuyết đạo đức nhân cách (virtue ethics):
• Nhấn mạnh đến vai trò của các “nhân cách then chốt” ảnh hưởng đến sự sống
còn, an nguy của một tổ chức, một hệ thống ở mọi cấp độ và quy mô.
• Coi những quy tắc đạo đức xã hội hiện hành chỉ là những yêu cầu tối thiểu về
mặt đạo đức cần thỏa mãn để hình thành nhân cách, phải vượt lên trên những
quy tắc đạo đức thông thường để trở thành đặc trưng điển hình cho nhiều người
khác thông qua nhân cách
Quan điểm đạo lý:
Virtue ethics (thuyết đạo đức nhân cách): cho rằng đạo đức trong từng hoàn cảnh không
chỉ được quyết định bởi những yêu cầu đạo đức phổ biến, mà còn được quyết định bởi
những nhân cách trưởng thành có đạo đức.
2. Trách nhiệm xã hội
2.1. Khái niệm
Những nghĩa vụ nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các
tác động tiêu cực với xã hội. Là sự cam kết đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững,
thông qua tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao
động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát
triển cộng đồng.. theo đó sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp và xã hội
2.2. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội
2.2.1. Quan điểm “cổ điển”
Theo quan niệm cổ điển cho rằng các doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế chính thức, các nghĩa vụ khác nên để cho các tổ chức chuyên môn,
chức năng

2
2.2.2. Quan điểm “đánh thuế”
Doanh nghiệp không phải chỉ có các nghĩa vụ về kinh tế là quan trọng nhất, mà các hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp phải phù hợp với những gì mà các cổ đông mong đợi.
Xuất phát từ khía cạnh pháp lý.
2.2.3. Quan điểm “quản lý”
Hành vi của DN không chỉ bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ trực tiếp đối với cổ đông mà
rộng hơn đối với xã hội.
• Nghĩa vụ của doanh nghiệp phải mang tính tự giác với tinh thần trách nhiệm.
Tính tự giác bắt nguồn từ “lòng nhân ái” và tinh thần trách nhiệm xuất phát từ
“ý thức về nghĩa vụ được ủy thác".
• Hành động của họ không chỉ chịu sự kiểm soát bởi mong muốn của cổ đông mà
quan trọng hơn bởi kỳ vọng của xã hội. Doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực
hiện các nghĩa vụ đối với xã hội
2.2.4. Quan điểm “Những người hữu quan”
• Doanh nghiệp cần quan tâm thỏa mãn đồng thời lợi ích và mục đích của tất cả
các đối tượng hữu quan khác
• Những “người hữu quan” có lợi ích bị ràng buộc với hoạt động của doanh nghiệp
và thực sự quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của họ, là đại diện cho toàn thể xã
hội
• Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi đối tượng trong xã hội, những người
không hề có bất kỳ ràng buộc hay cảm thấy có ràng buộc với hoạt động của
doanh nghiệp.

3
CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1. Các nhân tố tác động đến đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm quá trình ra quyết định liên quan đến đạo đức kinh doanh
Quá trình ra quyết định liên quan đến đạo đức kinh doanh là chuỗi các bước mà doanh
nghiệp thực hiện để giải quyết vấn đề, đảm bảo các quyết định vừa mang lại lợi ích kinh
tế vừa phù hợp với các giá trị đạo đức và không tổn hại cho các bên liên quan.
1.2. Các nhân tố tác động
1.2.1. Mức độ tác động của đặc điểm hoàn cảnh
Hoàn cảnh tác động mạnh mẽ đến đạo đức doanh nghiệp, tạo ra cả áp lực tiêu cực (cạnh
tranh, luật pháp yếu kém, văn hóa tiêu cực) và tích cực (kỳ vọng xã hội, luật pháp chặt
chẽ, văn hóa tích cực). Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố này để xây dựng biện
pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp, đồng thời xây dựng văn hóa coi trọng đạo đức
để đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững.
1.2.2. Trạng thái ý thức đạo đức của cá nhân
Mô hình Kohlberg mô tả 6 giai đoạn phát triển đạo đức của con người, chia làm 3 cấp
độ:
• Tiền quy ước: Quyết định dựa trên phần thưởng và trừng phạt (giai đoạn 1) hoặc
lợi ích cá nhân (giai đoạn 2).
• Quy ước: Quyết định dựa trên mong muốn được chấp nhận (giai đoạn 3) hoặc
duy trì trật tự xã hội (giai đoạn 4).
• Hậu quy ước: Quyết định dựa trên các nguyên tắc trừu tượng như công bằng,
quyền con người (giai đoạn 5) hoặc nguyên tắc đạo đức phổ quát (giai đoạn 6).
1.2.3. Nhân tố văn hóa doanh nghiệp
Bầu không khí đạo đức: Là quan điểm và triết lý đạo đức chung của tổ chức, ảnh
hưởng đến cách các quyết định liên quan đến đạo đức được đưa ra.
Nhân cách chi phối: Những người có quyền lực trong tổ chức có thể tác động đến đạo
đức của các thành viên khác thông qua hành vi và quyết định của họ.
Áp lực công việc: Áp lực từ công việc như mâu thuẫn, kết quả không như mong đợi có
thể dẫn đến những quyết định thiếu nhất quán về mặt đạo đức.
Cơ hội cho những hành vi phi đạo đức: Các yếu tố kích thích từ bên trong hoặc bên
ngoài tổ chức, cùng với sự thiếu sót trong việc ngăn chặn, có thể tạo cơ hội cho các
hành vi phi đạo đức xảy ra.
2. Phương pháp phân tích hành vi đạo đức
2.1. Đối tượng hữu quan
Bên trong: chủ sở hữu, người quản lý, người lao động khách hàng.
• Phân tích dựa vào nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lòng trung thành.
• Phân tích dựa vào hiện tượng - nguyên nhân và mối quan hệ giữa chúng.

4
Bên ngoài: đối tác, cộng đồng, chính quyền.
• Phân tích dựa vào lợi ích, sự cạnh tranh và sự can thiệp của chính phủ.
• Phân tích dựa vào hiện tượng - nguyên nhân và mối quan hệ giữa chúng.
2.2. Tác nhân
"Vấn đề đạo đức" hay "mâu thuẫn" nảy sinh giữa các đối tượng hữu quan, liên quan đến
sự việc phải ra quyết định, trong một hoàn cảnh nhất định.
Phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức: Xem xét các tiêu chí được lựa chọn để đưa ra
các quyết định mang tính đạo đức xuất phát từ các chuẩn mực đạo lý xã hội hay xuất
phát từ yêu cầu về "tính hiệu quả", "tôi đa hóa lợi nhuận" mang tính chất kinh tế, tài
chính.
Phân tích các mâu thuẫn:
• Mâu thuẫn về triết lý
• Mâu thuẫn về quyền lực
• Mâu thuẫn trong sự phối hợp
• Mâu thuẫn về lợi ích
2.3. Động cơ và động lực
Động cơ đạo đức kinh doanh là yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi đạo đức, như giá trị
cá nhân, lợi ích kinh tế, trách nhiệm xã hội. Động lực là yếu tố bên ngoài thúc đẩy và
củng cố hành vi đạo đức, như kỳ vọng xã hội, quy định pháp luật, áp lực cạnh tranh.
2.4. Mục đích
Mục đích là lý do, ý định hoặc điều mà một cá nhân, tổ chức hoặc hành động hướng
đến để đạt được. Nó là đích đến cuối cùng, là kết quả mong muốn mà chúng ta muốn
đạt được thông qua những nỗ lực và hành động của mình. Mục đích có thể là ngắn hạn
hoặc dài hạn, cụ thể hoặc trừu tượng, cá nhân hoặc tập thể.
Mục đích của một cá nhân được quyết định bởi các yếu tố:
Yếu tố bên trong:
• Giá trị cá nhân: Niềm tin, quan điểm và nguyên tắc sống cốt lõi của mỗi người
là nền tảng để định hình mục đích sống. Giá trị cá nhân có thể liên quan đến gia
đình, sự nghiệp, cộng đồng, tôn giáo, đạo đức, hoặc các lĩnh vực khác mà cá
nhân coi trọng.
• Sở thích và đam mê: Những hoạt động, lĩnh vực mà cá nhân yêu thích và cảm
thấy hứng thú thường là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để họ tìm ra mục đích sống
của mình. Đam mê có thể là động lực để cá nhân vượt qua khó khăn và theo đuổi
mục tiêu.expand_more
• Năng lực và sở trường: Khả năng, kỹ năng và tài năng của mỗi người cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục đích sống. Cá nhân thường có
xu hướng tìm kiếm và phát triển những mục đích liên quan đến điểm mạnh của
mình.

5
• Kinh nghiệm sống: Những trải nghiệm trong quá khứ, cả tích cực lẫn tiêu cực,
đều góp phần hình thành nên mục đích sống của một người. Những trải nghiệm
này có thể giúp cá nhân nhận ra điều gì là quan trọng đối với họ và họ muốn
đóng góp gì cho cuộc sống.
• Tính cách: Tính cách của mỗi người, bao gồm cả những đặc điểm như hướng
nội, hướng ngoại, lạc quan, bi quan, cũng ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận và
lựa chọn mục đích sống.
Yếu tố bên ngoài:
• Gia đình và bạn bè: Sự ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè có thể tác động đến
việc một người lựa chọn mục tiêu. Họ có thể truyền cảm hứng, hỗ trợ hoặc tạo
áp lực để cá nhân theo đuổi một mục đích cụ thể.
• Môi trường xã hội và văn hóa: Các chuẩn mực xã hội, giá trị văn hóa và xu
hướng của thời đại cũng có thể ảnh hưởng đến mục đích sống của một người. Ví
dụ, một xã hội coi trọng thành công vật chất có thể khiến cá nhân đặt mục tiêu
trở nên giàu có.
• Cơ hội và thách thức: Những cơ hội và thách thức mà một người gặp phải trong
cuộc sống có thể thay đổi mục đích của họ. Ví dụ, một người có thể thay đổi mục
tiêu nghề nghiệp sau khi trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế.
• Giáo dục: Giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp cá nhân khám
phá bản thân, phát triển tư duy phản biện và nhận thức về các vấn đề xã hội, từ
đó góp phần hình thành mục đích sống.
• Tôn giáo và tín ngưỡng: Đối với một số người, tôn giáo và tín ngưỡng có thể
là nguồn gốc của mục đích sống, cung cấp cho họ một hệ thống giá trị và niềm
tin để hướng dẫn cuộc sống.
2.5. Phương tiện
Phương tiện là cách thức mà một người lựa chọn để đạt được mục tiêu đã đề ra. Phương
tiện này bao gồm phương pháp hành động và các công cụ được sử dụng trong quá trình
thực hiện hành động đó.
Để lựa chọn phương tiện phù hợp, cần phải:
• Phân tích các mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được là gì.
• Phân tích các yêu cầu để thỏa mãn mục tiêu: Xác định những điều kiện cần
có để đạt được mục tiêu.
• Phân tích các tiêu chí đánh giá: Thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả
của phương tiện được lựa chọn.
2.6. Hệ quả
Hệ quả của một hành động, dù là cố ý hay không, có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức
và mức độ khác nhau, cả về vật chất lẫn phi vật chất, có thể nhận thấy ngay lập tức hoặc
lâu dài về sau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ quả bao gồm:

6
• Cơ hội cho những hành vi (đạo đức hay phi đạo đức): Tình huống và điều
kiện cụ thể có thể tạo ra cơ hội để thực hiện hành vi đạo đức hoặc phi đạo đức,
ảnh hưởng đến kết quả của hành động.
• Biện pháp xử lý: Cách thức mà hành vi được xử lý, khen thưởng hoặc trừng
phạt, cũng ảnh hưởng đến hệ quả và tác động lâu dài của nó.
• Sự thay đổi của các chuẩn mực hành vi: Sự thay đổi trong các giá trị và quy
tắc xã hội có thể thay đổi cách nhìn nhận về một hành động và hệ quả của nó.
3. Các mối quan quan hệ trong đạo đức kinh doanh
3.1. Cáo giác

Các vấn đề đạo đức trong hành vi tố cáo liên quan đến mối quan hệ giữa người lao
động và người quản lý, và mở rộng ra là mối quan hệ giữa người lao động, doanh
nghiệp, xã hội và chính phủ.

Vấn đề cần xem xét


• Về triết lý, quan điểm
• Về quyền hạn, trách nhiệm
• Về nghĩa vụ
• Về lợi ích
Các quan điểm trong xử lý
• Quan điểm về "nghĩa vụ người làm thuê": hành vi cáo giác là trái với những cam
kết và vi phạm nghĩa vụ của người làm thuê
• Quan điểm về "lòng trung thành": cáo giác là yếu tố làm hỏng mối quan hệ tốt
đẹp giữa nhân viên bên trong tổ chức và giữa công ty với bên ngoài tổ chức.
• - Tính cách người lao động và vị trí công việc
3.2. Quyền đối với tài sản trí tuệ: Bí mật thương mại
Khái niệm
Bí mật thương mại: những thông tin được sử dụng trong quá trình tiên hành một công
việc kinh doanh, không được nhiêu người biết, có thể tạo ra cơ hội cho những người sở
hữu hay sử dụng chúng có được lợi thể so với các đối thủ cạnh tranh không biết hay
không sử dụng những thông tin này.
Đặc điểm
• Là một nhân tố của quá trình ra quyết định kinh doanh
• Là kết quả của những nghiên cứu có chủ đích
• Có khả năng tạo ra giá trị
• Không mất đi giá trị trong quá trình sử dụng, được biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau.
Vấn đề cần xem xét: quyền, quyền sở hữu, quyền sử dụng; bảo mật
Các quan điểm trong xử lý

7
• Quan điểm "Bí mật thương mại là một loại tài sản": coi đây là tài sản thuộc quyền
sở hữu của công ty, buộc người phát minh cam kết từ bỏ về mặt pháp lý quyền
sở hữu và quyền sử dụng
• Quan điểm "Nghĩa vụ bảo mật": buộc người phát minh không được tiết lộ thông
tin
• Phân tích hiện tượng - nguyên nhân - bản chất và mối quan hệ
3.3. Mối quan hệ trong sản xuất
3.3.1. An toàn lao động
Khái niệm: Là những vấn đề liên quan đến sự an toàn về sức khỏe và sinh mạng của
người lao động trong một môi trường làm việc cụ thể.
Đặc điểm:
• Tình trạng nguy hiểm hay có hại xuất hiện bất ngờ, thiệt hại được thể hiện cụ
thể, nguyên nhân hay yếu tố gây tai nạn có thể xác minh dễ dàng
• Bệnh nghề nghiệp chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, nguyên nhân và
những ảnh hưởng khó xác minh và thường rất phức tạp.
Vấn đề đạo đức về an toàn lao động
Các đối tượng hữu quan: chủ doanh nghiệp, người lao động, chính phủ.
Vấn đề cần xem xét
• Môi trường và điều kiện lao động
• Ai phải gánh chịu những gánh nặng liện quan đện sự an toàn của môi trường lao
động (chủ doanh nghiệp coi chi phí giảm và năng suất lợng là lại ích, người lao
động coi sự an toàn về tính mạng và sức khỏe là lợi ích)
Các quan điểm trong xử lý
• Quan điểm về “quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh”
• Quan điểm về “quyền được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm”
3.3.2. Kiểm tra giám sát người lao động
Khái niệm: Là một hoạt động thu thập thông tin bằng các biện pháp và kỹ thuật hiện
đại để giám sát người lao động trong quá trình lao động nhằm đảm bảo sự an toàn cho
hoạt động của công ty
Đặc điểm
• Thông tin có thể do người lao động tự nguyện cung cấp, hoặc do công ty thu thập
qua điều tra, xác minh.
• Thông tin có thể bị che giấu, sai lệch hoặc không đầy đủ
• Thông tin thu thập được có thể bị lợi dụng để sử dụng vào các mục đích khác
Vấn đề đạo đức
Các biện pháp kiểm tra, giám sát có xác đáng hay không về mặt pháp lý và đạo đức.
Người lao động có quyền giữ bí mật cá nhân, được tự chủ và tự do trong suy nghĩ và
hành động.

8
Công ty cần nắm thông tin cá nhân của người lao động liên quan đến việc thực hiện một
công việc cụ thể.
Vấn đề cần xem xét
• Sự đối lập về tính chất trong mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động
• Mối đe dọa về lợi ích của người lao động và quyền lực của người quản lý
Các quan điểm trong xử lý
• Quan điểm "bằng chứng về sự minh bạch"
• Quan điểm "an toàn tại nơi làm việc"
3.4. Quan hệ với khách hàng
3.4.1. Quảng cáo
Vấn đề đạo đức trong quảng cáo
mạnh nhất thường là trẻ em. Những tác động có chủ ý hoặc vô ý đối
Quảng củo sây sinh hưởng rất khác nhau đển các đối tượng; bị tác động
Vấn đề cần xem xét
• Lợi ích giữa người tiêu dùng và người sản xuất
• Cạnh tranh giành lợi thế giữa những người sản xuất
Các quan điểm trong xử lý
• Quan điểm "hậu quả ràng buộc"
• Quan điểm "mong muốn hợp lý"
• Quan điểm "thuyết phục lý trí"
• Quan điểm "quảng cáo lừa gạt"
3.4.2. An toàn sản phẩm
Khái niệm: Là một yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe và vật chất của người tiêu dùng
trong quá trình sử dụng, sự ràng buộc trách nhiệm đối với người sản xuất trước nhu cầu
cần được thỏa mãn và sự sống của con người
Đặc điểm:
• Việc đáp ứng của người sản xuất trong việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng
• Có thề nhận ra sau khi sản phẩm được tạo ra và dịch vụ đã hoàn tất
• Quyết định tiêu thụ sản phâm chủ yếu nằm trong tay người sản xuât, người tiêu
dùng luôn ở thê thụ động và không có khả năng tự vệ
Vấn đề đạo đức trong an toàn sản phẩm
Người sản xuất đưa ra các sản phẩm cạnh tranh ngang giá, nhưng với chất lượng không
đảm bảo và lừa gạt khách hàng.
Vấn đề cần xem xét
• Người sản xuất tìm cách cải tiến sản phẩm, cắt giảm chi phí
• Lợi ích và chất lượng sản phẩm đối với nhu cầu cần được thoa mãn

9
• Sự can thiệp của chính phủ thông qua những cơ chê giám sát và chuẩn mực pháp
lý tạo ra những ràng buộc đồi với doanh nghiệp.
Các quan điểm trong xử lý
• Quan điểm "nghĩa vụ cẩn thận"
• Quan điểm "trách nhiệm hợp đồng"
• Quan điểm trách nhiệm khắt khe"
3.5. Quan hệ với ngành: Cạnh tranh trung thực
Khái niệm: Đối xử bình đẳng, công bằng đối với các bên hữu quan, trong sáng, thật thà,
minh bạch.
Có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy cải tiến, phát triển sản phẩm, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ lợi ích người tiêu dùng.
Đặc điểm:
• Là những nguồn lực hay thông tin được thu thập chính thống hoặc không chính
thống
• Những lợi thế dùng để cạnh tranh gồm: các nguồn lực vật chất đặc biệt, những
phát minh, sáng chế về kỹ thuật công nghệ, tài sản trí tuệ khác, kỹ năng quản lý,
phương pháp và hệ thống tổ chức điều hành.
Vấn đề đạo đức trong cạnh tranh trung thực
Năng lực cạnh tranh có thể đạt được băng việc tự phát triển và qua việc sử dụng lại
thành tựu của người khác. Vấn đề đạo đức nảy sinh khi doanh nghiệp chiếm đoạt thành
quả của người khác để gây nguy hiểm cho chính chủ sở hữu đó.
Vấn đề cần xem xét
• Lợi ích của cá nhân hay doanh nghiệp có phát minh mới tạo ra lợi thế cạnh tranh
• Bản chất của sự lạm dụng hay chiếm đoạt lợi thế cạnh tranh của DN khác
Các quan điểm trong xử lý
• Quan điểm về "cạnh tranh trung thực"
4. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp
4.1. Xây dựng và củng cố niềm tin:
Đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác, nhân
viên và các bên liên quan khác.expand_more
Niềm tin là nền tảng cho các mối quan hệ bền vững, sự hợp tác lâu dài và thành công
trong kinh doanh.
4.2. Nâng cao hình ảnh và uy tín:
Doanh nghiệp có đạo đức thường được đánh giá cao bởi xã hội, thu hút được nhiều
khách hàng và đối tác tiềm năng.
Uy tín tốt giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, nhân lực và công
nghệ.

10
4.3. Tạo động lực và gắn kết nhân viên:
Một môi trường làm việc đề cao đạo đức tạo động lực cho nhân viên làm việc hăng say
và gắn bó với doanh nghiệp.
Nhân viên cảm thấy tự hào khi làm việc cho một công ty có uy tín và đóng góp tích cực
cho xã hội.
4.4. Giảm thiểu rủi ro:
Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý, rủi
ro về uy tín và các rủi ro khác có thể gây tổn thất lớn.
Đạo đức kinh doanh còn giúp doanh nghiệp dự đoán và phòng ngừa các khủng hoảng
tiềm ẩn.
4.5. Tăng cường khả năng cạnh tranh:
Doanh nghiệp có đạo đức thường có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, đặc biệt
là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp.
Đạo đức kinh doanh có thể là một yếu tố khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp.
4.6. Đảm bảo sự phát triển bền vững:
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu của chiến lược phát triển bền vững.
Doanh nghiệp có đạo đức sẽ cân bằng giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, đảm
bảo sự phát triển lâu dài và hài hòa.
5. Cách tiếp cận vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
5.1. Cách tiếp cận truyền thống:
• Quan điểm: Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông,
tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành.
• Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, tập trung vào hiệu quả kinh doanh.
• Nhược điểm: Bỏ qua các tác động xã hội và môi trường, có thể gây ra mâu thuẫn
với các bên liên quan và làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
5.2. Cách tiếp cận từ thiện:
• Quan điểm: Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng thông qua
các hoạt động từ thiện, tài trợ hoặc hỗ trợ các dự án xã hội.
• Ưu điểm: Tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, nâng cao uy tín, thể hiện sự quan tâm đến
cộng đồng.
• Nhược điểm: Tính bền vững thấp, phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp, không giải quyết được các vấn đề gốc rễ của xã hội.

11
5.3. Cách tiếp cận quản lý các bên liên quan:
• Quan điểm: Doanh nghiệp có trách nhiệm với tất cả các bên liên quan, bao gồm
nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng và môi trường.
• Ưu điểm: Tạo sự cân bằng giữa lợi ích của các bên, xây dựng mối quan hệ bền
vững, giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh.
• Nhược điểm: Khó khăn trong việc xác định và cân bằng lợi ích của các bên, đòi
hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực.
5.4. Cách tiếp cận phát triển bền vững:
• Quan điểm: Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển bền vững
của xã hội, cân bằng giữa ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường.
• Ưu điểm: Tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và xã hội, nâng cao uy tín và
khả năng cạnh tranh, thu hút nhân tài và đầu tư.
• Nhược điểm: Đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc về tư duy và cách thức hoạt động của
doanh nghiệp, cần có sự cam kết và đầu tư lâu dài.
5.5. Cách tiếp cận sáng tạo xã hội:
• Quan điểm: Doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình kinh doanh sáng tạo để
giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, đồng thời tạo ra lợi nhuận.
• Ưu điểm: Tạo ra tác động xã hội tích cực, nâng cao uy tín, thu hút khách hàng
và đối tác có cùng giá trị.
• Nhược điểm: Đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo, có thể gặp rủi ro về tài chính và thị
trường.
6. Các nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
6.1. Nghĩa vụ về kinh tế
Doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất
nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, công nghệ hiện đại nhằm
gia tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất, qua đó đem lại lợi ích cho người
dân và xã hội.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, góp phần vào ngân sách nhà nước để đầu tư cho
các lĩnh vực công cộng như giáo dục, y tế, hạ tầng,...
6.2. Nghĩa vụ pháp lý
Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, môi trường, lao động và các lĩnh
vực khác.
Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng bằng việc cung cấp thông tin minh bạch, chính xác về
sản phẩm/dịch vụ, bảo đảm quyền lợi và an toàn đối với người tiêu dùng.
Cạnh tranh công bằng, không tham gia vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
như bán phá giá, độc quyền và gian lận thương mại.

12
6.3. Nghĩa vụ đạo đức
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, đảm bảo môi trường lao động thân thiện,
bình đẳng, không phân biệt đối xử, thúc đẩy khả năng sáng tạo và công hiến của nhân
viên.
Bảo vệ lợi ích người lao động bằng việc chi trả tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội và
các khoản phúc lợi khác đôi với người lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Như
việc các doanh nghiệp áp dụng các chính sách phúc lợi như bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ
học tập cho con ôm nhân viên.
Công bố trung thực và minh bạch các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính, môi
trường và xã hội của doanh nghiệp.
6.4. Nghĩa vụ nhân văn
Hỗ trợ các hoạt động cộng đồng bằng cách tài trợ cho các tổ chức từ thiện, giáo dục, y
tế, văn hóa, thể thao,...
Bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các chương trình trồng cây gây rừng, xử lý
chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo,...
Đầu tư vào các dự án phát triển bền vững như nông nghiệp hữu cơ, năng lượng sạch,
du lịch sinh thái,...
7. Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Tăng cường hình ảnh, thương hiệu: Xây dựng hình ảnh tích cực, có trách nhiệm, thu
hút khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.
Thu hút và giữ chân nhân tài: Tạo môi trường làm việc tích cực, quan tâm đến nhân
viên, thu hút và giữ chân nhân tài.
Giảm thiểu rủi ro, tăng cường quản trị: Chủ động quản lý rủi ro ESG, giảm thiểu rủi
ro pháp lý, tài chính, uy tín và cải thiện quản trị nội bộ.
Mở rộng cơ hội kinh doanh: Tiếp cận thị trường mới, hợp tác với đối tác mới, phát
triển sản phẩm và dịch vụ mới, thu hút nhà đầu tư.
Đóng góp cho xã hội: Giải quyết các vấn đề xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền
vững của cộng đồng và xã hội.

13
CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1. Sự đan xen giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng lại có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh len lỏi vào mọi khía cạnh của trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và thúc đẩy
các hoạt động xã hội của doanh nghiệp.
Ý thức đạo đức và những giá trị đạo đức cốt lõi chính là kim chỉ nam cho hành vi ứng
xử có trách nhiệm của doanh nghiệp, thể hiện qua việc tuân thủ luật pháp, tôn trọng các
bên liên quan và hướng đến lợi ích chung của cộng đồng.
2. Vai trò chi phối của đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu đạo đức, là hiện thân của
những chuẩn mực đạo đức cao đẹp trong kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là đã thâm nhập sâu vào tất cả các tầng bậc của trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, nó trở thành sức mạnh, nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp. Đạo đức kinh doanh đóng vai trò chi phối trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
thể hiện qua ý thức đạo đức, sự thôi thúc nội tâm vươn lên cái thiện quy định các hành
vi.
Doanh nghiệp có đạo đức sẽ chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội một cách tự nguyện
và hiệu quả hơn, thay vì bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật hay áp lực từ bên
ngoài.
Đạo đức kinh doanh góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín, tạo dựng niềm
tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng, từ đó mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho
doanh nghiệp.
3. Hài hòa lợi ích và trách nhiệm
Doanh nghiệp, với bản chất là tổ chức kinh tế, cần hướng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi
nhuận phải được thu thập một cách hợp đạo đức và bền vững, gắn liền với trách nhiệm
xã hội.
Áp dụng đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp cân bằng hài hòa giữa lợi ích kinh tế
và trách nhiệm xã hội, tạo ra giá trị chung cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.
Việc đề cao đạo đức trong kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật
mà còn tạo dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, thu hút nhân tài và gia tăng lợi thế
cạnh tranh.
4. Quy tắc ứng xử riêng biệt
Doanh nghiệp cần có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức riêng biệt để điều chỉnh hành
vi kinh doanh, cao hơn so với các quy định pháp luật thông thường.
Đạo đức kinh doanh bao hàm phạm vi rộng lớn hơn trách nhiệm xã hội, bao gồm cả
những hành vi ứng xử nội bộ,văn hóa doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

14
Áp dụng đạo đức kinh doanh một cách hiệu quả đòi hỏi sự cam kết từ ban lãnh đạo, sự
đồng lòng của đội ngũ nhân viên và sự giám sát chặt chẽ từ các bên liên quan.
5. Kết luận
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hai khái niệm có mối
quan hệ mật thiết,bổ sung cho nhau .Doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ chủ động
thực hiện trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả, từ đó mang lại lợi ích bền vững cho
bản thân và cho cộng đồng.

15
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1. Việt Nam
1.1. Tích cực
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, nhận thức về tầm quan trọng của
đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ngày càng được nâng cao.
Các doanh nghiệp hình thành được văn hóa tốt, có đạo đức kinh doanh, cam kết tôn
trọng quyền con người và gây dựng được thương hiệu cho chính mình. Nhiều doanh
nghiệp xây dựng chiến lược phát triển gắn với đạo đức kinh doanh, đề cao văn hóa
doanh nghiệp, đề cao phát triển bền vững, tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường và
minh bạch với cộng đồng. Các khóa đào tạo về đạo đức kinh doanh được tổ chức thường
xuyên cho cán bộ, nhân viên; các giải thưởng, chương trình tôn vinh doanh nghiệp uy
tín, có đạo đức kinh doanh được triển khai
Bên cạnh đó, vì mục tiêu phát triển bền vững thì các doanh nghiệp cũng luôn tích cực
tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, an sinh xã hội và thực hiện tốt vấn đề bình
đẳng trong lao động, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Mặt khác, hệ thống pháp luật và cơ chế giám sát cũng đã được tăng cường, góp phần
hạn chế vi phạm đạo đức kinh doanh. Ông Phạm Tấn Công đã nêu cảm nhận về Nghị
quyết số 41-NQ/TW rằng “Đảng rất quyết tâm, kiên định phát triển đội ngũ doanh nhân
doanh nghiệp Việt Nam”.
VD: Unilever thực hiện nhiều hoạt động vì phụ nữ và trẻ em: Chiến dịch “Gieo
yêu thương, ươm mầm hạnh phúc”, Chương trình “Nâng cao chất lượng cuộc
sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khoẻ”, cam kết
tôn trọng quyền lợi của người lao động .
Vinamilk thể hiện cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội thông qua
các hoạt động như: gây Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam nhằm hỗ trợ trẻ em khó
khăn, Chiến dịch "Một triệu cây xanh" bảo vệ môi trường, và phát triển dòng sản
phẩm sữa Organic không biến đổi gen, không chứa hormone tăng trưởng, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch và an toàn.
Các tập đoàn lớn như Samsung, Toyota và Ford thể hiện sự tôn trọng quyền lợi
của khách hàng bằng cách sẵn sàng thu hồi sản phẩm lỗi, bồi thường thiệt hại và
đưa ra lời xin lỗi chân thành.
1.2. Tiêu cực
Việt Nam đang trong giai đoạn nỗ lực nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cơ chế thị trường và thể chế xã hội còn nhiều bất
cập, dẫn đến những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật và hành lang pháp lý cho hoạt
động kinh doanh. Bên cạnh đó, ý thức đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của
một số doanh nghiệp còn hạn chế, coi trọng lợi nhuận trước mắt, thiếu trách nhiệm với
cộng đồng đã tạo kẽ hở cho những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Tình trạng này
tồn tại một phần do xã hội và pháp luật chưa đủ mạnh mẽ trong việc lên án và trừng
phạt các hành vi kinh doanh phi đạo đức. Thực tế cho thấy, việc vi phạm đạo đức đôi

16
khi lại mang lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp.Những hành vi trái pháp luật
trong kinh doanh như: Sản xuất hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh, trốn
thuế, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm hại môi trường.
VD: Ngày 12/6, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố
bị can, lệnh khám xét đối với Trần Thị Ng. (sinh năm 1982), trú tại xã Đại Trạch,
huyện Bố Trạch, Quảng Bình, Giám đốc một công ty truyền thông và công nghệ
về tội trốn thuế quy định tại khoản 3, điều 200, Bộ luật Hình sự.
Nạn hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ được ông Phạm Minh Tuân, Phó phòng
Nghiệp vụ 3 (Tổng cục QLTT) thông tin, riêng quý I/2024, lực lượng QLTT thực
hiện kiểm tra, xử lý 31 vụ vi phạm về hàng giả, 1.702 vụ vi phạm về không rõ
nguồn gốc xuất xứ, 1.058 vụ vi phạm về sở hữu công nghiệp, số tiền xử phạt trên
38 tỷ đồng.
Qua ghi nhận của phóng viên đài PTTH Hưng Yên trong buổi sáng ngày 19/3
tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý từ Công ty TNHH Trang phục thể thao
EDON Việt Nam ra hệ thống thoát nước mưa của Khu Công nghiệp dệt may Phố
Nối B vẫn tái diễn; chưa được ngăn chặn triệt để, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
2. Vingroup
Nét đẹp văn hóa doanh nghiệp: Là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất
Việt Nam, Vingroup không chỉ ghi dấu ấn bởi những thành tựu vang dội về mặt kinh tế
mà còn bởi cam kết mạnh mẽ về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Những giá
trị cốt lõi được đề cao tại Vingroup như: Nhân hòa, Chất lượng, Đổi mới, Liên kết đã
được hiện thực hóa trong từng chiến lược, hành động, tạo nên một nét đẹp văn hóa
doanh nghiệp đặc trưng, được cộng đồng tin tưởng và trân trọng.
Tầm nhìn: Vươn lên trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, tạo dựng
uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và
dịch vụ ưu việt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt và nâng tầm
vị thế của Việt Nam trên trường thế giới.
Sứ mệnh: "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt" - Lời thề nguyện thể hiện
trách nhiệm và cam kết cao cả của Vingroup đối với cộng đồng.
Giá trị cốt lõi:
• TÍN: Nền tảng đạo đức vững chắc, lấy chữ tín làm kim chỉ nam cho mọi hành
động.
• TÂM: Kinh doanh bằng tâm huyết, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, đề cao
đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội.
• TRÍ: Khuyến khích sáng tạo, đổi mới, không ngừng học hỏi và ứng dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh.
• TỐC: Nhanh nhạy, quyết đoán, hành động hiệu quả trong từng thời điểm để nắm
bắt cơ hội và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
• TINH: Xây dựng đội ngũ nhân sự tinh gọn, chuyên nghiệp, mỗi cá nhân đều là
nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình.

17
• NHÂN: Đề cao tinh thần nhân văn, xây dựng môi trường làm việc nhân ái, tạo
điều kiện cho cán bộ nhân viên phát triển toàn diện.
2.1. Tích cực
2.1.1. Đạo đức trong kinh doanh:
a. Trung thực và minh bạch
Trong sản xuất:
VinFast đã minh bạch hóa quy trình sản xuất xe điện của mình, từ việc lựa chọn nguyên
liệu đầu vào, quy trình lắp ráp, kiểm tra chất lượng cho đến việc xử lý chất thải thông
qua các kênh truyền thông chính thức. Người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn
gốc, quy trình sản xuất và chứng nhận chất lượng của sản phẩm nông sản VinEco bằng
cách quét mã QR trên bao bì. Đối với các sản phẩm công nghệ, khách hàng có thể tra
cứu thông tin tương tự trên website của VinFast..
Vinfast cam kết lựa chọn các công ty hàng đầu của ngành công nghiệp thiết kế và chế
tạo các dây chuyền sản xuất – máy móc thiết bị ô tô từ châu u, chủ yếu là từ CHLB
Đức.Nhà máy VinFast không chỉ đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp ô tô mà còn ứng dụng công nghệ số hóa đầu tiên tại Đông Nam Á.
Trong tài chính:
Báo cáo thường niên của Vingroup không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình
tài chính của tập đoàn mà còn trình bày rõ ràng về chiến lược phát triển, các dự án đầu
tư và các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Vingroup công khai thông tin về các khoản vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài
nước, cũng như các dự án đầu tư lớn mà tập đoàn đang thực hiện.

Hình 1: Các bản báo cáo thường niên

18
Trong những mối quan hệ:
Vingroup tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên để các cổ đông có thể thảo luận
công khai về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đặt câu hỏi
và đưa ra ý kiến đóng góp. Thông tin này được công bố trên trang thông tin điện tử của
Tập đoàn Vingroup ở mục Quan hệ cổ đông/ Công bố thông tin/ Đại hội đồng cổ đông
Vingroup đã ký hợp đồng với nhà thiết kế Pininfarina và mua lại bản quyền sở hữu trí
tuệ từ BMW nhằm mục đích phát triển và sản xuất ô tô VinFast. Doanh nghiệp đã thực
hiện đúng các cam kết về việc trả phí bản quyền, sử dụng công nghệ và tuân thủ các
tiêu chuẩn chất lượng của BMW như đã thoả thuận ban đầu.

Hình 2: Chiếc xe mang đặc điểm “Bản sắc Việt – Thiết kế Ý – Kỹ thuật Đức -
Tiêu chuẩn quốc tế”

Khác:
Bên cạnh báo cáo tài chính, Vingroup còn công bố các báo cáo khác như báo cáo phát
triển bền vững, báo cáo quản trị công ty, báo cáo thường niên,... trên trang thông tin
điện tử chính thức của tập đoàn. Các báo cáo này cung cấp thông tin toàn diện về các
hoạt động khác của Vingroup, bao gồm trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, quản trị
doanh nghiệp,... nhằm đảm bảo tính minh bạch và cung cấp thông tin đầy đủ cho các
bên liên quan.
b. Tôn trọng quyền con người:
Đối với người tiêu dùng:
Vingroup đặt quyền lợi khách hàng làm trọng tâm thông qua các chính sách bảo hành,
đổi trả minh bạch và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. Thông tin về sản phẩm và
dịch vụ được cung cấp đầy đủ, bao gồm cả ưu và nhược điểm, nhằm hỗ trợ khách hàng
đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

19
Đồng thời, Vingroup cũng cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của khách hàng,
đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu. Ví dụ: Chính sách bảo mật
của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Hình 3: Minh chứng là tập đoàn Vingroup trở thành 1 trong


34 công ty đạt xác thực bảo mật “FIDO2” toàn cầu.

Đối với nhân viên: Vingroup đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh và tuân thủ
các quy định về an toàn lao động, trả lương công bằng, thưởng theo hiệu quả công việc
và cung cấp các chế độ phúc lợi tốt cho nhân viên. Nhân viên được khuyến khích và tạo
điều kiện để không ngừng phát triển năng lực chuyên môn, đồng thời có cơ hội thăng
tiến dựa trên thành tích và đóng góp cá nhân.
Ví dụ: Các nhà máy của VinFast được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao
động và ứng dụng robot thông minh trong các công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm
nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó,
nhân viên Vingroup được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp và các chế độ phúc lợi khác theo quy định của pháp luật.
Đối với đối tác: Vingroup luôn thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đã ký kết trong
hợp đồng, từ việc thanh toán đúng hạn, giao hàng đúng tiến độ đến việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, việc tôn trọng và bảo vệ bí mật kinh doanh của
đối tác, không tiết lộ thông tin mật cho bên thứ ba cũng được chú trọng. Tập đoàn không
tìm cách lách luật hoặc lợi dụng các kẽ hở trong hợp đồng để trục lợi.
Ví dụ: Trong hợp đồng hợp tác với BMW, Vingroup đã tuân thủ các điều khoản
về chuyển giao công nghệ, đầu tư và chia sẻ lợi nhuận một cách nghiêm túc.
c. Tuân thủ pháp luật:
Về thuế: Vingroup luôn chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với nhà nước, thể
hiện qua việc liên tục nằm trong nhóm doanh nghiệp đóng góp ngân sách lớn nhất Việt
Nam. Vingroup được vinh danh top 30 doanh nghiệp nộp thuế giai đoạn 1990 - 2020
Về lao động: Vingroup tuân thủ đầy đủ các quy định về luật lao động, đảm bảo quyền
lợi của người lao động. Không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và tạo môi
trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động. Vingroup đã xây dựng và triển
khai hệ thống quản lý an toàn lao động theo tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001:2007.

20
Về môi trường: Đầu tư chiến lược vào các dự án năng lượng tái tạo trọng điểm, bao
gồm điện mặt trời và điện gió. Những nỗ lực này không chỉ góp phần giảm thiểu đáng
kể lượng khí thải carbon mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
tại Việt Nam.
Về cạnh tranh:
Cạnh tranh lành mạnh, không tham gia vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
như bán phá giá, thỏa thuận độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức khác, không sao chép, sử
dụng trái phép các sản phẩm, công nghệ, thương hiệu của người khác. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp cũng tự đăng ký bảo hộ thương hiệu VinFast, Vinhomes, Vinpearl,... để
bảo vệ các thương hiệu của mình khỏi bị xâm phạm
d. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ:
Chủ trương “Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài
lòng cho khách hàng ở mức độ cao nhất”
Vinhomes Smart City được vinh danh với hai giải thưởng “Dự án phức hợp tốt nhất
Việt Nam” và “Dự án phát triển nhà ở bền vững nhất Việt Nam” đầy danh giá
VinFast đã được vinh danh với giải thưởng "Hãng xe mới có cam kết cao về an toàn"
tại Chương trình Đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP), khẳng định
nỗ lực không ngừng của hãng trong việc đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.

Hình 4: Vinhomes Smart City Hình 5: Chương trình Đánh giá xe mới khu vực
Đông Nam Á (ASEAN NCAP)

2.1.2. Trách nhiệm xã hội:


a. Kinh tế: Vingroup đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động tài chính,
cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ tới cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động:
• Năm 2022, Vingroup, tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam với
hơn 55.000 nhân sự trong nước và quốc tế, đã được vinh danh trong Top 10 Nơi
làm việc tốt nhất Việt Nam và Top 50 Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất.
Đóng góp vào GDP:
• Khoảng 1,6% GDP năm 2023 của tập đoàn đa ngành Vingroup đóng vai trò quan
trọng vì đã góp phần thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam

21
Đầu tư cơ sở hạ tầng:
• Vingroup đã xây dựng nhiều khu đô thị lớn như Vinhomes Ocean Park,
Vinhomes Smart City, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nâng cao chất lượng
sống.
• Vinhomes, thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam chuyên phát triển,
chuyển nhượng và vận hành các dự án nhà ở phức hợp phân khúc trung và cao
cấp, đã khẳng định vị thế quốc tế khi được vinh danh trong Top 20 Thương hiệu
Bất động sản Giá trị nhất Thế giới tại lễ trao giải của Brand Finance vào ngày
15/8/2023.
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh:
• Vingroup không ngừng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và
đổi mới sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, qua đó đóng
góp tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
trên trường quốc tế.
• Trước khi VinFast ra đời, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chủ yếu dựa vào xe
nhập khẩu, hoạt động lắp ráp trong nước còn nhiều hạn chế và chưa phát triển
mạnh về công nghiệp phụ trợ.
• Với 94 công trình nghiên cứu được công bố tại các hội thảo AI hàng đầu thế giới
chỉ trong 3 năm, VinAI trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lọt Top 20
công ty dẫn đầu trên “đường đua” Trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
• Báo cáo thường niên năm 2022 cho biết, Vingroup năm thứ năm liên tiếp nằm
trong 300 Doanh nghiệp lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất châu Á ( theo danh
sách Asia 300 của Nikkei Asia )
b. Pháp lý:
Kinh doanh: Vingroup luôn đảm bảo hoạt động của mình phù hợp với các quy định của
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và các luật liên quan khác. Doanh
nghiệp cũng công bố báo cáo tài chính kiểm toán độc lập, đảm bảo tính minh bạch và
chính xác của thông tin hàng năm
Nhân sự: Vingroup cam kết tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động, đảm bảo quyền
lợi của người lao động về chính sách BHXH, BHYT, tiền lương, giờ làm việc, điều
kiện làm việc an toàn và các chế độ phúc lợi khác.
Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng thuế:
• Báo cáo tài chính năm 2021 của Vingroup cho thấy tập đoàn và các công ty con
đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước với tổng số tiền thuế lên tới 26.213
tỷ đồng, củng cố vị thế là một trong những doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt
Nam.
• Theo thống kê giai đoạn từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn
đa ngành này đã nộp hơn 127.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước
Bảo vệ khách hàng:
• Các sản phẩm của Vingroup đều được kiểm định chất lượng và được bảo hành
theo quy định. Tập đoàn cũng có hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp,
sẵn sàng giải đáp thắc mắc và xử lý khiếu nại của khách hàng, đảm bảo các quyền

22
lợi liên quan đến bảo hành, đổi trả và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó,
Vingroup cũng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo mật thông tin các nhân
của khách hàng.
• Với phương châm "Lấy khách hàng làm trọng tâm", Vingroup định hướng mọi
hoạt động của công ty và nhân viên hướng tới mục tiêu tối thượng là thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Mỗi quyết định và hành động đều được xem xét kỹ
lưỡng từ góc độ của khách hàng, đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất và đáp
ứng mọi kỳ vọng.
c. Môi trường:
Các dự án bất động sản của Vingroup như Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean
Park đều được thiết kế theo tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi
trường. VinFast sử dụng công nghệ sản xuất xe điện tiên tiến, góp phần giảm thiểu khí
thải và bảo vệ môi trường. Vinpearl vinh dự được nhận Giải thưởng Môi trường Việt
Nam 2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Năm 2022, dự án trồng rừng Phủ xanh tương lai Vinfast chính thức được bắt đầu
Năm 2023, quỹ “Vì Tương lai xanh” được ra đời với sứ mệnh góp phần vào mục tiêu
không phát thải vào năm 2050 của Chính phủ
d. Nhân văn:
Y tế:
• Vinmec được trao giải thưởng Bệnh viện Việt Nam tiến bộ nhất với dự án
“Vinmec Rising 2018: Phương pháp tiếp cận mới nhằm nâng cao sự tham gia
của nhân viên vào hoạt động sáng tạo, đổi mới và cải tiến chất lượng” và Giải
thưởng An toàn người bệnh với “Chương trình giảm thiểu sai sót thuốc ở Bệnh
viện Vinmec Times City”
• “Ngay từ đợt dịch COVID-19 đầu tiên, khi biết ngành Y tế gặp khó khăn về test
xét nghiệm, Tập đoàn Vingroup đã liên hệ và tiến hành hỗ trợ ngay test để phục
vụ nhu cầu xét nghiệm nhanh phòng, chống dịch ở các địa phương, góp phần
nâng cao năng lực xét nghiệm của các địa phương…” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh
Long
• Bên cạnh đó, Vingroup cũng đóng góp hàng trăm tỷ đồng, cung cấp trang thiết
bị y tế, xây dựng bệnh viện dã chiến và hỗ trợ tiêm vaccine cho người dân.
Giáo dục: Hàng năm, Vingroup trao hàng ngàn suất học bổng toàn phần và bán phần
cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập. Xây dựng thư viện và tặng
sách cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa, giúp trẻ em có cơ hội tiếp cận với tri thức.
Hoạt động từ thiện: Vingroup thành lập Quỹ Thiện Tâm với mục đích hỗ trợ các hoạt
động văn hoá - giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, hỗ trợ kinh tế và an sinh - xã
hội. Quỹ Thiện Tâm đã cam kết ủng hộ 320 tỷ đồng cho Quỹ An sinh xã hội và Quỹ Vì
người nghèo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì “Cả nước chung
tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Quỹ cũng kịp thời hỗ trợ cho đồng
bào miền Trung khi có thiên tai, lũ lụt. Vingroup cũng thường xuyên tổ chức các chương
trình tình nguyện, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người nghèo, nạn nhân thiên tai,...

23
2.2. Tiêu cực
A. Vấn đề thu hồi đất đai
Vấn đề thu hồi đất đai của Tập đoàn Vingroup (Vingroup) là một chủ đề thu hút nhiều
sự quan tâm và tranh luận trong dư luận xã hội Việt Nam. Lý do là vì nó liên quan đến
nhiều khía cạnh phức tạp, bao gồm quyền lợi của người dân, sự phát triển kinh tế, và
trách nhiệm của doanh nghiệp.
a. Những tranh luận
Vấn đề thu hồi đất đai của Vingroup đã vấp phải nhiều tranh luận, tập trung vào các vấn
đề sau:
• Giá đền bù: Một số người dân cho rằng giá đền bù mà Vingroup đưa ra không
thỏa đáng, thấp hơn giá thị trường và không đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn
định sau khi di dời.
• Quy trình giải phóng mặt bằng: Một số người dân cho rằng quy trình giải
phóng mặt bằng của Vingroup thiếu minh bạch, thiếu sự tham gia đầy đủ của
người dân, và có trường hợp sử dụng các biện pháp cưỡng bức.
• Tác động môi trường: Một số người dân lo ngại về tác động môi trường của
các dự án của Vingroup, đặc biệt là các dự án ven biển và ven sông.
• Lợi ích của dự án: Một số người dân cho rằng họ không được hưởng lợi trực
tiếp từ các dự án của Vingroup, trong khi phải chịu ảnh hưởng tiêu cực về môi
trường và cuộc sống.
b. Trường hợp thực tế
Dự án Khu đô thị Vinhomes Riverside Hải Phòng
• Vấn đề:
o Quy trình thu hồi đất đai được cho là thiếu minh bạch, không đầy đủ thông
tin, dẫn đến khiếu nại của người dân.
o Mức đền bù thấp hơn so với giá thị trường, khiến người dân không đồng
ý.
o Việc di dời, tái định cư gặp nhiều khó khăn do thiếu sự hỗ trợ thỏa đáng
từ phía doanh nghiệp.
• Tác động:
o Gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.
o Doanh nghiệp uy tín bị ảnh hưởng.
o Dự án chậm trễ thi công do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
c. Quan điểm của Vingroup:
Vingroup khẳng định rằng họ đã thực hiện thu hồi đất đai theo đúng quy định của pháp
luật và đã bồi thường thỏa đáng cho người dân. Vingroup cũng cho biết các dự án của
họ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, bao gồm tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển
kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

24
B. Vấn đề về môi trường
a. Những tranh luận
Dự án bất động sản: Việc phát triển các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án quy
mô lớn, có thể dẫn đến:
o Mất rừng và đa dạng sinh học: Việc san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ
tầng có thể phá hủy rừng, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường sống của
các loài động thực vật.
o Ô nhiễm môi trường: Hoạt động xây dựng có thể gây ra bụi bẩn, tiếng ồn,
và ô nhiễm nguồn nước.
o Áp lực lên hệ thống hạ tầng: Việc gia tăng dân số tại các khu đô thị mới có
thể gây áp lực lên hệ thống xử lý nước thải, rác thải, và giao thông.
Dự án du lịch: Hoạt động du lịch có thể dẫn đến:
o Ô nhiễm môi trường: Khách du lịch có thể thải rác bừa bãi, sử dụng nước
và năng lượng quá mức, và gây ra tiếng ồn.
o Hủy hoại cảnh quan thiên nhiên: Việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khách
sạn có thể phá hủy cảnh quan thiên nhiên và bờ biển.
o Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên: Việc sử dụng các dịch vụ du
lịch như lặn biển, lặn ngắm san hô có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái
biển.
Hoạt động sản xuất: Hoạt động sản xuất của Vingroup, đặc biệt là trong lĩnh vực công
nghiệp, có thể dẫn đến:
o Ô nhiễm nguồn nước: Nước thải công nghiệp có thể chứa các chất độc hại
ảnh hưởng đến nguồn nước và hệ sinh thái.
o Ô nhiễm không khí: Khí thải từ các nhà máy có thể gây ra ô nhiễm không
khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
o Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Hoạt động sản xuất có thể sử dụng nhiều
tài nguyên thiên nhiên như nước, khoáng sản, và năng lượng.
b. Trường hợp thực tế
Dự án Vinpearl Resort Nha Trang
• Vấn đề:
o Dự án bị tố cáo lấn biển, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
o Người dân địa phương mất đi nguồn thu nhập từ khai thác hải sản.
o Gây ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng và du lịch.
• Tác động:
o Gây tổn hại đến môi trường biển, ảnh hưởng đến du lịch và khai thác hải
sản.
o Mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người dân địa phương.

25
o Hình ảnh của Vingroup bị ảnh hưởng tiêu cực.
c. Những nỗ lực bảo vệ môi trường của Vingroup:
Vingroup cũng đã có một số nỗ lực để bảo vệ môi trường, bao gồm:
• Sử dụng năng lượng tái tạo: Vingroup đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại một
số dự án và nhà máy.
• Tiết kiệm năng lượng: Vingroup áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng
trong các tòa nhà và cơ sở sản xuất.
• Quản lý chất thải: Vingroup thực hiện phân loại rác thải và tái chế rác thải.
• Trồng cây xanh: Vingroup trồng cây xanh tại các dự án và khu đô thị.
• Nâng cao nhận thức về môi trường: Vingroup tổ chức các chương trình giáo
dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ nhân viên và cộng đồng.
C. Tranh cãi về giá cả
a. Những tranh luận
• Giá cao: Một số người cho rằng giá cả của các sản phẩm và dịch vụ do Vingroup
cung cấp cao hơn so với thị trường chung. Ví dụ, giá nhà ở tại các dự án của
Vingroup thường cao hơn so với các dự án khác cùng khu vực. Giá dịch vụ tại
các Vincom Retail, Vinmec, Vinpearl cũng được cho là cao hơn so với các đối
thủ cạnh tranh.
• Chiến lược kinh doanh: Một số ý kiến cho rằng Vingroup áp dụng chiến lược
"hớt váng" trên thị trường, tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp với mức
giá cao. Chiến lược này giúp Vingroup thu được lợi nhuận cao nhưng cũng khiến
cho các sản phẩm và dịch vụ của Vingroup trở nên xa vời với phần lớn người
dân.
b. Trường hợp thực tế
Dự án Vincom Ocean Park Hà Nội:
• Vấn đề:
o Mức giá căn hộ cao, không phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.
o Gây áp lực lên giá nhà đất khu vực lân cận.
o Hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng ùn tắc.
• Tác động:
o Gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận nhà ở.
o Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân khu vực.
o Gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
c. Ảnh hưởng của tranh cãi về giá cả:
Tranh cãi về giá cả của Vingroup có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của tập
đoàn và có thể khiến cho Vingroup mất đi một số khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên,
Vingroup cũng có thể tận dụng những tranh cãi này để củng cố vị thế của mình trên thị

26
trường và thu hút những khách hàng sẵn sàng chi trả cao cho chất lượng sản phẩm và
dịch vụ tốt.
Kết luận:
Tranh cãi về giá cả của Vingroup là một vấn đề phức tạp và không có câu trả lời đơn
giản. Vingroup cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và áp dụng các
giải pháp phù hợp để đảm bảo lợi nhuận của tập đoàn đồng thời đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Lưu ý:
• Vấn đề giá cả là một vấn đề nhạy cảm và có thể gây ra nhiều tranh luận.
• Cần có thêm nhiều thông tin để có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của
tranh cãi về giá cả đối với Vingroup.

27
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Vấn đề đền bù đất đai sở hữu
Cần nhìn nhận rằng, việc thu hồi đất đai để phát triển kinh tế là cần thiết. Tuy nhiên,
doanh nghiệp cần thực hiện quy trình thu hồi đất đai một cách minh bạch, tuân thủ pháp
luật và đảm bảo quyền lợi của người dân. Chính quyền địa phương cũng cần tăng cường
công tác giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo tính công bằng và an ninh trật
tự xã hội.
Ngoài ra, Vingroup cũng cần có những giải pháp hỗ trợ người dân bị thu hồi đất một
cách hiệu quả hơn, như:
• Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về dự án và quy trình thu hồi đất đai.
• Bồi thường thỏa đáng cho người dân dựa trên giá trị thực tế của đất đai và tài sản
gắn liền với đất.
• Hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân một cách hiệu quả.
• Bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng địa phương.
Để giải quyết những tranh luận và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Một số giải pháp có
thể được xem xét bao gồm:
• Cải thiện quy trình thu hồi đất đai: Nâng cao tính minh bạch, đảm bảo sự tham
gia đầy đủ của người dân và có cơ chế giám sát chặt chẽ.
• Hoàn thiện chính sách bồi thường: Đảm bảo giá đền bù thỏa đáng, phản ánh
đúng giá thị trường và hỗ trợ người dân tái định cư một cách hiệu quả.
• Tăng cường đối thoại và giải quyết khiếu nại: Tạo kênh thông tin để người
dân có thể phản ánh ý kiến và giải quyết khiếu nại một cách kịp thời.
• Đảm bảo tính bền vững của dự án: Đánh giá kỹ lưỡng tác động môi trường và
có biện pháp giảm thiểu tối đa.
Vấn đề thu hồi đất đai của Vingroup là một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự giải quyết thấu
đáo và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Việc tìm kiếm giải pháp phù hợp
sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quyền lợi chính đáng của
người dân.
Chỉ khi giải quyết được những mâu thuẫn và tranh cãi trong vấn đề thu hồi đất đai,
Vingroup mới có thể tạo dựng được hình ảnh một doanh nghiệp uy tín, có trách nhiệm
và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Vấn đề thu hồi đất đai là một vấn đề nhạy cảm và có thể gây ra nhiều tranh
2. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Nỗ lực bảo vệ môi trường của Vingroup là đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc
cần làm để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trường.
Vingroup cần tiếp tục đầu tư vào các công nghệ xanh, áp dụng các biện pháp bảo vệ
môi trường hiệu quả hơn, và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường.

28
Để giải quyết vấn đề môi trường của Vingroup, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
Vingroup, chính quyền, và cộng đồng. Vingroup cần tiếp tục đầu tư vào các công nghệ
xanh và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Chính quyền cần có
các chính sách và quy định chặt chẽ hơn về bảo vệ môi trường. Cộng đồng cần nâng
cao ý thức về bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Vấn đề giá cả
Vấn đề tranh cãi giá cả của Vingroup là một vấn đề phức tạp và không có giải pháp đơn
giản. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Vingroup, chính quyền
và người tiêu dùng. Dưới đây là một số giải pháp tiềm năng:
3.1. Về phía Vingroup:
Cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ: Vingroup nên cung cấp đa dạng sản phẩm
và dịch vụ với mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng.
Ví dụ, Vingroup có thể phát triển các dự án nhà ở giá rẻ, các khu du lịch bình dân, hay
các siêu thị mini Vinmart+.
Triển khai các chương trình khuyến mãi: Vingroup nên triển khai các chương trình
khuyến mãi thường xuyên để thu hút khách hàng. Các chương trình khuyến mãi có thể
áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Vingroup, như bất động sản, du lịch,
bán lẻ, y tế, v.v.
Tăng cường truyền thông: Vingroup cần tăng cường truyền thông để giải thích về giá
cả của các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời nhấn mạnh vào chất lượng và giá trị mà
Vingroup mang lại cho khách hàng. Vingroup có thể sử dụng các kênh truyền thông
như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, v.v. để truyền tải thông điệp của mình đến khách
hàng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động: Vingroup cần nâng cao hiệu quả hoạt động để giảm
thiểu chi phí sản xuất và kinh doanh. Điều này sẽ giúp Vingroup hạ giá thành sản phẩm
và dịch vụ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia vào các chương trình an sinh xã hội: Vingroup có thể tham gia vào các
chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ người nghèo và người có thu nhập thấp. Ví dụ,
Vingroup có thể xây dựng nhà ở giá rẻ cho người nghèo, cung cấp dịch vụ y tế miễn
phí cho người có thu nhập thấp, v.v.
3.2. Về phía chính quyền:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Chính quyền cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá
cả để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Ví dụ, chính quyền cần ban
hành các quy định về giá trần, giá sàn cho một số sản phẩm và dịch vụ thiết yếu.
Tăng cường kiểm tra và giám sát: Chính quyền cần tăng cường kiểm tra và giám sát
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm cả Vingroup, để đảm bảo tuân
thủ pháp luật về giá cả.
Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất: Chính quyền cần hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển sản xuất để giảm thiểu chi phí sản xuất và kinh doanh. Ví dụ, chính

29
quyền có thể cung cấp các ưu đãi về thuế, phí, đất đai cho các doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất.
3.3. Về phía người tiêu dùng:
Nâng cao nhận thức về giá trị sản phẩm và dịch vụ: Người tiêu dùng cần nâng cao
nhận thức về giá trị sản phẩm và dịch vụ, thay vì chỉ tập trung vào giá cả. Khi mua sắm,
người tiêu dùng cần cân nhắc các yếu tố như chất lượng, thương hiệu, dịch vụ khách
hàng, v.v. để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính
của mình.
Sử dụng thông tin một cách thông minh: Người tiêu dùng cần sử dụng thông tin một
cách thông minh để so sánh giá cả của các sản phẩm và dịch vụ khác nhau trước khi
mua sắm. Người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin trên các trang web so sánh giá
cả, các diễn đàn mua sắm trực tuyến, v.v.
Hỗ trợ các doanh nghiệp có trách nhiệm: Người tiêu dùng nên hỗ trợ các doanh
nghiệp có trách nhiệm, có chính sách giá cả hợp lý và minh bạch. Người tiêu dùng có
thể lựa chọn mua sắm sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp này để khuyến khích
họ tiếp tục hoạt động theo hướng tích cực.
3.4. Kết luận:
Vấn đề tranh cãi giá cả của Vingroup là một vấn đề cần được giải quyết một cách thấu
đáo để đảm bảo lợi ích của cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Giải pháp cho
vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Vingroup, chính quyền và người tiêu dùng.
Các giải pháp tiềm năng bao gồm cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ, triển khai các
chương trình khuyến mãi, tăng cường truyền thông, nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, tăng cường kiểm tra và giám sát.

30
KẾT LUẬN
Vingroup là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam không chỉ về khía
cạnh kinh doanh hiệu quả mà còn về cam kết đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã
hội. Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng của Vingroup, chúng ta có thể thấy
rằng công ty không chỉ tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà còn chú trọng đến
việc góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động này, Vingroup có thể cần
đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh quốc tế và tăng cường minh
bạch trong hoạt động doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội cần phải
được tích cực hóa và hiệu quả hơn thông qua việc liên kết với các tổ chức chính phủ,
xã hội dân sự và các đối tác chiến lược.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong Marketing Trường Đại học
Tài Chính – Marketing
Báo điện tử Đại biểu nhân dân. (2020, October 5). Vinh danh 30 doanh nghiệp nộp
thuế tiêu biểu. Thị trường. Retrieved July 1, 2024, from
https://daibieunhandan.vn/Kinh-te-phat-trien/Vinh-danh-30-doanh-nghiep-nop-thue-tieu-
bieu-i252812/
Báo điện tử Đại biểu Nhân dân. (2022, July 23). VinAI - Lực đẩy đưa Việt Nam trỗi
dậy trên bản đồ nghiên cứu AI toàn cầu. Thị trường. Retrieved July 1, 2024,
from https://daibieunhandan.vn/Kinh-te-phat-trien/vinai-luc-day-dua-viet-nam-troi-day-tren-
ban-do-nghien-cuu-ai-toan-cau-i296247/
Bộ Y tế. (2021, June 4). Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế 30 máy xét nghiệm
COVID-19 qua hơi thở - Hoạt động của lãnh đạo bộ - Cổng thông tin Bộ Y tế.
Bộ Y tế. Retrieved July 1, 2024, from https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-
/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/tap-oan-vingroup-trao-tang-bo-y-te-30-may-xet-
nghiem-covid-19-qua-hoi-tho
Chính sách giải quyết khiếu nại tranh chấp. (2022, January 1). Vinpearl. Retrieved
July 1, 2024, from https://vinpearl.com/vi/dispute-resolution-policy
Đài phát thanh và truyền hình Hưng Yên. (2024, March 20). Doanh nghiệp xả thải gây
ô nhiễm môi trường - Đài Phát Thanh và Truyền Hình Hưng Yên. Truyền Hình
Hưng Yên. Retrieved July 1, 2024, from https://hungyentv.vn/news/50/10646/doanh-
nghiep-xa-thai-gay-o-nhiem-moi-truong
Dân trí Việt. (2022, September 12). Nộp ngân sách gần 6,5 tỷ USD trong 5 năm,
Vingroup đóng những loại thuế gì? Thương hiệu. Retrieved July 1, 2024, from
https://www.dantriviet.vn/nop-ngan-sach-gan-65-ty-usd-trong-5-nam-vingroup-dong-nhung-
loai-thue-gi-a12720.html
Glints. (2023, October 23). Đạo Đức Kinh Doanh Là Gì? Các Chuẩn Mực Của Đạo
Đức Kinh Doanh. Glints. Retrieved June 17, 2024, from
https://glints.com/vn/blog/dao-duc-kinh-doanh-la-gi/
Greenyellow. (2022, August 4). CSR là gì? Vai trò của CSR cho phát triển của doanh
nghiệp. greenyellow vietnam. Retrieved June 27, 2024, from
https://www.greenyellow.vn/csr-la-gi-vai-tro-csr-trong-doanh-nghiep/
Isocert. (2021, September 16). Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
isocert. Retrieved June 27, 2024, from https://isocert.org.vn/phan-biet-dao-duc-kinh-
doanh-va-trach-nhiem-xa-hoi
PACE. (n.d.). Đạo đức kinh doanh là gì? Vai trò đạo đức trong kinh doanh. Học viện
PACE. Retrieved June 27, 2024, from https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/dao-
duc-kinh-doanh-la-gi

vii
Phúc Hoàng. (2024, June 12). Quảng Bình: Khởi tố nữ giám đốc trốn thuế gần 7 tỷ
đồng. Báo Nhân Dân. Retrieved July 1, 2024, from https://nhandan.vn/quang-binh-
khoi-to-nu-giam-doc-tron-thue-gan-7-ty-dong-post813951.html
Quyết định về việc giao đất đợt 2 cho Tập đoàn Vingroup - Công ty CP thực hiện Dự
án đầu tư xây dựng Khu đô thị Vinhomes Riverside. (2016, September 28).
Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng. Retrieved July 1, 2024, from
https://haiphong.gov.vn/su-dung-dat-giai-phong-mat-bang/quyet-dinh-ve-viec-giao-dat-dot-
2-cho-tap-doan-vingroup-cong-ty-cp-thuc-hien-du-an-dau-tu-xay-du-624664
Tạp chí lao động và xã hội. (2016, August 17). Bức xúc trong thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng Dự án Vinhomes Riverside Hải Phòng. tapchilaodongxahoi. Retrieved
July 1, 2024, from https://m.tapchilaodongxahoi.vn/vinhomes-riverside-hai-phong-giai-
phong-mat-bang-gay-buc-xuc-1304072.html
Tạp chí Tài chính. (2024, May 24). Tạo nền tảng, định hướng để từng bước hình
thành đội ngũ doanh nhân lớn mạnh. Tạp chí Tài chính. Retrieved July 1, 2024,
from https://tapchitaichinh.vn/tao-nen-tang-dinh-huong-de-tung-buoc-hinh-thanh-doi-ngu-
doanh-nhan-lon-manh.html
Tin tức Vinhomes. (2021, June 2). Vinhomes đại thắng Giải thưởng BĐS Châu Á -
Thái Bình Dương. Vinhomes. Retrieved July 1, 2024, from
https://vinhomes.vn/vi/vinhomes-thang-lon-tai-giai-thuong-bat-dong-san-chau-a-thai-binh-
duong-appa-2021
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp hạn chế hàng giả, hàng nhái. (2024, April 26).
VOV. Retrieved July 1, 2024, from https://vov.vn/kinh-te/truy-xuat-nguon-goc-san-
pham-giup-han-che-hang-gia-hang-nhai-post1091659.vov
Văn Phong. (2024, January 4). Xây dựng tính trung thực trong doanh nghiệp. EVN.
Retrieved June 27, 2024, from https://www.evn.com.vn/d6/news/Xay-dung-tinh-trung-
thuc-trong-doanh-nghiep-0-2005-122875.aspx
Vietnamplus. (2024, May 25). Tập đoàn Vingroup đóng góp khoảng 1,6% GDP của
Việt Nam và tiếp tục hậu thuẫn mạnh cho VinFast. VietnamPlus. Retrieved July
1, 2024, from https://www.vietnamplus.vn/tap-doan-vingroup-dong-gop-khoang-16-gdp-
cua-viet-nam-va-tiep-tuc-hau-thuan-manh-cho-vinfast-post955457.vnp
Vìgroup. (2020, January 6). VINGROUP LÀ 1 TRONG 34 CÔNG TY ĐẠT XÁC
THỰC BẢO MẬT FIDO2 TOÀN CẦU. Tin công nghệ. Retrieved July 1, 2024,
from https://vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2134/vingroup-la-1-trong-34-cong-ty-dat-
xac-thuc-bao-mat-fido2-toan-cau#:~:text=Tin%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87-
,VINGROUP%20L%C3%80%201%20TRONG%2034%20C%C3%94NG%20TY%20%C4
%90%E1%BA%A0T,B%E1%BA%A2O%20M%E1%BA%ACT%
Vimec. (2024, September 12). Vinmec được vinh danh là “Bệnh viện tiến bộ nhất” và
“An toàn cho người bệnh”. Vinmec. Retrieved July 1, 2024, from
https://www.vinmec.com/vi/gioi-thieu/giai-thuong/vinmec-duoc-vinh-danh-la-benh-vien-
tien-bo-nhat-va-an-toan-cho-nguoi-benh/

viii
Vinfast. (2023, February 17). Công nghệ/Quy trình sản xuất ở nhà máy VinFast -
Cộng đồng VinFast Toàn cầu. VinFast. Retrieved July 1, 2024, from
https://vinfast.vn/thu-vien/nha-may-san-xuat-oto-vinfast/cong-nghe-quy-trinh-san-xuat-o-
nha-may-vinfast/
Vingroup. (1, February 17). VINFAST ĐOẠT GIẢI “HÃNG XE CÓ CAM KẾT CAO
VỀ AN TOÀN” ASEAN NCAP. Tin công nghiệp. https://vingroup.net/tin-tuc-su-
kien/bai-viet/2297/vinfast-doat-giai-hang-xe-co-cam-ket-cao-ve-an-toan-asean-ncap
Vingroup. (2018, January 19). VINFAST KÝ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT XE MẪU VỚI
NHÀ THIẾT KẾ Ý, HỢP TÁC CÙNG BMW. VinGroup. Retrieved July 1, 2024,
from https://www.vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/264
Vingroup. (2022, November 10). VINGROUP THUỘC TOP 10 NƠI LÀM VIỆC TỐT
NHẤT VIỆT NAM. Tin Vigroup. Retrieved July 1, 2024, from
https://www.vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2669/vingroup-thuoc-top-10-noi-lam-viec-
tot-nhat-viet-nam
Vingroup. (2023, January 1). 404 - Tập đoàn Vingroup. VinGroup. Retrieved July 1,
2024, from https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-thuong-nien
Vingroup. (2024, January 1). Công Bố Thông Tin - Tập đoàn Vingroup. Công Bố
Thông Tin - Tập đoàn Vingroup. Retrieved July 1, 2024, from
https://vingroup.net/quan-he-co-dong/cong-bo-thong-tin/dai-hoi-dong-co-dong
Vingroup. (2024, February 5). VINHOMES CÔNG BỐ CHÍNH SÁCH MUA NHÀ TRẢ
GÓP ĐẢM BẢO LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH LÊN TỚI 15 NĂM. Tin bất động sản.
Retrieved July 1, 2024, from https://vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-
viet/3007/vinhomes-cong-bo-chinh-sach-mua-nha-tra-gop-dam-bao-lai-suat-co-dinh-len-toi-
15-nam
Vinhomes. (2023, March 17). Vinhomes vào top 20 thương hiệu bất động sản giá trị
nhất thế giới. Tin công ty. Retrieved July 1, 2024, from
https://vinhomes.vn/vi/vinhomes-vao-top-20-thuong-hieu-bat-dong-san-gia-tri-nhat-the-gioi
VinmecDr. (2024, January 1). Chính sách bảo mật. VinmecDr. Retrieved July 1,
2024, from https://vinmecdr.com/chinh-sach-quyen-rieng-tu/
Vinpearl. (2020, December 28). Vinpearl nhận giải thưởng Môi trường quốc gia duy
nhất của ngành du lịch. Thành tựu. Retrieved July 1, 2024, from
https://vinpearl.com/vi/vinpearl-nhan-giai-thuong-moi-truong-quoc-gia-duy-nhat-cua-nganh-
dulich#:~:text=Ng%C3%A0y%2026%2F12%2C%20Vinpearl%20tr%E1%BB%9F,du%20l
%E1%BB%8Bch%20xanh%20b%E1%BB%81n%20v%E1%BB%AFng

ix
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

x
xi

You might also like