VHAT_24111511007303_Thùy Mỵ nhóm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


TÊN HỌC PHẦN: VĂN HÓA ẨM THỰC

LỚP HỌC PHẦN : 24111511007303

SINH VIÊN THỰC HIỆN: MSSV:

PHẠM THỊ THÙY MỴ - 2221004676

ĐẶNG THỊ ANH THƯ - 2221004737

NGUYỄN THỊ THU TRANG 2221004766

LÊ THANH LINH NHI - 2221004696

LỚP : 22DKS03

BẬC : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ SỰ ẢNH


HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VĂN
HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Giảng viên môn học: VŨ THU HIỀN

HỌC KÌ 1-2024
ii

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong bài Tiểu luận này là trung thực và không trùng lặp với các
đề tài
khác.
Tác giả kí tên
iii

LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tài
chính-
Marketing đã đưa môn Văn hóa ẩm thực vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Vũ Thu Hiền đã
tận tình chỉ dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt thời
gian ngồi trên giảng đường, làm nền tảng cho chúng em có thể hoàn thành được bài
tiểu luận này. Trong thời gian tham gia lớp học, những kiến thức của cô đã giúp
chúng em hiểu rõ thêm về chuyên ngành học và là hành trang quý báu cho chúng
em sau này.

Môn học Văn hóa ẩm thực là bộ môn rất thú vị và bổ ích, gắn liền với thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học của chúng em còn
nhiều thiếu sót và hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi nhiều
sai sót. Kính mong cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn
thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2024
Tác giả kí tên
iv
iv

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Chữ
Mức độ
Công việc ký
STT Họ và tên MSSV hoàn
được giao xác
thành
nhận
1 Phạm Thị Thùy Mỵ 2221004676 Phần 2.1-2.4, tóm 100%
tắt chương 2
2 Lê Thanh Linh Nhi 2221004696 Chương 1 100%
3 Đặng Thị Anh Thư 2221004737 Phần 2.5-3.2 100%
4 Nguyễn Thị Thu 2221004766 Phần 3.3, tóm tắt 100%
Trang chương 3, mở
đầu, kết luận,
chỉnh sửa hình
thức
5
v

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Bản đồ hành chính cộng hòa nhân dân Trung Hoa.........................................6
Hình 1. 2 Bản đồ khí hậu trung quốc theo vùng.............................................................8
Hình 1. 3 Các triều đại phong kiến Trung Quốc.............................................................9
Hình 1. 4 Thuyết âm dương ngũ hành...........................................................................10
Hình 1. 5 Biểu đồ tôn giáo trung quốc..........................................................................12

Hình 2. 1 Các món ăn ở trường phái ẩm thực Sơn Đông..............................................28


Hình 2. 2 Vịt quay Quảng Đông...................................................................................29
Hình 2. 3 Há Cảo...........................................................................................................29
Hình 2. 4 Các món ăn ở trường phái ẩm thực Hồ Nam................................................31
Hình 2. 5 Món ăn phật nhảy tường................................................................................32
Hình 2. 6 Các món ăn của trường phái ẩm thực Chiết Giang.......................................32
Hình 2. 7 Món ăn thịt cua hấp.......................................................................................33
Hình 2. 8 Món ăn vịt hồ lô............................................................................................33
Hình 2. 9 Sự tinh tế trong cách pha trà của người Trung Quốc....................................37
Hình 2. 10 Sự tinh tế tao nhã trong từng bánh trà tươi..................................................38
Hình 2. 11 Rượu Mao Đài.............................................................................................41
Hình 2. 12 Rượu Hoàng Tửu.........................................................................................41
Hình 2. 13 Rượu Nữ Nhi Hồng.....................................................................................42
Hình 2. 14 Đũa trong bữa ăn của người Trung Quốc....................................................44

Hình 3. 1 Ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc đến Việt Nam....................................48
Hình 3. 2 Không gian đậm chất Trung Hoa của nhà hàng Chu Dimsum......................49
Hình 3. 3 BaoBei Đậu Hủ Thúi.....................................................................................50
Hình 3. 4 Lẩu Soa Soa...................................................................................................51
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................ii


LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ẨM THỰC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG HOA..............................................3
1.1. Một số khái niệm về ẩm thực......................................................................3
1.1.1 Định nghĩa về văn hóa.............................................................................3
1.1.2 Định nghĩa về ẩm thực.............................................................................4
1.1.3 Định nghĩa về văn hóa ẩm thực...............................................................5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Trung Hoa.............................6
1.2.1. Vị trí, địa lý..........................................................................................6
1.2.2. Khí hậu.................................................................................................8
1.2.3. Lịch sử - văn hóa..................................................................................9
1.2.4. Kinh tế................................................................................................10
1.2.5. Tôn giáo..............................................................................................12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................14
Chương 2: PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC..........................15
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển văn hóa ẩm thực Trung Hoa.......................15
2.1.1. Đôi nét về ẩm thực Trung Hoa................................................................15
2.1.2. Lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Hoa.......................................................15
2.2. Đặc điểm nổi bật của nền ẩm thực Trung Quốc.............................................17
2.2.1. Sự đa dạng và phong phú........................................................................17
2.2.2. Món ăn ở Trung Quốc chú trọng đến việc cân bằng...............................19
2.2.3. Sử dụng nguyên liệu phong phú và đa dạng...........................................21
2.2.3.1.Nguyên liệu phong phú.....................................................................21
2.2.3.2. Sự đa dạng trong các loại gia vị.......................................................22
2.2.3.3. Sử dụng nguyên liệu theo mùa.........................................................22
2.2.4. Chú trọng đến kỹ thuật chế biến..............................................................23
2.2.5. Hình thức trình bày đẹp mắt....................................................................25
2.2.6. Tính cộng đồng........................................................................................26
2.3. Các trường phái ẩm thực Trung Hoa..............................................................27
2.3.1. Trường phái ẩm thực Sơn Đông..............................................................27
2.3.2. Trường Phái ẩm thực Quảng Đông.........................................................28
2.3.3. Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên..............................................................29
2.3.4. Trường phái ẩm thực Hồ Nam................................................................30
2.3.5. Trường phái ẩm thực Phúc Kiến.............................................................31
2.3.6. Trường phái ẩm thực Chiết Giang...........................................................32
2.3.7. Trường phái ẩm thực Giang Tô...............................................................33
2.3.8.Trường phái ẩm thực An Huy..................................................................33
2.4. Một số món ăn truyền thống của Trung Quốc...............................................34
2.5. Văn hóa trà- tửu Trung Quốc.........................................................................36
2.5.1. Văn hóa Trà của người Trung Quốc........................................................36
2.5.1.1. Nguồn gốc trà đạo Trung Quốc........................................................36
2.5.1.2. Đặc biệt trong cách pha trà đạo Trung Quốc....................................37
2.5.1.3. Cách pha trà và nghệ thuật thưởng trà của người Trung Quốc........38
2.5.1.4. Lễ nghĩa khi thưởng trà của người Trung Quốc...............................39
2.5.2. Văn hóa rượu của người Trung Quốc.....................................................40
2.5.2.1. Lịch sử rượu Trung Quốc.................................................................40
2.5.2.2. Nguyên liệu chính và cách nấu rượu................................................40
2.5.2.3. Thưởng rượu.....................................................................................42
2.6. Văn hóa ăn uống của người Trung Quốc.......................................................43
2.6.1. Đặc trưng trong bữa ăn của các miền Trung Quốc.................................43
2.6.2. Một số phong tục trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc...........43
2.6.3. Một số cấm kỵ trên bàn ăn của người Trung Quốc.................................44
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................46
CHƯƠNG 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI ẨM THỰC VIỆT NAM............................................................................47
3.1. Lịch sử giao lưu văn hóa ẩm thực giữa Việt Nam và Trung Hoa..................47
3.2. Ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc tới Việt Nam.......................................47
3.2.1. Ảnh hưởng về nguyên liệu......................................................................47
3.2.2 Ảnh hưởng về kỹ thuật chế biến...............................................................48
3.2.3. Ảnh hưởng về phong cách trình bày.......................................................48
3.2.4. Ví dụ về các món ăn Trung Quốc phổ biến tại Việt Nam.......................49
3.2.4.1. Món Dimsum....................................................................................49
3.2.4.2. Món Đậu hủ thúi..............................................................................50
3.2.4.3. Món Lẩu Hotpot...............................................................................51
3.3. So sánh và đối chiếu văn hóa ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam.................52
3.3.1. Tương đồng.............................................................................................52
3.3.2. Khác biệt.................................................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................60
KẾT LUẬN...................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................64
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng có nhiều các nhu
cầu khác nhau để phục vụ cho đời sống cá nhân. Những nhu cầu đó ngày càng phát
triển phong phú, đặc sắc. Một trong những nhu cầu đó chính là nhu cầu ăn uống.
Ẩm thực từ lâu đã không đơn thuần chỉ là mang giá trị vật chất mà nó còn mang
những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Tìm
hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của một đất nước cũng chính là cơ hội để bản thân
mỗi chúng ta tích lũy thêm được những kinh nghiệm, những kiến thức về lịch sử,
về văn hóa, về con người của đất nước đó.
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời ảnh hưởng sâu sắc
đến các quốc gia lân cận và đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Nam. Chính vì
thế khi nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc
tới văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ giúp chúng ta càng hiểu sâu hơn về những nguồn
gốc của ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra cũng hiểu thêm về văn hóa của nước anh em
láng giềng là Trung Quốc. Từ đó thấy được những sự tương đồng và khác biệt giữa
nền ẩm thực của hai quốc gia.
2.Mục tiêu
Tìm hiểu văn hóa ẩm thực của Trung Quốc, phân tích các đặc điểm chung và đặc
thù của họ. Tìm hiểu những ảnh hưởng nổi bật trong văn hóa ẩm thực Việt Nam có
ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Từ đó nhận ra được những điểm tương
đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực. Đưa ra được những giải pháp để có thể giữ
gìn, phát huy những văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.
3.Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là văn hóa ẩm thực Trung Quốc, văn hóa
ẩm thực Việt Nam.
4.Phạm vi
Phạm vi không gian: tại đất nước Việt Nam
5.Phương pháp
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu là phương pháp chính được sử dụng trong
suốt bài nghiên cứu.
2
- Phương pháp phân tích - tổng hợp chọn lọc những thông tin có liên quan
6.Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng số liệu, hình ảnh, sơ đồ, danh
mục các từ viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn
này được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số khái niệm về ẩm thực và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm
thực trung hoa
Chương 2: Phân tích văn hóa ẩm thực trung quốc
Chương 3: Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực trung quốc đối với ẩm thực việt
nam
3
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ẨM THỰC VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG HOA

1.1.Một số khái niệm về ẩm thực


1.1.1 Định nghĩa về văn hóa
Văn hóa là một loại lĩnh vực có khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều loại đối tượng,
tính chất, hình thức biểu hiện khác nhau và nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động
của con người. Chính vì vậy, cho đến nay có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa
khác nhau về văn hóa. Trên thế giới có thể có đến trên 400 định nghĩa khác nhau về
văn hóa.
Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn hoá là do con người sáng tạo ra, thông
qua các hoạt động của chính mình và được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc
sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi
ích của cộng đồng.
Ngay từ thời La Mã cổ đại , trong tiếng La Tinh đã xuất hiện từ “văn hóa” . Văn
hóa được bắt nguồn từ chữ La tinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng
theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng
tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người".

Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là toàn bộ những gì mà con người tạo
ra.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”

Có rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hóa , trong đó đáng chú ý là ý kiến của
UNESCO. Theo UNESCO” Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc
tính riêng của mỗi dân tộc.”
4
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo
dục và đào tạo xuất bản năm 1998 ”Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do
con người sáng tạo ra trong lịch sử.”

Theo Wiki “Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ,
tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện… “

Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hay văn
hóa vật thế), và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể). Trong quá trình hoạt động
sống, con người đã tạo nên nên văn hóá vật chất, thông qua quá trình tác động của họ
trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần tuý, như việc con người biết chế tác
công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, cầu đường giao
thông, đền đài, thành quách, đình chùa, miếu mạo... Còn nền văn hóa tinh thần được
con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy,
bằng các quan niệm hày những cách ứng xử với môi trường rự nhiên và xã hội như:
các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục,
tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vô cùng phong phú, sinh động.

Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng
tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

1.1.2 Định nghĩa về ẩm thực


Cũng như văn hóa, có rất nhiều định nghĩa để nói về nó thì ẩm thực cũng vậy. Tùy
theo quan điểm của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng lại hình thành những khái niệm,
định nghĩa khác nhau về ẩm thực
Ẩm thực là những nguyên liệu cần và đủ để chế biến nên các món ăn, ẩm thực
cũng được hiểu là thưởng thức những món ăn.
Ẩm thực (nghĩa đen là ăn uống với ẩm nghĩa là uống và thực nghĩa là ăn) là một hệ
thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc,
nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó
thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành.
Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì "ẩm" nghĩa là uống, "thực" nghĩa là ăn, nghĩa
hoàn chỉnh là ăn uống. Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn
5
uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chi nói
về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "Văn hóa tinh thần".
Theo từ điển Tiếng Việt, "ẩm thực" chính là "ăn và uống". Ăn và uống là nhu cầu
chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến.., nhưng
mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái,
tín ngưỡng, truyền thống lịch sử... nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau,
những quan niệm về ăn uống khác nhau... từ đó dần dần hình thành những tập
quán, phong tục về ăn uống khác nhau.
1.1.3 Định nghĩa về văn hóa ẩm thực
Ăn uống là nhu cầu cần thiết và không thể thiếu của con người để duy trì sự sống,
tăng sản xuất lao động và phát triển toàn diện. Hơn thế nữa, ăn uống còn là là một
phạm trù văn hóa quan trọng. Ăn uống chịu tác động bởi rất nhiều tố như: Điều
kiện tự nhiên, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lịch sử,… Tất cả góp phần tạo thành
văn hóa của một dân tộc, từng vùng miền hay rộng hơn là một quốc gia. Đó gọi là
văn hóa ẩm thực.
Khái niệm văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ. Chúng ta có
thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau:
Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng
xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiếng kỵ trong ăn uống; những
phương thức chế biến, bày hiện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong
các món ăn: cách thức thưởng thức món ăn...
Theo nghĩa rộng, "văn hóa ẩm thực" là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức
thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức tình cảm, hắc họa một số
nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia.
Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách tứng xử và giao tiếp của một cộng
đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa
ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý
nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó "qua ăn uống mới thấy con người đối
đãi với nhau như thế nào?"
Theo nghĩa hẹp, "văn hóa ẩm thực" là những tập quán và khẩu vị của con người,
những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống,
những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn...
6
Hiểu và sử dụng đúng các món ăn sao cho có lợi cho sức khỏe nhất của gia đình và
bản thân, cũng như thẩm mỹ nhất luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi con người.
Từ cách hiều văn hóa và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải xem
xét ở hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tình thân (là
cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý
nghĩa, biểu tượng, tâm lĩnh... của các món ăn đó). Như TS. Trân Ngọc Thêm đã
từng nói "Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự
nhiên của con người".
Theo Jean Anthelme Brillat Savarin "Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng
trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý, là những gì
chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi
khoái lạc với các món ăn ngon'".
Như vậy, văn hóa ẩm thực là một phần của văn hóa ứng xử, là một bộ phận tinh
hoa văn hóa, là những tập quản và khẩu vị ăn uống của con người: những ứng xử
của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng ky trong ăn uống; những phương
thức chế biển, bày kiện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thầm mỹ trong các món
ăn, cách thưởng thức các món ăn; mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân
khác nhau, phản ánh đời sống kinh tế.
1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Trung Hoa
1.2.1. Vị trí, địa lý
7
Hình 1. 1 Bản đồ hành chính cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)
Ngày quốc khánh: 1/10/1949
Thủ đô: Bắc Kinh
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông
Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
Diện tích: 9,6 triệu km2
Trung Quốc có diện tích gấp 29 lần Việt Nam. Từ Bắc sang Nam có chiều dài là
4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và
lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Cao và hiểm trở, 60% diện tích là núi cao trên 1000 m. Địa hình cao về phía Tây và
thấp dần về phía Đông.
Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa Đông Á
giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải, và Biển Đông, giữa
Bắc Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng
lớn, các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng
lớn đất không thể ở được. Nửa phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải
rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo
nguyên và các khu vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng
các lưu vực chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên
cao nhất trên trái đất.
Về phía Nam Trung Quốc cũng có cao nguyên Tây Tạng. Cao nguyên Tây Tạng là
một cao nguyên rộng lớn với cao độ cao.
Về phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng là các Sa mạc Gobi và Taklamakan, trải ra
từ Cực Tây Bắc về phía Đông qua Mông Cổ.
Về phía Tây là vùng núi cao và hiểm trở nhất thế giới với độ khô cằn rất lớn. Có
nhiều cao nguyên và bồn địa tiêu biểu như: cao nguyên Tân Cương (phía Tây Bắc)
với những dãy núi cao và hiểm trở như Côn Lôn, Thiên Sơn, và rất nhiều đỉnh núi
cao (từ 600 m đến 7000 m) xen kẽ là những bồn địa rộng lớn như bồn địa Uigua và
Lòng chảo Ta Rim
8
Về phía Đông là dạng địa hình chuyển tiếp thấp dần từ Tây sang Đông với dãy núi
thấp và Tây Bắc như Thái Hoàng Sơn, Hoành Đoạn Sơn và xen lẫn là các cao
nguyên và các bình nguyên và các bồn địa.
1.2.2. Khí hậu

Hình 1. 2 Bản đồ khí hậu trung quốc theo vùng

Mùa khô và gió mùa ẩm chi phối phần lớn khí hậu Trung Quốc, dẫn đến khác biệt
nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió từ phía Bắc tràn
xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió
nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm. Khí hậu
Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn
đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt
là sa mạc Gobi.
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung
bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 O C, tháng 7 là 26 0 C. Ba khu vực được coi là nóng
nhất là rami Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh
Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắc nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí
hậu ôn đới hơn. Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểu nhiệt đới
9
1.2.3. Lịch sử - văn hóa

Hình 1. 3 Các triều đại phong kiến Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với lịch sử
tồn tại ít nhất trên 3.500 năm. Triều đại đầu tiên , theo các tư liệu lịch sử là triều đại
nhà Hạ, nhưng người đầu tiên thống nhất toàn thể lãnh thổ Trung Quốc và lập nên
1 quốc gia là Tần Thủy Hoàng với triểu đại nhà Tần. Trong suốt chiều dài lịch sử
của các triều đại phong kiến Trung Quốc là những cuộc chiến tranh liên miên, lật
đồ nhau trong bề máu.
Từ sau khi nhà Tần thành lập đến khi nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ, Trung Quốc đã
trải qua các triều đại phong kiến: Tần - Hán - Tùy - Đường - Tổng -Nguyên - Minh
- Thanh. Năm 1912 chế độ phong kiến Trung Quốc hoàn toàn sụp đỗ và Tôn Trung
Sơn thành lập Trung Hoa dân quốc. Ba thập kỷ tiếp theo là thời kì nội chiến Trung
Quốc và chiến tranh Trung - Nhật. Năm 1949, đảng cộng sản Trung Quốc giành
thắng lợi và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trung Hoa là quê
hương của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Lịch sử và văn hóá của Trung
Quốc là quốc gia có lịch sử kiêu hùng đầy huyền bí.
Nền văn hóá văn minh lâu đời phát triển rất sớm và có ảnh hưởng nhiều đến các
nước quanh khu vực và đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại rất nhiều công
trình khoa học, kiến trúc, thơ văn, hội họa...
Từ năm 1949, Trung Quốc trở thành nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dưới sự
lãnh đạo của Đáng Cộng sản. Hiện nay đất nước Trung Quốc đang tiến hành những
cuộc cải cách sâu rộng và mở cửa rộng rãi với thế giới.Trung Quốc là quốc gia có
10
lịch sử kiêu hùng đầy huyền bí. Nên văn minh lâu đời phát triển từ rất sớm và có
ảnh hưởng đến nhiều nước và đã đóng góp cho nhân loại rất nhiều thành tựu về
kiến trúc, văn thơ, hội họa, các công trình khoa học..
Trung Quốc có nền văn hóa ẩm thực lâu đời. Ẩm thực luôn là một trong những
động lực ban đầu để phát trến văn hóa. Do vậy mà Trung Quốc rất chú trọng những
vấn đề nghiên cứu văn hóa ẩm thực. Vào thời kì xã hội phong kiến, sự sùng bái vua
chúa của người dân đã cho ra đời món ăn cug đình độc đáo riêng biệt.
Hoàng đế đời nhà Thanh đã thành lập nên hiệp hội ẩm thực Hoàng gia.Món ăn
Trung Hoa là món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Á Đông được cả thế giới ngưỡng
mộ. Mỗi món ăn có khẩu vị, một nét văn hóa riêng đặc biệt là phong cách trang trí,
bày biện và thưởng thức. Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó... vào đầu tháng vì
cho là sẽ gặp vận đen cả tháng. Họ ăn theo thuyết "Âm dương ngũ hành" và có
nhiều kiêng kị như: mật ong không ăn cũng hành sống, lươn và cá chép không ăn
cùng thịt chó, cá diếc không ăn cùng ga lợn và củ cải...

Hình 1. 4 Thuyết âm dương ngũ hành

1.2.4. Kinh tế
- Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ (CNY)
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 8.4%
- GDP theo đầu người: khoảng 6100 (USD)
11
- GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 10.6% Công nghiệp: 49.2% Dịch vụ:
40.2%
- Lực lượng lao động: 807.3 (triệu người)
- Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 43% Công nghiệp:
25% Dịch vụ: 32%
- Tỷ lệ thất nghiệp: 4.2%
- Lạm phát: tăng 7.1%(tháng 7/2009)
- Thương mại và dịch vụ: Trung Quốc xếp thứ 9 thế giới về giá trị sản lượng dịch
vụ. Tỷ trọng điện năng và viễn thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài
hạn trong lĩnh vực dịch vụ.
- Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, lúa mỳ, khoai tây, ngũ cốc, lạc, chè, kê, lúa mạch,
táo, bông, hạt có dầu, thịt lợn, cá
- Công nghiệp: Năm 2017, Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về sản lượng công
nghiệp. Khai thác và chế biến quặng sắt, sắt, thép, nhôm, kim loại khác, than đá,
máy móc xây dựng, dệt và thêu, dầu lửa, xi măng, hóa chất, phân bón, sản phẩm
tiêu dùng (bao gồm các sản phẩm giầy dép, đồ chơi) điện, chế biến thực phẩm,
thiết bị vận chuyển
- Mặt hàng xuất khấu: Máy móc, sản phẩm điện, thêu, dệt, thép, điện thoại di động
- Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Đức
- Mặt hàng nhập khẩu: Nhiên liệu từ khoáng và dầu, thiết bị y tế và quang học,
quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ
- Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Đức
Sau giải phóng (1949), nền kinh tế Trung Quốc được tập thể hoá, kinh tế tăng
trưởng chậm vì sản xuất nông nghiệp và công nghiệp bị trì trệ.
Trong những năm 1980, Trung Quốc bắt tay vào một loạt những cải cách nhằm tạo
ra một nền kinh tế thị trường XHCN. Sau 13 năm cải cách, ngày nay Trung quốc
đã có một xã hội no đủ hơn. Thời gian gần đây. Trung Quốc là nước có tốc độ phát
triển kinh tế cao (những năm 90 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn
đạt 2 con số). Năm 1992, tăng trưởng kinh tế đạt đến con số cực cao 12%.
Quan hệ làm ăn, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian
gần dây ngày càng phát triển và đặc biệt trong những năm cuối thập niên 90 lượng
khách du lịch Trung Quốc vào nước ta ngày càng tăng.
12

1.2.5. Tôn giáo

Hình 1. 5 Biểu đồ tôn giáo trung quốc

Tôn giáo tại Trung Quốc là một cái nôi và ngôi nhà của một loạt các tôn giáo lâu
đời nhất, truyền thống triết học của thế giới. Những nhà cai trị cổ đại của Trung
Hoa đã tuyên truyền về thuyết Thiên mệnh và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tôn
giáo truyền thống của Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sân luôn
muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên dân số của các tôn giáo không xác dịnh
rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo
Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh
hưỡng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành
"Tam giáo đồng nguyên hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại
Thừa giữ vai trò chính).Những giáo huấn của những đạo này liên quan đến cuộc
sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Chính sự kết hợp giữa các tôn giáo này
mà trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa chịu ảnh hưởng của các triết lý như thuyết
âm dương ngũ hành, nhứng kiêng kị của đạo Phật....
13
Nền văn hóa Phật giáo Trung Hoa thịnh hành việc ăn chay. Các tăng sĩ Phật giáo
ăn uống thanh khiết, không quá nhiều gia vị, không ăn thịt, không dùng các loại
ngũ tân, chi ăn rau quả. Ngày nay, ăn chay đã phô biển trong cuộc sống. Món chay
hiện diện trong các tiệc chiêu đãi thực khách sang trọng của giới doanh nhân và
không hoàn toàn mang tính tôn giáo.
Số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể
không chính xác:
• Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với
những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo.Theo các tài liệu
gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.
• Phật giáo: khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng
từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiêu thừa
thì không đáng kê.,Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu
tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tứ trên danh nghĩa
có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc
đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và
Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp
Thể Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với
các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Không Giao).
• Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền
rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt, đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có
những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính
Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.
• Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Từ mà các
triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền,
tuy nhiên theo nhiều rọc giã thì bản chất của nó không phải như vậy.
• Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dẫn tộc thiểu số
theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên
(1271-1368).
• Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc
trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phải Đạo giáo và
Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tiểu luận đã trình bày một cách có hệ thống về khái niệm văn hóa
ẩm thực và đồng thời nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của
Trung Hoa. Bên canh đó, khái quát lên một số khái niệm về văn hóa, ẩm thực và
văn hóa ẩm thực.Đặc biệt, tìm hiểu rõ nét hơn về vị trí địa lí, khí hậu, lịch sử-văn
hóa, kinh tế và tôn giáo, đó là các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa ẩm thực của
Trung Hoa. Đây là những cơ sở lý luận rất quan trọng, là tiền đề để phân tích đánh
giá văn hóa ẩm thực ở Trung Hoa rõ nét hơn và sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực
Trung Quốc đối với ẩm thực Việt Nam
15

Chương 2: PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển văn hóa ẩm thực Trung Hoa
2.1.1. Đôi nét về ẩm thực Trung Hoa
Trải qua 5000 năm tồn tại và phát triển cùng với nền lịch sử lâu đời, văn hóa ẩm
thực Trung Quốc vì thế mà mang đậm sắc thái văn hóa, dân tộc và chứa đựng nhiều
ý nghĩa. Được mệnh danh là cái nôi của đa trường phái ẩm thực. Trung Quốc có
cho mình 8 trường phái lớn với những đặc trưng riêng. Trong đó, phải kể đến Sơn
Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô là những trường phái lâu đời và được coi
là tứ đại trường phái trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Bên cạnh đó, mỗi vùng
miền của Trung Quốc có những món ăn nổi tiếng, đặc trưng riêng. Do đó, nền ẩm
thực Trung Quốc trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết.
Các món ăn Trung Quốc luôn chú trọng cả đến sắc, hương, vị và cả cách trình bày.
Dù mỗi vùng có những hương vị riêng đặc trưng nhưng văn hóa ẩm thực Trung
Quốc luôn hướng đến sự hài hòa về âm dương trong cách kết hợp gia vị và đảm
bảo sức khỏe. Vì thế, nền ẩm thực này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn
được yêu thích bởi thực khách ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.
2.1.2. Lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Ẩm thực Trung Quốc có lịch sử lâu đời. Từ thời thượng cổ, nền ẩm thực Trung
Quốc đã có những dấu ấn nhất định và ở mỗi giai đoạn lại để lại những dấu ấn
riêng biệt.

Thời Tần – Hán Thời Ngụy – Tấn, Nam –


Thời Thương – Chu (205 Bắc Triều Thời Nguyên – Minh –
Thời Dân Quốc
TCN - 256 TCN) (221 TCN - 220 SCN ) Thanh
(220 TCN - 420 SCN )
Thời kỳ khởi đầu cho nền Thời kỳ phát triển phồn Thời kỳ đỉnh cao thật sự Nền ẩm thực phương Tây
ẩm thực Trung Quốc. Nổi bật lên ba trường phái thịnh của nền văn hóa ẩm trên nền văn hóa ẩm thực kết hợp với những yếu tố
Tiêu biểu là nền ẩm thực ở ẩm thực trứ danh là Đông thực Trung Hoa. của người dân Trung Quốc. truyền thống của văn hóa
khung vực trung và hạ lưu Giang, Triều Châu và Nổi bật là các trường phái dân tộcTrung Quốc tạo nên
sông Hoàng Hà. Quảng Châu. ẩm thực vô cùng nổi tiếng sự đặc trưng trong nền ẩm
Chiết Giang, Giang Tô, thực.
Bắc Kinh Được biết đến rộng rãi
chính là trường phái ẩm
thực Quảng Đông.

Văn hóa Trung Quốc ban đầu tập trung quanh đồng bằng miền Bắc Trung Quốc.
Những cây trồng đầu tiên được thuần hóa dường như là giống cây đuôi chồn và hạt
kê, trong khi lúa nước được trồng ở miền Nam. Đến năm 2000 trước Công nguyên,
16
lúa mì đã đến từ Tây Á. Những loại ngũ cốc này thường được chế biến thành súp
mì nóng thay vì nướng thành bánh mì như ở châu Âu.
Quý tộc quan lại Trung Quốc thời cổ thường đi săn các loài thú khác nhau và tiêu
thụ thịt cừu, thịt lợn và chó khi những con vật này được thuần hóa. Ngũ cốc được
lưu trữ đề phòng trừ nạn đói và lũ lụt. Thịt được bảo quản bằng muối, giấm, phơi
khô hoặc cho lên men. Hương vị của thịt được gia tăng bằng cách nấu trong mỡ
động vật dù cách làm này chỉ có ở những nhà giàu.
Theo Khổng Tử vào cuối thời Chu, ẩm thực đã trở thành một nghệ thuật cao.
Khổng Tử đã thảo luận về các nguyên tắc của việc ăn uống: "Cơm không bao giờ
được quá trắng, thịt không được cắt quá vụn... Khi không nấu đúng kiểu, mọi
người sẽ không ăn. Khi nấu quá kỹ, mọi người sẽ không ăn. Khi thịt không thái
đúng cách, mọi người sẽ không ăn. Khi đồ ăn không được gia giảm với nước sốt
đúng kiểu, mọi người cũng không ăn. Dù có rất nhiều thịt, nhưng không được nấu
nhiều hơn thực phẩm thiết yếu. Không có giới hạn cho rượu, trước khi người đàn
ông say."
Dưới thời Tần Thủy Hoàng đời nhà Tần, mở rộng bành trướng xuống miền nam.
Vào thời nhà Hán, các vùng và ẩm thực khác nhau của người dân Trung Quốc được
liên kết bởi các đường kênh lớn và dẫn đến sự pha trộn giữa các món ăn khác nhau
trong vùng.
Triết lý đằng sau nó bắt nguồn từ Kinh Dịch và Y học cổ truyền Trung Quốc: món
ăn được đánh giá về màu sắc, mùi thơm, hương vị và kết cấu. Một bữa ăn ngon
được mong đợi sẽ cân bằng giữa bốn yếu tố âm dương ('nóng', ấm, mát và 'lạnh') và
Ngũ vị (cay nồng, ngọt, chua, đắng và mặn).
Đến thời Hán về sau (thế kỷ thứ 2), các văn nhân có đề cập đến tầng lớp những quý
tộc giàu có, không làm gì ngoài việc cả ngày chỉ ăn thịt hun khói và thịt quay. Thời
nhà Hán, người Trung Quốc đã phát triển các phương pháp bảo quản thực phẩm
cho khẩu phần quân sự trong chiến đấu như sấy thịt thành thịt khô hoặc rang, sấy
các loại hạt.
Dưới thời Nam Bắc triều, người tộc Tiên Ti thời Bắc Ngụy đã đưa nét đặc sắc ẩm
thực của họ tới miền bắc Trung Quốc, và những ảnh hưởng này tiếp tục kéo dài đến
thời nhà Đường, thậm chí phổ biến các món thịt cừu và các sản phẩm từ sữa như
sữa dê, sữa chua và sữa chua Kumis cho người Hán. Trong triều đại nhà Tống,
17
người Hán đã nảy sinh ác cảm với các sản phẩm sữa và chối bỏ các thực phẩm từ
sữa được giới thiệu trước đó.
Cuộc di cư lớn về phía nam của người dân Trung Quốc trong các cuộc xâm lược
trước và dưới thời nhà Tống đã làm tăng tầm quan trọng tương đối của các mặt
hàng chủ lực miền nam Trung Quốc như gạo và cháo. Nhà thơ Tô Đông Pha đã
khám phá ra món thịt kho màu đỏ nâu đẹp mắt còn gọi là Thịt kho Đông Pha.
Các triều đại Nguyên và Thanh đã phổ biến ẩm thực Mông Cổ và Mãn Châu với
các món ăn phương Bắc ấm nóng phổ biến như lẩu. Thời nhà Nguyên, nhiều cộng
đồng người Hồi nổi lên ở Trung Quốc, với văn hóa kiêng thịt lợn hiện được duy trì
tại các nhà hàng Hồi trên khắp đất nước. Ẩm thực vùng Vân Nam là đặc trưng tại
Trung Quốc với các loại phô mai như phô mai sữa dê tươi "Nhũ Bính" và phô mai
sữa bò "Nhũ Phiến" của người tộc Bạch Hồ , cùng với loại sữa chua của họ, sữa
chua có thể là sự kết hợp của ảnh hưởng Mông Cổ vào triều nhà Nguyên, khu định
cư Trung Á ở Vân Nam, và sự gần gũi và ảnh hưởng của Ấn Độ và Tây Tạng giao
thoa với Vân Nam.
Là một phần của chặng cuối của giao thương Columbus, các thương nhân người
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu phổ biến thực phẩm từ Tân Thế giới đến
Trung Quốc thông qua các cảng lớn như Hương Cảng và Ma Cao. Ớt Mexico trở
thành nguyên liệu thiết yếu trong ẩm thực Tứ Xuyên. Khoai tây giàu calo và ngô
trở thành thực phẩm thiết yếu trên vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc.
Trong triều đại nhà Thanh, ẩm thực vào thời này được cho khá đa dạng nhưng
trong một số trường hợp lại phô trương, đặc biệt là khi sự khoe khoang, phục vụ
cho lễ tiết trong cung, có thể kể đến Mãn Hán Toàn Tịch.
Khi nhịp sống ngày càng tăng ở Trung Quốc hiện đại, đồ ăn nhanh như mì xào,
cơm chiên và cơm đĩa/cơm phần có kèm sẵn thức ăn ngày càng trở nên phổ biến.
Điều này càng làm cho nền ẩm thực Trung Quốc ngày càng trở nên đa dạng, phong
phú hơn bào giờ hết.
2.2. Đặc điểm nổi bật của nền ẩm thực Trung Quốc
2.2.1. Sự đa dạng và phong phú
Ẩm thực Trung Quốc là một trong những nền ẩm thực đa dạng và phổ biến nhất
trên thế giới. Với nền lịch sử kéo dài hàng nghìn năm, ẩm thực Trung Quốc đã phát
triển thành một nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phức tạp, phản ánh ảnh hưởng văn
18
hóa và địa lý đa dạng của đất nước. Từ ẩm thực Tứ Xuyên cay nồng và đầy hương
vị đến ẩm thực Quảng Đông tinh tế và tươi ngon, đồ ăn Trung Quốc mang đến
nhiều hương vị và kết cấu đa dạng có thể làm hài lòng những thực khách khó tính.
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với nền ẩm thực đa dạng, khác nhau tùy theo
từng vùng. Mỗi vùng có hương vị, nguyên liệu và phương pháp nấu ăn độc đáo
riêng phản ánh văn hóa và địa lý địa phương. Vì vậy, đã hình thành nên các vùng
ẩm thực đặc trưng cho từng vùng miền. Một số loại ẩm thực Trung Quốc phổ biến
nhất bao gồm ẩm thực miền Bắc Trung Quốc, Tứ Xuyên, Quảng Đông và Thượng
Hải,…
 Miền Bắc Trung Quốc: Bánh bao và Vịt quay

Ẩm thực miền Bắc Trung Quốc được biết đến với những món ăn thịnh soạn và no
nê. Nó nổi tiếng với món bánh bao có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, chứa
đầy thịt, rau hoặc hải sản. Một món ăn phổ biến khác là vịt quay được ướp với
nước sốt đặc biệt và nướng cho đến khi giòn bên ngoài và mọng nước bên trong.
Nó thường được ăn kèm với bánh xèo mỏng, hành lá và nước sốt đậu ngọt.
 Ẩm thực Tứ Xuyên: Cay và đậm đà

Ẩm thực Tứ Xuyên nổi tiếng với hương vị đậm đà và cay nồng nhờ sử dụng tiêu
Tứ Xuyên, ớt và tỏi. Một số món ăn Tứ Xuyên phổ biến nhất bao gồm gà Kung
Pao, đậu phụ Mapo và Thịt lợn nấu chín hai lần. Ẩm thực Tứ Xuyên còn được biết
đến với món lẩu, là món ăn chung bao gồm nồi nước dùng sôi, thịt, rau và đậu phụ.
 Ẩm thực Quảng Đông: Tinh tế và tươi ngon

Ẩm thực Quảng Đông được biết đến với hương vị tươi ngon và tinh tế. Nó nhấn
mạnh việc sử dụng các nguyên liệu tươi sống như hải sản, rau và trái cây, đồng thời
sử dụng nhiều kỹ thuật hấp, xào và om. Một số món ăn Quảng Đông phổ biến nhất
bao gồm dim sum, hải sản và thịt nướng.
 Ẩm thực Thượng Hải: Ngọt và mặn

Ẩm thực Thượng Hải nổi tiếng với hương vị mặn ngọt nhờ sử dụng đường và nước
tương. Nó nổi tiếng với món Xiaolongbao, là những chiếc bánh hấp nhỏ chứa đầy
thịt hoặc súp. Các món ăn phổ biến khác bao gồm thịt ba chỉ om, bánh gạo xào và
cua lông.
19
Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của Phật giáo đến ẩm thực chay Trung Quốc, điều
này làm cho ẩm thực Trung Quốc thêm đa dạng và phong phú hơn. Nhiều tu sĩ Phật
giáo ở Trung Quốc tuân theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt, và kết quả là ẩm thực
chay đã trở thành một phần phổ biến và quan trọng trong văn hóa ẩm thực Trung
Quốc. Các món ăn chay thường sử dụng đậu phụ, nấm và các nguyên liệu có nguồn
gốc thực vật khác để tạo nên những món ăn đậm đà hương vị và bổ dưỡng.
Còn phải kể đến thực phẩm halal được gọi là Qingzhen Cai Nó rất dễ tìm thấy ở
hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc vì dân số Hồi giáo lớn ở Trung Quốc. Các
nhà hàng Hồi giáo và quầy hàng thực phẩm có sẵn rộng rãi ở các thành phố hoặc
thị trấn vì một số lượng lớn người di cư Hồi giáo đến miền tây Trung Quốc. Hầu
hết các nhà hàng Hồi giáo ở Trung Quốc được điều hành bởi những người di cư
này. Ngoài ra, một số nhà hàng nước ngoài cũng có mặt làm tăng sự đa dạng của
thực phẩm halal cho cả người Trung Quốc và người nước ngoài. Thực phẩm halal
Trung Quốc pha trộn hương vị Trung Đông nguyên bản với các món ăn truyền
thống của Trung Quốc, tạo ra phong cách riêng. Thực phẩm và các sản phẩm lúa
mì được ăn thường xuyên hơn gạo, và các món ăn và đồ ăn nhẹ khác nhau được
làm từ bột mì. Hương vị ngọt ngào đóng một vai trò quan trọng, có lẽ liên quan đến
sở thích của người Hồi giáo Ả Rập đối với vị ngọt. Thịt bò và thịt cừu cũng được
ăn rộng rãi.
Thức ăn đường phố là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Trung
Quốc. Nó không chỉ cung cấp các bữa ăn nhanh chóng và giá cả phải chăng mà còn
mang đến cái nhìn thoáng qua về văn hóa và ẩm thực địa phương. Một số món ăn
đường phố phổ biến nhất ở Trung Quốc bao gồm Jianbing, một loại bánh crepe
mặn nhân trứng và rau, baozi, là bánh hấp nhân thịt hoặc rau, một loại bánh
hamburger kiểu Trung Quốc chứa đầy thịt và rau.
Ẩm thực Trung Quốc nhấn mạnh việc sử dụng các nguyên liệu theo mùa để tạo ra
các món ăn tươi ngon và đậm đà hương vị. Một số nguyên liệu theo mùa phổ biến
nhất trong nấu ăn Trung Quốc bao gồm măng, củ sen, đậu Hà Lan và cua lông.
Nguyên liệu theo mùa không chỉ mang lại nhiều hương vị và kết cấu khác nhau mà
còn phản ánh sự thay đổi của các mùa và phong tục địa phương.
Ẩm thực Trung Quốc là một nghệ thuật ẩm thực rộng lớn và đa dạng, cung cấp
nhiều hương vị, kết cấu và nguyên liệu để khám phá hết ẩm thực Trung Quốc là
20
điều rất khó, chỉ khi chúng ta tự mình trải nghiệm nó mới có thể hiểu hết những
điều tinh túy của nền ẩm thực này.
2.2.2. Món ăn ở Trung Quốc chú trọng đến việc cân bằng

Một trong những nét độc đáo của ẩm thực Trung Quốc là nhấn mạnh vào sự cân
bằng giữa hương vị, kết cấu và màu sắc. Người Trung Quốc quan niệm rằng một
bữa ăn ngon phải bao gồm nhiều món ăn đa dạng, cân bằng về hương vị, dinh
dưỡng và cách trình bày. Đồ ăn Trung Quốc còn nổi tiếng vì có lợi cho sức khỏe vì
sử dụng nhiều nguyên liệu tươi như rau, hải sản, thảo mộc rất giàu vitamin và
khoáng chất.
Hơn nữa nền ẩm thực Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý Âm Dương
Ngũ Hành, do đó việc sử dụng nguyên liệu và chế biến món ăn luôn hướng đến sự
cân bằng. Theo truyền thống Trung quốc Y học, sức khỏe tinh thần, thể chất và
cảm xúc của một người đều được điều chỉnh bởi sự cân bằng của âm dương trong
cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa âm dương sẽ khiến cơ thể bị loại bỏ, dẫn đến các
bệnh về thể xác và tinh thần. Do đó, mà họ yêu cầu về sự cân bằng trong món ăn là
điều rất cần thiết.
Âm Dương ngũ hành: Âm và Dương đại diện cho hai khía cạnh bổ sung cho nhau
của mọi hiện tượng. Trong khi Ngũ hành đề cập đến kim loại, cây xanh, nước, lửa
và đất, bản chất được tạo ra bởi sự lưu thông và sự thúc đẩy và kiềm chế lẫn nhau
giữa Ngũ hành. Khi áp dụng tư duy triết học này vào thực phẩm Trung Quốc, Âm
và Dương đại diện cho hai khía cạnh của cơ thể con người, trong khi năm yếu tố
trong thực phẩm có thể được chia thành năm loại: nóng, ấm, trung tính, mát và
lạnh. Ăn thức ăn nóng và ấm có thể thúc đẩy Dương trong cơ thể con người, trong
khi ăn thức ăn mát và lạnh có thể thúc đẩy Âm trong cơ thể con người. Chỉ có Âm
Dương trong cơ thể con người mới giữ được mức cân bằng, con người mới có thể
duy trì sức khỏe của mình.
Như vậy, điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, và ăn đúng loại
thực phẩm vào đúng thời điểm trong năm. Ví dụ, bị cảm lạnh có liên quan đến sự
dư thừa âm và có thể được giảm bớt bằng cách khôi phục dương của cơ thể. Ngoài
ra ở Trung quốc mọi người ăn thức ăn thuộc tính âm sảng khoái, nhiều nước để
21
chống lại dương dữ dội của mùa hè, trong khi họ làm ấm cơ thể bằng thực phẩm
dương vào mùa đông.
Một bữa ăn Trung Quốc tập trung vào khái niệm cân bằng. Các thành phần khác
nhau làm việc cùng nhau để đạt được sự cân bằng về hương vị (ngọt, chua, cay,
đắng và mặn), kết cấu và phong cách nấu ăn. Một hỗn hợp tốt của rau, thịt và tinh
bột (gạo hoặc mì) là rất quan trọng. Các món ăn khô, chẳng hạn như xào cay, nên
được bổ sung bằng cháo hoặc súp. Một đầu bếp Trung Quốc thậm chí sẽ chú ý đến
sự cân bằng màu sắc trong bữa ăn. Ví dụ, thịt thái hạt lựu nên được đi kèm với các
loại rau có màu tương phản, chẳng hạn như ớt chuông hoặc hành lá.
2.2.3. Sử dụng nguyên liệu phong phú và đa dạng
2.2.3.1.Nguyên liệu phong phú
Ẩm thực Trung Quốc được mọi người biết đến với sự đa dạng về nguyên liệu cùng
với đó là sự chọn lọc một cách tỉ mỉ là một yếu tố quan trọng để tạo nên nét độc
đáo cho nền ẩm thực Trung Quốc. Dưới đây là một số ví dụ về các nguyên liệu phổ
biến ở nền ẩm thực này:
 Rau củ: Trung Quốc có một loạt các loại rau củ được sử dụng rộng rãi trong
nấu ăn như cải bắp, bắp cải, cà rốt, cải thảo, cải bẹ xanh, cải thìa, cải xoong, cải
ngọt, nấm, cà chua, và nhiều loại rau lá khác.
 Hải sản: Với bờ biển dài, hải sản đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực của các
vùng ven biển như Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang. Ví dụ: cá, tôm, sò
điệp, mực, cua, ốc và nhiều loại hải sản khác thường được sử dụng trong các
món hấp, xào, chiên hoặc nướng.
 Thịt gia cầm và thịt đỏ: Thịt gia cầm như gà, vịt và cút, cùng với thịt đỏ như thịt
lợn, thịt bò và thịt cừu, đều là các nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Trung
Quốc. Chúng được sử dụng trong nhiều loại món ăn từ súp, hầm, xào đến
nướng và luộc.
 Đậu hủ và sản phẩm từ đậu nành: Đậu hủ là một nguyên liệu chính trong ẩm
thực Trung Quốc, được sử dụng để làm nhiều món ăn như mì xào đậu hủ, đậu
hủ chiên, hoặc đậu hủ hấp. Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu nành như nước
tương, tương đen và tofu cũng rất phổ biến.
 Gạo và các loại bột ngũ cốc khác: Gạo là nguồn dinh dưỡng chính trong ẩm
thực Trung Quốc và thường được sử dụng làm cơ sở cho nhiều món ăn như
22
cơm trắng, cơm chiên, và mì. Ngoài ra, các loại bột ngũ cốc như bột mỳ, bột
khoai tây và bột bắp cũng được sử dụng để làm mì, bánh và các món ăn khác.

Bên cạnh các nguyên liệu nói trên còn phải kể đến sự đa dạng ở mỗi vùng miền.
bởi các vùng miền lại có được những nguyên liệu đặc trưng. Ví như: vùng ven biển
có nhiều hải sản tươi ngon; vùng núi cao thì có nhiều rau rừng, nấm quý; vùng
đồng bằng lại có nhiều lúa gạo, rau củ, quả.
2.2.3.2. Sự đa dạng trong các loại gia vị
Gia vị và sốt: Gia vị như tỏi, gừng, tiêu, hành và muối được sử dụng phổ biến để
tạo ra hương vị đặc trưng cho các món ăn Trung Quốc. Ngoài ra, các loại sốt như
nước tương, dầu mè, nước mắm và nước hoa quả cũng được sử dụng để tăng thêm
hương vị cho các món ăn. Dưới đây là một số thành phần quan trọng nhất trong
nấu ăn Trung Quốc:
1. Nước tương: Đây là một mặt hàng chủ lực trong ẩm thực Trung Quốc và được
sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Nó được làm từ đậu nành và lúa mì lên
men và thêm hương vị mặn và umami cho các món ăn.
2. Bột ngũ vị: Đây là sự pha trộn của năm loại gia vị - quế, đinh hương, hạt thì là,
hoa hồi và hạt tiêu Tứ Xuyên. Nó được sử dụng để thêm hương vị ngọt và mặn cho
các món ăn.
3. Gạo: Gạo là một mặt hàng chủ lực trong ẩm thực Trung Quốc và được sử dụng
trong nhiều món ăn, bao gồm xào, cơm chiên và cháo.
4. Dầu hào: Đây là loại nước sốt đặc, mặn được làm từ dầu hào và nước tương. Nó
được sử dụng để thêm hương vị umami phong phú cho các món ăn.
5. Giấm đen Trung Quốc: Đây là một loại giấm sẫm màu, lâu năm được làm từ
gạo. Nó được sử dụng để thêm hương vị chua cho các món ăn, đặc biệt là trong ẩm
thực Tứ Xuyên.
6. Gừng: Gừng được sử dụng trong nhiều món ăn Trung Quốc vì hương vị thơm và
cay. Nó thường được thái lát, nghiền hoặc băm nhỏ và thêm vào món xào, súp và
nước xốt.
7. Tỏi: Tỏi là một thành phần quan trọng khác trong ẩm thực Trung Quốc. Nó được
sử dụng cho hương vị hăng và mặn của nó và thường được băm nhỏ hoặc cắt nhỏ
và thêm vào các món ăn.
23
2.2.3.3. Sử dụng nguyên liệu theo mùa
Bên cạnh đó họ còn sử dụng nguyên liêụ theo mùa là một phần quan trọng trong
ẩm thực Trung Quốc, giúp đảm bảo sự tươi ngon, độ dinh dưỡng và cân bằng trong
các món ăn. Dưới đây là một số nguyên liệu phổ biến được sử dụng theo mùa trong
ẩm thực Trung Quốc:
Mùa Xuân (Tháng 3 - Tháng 5):
Rau củ như cải thảo, bắp cải, rau mầm, măng và rau mùi.
Hoa quả như quả táo, dưa hấu, dưa lưới và cà chua.
Mùa Hạ (Tháng 6 - Tháng 8):
Rau củ như cà chua, bí đỏ, dưa hấu, bí đao, cà rốt và bắp cải.
Hoa quả như dừa, xoài, lựu, dưa lưới và cam.
Mùa Thu (Tháng 9 - Tháng 11):
Rau củ như cà tím, bí đỏ, bí ngô, cải bắp, cải bẹ xanh và cà rốt.
Hoa quả như táo, lê, nho, lựu và dưa hấu.
Mùa Đông (Tháng 12 - Tháng 2):
Rau củ như cải bắp, cải thảo, bắp cải, cần tây và cà rốt.
Hoa quả như cam, quýt, lê, vàng đào và dưa hấu.
Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu theo mùa, ẩm thực Trung Quốc cũng thường
kết hợp với các loại thực phẩm đặc trưng của mỗi mùa để tạo ra những món ăn
ngon và cân bằng. Việc sử dụng nguyên liệu tươi mới và đúng mùa không chỉ giúp
tăng thêm hương vị và dinh dưỡng mà còn giúp tôn vinh và bảo vệ sự đa dạng sinh
học của đất nước.
2.2.4. Chú trọng đến kỹ thuật chế biến
Kỹ thuật nấu ăn là một phần thiết yếu của ẩm thực Trung Quốc, và chúng đóng một
vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị và kết cấu độc đáo mà thực phẩm
Trung Quốc được biết đến. Trong truyền thống ẩm thực Trung Quốc, kỹ thuật nấu
ăn được phân thành bốn loại: luộc, chiên, rang và hấp.
Luộc là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nấu ăn Trung Quốc, và nó
liên quan đến việc nấu thức ăn trong nước sôi hoặc súp. Kỹ thuật này rất phù hợp
cho việc nấu súp, món hầm và lẩu. Chiên được sử dụng để tạo ra các món ăn giòn
và có hương vị. Kỹ thuật chiên của Trung Quốc bao gồm xào, chiên ngập dầu và áp
24
chảo. Xào là phương pháp phổ biến nhất, và nó liên quan đến việc nấu những
miếng thức ăn nhỏ trên lửa lớn trong chảo.
Nướng là một kỹ thuật phổ biến khác trong ẩm thực Trung Quốc và nó được sử
dụng để tạo ra các loại thịt giòn và thơm. Các phương pháp nướng của Trung Quốc
bao gồm nướng thịt, nướng treo và nướng trong lò. Hấp cũng là một kỹ thuật phổ
biến được sử dụng trong nấu ăn Trung Quốc và nó được sử dụng để nấu các
nguyên liệu tinh tế như hải sản, bánh bao và rau.
Ngoài bốn kỹ thuật chính này, còn có nhiều kỹ thuật khác được sử dụng trong nấu
ăn Trung Quốc, bao gồm om, chần, hun khói và ninh nhừ. Mỗi kỹ thuật này được
sử dụng để tạo ra kết cấu và hương vị cụ thể.
Nhìn chung, thành thạo các kỹ thuật nấu ăn là điều cần thiết để tạo ra các món ăn
Trung Quốc đích thực. Bằng cách hiểu các kỹ thuật khác nhau và cách sử dụng
chúng, người Trung Quốc đã cho ra các món ăn vô cũng bắt mắt và đảm bảo rằng
món ăn luôn giữ được hương vị đặc trưng và phù hợp với nhiều thực khách khác
nhau.
Ẩm thực Trung Quốc được biết đến với các thành phần độc đáo và đa dạng, cũng
như một loạt các kỹ thuật nấu ăn được sử dụng để chế biến các món ăn. Tuy nhiên,
các công cụ và thiết bị được sử dụng trong nấu ăn Trung Quốc cũng quan trọng
không kém. Những công cụ này giúp các đầu bếp tạo ra các món ăn ngon và đích
thực của Trung Quốc.
Một trong những công cụ quan trọng nhất trong nấu ăn Trung Quốc là chảo. Chảo
là một dụng cụ nấu ăn đáy tròn thường được làm bằng thép carbon hoặc gang. Nó
được sử dụng để xào, chiên ngập dầu và hấp, và hình dạng độc đáo của nó cho
phép thực phẩm được nấu chín nhanh chóng và đồng đều.
Một công cụ thiết yếu khác trong nấu ăn Trung Quốc là dao cắt. Dao cắt Trung
Quốc lớn hơn và nặng hơn dao đầu bếp kiểu phương Tây điển hình và được sử
dụng để cắt, thái và băm thịt và rau. Đặc biệt kỹ thuật dung dao của người Trung
Quốc vô cùng điêu luyện do đó họ đã cho ra đời nhừng món ăn vô cũng đẹp mắt,
tính thẩm mỹ cao.
Các dụng cụ nấu ăn phổ biến khác của Trung Quốc bao gồm nồi hấp tre, được sử
dụng để hấp thức ăn và skimmer nhện, được sử dụng để loại bỏ thức ăn khỏi dầu
nóng hoặc nước sôi.
25
Ngoài những dụng cụ truyền thống này, nhà bếp Trung Quốc hiện đại còn sử dụng
nồi cơm điện, máy chế biến thực phẩm và máy xay sinh tố để giúp đẩy nhanh quá
trình nấu nướng.
Nhìn chung, các công cụ và thiết bị được sử dụng trong nấu ăn Trung Quốc được
thiết kế để giúp các đầu bếp đạt được kết cấu và hương vị độc đáo đặc trưng của
ẩm thực Trung Quốc.
2.2.5. Hình thức trình bày đẹp mắt
Các món ăn với màu sắc đa dạng thường có thể khơi dậy rất nhiều sự thèm ăn của
mọi người. Đối với người Trung Quốc, việc chuẩn bị thực phẩm luôn chú ý đến vẻ
ngoài thẩm mỹ. Để có một màu sắc tươi sáng, hài lòng và hài hòa là một trong
những nguyên tắc chính khi nấu các món ăn. Để đạt được điều này, họ luôn chú
trọng đến cách chế biến để làm sao khi nấu chín món ăn luôn đạt được một màu sắc
bắt mắt thu hút được người ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hơn nữa việc trình bày món ăn một cách đẹp mắt là một phần quan trọng trong ẩm
thực Trung Quốc, không chỉ tạo ra trải nghiệm thị giác đẹp mắt mà còn là cách để
tôn vinh hương vị và nguyên liệu. Dưới đây là một số cách trang trí món ăn của
Trung Quốc:
Hoa quả và rau củ tạo hình: Đây là cách trình bày món ăn phổ biến trong ẩm thực
Trung Quốc. Rau củ như cà rốt, cà chua, dưa hấu và dưa lưới có thể được cắt tỉa
thành các hình dạng đẹp mắt như hoa, con thú hoặc các biểu tượng truyền thống.
Món xào tráng lệ: Các món xào Trung Quốc thường được trình bày trên đĩa lớn
hoặc đĩa sứ với một sắc màu đa dạng từ các nguyên liệu như thịt, rau củ và hải sản.
Sự kết hợp giữa các thành phần có màu sắc khác nhau tạo ra một bức tranh ẩm thực
đẹp mắt.
Bánh đa dạng về hình dáng và màu sắc: Bánh Trung Quốc thường được làm thành
các hình dạng và màu sắc đa dạng như hoa sen, con rồng, hoặc các loại động vật.
Các loại bánh này thường được trình bày trên khay hoặc đĩa sứ với các phụ kiện
trang trí như hoa lá hoặc các đồ vật nhỏ.
Món hấp truyền thống: Các món hấp Trung Quốc như dimsum thường được trình
bày trên các khay hoặc đĩa có màu sắc tươi sáng. Sự kỹ lưỡng trong việc bày trí các
loại dimsum và các phụ kiện như lá rau và hoa trang trí tạo ra một bức tranh ẩm
thực đẹp mắt và hấp dẫn.
26
Món nướng và chiên: Các món nướng và chiên thường được bày trí trên đĩa lớn
hoặc đĩa sứ với các loại rau củ trang trí xung quanh. Sự kết hợp giữa màu sắc, hình
dạng và hương vị tạo ra một trải nghiệm thị giác đầy ấn tượng.
Món tráng miệng và thạch: Món tráng miệng và thạch thường được trình bày trong
các ly hoặc tô có hình dạng và màu sắc đẹp mắt. Sự sắp xếp tinh tế của các loại trái
cây, nước cốt trái cây và kem tạo ra một bức tranh thạch thú vị và hấp dẫn.
Ta có thể thấy được món ăn Trung Quốc được chú trọng và trình bày một cách đẹp
mắt, điều này thể hiện được sự tinh tế và tỉ mỉ của những người đầu bếp Trung
Quốc. Ngoài ra các màu sắc kết hợp hài hòa, bố cục cân đối, càng tạo nên sự hấp
dẫn cho món ăn. Vì vậy, trình bày món ăn một cách đẹp mắt không chỉ là cách để
làm đẹp món ăn mà còn là cách để tôn vinh nguyên liệu và kỹ năng nấu nướng của
người đầu bếp.
2.2.6. Tính cộng đồng
Tính cộng đồng trong ẩm thực Trung Quốc thường được thể hiện qua việc chia sẻ
các món ăn và thực phẩm với gia đình, bạn bè. Dưới đây là một số cách mà tính
cộng đồng được thể hiện trong các món ăn Trung Quốc:
Việc chia sẻ bữa ăn gia đình: Trong ẩm thực Trung Quốc, bữa ăn thường là thời
gian quan trọng để gia đình tụ tập và chia sẻ những khoảnh khắc quý báu. Mỗi bữa
ăn thường bao gồm nhiều món khác nhau, và tất cả mọi người trong gia đình đều
chung tay vào việc chuẩn bị và thưởng thức bữa ăn. Các thành viên trong gia đình
sẽ cũng quay quần bên mâm cơm, cũng thưởng thức các món ăn trên bàn ăn.
Bữa ăn cộng đồng tại nhà hàng hoặc quán ăn: Các nhà hàng và quán ăn Trung
Quốc thường cung cấp các món ăn có kích cỡ phục vụ lớn, phù hợp cho việc chia
sẻ giữa các thành viên trong một nhóm hoặc gia đình. Việc chia sẻ các món ăn như
hotpot, dimsum hoặc các món hải sản cũng giúp tạo ra một không khí vui vẻ và gắn
kết.
Tiệc cỗ và lễ hội truyền thống: Trong các dịp lễ hội và sự kiện quan trọng, người
Trung Quốc thường tổ chức các tiệc cỗ lớn để chia sẻ niềm vui và giao lưu với gia
đình, bạn bè và hàng xóm. Các món ăn đặc trưng của từng dịp lễ như bánh chưng
vào Tết Nguyên Đán, hoặc mì vịt tiềm vào Tết Trung Thu thường được chia sẻ và
thưởng thức cùng nhau.
27
Việc chia sẻ thức ăn với người đi qua đường: Trong văn hóa Trung Quốc, việc chia
sẻ thức ăn với người đi qua đường là một hành động phổ biến và được đánh giá
cao. Người bán hàng thường mời người đi qua đường thưởng thức một miếng thử
hoặc một chén trà miễn phí, tạo ra một môi trường ấm cúng và niềm vui chung.
Tính cộng đồng là một nét đặc trưng trong ẩm thực Trung Quốc. Nó được thể hiện
qua nhiều khía cạnh, từ bữa cơm gia đình, món ăn cộng đồng cho đên stieejc côc và
lễ hội truyền thống hay việc chia sẻ thức ăn với người qua đường. Ẩm thực Trung
Quốc không chỉ là việc chia sẻ thức ăn mà còn là cách để tạo ra một môi trường
giao tiếp, gắn kết và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống.
2.3. Các trường phái ẩm thực Trung Hoa
Ẩm thực Trung Quốc là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc cũng với sự
hình thành, phát triển lâu đời và cũng với sự ưu đãi về thiên nhiên đồ ăn Trung
Quốc đã lan rộng và được nhiều người biết trên khắp thế giới. Dựa vào nguyên
liệu, gia vị, nghệ thuật dùng lửa nước trong quá trình chế biến mà người ta chia ẩm
thực Trung Quốc thành 8 trường phái ẩm thực chính: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ
Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy. Mỗi trường phái
mang lại một màu sắc riêng với những món ăn ngon bắt mắt cũng hương vị độc
đáo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long nhiều thực khách cả trong và ngoài nước.
2.3.1. Trường phái ẩm thực Sơn Đông
Trường phái này được biết đến với tên chính là Lỗ Thái. Là một trong 8 trường
phái ẩm thực Trung Quốc và là một trong 4 nền ẩm thực truyền thống. Trường phái
ẩm thực Sơn Đông được coi là đệ nhất trường phái ẩm thực Trung Hoa và là trường
phái có ảnh hưởng nhất đến nền ẩm thực Trung Quốc, với nền ẩm thực vô cùng
tinh túy và phát triển lâu đời.
Tỉnh Sơn Đông là một tỉnh ven biển phía Đông Trung Quốc gần phía hạ lưu sông
Hoàng Hà. Địa hình thuận lợi giúp khí hậu ở Sơn Đông ấm áp, đất đai phì nhiêu do
đó văn hóa ẩm thực Sơn Đông nổi bật với các sản phẩm làm từ lúa mì, rau củ quả
đa dạng và chất lượng cao. Các món ăn của Sơn Đông nhìn chung mang hương vị
nồng đậm, đặc biệt là hành và tỏi. Người Sơn Đông mạnh về các món chiên, nướng
và hấp. Nơi đây còn có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Bên cạnh
đó, họ cũng rất chú trọng màu sắc và bày trí của món ăn. Trường phái ẩm thực Sơn
28
Đông nổi tiếng với các món như: cá chép chua ngọt, ruột heo ram mặn, gà om Đức
Châu.

Hình 2. 1 Các món ăn ở trường phái ẩm thực Sơn Đông

2.3.2. Trường Phái ẩm thực Quảng Đông


Quảng Đông bao gồm châu thổ sông Châu Giang, Thiều Quan, Trạm Giang và các
nơi lân cận khác. Ẩm thực nơi đây ngoài hương vị truyền thống còn có sự tiếp thu
tinh hoa của các trường phái khác. Ẩm thực Quảng Đông có đặc điểm tươi ngon,
tươi mát, sảng khoái, nhẹ nhàng. Người Quảng Đông yêu thích các món ăn có
hương vị thanh đạm nhưng không hề có sự nhạt nhẽo. Đối với gia vị họ luôn dùng
mức độ vừa đủ để đảm bảo rằng nó không lấn át đi vị nguyên bản của món ăn.
Bên cạnh đó, đây là trường phái có nhiều cách chế biến món ăn trong 8 trường phái
của ẩm thực Trung Quốc, có đến hơn 21 cách chế biến khác nhau tạo nên sự đặc
trưng cho trường phái này. Các món ăn ở đây luôn đảm bảo về các mặt hương, vị,
sắc, hình điều này đã tạo nên tiêu chuẩn khắt khe cho món ăn ở trường phái ẩm
thực Quảng Đông: non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy,
thanh mà không nhạt.
Đặc biệt, họ luôn chọn món ăn theo mùa ví như: mùa xuân - hạ họ chọn món ăn
thanh mát nhưng đến mùa thu-đông, người ta lại thích trải nghiệm các món ăn có
29
hương vị đậm đà hơn một chút. Quảng Đông có nhiều món ăn nổi tiếng như: Vịt
quay Quảng Đông, Há cảo, Cá thu nhồi, Há cảo, Tôm luộc,..

Hình 2. 2 Vịt quay Quảng Đông

Hình 2. 3 Há Cảo

2.3.3. Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên


Tứ Xuyên là một trong ba thành phố nóng nhất và là trung tâm kinh tế trong yếu
của miền Tây Trung Quốc. Nền ẩm thực Tứ Xuyên nổi tiếng bởi sự dồi dào nguyên
liệu và thực phẩm tươi ngon thuộc hàng bật nhất.
Ẩm thực Tứ Xuyên gồm 2 trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ
Xuyên thường chú trọng đến sắc, hương, và vị với đa dạng các vị tê, cay, mặn,
ngọt, chua,… khéo léo trộn lẫn, hòa quyện vào nhau. Những nguyên liệu đôi khi
còn được biến hóa một cách linh hoạt, khéo léo tạo vị ngon riêng biệt cho từng
món ăn, hấp dẫn không làm mất đi vị nguyên bản của món ăn.
30
Điểm nổi tiếng của ẩm thực Tứ Xuyên là vị cay cùng với đó là hương vị mạnh mẽ
và đa dạng. Là một trong tám trường phái ẩm thực Trung Quốc, món ăn ở Tứ
Xuyên nổi tiếng về sự kết hợp hương vị công phu và phức tạp. Nổi tiếng nhất là
Ma La, kết hợp giữa vị cay tê của tiêu Tứ Xuyên và vị cay nóng của ớt.

Hình 2. 4 Ẩm thực Tứ Xuyên

2.3.4. Trường phái ẩm thực Hồ Nam


Tỉnh Hồ Nam cách Tứ Xuyên khoảng 1000km về phía Đông hai nền ẩm thực đều
nổi tiếng về độ cay. Người Trung Quốc có câu “ Người Tứ Xuyên không sợ cay,
Người Hồ Nam sợ món ăn không cay”. Tuy nhiên người Tứ Xuyên dùng ớt, hạt
tiêu Tứ Xuyên để tạo vị cay. Còn người Hồ Nam thì không. Vị cay của món ăn Hồ
Nam thuần túy đến từ ớt.
Ẩm thực tại Hồ Nam được hình thành từ thời nhà Hán, do vậy mà các công thức
chế biến món ăn tại Hồ Nam vô cùng tinh tế, hoàn mỹ. Tuy nhiên, ẩm thực Hồ
Nam ngày nay lại hướng đến phong cách dân dã, no đủ. Ẩm thực Hồ Nam bao gồm
3 trường phái chính là Hương Giang, Động Hình và Hồ Nam. Hương vị đặc trưng
ở đây là mặn, chua, cay. Vị cay của ẩm thực Hồ Nam là vị cay của nhiều hương vị
kết hợp, ví dụ vị cay nóng kết hợp với chua, ớt băm nhỏ muối hay đậu nành lên
men cay. Hương thơm các món ăn nhẹ nhàng. Ngoài ra, đa phần các món có vị béo
nhưng lại không ngấy .
31
Hồ Nam sở hữu một nền ẩm thực với những tiêu chuẩn khắt khe vô cùng. Có tổng
cộng hơn 4000 món ăn khác nhau ở Hồ Nam. Trong đó, hơn 300 món ăn rất phổ
biến với du khách, nhưng có thể kể đến 3 món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Hồ
Nam đó là: Thịt xông khói xào ớt, Đầu cá hấp và Đậu phụ thối hỏa cung điện.

Hình 2. 5 Các món ăn ở trường phái ẩm thực Hồ Nam

2.3.5. Trường phái ẩm thực Phúc Kiến


Địa hình độc đáo của Phúc Kiến có đồi núi màu mỡ kết hợp với nhiều vùng biển
được bảo vệ đã tạo cơ sở cho nền ẩm thực Phúc Kiến trở thành một trong 8 trường
phái ẩm thực của Trung Quốc. Trường phái này gồm các món ăn Phúc Châu,
Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu. Do sở hữu nhiều
vịnh vào bán đảo nên Phúc Kiến nổi tiếng với hải sản. Ở Phúc Kiến có rất hiều loài
cá lạ làm nên những món ăn độc đáo.
Hương vị của Phúc Kiến chủ yếu là vị ngọt, chua, mặn, thơm. Đặc biệt, người Phúc
Kiến rất coi trọng màu sắc của món ăn. Các món ăn ở đây chủ yếu có màu sắc tươi
sáng, bắt mắt vô cùng. Trường phái ẩm thực Phúc Kiến rất đặc biệt bởi sự tinh tế
về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Ngoài ra, người đầu bếp tại Phúc Kiến có kĩ
thuật dùng các dụng cụ bếp rất chuyên nghiệp đặc biệt là dao. Họ cho rằng chỉ khi
đạt được kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ mang đến độ ngon đặc biệt cho món ăn mà họ
làm ra. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt như: củ cải ở Phúc
Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước xốt. Một
số món ăn nổi tiếng có thể kể đến như là: Phật nhảy tường, Kim phúc thọ, Cá kho
khô,…
32

Hình 2. 6 Món ăn phật nhảy tường

2.3.6. Trường phái ẩm thực Chiết Giang


Trường phái ẩm thực Chiết Giang là sự tổng hợp của sự tinh tế và đa dạng của
Hàng Châu, sự mềm mại và độc đáo của Ninh Ba, sự trang nhã của Thiệu Hưng.
Nhưng nổi tiếng hơn cả là các món ăn của Hàng Châu. Điểm đặc trưng của trường
phái này là sự tươi ngon, mền mại, hương vị thanh đạm và đặc biệt là không nhiều
dầu mỡ, điều này làm cho món ăn không trở nên ngấy.
Ẩm thực Chiết Giang chú trọng bày trí món ăn, món ăn được trình bày trên các loại
đĩa tinh xảo và phải trang trí một cách trang nhã, vì thế các món ăn ở đây không chỉ
có hương vị ngon mà còn vô cùng bắt mắt. Một số món ăn khi nhắc đến trường
phái ẩm thực Chiết Giang phải kể đến: tôm nõn Long Tỉnh, Thịt Đông Pha, cá chép
Tây Hồ,canh rong lá..

Hình 2. 7 Các món ăn của trường phái ẩm thực Chiết Giang


33
2.3.7. Trường phái ẩm thực Giang Tô
Người vùng Giang Tô lựa chọn nguyên liệu rất kỹ càng, cách chế biến tinh tế cầu
kỳ hơn nhưng quan trọng nhất là đảm bảo các món ăn phải đảm bảo nguyên chất,
nguyên vị. Bên cạnh đó họ còn đòi hỏi cao về kỹ thuật dùng dao. Điểm nổi bật của
ẩm thực Giang Tô là sự cầu kì trong cách trình bày và đảm bảo món ăn luôn được
trình bày một cách bắt mắt.
Điểm đặc trưng phải kể đến là ẩm thực Giang Tô luôn thiên về vị chua cay, ở đây
họ không sử dung xì dầu mà thay vào đó là đường giấm để tạo nên vị đặc trưng cho
món ăn. Giang Tô nổi tiếng với các món hầm ,ninh, tần. Có thể kể đến các món
như: thịt cua hấp, Canh vịt già, Đậu hũ Văn Tứ, Đầu sư tử hầm, Tôm phượng
hoàng,…

Hình 2. 8 Món ăn thịt cua hấp

2.3.8.Trường phái ẩm thực An Huy


Trường phái ẩm thực An Huy bao gồm các món ăn của miền nam An Huy, các khu
vực dọc sông Trường Giang và Hoàng Hà. Đặc trưng của trường phái này thiên về
các món ninh, hầm. Trường phái này yêu cầu về kỹ thuật dung lửa để tại ra các
món ăn mềm, thơm, tươi ngon và đảm bảo tính độc đáo. Một số món ăn nổi tiếng
như là: Vịt hồ lô, Cầy kho tàu, Bồ câu hầm Hoàng Sơn, Gà đá hấp,…

Hình 2. 9 Món ăn vịt hồ lô


34

2.4. Một số món ăn truyền thống của Trung Quốc

1. Vịt quay Bắc Kinh: Vịt dùng để làm món này được nuôi
trong môi trường tự nhiên nên lượng thịt và mỡ nằm ở mức
hoàn hảo. Về phần gia vị vịt được ướp cùng với một số loại
thảo mộc và được quay cách xa ngọn lửa nên không bị ám
khói. Khi chín vịt quay có màu vàng nâu óng ánh, thịt mềm
và ngọt. Đặc biệt, lớp mỡ ứa ra sau khi quay khiến cho món
ăn trông càng thêm kích thích.
2. Lẩu: là một trong những món ăn phổ biến nhất ở Trung
Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Tứ Xuyên hoặc Trùng Khánh. Khi
ăn có thể thêm và nấu bất cứ thứ gì họ thích trong nước
dùng. Trước đây, lẩu chỉ được ưa chuộng vào mùa đông,
nhưng ngày nay lẩu đã xuất hiện trên bàn ăn quanh năm.
3. Há cảo: là một loại thực phẩm truyền thống phổ biến
rộng rãi, đặc biệt là ở Bắc Trung Quốc. Há cảo Trung Quốc
bao gồm thịt băm và / hoặc rau xắt nhỏ được bọc trong một
lớp vỏ bột mỏng. Nhân phổ biến là thịt lợn băm, tôm thái
hạt lựu, thịt gà xay, thịt bò và rau. Há cảo cũng là một món
ăn truyền thống được ăn vào đêm giao thừa của Trung Quốc
35
4. Đậu hủ thúi: là món ăn bình dân nhưng lại góp phần
không nhỏ đến sự thành công của ẩm thực Trung Quốc. Đậu
hũ thối có mùi thum thủm được thực khách phương Tây so
sánh với pho mát của họ , tuy là món ăn nặng mùi nhưng khi
bạn thử ăn được nó thì lại có một cảm nhận rất đặc biệt. Đối
với người sành ăn thì đậu hũ càng nặng mùi càng ngon
5. Kẹo hồ lô: là một loại kẹo dân gian có lịch sử lâu đời của
đất nước Trung Hoa. Đây là một món ăn đường phố có
nguồn gốc từ miền Bắc Trung Quốc. Đối với người Trung
Quốc đây là món ăn tượng trương cho sự may mắn, viên
mãn sung túc với hình ảnh tròn đầy của từng viên kẹo. Với
nguyên liệu gần gủi gồm có Mận , đường phèn , xiên tre kẹo
có màu đỏ rực rỡ vô cùng bắt mắt.
6. Gà Kung Pao: có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên, nó khá
cay và nóng vì nó sử dụng ớt chuông Tứ Xuyên. Công thức
của gà Kung Pao có vẻ hơi phức tạp do hương vị của nó
nhưng nó thực sự khá đơn giản, chỉ cần thịt gà thái hạt lựu,
ớt khô, dưa chuột và đậu phộng chiên (hoặc hạt điều).
7. Đậu Phụ Mapo: Là một trong những món ăn nổi tiếng
nhất trong ẩm thực Tứ Xuyên với lịch sử hơn 100 năm. Nó
bao gồm đậu cùng với một số thịt băm (thịt lợn hoặc thịt bò)
trong nước sốt cay. Nước sốt được làm từ đậu đen lên men
và tương ớt.
8. Cơm chiên: là một món ăn được làm từ cơm chiên nấu
chín và các thành phần khác bao gồm: trứng, rau, hải sản
hoặc thịt. Cơm chiên là một trong những thực phẩm phổ
biến nhất của Trung Quốc. cơm chiên nổi tiếng nhất ở Trung
Quốc là cơm chiên Dương Châu. Nguyên liệu cơm chiên
Dương Châu điển hình bao gồm tôm, trứng và thịt lợn
nướng.
36
9. Mì trường thọ: là món ăn đặc sản của Trung Quốc với
sợi mì dài và mỏng. Mì trường thọ không giống với mì bình
thường, sợi mì trường thọ rất dài và khi ăn không được cắn
sợi đứt mì mà phải ăn hết một hơi. Mì thường được ăn và
dịp sinh nhật hoặc các loại dịp lễ hội khác . Mì trường thọ
tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn

Đây chỉ là một số ví dụ về món ăn truyền thống của Trung Quốc. Ẩm thực Trung
Quốc rất đa dạng và phong phú, với hàng ngàn món ăn khác nhau đặc sắc từ mỗi
vùng miền và văn hóa cụ thể ở từng vùng. Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn truyền
thống Trung Quốc khác, mỗi món đều có hương vị và đặc điểm riêng. Do vậy ẩm
thực Trung Quốc là một trong những nền ẩm thực phong phú và đa dạng nhất trên
thế giới.
2.5. Văn hóa trà- tửu Trung Quốc
2.5.1. Văn hóa Trà của người Trung Quốc
2.5.1.1. Nguồn gốc trà đạo Trung Quốc
Trà từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của chúng ta thậm chí nó còn
được đưa vào trong các bài thơ ca, nhạc họa. Nhắc đến trà thì không thể không
nhắc đến trà đạo Trung Quốc– một đất nước được coi là “quê hương của trà” bởi vì
đây là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như một đồ uống. Người
Trung Quốc uống trà đã có hơn 4000 năm lịch sử, ở đây trà không chỉ đơn thuần là
để uống mà quan trọng hơn là nó còn thể hiện một nét văn hóa đặc sắc đối với đất
nước họ. Trà được xếp vào danh sách bảy thói quen không thể thiếu được trong
cuộc sống. Cũng như câu nói “Khách đến kính trà” thể hiện cho phong tục lễ nghĩa
hiếu khách của người Trung Quốc dù ở nông thôn hay thành thị. Không những thế,
văn hóa trà Trung Quốc cũng đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa
phi vật thể vào năm 2012.
Lịch sử trồng trà của người Trung Quốc có cách đây 2000 năm. Ở Trung Quốc có
những vùng trồng trà nổi tiếng như Giang Tô, Hồ Nam, An Huy, Triết Giang,
Giang Tây, Tứ Xuyên, Phúc Kiến,… Trung Quốc cũng có ba loại trà là trà xuân,
trà hạ, trà thu. Bên cạnh đó, có lẽ một số người cũng đã nghe qua thập đại danh trà,
đó là mười loại trà nổi tiếng nhất ở Trung Quốc: Trà Long Tỉnh, Trà thiết Quan
37
Âm, Trà Phổ Nhĩ, Trà Đại Hồng Bào, Trà Bích Loa Xuân, Trà Hoàng Sơn Mao
Phong, Trà Quân Sơn Ngân Châm, Trà Kỳ Môn Hồng Trà, Trà Lục An Qua Phiến,
Trà Bạch Hào Ngân Châm.
Để có thể trở thành một nét văn hóa nghệ thuật như bây giờ thì trà đã trải qua ba
giai đoạn để hình thành từ trà bánh đến trà ngâm như sau:
- Giai đoạn thứ nhất là vào thời nhà Đường, giai đoạn này có thể coi là một đỉnh
cao của nghệ thuật uống trà bánh ở Trung Quốc. Một học giả uyên bác đương
thời tên là Lục Vũ, ông đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu về trà đạo
và viết nên bộ sách “Trà kinh”, “Trà kinh” được xem là bộ sách trà học đầu tiên
trên thế giới và nó cũng đánh dấu cho sự mở đầu của nghệ thuật văn hóa uống
trà của người Trung Quốc.
- Giai đoạn thứ hai là vào thời nhà Tống, lúc này người Trung Quốc đã dần
chuyển từ việc uống trà bánh sang trà bột. Có nghĩa là lá trà sẽ được tán thành
bột rồi khuấy cùng nước sôi. Bên cạnh đó, ở mỗi tầng lớp xã hội cũng sẽ có
những cách thưởng trà khác nhau.
- Giai đoạn thứ ba, dưới sự cai trị và xâm lược của quân Nguyên thì đến thế kỉ
XIII, nền văn hóa trà đạo của thời đại trước đã bị tàn phá. Sự suy tàn của nền
văn hóa trà đạo Trung Quốc kéo dài đến thời nhà Minh thì mới được phục hồi
một phần nào. Từ đây trà ngâm tức là hình thức pha trà như ngày nay đã xuất
hiện do Minh Thái Tổ đã nghĩ ra.

2.5.1.2. Đặc biệt trong cách pha trà đạo Trung Quốc

Hình 2. 10 Sự tinh tế trong cách pha trà của người Trung Quốc
38
“Hòa tĩnh di chân” là các từ ngữ diễn tả cho nét đẹp trong văn hóa nghệ thuật pha
trà đạo của người Trung Quốc. Sự yên ắng từ không gian bên ngoài cho đến thanh
thản, yên tĩnh từ bên trong tâm hồn là những gì mà trà đạo mang đến cho con người
khi thưởng trà. Ngồi nhâm nhi một tách trà và hòa quyện vào bản nhạc du dương
để tâm hồn thêm nhẹ nhàng và thanh tịnh là điều mà trà nhân nào cũng hướng đến.
Pha trà cũng là một nghệ thuật, để có thể pha một bình trà ngon trọn vị thì người
pha cũng phải đặt cái “Tâm” mình vào trong đó. Điều này thể hiện ở các khâu như
chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế trà. Hương vị tinh tế và sự thơm mát của
từng ngụm trà sẽ làm cho người thưởng trà cảm nhận được sự tâm huyết của người
pha. Ngược lại, nếu người pha có tâm không tĩnh thì hương vị của trà sẽ bị mất đi
nét tinh tế. Vì thế khi pha trà thì tâm phải thật tĩnh lặng, không vướng bận điều gì
thì mới có thể pha ra tách trà thuần khiết nhất, trọn vị nhất. Có thể nói trà đạo
Trung Quốc đề cao trạng thái hư không và cũng là thước đo độ tĩnh tâm. Tâm phải
tĩnh thì trà mới ngon được.
2.5.1.3. Cách pha trà và nghệ thuật thưởng trà của người Trung Quốc
Trong văn hóa trà đạo, người Trung Quốc không chỉ chú trọng việc lựa chọn các lá
trà mà còn đặc biệt coi trọng trình tự uống trà, tức là nghệ thuật thưởng trà.

Hình 2. 11 Sự tinh tế tao nhã trong từng bánh trà tươi

Nghệ thuật uống trà bao gồm có hai phần:


39
- Một là phương pháp thưởng thức trà gồm: thế (ngâm) trà, thưởng trà, văn (ngửi)
trà, ẩm ( uống) trà.
- Thứ hai là tu dưỡng, nghĩa là phải thông qua tu thân, nuôi dưỡng tinh thần,
nâng cao tư tưởng cá nhân của mình thông qua việc ẩm trà.

Không những thế, trà đạo Trung Quốc còn rất xem trọng lễ nghi thưởng trà và xem
nó là điều không thể bỏ qua, cụ thể như sau:
- Dụng cụ thưởng trà phải sạch sẽ: điều này là điều thiết yếu đầu tiên vì khi dụng
cụ pha trà sạch thì sẽ giúp giữ đúng được hương vị của trà và đảm bảo được an
toàn vệ sinh. Đồng thời sẽ thể hiện được sự tôn trọng đối với người thưởng thức
tách trà đó.
- Lượng nước pha trà phải vừa đủ: không nên thêm quá nhiều nước vì điều đó sẽ
làm cho trà bị loãng và mất đi vị thơm ngon, đậm đà ban đầu vì thế nên pha
nước vừa đủ để có thể giữ nguyên được hương vị. Hoặc người pha trà có thể
hỏi người thưởng trà thích uống đậm vị hay vừa vị để cho lượng nước pha trà
phù hợp.
- Bưng trà phải đúng cách: theo lễ nghi của người Trung Quốc thì phải bưng
bằng hai tay để thể hiện sự tôn trọng đối với khách. Khi bưng trà cũng cần phải
chú trọng tránh đổ trà lên người và gây bỏng vì trà khá nóng.
- Thêm trà đúng lúc: khi ly trà của khách cần thêm nước thì gia chủ cần rót thêm
cho khách, thứ tự rót cũng cần lưu ý là rót cho khách trước rồi mới tới gia chủ,
đồng thời cũng phải ưu tiên rót cho người lớn trước và người nhỏ sau.

2.5.1.4. Lễ nghĩa khi thưởng trà của người Trung Quốc


Chúng ta còn thấy được sự tinh tế trong văn hóa trà đạo của người Trung Quốc đối
với vị khách của mình đó là khi rót trà sẽ không rót đầy ly. Bởi vì có quan điểm
cho rằng nếu rót đầy ly tức là chủ nhà không quý khách. Bên cạnh đó, khi uống trà
thì phải mời người lớn trước rồi đến người nhỏ sau thể hiện văn hóa “Kính trên
nhường dưới”. Nếu người lớn tuổi hơn châm trà cho mình thì cần gõ nhẹ xuống
bàn bằng ngón trỏ để cảm ơn, mặc khác đối với người cùng thứ bậc hoặc nhỏ tuổi
hơn thì gõ nhẹ ngón trỏ và ngón giữa hai lần xuống bàn để thể hiện sự cảm ơn đến
người đã rót trà. Khi thưởng trà, động tác bưng tách phải dứt khoác và gọn gàng
tránh việc kéo lê tách trà. Sau khi đã thưởng thức xong, cần đặt tách xuống một
cách nhẹ nhàng, tránh để phát ra tiếng động làm phiền đến mọi người và thể hiện
40
sự tôn trọng đối với người thưởng trà xung quanh. Trong cách pha trà đạo của
người Trung Quốc, nước pha trà thứ nhất thường được bỏ đi bởi nước trà đầu tiên
có thể chứa nhiều tạp chất không tốt cho sức khỏe. Quy tắc “Khách mới-đổi trà”
tức là khi mọi người đang thưởng trà mà có khách đến thì gia chủ sẽ thể hiện lòng
hiếu khách của mình bằng việc đổi một bình trà mới. Cuối cùng, nếu đã uống hết
trà mà thấy gia chủ không đổi trà thì có nghĩa là gia chủ đang ám chỉ tiễn khách,
người khách sẽ tự hiểu hàm ý này và cáo từ ra về.
2.5.2. Văn hóa rượu của người Trung Quốc
2.5.2.1. Lịch sử rượu Trung Quốc
Rượu có một lịch sử phát triển đa dạng và lâu đời tại Trung Quốc với những truyền
thống kéo dài hàng nghìn năm và được yêu thích bởi những người dân Trung
Quốc. Rượu đã được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và được xem là một phần
quan trọng của nền văn hóa Trung Quốc ngay từ thời kỳ Cổ đại. Với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế, ngành công nghiệp rượu ở Trung Quốc ngày càng phát
triển mạnh mẽ từ việc sản xuất rượu nhỏ lẻ trở thành một ngành công nghiệp lớn.
Ngày nay thì rượu được chia thành nhiều loại khác nhau với những tên gọi khác
nhau, từ rượu đỏ, rượu trắng,…,rượu trái cây cho đến rượu ngũ cốc và rượu nho.
Những loại rượu này đều có những đặc trưng riêng để tạo nên sự khác biệt cho
chính mình, từ đó tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú hơn về rượu.
2.5.2.2. Nguyên liệu chính và cách nấu rượu
Rượu không chỉ bình đạm, ngọt ngào mà trong đó còn có sự chua cay và khổ lụy.
Nhưng chính nó đôi lúc lại làm cho con người ta ngây ngất và thăng hoa. Để tạo
nên được đặc tính của các loại rượu Trung Quốc thì cần dùng ba nguyên liệu chính
hợp thành đó là ngũ cốc, nước và bánh men rượu. Bên cạnh đó, nếu có thể thay đổi
màu sắc hay hương vị của rượu thì các nguyên liệu khác có thể thêm vào sau đó.
Từ các loại ngũ cốc, người ta tạo nên men rượu hay gọi là khúc, đây là yếu tố quyết
định đến hương vị của rượu. Sách Tiếu đã ghi lại rằng, muốn làm được tửu thì phải
có duy khúc nghiệt. Nghiệt ở đây có nghĩa là chồi, mầm của ngũ cốc, mạch nha và
cốc nha. Men rượu nổi tiếng có đến tận 8 loại, nhưng loại được dùng nhiều nhất là
men loại bánh hay còn gọi là phu (trấu cám). Không những thế, người ta còn chế
men và cho thực vật vào để làm tửu dược. Ngày nay thì đại khúc, tiểu khúc và phu
41
khúc – men lớn, men nhỏ, men trấu cám là ba loại men rượu chính. Các loại men
này được truyền bá rộng rãi đến cả các quốc gia khác như Nhật Bản, Triều Tiên,…
Một thành phần quan trọng trong việc sản xuất nên rượu phải kể đến đó chính là
nước, nó không chỉ đơn thuần là giúp gạo ngậm nước mà còn giúp cho việc lên
men rượu có thể xảy ra. Đồng thời cũng là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng và
hương vị của rượu.
Rượu của người Trung Quốc thường được tạo nên bằng phương pháp chưng cất.
Sau khi trộn men rượu với cơm nguội theo tỷ lệ thích hợp thì cho hỗn hợp men vào
chum hoặc bình để đậy kín. Ủ men ở nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiệt độ thích
hợp. Sau khi ủ men xong thì cho vào nồi chưng cất và đun nóng nồi chưng cất để
rượu bay hơi lên và ngưng tụ. Rượu chưng cất theo lối cũ thì thì chỉ có chừng 15
đến 16 % alcohol và phải mất một khoảng thời gian chừng ba tháng từ khi bắt đầu
chuẩn bị gạo cho đến khi nấu xong. Có đôi khi người ta bỏ thêm men vào rượu cũ
đã cất từ lâu để trở thành rượu mới.
Một số loại rượu nổi tiếng ở Trung Quốc phải nhắc đến đó chính là rượu Mao Đài,
được tôn là quốc tửu. Nó được làm từ cao lương, lúa mì và nước sông Chishui ở
tỉnh Qúy Châu. Rượu Mao Đài có vị nồng cay và có hương thơm đặc biệt.

Hình 2. 12 Rượu Mao Đài

Rượu Hoàng tửu là một loại rượu cũng khá nổi tiếng ở Trung Quốc. Nó là một loại
rượu gạo lên men có lịch sử hơn 4000 năm. Rượu Hoàng tửu có vị ngọt, nồng và
có màu vàng hổ phách. Rượu này thường được dùng để uống khai vị hoặc nấu ăn.
42

Hình 2. 13 Rượu Hoàng Tửu

Nhắc đến rượu ở Trung Quốc thì cũng không thể nào bỏ qua rượu Nữ Nhi Hồng.
Đây là một loại rượu gạo nếp được ủ trong chum sành trong nhiều năm. Rượu có vị
ngọt dịu, thơm mùi hoa quả và có màu đỏ hồng. Rượu này thường được dùng trong
các dịp lễ hội hoặc mừng thọ.

Hình 2. 14 rượu Nữ Nhi Hồng


43
2.5.2.3. Thưởng rượu
Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì nếu rót vơi đi thì sẽ bị cho rằng là
thiếu tôn trọng khách. Không những thế, trước khi uống rượu thì phải mời bậc
trưởng thượng uống trước. Đồng thời, khi cụng ly nếu là người nhỏ tuổi hơn hay có
địa vị thấp hơn phải để thấp hơn miệng ly của người kia một chút. Khi chủ nhân
của tiệc rượu nâng ly lên để uống thì mọi người cũng phải nâng theo, nếu ngồi trên
bàn thì chủ nhân đứng dậy để nâng cốc chúc tụng khách khứa điều đó thể hiện cho
sự tôn trọng đối với người khách. Khi chạm cốc thì thì phải nhìn vào mắt của người
đối diện mình để thể hiện sự tương tác qua lại. Trong khi uống rượu, người Trung
Quốc thường chúc nhau các câu như “Chúc ngài phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam
Sơn”.
Lúc uống rượu thì phải uống một hơi cạn ly. Nếu mà không uống được thì có thể
nhờ người khác uống thay mình để có thể giữ thể diện. Mặc khác, nếu tửu lượng
kém thì nên nói trước cho mọi người biết để được thông cảm. Nếu không, đến lượt
mình uống mà uống không nổi nữa và từ chối thì sẽ bị trách là đang xem thường
mọi người.
2.6. Văn hóa ăn uống của người Trung Quốc
2.6.1. Đặc trưng trong bữa ăn của các miền Trung Quốc
Ở miền Nam, họ thường dùng cơm, gạo là thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn. Còn
miền Bắc, người ta sẽ thay gạo bằng các sản phẩm sợi bột như mì hay bánh bao.
Nếu như người miền Bắc dùng món canh để khai vị thì người miền Nam lại dùng
món canh ở cuối bữa ăn. Khẩu vị ăn của người miền Bắc là mặn, thích ăn các món
nồng đậm, nhiều gia vị. Tiêu biểu có thể nói đến là món Vịt quay Bắc Kinh, bánh
bao, mì xào,…Ngược lại, khẩu vị của người miền Nam khá là thanh đạm, thích vị
chua ngọt. Những món ăn được coi là tiêu biểu như Dimsum, cơm chiên Dương
Châu,… Còn khẩu vị của người Tây khá cay nồng, sử dụng nhiều ớt và tiêu. Lẩu
cay Tứ Xuyên, đậu phụ Mapo là những món ăn khá tiêu biểu. Đồng thời thì nguyên
liệu phổ biến ở miền Tây là thịt bò, ớt, tiêu và các loại gia vị cay. Bên cạnh đó thì
khẩu vị ăn uống của người miền Đông cũng khá vừa phải, họ kết hợp hài hòa các vị
chua, cay, mặn, ngọt. Món ăn tiêu biểu của vùng này là cá hấp xì dầu, cua hấp,
bánh trôi nước,... ở đây sử dụng nhiều nguyên liệu tươi ngon như cá, cua, rau củ,..
44
2.6.2. Một số phong tục trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc
Người Trung Quốc rất chú trọng việc ăn uống nên họ thường có thói quen tiếp
khách trên bàn ăn. Món ăn càng đắt đỏ và phong phú thì chứng tỏ rằng người
khách đó càng quan trọng đối với gia chủ. Trong văn hóa ăn uống của người Trung
Quốc nếu bạn là người mời đi ăn thì thường bạn cũng sẽ là người trả tiền. Nếu họ
mời bạn đi ăn, nhưng bạn lại tranh trả tiền thì họ sẽ cho rằng đó là hành vi xúc
phạm và không tôn trọng người mời. Đồng thời, người Trung Quốc rất chú trọng vị
trí ngồi trên bàn ăn. “Ghế chủ tọa” thường được dành cho các người có vị trí cao
được xác định theo độ tuổi, địa vị xã hội,…Trong bữa ăn thì người lớn tuổi thường
ngồi ở vị trí trung tâm. Thứ tự ngồi cũng thể hiện sự tôn trọng đối với thứ bậc và
vai vế trong gia đình và xã hội. Trong bữa ăn, những người nhỏ tuổi phải mời bề
trên ăn trước rồi sau đó mới được dùng. Bên cạnh đó, trong lúc ăn cũng không nên
phát ra âm thanh tránh làm phiền người khác và thể hiện sự tôn trọng đối với mọi
người. Trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc thì mỳ được xem như là biểu
tượng của sự trường thọ nên vì thế khi thưởng thức món này bạn không nên cắt đứt
sợi mỳ mà hãy ăn hết cả sợi mỳ dài.
Đũa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ăn uống vì người Trung Quốc vì họ sử
dụng đũa để ăn tất cả mọi thứ từ cơm cho đến thức ăn.

Hình 2. 15 Đũa trong bữa ăn của người Trung Quốc


45
2.6.3. Một số cấm kỵ trên bàn ăn của người Trung Quốc
Khi đã dùng bữa xong thì không nên nói “Tôi ăn xong rồi”. Vì điều đó có nghĩa là
bạn đã chết và không còn cơ hội để ăn nữa, thay vì như vậy thì bạn nên nói là “Tôi
ăn no rồi”. Trong bàn ăn không nên cắm đũa vào bát cơm vì điều này sẽ làm cho
người Trung Quốc nghĩ đến đám tang. Đồng thời cũng không được gõ đũa vào bát
đĩa vì sẽ được coi rằng là hành động thiếu lịch sự và thiếu tôn trọng, mặc khác nó
còn được cho rằng là thể hiện sự thiếu kiên nhẫn đối với những người khác cùng
ăn. Đặc biệt là không được dùng đũa để chỉ vào người khác hay xoay tròn đũa
trong không khí. Bên cạnh đó cũng không được dùng đũa để khuấy thức ăn tìm thứ
mình muốn gặp, điều đó rất thô lỗ và không tôn trọng mọi người.
Khi ăn xong, chén cơm phải sạch sẽ không còn hạt nào vì người Trung Quốc quan
niệm rằng nếu trong chén còn hạt cơm nghĩa là bạn không tôn trọng những người
nông dân đã cày bừa. Khi ngồi trên bàn ăn thì không nên hắt hơi hoặc ho, nếu lỡ có
phát ra tiếng thì nên nói “xin lỗi” để chuộc lỗi. Mặc khác, không nên xỉa răng trên
bàn ăn, nếu cần phải xỉa thì nên lấy tay hoặc khăn giấy để che miệng lại điều đó sẽ
giúp tăng sự tinh tế hơn.
46
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, chúng ta đã khám phá về lịch sự hình thành và phát triển văn hoá
ẩm thực Trung Quốc, từ đó có thể hiểu rõ hơn nền ẩm thực này. Với các nội dung
về đặc trưng, các trường phái hay văn hóa trà – tửu của nền ẩm thực Trung Quốc,
không chỉ đem lại những trải nghiệm về hương vị ngon miệng mà còn giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa của đất nước này. Chúng
ta sẽ tìm hiểu sự phong phú và đa dạng của các món ăn, cũng như vai trò quan
trọng của ẩm thực trong việc thể hiện văn hoá và tương tác trong xã hội Trung
Quốc hiện đại.
47
CHƯƠNG 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG
QUỐC ĐỐI VỚI ẨM THỰC VIỆT NAM

3.1. Lịch sử giao lưu văn hóa ẩm thực giữa Việt Nam và Trung Hoa
Giao lưu văn hóa ẩm thực giữa Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử lâu đời và đã
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Trung Quốc đã từng cai trị Việt Nam trong hơn
1000 năm, cũng kể từ đó Trung Quốc đã mang đến nhiều ảnh hưởng về văn hóa
trong đó có cả ẩm thực. Các món ăn của Trung Quốc như há cảo, mì,… du nhập
vào Việt Nam và trở nên khá phổ biến. Mặc khác, cũng có thể là do những người
Trung Quốc di cư sang Việt Nam để sinh sống và đã mang theo văn hóa ẩm thực
của họ sang đây. Không những thế, khi đi du lịch thì du khách Việt Nam và Trung
Quốc đến thăm quan lẫn nhau và từ đó họ sẽ giới thiệu về ẩm thực của quê hương
mình.
Giao lưu văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ. Các
nhà hàng Trung Quốc mọc lên ở Việt Nam cũng khá nhiều như FengHuang – Nhà
hàng Dimsum & Lẩu Trung Hoa, nếu bạn là tín đồ của lẩu thì bạn không nên bỏ
qua nhà hàng này. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào không gian của một quán ăn
Trung Quốc thực thụ. Tiếp đến là Luk Chew HongKong – Cha Chaan Teng, đây là
quán ăn theo mô hình Hongkong style – Tea restaurant lâu đời nhất ở Việt Nam.
Quán được lấy cảm hứng từ những con phố tấp nập tại Hongkong, đến đây bạn sẽ
được trải nghiệm văn hóa HongKong đặc sắc, và còn rất nhiều nhà hang Trung
Quốc nổi tiếng khác ở Việt Nam. Mặc khác, các nhà hàng món Việt, phở Việt hay
các thương hiệu cà phê Việt cũng mọc lên ngày càng nhiều ở Bắc Kinh cũng như
nhiều thành phố khác của Trung Quốc như nhà hàng Phở Việt Sài Gòn tại Hàng
Châu, nhà hang Vietnamese Cuisine tại Nam Kinh,…
Giao lưu văn hóa ẩm thực là một phần quan trọng để tăng sự hiểu biết và gắn bó
giữa người Việt Nam và người Trung Quốc. Từ đó sẽ góp phần đa dạng hóa văn
hóa ẩm thực, thúc đẩy giao lưu. Đồng thời còn phát triển du lịch và tăng cường tình
hữu nghị giữa hai nước.
3.2. Ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc tới Việt Nam
3.2.1. Ảnh hưởng về nguyên liệu
48
Ẩm thực Trung Quốc sử dụng nhiều loại nguyên liệu đa dạng từ các loại thịt, hải
sản, rau củ,…Việc du nhập nguyên liệu từ Trung Quốc góp phần phong phú thêm
cho nguyên liệu của ẩm thực Việt Nam, tạo điều kiện cho sáng tạo nhiều món ăn.
Ví dụ như cải ngọt, bông cải xanh, cà rốt,.. được du nhập từ Trung Quốc và ngày
nay nó là một loại phổ biến trong các món ăn Việt Nam như canh cải ngọt, rau xào,
súp bông cải xanh, món hầm,… Ngoài ra người Trung Quốc còn có các cách kết
hợp nguyên liệu độc đáo, sáng tạo, tạo nên hương vị mới lạ cho món ăn. Kỹ thuật
này cũng được người Việt Nam học hỏi và áp dụng.
Không những thế, ẩm thực Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi cách sử dụng gia vị của
ẩm thực Trung Quốc để tạo nên hương vị đậm đà, phong phú cho món ăn. Người
Trung Quốc thường sử dụng gia vị để ướp thực phẩm trước khi chế biến, giúp món
ăn thấm gia vị và đậm đà hơn. Kỹ thuật này cũng được áp dụng phổ biến tại Việt
Nam. Ví dụ như nước tương là một loại gia vị phổ biến của Trung Quốc và nó đã
được sử dụng nhiều trong các món ăn của Việt Nam như phở, bún bò Huế,…và nó
thậm chí còn được dùng làm nước chấm trong một số bữa ăn của gia đình Việt
Nam. Bên cạnh đó, dầu hào cũng là một loại gia vị được sử dụng nhiều trong ẩm
thực Trung Quốc và cũng được sử dụng trong một số món ăn ở Việt Nam như mì
xào, bò xào,…
3.2.2 Ảnh hưởng về kỹ thuật chế biến
Ẩm thực Trung Quốc chú trọng về kỹ năng xào, rán, kho với lửa lớn, điều đó giúp
cho món ăn có thể chín nhanh, đồng thời có thể giữ được độ giòn ngon và màu sắc
đẹp mắt của món ăn. Kỹ thuật này du nhập vào Việt Nam và được áp dụng rộng
rãi, góp phần hình thành nên sự đa dạng trong cách chế biến. Bên cạnh đó, kỹ năng
hấp, luộc cũng được người Trung Quốc sử dụng phổ biến vì nó có thể giữ lại
nguyên hương vị tự nhiên của thực phẩm. Kỹ thuật này đã được người Việt Nam
áp dụng cho nhiều món ăn như bánh chưng, bánh tét,…mỗi cách chế biến đều
mang đến những dư vị khác nhau, giúp cho người ăn cảm nhận được sự tinh tế
trong từng món ăn.
3.2.3. Ảnh hưởng về phong cách trình bày
Khi nhắc đến ẩm thực Trung Quốc người ta nghĩ ngay đến sự đặc sắc và toàn vẹn
trong suy nghĩ, sự tinh tế trong món ăn đem đến cho người dùng một sự hài hòa
giữa hương, sắc, vị và cả trong cách trang trí. Sự ảnh hưởng của ẩm thực Trung
49
Quốc đến Việt Nam ở chỗ tất cả các món ăn phải được trình bày một cách tỉ mỉ,
cẩn thận. Đặc biệt được chú trọng nhiều trong cách trang trí, hài hòa trong cách
nêm nếm để giúp cho người ăn có được cảm giác ngon miệng và đẹp mắt, đồng
thời cảm nhận được sự tinh túy, thể hiện được mùi vị trong từng món ăn, đem đến
nét đặc trưng riêng biệt.

Hình 3. 1 Ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc đến Việt Nam

3.2.4. Ví dụ về các món ăn Trung Quốc phổ biến tại Việt Nam
3.2.4.1. Món Dimsum
Nhắc đến món ăn Trung Quốc phổ biến ở Việt Nam thì không thể nào bỏ qua được
Dimsum. Dimsum là tên gọi chung của các món ăn nhỏ được chế biến theo kiểu
bọc một lớp mỏng bên ngoài, bên trong là nhân đa dạng. Dimsum có nguồn gốc từ
Quảng Đông, Trung Quốc. Dimsum có thể được chế biến theo nhiều cách như hấp,
chiên, nướng, luộc và thường được ăn kèm với nước chấm hay các loại rau củ
muối. Một số món Dimsum phổ biến như há cảo, đó là một loại bánh bao nhỏ được
làm từ bột mì và nhân thịt, rau hoặc hải sản và thường được hấp hoặc chiên. Bên
cạnh đó, xíu mại cũng là một trong các món Dimsum phổ biến nó là bánh bao hấp
với nhân thịt heo băm nhuyễn.
Ví dụ như nhà hàng Chu Dimsum tọa lạc tại 708 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nhà hàng Dimsum chuẩn vị Quảng Đông. Ở đây, các
viên Dimsum được nhào nặn một cách khéo léo với lớp vỏ bên ngoài mỏng, mềm dẻo
và ẩn bên trong là phần nhân đa dạng từ các nguyên liệu tôm, thịt, rau củ,… Ở một
không gian đậm chất Trung Hoa, khi thưởng thức món Dimsum ấm nóng từ chiếc
50
xửng tre nhỏ xinh khách hàng sẽ cảm giác như mình đang được thưởng thức món ăn
này ngay trên đất nước Trung Quốc. Đồng thời, thực đơn ở đây cũng rất đa dạng với
các món há cảo kim tiền, sủi cảo Bắc Kinh, chân gà hấp tàu xì, bánh bao kim sa,...

Hình 3. 2 Không gian đậm chất Trung Hoa của nhà hàng Chu Dimsum

3.2.4.2. Món Đậu hủ thúi


Món đậu hủ thúi của Trung Quốc cũng rất phổ biến ở Việt Nam. Món ăn này có thể
dễ dàng tìm thấy ở các khu chợ đêm hay các quán ăn đường phố ở Việt Nam. Đậu
hủ thúi mặc đù có hương vị khác biệt so với các món ăn thông thường khác, nhưng
đó chính là điểm gợi lên sự tò mò và thu hút khách hàng. Đồng thời, đậu hủ thúi
cũng chứa nhiều protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác, nó có thể được chế
biến thành nhiều món ăn khác nhau để đáp ứng sở thích của nhiều người. Mặc dù
nó có mùi hương khó chịu nhưng lại được nhiều người Việt Nam ưa thích bởi
hương vị độc đáo. Khi ăn vào sẽ cảm nhận được vị mặn, béo và bùi của đậu hủ hòa
quyện với sự cay nồng của ớt và một số gia vị khác.
Ví dụ như một quán ăn tên BaoBei Đậu Hủ Thúi ở 93 Phùng Tá Chu, phường An
Lạc A, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy đây chỉ là một quán nhỏ
nhưng vẫn thu hút được nhiều khách hàng đến ăn. Đậu hủ thúi ở đây đã được giảm
đi bớt mùi hương để khách dễ ăn hơn. Tuy nhiên, vị ngái ngái, nồng nồng đặc
51
trưng vẫn không hề biến mất. Ăn ở đây, chủ quán còn cho thêm một chén bắp cải
ngâm chua và tương đen để hương vị món ăn được đa dạng hơn.

Hình 3. 3 BaoBei Đậu Hủ Thúi

3.2.4.3. Món Lẩu Hotpot


Lẩu Hotpot ngày càng phổ biến ở Việt Nam nhất là những năm trở lại đây. Nhu cầu
thưởng thức lẩu Hotpot của Trung Quốc ngày càng tăng cao dẫn đến sự xuất hiện
của nhiều nhà hàng lẩu Trung Quốc ở Việt Nam. Lẩu Hotpot Trung Quốc có nhiều
loại nước lẩu với nhiều hương vị khác nhau như lẩu cay Tứ Xuyên, lẩu nấm, lẩu
Thái,…có thể đáp ứng các sở thích của khách hàng. Đồng thời, lẩu Hotpot còn sử
dụng nhiều loại nguyên liệu tươi ngon như thịt heo, hải sản, thịt bò cho đến rau củ
quả, nấm, mì,… điều đó sẽ khiến cho khách hàng thoải mái lựa chọn theo sở thích.
Không những thế, đây cũng là món ăn phù hợp với nhiều hoàn cảnh như bữa ăn gia
đình, gặp gỡ bạn bè hay thậm chí là liên hoan công ty.
Ví dụ như ở 64 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh có một quán
lẩu tên là Soa Soa. Đây là một điểm đến lý tưởng để trải nghiệm ẩm thực Trung
Quốc trong không gian sang trọng và ấm cúng. Lẩu Soa Soa cho phép khách hàng
thoải mái lựa chọn vị lẩu và topping theo sở thích cá nhân. Bàn lẩu tinh tế đẹp mắt
tại đây được đặt trên bếp than hồng, giữ cho lẩu luôn duy trì độ nóng ổn định,
giúp gia vị thấm đều vào thức ăn. Bên cạnh đó, nước lẩu ngọt thanh, được hầm
từ xương đã tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn. Các nguyên liệu được bày trí
52
trong các đĩa trong suốt, tạo nên không gian sạch sẽ và tinh tế khiến cho ăn sẽ
có cảm giác ngon miệng hơn.

Hình 3. 4 Lẩu Soa Soa

3.3. So sánh và đối chiếu văn hóa ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam
3.3.1. Tương đồng
- Dụng cụ ăn uống:
Khác với người phương Tây sử dụng dao và nĩa, người Ấn Độ ăn bốc bằng tay
thì ở Việt Nam và Trung Quốc đều có truyền thống sử dụng đũa để ăn cơm. Việc
ăn cơm bằng đũa trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của
nhiều quốc gia châu Á, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc. Đôi đũa thường
được làm từ gỗ hoặc nhựa, có hình dạng dài và mảnh, với hai đầu nhọn và một
phần cầm ở giữa. Đôi đũa không đơn thuần chỉ là một dụng cụ ăn uống mà nó còn
mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc.
Ở Việt Nam, văn hóa dùng đũa thể hiện sự tinh tế, sự quan tâm, sự sẻ chia. Thể
hiện ở chỗ khi bắt đầu vào bữa ăn, đặc biệt khi bắt đầu những bữa cơm, bữa cỗ
truyền thống thì mọi người sẽ dùng đôi đũa sạch chưa dùng để gắp thức ăn chia sẻ
cho mọi người trong mâm cơm trước khi gắp đồ ăn cho chính mình. Ngoài ra, khi
đôi đũa đã sử dụng rồi thì thường theo phép lịch sự, khi muốn gắp thức ăn cho ai
đó chúng ta sẽ đảo đầu đũa lại để thể hiện sự tinh tế. Bên cạnh đó, trong văn hóa
dân gian Việt Nam thì việc chống thẳng đôi đũa xuống bát cơm hay gõ đũa vào bát
cơm đều được coi là điềm gở.
53
Ở Trung Quốc, đôi đũa đóng vai trò rất quan trọng trong truyền thống văn hóa.
Từ xa xưa, đũa được những người dân bên bờ sông Trường Giang gọi là “Zhu” có
nghĩa là “dừng lại”. Nhưng đối với những người thủy thủ đi trên tàu, “dừng lại” là
một điều không may mắn. Vì thế thay bằng gọi Zhu” họ gọi là “Kuai có nghĩa là
nhanh nhẹn, hoạt bát. Từ đó đến nay, người Trung Hoa gọi đôi đũa là “Kuai”.
Người dân Trung Quốc thường không sử dụng nhiều dao và nĩa trong bữa ăn.
Trong khi đũa là tượng trưng cho sự thanh cao, lòng nhân từ thì dao và nĩa lại biểu
thị cho sự bạo lực, binh đao theo quan niệm của Khổng Tử, chính vì thế mà dao và
nĩa không được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Ngoài ra thì đũa thích hợp để sử
dụng với hầu hết các món ăn của Trung Quốc hơn là dao và nĩa.
Bên cạnh việc sử dụng đũa để ăn thì ngoài ra ở Việt Nam và Trung Quốc còn sử
dụng bát để ăn cơm. Bát ăn cơm cũng là một vật dụng quan trọng trong bữa ăn. Nó
được sử dụng để đựng cơm. Bát ăn cơm có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau,
phần lớn có dạng hình tròn, có đáy phẳng và thành bát cao. Chất liệu làm ra chiếc
bát ăn cơm cũng rất đa dạng, có thể được làm từ gốm, sứ, nhựa, gỗ, kim loại, một
số nơi còn sử dụng bát ăn cơm làm từ đá.

- Nguyên liệu chính của bữa ăn:


Với nguồn gốc đều là nước nông nghiệp khá phát triển với nền văn minh lúa
nước lâu đời thì nguồn lương thực chính trong các bữa ăn của Việt Nam và Trung
Quốc chính là lúa gạo. Ở Việt Nam, gạo có rất nhiều loại đặc trưng và chất lượng,
mỗi loại gạo khác nhau có thể làm ra nhiều loại thực phẩm khác nhau. Gạo là thành
phần chính của nhiều món ăn truyền thống Việt Nam. Bên cạnh cơm trắng, gạo còn
được sử dụng để làm mì, bún, xôi và bánh. Các món ăn nổi tiếng như phở, bún chả,
cơm tấm, xôi gà , bánh chưng đều sử dụng gạo làm thành phần chính. Ở Trung
Quốc, gạo là thành phần quan trọng của ẩm thực. Cơm trắng là một thành phần
không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Trung Quốc. Ngoài ra, gạo
cũng được sử dụng để làm mì, bánh, xôi và các món tráng miệng truyền thống.
-Triết lý âm dương ngũ hành:
Trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Trung Quốc, triết lý âm dương ngũ
hành cũng có ảnh hưởng và thể hiện qua các nguyên tắc và phong cách ẩm thực. Cả
Việt Nam và Trung Quốc đều coi việc cân bằng âm dương như một yếu tố quan
54
trọng trong ẩm thực. Các món ăn được chế biến để đảm bảo sự cân bằng giữa các
nguyên liệu âm và dương như thịt và rau, mặn và ngọt, cay và chua. Trong ẩm thực
Việt Nam, nguyên tắc cân bằng giữa âm và dương được coi là một yếu tố quan
trọng. Các món ăn thường được thiết kế sao cho có sự cân đối giữa các yếu tố như
nhiệt độ, hương vị, màu sắc và chất lượng dinh dưỡng. Trong ẩm thực Trung Quốc,
nguyên tắc cân bằng giữa âm và dương cũng được chú trọng. Với sự kết hợp giữa
các nguyên liệu như thịt, rau củ, gia vị và phương pháp nấu nướng, ẩm thực Trung
Quốc cũng đề cao sự cân bằng giữa các yếu tố âm dương. Cả hai văn hóa đều tin
rằng các nguyên tố cơ bản âm dương ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác ẩm thực
của con người. Vì vậy, trong việc chế biến món ăn, cả hai đều coi trọng việc tạo ra
một sự cân bằng và cảm nhận tốt cho cơ thể.

3.3.2. Khác biệt


- Cách chế biến món ăn
Người Việt Nam hiện nay có xu hướng chú trọng tới các món ăn thanh đạm, dễ
tiêu. Người Việt Nam ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng thực
phẩm. Họ ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, không chứa chất bảo
quản hoặc hóa chất độc hại. Điều này giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo
cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Việc ăn thanh đạm thường đi kèm với việc sử
dụng nguyên liệu tự nhiên và phương pháp chế biến đơn giản. Các món ăn được
chế biến từ rau, củ, quả và các nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng
chất. Phương pháp chế biến như hấp, luộc, nướng, xào nhẹ cũng được ưa chuộng
hơn so với các phương pháp chế biến mỡ nhiều hoặc chiên rán. Một yếu tố quan
trọng trong xu hướng ăn thanh đạm của người Việt Nam là giảm sử dụng đường và
muối trong bữa ăn. Việc ăn ít đường và muối giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên
quan đến tim mạch và huyết áp cao.
Đối với người Trung Quốc thì họ lại ưa thích dùng dầu mỡ và các loại thức ăn
chiên xào. Trong ẩm thực Trung Quốc, dầu mỡ được sử dụng rộng rãi để chiên,
xào và nấu món ăn. Dầu mỡ thường được sử dụng để tăng hương vị, tạo độ béo và
độ ngon cho món ăn. Chiên xào là một phương pháp chế biến phổ biến trong ẩm
thực Trung Quốc. Thức ăn được chiên hoặc xào nhanh trong dầu mỡ nhiều để giữ
được độ giòn và màu sắc hấp dẫn. Phương pháp này đôi khi cần sử dụng lượng dầu
55
mỡ lớn để đảm bảo món ăn không bị khô và đạt được kết quả tốt. Sử dụng nhiều
dầu mỡ và phương pháp chiên xào trong ẩm thực Trung Quốc tạo ra những món ăn
có hương vị đậm đà, mỡ màng và hấp dẫn. Điều này làm cho thức ăn có mùi thơm
đặc trưng và hấp dẫn nhiều người.

- Thành phần món ăn trong bữa ăn:


Bữa ăn của người Việt Nam có ba phần, đó là món chủ lực, gia vị và ăn kèm.
Món chủ lực là món ăn chính trong bữa ăn, thường là một món có cơm hoặc bún.
Món chủ lực thường cung cấp nguồn năng lượng chính. Gia vị là yếu tố quan trọng
trong bữa ăn của người Việt Nam, tạo nên hương vị đặc trưng và hấp dẫn của các
món ăn. Gia vị thường bao gồm các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, muối, đường,
nước mắm, nước tương, tiêu, và các loại gia vị tạo mùi như lá chanh, lá quế, hành
lá và rau mùi. Gia vị được sử dụng để nêm nếm, xào, hấp, nướng, hay nấu các món
ăn để tăng thêm hương vị và màu sắc. Món ăn kèm là các món ăn phụ đi kèm với
món chủ lực, thường là rau sống, rau luộc, trái cây, chả, nem, hay các loại nước
mắm, nước chấm. Món ăn kèm giúp tăng cường hương vị, cung cấp chất xơ,
vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày. Các món ăn kèm thường có
nhiều loại rau như rau sống, xà lách, rau muống, cải thảo, cải xanh, và các loại trái
cây như dưa hấu, xoài, chuối, cam, táo và các loại trái cây khác.
Trong khi đó thì bữa ăn của người Trung Quốc thì chỉ có 2 phần, đó là chủ thực
và cải thực. Món chủ thực là món ăn chính trong bữa ăn, bao gồm cơm, bánh bao,
màn thầu, mì,... Cải thực chính là các món ăn cung cấp chất dinh dưỡng như rau,
thịt, cá và các món bổ sung hương vị như trái cây, canh, chè, tráng miệng.

- Sở thích
Các món từ thịt: Người Việt Nam có thói quen ăn nhiều loại thịt khác nhau, bao
gồm thịt heo, gà, bò, cá, hải sản, thịt gia cầm và động vật khác như cua, tôm, mực,
ốc, sò điệp. Sự đa dạng này phản ánh cả các nguồn thực phẩm từ đồng cỏ, nông sản
và biển. Người Việt Nam có thể chế biến thịt theo cách đơn giản như luộc, nướng,
chiên, xào và kho. Một số món phức tạp hơn như bò lúc lắc, cá chiên sốt me, gà
quay, hay lẩu cũng là các món ăn phổ biến. Phương pháp chế biến thịt thường đặc
trưng bởi sự tỉ mỉ trong việc chọn lựa gia vị và quá trình nấu nướng để tạo ra
56
hương vị đậm đà và thơm ngon. Người Việt Nam thường ưa chuộng sử dụng các
gia vị tự nhiên như tỏi, hành, ớt, gừng, mắm, nước mắm và các loại lá thơm như lá
chanh, lá quế, lá ớt để tăng cường hương vị và độ ngon cho các món thịt. Các loại
gia vị này không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn có tác dụng khử mùi và
làm thịt thêm thơm ngon. Trong ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ sử dụng
những phần thịt chính như thăn, ba chỉ hay ức gà, mà còn sử dụng các phụ phẩm
thịt như gan, lòng, tiết, mỡ heo, da gà và xương để làm nhiều món ăn khác nhau.
Điều này thể hiện sự tận dụng tối đa nguyên liệu và sự sáng tạo trong việc nấu
nướng. Người Việt Nam thường kết hợp thịt với rau và gia vị để tạo ra một bữa ăn
cân đối và hấp dẫn. Rau sống như rau sống, rau muống, rau diếp cá thường được sử
dụng làm gia vị hoặc chấm kèm với các món thịt. Các loại gia vị như mắm, nước
mắm chua ngọt, tiêu, tương đen và các loại tỏi, ớt cũng được sử dụng để làm tỏa vị
cho thịt. Người Trung Quốc có thói quen ăn nhiều loại thịt khác nhau, bao gồm thịt
heo, gà, bò, cừu, vịt, gà trống, lợn con, cá, hải sản và các loại gia cầm như ngan,
cút và gà. Sự đa dạng này phản ánh cả các nguồn thực phẩm từ đồng cỏ, nông sản
và biển. Người Trung Quốc có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, với nhiều
phương pháp chế biến thịt khác nhau. Các phương pháp chế biến thịt phổ biến bao
gồm xào, luộc, hấp, nướng, chiên, kho, quay và lẩu. Mỗi phương pháp chế biến
mang lại hương vị đặc trưng và sự thẩm mỹ riêng. Gia vị đóng vai trò quan trọng
trong ẩm thực Trung Quốc và thường được sử dụng để làm thịt thêm thơm ngon và
hấp dẫn. Các gia vị phổ biến bao gồm tỏi, gừng, hành, tiêu, đậu phộng, hạt tiêu,
đinh hương, quế, ngò rí và các loại sốt như tương đen, xì dầu và nước mắm. Người
Trung Quốc có truyền thống chế biến thịt theo các nguyên tắc và phương pháp
truyền thống. Ví dụ, thịt heo thường được sử dụng trong món thịt xào và thịt luộc,
trong khi thịt bò thường được chế biến thành mì xào bò, bò bít tết và mì hoành
thánh. Một số món thịt đặc biệt như quảng trường cánh gà, vịt hấp và vịt quay Bắc
Kinh cũng rất phổ biến. Trong ẩm thực Trung Quốc, thịt thường được kết hợp với
các nguyên liệu khác như rau, nấm, hành, tỏi, gừng và đậu hũ để tăng cường hương
vị và độ ngon. Các món ăn như thịt băm xào, thịt hấp, thịt sốt cay và thịt với rau xà
lách là những ví dụ điển hình.
57
Các món rau: Bên cạnh những món mặn như thịt, cá thì rau luôn là món không
thể thiếu trong bữa ăn vì cả người Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm đến sự
cân bằng về dinh dưỡng trong các bữa ăn. Tuy nhiên thì có sự khác nhau về sở
thích ăn rau giữa hai nước. Đối với người dân Việt Nam thì rau không chỉ cung cấp
các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm tăng thêm hương vị, sự đặc săc, đa
dạng cho các món ăn. Người Việt thường ưa chuộng rau sống và rau luộc trong
khẩu phần ăn. Rau sống thường được dùng để làm rau sống, như salad, nộm hoặc
chấm kèm với các món ăn khác. Các loại rau sống phổ biến bao gồm rau xà lách,
rau diếp cá, rau cải, bắp cải, rau muống và rau mùi. Rau luộc thường được sử dụng
trong các món hấp, nấu canh hoặc xào, như canh chua, canh bí đỏ, rau muống xào
tỏi, hay cải thảo xào tỏi. Rau xào là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt
Nam. Người Việt thường xào các loại rau như rau muống, bông hẹ, rau cải, rau bí,
cải thảo, đậu bắp... với tỏi, hành, ớt và một số gia vị khác. Rau xào thường được
chế biến nhanh chóng, giữ lại độ tươi ngon và màu sắc tự nhiên của rau. Rau chua
cũng là một phần quan trọng trong ẩm thực Việt Nam. Rau chua được làm từ các
loại rau như cải thảo, cải bẹ, khế, dứa chua... Rau chua có vị chua thanh, giòn giòn
và thường được dùng làm gia vị hoặc chấm kèm với các món ăn, như bánh cuốn,
nem, gỏi cuốn. Các loại rau thơm như ngò gai, ngò om, rau răm, húng quế, kinh
giới, thì là... thường được sử dụng để tạo hương vị đặc trưng cho các món ăn. Rau
thảo mộc thường được thêm vào cuối quá trình nấu nướng để giữ lại hương thơm
và tạo điểm nhấn cho món ăn. Trái lại với người Việt Nam, người dân Trung Quốc
hầu như không thích ăn rau sống, chính vì thế mà các món rau đã qua chế biến sẽ
phù hợp với sở thích của họ hơn. Người Trung Quốc thường ưa chuộng rau đã qua
chế biến, như rau xào, rau luộc, hay rau hầm. Các loại rau được chế biến như rau
cải, rau muống, rau bí, đậu bắp và rau húng, thường được sử dụng trong các món
ăn như mì xào, canh, lẩu, hoặc xào chay. Rau thường được nấu chín để đảm bảo an
toàn thực phẩm và tăng cường hương vị. Quá trình chế biến giúp rau mềm mại hơn,
giảm đi tính chất hơi cay và chua tự nhiên của rau sống. Người Trung Quốc thích
những món rau có vị ngọt và mềm mại, do đó, chế biến rau giúp đạt được mục tiêu
này.
58
Các món canh: Đối với người Việt Nam thì canh được chế biến khá đơn giản và
không được bỏ nhiều tâm sức vào món canh vì canh không phải món chính trong
bữa ăn của người Việt Nam. Món canh của người Việt thường được chế biến đơn
giản và tự nhiên. Người ta thường sử dụng nhiều rau, củ, quả tươi, thảo mộc và gia
vị tự nhiên như hành, tỏi, gừng, ớt, nước mắm và mắm tôm để làm canh. Phương
pháp chế biến canh thường đơn giản như đun sôi nguyên liệu trong nước cho đến
khi chín, tạo ra một nồi canh đậm đà và tinh khiết. Trong gia đình Việt, canh
thường được chế biến để chia sẻ với mọi người. Canh thường được đun nấu trong
một nồi lớn và dùng chung với các thành viên trong gia đình. Đây là một nét đẹp
trong văn hóa gia đình Việt Nam, tạo ra sự gắn kết và sự thân thiện. Người Việt có
thói quen chan canh vào cơm để ăn chung. Đối với người Trung Quốc thì việc chế
biến món canh rất phức tạp và cần một khoảng thời gian khá dài. Canh thường
được coi là một phần quan trọng trong bữa ăn của người Trung Quốc được chế
biến bằng các nguyên liệu để lấy được những chất dinh dưỡng nhất, tinh túy nhất
từ các nguyên liệu. Nó không chỉ mang lại hương vị ngon lành mà còn tạo ra sự
cân bằng dinh dưỡng và làm dịu cơ thể. Canh thường được dùng chung trong các
bữa ăn gia đình hoặc trong các dịp đặc biệt như Tết Trung Quốc. Người Trung
Quốc coi canh như một món khai vị. Và khác với Việt Nam, người Trung Quốc
không ăn cơm chung với canh.

Văn hóa thưởng trà: Việt Nam có một lịch sử dài trong việc trồng và sử dụng
trà. Truyền thống thưởng trà đã được hình thành từ thời kỳ cổ đại và được coi là
nghệ thuật tinh tế. Trà ở Việt Nam thường được xem như một biểu tượng của sự
tĩnh lặng, sự tinh tế và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Trung Quốc được coi là
nguồn gốc của trà và có một lịch sử lâu đời trong việc trồng và thưởng trà. Truyền
thống thưởng trà ở Trung Quốc đã được phát triển trong hàng ngàn năm và có sự
ảnh hưởng rất lớn đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trà trong văn hóa Trung
Quốc thường được xem là biểu tượng của sự thanh tao, triết lý và sự tĩnh tâm. Việt
Nam có phong cách thưởng trà đơn giản và tối giản. Trong trà Việt Nam, tập trung
vào việc thưởng thức hương vị tự nhiên của trà và tạo ra sự tĩnh lặng trong quá
trình thưởng trà. Trà thường được pha trong tách trà nhỏ và thưởng thức chậm rãi,
tận hưởng từng hương vị và mùi thơm. Trong văn hóa Trung Quốc, thưởng trà
59
được coi là một nghệ thuật cao cấp và phức tạp. Truyền thống thưởng trà ở Trung
Quốc tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm toàn diện về các yếu tố như mùi
hương, màu sắc, hình dáng và âm thanh của trà. Các bộ phận trong quá trình
thưởng trà như chọn trà, nấu trà, uống trà và tận hưởng trà được coi là rất quan
trọng và được thực hiện cẩn thận. Việt Nam có nhiều kỹ thuật pha trà khác nhau,
như pha trà bằng gai, pha trà bằng ấm đất, pha trà bằng chén trà. Kỹ thuật pha trà
thường đơn giản và tập trung vào việc giữ được hương vị tự nhiên của trà. Trung
Quốc có nhiều kỹ thuật pha trà phức tạp và tinh tế, như pha trà Gongfu, pha trà
Longjing và pha trà Pu-erh. Mỗi kỹ thuật pha trà có quy trình, thời gian và nhiệt độ
pha trà riêng biệt để tạo ra hương vị và mùi thơm tốt nhất cho từng loại trà. Trong
văn hóa Việt Nam, thưởng trà mang những ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trà được coi
là biểu tượng của sự hòa hợp, lòng thành và sự tôn trọng đối với khách mời. Ngoài
ra, thưởng trà còn là một hoạt động tạo dựng và duy trì mối quan hệ xã hội.
Thưởng trà trong văn hóa Trung Quốc có tác động rất lớn đến các khía cạnh của
đời sống và nghệ thuật. Nó ảnh hưởng đến triết lý, thơ ca, hội họa, điêu khắc và
kiến trúc. Thưởng trà còn được coi là một phương pháp tuyệt vời để thư giãn, tĩnh
tâm và khám phá tinh thần con người.
60

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua chương ba chúng ta có thể phần nào thấy được những sự ảnh hưởng của văn
hóa ẩm thực Trung Quốc với văn hóa ẩm thực Việt Nam. Với lịch sử hàng ngàn
năm gắn bó lâu đời giữa hai nước, thì sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung
Quốc tới nước ta là khá lớn. Điều này góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực
của Việt Nam. Sự đa dạng thể hiện ở nguyên liệu, kĩ thuật chế biến, phong cách ẩm
thực. Bên cạnh đó thì những món ăn mang phong cách của người dân Trung Quốc
đã dần trở thành những món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Chúng ta
cũng đã sáng tạo ra những biến thể của những món ăn đó theo phong cách riêng
biệt mang đậm bản sắc người Việt Nam. Tuy văn hóa ẩm thực của Việt Nam bị ảnh
hưởng nhiều từ văn hóa ẩm thực Trung Quốc nhưng chúng ta vẫn có rất nhiều sự
khác biệt, điều đó tạo nên nét đặc sắc riêng cho nền ẩm thực Việt Nam, khiến cho
nền ẩm thực Việt Nam được bạn bè quốc tế yêu thích và mong muốn được trải
nghiệm.
61

KẾT LUẬN

Ẩm thực Trung Quốc được ví như cái nôi của nền ẩm thực thực châu Á.
Là một đất nước rộng lớn, khí hậu đa dạng, chính vì thế mà sự phong phú của nền ẩm
thực Trung Quốc không khỏi làm chúng ta bất ngờ. Nó bao gồm rất nhiều loại phong
cách ẩm thực đặc sắc đến từ các khu vực khác nhau của đất nước Trung Quốc rộng lớn
như Bắc kinh, Quảng Đông, Sơn Đông, Tứ Xuyên và rất nhiều nơi khác. Mỗi nơi đều
có những nét độc đáo, có đặc trưng riêng, hương vị riêng có thể đáp ứng được nhiều sở
thích, lựa chọn khác nhau của thực khách. Ẩm thực Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi triết lí âm dương ngũ hành, qua đó mà chúng ta có thể thấy được sự tinh tế,
khéo léo của người dân Trung Quốc qua việc sắp xếp, cân bằng, phối hợp các món ăn
sao cho hài hòa, tạo ra những hương vị món ăn đặc sắc, thu hút thực khách, vừa bổ
dưỡng, vừa ngon miệng mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Vì người Trung
Quốc đặc biệt coi trọng sự vẹn toàn, chỉn chu nên các món ăn của họ cũng phải thể
hiện được sự tinh tế, đầy đủ. Tất cả các yếu tố từ hương vị, cách bày biện, cách trang
trí, đều được chuẩn bị chu đáo. Màu sắc đẹp mắt, thu hút, hương thơm quyến rũ thực
khách, hương vị thơm ngon, tươi mát, phong cách trang trí bày biện ấn tượng là những
yếu tố giúp ẩm thực Trung Quốc trở nên thu hút. Cùng với đó là sự kết hợp của rất
nhiều phương pháp chế biến khác nhau như hấp, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om,
nhúng,... mỗi một phương pháp sẽ cho ra một hương vị đặc trưng riêng, đặc biệt là
những món ăn được chế biên theo những phương pháp truyền thống đã tồn tại lâu đời.
Đối với món ăn của người Trung Quốc thì yếu tố giá trị dinh dưỡng luôn được chú
trọng. Bữa ăn đầy đủ món chính và món phụ làm từ những nguồn thực phẩm chất
lượng, giàu chất dinh dưỡng kết hợp với nhau. Ngoài ra thì ẩm thực Trung Quốc còn
mang những giá trị tâm linh, truyền thống khi thường nó chỉ xuất hiện ở một số dịp lễ
quan trọng như tết Trung Thu, tết Nguyên Đán, đám cưới,... Bên cạnh đó các nghi lễ,
nghi thức, phong tục, thủ tục trong các bữa ăn, đám tiệc luôn được đảm bảo theo
nguyên tắc. Trong thời đại hội nhập của thế giới thì ẩm thực Trung Quốc cũng xuất
hiện một số thay đổi. Sự xuất hiện của những xu hướng ẩm thực mới cũng dần được
đón nhận ở đất nước rộng lớn này. Tuy nhiên những giá trị văn hóa truyển thống vẫn
được người dân Trung Quốc coi trọng, duy trì và phát triển.
62

Văn hóa ẩm thực Trung Quốc có ảnh hưởng tới rất nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt có ảnh hưởng trong khu vực châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam và Trung
Quốc là hai quốc gia có nhiều sự liên kết, gắn bó. Khi hai nền văn hóa này tiếp xúc,
giao thoa với nhau thông qua việc và trao đổi văn hóa, các món ăn và phương pháp
nấu nướng từ Trung Quốc đã được giới thiệu và tích hợp vào ẩm thực Việt Nam.
Không chỉ có các món ăn cụ thể, mà cả các nguyên tắc và triết lý văn hóa cũng đã ảnh
hưởng đáng kể đến ẩm thực Việt Nam. Với triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nguyên tắc
cân bằng âm dương, Trung Quốc đã truyền đạt một cách tiếp cận đặc biệt đối với việc
chế biến và thưởng thức thực phẩm. Cách sử dụng gia vị, sự cân nhắc về nguồn gốc và
việc tôn trọng sự cân bằng trong mỗi món ăn đã trở thành một phần quan trọng của ẩm
thực Việt Nam. Kỹ thuật nấu nướng và phương pháp chế biến cũng đã được Trung
Quốc đóng góp cho ẩm thực Việt Nam. Chúng đã tạo ra sự đa dạng và phong phú
trong việc chế biến thực phẩm, mang đến cho ẩm thực Việt Nam một loạt các món ăn
độc đáo và hương vị tuyệt vời. Tuy nhiên, mặc dù có sự ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực
Trung Quốc, ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được những đặc trưng riêng và phát triển
thành một nền ẩm thực độc đáo. Các yếu tố địa lý, khí hậu, nguồn nguyên liệu và sự
sáng tạo của người Việt đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt Nam.
Với những món ăn đặc trưng, ẩm thực Việt Nam đã thu hút du khách và người yêu ẩm
thực trên toàn thế giới. Sự tương tác và đa dạng hóa giữa văn hóa ẩm thực Trung Quốc
và Việt Nam đã tạo ra một sự kết hợp độc đáo và phong phú. Trung Quốc là nguồn
cảm hứng cho sự sáng tạo và phát triển của ẩm thực Việt Nam. Sự kết hợp này đã làm
tăng thêm sự đa chiều và giàu có cho cả hai nền ẩm thực, đồng thời nhấn mạnh vai trò
của ẩm thực trong việc gắn kết và truyền thống văn hóa. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc
và Việt Nam không chỉ đơn thuần là về thực phẩm mà còn là về cách sống, tư duy và
triết lý. Cả hai văn hóa này đề cao ý thức về sự cân bằng và sự tôn trọng đối với thực
phẩm và việc chế biến nó. Trong thời đại hiện đại, văn hóa ẩm thực Trung Quốc và
Việt Nam vẫn tiếp tục giao thoa và tạo ra những sự kết hợp mới mẻ. Sự phát triển của
ngành du lịch và trao đổi văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá và chia
sẻ văn hóa ẩm thực giữa hai quốc gia. Các nhà hàng Trung Quốc đang phát triển mạnh
mẽ tại Việt Nam, mang đến cho người dân địa phương cơ hội thưởng thức các món ăn
Trung Quốc truyền thống. Đồng thời, ẩm thực Việt Nam cũng đang được phổ biến và
63
yêu thích tại Trung Quốc, thu hút sự quan tâm từ cả du khách và người dân địa
phương. Chính vì thế mà chúng ta cần thiết phải có sự duy trì, bảo tồn và tiếp tục phát
huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để có thể quảng bá được
những nét đặc sắc, truyền thống của nền văn hóa ẩm thực nước nhà đến bạn bè các
nước trên thế giới, giúp nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng hội
nhập.
64

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2014), Ẩm thực Việt Nam và thế giới, Nhà xuất bản
phụ nữ
2. Ts . Nguyễn Nguyệt Cầm ( 2006), Giáo trình văn hóa ẩm thực, Nhà xuất bản
Hà Nội

Tài liệu website


Ẩm thực Sơn Đông – Wikipedia tiếng Việt
Ẩm thực Quảng Đông – Wikipedia tiếng Việt
Ẩm thực Trung Quốc – Wikipedia tiếng Việt
Ẩm thực Trung Hoa và những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Trung Quốc
(revelogue.com)
Chinese cuisine - Wikipedia
Exploring the Diversity of Chinese Cuisine | Chef Reader
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
https://www.slideshare.net/slideshow/bai-mau-tieu-luan-van-hoa-trung-quoc/
258410571
https://123docz.net/document/268786-tim-hieu-ve-van-hoa-dat-nuoc-va-con-nguoi-
trung-hoa.h
https://nhandan.vn/nghe-thuat-tra-trung-quoc-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-
cua-nhan-loai-post728268.html
https://www.tita.art/kien-thuc-tra-dao/tra-dao-trung-quoc/
https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-tim-hieu-van-hoa-ruou-van-hoa-van-minh-
trung-quoc-35292/
https://hoavanshz.com/van-hoa-an-uong-cua-nguoi-trung-quoc-751
Nét thú vị về đôi đũa trong văn hoá Trung Hoa - Tour Trung Quốc
(tourtrungquoc.vn)
8 trường phái ẩm thực Trung Quốc - VnExpress Du lịch
7 món ăn truyền thống của Trung Quốc bạn phải thử nếu bạn thích món ăn Trung
Quốc - 2023 Hướng dẫn - Antonio Carluccio (antonio-carluccio.com

You might also like