Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

🏨

Chương 3: Hoạt động cung ứng dịch vụ


Created @March 9, 2023 12:52 PM

Tags

1. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ
chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

3. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên
không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách
nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng
hóa đó.

4. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực
hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của
công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Đặc điểm
Gắn liền với năng lực trình độ chuyên môn của người cung ứng
Phụ thuộc với yêu cầu của khách hàng
Sản phẩm cuối cùng rất khó đo lường

VD đối với hàng hóa ta có số lượng, chất lượng rõ ràng trong khi sản phẩm dịch vụ rất phụ
thuộc vào chất lượng năng lực trình độ chuyên môn

Chương 3: Hoạt động cung ứng dịch vụ 1


Đặc trưng của pháp luật điều chỉnh
PL không có khả năng chi tiết hóa vì sản phẩm và nhận định của mỗi người mỗi khác
Nhưng để triển khai thực tế, để hạn chế rủi ro xảy ra các điều mục trong hợp đồng càng chi tiết
càng tốt

Dịch vụ quá cảnh hàng hóa (241 - 253 LTM)


Đi nhờ hàng hóa của các quốc gia nước ngoài qua lãnh thổ VN
Hàng hóa là đối tượng hoạt động quá cảnh không thuộc tư nhân VN, phải thuộc tư nhân nước ngoài
và hàng hóa phải được cho phép lưu thông tại VN
Nếu như là hàng của thương nhân VN thì gọi là hoạt động Tạm nhập tái xuất
Hàng chỉ có thể đi qua VN nếu thuộc hàng do VN cho phép
Bắt buộc phải thuê TN VN nếu muốn quá cảnh qua VN
Đi theo các tuyến đường theo các hiệp định TM song thương đã được ký kết

Quá cảnh phải có quy định về thời gian, thời hạn quá cảnh (đa phần là 30 ngày)
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa (249 LTM)
Điều kiện kinh doanh: Phải là DN có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ
Logistics theo quy định của PL

Logistics được quy định theo Nghị định 163/2017


Phải được lập thành VB

Quyền và nghĩa vụ (253 254)

Dịch vụ Logistics
Khái niệm: Điều 233 LTM 2005 và Điều 3 NĐ 163/2017
Điều 3. Phân loại dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:

1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

4. Dịch vụ chuyển phát.

5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa,
kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng;
dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom,
tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

Chương 3: Hoạt động cung ứng dịch vụ 2


11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

13. Dịch vụ vận tải hàng không.

14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.

15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù
hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

Quyền của bên cung ứng dịch vụ

1. Hưởng thù lao và chi phí liên quan

2. Giữ hàng hóa và chứng từ để thu nợ

Luật cho phép bên Logistics thu giữ và bán hàng hóa để bù tiền mất, giả sử phí logistic 100tr nhưng
bên mua dv không trả phí, bên Logistics có thể giữ và bán hàng để bù lại phí.

Nếu bán hàng hơn 100tr thì phải đưa tiền dư cho bên mua dv

Tuy nhiên nếu bán hàng mà ít hơn 100tr thì Luật không quy định bên Logistics có thể làm gì để
bù vốn. Tuy nhiên theo góc nhìn của các nhà áp dụng luật, giá trị của dịch vụ logistic là bằng
với giá trị của hàng hóa ⇒ không thể đòi tiền chênh lệch nếu bán hàng ra thiếu, đọc điều sau.

Giới hạn chịu trách nhiệm (Điều 5 NĐ 167/2017)

1. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ
chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

3. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên
không có thoả thuận thì thực hiện như sau:

a. Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách
nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.

b. Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của
hàng hóa đó.

4. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực
hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của
công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Dịch vụ Giám định Thương mại


CCPL:

20/2006/NĐ-CP

120/2011/NĐ-CP

Chương 3: Hoạt động cung ứng dịch vụ 3


125/2014/NĐ-CP

Khái niệm: Điều 254 LTM 2005

Kết quả giám định không có nghĩa là kết quả tranh chấp, bản chất pháp lý của giám định là xác định
tình trạng thực tế hàng hóa và dịch vụ. Và việc sử dụng kết quả đó để đưa vào tranh chấp là 1 vấn
đề khác

Là một hoạt động kinh doanh có điều kiện (Điều 257 LTM 2005)
Chứng thư giám định và Giá trị pháp lý (260 261 262 LTM 2005)

Chỉ có giá trị ràng buộc với bên yêu cầu, các bên khác thì không phải chịu sự ràng buộc này, chỉ
chịu 1 trong 3 trường hợp sau

1. Yêu cầu của 1 bên nhưng được bên còn lại chấp nhân

2. Kết quả giám định được đưa ra bởi công ty giám định do các bên lựa chọn

3. Chứng thư giám định được cung cấp bởi công ty được tòa án hặc trọng tài TM chỉ định

Quyền và nghĩa vụ các bên (97 NĐ 20/2006/NĐ-CP)

Chương 3: Hoạt động cung ứng dịch vụ 4

You might also like