Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại đồng thời là nhà thơ lớn của dân tộc.

Chiều tối là
bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo: Điều khác lạ là bài thơ được viết trong hoàn
cảnh người bị giải đi trên đường, với gông cùm xiềng xích, Tuy nhiên, ở con người ấy dù trong
bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn hiện hữu một tinh thần lạc quan, yêu đời mà không gì có thể dập
tắt nổi .
Bài thơ được Bác sáng tác khi bị giam tại Trung Quốc và trong ngày chuyển lao từ nhà tù Tĩnh
Tây đến nhà tù Thiên Bảo. Trong mắt người tù binh chân tay đang mang nặng xiềng xích, khung
cảnh buổi chiều được hiện lên như sau:
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không"
Áng mây cô đơn lẻ loi đang lơ lửng, trôi nhẹ trên bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người lưu đày
trên con đường khổ ải ,trên bầu trời chỉ còn những chòm mây lẻ loi lững lờ trôi. Dù thân xác mệt
mỏi, đau đớn rã rời vì vất vả đi cả một ngày, nhưng Bác vẫn hướng mắt để nhìn những chú chim
bay về tổ, những đám mây nhẹ nhàng trôi lúc chiều tà.
Trong cái khung cảnh thiên nhiên bao la, mênh mông, đượm nỗi buồn lúc chiều muộn nơi
rừng núi vắng vẻ ấy bỗng nhiên xuất hiện hình bóng của con người:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Hiển hiện trong khung cảnh sinh hoạt là người thiếu nữ xóm núi đang xay ngô. Hình ảnh chân
thực, bình dị và vô cùng đời thường nhưng lại lấp lánh tỏa sáng. Đó chính là một cảm xúc hạnh
phúc đến bình dị, Bác đã gạt bỏ hết những mệt mỏi, đau đớn về thân xác để cảm nhận được cảm
xúc đó. Hình ảnh “lò than đã rực hồng” đã thể hiện sự vận động của thời gian, từ tối chuyển sang
đêm. Chữ “hồng” ở cuối bài vừa gợi lên sự ấm áp, vừa gợi một nét tươi sáng, đây là cái nhìn lạc
quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng hay chính là thắng lợi của cách mạng.
Nếu không phải là một người yêu thiên nhiên tha thiết, một con người có nghị lực phi thường,
bản lĩnh kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh làm sao có được sự tự do về tinh thần. Nhà lao,
xiềng xích có thể giam cầm thân thể Bác chứ không thể trói buộc được tâm hồn thi nhân.
Chiều tối đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con
người nơi núi rừng hoang dã. Đằng sau bức tranh ấy là vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: luôn
mang trong mình tinh thần lạc quan, tin tưởng dù gặp khó khăn vẫn luôn tin rằng ánh sáng đang
đợi dân tộc, đất nước nơi cuối con đường.
TỪ ẤY

1. Mở bài:
Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam- “Từ ấy”- một tác phẩm vô cùng ý nghĩa đối
với tác giả, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của tác giả.

II. Thân bài

1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
-Thời điểm “Từ ấy”: là khi Tố Hữu được giác ngộ Cách Mạng, được dẫn dắt vào con đường giải
phóng dân tộc
– Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lý”: thể hiện niềm vui khi tìm thấy lẽ sống cao đẹp
cho cuộc đời trong buổi đầu đến với Cách Mạng
– Những từ ngữ “chói”, “bừng”, “rộn”, “rất đậm” khẳng định lý tưởng cộng sản mở ra cho thế
giới tâm hồn một nhận thức mới khiến tâm hồn vui tươi phơi phới
=> Khổ thơ là tiếng reo vui đầy phấn trấn của tác giả khi được giác ngộ lý tưởng cộng sảN

2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống


– Các từ “Mọi người”, “trăm nơi”, “hồn khổ”: chỉ đối tượng là quần chúng lao khổ trên mọi
miền đất nước

ta chung sẽ tạo nên một cuộc đời gắn bó, tạo nên một sức mạnh lớn lao.

– Hai dòng thơ đầu: thi sĩ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa
giữa “cái tôi” tư nhân với “cái ta” chung của mọi người.

Từ “buộc”, “trang trải”: thể hiện sự gắn kết, chia sẻ của nhà thơ với quần chúng cần lao
– Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: khiến khái niệm về cuộc đời vốn trừu tượng trở nên hữu hình
=> Khổ thơ là sự gắn kết của cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng. Khi cái tôi hòa vào cái ta
chung sẽ tạo nên một cuộc đời gắn bó, tạo nên một sức mạnh lớn lao.

3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn thi sĩ


– Điệp từ “của” kết hợp với hệ thống từ xưng hô chỉ quan hệ máu mủ “anh”, “em”, “con”: tình
cảm của nhà thơ với quần chúng nhân dân gần gũi, khăng khít như anh em ruột thịt
– Điệp từ “vạn” kết hợp với các hình ảnh “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”:
thể hiện những số phận cơ cực, vất cả, nhỏ bé trong xã hội. Từ đó nói lên tình nhân ái bao la,
mang tính giai cấp

II. Kết bài


 Thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm hàm ơn sâu sắc cách mệnh,
hướng người đọc tới chân trời tươi sáng.
 Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một thi sĩ vô sản chân chính, là người thanh niên
trẻ trung hướng theo lý tưởng của Đảng, của cách mệnh.
 Giọng thơ tâm thành và hình ảnh thơ tươi sáng, tiếng nói giàu tính dân tộc.

You might also like