Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH

MÔN: ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC


Lớp: DTE 201 SG

ĐỒ ÁN NHÓM
ĐỀ TÀI : CÁC KHÍA CẠNH VỀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giảng viên : Th.S. Phạm Thị Uyên Thi


Nhóm 2

SV: 1. Trương Bảo Đình- 8098

2. Phạm Thị Minh Huyền- 6839

3. Võ Thị Kim Nhi- 4398

4. Ngô Hữu Đạt- 4728

5. Võ Thị Nguyệt Thanh- 5544

6. Nguyễn Thị Kim Tình- 4910

7. Huỳnh Nguyễn Lâm Na-7551

8. Hồ Như Quỳnh- 3268

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 6 năm 2024


0
Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành
Trương Bảo Đình
Phạm Thị Minh Huyền
Võ Thị Kim Nhi
Ngô Hữu Đạt
Võ Thị Nguyệt Thanh
Nguyễn Thị Kim Tình
Huỳnh Nguyễn Lâm Na
Hồ Như Quỳnh

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHÍA CẠNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP…………………………………………………………………………… 4
1.1.Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội………………………………………………….. 4
1.1.1.Khía cạnh kinh tế……………………………………………………………………. 4
1.1.2.Khía cạnh pháp lý…………………………………………………………………… 5
1.1.3.Khía cạnh đạo đức…………………………………………………………………... 5
1.1.4.Khía cạnh môi trường……………………………………………………………….. 5
CHƯƠNG II: VÍ DỤ THỰC TẾ CỦA CÁC KHÍA CẠNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP………………………………………………………………………6
2.1. Ví dụ về doanh nghiệp VinGroup……………………………………………………...6
2.2. Ví dụ về doanh nghiệp Vinamilk……………………………………………………… 7
2.3. Ví dụ về doanh nghiệp Vạn Thịnh Phát……………………………………………… 10
LỜI KẾT…………………………………………………………………………………….. 11

2
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế toàn cầu, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của
đất nước ta cũng đang từng ngày gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, đó cũng
là khởi nguồn gây ra một vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói
chung: Trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, cũng như những gì mà guồng quay
kinh tế khổng lồ ấy ảnh hưởng tới trong quá trình phát triển của nó. Những vấn đề đó đang
ngày càng trở nên bức thiết, và cái giá phải trả sẽ là rất đắt nếu chúng ta không có hướng giải
quyết một cách triệt để và kịp thời. Trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp đang là đề
tài nóng bỏng hiện nay. nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu về nó một cách đầy đủ,
đúng đắn, và con số những chủ thể kinh doanh có thể thực hiện các quy định bảo đảm TNXH
lại càng ít hơn nữa.
“Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh” cũng là chủ đề mà nhóm chúng em chọn làm tiểu
luận lần này, vừa để tìm hiểu thêm kiến thức cho chính bản thân mình, vừa hy vọng có thể giúp
người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như thực trạng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay một cách đúng đắn nhất, đồng thời đưa ra một số giải
pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải cho vấn đề này.
Dù đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất có thể nhưng do vấn đề rộng và kiến thức có hạn nên
bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp chỉ dạy của thầy để bài làm được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị tham khảo.
Chúng em xin cám ơn!

3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHÍA CẠNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát
triển kinh tế bền vững; hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói
chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa lợi ích
cho phát triển. Nếu là doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng
mà xe đó sử dụng để cắt giảm thiểu; là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao
nhiêu và tìm cách xử lý...
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận
hành của nó: kinh tế, pháp lý, đạo đức, môi trường....

1.1.1 Khía cạnh kinh tế:

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa
và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa
mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát
hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân
phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm
phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức
thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù
lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá
nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch
vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản
phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động
của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành
các nghĩa vụ pháp lý
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp
lý. Một ví dụ điển hình: Vào những năm 1990, điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy
của Nike ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ
và phương tiện truyền thông lên án kịch liệt. Từ đó đã dấy lên phong trào tẩy chay sản phẩm
Nike tại các thị trường chính của tập đoàn ở Tây u và Bắc Mỹ. Tuy phong trào tẩy chay không
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nhưng Nike đã lập tức đưa ra những chương trình xây dựng
lại hình ảnh. Hiện tại, bên cạnh vô số những chương trình trách nhiệm xã hội tại thị trường tiêu
thụ của Nike ở các nước phát triển và đang phát triển, Nike đã thành lập một hệ thống các tổ
chức giám sát độc lập nhằm kiểm tra lao động tại các nhà máy ở vùng châu Á.

Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng không thể phát triển

4
mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ
đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những cần biết
cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho công ty, mà còn phải ý thức rất rõ được việc tạo nên những
điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích kinh tế đó.

1.2.2 Khía cạnh pháp lý:

Khía cạnh pháp lý trong TNXH của một doanh nghiệp là doanh nghiệp đó phải thực hiện
đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như
thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công
bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ
pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm
khía cạnh:
• Điều tiết cạnh tranh.
• Bảo vệ người tiêu dùng.
• Bảo vệ môi trường.
• An toàn và bình đẳng.
• Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được
chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý
của mình.

1.2.3 Khía cạnh đạo đức:

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt
động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật
pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả
những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của
tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết
thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên
tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.
Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối
hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.

1.2.4 Khía cạnh môi trường:

Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy
nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen và mùi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không khí đầy bụi và
khối của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên ấy đang bị hy sinh cho những nhu cầu vật
chất khác. Phẫn lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo

5
ra. Vậy TNXH đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự tổn hại của môi
trường.

CHƯƠNG II: VÍ DỤ THỰC TẾ CỦA CÁC KHÍA CẠNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. Ví dụ về doanh nghiệp VinGroup:


- Khía cạnh kinh tế:
Năm 2020 – năm khó khăn của kinh tế thế giới. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (world
bank):
Dưới tác động của đại dịch COVID19:
• Kinh tế toàn cầu tang trưởng âm 4,3%
• VN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương 2,91%
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, các ngành trong nước đều không tránh khỏi ảnh
hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, tập đoàn
Vingroup đã nhanh chóng thích ứng, khẩn trương và linh hoạt trong quản trị
cũng như các chiến lược kinh doanh. Nhờ vậy cũng tránh được một số ảnh
hưởng của dịch bệnh, VINGROUP nhanh chóng :
• Định hướng phát triển thành lập tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp thương mại dịch vụ
• Kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người Việt & nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên chiến trường quốc tế
- Khía cạnh pháp lý:
Biểu hiện về mặt bảo vệ môi trường của VinGroup:
Đế Chế Của Những Dự Án Môi Trường:
Với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ hợp du lịch, trung tâm thương mại,
khu đô thị, văn phòng và căn hộ. Những công trình đầu tiên Vingroup xây dựng như Vinpearl
Resort Nha Trang, tòa tháp Vincom Center Bà Triệu đến các khu đô thị như: Royal City hay
Times City, Vinhomes Riverside… đều là những khu du lịch xanh, khu đô thị sinh thái, tòa nhà
tiết kiệm năng lượng. Những công trình kiến trúc "xanh" nổi bật gắn với từng dấu ấn phát triển
của Vingroup.
• ĐÔ THỊ XANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Với mong muốn hướng đến phong cách sống đẳng cấp, thân thiện với môi trường, con
người và thiên nhiên có sự hài hòa, Tập đoàn VinGroup phát triển mô hình khu đô thị sinh thái
với nhiều dự án lớn, đẳng cấp gây sốt trên thị trường như: Vinhomes Reverside và mới đây nổi
lên dự án mới với khu đô thị sinh thái ven sông Vinhomes Golden River, hứa hẹn sẽ trở thành
khu đô thị sinh thái hàng đầu Việt Nam, mang bản sắc, dấu ấn riêng… Đồng thời trở thành một
lá phổi xanh của thành phố – nơi vui sống và thể hiện đẳng cấp.
• GIẢI PHÁP TỔNG THỂ 3 XANH TỪ CHUỖI VINMART VÀ VINMART+
Với "3 XANH”: VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh, hơn 2.200 điểm
bán lẻ VinMart và VinMart+ đồng loạt giảm thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần
bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường trong hoạt động vận hành của mình (Toàn bộ túi
siêu thị là túi tự hủy sinh học đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; các
6
quầy phục vụ ăn uống – giải khát sử dụng ống hút giấy, cốc giấy thay thế cho các vật dụng
nilon và nhựa trước đây; găng tay dùng trong sản xuất, vận hành cũng là loại tự hủy sinh học.
Đặc biệt, các loại khay xốp đang sử dụng cho sản phẩm tươi sống sẽ được thay thế từng
bước bằng khay bã mía với màng bọc thực phẩm tự huỷ sinh học.). Đặc biệt, toàn bộ các điểm
bán VinMart và VinMart+ cũng trở thành những địa điểm thu hồi pin đã qua sử dụng. Toàn bộ
pin thu gom này được sẽ chuyển đến công ty xử lý rác thải độc hại để xử lý theo đúng quy định
của pháp luật, góp phần bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất.
• VINPEARL VỚI CHIẾN LƯỢC VÌ 1 NÊN DU LỊCH XANH BỀN VỮNG
Là thương hiệu khách sạn nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Việt Nam, Vinpearl xác định
chiến lược hành động để “phủ xanh ngành du lịch” là trách nhiệm ưu tiên, song song với các
mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Hoạt động hiện nay của 45 cơ sở Vinpearl, hiện diện ở 17
tỉnh thành đều được xây dựng bài bản đi kèm với các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu, năng
lượng: hồ chứa nước mưa phục vụ cho công tác tưới tiêu, hệ thống xử lý nước thải khép kín
theo tiêu chuẩn quốc tế… và được đông đảo du khách, cộng đồng thừa nhận là những “thiên
đường xanh” thực thụ.
• KIẾN TẠO VÌ 1 CUỘC CÁCH MẠNG GIAO THÔNG XANH
Trong lĩnh vực công nghiệp của Tập đoàn, Công ty VinSmart đã triển khai chiến dịch “Nói
không với rác thải nhựa”, giảm thiểu sử dụng các nguyên vật liệu nhựa trong hoạt động vận
hành, sản xuất kinh doanh bằng cách sử dụng bao bì giấy, tái sử dụng thùng carton, khay nhựa
tĩnh điện và pallet đóng hàng…
VinFast với sản phẩm chủ lực xe máy và xe buýt điện hướng đến mục
tiêu "Vì tương lai giao thông xanh tại Việt Nam”, góp phần giảm thiểu
lượng khí thải ô nhiễm.

2.2. Ví dụ về doanh nghiệp Vinamilk:

Trách nhiệm kinh tế:


• Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng là mục tiêu, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại củadoanh nghiệp.
Chính vì vậy, Vinamilk luôn chú trọng đặt khách hàng lên hàng đầu.
+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Người tiêu dùng là mục tiêu phát triển của Vinamilk”, bằng sự kết hợp hoàn hảo của dịch vụ
sau bán hàng hoàn hảo với sự phục vụ tận tâm, chu đáo, luôn lắng nghe vàphản hồi những ý
kiến của khách hàng. Ở Vinamilk có riêng một bộ phận chăm sóckhách hàng với đội ngũ
chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, sẵn sàng giải đáp mọi thắcmắc của khách hàng.

+ Giải quyết khiếu nại:


Dù có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, nhưng trong quá trình phân phối sản phẩm cũng không
khỏi vướng phải những trường hợp như hư hỏng sản phẩm, thiếu sót trong công tác phục vụ
khách hàng,... Vì vậy, Vinamilk luôn sẵn sàng ghi nhận, xem xét và giải quyết những khiếu nại
của khách hàng. Vinamilkđã xây dựng một đội ngũ Marketing để có thể hiểu rõ nhu cầu và thị
hiếu khách hàng,từ đó giúp công ty đáp ứng tốt hơn những phản hồi, khiếu nại và nhu cầu
khách hàng
+ Sản Phẩm:

7
Các sản phẩm Vinamilk cung cấp cho khách hàng rất đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu
cầu sử dụng của mọi lứa tuổi. Danh mục sản phẩm bao gồm:Vinamilk, Dielac, Ridielac,
Vfrest, Sữa đặc; với các nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam:Sữa tươi Vinamilk, Sữa bột Dielac,...
Toàn bộ sản phẩm của Vinamilk đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất, được
kiểm soát chặt chẽ theo một hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO, HACCP. Đồng thời,
Vinamilk cũng thực hiện công bố các thông số kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
các sản phẩm củaVinamilk khi đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm

• Đối với người lao động


Đi đôi với khách hàng, đối tượng người lao động cũng là một yếu tố làm nên thành
công của doanh nghiệp. Một đội ngũ người lao động đạt chuẩn sẽ tạo nên mộtmôi trường làm
việc chuyên nghiệp, là bước đệm tốt cho con đường phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức
được tầm quan trọng ấy, Công ty Vinamilk luôn đặc biệt chú trọng người lao động thông qua
những chương trình đào tạo, chính sách đãi ngộ hấp dẫn
- Chế độ lương và đãi ngộ: Vinamilk tin rằng con người là tài sản đáng quý nhất, nên
cũng xem tiền lương là khoản đầu tư hiệu quả nhất. Khi làm việc tại Vinamilk, người lao động
sẽ được hưởng mức lương tương xứng với năng lực. Công ty luôn sẵn sàng công nhận những
đóng góp của người lao động, cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ phương tiện đi
lại cho công nhân ở xa. Đó là một trong những phúc lợi vàđãi ngộ nổi bật mà Vinamilk mang
đến cho người lao động
- Các chương trình đào tạo nhân viên: Vinamilk luôn quan niệm đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực là chiến lược đầu tư cho sự thành công trong tương lai của công ty. Vì thế,
nhân viên của Vinamilk luôn được đào tạo nhằm hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức, đáp ứng
được yêu cầu của công việc. Ngoài ra, Vinamilk còn tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn
và kỹ năng, cũng như các buổi huấn luyện thực tế cả trong và ngoài nước.
- Tạo nhiều cơ hội mới song song với sự phát triển của doanh nghiệp: Với vị thế đang
dẫn đầu trong ngành sản xuất và chế biến sữa tại Việt Nam và vươn tầm ra thế giới,Vinamilk
càng có nhiều tham vọng phát triển hơn nữa. Trong quá trình phát triển và mở rộng đó sẽ có
càng nhiều các cơ hội việc làm được tạo ra, và người lao động sẽ chính là những người có cơ
hội được thử sức. Điều đó sẽ giúp khơi dậy những năng lực tiềm ẩn và khả năng sáng tạo của
họ.
- Văn hóa, môi trường làm việc cảm hứng và sáng tạo: Tại Vinamilk, nhân viên luôn
được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ, mỗi nhân viên đều có thể cảm nhận được mình là một mắt
xích không thể thiếu trong tập thể. Vinamilk luôn mang đến cho người lao động sự thoải mái
nhất có thể về mặt tinh thần. Các hoạt động ngoài giờ làm việc: thể thao, văn nghệ, giải trí...
đều được tổ chức thường xuyên giúp mọi người có được những khoảnh khắc vui vẻ và giảm áp
lực. Ngoài ra, Vinamilk nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng không
kém phần thân thiện, cởi mở. Qua đó,người lao động có thể thấu hiểu nhau, tạo ra một môi
trường làm việc đầy cảm hứng và sáng tạo
- Các chương trình thực tập cho sinh viên và thực tập sinh: Vinamilk không chỉ tuyển
dụng người lao động cho công ty, mà còn quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực cho
công ty và xã hội. Chương trình thực tập tại Vinamilk đã phần nào giúp cho sinh viên có khả
năng để cọ xát thực tế. Tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc

8
và đội ngũ làm việc chuyên nghiệp,được tiếp nhận được nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng và
định hướng sự nghiệp sau này

Trách nhiệm pháp lý:


- Điều tiết cạnh tranh: Với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, sự cạnh tranh giữa
các công ty sản xuất trong và ngoài nước ngày càng lớn. Tuy vậy, Vinamilk vẫn giữvững ưu
thế, đã tận dụng lợi thế cạnh tranh và điều tiết hoạt động cạnh tranh của mìnhhợp lý để không
vi phạm những điều lệ quy định trong Luật về cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng: Vinamilk đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng bằng
việc đã tổ chức nhiều hội nghị để phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng và tư vấn sử
dụng sữa Vinamilk tại các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú
Yên, Đắc Lắc… Tại những hội nghị này, các chuyên gia của Vinamilk đã hướng dẫn, tư vấn
người tiêu dùng về quyền và trách nhiệm của họ, nâng cao kiến thức về tiêu dùng; tổ chức và
giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình; phổ biến tổng quan về luật, những quy định
chung, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng
và những hành vi bị cấm.
- Bảo vệ môi trường : Theo Bộ quy tắc ứng xử: “Vinamilk tuân thủ Luật bảo vệ môi
trường, cam kết mang đến cho cộng đồng một môi trường an toàn cho sức khỏe mọi người”.
Là doanh nghiệp sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực nông - công nghiệp,Vinamilk đã ứng
dụng kinh tế tuần hoàn trong toàn bộ chu trình sản xuất kinh doanh. Kinh tế tuần hoàn và các
sáng kiến về phát triển bền vững đã giúp doanh nghiệp này giảm thiểu và tái sử dụng đáng kể
nguồn tài nguyên đầu vào, phế liệu… Một điển hình về kinh tế tuần hoàn là hệ thống biogas tại
các trang trại bò sữa, giúp biến chất thải thành tài nguyên như phân bón, nước, khí đốt… Đây
được coi là "chìa khóa xanh” góp phần giảm thiểu chất thải và khí nhà kính, vận hành các
trang trại thân thiện với môi trường
- An toàn và bình đẳng: Vinamilk xây dựng chiến lược sản xuất sản phẩm sữa đạt tiêu
chuẩn quốc tế, an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Các thành viên trong công ty từ cấp lãnh đạo
đến nhân viên đều ý thức rõ trách nhiệm trong công việc của mình, đối xử và hưởng lợi ích
bình đẳng nhau, phù hợp với công sức cá nhân bỏ ra. Vinamilk tôn trọng nhân quyền và phẩm
giá của tất cả nhân viên cũng như tin rằng tính chính trực luôn sẵn có trong mỗi cá nhân.
Vinamilk luôn tạo một môi trường trao đổi thông tin nội bộ cởi mở nhằm cung cấp cho nhân
viên những thông tin kịp thời về công việc,các mối quan hệ và thành tích của nhân viên. Quan
trọng hơn, Vinamilk luôn tôn trọng những ý kiến có tính chất đóng góp, xây dựng trên nhiều
phương diện từ nhân viên, không phân biệt cấp bậc. Đặc biệt là những đóng góp cho việc cải
thiện môi trường làm việc hoặc những vấn đề liên quan đến công việc cụ thể. Công ty cũng tôn
trọng và giao dịch bình đẳng với các nhà cung cấp và đối tác, trân trọng mối quan hệ hợp tác
lâu dài trên cơ sở trung thực, minh bạch và hài hòa.

- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai trái: Vinamilk tuân theo Bộ
quy tắc ứng xử: “Đối với các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, công ty luôn khuyến khích các
thành viên phát hiện và ngăn chặn kịp thời”. Đối với những hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu
vi phạm, Vinamilk khuyến khích việc thông báo ngay lập tức cũng như cam kết tạo điều kiện
thuận lợi trong việc thông báo cho Bộ Phận Tuân Thủ hoặc Kênh tiếp nhận thông báo 24/24h.
Vinamilk sẽ quyết định áp dụng các hình thức kỷ luật thích đáng, kể cả hình thức cao nhất là

9
sa thải đối với những hành vi vi phạm.Tuy nhiên, Vinamilk cam kết rằng mức độ xử lý luôn
phù hợp và tuân theo nguyên tắc công bằng. Vinamilk luôn khuyến khích mỗi cá nhân tự giác
thú nhận khi chính mình rơi vào trường hợp vi phạm. Vinamilk luôn dành sự khoan dung đúng
mực đối với những trường hợp này. Để bảo vệ người đã tố cáo, công ty đã nghiêm cấm và sẽ
không tha thứ cho bất kỳ hành động trả thù của bất kỳ cấp nhân viên nào đối với những nhân
viên có thiện ý thông báo về hành vi vi phạm.

Trách nhiệm đạo đức:


Trách nhiệm đạo đức của Vinamilk được thể hiện thông qua sứ mệnh, tầm nhìn vàgiá
trị cốt lõi, đồng thời qua các chính sách, nguyên tắc mà công ty thiết lập, cụ thể:
- Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chấtlượng
cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao củamình với cuộc sống
con người và xã hội”
- Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinhdưỡng
và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
- Giá trị cốt lõi: Vinamilk cam kết với cộng đồng thực hiện 5 giá trị cốt lõi.
+ Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong các giao dịch.
+ Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng Công ty, tôn
trọngđối tác, hợp tác trong sự tôn trọng.
+ Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liênquan khác.
+ Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động có đạo đức.
+ Tuân thủ: Tuân thủ luật pháp, bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách,
quyđịnh của Công ty
- Nguyên tắc kinh doanh: Vinamilk thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của
mìnhđảm bảo các nguyên tắc: Hướng đến sự hài hòa lợi ích giữa hiệu quả kinh doanh,mang
lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông với sự phát triển bền vững dựa trên những giá trịđạo đức kinh
doanh, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và mang lại các giá trị choxã hội. Tuyệt đối
không vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ các giá trị xã hội bền vững khác.
-Chính sách hoạt động của Vinamilk: Chính sách hoạt động của Vinamilk là
minhbạch, tuân thủ pháp luật và các chế định mà Vinamilk tham gia. Minh bạch trong hoạt
động, trong mối quan hệ với các bên liên quan và tôn trọng cạnh tranh lành mạnh lànền tảng
bền vững cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức

2.3 Ví dụ về doanh nghiệp Vạn Thịnh Phát:

Công ty do bà Trương mỹ lan đứng đầu đã thực hiện những hành vi không có trách nhiệm xã
hội đối với một doanh nghiệp cụ thể:
Trách nhiệm pháp lý
+ Dùng công ty ma chuyển phát trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới
+ Hối lộ các quan chức cấp cao để thực hiện những hành vi trái pháp luật của mình
+ Mua bán trái phiếu trái quy định
+ Tham nhũng
+ Vi phạm trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng

10
Trách nhiệm kinh tế
+ Khiến doanh nghiệp phá sản
+ Chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng của SCB khiến khách hàng bỏ tiền vào ngân hàng bị ảnh
hưởng
+ Ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước
Trách nhiệm đạo đức
+ Thực hiện hàng loạt những hành vi mất đạo đức như tham nhũng, hối lộ, vì lợi ích cá
nhân mà k nghĩ đến hậu quả, gây thiệt hại đến uy tín, danh dự nhà nước, và quyền lợi lợi ích
của người dân

LỜI KẾT

Trên đây chỉ là những hiểu biết tổng quan nhất về vấn đề Trách nhiệm xã hội. Còn rất nhiều
điều đáng phải bàn tới và xem xét kĩ lưỡng hơn nếu chúng ta muốn hướng tới một thế giới phát
triển bền vững. Áp lực của nhu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự đang đặt ra
một gánh nặng vô cùng lớn đối với vấn đề môi trường, xã hội cho toàn cầu, đặc biệt là những
nước công nghiệp mới phát triển như Việt Nam. Chính điều đó đòi hỏi các chủ thể kinh tế cũng
như toàn xã hội phải có trách nhiệm góp phần ngăn chặn và giải quyết những mặt tiêu cực của
sản xuất thương mại ngay từ bây giờ, nếu không không những bản thân sự phát triển kinh tế sẽ
không tồn tại được lâu dài mà thế hệ chúng ta cùng con cháu sau này cũng sẽ phải trả một cái
giá rất đắt cho hành vi trong hiện tại của mình. Hy vọng rằng cùng với sự phát triển của pháp
luật, bộ máy quản lí, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế xã hội dân sự khác thì ý thức về
trách nhiệm đối với xã hội của mỗi công dân nói chung và của những nhà hoạch định kinh tế
nói riêng sẽ được nâng cao thật sự, đem lại một tương lai tươi sáng hơn cho con người cũng
như cho cả hành tinh Trái Đất này

11
12

You might also like