Bài tập hình học (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BÀI TẬP HÌNH HỌC

1/ Cho ΔABC nhọn (AB < AC). Vẽ đường cao AD và đường phân giác trong AO của tam giác
ABC (D và O thuộc BC). Vẽ đường tròn tâm O tiếp xúc với AB, AC lần lượt tại M và N.

a) Chứng minh tứ giác MDON nội tiếp.


b) Chứng minh góc BDM = CDN.
c) Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt MN tại I. Đường thẳng AI cắt BC tại K. Chứng
minh K là trung điểm cạnh BC.

Theo đề thì D và O thuộc BC => Ta có thể hiểu đường tròn tâm O, đường kính BC.

Bài giải:

a/ Xét đường tròn (O), đường kính BC, có:

góc BMC = góc CMA = 90o (BMC là góc nt chắn cung BC và bằng ½ số đo cung BC)
góc BNC = góc BNA = 90o (BNC là góc nt chắn cung BC và bằng ½ số đo cung BC)
góc ADO = 90o (AD là đường cao)

 M, N, D cùng nhìn OA dưới 1 góc 90o


 5 điểm A, M, N, O, D cùng thuộc một đường tròn.
 Tứ giác MNOD là tứ giác nội tiếp

b/
Tương tự: tứ giác ADON là tứ giác nội tiếp  góc ODN = OAN (2 góc cùng nhìn cạnh ON).

Tương tự: tứ giác AODM là tứ giác nội tiếp  góc OAM = BDM (góc ngoài bằng góc trong
đỉnh đối diện).

Ta có: góc ODN = OAN (cmt)


góc OAM = BDM (cmt)
góc OAM = OAN ( OA là đường phân giác tam giác ABC)

 Góc ODN = BDM hay CDN = BDM.

c/ Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt MN tại I. Đường thẳng AI cắt BC tại K.
Qua I kẻ đường thẳng vuông góc với OI cắt các cạnh AB, AC lần lượt ở P, Q.

- Tứ giác OMPI nội tiếp => góc OPI = OMI


- Tứ giác OQNI nội tiếp => góc OQI = ONI
Mà OM = ON => Tam giác OMN cân tại O => góc OMI = ONI
 Góc OPI = OQI
 Tam giác OPQ cân tại O
 IP = IQ

Vì PQ // BC nên ta cũng có KB = KC.


2/ Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB của đường tròn (O) (A và B
là hai tiếp điểm). Gọi I là trung điểm AM, tia BI cắt (O) tại C, tia MC cắt (O) tại D.

a) Chứng minh OM AB ⊥ tại H và IA2 = IB.IC.


b) Chứng minh tứ giác AHCI nội tiếp và CA là tia phân giác góc ICD.
c) AO cắt BD tại K. Chứng minh MD, AB, IK đồng qui tại một điểm.

a/ Ta có: MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)


OA = OB = R

→ OM là đường trung trực của AB

→ OM vuông góc với AB tại H.

Xét tam giác IAB và tam giác IAC có:


góc I chung
góc IBA = góc IAC (cùng chắn cung AC)
=> tam giác IBA đồng dạng tam giác IAC
𝐼𝐵 𝐼𝐴
=> 𝐼𝐴 = 𝐼𝐶  IA2 = IB.IC
b/

Xét tam giác AHM vuông tại H, có HI là đường trung tuyến:

Góc IAH = IHA

Xét tứ giác AHCI có: góc IAH = IHA (cmt)


góc ICA = IAH (do tam giác IBA đồng dạng tam giác IAC)
=> góc ICA = IHA
=> Tứ giác AHCI nội tiếp (2 góc cùng nhìn cạnh đối diện – AI).

Ta có: MA vuông góc OA (MA tiếp tuyến)


BD vuông góc OK (định lý đường kính và dây cung)
<=> MA // BD

Góc ICD = góc ICA + góc ACD

Mà: góc ICA = góc IAB (tam giác IBA đồng dạng tam giác IAC)
góc ACD = góc ABD (đều là góc nội tiếp chắn cung AD)
góc ABD = IAB (do AM // BD, 2 góc so le trong)

 ICA = ACD
 CA là tia phân giác của góc ICD.
3/ Cho ∆ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O;R). Các đường cao AD, CE của ∆ABC cắt
nhau tại H.

a./ Chứng minh tứ giác BEHD nội tiếp và BH vuông góc với AC tại F.
b./ Kéo dài AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai K. Kéo dài KE cắt đường tròn (O) tại điểm
thứ hai I. Gọi N là giao điểm của CI và EF. Chứng minh: góc CIE = góc NEC và CE² = CN.CI.
c./ Kẻ OM vuông góc với BC tại M. Gọi P là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ AEF. Chứng minh: ba
điểm M,N,P thẳng hàng.

a/ Xét tứ giác BEHD, ta có:


góc BED = 90o
góc BEH = 90o (AD, CE là đường cao tam giác ABC)
 góc BED + góc BEH = 180o

 Tứ giác BEHD nội tiếp ( 2 góc đối cộng lại bằng 180o)

Xét tam giác ABC có AD, CE là đường cao


H là giao điểm AD và CE
 H là trực tâm tam giác ABC
 BF là đường cao thứ ba của tam giác ABC (H thuộc BF)
 BH vuông góc với AC tại F.
b/

Kéo dài AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai K. Kéo dài KE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ
hai I. Gọi N là giao điểm của CI và EF. Chứng minh: góc CIE = góc NEC

Xét tứ giác AEHF có:


AEH = 90o (CE là đường cao)
AFH = 90o (BF là đường cao)
 AEH + AFH = 180o
 Tứ giác AEHF nội tiếp (2 góc đối cộng lại bằng 180o)
Ta có: HAF = HEF (tứ giác AEHF nội tiếp, cùng nhìn cạnh HF)
HAF = CIK (cùng là góc nội tiếp, chắn cung CK)
=> góc HEF = CIK hay NEC = CIE
Xét tam giác CEN và CIE có:

Góc C chung
góc NEC = góc EIC (cmt)
 tam giác CEN đồng dạng CIE
𝐶𝐸 𝐶𝐼
 𝐶𝑁 = 𝐶𝐸  CE2 = CI.CN

You might also like