Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TamlongcuaBong

TỔNG HỢP ĐỀ LÂM SÀNG NGOẠI NHI

- Theo t thấy thì đề anh Yên 2 đợt đầu thường ra về phần bẹn, mọi người
tham khảo cách anh ra đề để biết.
- Đề năm y16 cũng có của anh Yên + thêm của nội trú nữa, nên t nghĩ là
những đề này tham khảo cách ra đề thôi.
- T thấy review là học gì thi đó nên chắc nên tin ha, chắc là thật )
Đề thi đợt 1- Y17: Tình huống: bé trai 7 tháng tuổi đến khám vì sưng bẹn bìu trái
ngày 1. Bé quấy nhiều, không ói. Nhà ở Nha Trang vừa vào khám sáng nay. Bạn là
bs tại bv nhi đồng 2 bạn sẽ:
1. Hỏi thêm gì để rõ hơn?
2. Chẩn đoán, lý giải
3. Hướng xử trí, lý giải

Đề thi đợt 2- Y17: bé trai 4 tháng tuổi. ngày qua xuất hiện khối sưng to vùng bẹn
bìu (P), quấy khóc, tự xẹp thì hết đau hết quấy. Hôm nay bé xuất hiện khối sưng
to vùng bẹn bìu (P), kèm da bìu nề đỏ, kèm nhợn ói, ói 1 lần ra sữa.
1. Tại phòng khám em sẽ hỏi thêm những gì
2. Khám thêm những gì
3. Những trường hợp có thể xảy ra và lý luận
4. Xử trí theo từng trường hợp.
=> Làm trong vòng 40p, làm giấy.

Đợt 2: y16c
Bé nam 8 tháng tuổi, nhập viện vì đau bụng cơn, nôn ói.
-> Cần khai thác thêm gì về bệnh sử của bé?
Khám: sinh hiệu ổn, thấy khối vùng hạ sườn phải, mật độ chắc
-> CĐSB, CĐPB, đề nghị CLS
Kq siêu âm: khối 30*60mm vùng hạ sườn phải, tưới máu tốt, ít dịch đầu lòng
-> xử trí, nêu các bước xử trí

Đợt 4: Y16C
TamlongcuaBong

1.Nêu các chẩn đoán phân biệt của VRT


2. Bé nam, 4 tháng, đi khám vì có khối phồng bẹn phải
- Cần hỏi thêm gì về bệnh sử, tiền căn
- Đề nghị CLS cần thiết ở bé này
Bé được chẩn đoán thoát vị bẹn phải nghẹt. Hướng xử trí

Đềthi: - đợt 3
Câu1 thls: bn nam 18 tháng đi khám vì tổ bìu phải, không quấy khóc, không nôn
ói. Khám thấy tinh hoàn 2 bên trong bìu, không thấy khối thoát vị.
Hỏi:
1 hỏi thêm gì suy ra chẩn đoán sơ bộ.
2. hướng xử trí.
3 mô tả thủ thuật mổ tại BV Nd2.
Sửa:
Câu1:1 hỏi thêm tiền căn mổ trước đó. Ko hỏi thêm gì hết vì khám đc. Chẩn đoán
sơ bộ: Thoát vị bẹn bên phải. Hướng xử trí: có chỉ định phẫu thuật - xếp lịch mổ.
(Chẩn đoán thoát vị bẹn có thể mổ ngày lúc chẩn đoán ngay cả khi 2 tháng. có thể
trì hoãn chờ em bé lớn hơn khoẻ hơn, triệu chứng rõ ràng hơn và ko gây khó chịu
cho bé, ít nguy cơ: nhà ở gần, thành thị). 3 tháng nguy cơ mổ trong ngày đi về an
toàn, hạn chế mổ sơ sinh vì biến chứng gây mê. Để đứa nhỏ lớn hơn để nhìn thấy
cấu trúc khi mổ bằng mắt thường, ko sd kính lúp. Bất thường bẩm sinh khác
(tìm mạch... ko mổ đứa bé trước khi nó đc mổ các cuộc mổ lớn hơn.)
Mô tả cuộc mổ: tả cả mổ hở và mổ nội soi.

Câu2: bé gái 6 tháng tuổi có chẩn đoán lồng ruột.


1 .hướng xử trí, hỏi thêm nếu cần: hỏi chống chỉ định tháo lồng bằng hơi: thời
gian, dấu hiệu huyết động, tiền căn lồng ruột liên tiếp 3 lần trong cùng 1 đợt nhập
viện vì sợ nguyên nhân thực thể gây lồng ruột, biến chứng gây mê nội khí quản
liên tục, lợi ích gây mê nội khí quản trong tháo lồng bằng hơi mà BV Nd2 chọn làm
là bảo vệ đường thở chống hít sặc, trẻ êm tháo dưới áp lực thấp, tháo vài lần đc tỉ
lệ tháo lồng thất bại thấp).
2. Đang tháo lồng bằng hơi lần 2 áp lực 90mmHg, bụng chướng nhẹ, ko có các dấu
hiêụ tháo lồng thành công. Mổ hay tháo tiếp lần 3.
TamlongcuaBong

Ca này ko gợi ý thủng ( huyết động ổn định , ko sốc gì hết),về mặt lý thuyết tháo
lồng chưa đủ, chưa có dấu hiệu tháo thành công suy ra tháo lồng lần 3. Nếu muốn
mổ trước khi mổ chụp Carm coi tháo lồng thành công (hơi lần tràn), biến chứng
thủng ruột ( hơi tràn ổ bụng ) (Carm được chỉ định khi áp dụng để gợi ý tháo lồng
biến chứng, thất bại, ko sd Carm thường quý vì máy nặng đẩy mệt, dễ hư, trẻ bị
nhiễm xạ nguy cơ ung thư cao.)

GOOD LUCK

You might also like