Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

BỘ NỘI VỤ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY”

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Môi trƣờng và phát triển bền vững


Mã phách: ………………………………………

HÀ NỘI - 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 5
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SUY THOÁI THÁI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VIỆT NAM ............................................................................................. 2
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN ................................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm về “Tài nguyên thiên nhiên” .................................................. 2
1.1.2. Khái niệm “Suy thoái tài nguyên thiên nhiên” ....................................... 2
1.2. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên .......................................................... 2
1.3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên ................................................................. 2
1.3.1. Phân loại theo thành phần hóa học ..................................................... 2
1.3.2 Phân loại theo trạng thái phân bố ........................................................ 3
1.3.3 Phân loại theo tính chất, trữ lượng và mục đích sử dụng ................... 3
1.4 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế ...................... 3
1.4.1 Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn năng lượng cơ bản để phát
triển kinh tế............................................................................................................ 3
1.4.2 Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển ........... 4
1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát
triển ........................................................................................................................ 4
1.5. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên ........................... 4
2. THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HIỆN NAY
Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 6
2.1. Suy thoái tài nguyên rừng ............................................................................ 6
2.2 Suy thoái tài nguyên đất ................................................................................ 8
2.3 Suy thoái tài nguyên nƣớc ........................................................................... 10
2.4 Suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học ...................................................... 11
2.5 Suy thoái tài nguyên khoáng sản ................................................................ 13
2.6 Một số văn bản quy phạm luật quy định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 14
2.7 Thực trạng công tác thực hiện ngăn chặn và bảo vệ suy thoái tài nguyên
thiên nhiên hiện nay tại Việt Nam .................................................................... 16
2.7.1 Kết quả công tác đạt được ................................................................... 16
2.7.2 Những hạn chế còn tồn tại .................................................................. 17
3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SUY THOÁI MÔI TRƢỜNG
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 18
3.1. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng ...................................... 18
3.2. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học.................. 19
3.3. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên đất ......................................... 20
3.4. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên khoáng sản. .......................... 21
3.5. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên nƣớc ...................................... 21
4. LIÊN HỆ BẢN THÂN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN...... 23
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 25
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 26
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Bảng 2.2 Sự đa dạng thành phần loài và sử suy giảm số lượng loài thực vật, động
vật
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
HST Hệ sinh thái
PTBV Phát triển bền vững
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
TTg Thủ tướng
CP Chính phủ
QH Quốc hội
UBND ủy ban Nhân dân
QĐ Quốc hội
NĐ Nghị định
TT Thông tư
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử, đã từng có rất nhiều những cuộc chiến tranh sảy ra và nguyên nhân
ẩn sâu trong đó là vì tranh giành tài nguyên thiên nhiên bởi nó nó thứ không phải cuốc
gia nào cũng có. Tài nguyên thiên nhiên là tài sản vô cùng quý báu của mỗi quốc gia,
có thể nói nếu thiếu thiên nhiên, con người không thể tồn tại và phát triển được bởi nó
giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm ¾
trong tổng số diện tích lãnh thổ nên chính vì vậy mà nước ta đã sở hữu nhiều tài
nguyên vô cùng phong phú. Việt Nam đã được quộc tế công nhận là một trong những
quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giơi (xếp thứ 16/25 nước có mức độ đa
dạng sinh học cao). Hệ sinh thái Việt Nam phong phú với nhiều loài động – thực vật
quý hiếm bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài
vi sinh vật trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào là một đất nước có “Rừng vàng biển bạc”
nhưng ngày nay với xã hội đang phát triển thì đây lại là một vấn đề đáng báo động. Bởi
hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang
bị suy thoái với mức độ nghiêm trọng . Và đây cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài:
“ Thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay” làm bài tập lớn
của tôi.

1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SUY THOÁI THÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VIỆT NAM
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1.1. Khái niệm về “Tài nguyên thiên nhiên”
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được con người sử dụng để tạo ra
những của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vất chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên bao gồm đất đai, khí hậu, nước…mà con người có thể sử dụng và
đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.
1.1.2. Khái niệm “Suy thoái tài nguyên thiên nhiên”
Suy thoái TNTN là sự suy giảm thay đổi về số lượng và chất lượng của các tài
nguyên thiên nhiên gây phá hủy các hệ sinh thái và khiến cho nó không thể khôi phục
lại như ban đầu gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người.
1.2. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên
Mỗi tài nguyên đều có đặc điểm riêng nhưng có hai thuộc tính chung:
- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất và
trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên tạo ra nhiều sự ưu đãi của tự
nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia.
- Đại bộ phận các nguôn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình
thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
Chính hai thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và
lợi thế phát triển của quốc gia giàu tài nguyên.
1.3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
1.3.1. Phân loại theo thành phần hóa học
- Tài nguyên thiên nhiên có thành phần là các chất hóa học vô cơ (quặng kim
loại)

2
- Tài nguyên thiên nhiên có thành phần là các chất hóa học hữu cơ (than đá, dầu
mỏ, than bùn)
1.3.2 Phân loại theo trạng thái phân bố
-Tài nguyên thiên nhiên ngoài mặt đất: không khí, sức gió, ánh sáng mặt trời.
- Tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất: thảm thực vật, hệ động vật, nguồn nước
mặt.
- Tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất: Các loại khoáng sản, nguồn nước ngầm
1.3.3 Phân loại theo tính chất, trữ lƣợng và mục đích sử dụng
- TNTN vô hạn: là nguồn tài nguyên có số lượng vô hạn, không bị cạn kiệt,
không có sự tranh chấp khi khai thác, sử dụng và khi sử dụng thì không gây tác động
có hại đến môi trường. Và nói một cách ngắn gọn hơn thì đây là tài nguyên năng lượng
sạch và phù hợp cho chiến lược phát triển bền vững.
- TNTN hữu hạn: là tài nguyên có giới hạn về trữ lượng nhất định về trữ lượng,
có vị trí và địa giới xác định như đất đai, thực vật, nước ngọt... Đây là tài nguyên
không tái tạo được và sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng.
1.4 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế
1.4.1 Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn năng lƣợng cơ bản để phát triển
kinh tế
TNTN là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, nó không phải là
động lực mà chỉ là yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất. Con người luôn phải khai
thác, sử dụng TNTN trong quá trình phát triển. Bởi vậy nên nếu không có TNTN thì sẽ
không có bất kỳ những hoạt động sản xuất nào và cũng không có sự tồn tại, phát triển
của xã hội loài người. Con người và TNTN là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Con người sử dụng và khai thác thiên nhiên để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
mình nên chính vì vậy mà TNTN là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất, và yếu
tố nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và PTBV. Nó là một nhân tố không

3
thể thiếu trong quá trình sẳn xuất, đặc biệt là trong việc phát triển các ngành công
nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên – nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.
1.4.2 Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
TNTN là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là cơ sở để phát triển nông
nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Nó là
một nhân tố vô cùng quan trọng đối với các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu công
nghiệp hóa như Việt Nam. Những TNTN đã và đang được khai thác là một trong
những nguồn lực cơ bản để đảm bảo cho sự tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trên thực tế những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại của loài người mới chỉ giải
quyết được khâu tiết kiệm trong sử dụng và thay đổi tài nguyên này bằng tài nguyên
khác trong sản xuất và phát triển chứ chưa có khả năng loại bỏ yếu tố TNTN trong quá
trình sản xuất. Chính vì vậy TNTN là cở sở, là tiền đề và là yếu tổ thúc đẩy không thể
thiếu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới thì việc tích lũy để phát triển là quá
trình vô cùng quan trọng. Thực tế ở các nước kém phát triển, họ khai thác TNTN để
xuất khẩu lấy vốn tích lũy ban đầu phục vụ quá trình công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở
hạ tầng góp phần cải thiện dân sinh. Không chỉ có những nước kém phát triển mà còn
rất nhiều các quốc gia khác nhờ vào có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng mà có
thể rút ngắn quá trình tích lũy bằng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển hợp lý TNTN có thể cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành
công nghiệp chế biến và sản xuất trong nước góp phần giảm nhẹ khủng hoảng năng
lượng và nguyên liệu từ bên ngoài.
1.5. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm TNTN nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là
do con người khai thác sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, không theo một chiến
lược nhất định dẫn đến suy giảm tài nguyên một cách nghiêm trọng

4
- Dân số gia tăng nhanh gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến
suy thoái môi trường. Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về chỗ ở, nhu cầu về thực
phẩm, may mặc cao và đòi hỏi cần phải khai thác TNTN cao hơn.
- Các hoạt động của con người như chiến tranh, chặt phá rừng bừa bãi, gây cháy
rừng làm mất đi ngôi nhà chung của các loài động vật khiến cho chúng có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Không chỉ vậy mà nó còn làm biến đổi hệ sinh thái, gây ảnh hưởng đến
bầu khí quyển của trái đất
- Do con người không có ý thức, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, phá hủy
cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại thực vật cũng như các
tài nguyên thiên nhiên khác
- Do thiên tai, sạt lở đất, cháy rừng gây phá hủy hoàn toàn các động vật và thưc
vật gần đó.
Nói tóm lại nguyên nhân chính khiến suy thoái tài nguyên thiên chính là do con
người đã tác động vào thiên nhiên , khai thác không đúng mức, gây ô nhiễm môi
trường, chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến sạt lở đất, cháy rừng làm suy thoái TNTN một
cách nghiêm trọng.

5
2. THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HIỆN NAY
Ở VIỆT NAM
2.1. Suy thoái tài nguyên rừng
Việt Nam ta là một nước có diện tích rừng rộng lớn, ¾ diện tích là đồi núi và
rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quý báu, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu,
đảm bảo sự chu chuyển oxi và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn
định và sự màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất và sạt lở
biển…
Nhưng chỉ mấy thập kỷ qua, rừng đã bị suy thoái một cách nặng nề, diện tích
rừng toàn quốc bị suy giảm rất lớn.
Bảng 2.1 Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Tổng diện tích có Diện tích rừng tự Diện tích rừng Độ che phủ
Năm
rừng(triệu ha) nhiên(triệu ha) trồng (triệu ha) (%)
1943 14,3 14,3 0 43,0
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2005 12,7 10,2 2,5 38,0
Trước năm 1943 nước ta có diện tích rừng là 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ 43%
đây là một mức độ án toàn sinh thái. Nhưng từ năm 1943 đến nay chất lượng rừng đã
bị suy thoái nghiêm trọng:
- Giai đoạn 1943 – 1983: Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên giảm
mạnh từ 14,3 triệu ha xuống 7,2 triệu ha và 14,3 triệu ha xuống còn 6,8 triệu ha,tương
ứng, tỷ lệ độ che phủ rừng cũng giảm mạnh từ 43% xuống còn 22% . Đây là một mức
đáng báo động, dưới mức an toàn hệ sinh thái.
- Giai đoạn 1983 – 2005: Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng
và độ che phủ đều tăng lên nhưng chưa thể phục hồi như trước. Cụ thể tổng diện tích
rừng từ 7,2 triệu ha tăng lên thành 12,7 triệu ha (tăng 5,5 triệu ha), diện tích rừng tư

6
nhiên từ 6,8 triệu ha lên thành 10,2 triệu ha ( tăng 3,4 triệu ha ) ; tỷ lệ độ che phủ là
38%
- Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân
100.000 ha năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990: Mất
2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/ năm do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy
Trên thực tế rừng tự nhiên vẫn bị xâm hại nhiều và hiện chỉ còn khoảng 10% là
rừng nguyên thủy. Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ
rừng giảm từ 95% xuống còn 17% trong thời gian từ năm 1952 đến năm 2000. Nhiều
tỉnh miền núi có độ che phủ rừng tự nhiên rất thấp, nhất là rừng già: Ở Lai Châu chỉ
còn 7,88%; Sơn La 11,95%; Lào Cai 5,38%. Từ năm 1995 đến năm 1999, ở Tây
Nguyên đã có 18.500 ha rừng bị chặt phá. Diện tích đất trồng đồi núi trọc chiếm diện
tích khá lớn là 30,5%.
Quá trình suy giảm rừng còn được biệu hiện qua những vụ cháy rừng hàng năm.
Chỉ riêng 5 năm từ 1999 đến năm 2003 đã sảy ra 2213 vu cháy rừng với 20.784 ha,
trong đó có 6.536 ha là rừng tự nhiên và 14.256 ha là rừng trồng bị cháy.
Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn đang bị suy
thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Năm 1943 loại rừng giàu của cả nước có
gần 10 triệu ha chiếm 70% tổng diện tích rừng. Trước năm 1945 rừng nước ta có trữ
lượng gỗ vào khoảng 200 – 300m3/ha, trong đó các loài gỗ quí như đinh, lim, sến, táu,
nghiến, trai, gụ là rất phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 –
50% trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm,
nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến . Nhưng đến nay, tuy đã có gần 40% diện
tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non, mới phục hồi và rừng trồng chưa
được khai thác, Vì thế, 70% diện tích là rừng nghèo, rừng mới phục hồi. Chất lượng
rừng đã giảm sút, trữ lượng gỗ lâm sản không được cải thiện nhiều vì rừng trồng
thường còn non, rừng tự nhiên tuy đã giảm cấp phép khai thác đến mức ít nhất, từ 2
triệu m3 gỗ/năm (1995) xuống còn 0,3 triệu m3 gỗ/năm (2000) vag giữ cho đến nay,

7
xong tổng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn chỉ khoảng 600-700 triệu m3, bình quân chỉ đạt
0,15 ha/đầu người. So với mức bình quân/ đầu người của ASEAN (0,42ha) và thế giới
(0,6ha) thì Việt Nam còn kém xa
Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng là:
- Do khai thác quá mức, không có kể hoạch khai thác, kỹ thuật khai thác lạc hậu
lãng phí tài nguyên rừng gây xói mòn, thoái hóa đất và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
- Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các câu kinh doanh, đặc biệt là phá rừng
để trồng các cây công nghiệp như cà phê.
- Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng,
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất hóa học của chiến tranh kéo dài nhiều
năm dẫn đến phá hủy một diện tích rừng khá lớn
- Do cháy rừng nhất là các rừng tram, rừng thông, rừng khô lá rụng.
2.2 Suy thoái tài nguyên đất
Thực trạng quỹ đất của Việt Nam có nhiều hạn chế cho sản xuất nông – lâm
nghiệp, trong đó có hơn 12,5 triệu ha đất xấu và 50% diện tích là đồng bằng là đất có
vấn đề. Cụ thể là 0,82 triệu ha đấ phèn, 0,54 triệu ha là đất cát, 2,06 triệu ha là đất xám
bạc màu; 0,5 triệu ha là đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá; 0,24 triệu ha là đất ngập mặn;
0,47ha là đất lầy úng; 8,5 triệu ha là đất có tầng mặt mỏng ở vùng núi đồi.
Theo số liệu thống kê năm 2005 nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4
triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4% tổng diện tích đất tự nhiên),
trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất
bằng chỉ có khoảng 350 nghìn ha, còn lại là 5 triệu ha là đất đồi núi đang bị thoái hóa.
Do vậy khả năng mở đất nông nghiệp ở đông bằng không nhiều , việc khai hoang đồi
núi làm nông nghiệp cần phải hết sức cẩn trọng.
Tính đến năm 2006, diện tích đất đồi núi trọc vẫn còn lớn khoảng 7 triệu ha; nước
ta có 1,3 triệu ha là đất bị suy thoái, chiếm 4% diện tích; hơn 2,3 triệu ha đất có dấu
hiệu bị suy thoái, chiếm 7,3%; hơn 6,6 triệu ha đất có nguy cơ suy thoái chiếm khoảng

8
20,3%. Một điều đáng lo ngại là diện tích suy thoái chủ yếu là trên đất nông nghiệp với
diện tích hơn 840.000ha. sa mạc hóa ngày càng lan rộng không chỉ ở vùng khô hạn mà
conglan ra ở vùng mưa và ẩm. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang
mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai)
Không chỉ vậy, trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, dân số tăng nhanh.
Nguồn đất đai canh tác ngày càng giảm do sử dụng với những mục đích phi nông
nghiệp Các chất thải của con người là làm cho nguồn đất bị ô nhiễm, thái hóa…
Nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam:
- Do lãnh thổ có độ dốc cao, lượng dòng chảy phong phú và có độ dốc khá lớn dễ
làm xói mòn đất, rửa trôi các chất hữu cơ, trong khi canh tác nương dãy, cây trồng
không có tác động bảo vệ đất.
-Do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu (khai hoang phá rừng làm nương
rẫy), sử dụng triệt để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà
không trả lại cho đất lượng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây
trồng, không đủ lượng hữu cơ đã lấy đi của đất.
- Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo
phương pháp bản địa: Làm sạch đất (đốt), chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống
rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc
biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn
khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu
nước.
- Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón
phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc
canh
- Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người
như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải

9
của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt
ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
2.3 Suy thoái tài nguyên nƣớc
Nước rất quan trọng đối với con người chúng ta và được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau. Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm
môi trường nước là hai vấn đề nghiêm trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước
hiện nay.
Việt Nam có 2.360 sông thuộc 16 lưu vực sông, trong đó hơn 60% tài nguyên
nước mặt bắt nguồn từ các quốc gia khác. Do đó, Việt Nam rất nhạy cảm với mọi hoạt
động liên quan đến khai thác, sử dụng nước từ phía thượng lưu. Trong khi biến đổi khí
hậu đang làm suy thoái tài nguyên nước, nhưng nhu cầu dùng nước của các quốc gia lại
tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột trong sử dụng chung nguồn nước. Các vấn
đề môi trường theo lưu vực sông xuyên biên giới ngày càng phức tạp. Đến nay, trên
thượng nguồn dòng chính sông Mê Kông có 07 công trình đập thủy điện đã được xây
dựng, trong đó có 03 đập đang xây dựng và 01 đập dự kiến xây dựng vào năm
2022 cùng với 78 con đập trên dòng phụ. Các đập thủy điện này không chỉ làm thay
đổi dòng chảy môi trường, ngăn chặn sự di chuyển của các loài thủy sinh, giảm lượng
trầm tích và sụt giảm phù sa, gia tăng mất mát ĐDSH mà còn gây ô nhiễm nguồn nước,
gia tăng nguy cơ xói lở bờ sông, xâm nhập mặn và tác động tích lũy sinh thái đối với
khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nạn phá rừng ngày một tăng khó kiểm soát đã làm nhiều sông, suối khô kiệt về
mùa cạn, tăng tính trầm trọng của lũ lụt về mua mưa. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng
đã dẫn đến ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng, nước thái, rắc thải chưa được kiểm
soát chắt chẽ.
Tình trạng ô nhiễm nước do nước nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
đã trở thành vấn đề quan trọng của nhiều thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Hà Nội và tại các các khu công nghiệp:

10
- Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều vùng
nông thôn, đặc biệt là tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hiện tượng nhiễm
mặn hay chua hóa do quá trình tự nhiên và do hoạt động của con người đàn là vấn đề
quan trọng của vùng đông bằng sông Cửu Long.
- Do tác động của nước thải công nghiệp và nước thải đô thị chưa được xử lý
chảy vào, môi trường nước ở sông đã bị ô nhiễm nặng các chất ô nhiễm hữu cơ như
sông Cầu, sông Nhuệ, sông Thị Vải, sông Sài Gòn…
Trong những năm gần đây, diện tích nước mặt đất sử dụng cho nuôi trông thủy
sản tăng mạnh; việc nuôi trồng thủy sản nhiều nơi mang tính tự phát, thiếu quy hoạch.
Nước dưới đất đang bị khai thác nuôi thủy sản nhất là nuôi tôm trên cát và dịch vụ đi
kèm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, khan hiểm nước ở nhiều vùng
2.4 Suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học
Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng, thành phần
loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Theo bảng thống kê hệ thực vật có
khoảng 14.000 loài; đã xác định được 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600
loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, 2.300 loài thực
vật sử dụng lượng lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu xây dựng.
Hệ thống động vật ở nước ta cũng hết sức là phong phú. Theo thống kê hiện có khoảng
300 loài thú, 840 loài chim, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 544 loài cá nước ngọt,
2.038 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục nghìn loài động vật không xương sống
nước ngọt và biển.
Tuy nhiên hiện nay nước ta đang phải đối mặt với tình trạng báo động về nhiều
loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều loài động vật quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ.
Hiện nay có khoảng 365 loài động vật đang ở trong tình trạng hiếm và số loài có nguy
cơ bị tuyệt chủng cũng tương đương với con số trên.
Bảng 2.2 Sự đa dạng thành phần loài và sử suy giảm số lƣợng loài thực vật,
động vật

11

Bò sát
Số lƣợng loài Thực vật Thú Chim Nƣớc Nƣớc
lƣỡng cƣ
ngọt mặn
Số lượng loài đã
14 500 300 830 400 500 2000
biết
Số lượng loài bị
500 96 57 62 90
mất dần
Trong đó, số
lượng loài có
100 62 29 - -
nguy cơ tuyệt
chung
Qua bảng ta nhận thấy hiện này số lượng loài thực vật và động vật đang bị giảm
môt cách đáng kể. Giá trị đa dạng sinh học cao nhưng hiện trạng tình trạng bảo tồn về
đa dạng sinh học cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia. Có thể nói hiện trạng đa
dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và nền văn hóa
phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn chiến tranh năm 1943-
1973, ít nhất 2,2 triệu ha rừng đã bị ảnh hưởng. Sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng
tiếp tục diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc do nhu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó,
sử dụng động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng dân cư sống dựa
vào rừng đã đẩy nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đơn cử như đối
với các loài linh trưởng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có 4
loài động vật đã tuyệt chủng, 5 loài tuyệt chủng trong thiên nhiên, như loài Heo vòi
(Tapirus indicus), Tê giác 2 sừng (Dicerorhinus sumatrensis). Gần đây nhất (2012) là
sự tuyệt chủng của loài Tê giác 1 sừng (Rhinoceros sondaicus) 48 loài rất nguy cấp và
113 loài nguy cấp, 37 loài thực vật rất nguy cấp, 178 loài nguy cấp. Số lượng các
giống, chủng động vật, thực vật được nuôi trồng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản,
y tế… đã mất đi khá nhanh, trong số này có nhiều giống quý.

12
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của nước
ta là rất đáng báo động. Đánh giá sau đây trong kế hoạch đa dạng sinh học của Chính
phủ cũng khẳng định điều này:
“Việc gia tăng quá nhanh dân số nước ta, việc diện tích rừng bị thu hẹp, việc
khai thác quá mức tài tài nguyên sinh vật biển, việc áp dụng quá rộng rãi các giống
mới trong sản xuất nông nghiệp... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các hệ sinh thái,
dẫn tới nguy cơ tiêu diệt 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư. Sự
mất đi cả loài là mất đi vĩnh viễn, đồng thời mất đi cả nguồn tài nguyên di truyền. Trên
thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia
khác trong khu vực"
Mặc dù số lượng các khu bảo tồn, khu Ramsar, vườn di sản ở Việt Nam tiếp tục
gia tăng; số lượng các nguồn gen quý hiếm được bảo tồn tiếp tục tăng, nhưng các HST
tự nhiên (như rừng trên cạn, rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển,
rong biển, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển) tiếp tục bị tàn phá và chia cắt, thu hẹp
diện tích, xuống cấp và suy thoái chất lượng ở mức báo động, làm mất nơi sinh cư của
nhiều loài động thực vật hoang dã. Tài nguyên sinh vật đang bị khai thác quá mức, khai
thác tận diệt, nhất là thủy sản, hải sản, lâm sản gỗ và phi gỗ. Số loài và số cá thể các
loài hoang dã giảm mạnh, nhiều loài bị săn bắn, khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái
phép nên nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Chính những số liệu trên đã cho ta thấy tính nghiêm trọng của suy thoái đa dạng
sinh học, có thể thấy đây là một thách thức vô cùng lớn đối vơi Việt Nam chúng ta.
2.5 Suy thoái tài nguyên khoáng sản
Là quốc gia có nhiều tiềm năng về khoáng sản, thời gian qua, các ngành công
nghiệp khai thác của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào
ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tình hình khai thác hiện nay đã gây tổn thất lớn đối với
tài nguyên khoáng sản (20% đến 50%) gây suy thoái môi trường và thường sảy ra tai

13
nạn chết nhiều người. Thực tế đac cho thấy hoạt động khai khoáng thời gian qua đã sảy
ra nhiều bất cập, chưa hợp l
- Khai thác khoáng sản thô dẫn tới tổn thất, lãng phí lớn. Kết quả nghiên cứu năm
2014 của “Viện Tư vấn Phát triển” (CODE) cùng “Trung tâm Con người và Thiên
nhiên” về tổn thất trong khai thác, chế biến khoáng sản cho thấy, mặc dù Luật Khoáng
sản quy định hạn chế khai thác xuất khẩu khoáng sản thô, song hầu hết các doanh
nghiệp khai thác của Việt Nam hiện nay muốn thu lợi nhuận nhanh, nên chỉ chú trọng
khai thác xuất khẩu ở mức quặng và tinh quặng.Vì vậy, giá trị và hiệu quả sử dụng
thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên khoáng sản, đồng thời gây lãng phí rất lớn
tài nguyên do không tận dụng được đáng kể sản phẩm khoáng sản khác đi kèm.
- Khai khoáng là một trong những ngành rủi ro vô cùng lớn và hoạt động khai
khoáng chủ yếu là hoạt động trái phép, khai thác trái phép, xuất khẩu trái phép… Theo
số liệu của Bộ Tài nguyên-Môi trường tính đến giữa năm 2013 cả nước có 503 giấy
phép khai khoáng do cơ quan Trung ương cấp, 4.200 giấy phép do UBND các tỉnh,
thành phố cấp còn hiệu lực. Kết quả kiểm tra 957 giấy phép khai thác khoáng sản do
địa phương cấp, có 50% giấy phép được cấp không đúng quy định. Việc thiếu quy
hoạch tổng thể và cấp phép tràn lan đã dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, dùng công
nghệ lạc hậu làm tổn hao khoáng sản.
Trên thực tế đã cho thấy tổn thất trong khai thác chế biến khoáng sản ở Việt Nam
rất cao, nó dao động từ 40-60% đối với khai thác than, 26-43% đối apatit, 15-30% với
quặng kim loại và 15-20% đối với vật liệu xây dựng. Tính toán của “Tổng hội Địa
chất Việt Nam” cũng chỉ ra rằng số năm khai thác còn lại của các loại khoáng sản là rất
ngắn, dầu khí còn 56 năm, bauxit 21 năm, thiếc 19 năm, chì, kẽm là 17 năm, vàng 21
năm. Đây là một con số đáng lo ngại đòi hỏi Việt Nam chúng ta phải đưa ra những
chính sách để giảm suy thoái tài nguyên khoáng sản
2.6 Một số văn bản quy phạm luật quy định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

14
- Thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 5-9-2012 của thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều
của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Nghị định số 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Nghị định số 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
- Nghị định số 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
- Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác.
- Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định theo dõi diễn biến rừng và đất và rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
- Luật số 16/2017/QH14 Ban hành luật Lâm nghiệp năm 2017.
- Thông tư số 47/2017-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài
nguyên nước.
- Luật số 72/2020/QH14 của Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường.

15
- Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.7 Thực trạng công tác thực hiện ngăn chặn và bảo vệ suy thoái tài nguyên
thiên nhiên hiện nay tại Việt Nam
Thực tiễn công tác quản lý, sử dụng tài nguyên ở nước ta hiện nay đã và đang đặt
ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có cách tiếp cận hệ thống từ nâng cao nhận thức, đổi
mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật đến tổ chức thực hiện để khắc phục những bất
cập, yếu kém của công tác này, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với sự phát triển và sự
thịnh vượng của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến
công tác quản lý tài nguyên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều đã đề cập đến vấn đề quản lý tài
nguyên, nhất là đất đai, khoáng sản. Trung ương cũng đã ban hành một số nghị quyết
chuyên về các nhóm tài nguyên, trong đó Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013,
của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã định hướng toàn diện công tác
quản lý tài nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
2.7.1 Kết quả công tác đạt đƣợc
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý tài nguyên đã từng
bước được chấn chỉnh, tăng cường, góp phần cân đối nguồn lực cho phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, đồng thời bảo vệ, phục hồi và tái tạo các nguồn tài nguyên của đất
nước. Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý tài nguyên được hình thành đồng
bộ từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước cũng đã bố trí vốn từ ngân sách, ban hành
nhiều cơ chế huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên,
nhất là công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, đánh giá các nguồn tài nguyên. Chủ
trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên liên tục được đổi mới, hoàn thiện,

16
đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước. Cơ chế, công cụ, biện pháp quản lý tài nguyên cũng có những bước chuyển
đổi tích cực, nhất là cơ chế tiếp cận các nguồn tài nguyên. Các quan hệ cung cầu, cơ
chế định giá, đấu giá, đấu thầu bước đầu đã hình thành, tạo bước chuyển biến trong
công tác quản lý tài nguyên phù hợp hơn với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
2.7.2 Những hạn chế còn tồn tại
Trước những yêu cầu, thách thức đặt ra từ chủ trương chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, trong giai đoạn phát triển mới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác
quản lý tài nguyên từ thiếu hiểu biết đầy đủ, thông tin, dữ liệu về các nguồn tài nguyên,
những bất cập trong cơ chế phân bổ nguồn lực này cho phát triển kinh tế - xã hội, vấn
đề bất hợp lý, kém hiệu quả và thiếu bền vững trong việc khai thác, sử dụng cùng việc
chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ, phục hồi, tái tạo các nguồn tài nguyên của đất
nước.
Việc thực hiện ngăn chặn tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên chưa được
diễn ra một cách đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể chính vì thế vẫn còn tồn tại
những hạn chế trong công tác thực hiện. Số liệu đã chỉ ra rõ tình trạng suy thoái tài
nguyên thiên nhiên rõ rêt ở nước ta trong những năm qua. Điều này yêu cầu không chỉ
tất cả mọi người cần chung tay đóng góp sức của mình để ngăn chặn và bảo vệ. Song
còn một số người ý thức còn kém suy nghĩ việc bảo vệ môi trường là của những người
khác không phải việc của mình nên vẫn còn gây ảnh hưởng tới môi trường.

17
3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SUY THOÁI MÔI TRƢỜNG
TẠI VIỆT NAM
3.1. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng
- Nâng cao sự quản lý của Nhà nước: Nhà nước cần triển khai rộng rãi và quán
triệt về Luật bảo vệ và phát triển rừng. Cần phải thực hiện nhiều biện pháp mạnh để
nguồn rừng không còn bị suy thoái một cách nghiêm trọng như trước đây.
Ngoài ra Nhà nước cần khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát
triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên
liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng
rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ
chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp
với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.Nhà nước có chính sách phát triển thị
trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến
lâm sản.
- Nâng cao nhận thức cả người dân về bảo vệ rừng thông qua các biện pháp
tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích để người dân hiểu rõ vai trò của rừng đối với
cuộc sống hiện nay
- Rà soát, lập quy hoạch bảo vệ và chống suy thoái rừng: Rừng cần được bảo vệ
và phát triển, phải lên quy hoạch 03 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dùng và rừng
sản xuất.
- Khôi phục rừng và hạn chế tình trạng di cư tự do: Để hạn chế tình trạng di cư
tự do và đốt rừng làm nương, rẫy thì cần có các chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc
thiểu số sống ở rừng để giữ chân họ ở lại với ổn định cuộc sống. Đồng thời thực hiện
công tác trồng rừng tập trung, rừng thay thế, trồng rừng nông lâm kết hơp và trồng cây
phân tán nhằm từng bước nâng cao độ che phủ của rừng.

18
- Thực hiện tốt chính sách cung ứng dịch vụ môi trường phải được xem là một
trong những chức năng chủ yếu của rừng và việc đẩy mạnh thu phí dịch vụ môi trường
sẽ là một nguồn thu quan trọng phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng một
cách bền vững.
3.2. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học
- Tăng số lượng khu bảo tồn: Cần có chính sách, chỉ đạo việc kiểm soát tình trạng
buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp và phóng sinh các loài ngoại lai
xâm hại; đồng thời chỉ thị về một số giải pháp cấp bách để quản lý động vật hoang dã
trong tình hình mới. Và phải xây dựng các khu bảo tồn sinh học nhằm mục đích bảo
tồn và nhân giống những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Quy định việc khai thác: Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của
đất nước. Nhà nước làm chặt chẽ trong quy định trong khai thác như: Cấm khai thác gỗ
quý, khai thác gỗ trong rừng non, cấm săn bắt động vật trái phép
- Nâng cao nhận thức cả người dân về bảo vệ đa dạng sinh học thông qua các
biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích để người dân hiểu rõ vai trò của đa
dạng sinh đối với cuộc sống hiện nay
- Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt
chủng: Với thời điểm hiện tại sự suy giảm giống nòi của sinh vật bao gồm thực vật và
động vật cũng đang dần mất đi, điều cấp thiết chính là chúng ta cần lập danh sách và
phân nhóm để có những hoạt động cụ thể trong quá trình phân nhóm theo mức độ khác
nhau, đặc biệt là với những loài đang có nguy cơ đi đến bờ đe dọa bị tuyệt chủng.
- Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường: Việc phát triển đa
dạng sinh học cũng cần song song với với đề du lịch và quản lý môi trường bao gồm tổ
chức các hoạt động du lịch gần gũi tự nhiên và nói không với săn bắn đồng thời các
hoạt động bổ ích như loại bỏ rác thải ở các vùng bồ biển nhằm đem đến hệ sinh thái
tươi xanh và phong phú trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai

19
- .Thực hiện đánh giá, kiểm tra số lượng: Việc thực hiện đánh giá và kiểm tra số
lượng là một việc làm cần thiết để bảo vệ nguồn đa dạng sinh học hiện nay. Bởi vì
chúng ta cần nắm chắc những số liệu cụ thể để có những phương án phù hợp để bảo vệ
và phát triển đa dang sinh học. Tránh trường hợp không nắm rõ gây ra tình săn bắt,
khai thác một cách bữa bãi không có kế hoạch khôi phục
3.3. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên đất
- Chống xói mòn, sạt lở đất: Để chống suy thoái đất thì điều trước hết là phải hạn
chế xói mòn và rửa trôi. Ngoài việc phục hồi rừng, tăng độ che phủ thì việc thiết kế
đồng ruộng hết sức quan trọng, nên thiết kế cây trồng theo đường đồng mức để hạn chế
nước chảy tràn trên mặt. Nên tạo các băng cây trồng chắn nước hợp lý tùy theo độ dốc,
đất càng dốc thì khoảng cách giữa các băng càng nhỏ lại. Cây trồng càng ngắn ngày
càng cần có băng chắn. Việc có các băng cây giữa các lô và xung quanh không những
hạn chế xói mòn rửa trôi mà còn hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu lên đất làm chậm lại
quá trình phong hóa đất.
- Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp: Biện pháp canh tác thì việc
sử dụng đúng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng sẽ hạn chế được suy thoái đất.
Việc tăng chất hữu cơ trong đất sẽ phục hồi được lý tính, hóa tính và sinh tính của đất.
Ngoài ra việc sử dụng đúng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng hạn chế được
tiến trình suy thoái của đất.
- Luân canh cây trồng: Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích
đất trồng nhằm hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Bằng việc trồng luân
canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất
trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng
hấp thu qua quá trình canh tác.
- Trông cây che phủ bề mặt: Trồng cây che phủ hạn chế sự bốc thoát hơi nước,
giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt trong trồng trọt, việc trồng cây che phủ là vô cùng quan
trọng bảo vệ hệ sinh thái đất

20
3.4. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ các khoáng sản chưa khai thác: Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và
thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức,
cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo
tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Khác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản: Tài
nguyên khoáng sản, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất
nước. Nhưng để kinh tế phát triển lâu dài, Người luôn nhắc nhở nhân dân khai thác sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
- Đổi mới phương pháp khai thác: Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và
chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường. Áp dụng các công nghệ tiên tiến
nhằm sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp, góp phần giảm thiểu tối đa khối
lượng đất đá thải; thu hẹp diện tích bãi thải; thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải
quặng vừa làm sạch môi trường lại vừa tránh được lãng phí tài nguyên.
- Nâng cao nhận thức cả người dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản thông qua
các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích để người dân hiểu rõ vai trò của
khoáng sản đối với cuộc sống hiện nay
- Ngăn chặn khai thác tài nguyên trái phép: Phải đưa những hình phạt nghiêm
khắc đối với những người khai thác trái phép nhằm mục đích chấm dứt hành vi khai
thác trái pháp và răn đe với những người có ý định khai thác trái phép
3.5. Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên nƣớc
- Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế từ hợp tác, thuyết phục,
đấu tranh nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng công bằng, hợp lý nguồn nước các sông
liên quốc gia để hạn chế tác động, rủi ro. Trong đó, cần tập trung cơ chế hợp tác hợp lý
để đảm bảo việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện lớn ở các quốc gia
thượng nguồn có thể điều tiết hài hòa dòng chảy cho hạ du cả trong mùa lũ và mùa cạn

21
- Nâng cao ý thức người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả: Người dân cần
hiểu rõ vai trò và lợi ích của nước quan trọng đến thế nào để từ đó có thể tiết kiệm và
sử dụng hiệu quả tránh lãng phí.
- Tránh gây ô nhiễm nguồn nước: Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế
điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất
độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn
nước.
- Đối với cơ sở đang hoạt động phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt
chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; Cơ sở đang hoạt
động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục trong thời hạn do cơ quan
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định, nếu
không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp
luật.
- Sử dụng nguồn nước ngầm lãng phí: sử dụng nước dưới đất không hợp lý cũng
đã hạ thấp mực nước ngầm ở một số nơi, ảnh hưởng tới tầng chứa nước ngọt. Hàng
loạt giếng khoan tại nhiều địa phương trong tỉnh không sử dụng được do nhiễm mặn,
nhiễm phèn. Hơn nữa, những giếng khoan này khi không sử dụng lại không được trám
lấp đúng kỹ thuật đã gây ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt nguồn nước dưới đất.

22
4. Liên hệ bản thân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở Việt Nam ngày càng trở
nên quan trọng và gây ra nhiều hệ lụy lớn. Chính vì thế, việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên không chỉ là trách nhiệm riêng của cá nhân nào cả mà là trách nhiệm chung của
toàn xã hội. Là một sinh viên của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tôi nhận thức được
rằng bản thân mình cần phải tích cực chung tay cùng mọi người bảo vệ mái nhà chung,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của chúng ta.
Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bản thân tôi cần phải:
- Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Không chỉ vậy bản thân tôi cần phải trau dồi cho mình kiến thức
pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, những kiến thức về tài nguyên thiên nhiên
phong phú để từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong vai trò bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên.
- Là thanh niên tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động bản thân tôi phải tích cực
tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình
hoạt động như: tham gia trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, mở rộng diện tích
rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn, phát triển các khi bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, tham gia vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng, phê
phán việc săn bắt, tiêu diệt động vật quý hiếm.
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay thực hiện bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên. Chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Lên án phê phán khi thấy người có hành vi làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
- Tiết kiệm điện, nước ở nơi công cộng cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi
nơi.
- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với
những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng để
tiết kiệm được nguồn tài nguyên.

23
KẾT LUẬN
Tài nguyên thiên nhiên là thứ quý giá nhất đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Thế nhưng trong những qua sự suy thoái của tài nguyên thiên nhiên ngày càng rõ
rệt. Điều này đã được thể hiện qua những con số cụ thể. Việc khôi phục tài
nguyên thiên nhiên không chỉ là việc của mỗi cá nhân hay một cơ quan tổ chức
mà yêu cầu sự chung tay của mọi người để cùng chống suy thoái nguồn tài
nguyên thiên và khôi phục lại tài nguyên thiên nhiên
Từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “thực trạng suy thoái tài nguyên
thiên nhiên ở việt nam hiện nay” để làm bài tập lớn kết thúc học phần. Trong bài
tập lớn của tôi đã trình bày đầy đủ và rõ ràng cơ sở lý luận về suy giảm tài
nguyên thiên nhiên, trong đó tôi đã nêu lên khái niệm, đặc điểm, phân loại và
nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiên
nay. Từ cơ sở lý luận nêu ở mục một tôi đã đưa ra nhưng thực trạng suy thoái tài
nguyên thiên nhiên của nước ta trong những năm qua. Qua những con số cụ thể
để có thể chứng minh tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên của nước ta, từ
đó có thể đưa ra những nguyên nhân dẫn tới thực trạng nêu trên và cuối cùng tôi
đã đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái của tài nguyên thiên
nhiên nước ta hiện nay. Từ những giải pháp trên tôi mong rằng có thể đóng góp
ý kiến tài nguyên thiên nhiên nước ta có thể khôi phục lại trong thời gian tới.

24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Giáo trình môi trường và phát triển bền vững, Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam
2.Sách giáo khoa Địa lý 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam
3. Nguồn: http://baophutho.vn/chinh-tri/nghi-quyet-cua-dang/201503/cong-tac-
quan-ly-va-su-dung-tai-nguyen-o-nuoc-ta-hien-nay-thuc-trang-van-de-dat-ra-va-giai-
phap-khac-phuc-11554
4. Nguồn: http://moitruongtravinh.com/van-ban-phap-luat/van-ban-quy-pham-
phap-luat-ve-tai-nguyen-thien-nhien-47.html
5. Nguồn: https://saigondautu.com.vn/luu-tru/khai-thac-tran-lan-tai-nguyen-can-
kiet-27306.html
6.Nguồn:https://luatminhkhue.vn/phan-tich-hien-trang-da-dang-sinh-hoc-va-viec-
bao-ve-da-dang-sinh-hoc--.aspx

25
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hình ảnh tài nguyên rừng phong phú

Phụ lục 2: Tài nguyên rừng suy thoái

26
Phụ lục 3: Tài nguyên đất ở Tây Nguyên bị suy thoái

Phụ lục 4: Ô nhiễm nước ở Long An

27
Phụ lục 5: Chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Phụ lục 6: Chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

28

You might also like