Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: SINH HỌC – Khối: 12


TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 04 trang) MÃ ĐỀ: 431

Câu 1: Một trong các điểm phân biệt giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là
A. Quần thể gồm các sinh vật khác loài ở một sinh cảnh còn quần xã gồm nhiều sinh vật cùng loài ở một
sinh cảnh đó.
B. Quần thể gồm các sinh vật cùng loài ở một sinh cảnh còn quần xã gồm nhiều quần thể cùng loài ở nhiều
sinh cảnh khác nhau.
C. Quần thể gồm các sinh vật cùng loài ở một sinh cảnh còn quần xã gồm nhiều quần thể khác loài ở cùng
một sinh cảnh đó.
D. Quần thể gồm các sinh vật chỉ có quan hệ hỗ trợ còn trong quần xã có cả hỗ trợ và cạnh tranh.
Câu 2: Khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh giới, có bao nhiêu phát
biểu sau đây là đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống
lại alen trội.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
(3) Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng
bội.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 3: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là
A. môi trường nước. B. môi trường sinh vật. C. môi trường trên cạn. D. môi trường đất.
Câu 4: Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Nếu
các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của các quần thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li
sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường
A. cách li tập tính. B. cách li địa lí. C. lai xa và đa bội hóa. D. cách li sinh thái.
Câu 5: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa
gây chết được gọi là
A. khoảng thuận lợi. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu.
Câu 6: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở
A. thực vật. B. vi khuẩn. C. nấm. D. động vật.
Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
Câu 8: Trong điều kiện sống môi trường bất lợi như nguồn thức ăn khan hiếm, thời tiết khắc nghiệt . . .
thường sẽ gây ra các tác động nào sau đây?
A. Sức sống con non thấp, mức tử vong giảm, nhập cư tăng.
B. Sức sinh sản giảm, mức tử vong giảm, xuất cư giảm.
C. Sức sinh sản tăng, mức tử vong tăng, nhập cư tăng.
D. Sức sinh sản giảm, mức tử vong tăng, xuất cư tăng.
Câu 9: Trong tháp tuổi suy vong có đặc điểm là số lượng cá thể
A. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.
B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi đang sinh sản.
C. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn nhóm tuổi đang sinh sản.
D. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen. B. alen. C. nhiễm sắc thể. D. kiểu hình.

Mã đề 431 Trang 1/4


Câu 11: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định
theo thời gian được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. ổ sinh thái. C. nơi ở của sinh vật. D. giới hạn sinh thái.
Câu 12: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến
động
A. không theo chu kì. B. theo chu kì mùa. C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì nhiều năm.
Câu 13: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị
hại thuộc về
A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cạnh tranh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ kí sinh.
Câu 14: Từ quần thể 2n tạo ra quần thể 4n thì quần thể 4n được xem là loài mới vì:
A. Quần thể 4n giao phối với quần thể 2n cho ra con lai 3n bất thụ.
B. Quần thể 4n không thể giao phối với quần thể 2n.
C. Quần thể 4n có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn quần thể 2n.
D. Quần thể 4n có bộ NST khác với quần thể 2n.
Câu 15: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mỹ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến
động theo chu kì:
A. tuần trăng. B. ngày đêm. C. nhiều năm. D. mùa.
Câu 16: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và
A. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. B. tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể.
C. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. D. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
Câu 17: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
C. Số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
D. Các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân gây trở ngại cho sự phát sinh
giao tử.
Câu 18: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên

A. đột biến gen. B. thường biến. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 19: Ở loài Sếu cổ đỏ ở vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) mỗi lần Sếu mẹ đẻ 2 trứng và thường nở
2 con, do bản năng muốn dành sự ưu tiên nguồn thức ăn kiếm được từ bố mẹ nên anh em Sếu đánh nhau cho
đến khi có con chết. Quan hệ giữa anh em sếu là
A. Ức chế - cảm nhiễm. B. Cạnh tranh khác loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Kí sinh.
Câu 20: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò
A. làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
B. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
C. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
D. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
Câu 21: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A. cách li tập tính. B. cách li sau hợp tử. C. cách li cơ học. D. cách li sinh thái.
Câu 22: Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài gồm có:
A. cách li sinh thái và cách li di truyền. B. cách li sinh thái và cách li địa lí.
C. cách li địa lí và cách li di truyền. D. cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
Câu 23: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
B. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
C. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
D. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng)
Câu 24: Sự hình thành loài ruồi đẻ trứng vào táo ở Bắc Mỹ: lúc đầu loài ruồi này sinh sống trên cây táo gai
dại, khoảng 200 năm sau một số cá thể xâm lấn sang các cây táo thường. Do các cây táo thường ra quả sớm
hơn táo dại, nên các ruồi sống trên cây táo thường được chọn lọc theo hướng thành thục sớm hơn (kịp đẻ
trứng khi táo chín), lâu dần bị cách li thời gian so với loài gốc, dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài
mới. Đây là phương thức hình thành loài do
Mã đề 431 Trang 2/4
A. cách li tập tính. B. cách li sinh thái. C. cách li địa lí. D. lai xa và đa bội hóa.
Câu 25: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
B. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
D. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Câu 26: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể
thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn dến làm
tăng tần số alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể giam mạnh thì sẽ làm giảm di – nhập gen, làm giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra làm tăng tần số alen
đột biến có hại.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen
cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
Câu 27: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
B. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không
gặp ở động vật.
C. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài
và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
D. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
Câu 28: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các
con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ kí sinh.
(2) Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
(3) Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
(4) Quan hệ giữa bò và chim sáo là quan hệ hội sinh.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 29: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm
A. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển, lá nằm ngang.
B. phiến lá dày, mô giậu phát triển, xếp nghiêng.
C. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển, lá nằm ngang.
D. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển, xếp nghiêng.
Câu 30: Trong rạn san hô, người ta ghi nhận được một số hoạt động sống của các loài như sau: san hô và cá
trích sống chủ yếu bằng động vật phiêu sinh (Zooplankton), tôm con săn bắt những sinh vật kí sinh trên da cá
lịch biển, cá lịch biển và cá vược đều săn bắt cá dìa. Cá khoang cổ thường sống ẩn dật trong đám xúc tu của
hải quỳ để bắt tôm con, nhờ đó cung cấp một phần thức ăn cho hải quỳ. Trong các nhận định sau, có bao
nhiêu nhận định đúng?
(1) San hô và cá trích có mối quan hệ cạnh tranh.
(2) Tôm con và cá lịch biển có mối quan hệ cộng sinh.
(3) Cá khoang cổ và hải quỳ có mối quan hệ hội sinh.
(4) Cá vược và cá lịch biển là quan hệ giữa vật ăn thịt-con mồi.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 31: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Các cây thông mọc gần nhau có rễ nối liền nhau.
Câu 32: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới
diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
Mã đề 431 Trang 3/4
A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi
trường.
C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
D. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần
thể.
Câu 33:
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở
Việt Nam được mô tả ở hình bên. Khoảng giá trị từ
35°C đến 42°C được gọi là
A. khoảng thuận lợi.
B. giới hạn trên.
C. khoảng chống chịu.
D. giới hạn dưới.

Câu 34: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần
thể khi
A. chọn lọc chống lại thể dị hợp. B. chọn lọc chống lại alen lặn.
C. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn. D. chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 35: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. sự tiêu diệt của một loài nào đó quần xã. B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. làm giảm độ đa dạng sinh học trong quần xã. D. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 36: Quần thể sâu ăn lá có thể bị biến động số lượng do nhiều nhân tố sinh thái, trong đó nhân tố nào sau
đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng. B. Chim ăn sâu. C. Nhiệt độ. D. Độ ẩm.
Câu 37: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?
A. Quần thể cá chép ở hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch.
B. Quần thể ếch đồng ở miến Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.
C. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng.
D. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác.
Câu 38: Để xây dựng nên tháp tuổi của một quần thể động vật, người ta lập thống kê tuổi của động vật theo 3
nhóm là
A. còn non, trưởng thành và già. B. tuổi phát triển, ổn định và suy vong.
C. trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản. D. tuổi sinh lý, sinh thái và quần thể
Câu 39: Trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm xuất hiện alen mới trong quần
thể?
(1) Đột biến. (2) Di-nhập gen. (3) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.(5) Giao phối không ngẫu
nhiên.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 40: Khi cho lai giữa loài A (2n1) và loài B (2n2) tạo được dạng cây lai C (n 1 + n2), dạng C khi được lưỡng
bội hóa tạo ra dạng D (2n1 + 2n2) có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Theo quá trình trên, có bao
nhiêu nhận định sau là đúng?
(1) Phép lai giữa 2 loài A và B gọi là lai xa.
(2) Dạng C nếu có khả năng sinh sản vô tính, thì quần thể C được xem là loài mới.
(3) Trong tế bào sinh dưỡng của dạng D, NST tồn tại thành nhóm có 4 NST tương đồng.
(4) Dạng D là loài mới được hình thành nhờ lai xa và đa bội hóa.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

-------------------- HẾT --------------------


Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Mã đề 431 Trang 4/4

You might also like