Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ 1

Câu 1 (8,0 điểm):


Điều khiến sa mạc trở nên tuyệt đẹp, là đâu đó trong nó ẩn giấu một
cái giếng.
(Hoàng tử bé, Antoine de Saint-Exupéry)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
Nguyễn Minh Châu quan niệm: Người cầm bút phải biết rất nhiều
nhưng không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo ra cái chưa bao
giờ có, không những trong văn học trước đó mà trong cuộc đời cũng chưa
bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo đến thế.
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009, trang 378)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
......................................Hết......................................
II. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Nội dung Điểm


1 Suy nghĩ về câu nói: Điều khiến sa mạc trở nên tuyệt đẹp, là 8,0
đâu đó trong nó ẩn giấu một cái giếng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn
đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích 0,5
- Sa mạc: Ẩn dụ cho những khó khăn, thất bại, khổ đau, bất hạnh...
- Cái giếng: Ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, hạnh phúc...
- Ý nghĩa của câu nói: Cuộc sống giống như một sa mạc với rất
nhiều những gian khổ, khó khăn nhưng cuộc sống vẫn đẹp bởi nó
còn ẩn chứa nhiều điều tốt lành, diệu kì.
=> Thông điệp của câu nói: Con người cần có niềm tin, hi vọng, sự
lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh khốn cùng.
c.2. Bình luận 5,0
- Quy luật của cuộc sống: Cuộc sống luôn bao gồm cả khổ đau và
hạnh phúc, thất bại và thành công, mất mát và may mắn…Những
yếu tố đó đan xen lẫn nhau, chứa đựng trong nhau. Con người
trong hành trình của mình đều sẽ đối diện, trải qua tất cả những sắc
thái ấy của cuộc sống.
- Thái độ sống quyết định chất lượng và giá trị sống của con
người:
Câu Nội dung Điểm
+ Khi đối diện với sa mạc khô cằn, con người cần có thái độ tích
cực, niềm tin, hi vọng để thấy được cái giếng ẩn giấu trong đó.
Thái độ sống ấy sẽ giúp con người có nghị lực mạnh mẽ vượt qua
khó khăn, thử thách; tìm thấy niềm vui, hạnh phúc; nắm bắt được
cơ hội quý giá; vươn tới ước mơ, gặt hái được nhiều thành công;
có được một cuộc đời ý nghĩa.
+ Nếu không dám đương đầu với thất bại, khổ đau, luôn bi quan,
tuyệt vọng về hoàn cảnh thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã
giữa “sa mạc”, sống cuộc đời bất hạnh, tăm tối và vô nghĩa.
- Sa mạc cuộc đời chính là nơi rèn luyện ý chí, bản lĩnh của con
người. Bởi vậy cái đẹp không chỉ nằm ở đích đến – những cái
giếng của sự thành công, hạnh phúc, mà còn nằm trong cả hành
trình đầy gian nan, vất vả. Câu nói đem lại cho chúng ta một nhận
thức khác về những nỗi buồn trong cuộc sống, khuyến khích con
người hãy luôn sống hết mình, trân trọng cuộc sống với tất cả
những thăng trầm của nó.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ cho các ý trên)
c.3. Bài học nhận thức và hành động 0,5
- Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống
yếu đuối, cam chịu hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát
khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo hướng tiêu cực.
- Ý kiến đúng đắn, sâu sắc như một lời gợi mở, nhắc nhở về một
phương châm sống tích cực lạc quan, có niềm tin hi vọng khi đứng
trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,5
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
2 Nguyễn Minh Châu quan niệm: Người cầm bút phải biết rất 12
nhiều nhưng không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo ra
cái chưa bao giờ có, không những trong văn học trước đó mà
trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo
đến thế.
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009,
trang 378)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến
trên.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
Câu Nội dung Điểm
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích nhận định 1.0
- Người cầm bút phải biết rất nhiều: Người cầm bút phải có
những hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, phải
tinh tường những vấn đề sống còn của đời sống xã hội và của cả
đời sống văn chương.
- không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo: Sự hiểu biết
của người nghệ sĩ không phải để dành riêng cho bản thân họ, mà sẽ
trở thành sự hiểu biết chung của công chúng. Nhưng con đường
người nghệ sĩ đem sự hiểu biết đó đến cho mọi người phải là sự
sáng tạo. Tức là người nghệ sĩ không mô phỏng lại hiện thực mình
biết một cách máy móc mà truyền đạt qua những hình tượng nghệ
thuật độc đáo, những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.
- sáng tạo ra cái chưa bao giờ có, không những trong văn học
trước đó mà trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao
giờ hoàn hảo đến thế: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ nên là riêng,
là duy nhất, không lặp lại ai, không lặp lại nguyên si hiện thực
khách quan, tạo nên được những điều mới mẻ, kì diệu mà văn học
trước đó cũng như cuộc sống vốn không có.
=> Ý kiến của Nguyễn Minh Châu là sự khẳng định về vai trò
quan trọng của vốn sống và năng lực vận dụng, sáng tạo của người
nghệ sĩ để tạo nên những tác phẩm độc đáo, toàn thiện toàn mỹ.
c.2. Bàn luận, chứng minh 8,0

* Bàn luận 2,0

- Người cầm bút phải sống thật sâu, sống đến tận cùng với thời đại
của mình mới có đủ hiểu biết, “vốn liếng” để viết:
+ Sẽ chẳng có văn chương nếu thiếu đi cuộc đời. Hiện thực
cuộc sống là đề tài, là cảm hứng vô tận cho nhà văn, như Chế Lan
Viên từng nói: Hãy cảm ơn đời đã cho thơ chất mặn. Bởi vậy nhà
văn - chủ thể sáng tạo phải luôn mở lòng mình ra để đón nhận
những dư vang của cuộc đời.
+ Nhà văn không chỉ lắng nghe, cảm nhận mà còn cần tự
mình trải nghiệm, lặn ngụp trong những vỉa tầng của cuộc sống để
có những hiểu biết đích thực, sâu sắc.
Ví dụ: Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi; Vũ Trọng
Phụng sống cả cuộc đời ở phố Hàng Bạc đầy me Tây, cờ bạc bịp;
Basho đi khắp đất nước Nhật Bản để viết du kí...
- Người nghệ sĩ có hiểu biết phong phú nhưng không thể đơn
thuần và dễ dãi liệt kê tất cả vào trang viết. Những hiểu biết sau
Câu Nội dung Điểm
bao chặng đường xa, bao lần khám phá, viễn chinh phải được
chuyển thành tác phẩm văn học bằng những sáng tạo nghệ thuật:
xây dựng nhân vật điển hình, tình huống truyện hấp dẫn, tứ thơ
mới lạ, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, điểm nhìn độc đáo, ngôn ngữ
sống động… Để không bị lặp lại và loại trừ, nhà văn luôn phải là
người biết đào sâu tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng
tạo những gì chưa có (Nam Cao).
- Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người
nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập
(Marcell Proust). Người nghệ sĩ chân chính bằng tấm lòng cao đẹp
và khát vọng sáng tạo mãnh liệt của mình sẽ tạo nên những thế
giới nghệ thuật tươi mới. Thế giới nghệ thuật ấy không giống với
bất cứ thế giới nghệ thuật nào đã có trước đó trong địa hạt văn
chương, cũng không trùng với đời sống, thậm chí so với cuộc đời
thì thế giới ấy “hoàn hảo” hơn. Bởi thế giới nghệ thuật bao giờ
cũng là nơi kí thác khát vọng, gửi gắm ước mơ của nhà văn nên
thế giới ấy có thể tốt đẹp, trọn vẹn hơn hiện thực cuộc đời, hướng
người đọc đến cái thiện, cái mỹ.
Ví dụ: Bát cháo hành của thị Nở giúp Chí Phèo hồi sinh,
chữ của Huấn Cao cảm hóa viên quản ngục, Giăng-Văn-Giăng
khôi phục uy quyền nhờ tình yêu thương…
* Chứng minh 6,0
Học sinh có thể lấy các hiện tượng văn học, các tác giả, tác phẩm
tiêu biểu để chứng minh cho nhận định như: Hồ Xuân Hương với
Tự tình, Tản Đà với Thề non nước, Nam Cao với Chí Phèo, Đời
thừa, các nhà Thơ mới, Nguyễn Huy Tưởng với Vũ Như Tô…
Song cần chứng minh theo định hướng:
- Nhà văn đã có những trải nghiệm, hiểu biết, vốn sống phong phú
về cuộc sống như thế nào để viết nên tác phẩm.
- Từ sự hiểu biết phong phú về đời sống đó, nhà văn đã sáng tạo ra
cái chưa bao giờ có, không những trong văn học trước đó, mà
trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo
đến thế như thế nào. Cần làm nổi bật sự tiên phong, mở đường của
nhà văn trong việc tái hiện hiện thực một cách sâu sắc, độc đáo.
c.3. Tổng kết, đánh giá 1,0
- Ý kiến của Nguyễn Minh Châu khẳng định và đề cao sứ mệnh
của người cầm bút trong việc đem lại hiểu biết và những sáng tạo
đầy giá trị, thẩm mỹ.
- Bài học sáng tác: Nhà văn phải ý thức được trách nhiệm và sứ
mệnh của ngòi bút, dùng cả trí tuệ, tâm hồn của mình để làm nên
những tác phẩm “hoàn hảo”.
Câu Nội dung Điểm
- Bài học tiếp nhận: Người đọc không nên đến với tác phẩm một
cách nông nổi, hời hợt, cần đọc bằng cả tâm hồn mình để thấy
được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,5
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
------------- HẾT -------------
ĐỀ 2
Câu 1 (8,0 điểm):
ÔNG LÃO VỨT BỎ ĐÔI GIÀY

Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một
chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông.
Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này
của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này
bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như
có ai nhặt được đôi giày, nói không chừng họ có thể mang vừa nó thì sao!”.
(https://vndoc.com/6-cau-truyen-cuoc-song-cuc-ky-y-nghia-ma-ban-nen-doc-99562)
Anh/Chị có suy nghĩ gì về hành động của Gandhi trong câu chuyện trên?
Câu 2 (12,0 điểm):
Thế giới nghệ thuật của một tác giả được tạo nên từ những phát hiện riêng về chân
lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh.
(Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục,
2002)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình tác phẩm văn học anh chị
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu Nội dung Điểm
1 Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về hành động của nhân 6,0
vật Gandhi trong câu chuyện.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,25
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đối với những mất mát không 0,25
thể lấy lại, con người phải học cách buông bỏ để mang lại cơ hội tốt đẹp,
mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học
nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích 1,0
- Gandhi đánh rơi chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ trong khi xe lửa
Câu Nội dung Điểm
đang chạy trên cao tốc: Sự đánh mất những thứ có giá trị, không thể lấy 0,5
lại được.
- Ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó: Quyết định
từ bỏ thứ có giá trị để mang lại cơ hội cho người khác. 0,5
-> Hành động của Gandhi đưa đến một bài học: Đối với những mất mát
không thể lấy lại, con người phải học cách buông bỏ để mang lại cơ hội
tốt đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề 3,25
- Hành động của ông lão Gandhi là một hành động tỉnh táo, giàu tính
nhân văn. 0,5
+ Chiếc giày dù có đắt và đẹp đến đâu nhưng chỉ có một chiếc cũng
không thể dùng được. Nếu vì tiếc mà giữ lại, mỗi lần nhìn thấy, ta sẽ có
cảm giác khổ sở, tiếc nuối, tự trách mình. Cuộc sống vì vậy sẽ trở nên
nặng nề. Ngược lại, khi dứt khoát buông bỏ, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ 0,5
nhõm. Sự thực là điều không thể thay đổi, quan trọng là cách chúng ta
đón nhận và ứng xử với nó.
+ Khi vứt nốt chiếc giày còn lại ra ngoài, ông lão đã nghĩ đến người khác
có thể may mắn nhặt được cả đôi và mang vừa chúng. Lúc đó, đôi giày
sẽ có ích, người nhặt được nó sẽ có niềm vui, có niềm tin vào những may 0,5
mắn trong cuộc đời.
- Hành động của Gandhi là một điều cần thiết, có ý nghĩa tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta muốn giữ lại những thứ không 0,75
còn hữu ích với mình cũng như cố chấp giữ lấy nỗi buồn, sự đau khổ chỉ
vì không có đủ dũng cảm và lòng vị tha. Và chính điều đó sẽ khiến
chúng ta khó chịu, buồn phiền. Lòng ích kỉ, sự tham lam không chỉ làm
cho chúng ta trì trệ mà còn ngăn cản ta đến với hạnh phúc 0,5
+ Biết nghĩ cho người khác sẽ giúp chúng ta có được hạnh phúc và tìm
thấy sự giải thoát cho chính mình. Đó là tiền đề để xây dựng một xã hội
tốt đẹp, một cuộc sống hạnh phúc bởi niềm vui đôi khi không đến từ việc
được nhận mà đến từ việc cho đi.
- Cần phân biệt hành động buông bỏ để trao tặng của ông lão Gandhi với
sự buông xuôi, dễ dàng bỏ cuộc. Bởi một bên là hành động có ý nghĩa
tích cực xuất phát từ trí tuệ sáng suốt, trái tim nhân ái còn một bên là lối
sống hời hợt, thụ động, thiếu lý trí – biểu hiện của một tâm hồn nghèo
nàn.
- Phê phán những con người cố chấp, ích kỉ, tham lam…Những con
người này không chỉ sống đơn điệu, vô nghĩa mà còn có ảnh hưởng tiêu
cực đến những người xung quanh, khiến cuộc sống mất đi giá trị cốt lõi
là yêu thương và chia sẻ.
(HS đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp)
c.3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần thấy hành động của ông lão Gandhi trong câu chuyện là một hành 0,25
Câu Nội dung Điểm
động đẹp, đáng được ca ngợi và noi theo.
- Mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi cần rèn luyện, tu dưỡng để có thể 0,25
làm nhiều việc có ý nghĩa, giúp cuộc đời thêm tốt đẹp. Trước bất cứ tình
huống nào, chúng ta cũng không nên chỉ nghĩ đến hoàn cảnh của bản
thân mình mà còn phải nghĩ đến quyền lợi của người khác bởi Sống là
cho đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu)
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,5
về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
2 Thế giới nghệ thuật của một tác giả được tạo nên từ những phát 14
hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh.
(Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng
Mạnh, NXB Giáo dục, 2002)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về
hai tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao),
hãy làm sáng tỏ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,5
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mỗi tác phẩm văn học là một thế 0,5
giới nghệ thuật riêng được tạo nên bởi những phát hiện riêng về chân lý
đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh; Chứng minh qua Chữ
người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao).
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa
lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích 3.0
* Cắt nghĩa ý kiến:
- Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ
thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một 1,0
trào lưu). Ở đây Thế giới nghệ thuật của một tác giả được hiểu là một
không gian nghệ thuật riêng được nhà văn, nhà thơ tạo nên trong tác
phẩm. Đó vừa là sự phản ánh cuộc sống, sự mô phỏng hiện thực khách
quan, vừa là kết quả của những tìm tòi, khám phá riêng, chứa đựng
những tâm tình và thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
- phát hiện riêng về chân lý đời sống: là cách nhìn, cách hiểu, cách cảm
nhận riêng của mỗi người nghệ sĩ về cuộc sống để phát hiện ra những sự
thật, những quy luật đúng đắn của cuộc đời.
- triết lý riêng về nhân sinh: là những quan điểm, lập trường riêng, những
sự đánh giá, lí giải, đúc rút mang tính cá nhân của người nghệ sĩ khi quan
Câu Nội dung Điểm
sát, khám phá về cuộc sống, con người.
=> Nhận định bàn về một trong những đặc trưng của tác phẩm văn
chương: mỗi tác phẩm là một thế giới nghệ thuật riêng, được tạo nên bởi
những suy ngẫm, tìm tòi, khám phá, những quan điểm, triết lý… về cuộc
sống, con người mang dấu ấn cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
* Lí giải ý kiến:
Ý kiến trên đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học phản ánh cuộc sống, được
chưng cất lên từ hiện thực cuộc đời nhưng không phải là sự phản ánh 0,5
đơn giản, thuần túy, không phải sự sao chép khách quan, khô cứng mà
phải gắn liền với việc thể hiện những tư tưởng, tình cảm sâu sắc của nhà
văn. Mỗi tác phẩm phải là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
mang trong đó những tình cảm, thái độ, tư tưởng, triết lý riêng của người
nghệ sĩ. 0,5
- Xuất phát từ khát vọng của người viết: Tác phẩm là đứa con tinh thần
của nhà văn. Mỗi tác giả khi sáng tác bằng tất cả tâm huyết của mình bao
giờ cũng muốn gửi gắm vào trong tác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí
tưởng, cảm xúc… và truyền đến cho người đọc để được chia sẻ, thấu 0,5
hiểu, đồng cảm.
- Xuất phát từ yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ: Mỗi
nhà văn thực sự luôn phải đồng thời là một nhà tư tưởng, là một cá tính
riêng, có một bản sắc riêng, không trộn lẫn. Bởi vậy, thế giới nghệ thuật
của một tác giả muốn có chỗ đứng trong lòng độc giả và có giá trị, có sức
sống lâu bền phải chứa đựng trong đó sự trăn trở, nung nấu, nghiền
ngẫm, được thể hiện ở những phát hiện riêng về chân lý đời sống và 0,5
những triết lý riêng về nhân sinh mang tâm huyết, bản lĩnh, cá tính của
người nghệ sĩ.
- Xuất phát từ thực tiễn: Trong sáng tác văn chương từ xưa tới nay,
những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc,
chứa đựng những khám phá, phát hiện, những triết lý nhân sinh riêng
biệt, mới mẻ, mang cá tính sáng tạo của người cầm bút.

You might also like