Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 75

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC

SVTH: NGÔ THỤC TRINH


LỚP: DƯỢC 2 K14
MSSV: 21ACS1D020028
KHÓA: 2021 – 2024
GVHD: NGUYỄN CÔNG HẬU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC

SVTH: NGÔ THỤC TRINH


LỚP: DƯỢC 2 K14
MSSV: 21ACS1D020028
KHÓA: 2021 – 2024
GVHD: NGUYỄN CÔNG HẬU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


LỜI MỞ ĐẦU
Sức khỏe là tài sản quý giá của con người và toàn xã hội. Việc đầu tư cho sức
khỏe là sự đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với vai trò và trách
nhiệm của mỗi người dược sĩ nói riêng, là người tư vấn đưa thuốc đến tay người bệnh
nên hết sức thận trọng, cần nêu cao ý thức trong việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Luôn luôn học hỏi, luôn luôn lắng nghe các khía cạnh những thành quả tâm huyết
kinh nghiệm của các dược sĩ đi trước.

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi
con người. Một người Dược sĩ làm trong môi trường bệnh viện cần am hiểu về quy
trình bảo quản thuốc cũng như quy trình cấp phát thuốc đến tay người bệnh một cách
an toàn và hợp lý. Cũng có thể nói thuốc là một trong những yêu cầu quan trọng trong
sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nên việc cung cấp đầy đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói chung trong đó các
bệnh viện, nhà thuốc đóng vai trò quan trọng. Cũng từ đó đòi hỏi mỗi bệnh viện, nhà
thuốc cần phải có kiến thức, có đủ trình độ chuyên môn để cung ứng và tư vấn, đáp
ứng các yêu cầu của nhân dân.

Qua thời gian đi học tập thực tế tại bệnh viện Quận Tân Phú với những kiến
thức tiếp thu được khi còn ngồi trên ghế nhà trường cùng với sự hỗ trợ và dạy dỗ nhiệt
tình của các anh chị trong khoa Dược bệnh viện quận Tân Phú mà chúng em mới có
thể hoàn thành đợt học tập thực tế vừa qua.Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp dưới đây là
một phân tóm tắt lại qua trình học tập tại Bệnh viện và Nhà thuốc. Trong khuôn khổ
hạn hẹp thời gian và còn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn, bản báo cáo thu
hoạch này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót em mong nhận được sự thông cảm và
sự đóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô.

1
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian trải qua quá trình học tập tại khoa Dược Trường Cao đẳng Y
Dược Sài Gòn em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường cùng
Quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy và giúp em hoàn thành tốt khóa học. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Công Hậu đã sắp xếp thời gian quý
báu để hướng dẫn, nhận xét giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này.

Em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến Bệnh viện Quận Tân Phú nói chung,
Trưởng khoa Dược - Trương Ánh Tuyết cùng toàn thể các anh chị trong khoa Dược
nói riêng đã cho em cơ hội thực tập ở bệnh viện. Nhờ đó mà em đã biết được vai trò
của Dược sĩ của từng bộ phận trong khoa Dược tại bệnh viện. Em đã học được một số
công việc như: cấp phát thuốc cho người bệnh, lấy thuốc theo toa tư vấn sử dụng thuốc
cho bệnh nhân, cách thức xuất, lĩnh thuốc, cách sắp xếp thuốc sao cho dễ lấy, đễ thấy
và dễ kiểm tra. Em cũng đã được các anh chị giảng dạy nhiệt tình cũng như truyền đạt
các kiến thức bổ ích và rất quan trọng đối với quá trình đi làm của em sau này.

Cuối cùng em xin cảm ơn cô Dược sĩ Lê Thị Thanh Nga và Dược sĩ Trương Thị
Ngọc Huệ nhà thuốc Thiên Sơn đã dành thời gian quý báu để tạo điều kiện tổ chức,
hướng dẫn truyền đạt những kiến thức chuyên môn và cũng theo sát, nâng đỡ, động
viên em khi em gặp khó khăn hay thử thách. Nhờ đó mà bài báo cáo của em được hoàn
thành một cách tốt nhất qua những trải nghiệm thực tế tuyệt vời mà em đã được tham
gia.

Do kiến thức và thời gian thực tập có hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót, trình độ còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em sẽ không được hoàn
chỉnh. Em rất mong được sự chỉ dạy và đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để bài báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2024

Sinh viên thực tập

Ngô Thục Trinh

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................6

DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................... 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 7

CHƯƠNG I. THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN .................................... 8

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP: ......................................................8

1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập: ....................................................................... 8

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện Quận Tân Phú: ...............9

1.2.1. Lịch sử hình thành: .................................................................................9

1.2.2. Quá trình phát triển: ............................................................................... 9

1.3. Tổ chức bệnh viện Quận Tân Phú: ...............................................................10

1.4. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Bệnh viện: .................... 11

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ: ............................................................................ 11

1.4.2. Phạm vi hoạt động: ................................................................................12

Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN TÂN
PHÚ: ...............................................................................................................................12

2.1. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược: ............................12

2.1.1. Mô hình tổ chức khoa Dược: ................................................................12

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược: ................................................ 13

2.1.3. Nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc khoa Dược: ............................ 14

2.2. Những hoạt động chính của khoa Dược Bệnh viện: .................................. 19

3
2.2.1 Hoạt động nghiệp vụ Dược: ...................................................................19

2.2.2 Hoạt động cung ứng thuốc, hóa chất, y cụ: ..........................................20

2.2.2.1 Lập kế hoạch cung ứng thuốc: ...................................................... 20

2.2.2.2 Tổ chức cung ứng thuốc: ............................................................... 21

2.2.2.3 Quy trình đấu thầu thuốc, xét thầu tại Bệnh viện Quận Tân Phú:21

2.2.2.4 Theo dõi, quản lý xuất nhập thuốc: ...............................................22

2.2.2 Hoạt động thông tin, tư vấn trong sử dụng thuốc, ADR và báo cáo
ADR. Công tác quản lý dược tại các khoa lâm sàng: ................................. 29

Phần 3: ĐƠN THUỐC VÀ PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC: ....................................... 33

3.1. Thông tin đơn thuốc số 1 Bệnh viện: ............................................................33

3.2 Thông tin đơn thuốc số 2 bệnh viện: ............................................................. 36

3.3 Thông tin đơn thuốc số 3 bệnh viện: ............................................................. 37

Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ......................................................................40

4.1 Ưu - Nhược điểm của bản thân: .....................................................................40

4.2 Kết luận: ........................................................................................................... 40

4.3 Kiến nghị: ......................................................................................................... 41

Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................41

CHƯƠNG II. THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC THIÊN SƠN ..................................44

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP: ....................................................44

1.1 Tên và địa chỉ đơn vị đã thực tập: ................................................................. 44

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: ..................................................................44

1.3 Sơ đồ tổ chức nhà thuốc: .................................................................................44

1.4 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của nhà thuốc: ......................... 45

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ: ........................................................................... 45

4
1.4.2 Phạm vi hoạt động: ................................................................................45

Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC TÂY THIÊN SƠN: ............45

2.1 Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của nhà thuốc: .............................. 45

2.1.1 Các loại giấy cần có để thành lập một Nhà thuốc đạt chuẩn GPP: ....45

2.1.2 Cách tổ chức kinh doanh tại một cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP:48

2.1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP: ........................... 48

2.2 Các hoạt động tại nhà thuốc: ........................................................................ 50

2.2.1 Quy trình mua và kiểm nhập thuốc: ..................................................... 51

2.2.2 Bảo quản thuốc theo đúng quy định: ....................................................52

2.2.3 Liệt kê các loại sổ sách, quy trình S.O.P có tại cơ sở bán lẻ, cách ghi
chép và lưu trữ: ................................................................................................52

2.2.4 Một số quy trình: .....................................................................................54

2.2.5 Danh mục thuốc tại Nhà thuốc Thiên Sơn: ......................................... 54

Phần 3: ĐƠN THUỐC VÀ PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC: ....................................... 62

3.1 Đơn thuốc số 1: ................................................................................................ 62

3.2 Đơn thuốc số 2: ................................................................................................ 64

3.3 Đơn thuốc số 3: ................................................................................................ 67

Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ......................................................................69

4.1 Ưu - Nhược điểm của bản thân: .....................................................................69

4.2 Kết luận: ........................................................................................................... 69

4.3 Kiến nghị: ......................................................................................................... 70

Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................70

5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên đầy đủ

UBND Ủy Ban Nhân Dân

QĐ-UBND Quyết định-Ủy Ban Nhân Dân

CS2 Cơ sở 2

TT-BYT Thông tư-Bộ Y tế

BYT Bộ Y tế

QH13 Quốc Hội 13

NĐ-CP Nghị định-Chính phủ

BHYT Bảo hiểm Y tế

PNCTCCB Phụ nữ có thai cho con bú

DS Dược sĩ

TTS Thực tập sinh

RLTH Rối loạn tiêu hóa

CĐ Chỉ định

FEFO Hết hạn trước xuất trước

FIFO Nhập trước, xuất trước

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Quận Tân Phú ................................................... 10

Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược ..........................................................................13

Sơ đồ 3. Quy trình báo cáo ADR tại bệnh viện .......................................................32

Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức nhà thuốc ............................................................................45

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bệnh viện Quận Tân Phú (cơ sở chính) ..................................................... 8

Hình 1.2 Bệnh viện quận Tân Phú (cơ sở 2) ............................................................. 8

Hình 2.1 Kho chính khoa Dược Bệnh viện .............................................................17

Hình 2.2 Kho lẻ nội trú khoa Dược Bệnh viện ....................................................... 17

Hình 2.3 Kho Đông y .............................................................................................. 18

Hình 2.4 Kho lẻ ngoại trú khoa Dược Bệnh viện ................................................... 18

Hình 2.5 Tiêu chuẩn 5S ........................................................................................... 27

Hình 2.6 Mẫu thông tin thuốc ................................................................................. 30

Hình 2.7 Thông tin trên trang web .......................................................................... 31

Hình 2.8 Mẫu phiếu trả lời thông tin thuốc .............................................................31

Hình 3.1 Đơn thuốc số 1 bệnh viện. ........................................................................33

Hình 3.3 Đơn thuốc số 3 bệnh viện. ........................................................................38

Hình 1.1 Nhà thuốc Thiên Sơn ................................................................................44

Hình 2.1 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược. ................................... 46

Hình 2.2 Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP). .............. 47

Hình 2.3 Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh. ................................................ 47

Hình 3.1. Đơn thuốc số 1 .........................................................................................62

Hình 3.2. Đơn thuốc số 2 .........................................................................................65

Hình 3.3. Đơn thuốc số 3 .........................................................................................67

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Điều kiện bảo quản đặc biệt: ......................................................................25

Bảng 2. Các quy trình thao tác chuẩn (S.O.P) ........................................................ 53

8
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN


KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ

SVTH: NGÔ THỤC TRINH


LỚP: DƯỢC 2 K14
MSSV: 21ACS1D020028
KHÓA: 2021 – 2024
GVHD: NGUYỄN CÔNG HẬU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


CHƯƠNG I. THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:
- Tên: Bệnh viện quận Tân Phú - Khoa Dược
- Địa chỉ:
+ Cs chính: 609 - 611 Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
+ Cs 2: 34 Trần Văn Giáp, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

Hình 1.1 Bệnh viện Quận Tân Phú (cơ sở chính)

Hình 1.2 Bệnh viện quận Tân Phú (cơ sở 2)

8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện Quận Tân Phú:
1.2.1. Lịch sử hình thành:
- Bệnh viện Quận Tân Phú được thành lập theo Quyết định số 81/2007/QĐ-
UBND ngày 31 tháng 05 năm 2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở sắp
xếp lại Trung tâm Y tế Quận Tân Phú. Bệnh viện quận Tân Phú chịu sự quản lý, chỉ
đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân quận Tân Phú và hướng dẫn chuyên môn, kỹ
thuật của Sở Y tế.
- Hiện nay Bệnh viện Quận Tân Phú được xếp hạng Bệnh viện đa khoa hạng II.
1.2.2. Quá trình phát triển:
- Nhiều năm qua, Bệnh viện Quận Tân Phú nổi bật lên là Lá cờ đầu ngành Y tế
thành phố mang tên Bác. Đồng thời Bệnh viện còn đầu tư thêm trang thiết bị y tế
phục vụ chuẩn đoán và điều trị như: hệ thống mổ Phaco, máy siêu âm và các thiết bị
lâm sàng và cận sàng được phát triển. Đến nay, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện có khả
năng thực hiện 70% các kỹ thuật theo phân tuyến và mở rộng sang các kỹ thuật y tế
chuyên sâu.
- Bệnh viện đã nhận hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các Trạm y tế phường theo
Đề án 1816; thực hiện chuyển giao thành công nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị
các bệnh Nhi khoa, bệnh huyết học và các phẫu thuật chuyên khoa như: Cấp cứu –
Hồi sức Nhi; Hồi sức sau phẫu thuật; Phẫu thuật Phaco; Phẫu thuật thủng tạng rỗng;
Kỹ thuật sàng lọc tiền sản... Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh để các bác sĩ tham
gia thực hành khám cho bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính. Đồng thời đầu tư trang
thiết bị y tế phục vụ khoa vệ tinh, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, trang thiết bị phòng
mổ, phòng sinh, ngoại tổng quát, liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm
mặt.
- Với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân, Bệnh viện Quận Tân Phú nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất
sắc và đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm
2013; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011; UBND thành phố Hồ Chí
Minh tặng Cờ thi đua năm 2012 và 03 Bằng khen các năm 2008, 2010, 2012. Năm
2015, Bệnh viện quận Tân Phú được Khối thi đua bình chọn là đơn vị dẫn đầu và
được UBND Thành phố tặng Cờ thi đua.

9
1.3. Tổ chức bệnh viện Quận Tân Phú:

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Quận Tân Phú


- Công tác tổ chức:
+ Ban Giám đốc
+ 6 phòng chức năng
+ 16 khoa Lâm sàng, Cận lâm sàng
- Các phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp
+ Phòng Tài chính – Kế toán
+ Phòng Điều dưỡng
+ Phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế
+ Phòng Công tác xã hội
- Các khoa Lâm sàng, Cận lâm sàng:
+ Khoa Khám bệnh + Khoa Mắt

10
+ Khoa Hồi sức cấp cứu + Khoa Tai mũi họng
+ Khoa Nội – nhiễm + Khoa Răng hàm mặt
+ Khoa Ngoại tổng quát + Khoa Xét nghiệm
+ Khoa Phụ sản + Khoa Chẩn đoán hình ảnh
+ Khoa Nhi + Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Khoa YHCT – VLTL + Khoa Dinh dưỡng
+ Khoa PT - GMHS + Khoa Dược
1.4. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Bệnh viện:
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ:
- Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:
+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện
khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
+ Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
+ Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương và các ngành.
+ Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám
định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
+ Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
- Đào tạo cán Bộ Y tế
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để
nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Nghiên cứu khoa học về y học:
+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp
Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện
đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để
phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

11
+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát
triển kỹ thuật chuyên môn.
+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức
khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
- Phòng bệnh:
+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng
bệnh, phòng dịch.
+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Hợp tác kinh tế y tế:
+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng
bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư
của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
1.4.2. Phạm vi hoạt động:
- Bệnh viện Quận Tân Phú là Bệnh viện đa khoa hạng II chịu trách nhiệm chăm
sóc sức khỏe cho người dân ở khu vực quận Tân Phú cũng như các quận lân cận.
Cùng với trang thiết bị hiện đại, các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng, các chuyên
khoa mũi nhọn được phát triển thường xuyên bệnh viện luôn có hướng đến có thể
cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân.
- Thời gian tiếp nhận điều trị bệnh trong và ngoài giờ hành chính của Bệnh viện
quận Tân Phú cụ thể như sau:
+ Từ thứ Hai – thứ Sáu:
Khám trong giờ: 7:00 – 16:30
Khám ngoài giờ: 16:30 – 19:30
+ Thứ 7: 7:00 – 11:30
+ Trực cấp cứu: 24/24
Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN
TÂN PHÚ:
2.1. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược:
2.1.1. Mô hình tổ chức khoa Dược:

12
Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện

Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược:
Theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT - Quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược
bệnh viện:
- Chức năng:
+ Là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện
+ Có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công
tác dược trong bệnh viện
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng
+ Tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các
yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
+ Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
+ Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

13
+ Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
+ Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học về dược.
+ Phối hợp với khoa Cận lâm sàng và lLâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến.
+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
+ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
+ Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có
phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm
vụ.
* Nhận xét: có 14 nhiệm vụ theo thông tư số 22/2011/TT-BYT, bệnh viện Quận
Tân Phú đã thực hiện được 12 nhiệm vụ nêu trên.
2.1.3. Nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc khoa Dược:
- Nghiệp vụ Dược:
+ Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các
khoa Lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
+ Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham
mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực
hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
+ Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
+ Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.

14
+ Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
+ Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện
không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ
quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
- Thống kê dược:
+ Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp
phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
+ Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc
Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được
phân công.
+ Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha
chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm
(theo mẫu Phụ lục 3,4,5,6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
Vụ Y dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước ngày 15/10
hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/09 của năm kế tiếp) và
báo cáo đột xuất khi được yêu cầu
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Kho cấp phát:
+ Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”,
đảm bảo an toàn của kho.
+ Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của
kho thuốc, khoa Dược.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác
khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác
kho và cấp phát.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

15
- Dược Lâm sàng:
+ Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo
dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác
dược.
+ Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ
y tế và người bệnh.
+ Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm
tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem
xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt
chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông
tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.
 Kho chính (kho chẵn):
+ Nhập thuốc từ các công ty Dược: kiểm tra tên thuốc, hàm lượng/ nồng độ, số lô,
hạn dùng, số lượng giữa thực tế và hóa đơn, kiểm tra chất lượng cảm quan của
thuốc.
+ Kiểm soát hàng nhận đúng số lượng, chất lượng dựa theo chứng từ hợp lệ
+ Bảo quản thuốc theo nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
+ Xuất thuốc đến các kho lẻ nội trú và kho lẻ ngoại trú.
+ Hàng hóa trong kho được cấp phát theo nguyên tắc FEFO và FIFO:
FEFO (First Expire Date First Out) là “hàng có thời hạn hết trước thì xuất trước”
FIFO (First In First Out) là “hàng nhập trước thì xuất trước”

16
Hình 2.1 Kho chính khoa Dược Bệnh viện
 Kho lẻ nội trú:
+ Nhập thuốc từ kho chính.
+ Bảo quản thuốc tho nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
+ Cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng (điều trị bệnh nhân nội trú) và các bệnh
nhân xuất viện.

Hình 2.2 Kho lẻ nội trú khoa Dược Bệnh viện

17
 Kho lẻ ngoại trú/ đông y:
+ Nhập thuốc từ kho chính.
+ Bảo quản thuốc theo nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
+ Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Hình 2.3 Kho Đông y

Hình 2.4 Kho lẻ ngoại trú khoa Dược Bệnh viện

18
 Cấp phát thuốc:

+ Cấp phát thuốc ngoại trú (kho lẻ ngoại trú, kho thuốc đông y)
+ Cấp phát thuốc nội trú: cấp phát thuốc cho bệnh nhân nằm viện và bệnh nhân ra
viện.
2.2. Những hoạt động chính của khoa Dược Bệnh viện:
2.2.1 Hoạt động nghiệp vụ Dược:
- Các văn bản hiện hành về việc triển khai thực hiện trong khoa Dược và các
khoa phòng chuyên môn:
+ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016
+ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 - Quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Dược
+ Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 - Quy định về tổ chức và hoạt
động của khoa dược bệnh viện.
+ Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 - Hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
+ Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 - Quy định về tổ chức và hoạt
động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
+ Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 - Quy định về thuốc và nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
+ Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 - Quy định về thực
hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Thông tư 06/2023/TT-BYT ngày 12/3/2023 sửa đổi Thông tư số 15/2019/TT-
BYT ngày 11/7/2019 - Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
+ Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 - Quy định về tổ chức, hoạt động
dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (thay cho thông tư số 31/2012/TT-
BYT).
+ Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 - Quy định về danh mục thuốc
hiếm.
+ Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 - Ban hành danh mục và tỷ lệ,
điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất

19
đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (thay thế TT
30/2018/TT-BYT).
+ Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 - Ban hành danh mục thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ bảo hiểm y tế.
+ Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 - Quy định về tổ chức và hoạt
động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.
+ Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 Hướng dẫn việc quản lý chất
lượng thuốc.
+ Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 - Quy định về đơn thuốc và
việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
+ Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 - Quy định về kê đơn thuốc cổ
truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với
thuốc hóa dược.
+ Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 05/01/2022 về việc ban hành “Hướng dẫn
giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
(thay thế QĐ 1088/QĐ-BYT ngày 04/4/2013).
2.2.2 Hoạt động cung ứng thuốc, hóa chất, y cụ:
2.2.2.1 Lập kế hoạch cung ứng thuốc:
- Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhu cầu hợp lý của các
khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục căn cứ vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương.
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện.
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách BHYT.
- Danh mục chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ y tế ban
hành.
- Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và Cơ sở thuốc tủ trực tại khoa cận lâm
sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ theo nhu cầu, nhiệm vụ
điều trị của khoa và trình Giám đốc duyệt.

20
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc để trình cấp thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm
cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại
trú, BHYT.
- Làm dự trù bổ sung khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch , thuốc không có nhu
cầu tham gia, không có trong danh mục nhưng có nhu cầu đột xuất.
2.2.2.2 Tổ chức cung ứng thuốc:
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị trình cấp có thẩm quyền. mua
thuốc theo luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan.
- Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện
hành.
2.2.2.3 Quy trình đấu thầu thuốc, xét thầu tại Bệnh viện Quận Tân Phú:
Tham khảo thông tư 15/2019/TT-BYT - Quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế
công lập
- Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Tiếp nhận hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
- Đóng thầu, mở thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
- Thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu.
- Báo cáo trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Thẩm định và trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu.

21
2.2.2.4 Theo dõi, quản lý xuất nhập thuốc:
- Dự trù thuốc:
+ Mỗi tháng làm dự trù 2 lần vào ngày 1 và ngày 15 thủ kho (Dược sĩ đại học
phân công) căn cứ vào số lượng thuốc sử dụng trong tháng, số lượng tồn kho thực tế,
tình hình bệnh tật trong tháng cân đối lại các thuốc và đặt số lượng thuốc cần mua
vào tháng sau.
+ Nộp bản dự trù cho Trưởng khoa ký duyệt, sau đó Trưởng khoa Dược sẽ phân
công cho nhân viên phòng hành chính được đặt thuốc trực tiếp vào công ty trúng
thầu.
- Kiểm nhập thuốc
+ Tất cả các loại thuốc phải được kiểm nhập trước khi nhập vào kho.
+ Thành phần kiểm nhập thuốc gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài
chính Kế toán, Thủ kho, Thống kê dược, cán bộ cung ứng.
+ Nội dung kiểm nhập thuốc: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc,
đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong bệnh viện theo
các yêu cầu sau:
‫ ٭‬Kiểm nhập: đối chiếu giữa hóa đơn thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của
từng mặt hàng như tên thuốc, hàm lượng, đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng,
số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất.
‫ ٭‬Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm
nhập thời gian tối đa là một tuần từ khi nhập về kho.
‫ ٭‬Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp
để bổ sung, giải quyết.
‫ ٭‬Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo
quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa.
‫ ٭‬Biên bản kiểm nhập phải có chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập.
- Kiểm soát chất lượng thuốc:
+ Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược.
+ Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho và cấp phát
tại khoa Dược.
- Nguyên tắc “3 kiểm tra, 3 đối chiếu”:

22
+ 3 kiểm tra:
‫ ٭‬Kiểm tra thể thức đơn, phiếu lĩnh thuốc đầy đủ thủ tục, chữ ký.
‫ ٭‬Kiểm tra tên thuốc, nồng đồ, hàm lượng tên phiếu lĩnh thuốc.
‫ ٭‬Kiểm tra chất lượng, hạn dùng thuốc.
+ 3 đối chiếu:
‫ ٭‬Đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng trên phiếu lĩnh thuốc với nhãn trên vỏ
lọ, hộp, vỉ
‫ ٭‬Đối chiếu dạng thuốc trên phiếu lĩnh với thuốc phát ra.
‫ ٭‬Đối chiếu số lượng trên phiếu lĩnh với số lượng thuốc phát ra.
+ Bảo quản thuốc: Nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP): thông
tư số 36/2018/TT-BYT - Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu
làm thuốc.
+ Quy định: nhiệt độ không vượt quá 300C, độ ẩm không vượt quá 75%.
+ Thực hiện 5 chống:
* Chống ẩm
* Chống mối, mọt, chuột
* Chống cháy nổ, ngập lụt
* Chống quá hạn dùng
* Chống trộm cắp, hư hao, mất mát, nhầm lẫn
+ Bố trí nơi khô ráo an toàn, thuận tiện cho việc sản xuất, nhập, vận chuyển và
bảo vệ.
+ Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
+ Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc, đáp ứng nhu cầu
cho từng loại thuốc.
+ Kho hóa chất bố trí khu vực riêng.
+ Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
+ Có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế.
+ Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản được hiệu chuẩn định kỳ.
+ Có đủ giá, kệ, tủ để sắp xếp thuốc, khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để xếp
dỡ hàng.

23
+ Có sổ theo dõi công tác bảo quản, có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần
(sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất nhập sản phẩm.
+ Tránh ánh sáng trực tiếp và tác động từ bên ngoài.
+ Thuốc, hóa chất, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu, điều kiện bảo quản do
nhà sản xuất ghi trên nhãn.
+ Thuốc cần được kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, hướng thần và tiền chất
dùng làm thuốc), và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo
quy định hiện hành.
+ Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên.
+ Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho 6 tháng/ lần.
- Các thuốc có khuyến cáo bảo quản đặc biệt của nhà sản xuất:

Căn cứ theo thông tư 36/2018/TT-BYT “Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc”:
- Là những thuốc được nhà sản xuất yêu cầu phải bảo quản trong điều kiện đặc
biệt như: thuốc tiêm truyền, thuốc ống, hỗn dịch tiêm, thuốc nhỏ mắt, Gel, thuốc
đạn,…
+ Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện thường.
+ Điều kiện bảo quản đặc biệt: Bao gồm các trường hợp có yêu cầu bảo quản
khác với bảo quản ở điều kiện thường:

24
Bảng 1. Điều kiện bảo quản đặc biệt:
Thông tin trên nhãn Yêu cầu điều kiện bảo quản

Không bảo quản quá 300C Từ 20C - 300C

Không bảo quản quá 250C Từ 20C - 250C

Không bảo quản quá 150C Từ 20C - 150C

Không bảo quản quá 80C Từ 20C - 80C

Không bảo quản dưới 80C Từ 80C - 250C

Bảo quản lạnh Từ 20C - 80C

Bảo quản mát Từ 80C - 150C

Khô/tránh ẩm Không quá 75% độ ẩm tương đối trong điều


kiện bảo quản thường; hoặc đối với điều kiện
được chứa trong bao bì chống thấm đến tận tay
người bệnh.

Tránh ánh sáng Bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng đến tận
tay người bệnh.

+ Hướng dẫn về điều kiện bảo quản cụ thể:


+ Các điều kiện bảo quản được kiểm tra vào những thời điểm phù hợp đã định
trước (tối thiểu 2 lần/trong ngày). Kết quả kiểm tra phải được ghi chép và lưu
hồ sơ. Hồ sơ ghi chép số liệu theo dõi về điều kiện bảo quản phải có sẵn để tra
cứu.
+ Thiết bị theo dõi điều kiện bảo quản khi bảo quản và trong quá trình vận chuyển
phải được đặt ở những khu vực/vị trí có khả năng dao động nhiều nhất được xác
định trên cơ sở kết quả đánh giá độ đồng đều nhiệt độ trong kho.
+ Mỗi kho hoặc khu vực kho (trường hợp các khu vực kho có sự phân tách vật lý
kín và có hệ thống điều hòa không khí riêng) phải được bố trí ít nhất 01 thiết bị
theo dõi nhiệt độ có khả năng tự động ghi lại dữ liệu nhiệt độ đã theo dõi với

25
tần suất ghi phù hợp (tối thiểu 30 phút/lần). Thiết bị ghi tự động phải được đặt ở
vị trí có nguy cơ cao nhất dựa trên kết quả đánh giá độ đồng đều nhiệt độ.
+ Đối với các thuốc, nguyên liệu làm thuốc có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc
biệt (ví dụ: vắc xin, sinh phẩm), phải sử dụng các thiết bị theo dõi điều kiện (ví
dụ: nhiệt độ) liên tục trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Việc sử dụng thiết
bị theo dõi và số liệu ghi được phải được lưu lại.
+ Việc đánh giá độ đồng đều nhiệt độ trong kho phải được tiến hành theo nguyên
tắc được ghi tại Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về đánh giá độ đồng đều
nhiệt độ của kho bảo quản (Temperature mapping of storage areas). Kết quả
đánh giá độ đồng đều nhiệt độ phải cho thấy sự đồng nhất về nhiệt độ trong
toàn bộ kho bảo quản.
- Vệ sinh:
+ Bệnh viện Quận Tân Phú áp dụng thực hiện theo “tiêu chuẩn 5S”:Khu vực bảo
quản thuốc phải sạch sẽ không có bụi, rác và đặc biệt là không có côn trùng, sâu bọ.
+ Phải có các văn bản quy định các chương trình vệ sinh, xác định rõ các phương
pháp vệ sinh kho, nhà xưởng.
+ Tất cả các thủ kho, nhân viên làm trong kho phải được kiểm tra sức khỏe định
kỳ. Người mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có các vết thương hở thì không
được làm trong khu vực bảo quản trực tiếp thuốc (nguyên liệu, thành phẩm,...) chưa
được đóng gói.
+ Vai trò của việc áp dụng tiêu chuẩn 5S: Tạo nên một môi trường sạch sẽ, lành
mạnh, an toàn, đem lại hiệu quả thành công.
+ Mục đích việc áp dụng tiêu chuẩn 5S:
* Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp
* Mọi người trong ngoài tổ chức dễ dàng nhận thấy rõ kết quả
* Tăng cường phát huy sáng kiến
* Nâng cao ý thức kỉ luật trong cơ quan
* Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn
* Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc
* Xây dựng hình ảnh tổ chức, đem lại cơ hội trong quản lý kinh doanh.

26
Hình 2.5 Tiêu chuẩn 5S
- Thống kê, báo cáo:
+ Có hệ thống phần mềm theo dõi, xuất nhập thuốc và lưu trữ chứng từ.
+ Thống kê dược: cập nhật số lượng xuất nhập và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất
với thủ kho.
+ Thanh toán: khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng đã cấp phát đối chiếu
với chứng từ, nhập chuyển từ phòng Tài chính – Kế toán thanh quyết toán.
- Cung ứng, bảo quản, cấp phát vắc xin
⁎ Tiếp nhận và xác nhận vắc xin nhập kho:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ của vắc xin căn cứ trên hóa đơn
giao hàng của công ty, đối chiếu với lệnh/ đơn mua hàng (dự trù), đối chiếu tên
thuốc, hàm lượng, số lượng, số lô, hạn dùng, số đăng ký của hàng hóa sơ bộ qua
chứng từ giao nhận hàng và danh mục thuốc hiện hành.
+ Kiểm tra cảm quan chất lượng vắc xin: bao bì còn nguyên vẹn, không rách vỡ,
dính bẩn, nhãn hiệu hàng hóa rõ ràng.
⁎ Bảo quản vắc xin:
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm:
+ Kho chẵn, kho lẻ thuốc được gắn nhiệt kế, ẩm kế tại những vị trí thích hợp.
+ Lập bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của phòngvà nhiệt độ tủ lạnh tối thiểu 2 lần
(sáng, chiều) trong ngày khi nhiệt độ và độ ẩm không đạt yêu cầu cần được điều
chỉnh thích hợp, kịp thời.
+ Thiết bị theo dõi điều kiện nhiệt độ liên tục trong quá trình bảo quản vắc xin
báo động thủ kho vacxin điều chỉnh lại nhiệt độ trong tủ lạnh/ tủ mát.
+ Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chỉnh định kỳ.
Theo dõi hạn dùng thuốc:

27
+ Nhân viên thủ kho chẵn và thủ kho lẻ lập bảng theo dõi hạn dùng thuốc.
+ Định kỳ 3 tháng lập danh sách thuốc cận hạn dùng trước 3-5 tháng báo cáo cho
Trưởng khoa và làm thông tin thuốc cận hạn dùng.
+ Nhân viên thống kê Dược/ Kế toán Dược cũng kiểm tra hạn dùng của thuốc trên
máy để kịp thời báo cáo, xử lý.
+ Theo dõi cảm quan chất lượng, chống thất thoát vắc xin.
+ Mỗi cuối tháng, nhân viên thủ kho kiểm kê hàng hóa đối chiếu giữa sổ sách và
thực tế.
+ Đối với vắc xin không đạt yêu cầu, gặp vấn đề trong quá trình bảo quản: để vào
“khu vực thuốc, vắc xin chờ xử lý”, báo cáo Trưởng khoa và thủ kho phụ trách
giải quyết.
+ Định kỳ tháng, năm kiểm kê tổng tồn kho, thực hiện báo cáo kiểm kê theo quy
định.
Chống nhầm lẫn vắc xin:
+ Kho thuốc, vắc xin có đủ hệ thống chiếu sáng phù hợp đảm bảo thao tác diễn ra
thuận lợi, tránh nhầm lẫn.
+ Khi cấp phát, giao nhận hàng hóa thực hiện tốt 3 kiểm tra 3 đối chiếu.
+ Chú ý những vắc xin có vần gần tương tự thì sắp xếp ở khu vực xa nhau.
⁎ Cấp phát vắc xin
Với nhân viên thủ kho chẵn:
+ Phiếu lĩnh vắc xin hợp lệ.
+ Lấy đúng tên thuốc, đúng hàm lượng, số lượng.
+ Giao hàng cho thủ kho lẻ, ký giao nhận.Phiếu lĩnh thuốc: thủ kho chẵn giữu 1
liên, thủ kho lẻ giữ 1 liên.
Với nhân viên thủ kho lẻ, thủ kho vắc xin: Thực hiện quy trình cấp phát vắc xin từ
kho lẻ nội trú cho khoa Lâm sàng, Cận lâm sàng.
⁎ Kiểm tra, báo cáo:
+ Thường xuyên kiểm tra số lượng, hạn sử dụng, chất lượng hàng hóa.
+ Định kỳ kiểm kê theo quy trình “Kiểm kê đối chiếu, thống kê”: ghi bảng kiểm
hàng, xuất hàng ngày, đối chiếu với thống kê, tìm và phát hiện điều chỉnh các
nguyên nhân sai lệch.

28
+ Mỗi đầu tháng, nhân viên thủ kho chẵn và thủ kho lẻ đối chiếu số liệu tồn kho
và thực tế với nhân viên thống kê Dược/ Kế toán. Nếu khớp sổ sách và thực tế 2
bên cùng ký vào báo cáo tồn kho xác nhận đã đối chiếu.
+ Báo cáo tình trạng sử dụng các vắc xin tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.
- Thuốc các chương trình Y tế Quốc gia:
+ Ampicillin 500mg
+ Vaccin phònh bệnh lao
+ Vaccin ngừa Covid-19
+ Paracetamol 500mg
+ Vaccin viêm gan B
+ Vitamin A 100.000 IU
+ Vitamin A 200.000 IU
˗ Thuốc điều trị AVR: hiện nay bệnh viện không cấp phát
2.2.2 Hoạt động thông tin, tư vấn trong sử dụng thuốc, ADR và báo cáo ADR.
Công tác quản lý dược tại các khoa lâm sàng:
Thông tin giới thiệu thuốc nhằm mục đích đảm bảo thực hiện sử dụng thuốc hợp lý
an toàn và nâng cao chất lượng thông tin tại bệnh viện.
- Nội dung thông tin thuốc:
+ Hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế
+ Chỉ định
+ Chống chỉ định
+ Tác dụng không mong muốn
+ Tương tác thuốc
+ Sử dụng trên đối tượng đặc biệt (trẻ em, người già, suy gan, suy thận, PNCT,
PNCCB)
+ Một số lưu ý đặc biệt của thuốc
- Hình thức thông tin thuốc:
+ Thông tin thuốc chủ động:
* Mẫu thông tin thuốc
* Tập san thông tin thuốc
* Slide báo cáo chủ đề thông tin thuốc

29
* Thông tin thuốc trên web
+ Trả lời câu hỏi thông tin thuốc:
- Quy trình thông tin thuốc:
+ Bước 1: Thu thập thông tin
+ Bước 2: Xử lí thông tin
+ Bước 3: Triển khai thông tin thuốc

Hình 2.6 Mẫu thông tin thuốc

30
Hình 2.7 Thông tin trên trang web

Hình 2.8 Mẫu phiếu trả lời thông tin thuốc

31
- Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc:
+ Tập trung chủ yếu ở 2 quầy cấp phát ngoại trú.
+ Trả lời một số câu hỏi của bệnh nhân.
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc dạng khí dung như bình xịt định liều, cách chia liều
đối với dạng thuốc là siro,...
+ Thông tin cho bệnh nhân một số tác dụng phụ thuòng gặp.
+ Giải thích tầm quan trọng của việc tuân thủ trị liệu, khi nào cần phải gặp bác sĩ
hoặc dược sĩ.
+ Tư vấn về nhận thức của bệnh nhân về tình trạng bệnh và số lượng thuốc được
kê.
+ Sau khi tư vấn, người dược sĩ phải đảm bảo rằng những thông tin mà mình cung
cấp được bệnh nhân tiếp thu đầy đủ.
- Phản ứng có hại ADR:
+ Phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không định trước được và
xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc chữa
bệnh, hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý (WHO 1972).
+ Một số văn bản pháp luật liên quan đến ADR.
+ Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 05/01/2022 về việc ban hành hướng dẫn giám
sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán
bệnh và xử trí phản vệ.
- Quy trình báo cáo ADR tại bệnh viện:

Sơ đồ 3. Quy trình báo cáo ADR tại bệnh viện

32
Phần 3: ĐƠN THUỐC VÀ PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC:
3.1. Thông tin đơn thuốc số 1 Bệnh viện:

Hình 3.1 Đơn thuốc số 1 bệnh viện.


 Thông tin đơn thuốc:
- Giới tính: nữ
- Tuổi: 24 tháng
- Chẩn đoán:
+ Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn khác.
+ Rối loạn của cơ quan tiêu hóa khác đã được phân loại ở nơi khác.
 Phân tích đơn thuốc:
ST Tên thuốc Hoạt chất - Chỉ định Tác dụng Chống chỉ
T Hàm lượng phụ định
1. Cefixime Cefixim 50mg Nhiễm khuẩn Đau bụng, Quá mẫn
50mg đường hô hấp, tiêu chảy, đau Người có
nhiễm khuẩn đầu, chóng tiền sử sốc
đường tiêu hóa mặt phản vệ
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng

33
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
2. Bioflora Saccharomyce Khó tiêu, tiêu Nổi mề đay, Quá mẫn
100mg s boulardii chảy ban đỏ, ngứa Suy giảm
100mg RLTH miễn dịch
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
3. Zinc 10 Kẽm gluconat Cảm lạnh thông Đau đầu, tiêu
10mg thường, bổ sung chảy, miệng có
chế độ ăn uống mùi vị khó
chịu
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
4. Oresol 245 Natri clorid + Bù nước và Quá mẫn,
kali clorid + chất điện giải do suy thận cấp
natricitrat + tiêu chảy, sốt Tắc ruột, liệt
glucose khan cao ruột
520mg +
580mg +
300mg + 2,7g
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
 Tương tác thuốc: không có tương tác nào trong đơn thuốc này (nguồn tra cứu
Medscape và Drugs.com).
 Thông tin tư vấn thuốc:

STT Tên thuốc Thời gian sử dụng thuốc Thời Chỉ Tác
(hoạt chất) Sáng Trưa Chiề Tối gian định điều dụng phụ
u dùng trị có thể
gặp

34
1. Cefixim 1 gói 1 gói Sau Nhiễm Đau
50mg ăn trùng bụng, tiêu
(Cefixim) đường chảy
ruột
2. Bioflora 1 gói 1 gói Sau Rối loạn Ngứa,
100mg ăn tiêu hóa nổi mề
(Saccharomy đay
ces
boulardii)
3. ZINC 10 1 1 Sau Bổ sung Miệng
(Kẽm viên viên ăn chế độ ăn có mùi vị
gluconat) uống khó chịu
4. Oresol 245 Uốn Bù nước
(Natri clorid g mỗi và chất
+ kali clorid lần điện giải
+ natri nitrat tiêu bị mất
+ glucose lỏng
khan)
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
+ Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về chỉ định, liều dùng và cách dùng.
+ Không được tự ý ngưng thuốc.
+ Nếu quên liều hãy bổ sung liều khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thòi gian giãn cách
với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
Không gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
 Liều dùng: hợp lý.
 Kết luận: đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Tài liệu tham khảo:
Cefixim 50mg: Thuốc kháng sinh trị các trường hợp nhiễm khuẩn
(nhathuoclongchau.com.vn)
Bioflora 100mg phòng và điều trị tiêu chảy (Hộp 20 gói)
(nhathuoclongchau.com.vn)

35
Viên nén ZinC 10mg phòng ngừa và điều trị kẽm (10 vỉ x 10 viên) (pharmacity.vn)
Oresol 245 DMC phòng và trị mất điện giải và nước trong tiêu chảy cấp hộp 20 gói
- 05/2024 | nhathuocankhang.com
3.2 Thông tin đơn thuốc số 2 bệnh viện:

Hình 3.2 Đơn thuốc số 2 bệnh viện


 Thông tin đơn thuốc:
- Giới tính: nam
- Tuổi: 07 tuổi
- Chẩn đoán: Hen bậc 2 kiểm soát hoàn toàn.
 Phân tích đơn thuốc:
ST Tên thuốc Hoạt chất - Chỉ định Tác dụng Chống chỉ
T Hàm lượng phụ định
1. Meyerlukast Natri Khò khè, tức Phát ban, run, Mẫn cảm
5 montelukast ngực, ho do đau đầu, buồn PNCTCCB
5mg hen phế quản nôn
Viêm mũi dị Sốt, đau răng,

36
ứng ho
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
 Tương tác thuốc: không có tương tác nào trong đơn thuốc này (nguồn tra cứu
Medscape và Drugs.com)
 Thông tin tư vấn thuốc:
ST Tên thuốc Thời gian sử dụng thuốc Thời Chỉ Tác
T (hoạt chất) Sáng Trưa Chiề Tối gian định điều dụng phụ
u dùng trị có thể
gặp
1. Meyerlukast 1 Sau Khò Sốt, đau
5 (Natri viên ăn khè, ho răng, ho,
montelukast do hen đau đầu.
5mg) phế quản
Viêm
mũi dị
ứng
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
+ Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về chỉ định, liều dùng và cách dùng.
+ Không được tự ý ngưng thuốc.
+ Nếu quên liều hãy bổ sung liều khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thòi gian giãn cách
với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
Không gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
 Liều dùng: hợp lý.
 Kết luận: đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Tài liệu tham khảo:
Thuốc Meyerlukast 5 - Cắt đứt triệu chứng viêm mũi dị ứng
(duocdienvietnam.com)
3.3 Thông tin đơn thuốc số 3 bệnh viện:

37
Hình 3.3 Đơn thuốc số 3 bệnh viện.
 Thông tin đơn thuốc:
- Giới tính: nam
- Tuổi: 07 tuổi
 Phân tích đơn thuốc:
STT Tên thuốc Hoạt chất - Chỉ định Tác dụng Chống chỉ
Hàm lượng phụ định
1. Ocid Omeprazole Loét dạ dày - Nhức đầu, Suy gan, suy
20mg tá tràng buồn nôn, thận
chóng mặt, PNCTCCB
mệt mỏi
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
2. Lipvar 10 Atrovastatin Điều trị rối Tăng đường Bệnh gan
10mg loạn lipid máu huyêt, chảy PNCTCCB
máu cam, đau
đầu, suy
nhược
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng

38
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
3. Maxxneur Pregabalin Rối loạn lo Chóng mặt, Mẫn cảm
o 75mg âu, đau dây buồn ngủ,
thần kinh trung giảm trí nhớ,
ương và ngoại phù ngoại vi
biên
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
 Tương tác thuốc: không có tương tác nào trong đơn thuốc này (nguồn tra cứu
Medscape và Drugs.com)
 Tương tác thuốc - thực phẩm: tránh dùng Pregabalin chung với rượu vì rượu
làm tăng tác dụng của Pregabalin lên thần kinh trung ương.
 Thông tin tư vấn thuốc:
STT Tên thuốc Thời gian sử dụng thuốc Thời Chỉ Tác
(hoạt chất) Sáng Trưa Chiề Tối gian định điều dụng phụ
u dùng trị có thể
gặp
1. Ocid 1 Trướ Loét dạ Nhức
(Omeprazole viên c ăn dày - tá đầu, mệt
20mg) 30 tràng mỏi
phút
2. Lipvar 10 1 Sau Rối loạn Đau đầu,
(Atrovastatin viên ăn lipid máu chóng
10mg) mặt

3. Maxxneuro 1 Sau Đau dây Buồn


(Pregabalin viên ăn thần kinh ngủ, suy
75mg) tọa giảm trí
nhớ
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
+ Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về chỉ định, liều dùng và cách dùng.
+ Không được tự ý ngưng thuốc.

39
+ Nếu quên liều hãy bổ sung liều khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thòi gian giãn cách
với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
Không gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
 Liều dùng: hợp lý.
 Kết luận: đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Tài liệu tham khảo:
Ocid 20mg trị loét tá tràng, loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược (10 vỉ x 10 viên)
- 05/2024 | nhathuocankhang.com
Thuốc Lipvar 10mg giảm cholesterol toàn phần (3vỉ x 10viên)
(nhathuoclongchau.com.vn)
Thuốc điều trị đau thần kinh Maxxneuro 75mg (3 vỉ x 10 viên/hộp) (pharmacity.vn)
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
4.1 Ưu - Nhược điểm của bản thân:
- Ưu điểm:
+ Vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ các anh/chị trong khoa, các bạn trong nhóm.
+ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
+ Biết được cách sắp xếp và lấy thuốc.
+ Học được cách kiểm thuốc và ra toa cho bệnh nhân.
+ Biết lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm từ các anh/chị.
- Nhược điểm:
+ Kiến thức chuyên ngành còn kém.
+ Cần trau dồi thêm khả năng giao tiếp khi làm việc nhóm để đạt hiệu quả hơn.
+ Thiếu tính tập trung trong quá trình thực tập.
4.2 Kết luận:
Sau thời gian 3 tuần đi thực tập tại Bệnh viện Tân Phú, được sự giúp đỡ của nhà
trường và Ban Giám Đốc. Em đã nắm được một số kiến thức thực tế, học được cách
sắp xếp thuốc sao cho hợp lý, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và cách bảo quản thuốc
không bị hư hỏng. Ngoài ra, em có thể vận dụng những kiến thức mình đã học để áp
dụng vào thực tế, em còn được học thêm kỹ năng cấp phát thuốc và hướng dẫn sử
dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng cho người bệnh.

40
Qua đợt thực tập này, em đã hoàn thành tốt và học hỏi thêm được nhiều kinh
nghiệm bổ ích về quản lý thuốc, về chuyên môn nghành Dược, để sau này khi ra
trường em sẽ vận dụng những kinh nghiệm mà mình đã học để đưa vào thực tế.
4.3 Kiến nghị:
Em mong nhà trường sẽ tạo điều kiện, thời gian nhiều hơn để em có nhiều kiến
thức thực tế, trải nghiệm nhiều hơn và tiếp xúc với nhiều môi trường hơn để em có
thêm kinh nghiệm giúp cho em sau này có thể hoàn thành tốt hơn và hoàn thiện hơn.
Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược
bệnh viện:
Thông tư 22/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện mới nhất
(thuvienphapluat.vn)
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016:
Luật Dược 2016 số 105/2016/QH13 mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Dược
Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 quy định về tổ chức và hoạt động
của khoa dược bệnh viện
Thông tư 22/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện mới nhất
(thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong
các cơ sở y tế có giường bệnh.
Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường
bệnh mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động
của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện
Thông tư 21/2013/TT-BYT tổ chức hoạt động Hội đồng Thuốc điều trị bệnh viện
mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 quy định về thuốc và nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

41
Thông tư 20/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật dược 54/2017/NĐ-CP thuốc nguyên
liệu làm thuốc mới nhất (thuvienphapluat.vn)’
- Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 quy định về thực
hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc nguyên
liệu làm thuốc mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư 06/2023/TT-BYT ngày 12/3/2023 sửa đổi Thông tư số 15/2019/TT-
BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Thông tư 06/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2019/TT-BYT đấu thầu thuốc cơ
sở y tế công lập mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 quy định về tổ chức, hoạt động
dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (thay cho thông tư số 31/2012/TT-
BYT).
Nghị định 131/2020/NĐ-CP tổ chức hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám
bệnh chữa bệnh mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về danh mục thuốc hiếm.
Thông tư 26/2019/TT-BYT quy định về Danh mục thuốc hiếm mới nhất
(thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 ban hành danh mục và tỷ lệ, điều
kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh
dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (thay thế TT
30/2018/TT-BYT).
Thông tư 20/2022/TT-BYT danh mục thanh toán thuốc hóa dược được hưởng bảo
hiểm y tế mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 ban hành danh mục thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
bảo hiểm y tế.
Thông tư 05/2015/TT-BYT Danh mục thuốc đông y thuốc từ dược liệu và vị thuốc
y học cổ truyền mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 quy định về tổ chức và hoạt động
của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

42
Thông tư 15/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh
viện mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 hướng dẫn việc quản lý chất
lượng thuốc.
Thông tư 09/2010/TT-BYT hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc
(thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định về đơn thuốc và việc kê
đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
Thông tư 52/2017/TT-BYT đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược sinh phẩm trong
điều trị ngoại trú mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 quy định về kê đơn thuốc cổ
truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với
thuốc hóa dược.
Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc cổ truyền thuốc dược liệu
mới nhất (thuvienphapluat.vn)
- Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 05/01/2022 về việc ban hành “Hướng dẫn giám
sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” (thay thế
QĐ 1088/QĐ-BYT ngày 04/4/2013).
Quyết định 29/QĐ-BYT 2022 giám sát phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở khám
chữa bệnh (thuvienphapluat.vn)
- Thông tư số 36/2018/TT-BYT - Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc.
Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên
liệu làm thuốc - Chi tiết tin tức - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang
(bacgiang.gov.vn)
- Thông tư 15/2019/TT-BYT - Quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công
lập mới nhất (thuvienphapluat.vn)

43
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN

BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC


NHÀ THUỐC THIÊN SƠN

SVTH: NGÔ THỤC TRINH


LỚP: DƯỢC 2 K14
MSSV: 21ACS1D020028
KHÓA: 2021 – 2024
GVHD: NGUYỄN CÔNG HẬU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


CHƯƠNG II. THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC THIÊN SƠN
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1.1 Tên và địa chỉ đơn vị đã thực tập:
- Tên: Nhà thuốc Thiên Sơn.
- Địa chỉ: 1055 Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.

Hình 1.1 Nhà thuốc Thiên Sơn


1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Nhà thuốc được thành lập vào tháng 12 năm 2021.
1.3 Sơ đồ tổ chức nhà thuốc:

44
Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức nhà thuốc
˗ Dược sĩ phụ trách chuyên môn: DS Trương Thị Ngọc Huệ
˗ Dược sĩ tư vấn: DS Lê Thị Thanh Nga
˗ Dược sĩ thực tập:
* TTS. Ngô Thục Trinh
* TTS. Cao Thị Út Trinh
1.4 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của nhà thuốc:
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng
thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có cách tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) và
thực hành tốt nhà thuốc (GPP).
- Thực hiện tốt công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược.
- Đảm bảo cung cấp đủ số lượng thuốc, chất lượng, giá thành hợp lý cho người sử
dụng.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc theo đúng quy định của nhà nước và Bộ y tế.
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng là trên hết.
- Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán
theo đơn.
1.4.2 Phạm vi hoạt động:
Bán lẻ thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm bảo quản điều
kiện thường (có bao gồm thuốc phải kiểm soát đặc biệt: Thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất gây nghiện; Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần;
Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; Thuốc độc; Thuốc trong danh mục thuốc,
dược chất thuộc danh mục bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực).
Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC TÂY THIÊN SƠN:
2.1 Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của nhà thuốc:
2.1.1 Các loại giấy cần có để thành lập một Nhà thuốc đạt chuẩn GPP:
♦ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược:

45
Hình 2.1 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược.
♦ Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP):

46
Hình 2.2 Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP).
♦ Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh:

Hình 2.3 Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh.

47
2.1.2 Cách tổ chức kinh doanh tại một cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP:
- Nhà thuốc nằm ở mặt tiền, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, đông
dân cư, thuận tiện cho việc đi lại, thuận lợi cho việc bán lẻ thuốc.
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp
của ánh sáng mặt trời.
- Tủ thuốc chắc chắn, dễ vệ sinh, có cân sức khỏe và bảng giá theo quy định.
- Có nhiệt ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm
- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý, thuốc kê đơn được trưng
bày và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “ Thuốc kê đơn”.
- Thuốc được sắp xếp theo từng nhóm riêng biệt tránh tình trạng nhầm lẫn.
- Giá được niêm yết trên từng hộp thuốc.
- Mọi hoạt động của nhà thuốc được ghi nhận, lưu trữ và quản lý bằng “phần
mềm quản lý nhà thuốc GPP”, nhờ phần mềm này nhà thuốc có kế hoạch nhập xuất
hợp lý hàng dựa theo danh mục hàng tồn kho.
- Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp đáp ứng quy mô hoạt động.
2.1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP:
- Người phụ trách quản lí chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc:
+ Là Dược sĩ Đại học có chứng chỉ hành nghề Dược theo quy định hiện hành.
+ Đào tạo hướng dẫn nhân viên về chuyên môn cũng như đạo đức hành nghề
Dược.
+ Kiểm soát chất lượng thuốc mua về và bảo quản thuốc tại Nhà thuốc.
+ Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động của nhà thuốc, khi vắng mặt phải có ủy quyền cho nhân
viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định.
+ Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua.
+ Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huống xảy ra.
+ Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật
về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.

48
+ Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối hợp
cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng và
các hoạt động khác.
+ Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của
thuốc.
- Nhân viên nhà thuốc:
+ Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và cập nhật về tiêu chuẩn “Thực hành tốt
cơ sở bán lẻ thuốc”.
+ Thân thiện, tận tình trong trao đổi, tư vấn và bán thuốc cho khách hàng.
+ Trang phục áo blu trắng gọn gàng, sạch sẽ, đeo thẻ ghi rõ tên, chức danh.
+ Có đủ sức khỏe, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
+ Giữ bí mật thông tin người bệnh về bệnh tật hoặc các thông tin người bệnh yêu
cầu.
+ Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan
đến chuyên môn dược.
+ Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
+ Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ phụ trách, tư vấn
cho khách hàng về cách sử dụng thuốc và cách phòng ngừa bệnh, giải đáp mọi thắc
mắc của khách hàng, theo dõi và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của khách hàng.
• Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tủ quầy:
- Khu vực bán thuốc có diện tích tối thiểu là 10m2.
- Tủ quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán và bảo
quản thuốc.
- Nguồn thuốc nhập về phải từ các cơ sở kinh doanh hợp pháp và được phép lưu
hành.
- Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn phải được phân loại riêng biệt theo mỗi kệ
và được sắp xếp theo nhóm dược lí, hoạt chất.
- Các sổ sách giấy tờ, tài liệu chuyên môn phải được bảo quản cẩn thận, phân loại
để trong ngăn tủ riêng.
- Quầy thuốc thiết kế ở vị trí cao ráo, thoáng đãng, sạch sẽ, tránh được những ảnh
hưởng bất lợi từ môi trường như khói bụi, ánh nắng gay gắt, côn trùng....

49
- Sắp xếp, trưng bày thuốc phải ngắn nắp, gọn gàng, có khoa học giúp dễ dàng
quản lý và kiểm tra.
• Tiêu chuẩn bảo quản, sắp xếp, vận hành:
 Sắp xếp thuốc: phân chia theo khu vực
- Theo từng mặt hàng riêng biệt:
+ Dược phẩm
+ Thực phẩm chức năng
+ Thiết bị y tế
- Sắp xếp theo quy chế quy định chuyên môn hiện hành:
+ Khu vực bán thuốc kê đơn
+ Khu vực bán thuốc không kê đơn
+ Trên tủ quầy có dán nhãn
- Sắp xếp trình bày hàng hóa trên các tủ
- Sắp xếp hàng hóa theo tác dụng dược lý
- Sắp xếp đảm bảo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
- Gọn gàng ngay ngắn, có thẩm mỹ, tên các nhãn hàng phải quay ra ngoài
- Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO, FEFO:
+ FIFO: Hàng nhập trước xuất trước
+ FEFO: hàng hết hạn dùng trước xuất trước
 Bảo quản thuốc:
Có đủ thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc bao gồm:
- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng.
- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không
vượt quá 75%. Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có
yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).
- Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc
- Ghi nhãn thuốc đúng quy định.
2.2 Các hoạt động tại nhà thuốc:

50
Theo quy định tại mục III Phụ lục I - 1a ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-
BYT- Quy định về thực hành tốt cơ sở bản lẻ thuốc gồm các hoạt động sau:
- Mua thuốc
- Bán thuốc
- Bảo quản thuốc
2.2.1 Quy trình mua và kiểm nhập thuốc:
 Quy trình mua thuốc:
- Lập kế hoạch mua thuốc: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, đột xuất. Phải căn
cứ vào: danh mục thuốc thiết yếu,lượng hàng tồn trong kho, khả năng tài chính của
công ty, cơ cấu bệnh tật, nhu cầu thị trường.
- Giao dịch mua thuốc:
 Lựa chọn nhà phân phối.
 Lập danh mục các nhà phân phối: số điện thoại ,địa chỉ,...
 Thông tin về sản phẩm do nhà cung cấp giới thiệu.
 Đàm phán, thỏa thuận, kí hợp đồng.
 Lập đơn đặt hàng.
 Gửi đơn hàng: trực tiếp hoặc fax.
 Kiểm nhận hàng.
 Hình thức lưu trữ: SOP này được lưu trong tập hồ sơ “SOP” của công ty.
 Quy trình kiểm nhập thuốc:
- Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ của thuốc: Hóa đơn, chứng từ đầy
đủ, hợp pháp theo đúng các quy chế, quy định hiện hành.
- Kiểm tra cảm quan chất lượng thuốc:
+ Kiểm tra bao bì: Phải còn nguyên vẹn, không móp méo, rách, bẩn.
+ Kiểm tra hạn sử dụng, số kiểm soát, ngày sản xuất.
+ Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và các bao bì bên trong, bao bì trực
tiếp.
+ Kiểm tra chất lượng cảm quan và ghi vào sổ theo dõi.
+ So sánh với các mô tả về cảm quan của nhà sản xuất (nếu có).
+ Nhãn: Đủ, đúng quy chế. Hình ảnh, chữ hay số in trên nhãn rõ ràng, không mờ,
nhòe, tránh hàng giả, hàng nhái.

51
- Nếu thuốc không đạt yêu cầu:
+ Phải để ở khu vực riêng, gắn nhãn hàng chờ xử lý.
+ Khẩn trương báo cho Dược sĩ phụ trách nhà thuốc và bộ phận nhập hàng để kịp
thời trả hoặc đổi cho nhà cung cấp.
- Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc: Kiểm tra về các yêu cầu bảo
quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn.
2.2.2 Bảo quản thuốc theo đúng quy định:
- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
- Danh mục các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt: Do Dược sĩ phụ trách nhà
thuốc lập.
- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
- Thuốc nhập sau được xếp ở trên, thuốc mới về xếp ở dưới.
- Nhiệt độ thường bảo quản trong nhà thuốc không quá 30 độ C và độ ẩm không
được quá 75%.
- Nhà thuốc trang bị máy lạnh, quạt trần để duy trì điều kiện bảo quản, nhiệt ẩm
kế để theo dõi điều kiện bảo quản.
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
- Các thuốc được xếp tránh ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời.
- Các dụng cụ khi nhập về được kiểm tra và giữ nguyên bao đóng gói.
- Đảm bảo nguyên tắc 5 chống:
+ Chống ẩm nóng
+ Chống mối mọt, nấm mốc
+ Chống cháy nổ
+ Chống quá hạn dùng
+ Chống nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát.
2.2.3 Liệt kê các loại sổ sách, quy trình S.O.P có tại cơ sở bán lẻ, cách ghi chép và
lưu trữ:
 Các loại sổ sách:
- Hồ sơ, sổ sách có tại Nhà thuốc.

52
- Có tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế Dược hiện hành để nhân viên
bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
- Các hồ sơ sơ, sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
thuốc, bao gồm:
+ Sổ sách quản lí thuốc tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng và các vấn đề khác liên
quan đến thuốc.
+ Sổ sách dữ liệu lưu trữ liên quan đến bệnh nhân (bệnh nhân có đơn thuốc hoặc
trường hợp đặc biệt).
+ Sổ sách thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc và bảo quản
thuốc.
+ Sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
+ Tài liệu về xây dựng và thực hiện quy trình thao tác chuẩn cho tất cả các hoạt động
chuyên môn để cho toàn thể nhân viên áp dụng.
+ Sổ theo dõi khiếu nại.
+ Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ.
+ Sổ theo dõi vệ sinh nhà thuốc.
 Các quy trình thao tác chuẩn:
Quy trình thao tác chuẩn (S.O.P) là bộ tiêu chuẩn hướng dẫn bằng văn bản. Đây là
hệ thống quy trình được tạo ra nhằm duy trì chất lượng công việc, tránh các sai sót.

Bảng 2. Các quy trình thao tác chuẩn (S.O.P)


Mã số Tên S.O.P

S.O.P 01.GPP Quy trình Soạn thảo và lưu trữ quy trình thao tác chuẩn

S.O.P 02.GPP Quy trình mua thuốc và kiểm tra chất lượng thuốc

S.O.P 03.GPP Quy trình bán thuốc theo đơn


S.O.P 04.GPP Quy trình bán thuốc không kê đơn
S.O.P 05.GPP Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng
S.O.P 06.GPP Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nai hoặc thu
hồi
S.O.P 07.GPP Quy trình đào tạo nhân viên

53
S.O.P 08.GPP Quy trình tư vấn điều trị

S.O.P 09.GPP Vệ sinh nhà thuốc


S.O.P 10.GPP Quy trình ghi chép nhiệt độ và độ ẩm
 Cách ghi chép và lưu trữ:
Ghi chép sổ sách đúng thực tế, đầy đủ:
-
Đối với thuốc nhập: Ghi “Sổ nhập thuốc hàng ngày”: Ghi đủ các cột, mục trong
sổ khi nhập thuốc hàng ngày.

-
Đối với thuốc lưu kho: Ghi “Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ” mô tả chất
lượng, cảm quan.
- Cột “Ghi chú”: Ghi những thông tin cần lưu ý về thuốc, bao gồm cả điều kiện
bảo quản đặc biệt; hoặc khi thuốc có hạn sử dụng ngắn, hướng xử lý các thuốc
không đạt chất lượng...
2.2.4 Một số quy trình:
 Quy trình bán và tư vấn thuốc theo đơn:
- Mục đích: đảm bảo bán thuốc và HDSD thuốc theo đơn hợp lý, an toàn, và
đúng quy chế chuyên môn.
- Phạm vi áp dụng: các mặt hàng có trong danh mục thuốc bán theo đơn.
- Đối tượng thực hiện: Dược sĩ phụ trách kho thuốc và nhân viên bán hàng.
 Quy trình bán và tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn:
- Mục đích: đảm bảo bán thuốc, giới thiệu và tư vấn sử dụng thuốc không bán
theo đơn (thuốc OTC) hợp lý, an toàn và đúng quy chế.
- Phạm vi áp dụng: các thuốc OTC tại nhà thuốc.
- Đối tượng thực hiện: dược sĩ phụ trách nhà thuốc và nhân viên bán hàng.
 Quy trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm:
- Mục đích: hướng dẫn theo dõi, duy trì nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày tại nhà thuốc,
kho thuốc nhằm đảm bảo quy định cho phép trong GPP.
- Phạm vi áp dụng: toàn bộ khu vực tại nhà thuốc, kho thuốc.
- Đối tượng thực hiện: dược sĩ chủ nhà thuốc.
2.2.5 Danh mục thuốc tại Nhà thuốc Thiên Sơn:

54
STT Biệt dược Tên hoạt chất Nồng Dạng Hình ảnh
độ-hàm bào
lượng chế
1. Thuốc ho
1. Ambroxol Ambroxol 30mg Viên
Hydroclorid nang

2. Bisolvon Bromhexin HCl 60ml Siro


uống

3. Acemuc Acetylcystein 100mg Thuốc


bột

4. Pms- Dextromethorpha 15mg Viên


DEXIPHARM n nang

5. Molitoux Eprazinon 50mg Viên


Dihydrochlorid nén

6. Terpincodein-F Terpin hydrat 200mg Viên


Codein 5mg nang

2. Thuốc tiêu hóa


7. Spas-Agi Alverine citrate 40mg Viên
nén

55
8. Omeprazole Omeprazole 20mg Đườn
delyayed-release g uống

9. Gaviscon Alginate 500mg 1g/gói Hỗn


Natri bicarbonate dịch
267mg uống
Calci carbonat
160mg
10. Pantoprazol Pantoprazol 40mg Viên
nén

11. Yumagel Almagat 15ml/gói Đườn


g uống

12. Biolac Lactobacillus 500mg Viên


acidophilus, Tá nén
dược vừa đủ
13. Motilium Domperidone 10mg Viên
nén

14. Phosphalugel Al phosphat thể 20mg Hỗn


keo dịch
uống

3. Thuốc kháng histamin H1


15. Loratadin Loratadin 10mg Viên
nén

56
16. Devomir Cinnarizin 25mg Viên
nén

17. Clorpheniramin Clorpheniramin 4mg Viên


4 maleat nén

18. Cetirizin Cetirizin 10mg Viên


nén

19. Fluzinstad 5 Flunarizin 5mg Viên


nén

4. Thuốc tim mạch - huyết áp


20. Captopril Captopril 25mg Viên
STADA 25mg nén

21. Amlodipin Amlodipin besilat 5mg Viên


nang
cứng

22. Nifedipin Nifenipin 20mg Viên


Hasan 20 Retard nén

5. Thuốc giảm đau - kháng viêm - hạ sốt


23. Panadol Paracetamol 500mg Viên
nén

57
24. Fenaflam Diclofenac kali 25mg Viên
nén

25. Alpha Choay Chymotrypsine 21 Viên


microka nén
tals
26. Aspirin Acid 81mg Viên
acetylsalicylic bao
phin

27. Prednisone Prednisone 5mg Viên


nén

28. Celecoxib Celecoxib 200mg Viên


nén

29. Mobic Meloxicam 15mg Viên


nén

30. Piromax Piroxicam 10mg Viên


nang
cứng

58
31. Dexamethason Dexamethason 0,5mg Viên
TAD nén

6. Thuốc đái tháo đường


32. Glucophace Metformin 500mg Viên
500mg hydrochloride nén

33. Diamicron MR Gliclazide 30mg Viên


nén

34. Galvus Vildagliptin 50mg Viên


nén

7. Thuốc kháng sinh


35. Ampicillin Ampicillin 500mg Viên
nén

36. Cefixim 100mg Cefixim 100mg Thuốc


bột

37. Amoxcillin Amoxcillin 500mg Viên


trihydrat nang

38. Ciprofloxacin Ciprofloxacin 500mg Viên


nén

59
39. Clarithromycin Clarithromycin 500mg Viên
Stada nén bao
phin

40. Ofloxacin Ofloxacin 200mg Viên


nén bao
phin
8. Thuốc trị giun sán
41. Fugaca Mebendazole 500mg Viên
nén

42. Zentel Albendazaol 400mg Viên


nén

9. Thuốc tránh thai


43. Postinor 1 Levonorgestrel 1,5mg Viên
nén

44. Maverlon Desagestrel 0,15mg/ Viên


0,15mg 0,03mg nén
Ethinylestradiol
0,03mg
10. Vitamin và khoáng chất
45. Calcium + D Calcium gluconat 500mg Viên
Vitamin D3 200UI nén

60
46. Enat 400 Vitamin E 400IU Viên
nang
mềm

47. Vitamin B1 Vitamin B1 250mg Viên


nang
cứng

11. Thuốc kháng histamin H2


48. Famotidin 40 Famotidin 40mg Viên
nén

49. Cimetidin Cimetidine 400mg Viên


STADA 400mg nén

50. Ratidin F Ranitidin 300mg Viên


nén bao
phin

12. Thuốc rối loạn lipid huyết


51. Rosuvastatin Rosuvastatin 10mg Viên
STADA 10mg (calci) 10mg nén

52. Vaslor - 40 Atovastatin 40mg Viên


nén

61
Phần 3: ĐƠN THUỐC VÀ PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC:
3.1 Đơn thuốc số 1:

Hình 3.1. Đơn thuốc số 1


 Thông tin đơn thuốc:
- Giới tính: nam
- Tuổi: 84 tuổi
- Chẩn đoán:
+ Rối loạn chức năng tiền đình
+ Loét dạ dày - tá tráng, vị trí không xác định
+ Thiếu Calci do chế độ ăn
 Phân tích đơn thuốc:
ST Tên thuốc Hoạt chất - Liều dùng - Chỉ Tác dụng Chống chỉ
T Hàm lượng định phụ định
1. Gikanin Acetyl leucin Sáng 1 viên, Dị ứng, tiêu Quá mẫn
500mg Chiều 1 viên chảy, buồn nôn
CĐ: Điều trị
chứng chóng mặt
do chấn thương
sau khi phẫu
thuật

62
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
2. Caldihasan Calci Sáng 1 viên, Táo bón, tiêu Sỏi thận,
carbonat + Chiều 1 viên chảy, đau đầu tăng canxi
vitamin D3 CĐ: Loãng máu, tăng
1250mg + xương, còi canxi niệu
125UI/1250m xương, thiếu
g canxi
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
3. Pantoprazol Pantoprazol Sáng 1 viên Mệt mỏi, Quá mẫn
40mg CĐ: Loét dạ dày- chóng mặt,
tá tràng, GERD, buồn nôn
hội chứng
Zollinger-ellison
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
Tương tác thuốc: không có tương tác nào trong đơn thuốc này (nguồn tra cứu
Medscape và Drugs.com)
 Liều dùng: hợp lý.
 Thông tin tư vấn thuốc:
ST Tên thuốc Thời gian sử dụng thuốc Thời Chỉ Tác
T (hoạt chất) Sáng Trưa Chiề Tối gian định điều dụng phụ
u dùng trị có thể
gặp
1. Gikanin 1 1 Sau Điều trị Tiêu
(Acetyl leucin viên viên ăn chứng chảy, dị
500mg) chóng ứng, buồn
mặt do nôn
chấn

63
thương
sau khi
phẫu
thuật
2. Caldihasan 1 1 Sau Loãng Táo bón,
(Calci viên viên ăn xương, tiêu chảy,
carbonat + thiếu đau đầu
vitamin D3 canxi
1250mg +
125UI/1250m
g)
3. Pantoprazol 1 Sau Loét dạ Mệt mỏi,
(Pantoprazol viên ăn dày-tá chóng
40mg ) tràng, mặt
GERD
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
+ Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về chỉ định, liều dùng và cách dùng.
+ Không được tự ý ngưng thuốc.
+ Nếu quên liều hãy bổ sung liều khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thòi gian giãn cách
với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
Không gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
 Kết luận: đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Tài liệu tham khảo:
Gikanin 500mg: Thuốc điều trị chóng mặt do chấn thương, phẫu thuật
(nhathuoclongchau.com.vn)
Thuốc Caldihasan Hasan phòng và trị loãng xương, còi xương
(nhathuoclongchau.com.vn)
Thuốc Pantoprazol 40mg tác dụng phụ là gì? Lưu ý cách dùng
(nhathuoclongchau.com.vn)
3.2 Đơn thuốc số 2:

64
Hình 3.2. Đơn thuốc số 2
 Thông tin đơn thuốc:
- Giới tính: nữ
- Tuổi: 71 tuổi
- Chẩn đoán:
+ Bệnh lý tăng huyết áp
+ Đái tháo đường không phụ thuộc insuline
+ Suy thận mãn tính

 Phân tích đơn thuốc:


ST Tên thuốc Hoạt chất - Liều dùng - Chỉ Tác dụng phụ Chống chỉ
T Hàm lượng định định
1. Furosemid Agifuros 40mg Sáng 1/2 viên RLTH Hôn mê
CĐ: Phù trong Gout gan kèm sơ
suy tim sung gan, vô
huyết, điều trị hỗ niệu, suy
trợ cơn tăng thận
huyết áp

65
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
2. Insulin Mixtard 30 Sáng 12UI - Nổi mề đay, Quá mẫn
người trộn FlexPen + 3 kim Chiều 12UI phản ứng tại
100UI/ml; 3ml (Trước ăn 30p) chỗ tiêm, phù
CĐ: Bệnh tiểu
đường
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
Tương tác thuốc: không có tương tác nào trong đơn thuốc này (nguồn tra cứu
Medscape và Drugs.com)
 Tương tác thuốc - thực phẩm: Rượu có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu của
insulin
 Liều dùng: hợp lý.
 Thông tin tư vấn thuốc:
ST Tên thuốc Thời gian sử dụng thuốc Thời Chỉ Tác
T (hoạt chất) Sáng Trưa Chiề Tối gian định điều dụng phụ
u dùng trị có thể
gặp
1. Furosemid 1/2 Sau Điều trị RLTH
(Agifuros viên ăn hỗ trợ Gout
40mg) cơn tăng
huyết áp
2. Insulin 12UI 12UI Trướ Bệnh Nổi mề
người trộn c ăn tiểu đay, phản
(Mixtard 30 30 đường ứng tại
FlexPen + 3 phút chỗ tiêm,
kim phù
100UI/ml;
3ml)

66
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
+ Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về chỉ định, liều dùng và cách dùng.
+ Không được tự ý ngưng thuốc.
+ Nếu quên liều hãy bổ sung liều khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thòi gian giãn cách
với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
Không gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
 Kết luận: đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Tài liệu tham khảo:
Viên nén Agifuros 40mg điều trị tăng huyết áp, phù phổi cấp, tăng calci huyết (10
vỉ x 25 viên) (pharmacity.vn)
Bút tiêm Mixtard 30 FlexPen 100IU/ml trị tiểu đường (5cây)
(nhathuoclongchau.com.vn)
3.3 Đơn thuốc số 3:

Hình 3.3. Đơn thuốc số 3


 Thông tin đơn thuốc:
- Giới tính: nữ
- Tuổi: 58 tuổi
- Chẩn đoán:
+ Chuột rút và co cứng
+ Hội chứng ống cổ tay

67
 Phân tích đơn thuốc:

ST Tên thuốc Hoạt chất - Liều dùng - Tác dụng phụ Chống chỉ
T Hàm lượng Chỉ định định
1. Vitamin Magnesi-B6 Sáng 1 viên Tiêu chảy, phản Suy thận
B6 + 5mg + 470mg CĐ: Run vô căn, ứng dị ứng nặng
mangnesi viêm đa dây thần Mẫn cảm
lactat kinh
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng
thuốc và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
2. Vitamin Agi-neurin Sáng 1 viên Phản ứng dị ứng U ác tính
B1 + B6 + 125mg + Chiều 1 viên Mẫn cảm
B12 125mg + Điều trị thiếu hụt
125mcg vtm B, thiếu
máu
Đánh giá sơ bộ thuốc với chuẩn đoán: thuốc phù hợp với liều sử dụng, thời gian dùng thuốc
và phù hợp với chuẩn đoán bệnh.
Tương tác thuốc: không có tương tác nào trong đơn thuốc này (nguồn tra cứu
Medscape và Drugs.com)
 Liều dùng: hợp lý.
 Thông tin tư vấn thuốc:
ST Tên thuốc Thời gian sử dụng thuốc Thời Chỉ Tác
T (hoạt chất) Sáng Trưa Chiề Tối gian định điều dụng phụ
u dùng trị có thể
gặp
1. Vitamin B6 1 Sau Run vô Tiêu
+ mangnesi viên ăn căn, viêm chảy,
lactat đa dây phản ứng
(Magnesi-B6 thần kinh dị ứng
5mg +

68
470mg)

2. Vitamin B1 1 1 Sau Điều trị Phản


+ B6 + B12 viên viên ăn thiếu hụt ứng dị
(Agi-neurin vtm B, ứng
125mg + thiếu máu
125mg +
125mcg)
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
+ Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về chỉ định, liều dùng và cách dùng.
+ Không được tự ý ngưng thuốc.
+ Nếu quên liều hãy bổ sung liều khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thòi gian giãn cách
với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
Không gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
 Kết luận: đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Tài liệu tham khảo:
Magnesi B6 470mg (nhathuoclongchau.com.vn)
Thuốc bổ sung vitamin B1, B6, B12 - Agi-neurin | Pharmog
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
4.1 Ưu - Nhược điểm của bản thân:
- Ưu điểm:
+ Biết cách sắp xếp thuốc theo từng nhóm, từng tác dụng.
+ Biết lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.
+ Học được cách bán và nhập thuốc.
+ Niềm nở và hòa nhã với khách hàng.
- Nhược điểm:
+ Kỹ năng giao tiếp còn kém cần học hỏi thêm.
+ Kiến thức chuyên ngành còn nhiều thiếu sót.
4.2 Kết luận:

69
Sau thời gian 3 tuần đi thực tập tại Nhà thuốc Thiên Sơn, được sự giúp đỡ của cô
DS Lê Thị Thanh Nga. Em đã nắm được một số kiến thức thực tế, học được cách
sắp xếp thuốc sao cho hợp lý, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và cách bảo quản thuốc
không bị hư hỏng. Ngoài ra, em có thể vận dụng những kiến thức mình đã học để áp
dụng vào thực tế, em còn được học thêm kỹ năng cấp phát thuốc và hướng dẫn sử
dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng cho người bệnh.
Hiểu được sự quan trọng và cần thiết và lợi ích của việc áp dụng các quy trình thao
tác chuẩn trong GPP vào thực tiễn.
4.3 Kiến nghị:
Tuy nhiên, thời gian thực tập còn ngắn và kiến thức của em còn hạn chế nên em
không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực tập. Em rất mong nhận được
sự thông cảm của cô và mong cô tạo điều kiện cho em thực tập nhiều hơn và cũng
như kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất của một người dược sĩ.
Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Thông tư 14/2018/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 207/2016/TT-BTC quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và
giống cây lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (thuvienphapluat.vn)

70

You might also like