ĐỀ-ÁN-SỰ-KIỆN-TRƯỜNG-HỌC-ĐA-SẮC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


------------------
-------------------------------------------
Hà Nội, ngày tháng năm 2023

ĐỀ ÁN SỰ KIỆN “TRƯỜNG HỌC ĐA SẮC”

1. Lời mở đầu
Vào tháng 6 năm 2023, Quốc hội Việt Nam tán thành sẽ thảo luận cho ý
kiến về Luật Chuyển đổi Giới tính tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 năm 2024. Với
sự kiện ấy như là bước chuyển mình của người chuyển giới nói riêng và sự hiện
diện của cộng động LGBTQ+ nói chung. Chính điều này đã thể hiện rõ nét hơn
về một xã hội ngày càng văn minh và dần chú ý hơn các vấn đề về giới cũng
như quyền cơ bản của con người.
Theo dòng sự kiện thì ở báo cáo nghiên cứu “Có phải bởi vì tôi là LGBTI
2023?” từ Viện iSEE ta biết được: “trường học trở thành nơi người LGBTI có
nhiều trải nghiệm bị kì thị, phân biệt đối xử nhất, từ bạn bè, thầy cô cho đến
nhân viên nhà trường”. Chính những tiền đề đó mà đã đặt ra những vấn đề cần
cởi mở, bàn luận và đưa ra những giải pháp tích cực về các vấn đề xoay quanh
cộng đồng LGBTQ+ trong môi trường giáo dục hơn (bao gồm cả nâng cao nhận
thức về LGBTQ+, chống phân biệt đối xử và đưa ra những giải pháp thiết thực
cho tình trạng phân biệt đối xử).
Từ giá trị cốt lõi “Chuẩn mực, sáng tạo, tiên phong” mà chúng ta luôn
hướng đến trong giáo dục. Cùng với đó còn là cả những kỷ niệm về giá trị sâu
sắc của nghề giáo đọng lại trong trái tim người xem từ sự kiện “Thầy cô chúng
ta đã thay đổi” (VTV7) (chương trình hướng đến những lớp học hạnh phúc,
trường học hạnh phúc) thì nó đã thôi thúc cho những những người làm sự kiện
sáng kiến ra “Trường học đa sắc”. Đây chính là nơi mà những người làm sự
kiện gửi gắm có thể thực hiện đạt được các giá trị mong muốn như đã nêu về

1
các vấn đề LGBTQ+ trong môi trường giáo dục như nâng cao nhận thức, chống
phân biệt đối xử và đưa ra được giải pháp tích cực tạo ra trường học hạnh phúc
hơn.

2. Giới thiệu
“Trường học đa sắc” là chuỗi sự kiện workshop, tọa đàm, tranh biện
cùng một số hoạt động truyền thông về chủ đề “LGBTQ+ trong môi trường giáo
dục - hướng đến trường học hạnh phúc”. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức,
hướng đến các giải pháp tích cực để cải thiện, giải quyết những khó khăn cho
những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến chủ đề.
“Trường học đa sắc” được tổ chức bởi 5U – Debate Club với đơn vị chỉ
đạo, hỗ trợ chuyên môn thực hiện là Khoa Tâm Lý – Giáo Dục , Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội.
“Trường học đa sắc” cam kết không liên quan đến các công tác tư tưởng
chính trị. Được hoạt động tổ chức dựa trên tinh thần lành mạnh, tích cực, văn
minh. Phát triển văn hoá ứng xử đẹp trong môi trường giáo dục và dựa trên sự
giám sát tích cực của các bên tham gia.
“Trường học đa sắc” mong muốn nhận được sự ủng hộ, đóng góp, tích
cực tham gia một cách lành mạnh đến tự các đơn vị liên quan. Đây cũng là cơ
sở, nền tảng để sự kiện có thể thực hiện và đạt được những giá trị xã hội tốt đẹp
mà sự kiện hướng đến.

3. Nội dung sự kiện


3.1. Sự kiện chính
(Người đăng ký tham gia sự kiện khi tham gia đủ ít nhất 3 sự kiện Workshop,
Tọa đàm, buổi Chung kết - Tổng kết toàn sự kiện sẽ được nhận giấy chứng
nhận từ sự kiện “Trường học đa sắc”)
2
a. Workshop “Trường học đa sắc” (Dự kiến tổ chức vào 30 hoặc
01/10/2023) (Kết hợp Khai mạc sự kiện)
Là nơi các diễn giả có chuyên môn chia sẻ kiến thức, cùng người
tham gia bàn luận, giải đáp các thắc mắc về LGBTQ+ từ đó giúp nâng
cao hiểu biết và nhận thức mỗi người (Một số nội dung như LGBTQ+ là
gì, khuôn mẫu định kiến và những áp lực nhóm người này gặp phải, cách
tôn trọng và hỗ trợ nhóm người này,v.v…)
b. Tọa đàm “Trường học đa sắc” (Dự kiến tổ chức vào 30 hoặc
01/10/2023)
Nơi các khách mời là thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
chuyên gia về LGBTQ+ cùng một số khách mời khách mời khác trao đổi
ý kiến, nói chuyện, bàn luận về chủ đề sự kiện (LGBTQ+ trong môi
trường giáo dục - hướng đến trường học hạnh phúc) từ đó đúc kết ra
những giá trị cũng như là giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn đọng
xoay quanh chủ đề.
c. Giải đấu tranh biện “Trường học đa sắc” (Dự kiến tổ chức vào hai
ngày 07/10/2023 và 08/10/2023)
- Giới thiệu: Giải đấu được hợp tác tổ chức trong khuôn khổ sự kiện
“Trường học đa sắc” bởi 3 CLB tranh biện 5U - Debate Club, FTU
Debate Society, CLB Tranh Biện Bách Khoa - BKD với chủ đề cuộc thi
về LGBTQ+ và LGBTQ+ trong môi trường giáo dục. Mọi kiến nghị
dùng cho giải đấu đều sẽ được kiểm duyệt từ đơn vị hướng dẫn và chỉ
đạo là Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Mục đích: Giải đấu mong muốn góp phần thể hiện tiếng nói của sinh
viên về chủ đề cuộc thi. Là nơi giúp người tham gia sự kiện vận dụng
kiến thức đã được tiếp thu sau hai buổi workshop, tọa đàm, cũng như có
những cái nhìn đa chiều, toàn diện, đúng đắn về các vấn đề xoay quanh
chủ đề hơn.

3
- Đối tượng tham dự:
+ Tranh biện viên: Thành viên của 3 CLB tranh biện 5U - Debate Club,
FTU
Debate Society, CLB Tranh Biện Bách Khoa - BKD và những người đăng
ký tham gia sự kiện “Trường học đa sắc”. Đối với tranh biện viên từ người
đăng ký tham gia sự kiện sẽ được làm bài kiểm tra viết từ ban chuyên môn
để chọn ra tranh biện viên thi đấu chính thức.
+ Quan sát viên: Những người đăng ký tham gia sự kiện “Trường học đa
sắc”.
- Số đội tham gia giải đấu: Dự kiến 8 đội đến 12 đội.
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Ngôn ngữ: Tiếng việt.
- Số vòng: 3 vòng bảng, bán kết, chung kết.
- Luật thi đấu: Luật WSDC rút gọn
- Quy trình thời gian dự kiến tổ chức:
+ 07/10/2023: 3 vòng bảng
• Sáng: Vòng bảng 1
• Chiều: Vòng bảng 2,3
+ 08/10/2023:
• Sáng: Bán kết
• Chiều: Chung kết và Tổng kết toàn sự kiện
- Giải thưởng:
 Quán quân: Huy chương vàng, giấy chứng nhận và phần quà từ BTC
và NTT.
 Á quân: Huy chương bạc, giấy chứng nhận và phần quà từ BTC và
NTT.
 Top 3 tranh biện viên xuất sắc nhất: Huy chương, giấy chứng nhận và
phần quà từ BTC và NTT.

4
3.2. Sự kiện truyền thông
a. Đăng bài truyền thông: Gồm bài truyền thông cho sự kiện và các bài
viết chuyên môn liên quan đến chủ đề.
b. Truyền thông offline
Làm bàn truyền thông giới thiệu về sự kiện “Trường học đa sắc”
 Các đồ vật có trong bàn truyền thông
- Poster về sự kiện.
- Hashtag liên quan đến sự kiện.
- Standee của sự kiện.
- Quà tặng cho người tiếp cận thông tin (bút, bánh kẹo,v.v…)
- Bàn
- Ghế
- Khăn trải bàn
 Cách thức tổ chức truyền thông
- Đặt bàn truyền thông trước hội trường 11-10 Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
- Phát poster về giải đấu và tranh biện.
- Người trực bàn truyền thông giới thiệu và giải đáp thắc mắc về giải
đấu và tranh biện.
- Các hoạt động check in tại bàn truyền thông và tổ chức tặng quà cho
người tham gia liên quan.
 Thời gian tổ chức
Đặt bàn truyền thông trong 2 ngày: 21/09/2023 và 22/09/2023.

3.3. Giải thích ý nghĩa nội dung sự kiện hướng đến

5
Có thể nói Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là nơi đào tạo giáo viên và
nguồn nhân lực giáo dục tiêu biểu hàng đầu của cả nước. Với việc nâng cao
nhận thức cho sinh viên cũng như nhóm đối tượng này qua sự kiện là vô cùng
quan trọng, từ đó có tác động rộng lớn hơn khi các bạn là những người thầy cô
giáo tương lai đi giảng dạy, dẫn dắt các thế hệ sau này. Khi có đủ nhận thức, kỹ
năng ứng phó tình huống phân biệt đối xử, cùng cả những góc nhìn nhận vấn đề
đúng đắn thì những người làm sự kiện tin rằng từ hành động nhỏ bé của mình
nhưng sẽ có những tác động lớn lan tỏa hơn, tạo nên được một môi trường giáo
dục lành mạnh, hướng đến trường học hạnh phúc hơn.
Ngoài ra sự kiện cũng mong muốn lan tỏa giá trị đến tất cả mọi người,
kéo dần khoảng cách mọi người lại với nhau từ đó hiểu nhau hơn. Đây cũng là
tiền đề tốt và đáng suy ngẫm, tạo lên linh hồn sự kiện. Bởi ngoài nội dung, thì
chính những người tham gia, chính thái độ của họ dành cho sự kiện sẽ là điều
thành công nhất mà sự kiện mang lại. Nó thể hiện sự mở lòng đón nhận tích cực
của mọi người, hoặc ít nhất là sự quan tâm tò mò của mọi người từ đó là chìa
khóa mở ra cánh cửa giá trị tốt đẹp mà sự kiện hướng tới: “hướng đến trường
học hạnh phúc” qua vấn đề LGBTQ+ trong môi trường giáo dục.
Ở Workshop sẽ là nơi giúp cho người tham gia có thêm các kiến thức cần
thiết về chủ đề từ đó nâng cao nhận thức đúng đắn và kỹ năng cho bản thân. Về
Tọa đàm thì là nơi các chuyên gia bàn luận từ đó đưa ra được những góc nhìn
mới, giải pháp thiết thực hơn, qua đó cũng giúp người tham gia có cái nhìn sâu
sắc và thấu hiểu về vấn đề toàn diện hơn. Cuối cùng là về tranh biện thì như là
một sân chơi, cũng là để người tham gia có cơ hội thực hành bàn luận, tranh
luận về kiến thức từ đó gián tiếp tiếp thu kỹ năng cũng như vấn đề.

Người làm đề án Duyệt đề án

You might also like