Văn học hiện đại (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

1.

Nguyên nhân xuất hiện phong trào Thơ mới 1932-1945


Khái niệm Thơ mới Là tên gọi của một phong trào thơ ca, phần lớn mang màu sắc lãng mạn trong văn
học hợp pháp VN, thể hiện tiếng nói cá nhân của tầng lớp TTS, ra đời vào những năm 1932 - 1933,
chấm dứt khi CMT8 bùng nổ.
Nguyên nhân xuất hiện phong trào Thơ mới?
Cuộc bình định của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã làm xã hội
Việt Nam biến đổi sâu sắc trên các phương diện: chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, văn
học... Nhiều giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp tư sản, vô sản, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, thị dân...
ra đời, cùng với nó là sự hiện diện của những tư tưởng, tình cảm đậm tính cá nhân, cá thể.
- Nhu cầu khẳng định cái "tôi" của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản
Sự ra đời của một lớp nhà thơ mới và ảnh hưởng của làn gió văn hóa phương Tây đặt ra nhu cầu bức
thiết phải thay đổi thơ ca, thay đổi phương tiện trực tiếp biểu hiện tư tưởng, tình cảm trong thơ. Thi sĩ
hồ hởi đón nhận làn gió mới ấy như một sự tự giải thoát. Lần đầu tiên, ý thức cá nhân, những quan
điểm, khuynh hướng thẩm mỹ, xúc cảm cá nhân đi vào thơ ca với tư cách là nhân tố trung tâm. Nghệ
sĩ mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, khẳng định vai trò cá nhân của con người, coi những vấn
đề của con người cá nhân là một trong những đề tài, đối tượng thẩm mỹ của quá trình sáng tạo thơ ca.
- Những biến động dữ dội của xã hội (cuộc khủng bố trắng của thực dân và tay sai khiến không
khí xã hội trở nên ngột ngạt, tầng lớp tiểu tư sản quay sang làm "cách mạng bằng văn hoa" và
thoát ly thực tại...)
Ra đời trong lòng chế độ thực dân nửa phong kiến, trong hoàn cảnh đất nước chịu cảnh nô lệ, Thơ
mới chán ghét cái xã hội kim tiền ô trọc, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc nhưng cũng không dám đến
với cách mạng. Chỗ đứng vốn chông chênh, các nhà Thơ mới lại chịu tác động của nhiều luồng gió
các phương thổi về nên tư tưởng, tình cảm của họ nhìn chung khá phức tạp.
Con đường phát triển của Thơ mới chính là quá trình tự khẳng định, tìm cách thể hiện mình của cái tôi
tiểu tư sản trong bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể của đất nước ta ở những năm đó.
-Do yêu cầu của việc đổi mới thơ ca dân tộc (yêu cầu đổi mới nội.và hình thức thơ ca...)
Sau khoa thi cuối cùng năm 1918, việc đào tạo tầng lớp trí thức Hán học chấm dứt; lực lượng sáng tác
văn học viết bằng chữ Hán Nôm ngày càng ít đi. Thay vào đó, việc thi bằng chữ Quốc ngữ và chữ
Pháp ngày càng được mở rộng, dần hình thành tầng lớp trí thức Tây học. Từ tầng trí thức này, xuất
hiện những người chuyên viết văn, làm thơ. Chữ Quốc ngữ dần thay thế chữ Hán Nôm trong các văn
bản ấn hành lúc bấy giờ. Ảnh hưởng của phương Tây, chủ yếu là ảnh hưởng của văn học Pháp ngày
càng tăng. Cuộc vận động truyền bá chữ Quốc ngữ và sự ra đời của báo chí, nhà xuất bản, sự hình
thành công chúng văn học ở thành thị thúc đẩy sự hình thành nhiều thể loại văn học mới, trong đó có
Thơ mới.
- Các giá trị nổi bật của VHHTPP VN
- Về nội dung: VHHTPP VN chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
+ Giá trị hiện thực: phơi bày mặt trái, những ung nhọt của XH TD nửa PK với cái nhìn khách quan,
chân thực.
Bộ mặt bỉ ổi của giai cấp thống trị
Đời sống cơ cực, cùng đường của mọi tầng lớp ND đi vào các TP một cách sinh động.
→ VHHTPP đã "lập hồ sơ" kết tội XH cũ bằng những chứng cứ hùng hồn, xác đáng.
+ Giá trị nhân đạo: sự cảm thông với con người nhỏ bé, bất hạnh, đấu tranh cho quyền lợi của họ...
niềm tin vào tương lai tươi sáng
- Về nghệ thuật:
+ Làm phong phú bức tranh thể loại, đưa nhiều thể loại VX lên đỉnh cao:phóng sự, truyện ngắn, tiểu
thuyết
+Ngôn ngữ tiếng Việt được hiện đại hóa một cách nhanh chóng
2. Nam Cao
Nhà thơ Lê Đạt đã từng phát biểu: "Mỗi công dân có một dạng vân tay: Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có
một dạng vân chữ không trộn lẫn".
sinh Năm 1970 một gia đình trung nông đông con ở Làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, Hà Nam
- Buổi đầu Nam Cao làm một số thơ lãng mạng và viết những truyện tình thơ mộng
- Nam Cao là người có trách nhiệm về ngòi bút của minh. Suốt cuộc đời lao động văn chương ông
luôn suy nghĩ “Sống và viết”. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng tám: Xã hội nông thôn,
Tri thức tiểu tư sản.Sáng tác của Nam Cao sau cách mạng tháng tám. Dùng ngòi bút văn xuôi phục vụ
kháng chiến. Ổng trở thành “nhà văn chiến sĩ”.Truyện ngắn, nhật kí, văn xuôi phục vụ Cách Mạng, và
ông hi sinh trên đường vào chiến trường
-Về quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống nghệ thuật
Ông quan niệm dứt khoát: phải đặt cuộc sống cao hơn
Trăng sáng, Đời thừa: có thể xem là bản tuyên ngôn đanh thép về "nghệ thuật vị nhân sinh"
Nhà văn phải: "đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời"
Nhà văn phải dũng cảm đặt bàn viết ở giữ cuộc đời "giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo
xéo đòi nợ ngoài đầu xóm"
NC kịch liệt phê phán thứ văn học xa lạ với cuộc sống, quay lưng với quần chúng đông đảo: "thứ văn
chương của bọn nhàn rỗi quá"
- Về vai trò, trách nhiệm của nhà văn trong xã hội
NC dùng ngòi bút để phục vụ quần chúng nghèo khổ
Nhân vật Hộ (Đời thừa) tiêu biểu cho quan điểm này: Hộ từng coi "nghệ thuật là tất cả", nhưng vì
hạnh phúc người khác, Hộ hy sinh "giấc mộng văn chương" để "giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai của
mình"
Sau CM, NC hăm hở lao vào mọi công tác CM mà không hề băn khoăn về vấn đề "nghệ thuật và
tuyên truyền": viết truyện, kịch, ca dao, hò, vè...
- Bi kịch "vỡ mộng" trong đề tài TTS
Đề tài tiểu tư sản
3.1.1. Truyện ngắn
- Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám tập trung viết về tầng lớp tiểu tư sản nghèo, nhất
là TTS trí thức
- Ông đi giải phẫu những bi kịch nội tâm với những cuộc đầu tranh giằng xé và cố gắng tìm cách lý
giải những nguyên nhân ẩn chứa đằng sau tấn bi kịch đó
+ Bi kịch "vỡ mộng" gắn với cuộc đấu tranh chống lại sự thèm khát CS giàu sang TS
+VD: nhân vật Lưu (Truyện tình)
Anh chàng Lưu|trong Truyện tình đã bỏ cả nghỉ hè,bỏ cả người mẹ ở quê đang trông đợi từng ngày để
chạy theo những lời hẹn rất vu vơ của một cô Kha lẳng lơ và ích kỉ. Kha biết cách để phỉnh phờ, lừa
dối Lưu vì cô ta biết Lưu đang rất say mê mình. Còn chàng học sinh này thì cứ tự lừa dối mình theo
cái logic đầy nguy biện của những kẻ si tình. Anh ta ở lại để chăm sóc con sáo yêu của Kha cho cô ta
yên tâm đi nghỉ mát ở Sầm Sơn. Kết cục Lưu đã phải trả giá đắt cho ảo tưởng của mình, đã rơi vào
tình thế bi kịch: em chết mà không được gặp anh, Kha thì trơ tráo đưa cho anh ta xem bức ảnh cô ta
chụp chung (chỉ mặc quần áo tắm) với nhân tình ngoài bãi biển. Bài học đối với anh chàng Lưu thật
thấm thía bởi vì những cô gái như Kha không bao giờ thật lòng, không bao giờ đem hạnh phúc đến
cho anh..
Hài (Quên điều độ)
Chàng tiểu tư sản Hài trong Quên điều độ cũng ngậm ngùi chua xót, cũng bị hụt hẫng bởi ảo tưởng,
nhược điểm của chính mình. “Hắn chỉ chữa bệnh bằng nghệ sống, bằng nước rau má tía, bằng nước
tiểu trẻ con” .Anh ta đang sống một cách yên ổn trong sự "điều độ" thì bỗng một hôm gặp lại Thư,
một người bạn cũ nay đã trở nên hết sức giàu có. Vài bữa nhậu sang trọng, một buổi đi xem hát ở xóm
cô đầu cùng Thư, cái vẻ ngoài hết sức hào phóng của kẻ có tiền đã khiến Hài có lúc muốn đánh mất
mình. Anh ta đã buông thả theo bạn, tập theo những cử chỉ ngạo mạn của kẻ có tiền.Nhưng rồi sau vài
lần tiếp xúc, người bạn bỏ rơi anh ta cũng đột ngột, nhanh chóng như lúc gặp mặt. Hài lại bị đẩy về
cái cuộc sống xo ro, tội nghiệp cũ với một chút xót xa, hối hận trong lòng.
BK "Vỡ mộng" còn gắn với sự mâu thuẫn giữa khát vọng lớn lao của người TTS với hoàn cảnh
XH bi đát khiến họ không thực hiện được những khát vọng
VD: Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa)...
Phần lớn các nhân vật trí thức tiểu tư sản của ông là con người có tài năng, có nhân cách, ấp ủ
những hoài bão, dự định lớn lao (nhất là về sáng tạo nghệ thuật) nhưng rồi cứ bị cuộc sống áo cơm ghì
sát đất, không sao cất cánh tâm hồn lên nổi. Đó quả là những kẻ "tài cao, phận thấp, chí khí uất", cứ
khổ sở vì chuyện miếng cơm manh áo, vì tình trạng "sống mòn" trong cảnh "đời thừa". Ngòi bút Nam
Cao đã diễn tả thấm thía những nỗi đau âm thầm mà dai dẳng, nhiều khi giằng xé đến chảy máu trong
cõi lòng người trí thức tiểu tư sản. Hộ (Đời thừa)/là một nhà Vật Điền văn có tài và đầy tâm huyết với
nghề nghiệp. Đối với anh, nghề văn thật trong Trăng sự là một nghề cao đẹp trong đời, có tác dụng
phụng sự nhân loại, có vị cho những điều cao quý. Lí tưởng nghệ thuật của Hộ thấm đậm tinh thần
nhân đạo, gắn liền với sự khai phá, tìm tòi "những nguồn chưa ai khơi" trong hiện thực đời sống và
trong lòng người. Trong niềm say mê trong trẻo, mãnh liệt, Hộ ôm ấp dự định thật lớn lao, khao khát
viết ra "một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời", "được dịch ra mọi thứ
tiếng trên hoàn cầu"... Vậy nhưng tất cả những mong muốn, suy tưởng đều rất chân chính đẹp đẽ của
Hộ đều tan biến đi như bong bóng xà phòng khi chạm phải cái thực tế hàng ngày nghiệt ngã. Bi kịch
bắt đầu nảy sinh khi Hộ ghép cuộc đời Từ vào cuộc đời mình, khi có cả gia đình phải chăm lo. Làm
sao Hộ có thể thực hiện nổi cái mộng văn chương khi đem tình thương ra cửu mang Từ, khi phải gánh
trên đôi vai vốn gầy guộc, ốm o cả một gia đình túng thiếu, nheo nhóc. "Còn gì đau đớn hơn cho một
kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cáo giá trị đời sống của mình mà kết cục chẳng làm được cái gì,
chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?" Từ mâu thuẫn giữa mong muốn bên trong với cái thực tế bên ngoài
đã trở thành quen thuộc, phổ biến này, thành công nổi bật của Đời thừa chính ở chỗ đi sâu diễn tả sự
giằng xé giữa hai con người trong một con người. Trong Hộ luôn đồng thời tồn tại con người gánh vác
trách nhiệm gia đình và con người theo đuổi những hoài bão đẹp khi sáng tạo nghệ thuật. Hai con
người ấy không chấp nhận nhau mà cũng không thể loại trừ nhau. Nếu để làm một nghệ sĩ chân chính,
phụng sự lí tưởng nghệ thuật thì Hộ phải bỏ mặc, thậm chí tàn nhẫn với vợ con.Chỉ thế mới có thời
gian, tâm sức mà đọc, mà nghiền ngẫm. Ngược lại, nếu lo lắng cho trách nhiệm gánh vác gia đình,
nếu nhằm kiếm tiền để sinh sống thì Hộ phải hi sinh cái hoài bão, lí tưởng kia, phải viết vội, viết ẩu
những tác phẩm tầm thường, nhạt nhẽo mà chính mình tự cảm thấy xấu hổ. Nỗi đau xót chính ở chỗ
Hộ không thể thanh thản mà chọn lấy một trong hai con đường: hi sinh vì nghệ thuật để làm một
người chồng, người cha tốt hoặc vì cái đẹp của nghệ thuật mà hi sinh phần con người thường ngày,
con người trách nhiệm. Đã từng cưu mang Từ bằng tình thương, Hộ không thể vi phạm cái tiêu chuẩn
sống nhân lối sống đạo "kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình" khi viết những cái
vô vị, nhạt nhẽo, Hộ cũng chẳng thể nguội lạnh tĩnh thần cái mộng văn chương chân chính kia. Tự
chửi rồi vẫn cứ phải viết. Viết ra rồi lại tự xỉ vả, dằn vặt. Cứ thế, Hộ mãi luần quần trong cái vòng bế
tắc, trong nỗi đau tinh thần u uất không thể nào thoát nổi. Chính điều này mới tạo nên tính dai dẳng,
chua xót của tấn bi kịch, tạo nên chứng u uất triền miên ở Hộ. Cũng như nhiều tác phẩm khác của
Nam Cao, Đời thừa diễn tả thấm thía nỗi đau của những con người muốn sống cuộc sống có ý nghĩa,
khát khao sáng tạo, muốn cống hiến cho cuộc đời nhưng lại phải sông như "một kẻ vô ích, một người
thừa"'. Những tác phẩm này cất lên lời tố cáo cái thực tế xã hội nghiệt ngã bóp chết tài năng, ước mơ
cao đẹp của con người, cất lên lời đòi hỏi cho quyền sông, quyền sáng tạo chân chính của người tr
Nguyên tên Sông môn là sông mă nói, ep buộc phải sống
Diễn tả bi kịch "chết mòn) về mặt tinh thần của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ,
cuốn tiểu thuyết mang tính chất tự truyện Sống mòn có thể xem là bản tổng kết khá sâu sắc của Nam
Cao. Tác phẩm này được viết vào khoảng 1943 - 1944 (xong tháng 10 - 1944). Thứ (nhân vật mang
hình bóng của Nam Cao) khao khát một cuộc sống hữu ích. Anh mong muốn được sống cho ra con
người, được phát huy tận độ những khả năng trong mình, "mỗi người chết đi phải để lại chút gì cho
nhân loại". Thế nhưng xã hội xấu xa, cuộc sống tù túng khiến người trí thức có nhân cách ấy ngày
càng bế tắc, chán chường. Thứ khinh bỉ, chế giểu lối tính toán nhỏ nhen, cách sống thực dụng của
Oanh, của San. Nhưng có những lúc chính Thứ cũng không tránh nổi những điều mà anh cho là nhỏ
nhen, ti tiện. Anh cay đắng nhận ra điều ấy rồi tự xót xa, tự sợ mình. Con người ta lắm khi đã chết
ngay trong lúc đang sống! Sống mòn đã diễn tả thành công một nhịp điệu sống đơn điệu, buồn tẻ
trong một môi trường ứ đọng, trì trệ, đã tạo nên một không gian nghệ thuật khá đặc biệt. Ở đó, người
trí thức chống đỡ mệt mỏi với hoàn cảnh và cứ cảm thấy cuộc sống"mốc lên, rỉ ra, mục ra không lối
thoát".
"Tài cao, phận thấp, chí khí uất" (Tản Đà) - nhiều nhân vật trí thức tiểu tử sản của Nam Cao
gợi ở người đọc cảm nhận ấy.

Nhân vật Điền ở tác phẩm Giăng sáng - một trí thức nghèo đang thất nghiệp, Điền ôm một giấc mộng
văn chương rất lớn nhưng chưa có điều kiện biến giấc mộng thành hiện thực. Anh muốn mình sẽ trở
thành văn sĩ nổi tiếng, viết ra những tác phẩm lời phải đẹp, ý phải thanh cao, khơi nguồn cho những
tình cảm đầy thơ mộng. Nhưng thực tế hoàn cảnh gia đình của anh là vợ yếu, con đau, hết tiền, hết gạo.
Anh nhận ra tất cả những điều mình mong muốn chỉ là như nhiễm vô vì trước thực tại này. Đã vậy,
cuộc sống vật chất túng quẫn đang ngày càng ràng buộc, khiến con người anh trở nên tầm thường bởi
những tính tồn vụn vặt, nhỏ nhoi.”Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không được đi học. Mà cũng
không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục.” “ Sáng hôm sau, Điền ngồi viết.
Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của
một người láng giềng ban đêm mất gà.”

Loại truyện này có chiều sâu tố cáo, phê phán XH sâu sắc. Nó chỉ ra rằng:

+ Những con người TTS nói trên lẽ ra phải có CS hạnh phúc, ấm no nhưng XH cũ đã đẩy họ
vào CS nghèo khổ, đã giết chết mọi ước mơ tốt đẹp, dồn họ vào BK triền miên không lối thoát.
+ Loại truyện này còn soi rọi vào đáy tâm hồn người TTS trí thức, giúp họ nhận ra những thói
xấu của giai cấp mình (Hộ Đời thừa)
- Sống mòn: Tư tưởng chủ đề, thế giới nhân vật, nghệ thuật
Tiểu thuyết Sống mòn
"Sống mòn" nhưng bản thảo nguyên có tên "Chết mòn" viết xong cuối năm 1944, nhưng bản thảo sau
khi bán bản quyền cho nhà xuất bản bị vứt lay lứt không được in mãi năm 1956, "Sống mòn" mới
được ra mắt độc giả lần đầu tiên.chết mòn là cái chết đã chấp nhận rồi.Sống mòn là sống mòn nỏi, ép
buộc phải sống
- Tư tưởng chủ đề của TT Sống mòn
+Thể hiện quan niệm của NC về vẫn để sống - chất về mặt tinh thần, là ý nghĩa tồn tại của con người,
một vấn đề cơ bản của nhân sinh quan
+Phơi bày một thế giới nhân vật TTS đang chất mòn về tinh thần, vừa đúc rút được vấn đề nhân sinh
cuộc đời của các thầy cô giáo ở ngôi trường đang mốc lên, rỉ ra, mòn ra…con người đối xử với nhau
trở nên giả dối, xấu xa, tàn nhẫn. Mọi ước mơ, khât vọng bị vùi dập, mơ ước muốn đổi thay đều vùi
đập.
+ Bi kịch tăng lên khi họ (trừ Thứ) không ý thức được tính chất "sống mòn” của mình
-Thế giới nhân vật của Sống mòn: Oanh, San, vợ chồng ông Học, Thứ
- Vài nét về nghệ thuật của Sống mòn
+ Kết cấu tâm lý, đi sâu vào những giằng xé, dẫn vặt, thay đổi trong thế giới nội tâm của nhân vật Thứ
(kết cấu tâm lý điển hình, đào sâu vào thế giới nội tâm cảu con người)
+ NC đưa vào những chi tiết đời thường, vụn vặt: kèn cựa, ăn uống, ghen tuông, ngoại tình... từ đó
Nam Cao đã khái quát thành những vấn đề xã hội, nhân sinh sâu sắc.
+ Cách kể chuyện từ ngôi thứ ba tạo sự khách quan (người kể chuyện thường gọi nhân vật là "y",
"hắn"...) tạo nên sự hòa quyện của ngôn ngữ đa thanh mới mẻ.

Tư tưởng chủ đề của “Sống mòn” rất cụ thể. Thể hiện quan niệm của Nam Cao về vấn đề sống
chết về mặt tinh thần, là vấn đề tồn tại của con người, một vấn đề cơ bản của nhân sinh quan. Phơi
bày một thế giới tiểu tư sản đang chết mòn về tinh thần, vừa đúc, rút được vấn đề nhân sinh sâu sắc:
cuộc đời của các thầy cô giáo ở ngôi trường đang mốc lên, rỉ ra, mòn ra…Con người đối xử với nhau
trở nên giả dối, xấu xa, tàn nhẫn. Mọi ước mơ, khát vọng đều bị vùi dập. Bi kịch tăng lên khi mà họ
(trừ Thứ) không ý thức được tính chất ‘sống mòn’ của mình. ‘Sống mòn diễn tả thành công một nhịp
điệu sống đơn điệu, buồn tẻ trong một môi trường ứ đọng, trì trệ.

Có thể hiểu, “cái chết mòn về tinh thần” mà Nam Cao đặt ra đó chính là khi con người ta sống
mà đánh mất đi bản thân, phẩm chất đạo đức vốn có của mình, Nam Cao vẽ nên bi kịch của Thứ, từ
một người thầy đầy lý tưởng, muốn sống có ích cho xã hội lại bị tống về xó nhà về quê ăn bám vợ, trở
nên ích kỉ, nhỏ nhen, sĩ diện hão; từ một người muốn lấy tình thương để đối xử với người khác, lại có
lúc mong người bạn - người anh họ của mình chết để được cả cái trường y đang dạy. Chứng kiến cảnh
người ta nói vợ San ngoại tình, lòng Thứ cảm thấy hả hê. Từ người mang lý tưởng cao đẹp, anh ta trở
thành một nhà giáo lù rù, xo xúi, an phận. Những ước mơ cao rộng của y dần dần vụt tắt, mọi suy tính
của y không vượt qua nổi vòng vây áo cơm cứ thít chặt quanh cái gia đình lớn bé của anh - nơi một
cái làng quê, xóm nhỏ ngoại ô, “kiếp chúng mình tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, chật hẹp, bần tiện
thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí…Như vậy thì sống làm gì cho cực?”

Đó là hình ảnh một con người tri thức bị bào mòn dần về nhân cách và tinh thần, họ như đang
chết mòn trong cái cuộc sống chật hẹp khốn khổ không thể thực hiện được chí hướng của chính mình.

Thế giới nhân vật trong “Sống mòn” là những con người lao động, tầng lớp tiểu tư sản trí thức
nghèo. Nhân vật được Nam Cao đặt trong những xung đột được triển khai trên nhiều bình diện, từ đó
tính cách và bản chất của họ được hình thành, phát triển, như Thứ, Oanh, San, Đích, vợ chồng ông
Học, Mô.

Thứ (nhân vật mang hình bóng Nam Cao) khao khát một cuộc sống hữu ích. Anh mong muốn
được sống cho ra một con người, được phát huy tận độ những khả năng trong mình, “mỗi người chết
đi phải để lại chút gì cho nhân loại”. Thế nhưng xã hội xấu xa, cuộc sống tù túng khiến người tri thức
có nhân cách ấy ngày càng bế tắc, chán chường. Thứ khinh bỉ, chế giễu lối tính cách nhỏ nhen của
Oanh, của San. Nhưng cũng có lúc Thứ nhận thấy mình không khác gì họ. Anh cay đắng nhận ra điều
ấy rồi xót xa, sợ mình. Con người ta lắm khi đã chết ngay trong lúc đang sống!

Oanh, ngoài mặt tỏ vẻ đồng cảm, thương xót cho số phận của hai người bạn đồng nghiệp nhưng
ngày ngày bớt xén từng bữa ăn của họ, thậm chí trả lương không xứng với công sức mà hai người bạn
bỏ ra. Bản chất, tính chất giả nhân giả nghĩa của Oanh hiện ra cụ thể hơn qua thái độ, cách ứng xử của
thị. Đích, chồng của San, luôn cho rằng vợ mình không chung thuỷ,..

Luôn song hành cùng Thứ là Mô, gia đình ông Học, anh xe…Tất cả họ đều sống vất vả ngày
đêm làm việc mong kiếm miếng ăn đủ no. Mỗ - đứa lon ton của trường, khi Thứ rộng rãi với mình, y
hay nói xấu tính bủn xỉn của Oanh, nhưng khi Thứ túng thiếu phải tính toán hơn thì y lại tỏ vẻ khinh
khinh… Ông bà Học với nghề đậu phụ, họ có một máu ấm với hạnh phúc đơn sơ cũng những tiếng
cười trẻ thơ, của bà vợ khi nghe ông Học thổi kèn Tàu để giải trí.
Ngoài ra còn thấp thoáng hình ảnh của những người phụ nữ với nhiều tính cách đa dạng: người
thì cam chịu cuộc sống hiện tại như vợ Thứ, bà Học, Hà; người thì muốn chạy theo những gì có lợi
cho bản thân như vợ anh xe, vợ San… Nhưng dù có theo cách nào đi nữa, những người phụ nữ ấy
cũng chỉ mong mình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong cảnh nghèo khó.

Không chỉ nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm ‘Sống mòn’ cũng được Nam Cao thể hiện đặc
sắc. Từ kết cấu tâm lý, những chi tiết đời thường cho đến cách kể chuyện, đều được Nam Cao sử dụng
rất tài tình.

Kết câu tâm lý trong tác phẩm ‘Sống mòn’ đi sâu vào những giằng xé, dằn vặt, thay đổi trong thế
giới nội tâm của nhân vật Thứ, là kết cấu tâm lý điển hình, đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.
Thông qua những ngờ vực, tự thú, tự lên án và tự vượt mình để hướng tới cuộc sống xứng đáng cho
con người thật sự là con người hơn. Nhân vật tự độc thoại với bản thân, chỉ dám nghĩ chứ không dám
bộc lộ ra cho người khác thấy “y chỉ nghĩ rằng: mình ở chung với những người nhỏ nhen lắm, tất có
ngày cũng đến thành nhỏ nhen như họ thôi”. Với Thứ, Nam Cao đã góp phần làm phong phú thêm
nhân vật điển hình của văn học hiện thực, nổi bật ở đây là tầng lớp tri thức nghèo.

Nam Cao đưa vào những chi tiết đời thường, vụn vặt, đó là chuyện ghen tuông, nghèo túng, đố
kị, tự ái. Những trang văn ‘Sống mòn’ bày ra trước mắt bạn đọc cuộc sống nghèo khổ của Thứ, của
San, của gia đình Thứ, gia đình Mô; những ghen tuông của Thứ với Liên; những ghen tị nhiều lúc đến
thành ích kỷ, độc ác của Thứ với Oanh, Đích; những hy vọng le lói và tràn trề. Tác phẩm khiến người
đọc như được nếm trải cụ thể cái không khí ngột ngạt, bức bối, khó chịu mà nhân vật đang sống. Kiểu
chi tiết này khiến những bế tắc, mâu thuẫn trở nên đậm đặc hơn, thể hiện đầy đủ tư tưởng của tác giả.

Cách kể chuyện được kể ở ngôi thứ ba tạo sự khách quan, người kể chuyện gọi nhân vật là ‘y’,
‘hắn’ tạo nên sự hoà quyện của ngôn ngữ đa thanh mới mẻ. Nhiều lúc Nam Cao không hề tách riêng
ra mà đứng lẫn vào nhân vật, có khi phân thân, hoà hợp, làm cho tác phẩm không còn đơn thanh, mà
trở thành đa thanh, phức điệu, tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm.

Thông qua tiểu thuyết ‘Sống mòn’ Nam Cao đã phản ánh được những điều tồi tệ, nhỏ nhen, tha hoá
của nhân cách con người và lòng khát khao thay đổi cuộc sống nhọc nhằn bằng một cuộc đời tốt đẹp
và nhân văn hơn. Có thể nói bao trùm lên toàn tác phẩm là một tấm lòng nhân ái, tình người thấm đãm
trong từng trang viết của ông, Nam Cao tin rằng bản chất của con người, cụ thể hơn là của tầng lớp
tiểu tư sản tri thức nghèo, tuy mắc những sai lầm đạo đức song cũng sớm nhận ra và sửa chữa sai lầm
của mình, thể hiện được tư tưởng lớn của nhà văn Nam Cao
Phong cách nghệ thuật Nam Cao Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật
- Viết về người nghèo, Nam Cao chú ý đến những đau khổ về tinh thần của họ. Viết về người trí thức
tiểu tư sản, Nam Cao phát hiện ra bi kịch tâm hồn. Nam Cao cũng thế, ông đã đốt lên giữa đời tác
phẩm "Lão Hạc" rực cháy. Rõ ràng, Nam Cao đã sử dụng những "vật liệu mượn ở thực tại" chính là
những xung đột, mâu thuẫn giai cấp gay gắt gỏng xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng
8, chính là những khốn cùng đến bế tắc của những người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ. Hãy nhìn
xem, Lão Hạc - một người nông dân đã có tuổi, tưởng rằng sẽ sung sướng, được hưởng an yên tuổi
già, song số phận lão đáng để ta phải xót xa. Lão nghèo đói, thiếu thốn trăm bề, nghèo đến mức phải
bán đi Cậu Vàng - chú chó, người bạn trung thành luôn kề vai sát cánh bên lão. Lão bán Cậu Vàng mà
không đau lòng sao? Kì thực, nào có còn con đường khác cho Lão chọn chăng? Đến cuối cùng bất
hạnh vẫn trút xuống cuộc đời lão, đẩy lão đến bần cùng bế tắc. Lão yêu thương cậu Vàng, coi chú chó
của mình như con ruột, thế mà vì sự nghèo, lão vẫn phải bán nó đi. Để rồi, lão ân hận, khổ râm xiết
bao, đau đớn đến nỗi khóc hu hu như một đứa trẻ. Phải thấu hiểu cuộc đời lắm, Nam Cao mới có thể
miêu tả một cách chân thực hình ảnh Lão Hạc khóc, chân thật đến nỗi xoáy sâu vào tâm can của từng
độc giả. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái
đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít! Lão hu hu khóc!” Người
già thường rất ít khi khóc, bởi lẽ, sóng gió cuộc đời đã làm cho họ cứng cáp, thâm trầm hơn rất nhiều.
Ấy thế mà lão Hạc, chỉ vì bán đi một con chó mà lại khóc đau đớn đến thế. Phải chăng, lão khóc vì
cảm thấy có lỗi với cậu Vàng, có lỗi khi nhẫn tâm đi lừa một con chó? Phải chăng, vì bởi lão quá
thương con, để rồi khi bán đi tín vật duy nhất mà con trai để lại, lão đau khổ cùng cực? Hay, phải
chăng, giọt nước mắt ấy, lão khóc cho chính lão, khóc vì dồn nén bấy lâu nay, đau khỏi quá, bần cùng
quá, hay khóc cho cái chết của mình sau này? Nghèo đến mức phải bán đi người bạn thân thiết nhất,
Lão Hạc buộc phải chọn đến cái chết! Bởi, càng sốt, lão sẽ càng khổ sở, càng sống, lòng lương thiện,
sự trong sạch mà cả đời lão bảo vệ cuối cùng cũng sẽ vì chữ nghèo mà tha hóa. Chỉ có cái chết mới có
thể giải thoát cho lão. Đấy, tất cả đều thật sâu sắc, thật rõ nét nơi tác phẩm. "Lão Hạc" đã phản ánh
chân thật hơn bao giờ hết xã hội tha hóa lúc bây giờ, con người ta bị dồn nén đến vực thẳm tuyệt
vọng, đến cùng đường bế tắc.
- Thế giới nhân vật của Nam Cao đông đảo, mỗi nhân vật có một diện mạo tâm lý riêng. Tính cách,
tâm lý nhân vật được khắc họa rõ nét chủ yếu bằng sự soi sáng bên trong nhiều hơn là bằng miêu tả
ngoại hình và hành động bên ngoài.
+ Nhân vật Bá Kiến có giọng quát "rất sang" và tiếng cười "Tào Tháo" Bá Kiến là một con hổ biết
cười.
+ Nhân vật trí thức tiểu tư sản Nam Cao chú ý cái tư thế còm ròm, xo ro, thế hiện một cuộc sống mờ
nhạt thiểu não nhỏ nhen. Có những nhân vật không miêu tả ngoại hình mà vẫn sống vì được soi sáng
bên trong.
5.2. Chất triết lý và chất trữ tình
- Các triết lý trong TP NC thường có ý nghĩa mở rộng chủ đề, tư tưởng TP, đưa người đọc tới những
vấn đề có ý nghĩa XH nhân sinh sâu sắc.
- Ngòi bút của Nam Cao thường lạnh lùng nhưng không hề giống cái lạnh lùng trước số phận quần
chúng của các "tác giả tả chân tư sản". Ngôn ngữ của Nam Cao dùng cho "ông Chánh", "bà phó " và
dửng dưng khi nói đến con người nghèo khổ thường gọi là "hắn ", "y", "thị ", "mụ”... chính giọng bình
thản lạnh lùng ấy là cảm xúc nén lại khiến cho sự phần uất xót thương càng tăng lên.
-Ở nhiều truyện , Nam Cao thường mở đầu bằng tiếng cười hả hê, vô tâm trước một bộ mặt xấu xí,
một tình huống khôi hài của nhân vật, nhưng khi gấp trang truyện lại, người đọc thấy xót xa rùng
mình về số phận thê thảm của con người bị đè nén, bóc lột, bị sỉ nhục thậm tệ.
-Tác phẩm của Nam Cao có một phong thái trữ tình thắm thiết. Truyện Nam Cao thường là truyện ít
tình nhiều.Nhiều truyện có tính chất tự truyện kể về cuộc đời, tâm sự tác giả. Nhà văn thường xen lẫn
tự sự và trữ tình, vừa kể chuyện vừa tham gia vào câu chuyện. Có khi Nam Cao bước hẳn vào tác
phẩm trực tiếp đứng ra kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ của mình.Có những lúc Nam Cao bước hẳn
vào tác phẩm, trực tiếp đứng ra kể chuyện và phát biểu những cảm xúc của mình (Dì Hảo, Điếu
văn...). Có lúc tâm hồn Nam Cao bỗng vút lên những tiếng kêu thương cảm động: “Lão Hạc ơi! Lão
hãy yên lòng nhắm mắt”, “Dì Hảo ơi! Tôi còn nhớ cái ngày dì bỏ đi lấy chồng. Đó là một buổi chiều
có sương bay”.Gấp lại nhiều trang sách của Nam Cao, người đọc cứ phải day dứt không nguôi về thân
phận tủi nhục của con người trong cái xã hội đầy rẫy bất công, tàn bạo lúc bấy giờ và tư tưởng nhân
đạo của nhà văn.
3. Vũ Trọng Phụng
- Cha mất sớm, nhà nghèo "nghèo gia truyền" (Ngô Tất Tố).
15 tuổi, Vũ Trọng Phụng học đỗ tiểu học nhưng phải nghỉ, đi làm để kiếm sống.
- Vũ Trọng Phụng viết báo lúc 18 tuổi. Từ 1930 - 1939 ông viết cho nhiều tờ báo. Ông viết báo, viết
văn nhưng đời sống bấp bênh. Do làm việc quá sức, đời sống nghèo khổ, ông mắc bệnh lao, mất ngày
13/10/1939.
- Đối tượng trào phúng/ nghệ thuật trào phúng của TT "Số đỏ"

Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lần đầu ra mắt trên Hà Nội báo từ số 40 và được in
thành sách lần thứ nhất năm 1938. Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết “vô tiền khoáng hậu”, một kiệt tác
trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Số đỏ kết tinh tư tưởng và tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ
Trọng Phụng.

Trong thi đàn văn chương Việt Nam, sẽ là một sai lầm lớn nếu không nhắc đến Vũ Trọng Phụng,
nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học hiện thực Việt Nam. Hai mươi bảy tuổi đời, mười năm
tuổi viết, được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, Vũ Trọng Phụng để lại cho kho tàng văn
học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị hiện thực. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là những bức tranh
vô cùng sinh động tái hiện một cách chân thực và cô đọng bộ mặt thành thị nước ta những năm 30.
Trong đó phải nói đến tiểu thuyết “Số đỏ” - một cuốn tiểu thuyết “vô tiền khoáng hậu”.

Số đỏ là một kiệt tác trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, là kết tinh tư tưởng và tài năng trào
phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm tái hiện một bức tranh hiện thực lớn thông qua gia
đình cụ cố Hồng, Xuân Tóc Đỏ. Là đỉnh cao của nghệ thuật trào phúng và cũng là biểu hiện căm giận
lớn nhất của nhà văn đối với xã hội đạo đức giả.

Đối tượng trào phúng của Số đỏ là tầng lớp “ông chủ, bà chủ”, là giới thượng lưu Hà Thành
cùng với những hoạt động cải cách xã hội và phong trào văn hoá giả dối, bịp bợm của bọn chúng; mở
rộng ra là một bộ phận giai cấp tư sản thời kì Mặt trận Dân chủ lúc nào cũng vênh váo vỗ ngực là bình
dân hay “có óc bình dân”; rộng hơn nữa là tầng lớp trên, bao gồm cả trí thức và những nhận vật trong
bộ máy chính quyền thống trị; và cuối cùng là Xuân Tóc Đỏ - đại diện cho cái lớp cặn bã xã hội.

Trong ‘Số đỏ’, Vũ Trọng Phụng đã phê phán toàn bộ những cái xấu xa của giới thượng lưu, sản
phẩm của xã hội thực dân: từ mụ me Tây cho tới những “cô gái mới”, từ bọn lang băm tới những lão
sư hổ mang; từ những văn sĩ, hoạ sĩ kiếm ăn trên phong trào Âu hoá truỵ lạc tới loại thi sĩ lãng mạn;
từ những chuyện gia đình thối nát của bọn tư sản tới những mánh khoé kinh doanh xảo trá và những
“văn hoá xã hội” trơ trẽn của chúng.

Ngòi bút cay độc của Vũ Trọng Phụng đã tung hoành thoải mái, đả kích tới tấp cái bè lũ bại
hoại, nhố nhăng, thối nát, từ sinh hoạt đàng điếm truỵ lạc đến thói huênh hoang, bịp bợm, từ thủ đoạn
làm tiền bẩn thỉu đến những phong trào Âu hoá, thể thao, giải phóng nữ quyền…mà chung quy chỉ là
ba hoa, rỗng tuếch. Bằng tiếng cười trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã tung hê, phủ nhận sạch trơn lối
sống giả dối, vô đạo đức của tầng lớp xã hội thượng lưu Hà Thành cùng với những hoạt động cải cách
xã hội, những phong trào văn hoá giả dối, bịp bợm của chúng.

Không dừng lại ở đó, đối tượng trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn là cái thói xu thời lố bịch
của một bộ phận giai cấp tư sản thời kì Mặt trận Dân chủ lúc nào cũng vênh váo vỗ ngực mình là bình
dân hay có “óc bình dân” cho nó đúng “mốt” của thời buổi văn minh tân tiến. Chính nhà “cách mệnh
xã hội” Văn Minh trong ‘Số đỏ’ đã nói toạc ra rằng: “Bây giờ nói đến quý phái, trưởng giả là cổ hủ, là
không đúng mốt nữa. Khắp thế giới, đâu người ta cũng chỉ coi trọng bình dân thôi! Để chỗ cho bình
dân. Bình dân vạn tuế!” Ở đây không phải Vũ Trọng Phụng nhạo báng cả phong trào bình dân và
những người bình dân, mà ông đả kích và xem thường một số cái bè lũ ấy. Vũ Trọng Phụng tạo ra một
xã hội nực cười đến cực điểm nằm trong hành động của bất kì nhân vật nào cũng đều khôi hài, lố bịch,
từ “em Chã”, đến “cụ Tổ”, từ trí thức đến bình dân, từ nhà sư đến cảnh sát… Tất cả đều hài hước,
không phân biệt già trẻ, gái trai, thành phần xã hội, tôn giáo.
Mục tiêu trào phúng của tác giả lớn hơn cả sự phê phán một giai cấp, tiếng cười của Vũ Trọng
Phụng phủ định cả một xã hội nhí nhố, lố bịch, nhố nhăng. Nội dung tư tưởng của ‘Số đỏ’ đạt tới trình
độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt thói rởm, tật xấu có thể trở thành phổ biến ở mọi chế độ xã hội,
của cuộc đời, của sự sống, cái nhố nhăng của muôn đời.

Đối tượng trào phúng chủ yếu, mũi nhọn tập trung của ngòi bút trào phúng là tầng lớp trên, bao
gồm cả trí thức và những nhân vật trong bộ máy chính quyền thống trị. Từ bọn cảnh sát ngán ngẩm vì
không có ai chịu…đái bậy tới những quan toàn quyền, thống sứ, vua Nam, vua Xiên nhố nhăng như
những vai tuồng. Có thể nói, với tư tưởng xã hội “đã kết vào trong máu”, Vũ Trọng Phung cũng công
khai nói rõ đối tượng đả kích ngòi bút của mình: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa,
dâm đãng của bọn người có tiền” mà còn có cái vô lại của bọn có quyền. Ngòi bút trào phúng bậc thầy
của ông đã vẽ nên một loạt chân dung biếm hoạ sinh động điển hình cho cái xã hội giả dối, bịp bợm,
đồi bại. Từ bà Phó Đoan đến vợ chồng Văn Minh, từ nhà thiết kế mĩ thuật TYPN đến cô Tuyết, cô
Hoàng Hôn.

Về đối tượng trào Phúng của ‘Số đỏ’ không thể không nhắc tới nhân vật chính - Xuân Tóc Đỏ,
một nhân vật “bình dân”. Xuân Tóc Đỏ quả là xuất thân bình dân, thuộc lớp người “dưới đáy” của xã
hội. Nhưng chính cái hoàn cảnh không cha không mẹ ấy “lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các
phố, cá hồ hoàn kiếm làm cơm”, lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề: bán phá xa, nhật trình, cầm cờ
chạy hiệu ở rạp hát, thổi loa kèn thuốc lậu, thuốc cao đơn hoàng tán, nhặt ban quần…đã nhào nặn nó
trở thành một đứa hoàn toàn “vô giáo dục”, “tinh quái”, “thạo đời”, đâu còn là “bình dân” mà đã
thuộc tầng lớp cặn bã xã hội.

Nhờ bản chất lưu manh, vô lại mà Xuân Tóc Đỏ nhanh chóng hoà nhập vào cái xã hội trưởng giả
thành thị đồi bại, dâm ô, bịp bợm. Xuân Tóc Đỏ thực chất là một điển hình cho những kẻ vô học,
mang bản chất gian mạnh thuộc loại cặn bã của xã hội gặp thời, nhờ cái xã hội nực cười mà Xuân Tóc
Đỏ phất lên nhanh chóng, bước vào xã hội thượng lưu trưởng giả.

Vũ Trọng Phụng đã bóc lớp sơn son bên ngoài loè loẹt của xã hội đó, đồng thời lột trần bản chất
tuy thống nhất của lớp người thượng lưu, giai cấp tư sản, một bộ phận trí thức và đặc biệt là lớp “bình
dân” rởm.

Để vẽ nên toàn cảnh bức tranh xã hội nhố nhăng, Vũ Trọng Phụng đã vận dụng tài tình và
tinh tế nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết ‘Số đỏ’.

tình huống hiện mâu thuẫn trào phúng, dựng nên những tính huống trào phúng độc đáo và
thường dùng thủ pháp phóng đại để tô đậm, làm nổi bật màu thuẫn đó, khiến cho đối tượng càng trở
nên đáng cười.‘Số đỏ’ là cuốn tiểu thuyết dùng tiếng cười để vạch trần bản chất của tầng lớp trưởng
giả, “thượng lưu trí thức” những năm trước Cách mạng, Vũ Trọng Phụng đã phát hiện được cái mâu
thuẫn cơ bản của xã hội ấy: lớp son loè loẹt bên ngoài, bản chất thì dâm dật, bất nhân, đểu cáng. Vũ
Trọng Phụng dùng hình thức giễu nhại để lật tẩy bộ mặt dâm dật, bất nhân, đểu cáng của cái xã hội
“khốn nạn”, “chó đểu” ấy. Để làm nổi bật được những mâu thuẫn trào phúng, nhà văn đã tạo nên hàng
loạt những tình huống trào phúng độc đáo. Đó là tình huống ngẫu nhiên may rủi; tình huống lật tẩy
tính chất vô nghĩa lí của nhân vật, tình huống hiểu lầm “ông nói gà bà nói vịt”, tình huống ngược
đời…

Như Xuân Tóc Đỏ, vì ”xui xẻo” mà khi đi nhìn trộm người ta tắm bị bắt được, nó bị tát, bị sỉ vả,
nhưng may mắn lại đến với hắn. Nhờ hành động dòm trộm mà Xuân Tóc Đỏ đã lọt vào mắt xanh của
bà Phó Đoan, một me Tây goá chồng dăm đãng. Bà ta bỏ tiền nộp phạt cho cảnh sát, bảo lãnh cho
Xuân ra tù với mục đích biến hắn thành công cụ thoã mãn thói dâm ô của bà ta. Bước đầu tiến vào
giới thượng lưu, Xuân Tóc Đỏ còn ngờ nghệch, nhưng nó nhanh chóng thích nghi, gia nhập vào cái xã
hội cực kỳ phù hợp với hắn.

Tài nghệ trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện tập trung ở nghệ thuật khắc
hoạ những nhân vật trào phúng đạt tới mức độ điển hình. Bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, Xuân Tóc Đỏ là
những nhân vật như thế. Vũ Trọng Phụng cũng tuân thủ nguyên tắc bút pháp ngoại thiên, chủ yếu
miêu tả nét bề ngoài ở hành vi con người: ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, hành động, lời nói, Vũ Trọng
Phung làm nổi bật cái phản tự nhiên trong hình dáng, cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc và những nét thiếu
hài hoà, cân xứng trong hình thức nhân vật. Diện mạo của nhân vật thường mang những nét kì quái,
tức cười làm nổi bật mâu thuẫn giữa cái bên trong và bên ngoài của nhân vật.

Chân dung bà Phó Đoan, “một bà trạc ngoài tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ,
mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quắn, cả người nặng ít ra cũng bảy mươi
cân, nhưng cái khăn vành dây đúng mốt hết sực thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẫu…” Ở bà ta,
từ y phục đến cách trang điểm, từ hành vi đến lời nói đều thể hiện rõ tính cách lẳng lơ, dâm đãng.
Những nét đối lập, tương phản trong hình hài nhân vật không đơn thuần là phương thức miêu tả mà
còn thể hiện cách nhìn nhận độc đáo của nhà văn - một cách nhìn cuộc đời trong những nghịch lý, phi
lý.

Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng đặc biệt tập trung tô đậm những nét tính cách, lố lăng,
quái gỡ của nhân vật. Tính dâm đãng của bà Phó Đoan được tác giả miêu tả bằng nhiều chi tiết đắt,
khi nghe Văn Minh kể có một ông bác sĩ nào đó toan hiếp bệnh nhân, thì bà ta trợn trừng lên hỏi dồn:
“Ai? Ai? Ai thế?” Bà ta thèm khát, nóng lòng được làm bệnh nhân của ông đốc-tờ đó; cụ cố Hồng, chỉ
qua vài nét vẽ của Vũ Trọng Phụng cũng lộ nét tính cách lố lăng, rởm hợm, thông thái rởm: “Tuy giữa
mùa hè cụ cũng mặc áo bông và đi giày da. Cụ vào thì mùi không khí sặc lên những mùi dầu bạc hà
cũng theo cụ vào phòng. Trên ngực cụ cũng có mấy cái cuống huy chương.” Cụ cứ mở mồm ra là
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” dù chẳng biết gì cả.

Nghệ thuật điển hình hoá của Vũ Trọng Phụng đã đạt đến trình độ bậc thầy qua nhân vật Xuân
Tóc Đỏ. Bằng nhiều chi tiết đặc sắc được nhà văn dùng để tô đậm cái bản chất lưu manh của nhắn.
Ngôn ngữ thường trực nơi cửa miệng của hắn nào là :mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”, nào là “tình bỏ mẹ ra
ấy”…ngay cả khi hắn được coi là “thượng lưu”, “tri thức”, “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc”. Bản chất
bịp bợm của hắn vẫn được bộ lộ khi hắn cố tình che giấu nguồn gốc hạ lưu, vô học của mình đẻ len lỏi
vào cuộc sống trưởng giả. Xuân Tóc Đỏ còn dùng nhiều thủ đoạn đê tiện, trục lợi cho bản thân, để leo
lên tột đỉnh nấc thang danh vọng. Hắn “hợp tác” với sư ông để “làm tiền”, “ngồi im cho nhà sư về
những chuyện tốn tiền cho bà vợ Tây”. Xuân Tóc Đỏ là nhân vật không từ một thủ đoạn bỉ ổi nào
miễn là đạt được mục đích.

Khi xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã tuân theo nguyên tắc ngoại hiện và
dùng bút pháp biếm hoạ cùng với thủ pháp phóng đại nhằm tô đậm cái bản chất lưu manh, đểu cáng
của hắn, bịp bợm của những kẻ “thượng lưu trí thức” của hắn và bao quanh hắn. Thủ pháp phóng đại
càng làm nổi bật chân tướng của nhân vật, làm nổi bật cái cốt lõi của sự thật. Đọc ‘Số đỏ’ ta thấy được
cảm tưởng chung của tác giả rất đúng, rất trúng, không hề vu cáo ai, tiếng cười trào phúng ở đây
không phẩi là tiếng “cười đểu” mà là tiếng cười trào phúng xuất sắc.

Nhân vật Xuân Tóc Đỏ đạt tới cái giá trị điển hình hiện thực chủ nghĩa xuất sắc. Từ cái sự may
mắn ngẫu nhiên của Xuân Tóc Đỏ, ta phát hiện ra cái tất yếu mang tính quy luật. Nếu như thằng Xuân
không có thói dâm ô bịp bợm thì làm sao lọt được vào mắt xanh của bà Phó Đoan? Nếu không có tài
thổi loa quảng cáo thuốc lậu thì nó cũng không dễ dàng gì thành công ở tiệm may Âu hoá…Chính bản
chất lưu manh, vô lại của Xuân Tóc Đỏ lại rất phù hợp với cái bản chất giả dối, bịp bợm của xã hội
“thượng lưu” trưởng giả của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Sự phóng đại của Vũ Trọng
Phụng hết cỡ, quá sức, nhưng không vô lí, Vũ Trọng Phụng qua những nhân vật điển hình đã giải
quyết được một cách thiên tài về mối quan hệ giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu, giữa cái có lí và cái
vô lí, cái may cái rủi của cá nhân với cái mang tính quy luật của xã hội bát nháo đầy lừa lọc.

Xuân Tóc Đỏ tiêu biểu cho loại người vô học, hạ lưu, cặn bã, loại người như hắn ở xã hội nào
cũng có, nhưng trong xã hội đầy những biến động đảo điên, trong diễn biến phức tạp của thời cuộc thì
càng xuất hiện nhiều. Tiểu thuyết ‘Số đỏ’ thuần tuý là một tác phẩm trào phúng, thấm nhuần cảm
hứng hài hước, cảm hứng châm biếm và đả kích, tiếng cười dài đa cung bậc, giàu sắc thái tình cảm
vang lên từ đầu đến cuối truyện.

Bằng bút pháp tài tình cùng khả năng kết hợp các biện pháp nghệ thuật một cách tài tình, ‘Số đỏ’
là kiệt tác số một và là tác phẩm hoàn thiện nhất của Vũ Trọng Phụng. Với ‘Số đỏ’ ông đã đưa ra một
cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình hoá hiện thực chủ nghĩa, xứng đáng là cây bút bậc thầy
trong nghệ thuật trào phúng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

B. Tính chất trào phúng trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng.

Hiện thực xã hội đóng một vai trò hết sức to lớn đối với nội dung và hình thức của các tác phẩm văn
học. Và với Vũ Trọng Phụng, phải sống trong một xã hội đầy những bất công, sự phân hóa giai cấp
diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện nhiều giai cấp mới: tư sản mại bản, tư sản dân tộc, công nhân, vô sản lưu
manh... Kinh tế thì đói kém, lạc hậu. Nhân dân thì phải sống cực khổ dưới nhiều tầng áp bức: phong
kiến, thực dân, phát xít địa chủ. Các phong trào cách mạng thì nổi lên khắp nơi, nói chung đây là một
xã hội hỗn độn và phức tạp. Đã khiến ông nhận thức sâu xắc về thời đại, để rồi dùng tiếng cười trào
phúng để lên án, đả kích một cái xã hội rởm đời.

Tính chất trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn thể hiện qua các hình tượng nhân vật. Nhân vật ở
đây được Vuz Trọng Phụng xây dựng theo nhiều kiểu khác nhau, có thể là theo "nguyên tắc trong
ngoài bất nhất" , hoặc thay đổi số phận do một nguyên nhân vô nghĩa lý nào đó. Vũ Trọng Phụng đã
sử dụng rất nhiều cách để xây dựng nhân vật, nhằm tạo ra tiếng cười sâu cay, và thể hiện bút pháp trào
phúng độc đáo của mình. Thông qua Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng cho thấy xã hội lúc bấy giờ là
“tấn kịch thực sự của con người giữa nhứng sự giả dối đến buồn cười.”

Cuộc sống đầu đường xó chợ, những bài học ở via hè, tạo ra một thằng Xuân bụi đời, lưu manh.
Xuân lang thang tự kiếm sống với nhiều nghề nghiệp "rẻ tiền" nên về lâu càng trở nên ranh mãnh hơn.
Nhưng cũng nhờ vào những hoàn cảnh đặc biệt đó, Xuân đã nhập vào những kẻ giàu có, từ ông bà
Văn Minh, bà phó Đoan, cô Tuyêt. Nói chung, cái xã hội đó là môi trường rất tốt cho những người
như Xuân Tóc Đỏ. Con đường tiến lên của Xuân hoàn toàn là do những cơ may. Có những điều mà
đến chính Xuân cũng không ngờ được. Để từ một anh nhặt banh ở sân quần, một gã thổi loa kén hắn
trở thành “vĩ nhân” bằng cái sự may mắn phù hợp với cái xã hội bịp bợm. Tác giả xây dựng thành
công nhân vật này bằng bút pháp châm châm biêm sâu sắc, bằng tiếng cười tung hô vào xã hội Âu hoá
kệch cỡm.

“Trúng số độc đắc” là tác phẩm biến một anh chàng nghèo kiết xác thành một người tỷ phú với
các hoàn cảnh gia đình, xã hội vây quanh anh ta. “Trúng số độc đắc là một biến cố đem đến những
thay đổi thật lạ lùng, cái ngày trúng số như chia cuộc đời con người gặp may ra hai phần mà bao nhiêu
thứ điều trái ngược nhau đến bi đát. Trước khi trúng số, Phúc là một người thất nghiệp, ngày ngày ra
vườn hoa để đọc sách bị vợ si và đủ thứ. Bố mẹ thì nói ra nói vào chửa Phúc là đồ ăn hại, vô tích sự,
gàn dở, đái nát, không đáng bưng bát cơm lên mà ăn. Nhẫn nhục đi xin một chân thư ký hãng buôn,
thì lão chủ Tây ném lá đơn xuống đất. Viết bài báo được đăng lên trang nhất, nhưng khi hỏi tiền nhuận
bút thì bị tòa báo nhục mạ để quỵt.

Nghe tin Phúc trúng số thì các nhà báo kéo đến tấp nập, với một thái độ cung kính xin chụp
hình, phỏng vấn. Bố mẹ thì thay đổi như có phép thần thông, khiến Phúc "phải cay đắng nhận ra rằng
khi đứa con trúng số mười vạn cố nhiên là bất thình lình cả bố lẫn mẹ đều thấy nó biến hình ra là đại
quý tử". Phúc trước kia được khen là hiền lành, đứng đắn, đạo đức, nhưng từ khi trúng số được bao
nhiêu người nịnh hót tạo cơ hội cho anh ta bắt đầu sống cuộc đời trưởng giả, lao mình vào con đường
doanh thương của những Tây tư bản đến nỗi thịnh thoảng nhớ lại những tư tưởng cũ của mình, anh
lấy làm ngạc nhiên và anh đã thật thà tự nhận xét rằng : xưa kia tôi đạo đức là vì chưa đủ tiền để hư.
Phúc cũng đi theo cái mà Vũ Trọng Phụng gọi là "vết xe thiên hạ".

Trong tiểu thuyết Giông tố, Vũ Trọng Phụng cũng đã để lại những ấn tưởng đặc sắc về hình
tượng các nhân vật. Trong số hàng loạt các nhân vật trong tác phâm này, ta thấy nổi bật lên hình ảnh
Thị Mịch với những tính cách điên hình cho nhân vật tha hóa của Vũ Trọng Phụng. Thị Mịch là nạn
nhân trong Giông tố, tuy nhiên ngòi bút của Vũ Trọng Phụng cũng không đều. Đoạn đầu, ông tả Thị
Mịch là một cô gái quê hiền lành, chất phác, giản dị, chung tình, và khi bị Nghị Hách làm nhục,
nhưng về sau Thị Mịch trở nhân vật dâm đãng, và có những cử chỉ vô duyên đáng ghét của một người
đang ở trong cảnh nghèo khổ, bỗng được sống trong cảnh giàu có phong lưu. Với cách thế hiện nhân
vật kiểu này, Vũ Trọng Phụng đã phát hiện ra tính không đồng nhất với bản thân mình của nhân vật,
tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ và tiếng cười trào phúng từ cái xung đột nội tại của chính nhân vật.

Tính chất trào phúng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện trong mặt ngôn ngữ và giọng điệu một
cách cụ thể và sinh động.

Ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng rất sinh động, câu nào cũng như là của nhân vật tự
mình nói ra, tác giả không hề gọt dũa. Nhân vật của Vũ Trọng Phụng, sống động, có màu sắc đều nhờ
vào lời ăn tiếng nói. Không chỉ đối với nhân vật phản diện, bút pháp trào phúng trong ngôn ngữ còn
thể hiện qua những nhân vật chính diện, nhân vật phụ. Từng câu từng chữ trong các tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng đều như là trào phúng và cất lên như những tiếng đanh thép nó vừa toát ra ý nghĩa phê
phán, phủ nhận, vừa có tác dụng cảnh tỉnh lâu dài bởi vì ông vẫn đang còn tin, hy vọng vào con người
có thể thay đổi được xã hội đen tối lúc bấy giờ.

Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện rất độc đáo, sống động qua giọng
điệu. Trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng giọng điệu chính là trào phúng mỉa mai, châm biếm,
mua vui giọng điệu này thường bật lên một cách tự nhiên gắn liền với cái nhìn thông minh và không
kém phần khôi hài của tác giả. Tác giả miêu tả cái đám ma hoành tráng, thật to, to đến mức “có thể
làm cho người trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng”. Các nhân vật trong tác phẩm cũng
được tác giả khai thác đến mức tối đa để có thể làm nỗi bật bút pháp trào phúng của mình: Ông Phán
nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài nghìn đồng trong phần chia gia tài. Cô Tuyết
sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ để chứng tỏ mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn
lãng mạn hợp mốt. Cụ cố Hồng nhắm nghiền mắt lại để mường tượng đến lúc được mặt bộ đồ xô gai,
lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “úi kìa, con giai nhớn đã
già đến thế kia kìa.”… Theo lẽ thường khi miêu tả về một đám tang thì giọng điệu phải bi, nhưng ông
vua phóng sự đất Bắt không những sử dụng giọng kể bình thường mà còn pha lẫn vào đó giọng hài
hước, châm biến, chính vì vậy mà khi đọc “Số đỏ” người ta không thấy xúc động, thương tiếc, mà chỉ
thấy ngạc nhiên, nực cười.

Giọng điệu trào phúng còn được thể hiện ở các nhân vật như: Long, Mịch (Giông tố), Huyền
(Làm đĩ), Phúc (Trúng số độc đắc). Sự thay đổi của các nhân vật này được diễn tả bằng một giọng
điệu hết sức tự nhiên, Huyền là một cô gái con nhà tử tế, có học, thông minh, do cuộc sống với bao
nhiêu bi kịch trớ trêu, dồn đẩy đã làm cho Huyền thay đổi trở thành một kẻ khốn nạn, đồi trụy. Còn
với Phúc, sở dĩ thay đổi như vậy là chưa có tiền, nay có tiền rồi thì phải khác: “Xưa kia tôi đạo đức là
vì chưa đủ tiền để hư.” Tất cả mọi sự thay đổi tới mức mất hết nhân phẩm đều được tác giả miêu tả
một cách nhẹ nhàng như thế.

Giọng điệu trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng làm cho tiếng cười trào phúng mia mai,
châm biếm, chế giễu bớt phần cay độc và từ đó có thể quyên đi những nghịch lý, vô nghĩa lý của cuộc
đời. Nhưng đàng sau giọng điệu này là lời thở than, chán chường, bi quan, về một xã hội thực dân tư
sản thu nhỏ với tất cả sự xấu xa kệch cỡm, rởm đời, vừa ngu si vừa đáng ghét. Nhưng qua đó, Vũ
Trọng Phụng cũng thể hiện khát vọng mãnh liệt của mình về một xã hội lành mạnh tiến bộ thực sự.

Ngoài nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Tính chất trào phúng còn thể hiện ở chi tiết truyện, tạo
tình huống gây bất ngờ, vô nghĩa lý và gây nên cái cười trào phúng.

Vũ Trọng Phụng đã lấy tình huống ngược đời để gây cười, Vũ Trọng Phụng miêu tả cảnh sát bảo
vệ pháp luật mà lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rôi, không ai chịu đánh chửi nhau, đái bậy ra
đường, tức là không ai chịu phạm luật, thế là họ đành bóp đầu nghĩ ra một diệu kế: Cảnh sát phải nhè
chính mình ra mà phạt lẫn nhau để đủ tiền giao nộp cho đúng chỉ tiêu trên giao. Ông còn tạo ra tình
huống quay ngược để phản ánh sự nghịch lý của đời sống, Phúc trước khi trúng số, thì cha mẹ, vợ con
không coi ra gì đối xử thầm tệ. Nhưng khi đã trúng số, thật lạ thay mọi thái độ lại khác trước; cả nhà
điều khiếp hãi xúm vào nịnh bợ Phúc. Ở nhân vật Thị Mịch, khi Mịch cưới Nghị Hách thì người làng
Quỳnh thay đôi hẳn thái độ, từ chỉ chửi xỏ bà đô Uân một cách hèn mạt nhất đến chỗ làm giúp một
cách hăng hái nhất.

Tóm lại, tính chất trào phúng của ông thể hiện chủ yếu qua nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu và
bên cạnh đó tình huống truyện, sự kết hợp giữa cái ngẫu nhiên và tất yếu, việc đối lập của các bình
diện quan sát miêu tả, kịch tính trong trần thuật cũng được Vũ Trọng Phụng khai thác tối đa để đưa
cái trào phúng vào. Vũ Trọng Phụng không bỏ qua một kẽ hở nào trong các tác phẩm của mình để thể
hiện cho kì được nghệ thuật trào phúng.

Cũng là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nhưng Vũ Trọng Phụng có lối viết rất khác biệt
đối với các nhà văn cùng thời. Ông thể hiện nội dung tác phẩm của mình chủ yếu bằng bút pháp trào
phúng nhằm gây ra tiếng cười và đằng sau tiếng cười đó là sự lên án, phê phán một cách sâu cay và
gay gắt xã hội bấy giờ.

4. Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới

Người sáng lập Tự lực văn đoàn là Nguyễn Tường Tam, bút danh Nhất Linh. "Tự lực" là có ý tự sức
mình gây nên một cơ sở chứ không cậy nhờ chính phủ hay một thế lực tài chính nào và cũng không
tuân theo một chỉ thị nào, đường lối do chính họ đặt ra. Nhóm gồm có 8 thành viên: Nhất Linh, Khái
Hưng, Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ,Trần Tiêu, Xuân Diệu; 10 tôn chỉ
Quan điểm xã hội và nhân sinh chủ trương duy tân và cấp tiến, họ muốn phá bỏ xã hội nho phong với
những tập tục lễ giáo, đà phá những hủ tục dân quê, đả phá phong thái đạo học, thành kiến chán đời
của lớp người đứng tuổi trong xã hội. Họ đưa ra quan niệm sống ôn hòa, họ muốn cải cách dân chúng,
nhất là dân quê. Họ đề cao tự do cá nhân, hạnh phúc vật chất và chủ nghĩa yêu đời của lớp người trẻ
tuổi.Quan niệm nhân sinh này dần dần ngả theo mục tiêu chính trị, đả đảo chế độ quan liêu phong
kiến, tẩy chay chế độ dân bản bù nhìn và đòi tự do dân chủ.Năm 1940, nhóm ngừng hoạt động,
chuyển sang hoạt động chính trị.
TLVĐ là tên gọi của một tổ chức văn học do Nhất Linh đứng đầu, có tôn chỉ riêng, xuất hiện trên văn
đàn công khai năm 1932, hoạt động mạnh trong thời gian 1932 - 1945.
- Cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đóng góp của Tự lực văn đoàn
Những cách tân về kết cấu và cốt truyện.
- Cách tân về kết cấu Tiểu thuyết.
- Cách tân trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Đóng góp của phong trào Thơ mới
- Về nội dung: chống lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho tự do yêu đương và đòi quyền sống cho con
người, đòi giải phóng cá nhân, cá thể. Họ đề cao cuộc sống cá nhân; các nhà văn đã theo tư tưởng
đứng về phía cái mới, cổ vũ cho văn minh phương Tây.
- Làm nền tảng cho thơ ca lãng mạn phát triển
- Cách tân trong ngôn ngữ và giọng điệu tiêu thuyết TLVĐ.
Những cách tân về kết cấu và cốt truyện và tiểu thuyết của nhóm tiểu thuyết ‘Tự lực văn đoàn’ vô
cùng đặc sắc. Tiểu thuyết viết theo lối truyền thống thường có kết cấu thành ba thành phần rõ ràng:
gặp gỡ - ly tán - đoàn tụ; các nhân vật được phân tuyết thiện ác rõ ràng, kết thúc thường có hậu, ở hiền
gặp lành, ác giả ác báo; diễn biến cốt truyện đi theo trình tự thời gian. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã
thoát khỏi lối mòn đó: về hình thức không còn dấu vết của tiểu thuyết chương hồi; mạch truyện
không tuyệt đối đi theo trình tự thời gian mà men theo diễn biến tâm lí nhân vật. Phản bác lại
quan niệm về "vai chính hoàn toàn" của văn chương truyền thống, các nhà văn Tự lực văn đoàn đồng
ý rằng: "Cái hoàn toàn tốt hay cái hoàn toàn xấu không có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết:
người ta là một động vật rất phiền phức. Tâm hồn người ta không giản dị như một biểu hiệu và bao
giờ cũng có một phần bí mật... Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của người"', vì thế
các nhân vật nhìn từ nhiều góc độ khác nhau sẽ mang đến những cảm nhận khác cho người đọc. Phần
lớn các tiểu thuyết kết thúc bằng việc nhân vật sau những sai lầm, ngộ nhận, mê muội... được
giác ngộ và nhận ra con đường đúng đắn cho tương lai. Những mâu thuẫn vốn gay gắt, khó xử lí
triệt để trong thực tế đời sống như tôn giáo và tình yêu, tình yêu đôi lứa và những quy tắc cứng nhắc,
lạc hậu của đại gia đình phong kiến, ái tình và vật chất, bước vào trang tiểu thuyết lại được "giải quyết
bằng ý chí, tình cảm bên trong con người, bằng những kỉ niệm đẹp, những xúc động tình cờ thoáng
qua". Ngọc (Hồn bướm mơ tiên) sau khi phát hiện sự thật về Lan chỉ dám "ao ước thỉnh thoảng lên
chùa nhìn thấy mặt Lan", thề suốt đời "chân thành thờ trong tâm trí cái linh hồn dịu dàng của Lan",
nguyện "sống trong mộng ảo của cái tình lí tưởng, của ái tình bất vong bất diệt" để "hai linh hồn đôi
ta, ần núp dưới bóng từ bi Phật tổ". Lộc (Nửa chừng xuân cũng nhận ra: “Đời anh từ nay sẽ không
riêng của anh nữa. Anh sẽ vì người khác mà sống, anh sẽ bỏ cái đời an nhàn phú quý mà dấn thân vào
một cuộc đời gió bụi” để “đem hết nghị lực, tài trí ra làm việc cho đời”.

Xuất phát từ quan niệm: "Việc diễn tả tâm hồn và những sự uẩn khúc của tâm hồn đó, những ý
nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị và có sâu sắc hay không
một phần lớn là ở việc này", các nhà văn Tự lực văn đoàn tập trung vào việc khai thác và tái hiện thế
giới tâm hồn đầy những rung động tế vi, nhất là những chuyển dịch cảm xúc vô cùng đa dạng và
phong phú của con người. Việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nhân vật, tăng cường
sử dụng hình thức độc thoại nội tâm kết hợp với miêu tả cảnh vật tự nhiên cũng là một cách để thực
hành việc đổi mới nghệ thuật kể chuyện. Cách làm này tạo ra nhiều khoảng chùng/ lặng trong diễn
biến của chuỗi sự kiện, đối lập với nhiều tiểu thuyết hiện thực phê phán nhấn mạnh con người hành
động với nhịp truyện kể nhanh, sự kiện dồn dập,... để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực hiện thực
xã hội.

Đến ‘Tự lực văn đoàn’. Nhưng "nét riêng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là ở chỗ, đó không
phải là những truyện tình thuần túy, không chỉ nói về tình yêu với những quy luật tình cảm riêng của
nó (...). Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo bao giờ cũng có ý thức lồng vào trong câu chuyện của
mình một ý tưởng cải cách xã hội nào đớ"! Những vấn đề được nói tới trước hết là vấn đề đấu tranh
chống lễ giáo phong kiến, đòi hỏi giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ, đề cao tình yêu tự do như
Hồn bướm mơ tiên, Nắng thu, Nửa chừng xuân, Thoát li, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt. Cũng có truyện tình
xen lẫn với lí tưởng cái cách xã hội, cải thiện dân trí, phổ biến nếp sống, cách làm việc văn minh,
khoa học như Gia đình, Con đường sáng, Đôi bạn... Một số trường hợp, chuyện tình yêu lại là cái cớ
để thể hiện bản ngã đa diện, phức hợp của con người như trong Đời mưa gió, Băn khoăn, Bướm
trắng...

Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng tạo ra một kiểu nhân vật riêng. Đó là những nhân vật
được được gọi là thanh niên tân (nam), gái mới (nữ), phần đông nhân vật trong thế giới của Tự lực
văn đoàn là những thanh niên trí thức Tây học trẻ tuổi xinh đẹp, đa tình, thuộc tầng lớp trưởng giả,
những cậu tú, cậu cử, sinh viên đại học, xuất thân gia đình quan lại, tư sản…Họ chịu ảnh hưởng của
tư tưởng, văn hoá, văn minh và lối sống sinh hoạt phương Tây hiện đại, chống lễ giáo phong kiến, đấu
tranh cho chủ nghĩa cá nhân, cho tình yêu và hôn nhân tự do.

Không dừng lại ở việc đổi mới kết cấu về cốt truyện và kết cấu về tiểu thuyết. Tự lực văn đoàn
còn cách tân về nghệ thuật, đặc biệt là trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người.
Các nhà văn lãng mạn đó có ý thức vận dụng khoa học phân tâm để phân tích tâm lý của các lớp
người ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý của bà mẹ
chồng phong kiến (mẹ Lộc trong "Nửa chừng xuân", mẹ Thân trong "Đoạn tuyệt"...). Tâm lý của tuổi
đang yêu, những chàng nàng được khắc họa sinh động mà tinh tế, từ những rung động đầu tinh vi, yêu
chưa hẳn là những lời tỏ tình đắm say, mới chỉ là chút ngập ngừng, e thẹn xuyến xao trong lòng,
mượn một chút hương hoa mà gửi gắm. Trong "Đôi bạn", Nhất Linh mượn mùi hương hoa khế để
diễn tả tình yêu của Dũng với Loan: "Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng
như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương vị lạ đánh dấu một khoảng
thời khắc đã qua trong đời. Dũng thấy trước rằng độ mươi năm sau thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ
đến bây giờ, nhớ đến cái phút chàng đương đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy chàng
thấy nó sẽ ghi mãi trong lòng chàng cũng như hương thơm hoa khế hết mùa này sang mùa khác thơm
mãi trong vườn cũ". Còn Thạch Lam trong truyện ngắn "Dưới bóng hoàng lan" thì mượn hương hoa
hoàng lan để diễn tả những rung động đẹp đẽ đầu đời giữa Thanh và Nga: "Có cái gì dịu ngọt chăng tơ
ở đâu đây khiến chàng vương phải...". Các nhà văn lãng mạn cũng biết khai thác hiệu ứng của đôi mắt
- cửa sổ tâm hồn trong việc biểu đạt tình yêu. Trong tiểu thuyết "Đôi bạn", Nhất Linh đã viết nên
những trang hay nhất miêu tả cảnh tỏ tình: “Quá tim chàng đập mạnh nhưng lòng chàng thốt nhiên
yên tĩnh lạ thường. Khoảng trời ở giữa chàng và Loan hình như không có màu nữa, cao lên và rộng
mênh mông, chắc không bao giờ Dũng quên được hình dáng một đám mây trắng ngay lúc đó, đương
thong thả bay ngang qua, một sự hiển hiện sáng đẹp, linh động trôi êm nhẹ trong sự yên tĩnh của bầu
trời và của lòng chàng..." Những đoạn tả tâm lý thật thơ mộng, lãng mạn mà cũng thật tinh tế! Có thể
nói, đến văn học lãng mạn, trình độ miêu tả tâm lý con người đã đạt đến sự tinh vi và khá nhuần
nhuyễn.
Tự lực văn đoàn còn có nhiều đóng góp to lớn cho thi đàn văn học Việt Nam. Về mặt nội dung,
Tự lực văn đoàn chống lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho tự do yêu đương và đòi quyền sống cho con
người, đòi giải phóng cá nhân. Đề cao cuộc sống cá nhân, các nhà văn đã theo tư tưởng đứng về phía
cái mới, cổ vũ cho văn minh phương Tây. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn làm nền tảng
cho thơ ca lãng mạn phát triển. Đóng góp cho phong trào thơ mới, mở ra theo hướng hiện đại mở ra
thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. Thể hiên tinh thần theo cách riêng, kín đáo, mang tinh thần nhân
bản. Về nghệ thuật có ý nghĩa lớn như cuộc cách mạng thi ca, thi ca mới , trữ tình mới, làm phong phú
bức tranh thể loại của thơ ca Vn

Về nghệ thuật. TLVĐ có lối văn giản dị, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Các tác giả có
ý thức đổi mới về nội dung, kết cấu truyện, cốt truyện, kết cấu trong thể loại văn xuôi. Trong văn
trung đại, kết cấu thường theo thời gian, kết cấu biên niên theo mô tuýp gặp gỡ - chia ly - đoàn tụ.

Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, kết cấu đa dạng, linh hoạt, đòi hỏi nhà văn phải xử lý tuyến
sự kiện và tuyến nhân vật. Tự sự xen lẫn miêu tả với đối thoại, độc thoại nội tâm với những lời bình
luận trữ tình ngoại đề, chi phối cách bố trí, hình thức, kết cấu.

Tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn đã xoá bỏ các kết cấu đơn tuyến thay bằng kết cấu đa
tuyến, sử dụng hình thức đối lập để tạo tình huống căng thẳng. Có thể nói, với: "Với Tự lực văn đoàn,
tiếng Việt trong sáng hơn, chấm dứt những câu văn biền ngẫu chồng chất điển cố Hán-Việt. Với Tự
lực văn đoàn cũng không còn những câu lai căng cộc lốc mà là những lời ăn tiếng nói của nhân dân
được chọn lọc, gọt giữa, trau chuốt đưa vào tác phẩm, Có thể nói, Tự lực văn đoàn đã góp phần hiện
đại hóa văn chương Việt Nam".

Như vậy có thể khẳng định, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, các nhà văn Tự lực văn đoàn
đã đưa tiểu thuyết tiến thêm một bước dài so với thời Tố Tâm trở về trước. Chỉ trong một khoảng thời
gian ngắn, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã đổi mới toàn diện tiểu thuyết cả về nội dung tư tưởng lẫn
hình thức nghệ thuật. Những thành tựu đó tiếp tục được các nhà văn hiện thực phê phán kế thừa và
phát huy để đưa tiểu thuyết phát triển đến đinh cao. Về cơ bản, có thể ví công cuộc hiện đại hóa tiểu
thuyết nói riêng và văn xuôi nói chung như một cuộc chạy tiếp sức mà ở đó, nhìn nhận một cách công
tâm, Tự lực văn đoàn đã góp không ít công lao.

5. Thạch Lam

- Tên thật Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương
- Lớn lên khi cảnh nhà sa sút, khác với các anh, Thạch Lam ít ham muốn về chính trị
- Có chân trong Tự lực văn đoàn nhưng lại là người chịu nhiều ảnh hưởng của phong trào Mặt trận
dân chủ
- Sống giản dị, trầm tĩnh, có bản lĩnh
- Viết văn rất kỹ, lấy chất lượng làm chính chứ không bao giờ vì tiền mà viết, vì thế TL thường viết
chậm, viết ít nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn.
- Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam
1.2.1. Thạch Lam đề cao vai trò, thiên chức của văn chương
TL chủ trương văn chương phải có ích với cuộc đời, toàn bộ văn chương của ông nghiêng về nâng đỡ,
khuyến khích những cái tốt, mong muốn cuộc đời có thêm nhiều yêu thương.Như truyên ngắn, “Một
cơn giận” hay “Gió lạnh đầu mùa”. Kêu gọi mọi người hãy biết yêu thương những con người cùng
khổ, của người phu xe nghèo hay của đám con nít trời lạnh phải chịu rét, mong mọi người hãy biết
trân trọng, yêu thương những số phận bé nhỏ ấy.văn chương phải tác động tích cực vào đời sống này
được Thạch Lam trình bày trong bài Tựa tập truyện ngắn Gió đầu mùa:"Đối với tôi, văn chương
không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương là một
thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn
ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn"
1.2.2. Thạch Lam đề cao bản lĩnh nhà văn, vai trò của chủ thể sáng tạo
- Ông chủ trương nhà văn chỉ nên viết những gì mình biết, mình hiểu, mình rung động. Thạch Lam
luôn thể hiện trong TP tâm hồn, tình cảm dễ xúc động của mình
Để nắm bắt được cuộc sống luôn vận động, phát hiện ra những vẻ đẹp khuất thấu hiểu người nghệ sĩ
được chiều sâu tầm hồn con người, theo thạch lam, trước tiên người nghệ sĩ phải có tâm hồn phong
phú và tình ká phải biết sống cùng mọi người và vạn vật xung quanh. “Tâm hồn người nghệ sĩ là sự
chung đúc bao nhiêu tâm hồn người trước, đúc bằng bao nhiêu nước mắt, nụ cười đã rỏ và nở từ mấy
nghìn năm trước trở về đây..." (Câu chuyện bên gốc liễu hay tâm hồn nghệ sĩ)..Để hiểu được chiều sâu
của vạn vật và lòng người, nghệ sĩ còn phải có tài quan sát."Phải biết quan sát bề trong và biết đi sâu
vào cái bí mật của những tâm hồn ấy".
Sự sống, sự cảm nghiệm, lối quan sát.., tất cả những điều ấy ở người nghệ sĩ có liên quan thế nào với
trách nhiệm, với đạo đức nghề nghiệp?Thạch Lam yêu cầu cao thái độ nghiêm túc, trung thực với
trang viết của nhà văn. Quan niệm văn chương của Thạch Lam chứng tỏ ông là một nghệ sĩ sâu sắc,
tâm huyết với nghề nghiệp. Thực tiễn sáng tác của Thạch Lam đã minh chứng sinh động cho quan
niệm văn chương của ông.
1.2.3. Thạch Lam có nhiều nhận định đúng đắn về tiểu thuyết
- Tiểu thuyết viết về con người theo TL "trong người ta cái xấu, cái tốt lẫn lộn"
- Con người là một thực thể phức tạp, ngoài tính cách và đặc điểm XH, con người còn có những "điều
bí mật"
- Về độc giả: giới hạn trong thể loại tiểu thuyết, TL đã rất cụ thể khi chia độc giả thành 2 hạng: hạng
độc giả chỉ xem cốt truyện, hạng độc giả thứ 2 thường "thích suy nghĩ, thích tìm trong sách những
trạng thái tâm lý giống tâm hồn mình". TL đánh giá cao hạng độc giả thứ 2
2. Đặc sắc truyện ngắn Thạch Lam
2.1. Ngòi bút quan tâm sâu sắc tới số phận người bình dân
- Thạch Lam thường viết về người bình dân với niềm thương cảm sâu sắc (Nhà mẹ Lê, gió lạnh đầu
mùa...)Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam miêu tả khá chân thực nỗi thiếu thốn, cực khổ trong đời
sống vật chất của tầng lớp bình dân (Nhà mẹ Lê,Một cơn giận, Người bạn trẻ, Đói, Gió lạnh đầu
mùa...). Hoàn toàn có thể xếp Nhà mẹ Lê vào khuynh hướng văn học hiện thực. Đọc truyện ngắn này,
khó thể quên tình cảnh một bà mẹ chuyên làm thuê (và cũng chỉ biết dựa vào cái "nghề" duy nhất ấy)
để nuôi đàn con đông đúc mười một đứa. Vì không có việc làm, vì túng quẫn mà người mẹ tội nghiệp
này đánh liều đến nhà ông Bá để vay gạo về nấu cơm cho các con, bị chó dữ của nhà giàu cắn đến nỗi
sốt vài hôm rồi chết. Giữa những cơn sốt mê man, mẹ Lê cứ chập chờn nhớ lại cuộc đời mình từ thuở
nhỏ đến giờ với toàn những nỗi khổ cực, vất vả... Tác phẩm kết thúc bằng sự bơ vơ, ngơ ngác của đàn
con trẻ trong căn nhà lạnh lẽo âm u. Cái chết của người mẹ này rồi sẽ dẫn đến sự li tán, dẫn đến những
cái chết khác.
- Quan tâm tới số phận người thợ, phu xe, gái điểm - những kẻ ở đáy cùng xã hội (Một cơn giận,
Tối ba mươi...)Nhiều nhân vật phụ nữ của ông đã nức nở nghẹn ngào và mong ước đổi thay. Thời đó,
thật không dễ viết được một truyện ngắn như Tối ba mươi. Nỗi khinh bỉ, thành kiến xã hội nặng nề
đối với những cô gái làm nghề bán thân nuôi miệng là sự thật phổ biến. Thạch Lam lại là một thành
viên trong Tự lực văn đoàn...Tất cả những điều ấy không ngăn được nhà văn giàu lòng cảm thương
này đến với hai cô gái Huệ và Liên. Đó là các nhân vật đáng thương chứ không hề đáng ghét, đáng
khinh. Truyện ngắn đặc sắc về tổ chức không gian, thời gian: khu nhà săm tôi tàn, vắng vẻ ở thị thành
vào chiều, đêm cuối năm. Nhà văn thật khéo chọn thời điểm cho các nhân vật bộc lộ nỗi nhớ gia đình,
quê hương, cảm giác trơ trọi. Tối ba mươi là khi mọi người quây quần, tụ tập trong mái ấm gia đình
để đón mừng năm mới, để dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngòi bút Thạch Lam như cố
tình miêu tả chậm rãi chuyện mua sắm lễ đón giao thừa, chuyện sửa soạn bàn thờ, tìm chỗ cắm hoa,
cắm hương... của Liên và Huệ. Những việc ấy được làm trong niềm nhớ nhung, nỗi chán chường (chứ
không phải tâm trạng háo hức)... Người bồi săm đến chào hai cô để về nhà đón giao thừa cùng gia
dinh. Ong dinh cat len loi chúc Nhưng hỏi biết chúc gì? Quả là sự ngắt quãng im lặng tái tê của những
cối lòng... Sửa soạn xong, sắp đến giao thừa, tất nhiên rồi đến lễ khấn.Nhưng biết khấn gì, khẩn làm
sao bây giờ? Đây chính là giây phút niềm cảm thương cho thân phận trở nên rõ rệt nhất. Nụ cười héo
hắt, nỗi tủi cực mênh mang. "Nàng bỗng nấc lên, rung động cả vai rồi gục xuống ghế, tay ấp mặt.
Những giọt nước mắt nóng chảy tràn mi mắt, nàng không giữ được. Liên cảm thấy một nỗi tủi cực
mênh mang tràn ngập cả người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước
mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường".Phải có tấm lòng yêu thương, trân
trọng con người đến mức nào, phải là nhà văn tinh tế, biết sống với tâm trạng, cảm giác nhân vật sâu
sắc đến chừng nào mới viết được những trang văn như thế.
- Dành nhiều trang viết cho những người tiểu tư sản nghèo (Người bạn trẻ, Đói, Cái chân què...)
Cái chân què nhân vật Minh
2.2. Tình cảm nhân đạo kiểu Thạch Lam
- Ông nhìn thấy bất công XH nhưng không muốn nghĩ đến giải pháp cách mạng. Trong TP ông luôn
đi tìm một giải pháp "điều hòa XH' (Đứa con nuôi, Gió lạnh đầu mùa, Người đầm...).Với TL cải
lương xuất phát từ lòng chân thành, mong muốn giảm bớt nỗi khổ đau cho người nghèo.Đặt nhiều
niềm tin vào phẩm chất, lương tâm, tính lương thiện của con người.
Hai đứa trẻ, Đêm ba mươi, “ nhưng cũng chính vì những khuyết điểm, hèn yếu ấy mà người ta trở nên
dễ thương, dễ mến
Trong Hai đứa trẻ, đôi mắt của Thạch Lam thật sự rất đặc biệt – nhẹ nhàng nhưng đầy xúc cảm. Điều
này được thể hiện rõ qua cảnh chờ tàu – hoạt động cuối ngày khuấy động cảnh sống tẻ nhạt nơi phố
huyện. Con tàu đến, mang vô vàn ý nghĩa đối với người dân nơi “ao đời phẳng lặng”. “Các toa đèn
sáng trưng, chiếu ánh sáng xuống đường” hay “những toa hạng
trên sang trọng” với họ là hình ảnh tượng trưng cho sức sống “ở một nơi khác hẳn” – giàu sang và
rực rỡ. Vốn đã quen với cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi, con tàu đến mang mang theo một niềm tin,
tuy mỏng manh nhưng vô cùng quý giá.Thạch Lam có phần yêu thương rất lớn đối với những con
người nơi đây. Không thể quên hình ảnh Liên và An cố thức chờ tàu đến – “tàu đến, chị đánh thức em
dậy nhé”. Thạch Lam không chỉ dùng đôi mắt để nhìn thấu và giúp ta biết tin và thương hơn những
cảnh sống, kiếp đời tù đọng, quẩn quanh, đôi mắt ấy còn nhìnAn và Liên bằng sự thấu cảm và sẻ chia
đến từng dòng cảm xúc. Là cùng Liên quayvề những quá khứ tốt đẹp tại Hà Nội, gửi gắm qua chuyến
tàu chứa đầy về kỷ niệm
về một thời được “đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”. Với người bình thường, ta sẽ
chỉ xem việc hai đứa trẻ cố thức để chờ tàu là cách thỏa mãn trò trẻ con, nhưng qua từng câu, từng
chữ Thạch Lam đưa ta đến một nơi xa hơn-một tâm hồn mong manh, nhạy cảm của thiếu nữ mới lớn,
Liên. Chút bất mãn với cuộc sống hiện tại, một ít niềm vui ha thậm chí là khát khao mãnh liệt về một
ngày mai tươi sáng đều đã được đôi mắt của Thạch Lam nhìn thấu. Qua chi tiếtcảnh chờ tàu, đôi mắt
của Thạch Lam hiện ra - một đôi mắt sâu sắc và mới mẻ.Cái sâu sắc ấy được tác giả thể hiện qua việc
nắm bắt bản chất của lát cắt hiện
thực nơi phố huyện. Hiện thực ấy dù có sự tù đọng, quẩn quanh nhưng vẫn le lói ánh sáng của niềm
tin và hy vọng. “Hai đứa trẻ” không chỉ sáng ngời nhờ sự phản ánh hiện thực mà còn là cách Thạch
Lam đi vào khám phá cái tinh tế, mong manh trong tâm hồn của nhân vật để rồi đồng cảm với những
xúc cảm ấy. Tính nhân đạo của văn chương trong tác phẩm cũng rất mới mẻ, không chỉ là cách ông
thấu hiểu những cảm nhận của Liên mà còn là những niềm tin ông gửi vào các thân phận yếu thế nơi
phố huyện. Đôi mắt của Thạch Lam chính là một chất liệu quan trọng để tạo nên thành công của Hai
đứa trẻ.
6. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta
thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn
Mạc Tứ, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.
Tiểu sử, sự nghiệp văn học
- Hồi nhỏ, XD học chữ Nho, chữ quốc ngữ, rồi sau đó học tiếng Pháp
- 1934, đỗ thành chung và bắt đầu làm thơ
- 1938 ra đời tập thơ Thơ thơ
- 1938 - 1940: sống ở Hà nội, đi dạy học tư và sáng tác
- 1939 xuất bản tập văn xuôi Phấn thông vàng
- 1940, được bổ làm Tham tá thương chính làm việc ở Mỹ Tho, 3 năm sau xin thôi việc và về sống ở
Hà Nội, tham gia mặt trận Việt Minh cùng Huy Cận
- Sau Cách mạng tháng Tám, XD hào mình vào dòng thác CM và trở thành nhà thơ nhiệt thành ca
ngợi chế độ mới
Tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn VN
- 1996, nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
- Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu
-XD nhận ra hạnh phúc cuộc đời được kết đọng đầy đủ nhất ở tuổi trẻ và tình yêu, nên kêu gọi
mọi người mau tận hưởng.Thái độ tận hưởng trong tình yêu được nâng lên thành triết lý: với
ông hưởng thụ bao nhiêu cũng không đủ, thèm muốn cái "vô biên tuyệt đích"Đến với cuộc sống,
tình yêu bằng một tâm hồn nồng cháy và một trái tim si mê chân thành.
Thơ Xuân Diệu “mang theo một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở cái nước non lặng lẽ này” trước
hết bởi sức trẻ, độ nồng nàn của cảm xúc, nói ngắn gọn hơn, đích xác hơn, đây là thi sĩ của Xuân và
Tình.

Đối với Xuân Diệu, tuổi trẻ tức nằm ở mùa xuân, con người thiết tha với tuổi trẻ lẽ thường là sẽ
yêu mùa xuân.. Mùa xuân là mùa trẻ nhất của vũ trụ. Bởi vì yêu mùa xuân, Xuân Diệu yêu tuổi trẻ,
bởi vì yêu tuổi trẻ, Xuân Diệu không cưỡng lại được sức sống của mùa xuân. Quan niệm tuổi trẻ của
Xuân Diệu luôn gắn với tình yêu; tình yêu chỉ thực sự được hạnh phúc đủ đầy là lúc còn tuổi trẻ, lẽ tự
nhiên, mùa xuân trong cảm nhận của Xuân Diệu cũng là mùa tràn ngập ái tình, vườn xuân trở thành
vườn ái tình. Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu
một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim
đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một
cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi.Nhìn đời qua lăng kín tình ái, thi sĩ truyền vào cả
đất trời thiên nhiên nỗi rạo rực yêu đương của mình, trong “Vội vàng” vườn xuân có ong bướm lả
lướt, có cặp chim yến anh cất khúc tình ca say đắm và “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Xuân Diệu thiết tha cùng mùa xuân đầu của tình yêu với trời xanh, vườn non, đường cỏ mộng…

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si…”

(Vội vàng)

Làm nên cái mới nhất của Xuân Diệu chính là cảm xúc tình yêu, tình yêu trở thành trận địa
chính trong cuộc tấn công của văn chương lãng mạn trong thơ Xuân Diệu. Với ông, cái “ái tình muôn
hình vạn trạng” là nguồn thơ lớn nhất tưới mát tâm hồn, đem đến nhiều hạnh phúc đồng thời cũng
đem đến nhiều khổ đau. Trên chủ đề tình yêu, Xuân Diệu đã có rất nhiều đóng góp to lớn, vì thế ít ai
ngần ngại khi khẳng định Xuân Diệu là “nhà thơ tình bậc nhất” ( Hà Minh Đức). Chàng trai trong thơ
Nguyễn Bính tương tư thì ngồi hờn trách thở than noi bong nói gio thon Doai - thon Dong.thi sĩ Xuân
Diệu lại chẳng hề giấu diễm mà kêu to lên nỗi nhớ nóng nảy của mình: "Anh nhớ tiếng, Anh nhớ
hình. Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!" (Tương tư chiều). Xuân Diệu không ngần
ngại tỏ bày khát vọng vô biên của một kẻ đa tình "Đã yêu từ khi chưa có tuổi" và"khi chết rồi thì tôi
sẽ yêu ma!" (Đa tình).

Với Xuân Diệu, ông xem tình yêu và tuổi trẻ là “phần ngon nhất của cuộc đời”, dồn hết ý nghĩ
của cuộc sống, hạnh phúc trên cõi trần vào tình yêu. Ông cho rằng, yêu là một hành động sống, là
cách để làm rộn ràng ấm nóng lên cái “cuộc đời đìu hiu như dặm khách”, khi yêu, con người ta được
sống nhất, được là người nhất, được là chính mình. Vì thế, dù biết “yêu là chết ở trong lòng một chút”
thi sĩ vẫn lao vào tự nguyện được cuốn theo cái bộ máy vận hành cảm xúc.

“Làm sao sống được mà không yêu

Không thương không nhớ một kẻ nào.”

Xuân Diệu hiểu được hạnh phúc của cuộc đời nằm ở tình yêu và tuổi trẻ, Xuân Diệu thiết tha
mọi người mau tận hưởng, vì tuổi trẻ không kéo dài mãi để thổi đầy sinh khí cho tình yêu. Ông say
xưa, nhiệt thành cổ vũ cho triết lý hưởng thụ trong tình yêu. Giọng chủ âm trong thơ tình Xuân Diệu
là “đắm say và ầm ĩ”. Nhà thơ luôn giục giã “Mau với chứ vội vàng lên với chứ!” ngay lúc “tình non”
mà cứ kêu “già rồi”. Xuân Diệu sợ và biết rằng, cảm xúc tình yêu trọn đầy của tuổi trẻ không tồn tại
mãi, bởi thế ông thúc giục mọi người hãy biết trân trọng, tuổi trẻ và tình yêu, hãy yêu hết sức khi còn
có thể.

Chính thái độ tận hưởng trong tình yêu của Xuân Diệu được nâng lên thành triết lý: với ông,
hưởng thụ bao nhiêu cũng không đủ, thèm muốn cái “vô biên tuyệt đích”. Vì thế ông yêu hết sức
mình, bung hết sức của tuổi trẻ để yêu.

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Muốn tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc ở đời, con người ta cần phải trẻ trung, khoẻ mạnh về thể
xác lẫn tinh thần, bởi chỉ như thế chúng ta mới đạt được cảm giác hạnh phúc tột cùng khi yêu bởi trái
tim chân thành. Nhanh lên, vội lên, hưởng thụ đi, yêu đi, yêu hết sức có thể, bởi tuổi trẻ không còn
mãi:

“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Chẳng cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Qua những vần thơ, ta thấy được Xuân Diệu đối với cuộc sống tình yêu bằng một tâm hồn nồng
cháy và một trái tim si mê chân thành.

2.3. Bi kịch của một trái tim cô đơn


- Xã hội thuộc địa với những quy luật nghiệt ngã luôn chèn ép, luôn mâu thuẫn với những khát
vọng của người tiểu tư sản: nó khuyến khích sự nổi loạn của cái tôi nhưng rất thờ ơ với những
đau khổ của cái tôi, XD đi tìm sự giải thoát trong tình yêu cũng chỉ là ngộ nhận và ông cho rằng
cái nghiệp của người thi sĩ là cô đơn và tự an ủi mình bằng triết lý tình yêu một chiều, chỉ cho
mà không cần nhận (Lời kỹ nữ, Nguyệt cầm...)Xuân Diệu đã đến với cuộc đời bằng tấm lòng ham
sống bồng bột, bằng khát vọng tình yêu vô biên tuyệt đích. Mang một trái tim tràn đầy si mê, thi sĩ
ngây thơ, ngờ nghệch tin rằng sẽ được mọi người đón nhận, sẽ được cuộc đời đền đáp tất cả những
nhu cầu, khát vọng. Song thi sĩ sớm hụt hẫng vì không nơi bấu víu và ngày càng lún saau vào bi kịch
của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ. Xuân Diệu tự kiểm điểm, con người từng khao khát tìm gặp
những tấm lòng rất bạn, từng mong gửi cả tâm hồn cho những người trẻ tuổi, ấy vậy mà đã phải xót
xa:

“Người si muôn kiếp là hoa núi

Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ.”

Thi sĩ ý thức được bi kịch của mình và không ít khi tự phân tích, tự lí giải nguyên nhân. Bên
cạnh một cái tôi cả tin, quá đam mê, ta bắt gặp được trong thơ Xuân Diệu một cái tôi tỉnh táo, lí trí.
Xuân Diệu rất say mà cũng rất tỉnh! Đằng sau hình ảnh tương phản này là sự thấm thía về nỗi bất
hạnh ngàn đời của những kẻ giai nhân, tài tử, những kẻ thanh quý sắc tài. Thi sĩ cũng đau xót nhận ra
mình cũng lâm vào cái bi kịch trớ trêu ấy, nhận ra rằng, nó là cái nghiệp của người làm nghệ
thuật.Xuân Diệu thường tự nhận lỗi, thường chú ý vào mâu thuẫn bên trong chứ ít đổ lỗi cho người
khác, cho hoàn cảnh xã hội. Ước ao càng thiết tha, nỗi đau càng da diết. Mang sắc lòng tươi quá thì
chỉ càng nhanh héo mà thôi! Tất cả những điều ấy được ông hiểu đến đau khổ. Phải chăng đó cũng là
quy luật riêng của tình cảm ở những kẻ si tình: càng bị chối từ, ruồng rấy lại càng bám chặt, càng
yêu!Đau khổ vẫn chẳng nguôi yêu. Yêu, lại càng đau thêm. Đau đớn trong tỉnh ngộ, trong lúng túng
giữa lưới chiều buông bủa.

- Nghệ thuật thơ độc đáo


- Thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, cảnh vật chứa chan tình tứ (ánh sáng chớp hàng mi, thần vui gõ
cửa)... XD đến với thế giới bằng cảm xúc nồng nàn, cảm hứng mãnh liệt. Hình ảnh ngôn từ thơ luôn
được biểu hiện 1 cách độc đáo, gợi cảm
- Tiếp thu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp, Thơ XD nhiều lúc diễn tả tinh tế nét thần thái bên
trong mong manh, mờ ảo của sự vật (Thơ duyên, Đây mùa thu tới)
Nhiều câu thơ thể hiện tài tình thủ pháp tương giao cảm giác để diễn tả xúc động phức tạp, bí ẩn của
trái tim con người (Tháng giêng ngon, Đã nghe rét mướt. Mùi tháng năm đều rớm...)
- Tiếp thu thơ ca Pháp trên tinh thần dân tộc

You might also like