bao cao thuc tap nguyen anh tuan

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ

MIỀN NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khóa: 2021-2022

Lớp: K06LT & VB2

Cơ sở thực tập: BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN

NHD: TRẦN THIỆN TOÀN


SVTH: NGUYỄN ANH TUẤN
MSSV: 20CD06005

Bình Dương – Năm 2022

LỜI CẢM ƠN
0
Trải qua 5 tuần thực tập ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống hóa lại
những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức
chuyên môn. Tuy chỉ có 5 tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập, em đã được
mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc
cọ xát thực tế là vô cùng quan trọng, nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết
được học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn bỡ ngỡ cho
đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ
tận tình của quý thầy cô của Trường cao đẳng kỹ thuật thiết bị y tế Miền Nam và
sự nhiệt tình của các Anh/Chị đồng nghiệp tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận đã giúp
em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này cũng
như viết lên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến Ban lãnh đạo cùng các Khoa/Phòng, các
Anh/chị đồng nghiệp tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em tiếp cận thực tế các trang thiết bị mới để giúp em nắm bắt quy
trình công nghệ.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường cao đẳng kỹ
thuật thiết bị y tế Miền Nam ,quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức,kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Hồ Đắc Phú,
thầy Trần Thiện Toàn cùng các thầy cô, những người đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành bài báo cáo này. Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của Bệnh viện tỉnh Ninh
Thuận, quý thầy cô và các bạn, để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1
MỤC LỤC ................................................................................................................2
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN.............4
1. Giới thiệu về Bệnh viện ........................................................................................4
2. Về chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện: .................................5
PHẦN II : NỘI DUNG .............................................................................................6
1. Dao mổ điện: ........................................................................................................6
1.1Giới thiệu khái niệm về máy: ..............................................................................6
Mô tả thông số kỹ thuật và các chế độ làm việc của máy ........................................9
Nguyên lý hoạt động của máy ..................................................................................8
1.2 Thao tác vận hành máy .......................................................................................8
1.3 Khắc phục một số lỗi thường gặp của máy.......................................................10
1.4 Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng thiết bị .....................................................10
2. Máy theo dõi bệnh nhân......................................................................................11
2.1 Tổng quan về máy theo dõi bệnh nhân..............................................................11
a) Khái niệm về máy theo dõi bệnh nhân ...............................................................11
b) Thông số kỹ thuật Máy theo dõi bệnh nhân IntelliVue MX450.........................12
c) Các chế độ làm việc của máy .............................................................................14
2.2 Thao tác vận hành và sử dụng máy...................................................................14
2.3 Khắc phục một số lỗi thường gặp......................................................................15
2.4 Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng máy theo dõi bệnh nhân..........................16
3. Máy điện tim ECG...............................................................................................16
3.1 Các điểm cơ bản của máy điện tim....................................................................17
a) Máy điện tim 3 kênh ...........................................................................................17
b) Các thông số kỹ thuật cơ bản .............................................................................17
c) Quá trình hình thành sóng điện tim ....................................................................19
2
3.2 Nguyên lý chung của máy điện tim ..................................................................19
3.3 Thao tác vận hành máy điện tim........................................................................20
a) Chế độ tự động....................................................................................................20
b) Chế độ bán tự động.............................................................................................20
3.4 Khắc phục các lỗi thường gặp trên máy điện tim .............................................20
(số 4 đâu)
5. Máy sấy đồ vải Girbau 30kg................................................................................21
5.1 Tổng quan về máy sấy đồ vải 30kg ..................................................................21
a) Giới thiệu về máy sấy đồ vải ..............................................................................21
b) Thông số kỹ thuật của máy.................................................................................21
5.2 Chức năng của máy sấy ....................................................................................23
5.3 Nguyên lý hoạt động của máy sấy ...................................................................23
5.4 Quy trình vận hành của máy sấy.......................................................................23
5.5 Bảo trì, bảo dưỡng máy sấy...............................................................................24
6. Máy X-Quang cao tần EVA HF 525 PLUS........................................................25
6.1 Tổng quan Máy X-Quang cao tần EVA HF 525 PLUS....................................25
a) Giới thiệu chung về máy.....................................................................................26
b) Đặc điểm kỹ thuật của máy Xquang kỹ thuật số.................................................26
6.2 Quy trình vận hành của máy..............................................................................28
6.3 Bảo trì, bảo dưỡng máy X-Quang kỹ thuật số...................................................29
6.4 Các lỗi thường gặp trên máy X-Quang kỹ thuật số ..........................................30
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC
TẬP : ................................30
Thiếu danh mục hình ảnh
Thiếu danh mục bảng

3
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN
1. Giới thiệu Bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Thuận, địa chỉ: Đường nguyễn Văn Cừ, Phường
Văn Hải, Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuân.
Giai đoạn 1913-1915, Bệnh viện tiền thân là Nhà thương Phan Rang quy mô
50-100 giường.
Giai đoạn 1941-1945 mở rộng phòm khám thành lập thêm khoa nội,ngoại, sản.
Tháng 4 năm 1992, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận được thành lập sau
ngày tái thành lập tỉnh Ninh Thuận, hoạt động với quy mô 400 giường.
Năm 2010 Bệnh viện hoạt động với quy mô 500 giường.
Tháng 10 năm 2012 Bệnh viện được di dời về cơ sở mới với qui mô 550
giường, tổng nhân lực là 616, trong đó có 108 bác sĩ.
Năm 2015, Bệnh viện hoạt động với qui mô 550 giường, 32 khoa, tổng nhân lực
785 cán bộ viên chức, trình độ đại học và trên đại học 256, trong đó có 178 bác sĩ.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận là Bệnh
viện hạng I theo quyết định số 446/QĐ-UBND, của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận ban ngày 29/12/2020.
Hiện nay, Bệnh viện có 36 khoa phòng, 05 đơn vị với tổng cán bộ viên chức,
người lao động trên 1000 người, với quy mô hoạt động trên 1000 giường.

( cách dòng 1.5)

4
Hình số 1: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện
Các hình sau phải cho số hình

5
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. DAO MỔ ĐIỆN CAO TẦN
1.1 Tổng quan về Dao mổ điện cao tần
Giới thiệu khái niệm về máy
Dao mổ điện cao tần là một thiết bị phát ra dao động điện cao tần (có tần số F ~
300 KHz trở lên) nhằm để tạo ra các mức nhiệt độ khác nhau tác động lên một tổ
chức nào đấy của cơ thể bệnh nhân nhằm để thực hiện các chức năng đối với một
hay nhiều tổ chức nào đó của cơ thể:
 Cắt (Section)
 Làm đông (Coagulation)
 Đốt cháy (Carbonisation)

Dao mổ điện cao tần mặt trước

Mặt phía trước


1. Phím nguồn
2. Điều chỉnh thông số công suất CUT

6
3. Điều chỉnh công suất COAG đơn cực
4. Điều chỉnh công suất COAG lưỡng cực
5 và 6. Khe cắm dao cắt đơn cực
7. Khe cắm dao cắt lưỡng cực
8. Khe cắm điện cực trung tính
Mô tả, thông số kỹ thuật và các chế độ làm việc.
- Model: MAX V.
- Hãng sản xuất: I.G. medical GmbH.
- Xuất xứ: Đức.
- Điện áp: 220 – 230 VAC.
- Tần số: 60Hz.
- Công suất tiêu thụ: 600 VA±10%.
- Lớp thiết bị an toàn: Lớp I, kiểu BF.
- Tần số mang: 400 kHz, 470 kHz.
- Tần số lặp lại: 33 kHz.
- Nhiệt độ vận hành: 100C đến 400C.
- Nhiệt độ lƣu trữ: -100C đến 600C.
- Độ cao tuyệt đối khi vận hành: 700 mbar – 1.060 mbar.
- Hệ thống làm mát: 01 quạt bên trong.
- Công suất đầu ra.

Tỷ lệ
Công suất Tần số Hệ số Lặp tần
Chế độ công
đầu ra ma đỉnh số
suất

400 W ở 200
Cắt tin 400 kz 1,6 100% Liên tục
ohm

Chế độ cắt 250 W ở


40 kHz 2 80% 33 kHz
hỗn hợp 1 200ohm

Chế độ cắt 200 W ở 200


400 kHz 2,2 60% 33 kHz
hỗn hợp 2 ohm

Chế độ cắt 150 W ở 200


400 kHz 2,4 50% 33 kHz
hỗn hợp 3 ohm

7
33 kHz 3,3
Chế độ 120 W ở 200 Điều
đến 150 đến 100%
cầm máu hm chế xung
kHz 1,5

Chế độ
100 W ở 200
cầm máu 400 kHz 4,5 33 kHz
ohm
tia

Chế độ
cầm máu 100 W ở 100
47 kHz 1,5 100% Liên tục
lưỡng ohm
cực

Nguyên lý hoạt động của máy


Dao động cao tần từ máy phát đưa đến đầu điện cực hoạt động. Dòng điện được
truyền đi qua tổ chức sinh học của cơ thể tới điện cực trung tính (Hay còn gọi là
Plague) áp trên da bệnh nhân và sau đó đi qua dây dẫn trở về máy phát tạo ra một
chu trình khép kín của dòng điện.
1.2 Thao tác vận hành máy:
- Khởi động: ( lùi vào 1 tap các phần sau tương tự để chế độ bằng nhau như màu
vàng dưới đây ở tất cả các phần)

Nối các phụ kiện với máy, bật công tắc nguồn, quan sát toàn bộ tình trạng máy,
kiểm tra quạt làm mát sau máy có chạy không. Để xác định máy hoạt động tốt,
người sử dụng chỉ cần quan sát tình trạng mặt điều khiển và hiển thị khi bật máy
xem có giống như trạng thái trước khi tắt máy không.

- Đặt trước các chế độ và công suất làm việc:


Có thể đặt trước công suất cho cả các chế độ làm việc của máy bằng cách chọn
chế độ làm việc và nhấn phím tăng, giảm công suất. Các mức công suất lựa chọn
của mỗi chế độ sẽ độc lập lưu vào bộ nhớ của máy và tự động xuất hiện khi thao
tác phẫu thuật.
Nếu chọn chế độ làm việc đơn cực CUT, COAG thì phải nối bản cực trung tính
vào máy. Nếu không, máy sẽ báo lỗi bằng tín hiệu “tu tu”, màn hình sẽ xuất hiện

8
chữ “- P -“ và đèn ERR sáng, máy không thể thực hiện bất kỳ chức năng nào khi
sử dụng tay dao đơn cực.
Chế độ cầm máu lưỡng cực điều khiển hoặc bằng bàn đạp chân, Máy sẽ tự động
phát công suất khi cặp lưỡng cực sử dụng cầm máu và dừng khi cầm máu thực
hiện xong.
Khi thực hiện các động tác phẫu thuật cắt, đốt hoặc cầm máu, máy sẽ phát tín
hiệu âm thanh khác nhau và các đèn tƣơng ứng sáng.
- Kiểm tra tiếp xúc điện cực trung tính với cơ thể bệnh nhân:
Nên chọn chỗ có diện tiếp xúc trên da nhiều nhất. Bản cực trung tính được nối
với bệnh nhân với diện tích tiếp xúc không nhỏ hơn 130 cm2. Nếu tiếp xúc điện
với bệnh nhân không tốt có thể gây bỏng cho bệnh nhân tại khu vực tiếp xúc. Cần
lưu ý trong quá trình mổ thường xuyên kiểm tra tiếp xúc này. Nếu bản cực trung
tính bị nối với đất hoặc bàn mổ, máy có thể gây bỏng cho bác sỹ.
Khi đang mổ nếu thấy hiện tượng công suất bị giảm nhiều và đột ngột, cần nghĩ
ngay đến nguyên nhân bản cực trung tính lỏng tiếp xúc không tốt với bệnh nhân
hoặc mũi dao cắm vào cán dao bị lỏng.
- Thao tác CUT:
Điều khiển phát công suất bằng cách đạp bàn đạp nằm giữa của bàn đạp kép 3
hoặc bấm phím bấm màu vàng trên thân tay dao. Khi rạch nếu thấy vết cắt mầu
vàng thì công suất cắt lớn quá, cần tăng tốc độ cắt. Vết cắt có mầu trắng đục là vết
cắt đẹp
- Thao tác COAG đơn cực:
Điều khiển phát công suất bằng cách đạp bàn đạp nằm phía bên phải của bàn
đạp kép 3 hoặc bấm phím bấm màu xanh trên thân tay dao.
Thông thường dùng để bịt các mạch máu bị đứt có đường kính 1-2mm với mục
đích tránh phải dùng gạc nhiều lần. Cần lựa chọn công suất thích hợp.
Thao tác: để mặt đầu dao tiếp xúc với mạch máu, phát công suất, khi mạch máu
chuyển sang màu trắng hoặc vàng là mạch máu đã được bịt tốt.
- Thao tác COAG lưỡng cực:
Điều khiển phát công suất bằng cách đạp bàn đạp nằm phía bên trái của bàn đạp
kép 3 hoặc tự động (ấn nút AUTO để đèn xanh sáng).
Chủ yếu dùng trong phẫu thuật thần kinh hoặc cầm máu các mạch máu. Nên dùng
cặp cực có mũi càng nhỏ càng tốt.
Ở chế độ tự động (đèn xanh sáng), cặp lưỡng cực sẽ tự động cho ra công suất
khi kẹp vào mạch máu, cặp lưỡng cực tự động dừng phát công suất khi thôi kẹp.
9
Muốn điều khiển bằng bànđạp chân cần ấn nút AUTO để đèn xanh tắt.
- Tắt máy:
Chỉnh máy về chế độ làm việc thông thường (để dễ nhớ khi sử dụng lần sau), tắt
công tắc nguồn, tháo các phụ kiện và dây liên quan, vệ sinh, bảo quản máy sạch sẽ.
1.3 Khắc phục một số lỗi thường gặp:
- Lỗi quạt làm mát không chạy:
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy quạt mát sau máy không quay người sử dụng
(NSD) cần báo ngay cho Phòng VT-TBYT để có hành động khắc phục kịp thời
nhằm tránh các hư hỏng phát sinh lớn hơn
- Lỗi bản cực trung tính hỏng:
Nếu người sử dụng (NSD) thấy máy báo tín hiệu tu tu liên tục, đèn đỏ ERR
sáng, trên mặthiển thị công suất hiển thị chữ - P -, NSD cần kiểm tra tiếp xúc giữa
bản cực trung tính và ổ cắmtrên máy. Bản cực trung tính sau một thời gian dài sử
dụng thƣờng hay bị đứt dây ở ngay đầu giắc cắm hoặc đầu nối với bản cực kim
loại. Trong trường hợp NSD còn 1 bản cực nữa, thay thế bản cực đang sử dụng
bằng bản cực đó. Sau khi thay thế nếu hiện tượng trên vẫn còn, xin liên hệ ngay
với kỹ thuật để kịp thời xử lý.
- Lỗi chập phím bấm tay dao:
Nếu người sử dụng thấy còi trong máy kêu liên tục, đèn vàng OUT trên mặt
điều khiển và hiển thị sáng liên tục, NSD hãy rút ngay tay dao đơn cực ra khỏi máy
dao điện để tránh bị bỏng ngoài ý muốn do vô tình chạm vào đầu tay dao. Sau khi
rút tay dao ra, nếu hiện tượng trên không còn nữa. Nguyên nhân là do khi khử
trùng, phím bấm tay dao bị dung dịch khử trùng lọt vào gây chập phím. Người sử
dụng có thể xử lí bằng cách sấy khô tay dao hoặc thay tay dao đó bằng tay dao
khác nếu có. Trong trường hợp thay tay dao mới mà hiện tượng trên vẫn còn thì cỏ
thể là do lỗi bàn đạp kép.
- Lỗi máy mất nguồn và không phát công suất:
Khi cắm nguồn và bật máy mà mặt hiển thị không có bất kỳ một tín hiều nào do
mất nguồn (cầu chì tự ngắt tự động ngắt mạch), NSD tắt máy và nhấn vào đầu ổ
cầu chỉ để khởi động lại, sau đó bật máy lên. Nếu vẫn không có tín hiệu gì hoặc
cầu chì tiếp tục nhảy- tự động ngắt, NSD xin liên hệ ngay với kỹ thuật để có hành
động khắc phục.
Trong trường hợp máy hoạt động bình thường (phần điều khiển, hiển thị) mà
không phát công suất, NSD nên kiểm tra lại các dây jack cắm, tay dao và kẹp, nếu
không được xin liên hệ với nhà sản xuất để được khắc phục.
10
1.4 Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng thiết bị:
Chỉ có những người có chuyên môn và đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng mới được
thao tác trên máy. Nghiêm cấm để đầu dao tiếp xúc trực tiếp với bản cực trung tính
(gây chập điện cháy hỏng đầu dao, tay dao và máy).
Tay dao, bản cực, dây lưỡng cực phải khử trùng thích hợp, dùng bông, cồn iốt
lau các vết bẩn. Không ngâm hoặc để cán dao, lưỡng cực tiếp xúc với dịch thuốc.
Khi sử dụng cán dao, đầu dao, lưỡng cực phải thật khô.
Bản cực trung tính được nối với bệnh nhân với diện tích tiếp xúc không nhỏ
hơn 130 cm2.
Dao mổ điện kiểu bản cực trung tính cách điện với đất, vì vậy Bản cực trung
tính trong mọi trường hợp tuyệt đối không được nối với đất hay bàn mổ. để tránh
hiện tượng bị bỏng khi đang sử dụng máy, Bác sỹ không được tiếp xúc trực tiếp
với đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật kim loại có cảm ứng điện với đất (bệ mổ,
bàn mổ, bảng điện bằng kim loại).
Khi mổ, phẫu thuật viên nên tránh tiếp xúc trực tiếp da của mình với da bệnh
nhân.
Máy phải được nối đất bằng dây nguồn điện có 3 lõi (có dây nối đất) hoặc nối
đất trực tiếp vỏ máy. Cầu chì sử dụng đúng loại ghi ở vỏ máy. Không được mở nắp
máy, không cho bất cứ vật kim loại hay chất lỏng nào vào trong máy. để vết mổ
mau liền nên xây dựng phương án mổ với công suất dao thấp nhất có thể được. để
cầm máu nhanh bề mặt mổ nên sử dụng cặp lưỡng cực.
Cẩn thận, tránh xảy ra hỏa hoạn với các phẫu thuật ở khu vực đầu bệnh nhân
khi có sử dụng chất dễ gây cháy như: khí thuốc gây mê, gây tê và dưỡng khí v.v.
Người sử dụng (NSD) khi cần phải di chuyển máy phải tuân thủ theo các chú ý
sau:
+ Di chuyển nhẹ nhành tránh để rơi, va đập.
+ Tránh để máy ở nơi mưa, nắng ẩm.
+ Không để vật nặng lên máy, thùng máy.

2.MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN:


2.1. Tổng quan về Máy theo dõi bệnh nhân:
a) Khái niệm về máy theo dõi bệnh nhân:
Máy theo dõi bệnh nhân là thiết bị được sử dụng trong các khoa cấp cứu, phòng
mổ, phòng chăm sóc đặc biệt,... Đây là thiết bị dùng để đo và theo dõi các thông số

11
sinh tồn của bệnh nhân, phân tích một cách tự động trên máy dựa trên những thông
số tiêu chuẩn.

Monitor Philips MX450

1 Nút nguồn(On/Off)
2 Màn hình cảm ứng
3 Đầu kết nối đo huyết áp NIBP
4 Đầu kết nối đo SPO2
5 Đầu kết nối đo ECG
6 và 7 Đầu kết nối
8 Đầu kết nối EtCO2
b) Thông số kỹ thuật Máy theo dõi bệnh nhân IntelliVue MX450
- Màn hình hiển thị :
( phần trên đề mục là dấu – thì phần sau là dấu +)
Loại màn hình màu cảm ứng, kích thước 12 inch.
Độ phân giải: 1280 x 800 pixel
Số dạng sóng hiển thị đồng thời trên màn hình: 4 dạng sóng
- Các thông số đo:

12
Điện tim (ECG)
Dải đo nhịp tim:
Người lớn/trẻ em: từ 15 đến 300 nhịp/phút
Trẻ sơ sinh: từ 15 đến 350 nhịp/phút
Độ chính xác: ±1%
Độ phân giải: 1 nhịp/phút
Cài đặt được giới hạn báo động nhịp tim
Nhịp thở
Dải đo:
Người lớn/trẻ em: từ 0 đến 120 nhịp/phút
Trẻ sơ sinh: từ 0 đến 170 nhịp/phút
Độ chính xác:
Trong dải 0 – 120 nhịp/phút: ± 1 nhịp/phút
Trong dải 120 – 170 nhịp/phút: ± 2 nhịp/phút
Độ phân giải: 1 nhịp/phút
Cài đặt được giới hạn báo động nhịp thở
- Nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2)
Dải đo: 0 đến 100%
Độ phân giải: 1%
Độ chính xác: ± 2% hoặc ± 3% (tùy loại sensor)
Nhịp mạch: 30 - 300 nhịp/phút
Cài đặt được giới hạn báo động SpO2, nhịp mạch
- Huyết áp không xâm lấn (NIBP)
Phương pháp đo: dao động kế
Dải đo:
Người lớn: 10 - 270 mmHg
Trẻ em: 10 - 180 mmHg
Trẻ sơ sinh: 10 - 130 mmHg
Độ chính xác huyết áp:
Độ lệch chuẩn tối đa: ≤ 8 mmHg
Sai số trung bình tối đa: ± 5 mmHg.
Nhịp mạch: 40 – 300 nhịp/phút
Cài đặt được giới hạn cảnh báo huyết áp
Nhiệt độ
Dải đo: - 1 đến 45độ C
Độ phân giải: 0,1độ C
Độ chính xác: ± 0,1độ C
Cài đặt được giới hạn báo động nhiệt độ
- Huyết áp xâm lấn (IBP)
Dải đo: từ - 40 đến 360 mmHg
13
Độ chính xác: ± 4% hoặc ± 4 mmHg
Dải đo nhịp mạch: 25 đến 350 nhịp/phút
Cài đặt được giới hạn báo động
- Nồng độ CO2 cuối kỳ thở ra (EtCO2)
Sử dụng công nghệ đo EtCO2 trên dòng chính
Dải đo: 0 - 150 mmHg
Độ chính xác:
Trong dải 0 - 40 mmHg: ± 2,0 mmHg
Trong dải 41 - 70 mmHg: ± 5%
Trong dải 71 - 100 mmHg: ± 8%.
Độ phân giải: 1 mmHg
Cài đặt được giới hạn báo động
Độ trễ ngưng thở: 10 đến 40 giây, bước hiệu chỉnh 5 giây
c) Các chế độ làm việc cơ bản:

(phần dưới lùi vào 1 tap các phần sau cũng thế dấu – đến dấu cộng cũng lùi vào 1
tap)
- SpO2: Đây là chỉ số cơ bản nhất của Monitor theo dõi bệnh nhân là thông số đo
nồng độ bão hòa oxy trong máu (0-100%). Đối với người khỏe mạnh chỉ số SpO2
thường nằm ở mức từ 95-100%.
- ECG: Chỉ số đo điện tim (Điện tâm đồ) thường là loại 3 kênh hoặc 5 kênh được
gắn vào ngực của bệnh nhân.
- IBP: Chỉ số đo huyết áp xâm lấn (Huyết áp được đo trực tiếp từ động mạch)
- NiBP: Chỉ số đo huyết áp không xâm lấn, được đo bằng cách quấn bao đo đo
huyết áp ở bắp tay.
- Nhịp tim, nhịp thở : được tính theo số lần/phút
2.2 Thao tác vận hành sử dụng máy:
- Khởi động:
+ Cắm dây nguồn vào nguồn điện 220 VAC để cấp nguồn cho monitor.
+ Nhấn công tắc mở nguồn điện cho monitor, xuất hiện màn hình theo dõi bệnh
nhân.
+ Kết nối các dây đo vào các ổ cắm tương ứng trên monitor: dây ECG vào ổ cắm
ECG,
dây NIBP vào ổ cắm NIBP, dây SpO2 vào ổ cắm SpO2….
+ Gắn các điện cực theo dõi ECG, bao đo huyết áp, đầu dò SpO2…lên bệnh nhân,
sóng và giá trị số các tín hiệu tƣơng ứng tự động hiển thị trên màn hình theo dõi.
+ Cài đặt âm lƣợng, màu sắc cho từng chế độ báo động

14
+ Gọi màn hình chính và bắt đầu chế độ theo dõi, chẩn đoán.
+ Kết thúc: tắt máy, tháo các điện cực, vệ sinh.
- Cài đặt các chế độ làm việc: màn hình monitor là loại màn hình cảm ứng nên
khi muốn thay đổi cài đặt của tham số nào thì ta chỉ cần chạm tay trực tiếp vào
tham số đó. Nếu muốn cài đặt tất cả các thông số thì ta nhấn nút MENU, xuất hiện
màn hình cài đặt máy.
Sau khi cài đặt xong, ta nhấn nút HOME để trở về màn hình theo dõi. Sau đây là
các cài đặt thông thường khi bắt đầu theo dõi:
+ Nhập thông tin bệnh nhân: chạm vào vùng hiển thị tên bệnh nhân, sau đó nhập
tên, tuổi, giới tính… vào màn hình thông tin bệnh nhân.
+ Cài đặt ECG: chạm vào vùng hiển thị nhịp tim để cài đặt các thông số cho ECG
như: giới hạn báo động nhịp tim, các giới hạn cảnh báo loạn nhịp, thay đổi độ
nhạy, thay đổi chuyển đạo theo dõi….
+ Cài đặt nhịp thở RR: chạm vào vùng hiển thị nhịp thở để cài đặt giới hạn báo
động nhịp thở, thời gian ngưng thở, thay đổi độ nhạy, tắt/mở chế độ theo dõi nhịp
thở…
+ Cài đặt SpO2: chạm vào vùng hiển thị SpO2 để cài đặt ngưỡng báo động SpO2,
độ nhạy SpO2, thay đổi nguồn âm thanh đồng bộ giữa SpO2 và ECG…
+ Cài đặt NIBP: chạm vào vùng hiển thị NIBP để thực hiện cài đặt các ngưỡng
giới hạn báo động NIBP (tâm trương, tâm thu, trung bình), chọn chế độ đo NIBP
(đo bằng tay, đo liên tục hoặc đo cách khoảng thời gian), chọn bao đo huyết áp
lớn/nhỏ, chọn áp lực bơm tối đa…Khi muốn đo NIBP ta nhấn phím START/STOP
để bắt đầu đo, nếu muốn ngừng đo ta cũng nhấn phím START/STOP.
+ Khi muốn thay đổi các tham số khác như nhiệt độ, CO2… thì cách cài đặt cũng
tương tự như trên.
+ Các cài đặt về hệ thống máy: nhấn nút MENU để vào màn hình cài đặt, sau đó
tùy theo nhu cầu mà ta có thể thay đổi ngày giờ, tăng/giảm âm lượng đồng bộ, âm
lượng báo động, chỉnh độ tương phản màn hình, cài đặt máy in, xem lại các dữ liệu
dưới dạng sóng và dạng số…
+ Khi có bệnh nhân mới, ta lại thực hiện các bước như trên: nhập thông tin bệnh
nhân, gắn các điện cực theo dõi ECG, đầu dò SpO2, huyết áp NIBP, nhiệt độ…lên
người bệnh nhân, thay đổi các cài đặt nếu cần thiết và bắt đầu theo dõi.
+ Muốn tắt máy, nhấn và giữ phím nguồn khoảng 3 giây.
2.3 Khắc phục một số lỗi thường gặp:
- Không có nguồn điện: kiểm tra cầu chì xem có bị hỏng hay không, nếu học cần
15
thay thế.
- Giá trị đo SpO2 không ổn định: Kiểm tra sensor đã được gắn trên ngón tay
chưa, kiểm tra bề mặt da ngón tay chỗ đặt sensor phải sạch và khô, móng tay bệnh
nhân có bị bẩn hay không, bệnh nhân có sử dụng móng tay giả hay không, Kiểm
tra dòng máu chảy đến ngón tay…
- Không đo được huyết áp: Xem bóng hơi có được bơm lên hay không, lúc này
quan sát nhanh giá trị áp lực trên màn hình, chúng ta thấy rằng giá trị này sẽ tăng
dần lên trị số tới hạn đặt trước ( thường là 160mmHg). Nếu giá trị này không tăng
dần hoặc dừng lại thì có thể bóng hơi bị thủng.
- Sóng điện tim bị nhiễu: Kiểm tra kết nối chắc chắm các cực điện tim tương ứng
vào bệnh nhân; kiểm tra việc nối đất của máy; kiểm tra day cáp điện tim…
- Màn hình cảm ửng không điều hoạt động: Kiểm tra cáp nối từ màn hình cảm
ứng với bảng mạch, nếu không được thay màn hình cảm ứng.
- Máy nhòe chữ không đọc nổi, bật lên để chừng 15 phút mới rõ lại bình thường:
Máy bị ẩm mạch - do để máy trong môi trường ẩm ướt, máy lạnh mà ít dùng. Liên
hệ nhà sản xuất để thay thế.
2.4 Các điểm lưu ý an toàn khi sử dụng máy theo dõi bệnh nhân:
- Khi cài đặt, bảo quản một máy theo dõi bệnh nhân cần tránh đặt thiết bị theo dõi
bệnh nhân ở nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt: độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với
nước, áp xuất khí quyển lớn, nhiệt độ và độ ẩm cao, độ thoáng khí kém, không khí
bụi, có hơi muối hoặc hơi axit, hóa chất dễ cháy nổ mà phải đặt thiết bị ở những
nơi bằng phẳng so với sàn nhà. Tránh bị rung hoặc sóc khi di chuyển. Thêm nữa
cần chú ý đến điện áp và tần số cung cấp phải phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật của
mỗi máy. Cần quan tâm đến đường lối đất để đảm bảo tín hiệu thu được tránh
nhiễu.
- Trước khi vận hành một máy theo dõi bệnh nhân cần kiểm tra toàn bộ thiết bị để
đảm bảo thiết bị sẽ làm việc tốt nhất: nối đất, các dây nối, ắc quy và chú ý nhất là
đọc kỹ hướng dẫn vận hành.
- Trong quá trình vận hành máy, cần đảm bảo thiết bị và bệnh nhân an toàn. Phải
tắt điện, tháo điện cực hoặc bộ chuyển đổi ngay khi cần thiết để đảm bảo an toàn
cho bệnh nhân. Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa thiết bị và bệnh nhân.
- Khi tắt máy chú ý đưa tất cả các phím điều khiển về vị trí ban đầu, tháo các dây
cắm, không được để nguyên khi di chuyển và vệ sinh thiết bị và các phụ kiện đi
kèm để đảm bảo sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo.
- Luôn kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cứ 6 tháng một lần. Khi lưu kho cũng cần
16
phải bảo dưỡng để thiết bị có thể vận hành bình thường bất kỳ lúc nào.
3. MÁY ĐIỆN TIM ( tới máy khác xuống 1 dòng)
3.1. Các đặc điểm cơ bản của máy điện tim: Có nhiều loại máy điện tim. Loại
đơn giản nhất là máy điện tim 1 kênh dùng để xách tay có kích thước và khối
lượng nhỏ. Tuy nhiên trong các phòng khám và bệnh viện hiện này được sử dụng
phổ biến nhất là các loại máy đo điện tim 3 kênh, máy đo điện tim 6 kênh, máy đo
điện tim 12 kênh.
a) Máy điện tim 3 kênh

Máy đo điện tim Nihon Kohden

1 Nút nguồn
2 Nút chạy giấy
4 Nút thay đổi tốc độ ghi
5 Nút in (INT)
6 Nút chuyển đổi AUTO/ MANUAL
7 Màn hình hiển thị
Model: ECG – 2150
17
Hãng sx: Nihon Kohden
Xuất xứ: Nhật Bản
b) Các đặt điểm kỹ thuật cơ bản: ( bỏ dấu > và < )
Thu tín hiệu điện tim-Điện trở vào: 50M (tại 10 Mhz)
-Điện cực offset: ±550 mV
-Mạch vào: được cách ly và bảo vệ để tránh sốc điện tim khi gắn dây cáp bệnh
nhân
-Tỷ số triệt nhiễu đồng pha ( CMRR ): > 105dB.
-Dòng mạch vào: <0.05V
-Chuẩn độ điện thế: 10mm/mV 2%
-Nhiễu trong: ≤ 20µVp-p
-Kênh tham chiếu: ≤-40dB
-Đáp ứng tần số: 10 Hz điểm chuẩn, 0.05 đến 150 Hz (+0.4 dB / -3.0 dB), 150 Hz
(>71% lọc thông cao: 150 Hz)
-Tần số mẫu: 8000 mẫu/giây
Xử lý tín hiệu -Tỷ lệ lấy mẫu phân tích : 500 mẫu / giây, 1.25 µv/LSB
-Đáp ứng tín hiệu tối thiểu: 20µVp-p
-Bộ lọc nhiễu điện cơ : 25/35 Hz.
-Tần số cắt cao: 75,100,150 Hz (-3dB)
-Bộ lọc nhiễu xoay chiều : 50/60 Hz.
-Lọc trôi đường nền: yếu: -20dB (0.1Hz), mạnh: -34dB (0.1Hz).
-Hằng số thời gian: 3.2 giây.
-Độ nhạy: 5, 10, 20 mm/mV
Màn hình hiển thị -Kích thuớc: 4.8 in.
-Độ phân giải: 320 x 240 điểm.
-Hiển thị thông số : sóng điện tim, thông tin bệnh nhân, đặt chế độ ghi, chế độ hoạt
động, nhịp tim, phức hợp QRS, thông báo lỗi, trạng thái tiếp xúc điện cực, nhiễu.
Máy ghi -Xử lý in : Đầu in nhiệt.
-Mật độ in : 200dpi
-Mật độ quét đƣờng: 1ms
-Số kênh :1, 2 hoặc 3.
-Tốc độ giấy: 25 mm/giây, 50 mm/giây
-Thông số ghi: sóng điện tim, loại chƣơng trình ghi, phiên bản phần mềm, ngày
tháng năm, giờ phút, tốc độ giấy, độ nhạy, tên đạo trình, bộ lọc, thông tin bệnh
nhân, đánh dấu sự kiện, tiếp xúc điện cực, nhiễu.
18
-Loại giấy ghi: giấy cuộn dài 30m, khổ 63mm
-Nhiễu cơ khí: ≤ 48dB ở tốc độ 25mm/s
Phân tích điện tim -Tên chương trình : ECAPS 12C.
-Độ tuổi phân tích: từ 3 tuổi trở lên.
-Mục tìm ra kết quả điện tim: khoảng 200 .
20
-Mục phân tích kết quả : 5.
Nhu cầu điện năng -Điện nguồn AC (100 đến 240V) 10%
-Tần số điện nguồn: 50 / 60 Hz
-Công suất: 45VA.
-Thời gian vận hành pin: ≥ 120 phút (khi pin đầy: 3 kênh ghi với đầu vào 1mV
10Hz sóng
sine, tốc độ ghi 25 mm/s)
-Thời gian nạp pin: khoảng 10 giờ.
Cổng kết nối -USB 1.1 loại A: 1
-Khe gắn thẻ SD: 1
-Cổng LAN: 1
Môi trường hoạt động -Nhiệt độ: -20 đến +650C.
-Độ ẩm : 25- 95% (giấy ghi: 25 - 80%).
Kích cỡ và cân nặng -Kích cỡ : 279mm x 75mm x 210mm ±10%.
-Cân nặng: 1,7kg ±10% (không bao gồm pin và giấy ghi).
c) Quá trình hình thành sóng điện tim:
Điện tim ECG (Electrocadiography) là các hoạt động điện của tim được tạo ra
bởi quá trình co bóp của cơ tim. Tim hoạt động được là nhờ một xung động truyền
qua hệ thống thần kinh tự kích của tim. Đầu tiên xung động đi từ nút xoang tỏa ra
cơ nhĩ làm cho tâm nhĩ khử cực, tâm nhĩ co làm đẩy máu xuống tâm thất, tiếp đó
nút nhĩ thất AV tiếp nhận xung động rồi truyền qua bó His xuống tâm thất làm tâm
thất khử cực, lúc này tâm thất đầy máu co mạnh sẽ đẩy máu ra ngoại biên. Hiện
tượng tâm nhĩ và thất khử cực lần lượt trước sau như vậy chính là để duy trì quá
trình huyết động bình thường của hệ thống tuần hoàn. Vì thế điện tim đồ gồm hai
phần, phần nhĩ đồ đi trước ghi lại hoạt động điện của tâm nhĩ và thất đồ đi sau ghi
lại hoạt động điện của tâm thất.
3.2. Nguyên lý chung của máy điện tim:
Tín hiệu điện tim được lấy từ người bệnh nhân qua các nút thu tín hiệu (điện
cực dán, điện cực hút) qua đường dây cáp khám đến mạch tiền khuếch đại. Tín
19
hiệu điện được khuếch đại lần thứ nhất sau đó tín hiệu đến tầng công suất để
khuếch đại tín hiệu thành dòng điện. Dòng điện biến thiên này sẽ đƣợc đƣa vào
một cuộn dây, dưới tác động của dòng điện cuộn dây sinh ra một từ trường biến
thiên. Từ trường biến thiên này tác động lên thanh nam châm đồng thời là bút vẽ.
Bút này di chuyển tịnh tiến khi cuộn rubăng giấy di chuyển sẽ vẽ lại trên giấy đồ
thị của sự biến thiên, và đó cũng là tín hiệu điện tâm đồ.
3.3 Thao tác vận hành máy điện tim:
Chế độ tự động:
- Nhấn phím POWER mở máy, xuất hiện màn hình đo điện tim ( Resting ECG ).
- Kiểm tra đèn AUTO/ MANUAL, nhấn phím AUTO/ MANUAL để lựa chọn ghi
tự động ( kiểm tra đèn ghi tự động có sáng không).
- Nhấn phím phím ID để nhập thông tin bệnh nhân. Nhấn OK sau khi hoàn tất.
- Gắn các điện cực cho bệnh nhân, nếu điện cực tiếp xúc không tốt sẽ bị báo lỗi
tương ứng trên màn hình góc trên bên trái.
- Nhấn phím START/ STOP ( Phím ENT ), sau khoảng vài giây máy bắt đầu ghi
sóng điện tim.
- Máy sẽ tự động chuyển các đạo trình và dừng ghi sau khi ghi xong kết quả.
Chế độ bằng tay:
- Nhấn phím POWER để mở máy.
- Nhấn phím phím ID để nhập thông tin bệnh nhân.
- Nhấn phím AUTO/ MANUAL để lựa chọn ghi bằng tay ( kiểm tra đèn ghi tự
động có đƣợc tắt chưa).
- Gắn các điện cực cho bệnh nhân, nếu điện cực tiếp xúc không tốt sẽ bị báo lỗi
tương ứng trên màn hình góc trên bên trái.
- Nhấn Phím F1, F2, F3, F4 để chọn đạo trình, độ nhạy, tốc độ ghi
- Nhấn phím START/ STOP ( Phím ENT ), sau khoảng vài giây máy bắt đầu ghi
sóng điện tim
- Để dừng ghi, nhấn phím START/ STOP thêm lần nữa.
3.4 Khăc phục các lỗi thường gặp:
- Sóng điện tâm đồ bị nhiễu: Kiểm tra lại nối đất của thiết bị, kiểm tra trên người
bệnh nhân có còn các vật kim mẫu như trang sức, điện thoại không. Nếu không còn
mà vẫn nhiễu xem lại các điện cực đã gắn ổn định trên các vị trí chưa;
- Không hiển thị điện tâm đồ: kiểm tra các điện cực có tiếp xúc tốt không, nếu đã
tiếp xúc tốt mà vẫn bị thì kiểm tra dây điện tim xem có bị đứt không.

20
5. Máy sấy đồ vải Girbau 30kg
5.1. Tổng quang máy sấy đồ vải Girbau 30kg

Máy sấy đồ vải Girbau

1 Màn hình hiển thị các chương trình sấy


2 Cửa lồng sấy
3 Lồng sấy
b) Thông số kỹ thuật máy

21
MODEL STI 34 S E

Công suất kg (lbs) 34 (74.9)

Đường kính lồng sấy mm (in.) 921 (36.3)

Chiều sâu lồng sấy mm (in.) 915 (36)

Dung tích lồng sấy dm3 (cu. ft) 609 (21.5)

Trọng lượng tịnh kg (lbs) 327 (721)

Trọng lượng cả bì kg (lbs) 351 (773)

Chiều cao H mm (in.) 1965 (77.3)

Chiều rộng L mm (in.) 972 (38.2)

Chiều sâu P mm (in.) 1270 (47)

Khoảng cách cửa đến sàn h mm (in.) 635 (25)

Động cơ kW (HP) 1.5 (2)

Điện đun EL kW 33

Điện áp cho điện đun 230/400-3

Lưu lượng hơi kg/giờ 108 (239)

22
(lbs/giờ)

Lưu lượng khí (50 Hz) kg/giờ 1415 (833)


(c.f.m.)

5.2 Chức năng của máy sấy:


Máy sấy công nghiệp Girbau STI-34SE có chế độ lồng sấy đảo chiều. Giúp
cho vải không bị xoán và đồ sấy sẽ bông và tơi hơn. Máy sấy công nghiệp có chức
năng kiểm soát độ ẩm giúp cho đồ vải đƣợc kiểm soát theo tiêu chuẩn và nhu cầu
sử dụng của người vận hành.
5.3 Nguyên lý hoạt động của máy sấy: Các dòng máy sấy đồ vải hoạt động dựa
trên nguyên lý đối lưu nhiệt. Khi được cấp nguồn điện 380v qua điện trở đốt nóng
và sinh ra nhiệt và được bộ phận quạt đẩy luồng khí nóng vào lồng sấy làm khô
quần áo. lượng nhiệt được sinh ra dựa trên nguyên tắc bù trừ theo khoảng nhiệt độ
đã được cài đặt sẵn ở mỗi chương trình (đạt ngưỡng nhiệt độ cài đặt trên dưới, điện
trở đốt nóng sẽ được ngắt và cấp lại nhờ cảm biến nhiệt) và cứ hoạt động như vậy
cho đến hết chương trình sấy.
5.4 Quy trình vận hành của máy sấy:
- Bước 1: Bật aptomat phía sau máy.
- Bước 2: Cho đồ vào máy sấy, đóng cửa lồng.
Chọn từng loại đồ vải, lưu ý phân loại đồ sấy có độ dày khác nhau. Nên cho 80%
công suất máy để kéo dài tuổi thọ và đạt hiệu suất sử dụng cao nhất.
- Bước 3: Chọn thời gian sấy bằng bộ đếm thời gian.
- Bước 4: Chọn nhiệt độ sấy bằng bộ điều chỉnh nhiệt độ.
- Bước 5: Khi kết thúc chương trình sấy mở cửa lấy đồ ra.
Bảng lựa chọn thời gian – nhiệt độ sấy tối ưu

Thời gian sấy


Đồ vải Nhiệt độ sấy (ºC)
(phút)

TOWELS (Khăn) 80 35

COTTON 1 75 25

COTTON 2 65 30
23
SYNTHETICS (Vải
60 30
tổng hợp)

DELICATES (Vải dể
45 30
hỏng)

INTENSIVE 1 (Sấy
75 30
mạnh 1)

INTENSIVE 2 (Sấy
75 30
mạnh 2)

EXTRA 1 (Sấy cực khô


90 20
1)

EXTRA 2 (Sấy cực khô


90 15
2)

Cái này là bảng em phải có tên và đưa vào danh sách bảng
Kết thúc ngày làm việc cần ngắt điện cấp cho máy, vệ sinh toàn bộ máy.
Chú ý:
- Sau hai chương trình sấy, chúng ta nên vệ sinh xơ vải phía dưới của máy để máy
sấy hiệu quả hơn trong những lần sấy tiếp theo.
- Bạn cần chú ý đến nhiệt độ sấy tối đa để lựa chọn chế độ giặt chính xác cho máy
sấy công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất,…
- Nên cài đặt mức nhiệt thấp và chọn thời gian sấy lâu hơn để quần áo khô đều hơn
và đỡ nhăn hơn.
- Nếu quần áo giặt bằng tay thì nên vắt thật kỹ để tránh nước nhỏ giọt xuống sàn
nhà.
- Không cho quá nhiều quần áo cho mỗi lần sấy.
5.5 Báo trì, bảo dưỡng máy sấy:
1. Làm sạch bộ lọc xơ vải :
Còn được gọi là bẫy xơ hoặc lưới lọc xơ vải, thành phần này được tìm thấy
trong mọi máy sấy thu thập phần lớn vải lanh mà quần áo của bạn sản xuất khi
chúng khô. Bạn nên loại bỏ xơ vải khỏi bộ lọc trước mỗi lần sấy để thúc đẩy luồng

24
khí thích hợp và giúp ngăn ngừa quá nhiệt.
2. Hút bụi máy sấy:
Cứ sau sáu tháng đến một năm, hãy dành thời gian để hút bụi xung quanh khu
vực lọc xơ vải để loại bỏ các cụm xơ vải đi lạc qua bộ lọc. Kéo máy sấy ra khỏi
tường một đoạn để bạn có thể hút bụi tường và sàn phía sau máy sấy. Bất kỳ bụi
vải hoặc đồ giặt sót ở đây có thể hoạt động như một loại tác nhân nếu đám cháy bắt
đầu. Ngoài ra, tháo ống thông hơi kết nối với mặt sau của máy sấy của bạn và hút
bụi bên trong ống này.
3. Thay thế ống thông hơi máy sấy nếu cần thiết
Nếu ống phía sau máy sấy của bạn được làm bằng nhựa vinyl màu trắng, bạn
nên thay thế nó bằng một ống nhôm. Các ống nhựa vinyl quá hạn chế và không thể
đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về hỏa hoạn.
4. Làm sạch bên trong máy sấy
Rất dễ dàng để có thể mở máy sấy của bạn, hãy làm nhƣ vậy một đến ba năm
một lần và hút sạch các bụi bẩn bên trong. Hãy nhớ ngắt điện máy sấy trước khi
thực hiện bước này để tránh bị điện giật.
5. Kiểm tra lỗ thông hơi bên ngoài
Cứ sau vài tháng, bước ra ngoài và kiểm tra lỗ thông hơi trong khi máy sấy
đang chạy.
Không khí nên dễ dàng thoát khỏi lỗ thông hơi. Nếu luồng không khí bị hạn
chế, trước tiên hãy đảm bảo không có mảnh vỡ có thể nhìn thấy đang làm tắc
nghẽn lỗ thông hơi.
Nếu luồng không khí vẫn bị hạn chế mà không có nguyên nhân rõ ràng, tắc
nghẽn có thể nằm sâu trong ống dẫn khí thải.
Bạn nên thuê một kỹ thuật viên để tháo rời và làm sạch ống dẫn.
6. Chú ý đến thời gian sấy
Nếu quần áo của bạn bắt đầu mất nhiều thời gian hơn bình thường để làm khô,
thì đó là một dấu hiệu máy sấy của bạn đang bị tắc. Nếu điều này xảy ra, hãy làm
sạch bộ lọc xơ vải và phần còn lại của hệ thống thông gió càng sớm càng tốt để
ngăn ngừa hỏa hoạn tiềm ẩn. Nếu vấn đề không dừng lại, có lẽ đã đến lúc thay thế
máy sấy của bạn.
6. MÁY X-QUANG CAO TẦN EVA HF 525 PLUS:
6.1 Tổng quan về máy X-Quang cao tần EVA HF 525 PLUS
a) Giới thiệu về máy:

25
Máy X-Quang cao tần EVA HF 525 PLUS

b) Đặc điểm kỹ thuật của máy


Xuất xứ : Hàn Quốc
Chứng chỉ chất lượng: ISO; CE
Thiết bị bao gồm:
Bóng X-quang
-Model: E7239X (Toshiba)
-Điểm hội tụ: 1.0 / 2.0 mm
-Điện thế hoạt động: 40-125 KVP (500mA)
-Góc tới: 16°
-Đơn vị trữ nhiệt: 140,000 HU

26
-Bóng Anode quay
-Tốc độ quay: 2700 ~ 3200 vòng phút
Máy phát: Loại chỉnh lưu cao tần
-Phương pháp: biến tần (40kHz)
-Điện thế tối đa: 125 kVp
-Dòng tối đa: 500 mA
-Công suất: 40kW
-Điều khiển
-Bước KVP: 1 kVp (40-125 kVp)
-Bước thời gian: 1msec-5sec
-Bước mA: 25, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300, -400, 500 mA
-Bộ chuẩn tia
-Phương pháp: điều khiển tay
-Điện thế tối đa: 150 KV
-Cửa mở tối đa: 35 cm x 35 cm (SID 65 cm)
-Cửa mở tối thiểu: 5 cm x 5 cm (SID 100 cm)
-Thời gian chiếu sáng của đèn định vị: 30 giây
-Cường độ sáng của đèn định vị: 160 Lux
-Góc quay của ống chuẩn trực: / – 180 o
Thông số chung
-Nguồn điện: 1 pha, 220V, 40 kW
-Kích thước Cassete tối đa: 14″ x 17″
-Hiển thị: Màn hình LCD, chương trình APR
-Cố định vị trí bàn Bucky bằng khoá điện từ
-Chiều dài của bàn: 2000 mm
-Chiều rộng của bàn: 740 mm
-Chiều cao của mặt bàn: 680 mm
-Khoảng cách di chuyển từ tâm đến cột đỡ bóng: -500-750 mm
-Khoảng cách di chuyển theo chiều dọc của cột đỡ bóng: 650-1350 mm
-Khoảng cách di chuyển của mặt bàn so với mép ngoài của ray: 150 – 750 mm
-Chiều cao của cột đỡ bóng: 2000 mm
-Khoảng cách dich chuyển của bóng theo truc đứng của cột đỡ: 500 -1800 mm
-Khoảng cách di chuyển của bóng theo trục ngang của cột đỡ : 600- 800 mm
-Góc quay của bóng quanh trục đỡ ngang: ± 180o
-Góc quay của bóng quanh trục đứng: ± 90o
-Giá chụp phổi :
-Chiều cao của cột: 1912mm
-Khoảng cách di chuyển của giá theo trục đứng: 370 mm-1660 mm
-Chiều dài của giá chụp phổi: 584 mm
-Chiều rộng của giá chụp phổi: 600 mm
27
-Khoảng cách từ mặt giá chụp phổi tính tới mặt trong của cột: 312.5 mm
-Khoảng cách từ mặt giá chụp phổi tính tới tâm của cột: 226 mm
-Khoảng cách từ mặt giá chụp phổi tính tới tường: 400 mm
6.2 Quy trình vận hành máy:

Bảng điều khiển

Quy trình vận hành nhanh như sau:


Khởi động hệ thống:
- Bật ATOMAT tổng của hệ thống.
- Bật case máy tính login vào hệ điều hành Windowns.
- Bật hộp điều khiển sang ON.
- Bật hệ thống máy in đợi mấy in khởi động.
- Khởi động phần mềm X-View trên màn hình decktop.
- Nhập thông tin bệnh nhân trên phần mềm X-View.
- Chọn tư thế chụp, điều chỉnh thông số chụp bệnh nhân.
- Tiến hành chụp X-quang bằng phím READY và EXPOSURE trên phần mềm X-
View hoặc điều khiển công tắc tay
- Chỉnh sửa ảnh, cắt ảnh, đánh dấu trước khi ACEPT sang phần mềm in.

28
- Tiến hành in bệnh nhân bằng phần mềm in PRINTER SEGA, chọn bệnh nhân
cần in và cỡ phim sau đó tiến hành in phim..
Kết thúc làm việc:
- Thoát phần mềm X-View và chọn SHUTDOWN.
- Tắt hộp điều khiển.
- Tắt ATOMAT về vị trí OFF.
- Tắt hệ thống máy in.
- Ngắt kết nối điện cấp.
6.3. Bảo trì, bảo dưỡng máy X-Quang:
Chu kỳ bảo dwỡng: 6 tháng/ lần
Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điều khiển
1. Làm sạch toàn bộ bên trong và bên ngoài máy sơ bộ phát hiện các hư hỏng bằng
mắt thường để xử lý ngay.
2. Kiểm tra toàn bộ về cơ khí các nút tắt mở và các phím điều khiển.
3. Kiểm tra toàn diện về cơ học các điểm nối dây, các giắc cắm bảng vi mạch, các
tiếp xúc của Rơle.
4. Kiểm tra tình trạng vật lý của các dây cáp điện xem có nứt vỡ hay đứt không.
5. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị bảo vệ an toàn Aptomat, cầu chì.
6. Kiểm tra mạch điện nguồn cung cấp.
7. Kiểm tra mạch điện khởi động.
8. Kiểm tra mạch điện bảo vệ.
9. Kiểm tra và bảo dưỡng máy biến thế ổn áp tự động.
Kiểm tra biến áp cao thế
1. Lau chùi vệ sinh thùng cao thế.
2. Kiểm tra và bảo dưỡng các đầu dây nối với biến áp, cao áp.
3. Kiểm tra mức dầu trong thùng cao thế ( Nếu thiếu phải có kế hoạch bổ sung dầu
đúng chủng loại).
4. Kiểm tra và bảo dưỡng đầu áp cao thế.
5. Kiểm tra và xiết chặt lại toàn bộ đầu dây nối với nguồn điện chính.
Kiểm tra bóng phát tia X chiếu và chụp
1. Kiểm tra tình trạng cơ học của bóng xem có bị rạn, nứt, chẩy đầu.
2. Bảo dưỡng quạt làm nguội bóng
3. Kiểm tra và làm bảo dưỡng đầu áp cao thế, các đầu nối dây Anốt quay
4. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống chuyển động cơ khí
5. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh hãm
6. Kiểm tra và hiệu chỉnh độ sang của đèn hội tụ
7. Kiểm tra độ thẳng hàng của bộ góp
8. Kiểm tra bảo dưỡng bộ chuyển đổi tín hiệu hoặc bộ phím đếm sang
9. Kiểm tra độ phân giải của bộ tăng sang hình ảnh và hệ thống truyền hình
Kiểm tra và bảo dưỡng bàn chiếu + chụp.
29
1. Kiểm tra bảo dưỡng động cơ nâng hạ bàn.
2. Kiểm tra bảo dưỡng nâng hạ.
3. Kiểm tra, hiệu chỉnh độ nghiêng và sự truyền lực của bánh xe
4. Bảo dưỡng hệ thống cáp ròng rọc.
5. Bảo dưỡng và hiệu chỉnh dây curoa động cơ chính.
6. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống đĩa xích.
7. Bảo dưỡng hệ thống trục lăn.
8. Bảo dưỡng hệ thống con trượt chuyển động.
9. Kiểm tra an toàn dây kéo tạ đối trọng.
Kiểm tra hoạt động của máy
1. Kiểm tra các số đo chỉ thị trên mặt máy
2. Kiểm tra hoạt động của Roto Anốt bong phát tia
3. Kiểm tra thời gian phát tia
4. Kiểm tra các thông số: KV chiếu và chụp
5. Kiểm tra dòng điện chiếu và chụp
6. Hiệu chỉnh các thông số đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật
6.4 Các lỗi thường gặp trên máy X-Quang kỹ thuật số:
- Liệt phíp trên bàn phím điều khiển
- Không nhận tấm cảm biến
- Lỗi phần mềm.
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC TẬP
Qua quá trình thực tập tại Bệnh viện, được sự chỉ dạy tận tình của các Anh/ Chị
em đồng nghiệp, các Y Bác sĩ hướng dẫn, va chạm thực tế, giúp em củng cố thêm
các kiến thức đã được học, vận dụng vào thực tế công việc, cũng như nắm bắt về
nguyên lý hoạt động của từng máy và được hướng dẫn về quy trình vận hành; quy
trình bảo trì, bảo dưỡng; các lỗi thường gặp và các biện pháp sửa chữa, thay thế...,
của các máy như: Máy ly tâm, Máy huyết học, Máy hút dịch, Máy sinh hoá, Máy
nước tiểu, Máy nha, Dao mổ điện, Khoan xương điện…
Ngoài ra, em còn được chỉ dẫn về các biện pháp an toàn điện và phòng tránh
nhiễm bệnh khi sửa máy: mang găng tay, khẩu trang y tế; mang dày cách điện khi
sửa chữa máy móc… Từ đó rút ra được một số các kinh nghiệm thực tiễn trong các
công việc được cọ sát.

30
NHẬT KÝ THỰC TẬP
(Mẫu 2: Nhật ký thực tập)
Mức độ Nhận xét của
Công việc Ngƣời
Tuần số: đạt người hướng
thực hiện hƣớng dẫn
đƣợc dẫn

Ngày

Tìm hiểu khái


quát
về cơ cấu tổ
chức,
1 04/04/2022 chức năng của KS. Đạt
Bệnh
viện và Phòng
VT
TBYT

Tìm hiểu khái


quát
về các trang
thiết bị
Từ ngày hiện có tại
2 05/04 đến bệnh Đạt
09/04/2022 viện và cách
sử
dụng, vân
hành
trang thiết bị
3 Từ ngày Tìm hiểu các Đạt
11/04 đến giải
16/4/2022 pháp đảm bảo
an
toàn lao động
trong

31
sử dụng trang
thiết
bị y tế

Thực hiện
việc vệ
sinh, bảo trì
bảo
dưỡng, theo
Từ ngày
dõi
4 18/04 đến Đạt
cách quản lý
29/04/2022
trang
thiết bị và lập

lịch từng thiết
bị

Tham gia sửa


chữa
Từ ngày
các thiết hư
5 02/05 đến Đạt
hỏng cơ
16/05/2021
bản của Bệnh
viện

32
SỞ Y TẾ TỈNH NINH THUẬN
BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN
--------

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ANH TUẤN, Nam/Nữ: NAM


Sinh ngày 24/12/1987 MSSV: 20CD06101
Lớp K06LT & B2 Khóa: 2021 - 2022
Thời gian thực tập: từ ngày 04/ 04 / 2022 đến ngày 16/ 05 / 2022
Nơi đến thực tập: BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN
Nguyễn Văn Cừ, Tp.Phan Rang- Tháp Chàm, Ninh Thuận..
Nội dung công việc thực tập:
Tìm hiểu khái quát các trang thiết bị hiện có tại bệnh viện, lập kế hoạch
vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị, sửa chữa những hư hỏng cơ bản
của các trang thiết bị.
- Tinh thần và thái độ làm việc:
Đảo bảo đúng giờ giấc và quy chế của Bệnh viện, có tinh thần tìm tòi và
học hỏi cao.
- Kết quả công việc:
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ của người hướng dẫn thực tập.
- Các mặt khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………

Người nhận xét


(kí tên và đóng dấu)

33

You might also like