Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 111

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KIM NGÂN

Sinh viên : Lê Thị Diệu Bình


Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp CLC
Mã số SV : 11180667
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Hữu Nghị

HÀ NỘI – 2022
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu
thực tế còn hạn chế nên nên bài chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy,
em kính mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô
cũng như các cán bộ nhân viên của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Phan Hữu Nghị cũng như toàn thể anh
chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ, luôn tạo điều kiện thuận lợi và cho em
những góp ý quý báu giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................5
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................6
DANH MỤC BẢNG TRONG BÀI...................................................................7
DANH MỤC HÌNH TRONG BÀI....................................................................8
CHƯƠNG MỞ ĐẦU..........................................................................................9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP............................................................................................12
1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp.......................................................12
1.1.1. Khái niệm và vai trò của tài chính doanh nghiệp..............................12
1.1.2. Quan hệ tài chính chủ yếu trong doanh nghiệp..................................14
1.1.3. Các quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp.......................15
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp............................................................18
1.2.1 Khái niệm............................................................................................18
1.2.2. Thông tin trong phân tích tài chính của doanh nghiệp.......................19
1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.................................20
1.2.4. Các quy trình phân tích tài chính của doanh nghiệp..........................22
1.2.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính của doanh
nghiệp.............................................................................................................33
1.3.1. Các nhân tố chủ quan.........................................................................33
1.3.2. Các nhân tố khách quan.....................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI KIM NGÂN..............................................................37
2.1. Khái quát về công ty TNHH Thương mại Kim Ngân.............................37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..................................37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận..................38
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.......................................43
2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH Kim Ngân 43
2.2.1. Kế hoạch và công tác phân tích tài chính tại công ty.........................43
2.2.2. Quy trình phân tích tài chính..............................................................45
2.2.3. Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính...................46
2.2.4. Phương pháp phân tích tài chính........................................................50
2.2.5. Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty TNHH thương
mại Kim Ngân..............................................................................................51
2.3. Đánh giá chung về hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH
Thương mại Kim Ngân.................................................................................79
2.3.1 Kết quả nhận được..............................................................................79
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế................................................82
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KIM NGÂN............83
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và tài chính của Công ty TNHH
Thương mại Kim Ngân..................................................................................83
3.1.1. Định hướng chung..............................................................................83
3.1.2. Định hướng hoạt động tài chính.........................................................83
3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích hoạt động tài chính của Công ty TNHH
Thương mại Kim Ngân..................................................................................84
3.2.1 Biện pháp 1: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, qua đó tăng khả
năng sinh lời cho công ty.............................................................................84
3.2.2. Biện pháp 2: Giảm hàng tồn kho.......................................................87
3.3. Kiến nghị.................................................................................................89
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước......................................................................89
3.3.2. Kiến nghị với các đơn vị cung cấp.....................................................91
3.3.3 Kiến nghị với Công ty.........................................................................91
KẾT LUẬN.......................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................93
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt
đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.

Hà Nội, ngày ….. tháng……..năm 20……..


Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC VIẾT TẮT

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn


VCSH : Vốn chủ sở hữu
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
NNH : Nợ ngắn hạn
ĐVT : Đơn vị tính
VCĐ : Vốn cố định
HTK : Hàng tồn kho
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sỡ hữu
ROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
TS : Tài sản
BQ : Bình quân
DANH MỤC BẢNG TRONG BÀI
Bảng 2.1: Các ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH thương mại Kim
Ngân...................................................................................................................38
Bảng 2.2: Kế hoạch thực tập tại Công ty TNHH thương mại Kim Ngân..........43
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH thương mại Kim Ngân.......47
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại Kim
Ngân...................................................................................................................50
Bảng 2.5: Tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH thương mại Kim
Ngân...................................................................................................................52
Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân
giai đoạn 2019-2021...........................................................................................56
Bảng 2.7: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương
mại Kim Ngân giai đoạn 2019-2021.................................................................59
Bảng 2.8: Bảng phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán.............................63
Bảng 2.9: Bảng phân tích phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công
ty.........................................................................................................................66
Bảng 2.10: Bảng phân tích nhóm chỉ tiêu hoạt động của công ty......................69
Bảng 2.11: Bảng phân tích các nhóm tỷ số sinh lời...........................................73
Bảng 2.12: Bảng phân tích các chỉ số tác động lên ROA và ROE thông qua
phương trình Dupont..........................................................................................76
Bảng 2.13: Kết quả nhận được...........................................................................79
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn...............................81
Bảng 3.1: Chi phí quản lý doanh nghiệp............................................................84
Bảng 3.2: Các yếu tố tác động lên chi phí quản lý doanh nghệp........................85
Bảng 3.3: Bảng ước tính kết quả đạt được của biệp pháp 1...............................87
Bảng 3.4: Hàng tồn kho......................................................................................87
Bảng 3.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng của hàng tồn kho...................88
Bảng 3.6: Ước tính kết quả đạt được và chi phí phát sinh của biện pháp 2.......89
DANH MỤC HÌNH TRONG BÀI
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân.. .41
Hình 2.2: Tình hình tài sản của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân giai
đoạn 2019-2021..................................................................................................53
Hình 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân giai
đoạn 2019-2021..................................................................................................57

8
CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài


Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn
hiện tại đang có rất nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Các biến động đó
đặt ra không ít cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, về quản lý, về công nghệ, về thông tin, để
theo kịp xu hướng phát triển chung của xã hội nếu không muốn bị quy luật
nghiệt ngã của kinh tế thị trường đào thải. Vì thế các doanh nghiệp luôn phải
nắm chắc nội lực của mình: cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn, nguồn nhân lực, đang ở
mức độ nào.
Để có thể tránh khỏi bị động đối với các chuyển biến kinh tế, đồng thời
tạo cho bản thân lợi thế để nắm bắt các cơ hội có thể đến trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một cái nhìn chuẩn xác về tình
hình hiện tại của bản thân để có thể có sự chuẩn bị đầy đủ cho các sự kiện có
thể xảy ra trong tương lai. Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải thực
hiện việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình
tài chính của mình một cách nghiêm túc và đầy đủ, thường xuyên.
Công ty TNHH thương mại Kim Ngân là một doanh nghiệp kinh doanh
đóng trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh, ngoài việc kinh doanh còn
giải quyết một phần việc làm cho người lao động trên địa bàn, đồng thời đem
lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. So với yêu cầu đặt ra thì việc phân tích
tình hình tài chính hiện nay của công ty chưa thực sự đáp ứng được một cách
hiệu quả. Chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu về công ty TNHH thương
mại Kim Ngân, em nhận thấy việc phân tích tình hình tài chính tại công ty này
là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Do đó, em quyết định chọn đề
tài: “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH thương mại Kim Ngân” cho đề
tài tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại Kim Ngân và
đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của công ty. Từ đó đưa ra các giải

9
pháp nhằm hoàn thiện công tác tài chính và giúp công ty hoạt động hiệu quả
hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp
- Phản ánh thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại
Kim Ngân.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công
ty

3. Phương pháp nghiên cứu


Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, em đã sử dụng và kết hợp
các phương pháp nghiên cúu phổ biến đó là phương pháp phân tích và tổng hợp
số liệu.
3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
Phương pháp này đòi hỏi em phải thống kê các lý thuyết, các quan điểm về
các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân tích tài chính từ sách báo và website.
Bên cạnh đó, thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp một cách chính xác từ báo
cáo tài chính của công ty cũng là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo đầy đủ dữ
liệu để thực hiện quá trình phân tích tài chính
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu sơ cấp thu thập được xử lý qua các phần mềm Word và
phương pháp tính toán thủ công. Các dữ liệu thứ cấp được xử lý qua phần mềm
Excel.
3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh
Các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận sẽ được so
sánh theo từng năm trên từng báo cáo tài chính. Các nguồn biến động sẽ được đối
chiếu so sánh về cả số tuyệt đối (phản ánh quy mô của chỉ tiêu được so sánh,
nghiên cứu) lẫn số tương đối (phản ánh được chi tiết tốc độ phát triển, biến động
của các chỉ tiêu). Từ đó, qua mức tăng giảm và xu hướng thay đổi của các chỉ
tiêu sẽ cho chúng ta thấy được bức tranh tình hình tài chính khái quát nhất của
doanh nghiệp, và các biện pháp kịp thời sẽ được đề xuất để cải thiện nếu trong
trường hợp tình hình tài chính có chuyển biến xấu đi.

10
Phương pháp phân tích tỷ số
Là phương pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính để đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của
doanh nghiệp (khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu,..). Sự biến đổi các tỷ lệ là sự
biến đổi các đại lượng tài chính. Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất
trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp phân tích có tính thực hiện cao với
các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp này liên quan đến sự cân đối của các chỉ tiêu như tổng tài sản
và tồng nguồn vốn hình thành lên tài sản, giữa dòng tiền ra và vào,… Các mối
quan hệ này là cơ sở để xác định được sự biến động của đối tượng được phân
tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính và một số báo cáo chi tiết khác của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian
- Đề tài thực hiện tại công ty TNHH thương mại Kim Ngân
- Địa chỉ: Số 24-26, Đường Phan Đình Phùng, Phường Nam Hà,
Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4.2.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thực tập: Từ tháng 1/2022 – 4/2022
- Thời gian thu thập số liệu của công ty: Năm 2019, 2020, 2021.
4.2.3. Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua
các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh
5. Bố cục đề tài
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại
11
Kim Ngân
Chương3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của công ty
TNHH thương mại Kim Ngân

12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp.


1.1.1. Khái niệm và vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Xét về phương diện pháp lý, theo quy định tại khoản 10 ( Điều 4
Luật Doanh nghiệp năm 2020) quy định, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức
sản xuất - kinh doanh có trụ sở giao dịch ổn định và được hoạt động cũng như
bảo hộ dưới khuôn khổ của luật doanh nghiệp hiện hành. Theo Kim Thị Dung
(2003) “Tài chính doanh nghiệp được hiểu là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu
hiện dưới hình thức các quan hệ tài chính phát sinh trong các hoạt động tạo lập,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp”. Trong đó, quá trình này đã
tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao gồm dòng tiền vào và ra (có mối quan
hệ chặt chẽ với hoạt động đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp).
Tuy nhiên, khi xem xét tài chính doanh nghiệp như là một khâu tài chính
trong hệ thống tài chính quốc gia thì khái niệm doanh nghiệp ở đây được hiểu là
tất cả các tổ chức hoặc cá nhân có chức năng hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Bên cạnh đó, tài chính doanh nghiệp cũng được coi là một phạm trù kinh tế
khách quan có sự gắn liền chặt chẽ với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ
và mức độ phát triển cũng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế hàng
hoá.
1.1.1.2. Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn
được bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp, đặc biệt hơn là cách sử
dụng tài sản của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích chủ sở hữu.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò huy động vốn để đảm bảo các hoạt động
của doanh nghiệp diễn ra bình thường.Tài chính doanh nghiệp phản ánh những
xu hướng thay đổi, những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Sự thay
đổi này là sự dịch chuyển của các nguồn tài chính liên quan tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của một công ty. Việc luân chuyển, vận động các nguồn vốn
13
trong một công ty được thực hiện để vận hành các quá trình sản xuất kinh doanh,
giữa doanh nghiệp và thị trường, bao gồm: thị trường lao động, thị trường tài
chính bằng các hoạt động cung cấp các yếu tố sản xuất, mua bán hàng hoá và
dịch vụ. Bên cạnh đó, dưới hình thức nộp thuế cho nhà nước hoặc thông qua tài
trợ tài chính, sự vận động của các nguồn tài chính giữa doanh nghiệp và ngân
sách nhà nước cũng đã được thực hiện.
Trong quá trình kinh doanh cũng như đầu tư và sản xuất, vốn tiền tệ được
coi là tiền đề để phát triển một doanh nghiệp, trong đó bao gồm nhu cầu vốn
ngắn hạn và dài hạn. Do đó, việc đảm bảo nguồn vốn được thu hút, sử dụng một
cách hợp lý trong việc kinh doanh đối với doanh nghiệp rất quan trọng.
Tài chính giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng
đắn với mục đích cải thiện hiệu quả trong kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp
đóng vai trò như là một đòn bẩy trong việc đẩy mạnh và điều tiết các quá trình
sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, điều này góp phần tạo ra sức mua thích hợp để thu
hút vốn đồng thời thiết lập giá bán hợp lý trong việc phát hành cổ phiếu nhằm thu
hút vốn đầu tư cũng như các hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ.
Việc huy động vốn kịp thời còn giúp công ty nắm bắt được các cơ hội vàng
trong kinh doanh. Bằng cách tối đa hóa nguồn vốn hiện có của công ty, bạn có
thể tránh được những tổn thất do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số lần
cho vay. Điều này làm giảm chi phí trả lãi vay và góp phần đáng kể vào việc tăng
lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tài chính doanh nghiệp cũng được coi như một công cụ để
giám sát cũng như điều tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua
kết quả kinh doanh từng năm trong báo cáo tài chính cùng diễn biến chi tiêu tài
chính như hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu thành phần vốn,
chúng ta có thể kiểm soát và đây cũng là cơ sở để nhận ra những khuyết điểm và
tiềm ẩn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó hoạt động tài sản của doanh nghiệp là một chức năng tài chính
nhằm mục đích phân bổ và tạo ra nguồn vốn lưu động một cách hợp lý để giúp
doanh nghiệp có thu nhập ổn định.
Chức năng tài chính trước hết là hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty diễn ra một cách ổn định và có hiệu quả qua việc sử dụng tài sản
dùng vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các tài sản chính của doanh nghiệp cũng

14
có thể tạo ra thu nhập ngoài công việc sản xuất kinh doanh chính. Hai hoạt động
này tạo thành hoạt động tài chính hoàn chỉnh của công ty. Mặc dù mỗi mảng có
những đặc điểm riêng nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.2. Quan hệ tài chính chủ yếu trong doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo đảm sự phối
hợp về những hoạt động liên quan tới thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài
chính, thị trường lao động và tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự
tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa. Chính trong quá trình đó làm nảy
sinh hàng loạt quan hệ với các chủ thể khác thông qua sự vận động của vốn tiền
tệ.
Thứ nhất, quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước
Mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần của nền kinh tế đều phải thực hiện
nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (bằng cách nộp thuế vào ngân sách nhà
nước). Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước và có thể cấp
vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái
phiếu) tùy theo mục đích yêu cầu quản lý đối với nghành kinh tế mà quyết định
tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít.
Thứ hai, quan hệ giữa doanh nghiệp với các định chế tài chính trung gian
( bao gồm các tổ chức xã hội và các chủ thể kinh tế khác)
Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ cho các nhu cầu
vốn của công ty. Trên thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các công
ty nhận được các khoản vay để tài trợ cho các yêu cầu vốn ngắn hạn của họ và
ngược lại. Các công ty cần phải hoàn trả vốn và lãi vay trong một khoảng thời
gian nhất định. Trên thị trường vốn, các công ty đang tìm kiếm các nguồn tài trợ
thay thế thông qua hệ thống các trung gian tài chính khác để đáp ứng nhu cầu
vốn dài hạn của họ thông qua việc phát hành chứng khoán. Ngược lại, một khoản
lãi cố định sẽ được doanh nghiệp hoàn trả cho các nhà đầu tư dựa trên khả năng
kinh doanh của họ. Các công ty cũng có thể sử dụng thị trường tài chính để đầu
tư vốn chưa sử dụng vào hệ thống ngân hàng hoặc bằng cách đầu tư vào chứng
khoán của các công ty khác.
Bên cạnh đó, khi tiến hành hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất
như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ... Đồng thời,
thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ

15
mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch
sản xuất, tiếp thị... nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa
mãn nhu cầu của thị trường. Do đó, nẩy sinh quan hệ giữa doanh nghiệp với các
chủ thể khác trên thị trường. Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp với tư cách là người đi mua và với tư cách là người đi bán
đã làm phát sinh quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị
trường sức lao động...
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là mối quan hệ tài chính giữa
các phòng ban trong một doanh nghiệp (các bộ phận phòng ban trong một doanh
nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm mục đích giúp công ty
được vận hành một cách trơn tru và hiệu quả nhất), là giữa các cổ đông với chủ
nợ hay giữa cổ đông và các nhà quản lý.
- Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp mẹ, doanh nghiệp con
- Mối quan hệ tài chính giữa chủ sở hữu, nhà đồng sáng lập doanh nghiệp
với doanh nghiệp: Điều này thể hiện rõ nhất trong việc góp vốn kinh doanh và
các hoạt động phân chia cổ tức cũng như chủ sở hữu cũng phải có trách nhiệm
trước các quyết định liên quan đến quá trình vận hành của doanh nghiệp.
- Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và người lao động: Mối quan hệ
này được thể hiện qua việc phân phối tiền lương, khen thưởng và phúc lợi, chi trả
bảo hiểm cho người lao động,…
Trên cơ sở các mối quan hệ và khái niệm giữa doanh nghiệp và các chủ thể
liên quan, tài chính doanh nghiệp được hiểu là hệ thống các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thể hiện thông qua
quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu nhất định.
1.1.3. Các quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, để điều hành một doanh nghiệp, chủ sở hữu phải đưa
ra hàng nghìn quyết định mỗi ngày. Việc ra quyết định giúp sử dụng các nguồn
lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức, trừ khi đạt được mức hoạt động
tài chính tối thiểu, doanh nghiệp kinh doanh không thể tồn tại theo thời gian. Các
quyết định đó liên quan đến ba yếu tố chính đó là: Đầu tư, huy động vốn và phân
phối lợi nhuận sau thuế.
1.1.3.1.Quyết định tài chính ( quyết định liên quan đến huy động vốn)

16
Một quyết định tài chính thường liên quan đến số tiền huy động được từ các
nguồn vốn dài hạn khác nhau như, cổ phiếu vốn chủ sở hữu, cổ phiếu ưu đãi,
giấy nợ, khoản vay ngân hàng… Nói cách khác, nó là một quyết định về "cấu
trúc vốn" của công ty. Bên cạnh đó, những quyết định liên quan đến nguồn vốn
có mối quan hệ mật thiết với quyết định đầu tư, bởi việc này quyết định đến việc
nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho việc đầu tư.
- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định này được hiểu là các
quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại.
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định này thường được thực
hiện dựa trên việc nợ dài hạn
- thông qua vay ngân hàng hoặc trái phiếu công ty; quyết định phát hành
vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi); quyết định quan hệ cơ cấu
giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính); quyết định vay để mua, hay thuê
tài sản…
Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn:
- Chi phí: Các quyết định tài trợ đều liên quan đến việc phân bổ vốn và cắt
giảm chi phí. Chi phí huy động vốn từ các nguồn khác nhau rất nhiều khác nhau
do đó nên chọn nguồn tiết kiệm chi phí nhất.
- Rủi ro: Điều này thể hiện qua việc doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn
vốn cùng một lúc. Rủi ro lớn hơn liên quan đến các quỹ được vay, hơn so với các
quỹ tự có. Đánh giá rủi ro này là một trong những khía cạnh chính của các quyết
định huy động b..
- Vị thế dòng tiền: Dòng tiền là thu nhập hàng ngày của công ty. Vị thế
dòng tiền tốt hay xấu mang lại niềm tin hoặc không khuyến khích các nhà đầu tư
rót vốn vào công ty.
- Kiểm soát: Trong trường hợp các nhà đầu tư hiện tại cần nắm quyền kiểm
soát doanh nghiệp thì có thể huy động tài chính thông qua vay tiền, tuy nhiên, khi
họ chuẩn bị cho việc pha loãng quyền kiểm soát doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu
có thể được sử dụng để huy động vốn. Việc từ bỏ kiểm soát bao nhiêu là một
trong những quyết định tài chính chính.
- Điều kiện của thị trường: Điều kiện của thị trường có ý nghĩa rất lớn đối
với các quyết định tài trợ. Trong thời kỳ bùng nổ, vấn đề vốn chủ sở hữu chiếm
đa số nhưng trong giai đoạn suy thoái, một công ty sẽ phải sử dụng nợ. Các quyết
định này là một phần quan trọng của các quyết định tài chính.
Do đó, để có thể đưa ra một quyết định tài chính mang tính chính xác cao

17
nhất, các nhà quản lý phải nắm rõ những điểm yếu điểm mạnh của các công cụ
huy động, có cái nhìn khái quát về tình hình diễn biến thị trường kinh tế hiện tại
và trong tương lai.

18
1.1.3.2. Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư thường liên quan đến tổng giá trị tài sản cổ định và tài
sản lưu động (việc lựa chọn cẩn thận các tài sản mà công ty sẽ đầu tư tiền). Công
ty se phải dành tiền để mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động. Các quyết
định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động
- Quyết định đầu tư tài sản cố định
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư:
- Dòng tiền của dự án kinh doanh: Như chúng ta đã biết, khi một doanh
nghiệp, tổ chức bắt đầu kinh doanh, một khoản vốn sẽ được huy đồng nhằm phục
vụ quá trình hoạt động sản xuất. Mặc dù vậy, phải có một số dòng tiền thường
xuyên trong dự án để giúp nó duy trì. Do đó chúng ta cần phải có hoạt động đầu
tư.
- Lợi nhuận: Tiêu chí cơ bản để bắt đầu bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là
tạo ra thu nhập mà còn là lợi nhuận. Tiêu chí quan trọng nhất trong việc lựa chọn
liên doanh là tỷ suất lợi nhuận mà nó sẽ mang lại cho tổ chức về bản chất lợi
nhuận, ví dụ: nếu liên doanh A thu được 10% lợi nhuận và liên doanh В nhận
được 15% lợi nhuận thì người ta phải thích dự án B hơn .
- Tiêu chí đầu tư: Các thủ tục lập ngân sách vốn khác nhau có thể tiếp cận
được với một doanh nghiệp có thể được sử dụng để đánh giá các đề xuất đầu tư
khác nhau. Trên hết, những điều này dựa trên các tính toán liên quan đến số tiền
đầu tư, lãi suất, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận liên quan đến các đề xuất. Các thủ
tục này được áp dụng cho các đề xuất đầu tư để lựa chọn đề xuất tốt nhất.
Do đó, quyết định đầu tư được coi là quyết định mang tính quan trọng nhất
trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp. Bởi một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cho
công ty, ngược lại một quyết định đầu tư sai có thể mang lại tổn thất lớn cho
doanh nghiệp trên nhiều mặt.
1.1.3.3. Quyết định phân chia lợi nhuận:
Các quyết định về cổ tức liên quan đến việc phân phối lợi nhuận mà tổ chức
thu được. Các lựa chọn thay thế chính là giữ lại lợi nhuận thu được để tái đầu tư
hoặc phân phối cho các cổ đông.
Những quyết định như thế này quyết định đến việc doanh nghiệp sẽ theo

19
đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và chính sách đó có tác động đến giá cổ
phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán hay không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cổ tức:
- Thu nhập: Lợi nhuận cho nhà đầu tư được trả từ thu nhập hiện tại và quá
khứ. Do đó, thu nhập là một yếu tố quyết định đáng chú ý đến cổ tức.
- Mức độ tin cậy trong thu nhập: Một tổ chức có thu nhập cao hơn và ổn
định có thể công bố mức cổ tức cao hơn một tổ chức có thu nhập thấp hơn.
- Cân đối cổ tức: Phần lớn, các doanh nghiệp cố gắng cân bằng cổ tức trên
mỗi cổ phiếu. Một khoản cổ tức nhất sẽ quán được đưa ra hàng năm.
- Cơ hội phát triển: Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển nếu họ nắm
giữ nhiều tiền mặt hơn từ thu nhập của mình để tài trợ cho khoản đầu tư cần thiết
của họ. Cổ tức được công bố ở các doanh nghiệp đang phát triển nhỏ hơn ở các
doanh nghiệp không phát triển.
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra các dữ liệu
tài chính hiện tại và trong quá khứ của công ty để nhằm giúp các nhà phân tích
có một cái nhìn khái quát về bức tranh tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra
các quyết định tài chính đúng đắn.
Phân tích tài chính của một công ty trước tiên thường tập trung vào các con
số trong báo cáo tài chính của công ty và kết hợp thông tin bổ sung từ nhiều
nguồn khác nhau để làm rõ tình hình tài chính của công ty. Người thực hiện phân
tích tài chính cần chỉ ra được những thay đổi chủ yếu, những xu hướng dựa trên
tính toán các nhân tố có sẵn, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại và những dự
báo trong tương lai.
Mục đích cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về
sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là
mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, như: hội đồng
quản trị, ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các
chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà cấp trên, các
nhà bảo hiểm, người lao động,...Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh
nghiệp có những nhu cầu về các loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối

20
tượng sử dụng thông tin có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng của
“bức tranh tài chính” của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó hoạt động phân tích tài chính có mối quan hệ chặt chẽ và trực
tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó phân tích tình hình tài chính có ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn tới quá
trình sống còn của doanh nghiệp.
1.2.2. Thông tin trong phân tích tài chính của doanh nghiệp
Cách sử dụng cũng như nguồn thông tin chính xác được coi là yếu tố quan
trọng và tiên quyết ảnh hưởng đến kết quả cũng như chất lượng phân tích tài
chính. Nếu đầu vào có sai sót sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường trong việc
đưa ra các quyết định đầu tư sau này của các nhà quản lý.
Để phân tích tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, chúng ta phải
dựa trên 2 thông tin chính, đó là thông tin bên ngoài doanh nghiệp (phản ánh môi
trường hoạt động của doanh nghiệp) và thông tin bên trong doanh nghiệp (phản
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp).
1.2.2.1 Thông tin bên ngoài Doanh nghiệp
Bao gồm các nguồn thông tin chung về nền kinh tế - sản xuất (đặc biệt là
thông tin về ngành hoạt động của doanh nghiệp), yếu tố pháp luật – môi trường,
… Xu thế biến động tích cực hay tiêu cực của nền kinh tế thị trường đều có tác
động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt kể từ năm 2019, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu, và Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào cũng
gặp trở ngại do chính phủ áp dụng các lệnh hạn chế di chuyển trong đại dịch
Covid-19. Do đó, Covid-19 đã gây tác động không nhỏ đến sự sụt giảm doanh
thu của các doanh nghiệp, từ đó gây cản trở đến hoạt động kinh doanh cũng như
sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Thông tin bên trong doanh nghiệp
Thông tin từ bộ phận kế toán tài chính được coi là nguồn thông tin chính,
đặc biệt cần thiết đối với nguồn thông tin đến từ nội bộ doanh nghiệp. Các thông
tin trên bao gồm 3 nhân tố chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ và báo cáo hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó một số nguồn thông tin từ các
báo cáo, dữ liệu khác cũng được tích hợp để thực hiện quá trình phân tích.

21
- Bảng cân đối kế toán (B01-DN):
 Phân tích các chỉ tiêu phán ảnh hiệu quả sự dụng vốn của công ty
 Thể hiện sự thay đổi giữa tổng tài sản và nguồn vốn qua các năm. Xem
xét có hiệu quả hay không và có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hoạt động
của công ty.
 Khái quát được quy mô cũng như năng lực kinh doanh của công ty.
 Xem xét sự cân đối giữa các chỉ tiêu, khoản mục được tham chiếu.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)
 Xem xét tình hình hoạt đông và kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp
 Xem xét sự cân đối giữa các chỉ tiêu, khoản mục được tham chiếu ( chỉ
tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận)
 Xem xét các số liệu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)
 Báo cáo thể hiện quá trình kiểm soát tiền và việc chi tiêu hợp lý của doanh
nghiệp, bao gồm các hoạt động đi vay, hoạt động mua bán lại, hoạt động chi trả
cổ tức cho các cổ đông.
 Xem xét các nguyên nhân tạo ra tiền và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp
- Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cho chúng ta những thông tin chi
tiết mà bảng cân đối kế toán chưa thể hiện được hết. Bên cạnh đó, một số thông
tin từ các báo cáo khác cũng được phân tích tại đây theo chuẩn mực kế toán.
1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, em đã sử dụng và kết hợp
các phương pháp nghiên cúu phổ biến đó là phương pháp phân tích và tổng hợp
số liệu.
1.2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
Phương pháp này đòi hỏi em phải thống kê các lý thuyết, các quan điểm về
các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân tích tài chính từ sách báo và website.
Bên cạnh đó, thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp một cách chính xác từ báo
cáo tài chính của công ty cũng là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo đầy đủ dữ
liệu để thực hiện quá trình phân tích tài chính
1.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu sơ cấp thu thập được xử lý qua các phần mềm Word và
22
phương pháp tính toán thủ công. Các dữ liệu thứ cấp được xử lý qua phần mềm
Excel.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh
Các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận sẽ được so
sánh theo từng năm trên từng báo cáo tài chính. Các nguồn biến động sẽ được đối
chiếu so sánh về cả số tuyệt đối (phản ánh quy mô của chỉ tiêu được so sánh,
nghiên cứu) lẫn số tương đối (phản ánh được chi tiết tốc độ phát triển, biến động
của các chỉ tiêu). Từ đó, qua mức tăng giảm và xu hướng thay đổi của các chỉ
tiêu sẽ cho chúng ta thấy được bức tranh tình hình tài chính khái quát nhất của
doanh nghiệp, và các biện pháp kịp thời sẽ được đề xuất để cải thiện nếu trong
trường hợp tình hình tài chính có chuyển biến xấu đi.
Phương pháp phân tích tỷ số
Là phương pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính để đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của
doanh nghiệp (khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu,..). Sự biến đổi các tỷ lệ là sự
biến đổi các đại lượng tài chính. Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất
trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp phân tích có tính thực hiện cao với
các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp này liên quan đến sự cân đối của các chỉ tiêu như tổng tài sản
và tồng nguồn vốn hình thành lên tài sản, giữa dòng tiền ra và vào,… Các mối
quan hệ này là cơ sở để xác định được sự biến động của đối tượng được phân
tích.
Phương pháp phân tích tài chính Dupont (phương pháp chính dùng để
phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính)
Đầu tiên, mô hình Dupont là một khái niệm hết sức quen thuộc khi chúng ta
tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Mô hình này được sử dụng để phản
ánh khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua các công cụ quản lý tài
chính hiệu quả. Từ đó, chúng ta sẽ phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ
tiêu tài chính theo một trình tự nhất định, có quy luật rõ ràng.
Mô hình Dupont cho thấy các mối quan hệ hỗ trợ và tương tác giữa các chỉ
tiêu tài chính, mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận
23
trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và đòn bẩy. Phân tích báo cáo tài
chính bằng mô hình DuPont cho phép đánh giá một cách đầy đủ và khách quan
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó cải thiện hoạt
động kinh doanh và hoàn thiện cơ cấu quản trị của công ty, do đó có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với công tác quản trị doanh nghiệp.

24
1.2.4. Các quy trình phân tích tài chính của doanh nghiệp
Một quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp thường bao gồm 4 bước
chính:
Bước 1: Chúng ta cần xác định được mục tiêu cần phân tích (thiết lập mục
tiêu phân tích).
Bước 2: Sau khi hoàn thành bước một, chúng ta cần xác định, tổng hợp và
thu thập nội dung cần được phân tích (thiết lập kế hoạch phân tích một cách có
trình tự và hợp lý).
Bước 3: Tiến hành công tác phân tích, xử lý dữ liệu đã được chuẩn bị ở
bước hai.
Bước 4: Tiến hành đưa ra các dự đoán tình hình tài chính của công ty hiện
tại và tương lai, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
1.2.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính được tiến hành dựa trên nhiều nội dung, chỉ tiêu, điều đó
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về bức tranh tài chính của doanh
nghiệp. Bởi mỗi thông tin sẽ mang lại một góc độ, khía cạnh khác của doanh
nghiệp. Do đó, nội dung phân tích càng đầy đủ thì tình hình tài chính càng được
phác hoạ rõ nét từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn.
1.2.5.1. Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp
Đầu tiên, tiến hành so sánh quy mô tổng tài sản để thấy được sự biến động
của tổng tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của doanh
nghiệp. Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng
tài sản và từng loại tài sản (TS ngắn hạn, TS dài hạn, hàng tồn kho, các khoản
phải thu,…) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính và so
sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đó thấy được biến
động và mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản = × 100%
Tổng giá trị tài sản

Bước tiếp theo là phân tích hàng ngang, tức là so sánh mức tăng, giảm của
các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán thông qua số tuyệt đối và tương
đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp. Bước này giúp nhận
biết về các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng đến sự biến động
25
về cơ cấu tài sản. Từ đó đưa ra các nhận xét về quy mô từng khoản mục thành
phần của tài sản là tăng hay giảm, đồng thời lý giải cho biến động tăng hoặc
giảm đó cũng như phân tích ảnh hưởng của biến động này đến kết quả và hiệu
quả kinh doanh.
1.2.5.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự
thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt
nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh
doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính,
khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động SXKD
hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch SXKD của doanh
nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người
phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong
tương lai.
Việc phân tích tình hình nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích
tình hình tài sản. Đầu tiên, cần tính toán và so sánh tình hình biến động giữa các
kỳ với nhau. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn
vốn được xác định như sau:
Giá trị từng bộ phận nguồn vốn
Tỷ trọng của từng bộ phận NV = × 100%
Tổng giá trị nguồn vốn

Sau đó, nhà phân tích tiếp tục tiến hành phân tích hàng ngang, tức là
so sánh sự biến động giữa các thời điểm của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng
cân đối kế toán. Qua đó biết được tình hình huy động vốn, nắm được các nhân
tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của cơ
cấu nguồn vốn.
1.2.5.3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tiến hành tính và so sánh
các chỉ tiêu đạt được qua các kỳ phân tích hoặc so sánh giữa kế hoạch với thực
hiện. Kết quả cho phép đánh giá mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu qua các
thời kỳ, hoặc mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ
so sánh một cách đơn giản các chỉ tiêu có trong bảng Báo cáo kết quả sản xuất
thì không thể dễ dàng tìm được nguyên nhân tăng giảm lợi nhuận vì doanh thu
qua các kỳ không bằng nhau. Vì vậy để có thể so sánh được các bản báo cáo
của các kỳ khác nhau một cách thuận tiện, xác định được nguyên nhân ảnh

26
hưởng đến lợi nhuận và so sánh được với các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành hoặc với tiêu chuẩn đề ra thì các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận phải
được tính theo tỉ lệ phần trăm của doanh thu:
Giá vốn
Tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần = × 100%
Doanhthu thuần
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp/doanh thu thuần = × 100%
Doanhthu thuần
Chi phí
Tỷ lệ chi phí/doanh thu thuần = × 100%
Doanhthu thuần

1.2.5.4. Phân tích khả năng thanh toán


Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh
nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ
chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các
khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ
của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do
xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa
doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế
chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương.
Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán bao gồm:
- Khả năng thanh toán tổng quát
- Khả năng thanh toán ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán tức thời
- Khả năng thanh toán lãi
Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này thể hiện mối liên hệ giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Htổng quát=
Tổng nợ phải trả

Nếu H>1: chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, nhưng nếu
hệ số này lớn hơn 1 quá nhiều thì chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng tốt cơ
27
hội chiếm dụng vốn.
Nếu H<1: Điều này thể hiện vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang mất
dần và doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trả nợ trên tổng tài sản.
Nếu H càng tiến tới 0 thì là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán ngắn hạn (Hhh)
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được định nghĩa là mối
quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với
nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tài sản ngắn hạn
Hngắn hạn =
Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ bảo đảm của TSNH
với NNH. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN buộc phải thanh toán trong
kỳ, do đó DN phải sử dụng những tài sản mà DN thực có và DN tiến hành hoán
chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản
nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất là
những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà DN đang quản lý và thuộc
quyền sử dụng của DN.
Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh)
(Tài sản ngắn hạn−Hàngtồn kho)
Hnhanh =
Nợ ngắn hạn

Các DN khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiên DN phải
chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong các loại tài sản của DN thì
không phải tài sản nào cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà có
những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường
xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền
kém nhất, chẳng hạn như vật tư hàng hóa tồn kho (các loại vật tư công cụ, dụng
cụ, thành phẩm tồn kho…) thì không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó
có khả năng thanh toán kém nhất.
Khả năng thanh toán lãi vay
Như chúng ta đã biết lãi vay là một khoản chi phí cố định, việc so sánh
nguồn phải trả lãi vay và lãi vay phải trả chúng ta sẽ biết doanh nghiệp đã sẵn
sàng trả lãi vay tới mức độ nào.

28
Lợi nhuậntrước thuế và lãi vay
Hthanh toán lãi vay =
Lãi vay
1.2.5.5. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư của công ty
Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp sẽ luôn thay đổi các tỷ trọng các
loại vốn một cách hợp lý, nhưng các kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình
đầu tư. Do đó, khi nghiên cứu về các cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư của
công ty, nhà phân tích sẽ có cái nhìn khái quát về cách phát triển lâu dài của
doanh nghiệp.
Hệ số nợ
Là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản có) của
doanh nghiệp.
Tổng số nợ
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn

Tỷ số này phản ánh mức độ nợ nần của doanh nghiệp, nó được coi như
một đòn cân nợ làm gia tăng tiềm năng tạo ra lợi nhuận đồng thời cũng làm tăng
rủi ro của các chủ sở hữu và các chủ nợ. Khi hệ số nợ tăng càng nhiều thì khả
năng vỡ nợ của doanh nghiệp càng cao, do đó nguy cơ không thu hồi được nợ
của chủ nợ càng tăng. Các chủ nợ thường nhìn vào hệ số này để quyết định có
nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không? Đối với doanh nghiệp, nếu tỷ
suất lợi nhuận trước lãi vay lớn hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp sẽ có lợi và
ngược lại.
Tỷ suất tự tài trợ
Là tỷ số giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn. Nó đo lường sự
góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp.
Vốnchủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có
tính độc lập tài chính cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao chưa hẳn đã tốt trong mọi
trường hợp đối với doanh nghiệp. Nếu trong trường hợp khả năng sinh lời của
đồng vốn lớn hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận
cho các chủ sở hữu.
Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tổng
29
tài sản của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn
Tỷ suất tài sản ngắn hạn=
Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn


Tài sản dàihạn
Tỷ suất tài sản dài hạn=
Tổng tài sản

Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện giá trị của tài sản cố định trong tổng số
tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng
như sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ số này giúp chúng ta biết được một đồng giá trị TSCĐ được đầu tư bởi
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu
Vốnchủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ TSCĐ=
Giá trị tài sản cố định

Tỷ số này càng lớn hơn 1 thì mức độ khả năng tài chính của công ty càng
vững vàng và ngược lại, công ty sẽ gặp rủi ro về tài chính nếu tỷ số này nhỏ hơn
1
1.2.5.6. Phân tích khả năng hoạt động của công ty
Phân tích các nhóm chỉ số về khả năng hoạt động của công ty mang lại
cho chúng ta góc nhìn đa chiều hơn về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh
nghiệp. Nhà phân tích sẽ so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh
dưới các loại tài sản khác nhau.
Hiệu suất vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần trong năm.
Công thức:
Doanhthu thuần
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Số VLĐ bình quân

Vòng quay hàng tồn kho


Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.

30
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ.
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Số dư HTK cuốikỳ
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh
giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn
cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu
hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Tuy nhiên, hàng tồn kho
mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho
thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị
giảm qua các năm.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng
hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất
có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị
phần.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số
này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể
thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình. Thông thường nếu chỉ số
này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động khá tốt
365
Số ngày một vòng quay HTK =
Vòng quay HTK

Vòng quay các khoản phải thu


Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ
phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các
khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có
khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách
bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số.
Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách
hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp

31
khó khăn về tài chính.
Doanhthu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu

Trong đó:
Số dư bình quân các khoản phải thu =
Các khoản
phải thu đầu kỳ+ ¿ Các khoản phải thu cuốikì
¿ ¿
2
¿
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để
một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công
ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua
năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty.
360
Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phảithu

Vòng quay tài sản cố định


Chỉ tiêu này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho
thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
Doanhthu thuần
Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố địnhbìnhquân

Trong đó:
Số dư TSCĐ đầu kì+ số dư TSCĐ cuối kì
Tài sản cố định bình quân =
2
1.2.5.7. Phân tích các nhóm tỷ số sinh lời
Như chúng ta đã biết, lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của doanh
nghiệp, do đó, chúng ta cần phân tích nhóm tỷ số sinh lời để có cái nhìn khái
quát hơn về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phân tích lợi
nhuận sẽ mang lại lợi ích cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định.

32
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất trên cho biết quy mô lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu
thuần.
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanhthu thuần

ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao, và ngược
lại. Tỷ suất này còn gián tiếp phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanh
nghiệp. Như vậy, với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí
tốt, tối thiểu hóa được các chi phí phát sinh thì lợi nhuận sẽ cao hơn và nhờ vậy
tỷ suất sinh lợi doanh thu ROS cũng được cải thiện. Trường hợp ROS thấp là do
doanh nghiệp quản lý chi phí không hiệu quả. Nhà nghiên cứu có thể phân tích
sâu hơn các thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh để xác định những khoản
mục chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguyên nhân chính gây ra tình
trạng ROS thấp như trên, từ đó đề xuất các giải pháp cắt giảm những chi phí
này nếu có thể.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return on assets) được tính bằng tỷ
lệ của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp.
Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản

(Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tổng
tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số
liệu, nhà phân tích có thể sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó, ví dụ
thời điểm cuối kỳ, thay cho tổng tài sản bình quân).
Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng
được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh
lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp.
ROA càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất
khai thác các tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, cần đề phòng
trường hợp doanh nghiệp tạm thời có ROA cao không hẳn là vì khai thác tài sản
một cách hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản, có thể ảnh hưởng đến
33
hoạt động kinh doanh trong lâu dài.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) được xác
định bằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
của doanh nghiệp. Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu

(VCSH bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu
kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà
phân tích có thể sử dụng VCSH tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối
kỳ, thay cho VCSH bình quân).
Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng
vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH của
doanh nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu
tư vào doanh nghiệp. Do đó, ROE là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt
quan tâm, thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra quyết định trong hoạt động đầu
tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.
ROE càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên VCSH càng tốt. Tuy nhiên cần
đề phòng trường hợp doanh nghiệp có ROE cao không hẳn là vì khai thác vốn chủ
sở hữu một cách hiệu quả mà là vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến cho cơ
cấu tài chính mất cân bằng và hàm chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

1.2.5.8. Phân tích phương trình Dupont


Phân tích Dupont được coi là công cụ giúp các nhà phân tích nhận biết
được các nguyên nhân dẫn đến các kết quả tốt xấu trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định
đúng đắn, kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Phân tích Dupont là kĩ thuật được thực hiện bằng cách phân tích các chỉ số
tác động lên tỷ số ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh
lời trên vốn chủ sở hữu).
Đẳng thức Dupont thứ nhất

34
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanhthu thuần
ROA = = ×
Tổng tài sản Doanhthu thuần Tổng tài sản

Hay ROA = ROS × Vòng quay tổng tài sản.


Dựa vào mô hình tài chính chi tiết này, ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu
thành phần ảnh hưởng tới chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Để
điều chỉnh tăng ROA, ta cần nâng cao vòng quay tổng tài sản và tỷ suất sinh lời
trên doanh thu.
Cụ thể :
Muốn tăng vòng quay tổng tài sản, chúng ta cần tăng doanh thu bằng cách
giảm giá hàng bán và đưa ra các chính sách nhằm xúc tiến bán hàng.
Muốn tăng ROS, chúng ta cần phải làm tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách
tiết kiệm chi phí và tăng giá bán
Tuy nhiên, trên thực tế doanh thu thuần và tổng tài sản có quan hệ mật
thiết với nhau nên hai chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản
tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng. Vì vậy, để tăng vòng quay tổng tài sản
thì cần phải phân tích các nhân tố có liên quan đến doanh thu thuần, tổng tài sản
như chi phí giá vốn, chi phí bán hàng hay kế hoạch khai thác, mua sắm mới tài
sản. Từ đó, nhà phân tích phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng chỉ tiêu
để có biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) là thương số của lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu thuần. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời
của doanh thu cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích những yếu
tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng thời tìm mọi biện
pháp để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ.
Nếu tài sản được tài trợ bằng cách sử dụng nợ thì ta có mối liên hệ giữa
ROA và ROE được thể hiện qua đẳng thức thứ 2
Đẳng thức Dupont thứ hai
Sau năm 1970, từ các nghiên cứu của Gitman (2000) và liesz (2002) cho
thấy, mục tiêy của quản lý tài chính là chuyển từ tối đa hoá lợi nhuấn sang tối
đa hoá vốn chủ sỡ hữu. Do đó hướng nghiên cứu đã chuyển từ ROA sang ROE.
Ta có đẳng thức thứ 2:

35
Bình quân tổng tài sản
ROE = ROA =
Vốnchủ sở hữu bình quân

Kết hợp đẳng thức thứ nhất và đẳng thức thứ hai ta có đẳng thức Dupont
tổng hợp:

Đẳng thức Dupont tổng hợp


Lợi nhuận sau thuế Doanhthu thuần Tổng tài sản
ROE = = × ×
Doanhthu thuần Tổng tài sản Vốnchủ sở hữu

Hay : ROE = ROS × Vòng quay tổng tài sản × Đòn bầy tài chính
Như vậy, qua khai triển ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi
ba yếu tố chính là tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), vòng quay tổng tài sản
và đòn bẩy tài chính. Điều này có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
(tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong
ba yếu tố trên.
Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng
cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS).
Thứ hai, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tạo
ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có, thông qua việc vừa tăng quy mô
doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý tổng tài sản.
Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng
cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư SXKD.
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích ROE, nhà phân tích cần tiến
hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó, nhà phân
tích cần xem xét sự tăng trưởng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này qua các năm bắt
nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân kể trên để từ đó đưa ra nhận
định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính của doanh
nghiệp
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Hình thức tổ chức doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp 2005, Việt Nam quy định doanh nghiệp đươc hoạt
36
động dưới 4 hình thức: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp , công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần. Mỗi hình thức pháp lý sẽ có những đặc điểm, khía
cạnh riêng. Bên cạnh đó, hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất
lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy
động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối
lợi nhuận và trách nhiệm của chử sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…
1.3.1.2. Trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có cho riêng mình một bộ máy quản
lý phù hợp, từ đó doanh nghiệp mới có thể sử dụng tốt nguồn lực, đảm bảo năng
lực tài chính để vận hành doanh nghiệp, điều hoà phối hợp với các ban ngành
khác trong công ty nhằm hoàn thành được mục tiêu đề ra.
1.3.2.3. Chiến lược kinh doanh đúng đắn
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có cho mình những chiến lược kinh
doanh riêng, phù hợp với lĩnh vực họ hoạt động. Đối với một doanh nghiệp, một
chiến lược kinh doanh tốt có thể mang lại những tiềm năng, cơ hội, giúp doanh
nghiệp càng phát triển vượt bậc. Ngược lại, một chiến lược sai lầm có thể mang
đến nhiều hệ luỵ không đáng có cho doanh nghiệp.

37
1.3.1.4. Yếu tố về công nghệ sản xuất
Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của doanh nghiệp vào công cụ sản xuất
cũng là điều cần thiết trong việc phân tích chiến lược, nhằm mục đích nghiên cứu
và phát triển những chi tiết cho việc đầu tư và máy móc thiết bị và các tài sản
hữu hình là hoàn toàn cần thiết. Vậy, khi doanh nghiệp thấy có sự giảm sút về
các khoản khấu hao, cũng có nghĩa là tăng về kết quả kinh doanh, thì cần phải
biết nguyên nhân vì sao, có phải do máy móc thiết bị đã lỗi thời, hoặc do doanh
nghiệp không có dự án khả thi, dẫn đến nguy cơ suy giảm về sản xuất, giảm sút
về năng lực cạnh tranh. Do vậy, yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cũng như tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế - kỹ thuật liên quan đến ngành nghề kinh
doanh
Khi hoạt động kinh doanh, một hoặc một số ngành nghề nhất định sẽ được
doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện. Mỗi ngành nghề sẽ mang một đặc tính, một
ảnh hưởng riêng lên việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vốn lưu động thường có xu hướng chiếm tỷ trọng cao hơi đối
với các công ty trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, tốc độ luân chuyển vốn cũng
cao hơn so với các ngành khác như công nghiệp ( đặc biệt là ngành công nghiệp
nặng), nông nghiệp. Đối với các ngành này, tốc độ thu hồi vốn chậm hơn và vốn
cố định mới sẽ là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao hơn.
Dựa trên chu kì của sản xuất của sản phẩm chúng ta có thể dễ dàng nhận
thấy: Với các sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa
các thời kì trong năm sẽ không có sự thay đổi lớn, bên cạnh đó doanh thu từ các
hoạt động bán hàng thường xuyên cũng góp phần trong việc đảm bảo cân đối
nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh; Với các sản phẩm có thời gian sản xuất dài
hạn, một lượng vốn lưu động lớn cần được huy động thì việc đảm bảo cân bằng
giữa thu và chi sẽ khá khó khăn; Với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất
mang tính thời vụ thì sự chênh lệch giữa vốn lưu động giữa các thời kì trong năm
là rất lớn, bởi vì sự ăn khớp giữa thu và chi không ăn khớp với nhau về mặt thời
gian.
Do đó, để đảm bảo nguồn vốn được kịp thời, đầy đủ để cung ứng cho hoạt

38
động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, các yếu tố trên phải
được tính đến trong việc tổ chức, phân tích báo cáo tài chính.

39
1.3.2.2..Yếu tố chính trị và pháp luật
Chính trị được coi là một yếu tố có tác động mạnh đến quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp (bởi chính trị cho phép các nhà quản trị, các nhà
đầu tư đánh giá chung được mức độ rủi ro của các môi trường kinh doanh). Do
đó, chính trị ổn định là tiền đề quan trọng trong việc khai thác các cơ hội bao
gồm nguồn vốn của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, một số
thay đổi của chính trị có thể mang lại điểm mạnh cho doanh nghiệp này những
cũng là điểm yếu cho doanh nghiệp kia. Do đó, việc đảm bảo hệ thống pháp luật
được hoàn thiện và việc thực thi pháp luật nghiêm minh thì sẽ tạo ra được môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bổ ích và tránh được các gian lận trong quá trình
kinh doanh như trốn thuế, buôn lậu,…
1.3.2.3. .Yếu tố môi trường kinh doanh
Yếu tố này liên quan đến 6 nhân tố chính bao gồm:
- Cơ sở vật chất hạ tầng của nền kinh tế
Cơ sở vật chất của nền kinh tế càng hiện đại thì điều kiện cho các doanh
nghiệp thực hiện quá trình kinh doanh càng thuận lợi, bên cạnh đó doanh nghiệp
còn tiết kiệm được một khoản chi phí trong kinh.
- Tình trạng phát triển của nền kinh tế (suy thoái hoặc tăng trưởng)
Với một nền kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp có càng nhiều cơ hội để đầu
tư, áp dụng các biệp pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng âm dẫn đến nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm các cơ hội tốt để phát triển.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với
thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp dùng các khoản tài chính nhàn rỗi đầu
tư để sinh lời.
- Lãi suất thị trường
Yếu tố này có ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, chi phí cũng như hoạt
động huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, bởi khi lãi suất tăng cao người tiêu
dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn là việc chi trả cho các sản phẩm.
- Lạm phát
Việc thâm hụt vốn kinh doanh có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không có
những biện pháp tích cực để đối phó với tình trặng lạm phát. Việc lạm phát cũng
góp phần làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (nhu cầu vốn

40
tăng trong khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định).
- Chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp
Với một chính sách kinh tế hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
như chính sách kích cầu, chính sách về thuế, chính sách xuất – nhập khẩu,… và
đặc biệt trong thời kì covid-19, các chính sách giảm lãi suất vay, giảm thuế DN,
… đã góp phần không nhỏ trong việc ‘cứu sống’ hàng nghìn công ty đang đứng
trước bờ vực phá sản.
- Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Sự đổi mới về chính sách hoạt động, cập nhật xu thế, công nghệ một cách
nhanh nhạy, đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành phù hợp là
những yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với các doanh
nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI KIM NGÂN

2.1. Khái quát về công ty TNHH Thương mại Kim Ngân


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG
MẠI KIM NGÂN.
- Mã số thuế: 3002131395
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 24, Đường Phan Đình Phùng, Phường Nam Hà,
Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
- Điện thoại: 02393608888
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng Việt Nam)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên
- Đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Như Thủy
Tháng 9/2018, Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân (MST:
3002131395 với ngành nghề chính là kinh doanh mô tô, xe máy và các loại xe
có động cơ khác) do Bà Lê Thị Như Thủy làm chủ với nhu cầu phát triển, tìm
hướng đi mới và trở thành đại lý 5S chính thức của Nissan Việt Nam tại địa bàn
Hà Tĩnh, đã chuyển đổi sang loại hình công ty Cổ phần dưới tên Công ty Cổ
phần BT Kim Ngân. Tháng 3/2019, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, nhu cầu
quản lý và cũng như để tách bạch một số mảng kinh doanh (Kinh doanh ô tô với
kinh doanh mô tô và xe có động cơ khác), Công ty Trách nhiệm hữu hạn
thương mại Kim Ngân đã được ra đời, kế thừa một phần từ công ty cổ phần
thương mại BT Kim Ngân với ngành nghề kinh doanh chính là bán mô tô, xe
máy.
Với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo
trong quản lý và trong công việc cùng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh được kế thừa từ công ty Cổ phần BT Kim Ngân, Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Thương mại Kim Ngân đã và đang từng bước phát triển và đang
là một trong những công ty có tiếng tại Hà Tĩnh, hoạt động kinh doanh của
công ty không ngừng lớn mạnh qua các năm và trở thành địa chỉ tin cậy trong
lĩnh vực buôn bán mô tô, xe máy.

42
43
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Kim Ngân là một đơn vị hạch
toán độc lập, có chức năng chủ yếu là kinh doanh và phân phối mô tô, xe máy,
xe có động cơ khác, các phụ tùng và một số mặt hàng khác cho nhằm phục vụ
mọi nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Công ty luôn nỗ lực, phấn
đấu trở thành một địa chỉ tin cậy của khách hàng, đối tác trong lĩnh vực kinh
doanh của mình.
2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
Sau một chặng đường thành lập và phát triển, Công ty TNHH thương mại
Kim Ngân không ngừng mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động của mình. Cho
đến nay, công ty đang hoạt động và kinh doanh trên các lĩnh vực
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Kim Ngân là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tổ chức kinh doanh đa dạng với nhiều mặt
hàng, mẫu mã, kiểu dáng, công ty áp dụng nhiều phương thức bán hàng như bán
buôn, bán lẻ, bán qua đại lý cùng với đó là các chính sách và hình thức thanh
toán đa dạng.
Bảng 2.1: Các ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH thương mại
Kim Ngân
STT Tên ngành Mã ngành
1. Bán mô tô, xe máy 4541
Chi tiết: Kinh doanh mô tô, xe máy (Chính)

2. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn 8299


lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ khách
hàng tham gia các chương trình chăm sóc
khách hàng, khuyến mãi và chương trình xú
tiến thương mại khác của nhà sản xuất ( như
đăng ký tham gia, thu phí , giao thẻ)

3. Khách sạn 55101


Chi tiết: Kinh doanh khách sạn

44
4. Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản 4661
phẩm liên quan
Chi tiết: bán buôn xăng dầu
5. Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác 4511
Chi tiết: Bán buôn và nhập khẩu ô tô và xe có
động cơ khác
6. Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô 4530
và xe có động cơ khác
Chi tiết: bán buôn và nhập khẩu phụ tùng và
các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
khác
7. Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh 4719
tổng hợp
Chi tiết: Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm
thương mại
8. Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649
Chi tiết: Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ
đèn điện
9. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong 4663
xây dựng
Chi tiết: Bán buôn và xuất nhập khẩu tre, nứa,
gỗ cây và gỗ chế biến( gỗ có nguồn gốc hợp
pháp)
10. Nuôi trồng thủy sản nội địa 0322
11. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm 1020
từ thủy sản
12. Bán buôn thực phẩm 4632
Chi tiết: Bán buôn và xuất nhập khẩu thực
phẩm
13. Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các cửa hàng 47738
chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ và xuất nhập khẩu xe đạp kể
cả xe đạp điện; bán phụ tùng xe đạp điện
14. Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng 5621
không thường xuyên với khách hàng ( phục vụ
45
tiệc, hội họp , đám cưới...)
15. Sản xuất sản phẩm từ plastic 2220
16. Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm 6622
Chi tiết: Dịch vụ đại lý bảo hiểm( bổ sung lần
6)
17. Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của 45431
mô tô, xe máy
18. Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy 4542
19. Đại lý ô tô và xe có động cơ khác 4513
20. Bán lẻ ô tô con( loại 12 chỗ ngồi trở xuống) 4512
21. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất 6810
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: kinh doanh cho thuê văn phòng, căn
hộ cho thuê chung cư; kinh doanh trung tâm
thương mại; Sàn giao dịch bất động sản
22. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ 4520
khác
23. ( Lưu ý: Đối với ngành nghề kinh doanh có
điều kiện doanh nhiệp chỉ hoạt động khi có
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật)

46
2.1.2.4. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI KIM NGÂN

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân
Nhiệm vụ từng phòng ban:
Ban giám đốc:
- Giám đốc: Là người điều hành chung mọi hoạt động của công ty và là
người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định
quản lý điều hành hoạt động của toàn công ty. Giám đốc Công ty có quyền ký kết
các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan.
- Phó giám đốc công ty: Phó giám đốc là người hỗ trợ cho Giám đốc, làm
việc theo sự phân công của Giám đốc trong công tác quản lý, kinh doanh và chỉ
đạo điều hành các hoạt động trong công ty. Ngoài ra trong một số trường hợp,
Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc xử lý và quyết định các công việc
khi Giám đốc vắng mặt, thực hiện những công việc được ủy quyền.
+ Phó giám đốc nhân sự: Thực hiện phân công, bố trí nhân sự, đôn đốc và
quản lý nguồn lực theo đúng quy định của công ty. Ngoài ra còn đào tạo, đánh
giá khen thưởng nhân viên, tham gia phỏng vấn và đào tạo nhân viên mới. Dẫn

47
dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của họ.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Thực hiện lập và triển khai các kế hoạch kinh
doanh đến các đơn vị, cập nhật tình hình hàng hóa, giá cả trên thị trường, phân
tích doanh số và khả năng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó
giám sát theo dõi chặt chẽ những vấn đề liên quan đến công việc, hoàn thành
theo yêu cầu khác của cấp trên.
Các phòng ban:
- Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra liên tục,
hiệu quả. Xây dựng và quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân
sự trong công ty. Và tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển nguồn
nhân lực và trong các lĩnh vực: tuyển dụng , đào tạo, đánh giá nhân viên, khen
thưởng, kỷ luật và quan hệ lao động.
- Phòng Marketing: Phụ trách và xây dựng phát triển hình ảnh của công
ty, là cầu nối giữa công ty và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu
dùng, giúp công ty đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị
trường. Xây dựng, quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và
nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.
- Phòng kinh doanh: Cung cấp, phân phối các sản phẩm dịch vụ tiến hành
các hoạt động kinh doanh, tiếp thị với người tiêu dùng và nhà phân phối lại. Chủ
động khai thác thông tin thị trường. Chủ động nghiên cứu tìm tòi các biện pháp
tiếp thị, quảng cáo trong kinh doanh.
- Phòng tài Kế toán: Xây dựng hệ thống tổ chức kế toán thống kê toàn đơn
vị ngày một hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu kinh doanh và chế độ tài chính kế
toán hiện hành. Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng chế
độ kế toán quy định.
Phát hiện và phản ánh kịp thời những vi phạm tài sản, vi phạm chế độ thu
chi tài chính.Cung cấp kịp thời, chính xác số liệu tài chính cho giám đốc để lập
kế hoạch đúng đắn cho sản xuất kinh doanh.
- Phòng chăm sóc khách hàng: Đây được coi là một trong những bộ phận
quan trọng góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Có nhiệm vụ cập nhật nắm bắt
các sản phẩm, dịch vụ của công ty để thực hiện tư vấn hướng dẫn các sản phẩm
cho khách hàng, hỗ trợ, cung cấp thông tin, giải đáp những vướng mắc của khách

48
hàng, tiếp nhận và xử lý thông tin khiếu nại từ khách hàng, xây dựng chương
trình quảng bá thương hiệu, các chương trình giảm giá...
- Phòng ban kiểm tra: Thực hiện các chính sách, phương tiện để tổ chức
giám sát và kiểm soát phương hướng, kiến nghị phân bổ và sử dụng các nguồn
lực tài chính của công ty, kiểm tra hoạt động và đánh giá hiệu quả các phòng
ban, thực hiện theo chỉ đạo của ban giám đốc.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Vào năm 2021, công ty đã đạt được tổng lợi nhuận sau thuế là
7.368.096.256 đồng trên tổng doanh thu. Bên cạnh đó tổng tài sản ngắn hạn của
công ty đạt 180.115.766.488 đồng với tổng nợ đạt 166.176.287.529 đồng.
Công ty đã mở được thêm 3 chi nhánh mới vào năm 2020 tại các huyện trên
địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh và đạt doanh thu năm 2021 là 189.598.462.156 đồng. Bên
cạnh đó, công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường tại các vùng, địa bàn lân
cận.
2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH Kim Ngân
2.2.1. Kế hoạch và công tác phân tích tài chính tại công ty.
Sau đây là bảng kế hoạch thực tập trong 15 tuần cụ thể nhằm đáp ứng quá
trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại Kim Ngân từ ngày 2/1/2021 đến
ngày 15/4/2022 như sau:
Bảng 2.2: Kế hoạch thực tập tại Công ty TNHH thương mại Kim Ngân

THỜI GIAN MỤC TIÊU KẾ HOẠCH HOẠT ĐÁNH GIÁ KẾT


ĐỘNG QUẢ
Tuần 1 – 2  Tìm hiểu  Được chị Mai Tiêu chí:
(Từ ngày về quá trình Hương tiếp nhận ký Mức độ hiểu biết
2/1/2021 hình thành, quy giấy giới thiệu thực tập thông tin sơ lược
đến ngày định của công ty và phân vị trí thực tập công ty, quy trình
14/1/2022)  Tìm hiểu  Được cung cấp hoạt động cũng như
cơ cấu tổ chức tài liệu giới thiệu về các bộ phận phòng
các phòng ban công ty, các phòng ban ban, văn hóa ứng
 Tiếp nhận  Học hỏi các xử khi làm việc.
vị trí, thời gian anh/chị về văn hóa ứng
làm việc, học
49
hỏi tác phong, xử, phong thái làm việc
cách ứng xử của
các anh/chị tại
công ty
Tuần 3 – 5  Tiếp cận  Học hỏi từ anh Tiêu chí:
(Từ ngày với hóa đơn, Nam, chị Thúy vinh về Mức độ hiểu biết
14/1/2022 chứng từ, các cách sắp xếp chứng từ, các loại giấy tờ, các
đến ngày biên bản họp… cách lên kế hoạch cho bản kế hoạch, phần
28/2/2022)  Tiếp cận cuộc họp, các loại thuế, mềm quản lý, cách
với các phần … in ấn các tài liệu
mềm quản lý  Hiểu biết thêm
Lựa chọn được đề
 In ấn tài một số phần mềm quan
tài phù hợp với
liệu, ôn tập lại trọng trong bộ ban
chuyên ngành đang
các kiến thức  Củng cố được
học
chuyên ngành kiến thức chuyên
 Làm bản ngành đã học Hoàn thành bản mô
mô tả công việc.  Được chị Mai tả công việc, kế
 Chọn đề Hương góp ý và hướng hoạch thực tập
tài báo cáo tốt dẫn chọn đề tài cũng
nghiệp như làm bản mô tả
công việc, kế hoạch
thực tập và nhật ký
thực tập
Tuần 6 – 8  Học hỏi  Học hỏi từ các Tiêu chí:
(Từ ngày cách phân tích anh/chị quản lý quy Nắm được các bước
29/2/2022 hoạt động tài trình phân tích hoạt để phân tích hoạt
đến ngày chính doanh động tài chính của động tài chính của
18/3/2022) nghiệp doanh nghiệp công ty; cách lập
 Hiểu  Được các báo cáo tài chính
được cách ghi anh/chị hướng dẫn cũng như đánh giá
chép lập báo cáo cách lập báo cáo tài được chất lượng
tài chính. chính hoạt động tài chính
 Nhập chứng từ số qua các quý.
liệu vào phần mềm của
50
công ty
Tuần 9 – 11  Tiếp tục  Được chị Mai Tiêu chí:
(Từ ngày nghiên cứu các Hương góp ý và hướng Mức độ hiểu biết
19/3/2022 nội dung liên dẫn cách phân tích từ các cấu trúc vốn,
đến ngày quan đến báo cấu trúc vốn, cấu trúc cấu trúc tài sản, khả
31/3/2022) cáo tốt nghiệp tài sản, khả năng thanh năng thanh toán…
 Biết được toán…
Mức độ hiểu biết về
cách ghi nhận,  Được anh/chị
cách xử lý tình
quản lý dòng trong bộ phận hướng
huống trong ghi
tiền của doanh dẫn và thực hành tình
nhận, quản lý dòng
nghiệp huống về cách ghi
tiền’ tư vấn và tìm
 Được nhận, quản lý dòng
kiếm nguồn tài
thực hiện tư vấn tiền’ tư vấn và tìm
chính dài hạn cho
và tìm kiếm kiếm nguồn tài chính
công ty.
nguồn tài chính dài hạn cho công ty.
dài hạn cho
công ty

Tuần 12– 15  Thực  Được anh Hoài Tiêu chí:


(Từ ngày hành nhóm đánh Nam cho tình huống Mức độ hiểu biết
1/4/2022 giá các hoạt thực hành nhóm về các loại giấy tờ, các
đến ngày động của công đánh giá các hoạt động bản kế hoạch, phần
15/4/2022) ty trên phương của công ty trên mềm quản lý, cách
diện tài chính phương diện tài chính in ấn các tài liệu
 Thực  Được chị Thúy
Lựa chọn được đề
hành cá nhân: Vinh giao cho bài thực
tài phù hợp với
tổng hợp, lập hành cá nhân việc tổng
chuyên ngành đang
báo cáo cho hợp, lập báo cáo cho
học
quản lý về tình quản lý về tình hình và
hình và hiệu quả hiệu quả tài chính Thông qua đơn vị
tài chính  Được các thực tập ký và đánh
 Hoàn anh/chị hỗ trợ nhận xét giá
thành bản hồ sơ, và góp ý về bản hồ sơ Thông qua báo cáo
báo cáo tốt cũng như báo cáo tốt tốt nghiệp và phảm
nghiệp
51
nghiệp biện với giảng viên.

2.2.2. Quy trình phân tích tài chính


Qua quá trình thực tập và trau dồi tại công ty TNHH thương mại Kim
Ngân, em đã lập ra các bước để phân tích tài chính của công ty như sau:
Bước 1: Chuẩn bị công tác phân tích
Trước khi bắt đầu phân tích, em đã khái quát những điểm mạnh và điểm
yếu của công ty để nắm rõ được tình hình hoạt động của công ty trong thời gian
vừa qua.
Em đã thu thập và tổng hợp các số liệu từ báo cáo tài chính của công ty
trong 3 năm (2019, 2020 và 2021) để tiến hành xử lý các thông tin kế toán.
Bước 2: Tiến hành công tác phân tích
Ở bước này, em sẽ tính toán các chỉ số và áp dụng các phương pháp trong
phân tích như đã nêu ở trên để đưa ra các nhận và đánh giá về tình hình tài chính
của công ty.
Các chỉ tiêu có sự biến đổi rõ rệt và quan trọng sẽ được chú trọng đặc biệt
trong quá trình phân tích. Sau khi tiến hành xong quá trình phân tích, em sẽ lập
các bảng biểu và phân loại từng chỉ tiêu theo nhóm riêng biệt.
Bước 3: Lập báo cáo phân tích
Tổng hợp các quan sát và nêu ra các hạn chế của công ty trong quá trình
hoạt động. Bên cạnh đó, các hạn chế của công ty cũng sẽ được chỉ ra dựa trên kết
quả cuối cùng.
Bước 4: Xác định hướng phát triển của công ty trong tương lai và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện phân tích hoạt động tài chính của công ty TNHH thương
mại Kim Ngân.
2.2.3. Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính
Nguồn thông tin chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính
tại công ty TNHH Kim Ngân được em thu thập và trích từ báo cáo tài chính của
công ty.

52
53
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH thương mại Kim Ngân
MM
CHỈ TIÊU 2019 2020 2021
ã số
1 2 3 4 5
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+15 100 62.320.388.338 155.328.964.070 180.115.766.488
0)
I. Tiền và các khoản tương
110 4.624.801.150 6.678.567.432 11.389.828.267
đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn


120 0 0 0
hạn

1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 0 0 0

2. Dự phòng giảm giá chứng


122 0 0 0
khoán kinh doanh (*)

III. Các khoản phải thu


130 13.366.668.540 35.642.865.753 30.203.560.738
ngắn hạn

1. Phải thu ngắn hạn của


131 11.086.445.174 22.967.432.877 20.344.641.833
khách hàng

2. Trả trước cho người bán


132 2.280.223.366 12.675.432.876 9.858.918.905
ngắn hạn

3. Phải thu ngắn hạn khác 133 0 0 0

5. Dự phòng phải thu ngắn


135 0 0 0
hạn khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho 140 43.368.648.455 108.098.765.453 130.573.647.610
1. Hàng tồn kho 141 43.368.648.455 108.098.765.453 130.573.647.610
2. Dự phòng giảm giá hàng
142 0 0 0
tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 960.270.193 4.908.765.432 7.948.729.873
1. Thuế GTGT được khấu trừ 151 960.270.193 4.908.765.432 7.948.729.873
2. Thuế và các khoản phải thu
152 0 0 0
nhà nước
2. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0 0

54
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+230+240+25 200 29.615.556.661 25.495.974.846 23.442.845.350
0+260)

II. Tài sản cố định 210 29.414.899.106 24.895.099.500 23.041.588.515

24.881.664.28
1. Nguyên giá 211 30.963.636.364 26.981.563.745
1
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 212 (1.548.737.258) (2.086.464.245) (1.840.075.766)
3. Chi phí xây dựng cơ bản
213 0 0 0
dở dang
III. Bất động sản đầu tư 220 0 0 0
1. Nguyên giá 221 0 0 0
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 222 0 0 0

V. Đầu tư tài chính dài hạn 230 0 0 0

1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 0 0 0

2. Dự phòng giảm giá đầu tư


232 0 0 0
tài chính dài hạn

VI. Tài sản dài hạn khác 240 200.657.555 600.875.346 401.256.835

1. Phải thu dài hạn 241 200.657.555 600.875.346 401.256.835

2. Tài sản dài hạn khác 248 0 0 0


3. Dự phòng phải thu dài hạn
249 0 0 0
khó đòi
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
300 91.935.944.999 180.824.938.916 203.558.611.838
(300=100+200)
NGUỒN VỐN 0 0 0
A. NỢ PHẢI TRẢ
300 58.299.783.286 141.982.081.023 166.176.287.529
(400=410+420)
I. Nợ ngắn hạn 310 38.599.125.631 102.786.987.653 98.390.964.764
1. Phải trả người bán ngắn
311 10.456.786.432 32.456.786.432 44.323.946.599
hạn
2. Người mua trả tiền trước
312 24.959.555.540 64.323.476.589 48.059.777.153
ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải
313 959.564.327 1.756.432.548 1.456.432.358
nộp Nhà nước

55
4. Phải trả người lao động 314 2.097.781.678 4.099.380.000 4.499.970.000

5. Chi phí phải trả 315 125.437.654 150.912.084 50.838.654

6. Phải trả ngắn hạn khác 316 0 0 0


7. Dự phòng phải trả ngắn
317 0 0 0
hạn

II. Nợ dài hạn 320 19.700.657.655 39.195.093.370 67.785.322.765

1. Vay và nợ dài hạn 321 0 0 0

2. Phải trả dài hạn khác 322 0 0 0


3. Vay và nợ thuê tài chính
323 19.700.657.655 39.195.093.370 67.785.322.765
dài hạn
4. Dự phòng phải trả dài hạn 324 0 0 0
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU
(500=511+512+513+514+51 33.636.161.713 38.842.857.893 37.382.324.309
400
5+516+517)
I. Vốn chũ sở hữu 410 33.636.161.713 38.842.857.893 37.382.324.309
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 30.000.000.000 30.000.000.000 30.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 0
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 0
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 0
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở
416 0 0 0
hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa
417 3.636.161.713 8.842.857.893 7.382.324.309
phân phối
II. Quỹ khen thuỏng phúc
430 0 0 0
lợi

TỔNG CỘNG NGUỒN 440 91.935.944.999 180.824.938.916 203.558.611.838


VỐN

56
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại
Kim Ngân

M
CHỈ TIÊU Mã Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
số
1. Doanh thu bán hàng và g
124.324.418.142 206.733.846.333 189.598.462.156
cung cấp dịch vụ 1
2. Các khoản giảm trừ 2
doanh thu 2
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 3 124.324.418.142 206.733.846.333 189.598.462.156
(10= 01-02) 10
1
111.011.646.910 182.364.377.846 163.999.885.575
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 2 13.312.771.232 24.369.468.487 25.598.576.581
(20=10-11) 20
6. Doanh thu hoạt động tài 2
453.786.997 674.382.222 709.865.322
chính 21
2
4.441.703.028 5.674.332.987 8.076.586.453
7. Chi phí tài chính 22
2
6.548.706.103 9.734.221.675 10.296.932.084
8. Chi phí quản lý DN 24
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (30 = 20 + 3 2.776.149.098 9.635.296.047 7.934.923.366
21 - 22 - 24) 30
2
1.960.095.343 1.731.165.758 1.846.040.230
10. Thu nhập khác 31
3
467.532.987 567.432.974 570.843.276
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận khác (40 = 4
1.492.562.356 1.163.732.784 1.275.196.954
31 - 32) 40
13. Tổng lợi nhuận kế toán 4
4.268.711.454 10.799.028.831 9.210.120.320
trước huế (50 = 30 + 40) 50
5
853.742.291 2.159.805.766 1.842.024.064
14. Chi phí thuế TNDN 51
16. Lợi nhuận sau thuế 6
3.414.969.163 8.639.223.065 7.368.096.256
(=50-51) 60

2.2.4. Phương pháp phân tích tài chính


Sau khi các dữ liệu được thu thập, em áp dụng các phương pháp tỷ số, so
sánh và liên hệ cân đối để tiến hành phân tích các tỷ số theo chiều dọc và chiều

57
ngang.
Các chỉ tiêu được so sánh trong ba năm từ năm 2019 đến năm 2020. Từ đó,
đưa ra các nhận xét về sự biến động của quá trình hoạt động kinh doanh của công
ty qua các năm.
Bên cạnh đó em sử dụng thêm phương pháp phân tích tình hình tài chính
Dupont để có cái nhìn sâu hơn về các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Khi
sử dụng phương pháp này trong quá trình phân tích, em sẽ có thêm nhiều thông
tin hơn để đánh giá một cách đầy đủ và khách quan các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó cải thiện hoạt động kinh doanh và
hoàn thiện cơ cấu quản trị của công ty.
2.2.5. Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty TNHH thương mại
Kim Ngân.
2.2.5.1. Phân tích tình hình tài sản
Để hiểu rõ hơn về quá trình biến động tài sản tại công ty, chúng ta sẽ xem
xét sự thay đổi trong ba năm gần nhất 3 năm gần nhất, từ năm 2019 đến năm
2021:

58
Bảng 2.5: Tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân
( ĐVT: Đồng)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2019/2020 2020/2021
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %
A. TÀI SẢN
62.320.388.338 67,79 155.328.964.070 85,90 180.115.766.488 88,48 93.008.575.732 149,24 24.786.802.418 15,96
NGẮN HẠN
1. Tiền và các
khoản tương 4.624.801.150 5,03 6.678.567.432 3,69 11.389.828.267 5,60 2.053.766.282 44,41 4.711.260.835 70,54
đương tiền
2. Các khoản phải
13.366.668.540 14,54 35.642.865.753 19,71 30.203.560.738 14,84 22.276.197.213 166,65 (5.439.305.015) (15,26)
thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho 43.368.648.455 47,17 108.098.765.453 59,78 130.573.647.610 64,15 64.730.116.998 149,26 22.474.882.157 20,79

4. Tài sản ngắn


960.270.193 1,04 4.908.765.432 2,71 7.948.729.873 3,90 3.948.495.239 411,19 3.039.964.441 61,93
hạn khác

B TÀI SẢN DÀI


29.615.556.661 32,21 25.495.974.846 14,10 23.442.845.350 11,52 (4.119.581.815) (13,91) (2.053.129.496) (8,05)
HẠN
1. Tài sản cố định 29.414.899.106 31,99 24.895.099.500 13,77 23.041.588.515 11,32 (4.519.799.606) (15,37) (1.853.510.985) (7,45)

2. Tài sản khác 200.657.555 0,22 600.875.346 0,33 401.256.835 13,44 400.217.791 199,45 (199.618.511) (33,22)

TỔNG TÀI SẢN 91.935.944.999 100 180.824.938.916 100 203.558.611.838 100 88.888.993.917 96,69 22.733.672.922 12,57

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

59
250,000,000,000

200,000,000,000
37382324309

38842857893

150,000,000,000

100,000,000,000
166176287529
33636161713 141982081023

50,000,000,000
58299783286

0
1 2 3

NỢ PHẢI TRẢ Series2 VỐN CHỦ SỞ HỮU

Hình 2.2: Tình hình tài sản của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân
giai đoạn 2019-2021
Dựa trên số liệu được phân tích qua ba năm 2019, 2020 và 2021 ta có thể
thấy, tài sản của công ty có dấu hiệu tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2019 tăng
từ 91.935.944.999 đồng lên 180.824.938.916 đồng trong năm 2020 tương ứng
với tăng 96,69% và tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2021 lên 203.558.611.838 đồng
tương ứng với tăng 12,57%. Sở dĩ có sự tăng mạnh trong năm 2020 như vậy bởi
vì kể từ năm 2020, công ty mở thêm các chi nhánh bán lẻ mới tại các huyện trên
địa bàn Hà Tĩnh, qua đó mang lại cho công ty lợi nhuận đáng kể. Bên cạnh đó,
năm 2020 chỉ chứng kiến sự tăng nhẹ (22.733.672.922 đồng), điều này có thể
thấy lượng tiêu thụ giảm đáng kể, lý do chính là do ảnh hưởng tiêu cực của đại
dịch Covid-19 kéo dài, đặc biệt là trong năm 2020, người dân có xu hướng tiết
kiệm hơn là chi tiêu. Nhìn chung tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2019-
2021 có xu hướng tăng lên. Sự biến động này sẽ được phân tích cụ thể và làm rõ
trong các mục sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục này luôn chiếm một tỷ
trọng lớn lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty, qua bảng ta thấy lượng tiền mặt
trong ba năm qua có xu hướng tăng, cụ thể năm 2019 tăng lên 93.008.575.732
60
đồng so với năm 2020, tương ứng với tăng 149,24% và tăng lên 24.786.802.418
đồng tương ứng với việc năm 2020 tăng 3,69% so với năm 2021. Xét trên
phương diện hàng dọc, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ so
với tổng tài sản, cụ thể: chỉ 5,03% ở năm 2019, 3,69% tại năm 2020 và 5,6% vào
năm 2021. Mặc dù, việc công ty nắm giữ lượng tiền mặt lớn giúp doanh nghiệp
linh hoạt hơn, khả năng thanh toán tốt hơn, thu hút các nhà đầu tư hơn và mở ra
cho công ty nhiều cơ hội để lựa chọn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong
tương lai. Nhưng đối với công ty TNHH TM Kim Ngân, lượng tiền mặt còn
chiếm tỷ trọng khá nhỏ.
Các khoản phải thu ngắn hạn có sự biến động đáng chú ý qua các năm, cụ
thể năm 2019 PTNH được ghi nhận là 13.366.668.540 đồng, sang đến năm 2020
con số này tăng vọt một cách đáng kể, 22.276.197.213 đồng, tương đương với
tăng 166,65%. Đến năm 2021, chỉ còn 30.203.560.738 đồng được ghi nhận ở các
khoản phải thu, tức bị giảm 15,26% so với năm 2020. Điều này chứng tỏ năm
2021 công ty đã có những chính sách thu hồi khoản chiếm dụng tốt, mặc dù vậy
công ty vẫn phải hứng chịu một khoản phải thu lớn, ảnh hưởng đến sức huy động
vốn bằng tiền của công ty, góp phần làm công ty gặp khó khăn. Công ty cần có
kế hoạch cụ thể để thu hồi vốn như có các chính sách kèm theo khuyến khích
khách hàng trả tiền trong thời gian ngắn nhất có thể.
Theo bảng 2.5, hàng tồn kho có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt từ
năm 2019 đến năm 2020, hàng tồn kho tăng một cách đột biến, nguyên nhân của
sự tăng mạnh này là cuối năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm
cho người dân có xu hướng tiết kiệm hơn là mua sắm. Cụ thể, từ 43.368.648.455
đồng năm 2019 lên đến 108.098.765.453 đồng năm 2020, tương đương với tăng
149,26%.
Tài sản dài hạn cũng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm từ
29.615.556.661 đồng ở năm 2019 giảm còn 25.495.974.846 đồng ở năm 2020.
Đến năm 2021 con số này tiếp tục giảm nhẹ còn 23.442.845.350 đồng, tương ứng
giảm 8,05%. Nguyên nhân chính do thanh lý, nhượng bán một số tài sản để có
vốn hoạt động công ty. Vì khi việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn nên
đây là giải pháp trước mắt để khắc phục việc huy động vốn.
Đầu tư mua sắm tài sản cố định giảm một cách rõ nét từ 29.414.899.106
đồng vào năm 2019 xuống còn 23.041.588.515 đồng vào năm 2021. Mặc dù vậy
các con số này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trên tổng tài sản, cụ thể

61
chiếm 31,99% vào năm 2019, 13,77% vào năm 2020 và còn 11,32% vào năm
2021. Đây được coi là yếu tố tác động khá lớn đến mức giảm chung tổng tài sản
dài hạn của công ty.
Bên cạnh đó, chi phí trả trước dài hạn trong năm 2020 tăng 199,45% so với
năm 2019, điều đó chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn rất lớn, điều này
gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của công ty. Đến năm 2021, mức tài
sản dài hạn khác đã giảm được 33,22% so với năm 2020, điều này là rất tốt vì
công ty đã hạn chế được mức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
2.2.5.2. Phân tích nguồn vốn
Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, các doanh nghiệp, kế toán
trưởng, nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn
nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như
mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu.
Nguồn vốn của công ty gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết
cấu trong tổng số nguồn vốn hiện tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh
doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Tài sản
biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn.Vì thế phân tích tài sản
phải đi đôi với phân tích nguồn vốn.

62
Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân giai đoạn 2019-2021
( ĐVT: Đồng)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2019/2020 2020/2021
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %
A. Nợ phải
58.299.783.286 63,41 141.982.081.023 78,52 166.176.287.529 81,64 83.682.297.737 143,54 24.194.206.506 17,04
trả
Nợ ngắn hạn
1. Phải trả
người bán 10.456.786.432 11,37 32.456.786.432 17,95 44.323.946.599 21,77 22.000.000.000 210,39 11.867.160.167 36,56
ngắn hạn
2. Người
mua trả tiền 24.959.555.540 27,15 66.323.476.589 36,68 50.459.777.153 24,79 41.363.921.049 165,72 (15.863.699.436) (23,92)
trước
3. Thuế và
CKPN nhà 959.564.327 1,04 1.756.432.548 0,97 1.456.432.358 0,72 796.868.221 83,04 (300.000.190) (17,08)
nước
4. Phải trả
125.437.654 0,14 150.912.084 0,08 50.838.654 0,02 25.474.430 20,31 (100.073.430) (66,31)
khác
Nợ dài hạn
Vay và nợ
thuê TC dài 19.700.657.655 21,43 39.195.093.370 21,68 67.785.322.765 33,30 19.494.435.715 98,95 28.590.229.395 72,94
hạn
B. Vốn chủ
33.636.161.713 36,59 38.842.857.893 21,48 37.382.324.309 18,36 5.206.696.180 15,48 (1.460.533.584) (3,76)
sở hữu
1. Vốn góp
30.000.000.000 32,63 30.000.000.000 16,59 30.000.000.000 14,74 - - - -
chủ sở hữu

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

63
250,000,000,000

200,000,000,000 37382324309
38842857893
150,000,000,000

100,000,000,000 166176287529
33636161713 141982081023

50,000,000,000
58299783286

0
1 2 3

NỢ PHẢI TRẢ Series2 VỐN CHỦ SỞ HỮU

Hình 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân
giai đoạn 2019-2021
Nhận xét:
Nợ phải trả của công ty trong ba năm có xu hướng tăng, cụ thể năm 2021
tăng 24.194.206.506 đồng tương ứng với tăng 17,04% so với năm 2020. Đặc
biệt, trước đó sự tăng đột biến trong năm 2020 đã được ghi nhận, cụ thể tăng
83.682.297.737 đồng tương ứng với tăng 143,54% so với năm 2019. Do một số
nguyên nhân sau đây:
Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng nợ phải trả của năm 2020 tăng từ 63,41% lên
78,52% so với năm 2019. Bên cạnh đó mặc dù nợ phải trả vẫn có dấu hiệu tăng
trong năm 2021, nhưng tốc độ đã chậm tại, cụ thể giảm từ 77,41% xuống
70,83%.
Phải trả người bán ngắn hạn: Khoản mục này đạt 10.456.786.432 đồng vào
năm 2019 và đã có mức tăng 210,39% so với năm 2020 và tiếp tục tăng lên
44.323.946.599 đồng tại năm 2021.
Người mua trả trước tiền hàng: Số liệu ở khoản mục này ghi nhận sự tăng
mạnh trong năm 2020 mặc dù co sự giảm nhẹ vào năm 2021 ( tăng từ
24.959.555.540 đồng lên 66.323.476.589 tương ứng với mức tăng 165,72% sau
đó giảm 23,92% vào năm 2021). Sự thay đổi của khoản mục này vào năm 2020
phản ánh khả năng chiếm dụng vốn khách hàng của công ty đang thay đổi theo

64
chiều hướng tốt. Mặc dù vậy, năm 2021 việc khách hàng chiếm dụng vốn vẫn
chưa được giải quyết tốt.
Về nợ dài hạn, trong khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn, do năm
2020 công ty có mở thêm các chi nhánh bán lẻ nên mức vay tài chính tăng lên
đáng kể, cụ thể tăng 98,95% so với năm 2019 và 72,94% so với năm 2020. Là
một doanh nghiệp có quy mô vừa việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất là
điều cần thiết nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi đi vay vốn.
Điều này thể hiện trong kì công ty đã nợ khá nhiều chủ yếu là về khoản nợ
ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, cụ thể
năm 2020 là 38.842.857.893 đồng tăng 5.206.696.180 đồng so với năm 2019 là
33.636.161.713 đồng, tương ứng với tăng 15,48%. Đến năm 2021 vốn chủ sở
hữu có xu hướng giảm nhẹ là 1.460.533.584 đồng so với năm 2020, tương ứng
với giảm 3,76%. Nguồn vốn tăng thêm tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt
hơn và chủ động hơn trong sản xuất và cung cấp sản phẩm, rủi ro tài chính thấp,
mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao.
2.2.5.3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh
doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm
được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát
triển của công ty.
Để thấy được kết quả SXKD của công ty như thế nào qua các năm chúng ta
tiến hành phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận thông qua báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2019, 2020 và
2021.

65
Bảng 2.7: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mại Kim Ngân
giai đoạn 2019-2021
( ĐVT: Đồng)
2019/2020 2020/2021

CHỈ TIÊU số Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch % Chênh lệch %
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp 206.733.846.3 189.598.462.1
dịch vụ 1 124.324.418.142 33 56 82.409.428.191 66,29 (17.135.384.177) (8,29)
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu 2 - -
3. Doanh thu thuần
về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10= 01- 206.733.846.3 189.598.462.1
02) 10 124.324.418.142 33 56 82.409.428.191 66,29 (17.135.384.177) (8,29)
111.011.646.9 182.364.377. 163.999.885 71.352.730.93 (18.364.492.27
4. Giá vốn hàng bán 11 10 846 .575 6 64,27 1) (10,07)
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20=10- 13.312.771.2 24.369.468. 25.598.576 11.056.697.25 1.229.108.09
11) 20 32 487 .581 5 83,05 4 5,04
6. Doanh thu hoạt 674.382.2 709.865.3
động tài chính 21 453.786.997 22 22 220.595.225 48,61 35.483.100 5,26
4.441.703.0 5.674.332. 8.076.586 1.232.629.95 1.622.599.09
7. Chi phí tài chính 22 28 987 .453 9 27,75 7 28,60
8. Chi phí quản lý 6.548.706.1 9.734.221. 10.296.932 3.185.515.57 562.710.40
DN 24 03 675 .084 2 48,64 9 5,78

66
9. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh (30 = 20 + 21 9.635.296.0 7.934.923.3
- 22 - 24) 30 2.776.149.098 47 66 6.859.146.949 247,07 (1.700.372.681) (17,65)
1.731.165. (228.929.58 114.874.47
10. Thu nhập khác 31 1.960.095.343 758 1.846.040.230 5) (11,68) 2 6,64
467.532.9 567.432. 570.843 3.410.30
11. Chi phí khác 32 87 974 .276 99.899.987 21,37 2 0,60
12. Lợi nhuận khác 1.163.732.7 1.275.196.9
(40 = 31 - 32) 40 1.492.562.356 84 54 (328.829.572) (22,03) 111.464.170 9,58
13. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế 10.799.028.8 9.210.120.3
(50 = 30 + 40) 50 4.268.711.454 31 20 6.530.317.377 152,98 (1.588.908.511) (14,71)
14. Chi phí thuế 2.159.805.7 1.842.024.0
TNDN 51 853.742.291 66 64 1.306.063.475 152,98 (317.781.702) (14,71)
16. Lợi nhuận sau 8.639.223.0 7.368.096.2
thuế (=50-51) 60 3.414.969.163 65 56 5.224.253.902 152,98 (1.271.126.809) (14,71)

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

67
Nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp có sự thay đổi trong ba năm, kéo
theo đó lợi nhuận sau thuế cũng biến động thất thường. Để hiểu rõ về nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên chúng ta cần đi phân tích sâu từng khoản mục trong
báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2020 tăng so với năm 2019 là
4.268.711.454 đồng ứng với tỷ lệ tăng 152,98% và năm 2021 giảm so với năm
2020 là 1.588.908.511 đồng, tương ứng giảm 14,71% cho thấy kết quả kinh
doanh của công ty chưa tốt so với năm trước.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 tăng 82.409.428.191
đồng so với năm 2019 tương ứng với tăng 66,29 %. Năm 2021 giảm
17.135.384.177 đồng so với năm 2020, tương ứng với giảm 8,29 %. Có thể thấy
đây là dấu hiệu không tốt vì trong bối cảnh ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh
thì công ty cần giữ vững được vị thế của mình, cần đưa ra chiến lược cải thiện
tình hình cũng như giữ vững được mức tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, năm
2020-2021 là khoảng thời gian công ty bị chịu chi phối mạnh bởi sự suy giảm
kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19, khối lượng sản phẩm, hàng hoá về ít do
thi hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, điều đó có nghĩa là nguồn cung bị
thiếu hụt nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của
công ty.
Giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng doanh thu
của ngành. Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng trong năm 2020, cụ thể tăng
71.352.730.936 đồng tướng ứng với tăng 64,27%. Đến năm 2021, giá vốn hàng
bán đã giảm 10,7% so với năm 2020. Nguyên nhân chính là do thị trường cạnh
tranh dẫn đến việc giá vốn hàng bán buộc phải giảm để đáp ứng nhu cầu của thị
trường cũng như khách hàng tuy nhiên đây là điều ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình tài chính của công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính qua các năm có xu hướng tăng lên, cụ thể
năm 2019 đạt 453.786.997 đồng, tới năm 2020 là 674.382.222 đồng, tương ứng
với tỷ lệ tang 48,61%. Năm 2021 doanh thu hoạt động tài chính của công ty là
709.865.322 đồng tăng 35.483.100 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 5,26%. Cho
thấy tình hình đầu tư tài chính của Công ty có phần nhỉnh lên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong 2020 tăng 3.185.515.572 đồng với tỷ lệ
tăng 48,64% so với năm 2019. Đến năm 2021, chi phí này vẫn có xu hướng tăng

68
lên từ 9.734.221.675 tại năm 2020 lên 10.296.932.084 đồng, ứng với tỷ lệ tăng
5.78%. Lý do là mức lương chi trả cho người lao động tăng lên, dẫn đến chi phí
quản lý vẫn khá cao, công ty cần có biện pháp giảm thiểu tránh gây thất thoát
lãng phí cho công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty
Lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng tăng trong năm 2020 là
5.224.253.902 đồng ứng với tỷ lệ tăng 152,98% so với năm trước, chứng tỏ các
chính sách của ty đã và đang áp dụng rất phù hợp với nền kinh tế thị trường và
được khách hàng tin tưởng . Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm
trong năm 2021 là 1.271.126.809 đồng giảm 14,71%, vì trong năm 2021 số
lượng sản phẩm bán ra giảm sút do chịu sự tác động lớn của đại dịch Covid-19.
2.2.5.4. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước
mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng
cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại,
khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và
an ninh tài chính sẽ kém bền vững.

69
Bảng 2.8: Bảng phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
2019/2020 2020/2021
Chênh lệch % Chênh lệch %
1.Tổng tài
vnđ 91.935.944.999 180.824.938.916 203.558.611.838 88.888.993.917 96,69 22.733.672.922 12,57
sản
2.Tài sản 62.320.388.33 155.328.964.07 180.115.766.48
vnđ 93.008.575.732 149,24 24.786.802.418 15,96
ngắn hạn 8 0 8
3.Tiền và các
4.624.801.15 6.678.567.43 11.389.828.26
khoản tương vnđ 2.053.766.282 44,41 4.711.260.835 70,54
0 2 7
đương tiền
4.Hàng tồn
vnđ 43.368.648.455 108.098.765.453 130.573.647.610 64.730.116.998 149,26 22.474.882.157 20,79
kho
5.Tài sản dài (2.053.129.496
vnđ 29.615.556.661 25.495.974.846 23.442.845.350 (4.119.581.815) (13,91) (8,05)
hạn )
6.Nợ ngắn (4.396.022.889
vnđ 38.599.125.631 102.786.987.653 98.390.964.764 64.187.862.022 166,29 (4,28)
hạn )
58.299.783.28 141.982.081.02 166.176.287.52
7.Tổng nợ vnđ 83.682.297.737 143,54 24.194.206.506 17,04
6 3 9
4.441.703. 5.674.332. 10.296.932.08 1.232.629.95 1.622.599.0
8.Lãi vay vnđ 27,75 28,60
028 987 4 9 97
9.Lợi nhuận
10.817.417.55 20.533.250.50 24.286.706.77
trước thuế vnđ 9.715.832.949 89,82 3.753.456.267 18,28
7 6 3
và lãi vay
10. Hệ số lần 1,58 1,27 1,22 (0,30) (19,24) -0,05 (3,82)
thanh toán
tổng quát

70
(=2/7)
11.Hệ số
thanh toán
lần 1,61 1,51 1,83 (0,10) (6,40) 0,32 21,14
ngắn hạn
(=3/7)
12. Hệ số
thanh toán 0
lần (0,03) (6,41) 0,04 9,58
nhanh ,49 0,46 0,50
(=(2-4)/5)
14.Hệ số
thanh toán
lần 3,44 4,62 3,36 1,18 34,44 (1,26) (27,28)
lãi vay
[=(9+8)/8]

( Nguồn: Báo cáo tài chính)

71
Hệ số thanh toán tổng quát
Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy, hệ số thanh toán tổng quát của công ty
trong ba năm vẫn lớn hơn 1 đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán của công ty
vẫn được đảm bảo.
Tuy nhiên, hệ số này có xu hướng giảm đi trong ba năm, kể từ năm 2019 hệ
số từ 1,58 lần giảm còn 1,27 lần vào năm 2020, và tiếp tục giảm còn 1,22 lần vào
năm 2021. Lý do chính là do kì nợ trong kì tăng lên, cụ thể năm 2020 tăng
83.682.297.737 đồng so với năm 2019, do đó làm cho khả năng thanh toán của
công ty giảm đi 19,24% so với đầu kì. Tiếp đó, tổng nợ năm 2021 cũng tăng lên
17,04% so với năm 2020, đồng nghĩa với mức hệ số nợ giảm 3,82%.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Bảng 2.8 cho ta biết trong cả 3 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1, qua đó cho
thấy tài sản dự trữ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn vừa qua đủ để thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo
bằng 1,61 đồng tài sản ngắn hạn trong năm 2019, đảm bảo bằng 1,51 đồng tài sản
ngắn hạn trong năm 2020 và 1,83 đồng trong năm 2021. Khả năng thanh toán
hiện hành của công ty năm 2020 là 1,51 lần đã giảm 0,1 lần so với năm 2019
nhưng trong năm 2021 thì con số này đã tăng lên 1,83 lần.
Hệ số thanh toán nhanh
Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn ở mức <1 cho thấy
mức dự trữ đủ để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng một thời
điểm của công ty là kém. Cụ thể, hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt 0,49 lần
vào năm 2019 và giảm 0,03 lần vào năm 2020 tương đương với mức độ giảm
6,41%. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 0,5 lần tương đương với mức tăng
9,58%. Qua đó, ta có thể thấy trong năm 2021, công ty đã có những cải thiện
đáng kể trong việc chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên vẫn còn ở mức
thấp.
Hệ số thanh toán lãi vay
Ta có thể nhận thấy, thanh toán lãi vay của công ty trong 3 năm có sự thay
đổi lớn, đặc biệt là vào năm 2020, cứ 1 đồng lãi vay tạo ra được 4,62 đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay, nhưng con số này đã gỉam đi 1,26 lần vào năm 2021
tương ứng với mức giảm 27,28%. Điều đó cho thấy 1 đồng vốn đi vay năm 2020
sử dụng hiệu quả hơn năm 2019 và 2021. Mặc dù vậy, con số này vẫn chấp nhận
được, nhưng công ty cần có những chính sách để cải thiện khả năng thanh toán

72
lãi vay trong thời gian sắp tới.
2.2.5.5. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư của công tyB

73
Bảng 2.9: Bảng phân tích phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty
Đơn
Chỉ tiêu 2019/2020 2020/2021
vị
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch % Chênh lệch %
1.Tổng nợ phải trả vnđ 58.299.783.286 141.982.081.023 166.176.287.529 83.682.297.737 143,54 24.194.206.506 17,04
vnđ 91.935.944.999 180.824.938.916 203.558.611.838 88.888.993.917 96,69 22.733.672.922 12,57
2.Tổng nguồn vốn
3.Tài sản ngắn hạn vnđ 62.320.388.338 155.328.964.070 180.115.766.488 93.008.575.732 149,24 24.786.802.418 15,96
4.Tài sản dài hạn vnđ 29.615.556.661 25.495.974.846 23.442.845.350 (4.119.581.815) (13,91) (2.053.129.496) (8,05)
5.Tổng tài sản vnđ 91.935.944.999 180.824.938.916 203.558.611.838 88.888.993.917 96,69 22.733.672.922 12,57
6.Vốn chủ sở hữu vnđ 33.636.161.713 38.842.857.893 37.382.324.309 5.206.696.180 15,48 (1.460.533.584) (3,76)
7.Giá trị TSCĐ vnđ 29.414.899.106 24.895.099.500 23.041.588.515 (4.519.799.606) (15,37) (1.853.510.985) (7,45)
8.Hệ số nợ (=1/2) lần 0,63 0,79 0,82 0,15 23,82 0,03 3,97
9.Tỷ suất tự tài trợ % 36,59 21,48 18,36 (15,11) (41,29) (3,12) (14,51)
(=6/2)
10.Tỷ suất đầu tư
% 67,79 85,90 88,48 18,11 26,72 2,58 3,01
TSNH (=3/5)
11.Tỷ suất đầu tư
% 32,21 14,10 11,52 (18,11) (56,23) (2,58) (18,32)
TSDH (=4/5)
12.Tỷ suất tự tài trợ
% 114,35 156,03 162,24 41,68 36,45 6,21 3,98
TSCĐ (=6/7)
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

74
Hệ số nợ
Nhìn vào bảng 2.9 ta có thể thấy hệ số nợ qua các năm có sự tăng lên rõ rệt.
Từ 0,63 lần vào năm 2019 tăng lên 0,79 lần vào năm 2020 và đặc biệt tăng lên
0,82 lần vào năm 2021 tương ứng với mức tăng 3,97%. Như vậy, cứ 100 đồng
vốn thì có 63 đồng hình thành từ vốn vay vào năm 2019; 79 đồng vốn vay vào
năm 2020; và 82 đồng vốn vay vào năm 2021. Xu hướng này cho thấy, công ty
càng ngày càng phụ thuộc vào chủ nợ, mặc dù vậy hệ số này vẫn đang giữ ở mức
bé hơn một, tuy nhiên trong tương lai công ty cần có các biện pháp giảm hệ số
này đi để tránh các rủi ro về mặt tài chính.
Tỷ suất tự tài trợ
Nhìn vào bảng 2.9 ta có thể thấy 100 đồng vốn kinh doanh thì có 36,59
đồng vốn chủ sở hữu vào năm 2019; 21,48 đồng vốn CSH vào năm 2020 và
18,36 đồng vốn CSH vào năm 2021. Do sự tăng lên của hệ số nợ qua các năm
dẫn đến tỷ suất tự tài trợ có xu hướng giảm đi. Điều này cho thấy mức độ độc lập
về tài chính của công ty kém, đòi hỏi khi thực hiện đầu tư, các hoạt động kinh
doanh, công ty cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi thực hiện.
Tỷ suất đầu tư TSNH
Nhìn vào bảng 2.9 ta có thể thấy tỷ suất đầu tư TSNH tăng qua các năm với
các mức tăng tương ứng từ năm 2019 là 26,72% và 3,01%. Ta có thể dễ dàng
nhận thấy, tỷ số này vào năm 2020 tăng đột biến so với năm 2019 vì lượng hàng
tồn kho trong kì tăng mạnh từ 43.368.648.455 đồng lên 108.098.765.453 đồng
( bảng 2.2). Như vậy, cứ 100 đồng tài sản thì trong đó có 67,79 đồng tài sản ngắn
hạn vào năm 2019; 85,90 đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2020 và 88,48 đồng
TSNH vào năm 2021. Đây được coi là một tỷ lệ khá lớn, điều đó đồng nghĩa với
việc TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.
Tỷ suất đầu tư TSDH
Nhìn vào bảng 2.9 ta có thể thấy tỷ suất đầu tư TSDH giảm qua các năm do
công ty tập trung đầu tư vào TSNH. Cụ thể, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 32,21
đồng TSDH vào năm 2019; 14,10 đông TSDH vào năm 2020 và 11,52 đồng
TSDH vào năm 2021, tương ứng với các mức giảm 56,23% và 18,32%. Lý do
chính cho sự giảm sút này là công ty đã nhượng bán một số TSCĐ. Trong tương
lai, công ty cần chú trọng đầu tư vào TSDH nhằm đảm bảo và tạo điều kiện cho
việc hoạt động kinh doanh trong tương lai.
75
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Nhìn vào bảng 2.9 ta có thể thấy, tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định tăng lên từ
114,35% vào năm 2019 lên 156,03% vào năm 2020 và tiếp tục tăng 3,98% vào
năm 2021, đạt 162,24%. Chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty đã
phát huy hiệu quả, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh.
2.2.5.6. Phân tích khả năng hoạt động của công ty

76
Bảng 2.10: Bảng phân tích nhóm chỉ tiêu hoạt động của công ty
2019/2020 2020/2021
Chi tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 chênh lệch % chênh lệch %
1 Doanh thu 124.324.418 206.733.846.3 189.598.462. 82.409.428.1 (17.135.384.1
thuần vnđ .142 33 156 91 66,29 77) (8,29)
2.Tài sản cố 29.226.382 27.154.999.3 23.968.344. (2.071.382.8 (3.186.655.2
định bình quân vnđ .192 03 008 89) (7,09) 96) (11,74)
3.Hàng tồn kho 42.985.674 75.733.706.9 119.336.206. 32.748.032.7 43.602.499.5
bình quân vnđ .247 54 532 07 76,18 78 57,57
4.Các khoản
phải thu bình 14.786.254 24.504.767.1 32.923.213. 9.718.512.1 8.418.446.0
quân vnđ .986 47 246 61 65,73 99 34,35
5.Tổng nguồn 91.935.944 180.824.938.9 203.558.611. 88.888.993.9 22.733.672.9
vốn vnđ .999 16 838 17 96,69 22 12,57
6.Vốn lưu động 23.721.262.70 52.541.976 81.724.801.
bình quân vnđ 7 .417 724 28.820.713.710 121,50 29.182.825.307 55,54
7.Vòng quay 5,2 2
VLĐ[(=1/6) Vòng 4 3,93 ,32 (1,31) -24,93 (1,61) -41,04
8. Số ngày/ 1
vòng quay 68,6 9 155
VLĐ (=360/7) Ngày 9 1,49 ,17 22,81 33,20 63,68 69,60
9. Vòng quay
hàng tồn kho 2, 1 (0, (1,
(=1/3) Vòng 2,89 73 ,59 16) (5,62) 14) (41,80)

77
10. Số ngày/1
vòng quay
hàng tồn kho 12 133 229 96,0
(=365/9) Ngày 6,20 ,71 ,74 7,51 5,95 2 71,81
11. Vòng quay
các khoản
phải thu 8 5 (2,6
(=1/4) Vòng 8,41 ,44 ,76 0,03 0,34 8) (31,74)
12. Kỳ thu
tiền trung 4 42 62 19,8
bình (=360/11) Ngày 2,82 ,67 ,51 (0,14) (0,34) 4 46,50
13. Vòng quay
tài sản cố định 7 7 0,3
(=1/2) Vòng 4,25 ,61 ,91 3,36 78,97 0 3,90

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

78
Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động
Theo bảng 2.10 ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể
từ 5,24 vòng vào năm 2019 giảm còn 3,93 vòng vào năm 2020 và tiếp tục giảm
mạnh còn 2,32 vòng vào năm 2021, tương ứng với mức giảm 41,04%. Do vòng
quay vốn lưu động có xu hướng giảm nên số ngày một vòng quay vốn lưu động
tăng lên từ 126,2 ngày vào năm 2019 lên133,71 ngày vào năm 2020 và tăng vọt
lên 229,74 ngày vào năm 2021, tương ứng với mức tăng 69,6%.
Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả.
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
Theo bảng 2.10 ta thấy, xu hướng vòng quay hàng tồn kho qua ba năm có
xu hướng giảm đi đồng nghĩa với việc số ngày/ 1 vòng quay hàng tồn kho tăng
lên. Cụ thể, vòng quay hàng tồn kho năm 2020 là 2,73 vòng trong khi chỉ số này
vào năm 2019 là 2,89 vòng tương đương với mức giảm 5,62%. Điều này đã làm
cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho năm 2020 tăng lên 7,51 ngày tương đương
với tỷ lệ tăng 5,95% so với năm 2019. Tiếp thep đó trong năm 2022, vòng tồn
kho được ghi nhận là 1,59 vòng và số ngày trên một vòng tồn kho tăng lên
229,74 ngày. Điều này chứng tỏ, khả năng giải phóng hàng tồn kho của công ty
chậm hơn so với các năm trước.
Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình
Theo bảng 2.10 ta thấy, vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh vào
năm 2022, cụ thể, năm 2019 chỉ số này đạt 8,41 vòng và có mức tăng nhẹ
khoảng 0.34% vào năm 2020 ( đạt 8.44 vòng) nhưng vào năm 2021, chỉ số này
chỉ còn 5,76 vòng ( tương đương với mức giảm 31,74%). Như vậy, năm 2019
bình quân cứ 42,82 ngày doanh nghiệp mới hoàn thành 1 vòng khoản phải thu,
tương tự vào năm 2020 cần 42,67 ngày và năm 2021 cần 63,51 ngày. Hệ số này
càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng ngày càng
chậm. Hệ số này giảm do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng
của khoản phải thu khách hàng. Việc vòng quay khoản phải thu giảm dần cho
thấy khách hàng đang chiếm dụng vốn của công ty với thời gian dài hơn, điều
này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng quay vòng vốn kinh doanh của công ty.
Có thể thấy số ngày thu nợ của công ty có xu hướng tăng lên. Điều này do
khách hàng của công ty đặt cọc trước một phần giá trị của sản phẩm và sau khi
nhận hàng sẽ thanh toán phần tiền còn lại. Bên cạnh đó, tình hình tắc biên trong
79
thời kì dịch bệnh làm cản trở quá trình nhập hàng của công ty nên thời gian thu
nợ của công ty có xu hướng tăng lên.
Vòng quay tài sản cố định
Hệ số vòng quay tài sản cố định có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019-
2021 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao, từ 4,25 vòng vào năm
2019, tăng lên 7,61 vòng vào năm 2020 và tiếp tục tăng 3,9% vào năm 2021. Hệ
số này tăng lên chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty đã phát huy
hiệu quả, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh.
2.2.5.7. Phân tích các nhóm tỷ số sinh lời

80
Bảng 2.11: Bảng phân tích các nhóm tỷ số sinh lời
2019/2020 2020 /2021
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
chênh lệch % chênh lệch %
1 Lợi nhuận
vnđ 3.414.969.163 8.639.223.065 7.368.096.256 5.224.253.902 152,98 (1.271.126.809) (14,71)
sau thuế
2 Doanh thu 189.598.462.15 (17.135.384.177
vnđ 124.324.418.142 206.733.846.333 82.409.428.191 66,29 (8,29)
thuần 6 )
203.558.611.83
3 Tổng tài sản vnđ 91.935.944.999 180.824.938.916 88.888.993.917 96,69 22.733.672.922 12,57
8
4 Vốn chủ sở
vnđ 33.636.161.713 38.842.857.893 37.382.324.309 5.206.696.180 15,48 (1.460.533.584) (3,76)
hữu
5 ROS (=1/2) % 2,75 4,18 3,89 1,43 52,14 (0,29) (7,01)
6 ROA (=1/3) % 3,71 4,78 3,62 1,06 28,62 (1,16) (24,24)
7 ROE (=1/4) % 10,15 22,24 19,71 12,09 119,07 (2,53) (11,38)

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

81
82
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng doanh thu công ty thực hiện thu được
trong năm có mấy đồng lợi nhuận. Theo bảng 2.9, tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2020 của có xu hướng tăng 1,43% so với năm 2019, tương ứng với
mức tăng 52,14%, nhưng lại giảm 7,01% vào năm 2021 (đạt 3,89%). Như vậy,
vào năm 2019, bình quân 100 đồng doanh thu doanh nghiệp tạo ra 2,75 đồng lợi
nhuận sau thuế, năm 2020 thì tạo ra 1,18 đồng lợi nhuận sau thuế và tạo ra 3,89
đồng vào năm 2021.
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm tăng giảm
không ổn định. Công ty cần có những biện pháp khắc phục để cải thiện doanh
thu của mình. Cụ thể là tiết kiệm chi phí tài chính và chi phí quản lý.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ số này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
từ một đồng tài sản. Qua bảng ta thấy chỉ tiêu sinh lời của tài sản tăng vào năm
2020 và giảm đi vào năm 2021. Cụ thể, doanh nghiệp có ROA vào năm 2019
đạt 3,71% và tăng 28,62% vào năm 2020 và giảm còn 3,62% vào năm 2021.
Như vậy, cứ 100 đồng tài sản sử dụng vào kinh doanh của công ty vào năm
2019 tạo ra 3,71 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2020 thì tạo ra 4,78 đồng lợi
nhuận và tạo ra 3,62 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2021.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số này cho thấy một công ty được quản lý tốt đến mức nào để cho
phép sinh lời từ vốn cổ đông. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng
một công ty có thể sinh lời trong tương lai. Năm 2019 lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu đạt 10,15% tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 10,15 đồng lợi nhuận
sau thuế, năm 2020 tỷ suất này tăng 12,09% lên 22,24% tức 100 đồng vốn chủ
sở hữu thì tạo ra 22,24 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2021 tỷ suất này giảm nhẹ
còn 19.71% là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 19,71 đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua 3 năm tỷ suất này tăng trưởng không đều cho thấy lợi nhuận tạo ra từ vốn
chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả triệt để, để tăng thêm lợi nhuận sau thuế thì công
ty cần xem xét kĩ hơn về các quyết định của nhà quản lý cũng như chính sách
tiêu thụ, chính sách sản xuất, chính sách tài chính…
 Nhận xét chung: Qua các chỉ số phân tích ta thấy khả năng sinh
lời của công ty trong giai đoạn 2019-2021 đang có dấu hiệu đi xuống. Nguyên
83
nhân do lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm gần đây nhất (tức năm 2021)
có sự giảm nhẹ, lợi nhuận tạo ra từ vốn chủ sở hữu cũng chưa đạt hiệu quả, dẫn
đến khả năng sinh lời của công ty giảm. Để tăng thêm lợi nhuận sau thuế thì
công ty cần xem xét kĩ hơn về các quyết định của nhà quản lý cũng như các
biện pháp khắc phục.
Do đó, để phân tích và có cái nhìn chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của công ty, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu trên
theo phương pháp tách đoạn của Dupont.
2.2.5.8. Phân tích phương trình Dupont

84
Bảng 2.12: Bảng phân tích các chỉ số tác động lên ROA và ROE thông qua phương trình Dupont

Đ 2019/2020 2020 /2021


Năm Năm Năm
Chỉ tiêu V chênh chênh
2019 2020 2021 % %
T lệch lệch
(
1 1
1 Lợi 5 4
3.414.96 8.639.22 7.368.09
nhuận sau 2 ,
9.163 3.065 6.256
thuế v , 7
n 5.224.2 9 (1.271.12 1
đ 53.902 8 6.809) )
(
6 8
2 Doanh 124.324. 206.733. 189.598. 6 ,
thu thuần v 418.142 846.333 462.156 , 2
n 82.409. 2 (17.135.3 9
đ 428.191 9 84.177) )
9 1
6 2
3 Tổng tài 91.935.9 180.824. 203.558.
v , ,
sản 44.999 938.916 611.838
n 88.888. 6 22.733.67 5
đ 993.917 9 2.922 7

4 Vốn chủ v 40.636.1 45.842.8 44.382.3 5.206.6 1 (1.460.53 (


85
3
2 ,
sở hữu 61.713 57.893 24.309 , 1
n 8 9
đ 96.180 1 3.584) )
(
5 7
5 ROS 2 ,
2,75 4,18 3,89
(=1/2) , 0
1 1
% 1,43 4 (0,29) )
( (
1 1
6 Doanh
5 8
thu thuần/
v 1,35 1,14 0,93 , ,
Tổng tài
ò 4 5
sản (=2/3)
n 6 3
g (0,21) ) (0,21) )
(
2
2 4
7 ROA
3,71 4,78 3,62 8 ,
(=5*6)
, 2
6 4
% 1,06 2 (1,16) )

8 Đòn bẩy lầ 2,73 4,66 5,45 1,92 7 0,79 1


86
0 6
tài chính , ,
(=3/4) 3 9
n 2 7
(
1 1
1 1
9 ROE
10,15 22,24 19,71 9 ,
(=5*6*8)
, 3
0 8
% 12,09 7 (2,53) )

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

87
Phân tích chỉ tiêu ROA
Nhìn vào bảng 2.12, ta thấy chỉ số ROA có xu hướng giảm đi vào
năm 2021. Cụ thể năm 2019 chỉ số này đạt 3,71% và có sự tăng mạnh
vào năm 2020 là 4,78%, nhưng đến năm 2021, chỉ số này chỉ còn 3,62%.
Có thể thấy rằng, sự tăng giảm không ổn định của ROA là do sự không
ổn định của chỉ số ROS. Tốc độ tăng của ROS vào năm 2020 cao hơn
nhiều lần so với tốc độ giảm đi của vòng quay tổng tài sản, cụ thể năm
ROS năm 2020 tăng lên 52,14% so với năm 2019, trong khi tốc độ giảm
của vòng quay tài sản là 15,46. Do đó ROA có xu hướng tăng lên
28,62% vào năm 2020. Nhưng, ROA tại năm 2021 lại giảm đi 24,24% so
với năm 2020 vì 2 chỉ tiêu ROS và vòng quay tổng tài sản đều có xu
hướng giảm đi đáng kể, cụ thể giảm 7,01% (ROS) và 18,53% (còng quay
tổng tài sản) so với năm 2020.
Nguyên nhân của vòng quay tài sản giảm đáng kể là do tổng tài sản
có xu hướng tăng qua các năm trong khi doanh thu thuần lại có xu hướng
giảm đi. Chứng tỏ, kế hoạch khai thác và sử dụng tài sản chưa hiệu quả.
Để tăng ROA chúng ta cần có các biện pháp tăng ROS và vòng
quay tổng tài sản của công ty, nói một cách chi tiết hơn là chúng ta cần
tìm cách giảm đi chi phí và đồng thời tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng
hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục
đích này, công ty cần có những chính sách kinh doanh phù hợp trong
việc gia tăng lượng khách hàng cũng như mở rộng mạng lưới cung cấp
hàng hoá.
Phân tích chỉ tiêu ROE
Qua quá trình phân tích Dupont, chúng ta có thể thấy được mối
quan hệ mật thiết giữa ROE và ROS, ROA và hệ số nhân vốn chủ sỡ
hữu. Với sức tăng mạnh của cả 3 chỉ tiêu vào năm 2020, ROE đạt mức
tăng vọt từ 10,15% tại năm 2019 lên đến 22,24% vào năm 2020 ( tương
đương với mức tăng 119,07%). Tuy nhiên, ROE chỉ còn 19,71% vào
năm 2021 do sự sụt giảm của hai chỉ tiêu ROA và ROS. Mặc dù hệ số
nhân vốn chủ sỡ hữu vẫn có xu hướng tăng tại năm 2021 ( tăng 16,97%
so với năm 2020) nhưng mức tăng này không lớn hơn mức giảm của hai
chỉ số còn lại.

88
Do đó, trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp quản lý
chi phí một cách hiệu quả hơn nữa nhằm đẩy mạnh quá trình bán hàng,
giảm chi phí và tăng lợi nhuận nâng cao hai hệ số ROA và ROE, từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Nhận xét chung:
Qua bảng 2.10 ta thấy:
 ROA năm 2021 giảm so với năm 2020 là 1,16%, sự giảm của ROA bị
ảnh hưởng bởi hai yếu tố:
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) năm 2020 và 2021
cũng giảm mạnh ở mức 4.18% và 3,89%. Tỷ suất này cho thấy công ty
đang thực hiện các chinh sách chi tiêu chưa hợp lý.
- Số vòng quay tài sản của của năm 2020 và 2021 có sự giảm nhẹ,
chứng tỏ sức sản xuất của tài sản của công ty đang có xu hướng đi
xuống.
ROA năm 2021 giảm còn 3,62 %, sự giảm xuống này bị ảnh
hưởng bởi năm 2021 doanh thu thuần giảm mạnh cùng với đó là sự gia
tăng đáng kể của chi phí tài chính và các chi phí khác đã làm lợi nhuận
sau thuế cũng giảm.

 ROE năm 2021 có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đòn bẩy tài chính có
xu hướng tăng lên, chứng tỏ công ty chưa sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính,
dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản giảm mạnh, khả năng sinh lời giảm.

89
2.3. Đánh giá chung về hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân.
2.3.1 Kết quả nhận được
Bảng 2.13: Kết quả nhận được

Nă Nă Nă 2019/2020 2020/2021
m m m
Chỉ tiêu 201 202 202 chênh chênh
9 0 1 lệch % lệch %

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

( (
1 3
Hệ số thanh toán 9, ,
1,58 1,27 1,22 (0,30) (0,05)
tổng quát 2 8
4 2
) )

90
( 2
6, 1
Hệ số thanh toán
1,61 1,51 1,83 (0,10) 4 0,32 ,
ngắn hạn
0 1
) 4
(
9
6,
Hệ số thanh toán ,
(0,03) 4 0,04
nhanh 5
1
8
0,49 0,46 0,50 )
(
2
3
7
Hệ số thanh toán lãi 4,
1,18 (1,26) ,
vay 4
2
4
8
3,44 4,62 3,36 )

Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Hệ số nợ 0,63 0,79 0,82 0,15 2 0,03 3


3, ,

91
8 9
2 7
(
(
1
4
4
36,5 21,4 18,3 1,
Tỷ suất tự tài trợ (15,11) (3,12) ,
9 8 6 2
5
9
1
)
)
2 3
Tỷ suất đầu tư 67,7 88,4 6, ,
85,9 18,11 2,58
TSNH 9 8 7 0
2 1
(
(
1
5
8
Tỷ suất đầu tư 32,2 11,5 6,
14,1 (18,11) (2,58) ,
TSDH 1 2 2
3
3
2
)
)
Tỷ suất tự tài trợ 114, 156, 162, 41,68 3 6,21 3
92
6, ,
TSCĐ 35 03 24 4 9
5 8

Chỉ số về hoạt động

(
(
4
2
1
4,
5,24 3,93 2,32 (1,31) (1,61) ,
9
0
3
4
)
Vòng quay VLĐ )
6
3
68,6 91,4 155, 9
22,81 3, 63,68
Số ngày/ 1 vòng 9 9 17 ,
2
quay VLĐ 6
Vòng quay hàng tồn 2,89 2,73 1,59 (0,16) ( (1,14) (
kho 5, 4
6 1
2 ,
) 8

93
)
7
5, 1
Số ngày/ 1 vòng 126, 133, 229,
7,51 9 96,02 ,
quay hàng tồn kho 2 71 74
5 8
1
(
3
0, 1
Vòng quay các
8,41 8,44 5,76 0,03 3 (2,68) ,
khoản phải thu
4 7
4
)
(
4
0,
Kỳ thu tiền trung 42,8 42,6 62,5 6
(0,14) 3 19,84
bình 2 7 1 ,
4
5
)
Vòng quay tài sản 4,25 7,61 7,91 3,36 7 0,3 3
cố định 8, ,
9
94
7 9

Các chỉ số sinh lời

(
5 7
2, ,
ROS 2,75 4,18 3,89 1,43 (0,29)
1 0
4 1
)
(
2
2
4
8,
ROA 3,71 4,78 3,62 1,06 (1,16) ,
6
2
2
4
)
ROE 10,1 22,2 19,7 12,09 1 (2,53) (
5 4 1 1 1
9, 1
0 ,
7 3

95
8
)

96
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Nă Năm Năm
Chỉ tiêu m 2019 2020 2021
1. Cơ cấu tài sản (%)
32 14,1 11,5
Tài sản dài hạn/ Tổng Tài sản ,21 0 2
67 85,9 88,4
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản ,79 0 8
2. Cơ cấu nguồn vốn (%)
63 78,5 81,6
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn ,41 2 4
Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng 36 21,4 18,3
nguồn vốn ,59 8 6

97
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Qua bảng 2.13 chúng ta có thể thấy khả năng thanh toán của công ty trong
năm 2021 giảm so với kì trước nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán.
Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh thấp, cụ thể chỉ đạt mức cao nhất trong 3 năm
là 0,5 lần. Nguyên nhân chính là hàng tồn kho trong kì tăng mạnh, dẫn đến khả
năng sử dụng tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn kém. Do đó
công ty cần có biện pháp giảm số lượng hàng tồn khó để đảm bảo khả năng thanh
toán nhanh. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải xem xét và đưa ra các biện pháp
phù hợp sao cho khả năng thanh toán của công ty đạt ở mức độ hợp lý, không
quá cao mà vẫn đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả.
- Bên cạnh đó tốc độ tăng doanh thu của công ty nhỏ hơn so với tốc độ tăng
trưởng của tài sản lưu động, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kì là
chưa hiệu quả.
- Khả năng sinh lãi của công ty cũng chưa được tốt, có dấu hiệu giảm vào
năm 2021. Theo bảng 2.13 các tỷ số đánh giá hiệu quả là chưa cao, qua đó phản
ánh tình hình kinh doanh của công ty là không tốt.
- Các khoản phải thu vẫn còn lớn, dẫn đến vòng quay các thu giảm đi, kì
thu tiền bình quân cao ( đặc biệt tăng vọt vào năm 2021). Điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng tài sản của công ty thấp, Công ty cần có biện pháp giảm các khoản
phải thu trong kì tới.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng, do từ năm 2019,
công ty có mở thêm các chi nhánh bán lẻ, do đó công ty đầu tư khá nhiều vào chi
phí này để tăng trình độ quản lý. Công ty cũng cần phải có chính sách và phương
hướng nhằm giảm chi phí trong tương lai.

98
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KIM NGÂN

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh và tài chính của Công ty TNHH
Thương mại Kim Ngân.
3.1.1. Định hướng chung
Trong quá trình hội nhập và phát triển, công ty đã và đang có những định
hướng đi cho riêng mình.
- Công ty đã và đang có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh ra các
vùng lân cận như: Nghệ An, Quảng Bình … nhằm tăng doanh thu cũng như tạo
công ăn việc làm cho người lao động tại các địa bàn này.
- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ cấu bộ máy quản lý, cũng như bố trí lao
động hợp lý, tăng cường đẩy mạnh khâu bán hàng. Bên cạnh đó, công ty đang có
các chính sách sắp xếp và hoàn thiện lại bộ máy quản lý sao cho tinh gọn, phù
hợp và hiệu quả với mục tiêu và phương thức hoạt động của công ty.
- Ổn định, phát triển doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà
nước, bên cạnh đó tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm quảng bá thương
hiệu cho công ty.
- Xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp có tầm vóc trong lĩnh vực
của mình, qua đó góp phần to lớn trong quá trình hiện đại hoá đất nước.
- Đảm bảo việc làm và từng bước cải thiện điều kiện cho người lao động.
3.1.2. Định hướng hoạt động tài chính
Công ty đã đề ra một số định hướng về hoạt động tài chính nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong những năm tới như sau:
- Xây dựng nền tài chính của công ty lành mạnh, có mức độ tự chủ và độc
lập cao.
- Kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Lợi nhuận năm sau phải cao
hơn năm trước, tăng tích luỹ để tái sản xuất và đầu tư.
- Công ty đang chú trọng nhiều hơn vào công tác tiếp thị, theo dõi phân
tích và đánh giá thị trường một cách sát sao nhằm đưa ra các kế hoạch quảng bá
phù hợp.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

99
100
3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích hoạt động tài chính của Công ty TNHH
Thương mại Kim Ngân.
Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính
cũng như sản xuất của công ty đóng một phần rất quan trọng. Do đó, sau khi
phân tích quá trình hoạt động cũng như các vấn đề tài chính của công ty em xin
đề nghị 2 biện pháp sau đây
3.2.1 Biện pháp 1: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, qua đó tăng khả
năng sinh lời cho công ty.
3.2.1.1 Thực trạng
Bảng 3.1: Chi phí quản lý doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tài chính)


Nhìn vào bảng 3.1 ta có thể thấy, chi phí doanh nghiệp tăng mạnh qua các
năm, cụ thể năm 2021 đạt 7.296.932.084 đồng, tương ứng với mức tăng 28,6%.
Nguyên nhân của mức tăng này là:

101
Bảng 3.2: Các yếu tố tác động lên chi phí quản lý doanh nghệp
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng
( vnđ) (%) (vnđ) (%) (vnđ) (%)
Chi phí nhân viên quản 5.5 6.084.504.49 59,
3.456.238.000
lý 52,78 74.235.000 57,26 6 09
1 150.589.74 1,
Chi phí công cụ dụng cụ 135.689.332 2,07 45.096.456 1,49 3 46
Chi phí khấu hao tài sản 2.0 1.840.075.76 17,
cố định 1.548.737.258 23,65 86.464.245 21,43 6 87
Chi phí đồ dùng văn 5 648.732.41 6,
phòng 353.785.219 5,40 56.321.897 5,72 0 30
7.980.00 0,
Thuế, phí và lệ phí 7.840.000 0,12 7.600.000 0,08 0 08
Chi phí điện thoại, điện
nước, dịch vụ mua ngoài 8 979.065.34 9,
11,83 9,21
khác 774.427.294 96.845.312 2 51
4 585.984.32 5,
Chi phí bằng tiền khác 271.989.000 4,15 67.658.765 4,80 7 69
9.7 10.296.932.08 1
Tổng 6.548.706.103 100 34.221.675 100 4 00

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

102
Qua bảng 3.2 chúng ta có thể thấy chi phí quản lý doanh nghiệp có xu
hướng tăng trong 3 năm, đặc biệt vào năm 2020 công ty có mở thêm các cửa
hàng bán lẻ mô tô xe máy tại các huyện trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, do đó chi phí
này vào năm 2020 lớn hơn nhiều so với năm 2019. Bên cạnh đó chi phí nhân
viên quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp
( với mức chiếm lên đến 52,78% vào năm 2019 và lên đến 59,09% vào năm
2021). Do đó, công ty nên có những chính sách cắt giảm nhân sự để giảm tăng
lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí điện
thoại, điện nước cũng tăng lên đáng kể, đạt 979.065.342 đồng vào năm 2021
( tương ứng với mức tăng 9,51% so với năm 2020). Qua thực tế đi thực tập tại
công ty cho thấy, tình hình nhân viên công ty chưa có ý thức tiết kiệm của công,
sử dụng điện nước và một số dịch vụ khác tràn lan.
Chí phí bằng tiền khác bao gồm các chi phí liên hệ và tiếp đón đối tác,
khách hàng,… cũng tăng lên đáng kể. Một mặt là do công ty chưa có biện pháp
quản lý chặt chẽ chỉ tiêu này dẫn đến làm tăng đáng kể chi phí quản lý. Bên cạnh
đó, chi phí khấu hao tài sản cố định cũng chiếm một phần lớn trong việc làm tăng
chi phí quản lý
3.2.1.2 Mục đích của biện pháp
Tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp sé giúp cho công ty nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận và các nhóm tỷ số sinh lời.
3.2.1.3 Nội dung biện pháp
Sau 2 năm kể từ khi mở thêm các chi nhánh tại các huyện, thị xã, công ty
cần có chính sách cắt giảm nhân sự đối với những vị trí không cần thiết. Công ty
cần mở cuộc họp và nêu ra những vấn đề về cắt giảm nhân sự đối với toàn thể
nhân viên để tìm ra hướng giải quyết tốt hơn. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét
lại các mức công tác phí sao phù hợp với từng vị trí, chức vụ, nhằm tiết kiệm tối
đa chi phí tiền lương.
Để giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, ban lãnh đạo công ty cần chỉ
ra rõ những vấn đề đang làm tăng chi phí này đối với toàn thể nhân viên của công
ty, qua đó định hướng cho toàn thể cán bộ công nhân phải có ý thức hơn trong
việc tiết kiệm của công cũng như sử dụng của công vào công việc một cách hợp
lý nhất.
Công ty nên khoán việc sử dụng các chi phí tới các phòng ban, từng chức

103
vụ để dễ dàng quản lý. Đối với những nhân viên tuân thủ, cần có các biện pháp
tuyên dương, ngược lại, đối với các cá nhân không tuân thủ cần có những biện
pháp khiển trách, xử phạt thích đáng.
3.2.1.4 Ước tính kết quả đạt được và chi phí phát sinh
Bảng 3.3: Bảng ước tính kết quả đạt được của biệp pháp 1
Tỷ lệ Số tiền
Trước khi Sau khi thực
giảm giảm
thực hiện hiện
(%) (đồng)
Chi phí nhân 6.084.504.4 5.64
viên quản lý 96 7,18 436.728.344 7.776.152
Chi phí công cụ 150.589.7 15
dụng cụ 43 - - 0.589.743
Chi phí khấu
1.84
hao tài sản cố 1.840.075.7
- 0.075.766
định 66 -
Chi phí đồ dùng 648.732.4 57
văn phòng 10 11,65 75.600.000 3.132.410
Thuế, phí và lệ 7.980.0
phí 00 - - 7.980.000
Chi phí điện
thoại, điện nước, 979.065.3 81
dịch vụ mua 42 17,14 167.843.277 1.222.065
ngoài khác
Chi phí bằng 585.984.3 49
tiền khác 27 14,81 86.765.765 9.218.562
10.296.932.0 9.52
Tổng 84 7,45 766.937.386 9.994.698
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Như vậy sau khi cắt giảm một số chi phí không cần thiết, thì chi phí quản lý
doanh nghiệp của công ty đã giảm 7,45%, tương ứng với mức giảm 766.937.386
đồng, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của công ty tăng lên 766.937.386 đồng.
3.2.2. Biện pháp 2: Giảm hàng tồn kho
3.2.2.1 Thực trạng
Bảng 3.4: Hàng tồn kho
2019/2020 2020/2021
Năm Năm Năm
2019 2020 2021 Chênh Chênh
% %
lệch lệch
Hàng tồn 43.368.648.455
108.098.765.45 130.573.647.61 64.730.116.99 149,2 22.474.882.15 20,7
3 0 8 6 7 9
kho
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
104
Nhìn vào bảng 3.4 ta có thể thấy, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh
qua các năm, cụ thể năm 2021 đạt 130.573.647.610 đồng, tương ứng với mức
tăng 149,26%. Nguyên nhân của mức tăng này là:

105
Bảng 3.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng của hàng tồn kho
Đơn vị: Đồng
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tỷ Tỷ Tỷ
Tiền Tiền Tiền
trọng trọng trọng
Công
cụ, 356.790.87 675 689.654.
0,53
dụng 6 0,82 .987.644 0,63 378
cụ
Hàng 43.011.857.57 107.422
hoá 9 99,18 .777.809 99,37 129.883.993.232 99,47
43.368.648.45 108.098
Tổng 5 100 .765.453 100 130.573.647.610 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính)


Theo báo cáo tài chính thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong trong
tổng tài sản của ba năm 2019, 2020 và 2021. Qua bảng 3.5 ta thấy, hàng hoá
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục hàng tổn kho. Cụ thể: vào năm 2019, chỉ
tiêu này chiếm 99,18%, năm 2020 chỉ tiêu này chiếm 99,37% và vào năm 2021
chỉ tiêu này chiếm 99,47%. Đặc biệt, tình hình kinh tế trong nước cũng như trên
thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, do đó dẫn đến
doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng, giảm từ 206.733.846.333 đồng vào năm
2020 còn 189.598.462.156 đồng vào năm 2021. Nguyên nhân chính là do vào
năm 2021, Việt Nam phải hứng chịu sự tàn phá mạnh nhất của đại dịch Covid,
làm cho nền kinh tế sụt giảm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch, người dân có
xu hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu, điều này dẫn đến nhu cầu mua mô tô xe máy
(sản phẩm kinh doanh chính của công ty) tụt giảm nghiêm trọng, hàng hoá bị tồn
kho tăng lên.
Do đó, công ty cần có các biện pháp nhằm giảm số ngày hàng tồn kho
nhằm đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.
3.2.2.2 Mục đích của biện pháp
- Giảm mức hàng tồn kho trong tổng tài sản, từ đó tăng vòng quay của hàng
tồn kho.
- Tăng hiệu quả sử dụng tài sản cũng như nguồn vốn, qua đó tiết kiệm được
chi phí.
3.2.2.3 Nội dung biện pháp
Với tình hình công ty đang có lượng hàng hoá tồn kho lớn, ban quản lý cần

106
có những biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Công ty nên thanh lý, có chính sách khuyến mại với các sản phẩm có thời
gian hàng tồn kho lâu.
Công ty nên tìm kiếm, buôn bán các hãng xe khác để tăng sự lựa chọn và
đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Công ty nên có chính sách nghiên cứu thị trường và có kế hoạch mở thêm
các chi nhánh, đại lý không chỉ trong địa bàn Hà Tĩnh mà còn sang cách vùng lân
cận.Công ty cần có các chính sách quảng bá tiếp thị mới, sáng tạo để thu hút
nguồn khách hàng tiềm tăng.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập, em nhận ra trang website của công ty
còn sơ sài, công ty chủ yếu tập trung vào bán hàng trực tiếp hơn bán hàng online
- 1 trong những xu thế hiện nay của nền công nghiệp 4.0. Do đó, công ty cần có
sự tìm hiểu và chuẩn bị kế hoạch để lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh này, đặc
biệt là ra mắt sản phẩm trên các trang thương mại điện tử uy tín hiện nay như:
Lazada, Shopee.
Hiện nay, các thương hiệu lớn như Honda đã có các trang bán lẻ sản phẩm
của mình trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, điều này giúp khách
hàng không cần phải đến tận nơi để lựa chọn mà cũng nắm hết được thông tin
sản phẩm mình cần mua. Đặc biệt, kinh doanh online còn đang được coi là một
xu thế mới, giảm chi phí mặt bằng và đem lại lợi nhuận cao cho nhiều doanh
nghiệp trong bối cạnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành
3.2.2.4 Ước tính kết quả đạt được và chi phí phát sinh
Bảng 3.6: Ước tính kết quả đạt được và chi phí phát sinh của biện pháp 2

 Dự kiến sau khi thực hiện, công ty sẽ giảm được 40% số hàng tồn
kho so với năm 2021.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ công ty trong việc vay vốn với lãi
suất ưu đãi, đặc biệt trong thời kì Covid-19 hoành hành. Từ đó, góp phần giúp
107
công ty hoạt động ổn định, tốt hơn nữa trong lĩnh vực sản xuất của mình.
Để đảm bảo cho nguồn thông tin sử dụng vào việc phân tích tài chính một
cách chính xác nhất, Bộ tài chính cần ban hành những chế độ kế toán phù hợp
nhằm hạn chế được các sai sót trong việc hạch toán.

108
3.3.2. Kiến nghị với các đơn vị cung cấp
Hiện nay, trong bối cảnh Covid-19, các nhà cung cấp cần đưa ra các chính
sách ưu đãi nhằm hỗ trợ công ty trong việc xây dựng khung giá hợp lý cho các
sản phẩm của mình. Qua đó, công ty vừa đảm bảo được quyền lợi cho khách
hàng, vừa đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các đơn vị cung cấp nên chú trọng đến việc hỗ trợ, cử các chuyên viên của
mình đến nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên của công ty, đặc biệt là
nhân viên bán hàng và nhân viên phụ trách sữa chữa lắp ráp mô tô, xe máy. Do
đặc điểm kinh doanh của công ty là mô tô, xe máy nên việc hiểu rõ về sản phẩm
sẽ giúp công ty tăng năng suất bán hàng cũng như khả năng tiếp cận khách hàng.
3.3.3 Kiến nghị với Công ty
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động của công ty, bản thân xét
thấy Công ty muốn đứng vững trên thương trường đầy thách thức, muốn phát
triển mạnh và một đi lên phù hợp với xu thế của xã hội thì Công ty cần xem xét
lại những hạn chế mà Công ty vấp phải và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất. Để
tạo điều kiện cho công ty phát triển ổn định trong giai đoạn hiện nay, công ty nên
xem xét những kiến nghị sau:
- Doanh nghiệp nên cải thiện công tác quản lý tài sản lưu động một cách hợp
lý, tránh làm lãng phí vốn lưu động, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
- Giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu.
- Cố gắng tăng cường thêm vốn chủ sở hữu, thực hiện tiết kiệm chi phí
trong sản xuất, quản lý hiệu quả chi phí, tránh lãng phí.
- Định kỳ công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính tài chính để biết
những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.
- Doanh nghiệp nên sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đồng thời
làm giảm chi phí để tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.

109
KẾT LUẬN

Ta có thể nhận thấy, khi nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp,
phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Quá trình phân tích
thực trạng tài chính của Công ty thông qua một số công cụ giúp ta thấy được vai
trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp
hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý.
Công ty TNHH thương mại Kim Ngân được thành lập hoàn toàn phù hợp
với tiến trình xã hội. Suốt quá trình hoạt động Công ty đã không ngừng hoàn
thiện để phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động
của Công ty đã gặp không ít khó khăn, trở ngại làm ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng tài chính. Chính vì thế, phân tích và tìm những biện pháp để cải thiện
tình hình tài chính là điều không thể thiếu đối với Công ty hiện nay.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp
cần xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều
kiện sẵn có về nguồn nhân lực, vật lực.Thông qua công tác phân tích tài chính , các
doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động
của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó có những biện pháp giảm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Do đó phân tích tình hình
tài chính ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.

110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng cân đối kế toán năm 2019; 2020; 2021 của công ty TNHH
thương mại Kim Ngân.
2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH thương mại Kim Ngân.
3. Báo cáo tài chính năm 2019; 2020; 2021 của công ty TNHH thương
mại Kim Ngân.
4. Kim Thị Dung (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà nội.
5. PGS.TS. Vũ Duy Hào và TS. Trần Minh Tuấn (2019), giáo trình tài
chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

111

You might also like