Nguyen Thanh Loc - Thuyet Minh de Tai - d21kyngo01 - For Merge

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KIẾN TRÚC

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VẬT


LIỆU COMPOSITE TỪ VỎ TRẤU VÀ NHỰA
POLYPROPYLENE (PP).

Mã số:
Thuộc Chương trình nghiên cứu:

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Lộc


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Xuân Niên

Bình Dương, tháng 7 Năm 2024


0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
MỘT NAM
ĐƠN VỊ: KHOA KIẾN TRÚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ (Được cấp khi hồ sơ trúng


Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu composite sợi tự tuyển)
nhiên từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP).

3. THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU (nếu có)

4. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 5. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Công Nghiên cứu cơ bản √



nghệ Nghiên cứu ứng dụng
Khoa học Xã hội và Nhân văn Triển khai thực nghiệm
Kinh tế Sản xuất thử nghiệm
Giáo dục

6. THỜI GIAN THỰC HIỆN 24 tháng


Từ tháng 8 năm 2024 đến tháng 8 năm 2025
7. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên đơn vị: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Điện thoại: 0274.382.2618;
Website: www.tdmu.edu.vn
Địa chỉ: Số 6 - đường Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Họ và tên thủ trưởng đơn vị:

1
8. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: NGUYỄN THANH LỘC
Năm sinh: 11/10/2002
Học vị:
Chức danh khoa học: Sinh viên
Chức vụ: Sinh viên
Đơn vị công tác: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT;
Địa chỉ cơ quan: Số 6 - đường Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một,
Bình Dương;
Điện thoại cơ quan:
Địa chỉ nhà riêng: 231/4B kp Thống Nhất 2, Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại nhà riêng:
Di động: 0932.683.833
E-mail: 2125490010039@student.tdmu.edu.vn

9. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ thể Chữ
TT Họ và tên
lĩnh vực chuyên môn được giao ký
Khoa Kiến Trúc, Trường Thuyết minh, tổng hợp các
1 Nguyễn Thanh Lộc
Đại Học Thủ Dầu Một tài liệu liên quan đến đề tài.
10. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
Họ và tên người
trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu
đại diện đơn vị

2
11. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
11.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt
kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng
quan)
Sơ bộ lịch sử và sự phát triển của vật liệu composite
Vật liệu composite đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt lịch sử loài người, từ các
nền văn minh đầu tiên cho đến những đổi mới trong tương lai. Bất kể trong khoảng thời gian nào,
vật liệu composite cũng đem lại những điều tốt đẹp cho thế giới.
Một trong những ứng dụng đầu tiên của vật liệu composite là của người Mesopotami cổ
đại vào khoảng năm 3400 trước Công nguyên, khi họ dán các dải gỗ ở các góc khác nhau để tạo
ra gỗ dán. Khái niệm xây dựng composite đã có từ thời cổ đại. Các nền văn minh trên khắp thế
giới đã sử dụng các yếu tố của môi trường xung quanh trong việc chế tạo nhà ở bao gồm bùn,
rơm, gỗ, đất sét. Những viên gạch đã được làm từ bùn và rơm.
Vào thế kỷ 12 sau Công nguyên, các chiến binh Mông Cổ đã sử dụng vật liệu composite
(tre, lụa, gân gia súc, sừng và nhựa thông) để chế tạo cung tên bắn cung nhanh và mạnh hơn so
với các đối thủ của họ. Một bảo tàng đã thử nghiệm một số cung tên còn sót lại, đến nay đã hơn
900 năm và thấy rằng những chiếc cung cũ mạnh gần bằng những chiếc cung hiện đại và có thể
bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa tới 850 mét (chiều dài của gần năm sân bóng đá).
Nhà hóa học người Mỹ gốc Bỉ Leo Hendrik Baekeland đã mở ra kỷ nguyên hiện đại của
vật liệu composite vào năm 1907 với việc tạo ra Bakelite, một trong những loại nhựa tổng hợp
đầu tiên. Nhựa rất giòn, nhưng Baekeland thấy rằng ông có thể làm mềm và gia cường nó bằng
cách kết hợp nó với cellulose. Công dụng đầu tiên của Bakelite là chế tạo cần số vào năm 1917
cho ô tô Rolls Royce. Các loại nhựa mới và tốt hơn được sản xuất trong những năm 1920 và
1930. Đầu những năm 1930, hai công ty hóa chất của Mỹ là Cyanamid và DuPont đã phát triển
thêm các loại nhựa polymer. Trong quá trình thử nghiệm, cả hai công ty lần đầu tiên tạo ra nhựa
polyester độc lập.
Vào cuối những năm 1930, Công ty Kính Owens-Illinois đã phát triển một quy trình tạo
thủy tinh thành sợi mỏng và dệt thành vải. Những sợi thủy tinh mới này, kết hợp với nhựa tổng
hợp (polyester), tạo ra vật liệu composite mạnh và nhẹ. Vào năm 1942, kỹ sư Ray Greene ở
Toledo, Ohio (người từng làm việc cho Công ty Kính Owens-Illinois) đã tạo ra một chiếc xuồng
từ sợi thủy tinh và nhựa polyester.
Ngành công nghiệp vật liệu composite non trẻ phát triển hơn nữa trong Thế chiến II khi
quân đội tìm kiếm vật liệu để cắt giảm trọng lượng của máy bay và tàu thuyền, đồng thời tăng
sức mạnh, độ bền và khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và tác động ăn mòn của không
khí và nước muối. Đến năm 1945, hơn ba triệu kí sợi thủy tinh đã được sử dụng, chủ yếu cho các
ứng dụng quân sự. Chẳng bao lâu sau, những lợi ích của vật liệu composite FRP, đặc biệt là khả
năng chống ăn mòn của nó đã được quần chúng biết đến. Ví dụ, ống sợi thủy tinh được biết đến
lần đầu tiên vào năm 1948, đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thị trường ăn mòn, ngành công
nghiệp dầu mỏ.
Vật liệu composite tiếp tục cất cánh sau chiến tranh và phát triển nhanh chóng trong những
năm 1950: Thuyền, xe tải, xe thể thao, bể chứa, ống dẫn và nhiều sản phẩm khác được chế tạo
bằng vật liệu composite.
Trong công nghiệp ô tô thế giới, việc giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình chế tạo và
cải thiện tiêu hao nhiên liệu ngày càng tăng lên nhờ việc sử dụng các composite sợi tự nhiên. Sợi

3
tự nhiên có trọng lượng nhẹ và giá rẻ được tận dụng để chế tạo một số các bộ phận nội thất của
ô tô. Trong thế kỷ trước, các composite sợi tự nhiên nền nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn đã
được phát triển bởi các hãng sản xuất và chế tạo xe ô tô, dùng cho các sản phẩm như cánh cửa,
tấm lót panel, phần sau của ghế ngồi, hộp đựng đồ, chắn bùn và nhiều bộ phận nội thất ô tô khác.
Các sợi tự nhiên như sợi cây dâm bụt, sợi gai, sợi đay và sidan được dùng làm vật liệu gia cường
cho các bộ phận của ô tô do những ưu điểm làm giảm trọng lượng, giá thành và khí 𝐶𝑂2 , hạn chế
phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ, có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, ví dụ
điển hình như sợi xơ dừa đang được mở rộng nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp, bao gồm
các đệm ghế và tấm lót panel trong ô tô. Hình 1.1 mô tả các đệm ghế của xe Mercedes Benz tạo
bởi composite sợi xơ dừa.
Hiện nay, các công ty sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản cũng đang áp dụng các
composite gia cường bằng sợi thực vật để chế tạo các linh kiện nội thất ô tô như Nisan, Honda,
Toyota. Trong đó, Công ty Toyota đã và đang nhập khẩu sợi sidan từ Bình Thuận – Việt Nam để
chế tạo các chi tiết nội thất ô tô sang trọng như Lexus. Định hướng của liên minh Châu Âu là
phát triển những vật liệu PHSH thân thiện với môi trường, dự kiến các xe cộ sẽ sử dụng 95% vật
liệu có khả năng tái sinh đến năm 2015. Nhiều công ty hàng đầu về sản xuất chất dẻo ở Mỹ và
những nước Tây Âu đang đặt mối quan tâm hàng đầu về phát triển các vật liệu PHSH làm giảm
nhẹ những tác động đến môi trường. Dự kiến đến năm 2020 khoảng 10% các tòa nhà cao tầng sẽ
được xây dựng bằng những nguồn thực vật có khả năng tái tạo và theo tính toán nó sẽ tăng lên
50% đến năm 2050. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo châu Âu và Nhật Bản cũng đang nỗ lực
nghiên cứu và phát triển composite xanh hoàn toàn. Trong lĩnh vực y học và kỹ thuật, sử dụng
sợi tự nhiên trộn với polyme PHSH và tái hấp thụ sinh học có thể tạo ra các khớp, cố định xương
cho người bệnh.
Các công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất vật liệu composite bao gồm việc kết hợp hai hoặc nhiều vật liệu riêng
biệt để tạo ra một vật liệu mới có các đặc tính được cải thiện. Thông thường, quy trình này bao
gồm gia cố ma trận nhựa bằng các sợi như carbon, thủy tinh hoặc kevlar. Các vật liệu composite
này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, ô tô và xây dựng
do tỷ lệ độ bền trên trọng lượng cao và độ bền của chúng. Các phương pháp sản xuất vật liệu
composite bao gồm xếp thủ công, đúc nén, đúc chuyển nhựa, quấn sợi, v.v. Mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm riêng và được lựa chọn dựa trên các yêu cầu cụ thể của sản phẩm cuối
cùng. Công nghệ sản xuất vật liệu composite đang ngày càng được quan tâm và phát triển. Dưới
đây là một số phương pháp công nghệ sản xuất vật liệu composite:
Phương pháp lăn tay
Kỹ thuật lăn tay được thực hiện bằng cách tẩm ướt sợi thủy tinh với nhựa lỏng (có thể đã
được pha hoặc chưa pha chất đóng rắn). Sản phầm làm từ quy trình này là những sản phẩm quá
lớn không thể sản xuất từ những phương pháp khác. Kỹ thuật này dùng để sản xuất các sản phẩm
với số lượng ít và có đầu tư cho sản xuất thấp. Ví dụ: tàu thuyền, bồn chứa hóa chất, thùng xe
tải, ...
Phương pháp súng phun
Kỹ thuật súng phun được sử dụng thay thế cho kỹ thuật lăn tay, mặt dù chúng có một số
đặc điểm khác nhau. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho khuôn quá lớn không chuẩn bị sợi
gia cường vì quá nặng không thể dùng tay được. Với kỹ thuật súng phun sản phẩm được hoàn
thành nhanh hơn, kỹ thuật đắp tay và có thể dùng kèm theo phương pháp phủ và có thể tự động
hóa. ta có thể dùng kỹ thuật súng phun để sửa chữa hoặc gia cường thùng chứa kim loại ở bên

4
trong, hoặc bên ngoài, hồ bơi và cấu trúc chống ăn mòn. Súng phun có thể sản xuất các pano bảo
vệ máy, bồn tắm, thùng xe tải, ...
Phương pháp Pulltrusion
Đây là kỹ thuật dùng đẻ sản xuất các sản phảm profile composite bằng cách kéo sợi qua
bộ phẩn tẩm ướt nhựa, định hình và đóng rắn. Nguyên liệu sử dụng là dạng thủy tinh sợi roving
kết hợp với nhựa nhiệt rắn ở dạng lỏng như nhựa polyester hay nhựa epoxy. Ngày nay kỹ thuật
pulltrusion được dùng rộng rãi ở Nhật, Thụy Sĩ, Anh, Đức, ... Các sản phẩm của phương pháp
này thường có dạng ống hay thanh, được dùng trong kỹ thuật điện và chống ăn mòn. Ngoài ra
trên thế giới với những sản phẩm kỹ thuật cao, người ta thường sử dụng các phương pháp gia
công tiên tiến và phức tạp hơn

Phương pháp đúc nén


Công nghệ này dùng máy dưới áp lực và có gia nhiệt, khuôn gồm 2 nửa đực và cái. Dưới
áp lực của lực và lực nén và cùng với gia nhiệt khuôn, phản ứng đóng rắn diễn ra làm cho sản
phẩm đóng rắn hoàn toàn. Công nghệ này ứng dụng khi được sản xuất với số lượng lớn, sử dụng
áp lực nén cao, phù hợp cho sản xuất các chi tiết lớn theo module và cho các sản phẩm nhẵn cả
hai mặt, hình dạng chính xác theo khuôn. Ở Việt Nam, công nghệ này dường như chưa được áp
dụng do đầu tư thiết bị còn cao.
Phương pháp quấn sợi
Sản xuất những thùng chịu áp suất hình trụ, hình cầu. Làm sản phẩm dạng ống, các ống dẫn Oxy,
gas và các khí khác. Làm vỏ động cơ phản lực, cánh máy bay trực thăng, các bộ phận của tàu vũ
trụ. Những thùng chứa rất lớn, đặt ngầm dưới đất (để chứa xăng, dầu, muối, acid, kiềm, nước).
Nâng cấp sửa chữa, thay thế đường ống trong đô thị, ống bằng vật liệu composite làm việc lâu
bền, không bị ăn mòn, giảm sự phá hủy đường ống ngay cả ở áp suất cao.
Công nghệ sản xuất composite phát triển không ngừng và vẫn liên tục tiến bộ cho đến
ngày nay. Vật liệu composite là một loại vật liệu được tạo thành từ sự kết hợp của hai hoặc nhiều
thành phần khác nhau, nhằm tận dụng những ưu điểm của từng thành phần để tạo ra một vật liệu
có tính chất và đặc tính tốt hơn. Công nghệ sản xuất composite từ vỏ trấu và nhựa polypropylen
(PP) là một phương pháp đột phá trong việc tái chế và tận dụng phế thải từ lúa gạo để tạo ra vật
liệu composite có tính bền vững và ứng dụng rộng trong nhiều ngành công nghiệp. Sau khi tìm
hiểu các phương pháp công nghệ sản xuất vật liệu composite, nhìn chung quy trình công nghệ
sản xuất vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polyprolylene bao gồm các bước như sau:

5
Thu gom và chuẩn bị vỏ trấu (loại bỏ bất kỳ tạp chất hoặc chất gây ô nhiễm nào) → Xử lý
vỏ trấu (dùng dụng cụ ray nguyên liệu để lọc tạp chất và vỏ trấu ra khỏi nhau. Sau đó sấy khô và
nghiền nhỏ vỏ trấu để tạo thành vỏ trấu nhỏ hơn) → Chuẩn bị đủ lượng nhựa Polypropylen (PP)
→ Trộn vỏ trấu và nhựa popypropylen (PP) → Trải khảm định hình vật liệu composite vào
khuôn ép → Ép sơ bộ → Ép gia nhiệt → Làm nguội → Rong cạnh → Đánh nhẵn → Hoàn
thiện sản phẩm.
Nguyên liệu sản xuất composite từ vỏ trấu và polypropylen (PP).
+ Cấu tạo của vỏ trấu:
Vỏ trấu một phụ phẩm trong ngành nông nghiệp lúa nước, chúng được thải ra rất nhiều ở
những nước nông nghiệp như nước ta. Hằng năm, một lượng vỏ trấu rất lớn được thải ra môi
trường, nhất là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một phần của chúng được trộn với đất để làm tăng
độ xốp của đất, làm phân hữu cơ và làm nhiên liệu còn hầu hết được bỏ đi do số lượng quá nhiều.
Hai thành phần quan trọng của tro trấu là than hoạt tính và silica vô định hình. Chúng là những
vật liệu cấu trúc lỗ trống có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có nhiều tiềm năng cho các ứng dụng
mới. Trấu do hai lá của gié lúa là vảy lá và mào hoa tạo thành. Cả hai thành phần này được ghép
liền với nhau theo nếp dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần trên của hai mảnh của trấu
chuyển thành đoạn cuối của trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu. Thành phần hóa học
của trấu thay đổi theo loại thóc, mùa vụ canh tác, điều kiện khí hậu và đặc trưng vùng miền.
Các đặc tính đặc trưng của trấu: Tỉ lệ silica cao, sự liên kết chặt chẽ giữa silica và lignin
làm cho trấu không chỉ chống lại sự hút nước và sự phân hủy của nấm mà còn kháng cự lại lớp
vỏ của nó.
Bảng thành phần hóa học của trấu:

+ Nhựa Polypropylene
Polypropylene là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ quá trình trùng hợp propylene
– một sản phẩm phụ của quá trình chưng cất dầu mỏ.
Polypropylene là một hợp chất cao phân tử có công thức hóa học như sau:

6
Tính chất chung của nhựa Polypropylene: có khả năng kết dính, tỷ trọng cao và cứng và
độ bền kéo đứt kém nên không thích hợp cho gia công ép phun.
Những nghiên cứu và ứng dụng vật liệu composite từ sợi thực vật
Ngày nay, sự phát triển của vật liệu sinh học đang thu hút ngày càng nhiều nhà nghiên
cứu và nhà sản xuất (Hình dưới đây minh họa). Vật liệu composite gia cường sợi tự nhiên đang
được phát triển do những ưu điểm của chúng; mặc dù ứng dụng của chúng vẫn còn hạn chế,
nhưng chúng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai (Mulhouse: Thèse de doctorat, Université
de Haute Alsace (2012). So với sợi nhân tạo, sợi tự nhiên có nhiều ưu điểm, bao gồm tính cơ
học, nhiệt và phân hủy sinh học, giảm trọng lượng và giá thành thấp (Mater. Des., 48 (2013),
trang 14-24), (Biosyst. Eng, 106 (4) (2010), pp. 378-388). Các loại sợi tự nhiên gia cường
polymer khác nhau như sợi gỗ (gỗ mềm, gỗ cứng, sợi báo và tạp chí) và sợi phi gỗ (sợi jute, sợi
cây gai, sợi cây kenaf, sợi cây dừa và sợi tre) có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như ô tô,
hàng không, quân sự, hàng hải, đóng gói và xây dựng (Energy Build., 77 (2014), pp. 219-226).
Sản lượng sản xuất của vật liệu composite sợi tự nhiên đang tăng nhanh hơn so với composite
tổng hợp trong Liên minh châu Âu. Năm 2012, sản lượng sản xuất của composite sợi tự nhiên là
khoảng 2,4 triệu tấn và composite tổng hợp là 350 nghìn tấn, với tỷ lệ 15%. Con số này tăng lên
3,2 triệu tấn cho composite tổng hợp và 900 nghìn tấn cho composite sợi tự nhiên với tỷ lệ 30%.
Sản xuất composite sợi tự nhiên đang phát triển nhanh chóng ở châu Âu và xu hướng này được
quan sát trên toàn cầu.
Hình dưới đây minh họa thử thách mười năm cho vật liệu composite từ sợi tự nhiên
(Journal of Composites Science, 2 (4) (2018), p. 66)

Ứng dụng composite sợi thực thực vật trên thế giới trong công nghiệp ô tô:
Sự phát triển của vật liệu composite từ sợi tự nhiên đang thu hút sự chú ý như một phương
tiện để sản xuất các thành phần nhẹ cho lốp xe và các bộ phận ô tô (J. Nat. Fibers, 19 (3) (2022),
pp. 1084-1093). Trong ngành công nghiệp vận tải, việc giảm trọng lượng của các phương tiện là
rất quan trọng để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của chính phủ về khí thải CO2 và khả năng
tái chế của các bộ phận ô tô. Vật liệu nhẹ và bền cung cấp một giải pháp cho những thách thức
này (J. Nat. Fibers, 19 (3) (2022), pp. 1084-1093). Ví dụ, việc giảm 30% trọng lượng có thể dẫn
đến giảm 20% giá thành, từ đó giảm tiêu thụ nhiên liệu và cải thiện hiệu suất môi trường bằng
cách giảm khí thải CO2 (J. Nat. Fibers, 19 (3) (2022), pp. 1084-1093). Hơn nữa, việc sử dụng
sợi tự nhiên trong các bộ phận ô tô nội và ngoại thất như tấm sàn, tấm cửa, tựa lưng ghế, khoang

7
hành lý, viền cửa và viền nóc có thể giúp giảm trọng lượng, giảm chi phí và giảm khí thải CO2
(J. Miner. Met. Mater. Soc., 58 (11) (2006), pp. 80-86).
Tuy nhiên, sự có sẵn của sợi tự nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự gần gũi của chúng với khu
vực sử dụng. Ví dụ, cây lanh và cây gai được sử dụng chủ yếu ở châu Âu (J. Nat. Fibers, 4 (2)
(2007 2007), pp. 91-901). Công ty Audi sử dụng một composite polyurethane gia cường bằng
một tấm lanh/sisal kết hợp với một hỗn hợp để sản xuất các tấm viền cửa, trong khi Ford sử dụng
composite PP/kenaf gia cường trong các mẫu tấm cửa Mondeo, giảm trọng lượng cửa từ 5-10%
và sử dụng cây lanh trong các tấm sàn (Y. Yang, X. H, X. Yu (Eds.), Lightweight Materials from
Biopolymers and Biofibers, American Chemical Society, Washington (2014), pp. 143-158). Hiện
nay, Ford sử dụng từ 5 đến 13 kg sợi tự nhiên cho mỗi xe (M. Jawaid, S. MS, O.Y. Alothman
(Eds.), Green Biocomposites: Design and Applications, Springer, Cham (2017), pp. 167-191).
Opel sử dụng kenaf và lanh kết hợp trong khay đựng và các tấm trong các mẫu xe Vectra, trong
khi Volkswagen sản xuất tựa lưng ghế, tấm cửa, tấm nắp cốp và lớp lót cốp cho các xe Passat,
Golf, A4 và Bora bằng sợi tự nhiên (Polym. Compos., 38 (11) (2017), pp. 2553-2569). Tập đoàn
BMW đã sử dụng sợi tự nhiên trong các mẫu xe của mình từ những năm 1990. Đối với các tấm
lót cửa và tấm cửa bên trong của các dòng xe BMW S 3, 5 và 7, sử dụng sợi lanh và sợi sisal,
bông cho âm thanh, len cho đệm và sợi gỗ cho tựa lưng ghế. Sợi gai được sử dụng trong mẫu xe
BMW i3. Sợi acrylic gia cường, tấm lanh và sợi lanh được sử dụng trong mẫu sedan BMW 2010,
sử dụng khoảng 24 kg vật liệu composite sinh học trong các tấm lót nội thất của cửa. Ngoài ra,
BMW đã sử dụng gần 10.000 tấn vật liệu composite sinh học vào năm 2004 (J. Miner. Met.
Mater. Soc., 58 (11) (2006), pp. 80-86). Sự phát triển của vật liệu composite từ sợi tự nhiên đang
thu hút sự chú ý như một phương pháp để sản xuất các thành phần nhẹ cho lốp xe và các bộ phận
ô tô (J. Nat. Fibers, 4 (2) (2007 2007), pp. 91-901). Trong ngành công nghiệp vận tải, việc giảm
trọng lượng của các phương tiện giao thông là rất quan trọng để đáp ứng các quy định nghiêm
ngặt của chính phủ về khí thải CO2 và khả năng tái chế của các bộ phận ô tô. Vật liệu nhẹ và bền
cung cấp một giải pháp cho những thách thức này (J. Nat. Fibers, 4 (2) (2007 2007), pp. 91-901).
Ví dụ, việc giảm 30% trọng lượng có thể dẫn đến giảm 20% giá thành, từ đó giảm tiêu thụ nhiên
liệu và cải thiện hiệu suất môi trường bằng cách giảm khí thải CO2 (J. Nat. Fibers, 4 (2) (2007
2007), pp. 91-901). Hơn nữa, việc sử dụng sợi tự nhiên trong các bộ phận ô tô nội và ngoại thất
như tấm sàn, tấm cửa, tựa lưng ghế, khoang hành lý, viền cửa và viền nóc có thể giúp giảm trọng
lượng, giảm chi phí và giảm khí thải CO2 Appl. (Mech. Mater., 564 (2014), pp. 3-7)
Bìa bánh xe dự phòng của xe Toyota năm 2003 là một ví dụ khác về việc sử dụng các vật
liệu sinh học trong các thành phần ô tô, vì nó được làm từ PLA gia cường bằng sợi kenaf (Y.
Yang, X. H, X. Yu (Eds.), Lightweight Materials from Biopolymers and Biofibers, American
Chemical Society, Washington (2014), pp. 143-158). Toyota tiếp tục nỗ lực sử dụng vật liệu bền
vững trong việc sản xuất các giá đỡ gói hàng cho mẫu xe Lexus CT 200 h Electric Hybrid Small
Vehicle vào năm 2011, được làm từ mía (Nat. Resour., 7 (3) (2016), pp. 108-114). Năm 2008,
Lotus Automobiles giới thiệu mẫu xe Eco Elise, trong đó sử dụng các vật liệu bền vững cả trong
nội thất và thân xe. Ghế nội thất được làm từ len thân thiện với môi trường, và thân xe được làm
từ composite polyester gia cường bằng cây gai dầu (Mater. Sci. Eng., 368 (2018), Article
012012). Các ứng dụng của composite sợi tự nhiên trong ngành công nghiệp ô tô được tóm tắt
trong (J. Nat. Fibers, 16 (7) (2019), pp. 1064-1076).
Ứng dụng composite sợi thực thực vật trên thế giới trong xây dựng:
Có rất nhiều vật liệu có thể được sử dụng trong xây dựng và hạ tầng, bao gồm các "vật
liệu xanh" có tính thân thiện với môi trường và bảo vệ (J. Nat. Fibers, 19 (3) (2022), pp. 1084-
1093). Biocomposites là một ví dụ về vật liệu như vậy và được phân loại thành cấu trúc và phi
cấu trúc. Biocomposites cấu trúc có thể được sử dụng cho cầu và cấu trúc mái nhà, trong khi
8
biocomposites phi cấu trúc có thể được sử dụng cho cửa trượt, tấm composite, cấu trúc bên ngoài
và cửa sổ. Biocomposites được đánh giá cao vì tính nhiệt và cách âm của chúng và có thể được
sử dụng như một lựa chọn thân thiện với môi trường thay thế cho các bộ phận nhựa hoặc kim
loại của một tòa nhà, chẳng hạn như khung cửa sổ và cửa, phù hợp với nguyên tắc thiết kế sinh
thái (Thèse de doctorat, Université de Toulouse (2009)).
Biocomposites đặc biệt hữu ích để tăng cường các tòa nhà có tường mỏng (Compos. Sci.
Technol., 63 (9) (2003), pp. 1241-1246) và cũng có thể được sử dụng trong các yếu tố cấu trúc
khác như bể chứa và mặt ngoài, và cho các thành phần mái nhà bền. Sợi tre có thể được sử dụng
để tăng cường các yếu tố bê tông cấu trúc, trong khi sợi sisal và sợi coir có thể thay thế amiăng
trong các thành phần mái nhà (Composer A, 39 (2) (2008), pp. 352-363). Các vật liệu nhẹ khác
cũng đã được chứng minh là hiệu quả trong việc lợp mái, trần và tường (Springer (2011)).
Ứng dụng composite sợi thực thực vật trên thế giới trong y học:
Polyme sinh học phân hủy có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y sinh học, đặc biệt là trong
các ứng dụng của các cấy ghép phẫu thuật trong phẫu thuật mạch máu và xương khớp.
Biopolyester được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật mô mềm do cấu trúc xốp, tốc độ phân hủy có
thể điều chỉnh và độ bền tốt của chúng. Chúng cũng được sử dụng như là các sợi hấp thụ hoặc
ma trận có thể cấy ghép để kiểm soát việc giải phóng thuốc trong cơ thể con người, cũng như
trong các bộ phận giả tạm thời và các thiết bị điều trị khác (Adv. Drug Deliv. Rev., 59 (2007), pp.
207-233).
11.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt
kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng
quan)
Nghiên cứu và sản xuất composite sợi thực vật trong nước
Từ năng 1972 đến 1973 tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội bắc đầu sử dụng composite
trên cơ sở nhựa Epoxy (EP) gia cường bằng sợi thủy tinh ứng dụng sữa chữa đường ống dẫn dầu.
Từ năm 1986 đến nay, vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi
thủy tinh đã phát triển trong cả nước với nhiều sản phẩm nổi bật: vòm che máy (1996-1999), bồn
chứa, lớp bọc chống ăn mòn, vách nhà làm từ tre và bùn ao trộn với rơm, thuyền tre trát sơn trộn
mùn cưa, …
Hiện nay, ở nước ta chỉ phát triển một số loại hình công nghệ tạo vật liệu composite trên
nền nhựa Epoxy, Polyester, Vinyleste kết hợp với sợi thủy tinh bao gồm sợi dài, vải và mạt dùng
để chế tạo các sản phẩm: ống dẫn có đường kính lớn, tấm lợp lấy ánh sáng, bồn tắm, đá nhân tạo,
bàn bếp, khung cửa, … Khoảng 98% vật liệu polyme composite bán ra thị trường và được chấp
nhận có chứa các loại sợi gia cường như thủy tinh, cacbon và aramit.
Các loại chất dẻo phế thải PP, PE, PVC và chất thải khác chiếm khối lượng lớn trong thực
tế từ các đồ dùng bằng nhựa trong cuộc sống đã được tái sử dụng bằng cách băm nghiền nhựa và
tạo ra các hạt nhựa tái sinh để sử dụng trong công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa mới. Một số
công trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polyme đã đề cập đến việc sử dụng sợi
thực vật (bột tre) kết hợp với ba loại nhựa nhiệt rắn có nguồn gốc polyeste không no, epoxy,
vinyleste để tạo ra vật liệu composite. Vật liệu composite trên nền nhựa nhiệt dẻo có nguồn gốc
polypropylen gia cường bằng hệ sợi lai tạo tra luồng - thủy tinh đã được nghiên cứu thử nghiệm
thành công.
Vật liệu composite được áp dụng hầu hết ở các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân. Tính riêng nhựa dùng để sản xất vật liệu composite được tiêu thụ ở Việt Nam khoảng 5.000

9
tấn mỗi năm; tại Hà Nội đã có 8 để tài nghiên cứu về composite cấp thành phố được tuyển chọn,
theo đó vật liệu composite được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội.
Tại khoa răng của bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã sử dụng vật liệu Composite vào
trong việc ghép răng thưa, các ngành thiết bị giáo dục, bàn ghé, các giải phân cách đường giao
thông, hệ thống tàu xường, hệ thống máng trượt, máng hứng và ghế ngồi, mái che của các nhà
thi đấu, các sân vận động và các trung tâm văn hoá... Việt Nam đã và đang ứng dụng vật liệu
Composite vào các lĩnh vực điện dân dụng, hộp công tơ điện, sào cách điện, đặc biệt là sứ cách
điện.
Một số nhà khoa học ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu vật liệu composite sinh
học từ nền nhựa polyetylen (PP), polyaxetilen (PA), polyetylen (PE), polyeste không no gia
cường bằng sợi đay, tre, nứa....
Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chế
tạo thành công 7 hệ vật liệu lai tạo trên cơ sở nhựa PP và polyeste không no với các sợi dừa, đay,
tre thủy tinh (2000-2003). Trung tâm cũng đã nghiên cứu ứng dụng thay thế một phần sợi thủy
tinh bằng sợi tre để gia cường vật liệu composite nền nhựa polyeste không no và thu được vật
liệu có độ bền va đập cao hơn so với vật liệu gia cường bằng sợi thủy tinh. Từ đó mở ra một
hướng ứng dụng mới cho các vật liệu chịu va đập. Trung tâm đã hợp tác với Nhật Bản nghiên
cứu sợi tre để gia cường nhựa PP, một trong những loại nhựa phổ biến nhất dùng làm bao bì, vải
địa kỹ thuật... Sáng tạo ở đây là các nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng silan, acrylonitril, andydrit
axetic làm chất kết hợp và đưa được nhiều phương pháp ghép sợi tre với nhựa PP. Kết quả đạt
được lượng sợi tre đưa vào composite lên tới 50%. Trên cơ sở nghiên cứu này, trung tâm đã phát
triển thêm một bước nữ a là hợp tác với các nhà khoa học Bỉ nghiên cứu vật liệu composite từ
sợi tự nhiên. Kết quả đã chế tạo được tấm sợi mát từ tre để chế tạo vật liệu composite, đồng thời
ứng dụng composite PP-tre làm các giá thể XL nước thải và đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Trung tâm đã tạo ra được các giá thể đạt tới diện tích 150 m²/m³. Hiện nay, trung tâm đang kết
hợp với các nhà khoa học trường Đại học Xây dựng Hà Nội (2009) nghiên cứu tạo ra các giá thể
đạt diện tích 200 m²/m³, tăng diện tích hấp thụ các chất độc hại trong XL nước thải.
Một số tài liệu điển hình liên quan đề tài trong nước:
[1] Nguyen M, Kim B, Ha J, Song J. Effect of Plasma and NaOH Treatment for Rice
Husk/PP Composites. Adv Compos Mater. 2011;20(5):435–42.
[2] Vu C, Nguyen VH, Bach QV. Phosphorous-jointed epoxidized soybean oil and rice
husk-based silica as the novel additives for improvement mechanicaland flame retardant of
epoxyresin. J Fire Sci. 2020;38(1):3–27.
[3]. Vật liệu Compozit - Trần Ích Thịnh - Nhà xuất bản Giáo dục - 1994.
[4]. Vật liệu Composite Cơ học và công nghệ - Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức -
Nhà xuất bản KHKT Hà Nội, 2002
[5] Đoàn Thị Thu Loan, Phạm Thị Vân, Nguyễn Thị Phương (2010), “Nghiên cứu vật liệu
Composite trên nền nhựa PV với mùn cưa, trấu”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh viên. Nghiên
cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
[6] Đoàn Thị Thu Loan (2010), “Nghiên cứu cải thiện tính năng của vật liệu omposite sợi
đay nhựa polypropylene bằng phương pháp biến tính nhựa nền”, Tạp chí khoa học và công
nghệ, Đại học Đà Nẵng-số 1(36), 2010

10
[7] Phan, H.T.; Nguyễn B.T.; Phạm, L.H.; Phạm, C.T.; Đỗ, T.V.V.; Hoàng, C.N.; Nguyễn,
N.N.; Kim, J.; Hoàng, D. Đặc tính chống cháy tuyệt vời và độ ổn định nhiệt cao của polyurethane
chứa đầy vỏ trấu với chất chống cháy không chứa halogen. Polyme 2019, 11, 1587.
[8] Phạm Thị Phương Dung (2012), Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite từ trấu và nhựa
Polypropylene
[9] Nguyễn Văn Kha, 2015. Nghiên cứu chếtạo vật liệu composite từtrấu và nhựa
polypropylene-Ứng dụng sản xuất tấm ngói. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ, thành
phố Cần Thơ
[10] Cao Lưu Ngọc Hạnh (2020), Phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu
composite từ nhựa Polypropylene và Trấu, Trường Đại học Cần Thơ, thành phốCần Thơ
[11] Trần Thị Phương Thanh (2011), Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite từ trấu và
nhựa PE
[12] Trần ích Thịnh, Vật liệu composite cơ học và tính toán kết cấu, Nhà xuất bản Giáo
dục, 1994.
[13] Phan Thị Thúy Hằng, NGHIÊN CỨU TÁCH VÀ SỬ DỤNG SỢI TỪ LÁ DỨA DẠI
DÙNG LÀM CỐT GIA CƯỜNG CHO VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN CƠ SỞ NHỰA
POLYESTE KHÔNG NO, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
[14] Hạnh, C. L. N., Thuyền, N. T. B., Tươi, H. V., Giao, Đ. H., & Lan, T. N. P. (2024).
Nghiên cứu vật liệu composite từ sợi thân cây bắp và nhựa polyethylene tỷ trọng cao tái chế. Tạp
chí Khoa học Đại học cần Thơ, 60(2), 1-15.
[15] Diệu, T. V., Năng, H. X., Tuấn, P. A., & Oanh, Đ. T. Y. (2018). Vật liệu polymer
composite, khoa học và công nghệ. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
[16] Võ Ngọc, Qúy (2022), Đề tài nghiên cứu tận dụng phụ phẩm nông nghiệp (thân cây
chuối) sau khi thu hoạch để tạo ra tấm vải định hướng hai chiều, chế tạo được vật liệu composite
từ vải sợi chuối định hướng hai chiều, Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Kỹ thuật Hóa học,
Đại học An Giang.
[17] PGS.TS. Hoàng Xuân Niên (2012), XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ TẠO
COMPOSITE TỪ SỢI XƠ DỪA VỚI CHẤT NỀN LÀ NHỰA HDPE
, Đại Học Thủ Dầu Một.
[18] Hạnh, C. L. N, Thuyền, N. T. B., Thanh, L. H. V., Toàn, M. V. P., & Lan, T. N. P.
(2021). Nghiên cứu vật liệu composite thân thiện môi trường từ sợi cuống dừa nước và nhựa
polyethylene tỷ trọng cao tái chế, Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ
[19] Trần Thị Thu Hằng (2013), NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE
TRÊN NỀN NHỰA POLYETHYLENE VÀ MÙN CƯA, Đại Học Đà Nẵng.
11.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những
thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

11
12. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong số các vật liệu composite thì composite nền nhựa nhiệt dẻo gia cường bằng sợi tự
nhiên càng được chú trọng nghiên cứu do chúng có nhiều ưu điểm như nguồn nguyên liệu sẵn
có, tỉ trọng thấp, độ bền cao và đặc biệt thân thiện với môi trường (có thể bị phân hủy bởi vi sinh
vật), không độc hại với con người.
Composite sợi tự nhiên (còn gọi là nhựa gỗ) là loại vật liệu được tạo thành từ sợi thực vật
(từ gỗ hoặc các loại thực vật như gai, đay, bông, trấu...) và polymer (PE, PP, PVC...). Do vậy mà
vật liệu nhựa gỗ mang cả đặc điểm của cả gỗ và nhựa như: bề mặt ngoài giống gỗ, có khả năng
tái chế, sản phẩm nhẹ hơn và giá thành rẻ. Các sản phẩm nhựa gỗ hiện nay được ứng dụng trong
rất nhiều lĩnh vực khác nhau với tính năng ngày càng tăng như: hàng rào, sàn gỗ, trang trí nội
thất, chi tiết ô tô, ...
Do các tính năng ưu việt của composite sợi tự nhiên như nhẹ, bền, thân thiện với môi
trường (có khả năng phân hủy sinh học) ... và giá thành thấp hơn các loại gỗ tự nhiên nên chúng
ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật
Bản, ...
Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Sản phẩm chính của cây lúa
là gạo và cám (cám làm thức ăn cho gia súc) và sản phẩm phụ là rơm rạ, trấu. Hiện sản phẩm
chính đang được sử dụng rất hiệu quả, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn
có giá trị xuất khẩu. Trong khi, sản phẩm phụ ngày càng ít được sử dụng. Sản lượng lúa Việt
Nam năm 2011 đạt hơn 42 triệu tấn [23], trong đó khối lượng trấu chiếm 20%. Hiện trấu mới chỉ
được sử dụng một phần để đun nấu, đốt lò gạch, lượng lớn dư thừa còn lại thường được đổ xuống
kênh rạch hoặc đốt ngoài trời gây ô nhiễm môi trường, làm chết cá, ách tắc dòng chảy, đặc biệt
ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và rải rác khắp các vùng nông thôn trong cả
nước. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài đã tiến hành các nghiên cứu để sử dụng trấu hiệu quả hơn
làm chất độn cho composite.
Trấu là một trong những nguồn sợi tự nhiên phổ biến ở nước ta và được xem là vật liệu gia
cường có khả năng thay thế các loại sợi tổng hợp (sợi cacbon, sợi thủy tinh...) trong một số ứng
dụng nhất định với các ưu điểm như: giá thành thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào, tỷ trọng thấp,
có khả năng phân hủy sinh học, các tính chất cơ học riêng tương đối cao, ít gây mài mòn thiết bị
cũng như ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người (so với sợi thủy tinh).
Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, tăng trung bình
9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành
công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trưởng của ngành
nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2010.
Tại Việt Nam nhựa là một trong những ngành chiến lược với tốc độ tăng trưởng cao trong
nhiều năm trở lại đây. Tương tự như ngành Dược, một trong những lý do đóng góp chính vào sự
tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân
trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Do phụ thuộc tới khoảng 80% nguyên
phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt Nam biến động mạnh, tính chủ động thấp, thường
xuyên sử dụng nguồn vốn lưu động lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài).
Hiện nay, nước ta đã có nhà máy sản xuất hạt nhựa polyvinylclorua (PVC) (Công ty nhựa
và hóa chất Phú Mỹ; Công ty nhựa và hóa chất TPC Vina) và nhựa polypropylene (PP) (Nhà máy
sản xuất PP ở Dung Quất năng suất 150000 tấn/năm). Trong khi hạt nhựa PVC được sử dụng khá
hiệu quả sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thì hạt nhựa PP sản xuất trong nước vẫn chưa được ứng
dụng nhiều, chủ yếu dùng làm bao bì. Vì vậy, để tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhựa PP dồi dào
đó, đề tài chọn nhựa PP làm nhựa nền cho composite. Nhựa PP là một loại polyolefin thân thiện
12
với môi trường bởi khả năng tái chế cũng như điều kiện gia công thích hợp với các loại sợi tự
nhiên <200°C.
Trên thế giới, có một số nghiên cứu về vật liệu composite từ nhựa PP và trầu. Các nghiên
cứu đó đã được ứng dụng thành công với quy mô sản xuất công nghiệp như các công ty sản xuất
vật liệu composite Robina Flooring Sdn Bhd - Malaixia chuyên sản xuất các loại vật liệu gia
dụng như bàn ghế, ván sàn...
Từ các yêu cầu thực tế đó, đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu composite từ PP và trấu để
ứng dụng vào thực tế, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế.
Khi sử dụng kết hợp trấu và và PP có thể tạo vật liệu composite có khả năng thay thế các vật liệu
composite từ bột gỗ, sợi thủy tinh, cacbon... và các loại vật liệu truyền thống khác như gỗ, gạch,
kim loại...

13
13. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về tính chất và khả năng tái chế của vỏ trấu và nhựa Polypropylene: bao gồm
việc tìm hiểu về cấu trúc, tính chất vật lý và hóa học của vỏ trấu và nhựa Polypropylene, cũng
như khả năng tái chế và ứng dụng của chúng trong việc chế tạo vật liệu composite.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Dựa trên kết quả thử nghiệm và đánh giá, tìm hiểu và tối
ưu hóa quy trình sản xuất vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene. Mục tiêu là tạo
ra một quy trình sản xuất hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, khám phá, hiểu rõ và
trình bày một cái nhìn tổng quan sâu rộng về áp dụng, xây dựng được quy trình sản xuất và tiềm
năng của vật liệu cốt từ vỏ trâú trong quá trình sản xuất vật liệu composite sợi thực vật, đồng thời
đảm bảo chất lượng và tính ổn định của vật liệu composite.
13.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát chủ yếu là nghiên cứu về tính chất và khả năng tương hợp giữa vỏ trấu
và nhựa Polypropylene (PP) để tạo ra một hệ composite có tính chất vật lý và cơ học tốt. Xây
dựng được quy trình công nghệ chế tạo vật liệu composite sợi thực vật từ vỏ trấu và nhựa
Polypropylene (PP) để có được một quy trình sản xuất đầy hiệu quả, có những tính năng vượt
trội hơn so với vật liệu composite truyền thống, ứng dụng làm vật liệu trong xây dựng nhà ở, nội
thất, giao thông, chi tiết ô tô, gia dụng và các công trình lĩnh vực khác. Đồng thời, có thể đáp ứng
dược vấn đề bao vệ môi trường và phát triển trong ngành chế biến lâm sản.
Xác định và đánh giá được các đặc tính cơ học, vật lý, hóa học của vật liệu composite từ
vỏ trấu và nhựa Polypropylene bao gồm đồ cứng, độ bền, độ dẻo dai, khả năng chịu va đập của
đặc tính cơ học, vật lý và tính chịu nhiệt, chống ẩm, chống ăn mòn của đặc tính hóa học từ sản
phẩm.
13.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu các phương pháp thu gom, chuẩn bị và xử lý tạp chất của nguyên liệu vỏ trấu để
đảm bảo chất lượng nguyên liệu trong quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn.
Phân tích và đánh giá các đặc tính của nguyên liệu vỏ trấu và nhựa Polypropylene trước
khi sử dụng như khả năng chống ẩm, hút ẩm, chịu nhiệt.
Xây dựng quy trình chế tạo sản phẩm hợp lí và chính xác bao gồm xác định tỷ lệ nguyên
liệu vỏ trấu trộn với lượng nhựa PP, phương pháp trộn và thời gian ép trong bao lâu.
Tạo nên vật liệu có tính năng gia công tốt, kết cấu bên trong có độ cứng cao, tính năng tạo
hình tốt, hiệu suất sản xuất cao, vẻ ngoài như chất liệu gỗ mang lại hiệu ứng trang trí cao và đặc
biệt là có thể tái chế sử dụng, là loại vật liệu composite mới bảo vệ môi trường xanh.

14. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU


14.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo nguyên vật liệu vỏ trấu trong sản xuất composite
Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ trấu
Nghiên cứu thành phần cơ học, vật lý của vỏ trấu
Nghiên cứu phương pháp xử lý tạp chất của vỏ trấu

14
Nghiên cứu phương pháp trộn nguyên liệu vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Kiểm tra tính cơ học của vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Kiểm tra tính vật lý của vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Kiểm tra tính hóa học của vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm composite từ vỏ trấu và nhựa polypropylen
Ảnh hưởng của loại vật liệu
Ảnh hưởng của chế độ ép
14.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguyên liệu: vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Đánh giá chất lượng, tính thẩm mỹ, tính năng ưu nhược điểm của sản phẩm sau khi hoàn
thiện sản phẩm.
15. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu các tài liệu, công trình đã có liên quan đến các lĩnh vực composite, công nghệ
chế tạo vật liệu composite. Xác định được các phương pháp nghiên cứu và công nghệ hiện đại
phù hợp với đề tài
Đánh giá và áp dụng các kết quả nghiên cứu về tiến bộ khoa học kỹ thuật vật liệu
composite đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước.
Phân tích, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp nghiên cứu trước đó so
với điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để chọn phương pháp phù hợp. Đề tài được tiếp
cận hệ thống, cách bố trí thí nghiệm logic, tuần tự.
15.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và chọn lọc dữ liệu, tài liệu về vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP),
có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như sách, bài báo khoa học, tài liệu từ các tổ
chức nghiên cứu, trang web chính phủ hoặc các trang web chuyên ngành.
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp toán học
Phương pháp đánh giá
16. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
16.1. Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của vỏ trấu
Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ trấu
Nghiên cứu tính chất cơ lý của vỏ trấu
Nghiên cứu tính hút nước của vỏ trấu
Nghiên cứu tính chất chung của nhựa Polypropylene (PP)
Nghiên cứu công nghệ gia công vỏ trấu thành nguyên liệu sản xuất vật liệu composite

15
Nghiên cứu sử dụng Polypropylene (PP) làm chất nền trong cấu trúc vật liệu composite
vỏ trấu
Nghiên cứu sát ảnh hưởng của hàm lượng vỏ trấu đến tính chất của composite từ vỏ trấu
và nhựa Polypropylene (PP)
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất tương hợp đến tính chất của composite từ vỏ trấu và nhựa
Polypropylene (PP)
Nghiên cứu độ bền trong môi trường của mẫu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene
(PP)
Kiểm tra tính chất cơ học của vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Kiểm tra tính chất vật lý của vật liệu composite từ vỏ trấu và nhựa Polypropylene (PP)
Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu composite từ vỏ trấu làm nguyên liệu xây
dựng.
16.2. Tiến độ thực hiện

Các nội dung, công việc Sản phẩm Thời gian Người thực
TT
thực hiện (bắt đầu-kết thúc) hiện

Báo cáo xác


định mục
Xác định mục tiêu và phạm vi tiêu và phạm Chủ
1 2 tháng
nghiên cứu, thu thập tài liệu vi nghiên nhiệm
cứu, tài liệu
tham khảo
Nguyên liệu
Thu thập lượng vỏ trấu và nhựa Chủ
2 Vỏ trấu và 5 tháng
PP nhiệm
nhựa PP
Báo cáo
đánh giá đặc
Đánh giá đặc tính của vỏ trấu và tính cơ học Chủ
3 3 tháng
nhựa PP và hóa học nhiệm
của vỏ trấu và
nhựa PP
Báo cáo thiết
Thiết kế và thử nghiệm quy kế quy trình, Chủ
4 kết quả thử 5 tháng
trình sản xuất composite nhiệm
nghiệm
Mẫu
Sản xuất các mẫu composite và composite Chủ
5 3 tháng
kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu nhiệm
kỹ thuật

16
Báo cáo kết
quả thử
Thử nghiệm và đánh giá chất Chủ
6 nghiệm và 1 tháng
lượng sản phẩm composite nhiệm
đánh giá chất
lượng
Báo cáo
Tìm hiểu nhu cầu thị trường và phân tích
7 các ứng dụng tiềm năng của sản 1 tuần Chủ nhiệm
phẩm nhu cầu thị
trường
Báo cáo tổng
8 Tổng hợp kết quả, viết báo cáo hợp kết quả 4 tuần Chủ nhiệm
nghiên cứu
Tổng 24 tháng
17. SẢN PHẨM
17.1. Sản phẩm khoa học
Giáo trình Bài báo đăng tạp chí nước ngoài
Sách tham khảo Bài báo đăng tạp chí trong nước
Sách hướng dẫn học tập Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo
17.2. Sản phẩm đào tạo
Hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn sinh viên thực hiện khóa luận/ đồ án tốt nghiệp
17.3. Sản phẩm ứng dụng
Mẫu √ Vật liệu Thiết bị máy móc
Giống cây trồng Giống vật nuôi Qui trình công nghệ √
Tiêu chuẩn Qui phạm Sơ đồ, bản thiết kế √
Tài liệu dự báo Đề án Luận chứng kinh tế
Phương pháp Chương trình máy Bản kiến nghị √
tính
Dây chuyền công nghệ √ Báo cáo phân tích Bản quy hoạch
17.4. Các sản phẩm khác (nếu có)
17.5. Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với từng sản phẩm
TT Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học
Vật liệu composite từ vỏ trấu và Báo cáo kết quả thử nghiệm,
1 1
nhựa Polypropylene (PP) phân tích tính chất
Báo cáo mô tả dây chuyền công
2 Thiết bị dây chuyền sản xuất 1
nghệ
17
Báo cáo mô tả quy trình công
3 Quy trình công nghệ sản xuất 1
nghệ
18. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)
Đối với giáo dục và đào tạo:
Tạo ra một nguồn tài nguyên mới và bền vững cho việc giảng dạy và nghiên cứu về vật
liệu composite. Giáo viên và sinh viên có thể nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất
composite vỏ trấu và nhựa PP trong các bài giảng và dự án nghiên cứu.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng về công nghệ sản xuất composite và ứng dụng của nó trong
các ngành công nghiệp khác nhau.
Khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện thông qua việc áp dụng công nghệ sản xuất
composite vào các dự án thực tế.
Đối với kinh tế - xã hội:
Tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất
composite. Việc sử dụng vỏ trấu và nhựa PP phế thải giúp giảm chi phí nguyên liệu và tạo ra sản
phẩm có giá trị cao.
Giảm lượng chất thải và ô nhiễm môi trường từ vỏ trấu và nhựa PP phế thải. Thay vì bỏ
đi hoặc đốt cháy, việc sử dụng chúng để sản xuất composite giúp tái chế và tận dụng tài nguyên
một cách bền vững.
Tạo ra các sản phẩm composite có tính năng và ứng dụng đa dạng, từ vật liệu xây dựng
cho công trình chống sạt lở bờ sông đến các sản phẩm gia dụng và công nghiệp khác.

18
20. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Tổng kinh phí:
Trong đó:
Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.200.000.000 (1 tỷ hai trăm triệu đồng)
Từ các nguồn kinh phí khác:
Dự toán kinh phí theo các khoản chi (giải trình chi tiết theo phụ lục kèm theo):
Đơn vị tính: đồng

19
Tổng số Nguồn kinh phí
Ghi
TT Nội dung các khoản chi Tỷ lệ Từ ngân sách sự Từ các
Kinh phí chú
(%) nghiệp khoa học nguồn khác
Tiền công lao động trực
1 100.000
tiếp
2 Nguyên vật liệu 100.000
Chi sửa chữa, mua sắm tài
3 300.000
sản cố định
Chi hội thảo khoa học
4 phục vụ hoạt động nghiên 100.000
cứu
Chi điều tra, khảo sát thu
5 100.000
thập số liệu
Chi văn phòng phẩm,
thông tin liên lạc, in ấn
6 40.000
phục vụ hoạt động nghiên
cứu
Các khoản chi khác (đào
7 tạo, tập huấn, phổ biến kiến 100.000
thức KH&CN...)
Chi quản lý chung nhiệm
8 360.000
vụ KH&CN
Tổng cộng 1.200.000 100

Ngày tháng năm 2024 Ngày tháng năm 2024


Đơn vị chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(chức vụ, chữ ký, họ và tên) (chữ ký, họ và tên)

Ngày tháng năm 2024


Cơ quan chủ quản duyệt

20
Phụ lục:
GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
(Căn cứ vào Quyết định số 2177/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 của UBND tỉnh
Bình Dương về việc Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết
toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương)

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)


Khoản 1. Tiền công lao động trực tiếp:

Nguồn kinh
phí Căn cứ lập dự
T Đơn Số Đơn Thành Từ Từ toán, phương
Nội dung
T vị tính lượng giá tiền ngân nguồ thức thanh
sách n quyết toán
SNKH khác
Giấy đề nghị, số
tiền nhận và chữ
Xây dựng thuyết minh
Báo ký của người
1 đề tài, báo cáo tổng quan
cáo nhận tiền, được
vấn đề cần nghiên cứu
lãnh đạo khoa ký
xác nhận
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công
Số
Thành viên ngày 298,0
công
Giấy đề nghị, số
tiền nhận và chữ
Báo ký của người
2 Đánh giá thực trạng
cáo nhận tiền, được
lãnh đạo khoa ký
xác nhận
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công

21
Số
Thành viên ngày 298,0
công
Giấy đề nghị, số
Thu thập thông tin, tài tiền nhận và chữ
liệu, dữ liệu; xử lý số Báo ký của người
3
liệu, phân tích thông tin, cáo nhận tiền, được
tài liệu, dữ liệu lãnh đạo khoa ký
xác nhận
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công
Số
Thành viên ngày 298,0
công
Số
Kỹ thuật viên, nhân viên
ngày 193,7
hỗ trợ
công
Giấy đề nghị, số
tiền nhận và chữ
Nội dung nghiên cứu Báo ký của người
4
chuyên môn cáo nhận tiền, được
lãnh đạo khoa ký
xác nhận
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công
Số
Thành viên ngày 298,0
công
Tiến hành thí nghiệm, Giấy đề nghị, số
thử nghiệm, thực tiền nhận và chữ
nghiệm, khảo nghiệm, Báo ký của người
5
chế tạo, sản xuất; nghiên cáo nhận tiền, được
cứu, hoàn thiện quy lãnh đạo khoa ký
trình công nghệ xác nhận

22
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công
Số
Thành viên ngày 298,0
công
Số
Kỹ thuật viên, nhân viên
ngày 193,7
hỗ trợ
công
Đề xuất giải pháp, kiến Giấy đề nghị, số
nghị, sáng chế, giải pháp tiền nhận và chữ
hữu ích, sản phẩm, chế Báo ký của người
6
phẩm, mô hình, ấn phẩm cáo nhận tiền, được
khoa học và đề xuất lãnh đạo khoa ký
khác xác nhận
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công
Số
Thành viên ngày 298,0
công
Giấy đề nghị, số
Báo cáo khoa học tổng tiền nhận và chữ
kết đề tài (gồm: báo cáo Báo ký của người
7
tóm tắt và báo cáo tổng cáo nhận tiền, được
hợp) lãnh đạo khoa ký
xác nhận
Số
Chủ nhiệm đề tài ngày 938,7
công
Số
Thành viên thực hiện
ngày 581,1
chính, thư ký khoa học
công
Số
Thành viên ngày 298,0
công

23
Số
Kỹ thuật viên, nhân viên
ngày 193,7
hỗ trợ
công
Cộng:

Khoản 2. Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu:

Nguồn kinh phí Căn cứ


lập dự
toán,
Đơn Từ Từ
Số Đơn Thành phương
TT Nội dung vị ngân nguồ
lượng giá tiền thức
tính sách n thanh
SNKH khác quyết
toán
- Dựa theo
chế độ,
định mức
hiện hành
(nếu có)
Thu mua vỏ trấu và và các báo
1 Kg 60 100000 100000 100000
nhựa PP giá liên
quan
- Hóa đơn,
chứng từ
hợp lệ
2 Dụng cụ 200000 200000 200000
3 Khoản chi khác 400000 400000 400000

Cộng: 700000 700000 700000

Khoản 3. Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định:


24
Nguồn kinh phí Căn cứ
lập dự
toán,
Đơn Từ
Số Đơn Thành Từ phương
TT Nội dung vị ngân
lượng giá tiền nguồn thức
tính sách
khác thanh
SNKH quyết
toán
Hóa đơn,
1 chứng từ
hợp lệ
2
3

Cộng:

Khoản 4. Chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu:

Nguồn kinh phí Căn cứ


lập dự
toán,
Số Từ
Đơn vị Đơn Thành Từ phương
TT Nội dung lượ ngân
tính giá tiền nguồn thức
ng sách
khác thanh
SNKH quyết
toán
1 Người chủ trì Người 1 200000
2 Thư ký hội thảo Người 1 100000
Báo cáo viên trình bày Báo
3 1 50000
tại hội thảo cáo
Báo cáo khoa học được
đơn vị tổ chức hội thảo Báo
4 50000
đặt hàng (không trình cáo
bày tại hội thảo)
Thành viên tham gia
5 Người 1 100000
hội thảo
Cộng: 500000 500000

Khoản 5. Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu:


25
Nguồn kinh Căn cứ
phí lập dự
toán,
Số Từ
Đơn vị Đơn Thàn phương
TT Nội dung lượ ngân Từ
tính giá h tiền thức
ng sách nguồn thanh
SNK khác quyết
H toán
Mẫu
phiếu
1 Lập mẫu phiếu điều tra
được
duyệt
1.1 - Đến 30 chỉ tiêu 600
- Trên 30 chỉ tiêu đến 40
1.2 800
chỉ tiêu
1.3 - Trên 40 chỉ tiêu 12000
Nội dung
và mức
chi công
tác phí
thực hiện
theo
Quyết
định số
2 Chi điều tra
51/2010/
QĐ-
UBND
ngày
22/12/201
0 của Ủy
ban nhân
dân tỉnh
Danh sách
ký nhận
tiền được
chủ nhiệm
Chi công tác phí cho Số
đề tài,
2.1 người tham gia điều tra, ngày
lãnh dạo
phúc tra, kiểm tra. công
đơn vị chủ
trì ký xác
nhận, giấy
đi đường

26
Danh sách
ký nhận
tiền được
Thuê điều tra viên (đối Số chủ nhiệm
2.2 với trường hợp phải thuê ngày đề tài,
ngoài) công lãnh dạo
đơn vị chủ
trì ký xác
nhận
Danh sách
ký nhận
tiền được
chủ nhiệm
2.3 Thuê người dẫn đường người đề tài,
lãnh dạo
đơn vị chủ
trì ký xác
nhận
Danh sách
ký nhận
tiền có
xác nhận
cơ quan
cung cấp
thông tin,
Chi cho đối tượng cung được chủ
2.4 cấp thông tin, tự điền nhiệm đề
phiếu điều tra: tài, lãnh
dạo đơn vị
chủ trì ký
xác nhận.
Thanh
toán theo
số phiếu
thực tế.
2.4.
Cá nhân:
1
- Dưới 30 chỉ tiêu Phiếu 24
- Trên 30 chỉ tiêu đến 40
Phiếu 32
chỉ tiêu
- Trên 40 chỉ tiêu Phiếu 40
2.4.
Tổ chức:
2
- Dưới 30 chỉ tiêu Phiếu 56

27
- Trên 30 chỉ tiêu đến 40
Phiếu 68
chỉ tiêu
- Trên 40 chỉ tiêu Phiếu 80
Mức chi
theo giá
cước vận
chuyển
hoặc hợp
Thuê xe cho cán bộ, điều đồng vận
3 tra viên đi thực địa để chuyển,
điều tra hóa đơn
thực tế
(trong
trường
hợp thuê
dịch vụ).
Danh sách
thù tạo lập
thông tin
phiếu điều
tra, chi
theo số
trường
thông tin
thực tế.
(Nội dung
và mức
chi thực
hiện theo
Thông tư
Chi tạo lập thông tin điện số
4 tử từ điều tra, khảo sát 194/2012/
thu thập số liệu TT-BTC
ngày
15/11/201
2 của Bộ
Tài chính
về việc
hướng
dẫn mức
chi tạo lập
thông tin
điện tử
nhằm duy
trì hoạt
động
thường
28
xuyên của
các cơ
quan, đơn
vị sử dụng
ngân sách
nhà
nước).
Giấy đề
nghị, số
tiền nhận
và chữ ký
Chi viết báo cáo kết quả Báo của người
5 4.000
điều tra cáo nhận tiền,
được lãnh
đạo khoa
ký xác
nhận
Cộng:

Khoản 6. Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên
cứu:

Nguồn kinh phí Căn cứ


lập dự
Từ toán,
Đơn vị Số Thành ngân Từ phươn
TT Nội dung Đơn giá
tính lượng tiền sách nguồn g thức
SNK khác thanh
H quyết
toán
Chi văn phòng phẩm
Báo
1 (bao gồm in ấn báo cáo, 30.000 30.000
cáo
tài liệu
Cộng: 30.000 30.000

Khoản 7. Chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN:


29
Nguồn kinh Căn cứ
phí lập dự
toán,
Đơn Từ
Số Đơn Thàn phương
TT Nội dung vị ngân Từ
lượng giá h tiền thức
tính sách nguồn thanh
SNK khác quyết
H toán
Giấy đề
nghị, số
tiền nhận
và chữ ký
của người
nhận tiền,
được lãnh
Chi quản lý chung nhiệm vụ
đạo khoa
1 KH&CN (bằng 5% tổng dự 5%
ký xác
toán kinh phí thực hiện)
nhận.
Mua sắm,
thông tin
liên lạc,
điện, nước
có hóa
đơn cụ thể
Cộng:

30

You might also like