Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

I.

Mở đầu
Hiện nay, số lượng hợp đồng thương mại gia tăng tỷ lệ thuận với việc tranh chấp hợp đồng
thương mại xảy ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều này đặt ra bài toán khó cho các
thương nhân trước khi quyết định bước vào mỗi “cuộc chơi” trên thương trường, vì rủi ro
phát sinh từ các tranh chấp hợp đồng thương mại là luôn luôn có. Nhận thức rõ vai trò quan
trọng của hợp đồng, nhóm phân tích đã đặt mục tiêu bình luận và đánh giá các vấn đề pháp
lý, phán quyết của Tòa án trong các bản án kinh doanh thương mại với chủ đề “Hợp đồng
mua bán hàng hoá”. Trong đó, nhóm lựa chọn bản án 02/2022/KDTM-ST ngày 16/03/2022
về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương để có thể
làm rõ các chi tiết có giá trị tham khảo trong thương vụ này.
II. Tóm tắt bản án
Công ty W (nguyên đơn) là công ty có trụ sở tại Trung Quốc khởi kiện yêu cầu công ty S (bị
đơn) có trụ sở tại Việt Nam thanh toán cho nguyên đơn số tiền mua hàng và tiền lãi do chậm
trả tiền. Công ty W có ký hợp đồng mua bán hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật với công ty
S, giá trị hợp đồng là 38.4000 Đô la Mỹ (USD). Tuy nhiên sau khi công ty W giao hàng
theo thỏa thuận thì công ty S đã trốn tránh nghĩa vụ thanh toán, mặc dù nguyên đơn đã
nhiều lần yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ này. Ngoài ra, công ty S còn chuyển nhượng
công ty cho cá nhân, tổ chức khác để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, do vậy đã gây nhiều khó
khăn, thiệt hại cho công ty W. Nguyên đơn cho rằng bị đơn đã quá hạn thanh toán 245 ngày,
mức lãi suất nguyên đơn yêu cầu áp dụng là 10%/năm. Vì đang gặp khó khăn nên công ty S
đề xuất phương án hòa giải là thanh toán cho nguyên đơn 50% số tiền nợ gốc và không yêu
cầu thanh toán tiền lãi. Công ty W vẫn giữ yêu cầu khởi kiện nhưng thay đổi yêu cầu mức
lãi suất chậm trả là 4,5%/năm trên số nợ gốc, số tiền lãi công ty W yêu cầu thanh toán là
1.116,4 USD.
Nhận định của Tòa án:
Công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương vì tổ chức trọng tài
được thoả thuận trong hợp đồng không tồn tại trên thực tế. Vì Trung Quốc và Việt Nam là
thành viên của Công Ước Viên 1980 nên áp dụng luật CISG thay cho luật quốc gia. Thời
hiệu của vụ án vẫn còn và việc nguyên đơn nộp đơn khởi kiện là phù hợp theo quy định của
pháp luật. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty W, buộc công ty S phải thanh toán
khoản tiền nợ hàng hóa 38.400 USD.. Mức lãi suất quá hạn mà công ty W yêu cầu thanh
toán là phù hợp và công ty S phải thanh toán khoản tiền lãi chậm thanh toán cho công ty W.
III. Vấn đề pháp lý
1. Vấn đề pháp lý về thủ tục tố tụng
Từ quyền tự do kinh doanh, trong đó cũng bao hàm quyền tự do lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp. Xuất phát từ đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh và nhu cầu điều
chỉnh pháp luật các bên đều có thể lựa chọn cho mình phương thức phù hợp để giải quyết
tranh chấp. Thế nhưng, trên thực tế, có nhiều tình huống phức tạp hơn, vượt xa so với thỏa
thuận ban đầu của các bên. Điển hình là bản án trên, công ty W và công ty S đã thoả thuận
sẽ giải quyết tranh chấp ở Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tại Phòng Thương mại và
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thoả thuận trọng tài này không thể thực
hiện được vì tổ chức trọng tài không tồn tại trên thực tế. Do không thể thương lượng, hòa
giải và giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài nên công ty W khởi kiện lên Tòa án nhân
dân tỉnh Bình Dương là phù hợp với Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết
số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Điều 30, 35 và 37
Bộ luật Tố tụng dân sự.
Toà án và tổ chức trọng tài đều là các cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng có những điểm
khác biệt về quy trình và pháp lý áp dụng. Tòa án là cơ quan quyết định có thẩm quyền cao
nhất trong hệ thống tư pháp của một quốc gia. Quy trình tố tụng tại Tòa án thường phức tạp
hơn, có quy định rõ ràng về thủ tục và quy trình xử lý vụ án. Thế nên, đa phần các hợp đồng
thương mại chọn trọng tàilàm cơ quan giải quyết tranh chấp vì quy trình xử lý linh hoạt,
quyền chủ động của các chủ thể được đề cao, thời gian giải quyết nhanh chóng, đảm bảo bí
mật, phán quyết của trọng tài là phán quyết mang tính chung thẩm. Thế nhưng, trọng tài là
một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, thường được các bên thỏa thuận trước
khi xảy ra tranh chấp có chi phí cao và tăng dần theo mức độ kéo dài của vụ việc, cùng với
đó là không phải lúc nào các quyết định của trọng tài cũng được thi hành một cách thuận
lợi.1
2. Vấn đề áp dụng pháp luật đối với tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
Trước khi bàn tới việc áp dụng luật, cần xét đến quan hệ của các bên trong một vụ tranh
chấp, xét đến yếu tố nước ngoài trong các tranh chấp về kinh doanh thương mại, theo khoản
4 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có quy định có thể xác định yếu tố nước
ngoài của quan hệ thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự. Dựa trên cơ sở khoản
2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 hiện hành có quy định các thế nào là một quan hệ có “yếu
tố nước ngoài”. Ngoài ra, dựa vào khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1
Điều 16 Luật thương mại 2005 ta có thể lý luận rằng vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành
lập, đăng ký kinh doanh và đặt trụ sở chính là tiêu chí xác định “quốc tịch” của doanh
nghiệp. Ngoài ra, khoản 1 Điều 1, Điều 10 Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp Quốc về
Hợp đồng mua bán Hàng hoá thì “yếu tố nước ngoài” được xác định qua tiêu chí trụ sở kinh
doanh của các bên tham gia hợp đồng đặt ở các nước khác nhau và các nước này là thành
viên của Công ước. Vì thế, ta có thể xác định được đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài và
Công ty S là Doanh nghiệp Việt Nam còn Công ty W là Pháp nhân nước ngoài (cụ thể là
Trung Quốc). 2
Xác định được quan hệ của các chủ thể trong vụ án có thể giúp cho việc áp dụng pháp luật
trở nên hoàn thiện hơn, bảo đảm được lợi ích của các bên khi tham gia tranh chấp. Bước đầu
trong việc áp dụng pháp luật luôn đặt nguyên tắc Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn ( Lex
Voluntatis ) lên hàng đầu xuất phát từ việc bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, tôn trọng
ý chí thoả thuận của các bên. Điều này được ghi nhận trong khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài
thương mại năm 2010 và khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thậm chí, khoản 2
Điều 5 Luật Thương mại 2005 không chỉ áp dụng nguyên tắc này mà còn đặt ra giới hạn là
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.
Một khi tranh chấp đã xảy ra thì trường hợp các bên không thoả thuận được luật áp dụng rất
phổ biến. Thế nhưng, để có thể giải thích và áp dụng pháp luật hợp lý cho các cuộc tranh
chấp là rất khó khăn. Vì vậy, pháp luật cũng quy định các nguyên tắc áp dụng cho trường
hợp này. Thông thường, các cơ quan tài phán sẽ ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế làm pháp
luật áp dụng cho các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài mà các bên không thoả thuận áp
dụng luật. Dựa theo khoản 1 Điều 664, khoản 4 Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1
1
TayDo University: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức tòa án
2
Hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài qđ thế nào? (luatsux.vn)
Điều 5 Luật Thương mại 2005 thì Điều ước quốc tế thường là pháp luật được áp dụng ưu
tiên vì tính phổ biến của Điều ước quốc tế. Thậm chí, Công ước viên 1980 (CISG) được
khuyến khích sử dụng nhất trong các hợp đồng mua bán hàng hoá hơn cả các Điều ước quốc
tế về xung đột pháp luật mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp các bên không chấp nhận
việc áp dụng Điều ước quốc tế thì nguyên tắc lựa chọn pháp luật áp dụng dựa trên quy phạm
xung đột sẽ được cân nhắc. Nguyên tắc này có tiêu chí “pháp luật của nước nơi có quan hệ
gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng” để xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng
theo khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015. Để tránh việc giải thích mâu thuẫn giữa
các cơ quan tài phán về việc xác định luật có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng, khoản
2 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã làm rõ việc xác định trong từng trường hợp cụ thể.
Thế nhưng, vẫn tồn tại sự chưa rõ ràng của quy phạm xung đột, các bên trong hợp đồng vẫn
nên thực hiện quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình, đặc biệt khi hợp
đồng phức tạp có bản chất hỗn hợp.34
Trong bản án, các bên trong hợp đồng không có thoả thuận với nhau về pháp luật áp dụng
và cũng không có bên nào tỏ ý phản đối việc áp dụng CISG, đồng thời, Trung Quốc và Việt
Nam cũng là hai quốc gia thành viên của Công ước viên 1980 và thuộc trường hợp tại Điều
1.1.a của CISG. Trên thực tế, áp dụng CISG để xử lý vụ án là một trong những sự lựa chọn
vô cùng hợp lý vì phạm vi ảnh hưởng của Công ước này rất rộng và đã được các quốc gia
lựa chọn để áp dụng trong hệ thống pháp luật của họ.
3. Vấn đề pháp lý về nội dung hợp đồng
Luật Thương mại 2005 không có các điều khoản cụ thể quy định về hiệu lực của hợp đồng
trong hoạt động thương mại. Như vậy, về nguyên tắc, các quy định của BLDS 2015 sẽ được
áp dụng. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, nên những quy định về hiệu lực của giao
dịch dân sự cũng được áp dụng tương tự cho hợp đồng. Điều 117 BLDS 2015 có quy định
các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Như vậy, xét hợp đồng mua bán hàng hoá giữa
công ty S và công ty W:
 Chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hoá trên là công ty S và công ty W đều là tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp và hoạt động dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn. Cả hai đều thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá (hoạt động thương
mại) là thuốc bảo vệ thực vật. Hai chủ thể này tiến hành hoạt động thương mại độc
lập (tự nhân danh chính mình tham gia vào các hoạt động thương mại, với tư cách
chủ thể pháp luật độc lập), thường xuyên (có tính liên tục trong một khoảng thời gian
dài) và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, hai chủ thể trên đã đáp ứng đủ khoản 1
Điều 6 Luật Thương mại 2005. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại
2005, công ty W là thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam do
công ty này được thành lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật Trung Quốc.
 Hợp đồng giữa công ty S và công ty W được giao kết trên cơ sở tự nguyện.
 Các nội dung của hợp đồng mua bán được đề cập trong bản án cũng không có dấu
hiệu vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
 Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có yêu cầu về hình thức đối với hợp đồng mua
bán hàng hoá là thuốc bảo vệ thực vật, nên hình thức của hợp đồng trong trường hợp
này không là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

3
42586-829-154509-1-10-20200910.pdf (thuvienlamdong.org.vn)
4
Pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 VÀ
KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
(phapluatdansu.edu.vn)
Trong hợp đồng này có một chi tiết đáng chú ý là thỏa thuận thanh toán bằng Đô-la Mỹ
(USD). Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh ngoại hối 2013)
không cho phép các chủ thể thỏa thuận sử dụng ngoại hối nhưng cũng đề cập tới những
trường hợp ngoại lệ tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN. Đối với tình huống trong bản
án, công ty S là người cư trú (trụ sở ở Việt Nam), còn công ty W là người không cư trú (trụ
sở ở Trung Quốc) nên thuộc trường hợp điểm b khoản 16 Điều 4 Thông tư này là người
không cư trú có thể ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ cho
người cư trú và ngược lại. Liên hệ với BLDS, tại điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123
BLDS 2015 sử dụng điều kiện “ vi phạm điều cấm của luật” còn điểm b khoản 1 Điều 122
BLDS 2005 là “vi phạm điều cấm của pháp luật”. Đối chiếu đến các quy định cấm thanh
toán bằng ngoại tệ là pháp lệnh và thông tư (văn bản dưới luật) nên sẽ không thể bị tuyên bố
vô hiệu. Thế nhưng, các Thông tư và Pháp lệnh trên vẫn sẽ có giá trị thi hành, nếu các bên
trong hợp đồng không thuộc trường hợp được phép thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ mà
vẫn thực hiện thì áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 23 Nghị định số
88/2019/NĐ-CP.5
Các hợp đồng thương mại quốc tế thường thỏa thuận sử dụng ngoại tệ để thanh toán vì có
thể giúp các bên phòng ngừa sự biến động tiêu cực của tỷ giá hối đoái. Một số ngoại tệ được
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tạo thuận lợi cho các giao dịch quốc tế. Nhưng việc này
có thể dẫn đến tình trạng ngoại tệ hóa nền kinh tế. 6 Nếu tình trạng ngoại tệ hóa nền kinh tế
xảy ra, thì Nhà nước sẽ khó kiểm soát được sự lưu thông của đồng nội tệ, không thực hiện
được việc ổn định giá trị đồng tiền và mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, một số
trường hợp các bên chủ thể không dùng ngoại tệ để thanh toán mà để làm phương tiện quy
đổi thành tiền Việt Nam thì pháp luật hiện hành đều thừa nhận hợp đồng vẫn có hiệu lực
pháp luật. Tuy nhiên, tỷ giá để quy đổi thành tiền Việt Nam được quy định thế nào thì pháp
luật không quy định.7
Hợp đồng bị vô hiệu là một chế tài khá nghiêm trọng trong các cuộc tranh chấp thương mại
vì đây là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên trong hợp
đồng. Vì thế, pháp luật hiện hành hướng tới việc tự do thoả thuận trong hợp đồng và Toà án
cũng ít khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì các chi tiết cứng nhắc được quy định trong Luật
mà thường sử dụng pháp luật linh hoạt và mềm dẻo để đưa ra các phán quyết hợp lý.
4. Vấn đề pháp lý về nghĩa vụ thanh toán và chế tài xử phạt
Nghĩa vụ cơ bản giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể tại
khoản 8 Điều 3 LTM 2005. Bên cạnh đó, tại Điều 34 LTM 2005 quy định nghĩa vụ cơ bản
của bên bán là phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, cách thức đóng gói và các quy định khác trong hợp đồng. Còn bên mua sẽ có nghĩa
vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng theo những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng
căn cứ theo khoản 1 Điều 50 LTM 2005. Khi này, nghĩa vụ thanh toán tiền hàng sẽ phát
sinh khi bên bán giao đầy đủ hàng hóa cho bên mua. Bên mua nếu không có khiếu nại về
chất lượng hay số lượng hàng hóa,... có nghĩa là bên bán đã thực hiện đúng nghĩa vụ giao
hàng của mình. Về vấn đề thanh toán tiền hàng vào thời điểm nào thì sẽ tuân thủ theo sự
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 434 BLDS 2015 khi
thực hiện hợp đồng mua bán.

5
CVv240S92021037.pdf (thuvienlamdong.org.vn)
6
Hợp đồng có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ - Luật Việt An (luatvietan.vn)
7
#010 | Hợp đồng có thỏa thuận sử dụng ngoại tệ | Trọng tài thương mại | VIETNAM INTERNATIONAL
ARBITRATION CENTER (viac.vn)
Trong trường hợp này, nghĩa vụ cơ bản của Công ty W là bên giao và Công ty S là bên nhận
hàng và thanh toán theo thỏa thuận. Công ty W đã thực hiện theo đúng thoả thuận hợp đồng
và chứng minh thông qua các tài liệu, chứng cứ được xuất trình đầy đủ và phù hợp với quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, công ty S không nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán
dù công ty W đã nhiều lần yêu cầu Công ty S thanh toán tiền mà còn chuyển nhượng công
ty cho cá nhân, tổ chức khác để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, gây nhiều khó khăn, thiệt hại
cho Công ty W. Điều này vi phạm việc thực hiện hợp đồng, xâm phạm quyền được nhận
tiền hàng đúng hạn và lợi ích hợp pháp của Công ty W. Thậm chí, hành vi chuyển nhượng
công ty cho cá nhân, tổ chức khác trong khi vẫn còn khoản nợ với Công ty W rất có thể sẽ
phát sinh thêm một vấn đề pháp lý là tồn tại yếu tố giả tạo đối với bên bán hoặc đối với bên
nhận chuyển nhượng nhằm mục đích chuyển giao khoản nợ cho cá nhân, tổ chức khác hoặc
trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán đối với công ty W. Như
vậy, bị đơn không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm theo quy
định tại Điều 294 LTM 2005 nên phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ thanh
toán đồng thời Công ty W cũng có quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh
toán.
Bàn về số tiền lãi chậm thanh toán ta xác định được 3 yếu tố: số tiền chậm trả, lãi suất chậm
trả và thời gian chậm trả. Quy định về lãi chậm thanh toán của BLDS và LTM khác nhau về
việc quy định mức lãi suất. Tuy nhiên, BLDS 2015 và LM 2005 vẫn có sự giao thoa, bổ trợ
cho nhau khi điều chỉnh về mức lãi suất. Đối với quan hệ hợp đồng thuộc điều chỉnh của
Điều 306 LTM 2005 2 bên được tự do thỏa thuận về mức lãi suất chậm thanh toán. Ở đây sẽ
đặt ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất là các bên có thỏa thuận mức lãi trên số tiền chậm thanh toán thì mức
lãi này có bị giới hạn trần hay không. Điều 306 Luật Thương mại cho các bên tự thỏa thuận
mức lãi nhưng không nói rõ mức lãi này tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên, Điều 301 của Bộ
luật quy định mức phạt vi phạm tối đa trong hợp đồng cũng gây ra nhiều tranh cãi vì họ cho
rằng 8% là mức quá thấp để có thể phạt vi phạm hợp đồng và ảnh hưởng đến quyền tự do
giao kết hợp đồng, thoả thuận.
- Trường hợp thứ hai, các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được
tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng
với thời gian chậm trả. Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
toán được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường của ít nhất 03 ngân hàng thương mại có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao
dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở
tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.
Điều này sẽ phát sinh vấn đề việc lựa chọn ít nhất 3 ngân hàng khác nhau sẽ cho ra mức lãi
suất khác nhau, có khi chênh lệch 1-2%, gây bất bình đẳng giữa các bên.
Trong Bản án, hợp đồng mua bán số KE6-056/06-17 sẽ chịu sự điều chỉnh của LTM là chủ
yếu. Thông thường các bên khi giao kết hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi
thường hợp đồng mà ít khi thỏa thuận tiền lãi do chậm thanh toán. Vì vậy, khi xảy ra tranh
chấp, nếu có yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán sẽ được áp dụng Điều 306 Luật Thương
mại 2005 để làm căn cứ tính lãi và mức lãi suất chậm thanh toán. Công ty S đã vi phạm
nghĩa vụ thanh toán hàng do đó đã phát sinh tiền lãi do chậm thanh toán. Trên thực tế, hợp
đồng có quy định giá trị tiền thuốc bảo vệ thực vật là 38.400 Đô - la Mỹ (USD). Giữa các
bên không thỏa thuận về việc chia đợt thanh toán mà nhận thanh toán một lần sau khi Công
ty W giao đầy đủ hàng mà Công ty S cũng thừa nhận chưa trả cho Công ty W số tiền nợ gốc
là 38.400 USD. Theo đó trong hợp đồng có quy định về thời hạn thanh toán là 90 ngày so
với ngày vận đơn (02/7/2017) và thời hạn thanh toán là 03/10/2017. Như vậy, nếu hết thời
hạn này mà bên có nghĩa vụ là Công ty S vẫn không thanh toán thì đã vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng. Như vậy, tiền lãi do chậm thanh toán sẽ được tính từ ngày 03/10/2017 (thời hạn thanh
toán) đến ngày 05/6/2018 (ngày nộp đơn khởi kiện). Còn về mức lãi suất thì Công ty W đã
có sự thay đổi, ban đầu do không quy định lãi suất chậm thanh toán nên Công ty W yêu cầu
mức lãi suất 10%/năm, tuy nhiên căn cứ theo Điều 306 LTM 2005 thì Công ty W đã thay
đổi theo lãi suất cho vay trung bình trên thị trường do 3 ngân hàng lớn tỉnh Bình Dương
thông báo, theo đó lãi suất cho vay ngoại tệ ngắn hạn đối với Đô-la Mỹ là 3%/năm. Mức lãi
suất quá hạn: 3%/năm x 150% = 4,5%/năm. Từ đó có thể xác định tiền lãi do chậm trả tiền
là 38.400 USD x 8 tháng 3 ngày x 4,5%/năm = 1.166,4 Đô-la Mỹ (USD).
Dù luật đã quy định cách thức tính lãi suất cho các trường hợp này khá cụ thể. Thế nhưng,
các bên thường sẽ có nhiều mâu thuẫn khi xác định số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Do đó, khi bên bán khởi kiện bên mua ra Tòa để yêu cầu trả nợ gốc và tiền lãi chậm thanh
toán thì bên bán phải có nghĩa vụ chứng minh số tiền nợ gốc bên mua chưa trả, tiền lãi sẽ
được tính dựa trên số tiền nợ gốc và thời gian chậm trả sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm các
bên thỏa thuận là phải thanh toán toàn bộ số tiền hàng mà bên mua còn nợ. Phải lưu đầy đủ
hồ sơ, chứng từ thanh toán để thuận tiện trong việc chứng minh số tiền mà bên mua còn nợ
khi xảy ra tranh chấp và từ đó có thể yêu cầu bên mua hoàn trả lại số tiền nợ gốc và số tiền
lãi chậm thanh toán.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị đơn vẫn phải đóng thêm một loại lãi chậm trả sau khi thi
hành án xong. Trong thực tiễn, nhiều Tòa án xét xử theo hướng chỉ giải quyết đến ngày xét
xử sơ thẩm, sau đó trong phần quyết định của Tòa án tuyên khoản tiền đó phát sinh lãi kể từ
thời điểm có đơn yêu cầu thi hành án. Điều này sẽ dẫn đến khoản tiền chậm trả bị gián đoạn
trong việc tính lãi kể từ thời điểm xét xử sơ thẩm đến khi án có hiệu lực và có đơn yêu cầu
thi hành án gây bất lợi cho người có quyền, dẫn đến việc có người kéo dài thời gian trả nợ
sau khi xét xử sơ thẩm. Có thể nói, việc tính lãi thêm này xuất hiện là do sự thay đổi của
BLDS 2015. Trong đó, Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất
trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm là một trong các phán
quyết điển hình làm thay đổi đường lối xử lý của các Toà án. Tuy án lệ này chỉ xử lý hợp
đồng tín dụng nhưng trên thực tế đã có rất nhiều vụ án về các hợp đồng khác như hợp đồng
dịch vụ vẫn sử dụng án lệ để bổ sung nguồn áp dụng pháp luật.8

Trong bản án, tiền lãi chậm thanh toán được tính trên nợ gốc chỉ được tính từ thời hạn bị
đơn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến ngày nộp đơn khởi kiện thì đây là mức lãi suất
được quy định theo Luật Thương mại. Còn trong khoảng thời gian kể từ thời điểm xét xử sơ
thẩm đến khi bị đơn thi hành án xong thì nguyên đơn cũng có phần tổn thất do không được
thanh toán tiền đúng hạn, nhưng bị đơn lại không phải trả lãi cho khoảng thời gian này. Có
thể thấy, thời gian thụ lý, giải quyết một vụ án khá dài, bị đơn có thể cố tình dây dưa, kéo
dài thời gian trả nợ. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nguyên đơn. Vì thế, Toà
trên đã nhận định bị đơn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức
lãi suất quy định tại Điều 357, 468 BLDS 2015. Vậy, số tiền này được xem là tiền lãi chậm
trả đối với tiền lãi trong hạn được tính theo quy định của pháp luật dân sự. Đây cũng là một
trong các phán quyết gây tranh cãi vì đã từng có người nhận định rằng, việc này có thể gây
ra hiện tượng “lãi chồng lãi” và quy định của pháp luật cũng không có quy định nào quy
định hay hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Án lệ 08 có thể được xem là nguồn đặc biệt và có
thể giúp cho việc giải thích pháp luật được thể hiện rõ ràng hơn trong các tình huống trên.
8
15017.pdf (yhn.edu.vn)
Thế nhưng, Án lệ là một nguồn rất khó để có thể áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Vì
vậy, nếu có thể ban hành văn bản hướng dẫn riêng cho các tình huống tính lãi suất trên thì
có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán dựa trên quy định pháp luật.

IV. Phán quyết của Tòa án


1. Về thủ tục tố tụng
1.1. Về thẩm quyền giải quyết vụ việc
Việc giải quyết tranh chấp theo hợp đồng được thỏa thuận là do tổ chức trọng tài, cụ thể là
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thoả thuận trọng tài này không thể thực hiện được vì tổ chức trọng
tài không tồn tại trên thực tế. Do đó, Tòa án đã bác bỏ thẩm quyền của tổ chức trọng tài và
căn cứ vào Điều 30, 35, 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nhận định Tòa án Bình Dương có
thẩm quyền giải quyết vụ án do thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Theo quy
định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện được, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Vì vậy, quyết định của Tòa án
được xem là hợp lệ.
1.2. Về thời hiệu khởi kiện
Một vụ án có thời hiệu tối đa là 2 năm (Theo Điều 319 LTM 2005). Tòa án đã xác định rằng
khi Công ty W nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương vào ngày
05/6/2018, vụ án được khởi kiện trong thời hiệu vì thời gian từ ngày vận đơn (02/07/2017)
đến ngày nộp đơn khởi kiện (05/06/2018) chưa quá 2 năm. Tòa án đã tuân thủ quy định
pháp luật về thời hiệu khởi kiện và không vi phạm quy định nào trong việc xác định thời
điểm bắt đầu thời hiệu này.
1.3. Về sự tham gia của các đương sự

Trong tình huống trên, bị đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt
không lý do, xét theo điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật TTDS 2015 thì Toà án vẫn tiếp tục
xét xử theo đúng thẩm quyền của mình là hoàn toàn hợp lý.

2. Về áp dụng pháp luật


Tòa án áp dụng CISG để giải quyết vụ tranh chấp này vì cả hai quốc gia của 2 doanh nghiệp
đều là thành viên của Công ước Viên 1980 (CISG) là hợp lý. Thế nhưng, cơ sở pháp lý mà
toà án đưa ra chưa đầy đủ. Hợp đồng mua bán số KE6-056/06-17 giữa công ty W và công ty
S theo nhóm xác định là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài vì có ít nhất một trong các
bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Hiện nay, chưa có quy định để xác định
“yếu tố nước ngoài” trong Luật thương mại 2005 nhưng có thể dựa trên điểm a khoản 2
Điều 663 BLDS 2015 để xem xét Công ty W là doanh nghiệp Trung Quốc và Toà án chưa
giải thích rõ yếu tố này. Song, Toà dựa vào điểm a khoản 1 Điều 1 Công ước Viên 1980 và
khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 2005 để giải thích việc áp dụng điều ước quốc tế là hợp lý
phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật.
3. Về nội dung
3.1. Hợp đồng mua bán số KE6-056/06-17 có hiệu lực và nghĩa vụ thanh toán
Toà dựa vào khoản 1 Điều 50 Luật Thương mại 2005 và Điều 53, 54 CISG 1980 để giải
quyết là hợp lý. Bởi vì dựa theo các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn xuất trình phù hợp với
các tài liệu thì công ty W đã giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhưng công ty
S không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Người đại diện theo pháp luật của Công ty
S cũng thừa nhận các khoản nợ phải thanh toán cho Công ty W và đề nghị được thanh toán
50% số nợ nhưng nguyên đơn không đồng ý. Thế nên, có đầy đủ căn cứ và chứng cứ để Tòa
án tuyên bố hợp đồng trên có hiệu lực và đã phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên và
công ty S có nghĩa vụ thanh toán.
Thế nhưng, Toà án có thể áp dụng thêm Điều 123, 117 BLDS 2015 và Điều 22 Pháp lệnh
ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh ngoại hối 2013) và Điều 4 Thông tư
32/2013/TT-NHNN để giải thích rõ ràng hơn về quy định sử dụng ngoại hối để thoả thuận
thanh toán trong hợp đồng vì đây vẫn là một trong các phán quyết chưa có văn bản hướng
dẫn rõ ràng cho việc phân xử.
3.2. Tiền lãi chậm thanh toán

Toà án căn cứ Điều 78 CISG, Điều 306 Luật Thương mại 2005 để tính số tiền lãi trả chậm
là hợp lý thế nhưng vẫn còn một số điểm mà nhóm cho là hạn chế. Bởi vì, CISG không quy
định áp dụng pháp luật của Việt Nam hay Trung Quốc để tính lãi suất chậm trả nhưng hợp
đồng mua bán hàng hóa trên được giao kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nên Luật
Thương mại 2005 sẽ được áp dụng để tính lãi suất chậm trả nếu hai bên không có thỏa thuận
trong hợp đồng. Theo Điều 306 Luật Thương mại 2005 bên bị vi phạm (công ty W) có
quyền yêu cầu “trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên
thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”. Để xác định lãi suất
quá hạn trung bình trên thị trường Tòa án lấy trung bình mức lãi suất cho vay ngắn hạn tài
trợ vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp của 3 ngân hàng thương mại[1] và xác
định được lãi suất cho vay ngoại tệ ngắn hạn đối với Đô-la Mỹ là 3%/năm. Mức lãi suất quá
hạn: 3%/năm x 150% = 4,5%/năm. Thế nên, yêu cầu về lãi suất chậm thanh toán sau khi
thay đổi của nguyên đơn là hợp pháp. Theo như quyết định của Tòa trong bản án “Trường
hợp các khoản tiền trên được thanh toán trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam thì được quy đổi
thành tiền Đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô-la Mỹ do Ngân
hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.” Như vậy, xác định lãi chậm thanh toán
bằng ngoại tệ vẫn được áp dụng Điều 306 LTM 2005 và khi thanh toán trên lãnh thổ Việt
Nam thì mới phải quy đổi sang Việt Nam Đồng. Thế nhưng, Toà nên áp dụng thêm các
phương thức khác để quy định tỷ giá để quy đổi thành tiền Việt Nam vì pháp luật hiện hành
chưa có quy định rõ ràng.

Theo quan điểm của nhóm, Toà án trong bản án này đã nhận định bị đơn phải chịu khoản
tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, 468 BLDS
2015 là hợp lý. Bởi vì, tiền lãi chậm thanh toán được tính trên nợ gốc chỉ được tính từ thời
hạn bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ đến ngày xét xử sơ thẩm theo Luật Thương mại 2005.
Còn trong khoảng thời gian từ ngày xét xử sơ thẩm đến khi bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ
thanh toán, trên thực tế nguyên đơn cũng có phần tổn thất do không được thanh toán tiền
đúng hạn, nhưng bị đơn lại không phải trả lãi cho khoảng thời gian này. Có thể thấy, thời
gian thụ lý, giải quyết một vụ án khá dài, ngoài ra bị đơn có thể kéo dài thời gian trả nợ.
Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nguyên đơn. Vì thế, khoảng thời gian từ ngày
xét xử sơ thẩm đến khi bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, lãi chậm trả được tính
theo BLDS để đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn. khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 quy định
khi bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì họ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả. Trong bản án trên, nghĩa vụ thanh toán lãi chậm trả đã phát sinh, nhưng
các bên không có thoả thuận về lãi suất chậm trả, nên theo khoản 2 Điều 357 BLDS 2015,
lãi suất chậm trả sẽ được áp dụng theo khoản 2 Điều 468. Theo đó, mức lãi suất được xác
định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, cụ thể là 10%/năm.
Tuy nhiên, Toà chỉ đưa ra cơ sở pháp lý là BLDS 2015 và tính lãi chậm trả theo BLDS, chứ
Tòa không giải thích cụ thể. Theo nhóm, Toà án nên lý giải về khoản tiền đóng lãi chậm trả
này rõ ràng hơn, vì đây vẫn là một quyết định gây tranh cãi trên thực tế và hiện nay chưa có
văn bản nào quy định cụ thể vấn đề trên. Nếu Tòa không giải thích thì có thể khiến các
đương sự nhìn nhận bản án còn thiếu sót.

You might also like