Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHẠM THỊ THÚY NGA

Em chào cô ạ
A. Câu hỏi
1. Trong thời gian giảng dạy chương trình lớp 6, em gặp khó khăn trong việc tìm
ngữ liệu cho học sinh. Cụ thể là ở mảng văn học dân gian với hai thể loại là
truyện truyền thuyết và truyện cổ tích, em có tham khảo nhiều nguồn tài liệu
khác nhau như mạng, sách in tuy nhiên có một số ngữ liệu bị rối loạn về thể loại
giữa các nguồn thông tin (ví dụ như ngữ liệu Yết Kiêu có tài liệu cho rằng đó là
truyền thuyết nhưng cũng có tài liệu cho rằng là truyện cổ tích) vậy thì với
những trường hợp này mình nên làm thế nào ạ?
- Nguồn

2. Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh trong phần truyện truyền thuyết, em thấy rằng
nó không khớp với đặc điểm của truyện truyền thuyết mà sách KNTT đưa ra.
Văn bản này hình như thiên về thần thoại hơn ấy ạ. Cô có thể giải đáp cho em
được không ạ? (bỏ)

2. Vấn đề tìm ngữ liệu cho truyện cổ tích cũng khiến em cảm thấy “bất lực” ạ.
Em có tham khảo một số nguồn như Nguyễn Đổng Chi, Tô Hoài, Nguyễn Văn
Ngọc…., nhưng các ngữ liệu thường rơi vào hai tình huống: một là quá dài về
dung lượng, hai là bài học, ý nghĩa câu chuyện không thể liên hệ tới học sinh.
Cô có lời khuyên hay gợi ý gì cho em không ạ?
- Xử lý
3. Cũng trong phần truyện cổ tích sách KNTT, văn bản số 3 – Vua chích chòe
cũng là một văn bản thể loại truyện cổ tích, nhưng những đặc điểm của văn bản
này lại có sự khác biệt với truyện cổ tích Việt Nam. Vậy với một văn bản cổ tích
nước ngoài này, em có cần lưu ý gì trong quá trình giảng dạy không ạ?
4. Với văn bản nghị luận, phần văn bản “Hai loại khác biệt” em cảm thấy rất khó
để có thể chỉ ra được ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để làm rõ với học sinh. Cô có
lời khuyên gì về văn bản này với em không ạ? (Với văn bản này trong quá trình
giảng dạy em có tiếp xúc từ cả phía thể loại và phía nguồn sách để làm rõ cho
học sinh nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ và đúng ạ)
5. Với ngữ liệu văn bản thông tin, em cũng có thắc mắc về phần lựa chọn ngữ
liệu, vì một số văn bản thông tin xuất hiện trên mặt báo đôi khi lại là văn nghị
luận. Tương tự với trường hợp của văn bản 2 – KNTT “Các loài chung sống với
nhau như thế nào?” em thấy sự tương đồng của văn bản 2 (VB thông tin) này
với văn bản “Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?” (VB nghị luận) của sách Cánh
Diều. Cô có thể giúp em phân biệt hai loại văn bản thông tin và văn bản nghị
luận không ạ?
- Thông tin: trình bày thông tin
- Nghị luận: ý kiến về vấn đề
B. Ý kiến, đề xuất
- Em mong cô có thể gợi ý cho em những nguồn tài liệu tham khảo về mặt ngữ
liệu ra đề ạ
Em cảm ơn cô ạ.

You might also like