Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN SINH


1.1.1. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Câu 1. Nêu thành phần hóa học của tế bào?


- Tế bào là một hỗn hợp phfíc tạp gồm nhiều chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Chất hữu cơ gồm:
+ Protein: gồm các nguyên tố C, O, H, N, S, P, trong đó N là nguyên tố đặc trưng
cho chất sống.
+ Gluxit gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O luôn là 2H : 1O
+ Lipit cũng gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tùy loại lipit.
+ Axit nucleic gồm 2 loại là ADN và ARN
- Chất vô cơ gồm các loại muối khoáng như : Ca, K, Na, Fe, Cu…
Câu 2. Có nhận xét gì về thành phần hóa học của tế bào so với các nguyên tố hóa
học có trong tự nhiên? Từ đó rút ra kết luận gì?
- Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên
điều đó chfíng tỏ cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
Câu 3. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi
hoạt động sống của cơ thể.
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành
có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
- Tế bào còn có khả năng cảm ứng lại với các kích thích của môi trường giúp cơ thể
phản fíng với các kích thích và thích nghi với môi trường sống.
Như vậy, mọi hoạt động sống của tế bào đều liên quan đến hoạt động sống của cơ
thể nên tế bào là đơn vị chfíc năng của cơ thể.
Câu 4. Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào?
- Hình dạng: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau
+ Hình cầu: tế bào trfíng
+ Hình đĩa: tế bào hồng cầu
+ Hình sao nhiều cạnh: tế bào xương, tế bào thần kinh
+ Hình trụ: tế bào lót xoang mũi
+ Hình sợi: tế bào cơ
- Kích thước:
+ Lớn nhất là tế bào trfíng
+ Nhỏ nhất là tế bào tinh trùng
1
+ Dài nhất là tế bào thần kinh
- Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn, khoảng 75 nghìn tỉ.
Câu 5. Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau?
- TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chfíc năng khác nhau.
Câu 6. Xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào?
- Mô biểu bì (da)
- Mô liên kết: mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu
- Mô cơ vân
- Mô thần kinh
Câu 7. Vì sao khi quan sát tiêu bản trên kính hiển vi phải quan sát kính hiển vi ở
độ phóng đại nhỏ trước, sau đó mới chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn
hơn?
- Quan sát kính hiển vi ở độ phóng đại nhỏ trước để quan sát sơ bộ, chọn vùng quan
sát đạt yêu cầu
- Sau đó mới chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn để quan sát rõ và chi tiết
cấu tạo tế bào.
Câu 8. Phân biệt phản xạ với hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
- Phản xạ là phản fíng của cơ thể có sự tham gia điều khiển của hệ thần kinh.
- Cảm fíng ở thực vật là phản fíng của cơ thể không do hệ thần kinh điều khiển.
Câu 9. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản
xạ không? Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ có điểm gì giống và khác hiện
tượng khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại?
- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm fíng ở thực vật, không được
coi là phản xạ, bởi vì hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ chủ yếu là những thay đổi về
tính trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do hệ thần kinh điều khiển
- Điểm giống nhau: đều là phản fíng của cơ thể, nhằm trả lời kích thích môi
trường…
- Điểm khác nhau:
+ Hiện tượng cụp lá : không có sự tham gia của hệ thần kinh
+ Hiện tượng rụt tay: có sự tham gia của hệ thần kinh
Câu 10. Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp
vào bắp cơ làm cơ co. Đó có phải là phản xạ không? Vì sao?
- Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp vào bắp
cơ làm cơ co. Đó không phải là phản xạ .
- Vì căn cfí vào khái niệm phản xạ và thành phần tham gia cung phản xạ thì không
có đầy đủ các khâu của 1 phản xạ vì vậy sự co cơ đó chỉ là sự cảm fíng của các sợi
thần kinh và tế bào cơ đối với sự kích thích.
2
Câu 11. Vì sao phản xạ ở người diễn ra rất nhanh và chính xác?
- Phản xạ ở người diễn ra rất nhanh vì vận tốc xung thần kinh trên dây thần kinh
ở người diễn ra rất nhanh 100m/s. Vì vậy phản xạ diễn ra nhanh chóng, chính xác
giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
Chương II. HỆ VẬN ĐỘNG
Câu 1. Người ta đã vận dụng kiểu cấu tạo xương dài trong xây dựng như thế
nào?
- Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ vững chắc
- Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực.
- Người ta đã vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc vòng cung ở
đầu xương vào kĩ thuật xây dựng đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên
liệu. Ví dụ: làm cột trụ cầu, vòm chứa...
Câu 2. Xương to ra và dài ra do đâu?
- Xương to ra (lớn lên) về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương
- Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng
Câu 3. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
- Thành phần hóa học của xương gồm cốt giao và muối khoáng
- Cốt giao là chất kết dính đảm bảo tính đàn hồi của xương
- Muối khoáng gồm Ca và P làm tăng độ cfíng rắn của xương
-> Nhờ vậy xương vững chắc là trụ cột của cơ thể
Câu 4. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
– Khi hầm xương chất cốt giao bị phân huỷ, vì vậy nước hầm xương thường sánh và
ngọt
- Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương
bở
Câu 5. Vì sao khi gãy xương được cố định xương lại liền lại?
- Khi xương bị gãy được cố định, màng xương sẽ phân chia tạo nên các tế bào
xương mới, các tế bào này liên kết với nhau hình thành lớp màng xương nối 2 phần
xương gãy. Lớp màng này ngày một dày đồng thời với quá trình canxi hóa làm cho
xương gãy được hàn lại.
Câu 6. Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự
phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn?
- Vì xương người già sự phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt
giao giảm. Vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phục
hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
Câu 7. Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
- Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí
3
- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D (nhờ có vitamin D
mà cơ thể hấp thụ được canxi để tạo xương)
- Luyện tập TDTT và lao động vừa sức.
Câu 8. Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm gì?
- Mang vác đều cả 2 vai
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không
cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.
Câu 9. Tại sao học sinh ngồi học không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo, cột
sống?
- Vì trong xương trẻ em thành phần cốt giao (chất hưu cơ) nhiều hơn muối khoáng
(vô cơ) nên xương mềm dẻo hơn. Nếu ngồi học không đfíng tư thế sẽ dễ bị cong vẹo
cột sống
Câu 10. Khi đi hoặc đứng có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co?
Giải thích?
- Khi đfíng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ
đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng
tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 11. Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa
hoặc cùng duỗi tối đa không? Vì sao?
- Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa .
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả
năng tiếp nhận kích thích (trường hợp người bị liệt)
Câu 12. Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
* Công của cơ
- Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển lúc đó sinh ra công
- Công thfíc tính công: A = F.s ( Trong đó:đơn vị tính lực F là niuton, độ dài s là m,
công A là Jun, 1J = 1Nm, 1kg = 10 niuton)
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố: trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động,
khối lượng của vật phải di chuyển (công của cơ có trị số lớn nhất khi khối lượng vật
nâng thích hợp, nhịp co cơ thích hợp, trạng thái thần kinh sảng khoái)
* Công của cơ được sử dụng vào mục đích: vận động và lao động
Câu 13. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?
- Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi cơ làm việc quá sfíc.
- Nguyên nhân của sự mỏi co: Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích
tụ axit lăctic đầu độc cơ
Câu 14. Biện pháp chống mỏi cơ?

4
+ Khi bị mỏi cơ cần nghỉ ngơi, hít thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông
nhanh
+ Lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
+ Ăn uống đủ lượng, đủ chất cần thiết cho cơ thể
Câu 15. Để lao động có năng xuất cao cần phải làm gì?
- Làm việc nhịp nhàng, vừa sfíc
- Tinh thần vui vẻ thoải mái
- Thường xuyên lao động và TDTT
Câu 16. Với học sinh cần làm gì để cơ phát triển tốt?
- Thường xuyên thể dục buổi sáng, TD giữa giờ, tham gia các môn thể thao vừa sfíc,
tham gia lao động vừa sức….
Câu 17. Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ
bóng đá ?
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cfíng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi dẫn đến
mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu
oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ làm ảnh hưởng đến sự co và duỗi
của cơ và gây ra hiện tượng co cơ cfíng hay “Chuột rút”
Câu 18. Gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện những thao tác nào?
- Đặt nạn nhân nằm yên
- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương
- Tiến hành sơ cfíu
Câu 19. Nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
- Do va đập mạnh xảy ra khi ngã, khi tai nạn giao thông
Câu 20. Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
- Tỉ lệ chất cốt giao và muối khoáng trong xương ở các lfía tuổi khác nhau là khác
nhau
+ Trẻ em: tỉ lệ chất cốt giao lớn hơn muối khoáng nên xương mềm dẻo, khó gãy
+ Người già: tỉ lệ cốt giao ít hơn muối khoáng nên xương xốp, giòn, dễ gãy
Câu 21. Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông cần chú ý tới điều gì?
- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 22. Gặp người bị tai nạn gãy xương có nên nắn lại chỗ xương gãy không?
- Không nên nắn lại vì điều đó có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm mạnh vào
mạch máu, dây thần kinh, làm rách cơ và da
Câu 23. Gặp người bị sai khớp có được nắn lại không? Khi đó cần phải làm gì?
- Không được nắn lại

5
- Khi đó cần: chườm đá cho đỡ đau, băng bó cố định và đưa đến bệnh viện

Chương III: TUẦN HOÀN

Câu 1. Khi cơ thể bị mất nhiều nước (khi tiêu chảy, khi lao động nặng, ra mồ hôi
nhiều,…) máu có lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao?
- Khi cơ thể bị mất nhiều nước, máu sẽ đặc lại và sự vận chuyển của máu trong
mạch sẽ khó khăn hơn.
Câu 2. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong
máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
+ Do không khí trên núi cao loãng ít oxi, áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của
oxi với Hb trong hồng cầu giảm.
+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người
Câu 3. Giải thích tại sao khi đứng cạnh bếp than, lò than đang cháy có cảm giác
ngạt thở?
- Hoạt động cháy của than sinh ra nhiều khí CO, khí CO kết hợp rất chặt với Hb nên
việc giải phóng CO ra khỏi Hb rất chậm chạp làm hồng cầu mất tác dụng dẫn đến
lượng Hb tham gia vận chuyển oxi và cacbonic giảm, dẫn đến tế bào thiếu oxi và
thừa cacbonic gây nên hiện tượng ngạt thở.
Câu 4. Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm
vắcxin hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó?
*) Văcxin là: Dịch có chfía độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu
dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.
*) Giải thích:
- Tiêm Văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: Độc tố của vi khuẩn là kháng
nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây
bệnh. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng
thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy.
- Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó cơ thể có khả năng miễn dịch bệnh đó
vì: khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độc tố. Độc tố là kháng nguyên
kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại kháng nguyên. Sau khi
khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh.
Câu 5. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh
giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao?
- Ý kiến đó là sai:
- Tiêm vacxin là tiêm dịch có chfía độc tố của vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm
yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động).

6
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể
khỏi bệnh (bị động).
Câu 6. Vì sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông
ngay?
* Máu chảy trong mạch không đông là do:
- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để
tạo thành sơi tơ máu.
- Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra.
* Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
- Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra
enzim.
- Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi
tơ máu, các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối
máu đông bịt kín vết thương.
Câu 7. Giải thích vì sao nhóm máu O là máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm
máu chuyên nhận? Vì sao kháng thể của người cho ( nhóm máu O) không chống
lại kháng nguyên của người nhận (nhóm máu AB) trong cơ thể người nhận?
* Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên
nhận
- Trong máu người có 2 yếu tố:
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là  và  ( gây kết dính A,  gây kết dính
B).
- Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: Nhóm máu O không chfía kháng nguyên
trên hồng cầu nên khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương
của máu người nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.
- Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: Nhóm máu AB có chfía cả kháng
nguyên A và B trên hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy
nhóm máu AB không có khả năng gây kết dính hồng của máu người cho. Vì vậy
nhóm máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho nó.
* Kháng thể của người cho ( nhóm máu O) không chống lại kháng nguyên của
người nhận (nhóm máu AB) trong cơ thể người nhận?
Người cho có nhóm máu O tuy có kháng thể  và  nhưng sẽ bị tan loãng ngay
trong máu người nhận có nhóm máu AB nên hồng cầu của người nhận không bị kết
dính.
Câu 8. Nêu hoạt động của tim? Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt
mỏi?

7
* Hoạt động của tim : Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì kéo dài 0,8s gồm 3
pha :
- Pha nhĩ co : tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ 0,7s
- Pha thất co: tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s
- Pha giãn chung : 0,4s
* Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:
- Tim làm việc theo chu kì rất nhịp nhàng, mỗi chu kì là 0,8s trong đó tâm nhĩ làm
việc 0,1s nghỉ 0,7s ;tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s . Nhờ thời gian nghỉ đó mà các
cơ tim phục hồi được khả năng làm việc ...
- Tim được cung cấp một lượng máu rất lớn bằng 1/10 lượng máu đi nuôi cơ thể.
- > Nên tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi .
Câu 9 . Huyết áp là gì ? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?
* Huyết áp: là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch trong quá trình di
chuyển
- Huyết áp do lực co của tâm thất tạo ra, khi tâm thất co huyết áp tối đa, khi tâm thất
dãn huyết áp tối thiểu.
* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp:
- Nguyên nhân thuộc về tim: tim co bóp nhanh, mạnh tạo ra lực di chuyển của máu
lớn làm tăng huyết áp và ngược lại. Tim co bóp nhanh, mạnh trong các trường hợp
sau:
+ Khi cơ thể hoạt động mạnh
+ Có cảm súc mạnh (sợ hãi, hồi hộp...)
+ Một số chất kích thích như: nicotin, rượu, bia...
- Nguyên nhân thuộc về mạch: mạch kém đàn hồi, khả năng co dãn kém làm huyết
áp tăng ( thường gặp ở người cao tuổi)
- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đậm đặc lực tác dụng của máu lên động
mạch càng lớn huyết áp càng tăng.
Câu 10. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua
tĩnh mạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu nào?
- Ở tĩnh mạch sfíc đẩy của tim còn rất nhỏ, sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim
được hổ trợ chủ yếu bởi :
+ Sfíc đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
+ Sfíc hút của lồng ngực khi ta hít vào
+ Sfíc hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
+ Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều
trọng lực) còn có sự hổ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược.

8
Câu 11. Giải thích lời khuyên của bác sĩ “ không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ
mà phải đi lại thường xuyên”?
- Khi đi lại giúp các cơ xung quanh tĩnh mạch co lại, tạo lực ép lên thành tĩnh mạch
có tác dụng đẩy máu đi, giúp cho sự tuần hoàn máu được tốt hơn, cung cấp được đầy
đủ ôxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể
Câu 12. Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120, 110/180. em hiểu điều đó như thế
nào? Tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?
- Huyết áp 80/120: 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu.
Người có chỉ số này là huyết áp bình thường.
Huyết áp 110/180: 110 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa.
Người có chỉ số này là người cao huyết áp.
* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:
- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành
mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng
huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch,
đột quỵ, tfí vong.
Câu 13. Các biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại? Nêu các biện
pháp rèn luyện hệ tim mạch?
* Các biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong
muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, thấp khớp…
- Hạn chế ăn các thfíc ăn có hại cho tim mạch.
* Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch:
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sfíc
- Xoa bóp ngoài da
Câu 14. Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp
tim /phút ít hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa
gì? Có thể giải thích điều này như thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ô
xi của cơ thể vẫn được đảm bảo?
* Số nhịp tim/phút của các vận động viên luyện tập lâu năm
Trạng thái Nhịp tim/phút Ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi 40 -> 60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn
- Khả năng tăng năng xuất của tim cao
hơn

9
Lúc hoạt động 180 -> 240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng
gắng sfíc lên
* Giải thích khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ô xi của cơ thể vẫn được đảm
bảo:
- Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ ô xi cho nhu cầu của cơ thể
vì: mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác hiệu suất làm
việc của tim cao hơn
Câu 15. Máu chảy ở mao mạch, tĩnh mạch và cách sử lí?
* Biểu hiện: Máu chảy ra với tốc độ chậm, chảy tràn ra trên bề mặt vết thương
* Cách sử lí:
- Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi không thấy
máu chảy ra nfia)
- Sát trùng vết thương bằng cồn iốt
- Vết thương nhỏ có thể dùng băng dán (có bán phổ biến ở các cfía hành thuốc)
- Vết thương lớn, cho ít bông vào gifia 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương
và dùng băng buộc chặt lại
Chú ý: Sau khi băng vết thương vẫn chảy máu cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cfíu
Câu 16. Máu chảy ở động mạch và cách sử lí? (vết thương ở cổ tay)
* Biểu hiện: Máu chảy ra nhanh, mạnh có thể phun thành tia
* Cách sử lí:
- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập
rõ thì bóp mạnh để làm ngừng cháy máu ở vết thương vài ba phút
- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao
hơn vết thương (về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu. (khoảng > 5cm, cũng
không quá xa)
- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi
băng lại
- Đưa ngay đến bện viện cấp cfíu
Chú ý:
- Chỉ nhfing vết thương chảy máu ở động mạch chân, tay mới sfí dụng biện pháp
buộc garô vì chân và tay là nhfing mô đặc nên biện pháp buộc dây garô có hiệu quả
cầm máu
- Cfí sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mô phía dưới chỗ buộc có thể
chết do thiếu ôxi và các chất dinh dưỡng
- Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động
mạch gần vết thương, nhưng về phía tim không sfí dụng biện pháp buộc garô vì
không có hiệu quả cầm máu (ví dụ: vết thương ở bẹn, ở bụng), vừa có thể gây nguy
10
hiểm đến tính mạng (ví dụ vết thương ở đầu, mặt, cổ) do não chỉ cần thiếu ôxi
khoảng 3/4 phút đã có thể bị tổn thương tới mfíc không thể phục hồi
Câu 17.
Có 4 người An, Bình, Cường và Dũng nhóm máu khác nhau. Lấy máu của An
hoặc Cường truyền cho Bình thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của Cường truyền
cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến. Tìm nhóm
máu của mỗi người?
- Vì mỗi người có nhóm máu khác nhau mà Bình nhận được máu của An và
Cường không xảy ra tai biến. Vậy, nhóm máu của Bình là AB.
- Máu của Cường cho An xảy ra tai biến chfíng tỏ Cường không có nhóm máu O.
- Máu của Dũng truyền cho Cường cũng xảy ra tai biến chfíng tỏ Dũng không
có nhóm máu O.Vậy, An phải mang nhóm máu O.
- Nhóm máu của Cường và Dũng xảy ra 1 trong 2 khả năng sau:
+ Hoặc Cường nhóm máu B còn Dũng nhóm máu A.
+ Hoặc Cường nhóm máu A còn Dũng nhóm máu B.
Câu 18
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã
đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời
gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
1. Số lần mạch đập trong một phút?
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
1. Tính số mạch đập trong 1 phút.
- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy :
7560 : (24. 60) = 5,25 lít. = 5250 ml
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là
: 525000 : 70 = 75 ( lần)
Vậy số mạch đập trong một phút là : 75 lần.
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây)  ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
3. Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x .
Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4
⇨ x = 0,1 giây.
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim:
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
11
Chương IV: HÔ HẤP
Câu 1. Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ
chẳng có O2 để mà nhận.
- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim
vẫn đập, máu vẫn lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng
không ngừng diễn ra
- O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO 2 không ngừng
khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mfíc không
đủ áp lực để khuếch tán vào máu nfia.
Câu 2. Đặc điểm của phế nang thích nghi với chức năng trao đổi khí:
- Có số lượng lớn  tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
- Có thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào  thuận lợi cho sự trao đổi khí
- Thành phế nang có nhiều mao mạch máu  tạo nên sự chênh lệch áp suất
khí, thúc đẩy quá trình khuếch tán khí
- Thành phế nang ẩm ướt  thuận lợi cho sự hòa tan khí
Câu 3. Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí
ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào ?
- Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Tại tế bào luôn xẩy
ra quá trình oxi hóa các hợp chất hfiu cơ để giải phóng năng lượng , đồng thời tạo ra
sản phẩm phân huỷ là cacbonnic. Như vậy ở tế bào chính là nơi sfí dung oxi và sản
sinh ra cacbonic -> Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự
trao đổi khí bên ngoài ở phổi .
- Ngược lại nhờ sự TĐK ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải
cacbonic từ tế bào ra ngoài . Vậy TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở tế bào.
Câu 4. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào?
Giải thích?
- Khi con người hoạt động mạnh thì nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt
động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh
hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
- Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng  Hô
hấp tế bào tăng  Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic 
Nông độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều
khiển làm tăng nhịp hô hấp.
Câu 5. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?
- Đfía trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn, mất mối quan hệ với cơ thể mẹ nên ở cơ thể
đfía trẻ lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành
H2CO3 => I on H+ tăng đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít
vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
12
Câu 6. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời
gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều
CO2. Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động
mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. Chừng nào lượng CO 2 trong máu trở lại
bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường
Câu 7. Theo dõi khả năng nhịn thở lúc bình thường với sau khi lặn xuống nước
1 phút. Trường hợp nào nhịn lâu hơn? Tại sao?
- Lúc bình thường nhịn thở lâu hơn sau khi lặn xuống nước 1 phút vì khi lặn cơ thể
phải nín thở dẫn đến hàm lượng CO2 ở phế nang của phổi nhiều, lượng O2 thấp. Do
vậy CO2 đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động để để thải loại bớt CO 2 ra khỏi cơ
thể và cung cấp đủ O2 cho cơ thể.
Câu 8. Những tác nhân nào đã gây hại cho hệ hô hấp? Cần có biện pháp bảo vệ
hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại như thế nào?
- Các tác nhân gây hại hệ hô hấp: Bụi, các chất khí độc (CO,NO x,SOX …),các chất
độc, vi sinh vật gây bệnh.
- Biện pháp : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc, hạn chế
sfí dụng thiết bị có thải khí độc, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi
lao động ở môi trường nhiều bụi.
Câu 9. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ
chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo
khẩu trang chống bụi?
- Mật độ khói bụi trên đường nhiều khi quá lớn, vượt qúa khả năng làm sạch của
đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường
hay khi lao động vệ sinh
Ví dụ: Khi bụi quá nhiều, trên 100000 hạt/ml, cm 3 không khí sẽ vượt qúa khả năng
làm sạch của đường dẫn khí, bụi đi vào phổi và gây nên bệnh bụi phổi
Câu 10. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
- CO: Chiếm chỗ của oxi trong hồng cầu làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu oxi đặc
biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- NOx: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc cản trở trao đổi khí có thể gây tfí vong nếu bị
tác động liều cao.
- Nicotin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không
khí có thể gây ung thư phổi.
Câu 11. Dung tích sống là gì ? Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách,
đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
* Dung tích sống
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.

13
* Khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí
tưởng
- Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
- Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc
sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ
không phát triển nữa
- Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ cần
luyện tập đều đặn từ bé.
⇨ Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé.
Câu 12. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một
lượng khí là 400 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp hít
vào là 600ml không khí.
Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hfiu ích ở phế
nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu?
(Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô nhấp là 150ml)
* Một người thở bình thường 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí vậy:
+ Khí lưu thông là: 18 × 400 = 7200 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 . 18 = 2700 (ml).
+ Khí hfiu ích vào đến phế nang là: 7200 – 2700 = 4500 (ml).
* Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 600ml không khí vậy:
+ Khí lưu thông /phút là: 600 .12 = 7200 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 . 12 = 1800 (ml)
+ Khí hfiu ích vào đến phế nang là : 7200 – 1800 = 5400 (ml)

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

Câu 1. Giải thích vì sao nhai cơm lâu thấy ngọt?


Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi
một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên bề
mặt lưỡi làm ta thấy có vị ngọt.
Câu 2. Giải thích nghĩa của câu: " Nhai kỹ no lâu "?
- “ Nhai kĩ no lâu” là : khi nhai kĩ thì thfíc ăn được nghiền nhỏ, diện tích tiếp xúc
với các enzim tiêu hóa càng nhiều, hiệu suất tiêu hóa càng cao, các chất trong thfíc
ăn được biến đổi hết thành chất dinh dưỡng, cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh
dưỡng nên “no lâu” hơn.
Câu 3.
Trong nghiên cfíu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, Bạn An tiến
hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều chfía hồ tinh bột loãng, An lần lượt
đổ thêm vào:

14
1ống - thêm nước cất
1ống - thêm nước bọt
1ống - thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào.
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm (370C).
An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp An tìm đúng các ống
nghiệm trên? Theo em ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?
- Dùng dung dịch iốt để nhận biết ống có nước cất
- Dùng giấy quỳ để nhận biết ống có thêm HCl
- Ống thfí 2 tinh bột có sự biến đổi vì dưới tác dụng của enzim có trong nước bọt
- Ống 1 và ống 3 không: vì ống 1 không có enzim, ống 3 môi trường axit enzim
không hoạt động
Câu 4. Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp
niêm mạc thành dạ dày lại được bảo vệ không bị phân hủy bởi enzim pép sin?
- Nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất
nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc có tác dụng ngăn cách các tế bào niêm mạc với
enzim pepxin
Câu 5. Nêu cơ chế đóng, mở môn vị của dạ dày? Ý nghĩa của cơ chế đó?
- Cơ chế đóng, mở môn vị của dạ dày: Độ axít cao của thfíc ăn xuống tá tràng là tín
hiệu đóng môn vị. Khi lượng thfíc ăn đã thấm đẫm dịch mật và dịch tụy, độ axít của
thfíc ăn được trung hòa bởi các muối mật và dịch tụy có tính kiềm, môn vị lại mở để
thfíc ăn từ dạ dày lại xuống ruột.
- Ý nghĩa của sự mở đóng của môn vị: làm cho thfíc ăn từ dạ dày xuống tá tràng
từng lượng nhỏ giúp cho sự tiêu hóa thfíc ăn và hấp thu chất dinh dưỡng triệt để.
Câu 6 . Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột
non có thể thế nào?
- Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thfíc ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và
nhanh hơn, thfíc ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên
hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
Câu 7. Ruột già có vai trò gì? Nêu các biện pháp chống táo bón ở người?
* Vai trò ruột già:
+ Hấp thụ nước trở lại, thải phân
* Các biện pháp chống táo bón:
+ Khẩu phần ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất xơ (có nhiều trong rau xanh), hạn chế
thfíc ăn có nhiều chất chát (ổi xanh, hồng xanh, nước trà,…), uống đủ nước (khoảng
1,5-2 lít mỗi ngày
+ Hạn chế ngồi nhiều, ngồi lâu, tích cực vận động, tạo thói quen đi đại tiện 1 lần vào
1 giờ nhất định trong ngày…

15
Câu 8. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Khẩu phần ăn hợp lí
- Ăn chậm, nhai kĩ, tạo bầu không khí vui vẻ….

CHƯƠNG VI: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Câu 1. Nêu khái niệm đồng hóa và dị hóa?


- Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phfíc tạp đặc
trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng
- Dị hóa là quá trình phân giải các chất phfíc tạp thành các sản phẩm đơn giản và
giải phóng năng lượng
Câu 2. Ý nghĩa của mối tương quan giữa đồng hóa và dị hóa ở các độ tuổi khác
nhau?
- Ỏ trẻ em: Đồng hóa lớn hơn dị hóa nên sự tích lũy chất hfiu cơ nhiều hơn sự phân
hủy giúp cơ thể lớn lên.
- Ở người trưởng thành: Đồng hóa cân bằng với dị hóa nên sự tích lũy chất hfiu cơ
cân bằng với phân hủy do đó cơ thể phát triển ổn định
- Ở người già: Đồng hóa nhỏ hơn dị hóa nên sự phân hủy chất hfiu cơ lớn hơn tích
lũy. Do đó cơ thể suy thoái dần.
Câu 3. Chuyển hóa cơ bản là gì? Ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản?
- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ
ngơi
- Ý nghĩa : Kiểm tra chuyển hóa cơ bản để xác định tình trạng sfíc khỏe
Câu 4. Thân nhiệt là gì? Vì sao nhiệt độ cơ thể người luôn luôn ổn định?
- Thân nhiệt: Là nhiệt độ của cơ thể (ở người bình thường nhiệt độ cơ thể ổn định ở
370 C và dao động không quá 0,50C).
- Thân nhiệt luôn ổn định là nhờ sự cân bằng gifia quá trình sinh nhiệt và quá trình
tỏa nhiệt.
Câu 5. Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
+ Tỏa nhiệt qua da(dãn mạch máu dưới da)
+ Tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp
+ Tỏa nhiệt qua thoát mồ hôi.
Vì thế người lao động nặng hô hấp mạnh, đổ mồ hôi, da hồng hào.
Câu 6. Vì sao mùa hè da hồng hào, mùa rét da tím tái và sởn gai ốc?
- Mùa hè da hồng hào vì: mao mạch ở dưới da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo
16
điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt
- Mùa rét da tím tái vì: mao mach dưới da co lại, lưu lượng máu qua da ít để giảm sự
tỏa nhiệt
- Sởn gai ốc: do cơ chân lông co làm giảm sự tỏa nhiệt qua da
Câu 7. Giải thích hiện tượng “rét run cầm cập”
- Khi trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây phản xạ “run” để sinh nhiệt
Câu 8. Hãy giải thích : “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- Trời nóng chóng khát vì: trời nóng cơ thể toát nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt,
cơ thể mất nhiều nước nên tróng khát.
- Trời mát tróng đói vì: khi trời mát đặc biệt là mùa lạnh cơ thể cần tăng cường quá
trình chuyển hóa tạo nhiều năng lượng để gifi nhiệt độ cơ thể ổn định 37 oC nên tiêu
tốn nhiều thfíc ăn, do đó chóng đói.
Câu 9. Hãy giải thích vì sao lúc đi tiểu có hiện tượng rùng mình?
- Hiện tượng đi tiểu rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước tiểu hấp thụ thải ra
ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình (co cơ) để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt
đã mất.
Câu 10. Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em
cần phải chú ý những điều gì?
- Đi nắng cần đội nón, mũ
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng khi nhiệt độ không khí cao
- Trời nắng sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm
ngay, không ngồi nơi lộng gió hoặc bật quạt quá mạnh.
- Trời rét cần gifi ấm cho cơ thể nhất là cơ, ngực, chân, tay, không ngồi nơi hút gió.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để nâng cao sfíc chịu đựng cho cơ thể.
- Trồng cây xanh để tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Câu 11. Hãy giải thích tại sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở
Việt Bắc lại phải đốt cỏ tranh để lấy tro ăn?
- Trong thời kì thuộc Pháp việc vận chuyển muối từ đồng bằng lên vùng núi rất khó
khăn. Trong tro của cỏ tranh có một số loại muối khoáng tuy không nhiều chủ yếu là
muối kali.
- Vì vậy, việc đốt cỏ tranh để lấy tro ăn, đó chỉ là giải pháp tạm thời không thể thay
thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.
Câu 12. Vì sao cần bổ sung các thức ăn giàu sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
- Sắt là thành phần cấu tạo của Hemoglobin (Hb) trong hồng cầu và tham gia quá
trình chuyển hóa. Bà mẹ khi mang thai phải tạo ra lượng máu nhiều để nuôi dưỡng
thai nhi.
- Vì vậy bà mẹ mang thai cần bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khỏe

17
mạnh.
Câu 13. Vì sao thiếu vitamin D trẻ em mắc bệnh còi xương ?
- Cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D
- Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hóa Caxi và phốtpho để tạo xương
Câu 14. Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iôt ?
- Iốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp, nếu thiếu iốt sẽ mắc
bệnh bướu cổ.
Chương VII: BÀI TIẾT
Câu 1. Bài tiết là gì? Các cơ quan bài tiết?
- Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại
khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể
- Các cơ quan bài tiết:
+ Phổi: thải CO2
+ Thận: thải nước tiểu
+ Da: thải mồ hôi
Chú ý:
- Khi sự bài tiết các sản phẩm bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì các chất thải sẽ bị
tích tụ nhiều trong máu, làm biến đổi các tính chất của môi trường trong cơ thể. Lúc
đó cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện như mệt mỏi, nhfíc đầu, thậm chí tới mfíc
hôn mê và chết
Câu 2. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận , ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi
quả chfía khoảng 1 triệu đơn vị chfíc năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chfíc năng gồm: cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch máu), nang cầu
thận (thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Câu 3. Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra
khỏi cơ thể lại không liên tục?
- Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục.
- Nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái
lên tới 200ml , đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và nếu cơ vòng ống đái mở ra
phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
Câu 4. Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự
khác nhau đó
* Thành phần nước tiểu đầu khác máu:
- Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và các protein .
- Máu có các tế bào máu và protein.
18
* Giải thích sự khác nhau:
- Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận
- Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diễn ra do sự chênh lệch áp suất gifia máu và
nang cầu thận (áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc
- Màng lọc và vách mao mạch với kích thước lỗ lọc là 30-40 Ả nên các tế bào máu
và phân tfí protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc
Câu 5. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình
tạo thành nước tiểu là gì?
* Giống:
- Đều tạo ra từ đơn vị chfíc năng của thận.
- Đều có chfía nước và 1 số chất bài tiết giống nhau như ure, axit uric..
* Khác nhau:
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thfíc
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn - Nồng độ các chất hòa tan đậm
đặc hơn
- Còn chfía nhiều chất dinh dưỡng. - Gần như không còn các chất
dinh dưỡng
- Chfía ít các chất căn bã và các chất độc - Chfía các chất cặn bã và các chất
độc

* Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: là lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã,
các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định môi trường trong cơ
thể.
Câu 6. Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có
hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ ( tè dầm )?
- Ở người chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ
vân, cơ này có khả năng co dãn theo ý muốn. Vì vậy, khi ý thfíc hình thành, cơ thể
có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.
- Ở trẻ nhỏ, do cơ vân phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây
căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ vòng ống
đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ
sinh.

CHƯƠNG VIII: DA

Câu 1.
Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như
19
phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp
ngoài cùng của da?
- Vảy trắng tự bong ra chfíng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
Câu 2. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
- Vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều
tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
Câu 3. Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?
- Da có nhiều cơ quan thụ cảm là nhfing đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết
nóng lạnh, độ cfíng mềm……
Câu 4. Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
- Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn ra, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi
- Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co
Câu 5. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
- Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò
góp phần chống mất nhiệt khi trời rét.
Câu 6. Tóc và lông mày có tác dụng gì?
- Tóc tạo nên 1 lớp đệm không khí có vai trò chống tia tfí ngoại của ánh nắng mặt
trời và điều hòa nhiệt độ.
- Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước ( khi đi dưới trời mưa) không chảy
xuống mắt
Câu 7. Da có những chức năng gì?
- Tạo nên vẻ đẹp của con người,
- Bảo vệ cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt,
- Bài tiết,
- Tiếp nhận các kích thích
Câu 8. Bộ phận nào giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện
chức năng bài tiết?
- Nhận các kích thích của môi trường là nhờ các cơ quan thụ cảm
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi
Câu 9. Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?
- Điều hòa thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co
chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
Câu 10. Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày,
dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không? Vì sao?
- Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi, nước chảy xuông mắt. Vì vậy, không nên nhổ bỏ
lông mày.
20
- Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và các lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện
cho vi khuẩn bám vào da và phát triển. Vì vậy không nên lạm dụng kem phấn để
trang điểm.
Câu 11. Da bẩn có hại như thế nào? Da sạch có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế
nào?
* Da bẩn:
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ phát sinh bệnh ngoài da
như: ghẻ lở, hắc lào....
- Da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sfíc khỏe
* Da sạch:
- Da sạch có khả năng diệt tới 85% số vi khuẩn bám trên da
- Phòng bệnh ngoài da
- Hạn chế sự tạo thành mụn trfíng cá.
Câu 12. Da bị xây xát có hại như thế nào?
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng gây các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu,
nhiễm vi khuẩn uốn ván.
Câu 13. Biện pháp giữ vệ sinh da:
- Phải thường xuyên tắm rfía, thay quần áo và gifi gìn da sạch sẽ để tránh bệnh ngoài
da.
- Rèn luyện cơ thể để nâng cao sfíc chịu đựng của cơ thể và của da
- Tránh làm da bị xây xát, bị bỏng
- Gifi gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
Câu 14. Các hình thức rèn luyện da:
- Tắm nắng lúc 8-> 9 giờ
- Tham gia thể thao buổi chiều
- Tập chạy buồi sáng
- Xoa bóp, lao động chân tay vừa sfíc
Câu 15. Nguyên tắc phù hợp để rèn luyện da:
- Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sfíc chịu đựng của cơ thể
- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sfíc khỏe của từng người
- Cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng để da tổng hợp vitamin D

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Câu 1. Nêu cấu tạo của tủy sống? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
* Nêu cấu tạo của tủy sống:
21
- Tuỷ sống nằm trong cột sống, hình trụ, dài khoảng 50 cm, từ đốt sống cổ I đến
đốt sống thắt lưng II
- Có các rễ trước và rễ sau.
- Tuỷ sống có 2 chổ phình: phình cổ và phình thắt lưng
- Tủy sống được bọc trong lớp màng tủy gồm màng cfíng, màng nhện và màng nuôi
- Tủy sống gồm chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong. Chất xám là các căn cfí của
các phản xạ không điều kiện (phản xạ vận động), chất trắng là các đường dẫn truyền
nối các căn cfí trong tủy sống với nhau và với não bộ
* Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì:
- Dây thần kinh tủy gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với
tủy sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác.
- Dây thần kinh tủy vừa dẫn truyền xung li tâm, vừa dẫn truyền xung hướng tâm.
Câu 2. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học
sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ
nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.
- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi bằng dd HCl 3%
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chfíng tỏ rễ trước bên đó bị đfít, rễ trước
bên còn lại và rễ sau còn.
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chfíng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đfít.
+ Nếu không chi nào co cả chfíng tỏ rễ sau bên đó bị đfít.
Câu 3. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân
chiêu trong lúc đi?
- Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, fíc chế sự dẫn
truyền qua xináp gifia các tế bào có liên quan đến tiểu não kiến sự phối hợp các hoạt
động phfíc tạp và gifi thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng.
Câu 4. Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng tỏ sự
tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú?
- Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt vỏ não (nơi chfía thân các nơron) lên
tới 2300 – 2500 cm2 (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các vùng vận động và vùng cảm giác như các động vật thuộc lớp
thú còn có các vùng vận động ngôn ngfi (nói, viết), vùng hiểu tiếng nói và vùng
hiểu chfi viết.
Câu 5 . Nêu các tật của mắt ? Nguyên nhân và cách khắc phục?
Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt - Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Đeo kính mặt
22
- Do không gifi đúng khoảng cách lõm (kính cận).
chỉ có khả năng nhìn
khi đọc sách (đọc gần) => thể
gần
thuỷ tinh quá phồng.
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. - Đeo kính mặt
Viễn thị là tật mắt chỉ - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá lồi (kính viễn).
có khả năng nhìn xa (người già) => không phồng
được.
Câu 6. a. Trình bày cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện theo quan điểm
Paplôp?
b. Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay khi cho cá ăn.
a. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện: Là sự thành lập đường liên hệ thần kinh
tạm thời gifia các vùng trên vỏ não.
b. Các bước hình thành phản xạ: Vỗ tay cho cá ăn.
- Bước 1: Chọn hình thfíc kết hợp phù hợp:
+ Kích thích có điều kiện: vỗ tay
+ Kích thích không có điều kiện: cho cá ăn
- Bước 2: Kết hợp 2 kích thích: vỗ tay và cho cá ăn.
- Bước 3: Củng cố, làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh
tạm thời gifia trung khu thính giác và trung khu ăn uống. Khi đã hình thành đường
liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên.
Câu 7. Để nhớ bài lâu, em phải học như thế nào?
- Để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục vì khi
đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời gifia
vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói và chfi viết, vùng thính giác. Lúc đó, ta sẽ nhớ bài
lâu hơn
Câu 8. Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật? Vai trò của
hoạt động tư duy đó.
- Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật là tư duy trừu tượng .
- Vai trò của hoạt động tư duy trừu tượng : nhờ khả năng đó mà con người có khả
năng khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể -> các khái
niệm là cơ sở cho hoạt động tư duy bằng khái niệm chỉ có ở người.

23

You might also like