Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

CHUYỂN ĐỘNG TRONG MẶT PHẲNG 2 CHIỀU

THƯỞNG THỨC VẬT LÍ (biên soạn)

03/07/2024

1 Hệ trục tọa độ:


–Để mô tả chuyển động của chất điểm trong không gian 2 chiều, ta chọn hai trục tọa độ là x và y có một chiều
dương nào đó. Ta chọn điểm cắt nhau của hai trục tọa độ là gốc tọa độ O. Các trục thường được chọn vuông
góc với nhau(hệ tọa độ Descartes) vì chúng thuận tiện, còn thuận tiện như nào thì hãy cùng mình làm một ví
dụ nhé.

(b) Hệ trục tọa độ vuông góc(hệ trục tọa độ


(a) Hệ trục tọa độ không vuông góc Descartes)

Hình 1: Hình minh họa cho một số hệ trục tọa độ

- Ở đây ta có thể dễ dàng thấy được, đối với hệ trục không vuông góc nhau ở hình 1a thì, tương ứng với mỗi
giá trị của x, ta có vô số giá trị có thể có cho y và ngược lại.
- Nhưng đối với một hệ trục vuông góc như hình 1b, tương ứng với mỗi giá trị của x, ta chỉ có thể có được duy
nhất 1 giá trị của y thỏa mãn (ở trong hình thì giá trị đó là yP khi ta khảo sát vị trí của P), x và y phụ thuộc
vào nhau. hai thông số này hoàn toàn độc lập với nhau, do đó ta thường sử dụng hệ trục tọa độ Descartes để
phân tách chuyển động của vật thành hai thành phần độc lập với nhau và nghiên cứu chuyển động dễ dàng
hơn.

2 Vector và tọa độ của vật trong hệ trục tọa độ


2.1 Vector độ dịch chuyển
-Nhiều đại lượng vật lý có cả hướng và độ lớn, do đó vector là một công cụ phù hợp để mô tả chúng.
-Những đại lượng vật lý trên có thể là lực, cường độ điện trường, momen lực,... Còn ở trong phần động học là:
độ dịch chuyển, vận tốc, gia tốc,...
-Một vector như ta đã học, có điểm đầu và điểm cuối, trong các đại lượng động học ta nêu trên, dễ hình dung
nhất là vector độ dịch chuyển: nếu vật di chuyển từ vị trí A sang vị trí B trong hệ trục tọa độ, vector độ dịch
chuyển là vector nối từ A tới B, thể hiện hướng di chuyển là từ A tới B và có độ lớn độ dịch chuyển là độ dài
vector đó.

1
(b) Vector độ dịch chuyển và quỹ đạo thật
(a) Vector độ dịch chuyển của vật

Hình 2: Vector độ dịch chuyển

-Lưu ý rằng, vector độ dịch chuyển không cho biết về quỹ đạo, quãng đường mà vật đi được để đi từ A đến
B. Ta chỉ biết được vị trí đầu, vị trí cuối của vật và khoảng cách giữa hai điểm đó. Nhìn chung, ta chỉ biết được
kết quả sau cùng của quá trình chuyển động, thay vì cho biết quá trình chuyển động như thế nào.

Phân biệt quãng đường và độ dịch chuyển: Độ dịch chuyển là một đại lượng vector, nối từ vị trí đầu đến
vị trí cuối. Quãng đường là một đại lượng vô hướng, có giá trị là tổng độ dài quỹ đạo của vật(không âm). Khi
vật thay đổi vị trí, vật chắc chắn đã đi một quãng đường khác không nhưng chưa chắc độ dịch chuyển của vật
đã khác không(do vật có thể quay lại ví trí ban đầu).

Hình 3: Cộng vector độ dịch chuyển

-Vì là vector, độ dịch chuyển được cộng như vector: nếu ta chia chuyển động của vật từ A đến C thành hai
giai đoạn: giai đoạn đầu từ A đến B và giai đoạn sau từ B đến C, vector độ dịch chuyển của nguyên quá trình
sẽ là:
d⃗ = dAB
⃗ + dBC⃗

-Ta làm tương tự với phép trừ vector. Vì là vector, vector độ dịch chuyển trong phép toán cộng trừ có tính chất
giao hoán, kết hợp

2.2 Vector tọa độ


Một cách để xác định vị trí của vật trong mặt phẳng 2D là sử dụng vector tọa độ, được định nghĩa là một
vector nối từ điểm gốc(thường được chọn là gốc tọa độ O), khi đó vector vị trí của vật có thể được viết dưới
dạng sau:
⃗r = x · ⃗i + y · ⃗j
Đôi nét về vector đơn vị: ⃗i, ⃗j và ⃗k ở đây lần lượt là các vector đơn vị trên trục Ox, Oy và Oz, có độ lớn là
1 và hướng theo chiều dương của trục tương ứng. Vector đơn vị của một vector nào đó thì có độ lớn là 1 và có
hướng trùng với vector đó, do đó vai trò của nó chỉ là chỉ hướng. Lưu ý là vector đơn vị không có thứ nguyên
lẫn đơn vị. Một cách dễ hình dung về vector đơn vị là ở việc vector phải có cả độ lớn và hướng, do đó:
⃗ = |AB| · eAB
AB ⃗

2
Vector đơn vị ở dòng trên được kí hiệu là eAB
⃗ , dòng trên cũng cho thấy eAB ⃗ và AB
⃗ cùng hướng với AB ⃗ có độ
lớn là |AB| do eAB
⃗ có độ lớn là 1(phép nhân 1 số với một vector).

Hình 4: Vector độ dịch chuyển trên hệ trục tọa độ

Trở lại với bài học, khi chuyển động, vật thay đổi vị trí và tất nhiên vector tọa độ của vật cũng thay đổi. Vì
vector độ dịch chuyển được định nghĩa là vector nối từ vị trí đầu đến vị trí cuối của vật trong quá trình chuyển
động nên ta có:
d⃗ = ∆r
⃗ = r⃗2 − r⃗1

Khi ta cộng trừ vector, ta cộng trừ theo thành phần nên ta cũng có:

d⃗ = ∆r
⃗ = (x2 − x1 ) · ⃗i + (y2 − y1 ) · ⃗j = ∆x · ⃗i + ∆y · ⃗j

Do đó, độ lớn độ dịch chuyển cũng được tính như sau:


⃗ = (∆x)2 + (∆y)2
p
|d|

3 Phương trình quỹ đạo, phương trình chuyển động


-Phương trình chuyển động: mô tả tọa độ theo thời gian, phương trình này trả lời được cho câu hỏi vật đang ở
đâu(các thành phần tọa độ x, y có giá trị nào), tại một thời điểm nào đó - do đó chúng có biến số là thời gian,
ví dụ:
Một chú thỏ chuyển động trong mặt phẳng với phương trình chuyển động như sau:

x = −0, 31 · t2 + 7, 2 · t + 28(m; s)

y = 0, 22 · t2 − 9, 1 · t + 30(m; s)
-Phương trình quỹ đạo: phương trình quỹ đạo mô tả hình dạng quỹ đạo đường đi của vật trong hệ trục tọa độ.
Chúng không cho biết chiều đi của vật trên quỹ đạo đó theo tiến trình thời gian, ví dụ:
Phương trình quỹ đạo của một vật ném xiên tại độ cao h0 với góc ném α so với phương ngang:

g · x2
y=− + x · tan α + h0 (m; m)
2 · vo2 · cos2 α

3
Hình 5: Hình minh họa phương trình quỹ đạo vật được ném xiên ở độ cao h0 với góc ném α so với phương ngang

Bài tập ví dụ(Sample problem 4.01. Page 63, sách Fundamentals of Physics - Halliday, Walker,
Resnick): Một chú thỏ chuyển động trong mặt phẳng với phương trình chuyển động như sau:

x = −0, 31 · t2 + 7, 2 · t + 28(m; s)

y = 0, 22 · t2 − 9, 1 · t + 30(m; s)
Hãy xác định:
a/Vector tọa độ của vật tại t=15s b/Hãy vẽ quỹ đạo của vật từ t=0s đến t=25s Sol:
a/Vector tọa độ của chú thỏ thể được viết dưới dạng:

⃗r(t) = x(t) · ⃗i + y(t) · ⃗j

Tại t=15s, tọa độ của chú thỏ trên phương x và y có giá trị là:

x = −0, 31 · (15)2 + 7, 2 · (15) + 28 = 66, 25(m)

y = 0, 22 · (15)2 − 9, 1 · 15 + 30 = −57(m)

Hình 6: Vector tọa độ của thỏ

4
Lúc đó chú thỏ đang ở vị trí như hình trên. Ta xác định vector tọa độ của vật bằng độ lớn và hướng của nó:
p p
r = x2 + y 2 = (66, 25)2 + (−57)2 ≈ 87, 396(m)

y −57
θ = tan−1 ( ) = tan−1 ( ) ≈ −41◦
x 66, 25
b/ Để vẽ được quỹ đạo của vật, ta phải lặp lại các bước ở câu a. vô số lần để tìm tọa độ của vật tại vô số thời
điểm giữa t=0s và t=25s, khi đó ta được quỹ đạo sau:

Hình 7: Quỹ đạo của thỏ

4 Nghiên cứu chuyển động/Các đại lượng liên quan tới chuyển động:
Vận tốc và gia tốc:
-Vận tốc trung bình, vận tốc tức thời:
Đối với vận tốc trung bình, như đã học trong chuyển động 1 chiều, ta đã biết được:
∆x
vtb =
∆t
Với chuyển động một chiều, thay vì sử dụng vector ta hoàn toàn có thể sử dụng giá trị đại số.Nhưng bây giờ
khi chuyển động trong mặt phẳng 2 chiều, ta sử dụng vector:

∆⃗r ∆x⃗i + ∆y⃗j ∆x⃗ ∆y ⃗


⃗vtb = = = i+ j = ⃗vtb−x + ⃗vtb−y
∆t ∆t ∆t ∆t
Đây chính là việc phân tách chuyển động của vật thành các chuyển động thành phần mà ta đã đề cập ở trên, ở
đây là thành phần vận tốc theo phương x và thành phần vận tốc theo phương y. Đối với vận tốc tức thời,trong
chuyển động 1 chiều:
∆x dx
vtức thời = lim =
∆t→0 ∆t dt
Vận tốc tức thời của một vật có luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.

5
Hình 8: Quỹ đạo của một vật và tiếp tuyến với quỹ đạo tại một điểm

⃗ từ vị trí 1 đến vị
Ở hình trên, trong một khoảng thời gian ∆t thì ta thấy vật thực hiện độ dịch chuyển ∆r,
trí 2. Khi ta cho thời gian di chuyển của vật là ∆t → 0, khi đó, ⃗v càng có phương giống với tiếp tuyến tại thời
điểm t đang xét.
Trong chuyển động trong mặt phẳng 2D, ta lại phân tách chuyển động thành hai thành phần như bên dưới:

∆⃗r d ⃗ dx dy
⃗vtức thời = lim = (xi + y⃗j) = ⃗i + ⃗j = ⃗vtức thời - x + ⃗vtức thời - y
∆t→0 ∆t dx dt dt

Hình 9: Vector vận tốc tức thười trên các phương x và y

-Gia tốc: là một đại lượng vector đặc trưng cho tốc độ thay đổi vận tốc, còn gọi là đạo hàm của vận tốc
theo thời gian và đạo hàm bậc 2 của tọa độ theo thời gian

6
-Định nghĩa (bằng toán):
∆⃗v d⃗v d2⃗r
⃗a = lim = = 2
∆t→0 ∆t dt dt
Có 2 cách để tách gia tốc thành các thành phần: Trục tọa độ:

dvx⃗ d2 x⃗
a⃗x = i= 2i
dt dt
dvy ⃗ d2 y
a⃗y = j = 2 ⃗j
dt dt

Tính tương đối của chuyển động:


1. Sự tương đối cho ta thấy được sự chuyển động của các vật thể trong một góc nhìn nào đó, hay nói cách
khác là khi ta đứng yên với một vật gì đó thì các vật thể khác sẽ chuyển động như thế nào.

2. Vận tốc tương đối:


(a) Trong hệ quy chiếu đứng yên (Hay còn gọi là hệ quy chiếu gắn với đất):

Hình 10: Hệ quy chiếu đứng yên

(b) Trong hệ quy chiếu đứng yên với B (hay đặt mình vào vị trí của B để quan sát các vật khác chuyển
động):

Hình 11: Hệ quy chiếu đứng yên với B

7
Trong hệ quy chiếu đứng yên với B: với v⃗′ 1 = −⃗v1 và ⃗v3 là vận tốc tương đối của A so với B. Biểu
thức cho vận tốc tương đối
⃗v3 = ⃗v2 + v⃗′ 1
Lưu ý: chỉ có thể sử dụng khi các chuyển động đang được khảo sát là chuyển động thẳng

Bài tập:
Bài 1:
Đề: Cho hai chất điểm 1 và 2, chuyển động với vận tốc v⃗1 và v⃗2 không đổi. Tại thời điểm ban đầu vector tọa độ
của chúng trong mặt phẳng 2D là r⃗1 và r⃗2 . Hỏi các vector này liên hệ với nhau như thế nào để các chất điểm
gặp nhau trong quá trình chuyển động?
Sol:
-Để hai chất điểm gặp nhau, vector vận tốc tương đối của 2 đối với 1 phải cùng hướng với vector nối vị trí của
2 với 1. Tức trong góc nhìn của chất điểm 1 thì 2 phải hướng về chất điểm 1 - như hình dưới:

Hình 12: Hình minh họa bài 1

⃗v2 − ⃗v1 ⃗r1 − ⃗r2


⇒ ⃗ev21 = =
|⃗v2 − ⃗v1 | |⃗r1 − ⃗r2 |
-Bài này là một biến thể của Problem 1.5 trong “Problem in General Physics” của I.E.Irodov. Bài toán
gốc là dạng tổng quát khi mà các chất điểm có thể ở trong không gian 3D, tuy vậy nhưng kết quả thu được
vẫn là như nhau.
Bài 2 (Câu 2.1 đề thi Tuyển Sinh lớp 10 2024-2025 môn Lý Chuyên):
Đề: Một máy bay thực hiện các chuyến bay đi và về giữa hai thành phố A và B cách nhau khoảng
AB = L = 600km với tốc độ luôn không đổi V = 625km · h−1 đối với không khí lặng yên. Coi chuyển động của
máy bay là thẳng đều.
a. Tính tổng thời gian máy bay đi từ A đến B rồi từ B trở về A trong các trường hợp:
– Không khí lặng yên (không có gió)
– Có gió thổi hướng dọc theo chiều từ A đến B với tốc độ không đổi u = 64km · h−1

b. Nếu gió có hướng không đổi và độ lớn u = 64km · h−1 thì tổng thời gian máy bay đi từ A đến B rồi từ B trở
về A có thể nhận giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?
Sol:
Câu a.
TH1: Không khí lặng yên (không có gió)

8
-Khi máy bay đi từ A đến B rồi từ B trở về A, quãng đường mà nó đi được là:

s = 2 · L = 1200km
-Vậy, tổng thời gian máy bay đi từ A đến B rồi từ B trở về A là:
s 1200
t= = = 1.92h
v 625
TH2: Có gió thổi hướng dọc theo chiều từ A đến B với tốc độ không đổi u = 64 km/h

(NOTE: Đặt chiều dương là chiều từ A đến B)

-Nhận xét về vector vận tốc máy bay đối với mặt đất ⃗v :
1. Đi từ A đến B:

⃗vAB = ⃗u + V
⇒ |⃗vAB | = u + V = 64 + 625 = 689km · h−1
(Độ lớn của vector vận tốc ⃗v : |⃗v | chính là tốc độ bay của máy bay với mặt đất)
⃗ , nói cách khác là vì vector ⃗u cùng hướng với vector V
(|⃗vAB | = u + V vì ⃗u ↑↑ V ⃗)

⃗ ) đổi hướng:
2. Đi từ B trở về A, do đi ngược chiều dương nên vận tốc của máy bay đối với mặt đất (V

⃗)
⃗vBA = ⃗u + (−V

⇒ |⃗vBA | = |u − V | = |64 − 625| = 561km · h−1

(Độ lớn của vector vận tốc ⃗v : |⃗v | chính là tốc độ bay của máy bay với mặt đất)
⃗ , nói cách khác là vì vector ⃗u ngược hướng với vector V
(|⃗vBA | = |u − V | vì ⃗u ↑↓ V ⃗)

-Nhận thấy rằng, tốc độ của máy bay khi đi từ A đến B và khi đi từ B đến A là khác nhau, ta phải tách chuyển
động của vật thành hai quá trình: 1. Đi từ A đến B và 2. Đi từ B trở về A

-Tính thời gian đi từ A đến B:


L
tAB = ≈ 0.87083h
|⃗vAB |
-Tính thời gian đi từ B trở về A:
L
tBA = ≈ 1.06952h
|⃗vBA |
-Vậy tổng thời gian để máy bay đi từ A đến B rồi trở về trong trường hợp có gió thổi từ A đến B là:

t = tAB + tBA ≈ 1.94035h

Câu b.
-Nhận xét về vector vận tốc máy bay đối với mặt đất ⃗v :
+Đầu tiên, vector vận tốc ⃗v phải có phương trùng với phương AB mới có thể đi từ A đến B rồi trở về lại A vì
⃗ có hướng không đổi trong một quá trình
trong quá trình đi từ A đến B hay quá trình đi từ B về A thì vector V
riêng.
+Vector vận tốc gió ⃗u tạo với phương AB một góc α, vì phương của ⃗v trùng với phương AB nên ta nhận xét
rằng: Góc giữa vector ⃗u và vector ⃗v là hay (⃗u, ⃗v ) = α
+Vì v⃗′ ↑↓ ⃗v nên trong quá trình trở về A: (⃗u, v⃗′ )= 180◦ − α
⇒ cos (⃗u, v⃗′ ) = − cos (α)
1. Đi từ A đến B:

⃗v = ⃗u + V
⃗ = ⃗v − ⃗u
⇒V

9
⇒ V 2 = v 2 + u2 − 2 · ⃗v · ⃗u
⇒ V 2 = v 2 + u2 − 2 · v · u · cos (⃗u, ⃗v )
⇒ v 2 + v · [−2 · u · cos(α)] + (u2 − V 2 ) = 0
+Giải phương trình bậc hai với ẩn là v:
Trong đó: a = 1; b = −2 · u · cos (α); c = (u2 − V 2 )
p
2 · u · cos (α) ± 4 · u2 · cos2 (a) + 4 · 1 · (V 2 − u2 )
⇒v=
2
+Vì u < V nên:
V 2 − u2 > 0
p
⇒ 4 · u2 · cos2 (a) + 4 · 1 · (V 2 − u2 ) > 2 · u · cos (α)
p
⇒ 2 · u · cos (α) − 4 · u2 · cos2 (a) + 4 · 1 · (V 2 − u2 ) < 0
⇒ v âm (Loại vì v ở đây là độ lớn của vận tốc nên không thể âm
p
2 · u · cos (α) + 4 · u2 · cos2 (a) + 4 · 1 · (V 2 − u2 )
⇒v=
2
p
⇒ v = u · cos (α) + u2 · cos2 (α) + V 2 − u2
⃗ ) đổi hướng:
2. Đi từ B trở về A, do đi ngược chiều dương nên vận tốc của máy bay đối với mặt đất (V

⃗)
v⃗′ = ⃗u + (−V

⃗ ) = v⃗′ − ⃗u
⇒ (−V
⇒ V 2 = (v ′ )2 + u2 − 2 · v⃗′ · ⃗u
⇒ V 2 = (v ′ )2 + u2 − 2 · v ′ · u · cos (⃗u, v⃗′ )
⇒ (v ′ )2 + v ′ · [2 · u · cos(α)] + (u2 − V 2 ) = 0
+Giải phương trình bậc hai với ẩn là v ′ :
Trong đó: a = 1; b = 2 · u · cos (α); c = (u2 − V 2 )
p
′ −2 · u · cos (α) ± 4 · u2 · cos2 (a) + 4 · 1 · (V 2 − u2 )
⇒v =
2
+Dễ dàng nhận thấy, để v’>0 thì ta chỉ có thể nhận trường hợp:
p
′ −2 · u · cos (α) + 4 · u2 · cos2 (a) + 4 · 1 · (V 2 − u2 )
v =
2
p
⇒ v ′ = −u · cos (α) + u2 · cos2 (α) + V 2 − u2
-Thời gian để máy bay đi từ A đến B rồi trở về:
AB AB
t = tAB + tBA = + ′
v v
1 1
⇒ t = AB · ( p + p )
2 2 2
u · cos (a) + u · cos (α) + V − u 2 −u · cos (a) + u · cos2 (α) + V 2 − u2
2
p
2 · u2 · cos2 (α) + V 2 − u2
⇒ t = AB · ( p p )
[u · cos (a) + u2 · cos2 (α) + V 2 − u2 ] · [−u · cos (a) + u2 · cos2 (α) + V 2 − u2 ]
p
2AB · u2 · cos2 (α) + V 2 − u2
⇒t=
V 2 − u2

10
-Vì mẫu số V 2 − u2 là một hằng số, để tổng thời gian đi và về nhỏ nhất, tử số phải nhỏ nhất. Nhận thấy rằng:
2AB là một hằng số, để tử nhỏ nhất thì cos2 (a) = 0.
2AB
tmin = √ ≈ 1.93015h
V 2 − u2

Bài 3 (Câu 2.2 đề thi Tuyển Sinh lớp 10 2024-2025 môn Lý Chuyên):
Đề: Tại một cuộc thi chạy bộ thông minh dành cho học sinh phổ thông với thể lệ như sau: Trên một mặt sân
rộng, người dự thi C và hai xe A và B của ban tổ chức xuất phát đồng thời từ cùng một vị trí và chueyern động
thẳng đều trên các đường thẳng khác nhau. Biết A và B chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau với các
tốc độ không đổi lần lượt là 9.6km/h và 7.2km/h. Người dự thi C phải chạy trên một đường thẳng nào đó với
tốc độ không đổi sao cho A, B, C luôn thẳng hàng. Hãy xác định tốc độ nhỏ nhất của C.
Sol:
-Nhận xét: Trong cùng một khoảng thời gian t, nếu đi với tốc độ càng nhỏ thì sẽ đi với quãng đường càng nhỏ.
Vậy nên nếu C đi với tốc độ nhỏ nhất thì quãng đường C đi trong một khoảng thời gian t phải là nhỏ nhất so
với các trường hợp C đi với tốc độ khác lớn hơn.

Hình 13: Ảnh minh họa quỹ đạo chuyển động

-Nếu chịu khó vẽ hình, bạn sẽ nhận thấy: Tại một thời điểm t bất kỳ, C phải là một điểm nằm trên AB.
-Để khoảng cách C đi là ngắn nhất trong khoảng thời gian t ấy, C phải đi sao cho OC luôn vuông góc với AB
thì mới có thể đi với tốc độ be nhât mà vẫn giữ cho A, B và C luôn thẳng hàng.
-Ta có OB ⊥ OA nên ∆BOA vuông tại O, áp dụng hệ thức lượng với ∆BOA vuông tại O có đường cao OC:
1 1 1
⇒ 2
= 2
+
(s3 ) (s1 ) (s2 )2

-Mà s3 = v3 · t; s2 = v2 · t; s1 = v1 · t
1 1 1 1 1
⇒ · = 2 ·[ + ]
t2 (v3 )2 t (v1 )2 (v2 )2

v3−min = 5.76km/h
Bài 4:
Đề: Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy có tung độ và hoành độ là một hàm số phụ thuộc vào

11
(
x(t) = 5√· sin(3t) (m ; s)
thời gian như sau:
y(t) = 25√52 · cos(3t) (m ; s)
Hãy tìm phương trình quỹ đạo của chất điểm ấy.
Gợi ý: Sử dụng công thức lượng giác cơ bản:

sin2 (α) + cos2 (α) = 1

Sol:
Có x(t) = 5 · sin(3t) (m ; s):
⇒ 5x2 = 125 · sin2 (3t)

5√5
Và y(t) = 2 2
· cos(3t) (m ; s):
⇒ 8y 2 = 125 · cos2 (3t)
Nhận thấy nếu ta cộng 5x2 và 8y 2 lại với nhau, ta sẽ có thể áp dụng được sin2 (3t) + cos2 (3t) = 1

⇒ 5x2 + 8y 2 = 125

Và đây chính là phương trình quỹ đạo của vật!

Hình 14: Ảnh minh họa quỹ đạo chuyển động

12
Tài liệu tham khảo:

• Sách Fundamentals of Physics 10th edition by David Halliday, Robert Resnick, and Jearl Walker
• Website LibreTexts: Physics
Acknowledgement:

Sản phẩm này của chúng mình không thể hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp của:

1. Ban Truyền Thông:


• Phan Ngọc Minh
2. Ban Thiết Kế:

• Nguyễn Ngọc Bảo Vy


3. Ban Học Thuật:
• Lê Hồ Gia Huy
• Hoàng Quang Tuấn
• Lê Huỳnh Thiện Nhân

13

You might also like