5A DẠY THAY - TUẦN 11 (1) đã sửa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TUẦN 11

LỚP 5A – BUỔI CHIỀU

Thứ,ngày Tiết Môn Tên bài dạy


1 Đ.đức Tình bạn
Thứ hai 2 Toán Luyện tập chung (t1)
13/11 3 Toán Luyện tập chung (t2)

Thứ ba 1 Toán Nhân một số thập phân với một số tự nhiên (t2)
15/11 2 Toán Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
3 LS- Vùng biển nước ta
ĐL
TUẦN 11

Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2023

ĐẠO ĐỨC:
TÌNH BẠN (TIẾT 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực:
a.Năng lực chung:
-Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Hình thành những kỹ năng ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
b.Năng lực đặc thù:
- HS biết được ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao
bạn bè.
- Biết thân ái, đoàn kết với bạn bè.
- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong
cuộc sống.Biết thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với bạn bè.
2. Phẩm chất:
- Biết thương yêu và giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa truyện kể “Đôi bạn”. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ, mẩu
chuyện … về chủ đề tình bạn.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo chuyện Đôi bạn trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Mở đầu
1. Ổn định : -Múavui.
2. Kiểm tra bài cũ :
Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để
chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? - HS được chỉ định thực hiện.
Qua câu chuyện em có thể rút ra điều gì về
cách đối xử với bạn bè?
- Bạn bè cần phải như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá.
3.Giới thiệu:
- Nêu mục tiêu tiết học
- Ghi bảng tựa bài. -Nhắc tựa bài.
Hoạt động2:Luyện tập, thực hành
*Sắm vai ( Bài tập 1/SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các
nhóm thảo luận và sắm vai các tình huống
của bài tập 1.
Lưu ý HS: Việc sai trái mà bạn làm trong
tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi
quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm
việc riêng trong giờ học,…).
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị sắm vai.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai. - GV hỏi -HS thảo luận nhóm , sau đó thể
thêm các nhóm: hiện sắm vai trước lớp.
-Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn
làm điều sai? Em có sợ bạn giận em khi em
khuyên ngăn bạn không?
- Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho
em làm điều sai trái?
- Em có giận, có trách bạn không?
- Cả lớp nhận xét gì về cách ứng xử trong
khi đóng vai của các nhóm? -HS làm việc cá nhân.
- Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa - Nhận xét câu trả lời của bạn
phù hợp)? Vì sao?
- Trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống
chúng ta cần nắm kĩ năng gì?
- GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi
thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến
bộ. Như thế mới là người tốt. -HS nhắc lại.
* Tự liên hệ về cách đối xử với bạn.
- HS làm việc cá nhân - Trao đổi với bạn
ngồi bên cạnh. -HS làm việc cá nhân.
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
- GV tuyên dương và kết luận: Tình bạn đẹp - Nhận xét câu trả lời của bạn
không phải tự nhiên đã có mà mỗi người
chúng ta phải cố gắng vun đắp, giữ gìn. - Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Bài tập 3/SGK trang 18 : HS đọc yêu cầu
- GV cho HS xung phong lên hát, kể chuyện,
đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ nói về tình bạn
đẹp. -Theo dõi, nhắc lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Bài tập 4/ SGK trang 18: HS thảo luận
nhóm đôi
- Em sẽ làm gì để có tình bạn đep?
- Để có tình bạn đẹp cần thể hiện kĩ năng gì?
- HS báo cáo. Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
*GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
-Khi giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học
tập,vui chơi và trong cuộc sống cần lưu ý -HS làm việc cá nhân và nêu kết
điều gì? quả trước lớp.
-Muốn có tình bạn mới thêm thân thiết, gắn
bó ta phải làm gì?
-Em hãy kể một câu chuyện về tình bạn
- GV nhận xét tiết học. -Thực hiện theo yêu cầu.

IV. Điều chỉnh tiết dạy (Nếu có)...............................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực:
a. Năng lựcchung:
- HS biết tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, biết giải quyết vấn đề, tư
duy toán học, NL mô hình hoá toán học, biết sử dụng công cụ và phương tiện toán
học.
b.Năng lực đặc thù:
Sau bài học, HS biết:
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện
nhất.
- Giải toán với số đo diện tích và quan hệ giữa héc-ta với mét vuông.
- Kĩ năng cộng trừ hai số thập phân
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HSyêu thích môn học. vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
- VBT, Phiếu học tâp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Mở đầu
1. Ổn định : - Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS làm BT 2, 3 trang 54 SGK. - HS được chỉ định thực hiện.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Giới thiệu:
Tiết Luyện tập chung hôm nay sẽ giúp các
em rèn luyện kĩ năng cộng, trừ hai số thập
phân cũng như tìm thành phần chưa biết của
phép tính hay tính giá trị của biểu thức.
- Ghi bảng tựa bài. -Nhắc tựa bài.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành:
*Ôn thực hiện cộng trừ số thập phân
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài. - Thực hiện theo yêu cầu.
- Muốn cộng hai hay nhiều số thập phân ta - Tiếp nối nhau trình bày.
làm như thế nào?
- Muốn trừ một số thập phân cho một số
thập phân ta làm như thế nào?
- HS làm bảng con - Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét bài làm của HS.
*Ôn tìm thành phần chưa biết của phép
tính.
Bài 2: - Xác định yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài. - Tiếp nối nhau nêu.
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế
nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế
nào? - Thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm vở + bảng phụ - Đính bảng nhóm lên và tiếp nối
- Nhận xét sửa bài. nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 2:
*Ôn sử dụng tính chất của phép cộng, phép
trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Bài 3: - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS nêu yêu cầu bài. - Thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng, a) 12,45 + 6, 98 + 7,55
tính chất muốn trừ một số cho một tổng. = ( 12,45 + 7,55) + 6,98
- Gợi ý HS quan sát kĩ các thành phần trong = 20 + 6,98 = 26,98
biểu thức trước khi tính, xem có thể vận b) 42,37 - 28,73 - 11,27
dụng tính chất nào để tính nhanh. = 42,37 - (28,73 + 11,27)
- HS thảo luận nhóm đôi để làm bài. HS = 42,37 - 40 = 2,37
trình bày két quả thảo luận. - Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét sửa bài.
*Giải toán
Bài 4: - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS đọc đề bài. - HS được chỉ định thực hiện.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính Giải
gì? Số ki-lô-mét giờ thứ hai đi được là:
- HS làm bài vào vở + bảng phụ 13,25 - 1,5 = 11,75 (km)
- Nhận xét sửa bài. Số ki-lô-mét giờ thứ ba đi được là:
36 - ( 13,25 + 11,75) = 11 (km)
Đáp số 11km
- Nhận xét , bổ sung.

Giải
Bài 5:Hướng dẫn tương tự bài 4 Số thứ ba là: 8 - 4,7 = 3,3
Số thứ hai là: 5,5 -3,3 = 2
Số thứ nhất là: 4,7 -2 = 2,7
Đáp số: 2,7 ; 2 ; 3,3
- Nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Vận dụng - Tiếp nối nhau trả lời. S khác nhắc
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm ntn? lại
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm nn?
- Muốn cộng hai hay nhiều số thập phân ta
làm như thế nào?
- Muốn trừ một số thập phân cho một số
thập phân ta làm như thế nào? - HS vận dụng làm bài tập
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và
chuẩn bị bài sau,.

IV. Điều chỉnh tiết dạy (Nếu có)..............................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2023

TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN (TIẾT 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1.Năng lực:
a. Năng lựcchung:
Vận dụng giải toán nhân số thập phân với số tự nhiên.
b.Năng lực đặc thù:
Sau bài học, HS:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự
nhiên.
- Có kĩ năng tính toán nhanh và chính xác.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HSyêu thích môn học, vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT, Phiếu học tâp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Mở đầu
1. Ổn định : -Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời - HS được chỉ định thực hiện.
+ Nêu quy tắc cộng số thập phân và tính chất
đã biết về phép cộng số thập phân
+ Nêu quy tắc trừ số thập phân và viết biểu
thức về tính chất một số trừ đi một tổng.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu:
- Nhân một số thập phân với một tự nhiên là - Tiếp nối nhau phát biểu.
bài học về phép tính với số thập phân mà các
em sẽ học trong tiết này.
- Ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới:
* Hình thành quy tắc nhân một số thập phân
với một số tự nhiên -1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm
b) Ví dụ 2: vào nháp.
- Ghi bảng ví dụ 2: 45,8 - 19,26 = ? - Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu đặt tính và tính kết hợp với nêu - Tiếp nối nhau nêu.
cách làm. - Chú ý.
- Nhận xét, sửa chữa.
c) Ghi bảng quy tắc nhân một số thập phân
với một số tự nhiên.
- Nhấn mạnh ba thao tác trong quy tắc:
Nhân, đếm, tách.
- Lưu ý HS: Không sử dụng dấu phẩy ở các
tích riêng.
Hoạt động 3:Luyện tập thực hành:
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu . - Xác định yêu cầu.
+ Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu làm -Thực hiện theo yêu cầu trình bày
vào bảng con. cách làm.
+ Nhận xét, sửa chữa - Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Vận dụng
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc nhân một số thập - Tiếp nối nhau nhắc lại.
phân với một số tự nhiên.
- Với kiến thức đã học về nhân một số thập
phân với một số tự nhiên, các em sẽ vận
dụng vào các bài tập thực hành hoặc tính
toán trong thực tế. - Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét tiết học.

IV. Điều chỉnh tiết dạy (Nếu có)...............................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
LS- ĐL: VÙNG BIỂN NƯỚC TA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1.Năng lực:
a.Năng lực chung:
Nêu được một số đặc điểm chính của và vai trò của vùng biển nước ta.
b. Năng lực đặc thù:
Chỉ được một số điểm du lịch,bãi biển đẹp của nước ta trên lược đồ.
2. Phẩm chất:
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển hợp lý.
- Giáo dục HSyêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lý tự nhiênViệt Nam;
- Tranh ảnh về những nơi du lịch,bãi tắm biển.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Mở đầu
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1:Nêu đặc điểm chính của sông ngòi nước ta? 2HS lên bảng trả lời.Lớp
HS2:Nêu vai trò của sông ngòi đốivới đời nhận xét bổ sung.
sông và hoạt động sản xuất của người dân?
GV nhận xét.ghi điểm.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Giới thiệu bài,nêu yêu HS theo dõi.
cầu tiết học.
Hoạt động2: Tìm hiểu về vùng biển của nước ta bằng
hoạt động thảo luận cả lớp với bản đồ nước ta trong -HS chỉ trên bản đồ chỉ vùng
khu vực Đông Nam Á:Gọi HS chỉ trên bản đồ vùng biển nước ta
biển nước ta.GVnhận xét,bổ sung.
 Kết luận:Vùng biển nước ta là một bộ phận của
biển đông.
Hoạt động 3:Luyện tập thực hành: -
Hoạt động3: Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước
ta bằng hoạt động cá nhân với phiếu học tập.Gọi một HS làm bài vào phiếu học tập.
số HS trình bày kết quả trước lớp..GV.nhận xét ,bổ
sung.
 Kết luận: nước ở vùng biển nước ta không bao
giờ đống băng,Miền bắc và miền trung hay có
bão.Chế độ thuỷ triều có sự khác nhau giữa các
vùng.
Hoạt động4: Tìm hiểu vềvai trò của vùng biển bằng -HS thảo luận nhóm,trình bày
thảo luận nhóm với tranh ảnh sưu tầm.Đại diện nhóm kết quả thảo luận.
trình bày kết quả thảo luận.Nhận xét
 Kết Luận:Biển điều hoà khí hậu,là nguồn tài
nguyên và là đường giao thông quan trọng.Ven +HS kể tên các phương tiện
biển có nhiều nơi du lịch,nghỉ mát. giao thông đường thuỷ
 GDATGT:+Kể tên những phương tiện giao
thông đường thuỷ?
+Thực hiện đúng luật khi tham gia các phương -HS liên hệ phát biểu.
tiện giao thông trên biển
 GDMT:Không xả rác bừa bãi ở các bờ
biển.Cần biết khai thác hợp lý nguồn tài -Nhắc lại KL trong sgk.
nguyên biển.
Hoạt động 4:Vận dụng
Hệ thống bài, Hs chú ý lắng nghe
Dặn HS học thuộc KL trong sgk
Nhận xét tiết học.

IV. Điều chỉnh tiết dạy (Nếu có)..............................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

You might also like