Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 2: NGÔN TỪ TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC

Ở học phần trước, ta đã học: Văn học là nghệ thuật ngôn từ


+ Ở đây, ngôn từ được hiểu như là một chất liệu của văn học, nó làm nên tính
đặc thù của văn học như một loại hình nghệ thuật. Nó giúp cho văn học phân
biệt với các loại hình nghệ thuật khác bởi các loại hình nghệ thuật ấy cũng có
những chất liệu riêng của mình.
+ Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học sẽ có những thế mạnh, đồng thời cũng sẽ
có những thách thức, hạn chế bởi không có chất liệu nào là toàn năng cả
+ 4 đặc trưng:
 Tính hình tượng gián tiếp: chất liệu ngôn từ không cho phép văn học
đem đến cho người đọc những hình tượng mang tính trực quan giống như
việc ta đứng trước một bức tranh, ta xem một pho tượng, chúng ta thưởng
thức một bộ phim, chúng ta nhìn thấy được cái màn trình diễn trên sân
khấu. Tính hình tượng gián tiếp này nó khiến cho văn học rất gần với âm
nhạc.
 Tính chủ thể trực tiếp: ngôn ngữ gắn liền với hoạt động tư duy của con
người. Triết học Marx đã nói rằng: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
duy con người mà thẩm chí ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý thức. Cho
nên, hơn bất cứ một loại hình nào khác, văn học có thế mạnh trong việc
thể hiện chủ thể con người, đặc biệt là những gì liên quan đến hoạt động
tư tưởng của con người. Pho tượng “Người suy tưởng” (tiếng Pháp: Le
penseur) của Auguste Rodin thì có thể rất kì công, nó làm cho chúng ta
thấy được một con người đang trăn trở, đang vật vã nhưng người ấy đang
suy nghĩ về điều gì thì pho tượng của Rodin không nói được. Nhưng mà
ngôn từ thì lại cho phép văn học có thể biểu đạt những gì thuộc về thế
giới nội tâm của con người. Từ những thứ thuộc về cảm giác, cảm xúc
cho đến những thứ thuộc về hoạt động tư tưởng. Và vì thế mà người ta
cho rằng văn học luôn luôn được xem là hình thái nghệ thuật giàu tính tư
tưởng nhất.
 Tính vô cực về không gian – thời gian (chỉ đến khi điện ảnh xuất hiện
thì nó mới bị thách thức): Ngôn từ không phải là vật chất mà chỉ là kí ức
của vật chất mà thôi. Do ngôn từ chỉ là kí hiệu của vật chất nên hình
tượng văn học có thể có tính vô cực hai chiều về không gian – thời gian.
Chúng ta có thể thấy rằng nhà văn có thể chỉ cần một đoạn văn thôi là đã
miêu tả được hành trình của nhân vật từ điểm này đến điểm kia, thậm chí
có thể xáo trộn về mặt thời gian, điều mà các nghệ thuật tiền điện ảnh
không làm được mà kể cả khi điện ảnh xuất hiện thì ta cũng có cảm giác
tất cả điều này đòi hỏi các kĩ thuật: quay phim, dựng phim… và nó rất tốn
kém về mặt vật chất. Trong khi đó, việc sáng tạo văn học không đòi hỏi
người nghệ sĩ phải tốn kém đến mức độ như thế. Tất nhiên là lao động
ngôn từ cũng có những cái khổ công, nhọc nhằn, cam go nhất định chứ
không phải hoàn toàn dễ dàng, thuận lợi.
 Tính phổ thông: Chất liệu văn học có tính phổ thông trong việc sáng tác,
truyền bá, tiếp nhận. Ngôn từ trong văn học đã trở thành ngôn từ nghệ
thuật, đã trở thành mã đặc biệt và do đó, không phải lúc nào cũng dễ lĩnh
hội, dễ tiếp nhận. Văn chương đôi khi cũng thách thwusc chúng ta không
kém như khi chúng ta nghe một bản nhạc, xem một bức tranh trừu tượng.
Cho nên, nói rằng lấy ngôn từ làm chất liệu thì văn học trở thành loại
hình nghệ thuật có tính phổ thông trong việc sáng tác, truyền bá và tiếp
nhận là không sai nhưng chúng ta cần phải hiểu là khi đó ngôn từ đã được
tổ chức lại, trở thành một thứ ngôn từ nghệ thuật, thách thwusc sự cảm
nhận của con người.
- Ngôn từ là công cụ cho hoạt động giao tiếp của con người. Tuy nhiên, trong
văn học, ngôn từ được sử dụng, được khai thác ở những khía cạnh, công năng
mà chúng ta không thể thấy ở khía cạnh giao tiếp thông thường.
I, Khái niệm ngôn từ văn học:
- Ngôn từ là tầng thứ nhất của văn bản văn học, là tầng mà độc giả tri giác đầu
tiên khi tiếp xúc với văn bản văn học
- Các yếu tố thuộc tầng văn bản ngôn từ này bao gồm: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ
pháp, các phương thức tu từ, các hình thức tổ chức ngôn từ theo những quy luật
nhất định như nhịp điệu, nhạc điệu, các hình thức tổ chức bố cục văn bản (nhan
đề, chia khổ, ngắt dòng, mở đầu và kết thúc văn bản...)
- Tổ chức văn bản ngôn từ vừa chịu sự chi phối của thể loại, vừa chịu sự chi
phối của cấu trúc hình tượng.
* Ngôn ngữ văn học khác ngôn ngữ khoa học và lời nói:
- Nếu ta coi nghệ thuật là hình thái giao tiếp đặc biệt của con người, là nơi phát
đi, nơi lưu giữ, truyền đạt các thông tin. Đó là thông tin thẩm mỹ. Vì vậy, khi
nói đến ngôn từ với tư cách là chất liệu để văn học truyền đạt thông tin thẩm
mỹ. Khác với văn bản thông thường, mọi yếu tố của ngôn từ trong văn bản văn
học đều có thể được khai thác từ góc độ thẩm mỹ.
- Trong hoạt động giao tiếp thông thường, bao giờ chúng ta cũng quan tâm đến
nội dung thông điệp hơn là hình thức của thông điệp, ta quan tâm đến người
giao tiếp muốn truyền đạt điều gì. Tuy nhiên, trong nghệ thuật, cách nói, hình
thức của thông điệp có thể được nhấn mạnh hơn. Khi ta đọc một tác phẩm văn
học, cái làm ta hứng thú trước hết phải bắt đầu từ khoái thú được gợi ra từ ngôn
từ. Ngay từ yếu tố nhỏ nhất trong văn bản nghệ thuật như ngữ âm, ngữ nghĩa,…
cũng được khai thác dưới góc độ thẩm mỹ. Có những nhà văn ý thức về tính
nhạc của ngôn từ, quan tâm đến các khả năng tạo ra âm hưởng, tiết tấu, nhịp
điệu của ngữ âm.
Ví dụ:
 Haruki Murakami là người rất say mê âm nhạc, đặc biệt là nhạc jazz.
Thẩm mỹ của nhạc jazz chi phối cách mà Murakami ứng xử với ngôn từ
như thế nào
 Trần Dần: kiên quyết chọn con đường biến ngôn từ văn xuôi tạo ra những
ám ảnh về tiết tấu.
Điều đó chứng tỏ đối với các nhà văn, ngôn từ không bao giờ là một công cụ.
Bởi ngôn từ càng trở thành thói quen càng trở thành một thứ công cụ dễ sử
dụng, luôn tồn tại trong một hình thức chắc chắn, sáng rõ, thuận tiện cho người
sử dụng. Ngôn từ trong nghệ thuật lại kháng cự tính công cụ ấy. Rất nhiều nhà
văn trên thế giới họ say mê ngôn từ bởi sự kháng cự ấy.
- Ngôn từ trong đời sống mang tính xã hội. Điều này được tri nhận rõ nét qua
hàng loạt các quy phạm, chuẩn mực của ngôn ngữ. Bất cứ nền ngôn ngữ nào
cũng có sự cấm kị, chính vì thế nhiều khi nó tồn tại như lực lượng gây chấn áp
nhiều hơn. Roland Barthes đã nói một ý rằng ngôn từ như một thiết chế mang
tính phát xít. Những quy luật, quy tắc của ngôn từ nhiều khi nó mang tính võ
đoán, nhiều các quy ước ngôn từ không có tính tất yếu. Tuy nhiên nó lại có tính
áp đặt, viết khác đi, viết sai đi sẽ tạo ra sự kháng cự lại. Chính vì thế người ta
cho rằng các nhà văn khi sử dụng ngôn ngữ họ không chỉ ý thức được khả năng
mà ngôn ngữ trao cho mình, họ còn cực kì nhạy cảm trước tính chuyên chế của
ngôn ngữ. Đó là lí do vì sao Trần Dần đã viết rằng: “Xây một tập thơ là phá một
nhà tù.” (Sổ thơ 1974). Nhà tù giam hãm chúng ta nhất, đó chính là nhà tù ngôn
ngữ. Trên phương diện này, ngôn từ văn học có một chức năng rất rõ nét, đó là
khi người ta viết, người ta đang thách thức lại tính chuyên chế của ngôn ngữ.
Đó là lúc ngôn từ có thể nói lên sự thật về đời sống và về chính mình.
 Hoài Thanh nói về bản chất của thơ Mới là gì: Thì thơ Mới là “Cái khát
vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm
u uất, cái khát vọng được thành thực” (Một thời đại trong thi ca, Thi
nhân Việt Nam), cái khát vọng thành thực ấy đáng ra phải tự nhiên nhưng
hóa ra nó luôn tồn tại trong trạng thái bị trói. Vì vậy, thơ Mới ra đời như
một cách “cởi trói” cho những khát vọng chân thực của một thời đại mới.
=> Ngôn từ có tính chuyên chế của nó, và vì thế cần có những hình thức giúp ta
nhận ra tính chuyên chế ấy bởi chúng ta không nhận ra thì ngôn ngữ nó vẫn ở
đó, thậm chí tạo ra sự chấn áp và che đậy sự thật.
- Phân biệt với các văn bản không được xem là văn học ở chỗ
+ Ngôn từ trong văn bản văn học là cái phương tiện để tạo lập, lưu giữ và phát
tán thông tin thẩm mỹ, do đó, mọi khía cạnh của ngôn ngữ đều được khai thác
dưới khía cạnh thẩm mỹ
+ Ngôn từ trong văn học tiềm tàng khả năng kháng cự lại bản chất chuyên chế
của các hệ thống thi pháp lập nên ngôn ngữ
=> Đó là lí do vì sao mà văn chương dù là thế giới hư cấu nhưng đó lại là nơi
nói được cho chúng ta nhiều sự thật nhất. Văn chương là nơi giúp chúng ta ý
thức được sự chuyên chế của ngôn ngữ. Văn chương nhiều khi can đảm ở chỗ
nó biến nhiều thứ vốn dĩ người ta cứ nghĩ là chỉ được phép rỉ tai nhau thì nó
vang lên, nó được nói ra, lúc đó, văn chương giải phóng con người.
Ví dụ:
 “Nhịp thở chao nghiêng” (Herta Müller): nói về thời kì Rumani chịu sự
thống trị của một thiết chế độc tài và trong thời kì đó, có một số từ bình
thường cũng phải nói chệch đi bởi khi đó nó mới không mạo phạm. Sự áp
bức khủng khiếp nhất mà con người ta phải chịu đựng là người ta phải sử
dụng một hệ thống ngôn ngữ biến dạng để không bị hệ thống cảnh sát
trong xã hội đụng vào. Khi ngôn ngữ bị biến dạng như thế, nó làm cho
con người ta ngạt thở bởi vì người ta có thể yên thân nhưng người ta
không thể chạm vào sự thật, từ đó, con người sẽ càng trở nên xa lạ với
những trải nghiệm nhân tính nhất
 Ở Việt Nam, có lẽ Nguyễn Minh Châu là một trong những người sớm
nhất công khai về vấn đề này. Trong cuốn “Trang giấy trước đèn”,
Nguyễn Minh Châu có nói đại ý rằng không phải ngẫu nhiên người Việt
Nam lại có từ viết lách, từ đó khiến cho ông cảm thấy công việc viết văn
là một cái gì đấy rất là thảm theo cái nghĩa là người ta vừa viết lại vừa
lách, phải len lỏi qua những rào ngăn không cho phép chúng ta được nói.
Nhưng lúc nào cũng lách thì thứ văn học ấy thiếu đi sự khảng khái, thiếu
sức tác động lớn tới xã hội.
- Ngôn từ trong hoạt động giao tiếp thông thường là lời giao tiếp trực tiếp, gắn
với cá nhân cụ thể. Đôi khi lời nói được xem là có nghĩa vì nó có điều kiện để
làm được như thế. Ví dụ như lời người thầy nói bao giờ cũng có trọng lượng và
được xem là đúng. Bởi vậy đôi khi chúng ta phải phản tỉnh trước lời nói, có
những cái mình từng xem là chân lí nhưng sau này nó lại thành sai. Có một thời
kì Kinh Thánh nói rằng mặt trời quay xung quanh Trái Đất và những quan sát
thực nghiệm cho thấy Kinh Thánh nói sai nhưng những người chứng minh điều
đó lại là những nạn nhân đầu tiên của Giáo hội, chịu những án vô cùng khủng
khiếp bởi những lời nói sai kia được ủng hộ bởi một thiết chế thần quyền hùng
mạnh nhất trong lòng người dân Trung cổ, đó là nhà thờ. Nói rằng quan điểm
của Kinh Thánh là sai tức là đang chống lại nhà thờ, chống lại Thiên Chúa. Cái
đúng nhưng không hợp thời, nó sẽ trở thành nạn nhân. Thế nhưng, ngôn từ
trong văn bản nghệ thuật là lời nói bên trong, gắn với cõi tinh thần của con
người, là lời con người ta gắn với chính mình. Vì thế nó tạo qua khoảng cách
nhất định giữa người nói và người nghe. Tức là khi bạn nghe một lời văn, một
lời thơ thì chúng ta không nhất quyết đồng nhất lời văn ấy với con người tiểu sử
của tác giả. Chính cái khoảng cách này nó sẽ tạo ra giao tiếp thẩm mỹ. Khi ta
đọc văn, ta không chỉ coi việc đọc văn bản như là cách để ta săm soi xem những
điều nhà văn, nhà thơ nói ứng với tiểu sử như thế nào mà nó cho phép chúng ta
được tưởng tượng, được mường tượng ra những điều khác nữa.
- Khi ta đọc văn bản văn học, ngôn từ văn học còn là hiện tượng văn hóa. Nhiều
khi những chữ mà ta đọc nó mang chứa lịch sử của nó. Đứng đằng sau mỗi một
chữ như vậy, nó là sự dịch chuyển của nền văn hóa. Đọc một văn bản văn học,
ta thấy cả lịch sử chữ.
Ví dụ: Nhìn lại lịch sử chữ “tôi” trong tiếng Việt: nó không phải đợi đến Xuân
Diệu mới vang lên nhưng trước đó nó luôn được cất lên trong sự nhã nhặn và
khiêm hạnh. Khi dùng chữ “tôi” nói về mình, thì cái chữ “tôi” ấy luôn mang lại
cảm giác bé nhỏ: “Rằng tôi chút phận đàn bà” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Nhưng khi Xuân Diệu nói rằng: “Tôi muốn tắt nắng đi”, cái chữ “tôi” ở đây đã
được cải tạo về sắc thái. Nó không còn là đại từ hữu hạn nữa. Lần đầu tiên cái
tôi có quyền đứng giữa trời đất này để biểu đạt ham muốn, biểu đạt khát khao
của nó.
- Văn bản văn học sống trong một môi trường đối thoại, mọi lời nói vang lên thì
đều như là phản ứng, lời hồi đáp, mời gọi với những lời nói đã có sẵn trong môi
trường kí ức của chúng ta. Viết văn là một cách ta lắng nghe thời đại đang có gì
để ta nói lại, để ta chất vấn với những cái gì đã được nói.
* Cách tiếp cận văn học như là diễn ngôn
Trước: ngôn từ là hiện tượng thẩm mĩ -> xã hội thẩm mĩ
- Ngôn ngữ học: Diễn ngôn là văn bản, một đơn vị ngôn ngữ trên câu và đặt
trong những bối cảnh xã hội nhất định. Diễn ngôn là quá trình hiểu và tạo nghĩa
mang tính xã hội (thay vì mang tính ngôn ngữ thuần túy). Về lý thuyết, có vô số
khả năng tạo nghĩa của ngôn ngữ nhưng hành vi tạo nghĩa nào được
- Đặc điểm của diễn ngôn văn học:
+ Văn học là phương thức tạo nghĩa cho đời sống. Quá trình tạo nghĩa này cũng
phải trải qua những thương thỏa nhất định -> văn bản văn học là diễn ngôn
-> văn bản văn học tích tụ diễn ngôn xã hội
Ví dụ: Chữ “tôi” trong văn học
 Nguyễn Du: “Phong vận kì oan ngã tự cư” – ngã được biểu đạt của tài
năng và đạo đức.
 Thời đại thơ mới – cái tôi vươn lên hiên ngang – khát vọng và đam mê ->
có một bệ đỡ của thời đại, đòi hòi những yếu tố thương thỏa của xã hội.
Xưng tôi mà không ngại ngùng. Tất cả ngông cuồng gắn với nhân cách
 “Đò lèn”: chiến tranh kết thúc, giải thể, người bà mưu sinh>< văn học 45-
75 sử thi – từ trường, áp lực thời đại, miêu tả cái nghèo nhưng không cho
phép miêu tả cái khổ - chịu đựng, không dung nạp con người thấp hơn
hoàn cảnh – diễn ngôn thời đại không dung nạp con người nhỏ bé; ĐTĐC
– lao động khác với mưu sinh
 “Bếp lửa” – không hiện lên bóng dáng con người khổ ải.
+ Văn bản văn học luôn có sự khảm kết, liên hệ, quy chiếu với vô vàn văn bản
khác (liên văn bản)
=> văn bản văn văn học vừa là nơi tích tụ các diễn ngôn xã hội, mặt khác cũng
thường là nơi thách thức của các diễn ngôn xã hội, vượt qua những cấm kỵ của
diễn ngôn xã hội, tạo thành ý thức mới
Văn học chính là đứa trẻ, thấy cái nói thấy, tìm mọi cách để thấy cái nó thấy,
nói cái những điều muốn nói, đáng nói. Điều đáng nói được nói lên, cầm kị bị
đẩy lùi. (truyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế”)
+ Sự vận động của văn học là sự thay đổi các hình thái diễn ngôn. Chức năng
của văn học là sáng tạo diễn ngôn cho những điều chưa nói, chưa được nói.
“Nói được những điều đáng nói là khoái cảm vô biên của văn học” (Trần Đình
Sử)
* Thực hành: Phân tích truyện ngắn “CTNX” của Nguyễn Minh Châu từ
góc độ diễn ngôn
Truyện ngắn nên được sử dụng để thiết lập tư duy phê phán
- Diễn ngôn về cái gì? Của ai: Diễn ngôn về cái đẹp. Họa sĩ tìm kiếm, săn đuổi
cái đẹp, cứu rỗi con người
+ Phùng thực hiện bộ ảnh lịch – hình ảnh của cái đẹp – phóng đại treo trước
mắt, cái đẹp khiến ta quên đi thời gian – gắn liền với ý thức về cái chết. Phùng
chụp bức ảnh lịch, không có cái đẹp thuộc về tự nhiên, lớp sương hồng, nhìn từ
xa, mọi thứ đang yên bình, hài hòa như nhau >< tiến gần, Phùng ngỡ ngàng
Nhiều thứ là cái đẹp nhưng mang tính điều kiện...
Bức ảnh lịch # bức ảnh nghệ thuật độc lập – những người có của ăn của để, có
không gian nhà ở đủ chỗ treo ảnh, say mê bức ảnh của Phùng – cái đẹp mang
đến cho công chúng – chức năng làm người ta quên đi thực tại – không biết bức
mực tàu là con người khổ ải
-> Chất vấn diễn ngôn về cái đẹp: Không hề có cái đẹp tự nhiên, muôn thuở,
vĩnh viễn, bỏ rơi những người đáng ra cần được cứu rỗi nhất – đối thoại rõ nét
“mọi lời nói của con người đáp lại những con người đã nói trước đó”
Nhà văn bao giờ cũng cất tiếng – đáp lại những gì nó đã được nói”
=> Ngôn từ vừa là một hiện tượng thẩm mĩ – mang bản chất xã hội.
Diễn ngôn thời đại kết tinh – nơi con người kì vọng thách thức
Phát minh ra những cách nói mới – thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người
Muốn thay đổi thực tại – thay đổi chúng ta nhìn và nghĩ – văn học khai sinh ra
cách nói mới tiềm tàng hi vọng
II, Đặc trưng của tầng ngôn từ trong cấu trúc của văn bản văn học:
NOTE: Phần này cần đọc kĩ giáo trình vì giáo trình viết rất chi tiết, dễ hiểu,
những ý dưới đây chỉ là bổ sung hoặc làm sáng rõ hơn.
1. Ngữ âm:
- Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với thơ bởi người ta cho rằng mô hình thi
luật chủ yếu được xây dựng dựa trên khả năng của âm tiết. Ta có thể kể đến việc
một bài thơ lục bát cần phải gieo vần ở vị trí nào, cần phải quá âm theo nguyên
tắc nào để tạo ra một lời lục bát nhẹ nhàng. Mặc dù nhiều người cho rằng cách
quá âm trong câu thơ lục bát khá là linh động, không quá chặt chẽ kiểu như thơ
Đường luật nhưng một câu lục và một câu bát nó vẫn phải tuân theo những luật
quá âm luân phiên bằng - trắc để tạo ra nhịp thơ nhịp nhàng. Ví dụ như: “Nắng
chia nửa bãi chiều rồi/ Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu /Sợi buồn con nhện
giăng mau;/Em ơi! hãy ngủ... anh hầu quạt đây. / Lòng anh mở với quạt
này;/Trăm con chim mộng về bay đầu giường” (Ngậm ngùi – Huy Cận). Các
thể thơ dựa vào những đặc điểm và khả năng của âm tiết.
- Yếu tố ngữ âm đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên những thứ làm
nên sự mê hoặc của thơ. Đó là nhạc tính. Đề cao nhạc tính như một phẩm chất
thẩm mỹ quan trọng của thơ ca, đấy là điều mà các nhà thơ tượng trưng kêu gọi.
Họ cho rằng âm nhạc là thứ phải đi trước hết mọi điều trong bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ “Tỳ bà” (Bích Khê) dẫn dắt theo lối đam mê đầy nhạc cảm . Bài
thơ này đặc biệt ở chỗ chỉ dùng thanh bằng.:
“Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.”
Hoài Thanh đã nhận xét về thơ Bích Khê trong “Thi nhân Việt Nam”: “Tôi đã
gặp trong ... những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam.”
- Tiếng Việt có thanh điệu, chính vì thế nó khiến cho cách tổ chức lời thơ dễ có
nhạc tính bởi một trong những nguyên tắc của hình thái nhạc tính là sự trầm
bổng. Bên cạnh đó, nó còn có kho vần phong phú. Điều đó tạo ra nhiều khoái
cảm. Ví dụ, trong văn học trung đại, đó là khoái cảm xướng Nôm (khi đọc bài
thơ Nôm, cách gieo vần lắt léo tạo ra sự khoái cảm về âm thanh). Và ngay kể cả
trong văn xuôi hiện đại thì lời văn xuôi nghệ thuật cũng là lời được tổ chức theo
nguyên tắc thẩm mỹ, vì thế, nhà văn được quyền chăm chút cho lời văn của
mình.
Ví dụ: Nhà thơ chơi vần một cách đam mê – Trần Dần:
“Mưa rơi phay phay
Ngã tư năm ngoái
Biết tôi khờ dại
Em đi không sao chống cự nổi
Đại lộ tai hại
Em dài man dại
Em dài quên che đậy
Em dài tê tái
Em dài quên cân đối
Em dài bối rối
Em dài vô tội
Em dài – khổ tâm...” (Không đề 4)
+ Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh: tạo ra lời văn có cấu trúc trùng điệp, sự
xuất hiện với tần số rất cao của những âm tiết bắt đầu bằng những âm “m”. 10
trang đầu miêu tả cơn mưa, chiếm áp đảo là những âm tiết mang thanh bằng =>
nhà văn chú ý tạo giọng cho tiểu thuyết của mình bằng cách chơi ngữ âm.
- Thơ là nơi chúng ta giữ được ý nhưng âm hưởng của thơ gắn với ngôn ngữ,
chính vì thế nó khó dịch chuyển được một cách trọn vẹn. Tất cả các bài thơ khi
được chuyển ngữ sang một ngôn ngữ mới đều khó có thể nắm bắt được hồn cốt
của thơ. Sự mê hoặc của lời văn gắn với các phương diện ngữ âm.
- Ý thức được tiết tấu, nhịp điệu của lời văn. Dù viết thể loại nào thì người viết
càng ngày càng ý thức viết văn là cực kì quan tâm đến nhịp của lời, gắn liền với
cách mà con người ta cảm thụ về các trạng thái của đời sống.
Ví dụ: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt
đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng
chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả
làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” (Chí
Phèo – Nam Cao)
=> Tạo ra nhịp căng, tốc độ của lời văn được đẩy liên tục, tiết tấu nhanh tạo ra
sự cọ sát, sự va đập và vì thế Chí Phèo hấp dẫn ở chỗ ngay từ những câu đầu
tiên, nó đã dẫn dụ người đọc vào trong một không khí kịch tính, gấp gáp, căng
thẳng.
NOTE: How to read the poem? Đầu tiên, để “đọc” được một bài thơ, chúng ta
phải đọc nó. Đọc thơ trước hết chúng ta cần chú ý rằng có điều gì làm chúng ta
ngạc nhiên bởi chính hình thức ngữ âm của lời thơ, chúng ta hãy lắng nghe
khoái cảm mà chúng ta có thể có khi chúng ta thưởng thức âm hưởng, tiết tấu,
trọng âm của lời thơ.
2. Ngữ nghĩa (Từ ngữ + ngữ pháp):
2.1. Từ ngữ
- Văn học sử dụng những từ ngữ đã có trong đời sống nhưng cũng là nơi hào
phóng, khích những lao động ngôn từ để tạo ra các kết hợp mới, các ý nghĩa
mới của các từ vốn dĩ đã có trong đời sống. Có những từ đã rất quen thuộc
nhưng khi đi vào văn học, được nhà văn biến đổi tạo nên từ mới. Sáng tạo văn
học là đổi mới các ẩn dụ, đặt chúng vào trong sự kết hợp, vào khả năng cộng
hưởng đa dạng, tạo ra các khả thể khác. Sự sáng tạo ấy cho thấy nhà văn có sự
hiểu biết rất sâu sắc đối với ngôn ngữ của mình.
Ví dụ:
+ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Xuân Diệu): Từ “ngon” vốn dĩ đã
có trong tiếng Việt. Nhưng chữ ngon trong thơ Xuân Diệu nó vừa trần thế
nhưng nó cũng mang chiều kích tinh thần
+ “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân): Những từ ngữ đến bây giờ vẫn
không có trong từ điển nhưng sự thấu hiểu khả năng kết hợp từ mà có những
câu văn ấy:
 “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”
 “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”
+ Lưu Quang Vũ – “Mắt của trời xanh”: Mặt trời trong hình dung của chúng ta
là một biểu tượng dương tính. Thế nhưng trong hình dung của nhà thơ, “mặt
trời - chiếc mũ vàng chói sáng/nghiêng một ngày xuống ngủ ở vai em.” Lúc
này, mặt trời lại như một chiếc mũ yêu kiều, đậu trên mái tóc của người thiếu
nữ. Cách tạo ra khả thể cộng hưởng khác với những nghĩa sẵn có.
+ Hàn Mặc Tử - biểu tượng “áo”: đem lại biểu tượng này màu sắc dục tính.
Trong thơ ca Trung Đại, cái áo thường là biểu tượng của đạo đức hơn là dục
tính: Đề cao áo rách vì cái nghèo về vật chất hơn là nghèo về tinh thần. Ở trong
thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng cái áo vừa là cái gắn với dục vọng, gắn với thân
xác nhưng đồng thời cũng là cái siêu vượt thân xác
- Tiếng Việt có kho vần rất phong phú, điều này khiến chúng ta dễ tạo ra các từ
láy, nói giúp ta gợi ra cảm nhận mang tính hình tượng về thế giới.
- Văn học sinh ra những từ ngữ chưa đóng đanh trong từ điển, thứ ngôn ngữ
được chế tạo riêng, được kết hợp chưa từng có, chưa từng thấy. Bên cạnh đó,
cách tổ hợp, lai tạo, cắt dán từ ngữ chưa từng có tiền lệ. Đặt cạnh những yếu tố
xa lạ đã kích hoạt sự tưởng tưởng, Chính điều đó ta mới thấy được thế giới
trong văn học là sự sống chứ không phải những ý niệm.
2.2. Ngữ pháp:
- Ngữ pháp trong văn bản nghệ thuật luôn luôn nhận thấy được hiện tượng xô
lệch các quy chuẩn ngữ pháp, các hiện tượng bất thường như: ngắt câu, đảo trật
từ từ trong câu... rất phổ biến.
Ví dụ:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền” (Xuân Diệu)
Ta thấy tổ hợp câu thơ thứ nhất rất đặc biệt, nó không nằm trong cấu trúc chủ vị
thông thường. Gỉa sử ta viết câu thơ này theo trật tự logic hơn thì ta có thể nhận
ra rằng câu thơ có thể rõ ràng về ý hơn nhưng nó sẽ mất đi sự mơ mộng. Mà sự
mơ mộng mới là thứ nghệ thuật thỏa mãn chúng ta nhiều nhất. Ở câu thơ tiếp
theo, dấu gạch ngang xuất hiện không chỉ như là một cách ngắt nhịp thơ mà còn
đóng vai trò như một kí hiệu thẫm mỹ. Nó như một nốt lặng, từ khoảnh khắc thu
đến cho đến lúc động tiếng huyền dường như có một khoảng lặng trong đó. Có
sự xôn xao, rạo gợn rất tế vi của thiên nhiên trong đó.
- Xuất hiện kiểu tổ chức lời đặc thù mà ta không thấy nó tồn tại trong văn bản
thông thường:
+ Độc thoại nội tâm
+ Lời nửa trực tiếp: lời văn có thể là lời của người kể chuyện, nhưng ý thức là ý
thức của nhân vật. (sản phẩm đặc thù của lời văn tiểu thuyết)
Ví dụ: Miêu tả vận động tâm lí của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ”: “Mị
còn trẻ, Mị muốn đi chơi.”, “Gía có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết
ngay...”. Người kể chuyện đã nương vào nội tâm nhân vật để biểu đạt ý nghĩ
của nhân vật.
+ Câu hỏi tu từ: hỏi như là cách bộc lộ thế giới bên trong mình.
- Nhà nghiên cứu Northrop Frye đã nghiên cứu lời văn, đặc biệt là lời thơ trữ
tình đã cho rằng: Lời ở trong văn bản nghệ thuật gắn với các kinh nghiệm tinh
thần, gắn với thế giới bên trong của mình, nó có tính nội chỉ nên nó quy chiếu
vào bên trong chứ không quy chiếu ra bên ngoài. Nghĩa của văn bản văn học
không trùng khít với nghĩa của ngôn ngữ đời sống.
Ví dụ:
+ Khi ta đọc bài ca dao: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ
tầm xuân...” tất cả đều có lí bởi các yếu tố ở trong văn bản nó quy định chứ
không phải do đối chiếu với những cái ở bên ngoài.
+ “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” – Nguyễn Du: Dây nhỏ máu hay ngón
tay đàn nhỏ máu, tiếng đàn hay cõi lòng nhỏ máu?
- Lời văn nghệ thuật là hiện tượng mang tính đa nghĩa (nghĩa song quan; nghĩa
ví von, ẩn dụ, hoán dụ; nghĩa tượng trưng; nghĩa lấp lửng; nghĩa ngoài lời).
Đây là yêu cầu của lời văn nghệ thuật. Ta thấy rằng ngôn ngữ trong đời sống
thường là ngôn ngữ đi đến cái chỗ bị kí hiệu hóa, nó làm cho tất cả mọi thứ
trong đời sống này đều trở nên minh bạch, trở nên đơn giản, đẹp, phẳng. Và
người ta cho rằng thứ ngôn ngữ như thế thì nó mới giữ trật tự, nó mới giữ được
độ ổn định. Các văn bản mang tính quyền lực nhất trong đời sống đều là những
văn bản hạn chế tối đa sự đa nghĩa. Tất nhiên, vẫn có những văn bản mà người
ta cho rằng nó chất chứa rất nhiều ý nghĩa. Đó là những văn bản trong sách tôn
giáo nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng đấy là văn bản không cởi mở cho tất
cả mọi người để diễn giải nó. Sự diễn giải được phê duyệt nhất bởi những người
như cha sứ, linh mục bởi đó là những người được xem như có thẩm quyền được
diễn giải. Văn bản nghệ thuật dân chủ ở chỗ ai cũng có khả năng diễn giải văn
bản nghệ thuật và nếu như đời sống, ngôn ngữ bị biến thành kí hiệu và trở nên
minh bạch, rạch ròi thì ngôn ngữ trong văn học được phép mơ hồ, được phép
phá vỡ sự rạch ròi rắn chắc của ngôn ngữ. Nếu như không có nghệ thuật, nếu
như thế giới này chỉ là một văn bản đơn nghĩa thì thế giới đó thực ra vô cùng
ngột ngạt với con người, cầm tù con người. Nghệ thuật nuôi chúng ta cái quyền
được mơ mộng. Chính sự mơ hồ làm ta hình dung về khả thể khác của cái sự
cảm nhận, cắt nghĩa thế giới này. Ngôn ngữ văn học phải đi đến chỗ càng ngày
càng trở nên mơ hồ, càng ngày càng trở nên khó nắm bắt, khó kể lại, khó diễn
xuôi, đó là lúc ta phải đẩy lùi tư duy thực dụng của chúng ta để chúng ta cảm
nhận văn học. “Nghệ thuật mà không đưa đến mơ mộng thì cũng đáng xé đi,
như xé bức tranh chim sẻ, không phải vì nó tiểu nhân mà vì nó quá thật." (Cao
Huy Thuần, “Người khuân đá”, NXB Trẻ, 2018). Sự mơ mộng là kết quả của sự
tưởng tượng, nó cũng là kinh nghiệm cho con người ta thoát khỏi sự trói buộc
của lí tính. Nghệ thuật nuôi quyền được mơ mộng. Sự mơ hồ khiến ta cảm nhận
được khả thể khác, cắt nghĩa thế giới này.
NOTE: Khi đọc văn bản văn học, hãy để cho những tư duy thực dụng lùi lại.
Đọc thơ để thưởng thức ngôn ngữ dẫn dụ chúng ta vào thế giới nghệ thuật như
thế nào. Và đời người có được những phút giây thả lỏng đó là cực kì hiếm hoi.
Điều này có thể khiến chúng ta bối rối, hoang mang nhưng nó nói với chúng ta
rằng có những thứ chúng ta chưa biết, có những thứ mà cõi tinh thần của ta
chưa được chạm vào. Rồi đến một lúc nào đó, cái cuốn sách đó, cái trang văn đó
nó vẫn sống trong tâm trí của chúng ta thì rất có thể đến một lúc nào đó, nó sẽ
nói cho chúng ta về một điều rất đặc biệt. Xét cho đến cùng, không có quá nhiều
cuốn sách nói cho chúng ta những điều chỉ riêng chúng ta biết nhưng về cơ bản
thì đừng bao giờ bắt văn bản văn học trở nên minh bạch, dễ nắm bắt như ta học
trong các giờ dạy văn trước đây. Hiện nay các giờ văn ở trường phổ thông
dường như đang giết chết khả năng cảm thụ văn học của học trò bởi chúng ta
thường hỏi những câu hỏi đơn nghĩa, rập khuôn, quy một văn bản tiềm tàng
nhiều khả năng phát nghĩa về một vài ba cái mà chúng ta cho rằng nó đúng.
Hoặc hay lấy những văn bản ít ý thơ nhất để làm ngữ liệu cho đọc hiểu.
- Theo nhà văn hóa học Đức E. Cassier, sự phân biệt nghĩa của tư duy nghệ
thuật và tư duy logic có thể diễn đạt như sau:
Hình thức khái niệm logic Hình thức tư duy nghệ thuật
Lấy tâm vòng tròn làm điểm, mở rộng Từ vòng tròn kết tụ vào tâm điểm
sang tri giác, khái niệm, tư duy
Rõ ràng Mờ tối
Mở ra ngoại biên Nội hàm
Lượng Chất
Bộ phận phân biệt với toàn thể Bộ phận là toàn thể
- Ngôn ngữ văn học thiên về biểu hiện kết tinh, chất, nội hàm và tính toàn thể.
2.3. Ngữ cảnh và ngữ nghĩa trong văn bản:
- Ý nghĩa của ngôn từ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ngữ cảnh là toàn bộ những điều
kiện quy định lời văn, ý nghĩa và giá trị của văn bản. Theo cách hiểu truyền
thống, ngữ cảnh là vị trí, trong đó các yếu tố ngôn ngữ xuất hiện để tạo nên văn
bản, và qua đó mỗi yếu tố ngôn từ thể hiện được ý nghĩa và giá trị của nó. Có 3
loại:
+ Ngữ cảnh văn bản: tình huống cụ thể khi nhân vật văn học giao tiếp với nhau.
+ Ngữ cảnh thời đại: các điều kiện khi tác phẩm được sáng tác ra, tức là bối
cảnh hiện thực
+ Ngữ cảnh văn hóa: ngữ cảnh do phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tâ
lí, ngôn ngữ tạo nên. Để hiểu ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật một thời, ngữ
cảnh văn hóa là yếu tố rất cần thiết.
2.4. Hệ thống phép tu từ:
- Tu từ là cách người ta trau chuốt lời nói để sao cho lời nói ấy có hiệu quả cao
nhất. Vậy nên, ở phương Tây gắn liền với nghệ thuật diễn thuyết. Có một thời
kì dài người ta đồng nhất thi pháp học và tu từ học vì người ta cho rằng lời văn
nghệ thuật là lời văn giàu có về phép tu từ. Gồm:
+ Tu từ ngữ âm: gieo vần, điệp ngữ âm, ...
+ Tu từ ngữ nghĩa: ẩn dụ, hoán dụ là 2 nguyên tắc cơ bản nhất
+ Tu từ ngữ pháp: đảo ngữ, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, ...
+ Tu từ văn bản: quan tâm đến
 Nhan đề - yếu tố rất thử thách đối với người viết.
Ví dụ:
o Nam Cao đổi tên nhan đề cuốn tiểu thuyết của mình từ “Chết mòn”
thành “Sống mòn”
o Xuân Diệu đặt tên bài thơ của mình là “Vội vàng” chứa đựng cả
một thời đại. Ngày trước các nhà thơ Trung đại thường đặt tên: “Tỏ
lòng”, “Thuật hoài”, “...kí” ... Cái tên “Vội vàng” là bước đi dài
trong văn hóa thơ ca.
o Atemschaukel – Herta Muller: Bản dịch tiếng Anh là “The Hunger
Angel”, dịch giả Đỗ Phương Thùy đã chọn dịch là “Nhịp thở chao
nghiêng” bởi bà cho rằng cái hay của cuốn tiểu thuyết này không
phải là tính ẩn dụ của nó mà là cảm giác ngôn ngữ mà nó tạo cho
người đọc.
 Phân chia văn bản thành các khổ, các đoạn, các chương, các hồi
Ví dụ:
o Trong “Từ điển Khazars” – Milorad Pavic: kể câu chuyện về người
Khazars bằng các cụm từ. Vậy nên người đọc có quyền đọc các câu
chuyện này không tuân theo một trật tự nào cả.
o “Những thành phố vô hình” – Italo Calvino: đánh số theo các quy
luật riêng để người đọc sâu chuỗi, tạo ra sơ đồ ẩn của trật tự tiểu
thuyết
o Ở Việt Nam, tác phẩm đánh dấu sự chia khổ đầu tiên đó là bài
“Hầu giời” của Tản Đà
 Quan tâm đến mở đầu và kết thúc
+ Tu từ hiện đại: điểm nhìn, tiêu cự, người kể chuyện... cấu trúc nên văn bản.

You might also like