Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

Mục lục

1. Giới thiệu về TH true milk


2. Giới thiệu sp mới
3. Xác định Mục đích chiến lược
4. Xác định mục tiêu truyền thông
5. Xác định đối tượng TT
6. Xác định thông điệp chủ đề
7. Phát triển phong cách thông điệp
8. Xác định chiến lược truyền thông
9. Chuẩn bị ngân sách

I. TH true milk
- Tập đoàn TH True Milk là một doanh nghiệp có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực
phẩm Được thành lập vào năm 2008 tại Nghệ An, Việt Nam, công ty này chuyên sản
xuất và cung cấp các sản phẩm liên quan đến sữa và thực phẩm.
- Nhà sáng lập: bà Thái Hương
- TH True Milk đã gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2010 và luôn hướng đến mục
tiêu sản xuất những sản phẩm “sữa tươi sạch” đúng nghĩa nhất .
- Với những dấu ấn nổi bật và cam kết về sữa tươi sạch, TH True Milk tiếp tục phát
triển và đóng góp vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam .
- 5 giá trị cốt lõi
+ Vì hạnh phúc đích thực
+ Vì sức khỏe cộng đồng
+ Hoàn toàn từ thiên nhiên
+ Thân thiện với môi trường - Tư duy vượt trội
+ Hài hòa lợi ích
- Hệ sinh thái của TH
II. Sản phẩm mới
- Bánh mì TH true milk
+ Bánh mì gối vị nguyên bản
+ Bánh mì gối ngũ cốc: hạnh nhân, mắc ca, nho khô, óc chó
+ Bánh mì sữa chua
+ Bánh mì gối các vị: dâu, socola, matcha,....

- Nguyên liệu chính: bột mì, bơ TH, sữa, TH, men, hạt dinh dưỡng và các hương liệu

III. Mục đích chiến lược truyền thông


- Mục đích:
+ Gia tăng doanh số và thị phần trong ngành sữa tại thị trường mục tiêu.
+ Giới thiệu và quảng bá sản phẩm mới.
+ Tăng nhận diện và lòng trung thành thương hiệu TH true milk.

- Nhóm khách hàng mục tiêu:


+ Xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm mới (phân khúc tuổi tác,
thu nhập, sở thích,...)
+ Nghiên cứu nhu cầu, thói quen tiêu dùng của nhóm khách hàng này.

- Đặc điểm sản phẩm mới:


+ Tập trung vào những lợi ích và đặc điểm nổi trội của sản phẩm so với sản
phẩm cạnh tranh
+ Xác định điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm hiện có của TH

- Hoạch định thông điệp truyền thông:


+ Xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp, đáp ứng nhu cầu của nhóm khách
hàng mục tiêu
+ Lựa chọn hình thức, kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng mục
tiêu

- Ngân sách truyền thông:


+ Xác định ngân sách hợp lý để triển khai chiến lược truyền thông
+ Phân bổ ngân sách cho các hoạt động truyền thông khác nhau

IV. Mục tiêu truyền thông


Theo báo cáo của một công ty quốc tế nghiên cứu thị trường trong ngành sữa, chỉ số nhận
biết tâm trí hàng đầu của TH true MILK (Top of Mind – TOM brand awareness) là 27%,
nhận biết thương hiệu chung là 85% và chỉ số trung thành là 29%.
- Độ nhận diện thương hiệu:
+ về Thương hiệu TH: tăng độ nhận diện thương hiệu TH lên 90%
+ về SPM: 60% khách hàng biết về sản phẩm mới
+ chỉ số nhận biết tâm trí: tăng lên 45% nhận thức
+ chỉ số trung thành tăng lên 40%

Theo báo cáo tổng hợp từ các sàn thương mại điện tử, doanh số của các sản phẩm TH True
milk trong tháng 7/2023 vừa qua đạt mức cao nhất 8.7 tỷ đồng và 35.8 nghìn về sản lượng
- Doanh thu
+ SPM: bán được ít nhất 500.000 sản phẩm trong 3 tháng truyền thông và duy trì
sau đó
+ SP khác: tăng 10-20% doanh thu so với doanh số năm ngoái

TH true MILK đang chiếm gần 40% phân khúc sữa tươi cao cấp tinh túy từ thiên nhiên ở
miền Bắc và đang tiến mạnh vào thị trường miền Nam
- Độ phủ địa lý:
+ Chiến 45% thị phần sữa và 10% bánh mì đóng gói tại miền Bắc
+ Chiếm thị phần 30% về sữa và 10% bánh mì trong các tỉnh miền Nam

V. Xác định đối tượng truyền thông


5.1. Nhóm khách hàng tiềm năng mới:
- Phân khúc theo độ tuổi:(6 - 40 tuổi) trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành, học sinh,
sinh viên, người cần nạp năng lượng nhanh vào buổi sáng hoặc bữa xế.
- Phân khúc theo thu nhập: từ thấp đến cao
- Phân khúc theo sở thích/lối sống: ưa chuộng sức khỏe, chăm chút sắc đẹp, là ưu tiên số một
của người dùng khi lựa chọn sản phẩm sạch chất lượng cao.
- Ưu tiên đối tượng mục tiêu:
+ Nhóm ưu tiên 1: hộ gia đình, gia đình có con ở độ tuổi đi học tiểu học, thcs,
thpt, tuổi từ 25 - 40, sống tại thành phố lớn, có thu nhập khá và cao, quan tâm
đến sức khỏe, thường xuyên sử dụng mạng xã hội và mua sắm online.
+ Nhóm ưu tiên 2: học sinh, sinh viên , tuổi từ 12 - 24, sống tại thành phố lớn, có
thu nhập khá, yêu thích đồ ăn tiện lợi mà vẫn tốt cho sức khỏe, thích trải
nghiệm những sản phẩm mới lạ, hay đi ăn uống, tụ tập bạn bè.

5.2. Khách hàng hiện tại của TH:


- Những khách hàng trung thành với thương hiệu
- Khách hàng đã từng sử dụng các dòng sản phẩm khác của TH

5.3. Các nhóm có ảnh hưởng:


- Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, nhà tư vấn
- Blogger, người nổi tiếng có ảnh hưởng đối với nhóm khách hàng mục tiêu
- Nhà bán lẻ, kênh phân phối chính

5.4. Báo chí/truyền thông:


- Báo chí, truyền hình
- Mạng xã hội, trang web uy tín
- Tạp chí chuyên ngành liên quan

VI. Xác định thông điệp chủ đề


- Tên thông điệp: "Bánh Mì TH True Milk - Chia Sẻ Yêu Thương, Nối Kết Gia
Đình"
- Thông điệp chủ đề: Thông điệp hướng tới cảm xúc. Tên thông điệp "Bánh Mì TH
True Milk - Chia Sẻ Yêu Thương, Nối Kết Gia Đình" truyền tải được một thông điệp
chủ đề sâu sắc, gắn kết tới cảm xúc của người tiêu dùng và góp phần xây dựng hình
ảnh thương hiệu một cách mạnh mẽ và đáng tin cậy

- Phân tích tên thông điệp:


+ Yêu thương và chia sẻ:
● Gợi cảm xúc tích cực: Thông điệp này nhấn mạnh đến giá trị của yêu
thương và chia sẻ, khơi gợi cảm xúc tích cực trong người tiêu dùng.
Nó tạo ra một liên kết về sự quan tâm, sự quý trọng và lòng tốt đẹp mà
sản phẩm mang lại.
● Gắn kết với gia đình: Việc sử dụng các từ ngữ như "chia sẻ" và "nối
kết gia đình" không chỉ đơn giản là một mô tả mà là một lời hứa về sự
gắn bó và hạnh phúc gia đình.
+ Gắn kết và sự thân thiết:
● Việc sử dụng "Nối Kết Gia Đình" là một cách để thể hiện rằng sản
phẩm không chỉ là một sản phẩm ăn uống mà còn là một phương tiện
để gia đình thể hiện tình cảm và tương tác. Thông điệp này khơi gợi
hình ảnh về các gia đình thưởng thức bữa ăn cùng nhau, tạo nên những
khoảnh khắc gắn kết và hạnh phúc.
+ Giá trị thương hiệu
● Cam kết với chất lượng: Liên kết với thương hiệu TH True Milk, thông
điệp này tạo dựng sự tin tưởng về cam kết của thương hiệu với chất
lượng sản phẩm. Nó không chỉ là việc bán sản phẩm mà còn là một lời
hứa về sự chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của người
tiêu dùng.
● Xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ: Bằng cách liên kết với gia
đình và yêu thương, thông điệp này giúp xây dựng một hình ảnh
thương hiệu mạnh mẽ, đáng tin cậy và gần gũi với khách hàng.
Thương hiệu trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của người tiêu dùng, mang đến cho họ cảm giác an toàn và hài lòng.

VII. Phát triển phong cách thông điệp


- Phong cách thông điệp cảm xúc:
+ Xây dựng video tập trung vào hình ảnh gia đình hạnh phúc, quây quần bên
nhau vào buổi sáng, cùng chuẩn bị và thưởng thức bữa sáng với sản phẩm
bánh mì. Tông màu chủ đạo sẽ là tươi sáng và ấm áp, nhằm truyền tải thông
điệp về sự gắn kết gia đình và sự khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
+ Tạo ra một khung cảnh cảm xúc yêu thương hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình
trong mỗi bữa sáng với sự đơn giản nhưng vô cùng chất lượng của sản phẩm
+ Kích thích cảm xúc và tạo ra câu chuyện gia đình thú vị và ý nghĩa cho người
tiêu dùng
+ Tập trung vào sự kết nối gia đình, tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau.
Sản phẩm bánh mì là cầu nối giúp gia đình bắt đầu một ngày mới đầy năng
lượng và hạnh phúc.

VIII. Xác định chiến lược truyền thông


8.1. Owned Media (Kênh sở hữu): kênh truyền thông do chính thương hiệu sở hữu, không
yêu cầu chi phí để đăng tải nội dung.

Với sản phẩm mới “bánh mì” của TH True Milk:

8.1.1. Giới thiệu sản phẩm mới trên trang Website chính thức của TH True Milk. (2
tháng)

- Ở phần trang chủ đặt banner hoặc pop-up giới thiệu sản phẩm mới ngay trên trang chủ
để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Cập nhật thông tin chi tiết về sản phẩm mới, bao gồm mô tả, hình ảnh, lợi ích, nguyên
liệu và các thông tin liên quan khác.

- Viết bài blog giới thiệu về sản phẩm mới, chia sẻ các câu chuyện hoặc quá trình phát
triển sản phẩm để tạo sự kết nối với khách hàng.
8.1.2 Sử dụng SMS marketing (1 tuần trc ra mắt, 1 ngày ra mắt, 1 tháng sau khi ra mắt)
- Gửi tin nhắn đến các khách hàng đã đăng ký thông báo ra mắt sản phẩm mới và các
chương trình khuyến mãi liên quan, email nên bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm,
các chương trình khuyến mãi, và liên kết đi đến trang sản phẩm mới trên website.
- Gửi mã giảm giá hoặc ưu đãi cho khách hàng thân thiết.

8.1.3 Sử dụng các trang mạng xã hội của TH True Milk. (1 - 2 bài/ ngày/ 2 tháng)

- Facebook:
+ Đổi ảnh đại diện và ảnh bìa về sản phẩm mới.
+ Đăng bài viết, hình ảnh, và video giới thiệu sản phẩm mới.
+ Đăng story hay reel để cập nhật nhanh thông tin và tạo sự tương tác với người
dùng và khách hàng.
- Youtube, Tiktok:
+ Đăng video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm mới.

8.2. Paid Media (Kênh trả phí): kênh truyền thông mà thương hiệu cần chi trả một khoản
tiền để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình.
8.2.1 Quảng cáo (100M - 2 tháng)
- Search ads (Google), Display ads (Quảng cáo hiển thị), Quảng cáo video (YouTube
ads) để tiếp cận người dùng khi họ tìm kiếm hoặc xem nội dung liên quan. (bánh mì,
sản phẩm ăn sáng,....)
- Tạo các chiến dịch quảng cáo trên Facebook và TikTok để giới thiệu sản phẩm mới,
nhắm đến các đối tượng mục tiêu dựa trên độ tuổi, sở thích và hành vi. (hiện TVC và
các sản phẩm mới)

8.2.2 Quảng cáo trên mạng xã hội (100M - 2 tháng)


- Facebook: Tạo các quảng cáo trên Facebook để giới thiệu sản phẩm mới, hướng đến
đối tượng mục tiêu dựa trên độ tuổi, sở thích và hành vi.
- TikTok: Tận dụng không gian TikTok để tạo các video ngắn giới thiệu sản phẩm, hợp
tác với các KOL/Influencer để tạo content sáng tạo và hấp dẫn. (quay TVC ngắn
15-30s)

8.2.3 Quảng cáo ngoài trời (40M - 2 tháng)


- Billboards: Đặt biển quảng cáo tại các vị trí chiến lược như trung tâm thành phố, ngã
tư đường, chỗ dừng đèn đỏ hoặc gần các siêu thị lớn để thu hút sự chú ý. (hiện bánh
mì và thông điệp)
8.2.4 Quảng cáo truyền hình (100M - 2 tháng)
- Phát quảng cáo (15s) vào các khung giờ vàng và giữa phim truyện có lượng người
xem chương trình cao như VTV1 và VTV3 để giới thiệu sản phẩm mới đến đông đảo
khán giả.

- Quảng cáo tích hợp - product placement: Đặt sản phẩm một cách tự nhiên vào trong
các chương trình truyền hình, phim hoặc show.
+ Quảng cáo đặt sản phẩm mới của TH một cách tự nhiên vào phim “Sao Kim
bắn tim Sao Hỏa” (sẽ phát sóng vào 27/6/2024) trong những phân cảnh ăn
sáng hoặc chuẩn bị đồ ăn sáng của các nhân vật trong phim. (giá khoảng 1
ngàn đô ~ 25tr)
8.2.5 Booking KOL/KOC (55M)
- Trang lou: Trang lou là gương mặt không còn quá xa lạ với giới trẻ hà nội. Là một
trong những hot mom rất được yêu thích hiện nay. Trên các nền tảng mạng xã hội,
mọi khoảnh khắc về đời sống được cô nàng Hot Mom chia sẻ luôn được mọi người
quan tâm và yêu mến bởi cuộc sống gia đình hạnh phúc cùng sự đáng yêu của 2 nhóc
Xoài và Dừa.

- Lý do lựa chọn Trang lou


+ Trang lou sở hữu hơn 700k lượt theo dõi trên Facebook, 2M lượt theo dõi trên
instagram và 687k lượt theo dõi trên Tiktok. Độ phủ sóng rộng rãi tiếp cận
được tới khách hàng
+ Trang Lou là một influencer nổi tiếng , đặc biệt là trên mạng xã hội. Cô
thường chia sẻ về cuộc sống cá nhân, gia đình, và các trải nghiệm hàng ngày
trên các nền tảng như Facebook và Instagram. Điều này phù hợp với thông
điệp mà sản phẩm đang hướng tới
- Thông tin giá booking
+ Kênh booking: Tiktok ( Xoaifam)
+ 20 triệu: 1 video quảng cáo sản phẩm (được cô đăng tải trên trang chính chủ
tiktok “ xoaifam”
+ 25triệu: Quay TVC cho sản phẩm mới
+ 10 triệu: Chi phí ngoài như make up, trang phục, địa điểm, di chuyển, ăn uống
phát sinh, diễn viên quần chúng,..
- Kế hoạch quay TVC
+ Lên moodboard và trao đổi với trang lou và ekip ( photo, stylist, cameraman,
make up, ….) về tình thần của sản phẩm mới, thông điệp của sản phẩm “ Chia
sẻ yêu thương, nối kết gia đình”
+ Tiến hành quay TVC và thời gian hoàn thành kế hoạch sản xuất hình ảnh : 5-7
ngày

- Thông tin kol/koc ( Phương án dự phòng )


+ Hoàng Thanh Loan: Cô từng là hotgirl đời đầu của Hà Thành và giờ đây cô
cũng được biết đến là một hot mom được ưa chuộng hiện nay. Cô sở hữu 421k
lượt theo dõi trên facebook, hơn 700k lượt theo dõi trên tiktok (Gia đình cam
cam) và 825k lượt theo dõi trên instagram và hơn 1 triệu lượt theo dõi trên
youtube. Trên các nền tảng xã hội cô hay quay video chia sẻ cuộc sống hằng
ngày của cô và chồng cùng con gái đáng yêu.
+ Chi phí booking 20tr/ Tvc và 15tr/ quảng cáo sản phẩm mới và được đăng tải
trên nền tảng tiktok (gia đình cam cam)
8.3 Earned media:
8.3.1 Sự kiện:
- Tổ chức buổi ra mắt sản phẩm mới “bánh mì” của TH True Milk mời các cánh báo
chí, influencer, blogger đến trải nghiệm và sự tham gia của khách hàng và người quan
tâm. Sự kiện sẽ có mục dùng thử sản phẩm, tham gia chơi những trò chơi với các
phần thưởng đến từ TH để khuyến khích việc chia sẻ và up bài, đánh giá sản phẩm
trên các trang mạng xã hội và website. Đảm bảo những đánh giá, bài viết tích cực và
trải nghiệm hài lòng từ người dùng để tạo ra làn sóng tích cực cho sản phẩm. (1 ngày)

8.3.2 Dùng thử:


- Dùng thử sản phẩm mới tại các cửa hàng của TH (2 tuần),
- Đến các trường tiểu học, THCS (1 ngày) để mọi người có thể trải nghiệm.
- Quầy ăn thử tại các siêu thị lớn: AEON, bigC,... (1 tuần đầu)

8.3.3 Mạng xã hội: (1 tháng)


- Tạo cho sản phẩm một hashtag riêng (#banhmiTH, #chiaseyeuthuongketnoigiadinh,
#THtruemilk) và khuyến khích khách hàng sử dụng khi họ đăng bài chia sẻ hay up
bài/video. Điều này giúp theo dõi và tổng hợp các bài viết liên quan dễ dàng hơn.

8.3.4 Làm từ thiện


- Tài trợ bánh mì và sữa cho các bên làm từ thiện để trao đến cho những người có hoàn
cảnh khó khăn từ các vùng nghèo khó hay những người vô gia cư và đặc biệt là những
em nhỏ và học sinh trên vùng cao để các em có những bữa ăn no và có sức đến trường
tiếp nhận kiến thức để giúp cuộc sống mình tốt hơn. (40k bmì- 40k hộp sữa)

X. Chi phí rủi ro


- Rủi ro về sản phẩm:
+ Chất lượng sản phẩm không đồng nhất: Nếu các lò bánh không tuân thủ đúng
công thức hoặc quy trình sản xuất, chất lượng bánh mì có thể thay đổi giữa các
lô hàng, gây ra sự không hài lòng của khách hàng.
+ Vấn đề về hương vị: Nếu hương vị bánh mì không phù hợp với khẩu vị khách
hàng mục tiêu, sản phẩm sẽ khó được chấp nhận trên thị trường.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nếu quá trình sản xuất, đóng gói hoặc vận chuyển
không đảm bảo vệ sinh, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, ô nhiễm hoặc
các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng.
- Rủi ro về thị trường:
+ Không được thị trường đón nhận: Nếu sản phẩm mới không đáp ứng được nhu
cầu hoặc thị hiếu của khách hàng, nó sẽ không được đón nhận và doanh số sẽ
thấp.
+ Cạnh tranh gay gắt: Thị trường bánh mì có thể đã bão hòa với nhiều sản phẩm
tương tự, khiến sản phẩm mới khó tạo được lợi thế cạnh tranh.
+ Định vị sai lệch: Nếu định vị sản phẩm không phù hợp với nhóm khách hàng
mục tiêu hoặc với vị trí trên thị trường, sẽ khó thu hút được sự chú ý của
khách hàng.
+ Chiến lược tiếp thị kém hiệu quả: Nếu chiến lược quảng cáo, khuyến mãi hoặc
phân phối không hiệu quả, sẽ khó đạt được doanh số mong muốn.
- Rủi ro về tài chính:
+ Chi phí sản xuất cao: Nếu chi phí sản xuất, nguyên liệu, lao động hoặc đóng
gói cao hơn dự kiến, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
+ Doanh số thấp: Nếu sản phẩm không được đón nhận hoặc không bán được
nhiều, sẽ dẫn đến doanh thu thấp, không đủ bù đắp chi phí đầu tư.
+ Tồn kho lớn: Nếu sản phẩm không bán chạy, sẽ dẫn đến tình trạng tồn kho lớn,
làm tăng chi phí lưu kho và nguy cơ hàng hóa hư hỏng.
+ Đầu tư quá lớn: Nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào việc ra mắt sản phẩm
mới mà không có kế hoạch tài chính phù hợp, sẽ gây áp lực lên tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
- Rủi ro về pháp lý:
+ Vi phạm về nhãn mác: Nếu thông tin trên nhãn sản phẩm không chính xác
hoặc gây hiểu nhầm, có thể vi phạm các quy định về nhãn mác sản phẩm.
+ Vi phạm về thành phần: Nếu sản phẩm chứa các thành phần không được phép
hoặc không khai báo đầy đủ, có thể vi phạm các quy định về an toàn thực
phẩm.
+ Vi phạm về quảng cáo: Nếu quảng cáo sản phẩm có nội dung gây hiểu nhầm,
gian dối hoặc so sánh không công bằng, có thể vi phạm các quy định về quảng
cáo.
+ Tranh chấp sở hữu trí tuệ: Nếu sản phẩm mới vi phạm bằng sáng chế, nhãn
hiệu hoặc bí quyết công thức của đối thủ cạnh tranh, có thể dẫn đến tranh chấp
pháp lý.
- Rủi ro về nguồn cung cấp:
+ Gián đoạn nguồn cung: Nếu xảy ra sự cố với nhà cung cấp nguyên liệu chính
như lúa mì, men nở hoặc vật tư đóng gói, có thể gây gián đoạn trong sản xuất.
+ Thiếu hụt nguồn cung: Nếu nhu cầu sản phẩm tăng cao đột ngột mà nhà cung
cấp không đáp ứng kịp, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, ảnh hưởng đến doanh
số.
+ Chất lượng không đồng nhất: Nếu các nhà cung cấp không duy trì chất lượng
nguyên liệu ổn định, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Nguồn:
- https://dangcongsan.vn/thong-tin-kinh-te/th-true-milk-thuong-hieu-sua-tuoi-sach-hang
-dau-563460.html
- https://viracresearch.com/thi-truong-sua-2023-tong-quan-va-trien-vong/#:~:text=Theo
%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%E1%BB%95ng%20h%E1%BB%A3p%20t
%E1%BB%AB%20c%C3%A1c%20s%C3%A0n%20th%C6%B0%C6%A1ng%20m
%E1%BA%A1i,35.8%20ngh%C3%ACn%20v%E1%BB%81%20s%E1%BA%A3n
%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng.
- https://www.linkedin.com/pulse/b%E1%BA%A3ng-gi%C3%A1-qu%E1%BA%A3ng
-c%C3%A1o-khung-gi%E1%BB%9D-v%C3%A0ng-vtv-2024-nguy%E1%BB%85n-
ph%C3%BA-danh-pl2cc#:~:text=B%E1%BA%A3ng%20gi%C3%A1%20qu%E1%B
A%A3ng%20c%C3%A1o%20khung%20gi%E1%BB%9D%20v%C3%A0ng%20tr%
C3%AAn%20VTV3%3A,%2C%2030s%20%2D%2017.000.000%C4%91.
- https://productplacement.marketing/product-placement-cost/

You might also like