Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1. Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10%, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 2 năm N, đơn vị có tình
hình về vật liệu A như sau: (đơn vị tính: 10.000đ)
1. Tồn kho vật liệu A đầu kỳ về số lượng là 5.000kg, đơn giá là 5/kg
2. Ngày 12/02/N, đơn vị mua và nhập kho 6.000kg vật liệu A với giá trên hóa đơn là 6/kg,
thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển, bốc dỡ với giá chưa thuế là 0,5/kg, thuế GTGT là 5%
3. Ngày 20/2, đơn vị xuất 3.000kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm.
Tính giá trị xuất kho ngày 20/2/N của vật liệu A theo phương pháp Nhập trước xuất trước
(FIFO) và định khoản nghiệp vụ trên
a. Nợ TK 621 – Chi phí NVLTT: 36.000
Có TK 152 – NVL: 36.000
b. Nợ TK 621 – Chi phí NVL TT: 15.000
Có TK 152 – NVL: 15.000
c. Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung: 36.000
Có TK 152 – NVL: 36.000
d. Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung: 20.000
Có TK 152 – NVL: 20.000
2. Vào đầu niên độ kế toán 1/1/N, tài sản của công ty JG là 350.000 trđ, vốn chủ sở hữu là
150.000trđ. Trong năm, tài sản của công ty tăng thêm 45.000trđ và nợ phải trả giảm đi
22.500trđ. Hãy xác định vốn chủ sở hữu của công ty JG vào cuối niên độ kế toán 31/12/N?
a. 150.000
b. 160.000
c. 257.500
d. Các phương án trên đều sai
3. Khoản mục “trả trước cho người bán” thuộc:
a. Tài sản
b. Nguồn vốn
c. Không thuộc tài sản hay nguồn vốn của đơn vị
a. Tất cả các phương án trên đều sai
4. Nhận định nào đúng trong những nhận định sau về Nợ phải trả của doanh nghiệp:
a. Là nguồn lực do đơn vị kiểm soát
b. Được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải
trả
c. Là nghĩa vụ sắp tới của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện sắp xảy ra
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
d. Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
5. Chức năng của kế toán
a. Thông tin thu nhập xử lý chỉ đạo, thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
đên các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
b. Điều hành các hoạt động sxkd trong dn
c. Giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh
d. Cả a và c đúng
6. Hai tài sản giống nhau được doanh nghiệp mua ở hai thời điểm (hoặc 2 nơi khác nhau)
nên có giá khác nhau. Như vậy khi ghi nhận giá trị của hai tài sản này, kế toán phải tuân thủ:
a. Hai tài sản giống nhau thì phải ghi cùng giá
b. Căn cứ vào chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản
c. Căn cứ vào sự thay đổi của giá thị trường
d. Các phương án a, b, c đều sai
7. Nhận định nào sau đây là sai:
a. Theo nguyên tắc trọng yếu, tính trọng yếu phụ thuộc vào số tiền và tính chất của thông tin
hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể
b. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi nhận tại
thời điểm phát sinh không phụ thuộc vào thời điểm thu hoặc chi tiền
c. Theo nguyên tắc phù hợp, không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu
nhập, Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.
d. Theo nguyên tắc hoạt động liên tục, giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động liên tục
và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần
8. Tổng tài sản của Doanh nghiệp được tài trợ bằng những nguồn nào?
a. Nguồn vốn kinh doanh
b. Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
c. Nguồn vốn chủ sở hữu
d. Nguồn vốn kinh doanh + nợ phải trả
9. Khoản mục “Hàng đang đi gửi bán” thuộc:
a. Tài sản
b. Nguồn vốn
c. Không thuộc tài sản hay nguồn vốn của đơn vị
d. Tất cả các phương án trên đều sai
10. Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về:
a. Các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp
b. Tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm
c. Sự biến động tài sản và nguồn vốn
d. Cả 3 câu trên đều đúng
11. Số liệu trên báo cáo tình hình tài chính phản ánh số liệu:
a. Trong một năm hoặc một quý
b. Tại một thời điểm cụ thể
c. Trong một năm
d. Trong một quý
12. Trên Bảng cân đối kế toán, Chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng được ghi nhận vào:
a. Đầu tư khác
b. Các khoản tương đương tiền
c. Tiền
d. Đầu tư tài chính ngắn hạn
13. Nghiệp vụ: Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp chuyển khoản qua ngân hàng
thuộc quan hệ đối ứng:
a. Nguốn vốn tăng – nguồn vốn giảm
b. Tài sản tăng – nguồn vốn tăng (VCSH tăng)
c. Tài sản giảm – nguồn vốn giảm
d. Tài sản tăng – tài sản giảm
14. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình
và kết quả hoạt động kinh doanh:
a. Tại thời điểm báo cáo
b. Trong kỳ kế toán của đơn vị
c. Trong hoạt động bán hàng
d. Trong nghĩa vụ phải thực hiện với ngân sách Nhà nước
15. Chứng từ nào có giá trị ghi sổ kế toán
a. Lệnh chi
b. Bảng kê nộp séc
c. Hóa đơn giá trị gia tăng
d. ủy nhiệm chi
16. Nếu có các số liệu về tài sản, nguồn vốn như sau (đơn vị tính:triệu đồng): tiền mặt: 140,
hàng hóa: 160, tài sản cố định hữu hình: 200, hao mòn tài sản cố định: 50, vay ngân hàng:
140, vốn đầu tư của chủ sở hữu: 250 thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là:
a. 80
b. 20
c. 40
d. 60
17. Chứng từ nào sau đây không phải chứng từ gốc:
a. Phiếu thu
b. Hóa đơn bán hàng
c. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
d. Bảng kê chi tiền
18. Số dư của tài khoản kế toán phản ánh:
a. Phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ
b. Phản ánh tình hình hiện có của đối tượng kế toán tại một thời điểm nhất định (đầu kỳ
hoặc cuối kỳ)
c. Cả hai phương án a và b đều đúng
d. Cả hai phương án a và b đều sai
19. Căn cứ vào kết cấu của tài khoản, Tài khoản 152 – Nguyên vật liệu là loại tài khoản:
a. Tài khoản điều chỉnh
b. Tài khoản cơ bản
c. Tài khoản hỗn hợp
d. Tài khoản nghiệp vụ
20. Kết cấu của nhóm tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản phải ánh tài sản
a. Số phát sinh tăng ghi Có, số phát sinh giảm ghi bên Nợ, không có số dư cuối kỳ.
b. Số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, số dư cuối kỳ nằm bên Nợ, số phát sinh giảm nằm bên
Có.
c. Số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, số dư cuối kỳ đều nằm bên Có, số phát sinh giảm nằm
bên Nợ
d. Số phát sinh tăng ghi bên Nợ, số phát sinh giảm ghi bên Có, không có số dư cuối kỳ
21. Nghiệp vụ “Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A”, kế toán định khoản:
a. Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 111 – tiền mặt
b. Nợ TK 141 – tạm ứng
Có TK 111 – tiền mặt
c. Nợ TK 111 – tiền mặt
Có TK 141 – tạm ứng
d. Nợ TK 141 – tạm ứng
Có TK 334 – phải trả người lao động
22. Đơn vị mua tài sản cố định hữu hình 500 triệu đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng), chưa trả tiền người bán. Thuế suất thuế GTGT là 10%. đơn vị tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ. Định khoản nghiệp vụ này là (đvt: triệu đồng):
a. Nợ TK 211:500
Nợ TK 133: 50
Có TK 331:550
b. Nợ TK 211: 550
Có TK 133: 50
Có TK 331: 500
c. Nợ TK 211: 550
Có TK 331: 550
d. Nợ TK 211: 500
Nợ TK 133: 50
Có TK 111: 550
23. Nghiệp vụ sau có nội dung kinh tế:
Nợ TK TSCĐ HH: 800
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ 80
Có TK TGNH: 880
a. Doanh nghiệp mua tài sản cố định với trị giá mua chưa thuế gtgt 10% là: 880
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
b. Doanh nghiệp mua tài sản cố định với trị giá mua chưa thuế gtgt 10% là: 880 chưa
trả tiền cho người bán
c. Doanh nghiệp mua tài sản cố định với trị giá mua chưa thuế gtgt 10% là: 800,
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
d. Doanh nghiệp mua tài sản cố định với trị giá mua chưa thuế gtgt 10% là: 880,
thanh toán bằng tiền mặt
24. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương
tiền, đây là nội dung của nguyên tắc:
a. Hoạt động liên tục
b. Phù hợp
c. Cơ sở dồn tích
d. Nhất quán
25. Phương pháp được sử dụng để tiến hành kiểm kê tiền gửi ngân hàng là:
a. Kiểm kê hiện vật
b. Kiểm kê đối chiếu
c. Đếm
d. Cân, đo

You might also like