26 - De Nhch- Sinh 10-Cđ26 (Vòng 3) -Giam Phan

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

CHỦ ĐỀ: GIẢM PHÂN

1. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN


1.1 Biết
Câu 1: Quá trình giảm phân xảy ra ở
A. tế bào sinh dục trưởng thành. B. tế bào sinh dưỡng. C. hợp tử. D. giao tử.
Câu 2: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
A. kì trung gian. B. kì đầu, kì giữa, kì sau. C. kì sau. D. kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Câu 3: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 4: Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân, các nhiễm sắc thể trong tế bào ở trạng thái
A. đơn, dãn xoắn. B. kép, dãn xoắn. C. đơn co xoắn. D. kép, co xoắn.
Câu 5: Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là
A. tăng gấp đôi. B. bằng. C. giảm một nửa. D. ít hơn một vài cặp.
Câu 6: Kết thúc quá trình giảm phân II, số lượng NST ở tế bào con thay đổi như thế nào?
A. Giống hệt tế bào mẹ (2n). B. Giảm đi một nửa (n).
C. Gấp đôi tế bào mẹ (4n). D. Gấp ba tế bào mẹ (6n).
Câu 7: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở
A. kì trung gian. B. kì giữa I. C. kì đầu I. D. kì cuối I.
Câu 8: Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST 2n. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST n.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST 2n. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST n.
Câu 9: Sau 2 lần phân bào của giảm phân, kết quả đã tạo ra
A. các hợp tử. B. tế bào sinh dục sơ khai. C. tế bào giao tử với bộ NST đơn bội. D. tế bào xôma.
Câu 10: Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 1 tinh trùng và 3 thể cực.
Câu 11: Đối với các loài sinh sản hữu tính, bộ NST của loài được duy trì qua các thế hệ dựa trên cơ sở nào?
A. Quá trình nguyên phân và giảm phân. B. Quá trình giảm phân và thụ tinh.
C. Quá trình nguyên phân và thụ tinh. D. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 12: Ở GP II, các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng?
A. Hai hàng. B. Một hàng. C. Ba hàng. D. Bốn hàng.
Câu 13: Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là
A. Tăng gấp đôi. B. Bằng. C. Giảm một nửa. D. Tăng gấp ba.
Câu 14: Ở kì giữa giảm phân I, NST
A. bắt đầu phân li. B. bắt đầu tháo xoắn.
C. xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. D. xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 15: Ở Ruồi giấm (2n = 8). Kết thúc lần giảm phân II sẽ tạo ra
A. tế bào có 8 NST đơn. B. tế bào có 4 NST kép. C. tế bào có 4 NST đơn. D. tế bào có 8 NST kép.
1.2 Hiểu
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG đúng đối với kì cuối I của giảm phân?
A. Có hai tế bào con. B. Các NST ở dạng sợi kép.
C. Các tế bào con có số lượng NST bằng một nửa tế bào gốc. D. Có hai tế bào con., các NST ở dạng sợi đơn.
Câu 2: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là
A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn. B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. D. sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 3: Điểm nào ở giảm phân I và giảm phân II là không giống nhau?
A. Sự xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo. B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. D. Sự phân li của các nhiễm sắc thể.
Câu 4: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là
A. không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể. B. các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ.
C. các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì. D. có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể.
1
Câu 5: Trong giảm phân, sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở
A. kì sau của lần phân bào II. B. kì sau của lần phân bào I.
C. kì cuối của lần phân bào I. D. kì cuối của lần phân bào II.
Câu 6: Ở kỳ sau I của giảm phân, sự phân li của các nhiễm sắc thể diễn ra như thế nào?
A. Phân li ở trạng thái đơn. B. Phân li nhưng không tách tâm động.
C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào. D. Tách tâm động rồi mới phân li.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giảm phân?
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Có một lần phân bào.
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma. D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội.
Câu 8: Khi nói về quá trình giảm phân, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
B. Kết hợp với sự thụ tinh, giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp trong sinh sản hữu tính.
C. Là cơ chế hình thành giao tử trong quá trình sinh sản hữu tính.
D. Tăng nhanh số lượng tế bào giúp cơ thể lớn nhanh, tạo sự đa dạng di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
Câu 9: Về mặt di truyền, sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể ở kì đầu trong quá trình giảm phân có ý nghĩa gì?
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 10: Để cho vật nuôi sinh sản theo ý muốn, người ta có thể sử dụng biện pháp nào để kích thích quá trình sinh
sản cho vật nuôi?
A. tiêm huyết thanh. B. tiêm hormone sinh dục. C. chế độ ăn nhiều protein. D. chế độ ăn nhiều lipid.
Câu 11: Trong các yếu tố sau, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
(1) Điều kiện vât lí, hóa học và môi trường sống
(2) Chế độ ăn uống
(3) Di truyền
(4) Hormone
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Một nhà khoa học đang nghiên cứu giảm phân trong nuôi cấy mô tế bào đã sử dụng một dòng tế bào với
một dột biến làm gián đoạn giảm phân. Nhà khoa học cho tế bào phát triển trong khoảng thời gian mà giảm phân sẽ
xảy ra. Sau đó bà quan sát thấy số lượng các tế bào trong môi trường nuôi cấy đã tăng gấp đôi, Chromatit đã tách
ra. Dựa trên những quan sát này, giai đoạn nào của phân bào sinh dục bị gián đoạn trong dòng tế bào này ?
A. Kỳ sau I. B. Kỳ giữa I. C. Kỳ sau II. D. Kỳ giữa II
Giải: Các chromait đã tách ra → kỳ sau, hoặc kỳ cuối → loại B,D
Số lượng tế bào đã tăng gấp đôi → đã trải qua 1 lần phân bào nên không thể là kỳ sau I
Đáp án cần chọn là: C.
1.3 Vận dụng
Câu 1: Cho các phát biểu sau đây
I. Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô
sắc.
II. Ở kì cuối II, các nhiễm sắc thể kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện,
thoi phân bào tiêu biến.
III. Các nhiễm sắc thể co xoắn lại ở kì đầu II.
IV. Ở kì sau I, mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra tạo thành 2 nhiễm sắc thể đơn, mỗi nhiễm sắc thể đi về 1 cực của tế
bào.
Số phát biểu sai về quá trình giảm phân là
A. 1. B. 0. C. 3. D. 2.
Câu 2: Các hoạt động của nhiễm sắc thể trong kì đầu của giảm phân I theo thứ tự là
I. Các nhiễm sắc thể kép co xoắn.
II. Từng cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp với nhau.
III. Có thể xảy ra trao đổi chéo.
IV. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra.
2
Phương án đúng là
A. I → III → II → IV. B. I → II → III → IV. C. II → III → I → IV. D. II → IV → I → III.
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, cho các phát biểu sau
I. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
II. Trao đổi chéo của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I.
III. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì sau I.
IV. Các nhiễm nhiễm sắc thể kép xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Có bao nhiêu hiện tượng giải thích tính đa dạng của các loại giao tử?
A. I, II. B. I, IV. C. II, III. D. III, IV.
Câu 4: Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do
A. xảy ra nhân đôi ADN và NST ở kì trung gian và sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng ở kì sau.
B. có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.
C. ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
D. Có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I và sự phân li độc lập của các cặp NST
tương đồng ở kì sau.
Câu 5: Cho các nội dung nói về vai trò của quá trình phân bào như sau
(1) Tạo nên sự đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
(2) Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trưng ở các loài sinh sản hữu tính.
(3) Giúp các cơ quan sinh trưởng và phát triển.
(4) Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng.
Có bao nhiêu nội dung nêu lên vai trò của giảm phân?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Cho các yếu tố sau
(1) Sóng điện thoại di động.
(2) Chất dioxin.
(3) Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm.
(4) Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân tạo giao tử ở nam giới là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A. 16. B. 32. C. 64. D. 128.
Câu 8: Một tế bào sinh dục cái có 2n = 8 giảm phân tạo giao tử, trong tất cả các tế bào giao tử có bao nhiêu NST?
A. 4. B. 16. C. 8. D. 32.
Câu 9: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm được trong trường hợp này

A. 40. B. 80. C. 120. D. 160.
Câu 9: Từ 20 tế bào sinh trứng giảm phân sẽ tạo ra:
A. 40 thể định hướng. B. 20 thể định hướng C. 80 trứng. D. 20 trứng.
Lời giải: Số tế bào trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng = 20
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Có 3 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân số thể định hướng đã tiêu biến là
A. 12. B. 9. C. 3. D. 1
Câu 11: Có 5 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân số thể định hướng đã tiêu biến là
A. 12. B. 5. C. 10. D. 15
Câu 12: Có 15 tế bào sinh dục đực chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào
con được tạo ra sau giảm phân là:
A. 15. B. 80. C. 40. D. 60
Câu 13: Một cá thể ong đực khi tạo giao tử cho bao nhiêu loại tinh trùng tối đa là:
A. 0. B. 216. C. 1. D. 4

3
Câu 14: Ở ruồi giấm 2n = 8. Biết giảm phân không có trao đổi chéo, số loại giao tử tối đa tính theo lí thuyết của
loài là:
A.16. B. 28. C. 34. D. 4
1.4 Vận dụng cao
Câu 1: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào
con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh
dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là ?
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 2: Xét kiểu gen AaBb, xác định số loại giao tử tối đa được tạo ra trong hai trường hợp: Có 1 tế bào giảm phân
và có 3 tế bào giảm phân.
A. 1 và 2. B. 2 và 4. C. 2 và 6. D. 4 và 6
Câu 3: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì
sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào?
A. X, Y, XX, YY, XY và O. B. XY, XX, YY và O. C. X, Y, XY và O. D. XY và O.
Câu 4: Sau một đợt giảm phân của 10 tế bào sinh trứng, người ta thấy có tất cả 720 NST bị tiêu biến trong các thể
định hướng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 60%. Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài và số hợp tử tạo ra là:
A. 2n = 24 và 6 hợp tử. B. 2n = 48 và 3 hợp tử.
C. 2n = 24 và 8 hợp tử. D. 2n = 48 và 6 hợp tử
Câu 5: Ở gà, 2n = 78, có 60 tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân tạo giao tử. Số tinh trùng được tạo thành và tổng
số nguyên liệu tương đương nhiễm sắc thể (NST) đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình này là
A. 240 tinh trùng, 4680 NST đơn. B. 240 tinh trùng, 2340 NST đơn.
C. 60 tinh trùng, 2340 NST đơn. D. 60 tinh trùng, 4680 NST đơn.
Câu 6: Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau. Các tế
bào mới tạo thành đều giảm phân tạo ra 160 giao tử. Số NST trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng tạo thành là
576 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6.25%. Số lượng NST trong bộ NST của loài và hiệu suất thụ tinh (H) của
tinh trùng là:
A. 2n=12, H=1,5625%. B. 2n=8; H=3,125% C.2n=8, H=1,5625%. D. 2n=12; H=3,125%
Câu 7: Một tế bào sinh dục ở loài ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, tiến hành nguyên phân hai lần, các tế bào
con được tạo ra tiếp tục đi vào quá trình giảm phân. Một trong số các giao tử tạo ra được thụ tinh để tạo hợp tử. Sơ
đồ nào sau đây biểu thị sự thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nói trên?

A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D

4
Câu 8: Hình ảnh dưới đây cho thấy quá trình phân bào bình thường của một tế bào:

Đồ thị nào dưới đây biểu diễn chính xác sự biến đổi hàmlượng ADN trong mỗi tế bào tương ứng với các giai
đoạn từ 1 đến 4? Giải thích?

A. Đồ thị I B. Đồ thị IV C. Đồ thị II D. Đồ thị III


2. CÂU HỎI ĐÚNG - SAI
2.1 Biết
Câu 1: Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai
a. Giảm phân gồm 2 lần phân bào là giảm phân I và Giảm phân II.
b. Giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục chín.
c. Qua 2 lần giảm phân liên tiếp tạo 4 tế bào con có n nhiễm sắc thể đơn.
d. Giảm phân giúp tạo ra các tế bào con có bộ NST giống hệt nhau.
Câu 2: Khi nói về diễn biến của GP phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Sự phân ly của NST kép trong cặp tương đồng về hai cực của tế bào xảy ra ở kì sau I.
b. Trong giảm phân 2 crômatit của NST kép tách nhau ra thành hai NST đơn xảy ra ở kì sau II.
c. Giảm phân gồm 1 lần nhân đôi NST xảy ra ở kì đầu I.
d. Màng nhân và nhân con bị tiêu biến ở kì cuối của giảm phân.
Câu 3: Khi nói về kì giữa của giảm phân, phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. NST đóng xoắn và co ngắn cực đại vào kì giữa của quá trình phân bào.
b. Tại kì giữa I, NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
c. Số lượng NST tại kì giữa I là 2n NST kép
d. Kì giữa II, các NST số lượng NST trong mỗi tế bào là n kép.
Câu 4: Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Trong Giảm phân ở kì sau I và Kì sau II có điểm giống nhau là sự phân li các NST về hai cực của tế bào
b. Hiện tượng NST kép co xoắn cực đại ở kì giữa chuẩn bị cho hoạt động tiếp hợp của các cặp NST tương đồng
c. Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở kì đầu
d. Giảm phân II, NST có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo
Câu 5: Khi nói về giảm phân, phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Trong lần phân bào II của giảm phân, các NST có trạng thái kép ở các kì đầu II và giữa II
b. Trong quá trình giảm phân, các NSt chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn từ kì sau II
c. Trong GP, hoạt động nào có thể làm cho cấu trúc của NST bị thay đổi là hoạt động trao đổi chéo NST
d. Sau GP I, hai tế bào con được tạo ra có bộ NST là n nhiễm sắc thể đơn
Câu 6: Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Trong GP I, Bộ NST 2n kép tồn tại các các kì đầu I, Giữa I, sau I
b. Trong giảm phân, NST đơn xuất hiện từ kì sau II
c. Trong phát sinh giao tử đực, từ 1 tế bào sinh tinh qua giảm phân hình thành 4 tinh trùng

5
d. Quá trình giảm phân, hình thành giao tử đực và cái giống nhau
Câu 7: Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Giảm phân giúp tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể
b. Sự kết hợp nguyên phân với giảm phân là cơ chế giúp duy trì ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản vô tính qua
các thế hệ cơ thể
c. Thụ tinh giúp khôi phục bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài
d. Tế bào có bộ NST n vẫn giảm phân bình thường
2.2 Thông hiểu
Câu 1: Các phát biểu sau đây đúng hay sai
a. Tế bào nhân sơ có hình thức phân chia tế bào là trực phân.
b. Việc phân chia vật chất di truyền trong quá trình phân chia của tế bào vi khuẩn được thực hiện nhờ sự kéo dài
của màng tế bào.
c. Sự phân chia tế bào vi khuẩn có hình thành thoi phân bào.
d. Ở vi khuẩn, DNA ở vùng nhân và DNA plasmid đều được phân chia đều cho 2 tế bào con.
Câu 2: Các phát biểu sau đây đúng hay sai
a. Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng trong giảm phân xảy ra ở kì sau I
b. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tất cả các tế bào sinh dục
c. Trong giảm phân, chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực của
tế bào diễn ra vào kì sau II
d. Kết thúc giảm phân II, các tế bào con có chứa n NST đơn.
Câu 3: Các phát biểu sau đây đúng hay sai
a. Cơ sở dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I
của giảm phân.
b. Các nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau trong suốt giảm phân I cho đến tận kì sau II mới tách nhau.
c. Sự xuất hiện, hình thành và tiêu biến của thoi phân bào trong quá trình phân bào trái ngược với màng nhân và
nhân con.
d. Trong giảm phân, lượng tế bào chất được phân chia cho các tế bào con là tương đối đồng đều
Câu 4: Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào giúp kì sau NST có thể di
chuyển về các cực của tế bào được dễ dàng, không cản trở lẫn nhau và phân li nhanh chóng.
b. Số tế bào sinh tinh và sinh trứng bằng nhau thì số giao tử được tạo ra từ chúng cũng bằng nhau
c. Trao đổi chéo xảy ra giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
d. Ở kì giữa của giảm phân I, NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Câu 5: Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Giảm phân là sự phân bào làm giảm số lượng NST xảy ra ở giảm phân II.
b. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cùng cặp tương đồng
c. Trong giảm phân, NST được nhân đôi 1 lần và phân chia 1 lần
d. Trong giảm phân II hoạt động của NST tương tự như nguyên phân.
Câu 6: Khi nói về trạng thái, số lượng nhiễm sắc thể ở các kì giảm phân, các phát biểu sau đây đúng hay sai
a. Bộ NST 2n kép tồn tại trong suốt các kì giảm phân I.
b. Bộ NST n kép ở các kì cuối I, đầu II, giữa II.
c. Ở kì sau II và cuối II, NST tồn tại ở trạng thái đơn.
d. Ở các kì đầu I, Giữa I, sau I, mỗi tế bào có 4n cromatit.
Câu 7: Một loài có bộ NST 2n = 18. Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai
a. Tại kì đầu I, mỗi tế bào gồm 18 NST kép.
b. Ở kì sau I, trong mỗi tế bào con chứa 36 chromatid
c. Ở kì sau II, trong mỗi tế bào con chứa 18 NST kép
d. Kết thúc giảm phân I, mỗi tế bào con chứa 9 NST đơn
Câu 8: Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử, cho biết các phát biểu sau
đây đúng hay sai?
6
a. Số cromatit và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì đầu II là 24 và 12.
b. Người ta quan sát được kết thúc giảm phân trong các tế bào con có tổng số 24 NST.
c. Người ta quan sát được trong tế bào có 24 NST và 24 tâm động, tế bào đó có thể đang ở kì sau II.
d. Người ta quan sát được trong tế bào có 48 cromatit và 24 tâm động, tế bào đó có thể đang ở kì đầu I.
2.3 Vận dụng
Câu 1: Quan sát hình bên mô tả tế bào của một loài động
vật đang phân bào và cho biết các phát biểu sau đây là
đúng hay sai?
a. Tế bào có thể đang ở kì giữa của nguyên phân.
b. Tế bào có thể đang ở kì giữa của giảm phân II
c. Tế bào có bộ NST 2n = 6 hoặc 2n = 12
d. Kết thúc quá trình trên tạo ra hai tế bào con có bộ NST
= 3 NST kép.
Câu 2: Cho các loài có số lượng bộ NST lưỡng bội sau đây: Củ cải đường 2n = 18; Ngô 2n = 20; Ruồi giấm đực 2n = 8;
Cà độc dược 2n = 24; Đậu hà lan 2n = 14
a. Số nhóm gen liên kết lần lượt của các loài là: 9, 10, 4, 12,7
b. Ở các loài trên đều phân bào theo hình thức gián phân.
c. Kết thức giảm phân các tế bào con tạo thành có số NST lần lượt là: 9, 10, 4, 12, 7
d. Ở các loài trên trong mỗi cơ thể đều gồm hai quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái
Câu 3: Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa
phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Cho biết các phát
biểu sau đây đúng hay sai?
a. Tế bào trên tạo giao tử Abb và B hoặc ABB và b.
b. Tế bào trên tạo giao tử ABb và A hoặc aBb và a.
c. Tế bào trên tạo giao tử ABB và abb hoặc AAB và aab.
d. Tế bào trên tạo giao tử ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 4: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Theo lý thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai với kì đầu I của quá
trình giảm phân?
a. Số lượng nhiễm sắc thể kép trong kì đầu I là 8
b. NST có sự tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit của các nhiễm sắc thể tương đồng.
c. Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng co xoắn cực đại.
d. Thoi phân báo hình thành, màng nhân và hạch nhân tiêu biến.
Câu 5: Theo đõi sự phân bào của 1 cơ thể lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:

Quan sát hình vẽ cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.
b. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.
c. Kết thưc phân bào tạo ra hai tế bào n + 1 và n - 1.
d. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II.
Câu 6: 1 tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật có bộ NST 2n đơn chứa hàm lượng AND gồm 6.10 9 cặp nu. Cho
biết các phát biểu sau đây đúng hay sai:
a. Khi bước vào kì đầu của quá trình GP tế bào này có hàm lượng AND chứa 12.109 nu
b. Tế bào tinh trùng chứa số nu là 3. 109 cặp nu
c. Ở kì giữa của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng AND chứa 6. 109 cặp nu
7
d. Tế bào trứng chứa số nu là 6. 109 nu
Câu 7: Có 15 tế bào sinh dục đực sơ khai ở ruồi giấm NP với số đợt bằng nhau tạo ra 960 tế bào sinh tinh trùng, GP
cho các tinh trùng bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%, của trứng là 40%. Cho biết các phát biểu sau
đây đúng hay sai?
a. Có 196 tinh trùng được thụ tinh với trứng
b. Tế bào sinh dục đực sơ khai đã nguyên phân 6 lần
c. Cần 480 tế bào sinh trứng để hoàn tất quá trình thụ tinh
d. Giả sử bộ NSt của loài là 2n = 8. Số lượng NST đơn mới môi trường cung cấp cho quá trình NP là 7560 NST
Câu 8: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 44. Theo lý thuyết, Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Số lượng nhiễm sắc thể kép trong kì sau I là 44
b. Nếu một tế bào sinh tinh giảm phân bị đột biến tất cả NST không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra các loại
giao tử là 2n và 0.
c. Giao tử được tạo ra có n = 44.
d. Nếu một tế bào sinh tinh giảm phân bình thường thì số cromatid ở kì cuối I là 22.
Câu 9: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào
rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện
khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, Các phát biểu sau đây đúng hay
sai?
a. Cơ thể trên giảm phân tạo tối đa 14 loại giao tử
b. Có tối đa 4 loại giao tử đột biến ở cặp Aa.
c. Tỉ lệ giao tử bình thường (n) chiếm tỉ lệ 70%.
d. giao tử n + 1 chiếm tỉ lệ 15%.
Câu 10: NST ở kì giữa của nguyên phân và NST ở kì giữa của giảm phân II có sự giống nhau, trong các phát biểu
sau về sự giống nhau đó, cho biết phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a. NST ở kì giữa của nguyên phân và giảm phân II gồm 2 cromatit giống hệt nhau
b. NST đều có hiện tượng co xoắn cực đại.
c. Số lượng NST giống nhau.
d. NST xếp thành 1 hàng, thoi vô sắc đính vào cả hai phía của tâm động.
Câu 11: Xét 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd. Bốn tế bào này thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử,
trong đó có 1 tế bào không phân li cặp NST Aa ở lần giảm phân I, lần giảm phân II xảy ra bình thường, các tế bào
còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ giao tử sau đây, trường hợp
nào đúng, trường hợp nào sai?
a. 1:1:1:1 b. 1:1:1:1:1:1:1:1 c. 3:3:1:1 d. 2:2:1:1:1:1

Câu 12: Co 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân bình thường. Ở tế bào thứ nhất giảm phân có sự
trao đổi chéo ở cả hai cặp nhiễm sắc thể (giữa A và a, giữa D và d), 3 tế bào còn lại giảm phân bình thường, không
có trao đổi chéo. Theo lí thuyết, cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai?
a. Tạo ra tối đa 12 giao tử mang 2 alen trội
b. Tạo ra tối đa 8 loại giao tử và tối thiểu 4 loại giao tử
c. Tạo ra tối đa 7 giao tử chứa 4 gen trội
d. Tạo ra tối thiểu 2 giao tử mang NST trao đổi chéo

Câu 13: Ở một loài động vật, cơ thể có kiểu gen , cặp NST số 1 mang hai cặp gen A, a và B, b có hoán vị gen
xảy ra; cặp NST số 2 mang hai cặp gen C, c và D, d liên kết hoàn toàn.

a. Nếu 20% tế bào sinh dục đực có kiểu gen xảy ra hoán vị trong giảm phân thì tỷ lệ một loại giao tử hoán vị
là 10%.

8
b. Xét cặp NST số 1, nếu có 1000 tế bào sinh dục đực có kiểu gen giảm phân, loại giao Ab chiếm 10%, thì số
thế bào xảy ra giảm phân xảy ra hoán vị là 400.

c. Xét cặp NST số 2, nếu một tế bào không phân li trong giảm phân 2 ở cả hai tế bào sinh ra từ giảm phân 1,
thì cho 4 loại giao tử.
d. Nếu ở một tế bào sinh dục có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 2 giảm phân bình
thường thì số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là 26.
Câu 14: Quan sát, hãy tìm phát biểu đúng, sai về hình bên dưới ?

Hình 1 Hình 2
a. Hình 1, mô tả tế bào thực vật đang ở kì cuối của quá trình phân bào.
b. Hình 2, mô tả tế bào động vật đang ở kì cuối của quá trình phân bào.
c. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài được mô tả ở hình 2 là 2n = 6.
d. Quá trình phân bào ở hình 1 có sự xuất hiện của trung thể.
Câu 15: Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a. Nhân tố di truyền quy định thời điểm bắt đầu giảm phân
b. Hormone sinh dục ảnh hưởng tới tốc độ của quá trình giảm phân hình thành giao tử.
c. Căng thẳng (stress) như một yếu tố ngoại sinh dẫn đến phân bào giảm phân muộn hơn.
d. Nhiều nhân tố như các hóa chất, bức xạ,… tác động kích thích quá trình giảm phân.
Câu 16: Để giải thích trên thực tế các cây trồng bằng hạt thường chứa biến dị phong phú hơn cây trồng
bằng giâm, chiết, ghép. Các nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a. Cây trồng bằng hạt là hình thức sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình giảm phân, thụ tinh.
b. Trong giảm phân có sự trao đổi chéo ở kì đầu I kết hợp với phân li độc lập tạo lượng giao tử lớn khác
nhau về nguồn gốc NST
c. Trong thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên các giao tử → tạo lượng biến dị tổ hợp phong phú
d. Số lượng hạt lớn là nguyên nhân tạo nhiều biến dị
3. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
3.1 Biết
Câu 1: Kết thúc quá trình giảm phân II tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Câu 2: Cho các kì của giảm phân II: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. NST kép tồn tại ở mấy kì?
Câu 3: Cho các kì của giảm phân I: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. NST kép tồn tại ở mấy kì?
Câu 4: Giảm phân có bao nhiêu lần nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể?
Câu 5: Kết thúc quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể bằng bao
nhiêu lần so với tế bào mẹ ban đầu?
Câu 6: Giảm phân gồm mấy lần phân bào?
Câu 7: Ở động vật, 1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo mấy tinh trùng?
3.2 Thông hiểu
Câu 1: Ruồi giấm có 2n = 8. Ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn trong mỗi tế bào?
Câu 2: Một tế bào sinh sản lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số tâm
động trong mỗi tế bào ở kì sau I là ?
Câu 3: Một tế bào sinh sản lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số chromatid trong
mỗi tế bào ở kì sau II là:

9
Câu 4: Trong loài thấy có 2 loại tinh trùng với ký hiệu gen và NST giới tính là AB DE HI X và ab de hi Y. Bộ
NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
Câu 5: Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con
có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg. Tế bào có thể có mấy khả năng phân bào?
Câu 6: Ở một loài có bộ NST được kí hiệu AaBbDdEeHh. Cho biết số loại giao tử tối đa khác nhau về nguồn gốc
NST được tạo thành (biết không xảy ra hoán vị gen)?
Câu 7: Ở ruồi giấm 2n = 8 NST, 1 tế bào của loài tiến hành giảm phân, cho biết có bao nhiêu kì mà số lượng NST
trong tế bào là 8.
Câu 8: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì
sau. Cá thể trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Câu 9: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là?
Câu 10: Có 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là?
Câu 11: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại tinh trùng tối thiểu có thể tạo ra là?
Câu 12: Có 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại trứng tối thiểu có thể tạo ra là?
3.3 Vận dụng
Câu 1: Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GP1 có một
cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra?
Câu 2: Một cơ thể đực có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp
gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST còn lại giảm phân bình
thường thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
AB DE
Câu 3: Kiểu gen của một loài . Khi giảm phân bình thường có thể tạo được số giao tử là bao nhiêu trường
ab de
hợp sau đây:
1. 4 loại;2. 8 loại;3. 16 loại;4. 32 loại;5. 2 loại.
Câu 4: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế
bào sinh tinh, người ta thấy sau giảm phân I, 40 tế bào có nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân II, các
sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, số
lượng tinh trùng có bộ NST bình thường được tạo ra trong quá trình trên là:
Câu 5: Có bao nhiêu cơ chế di truyền sau đây xảy ra với một cặp NST thường:
1. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân.
2. Phân li NST trong giảm phân.
3. Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh.
4. Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân.
5. Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào.
Câu 6: Trong các sự kiện sau có bao nhiêu sự kiện diễn ra ở GP mà không diễn ra ở NP:
1. Sự tiếp hợp của NST kép trong cặp tương đồng
2. Sự đóng xoắn và tháo xoắn NST
3. NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
4. Sự phân li độc lập của các NST chị em về các cực của tế bào
5. Sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp tương đồng về các cực của tế bào
Câu 7: NST ở kì giữa của nguyên phân và NST ở kì giữa của giảm phân II giống nhau ở bao nhiêu đặc điểm trong
các đặc điểm sau:
1. NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 cromatit đính với nhau tại tâm động
2. Các NST xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo
3. Tơ phân bào đính vào NST ở cả 2 phía của tâm động
4. Có hiện tượng tách nhau của các cromatit tạo thành NST đơn và phân li về hai cực tế bào

10
5. NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
6. Số lượng NST đều là 2n kép
Câu 8: Có bao nguyên nhân trong các nguyên nhân dưới đây dẫn tới sự đa dạng di truyền trong giảm phân
1. Sự trao đổi chéo các cromatit không chị em của cặp tương đồng ở kì đầu I.
2. Sự phân li độc lập của các NST kép của các cặp tương đồng khác nhau về các cực TB ở kì sau II
3. Sự phân li độc lập của các cromatit chị em của các cặp khác nhau ở kì sau II.
4. Sự xếp thành 1 hàng ở kì giữa giảm phân II
5. Sự sắp xếp NST thành hai hàng ở kì giữa GP I
Đáp án: 3 gồm 1, 2, 3
Câu 9: Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở 1 loài sinh vật người ta nhận thấy loại giao tử đực chứa
2 NST có nguồn gốc từ bố trong cặp NST tương đồng là 45. Số giao tử cái của loài chứa 3 NST có nguồn gốc từ
mẹ trong các cặp tương đồng là
Câu 10: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào
A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:

(1)Tế bào A mang có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.


(2)Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.
(3)Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân 1.
(4)Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.
(5)Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường.
Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:
Câu 11: Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh
vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau: Cho các phát biểu sau đây:
(1)Quá trình phân bào của các tế
bào này là quá trình nguyên phân.
(2)Bộ NST lưỡng bội của loài
trên là 2n = 8.
(3)Ở giai đoạn (b), tế bào có 8
phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc
thể.
(4)Thứ tự các giai đoạn xảy ra là
(a) (b) (d) (c) (e).
(5)Các tế bào được quan sát là
các tế bào của một loài động vật.
Câu 12: Hình vẽ sau đây mô tả ba tế
bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình phân bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đúng?
11
(1)Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể.
(2)Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau.
(3)Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 2 có
thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1.
(4)Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể.
Câu 13: Ở lúa nước 2n = 24. Cho biết các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Nếu trong quá trình GP bình thường, NST phân li độc lập không có TĐC thì số loại giao tử tạo ra là 4096
loại
(2). Nếu trong quá trình giảm phân, NST phân li độc lập không có TĐC thì số tổ hợp các giao tử là 224
(3). Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST mà mỗi cặp đều xảy ra TĐC ở 1 điểm và các cặp còn lại tổ hợp
tự do thì số loại giao tử tạo ra là 216
(4). Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST mà mỗi cặp đều xảy ra TĐC ở 1 điểm và các cặp còn lại tổ hợp
tự do thì số tổ hợp các giao tử là 230
(5). Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST mà mỗi cặp đều xảy ra TĐC ở 1 điểm và có 2 cặp TĐC ở hai
điểm không cùng lúc, các cặp còn lại tổ hợp tự do không TĐC thì loại giao tử tạo ra là 32 x 210
Câu 14: Ở lúa nước 2n = 24. Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nếu trong quá trình GP bình thường, NST phân li độc lập tất cả các NST có trao đổi chéo thì số loại giao tử
tạo ra là 224 loại giao tử
(2) Nếu trong quá trình phát sinh giao tử đực có 4 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại một điểm, 4 cặp NST mà mỗi
cặp có 2 chiếc cấu trúc hoàn toàn giống nhau thì số loại giao tử tạo ra bằng số loại giao tử trong trường hợp NST
phân li độc lập không có trao đổi chéo
(3) Nếu trong quá trình giảm phân có 2 cặp NST mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo không đồng thời tại 2
điểm, các cặp NST còn lại phân li độc lập sẽ tạo ra 32 x 212
(4) Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST mà mỗi cặp NST xảy ra tro đổi chéo kép đồng thời tại hai điểm
thì thì số loại giao tử tạo ra là 218 loại giao tử
(5) Số cách sắp xếp các NST ở kì giữa của giảm phân là 211
Câu 15: Số điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
1. Xảy ra trong 2 loại tế bào khác nhau.
2. Không có trao đổi chéo và có trao đổi chéo.
3. Sự tập trung các NST ở kì giữa nguyên phân và kì giữa của giảm phân.
4. Là quá trình ổn định vật chất di truyền ở nguyên phân và giảm vật chất di truyền đi 1/2 ở giảm phân.
5. Sự phân li NST trong nguyên phân và sự phân li NST kì sau I.
3.4 Vận dụng cao
Câu 1: Ở một cơ thể đực của 1 loài gia súc, theo dõi sự phân chia của 2 nhóm tế bào: Nhóm 1 gồm các tế bào sinh
dưỡng, nhóm 2 gồm các tế bào sinh dục ở vùng chín của tuyến sinh dục. Tổng số tế bào của 2 nhóm tế bào là 16.
Cùng với sự giảm phân tạo tinh trùng của các tế bào sinh dục, các tế bào của nhóm 1 nguyên phân một số đợt bằng
nhau. Khi kết thúc phân bào của 2 nhóm thì tổng số tế bào con của 2 nhóm là 104 tế bào và môi trường nội bào
cung cấp nguyên liệu tương đương với 4560 nhiễm sắc thể đơn cho sự phân chia của 2 nhóm tế bào này. Xác định
bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?

Đáp án: 60 Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen giảm phân xảy ra trao

đổi chéo và không xảy ra đột biến thì có thể tạo ra tối đa là bao nhiêu loại tinh trùng?
Câu 2: Ở một loài động vật, xét 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Quan sát quá trình giảm phân tại vùng
chín ở một cá thể đực của loài trên có kiểu gen AaBbCc , người ta thấy khoảng 1/3 số tế bào sinh giao tử có
hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham
gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
Câu 3: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 8. Trên mỗi cặp NST có một chiếc từ bố và một chiếc từ mẹ, xét 2
locut gen mỗi locut có 2 alen.

12
- Một cá thể đực trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp
NST số 1, có 40% tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp NST số 3, các tế bào còn lại không trao đổi chéo.
- Một cá thể cái trong quá trình giảm phân tạo trứng có 40% tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo ở 1 điểm ở cặp số 1,
có 20% tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 2, các tế bào còn lại không có trao đổi chéo
Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng:
(1) Theo lí thuyết tỉ lệ tinh trùng mang tất cả các gen có nguồn gốc từ mẹ là 4%.
(2) Theo lí tuyết tỉ lệ trứng mang gen có cả nguồn gốc từ bố và mẹ là 91,25%.
(3) Theo lí thuyết tỉ lệ các tinh trùng mang tất cả các gen có nguồn gốc từ bố trong số các tinh trùng mang gen có
nguồn gốc từ bố là 1/24.
(4) Cho cá thể đực trên giao phối với cá thể cái, tỉ lệ hợp tử ở con mang tất cả các gen có nguồn gốc từ ông nội
và bà ngoại là 0,175%.
(5) Theo lí thuyết tỉ lệ tinh trùng mang tất cả các gen có nguồn gốc từ bố là 5%.
Câu 4: Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh đi
vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb th ì
không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa th ì
không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là:
Câu 5: Ở một loài thực vật, xét các tế bào sinh hạt phấn có KG Aa BD/bd. Nếu quá trình giảm phân tạo các tiểu
bào tử xảy ra hoán vị ở cặp B và D; đồng thời ở một số tế bào xảy ra sự không phân li ở cặp BD/bd trong giảm phân
I, mọi diễn biến khác của quá trình giảm phân đều bình thường. Số loại giao tử đột biến tối đa được tạo ra từ tế bào
sinh hạt phấn nói trên là?

Câu 6: Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân bình thường nhưng có hai tế bào chỉ xảy ra hoán vị
giữa gen E và e, tế bào còn lại không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết số loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm
phân của các tế bào trên là:
Câu 7: Một cơ thể đực của một loài (2n), xét 4 cặp NST tương đồng, trên mỗi cặp NST có 2 cặp gen dị hợp. Cơ thể
này giảm phân, một nhóm tế bào giảm phân chỉ có cặp NST thứ nhất diễn ra trao đổi chéo, một nhóm tế bào giảm
phân chỉ có cặp NST số 4 diễn ra trao đổi chéo, một nhóm tế bào giảm phân chỉ có cặp NST số 3 và cặp số 4 trao
đổi chéo, một nhóm tế bào giảm phân không xảy ra trao đổi chéo. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, chỉ
có trao đổi chéo đơn. Theo lý thuyết, quá trình giảm phân trên tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Câu 8: Ở một loài động vật có bộ NST lưỡng bội 2n=10, mỗi cặp NST đều có 1 chiếc từ bố và 1 chiếc từ mẹ. Nếu
trong quá trình giảm phân tạo thành tinh trùng có 32% số tế bào sinh tinh xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 1;
40% tế bào khác xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 02, các cặp NST còn lại phân li bình thường và không xảy ra
trao đổi chéo. Số loại tinh trùng tối đa được hình thành và tỉ lệ tinh trùng mang NST có trao đổi chéo lần lượt là:
Câu 9: Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một quá trình
phân bào nào đó.

13
Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng:
(a)Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm.
(b)Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian của giảm phân I.
(c)Toàn bộ giai đoạn II thuộc pha của kì trung gian.
(d)Đầu giai đoạn III, NST ở đang ở trạng thái kép.
(e)Đầu giai đoạn IV, NST ở dạng sợi mảnh đồng thời có sự co ngắn, dãn xoắn.
(f)Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n NST đơn.
Đáp án: 3
Câu 10: Cho 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//ab DdEe giảm phân hình thành giao tử và không xảy ra hiện tượng
trao đổi chéo, trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp tỉ lệ giao tử có thể được tạo ra:
(1) 6: 6: 1: 1(2) 2: 2: 1: 1: 1: 1(3) 2: 2: 1: 1
(4) 3: 3: 1: 1(5) 1: 1: 1: 1(6) 1: 1
(7) 4: 4: 1: 1(8) 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1

Câu 11: Xét 5 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gene Aa giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân:

- Có 1 tế bào có cặp NST mang 2 cặp gene D, d và E, e không phân li trong giảm phân I, phân li bình thường
trong giảm phân II; cặp NST mang cặp gene A, a phân li bình thường.
- Có 1 tế bào có cặp NST mang 2 cặp gene D, d và E, e xảy ra trao đổi chéo tại D và d.
Kết thúc quá trình giảm phân đã tạo ra tối đa số loại giao tử, trong đó loại giao tử mang 3 alen trội chiếm 15%.
Hãy tính số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình giảm phân trên và tỉ lệ loại giao tử mang 1 alen trội được
tạo ra là bao nhiêu?
Câu 12: Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một quá trình
phân bào nào đó.

Dựa vào sơ đồ hãy cho biết có bao nhiêu giai đoạn NST ở trạng thái kép?

14
15

You might also like