Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 84

LỜI NÓI ĐẦU

Dân số học là một môn khoa học xã hội có từ lâu đời, ở nước ta trong những năm gần đây
Bộ Giáo dục và Đào tạo coi Dân số học là một trong các môn học cần dạy trong các Trường Đại
học. Trong các trường Đại học Y đây là môn học mới được giảng dạy khoảng đầu thế kỉ XXI đến
nay.

Nghiên cứu dân số học giúp cho người học nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về dân số:
Khái niệm, bản chất các thước đo, các quá trình và các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số và
chất lượng dân số. Mối quan hệ giữa Dân số và Phát triển đang được quan tâm hàng đầu trong
chính sách Dân số nước ta hiện ny (Nghị quyết số 21 – NQ/TW ngày 25/10/2017). Đây là khối kiến
thức rất cần thiết đối với sinh viên trường Đại học y. Vì vậy, tôi biên soạn Tài liệu học tập này để
phục cho việc học tập môn Dân số học của sinh viên ngành Y đa khoa Trường Đại học Tây
Nguyên.

Cấu trúc Tài liệu học tập gồm 8 chương


Chương 1: Đại cương dân số học.
Chương 2: Quy mô, phân bố và cơ cấu dân số.
Chương 3: Mức tử vong
Chương 4: Bảng sống
Chương 5: Chuẩn hoá dân số
Chương 6: Mức sinh sản
Chương 7: Di dân và dự báo dân số.
Chương 8: Chính sách và chiến lược dân số ở Việt nam.
Mặc dù đã cố gắng nhiều để nội dung Tài liệu đáp ứng được yêu cầu người học nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
góp ý của các nhà chuyên môn, đồng nghiệp và những đóng góp của các bạn sinh viên để Tài liệu
học tập này được hoàn thiện hơn.

1
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG DÂN SỐ HỌC
Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục tiêu
sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải xác định được các khái niệm, đối tượng,
nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu Dân số học.
- Về kĩ năng, sinh viên phải có kĩ năng tự tìm tòi, tổng hợp phân tích tài liệu để rút ra
kiến thức cần thiết.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các buổi
học.

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA DÂN SỐ HỌC

1.1.1. Các khái niệm về Dân cư, Dân số và Dân số học

Dân cư (inhabitant) của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ
nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ Trái đất). Chẳng hạn: dân cư Hà Nội, dân
cư miền núi, dân cư Việt Nam... Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của
nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ
học,... Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định
được đối tượng nghiên cứu riêng của mình.

Dân số (population) là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu, phân bố và
chất lượng dân số.

Nội hàm của khái niệm dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính
mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là nó rộng hơn rất

2
nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng
biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc
đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như
vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng, những yếu tố gây nên sự biến
động của chúng như: sinh, chết và di cư. Kết quả của 3 dạng biến động nêu trên là tập hợp dân cư
đổi mới liên tục, hay nói một cách khác là xảy ra quá trình tái sản xuất dân số.

Dân số học: Thuật ngữ Dân số học hay Nhân khẩu học - Demography có nguồn gốc từ tiếng
Latin: demos (dân chúng, dân cư) và graphy (mô tả). Thuật ngữ này được nhà khoa học Pháp A.
Guillard đưa ra năm 1855 trong một quyển sách có nhan đề: “Các thành phần thống kê của con
người hay Dân số học so sánh”. Sau đó, thuật ngữ này được thừa nhận chính thức trong Hội nghị
quốc tế về Vệ sinh học và Dân số học tại Genève năm 1882, được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX.

Theo các nhà khoa học của tám nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Thụy Điển, Brazil, Ấn Độ
trong quyển Nghiên cứu dân số, 1953: “Dân số học là khoa học nghiên cứu số lượng, phân bố và cơ
cấu dân số cũng như biến động tự nhiên, biến động cơ học, biến động xã hội của nó”.

Liên hiệp Quốc, 1958, xác định: “Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số, về cơ bản có
liên quan đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của dân số”.

Theo tự điển Dân số học (The Dictionary of Demography) do Pressat chủ biên, 1985, thì “Dân
số học là khoa học nghiên cứu về dân số loài người trong mối tương quan với những biến đổi do tác
động tương hỗ của các yếu tố sinh, chết và di dân”.

Tuy có nhiều định nghĩa về Dân số học của các nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra, nhưng
chung quy lại, các định nghĩa đều có một số điểm chung nhất định: Dân số học là môn khoa học xã
hội độc lập, nghiên cứu tính quy luật của tái sản xuất dân số thông qua các chỉ báo về quy mô, phân
bố, cơ cấu và chất lượng dân số trong trạng thái tĩnh (tại một thời điểm điều tra hoặc tổng điều tra
dân số nhất định) và trong trạng thái động (nghiên cứu biến động dân số qua thời gian bao gồm các
loại biến động: Biến động tự nhiên (dưới tác động của sinh và chết), biến động cơ học (dưới tác
động của đi và đến), biến động xã hội (trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống, hôn nhân…).

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Dân số học

Đối tượng nghiên cứu của Dân số học là:

Tái sản xuất dân số theo nghĩa hẹp là quá trình thay thế không ngừng các thế hệ dân số kế
tiếp nhau thông qua các sự kiện sinh và chết. Theo quan điểm này, tái sản xuất dân số theo nghĩa
hẹp chính là đối tượng nghiên cứu của Dân số học. Tuy nhiên, sự biến động thuần tuý mang tính tự
nhiên chỉ có được trên quy mô toàn thế giới (hoặc quy mô từng quốc gia nếu coi dân số của mỗi
nước là một dân số đóng). Ở các vùng lãnh thổ nhỏ hơn thường xảy ra tình trạng di cư, sự dịch
chuyển dân cư từ vùng lãnh thổ này đến vùng lãnh thổ khác. Theo nghĩa hẹp, sự di chuyển này

3
không làm thay đổi số lượng, cơ cấu dân số của cả nước nhưng thực tế nó làm thay đổi cấu trúc dân
số của các vùng, thay đổi điều kiện sống của những người dân di cư cũng như những người dân
không di cư. Thậm chí, nó làm thay đổi tập quán dân cư ở những vùng có người đi và vùng có người
đến… Vì vậy, nó sẽ làm thay đổi hành vi dân số của dân cư các vùng. Như vậy, xét theo nghĩa rộng,
di cư cũng là một yếu tố làm thay đổi quá trình dân số. Trên cơ sở này, khái niệm tái sản xuất dân số
theo nghĩa rộng được hình thành.

Tái sản xuất dân số theo nghĩa rộng là quá trình thay thế không ngừng các thế hệ dân số kế
tiếp nhau thông qua các sự kiện sinh, chết và di cư. Quan điểm này cho rằng tái sản suất dân số theo
nghĩa rộng mới chính là đối tượng của Dân số học.

Tuy nhiên, các quá trình dân số vận động liên tục, không ngừng đổi mới về lượng và chất,
thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước ở mức độ phát triển cao hơn. Tập hợp những thay đổi dân số như vậy
gọi là quá trình tái sản xuất dân số. Xét về lượng, nếu dân số của kỳ sau lớn hơn dân số của kỳ trước
thì ta có kiểu tái sản xuất dân số mở rộng, nếu dân số kỳ sau nhỏ hơn dân số kỳ trước là tái sản xuất
dân số thu hẹp. Mặt khác, Dân số học cũng hết sức chú ý đến nghiên cứu về chất lượng dân số như
biến động về cơ cấu dân số, biến động về thể lực, về trí lực.

1.2. NHIỆM VỤ CỦA DÂN SỐ HỌC

Dân số học là khoa học về dân số, có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật tái sản xuất dân số
trong những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất định.
Dân số học không những xem xét sự thay đổi kết cấu dân số theo lứa tuổi và giới tính, theo
tình trạng hôn nhân và gia đình, mối quan hệ qua lại giữa các quá trình với kết cấu dân số, mà còn
đề cập đến tính quy luật thay đổi số dân và gia đình như là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các
hiện tượng trên. Nhờ đó, người ta không chỉ đo lường được các quá trình dân số, mà còn có khả
năng giải thích được bản chất, quy luật của chúng. Đó chính là cơ sở lý luận cho việc hoạch định
chính sách dân số quốc gia một cách hợp lý góp phần vào thực tiễn quản lý kinh tế xã hội ở cấp vi
mô và vĩ mô.

1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA MÔN HỌC

Bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, muốn tồn tại và phát triển đều phải duy trì hai dòng
sản xuất: Sản xuất ra của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính bản
thân con người. Hai dòng sản xuất này luôn tồn tại đồng thời và có mối liên hệ, tác động lẫn nhau.
Vì vậy, nghiên cứu tái sản xuất dân số là nghiên cứu một lĩnh vực liên quan trực tiếp và quyết định
đến sự tồn tại và phát triển xã hội.

Trong mối liên hệ với nền sản xuất xã hội, con người vừa là chủ thể quyết định sự tồn tại và
phát triển của nó, vừa là khách thể, là lực lượng tiêu dùng những của cải do mình tạo ra. Vì vậy, các
kế hoạch sản xuất, dịch vụ không thể thiếu được các căn cứ về quy mô, cơ cấu dân số. Việc nghiên
cứu thị trường bắt đầu bằng việc mô tả khái quát tình hình dân số mà nó phục vụ.

4
Quy mô, cơ cấu, sự gia tăng dân số thường là kết tinh của các yếu tố kinh tế - xã hội, phản
ánh các điều kiện xã hội. Vì vậy, xuất phát từ các đặc trưng của dân số, từ các yếu tố dân số, có thể
tìm hiểu, phát hiện dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Chẳng hạn, nghiên cứu luồng di dân
giữa nông thôn và thành thị cho phép đánh giá tình hình phát triển kinh tế của đất nước, "sự bùng nổ
trẻ em" hôm nay sẽ giúp ta dự báo sự bùng nổ nhu cầu việc làm trong khoảng 15 - 20 năm sau...

Nếu xét riêng trong lĩnh vực dân số, các thông tin chính xác về các yếu tố dân số cho phép
thấy được bức tranh toàn cảnh về dân số. Đó chính là một nền tảng vật chất quan trọng của xã hội,
mà dựa vào đó người ta có thể thực hiện việc quản lý có hiệu quả sự phát triển dân số của đất nước
cũng như từng khu vực. Đó cũng chính là cơ sở để hoạch định chính sách dân số quốc gia một cách
hợp lý.

Có thể thấy rằng, Dân số học cho phép hiểu biết một trong những cơ sở vật chất của xã hội,
qua đó hiểu biết đời sống xã hội và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DÂN SỐ HỌC

Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu Dân số học, gồm:
Phương pháp thống kê: Các sự kiện dân số xảy ra trong cộng đồng dân cư mang tính
ngẫu nhiên. Dân số một lãnh thổ thường có quy mô lớn. Chỉ khi nghiên cứu với số lượng đủ
lớn và thời gian đủ dài thì các đặc trưng định tính hay định lượng, tính quy luật của các quá
trình dân số mới được bộc lộ. Điều này, đòi hỏi phải sử dụng phương pháp thống kê, từ việc
thu thập số liệu, xử lý và trình bày các số liệu dân số. Các nhà Dân số học cho rằng thống kê là
công cụ không thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu dân số.
Có nhiều nguồn thu thập số liệu về dân số, trong đó có các nguồn chính là: tổng điều tra
dân số (census), điều tra chọn mẫu (sample survey), tài liệu theo dõi đăng ký hộ tịch, hộ khẩu.
Trong nghiên cứu dân số học, nguồn số liệu để nghiên cứu dân số đóng vai trò rất lớn, bao
gồm lượng thông tin đa dạng về sinh, tử, chuyển cư, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân,
quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ, tình hình học vấn... của dân cư tại một thời điểm trên một lãnh
thổ nhất định.

Phương pháp toán học: các quá trình dân số có mối quan hệ với nhau và với cấu trúc và
quy mô dân số. Chúng thường là hàm số của thời gian. Phương pháp toán học được dùng để
đo lường cường độ và mô hình hóa các quá trình dân số. Mô hình (tháp dân số, bảng, biểu…)
thể hiện các quá trình dân số được xây dựng thông qua các mối tương quan hàm số hoặc hệ
các hàm số toán học. Có những mô hình đặc thù thể hiện dưới dạng như: Bảng sống.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thống kê dân số cung cấp hàng loạt số liệu dân số về
mọi mặt. Những số liệu thông tin ban đầu này, được phân tích, tổng hợp để tìm ra những tính
chất, các đặc trưng số lượng và chất lượng, lượng hóa các mối quan hệ giữa các quá trình dân
số và các bộ phận khác của dân số…

5
Trong phương pháp phân tích, Dân số học thường áp dụng các phương pháp phân tích
theo đoàn hệ (phân tích chéo - cohort analysis) và phân tích theo thời khoảng (phân giải ngang
- period analysis).
Phân tích theo đoàn hệ: liên quan đến các sự kiện nhân khẩu xảy ra trong một thời gian
của một đoàn hệ nào đó. Thường là việc quan sát một đoàn hệ về một quá trình dân số, qua
nhiều cuộc tổng điều tra dân số hoặc điều tra mẫu. Qua đó, tính toán, định lượng một số đặc
trưng cần nghiên cứu của đoàn hệ để thấy được khuynh hướng biến đổi của các đặc trưng này.
Phân tích theo thời khoảng: là quan sát một hay nhiều quá trình dân số của nhiều đoàn
hệ xảy ra trong cùng một thời điểm hay một thời khoảng ngắn (thường là một năm), ví dụ
nghiên cứu sự kiện tử vong trong một năm của một dân số. Một dân số là tập hợp của nhiều
đoàn hệ. Do vậy, phân tích theo thời khoảng là lát cắt ngang cho ta bức tranh toàn cảnh của
một dân số (thường là ở thời điểm tổng điều tra dân số).
Phương pháp bản đồ: Nghiên cứu Dân số học được tiến hành trong những đơn vị hành
chính nhất định. Dùng phương pháp bản đồ nhằm thể hiện sự phân bố các chỉ số số lượng của
các quá trình dân số, kết cấu và quy mô dân số trên các phạm vi lãnh thổ khác nhau. Qua đó,
có thể thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa các vùng, các nhóm nước. Từ đó, có thể
khái quát hóa, rút ra tính quy luật hoặc các đặc trưng định tính.

Ưu điểm của phương pháp bản đồ là có tính trực quan cao, giúp người nghiên cứu có
tầm nhìn khái quát ở những quy mô lãnh thổ khác nhau, dễ dàng so sánh, phân tích và tổng
hợp rút ra tính quy luật, nhất là khi nghiên cứu chuyển cư và phân bố dân cư ở những lãnh thổ
lớn.

Các phương pháp nghiên cứu của Xã hội học: Các phương pháp nghiên cứu của Xã hội
học được sử dụng để nghiên cứu hôn nhân, gia đình và các chỉ số xã hội khác hoặc để tìm hiểu
sâu nguyên nhân của các quá trình dân số.

Tóm lại: Dân số học được định nghĩa theo nghĩa hẹp là khoa học nghiên cứu quy mô,
phân bố, cơ cấu dân số và chất lượng dân số. Tuy nghiên cứu về dân số không chỉ giới hạn ở
những yếu tố nói trên mà còn nói đến nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình dân số với các
yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường.

Đối tượng nghiên cứu của Dân số học là quá trình tái sản xuất dân số. Dân số học sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp xã hội học, phương pháp toán học,
phương pháp thống kê… Nghiên cứu dân số có ý nghĩa to lớn không chỉ trong công tác dân số
mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn đối với quản lý kinh tế - xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt khái niệm Dân cư, Dân số và dân số học?


2. Trình bày và phân tích đối tượng nghiên cứu của Dân số học?

6
3. Phân tích nhiệm vụ, ý nghĩa thực tiễn việc học và nghiên cứu dân số?
4. Trình bày các phương pháp nghiên cứu môn học.

Chương 2: QUY MÔ, PHÂN BỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ


Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục tiêu
sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải hiểu được quy mô, sự phân bố dân cư, cơ
cấu dân số và tháp dân số.
- Về kĩ năng, Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu để rút ra kiến thức cần thiết.

- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các buổi
học.

2.1. QUY MÔ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN SỐ


2.1.1. Quy mô dân số
2.1.1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phương, một nước, hay một châu lục...) là
tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó.

Quy mô dân số có thể chia ra quy mô dân số thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ, một thời điểm nào
đó) và quy mô dân số trung bình của một thời kỳ.

Quy mô dân số thời điểm: là quy mô dân số được thống kê vào một thời điểm nhất định.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019, quy mô dân số Việt Nam là
96.208.984 người.

Có nhiều chỉ tiêu tính toán quy mô dân số thời điểm. Cụ thể như sau:

+ Dân số hiện có: Là số người thực tế có mặt ở một địa phương tại thời điểm điều tra dân số,
không kể người đó có sinh sống thường xuyên ở địa phương đó hay không.

+ Dân số thường trú: Là số người thường xuyên sinh sống tại một địa phương. Theo quy
định hiện hành của Tổng cục Thống kê, nếu thời gian thường xuyên sinh sống tại một địa phương từ
6 tháng trở lên thì được coi là dân số thường trú tại địa phương đó.

Cần phân biệt giữa dân số thường trú theo định nghĩa này với dân số thường trú về mặt pháp
lý (dân số có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương). Trong nhiều trường hợp, dân số thường
trú và dân số có đăng ký hộ khẩu thường trú không trùng nhau. Điều này là do quá trình di cư tạo
nên. Hiện nay ở nước ta có hiện tượng người dân di cư ra thành phố sinh sống nhiều năm nhưng họ
vẫn đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi gốc (ở quê).

7
+ Dân số tạm trú: Là những người không thường xuyên sinh sống tại một địa phương,
nhưng lại có mặt vào thời điểm điều tra tại địa phương đó.

+ Dân số tạm vắng: Là những người thường xuyên sinh sống tại một địa phương, nhưng tại
thời điểm điều tra lại vắng mặt tại địa phương đó.

Quy mô dân số trung bình: là số trung bình cộng của các dân số thời điểm.

Có nhiều phương pháp tính quy mô dân số trung bình, việc áp dụng phương pháp tính nào phụ
thuộc vào nguồn số liệu, mô hình gia tăng dân số và độ chính xác mong muốn. Có thể áp dụng theo
công thức đơn giản sau:
P1 + P 0
P̄=
2

Trong đó: P0: số dân tại thời điểm đầu kỳ (đầu năm)
P1: số dân tại thời điểm cuối kỳ (cuối năm)

Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có thể lấy số dân
có vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của năm đó.

2.1.1.2. Biến động dân số


Biến động dân số là sự tăng hoặc giảm quy mô dân số của một địa phương theo thời gian. Nếu
quy mô dân số của một địa phương tại thời điểm cuối lớn hơn thời điểm đầu của một thời kì gọi là
gia tăng dân số. Ngược lại, nếu quy mô dân số của một địa phương thời điểm cuối nhỏ hơn thời
điểm đầu gọi là suy giảm dân số. Số lượng tuyệt đối của biến động dân số được tính bằng chênh
lệch về quy mô dân số ở thời điểm cuối và thời điểm đầu của một thời kì.

Sự tăng hay giảm dân số bao gồm hai thành phần: tăng (hay giảm) tự nhiên là chênh lệch giữa
số sinh với số chết và tăng (giảm) cơ học hay di dân thuần tuý, là chênh lệch giữa số di dân đến và
đi ở một vùng. Mối quan hệ giữa các các thành phần này được biểu diễn bằng phương trình cân
bằng dân số.

Pt= P0+ (B-D) + (I-O)


Trong đó:
Pt: Dân số tại thời điểm t.
P0: Dân số tại thời điểm gốc.
B: Số trẻ sinh sống trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t.
D: Số người chết trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t.
I: Số người nhập cư trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t.
O: Số người xuất cư trong khoảng thời gian từ thời điểm 0 đến thời điểm t.

Để đánh giá sự biến đổi qui mô dân số qua thời gian, hai thước đo thường được sử dụng là tốc
độ gia tăng dân số và khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi.

8
Tỷ lệ gia tăng dân số (population growth rate)

Theo khái niệm trong thống kê, tỉ lệ gia tăng dân số giữa hai thời điểm (R) là sự chênh lệch về
quy mô dân số giữa thời điểm cuối (P1) và đầu (P0) của một giai đoạn, thường là 1 năm, tính bằng %
so với dân số ở thời điểm đầu. Tuy nhiên, để dễ dàng so sánh tốc độ gia tăng dân số giữa các quốc
gia và giữa các thời kỳ, người ta thường tính tỷ lệ hay tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm
trong thời kì, ký hiệu r.

P1 −P0
r= ∗100 (%)
(t 1 −t 0 )∗ P o
Trong đó: P1 và P0 là dân số thời điểm cuối và thời điểm đầu của thời kỳ.
t1 và t0 là các mốc thời gian đầu và thời gian cuối của thời kỳ.
r là tốc độ gia tăng dân số.

Thời gian dân số tăng gấp đôi

Sự tăng trưởng dân số biểu thị bằng con số phần trăm không phải bao giờ cũng cho thông tin
rõ nét (ví dụ, tốc độ tăng trưởng dân số 3% là nhanh hay chậm?). Có một cách biểu thị sinh động
hơn về sự tăng trưởng dân số là tính xem nếu cứ giữ tốc độ tăng trưởng dân số như hiện tại thì quy
mô dân số sẽ tăng gấp đôi trong thời gian bao nhiêu lâu.

Cách tính nhanh thời gian quy mô dân số tăng gấp đôi là lấy 70 chia cho tỉ lệ tăng dân số
biểu thị bằng con số phần trăm. Cách tính trên dựa vào hàm số toán học đơn giản sau:

Pt = P 0 ∗e rt

Trong đó: P0 và Pt : Dân số tại thời điểm 0 và thời điểm t


r : Tỉ lệ tăng dân số

Với giả thiết rằng tỉ lệ tăng dân số hàng năm gần như không đổi trong thời gian tương đối
dài, quy mô dân số sẽ tăng theo hàm số mũ. Như vậy, thời gian để quy mô dân số tăng gấp đôi sẽ
được tính như sau: Pt = 2P0 . Vậy 2P0 = P0 * er.t

Nếu ln hoá hai vế ta có: ln 2 = r * t.

Tra bảng logarit tự nhiên ta có ln 2 = 0,693, từ đó ta có:

0 ,7
Hay t=
r%

9
Trong đó, r là tốc độ tăng dân số được tính bằng phần trăm. Công thức tính thời gian dân số
tăng gấp đôi được viết đơn giản như sau :

(năm)
Thời gian dân số tăng gấp đôi là một con số thô để dự tính quy mô dân số tương lai vì nó dựa
trên giả định tỷ lệ tăng dân số gần như không đổi qua nhiều năm, song trên thực tế tốc độ tăng
trưởng dân số luôn luôn thay đổi. Tính thời gian dân số tăng gấp đôi giúp cho ta có một bức tranh về
một dân số tăng trưởng nhanh như thế nào vào thời gian hiện tại.

2.1.1.3. Quy mô dân số thế giới


Đầu công nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 270 đến 300 triệu người. Mãi đến năm 1830
dân số thế giới mới tròn một tỷ người. Ta thấy thời gian để thế giới tăng từ 300 triệu lên 1 tỷ người
đầu tiên phải mất 1.831 năm. Năm 1930, dân số thế giới tăng lên đạt mức 2 tỷ người. Như vậy, thời
gian để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người vào thời kỳ này là 110 năm. Đến năm 1960, dân số thế
giới đạt tới 3 tỷ người. Đến thời kỳ này, thời gian để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ nữa rút lại chỉ
còn 30 năm. Sau đó, thời gian này chỉ còn là 15 năm (năm 1975, thế giới có 4 tỷ người) và 12 năm
(năm 1999, thế giới tròn 6 tỷ người). Dân số thế giới đạt 7 tỷ người vào tháng 10 năm 2011.

Bảng 2-1: Biến động quy mô dân số thế giới (Đầu Công nguyên đến năm 2050) (Tỷ người)

Năm Đầu 1830 1930 1960 1975 1987 1999 201 2019 2030* 2050* 2100*
Công 1
nguyên

Số 0,285 1 2 3 4 5 6 7 7,7 8,5 9,7 10.9


dân

2050*: Dân số dự báo

- Liên hợp quốc (https://infographic.vn)

- Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Dân số học, Hà Nội, 2011.

2.1.1.4. Quy mô dân số Việt Nam

Năm 2019, dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế
giới.

Từ năm 1921 đến 1931 sau 10 năm, dân số Việt Nam tăng lên 2,2 triệu người. Năm 1970
đến 1979, sau 9 năm dân số tăng 11,7 triệu người. Vậy từ năm 1970 đến nay mỗi năm tăng hơn một
triệu người. Việt Nam xảy ra bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI.

Bảng 2-2: Biến động quy mô dân số Việt Nam (Triệu người)

10
Nă 1921 1931 1943 195 1970 1979 1989 199 2009 2019 2029* 2049*
m 4 9

Dân 15.5 17.7 22.1 23.8 41.0 52.7 64.4 76.6 85,8 96.2 102,3 108,5
số

Chú thích: 2029*, 2049*: Dân số dự báo

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Dự báo Dân số Việt Nam năm 2014 – 2049, NXB Thông tấn, Hà Nội,
2016,
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
2.1.2. Sự phân bố dân số

2.1.2.1. Khái niệm phân bố dân số

P
(người/km2 )
=
PD
S

Phân bố dân cư là sự phân chia dân số theo các đơn vị hành chính, vùng kinh tế. Để nghiên
cứu phân bố dân cư người ta thường dùng chỉ tiêu mật độ dân số.

Mật độ dân số: Là chỉ số xác định mức độ tập trung của số dân sinh sống trên một
lãnh thổ và được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích.

Công thức tính mật độ dân số như sau:

Trong đó: PD: Mật độ dân số


P : Dân số trung bình của địa phương
S: Tổng diện tích lãnh thổ của địa phương

Để đáp ứng nhu cầu thực tế, số liệu về mật độ dân số cần phải được thu thập, tính toán, phân
chia theo các vùng địa lý, vùng kinh tế hoặc các đơn vị hành chính... trong mỗi quốc gia. Số dân
sinh sống trong những vùng lãnh thổ nhất định được hình thành mang tính lịch sử và chịu sự tác
động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Người ta có thể nhận biết vùng này đông dân, vùng kia thưa
dân trên cơ sở mật độ dân số. Từ đó có các chính sách phù hợp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở
mỗi địa phương, mỗi nước.

11
2.1.2.2. Phân bố dân số thế giới
Dân số thế giới có quy mô lớn, nhưng dân số phân bố không đều giữa các nước và giữa các
vùng. Nhìn trên bản đồ dân số thế giới, ta thấy dân số thế giới tập trung đông vào các nước đang
phát triển, đặc biệt là dân số thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi.

Dân số tập trung chủ yếu ở châu Á là khu vực có hầu hết các nước đang phát triển và là nơi
tập trung nhiều quốc gia có quy mô dân số lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Theo bảng 2-3, 15 nước
có dân số đông chiếm khoảng 65 % dân số thế giới. Còn hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác chỉ
chiếm 35% dân số thế giới.

Bảng 2-3: Sự phân bố dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2019.

ST Tên quốc gia % so với thế giới ST Tên quốc gia % so với thế giới

1 Trung Quốc 18,41 9 Nga 1,89

2 Ấn Độ 17,74 10 Mêxicô 1,71

3 Hoa Kỳ 4,28 11 Nhật Bản 1,67

4 Inđônêxia 3,5 12 Êthiôpia 1,41

5 Braxin 2,76 13 Philippin 1,4

6 Pakistan 2,63 14 Ai Cập 1,3

7 Nigiêria 2,57 15 Việt Nam 1,27

8 Băngladet 2,18 16 Các nước khác 35,29

Nguồn :worldometers.info

2.1.2.3. Phân bố dân số Việt Nam

Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2019, Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất
của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Đông
Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km 2 và 757
người/km2. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả

12
nước. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương
ứng là 132 người/km2 và 107 người/km2.

Bảng 2-4: Mật độ dân số chia theo vùng kinh tế xã hội (người/km2)

01/4/2009 01/4/2019

TOÀN QUỐC 259 290

Trung du và miền núi phía Bắc 116 132

Đồng bằng sông Hồng 930 1 060

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 196 211

Tây Nguyên 94 107

Đông Nam Bộ 596 757

Đồng bằng sông Cửu Long 424 423


Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, dân số Việt Nam phân bố không cân đối theo các vùng kinh
tế (xét về phương diện tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên với nguồn nhân lực). Do đó, việc
xác định số dân theo các vùng kinh tế có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc phân bố và tái phân
bố lực lượng sản xuất, lao động và dân cư. Dưới tác động của tăng tự nhiên dân số và di dân việc
phân bố lại dân cư theo vùng kinh tế trong thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể.

Một trong những tiêu thức phân bố dân cư theo vùng lãnh thổ là tổng dân số chia theo thành
thị và nông thôn. Đó là đặc trưng biểu thị trình độ phát triển kinh tế-xã hội quan trọng. Trên phạm vi
cả nước, trong những năm gần đây sự thay đổi tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn chưa thực sự
rõ nét.

Bảng 2- 5: Tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn qua các TĐT Dân số) Đơn vị: %)

Năm Thành thị Nông thôn

1979 19,2 80,8

13
1989 20,3 79,7

1994 19,9 80,1

1999 23,6 76,4

2009 29,6 70,4

2019 34,4% 65,6%.

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Sau 40 năm, tỷ lệ dân số thành thị tăng 15,2% phần trăm. Như vậy, Việt Nam đã không đạt
được mục tiêu về đô thị hoá đến năm 2015 và 2020 theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên khía cạnh về tăng tỷ lệ dân số khu vực thành thị (Chỉ tiêu
năm 2015 dân số đô thị 38%, năm 2020 là 45%).

Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8%), Trung du và miền núi phía
Bắc có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất (18,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất gồm Đà
Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh (tương ứng là 87,2%, 79,9%, 79,2%). Các tỉnh có tỷ
lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm Bến Tre, Thái Bình, Bắc Giang (tương ứng là 9,8%,
10,6% và 11,4%).

2.2. CƠ CẤU DÂN SỐ

2.2.1. Khái niệm cơ cấu dân số


Cơ cấu dân số (population structure): là sự phân chia tổng số dân trên một vùng lãnh thổ
theo những tiêu chuẩn nhất định thành những bộ phận dân số khác nhau. Các tiêu chuẩn có thể là
giới tính, tuổi, thành phần dân tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú… Các
thuật ngữ: cơ cấu dân số, kết cấu dân số hay cấu trúc dân số có ý nghĩa tương đương.

Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng
hơn dân số của một địa phương. Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ
cấu tuổi và cơ cấu giới tính. Bởi vì, cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng của bất
kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân trong nước và quốc tế, tình trạng
hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân thuần túy, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh
xã hội.

2.2.2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi


2.2.2.1. Khái niệm
Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất
định, hay đó là sự phân chia số dân theo từng nhóm tuổi được định trước nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế - xã hội.
14
Trong Dân số học, cơ cấu dân số theo tuổi thường được chú trọng nhiều, vì thành phần tuổi
của dân cư phản ánh một cách tổng hợp tình hình sinh sản, mức độ tử vong, tương lai phát triển của
dân số và lực lượng lao động cụ thể của xã hội.
Cơ cấu dân số theo tuổi thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, có
những nguyên nhân tác động thường xuyên như sinh sản, tử vong; có những nguyên nhân tác động
không thường xuyên như sự chuyển cư, chiến tranh, thiên tai…
2.2.2.2. Các cách phân chia nhóm tuổi
* Nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau
Sự chênh lệch giữa hai độ tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hay mười năm.
Ví dụ: 0-4, 5-9… hoặc 0-9, 10 -19… Nhóm tuổi với khoảng cách thường sử dụng nhất là 5
năm.
* Nhóm tuổi có khoảng cách không đều nhau
+ Căn cứ vào tuổi có khả năng sinh sản, dân số nữ được chia thành 3 nhóm:

- Trước tuổi sinh sản: < 15 tuổi


- Trong tuổi sinh sản: 15 - 49 tuổi
- Sau tuổi sinh sản: > 50 tuổi
+ Căn cứ vào tuổi lao động, dân số được chia thành 3 nhóm chính:

- Dưới tuổi có khả năng lao động (nhóm trẻ em): dưới 15 tuổi.
- Tuổi có khả năng lao động (nhóm trưởng thành) : từ 15 - 60 tuổi (hoặc 64).

- Quá tuổi có khả năng lao động (nhóm người già): trên 60 tuổi (hoặc 65).

Do sự khác nhau trong việc tính tuổi bắt đầu tuổi lao động và hết tuổi lao động, nên ba
nhóm tuổi chính giữa các quốc gia thường không giống nhau.

Mỗi cách phân chia có ưu điểm riêng và được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Cách
phân chia thứ nhất tương đối tỷ mỷ nên được dùng vào việc phân tích, dự đoán các quá trình dân
số. Cách thứ hai khái quát hơn nhằm đánh giá những biến chuyển chung về cơ cấu dân số.

2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá

* Dân số trẻ, dân số già

Một dân số được gọi là dân số trẻ hoặc dân số già nếu có cơ cấu dân số theo tuổi đảm bảo
tiêu chuẩn trong bảng dưới đây:

Bảng 2-6: Tiêu chuẩn cho phép xác định cơ cấu dân số là trẻ hay già: Đơn vị: %

15
Chỉ báo Dân số trẻ Dân số già

Tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi >= 40 < 30

Tỷ trọng nguời trên 64 tuổi <5 >= 10

Nguồn: Trần Chí Liêm, Dân số học, NXB Y học, Hà Nội, 2009

Dân số Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ chuyển từ dân số trung gian giữa trẻ và già sang
dân số già. Số liệu bảng 2.7 sau đây cho thấy điều đó:

Bảng 2-7: Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam từ 1979 đến 2019 (Đơn vị: %)

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 2019

0-14 42,5 39,2 33,1 24,5 24,3

15-64 53,1 56,1 61,1 69,1 68,0

65+ 4,7 5,8 6,4 7,7

Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Năm 1979, dân số nước ta thuộc loại rất trẻ. Theo số liệu Tổng điều tra dân số 1/10/1979,
nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 42,5% tổng dân số. Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế
hoạch hóa gia đình thời điểm ngày 1/04/015, tỷ trọng nhóm dân số này giảm đi còn 24,% và tỷ trọng
nhóm dân số trên 65 tuổi đã tăng lên 7,6%. Như vậy, dân số Việt Nam đã bước vào ngưỡng của dân
số già.

Theo Luật Người cao tuổi của Việt Nam năm 2009, người cao tuổi được định nghĩa là những
người từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay dân số Việt Nam đang già đi với tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm
gần 10% tổng dân số. Theo dự báo, đến năm 2035, tỷ trọng người trên 60 tuổi trong dân số Việt
Nam sẽ lên đến 20%. Lúc này dân số Việt Nam trở thành dân số già.

* Tỷ số phụ thuộc của dân số

Tỷ số phụ thuộc của dân số biểu hiện quan hệ so sánh giữa dân số dưới 15 và trên 65 tuổi với
tổng số người trong khoảng 15-64. Công thức để tính tỷ số phụ thuộc của dân số như sau:

P0-14 + P65+
DR = * 100
P15-64

16
Trong đó: DR : Tỷ số phụ thuộc chung
P0-14 : Dân số trẻ em từ 0-14 tuổi
P65+ : Dân số trên 65 tuổi
P15-64: Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15 – 64 (dân số lao
động) có bao nhiêu người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi (dân số phụ thuộc)

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số có thể chia ra thành tỷ số phụ thuộc trẻ và tỷ số phụ thuộc
già:

- Tỷ số phụ thuộc trẻ:

P0-14
DRC = * 100
P15-64

Trong đó: DRC: Tỷ số phụ thuộc trẻ


P0-14 : Dân số trẻ em từ 0-14 tuổi
P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc trẻ cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15-64 (dân số lao động) có bao nhiêu
người dưới 15 tuổi..
- Tỷ số phụ thuộc già

P65+
DRA = * 100
P15-64

Trong đó: DRA: Tỷ số phụ thuộc già


P65+ : Dân số trên 65 tuổi
P15-64 : Dân số từ 15-64 tuổi

Tỷ số phụ thuộc già cho biết cứ 100 người trong độ tuổi từ 15-64 (dân số lao động) có bao
nhiêu người từ 65 tuổi trở lên.

Ở Việt Nam, cơ cấu dân số trẻ nên tỷ số phụ thuộc trẻ em lớn hơn tỷ số phụ thuộc người già.
Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc trẻ em đang giảm dần vì mức sinh của Việt Nam đã giảm thấp trong
những năm gần đây.

Bảng 2-8: Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam giai đoạn 1979-2019 (Đơn vị: %)

Năm 1979 1989 1999 2009 2019

Tỷ số phụ thuộc trẻ (0-14) 81,4 69,8 54,2 36,6 35,7

Tỷ số phụ thuộc già (65+) 13,6 8,4 9,4 9,7 11,3


17
Tỷ số phụ thuộc chung 95,0 78,2 63,6 46,3 47,0

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

*. Dư lợi dân số hay còn gọi là cơ cấu dân số vàng

Dư lợi dân số là thuật ngữ dùng để phản ánh một dân số có tỷ lệ người trong độ tuổi 15-64
đạt tối đa và tỷ lệ người phụ thuộc đạt ở mức thấp nhất (người dưới 15 và trên 65 tuổi). Tỷ số phụ
thuộc của dân số đạt giá trị tối thiểu, qua ngưỡng đó thì tỷ số phụ thuộc lại tăng lên. Trong giai đoạn
dư lợi dân số, quốc gia đó có cơ hội “vàng” về dân số. Điều này có nghĩa là tại giai đoạn dư lợi dân
số, số người trong độ tuổi lao động (có thể tham gia lao động) là cao nhất. Nếu quốc gia đó có kế
hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẽ tận dụng được cơ hội để phát triển. Nếu quốc gia đó
không tận dụng được cơ hội này, khi tỷ số phụ thuộc tăng trở lại, dân số sẽ già đi và gánh nặng về
an sinh xã hội tăng thêm. Hiện nay, các nhà khoa học thường dùng thuật ngữ “cơ cấu dân số vàng”
thay cho thuật ngữ “dư lợi dân số”.

Trong cơ cấu dân số vàng, mỗi người lao động “gánh ít” số người ăn theo, tạo điều kiện tốt
cho kinh tế gia đình và nền kinh tế quốc dân phát triển.

Các nhà khoa học cho rằng một dân số đạt được cơ cấu dân số vàng nếu tỷ số phụ thuộc
chung của dân số ở mức xấp xỉ 50 nghĩa là cứ 2 người trong độ tuổi 15-64 thì có 1 người dưới 15
tuổi hoặc trên 65 tuổi. Nếu tỷ số phụ thuộc chung của dân số tăng trở lại thì dân số đó đã hết cơ cấu
dân số vàng. Theo các nhà khoa học, giai đoạn cơ cấu dân số vàng có thể kéo dài từ 30 năm đến 40
năm. Hiện nay, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng dự báo từ 2005 đến 2042.

Những năm có cơ cấu dân số vàng là thời cơ quý báu để quốc gia và gia đình có cơ hội phát
triển. Tuy nhiên, nếu không có những chính sách phù hợp thì không thể phát huy được lợi thế của
dư lợi dân số cho mục tiêu phát triển thậm chí còn phải đối mặt với vấn đề việc làm cho số người
lao động tăng thêm. Trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng bên cạnh việc cần có chính sách đào tạo,
phát triển và sử dụng nguồn nhân lực thì cần tuyên truyền để gia đình, cộng đồng, xã hội quan tâm
đến người già về các vấn đề: việc làm, đời sống, sức khoẻ... Bên cạnh đó, cần nhân rộng mô hình tốt
về chăm sóc, tạo việc làm và tạo cuộc sống vui tươi lành mạnh cho người già.

*. Già hóa dân số và Tỷ số già hoá dân số (Tỷ số ông-bà/cháu)

Già hóa dân số là quá trình tăng tỷ trọng người già trên 65 tuổi (trên 60 tuổi đối với Việt Nam)
trong tổng số dân.

Đặc trưng của già hóa dân số trên thế giới thể hiện rõ nhất là người cao tuổi trên thế giới ngày
càng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng số dân.

18
Khi so sánh tỷ trọng dân số nhóm tuổi từ 65 trở lên với tỷ trọng dân số nhóm tuổi dưới 15
tuổi, ta thấy rất rõ xu hướng già hoá dân số. Chỉ báo này được gọi là tỷ số già hoá dân số. Nó được
tính theo công thức sau:

P65+
∗ 100
AR = P 0−14

Trong đó: AR: Tỷ số già hoá dân số


P65+ : Dân số 65 tuổi trở lên
P0-14 : Dân số dưới 15 tuổi
Tỷ số này cho biết cứ 100 trẻ em dưới 15 tuổi có bao nhiêu người trên 65 tuổi.

Bảng 2-9: Biến động tỷ số già hoá dân số ở Việt Nam 1979 - 2019 (%)

Năm 1979 1989 1999 2009 2019

Tỷ số già 16,0 18,2 24,3 35,5 48,8


hoá

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Nhìn vào số liệu trên, ta thấy tốc độ già hoá của dân số Việt Nam rất lớn. Đây là vấn đề cần
chú ý trong hoạch định các chính sách dân số, chính sách kinh tế-xã hội thời gian tới.

2.2.3. Cơ cấu dân số theo giới tính


Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành hai nhóm nam
và nữ. Để đo lường cơ cấu dân số theo giới tính, người ta dùng thước đo sau:

2.2.3.1. Tỷ số giới tính (sex ratio)

Tỷ số giới tính biểu thị quan hệ so sánh giữa bộ phận dân số nam với bộ phận dân số nữ.
Công thức tính như sau:

Pm
SR = * 100
Pf

Trong đó: SR: Tỷ số giới tính


Pm : Dân số nam của địa phương
Pf : Dân số nữ của địa phương

Tỷ số giới tính cho biết cứ 100 nữ trong dân số tương ứng có bao nhiêu nam.

19
Công thức này có thể áp dụng để tính tỷ số giới tính chung cho toàn bộ dân số cũng như tính
tỷ số giới tính riêng cho từng nhóm tuổi. Tỷ số giới tính do ba yếu tố sau quyết định: Tỷ số giới tính
khi sinh, sự khác biệt về mức chết theo giới tính, sự khác biệt về di cư theo giới tính.

Bảng 2-10: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam 1979 – 2019

Năm 1979 1989 1999 2009 2019

Tỷ số giới tính (nam/100 94,2 94,7 96,4 97,6 99,1


nữ)

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam liên tục tăng nhưng luôn ở mức dưới 100 kể từ Tổng điều
tra năm 1979 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do mức độ ảnh hưởng của chiến tranh trong quá khứ
đến chỉ tiêu này giảm mạnh và tỷ số giới tính khi sinh luôn ở mức cao trong nhiều năm nay.

Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ số giới tính giữa các
vùng. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ số giới tính cao nhất, tương
ứng là 100,9 nam/100 nữ và 101,7 nam/100 nữ; trong khi đó, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ số giới
tính thấp nhất, chỉ là 97,8 nam/100 nữ.

Bảng 2-11: Tỷ số giới tính theo vùng kinh tế - xã hội 2019

Vùng kinh tế - xã hội Tỷ số giới tính (nam/100 nữ)

Toàn quốc 99,1

Trung du và miền núi phía Bắc 100,9

Đồng bằng sông Hồng 98,3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 99,2

Tây Nguyên 101,7

Đông Nam Bộ 97,8

Đồng bằng sông Cửu Long 99,0

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

2.2.3.2. Tỷ số giới tính khi sinh

SRo = Bm * 100
20
Bf

Trong đó: SRo: Tỷ số giới tính khi sinh


Bm : Số bé trai sinh sống ở địa phương trong năm
Bf : Số bé gái sinh sống ở địa phương trong năm

Công thức trên cho ta thấy cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai được sinh ra.
Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng khoảng 105-107 bé trai. Nếu con số này
vượt quá 107 (tính trên ít nhất 10.000 ca sinh sống) thì được coi là tỷ số giới tính khi sinh cao (mất
cân bằng cơ cấu giới tính).

Tuy nhiên, cần lưu ý khi tính tỷ số giới tính khi sinh, để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác
của kết quả thu được, số lượng thống kê ít nhất cần đạt 10.000 ca sinh. Vì vậy, không nên tính toán
chỉ báo này ở cấp huyện và xã (vì số ca sinh thường ít hơn 10.000 ca trong một năm).

Bảng 2-12: Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam (bé trai/bé gái)

Năm 1979 1989 1999 200 200 2014 2018 2019


6 9

Tỷ số giới tính khi 105 106 107 110 110 112, 114,8 111.
sinh 2 1

Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự
nhiên từ năm 2006 đến nay. SRB năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm
2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỷ số này cao nhất ở Đồng bằng
sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100
bé gái).

Bảng 2-13: Tỷ số giới tính khi sinh giữa các vùng ở nước ta năm

Vùng Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/bé gái)

Chung Thành thị Nông thôn

Trung du và Miền núi phía Bắc 114,2 117,7 113,4

Đồng bằng sông Hồng 115,5 112,1 117,2

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền 109,4 109,1 109,5


Trung

Tây Nguyên 108,7 108,8 108,5

Đông Nam Bộ 111,0 111,1 110,8

Đồng bằng sông Cửu Long 106,9 105,1 107,5

21
Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Nguyên nhân làm cho tỷ số giới tính khi sinh cao là do lựa chọn giới tính của thai nhi của các
cặp vợ chồng muốn đạt số con và giới tính mong muốn khi thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia
đình. Trên thực tế, sự mất cân đối của tỷ số giới tính khi sinh thường xảy ra ở một số nước châu Á,
nơi có mức sinh thấp, tâm lý ưa thích con trai, phương tiện y tế phục vụ cho việc lựa chọn giới tính
sẵn có. Mức độ phổ biến của các kỹ thuật giúp phát hiện sớm giới tính của thai nhi đã góp phần đặc
biệt quan trọng làm cho tỷ số giới tính khi sinh cao.

Việc phá thai lựa chọn giới tính của con khi được sinh ra thường khác biệt theo thứ tự sinh.
Đối với những đứa trẻ được sinh ra lần đầu thì lựa chọn giới tính ít xảy ra. Đối với những đứa trẻ
sinh ra lần thứ hai, việc lựa chọn giới tính của thai nhi đã được chú trọng. Những đứa trẻ sinh lần
thứ ba và trên thứ ba thì việc lựa chọn giới tính thai nhi đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: ở Đài Loan, tỷ
số giới tính khi sinh là 134 đối với những đứa trẻ ở lần sinh thứ ba và 159 đối với những đứa con ở
lần sinh thứ tư. Tỷ số này ở Trung Quốc là 120,9 đối với đứa con thứ hai và tại Hàn Quốc tỷ số này
là 185 đối với đứa con thứ ba.

2.3. THÁP DÂN SỐ

Tháp dân số là một công cụ thông dụng được dùng để biểu thị sự kết hợp cơ cấu tuổi và cơ
cấu giới tính của dân số dưới dạng hình học (hình tháp là đặc trưng). Tháp dân số được chia thành
hai phần bởi đường cao từ đáy tháp, trong đó phần phía bên phải biểu thị dân số nữ và phía bên trái
biểu thị dân số nam. Từ gốc toạ độ đường thẳng đứng cho biết độ tuổi hoặc nhóm tuổi, thông thường
là nhóm tuổi 5 năm và phía trên đỉnh tháp là nhóm tuổi mở biểu thị số dân từ độ tuổi nào đó trở lên,
còn gọi là khoảng tuổi mở. Lý do là vì trong các nhóm tuổi cao này, dân số còn lại không nhiều.
Đáy tháp biểu diễn quy mô dân số của độ tuổi hoặc nhóm tuổi tương ứng, dân số nam được đặt ở
gốc toạ độ bên trái và dân số nữ được đặt ở gốc toạ độ bên phải. Đơn vị đo có thể là số tuyệt đối,
nghìn hoặc triệu người hoặc số tương đối là tỷ lệ phần trăm của mỗi độ tuổi hay nhóm tuổi của từng
giới tính so với tổng dân số nói chung. Hình dạng cụ thể của tháp dân số phụ thuộc vào số liệu cụ
thể của dân số vào thời điểm xác định.

Hình dạng của tháp dân số không chỉ cung cấp các thông tin khái quát về cơ cấu tuổi và giới
tính của dân số vào thời điểm xác định. Ví dụ, có thể quan sát xem ở từng nhóm tuổi nam hay nữ
chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, tháp tuổi dân số còn có thể cho phép phân tích các yếu tố tác động
làm thay đổi quy mô và cơ cấu dân số trong những thời gian trước đó, đặc biệt các yếu tố như chiến
tranh, di dân hàng loạt, nạn đói, bệnh dịch làm chết nhiều người... Các biến động lớn, bất bình
thường luôn để lại những hậu quả lâu dài đến phát triển dân số. Bề rộng của nhóm tuổi trẻ nhất (đáy
tháp) phản ánh sự tăng hay giảm của mức sinh so với những năm trước. Ví dụ, đáy tháp mở rộng
chứng tỏ mức sinh của năm lấy số liệu vẽ tháp tuổi cao hơn những năm trước và ngược lại, nếu đáy
tháp thu hẹp, có nghĩa là mức sinh của năm nghiên cứu thấp hơn mức sinh của các năm trước.

22
Ba dạng tổng quát của tháp dân số

Dân số ở các nước khác nhau có thể có các kiểu sinh, chết và di cư khác nhau. Tuy nhiên, có
thể tổng kết thành ba dạng cơ bản sau:

- Mở rộng: tăng trưởng dân số nhanh, tỷ trọng dân số trẻ (dưới 14 tuổi, đặc biệt là nhóm 0-4
tuổi) lớn.

- Co hẹp: tăng trưởng dân số thấp, tỷ trọng dân số trẻ, (dưới 14 tuổi, đặc biệt là nhóm 0-4
tuổi) nhỏ.

- Dừng: tăng trưởng dân số bằng 0, tỷ trọng dân số ở tất cả các nhóm tuổi gần bằng nhau và
nhỏ dần ở những độ tuổi cao.

Như hình 1 dưới đây cho thấy, tháp tuổi (tháp dân số) của Việt Nam năm 1979 là tháp dân số
mở rộng. Mỗi đoàn hệ sau đều đông hơn đoàn hệ trước. Đây là do tỷ suất sinh ở năm sau cao hơn
năm trước. Tháp dân số của Việt Nam theo dự báo dân số năm 2024 là tháp dân số co hẹp, do đây là
phương án dự báo với mức sinh giảm, số sinh của năm sau giảm hơn số sinh của năm trước, nên tỷ
trọng của nó cũng nhỏ hơn, điều này làm cho tháp dân số của Việt Nam thay đổi từ mở rộng (1979)
sang thu hẹp (dự báo 2024). Dân số Đan Mạch có số lượng người ở mọi nhóm tuổi gần xấp xỉ nhau,
vì vậy tháp dân số của họ là tháp dân số dừng.

Hình 2.1: Ba dạng tổng quát của tháp dân số

Nguồn: Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Dân số học, Hà Nội, 2011.

23
Tóm lại: Quy mô dân số biểu thị khái quát tổng số dân của một địa phương (xã, huyện, tỉnh,
vùng hoặc quốc gia hoặc của các khu vực khác nhau trên thế giới). Sự thay đổi của quy mô dân số
chịu ảnh hưởng của biến động tự nhiên và biến động cơ học dân số. Người ta dùng tỷ suất tăng dân
số tự nhiên và tỷ suất tăng dân số cơ học để đo lường sự biến động dân số.

Tổng số dân được phân chia theo vùng địa lý; chia theo khu vực thành thị và nông thôn
được gọi là phân bố dân số. Mật độ dân số là chỉ tiêu rất quan trọng để nghiên cứu phân bố dân số.

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một quốc gia, của từng vùng theo các đặc trưng
khác nhau. Trong đó, cơ cấu dân số theo tuổi và cơ cấu dân số theo giới tính là hai cơ cấu thường
được sử dụng nhiều nhất. Để nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi, người ta thường dùng tháp dân số.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quy mô dân số là gì? Hãy phân biệt quy mô dân số trung bình và quy mô dân số thời
điểm.

2. Phân tích phương trình cân bằng dân số và tính các chỉ số đo lường sự biến động dân số.

3. Nhận xét và phân tích sự gia tăng dân số ở thế giới và Việt Nam. Giải thích nguyên nhân.

4. Phân tích lợi ích của nghiên cứu phân bố dân số đối với quản lý kinh tế xã hội? Khi nghiên
cứu phân bố dân số thì dùng chỉ tiêu nào?

5. Vì sao có sự phân bố dân số không đều ở Việt Nam? Liên hệ vùng Tây Nguyên.

6. Cơ cấu dân số là gì? Có những loại cơ cấu dân số nào?

7. Nêu khái niệm cơ cấu dân số theo độ tuổi và phân tích, tính toán các chỉ tiêu đánh giá
cơ cấu dân số.

8. Phân tích tác động của cơ cấu dân số vàng đến phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

9. Phân tích những thách thức mà xã hội gặp phải khi có cơ cấu dân số già.

10. Phân tích đặc điểm nhận dạng 3 loại tháp dân số điển hình .

Chương 3: MỨC CHẾT


Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục tiêu
sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải xác định được các khái niệm, sự cần thiết
nghiên cứu mức chết. Hiểu được các chỉ số đánh giá mức chết và các nhân tố ảnh hưởng
đến mức chết.
24
- Về kĩ năng, sinh viên biết vận dụng các công thức để tính chỉ số chết.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các buổi
học.

3.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU MỨC CHẾT
3.1.1. Khái niệm
Chết là một hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ sinh vật nào cũng đều trải qua. Sống và chết là hai
mặt đối lập của mỗi sinh vật nói chung và từng con người nói riêng.

Khái niệm về chết được Liên hợp quốc và tổ chức Y tế thế giới thống nhất định nghĩa như sau:
"Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó, sau khi
có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểu hiện của sự sống mà không một khả
năng nào khôi phục lại được)". Như vậy, sự kiện chết xảy ra chỉ sau khi có sự kiện sinh sống.
Khoảng thời gian kể từ khi sinh đến khi chết là độ dài cuộc sống, hay còn gọi là một đời người.

3.1.2. Sự cần thiết trong nghiên cứu mức chết

Sinh và chết là hai yếu tố của quá trình tái sản xuất dân số, có tác động qua lại lẫn nhau. Việc
nghiên cứu mức tử vong là tiền thân của nghiên cứu khoa học dân số.

Từ khi bắt đầu lịch sử dân số học, các nhà nghiên cứu dân số đã nghiên cứu mức chết nhằm
các mục đích chính là tìm hiểu mức chết trong dân cư và xu hướng chết, từ đó có thể đưa ra các chỉ
số để so sánh mức chết giữa các dân số khác nhau với mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp đánh giá các
khía cạnh khác của kinh tế, xã hội liên quan đến mức chết. Khi đó người ta mong muốn thống kê
mức chết để nhằm quản lí bệnh tật tại một số khu vực nhất định. Việc nhận biết mô hình và xu
hướng các nguyên nhân chết để làm cơ sở xem xét các nguyên nhân chết chung của dân số, mức
chết ở mỗi độ tuổi khác nhau, mỗi thành phần dân số khác nhau. Các nhà nghiên cứu dân số cũng
tìm hiểu các yếu tố kinh tế - xã hội và y học cũng như lối sống và yếu tố môi trường ảnh hưởng đến
mức chết.

Nghiên cứu mức chết là một trong những yếu tố để dự báo dân số, theo phương trình cân bằng
dân số:

Pt= P0+ (B-D) + (I-O)

Mức chết có ảnh hưởng lớn nhất đến quy mô và cơ cấu dân số. Thông tin về mức chết có thể
giúp tính toán tiềm năng dân số, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, y tế công cộng. Việc
đánh giá mức tử vong trong dân cư hay theo độ tuổi, để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế - xã
hội, phát triển của y học và chăm sóc y tế. Như vậy, việc nghiên cứu mức chết không chỉ giúp cho
nghiên cứu biến động dân số mà còn liên quan nhiều đến việc ra chính sách và kế hoạch trong vấn
đề kinh tế - xã hội, cho việc phòng và điều trị bệnh để giảm tỷ lệ chết, tăng tuổi thọ bình quân của
mỗi quần thể dân cư.
25
3.2. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC CHẾT
Có nhiều chỉ số đánh giá mức độ chết. Mỗi chỉ số phản ánh khía cạnh này hay khía cạnh
khác của sự chết và có những ưu, nhược điểm nhất định.

3.2.1. Tỷ suất chết thô (Crude Death Rate - CDR)

Tỷ suất chết thô là chỉ số đơn giản đánh giá mức độ chết. Nó biểu thị số người chết tính trên
1.000 người dân trong một năm nhất định.

D
CDR= ∗ 1000
P (phần nghìn)

Trong đó: CDR: tỷ suất chết thô;


D: số người chết trong một năm của địa phương;
P : Số dân trung bình của địa phương trong năm nghiên cứu.
Tỷ suất chết thô trung bình trên thế giới hiện nay vào khoảng 9‰ và không có sự khác biệt
nhiều giữa các nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt từ những năm 80 trở lại đây. Ở Việt Nam,
mức chết thô đã giảm thấp trong những năm qua và hiện đã có xu thế tăng lên do cơ cấu dân số đang
già đi.

Bảng 3-1: Tỷ suất chết thô ở nước ta qua các năm (‰)

Năm 2005 2009 2014 2019

CDR (‰) 5,3 6,8 6,9 6,9

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Bảng 3-2: Tỷ suất chết thô theo giới tính và vùng kinh tế - xã hội năm 2009 (Người chết/1000
dân)

Chung Nam Nữ CDR*

TOÀN QUỐC 6,3 7,1 5,6 6,9

Trung du và miền núi phía Bắc 7,2 8,6 5,8 7,1

Đồng bằng sông Hồng 6,4 7,2 5,5 5,9

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền


Trung 6,8 7,5 6,2 6,5

Tây Nguyên 5,2 6,2 4,2 7,4

Đông Nam Bộ 4,7 5,2 4,3 5,6

26
Đồng bằng sông Cửu Long 7,0 7,3 6,7 5,8
(*): CDR các vùng chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi của toàn quốc năm 2019.

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

3.2.2. Các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (Age Specific Death Rate - ASDR)

Đối với các nhóm dân cư khác nhau (tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc...) thì mức độ chết khác
nhau. Để phản ánh mức độ chết của các nhóm dân cư riêng biệt, người ta dùng các tỷ suất chết đặc
trưng, trong đó đặc biệt quan tâm đến tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi.

Là số trường hợp chết ở tuổi x trong năm so với 1000 dân ở tuổi x trong năm đó.

Dx
A SDR x = ∗ 1000
Px

Trong đó: ASDRx (mx): tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi.
Dx: số người chết ở tuổi x trong năm.
Px Số dân trung bình tuổi x trong năm.
:

Thước đo này đã loại bỏ ảnh hưởng cơ cấu tuổi đối với mức chết, phản ánh thực chất về mức
chết của từng độ tuổi. Vì vậy, so sánh mức độ chết giữa các nước, giữa các thời kỳ bằng thước đo
này rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi xác định cần có số liệu chi tiết về chết của từng độ tuổi. Trong
thực tế khó xác định được mức độ chết cho từng độ tuổi, nên thường tính cho từng nhóm tuổi.

3.2.2.1. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (Infant Mortality Rate IMR)

Chết trẻ em: Là tất cả các trường hợp trẻ chết khi chưa đạt được 1 tuổi kể từ ngày sinh.

Trong tỷ suất chết đặc thù theo tuổi, người ta đặc biệt quan tâm đến tỷ suất chết của trẻ em 0
tuổi (dưới 1 tuổi).

D0
IMR= ∗1000
B
Trong đó: IMR: tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (ở độ tuổi 0)
D0: Số trẻ em 0 tuổi chết trong năm.
B: Số trẻ sinh sống trong cùng năm.

Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi cho biết số trẻ em chết dưới một tuổi trên 1000 trẻ em sinh
sống trong một năm.

Bảng 3-3: Tỷ suất chết trẻ em của các vùng qua các năm ở nước ta (Trẻ chết/nghìn dân)

1999 2009 2019

TOÀN QUỐC 36,7 16,0 14,0

27
Nam 40,2 18,1 15,8

Nữ 32,9 13,8 12,0

Thành thị 18,3 9,4 8,2

Nông thôn 41,0 18,7 16,7

Vùng kinh tế - xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc 43,8 24,5 20,8

Đồng bằng sông Hồng 26,5 12,4 11,0

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền


Trung 38,4 17,2 15,4

Tây Nguyên 64,4 27,3 23,4

Đông Nam Bộ 23,6 10,0 8,1

Đồng bằng sông Cửu Long 38,0 13,3 10,7

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Tỷ suất chết dưới 1 tuổi là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích về chết của dân số bởi
vì nó là chỉ báo nhạy cảm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của mức sống, y tế và phát triển đến
mức chết. Nó đo mức độ chết trong bộ phận dân cư có mức độ chết cực cao, ảnh hưởng rất lớn đến
mức chết chung và tuổi thọ bình quân của người dân. Đồng thời, nó có mối quan hệ tác động qua lại
rất chặt chẽ đối với mức sinh.

Mức chết trẻ em dưới một tuổi thường phân bố không đều và gồm các giai đoạn:

Chết thai nhi: tính từ 3 tháng cuối thai kì đến lúc sinh. Chết thai nhi phản ánh tình trạng sức
khoẻ và lao động của phụ nữ khi mang thai.

Chết khi sinh: đánh giá chuyên môn và tình trạng trang thiết bị của ngành hộ sinh.

Chết sơ sinh sớm: tính từ lúc sinh đến trước khi đạt 7 ngày. Chết sơ sinh sớm phản ánh tình
trạng ô nhiễm môi trường gây biến loạn gen và di truyền.

Chết sơ sinh muộn: tính từ ngày thứ 7 đến trước khi đạt 28 ngày. Chết sơ sinh trễ phản ánh
tình trạng nhiễm trùng lúc sinh.

28
Chết sau thời kì mới sinh: từ sau ngày thứ 28 đến trước khi đạt 1 năm. Chết sau thời kì mới
sinh phản ánh tình trạng dinh dưỡng trong cộng đồng.

Chết chu sinh: tính từ 3 tháng cuối thai kì đến trước khi đạt 7 ngày. Chết chu sinh phản ánh
công tác chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

Tỷ suất chết trẻ em là chỉ tiêu rất quan trọng, nó thường được tính trong các báo cáo phát
triển của Liên hợp quốc hàng năm. Đây là chỉ tiêu tốt nhất đo lường mức chết của trẻ em. Trong một
chừng mực nhất định, tỷ suất chết trẻ em phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, y tế và xã hội
của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mức chết trẻ em cao làm cho triển vọng sống trung
bình khi sinh của dân cư đó thấp. Vì vậy, muốn nâng cao triển vọng sống trung bình khi sinh cần
tiến hành các biện pháp làm giảm mức chết trẻ em, đặc biệt là tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi.

3.2.2.2. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (Under five Mortality Rate – U5MR)

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) là số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong tính bình quân
trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong năm. Tỷ suất này đo lường mức độ chết của trẻ em trong 5
năm đầu tiên của cuộc sống.
Tổng số trẻ <5 tuổi chết trong năm

U5MR= ------------------------------------------ X 1000

Tổng số sinh sống trong năm đó

Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) cũng có ý nghĩa tương tự như IMR. Tuy nhiên,
trong khi IMR liên quan nhiều đến điều kiện thai sản của bà mẹ thì U5MR phản ánh nhiều hơn về
tình trạng dinh dưỡng và phòng chữa bệnh cho trẻ em. Chính vì vậy, đây cũng là một trong
những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Bảng 3-4: Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2019
(Đơn vị: Trẻ dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống)

Tổng số Nam Nữ

TOÀN QUỐC 21,0 27,3 14,2

Thành thị 12,3 17,0 7,3

Nông thôn 25,1 32,4 17,4

Vùng kinh tế - xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc 31,5 40,1 22,4

Đồng bằng sông Hồng 16,5 21,8 10,9


29
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 23,2 30,1 15,9

Tây Nguyên 35,5 44,9 25,5

Đông Nam Bộ 12,7 17,5 7,5

Đồng bằng sông Cửu Long 15,9 21,1 10,5


Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

3.2.2.3. Tỷ suất tử vong mẹ (Maternal Mortality Rate – MMR)

Những trường hợp mẹ tử vong trong khoảng thời gian từ khi mang thai và sau khi sinh 42
ngày. Ngoại trừ do tai nạn và tự tử.

Số trường hợp mẹ tử vong trong năm so với 100.000 trường hợp sinh sống trong năm đó.

Tổng số tử vong mẹtrong năm


MMR= ∗100.00
Tổng số trẻ sinh sinh sống trong năm đó
Tỷ số tử vong mẹ (MMR) phản ánh mức độ chết theo nguyên nhân chết liên quan đến quá
trình thai sản. Chỉ tiêu này đánh giá tính hiệu quả của hệ thống y tế trong việc cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước, trong và sau khi sinh.
Bảng 3-5: Tỷ số tử vong mẹ của các nước trong khu vực Đông Nam Á, 2000 – 2017 (Đơn vị: Số ca
tử vong mẹ/100.000 trẻ sinh sống)

2000 2017 Mức giảm MMR

2000-2017

Việt Nam 69 46 23
Bru-nây 28 31 -3

Cam-pu-chia 488 160 328

In-đô-nê-xi-a 272 177 95

Lào 544 185 359

Ma-lai-xi-a 38 29 9

Mi-an-ma 340 250 90

Phi-li-pin 160 121 39

Xin-ga-po 13 8 5

Thái Lan 43 37 6

30
3.3. CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC CHẾT
Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Có thể
phân các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết thành 4 nhóm chủ yếu sau đây:

3.3.1. Mức sống của dân cư

Mức sống càng được nâng cao, thể lực càng được tăng cường, con người càng có khả năng
chống đỡ các loại bệnh tật, mức chết càng thấp. Như vậy, mức sống của dân cư tỷ lệ nghịch với mức
chết. Mức sống có liên quan chặt chẽ với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, đến mạng lưới dịch vụ
công cộng...

3.3.2. Trình độ phát triển y học, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh

Ngày nay, y học có khả năng dập tắt nhiều dịch bệnh nguy hiểm, gây chết người hàng loạt.
Trình độ y học đã đạt được ở một nước không chỉ tác động đến nước đó, mà còn được phổ biến rộng
rãi, nhanh chóng trên phạm vi thế giới. Vì vậy, nhiều nước tuy còn lạc hậu, nhưng được sự giúp đỡ
của các nước tiên tiến đã giảm nhanh chóng mức chết.

3.3.3. Môi trường sống

Con người sống trong môi trường tự nhiên, nên nó có tác động trực tiếp đến sức khoẻ của
họ. Môi trường trong sạch tuổi thọ được nâng cao. Môi trường ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật, ảnh
hưởng đến sức khoẻ của người dân, làm tăng mức chết. Ngày nay công nghiệp phát triển, đô thị
được mở rộng, những điểm dân cư sống đông đúc ngày càng tăng. Nếu không quy hoạch các nhà
máy, khu công nghiệp, điểm dân cư hợp lý, nếu không có các hệ thống thải lọc tốt sẽ gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

3.3.4. Yếu tố tự nhiên, sinh học

Mức chết có liên quan đến sự già cỗi của con người. Theo quy luật tự nhiên, con người chỉ
sống đến một giới hạn nhất định. Tuy nhiên giới hạn đó đối với các nước, các thời rất khác nhau và
còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác (kinh tế, xã hội, y học, môi trường...). Nhưng nếu thuần tuý về
sinh lý thì cơ cấu dân số (đặc biệt cơ cấu về tuổi) có ảnh hưởng đến việc nâng cao hay hạ thấp tỷ
suất chết.

Ngoài các yếu tố nêu trên, các yếu tố xã hội khác như các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu
chè, mại dâm... cũng ảnh hưởng đến mức độ chết.

Tất cả các yếu tố trên đồng thời tác động theo những chiều hướng khác nhau, tuỳ thuộc vào
điều kiện cụ thể của từng nước, trong từng thời kỳ.

3.3.5. Chính sách y tế

31
Chính sách y tế là một bộ phận quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho người dân. Các
chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và vấn đề khám chữa bệnh cho người dân từ đó làm giảm số
ca bệnh nặng nên giảm mức chết. Bên cạnh đó công tác phòng chống dịch kết hợp giữa các cơ quan
y tế với phương tiện truyền thông làm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân góp phần đẩy
lùi dịch bệnh.

3.3.6. Giải thích sự khác biệt về mức chết

Khác biệt về chết theo tuổi: Trong dân số học, tuổi là tiêu thức cực kỳ quan trọng. Nó
liên quan và tác động đến mọi quá trình biến động dân số. Ở 0 tuổi, tỷ suất chết cao hơn
nhiều so với các độ tuổi khác. Sau tuổi này, tỷ suất chết giảm xuống khá nhanh và thường
đạt mức thấp nhất ở độ tuổi 10 - 14, sau đó lại tăng dần lên. Tuy nhiên mức độ có khác nhau
đối với các nước có trình độ phát triển khác nhau.

Khác biệt về chết theo giới tính: Trong điều kiện hiện nay, quan sát mức độ chết theo giới
người ta nhận thấy có một đặc điểm chung là mức chết của nam luôn cao hơn của nữ, do đó tuổi thọ
bình quân của nữ cao hơn của nam

Sự khác biệt về chết giữa thành thị và nông thôn: Đây là điều không thể tránh khỏi bởi vì
thành thị có mức sống cao hơn, có điều kiện sinh hoạt thuận lợi, màng lưới y tế vệ sinh phòng bệnh
tốt hơn. Do đó tỷ suất chết, đặc biệt tỷ suất chết của trẻ em thấp hơn nhiều so với nông thôn.

Sự khác biệt về chết theo nghề nghiệp, trình độ văn hoá: Sự khác biệt về nghề nghiệp trước
hết liên quan đến điều kiện và tính chất hoạt động, đến môi trường sống và làm việc. Những ngành
nghề nào càng nặng nhọc, độc hại, căng thẳng thần kinh, càng có tỷ suất chết cao và ngược lại. Nghề
nghiệp không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ của bản thân người lao động, mà còn ảnh hưởng
đến thế hệ tương lai (con cái của họ

Trình độ văn hoá cũng ảnh hưởng đến mức độ chết. Nó liên quan đến sự hiểu biết của con
người, các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh và chữa chạy.

Tóm lại: Chết cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố dân số.
Song phấn đấu giảm mức chết lại là nhiệm vụ hàng đầu của mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Vì vậy,
nghiên cứu mức chết giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu dân số và là căn cứ để tính tiềm năng
gia tăng dân số.

Để đánh giá mức độ chết của dân cư, người ta thường dùng nhiều thước đo khác nhau. Mỗi
thước đo có ưu và nhược điểm riêng. Các thước đo đó là: Tỷ suất chết thô; Tỷ suất chết đặc trưng
theo tuổi; Tỷ suất chết trẻ em và Tuổi thọ trung bình của dân số. Trong đó Tuổi thọ trung bình của
dân số được sử dụng để tính Chỉ số phát triển con người còn Tỷ suất chết trẻ em thường được sử
dụng trong các báo cáo phát triển của Liên hợp quốc.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức chết có thể phân thành các nhóm sau: Các yếu tố thuộc tự
nhiên và sinh học (tuổi, giới tính và điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau); mức sống của dân
32
cư; sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong y học và trình độ của hệ thống y tế, các chính sách bảo
trợ xã hội, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày ưu, nhược điểm và ý nghĩa của từng chỉ tiêu đánh giá mức chết.
2. Tại sao nói tỷ suất chết trẻ em phản ánh trình độ phát triển kinh tế, y tế giáo dục và xã hội
của các quốc gia ?
3. Hãy phân tích sự khác biệt của mức chết giữa các vùng nước ta.
4. Nêu ý nghĩa của chỉ tiêu tuổi thọ trung bình của dân số.
5. Phân tích các nhóm yếu tố tác động đến mức chết trong dân cư.

Chương 4: BẢNG SỐNG


Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục tiêu
sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải xác định được khái niệm, cấu tạo và các
phương pháp xác định các chỉ tiêu trong bảng sống.
- Về kĩ năng, sinh viên phải có kĩ năng tính toán được các chỉ tiêu trong bảng sống.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các buổi
học.

4.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

4.1.1. Khái niệm

Bảng sống (còn gọi là bảng chết) là bảng thống kê mô tả một dân số sẽ sống sót như thế nào
qua các thế hệ nếu tuân theo mức chết thực tế trên cộng đồng.

33
4.1.2. Phân loại

Bảng sống có thể phân thành nhiều loại khác nhau.

* Nếu xét đoàn hệ, bảng sống có 2 loại:

- Bảng sống hiện hành (Bảng sống ngang): bảng sống này được xây dựng trên mức độ chết
của dân số trong thời kì nhất định. Số liệu về người sống và chết ở các độ tuổi dựa vào kết quả điều
tra dân số. Người ta sử dụng số liệu cắt ngang tại một thời điểm để thể hiện cho cả một thế hệ. Bảng
sống được xây dựng theo phương pháp gián tiếp.

- Bảng sống theo thế hệ (Bảng sống dọc): bảng sống này được xây dựng trên cơ sở quan sát về
mức chết của cả một thế hệ (đồng sinh) từ khi mới sinh đến khi chết hết không còn ai. Phương pháp
này gọi là phương pháp trực tiếp.

* Nếu phân loại độ dài khoảng tuổi, bảng sống được chia làm hai loại:

- Bảng sống đầy đủ: chứa đựng mọi thông tin, số liệu theo từng năm tuổi từ khi sinh đến tuổi
cuối cùng của tập hợp chết. Tính toán công phu phức tạp, ít sử dụng trong thực tế.

- Bảng sống rút gọn: thông tin trong bảng sống này thường được xác định cho từng nhóm tuổi
(nhóm 5 năm hoặc 10 năm tuổi).

Trong thực tế thường sử dụng bảng sống rút gọn với nhóm 5 năm tuổi.

Bảng sống bắt đầu từ một tập hợp sinh chuẩn của một thời kì nhất định. Tập hợp này thường
là 100000. Nó được gọi là cơ sở của bảng sống. Trong phân tích dân số, cơ sở thường được giả
thuyết là chỗ xuất phát từ một lần sinh.

Tập hợp nghiên cứu không có chuyển cư có nghĩa số lượng dân số giảm từ độ tuổi này sang
độ tuổi khác chỉ do yếu tố chết tạo nên.

Ngoài mấy năm đầu của cuộc sống, số lượng chết ở mỗi lứa tuổi được phân bố đều đặng giữa
hai khoảng tuổi kế tiếp nhau.

4.2. CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU TRONG
BẢNG SỐNG

4.2.1. Cấu tạo

Bảng sống có thể xây dựng theo dạng đầy đủ, rút gọn và chung cho toàn bộ dân số hay riêng
cho nam, cho nữ tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Dù là dạng nào thì một bảng sống theo quy
ước cũng bao gồm 7 hoặc 8 cột. Mỗi cột biểu thị một chỉ tiêu cơ bản. Các chỉ tiêu có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Khi biết kết quả của chỉ tiêu này có thể xác định chỉ tiêu khác.

Mỗi dòng của bảng sống phản ảnh các chỉ tiêu cơ bản của một độ tuổi.

34
Cấu tạo bảng sống

x lx ndx nqx npx nLx Tx ex

0 100000 2000 0.02 0.98 98600 6577725 65.78

1-4 98000 350 0.0036 0.9964 391160 6479125 66.11

5-9 97650 250 0.0026 0.9974 487625 6087965 62.34

10-
14 97400 160 0.0016 0.9984 486600 5600340 57.5

15-
19 97240 800 0.0082 0.9918 484200 5113740 52.59

20-
24 96440 850 0.0088 0.9912 480075 4629540 48

25-
29 95590 830 0.0087 0.9913 475875 4149465 43.41

30-
34 94760 900 0.0095 0.9905 471550 3673590 38.77

35
35-
39 93860 1200 0.0128 0.9872 466300 3202040 34.12

40-
44 92660 1800 0.0194 0.9806 458800 2735740 29.52

45-
49 90860 2400 0.0264 0.9736 448300 2276940 25.06

50-
54 88460 3500 0.0396 0.9604 433550 1828640 20.67

55-
59 84960 5800 0.0683 0.9317 410300 1395090 16.42

60-
64 79160 4800 0.0606 0.9394 383800 984790 12.44

65-
69 74360 10500 0.1412 0.8588 345550 600990 8.082

70+ 63860 63860 1 0 255440 255440 4

Với hệ số phân bố tử vong a0=0,3 a1-4=0,4, a5+=0,5; a70+=0,25

Chú thích:
x, n: Độ tuổi, nhóm tuổi

nqx: Xác suất chết từ tuổi x đến đúng tuổi x+n

npx: Xác suất sống từ tuổi x đến đúng tuổi x+n


lx: Số người sống tại đúng tuổ
ndx: Số người chết giữa tuổi x và x+n

nLx: Số người - năm sống được từ tuổi x đến đúng tuổi x+n

Tx: Số người - năm sống từ đúng tuổi x trở đi


ex: Kì vọng sống tại tuổi x

36
4.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong bảng sống

* Xác suất chết qx (nqx)

Xác suất chết giữa tuổi x và x+n là xác suất những người còn sống ở đầu tuổi x
nhưng chết trước khi đạt tuổi x + n.

ndx
nqx=
nlx
q : Xác suất chết từ tuổi x đến đúng tuổi x+n
n x

lx: Số người sống tại đúng tuổi x


d : Số người chết giữa tuổi x và x+n
n x

Công thức tính trực tiếp xác suất chết từ các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của dân số
trong một năm như sau:

n∗nMx
nqx=
1+n ( 1−ax )∗nMx

Trong đó: (nMx) = ASDR (x, x + n)

ax: Hệ số phân bố tử vong


a0 = 0,3
a1 đến a4 = 0,4
a95 = 0,3
akhác = 0,5

*. Xác suất sống px (npx)

Xác suất sống giữa tuổi x và x+n là xác suất số người sống ở đầu tuổi x còn sống được
đến tuổi x +n.

lx+n lx−ndx ndx


npx= = =1− =1−nqx
lx lx lx

npx: Xác suất sống từ tuổi x đến đúng tuổi x+n


lx: Số người sống tại đúng tuổi x
lx + n: Số người sống đến tuổi x + n

*. Số người sống đến tuổi x (lx)

Đây là số người sống đến đúng tuổi chính xác (x) kể từ lúc mới sinh ra. Trong các bảng
sống, tập hợp sinh ban đầu (lo) là những người mới được sinh ra, theo quy ước chọn là một số
tròn và thường lấy lo =10.000 hoặc lo =100.000 người).

37
Số người sống đến tuổi x (lx) biểu diễn số người từ đoàn hệ đồng sinh ban đầu (l0) còn
sống đến tuổi x + n.

lx+n = lx * n px
lx+n = lx - ndx

*. Số người chết ở tuổi x (dx)

Số người chết giữa tuổi chính xác x và x+n là (ndx) được tính bằng cách lấy số người đã
sống đạt được tuổi chính xác x trừ đi số người còn sống đến tuổi chính xác x+n.
ndx = lx – lx + n
ndx = lx * nqx
Đối với nhóm tuổi mở, số người chết bằng số người sống đến đầu nhóm tuổi đó.
Nghĩa là dx + = lx +

*. Số năm – người sống trong khoảng tuổi (nLx)

Tổng số năm – người đã sống trong nhóm tuổi (x, x + n) của những người vẫn sống đến
nhóm tuổi sau hoặc đã chết trong nhóm tuổi đó.
nLx = n (lx +n + ax * ndx)
Đối với nhóm tuổi mở cuối cùng số năm người được xác định theo công thức
lx
Lx=
mx
*. Tổng số năm – người còn sống từ tuổi x (Tx)

Tx biểu diễn tống số năm – người còn sống từ tuổi x cho đến độ tuổi cuối cùng mà trên
nhóm tuổi đó không còn ai trong đoàn hệ sống sót.


Tx=∑ n Lx=T ( x +n )+ nLx

*. Triển vọng sống

Triển vọng sống ex là số năm trung bình mà mỗi người ở tuổi đó còn sống được.
Tx
ex =
lx

Triển vọng sống trung bình hay độ dài trung bình của cuộc sống tương lai có liên quan
chặt chẽ và phụ thuộc vào mức chết của dân cư. Nếu mức chết trẻ em càng cao thì triển vọng
sống trung bình càng thấp và ngược lại. Vì vậy triển vọng sống trung bình là chỉ tiêu quan

38
trọng của tái sản xuất dân số, một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức chết cảu dân
cư.

Tóm lại:

Bảng sống là một bảng thống kê bao gồm hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng
để phản ánh mức độ chết cũng như khả năng sống sót được khi chuyển từ tuổi này
sang tuổi khác. Có thể chia bảng sống thành 2 loại: Bảng sống đầy đủ hay còn gọi
là bảng sống chi tiết và bảng sống rút gọn.
Các chỉ tiêu trong bảng sống là dự báo quan trọng về mức chết theo các độ tuổi,
giới tính, nghề nghiệp và chết theo các nguyên nhân, triển vọng sống trung bình từ độ
tuổi nào đó, tuổi thọ trung bình, v.v... là những thông tin rất hữu ích cho ngành y tế. Vì
nếu không có chúng, các kế hoạch của ngành y tế (xây dựng hệ thống bệnh viện, khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe...) sẽ khó thực hiện được, dù rằng các thông tin dự báo
trên chỉ là những ước tính gần đúng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm và cách phân loại bảng sống.


2. Trình bày cách xác định các chỉ tiêu trong bảng sống.

39
Chương 5: CHUẨN HOÁ DÂN SỐ
Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục
tiêu sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải biết sự cần thiết khi chuẩn hoá dân
số, các phương pháp tính chuẩn hoá dân số.
- Về kĩ năng, sinh viên phải có kĩ năng tính các phương pháp chuẩn hoá dân số.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các
buổi học.

5.1. KHÁI NIỆM

Tỷ suất thô về tử vong bị ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo tuổi. Việc so sánh giữa hai
dân số khác nhau sẽ không chính xác nếu có một trong hai dân số có tỷ lệ người ở nhóm tuổi
già lớn (dân số già). Vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn hoá dân số để tránh đưa ra các nhận xét
sai lầm nếu so sánh trực tiếp giữa các dân số khác nhau hoặc thời điểm khác nhau.

Chuẩn hoá dân số là làm cho tỷ suất chết của các dân số có cấu trúc tuổi khác nhau vào
các tỷ suất chết tương ứng với cùng một cơ cấu tuổi để so sánh.

5.2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HOÁ DÂN SỐ

5.2.1. Phương pháp chuẩn hoá dân số trực tiếp (phương pháp dân số chuẩn)
40
Cơ cấu dân số theo tuổi của dân số là bảng kê số người hoặc tỷ lệ người theo từng nhóm
tuổi.

* Phương pháp này được sử dụng khi:

- Dân số nghiên cứu có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi.

- Số chết trong dân số nghiên cứu đủ lớn để có tỷ suất chết theo tuổi ổn định.

- Tính tỷ suất chết thô theo quy chuẩn của dân số nghiên cứu (Standardized crude death
rate – SCDR).

- Dùng kết quả đó để so sánh trực tiếp với CDR của dân số chuẩn (vì lúc này ảnh hưởng
theo tuổi đã được loại bỏ.

* Chọn dân số làm chuẩn như thế nào?

- Có thể mượn cơ cấu tuổi của dân số bất kỳ chọn làm chuẩn.

- Ưu tiên chọn cơ cấu tuổi của dân số được thiết lập bởi các cuộc tổng điều tra dân số.

* Nguồn số liệu cung cấp có:

- Dân số nghiên cứu: có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx).

- Dân số được chọn là chuẩn: có cơ cấu theo tuổi (Px), có tỷ suất chết thô (CDR).

* Công thức tổng quát

∑ (Px ( chuẩn ) × ASDRx ( nghiên cứu ))


0
SCDR nghiên cứu=

Trong đó:

- SCDRNghiên cứu :Tỷ suất chết thô quy chuẩn của dân số nghiên cứu (‰).

- ASDRx (Nghiên cứu) :Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi x của dân số nghiên cứu (‰).

- Pchuẩn : Tổng số dân của dân số chuẩn.

* Ví dụ: Sinh viên được cung cấp bảng số liệu như sau:

Năm 2011, tỷ suất chết thô (CDR) của nước A là 10,5‰; nước B là 7‰. Vậy mức chết
của nước nào cao hơn khi dân số muốn nghiên cứu là nước B?

Nhóm tuổi Nước A – Px(người) Nước B – ASDRx(‰)

0-29 6.000 4,2


41
30-59 5.500 5,5

60+ 2.500 50

Bước 1: Xác định phương pháp chuẩn hoá, dân số nghiên cứu và dân số làm chuẩn?

- Dân số muốn nghiên cứu là nước B. Vì có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi của nước B.

- Chọn phương pháp chuẩn hoá trực tiếp.

- Nước A có cơ cấu tuổi nên chọn nước A là dân số chuẩn.

Bước 2: Tính tỷ suất chết thô quy chuẩn của nước B (SCDRB).
60+¿(Px ( A ) × ASDR x ( B ) )

Công thức: SCDR ( B )= ∑ ¿¿
0

Nhóm tuổi Nước A – Px(người) Nước B – ASDRx(‰) Số chết dự kiến của A = P x *


ASDRx

0-29 6.000 4,2 25.200

30-59 5.500 5,5 30.250

60+ 2.500 50 125.000

Tổng 14.000

180.450
SCDR ( B )= =12 ,9 ‰
14.000

Bước 3: So sánh SCDR của nước B và CDR của nước A.

- 12,9 > 10,5

- Kết luận: Sau khi loại trừ ảnh hưởng của cơ cấu theo tuổi, thì mức chết của nước B
cao hơn nước A.

42
* Ưu điểm: Có thể so sánh mức chết của nhiều nước khác nhau dựa trên CDR. Nếu
các nước đó cùng được chuẩn hoá bằng phương pháp trực tiếp dựa trên cùng 1 dân số chuẩn.
Vì lúc đó số chết được tính lại trên một cơ cấu tuổi chung.

5.2.2. Phương pháp chuẩn hoá dân số gián tiếp (phương pháp tỷ suất chết
chuẩn)

* Sử dụng khi:

- Số chết trong dân số nghiên cứu quá nhỏ để tính ra ASDRx ổn định.

- Các nước đang phát tiển hoặc những vùng mà không có thông tin sẵn có về ASDRx.

- Tính tỷ số chết quy chuẩn (Standardized mortality ratio).

- Từ đó tính ra tỷ suất chết thô quy chuẩn (SCDR) của dân số nghiên cứu,

- Dùng kết quả đó để so sánh trực tiếp với CDR của dân số chuẩn (vì lúc này ảnh
hưởng của cơ cấu theo tuổi đã bị loại bỏ).

* Nguồn số liệu cung cấp có:

- Dân số nghiên cứu: có cơ cấu dân số theo tuổi, tỷ suất chết thô.

- Dân số được chọn làm chuẩn: có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi, tỷ suất chết thô.

* Công thức tổng quát:

Bước 1: Tính tỷ số chết quy chuẩn (SMR)

CDR (nghiên cứu)


SMR= ω

∑ ( ASDRx ( chuẩn ) × Px ( nghiên cứu ) ) ÷ P (nghiên cứu)


0

Bước 2: Tính tỷ suất chết thô quy chuẩn (SCDR)

SCDRnghiên cứu = SMR * CDRchuẩn

Bước 3:

So sánh SCDR của dân số nghiên cứu và CDR của dân số được chọn làm chuẩn.

* Ví dụ: sinh viên được cung cấp bảng số liệu như sau

Năm 2011, tỷ suất chết thô (CDR) của nước C là 10,5‰; nước D là 7‰. Vậy mức
chết của nước nào cao hơn khi dân số muốn nghiên cứu là nước D?

43
Nhóm tuổi Nước C – ASDRx(‰) Nước D –Px(người)

0-29 1,2 1.500

30-59 3,6 550

60+ 48 120

CDR‰ 10,5 7

Bước 1: Xác định phương pháp chuẩn hoá?

- Có tỷ suất chết thô 2 dân số.

- Dân số muốn nghiên cứu là nước D.

- Nước D có cơ cấu tuổi không có tỷ suất chết theo tuổi

Vì vậy chọn phương pháp chuẩn hoá gián tiếp

- Nước C có tỷ suất chết theo tuổi nên chọn nước C làm dân số chuẩn.

Nhóm tuổi Nước C – ASDRx(‰) Nước D –Px(người) Số chết dự kiến của D = Px *


ASDRx

0-29 1,2 1.500 1.800

30-59 3,6 550 1.980

60+ 48 120 5.760

Tổng 2.170 9.540

CDR‰ 10,5 7

Bước 2:

Bước 2.1: Tính tỷ số chết quy chuẩn (SMR)

CDR (D)
SMR= 60+¿ ( ASDRx ( C ) × Px ( D )) ÷ P (D)
∑ ¿¿
0

44
7
SMR= =1,592243
9.540 ÷ 2.170

Bước 2.2. Tính tỷ suất chết thô quy chuẩn (SCDR).

SCDRD = SMR * CDRC

SCDRD = 1,592243 * 10,5 = 16,7 (‰)

Bước 3:

- So sánh SCDR của nước D và CDR của nước C.

- 16,7 > 10,5

- Kết luận: Sau khi loại trừ ảnh hưởng của cơ cấu theo tuổi, thì mức chết của nước D
cao hơn nước C.

* Nhược điểm

- Không so sánh được trực tiếp các dân số nghiên cứu như phương pháp trực tiếp mà
chỉ so sánh dân số nghiên cứu đó với dân số chuẩn đã chọn.

- Vì khi so sánh các dân số khác nhau bằng phường phương pháp này thì cơ cấu tuổi
của các dân số đem so sánh vẫn khác nhau.

Tóm lại: mục đích của chuẩn hoá dân số là để so sánh mức chết của các dân số khác
nhau dựa trên tỷ suất chết thô, mà không bị sai lệch bởi cơ cấu tuổi của dân số.

Có hai phương pháp chuẩn hoá dân số. Cách chọn phương pháp nào phụ thuộc nguồn
số liệu được cung cấp.

- Dân số nghiên cứu có tỷ suất chết theo tuổi thì dùng phương pháp trực tiếp.

- Dân số nghiên cứu có cơ cấu tuổi, không có tỷ suất chết theo tuổi thì dùng phương
pháp gián tiếp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là chuẩn hoá dân số. Phân tích lý do để chuẩn hoá dân số.

2. Trình bày hai phương pháp chuẩn hoá dân số.

45
Chương 6: MỨC SINH
Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục
tiêu sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải xác định được phương pháp tính các
chỉ số đo lường mức sinh. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức sinh.
- Về kĩ năng, sinh viên phải có kĩ năng tính toán các chỉ số đo lường mức sinh.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các
buổi học.

Sinh đẻ (birth): hoặc đơn giản hơn là sinh, chỉ việc một người phụ nữ sinh ra một đứa
trẻ sống. Trong nhiều văn bản, việc sinh ra một đứa trẻ sống được gọi đơn giản là sinh sống,
hay đứa trẻ được sinh ra sống.

Mức sinh (fertility): chỉ số trẻ do phụ nữ sinh ra sống (đôi khi còn được gọi là số
sinh). Mức sinh của một phụ nữ là số trẻ mà phụ nữ đó sinh ra sống. Thường TFR = 2,1 con/1
phụ nữ cũng có thể coi là đạt được mức sinh đủ để thay thế.

6.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN ĐO LƯỜNG MỨC SINH

6.1.1. Tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate- CBR)

Tỷ suất sinh thô biểu thị số trẻ em sinh ra sống trong một năm so với 1000 người dân.

B
CBR = ∗1000
P (‰) Trong đó: CBR: tỷ suất sinh thô.
B: số trẻ em sinh ra sống trong năm của địa phương.
P : dân số trung bình của địa phương trong năm.
Ý nghĩa: Tỉ suất sinh thô cho ta biết được mức độ sinh của dân số một cộng đồng trong
một năm.
46
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, cần ít số liệu.

Nhược điểm: Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nhiều cơ cấu dân số như: tuổi, giới tính,
tình trạng hôn nhân. Khi so sánh CBR cần phải chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi của dân số.

Bảng 6-1: Tỷ suất sinh thô theo thành thị, nông thôn, 2009 - 2019 Đơn vị: Trẻ sinh sống/1000 dân

Toàn quốc Thành thị Nông thôn

2009 17,6 17,3 17,8

2014 17,2 16,7 17,5

2019 16,3 16,2 16,3

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

6.1.2. Tỷ suất sinh chung (General Fertility Rate - GFR):

B
GFR = ∗ 1000
W 15−49 (phần nghìn)
Trong đó: GFR: tỷ suất sinh chung.
B: số trẻ em sinh ra trong năm của địa phương.
W 15−49 : tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của địa phương

- Ý nghĩa: Tỷ suất sinh chung cho biết cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong
một năm sinh được bao nhiêu trẻ sống.

- Ưu điểm: đã loại bỏ một phần ảnh hưởng của cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính đối với
mức sinh, bởi vì nó chỉ tính số sinh và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Nhược điểm: Phụ thuộc vào mức sinh của phụ nữ và cơ cấu tuổi trong nhóm phụ nữ
ở độ tuổi sinh đẻ.

6.1.3. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (Age-Specific Fertility Rate - ASFR):

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi biểu thị số trẻ đẻ sống trong năm của nhóm phụ nữ ở
tuổi X so với số phụ nữ trung bình trong năm của tuổi X.

Bx
ASFR x = ∗1000
Ư Wx (phần nghìn)
47
Trong đó: ASFRx: tỷ suất sinh đặc trưng của tuổi x.
Bx: số trẻ em sinh trong năm của phụ nữ tuổi x.
¦W X : số phụ nữ trung bình ở tuổi x.

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi cho biết cứ 1.000 phụ nữ ở độ tuổi x thuộc độ tuổi
sinh đẻ trong vòng một năm sinh ra được bao nhiêu trẻ sống.

Thước đo này đã loại bỏ hoàn toàn cơ cấu tuổi và giới đối với mức sinh. Tuy nhiên, để
xác định được nó cần có số liệu chi tiết. Trong thực tế thường chỉ tính cho từng nhóm tuổi.

Bảng 6-2: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của Việt Nam qua các năm.

Nhóm tuổi Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi – ASFR


(Trẻ sinh sống/1000 phụ nữ)
1999 2009 2019
15-19 29 24 35
20-24 158 121 120
25-29 135 133 130
30-34 81 81 84
35-39 41 37 39
40-44 18 10 10
45-49 6 1 1
Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Nhìn vào bảng trên ta thấy, đối với các độ tuổi khác nhau, mức sinh rất khác nhau.
Mức sinh tăng dần từ độ tuổi 15 - 19 và đạt đỉnh cao ở độ tuổi 25 - 29 hoặc 20 - 24.

6.1.4. Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate - TFR)

Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con đã sinh ra sống bình quân của một người phụ nữ
trong suốt thời kì sinh đẻ (15-49 tuổi), nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kì sinh đẻ trải qua.

Đây là thước đo đánh giá mức sinh được sử dụng rất rộng rãi. Phương pháp xác định
tổng tỷ suất sinh khá đơn giản, nếu ta xác định được các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi.

(con/phụ nữ)

48
7
5∗∑ ASFR a
a=1
TFR=
Hoặc: 1000

Trong đó: TFR: tổng tỷ suất sinh.


ASFRa: tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi (5 năm).
Ý nghĩa: Tổng tỉ suất sinh chung (số con trung bình của một phụ nữ) cho ta biết được
khả năng thay thế của dân số ở một cộng đồng trong một năm.
Bảng 6-3: Tổng tỷ suất sinh, 2001 – 2019 (Số con/phụ nữ)

Toàn quốc Thành thị Nông thôn

2001 2,25 1,86 2,38

2006 2,09 1,72 2,25


2009 2,03 1,81 2,14
2011 1,99 1,70 2,12
2014 2,09 1,85 2,21
2015 2,10 1,82 2,25
2019 2,09 1,83 2,26
Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Về bản chất, tổng tỷ suất sinh là số trẻ em bình quân mà một người phụ nữ có thể có
trong suốt cuộc đời sinh sản của mình, nếu bà ta sống đến 50 tuổi và trong suốt cuộc đời của
mình bà ta có các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR x) như đã xác định cho các độ tuổi
khác nhau trong một năm nào đó. Như vậy, đây là số trẻ sinh sống bình quân cho một thế hệ
bà mẹ giả định, chứ không phải của một thế hệ bà mẹ thực tế.

Bảng 6-4: Tổng tỷ suất sinh theo vùng kinh tế - xã hội, 2009 – 2019 (Số con/phụ nữ)

2009 2019

TOÀN QUỐC 2,03 2,09

Trung du và miền núi phía Bắc 2,24 2,43

Đồng bằng sông Hồng 2,11 2,35

BTB và Duyên hải miền Trung 2,21 2,32

49
Tây Nguyên 2,65 2,43

Đông Nam Bộ 1,69 1,56

Đồng bằng sông Cửu Long 1,84 1,80

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

6.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC SINH


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau,
khó có thể tách riêng ảnh hưởng của từng yếu tố. Tuy vậy, người ta vẫn phân nhóm các yếu tố
ảnh hưởng và có nhiều cách phân nhóm khác nhau. Dưới đây chỉ là một cách phân nhóm.

6.2.1. Những yếu tố tự nhiên – sinh học, môi trường

Mức sinh bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên lẫn điều kiện và môi trường xã hội. Sinh đẻ
trước hết là hiện tượng mang tính chất sinh học tự nhiên, do đó nó luôn luôn chịu tác động
của các yếu tố này. Với một xã hội không có ai chấp nhận thực hiện KHHGĐ và kiểm soát
mức sinh thì chỉ còn lại sự sinh đẻ tự nhiên là yếu tố duy nhất tác động trực tiếp đến mức sinh,
việc sinh đẻ ở đây bị chi phối bởi bản năng sinh học tự nhiên của con người.

Sinh đẻ được hay không, sinh nhiều hay ít, mức sinh cao hay thấp tùy thuộc rất đáng kể
vào khả năng sinh lý- sinh học của con người. Sinh đẻ mặc dù có liên quan đến cả nam và nữ,
nhưng trên thực tế cho đến nay, chức năng sinh đẻ chỉ do giới tính nữ quyết định. Tuy nhiên,
không phải tất cả phụ nữ đều sinh đẻ được và khả năng sinh đẻ theo các nhóm tuổi đều như
nhau. Trẻ em và người già hầu như không có khả năng sinh đẻ. Phụ nữ tuổi quá trẻ hoặc quá
già có thể sinh đẻ được nhưng mức sinh rất thấp. Chỉ có phụ nữ đã trưởng thành đạt được đến
một độ tuổi nào đó mới có thể sinh đẻ được (thường tuổi từ 15-49). Ngay cả những người
thuộc nhóm tuổi này, có những độ tuổi, nhóm tuổi sức sinh đẻ rất lớn (tuổi 20-35), nhưng có
những người năng lực sinh đẻ rất thấp, thậm chí còn vô sinh. Thông thường, ngoại trừ một số
yếu tố khác không tính đến, nơi nào có số phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ, đặc biệt
nhóm tuổi 20-35 đông thì nơi đó có mức sinh cao và ngược lại.

Môi trường sống của con người cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức sinh. Ở đâu có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, thời tiết, khí hậu ấm áp, mát mẻ, môi trường trong lành... thì nơi đó
khả năng thụ thai lớn và mức sinh thường rất cao.

6.2.2. Những yếu tố kinh tế

Nhóm yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau. Có nhiều quan
điểm khác nhau về ảnh hưởng của nó đối với sự biến động mức sinh. Theo quan điểm của đa
50
số các nhà nhân khẩu học và bằng thực tế người ta xác minh rằng, đời sống thấp thì mức sinh
đẻ cao và ngược lại. Ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, mức sống tới mức sinh đã là
đối tượng nghiên cứu của nhiều người. Người đầu tiên nghiên cứu về mối quan hệ này là A.
Xmít. Từ những nghiên cứu của mình, ông ta đã rút ra kết luận nổi tiếng là: "Nghèo đói tạo
khả năng cho sự sinh đẻ". Các Mác (Karl Marx) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập và
sinh đẻ cũng đã xác định rằng, dưới chủ nghĩa tư bản, số sinh đẻ tỷ lệ nghịch với quy mô của
cải mà người công nhân có và tạo sự phụ thuộc nghịch giữa mức sống và sinh đẻ ở chủ nghĩa
xã hội.

Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, mức sống nâng cao, điều kiện sống được cải
thiện sẽ tác động đến quá trình sinh đẻ, làm cho mức sinh biến đổi dần đi vào quỹ đạo chung
theo xu hướng là: mức sống nâng cao, khả năng sinh đẻ tự nhiên tăng lên, điều kiện cho sự gia
tăng mức sinh là rất thuận lợi, song mức sinh thực tế và kể cả mức sinh mong muốn thường
có xu hướng giảm xuống. Nhưng tăng trưởng kinh tế và mức sống phải đạt đến một ngưỡng
giới hạn nhất định nào đó thì biến đổi của mức sinh mới diễn ra và đi vào đúng với quỹ đạo
của nó.

6.2.3. Các yếu tố kỹ thuật và khoa học

Trình độ phát triển kỹ thuật càng cao, đặc biệt những thành tựu về y học, càng tạo điều
kiện cho loài người chủ động điều tiết mức sinh. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
nước trong từng thời kỳ hoặc là khuyến khích hay hạn chế sinh, Nhà nước áp dụng các biện
pháp kỹ thuật khác nhau. Đối với các gia đình, các cặp vợ chồng không có khả năng sinh đẻ, y
học đã có biện pháp khắc phục vô sinh. Trước hết bằng kỹ thuật chuyên môn, y học đã chữa
cho nhiều cặp vợ chồng từ vô sinh trở lên sinh đẻ được. Hoặc bằng biện pháp thụ tinh nhân
tạo, thụ tinh từ ống nghiệm, các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con đã có con, tạo điều
kiện cho gia đình hạnh phúc. Cũng bằng biện pháp kỹ thuật chuyên môn (triệt sản, đặt vòng,
tiêm và uống thuốc, bao cao su...) giúp các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch (sinh muộn, sinh
ít, giãn khoảng cách sinh, thôi sinh đẻ...) thực hiện việc sinh đẻ theo mong muốn. Ngày nay
nhờ có yếu tố kỹ thuật, đã điều tiết trực tiếp mức sinh, làm cho loài người chủ động sinh đẻ
theo ý muốn của mình.

6.2.4. Phong tục tập quán, tâm lý xã hội và tôn giáo tín ngưỡng

Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có các phong tục
tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tâm lý này xuất hiện và tồn tại trên
những cơ sở thực tế khách quan của nó. Tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức
sinh đẻ. Tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, có nếp có tẻ... là tập quán
và tâm lý chung của xã hội cũ, những xã hội có trình độ kinh tế, văn hoá thấp. Khi cơ sở kinh
tế - xã hội thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển, xuất hiện những phong tục tập quán mới như
51
kết hôn muộn, gia đình nhỏ, nam nữ bình đẳng... dẫn đến mức sinh giảm. Muốn thay đổi
phong tục tập quán và tâm lý xã hội không chỉ chú trọng tuyên truyền giáo dục, làm cho
người dân tự nguyện, tự giác thay đổi tập quán và tâm lý, mà phải thúc đẩy kinh tế-xã hội
phát triển, nâng cao mức sống của người dân vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

Tôn giáo, tín ngưỡng chắc chắn là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến mức sinh. Theo
thống kê trên thế giới, người theo đạo Thiên chúa thường có mức sinh cao hơn người theo đạo
Do thái hay Tin lành và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy người theo đạo Hồi có mức sinh
cao hơn người không theo đạo Hồi. Tuy nhiên, sự tác động của tôn giáo, tín ngưỡng đến mức
sinh ở các nước, các vùng, các giai đoạn phát triển là khác nhau. Sự khác nhau này là do trình
độ phát triển, trình độ văn hóa và địa vị của người phụ nữ.

6.2.5. Trình độ học vấn


Trình độ học vấn của dân cư, đặc biệt là của người phụ nữ thường có ảnh hưởng
nghịch đến mức sinh, càng biết chữ và học vấn càng cao thì càng có xu hướng giảm mức sinh.
Điều này đúng cho cả các vùng nông thôn và đô thị. Việc giáo dục phổ cập và nâng cao trình
độ học vấn trong dân cư ảnh hưởng đến mức độ sinh vì nó làm tăng tuổi kết hôn và giảm tỷ lệ
những người kết hôn, cũng như trong thái độ đối với số con muốn có và trong việc chấp nhận
các phương pháp sinh đẻ có kế hoạch.
Bảng 6-5: Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được 2014

Trình độ học vấn Tỷ lệ sinh con thứ 3 (%)


Chung 14,5
Chưa đi học 44,5
Chưa tốt nghiệp tiểu học 30,3
Tốt nghiệp tiểu học 21,5
Tốt nghiệp THCS 16,3
Tốt nghiệp THPT 7,0
Học nghề 7,3
Cao đẳng, đại học trở lên 3,8
Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giữa kì ngày 1.4.2009

6.2.6. Chính sách dân số

Nhận thức được vai trò của dân số, mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế-xã
hội, Nhà nước với chức năng quản lý của mình đã đề ra những chủ trương, chính sách và biện

52
pháp để điều tiết quá trình vận động và phát triển dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả năng
phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ. Chính sách dân số hiểu theo nghĩa rộng, đó là toàn
bộ chủ trương, chính sách có liên quan đến dân số. Theo nghĩa hẹp, là những chủ trương, biện
pháp của Nhà nước điều tiết quá trình phát triển dân số. Nó bao gồm các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, hành chính và những biện pháp về kỹ thuật chuyên môn.
Đến nay, ở nhiều nước, chính sách dân số đã phát huy tác động to lớn trong việc điều tiết các
quá trình vận động dân số theo hướng cần thiết. Ở nước ta, nhờ chính sách dân số, trong
những năm gần đây, tốc độ tăng dân số đã giảm đáng kể.

Bảng 6-6: Thể hiện TFR một số nước trên thế giới năm 2017

Nước TFR CAO Nước TFR THẤP

Nigiêria 6,49 Singapo 0,83

Ăng gô 6,16 Hàn Quốc 1,26

Marốc 6,01 Ba Lan 1,35

Sômali 5,80 Nhật Bản 1,41

Đông Timo 4,79 Ý 1,44

Nguồn : CIA World Fact Book

Tóm lại:

Sinh sản là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số. Nó không
chỉ ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tăng dân số mà nó còn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá mức sinh như: tỷ suất sinh thô; tỷ suất sinh
chung; tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi; tổng tỷ suất sinh. Trong đó tổng tỷ suất sinh là chỉ tiêu
có ý nghĩa nhất để đo lường mức sinh.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh. Có thể chia thành các nhóm như sau: nhóm
các yếu tố thuộc về tự nhiên sinh học; nhóm yếu tố thuộc kinh tế; nhóm yếu tố văn hóa – xã hội
(phong tục tập quán, giáo dục và sự tiến bộ của phụ nữ). Nhóm yếu tố thuộc tiến bộ về y học và
y tế và nhóm yếu tố thuộc yếu tố chính trị, chính sách, kinh tế-xã hội và dân số.

CÂU HỎI ÔN TẬP

53
1. Bản chất, phương pháp xác định, ưu nhược điểm của các thước đo đánh giá
mức sinh. Giải thích bản chất và ý nghĩa của tổng tỷ suất sinh?

2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Liên hệ vùng Tây nguyên.

3. Phân tích ảnh hưởng của mức thu nhập và mức sống tới mức sinh, từ đó rút
ra những khuyến nghị nào về chính sách?

Chương 7: DI DÂN VÀ DỰ BÁO DÂN SỐ


Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục
tiêu sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải xác định được các khái niệm về di
dân, chỉ tiêu di dân, khái niệm, ý nghĩa, phân loại và phương pháp dự báo dân số. Vấn
đề đô thị hoá.

54
- Về kĩ năng, sinh viên phải có kĩ năng làm dự báo dân số dựa vào các biểu thức
toán học, tính các công thức về di dân.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các
buổi học.

7.1. DI DÂN

7.1.1. Khái niệm

Trong cuộc sống, con người di cư bởi nhiều nguyên nhân với nhiều mục đích khác
nhau, với các khoảng cách xa gần khác nhau và vào các thời điểm khác nhau. Quá trình này
chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế và xã hội, bởi vậy nó chứa đựng bản chất kinh tế -
xã hội sâu sắc. Đây là một trong các điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến động dân số
nêu trên. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kì của con người trong một
không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với
khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư.

Theo nghĩa hẹp, di dân là sự chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này sang một đơn
vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.
(Liên hợp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập
nơi cư trú mới.

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét khái niệm di dân, song có thể tóm tắt
một số điểm chung được chấp nhận như sau :

- Một là, con người di chuyển khỏi một địa phương nào đó đến một nơi khác với một
khoảng cách nhất định. Nơi đi và nơi đến phải được xác định có thể là một vùng lãnh thổ
hay một đơn vị hành chính, khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển. Định nghĩa
này loại trừ những người lang thang, dân du cư, di dân theo mùa, khách thăm viếng, người
du lịch, người đi lại bằng vé tháng và cả những người thường xuyên đi làm việc xa nơi ở của
mình.
- Hai là, con người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào
đó và ở lại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích. Nơi xuất phát là nơi ở
thường xuyên và nơi đến là nơi ở mới. Tính chất cư trú này là điều kiện cần để xác định di
dân. Theo định nghĩa này nghỉ ngơi, buôn bán, kể cả qua lại biên giới, hay thay đổi nơi ở
thường xuyên với cự ly gần đều không coi là di dân.

- Ba là, khoảng thời gian ở lại nơi mới trong bao lâu là đặc điểm quan trọng xác định sự
di chuyển đó có phải là di dân hay không. Tuỳ mục đích, thời gian "ở lại" có thể là một số
năm, một số tháng.
55
Trong nghiên cứu di dân một số khái niệm cần quan tâm là:

- Xuất cư, là địa điểm cư trú trước khi một người rời đi nơi khác sinh sống.

- Nhập cư, là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là địa điểm mà một người dừng lại để
sinh sống. Nơi và địa điểm ở đây là ám chỉ một lãnh thổ, một đơn vị hành chính nhất định.

Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều ảnh hưởng đến biến động dân số và cơ cấu dân
số của một vùng hay một quốc gia.

7.1.2. Phân loại


Có nhiều cách phân loại di dân theo các giác độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích phân
tích. Tuy nhiên cần hiểu rằng cách phân chia nào cũng chỉ là tương đối và có thể đan xen
nhau trong các loại di dân. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:

7.1.2.1. Theo độ dài thời gian cư trú

Di dân lâu dài: bao gồm người di chuyển đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài,
trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác, thanh niên tìm cơ hội việc làm
mới lập nghiệp và tách gia đình... Những người này thường không quay trở về quê hương cũ
sinh sống.

Di dân tạm thời: là sự thay đổi nơi ở gốc không lâu dài và khả năng quay trở lại nơi ở
gốc là tương đối chắc chắn. Kiểu di dân này bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo
thời vụ, đi công tác biệt phái, lao động và học tập có thời hạn...

7.1.2.2. Theo khoảng cách di dân

Đây là hình thức phân loại di dân quan trọng nhất trong dân số học.
Di dân quốc tế là di dân giữa các quốc gia. Trong nghiên cứu dân số toàn thế giới hoặc
một vùng hay một châu lục nào đó, di dân quốc tế là một nội dung quan trọng. Trong giai
đoạn hiện nay di dân quốc tế thường gắn với quá trình di chuyển lao động (hoặc là có thời hạn
hoặc là lâu dài) từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển, từ các nước đông dân
nghèo tài nguyên đến các nước giàu tài nguyên và thưa dân. Di dân quốc tế theo hướng trên
thường gắn với việc hoạch định chính sách xuất khẩu lao động của mỗi quốc gia. Việt Nam
cũng là một trong những nước đang phát triển có định hướng chiến lược xuất khẩu lao động.
Theo ước tính mới vừa được Liên hợp quốc công bố ngày 17/9/2019, số người
di cư quốc tế trên thế giới lên tới 272 triệu người vào năm 2019, tăng 51 triệu so với
năm 2010. Trong đó Mỹ tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất (51 triệu),
tương đương khoảng 19% tổng số người di cư toàn cầu. Đức và Ả Rập Saudi có số
lượng người nhập cư lớn thứ hai và thứ ba (13 triệu mỗi quốc gia), tiếp theo là Nga
56
(12 triệu), Vương quốc Anh (10 triệu). Liên quan đến nơi xuất cư của họ, một số nước
có số người di cư quốc tế lớn là Ấn Độ khoảng 18 triệu người, Mexico nhiều thứ hai
(12 triệu), tiếp theo là Trung Quốc (11 triệu), Nga (10 triệu) và Syria (8 triệu).
Di dân nội địa là di dân giữa các vùng, các đơn vị hành chính trong một quốc gia. Di
dân nội địa luôn là một nội dung được ưu tiên nghiên cứu đối với mỗi nước nhằm phục vụ
việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam, do tính lịch sử của sự phân
chia địa giới trong quá trình dựng nước và giữ nước, có các hình thức di dân: giữa ba miền
Bắc, Trung, Nam, giữa các vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính.
So với các cuộc Tổng điều tra trước đây, bức tranh di cư theo vùng năm 2019 cho thấy
một số điểm khác biệt. Trong các cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ luôn được biết đến là hai vùng nhập cư (tỷ suất di cư thuần dương hay số
người nhập cư lớn hơn số người xuất cư). Tuy nhiên, theo kết quả Tổng điều tra năm 2019,
Tây Nguyên đã chuyển thành vùng xuất cư (tỷ suất di cư thuần âm hay số người nhập cư nhỏ
hơn số người xuất cư); Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư duy nhất
trên cả nước.

Biểu 7-1: Tỷ suất di cư thuần trong 5 năm trước thời điểm điều tra theo vùng kinh tế - xã hội,
2009 - 2019

Tỷ suất di cư
Tỷ suất nhập cư Tỷ suất xuất cư thuần

2009 2019 2009 2019 2009 2019

TOÀN QUỐC 30 22 30 22 0 0

Trung du và miền núi phía Bắc 9 5 27 23 -18 -18

Đồng bằng sông Hồng 16 17 18 9 -2 8

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền


Trung 6 5 45 30 -38 -25

Tây Nguyên 36 11 27 23 9 -12

Đông Nam Bộ 127 80 10 8 117 73

Đồng bằng sông Cửu Long 4 5 46 45 -42 -40


Nguồn Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

57
7.1.2.3. Theo tính pháp lý

Chính sách ở nước ta hiện quy định và phân chia di dân thành hai loai hình di dân: di
dân tổ chức và di dân tự do.

* Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyển dân cư theo kế hoạch và các chương trình dự án
do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các
tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người di chuyển có tổ chức được Nhà nước và chính
quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã
hội. Thông qua các hỗ trợ ban đầu về tài chính hay lương thực, nhà ở, di dân có tổ chức có thể
giảm bớt khó khăn cho những người di cư, tăng nguồn lực sức lao động địa phương, có thể tránh
được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
Các chương trình di dân có tổ chức thường bao gồm việc di chuyển nơi thường trú của hộ gia
đình hay cộng đồng.
* Di dân tự do: Di dân không có tổ chức hoặc di dân tự phát đã trở thành một hiện
tượng kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hình thái di dân này mang tính cá nhân do bản thân người
di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, di dân tự phát không có và không phụ thuộc vào
kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Người di dân chịu trách nhiệm và
tự trang trải các phí tổn có liên quan đến sự di chuyển và lựa chọn nơi đến. Di dân tự phát tuy
được thừa nhận song không được khuyến khích hay hỗ trợ. Đây chính là lý do tại sao người di
dân tự phát phải tìm cách hoàn thành các thủ tục hành chính đòi hỏi ở cả nơi đi lẫn nơi đến để
hợp pháp hoá vị thế của mình để ổn định cuộc sống.

Trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang kinh tế thị trường, với di dân nội địa, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều tới hình
thức di dân tự do. Các kết quả điều tra cho thấy cường độ di dân tự do ngày càng cao, hướng
di chuyển đa dạng, quản lý phức tạp. Di dân tự do được coi là một trong những phương tiện
điều tiết thị trường lao động. Tuy nhiên, nếu việc di dân tự do không được quản lý tốt thì gây
ra nhiều hệ luỵ cho kinh tế - xã hội.

7.1.3. Các chỉ tiêu di dân


Thông thường có các chỉ tiêu về di dân như sau:

I
IR = ∗ 1000
Tỷ suất nhập cư (‰): P

O
OR = ∗ 1000
Tỷ suất xuất cư (‰): P

58
I +O
TR = ∗ 1000
Tổng tỷ suất di dân (‰): P

I−O
NMR = ∗ 1000
Tỷ suất di dân thuần tuý (‰): P

Trong đó: I, O, P tương ứng là số người nhập cư, xuất cư và dân số trung bình của
một vùng nào đó trong năm.

Các tỷ suất di dân cho biết trung bình cứ 1000 dân trong một năm có bao nhiêu người
nhập cư (I), xuất cư (O), tổng của số người nhập cư và xuất cư, và chênh lệch giữa hai đại
lượng trên.

Ở Việt Nam mặc dù dân số liên tục tăng nhưng di cư đang có dấu hiệu giảm cả về số
lượng và tỷ lệ. Sự thay đổi về tình hình di cư cho thấy mối liên hệ giữa di cư và sự phát triển
kinh tế tại Việt Nam. Trong thập kỷ 1989 - 1999, xu hướng gia tăng di cư chủ yếu do chính
sách khuyến khích di dân đến những vùng kinh tế mới, sự chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của giao thông vận tải. Bước sang thập
kỷ 1999 - 2009, di cư trở nên ngày càng phổ biến trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh
mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cũng
như sự bùng nổ của các khu công nghiệp, chế xuất. Tuy nhiên, tới thập kỷ 2009 - 2019, việc
thực hiện thành công các chương trình mục tiêu, dự án kinh tế - xã hội tại các địa phương mà
điển hình là chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã thu hẹp khoảng cách kinh tế
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, qua đó làm giảm số lượng di cư trong giai
đoạn này.

7.1.4. Ảnh hưởng của di cư đến phát triển dân số

7.1.4.1. Ảnh hưởng đến quy mô dân số

- Đối với nơi đến: Có thể thấy ngay được rằng di dân đến làm cho quy mô dân số nơi
đến tăng lên một cách rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng dân số ở nơi đến tăng lên do ảnh hưởng cả
tăng tự nhiên và tăng cơ học. Nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố, tỷ suất tăng cơ học dân số
còn cao hơn tỷ suất tăng tự nhiên dân số.

- Đối với nơi đi: Di cư làm cho quy mô dân số nơi đi giảm đi. Hiện nay ở nước ta, một
số tỉnh có số người di cư cao, tốc độ tăng trưởng dân số giảm. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu
làm giảm tốc độ tăng trưởng dân số là do tỷ suất di dân thuần túy mang dấu âm. Lúc này tăng
trưởng dân số hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ tăng tự nhiên dân số.

7.1.4.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu dân số

- Đối với nơi đến: Cơ cấu dân số ở nơi đến cũng thay đổi rất đa dạng, phụ thuộc vào
đặc điểm tự nhiên, kinh tế và trình độ phát triển của công nghệ ở nơi đến. Đối với những khu
59
công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động nam giới thì tỷ lệ nam trong dân số tăng lên. Đối với
những nơi sản xuất đòi hỏi lao động có trình độ cao thì tỷ trọng lao động được đào tạo tăng
lên. Mặt khác, nếu các ngành công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da) du lịch, dịch vụ phát triển
thì lại thu hút nhiều lao động nữ. Tuy nhiên, hiện nay dòng di cư từ nông thôn đến thành thị là
chủ yếu và nó mang đặc trưng rất đa dạng. Bên cạnh dòng di cư của người có trình độ cao đến
tìm việc làm có thu nhập cao, lại có dòng di cư của người có thu nhập thấp đến thành phố làm
những việc mà người có trình độ chuyên môn cao không còn thời gian và sức lực để làm. Tuy
nhiên, cần nhấn mạnh rằng, hiện nay ở nước ta di cư vẫn mang tính chọn lọc theo tuổi, những
người trong độ tuổi lao động thường di chuyển nhiều hơn. Vì vậy, cơ cấu dân số ở những nơi
là điểm đến của các luồng di cư thường thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ người trong độ lao
động tuổi tăng lên.

- Đối với nơi đi: Người di cư thông thường là người trong tuổi lao động, đặc biệt là
người dưới 30 tuổi nên làm cho cơ cấu theo độ tuổi ở nơi đi thay đổi mạnh mẽ. Những nơi
này sẽ có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động thấp nhất là tuổi dưới 30 còn tỉ lệ trẻ em và người
già cao.

Do ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu dân số, di dân gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu
dân số học, trong đó trước hết phải kể đến sinh, chết và hôn nhân. Thái độ, hành vi, thói quen,
phong tục tập quán của con người không thể thay đổi ngay sau khi di dân, mà sẽ được mang
theo, duy trì ở nơi mới và phát huy tác dụng trong một thời gian.

7.2. ĐÔ THỊ HOÁ

7.2.1. Khái niệm


Một trong những nét đặc trưng nhất của thời đại hiện nay là hiện tượng đô thị hóa đang
diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với qui mô lớn và nhịp độ nhanh chưa từng thấy. Cùng với
công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên
của xã hội.

Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành phố
không chỉ về qui mô mà còn về cả chất lượng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dân số ở các đô thị không ngừng tăng lên vì nó
phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là tăng tự nhiên, tăng cơ học và việc mở rộng địa giới hành
chính của các thành phố.

Yếu tố thứ nhất làm tăng dân số ở các đô thị là tăng tự nhiên. Hiện nay, tỷ lệ gia tăng tự
nhiên dân số đô thị ở các nước đang phát triển ngày càng chậm lại nên yếu tố này đóng vai trò
nhỏ trong sự gia tăng dân số đô thị hiện nay.

60
Yếu tố thứ hai góp phần vào việc gia tăng dân số đô thị là di dân nông thôn thành thị.
quá trình di dân nông thôn - thành thị vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình đô
thị hoá ở các nước đang phát triển. Điều kiện sống khó khăn trong các vùng nông thôn các
nước đang phát triển đã tạo ra lực đẩy con người di dân từ nông thôn ra thành thị với hy vọng
tìm được việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Một số lượng lớn di dân từ nông thôn ra thành
thị đã dẫn đến hiện tượng “đô thị hóa quá mức” ở những nước có nền công nghiệp chưa phát
triển.

Yếu tố thứ ba là việc mở rộng địa giới hành chính của thành phố. Các thành phố phát
triển đến một mức độ nào đó, trong đó dân số tăng quá mức tạo sức ép đối với cơ sở hạ tầng:
giao thông, cung cấp điện, nước, thoát nước, nhà ở, môi trường cây xanh, y tế, giáo dục...buộc
phải có các giải pháp cần thiết, trong đó có việc mở rộng địa giới hành chính, trước hết là mở
rộng hoặc thành lập mới các đơn vị hành chính nội thành như quận, phường, hoặc phát triển
các điểm thị trấn, các thành phố vệ tinh, tạo thành vùng đô thị (metropolitan area).

Liên quan mật thiết với khái niệm đô thị hóa là vùng đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn).
Mỗi nước có các tiêu chuẩn khác nhau về vùng đô thị, song đều dựa trên 5 tiêu chuẩn chung
sau đây:
- Quy mô dân số.
- Mật độ dân số.
- Tỷ lệ dân số tham gia sản xuất phi nông nghiệp.
- Chức năng hành chính.
- Cơ sở hạ tầng.
Ở Việt Nam, cơ sở để phân loại các đô thị hiện nay là dựa vào Nghị định 42/2009 QĐ –
CP. Theo Nghị định này, một nơi được gọi là đô thị thì phải có dân cư từ 4000 người trở lên
và tỷ lệ dân số hoạt động phi nông nghiệp phải đạt 65% tổng số lao động. Việt Nam hiện có 6
loại đô thị với các tiêu chuẩn riêng.

7.2.2. Đặc trưng của đô thị hóa

Đô thị hóa có những đặc trưng chủ yếu sau:

- Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn, có xu hướng tăng nhanh;

- Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượng các
thành phố có số dân trên một triệu người ngày càng nhiều chứng tỏ mức độ tập trung dân cư
cao trên một đơn vị diện tích.

61
- Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên quan
chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị. Thông thường, vùng đô
thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh là các thành phố nhỏ vệ tinh.

- Bốn là, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do cường độ cao của quá trình di dân
từ nông thôn ra thành thị đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn.

- Năm là, mức độ đô thị hoá biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song có đặc
thù riêng cho mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển đô thị hoá diễn ra chủ yếu theo chiều
sâu, chất lượng cuộc sống đô thị ngày càng hoàn thiện. Trong các nước đang phát triển tốc độ
đô thị hoá rất cao, đặc biệt trong các thập kỷ gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra theo chiều
rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết như tỷ lệ thất nghiệp, hình thành vành
đai nghèo đói và bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội.

7.2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển dân số
* Đối với mức sinh
Sự chuyển đổi của mức sinh gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Công
nghiệp hoá dẫn đến phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, trình độ giáo
dục y tế, dinh dưỡng do đó cũng được nâng lên.

Cùng với quá trình đô thị hoá, trình độ giáo dục cho phụ nữ được nâng cao, thái độ xã
hội của người phụ nữ cũng như thái độ của người phụ nữ đối với bản thân cũng thay đổi, phụ
nữ bắt đầu tham gia vào các công việc xã hội điều này cũng dẫn đến mức sinh giảm. Chính vì
vậy, ở hầu hết các nước mức sinh ở đô thị đều thấp hơn so với mức sinh ở nông thôn.

* Đối với mức chết


Đô thị hoá gắn liền với sự tiến bộ trong y học, sự đầy đủ về lương thực, thực phẩm đã
làm sức khoẻ người dân tốt hơn. Hơn nữa, điều kiện vệ sinh và cung cấp y tế ở thành thị tốt
hơn, do đó mở rộng được y tế cộng đồng và công tác chăm sóc sức khoẻ cho dân cư. Có thể
nói, yếu tố y tế, điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố phát triển khác tốt hơn ở các đô thị đã làm
cho mức chết giảm đi, đặc biệt là mức chết của trẻ em.

* Đối với di dân


Đô thị chính là động lực của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị.
Thứ nhất, đó là động lực về kinh tế: Các đô thị thường tập trung các xí nghiệp, nhà máy
lớn, nhu cầu về việc làm cũng như thu nhập ở đây cũng cao hơn so với nông thôn. Do đó, một
bộ phận người dân đã di cư ra các thành phố để tìm kiếm một việc làm có thu nhập cao hơn.

Thứ hai, đó là động lực về xã hội: ở các thành phố, mức sống của người dân cũng cao
hơn, các dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế cũng được đảm bảo hơn, do đó đây cũng là một động
lực thúc đẩy người dân di cư ra thành phố.

62
Tuy nhiên, nếu di dân quá quy mô phát triển của đô thị cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề.
Ví dụ như lượng dân cư quá đông khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp dẫn đến tình trạng thất
nghiệp, hình thành các khu nhà ổ chuột..., từ đó nảy sinh ra các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, do
lượng người du nhập thuộc nhiều dân tộc với các nền văn hóa khác nhau nên dễ xảy ra các
mâu thuẫn giữa các nhóm người này với nhau.

* Đối với lối sống


- Dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi: lối sống thành thị
ảnh hưởng đến hành vi dân số là hôn nhân, sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Từ đó ảnh hưởng đến
chất lượng và quy mô dân số.
- Đô thị hóa gây nên sự khác biệt về lối sống giữa thành thị và nông thôn mà yếu tố
quan trọng nhất chính là trình độ học vấn. Trình độ học vấn thành thị cao hơn nông thôn, giao
thông liên lạc thuận tiện hơn ... người thành thị có tính linh hoạt cao, tư duy và lối sống cũng
khác so với những người sống ở khu vực nông thôn.

7.3. DỰ BÁO DÂN SỐ

7.3.1. Khái niệm và ý nghĩa


Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, dự báo là nhiệm vụ rất quan
trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy khoa học dự báo ngày càng
mở rộng và phát triển. Dự báo có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp. Sự đơn giản
hay phức tạp là tùy thuộc vào mục đích yêu cầu, mức độ chính xác và tỉ mỉ của dự báo.

Dự báo dân số là việc tính toán (xác định) dân số trong tương lai dựa vào những
giả thiết nhất định về sinh, chết và di dân. Dự báo dân số không đơn giản chỉ để trả lời câu
hỏi dân số của một vùng, một nước vào thời gian nào đó trong tương lai sẽ là bao nhiêu, nó
còn bao gồm hàng loạt vấn đề về mối quan hệ và tác động qua lại giữa các yếu tố của dân số
và giữa dân số với phát triển. Dựa vào kết quả dự báo xác định khoảng cách giữa khả năng và
mong muốn của các hiện tượng dân số, từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh phù hợp, là cơ
sở để xây dựng các chính sách dân số.

Dân số vừa là chủ thể, vừa là khách thể của xã hội, vừa là người tổ chức thực hiện các
mặt hoạt động của đời sống xã hội, vừa là yếu tố chủ yếu quyết định mọi mặt hoạt động, vừa
là động lực, vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó quy mô, cơ cấu và chất
lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống xã hội và dự báo dân số là
công việc không thể thiếu được của bất kì một quốc gia, ngành hoặc địa phương nào.

7.3.2. Phân loại


Dự báo dân số được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

63
- Theo phạm vi không gian lãnh thổ, dự báo dân số phân thành hai nhóm: Một là dự
báo trên phạm vi toàn lãnh thổ (thế giới, châu lục, quốc gia) nhằm xác định xu hướng biến
động dân số và các yếu tố cấu thành (sinh, chết, di dân) và sự phân bố nó. Hai là dự báo cho
từng vùng, từng địa phương của mỗi quốc gia.

- Theo mức độ bao trùm của dự báo, chia ra dự báo đơn lẻ (cá thể) nhằm dự báo từng
chỉ tiêu, từng yếu tố của hệ thống và dự báo tổng thể (đồng bộ) nhằm xác định trạng thái
tương lai của cả hệ thống hay dự báo đồng bộ một nhóm chỉ tiêu có quan hệ lẫn nhau.

- Theo thời hạn dự báo, phân ra dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

+ Dự báo dài hạn (dự báo viễn cảnh) là dự báo cho khoảng thời gian dài từ 10 đến 30
năm hoặc lâu hơn. Dự báo dài hạn có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, định hướng tốc độ và cơ cấu phát triển các ngành
nghề trong nền kinh tế quốc dân, quy mô và tốc độ tăng dân số trong tương lai và những biện
pháp chiến lược thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

+ Dự báo trung hạn thường xác định cho khoảng thời gian dưới 10 năm. Đây là bước cụ
thể hơn của những dự báo dài hạn. Dự báo trung hạn chủ yếu nhằm phục vụ cho việc xây
dựng các kế hoạch 5 năm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trung hạn.

+ Dự báo ngắn hạn có thời hạn rất linh hoạt dưới 5 năm. Mục đích giúp lãnh đạo nắm
bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng các kế hoạch tác nghiệp.
Dự báo ngắn hạn có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, có mức độ chính xác cao. Các giả thiết
đưa ra sát với thực tế, tính toán được các yếu tố ảnh hưởng.

7.3.3. Các phương pháp dự báo dân số


Có nhiều phương pháp dự báo dân số khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp dự báo
này hay khác tuỳ thuộc vào mục tiêu cần đạt được, nguồn số liệu có thể có và thời hạn dự báo.

Các phương pháp dự báo dân số thường được áp dụng rộng rãi là dự báo dựa vào các
biểu thức toán học và phương pháp dự báo thành phần.

7.3.3.1. Phương pháp dự báo dựa vào các biểu thức toán học
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp dự báo tổng hợp hoặc ngoại suy theo
mô hình xu thế.

Thực chất của dự báo dân số theo phương pháp toán là dựa vào nguồn số liệu điều tra,
thống kê dân số, xem xét đánh giá tình hình vận động và biến đổi của các quá trình dân số đã
xảy ra trong quá khứ và hiện tại, xác định xu thế vận động và biến đổi của nó trong tương lai
với giả định diễn biến dân số theo thời gian trong thời kỳ dự báo tương ứng với một đường
64
cong (hàm số) nào đó, lựa chọn các hàm số toán học thích hợp để dự báo dân số trong tương
lai.

* Dự báo dân số bằng các biểu thức toán học được tiến hành qua các bước sau đây:

- Thu thập số liệu điều tra dân số. Đây là bước đầu tiên và rất quan- trọng, vì nó cung
cấp những thông tin dân số ban đầu (số liệu đầu vào) cho quá trình thực hiện dự báo.

- Sắp xếp số liệu điều tra dân số theo một trật tự hay theo một quy luật nào đó. Thông
thường, có thể sắp xếp số liệu dân số theo trình tự thời gian tăng dần.
- Phân tích, đánh giá số liệu dân số để xem xét xu hướng vận động và biến thiên của các
quá trình, các sự kiện dân số đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại, từ đó làm cơ sở để định dạng
hàm số toán học cho phù hợp.

- Lựa chọn hàm số toán học thích hợp để tiến hành dự báo dân số tương lai.
- Lựa chọn phương án dự báo. Thông thường có 3 phương án: cao, trung bình và thấp.
- Thực hiện tính toán dự báo. Đây là bước công việc rất quan trọng của quá trình dự
báo.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả dự báo và thực hiện điều chỉnh (nếu thấy cần thiết do có
những sai sót nhất định...) và sau đó đưa kết quả dự báo ứng dụng vào thực tiễn.

* Ưu, nhược điểm


- Ưu điểm: Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là không cần số liệu chi tiết và tính
toán đơn giản. Phương pháp này thích hợp với các dạng dự báo trung hạn và dài hạn.

- Nhược điểm: là chỉ biết quy mô, không biết cơ cấu (đặc biệt cơ cấu giới và tuổi). Đây
là vấn đề cần thiết cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn
các biểu thức dự báo không đơn giản. Nếu lựa chọn các biểu thức khác nhau, kết quả dự báo
sẽ khác nhau.

* Các hàm số toán học thường sử dụng

a. Hàm số tuyến tính

Hàm số này được áp dụng để dự báo dân số khi số dân tăng thêm hàng năm không
thay đổi.

Dạng tổng quát là: Pt = P0 + a * t

Trong đó: Pt: dân số của thời điểm cần dự báo.


P0: dân số của thời điểm gốc.

65
a: số dân tăng thêm hàng năm.
t: khoảng cách thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo.

Khi đã có a, thay t vào phương trình trên để tìm P t. Giả thiết của phương pháp là với
những khoảng thời gian bằng nhau (chẳng hạn một năm) thì dân số tăng thêm một lượng, nên
hàm số này không áp dụng rộng rãi. Chỉ áp dụng cho những trường hợp dân số ít biến động,
phạm vi dự báo hẹp (huyện hoặc xã), thời gian dự báo ngắn, thường là một năm.

Ví dụ: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam là
96.208.984 người. Giả sử rằng dân số Việt Nam trong năm tới sẽ tăng lên với số lượng là 1
triệu người một năm. Hãy dự báo quy mô dân số Việt Nam năm 2025 bằng hàm số tuyến tính.

Ta có: P2015 = P 2019+ 1.000.000 * 6

P2025= 96.208.984 + 6.000.000 = 102.208.984 người

b. Hàm gia tăng theo cấp số nhân

Hàm số này được áp dụng để dự báo khi tốc độ gia tăng dân số hàng năm không thay
đổi.

Dạng tổng quát là: Pt = P0 *(1 + r)t.

Đây là hàm số thường được áp dụng rộng rãi để dự báo dân số vì nó phù hợp với thực
tế và xác định tương đối đơn giản.

Ví dụ: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2019, Dân số Việt Nam là
96.208.984 người. Giả sử rằng dân số Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng lên với một tỷ lệ
khoảng 1,1% năm. Hãy dự báo quy mô dân số Việt Nam năm 2025 bằng hàm cấp số nhân.

Ta có: P2025= P 2019 *( 1+ 0,011)6 (thời gian từ 2019 đến 2025 là 6 năm)

P2025= 96.208.984 (1+0,011)6 = 102.735.978 người

Chú ý: khi áp dụng công thức này nên đưa giá trị r từ % về số thập phân (1,1% =
0,011)

c. Hàm số mũ

Dạng tổng quát là: Pt = Po *ert

Trong đó: e là cơ số lôgarit tự nhiên = 2,718...

Điều kiện để áp dụng hàm số mũ là r (tốc độ tăng trưởng dân số) không đổi trong mọi
khoảng thời gian.

Áp dụng hàm số mũ để tính thời gian dân số tăng gấp đôi:


66
Nếu ta gọi T là thời gian để dân số tăng gấp đôi, thì

Pt = 2 P0 hay 2 P0 = P0 * e rt

Giải phương trình này ta có 2 = ert

ln hoá hai vế ta có: ln 2 = rt (ln 2 = 0,693 và làm tròn số = 0,7)

0 ,70
t=
Suy ra r

Như vậy, thời gian dân số tăng gấp đôi chỉ còn phụ thuộc vào r. Nếu r lớn thì t nhỏ và
ngược lại. Ví dụ: Nếu tốc độ tăng dân số hàng năm là 0,02 thì sau 35 năm dân số tăng gấp đôi.
Nếu tốc độ tăng dân số là 0,012 mỗi năm thì sau 58 năm dân số tăng gấp đôi.

Ví dụ: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009, Dân số Việt Nam là
85.789.573 người. Giả sử rằng dân số Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng lên với một tốc
độ không đổi là 1,2% năm. Hãy dự báo thời gian để quy mô dân số Việt Nam tăng gấp đôi.

Ta có: 2. P2009= P 2009* ert

0 ,70
t=
Trong đó: r = 0,012 ta có r

0 ,70
t= = 58 ,3
0 , 012 năm

Khuyến nghị của Quỹ dân số Liên hợp quốc là khi tiến hành dự báo dân số sử dụng
các hàm số toàn học đơn giản thì nên áp dụng hàm số mũ. Vì đây là hàm số cho kết quả dự
báo sát với thực tế nhất.

7.3.3.2. Dự báo dân số bằng phương pháp thành phần


Thực chất của phương pháp thành phần là dựa vào mức độ và xu hướng thay đổi của ba
yếu tố sinh, chết và di chuyển của dân số cùng với số lượng và cơ cấu dân số theo giới tính và
độ tuổi tại một thời điểm xác định sẽ dự báo số lượng và cơ cấu dân số theo giới tính và độ
tuổi cho các thời điểm khác nhau trong tương lai.

* Ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

- Đưa ra số liệu dự báo theo tuổi và giới tính.


- Xem xét một cách rõ ràng xu hướng của các thành phần phát triển dân số là sinh, chết
và di cư. Nhờ phương pháp thành phần, có thể thấy được tác động của một xu hướng xác
định.
67
- Cho kết quả chính xác hơn so với phương pháp toán học nhất là đối với các dạng dự
báo ngắn hạn, cụ thể, chi tiết do sử dụng mô hình cụ thể về cấu trúc tuổi và giới tính và các
mô hình sinh, chết và di cư theo tuổi.
- Phù hợp trong dự báo ngắn hạn.

Nhược điểm: do yêu cầu về nguồn số liệu đầu vào khá khắt khe và tính toán phức tạp.

Các bước của phương pháp thành phần là:(Sinh viên xem phần phụ lục 1)

Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công việc dự báo dân số được tiến
hành thuận lợi hơn rất nhiều nhờ các phần mềm chuyên dụng. Sau đây tôi xin giới thiệu một
số phần mềm chuyên dụng trong dự báo dân số.

Demproj: viết tắt từ Demographic Projection (dự báo nhân khẩu học), do nhóm
Tương lai, Hoa kỳ xây dựng dựa theo phương pháp thành phần, tối đa có thể dự báo tới 150
năm, khá phổ biến và tiện ích, dễ sử dụng. Ưu điểm của Demproj là dự báo cho từng tuổi đơn
giản, so sánh một lúc nhiều dự án có cùng thời kỳ dự báo, được ứng dụng rộng rãi trong việc
lồng ghép các biến dân số vào nhiều nhu cầu dự báo khác nhau về kinh tế, giáo dục, y tế,
nông nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, hạn chế của Demproj là chỉ có thể tiến hành các dự báo đơn
cấp. Do vậy, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng các dự báo chi tiết về nhân khẩu học, đặc
biệc là các cấp vùng/địa phương (khống chế bởi cấp trên) được thực hiện trên một công cụ dự
báo khác. Đó là PEOPLE.

PEOPLE FOR WINDOWS: cũng dựa theo phương pháp thành phần và được sử
dụng để dự báo đa cấp. Đồng thời có các bảng tính xây dựng giả thiết đơn giản. Hạn chế của
PEOPLE là nhập số liệu đầu vào để lấy kết qủa theo tuổi rất phức tạp, không tạo được cùng
một lúc các dự báo khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn sử dụng chương trình dự báo nào tùy
thuộc vào yêu cầu của hoạch định/điều chỉnh chính sách.

PAS: viết tắt từ “Các bảng tính phân tích dân số” (Population Analysis
Spreadsheets) dùng trong Excel là công cụ ứng dụng đơn giản và cho kết quả tin cậy, hỗ trợ
cho việc hiệu chỉnh số liệu đầu vào, các tính toán gián tiếp, xây dựng các giả thiết,.v.v.
Chương trình do Trung tâm các chương trình quốc tế, thuộc Văn phòng Tổng điều tra Hoa
kỳ xây dựng, đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Các bước tiến hành một dự báo bằng Demproj, PEOPLE hoặc PAS

- Chọn vùng tiến hành dự báo


- Xác định thời kỳ dự báo
- Thu thập số liệu
+ Dân số gốc
68
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính
+ Tổng tỷ suất sinh
+ Triển vọng sống trung bình khi sinh và tỷ lệ giới tính của trẻ em khi sinh
+ Số liệu về di chuyển và đô thị hóa
- Xây dựng các giả thiết
- Nhập số liệu
- Kiểm tra trước khi chạy dự báo
- Thực hiện các dự báo khác nhau
Phân tích kết quả dự báo
Phục vụ việc hoạch định chính sách DS-KHHGĐ, các chính sách kinh tế - xã hội khác
theo yêu cầu của sự phát triển.
- Quy mô, cơ cấu, phân bố dân số, đô thị hóa
- Tác động của những thay đổi dân số đối với các mặt kinh tế - xã hội.v.v.

Tóm lại:

Di dân là một vấn đề phức tạp mang bản chất kinh tế-xã hội sâu sắc. Để nghiên cứu di
dân người ta sử dụng các tỷ suất di dân đến, di dân đi và di dân thuần túy.

Dự báo dân số là sự dự kiến trước một cách có căn cứ khoa học về quy mô, cơ cấu dân
số theo tuổi và giới tính. Dự báo dân số là việc làm khó, cần phân tích nhiều vấn đề, nhiều
mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố của quá trình dân số và các yếu tố kinh tế
xã hội mà quá trình dân số đó phát sinh. Có nhiều phương pháp dự báo dân số khác nhau,
nhưng phân biệt thành hai nhóm chính: dự báo dân số dựa vào hàm số toán học đơn giản và
phương pháp dự báo dân số thành phần.

Di dân và đô thị hóa là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau và đều có ảnh hưởng qua
lại với quá trình phát triển dân số và kinh tế-xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bản chất và ý nghĩa của di dân.


2. Sự khác nhau giữa các phương pháp đo lường di dân.
3. Các đặc trưng chủ yếu về di dân? Tác động của di dân đến sự phát triển dân số.
4. Trình bày khái niệm dự báo dân số. Khi dự báo dân số cần chú ý phân tích những yếu
tố nào để có thể đưa ra được các giả thuyết khoa học?
5. Trình bày ưu nhược điểm của từng phương pháp dự báo dựa vào các hàm số toán học
đơn giản
6. Khái niệm và các chỉ tiêu chủ yếu của đô thị hoá? Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự
phát triển kinh tế xã hội.
69
70
Chương 8: CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ Ở VIỆT NAM
Để nắm chắc kiến thức trong chương này, sinh viên cần phải đạt được các mục
tiêu sau:
- Về nội dung kiến thức, sinh viên cần phải xác định được các chính sách trong
giai đoạn mới hiện nay.khái niệm đối tượng nghiên cứu của môn học, nhiệm vụ và các
phương pháp tiến hành nghiên cứu.
- Về kĩ năng, sinh viên phải có kĩ năng cập nhật các chính sách Nhà nước mới
ban hành về dân số và phát triển.
- Về thái độ, sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các
buổi học.

8.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ

8.1.1. Khái niệm


- Chính sách dân số là những biện pháp pháp chế, các chương trình quản lý và
những hoạt động khác của Chính phủ nhằm mục tiêu làm thay đổi hoặc sửa đổi các xu
hướng dân số hiện hành vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia (International
Encyclopedia of Social Sciences-Vol 11-12, 1977).

Ở Việt Nam: Chính sách dân số là tổng thể các mục tiêu về phát triển dân số và hệ
thống những biện pháp được chính phủ quy định dưới các dạng tài liệu khác nhau như: (văn
kiện, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, điều luật...) nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
vào các quá trình dân số để điều tiết sự phát triển dân số cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu
và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định của đất
nước.

Hiểu theo quan điểm hệ thống, chính sách dân số là một bộ phận của chính sách kinh
tế xã hội. Vì vậy, các chính sách dân số và các chính sách phát triển có mối quan hệ mật
thiết với nhau.

Trong chính sách dân số, mục tiêu về lượng được nhấn mạnh bởi vì hiệu lực của chính
sách có liên quan trước hết tới việc tác động vào quy mô dân số và làm thay đổi tỉ lệ phát
triển dân số. Ngoài mục tiêu về số lượng, chính sách dân số còn bao gồm cả mục tiêu về
chất lượng của dân số và các mục tiêu phi lượng khác, đã làm cho chính sách dân số gần
như đồng nghĩa với chính sách xã hội nói chung.
CSDS là nỗ lực của Chính phủ nhằm tác động đến 3 chỉ số nhân khẩu học: sinh, tử và di
cư.

71
Hiện nay, quan niệm về CSDS còn được nêu ra ở nhiều tài liệu có liên quan tới vấn đề
nhân khẩu học. Tuy nhiên, người ta đã đưa ra 3 đặc điểm tổng quát mà mọi chính sách dân
số phải có.
- Chính sách dân số phải do Chính phủ đưa ra dưới dạng tuyên bố lập trường quan
điểm, các đạo luật, sắc lệnh hoặc các chương trình quản lý. Chính sách dân số cũng có thể
được nghiên cứu và đưa ra cho những bộ phận dân cư lớn nhỏ khác nhau cho phù hợp với
điều kiện ở từng quốc gia, chẳng hạn cho từng nhóm dân tộc hoặc từng cộng cộng tôn giáo.
- Chính sách dân số phải bao trùm hết các sự kiện dân số.

- Chính sách dân số phải có mục tiêu và kết quả. Trên cơ sở các mục tiêu và kết quả
xây dựng các hoạt động đưa ra nhằm làm thay đổi các sự kiện dân số hoặc các sự kiện dân
số buộc phải thay đổi nội dung chính sách dân số.

Có rất nhiều yếu tố liên quan tới chính sách dân số, nhưng quan trọng nhất là sinh, tử
và di cư, bởi vì mọi biến động nhân khẩu học chỉ bị ảnh hưởng thông qua 3 yếu tố đó. Trong
3 yếu tố, thì yếu tố sinh đẻ được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là ở các nước đang duy trì
mục tiêu giảm mạnh sự gia tăng dân số.

8.1.2. Phân loại chính sách dân số

Có nhiều cách phân loại chính sách dân số khác nhau. Sau đây trình bày một số chính
sách phân loại dân số.

8.1.2.1. Các chính sách tác động đến số lượng dân số


Chính sách tác động đến số lượng dân số được chia làm hai loại giảm sinh và khuyến
sinh

a. Chính sách giảm sinh:


Chính sách hạn chế sinh đẻ đã được các nhóm dân cư khác nhau với các quan điểm xã
hội và chính trị khác nhau ủng hộ qua các thời kỳ. Chính sách giảm sinh là chính sách hạn
chế số con của các cặp vợ chồng để giảm bớt tốc độ gia tăng dân số. Chính sách này có thể
chia thành chính sách trực tiếp và gián tiếp.
Chính sách trực tiếp là chính sách mà các nội dung của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới
giảm sinh như:

+ Cung cấp dịch vụ tránh thai.


+ Bỏ các luật cấm nạo thai.

+ Tăng tuổi kết hôn.

- Các chính sách gián tiếp hạn chế sinh là các chính sách có ảnh hưởng tới việc
72
chấp nhận các biện pháp tránh thai hoặc nạo thai và làm tăng tuổi kết hôn, gồm có:

+ Những biện pháp khuyến khích đó là thưởng tiền mặt, hoặc giá trị tương tự gián tiếp
hoặc trực tiếp cho những cá nhân, tập thể hoặc nhóm người để khuyến khích họ công khai
thay đổi hành vi sinh đẻ.

+ Các biện pháp xử phạt nhằm vào những người vi phạm các quy định mà chương trình
đã đặt ra.
Song, càng ngày người ta càng nhận thức được rằng: vì điều chỉnh dân số đã động
chạm tới những lĩnh vực mang tính chất quyền cá nhân của mỗi người (nhân quyền) nên
không thể cưỡng chế mà phải phát huy tính tự nguyện như:
+ Nâng cao địa vị người phụ nữ.
+ Phát triển kinh tế xã hội.

+ Cung cấp chất dinh dưỡng, dịch vụ y tế cho trẻ em.

+ Bảo hiểm xã hội.

+ Giáo dục dân số.


b. Chính sách khuyến sinh:
Chính sách khuyến sinh đã tồn tại từ thời cổ đại dưới dạng này hay dạng khác và được
giải thích trên cơ sở điều kiện tử vong cao. Chính sách này cũng xuất phát từ quan điểm triết
học nhằm cân bằng tiềm năng và của cải với số người ngày càng đông. Cuộc vận động về
chính sách dân số của những người theo chủ nghĩa bành trướng đã đạt đỉnh cao ở Đức, Ý,
Nhật trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Các phương pháp thực hiện chính sách
khuyến khích sinh có hiệu quả là:
- Cấm sử dụng các biện pháp tránh thai và ban hành các điều luật cấm nạo phá thai.
- Tăng cường tuyên truyền khuyến khích sinh để xã hội chấp nhận và thực hiện, giảm
bớt và loại trừ nghĩa vụ kinh tế khi có con, giảm mức thuế, nhà nước trợ cấp về chi phí y tế,
giáo dục cho những gia đình nhiều con.

- Thưởng và cấp bằng danh dự cho các bà mẹ đông con.

- Giảm tuổi kết hôn.


- Công nhận con ngoài giá thú.
Hiện nay, nhiều nước phát triển do dân số giảm cho nên đã đưa ra chính sách khuyến
khích sinh với những giải pháp khác nhau.

8.1.2.2. Các chính sách tác động đến chất lượng dân số

Tất cả chính sách dân số của các nước đều liên quan tới vấn đề chất lượng dân số. Các

73
biện pháp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nâng cao chất lượng dân số là:

- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em: Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng các loại vác-
xin; số nhà hộ sinh trên tổng số dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng…

- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng: số cơ sở y tế; số giường bệnh; số nhân viên
y tế (y sỹ, bác sỹ, y tá…) trên 10.000 dân; tỷ lệ các loại bệnh đặc trưng theo vùng địa lý; tỷ lệ
người nhiễm HIV…

- Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Tỷ lệ các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ sàng lọc trước
sinh và sơ sinh; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc khi mang thai; Tỷ lệ trẻ sơ
sinh được xét nghiệm xác định dị tật; Tỷ lệ trẻ em được điều trị sớm các dị tật bẩm sinh…
- Sàng lọc tiền hôn nhân.
- Nâng cao sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ.
- Nâng cao chỉ số Phát triển con người (HDI).

8.1.2.3. Các chính sách tác động đến vấn đề di dân

Đây là một trong những nội dung cơ bản trong chính sách dân số của các nước đang
phát triển. Chính sách liên quan đến di cư gồm có hai loại là di dân trong phạm vi mỗi nước
và di dân quốc tế, bao gồm cả di cư và nhập cư (đi và đến).
- Qúa trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, nên quá trình di dân giữa các quốc gia
diễn ra ngày càng nhiều. Cần quản lý xuất nhập cảnh theo luật pháp và thông lệ quốc tế.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi vùng của các nước thường chênh lệch
nhau nên di cư giữa các vùng miền trong nước là vấn đề xảy ra ở hầu hết các nước. Chính
phủ cần điều chỉnh phân bố dân cư cho phù hợp.

- Trong mỗi loại di cư (biến động cơ học) đều mang sắc thái của di cư có tổ chức và di
cư không có tổ chức. Di cư tự do đang là vấn đề rất phức tạp ở các nước đang phát triển.
Chính Phủ các nước cần có chính sách hợp lý để quản lý vấn đề di dân tự do có hiệu quả.

8.2. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

8.2.1. Đặc điểm chính sách dân số ở Việt Nam qua các giai đoạn

* Giai đoạn 1961-1975

Chính sách DS-KHHGĐ được công bố đầu tiên vào năm 1961. Chính sách DS-
KHHGĐ trong giai đoạn này được thông qua cuộc vận động “hướng dẫn sinh đẻ” và sau đó là
“sinh đẻ có kế hoạch”và được triển khai ở các tỉnh miền bắc.

74
Mục tiêu của cuộc vận động là hướng tới quy mô gia đình 3 con, đẻ thưa, đẻ muộn
nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hòa
thuận của gia đình.
Giải pháp cơ bản là cấp dụng cụ kế hoạch hoá gia đình (chủ yếu là vòng tránh thai).

Kết quả thực hiện mục tiêu trong giai đoạn này là: Tỷ lệ sinh ở các tỉnh miền Bắc đã
giảm từ 43,9‰ năm 1960 xuống còn 33,2‰ năm 1975.

* Giai đoạn 1976 - 1990

Chính sách DS- KHHGĐ trong giai đoạn này được triển khai trong phạm vi cả nước
với những nội dung quan trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế
hoạch.
Kết quả thực hiện mục tiêu trong giai đoạn này là không đạt chỉ tiêu theo quyết tâm
và sự kỳ vọng đã đặt ra: Tỷ lệ sinh giảm từ 33,2‰ năm 1975 xuống còn 30,1‰ theo tổng
điều tra dân số năm 1989. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ
5,25 con năm 1975 xuống còn 3,8 con năm 1989. Số dân từ 47,64 triệu người năm 1975,
tăng lên 67,24 triệu người năm 1991, tăng gấp 1,41 lần so với số dân năm 1975.

* Giai đoạn 1991 đến 2000

Năm 1991 là năm đánh dấu sự biến đổi xã hội của đất nước, công cuộc đổi mới đã đi
vào cuộc sống với nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành và phát huy tác dụng.
Năm có một tổ chức bộ máy chuyên trách lần đầu tiên trong lịch sử công tác DS-KHHGĐ.

Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với công tác DS-
KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động
rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, NXB Sự thật, Hà nội -1991, trang 76). Có thể khẳng định rằng, chính sách DS-
KHHGĐ trong giai đoạn này đánh dấu sự biến đổi cơ bản của công tác DS-KHHGĐ về nội
dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy. Lần đầu tiên Đảng cộng sản Việt Nam có Nghị
quyết chuyên đề về chính sách DS-KHHGĐ.

Kết quả thực hiện chính sách dân số cũng đạt tới đỉnh cao, cuộc vận động "Dừng ở
hai con để nuôi và dạy cho tốt" đã thực sự lan rộng và được đông đảo quần chúng nhân dân
hưởng ứng, minh chứng cho hành vi và thái độ chấp nhận quy mô gia đình nhỏ. Nếu tỷ lệ
sinh giảm bình quân 0,71‰ giai đoạn 1961- 1975 và giảm 0,19‰ giai đoạn 1975-1991 và
gần như không giảm trong những năm 1985-1992, thì từ khi thực hiện Nghị quyết số 04-
NQ/HNTW, tức là từ năm 1993 đến năm 2000, tỷ lệ sinh giảm rất nhanh, trung bình mỗi
năm giảm 1,35‰ (là giai đoạn thực hiện thành công chính sách dân số ở nước ta, đạt thành

75
tích cao so với các nước trên thế giới, được Liên hiệp quốc tặng giải thưởng về dân số). Tốc
độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế.

* Giai đoạn 2001 đến 2010 (Chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2010)

Bước vào thế kỷ 21, khi mức sinh đã tiến gần mức sinh thay thế, muốn duy trì vững
chắc kết quả này thì không thể chỉ tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số mà phải giải
quyết toàn diện vấn đề dân số. Các quan điểm cơ bản Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX xác
định: “Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù
hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư
hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX,
NXB chính trị quốc gia, Năm 2001, Trang 107).

Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh,
tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao
chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

* Giai đoạn 2011 – 2020: (Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam đến năm
2020)
Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình
trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu
dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

8.2.2. Thách thức về vấn đề dân số của nước ta hiện nay


8.2.2.1. Chênh lệch lớn về mức sinh giữa các vùng miền, khu vực, đối
tượng
Tại các đô thị lớn, đặc biệt là TPHCM và vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long mức sinh rất thấp. “Chúng ta đang muốn kéo mức sinh này lên nhưng rất khó thực
hiện. Trong khi những vùng điều kiện kinh tế thấp, điều kiện sống khó khăn thì mức sinh
vẫn cao”.
Bảng 8-1: Tổng tỷ suất sinh theo vùng ở Việt Nam 2019

Vùng Tổng tỷ suất sinh (TFR) (con/phụ nữ)

Toàn quốc 2,09


Trung du và Miền núi phía Bắc 2,43
76
Đồng bằng sông Hồng 2,35
Bắc Trung Bộ vàDuyên hải miền Trung 2,32
Tây Nguyên 2,43
Đông Nam Bộ 1,56
Đồng bằng sông Cửu Long 1,80
Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, TFR của khu vực thành thị là 1,83 con/phụ nữ,
thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,26 con/phụ nữ). TFR của khu vực thành thị luôn thấp
hơn mức sinh thay thế trong khi TFR của khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế
trong gần hai thập kỷ qua.

Bảng 8-2: Tổng tỷ suất sinh, 2001 – 2019 (con/phụ nữ)

Toàn quốc Thành thị Nông thôn

2001 2,25 1,86 2,38

2005 2,11 1,73 2,28

2009 2,03 1,81 2,14

2014 2,09 1,85 2,21

2019 2,09 1,83 2,26

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Tổng điều tra năm 2019 đã thu thập thông tin về chất lượng nhà ở, tiện nghi và trang
thiết bị sinh hoạt của mỗi người dân nhằm đánh giá điều kiện ở và sinh hoạt của dân cư. Các
thông tin này được sử dụng để xây dựng một chỉ số tổng hợp nhằm đánh giá mức độ giàu
nghèo của hộ dân cư, còn gọi là mức sống dân cư theo ngũ phân vị (tiếng Anh là Wealth
Index). Theo đó, Phụ nữ thuộc nhóm “Giàu nhất” có mức sinh thấp nhất (2,00 con/phụ nữ).
Phụ nữ thuộc 3 nhóm (“Giàu”, “Trung bình” và “Nghèo”) có số con trung bình là 2 con. Phụ
nữ thuộc nhóm “Nghèo nhất” có mức sinh cao nhất, với TFR là 2,40 con/phụ nữ, cao hơn
nhiều mức sinh thay thế. Điều này cho thấy cần đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch

77
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ thuộc nhóm “Nghèo
nhất”.

Bảng 8-3: Tổng tỷ suất sinh 2019 (con/phụ nữ)

Nhóm mức sống ngũ phân TFR (con/phụ nữ)

Nghèo nhất 2,40

Nghèo 2,03

Trung bình 2,03

Giàu 2,07

Giàu nhất 2,00

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Tuy Việt Nam đã đạt dưới mức sinh thay thế nhưng còn có sự khác biệt đáng kể giữa
các địa phương và các vùng, các nhóm mức sống ngũ phân vị của phụ nữ. Điều này cho thấy
cần rất nhiều nỗ lực trong công tác truyền thông nhằm giảm bớt khoảng cách về mức sinh
thay thế giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các nhóm dân cư khác nhau.

8.2.2.2. Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh

SRB của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006
đến nay, năm 2019 SRB là 111,5 bé trai/ bé gái. Việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản
ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc. Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã
chỉ ra các hệ lụy tới cấu trúc gia đình và các vấn đề xã hội trong tương lai của tình trạng mất
cân bằng giới tính hiện nay, tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái quan sát được gần đây ở nhiều
quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai.
Bảng 8-4: Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam qua các năm (bé trai/bé gái)

Năm 1979 1989 1999 2006 2009 2014 2018 2019

SRB 105 106 107 110,0 110,5 112,2 114,8 111,5

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Trước thực trạng về SRB, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề mất
cân bằng giới tính khi sinh. Ngày 25/10/2017, tại Hội nghị lần thứ sáu, Khóa XII, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình
hình mới. Nghị quyết nêu rõ “Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm
trọng” và đặt mục tiêu “đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”, “Đến năm
2030: Tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”. Chỉ đạo của Đảng về
mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên đã được cụ thể hóa và tổ chức
78
thực hiện thông qua Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Bảng 8-5: Tỷ số giới tính khi sinh giữa các vùng và thành thị với nông thôn năm 2019

Vùng Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/bé gái)

Chung Thành thị Nông thôn

Trung du và Miền núi phía Bắc 114,2 117,7 113,4

Đồng bằng sông Hồng 115,5 112,1 117,2

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 109,4 109,1 109,5

Tây Nguyên 108,7 108,8 108,5

Đông Nam Bộ 111,0 111,1 110,8

Đồng bằng sông Cửu Long 106,9 105,1 107,5

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

8.2.2.3. Già hoá dân số

Già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đề được quan tâm không chỉ ở Việt
Nam mà trên toàn thế giới. Già hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống
xã hội bao gồm: thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an
sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,...

Bảng 8-6: Chỉ số già hóa theo vùng kinh tế - xã hội năm 2019 (Đơn vị %)

Tổng số Thành thị Nông thôn

TOÀN QUỐC 48,8 50,8 47,9

Trung du và miền núi phía Bắc 36,3 49,1 33,7

Đồng bằng sông Hồng 57,4 56,4 58,0

Bắc Trung Bộ và Duyên hải


miền Trung 52,2 50,8 52,7

Tây Nguyên 28,1 36,1 25,4

Đông Nam Bộ 42,8 45,3 39,2

Đồng bằng sông Cửu Long 58,5 60,3 57,9


Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

79
Tại Việt Nam, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức khi tốc độ già hóa nhanh trong
bối cảnh nước ta vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, cần có những
chính sách để đảm bảo thích ứng với già hóa dân số như đã nêu trong mục tiêu của Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, cải
thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, chính sách
lao động cho người cao tuổi nhưng vẫn đang tham gia hoạt động kinh tế giúp giải quyết các
vấn đề về xã hội, nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch
vụ, tăng quy mô sản xuất.

Ngoài ba thách thức cơ bản trên trong dân số, Việt Nam cũng đang gặp phải một số
thách thức khác như: tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh
thấp; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn tồn tại ở một số dân tộc ít người; phân
bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập…

8.3. CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM 2019 - 2030

8.3.1. Mục tiêu tổng quát


Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự
nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số
hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
8.3.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các
vùng, đối tuợng
+ Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người;
+ Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng
bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế;
+ Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp
tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản;
+ Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
- Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người,
đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi
+ Duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức
bình quân chung cả nước;
+ Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân
tộc thiểu số;

80
+ Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiểu
số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.
- Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì
cơ cấu tuổi ở mức hợp lý
+ Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống;
+ Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt
khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.
- Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số
+ Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%;
+ Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống;
+ 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất;
+ 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất;
+ Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68
năm.
+ Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm;
+ Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông
Nam Á.
- Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh
+ Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%;
+ Tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc
biệt khó khăn;
+ Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy
mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội
+ 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc;
+ 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển đất nước nhanh, bền vững
+ Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục,
đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài... hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu
trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao
động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm;
81
+ Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược, chương trình
về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao động, an
toàn thực phẩm...) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh
vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được
chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt.
- Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi
+ ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi;
+ Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm
nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất,
chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.
+ 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh,
chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.
Tóm lại: Hiểu theo quan điểm hệ thống, chính sách dân số là một bộ phận
của chính sách kinh tế xã hội. Vì vậy, các chính sách dân số và các chính sách phát
triển có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Sau những thành công nhất định trong chính sách dân số gần 30 năm qua, Chính sách
dân số ở Việt Nam hiện nay đang có sự chuyển đổi từ dân số kế hoạch hoá gia đình sang dân
số và phát triển nhằm đáp ứng thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Tóm tắt chính sách dân số Việt Nam qua các giai đoạn.
2. Phân tích những thách thức của dân số Việt Nam giai đoạn hiện nay..
3. Trình bày ngắn gọn chiến lược dân số 2019 – 2030 ở nước ta.
4. Vì sao chính sách dân số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chuyển trọng tâm từ dân
số - hế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển.

82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, Kết quả Tổng điều tra Dân
số và Nhà ở năm 2019, NXB Thống kê, Hà Nội, 2019.
2. Trần Chí Liêm, Dân số học, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
3. Nguyễn Nam Phương, Dân số và phát triển, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội,
2011.
4. Nguyễn Nam Phương – Ngô Quỳnh An, Dân số và phát triển với quản lý, NXB Đại
học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2019.
5. Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Dân số học, Hà Nội, 2011.
6. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giữa kì ngày 1.4.2009, NXB
Thống kê. Hà Nội. 2010.

7. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1.4.2009, Mức sinh và mức
chết ở Việt Nam, thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Hà Nội, 2011.

8. Tổng cục thống kê, Điều tra Dân số và nhà ở giữa kì năm 2014 - Kết quả chủ yếu,
NXB Thống kê, Hà Nội, 2015.
9. Tổng cục thống kê, Kết quả chủ yếu điều tra dân số và KHHGĐ 01/04/2015, NXB
Thống kê, Hà Nội, 2016.
10. Tổng cục Thống kê, Dự báo Dân số Việt Nam năm 2014 – 2049, NXB Thông tấn,
Hà Nội, 2016.
11. Tổng cục thống kê, Điều tra Dân số và nhà ở giữa kì năm 2014 – Mức sinh ở Việt
Nam, những khác biệt, xu hướng và yếu tố tác động, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2016.

83
84

You might also like