Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Kiến nghị

Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh phát triển mạnh mẽ, hiệu
quả hơn trong thời gian tới cần có sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước và các
Ngân hàng Thương mại.
1. Về chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Phát huy vai trò của Chính phủ kiến tạo trong quá trình phát triển tín dụng
xanh. Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp Danh mục dự án xanh gồm 12 lĩnh vực
kèm theo định nghĩa, ví dụ và tham chiếu đến văn bản quy định của các Bộ liên
quan. Nhưng danh mục này chưa được tham chiếu đến phân loại quốc tế, vì thế
Chính phủ cần phải xây dựng các danh mục về lĩnh vực xanh để phù hợp với
các tiêu chuẩn của quốc tế.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần phải chỉ đạo các Bộ, ngành có hướng
dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với các ngành
kinh tế của Việt Nam. Dựa vào đó làm căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và
giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Xây dựng lộ trình thực hiện các cơ
chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh như thuế, phí, vốn,… của từng ngành/lĩnh
vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín
dụng xanh.
NHNN tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cụ thể về tín
dụng xanh, tài chính xanh cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có ảnh hưởng
tới môi trường; chú trọng vào các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, tài chính xanh,
danh mục các ngành/ lĩnh vực xanh để thống nhất. Đây là cơ sở để các NHTM
làm căn cứ vào việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi cấp các gói
tín dụng xanh.
Bên cạnh đó, NHNN không chỉ nên ưu tiên hỗ trợ về lãi suất mà còn phải
tiếp tục nghiên cứu để hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt
động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Xây dựng các chính sách ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh để có thể mở
rộng tín dụng xanh như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân
hàng huy động cho vay dự án, tái chiết khấu cho mục đích tín dụng xanh phù
hợp với mục tiêu, ưu đãi tái cấp vốn,….. Đồng thời công bố rộng rãi các chương
trình này, tích cực tìm kiếm khách hàng phù hợp.

Phát triển thị trường trái phiếu xanh tạo nguồn vốn cho các chủ đầu tư có
thêm nguồn lực cho tín dụng xanh. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của trái
phiếu xanh là còn rất lớn do trái phiếu xanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với
thị trường trái phiếu toàn cầu. Tuy nhiên, cần xác định lượng vốn cần huy động,
thời gian huy động, lãi suất phù hợp khi phát hành trái phiếu xanh để đáp ứng
nhu cầu tín dụng xanh.

2. Về ngân hàng thương mại


Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định, hệ thống văn bản nhằm
tăng hiệu quả cho hoạt động tín dụng xanh, các Ngân hàng thương mại cần xây
dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, gắn với mục tiêu xanh
gồm tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, vệ sinh nước sạch,...

Các NHTM cần phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm giảm thiểu
lưu thông tiền mặt trong thị trường, góp phần phát triển sản phẩm tín dụng
xanh; nâng cao năng lực tài chính bằng cách đàm phán, huy động nguồn lực từ
các tổ chức tài chính quốc tế hay các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án xanh.

Đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý
nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các
dự án “xanh” nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.

Tổ chức, đào tạo, tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng, các cá nhân
tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách cho sản phẩm tín dụng xanh
nhằm nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên của ngân hàng trong về
tín dụng xanh, từ đó có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Nâng cao nhận thức của mọi người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng
và vai trò của tăng trưởng xanh; nâng cao ý thức của mọi người trong việc sử
dụng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xanh.

Đẩy mạnh truyền thông bằng việc tuyên truyền về tín dụng xanh qua các hội
thảo, hội nghị để tiếp cận với nhiều khách hàng. Từ đó, có thể truyền tải thông
tin cho nhiều khách hàng được nắm bắt và hiểu rõ lợi ích của tín dụng xanh, đẩy
mạnh quá trình phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam.

Kết luận

Tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng cho tài chính để ứng nhu cầu tiêu dùng
của thị trường trong nước và tăng thị phần xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tín
dụng xanh còn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho mục
tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu về khí hậu và môi trường.

Ở Việt Nam, Tín dụng xanh đang phát triển thông qua các dự án tái tạo năng
lượng, tiết kiệm năng lượng, nông nghiệp sạch,… Kết quả đạt được trong những
năm qua cho thấy chính sách tín dụng xanh của NHNN đã thực sự đi vào cuộc
sống và đang trở thành một xu thế tất yếu trong hoạt động và định hướng phát
triển của Ngành ngân hàng.

Tuy nhiên việc áp dụng chính sách tín dụng xanh vẫn tồn tại không ít khó khăn,
thách thức. Những giải pháp nêu trên có thể giúp cho hoạt động tín dụng xanh
ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Với tinh thần trách nhiệm, sự chung
tay, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân, chắc
chắn chính sách tín dụng xanh sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần kiến
tạo và xây dựng nền kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững theo định hướng, chiến
lược và mục tiêu của Đảng, Nhà nước đã đề ra.

https://thitruongtaichinhtiente.vn/tin-dung-xanh-tai-viet-nam-thuc-trang-va-cac-
khuyen-nghi-chinh-sach-38668.html
http://tapchimoitruong.vn/dien-dan--trao-doi-21/thuc-trang-trien-khai-tin-dung-
xanh-de-xuat-mot-so-giai-phap-thuc-day-phat-trien-tin-dung-xanh-trong-thoi-
gian-toi-27268

You might also like