BÌA BTL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY
TRONG VIỆC TÌM HIỂU VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LỚP L10 --- NHÓM 8 --- HK 232
NGÀY NỘP: 10/04/2024

Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Trần Đình Phong 2212569 100%

Phan Hồng Nhật 2114297 100%

Nguyễn Đông Bảo Nhiên 2212451 100%

Huỳnh Tấn Phát 2014076 100%

Lê Trần Tiến Phát 2212514 100%

Phạm Hoàng Phú 2212596 100%

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031
Lớp: L10 - Tên nhóm: 08

Đề tài:

Tỷ lệ %
Nhiệm vụ được phân thành viên
STT Mã số SV Họ Tên Ký tên Điểm
công nhóm tham
gia BTL

Phần mở đầu+Tổng
1 2212569 Trần Đình Phong 100%
hợp

Chương 1-
2 2114297 Phan Hồng Nhật 100%
1.1+1.2+1.3

Nguyễn Đông
3 2212451 Nhiên Chương 2-2.1+2.2 100%
Bảo

4 2014076 Huỳnh Tấn Phát Chương 2-2.3 100%

5 2212514 Lê Trần Tiến Phát Chương 2-2.4 100%

6 2212596 Phạm Hoàng Phú Kết luận+Tổng hợp 100%

CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. VẬN

DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIỆC TÌM HIỂU VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC

Họ và tên nhóm trưởng: Trần Đình Phong, Số ĐT: 0337877585, Email: Phong.tran112004@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:………………………………………………………………………………………

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. An Thị Ngọc Trinh Trần Đình Phong

1
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................
1.2 Mục đích nghiên cứu..................................................................................................................
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
hiện nay..............................................................................................................................................
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp thực nghiệm...........................................................
1.5 Kết cấu đề tài...............................................................................................................................
II. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................
CHƯƠNG 1. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT....................................................................................................................
1.1 Những khái niệm cơ bản............................................................................................................
1.1.1. Khái niệm nguyên nhân......................................................................................................
1.1.2 Khái niệm kết quả................................................................................................................
1.2. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.....................................
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.................................
CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QỦA
ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY...................................................................................................................................
2.1 Vai trò của môi trường nước đối với sự tồn tại của xã hội.....................................................
2.2 Khái quát về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay.............................
2.3 Nguyên nhân xảy ra ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay...................................
2.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở
Việt Nam hiện nay............................................................................................................................
III. KẾT LUẬN......................................................................................................................................
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................

2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô An Thị Ngọc Trinh - giảng
viên môn Triết Học Mác - Lênin, cô đã tận tình hướng dẫn chúng em cũng như các
bạn trong những buổi lên lớp. Gắn bó với cô suốt nhiều tuần, chúng em thật sự rất cảm
ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình của cô đã giúp chúng em tập trung qua từng lời giảng của cô
và hiểu bài một cách hiệu quả nhất. Chúng em thật sự rất biết ơn sự tận tâm của cô đối
với lớp chúng em ở môn Triết Học Mác - Lênin này.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này. Do giới hạn kiến thức và khả năng
lý luận của nhóm sinh viên chúng em còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ
dẫn và đóng góp của cô để tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin
trân trọng cảm ơn.

1
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất
và phổ biến nhất trong sự vận động của hiện thực. Do đó, có thể nói mối liên hệ nhân
quả là một trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh trong ý thức của
con người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh mối
liên hệ được lặp đi lặp lại trong cuộc sống, và trong trường hợp này, phạm trù về
nguyên nhân và kết quả là minh chứng cho quan niệm đó. Mối liên hệ nguyên nhân và
kết quả, gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả, là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất và
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác động của các
sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, được phản ánh qua nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến, đã khiến thế giới vận động. Sự tác động đó, khi đặt trong mối quan hệ với
kết quả, thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kỳ sự vận động nào trong thế giới vật chất
đều là mối liên hệ nhân quả, xét ở các phạm vi, thời điểm và hình thức khác nhau. Nói
một cách khác, nếu vận động là thuộc tính của thế giới vật chất và là phương thức tồn
tại của nó, thì vận động luôn luôn bao gồm sự tác động giữa các bộ phận khác nhau
của cùng một hiện tượng hoặc giữa các hiện tượng khác nhau. Với lý do nêu trên,
nhóm tác giả đã đi đến quyết định chọn đề tài “Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
của phép biện chứng duy vật – vận dụng vào phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường
nước ở nước ta hiện nay".
1.2 Mục đích nghiên cứu

Trình bày và phân tích những kiến thức cơ bản về một trong những cặp phạm
trù cơ bản của phép biện chứng duy vật thuộc bộ môn Triết học - cặp phạm trù
Nguyên nhân - kết quả.
Thông qua nội dung cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả, liên hệ kiến thức thực
tế của chuyên ngành để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Từ đó, có thể đánh giá, đề xuất, kiến nghị một vài giải pháp để nhằm hạn chế
tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.

2
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện
nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp thực nghiệm.

1.5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương là
chương 1 “Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật” và
chương 2 “ Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân – kết qủa đối với việc tìm hiểu vấn
đề ô nhiễm môi trường nước ở việt nam hiện nay”

3
II. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm nguyên nhân

- Nguyên nhân là phạm trù để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng với nhau, gây nên một biến đổi nhất định. Nguyên nhân được sinh
ra bởi các yếu tố tác động bên ngoài hoặc sự biến đổi từ bên trong sự vật, hiện tượng.
1.1.2 Khái niệm kết quả

- Kết quả là phạm trù chỉ những sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Ví dụ: Do việc thải ra môi trường một lượng lớn khí phát thải, điều này đã dẫn
đến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại Việt Nam trong các năm qua.
1.2. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

● Thứ nhất, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có
trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.
- Tuy vậy, không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là
quan hệ nhân quả. Sự khác biệt giữa quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp nhau về
mặt thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh, quan hệ
trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì quan hệ sản sinh còn phụ
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau
và một kết quả có thể được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác động
trong cùng một lúc hoặc tác động riêng lẻ. Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc
lên sự vật thì hiệu quả tác động sẽ khác nhau tùy thuộc vào hướng tác động của nó.
Nếu sự tác động của các nguyên nhân hợp thành một hướng thì sẽ tạo nên ảnh hưởng
cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu sự tác động của các nguyên nhân
theo các hướng khác nhau sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của
nhau.

4
- Do vậy, trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại
nguyên nhân, để có thể chủ động điều kiện thuận lợi cho từng nguyên nhân phát huy
tác dụng trong việc sản sinh ra kết quả có hiệu quả nhất.
- Phân loại nguyên nhân Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối
với sự hình thành kết quả có thể phân các nguyên nhân ra thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
● Thứ hai, sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
- Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ
vai trò thụ động mà trái lại ảnh hưởng, tác động trở lại với nguyên nhân theo hai
hướng tích cùc hoặc tiêu cực.
● Thứ ba, sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
- Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân nhưng ở mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy, nguyên
nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được
áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Chính vì thế, quan hệ nhân quả là
một chuỗi vô tận. Trong chuỗi đó không có bắt đầu, không có kết thúc, không có cái
gọi là nguyên nhân đầu tiên hay kết quả cuối cùng. Nguyên nhân hay kết quả bao giờ
cũng được xác định bởi một quan hệ cụ thể.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

- Vì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong nên
không có vấn đề có hay không có nguyên nhân của hiện tượng nào đó, mà chỉ có vấn
đề các nguyên nhân ấy đã được phát hiện ra hay chưa mà thôi. Nhưng không phải con
người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức
nói chung, của khoa học nói riêng là đi làm rõ những nguyên nhân chưa được phát
hiện, còn ẩn giấu đằng sau những hiện tượng.
Xác định nguyên nhân là một quá trình phức tạp vì thế cần lưu ý:
+ Mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan nên phải tìm nguyên nhân của hiện
tượng trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật hiện tượng của thế giới vật
chất chứ không phải trong ý thức của con người.

5
+ Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy
ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình xác định
nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng để làm rõ vai trò
của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ và quan hệ của chúng với các tổ hợp cấu
thành trong việc sản sinh ra kết quả.
+ Một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác là
nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong những
quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nó là kết
quả.
- Mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ
này để hành động, nhưng cần phải lưu ý:
+ Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó thì cần phải loại bỏ nguyên nhân sản
sinh ra nó.
+ Muốn cho một hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều
kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng nhưng phải căn cứ vào
từng hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động thích hợp.
+ Trong hoạt động thực tiễn trước hết phải dựa vào nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân chủ yếu vì đó là những nguyên nhân giữ vai trò quyết định sự xuất hiện,
vận động và tiêu vong của hiện tượng.
+ Để đẩy nhanh (kìm hãm hoặc loại trừ) sự biến đổi của một hiện tượng xã hội
nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc
ngược chiều) với chiều vận động của mối liên hệ nhân quả khách quan.

6
CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QỦA
ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

2.1 Vai trò của môi trường nước đối với sự tồn tại của xã hội

Môi trường nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Không chỉ là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống của con người và các
loài sinh vật khác, mà môi trường nước còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh
của đời sống xã hội.
Đầu tiên, nguồn nước là nguồn tài nguyên cần thiết và quan trọng. Nước không
chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và thức ăn, mà còn là môi trường sống cho hàng
triệu loài sinh vật trên Trái Đất. Sự hiện diện của nước tạo điều kiện cho sự phát triển
của đời sống sinh học và duy trì cân bằng sinh thái.
Thứ hai, môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và
kinh doanh. Nước không chỉ là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp,
mà còn là nguồn tài nguyên quan trọng trong nông nghiệp và thủy sản. Việc bảo vệ và
quản lý nguồn nước sẽ đảm bảo tính bền vững và ổn định cho các hoạt động kinh
doanh và sản xuất.
Thứ ba, môi trường nước cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày
của con người. Việc có nguồn nước sạch và an toàn là điều kiện tiên quyết cho sức
khỏe và phát triển của cộng đồng.
Thứ tư, môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động vận
chuyển và giao thông bằng cách cung cấp một hệ thống đường thủy. Giao thông thủy
giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên hiệu quả đối với các hàng hoá có số lượng
và khối lượng lớn. Sự phát triển của hệ thống giao thông thủy không chỉ hỗ trợ cho
kinh tế vùng địa phương mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế toàn cầu, mở ra cơ
hội thương mại và hợp tác giữa các quốc gia.
Cuối cùng, môi trường nước là cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Việc bảo vệ và quản lý môi trường nước là trách nhiệm của tất cả chúng ta, để đảm
bảo rằng nguồn tài nguyên quý giá này được sử dụng một cách có trách nhiệm và hiệu
quả nhất.

7
Tóm lại, vai trò của môi trường nước trong sự tồn tại và phát triển của xã hội
không thể phủ nhận. Việc bảo vệ và quản lý môi trường nước là một ưu tiên cấp bách,
để đảm bảo sự tiếp tục của cuộc sống và phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.

2.2 Khái quát về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

Chất lượng môi trường nước ở Việt Nam suy thoái một cách đáng lo ngại, với
dấu hiệu của độc tính phát sinh từ các thành phố, khu công nghiệp và nông nghiệp.
Dòng chảy qua các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng. Nước dưới đất ở nhiều vùng đã bị
ô nhiễm, khai thác quá mức đã dẫn đến gia tăng độ mặn và nồng độ các chất ô nhiễm.
Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước, đến đầu tháng 4/2022, tại Long An và các tỉnh
miền Tây đã diễn ra hiện tượng xâm nhập mặn ở khu vực cửa sông chính, trong đó
trên hệ thống sông Vàm Cỏ độ mặn vào sâu từ 80 - 90km. Sự xuất hiện nghiêm trọng
của hiện tượng này đã khiến hàng triệu người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Long vào cảnh thiếu nước ngọt.1
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang trở thành một vấn đề báo động, với
khoảng 9.000 người tử vong hàng năm do sử dụng nguồn nước bẩn. Theo thông tin từ
Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, khoảng 20.000 người mỗi năm được chẩn
đoán mắc bệnh ung thư, chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước ô nhiễm
cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ em. Khoảng 44% trẻ em phát hiện
bị nhiễm giun do sử dụng nước không đạt chất lượng. Ngoài ra, theo tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), 27% trẻ em dưới 5 tuổi gặp tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch
và vệ sinh kém. Một vấn đề nghiêm trọng khác là nhiễm Asen, một chất hóa học cực
độc, chiếm khoảng 21% dân số sử dụng nguồn nước.2 Asen thường xuất phát từ các
loại thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp. Đặc biệt, sự kiện ô
nhiễm môi trường tại Formosa Hà Tĩnh đã gây ra hậu quả lớn, khiến cho hàng loạt hải
sản chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung trong tháng 4-2016.

1
Tạp chí Môi trường và Xã hội (2020), “Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay”. Truy cập
từ: https://moitruongvaxahoi.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam-hien-nay-
217126124.html
2
Nguyễn Thế Chinh (2017), “Môi trường Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và một số kiến nghị”,
Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam

8
Trong các khu đô thị của Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn tiếp tục
tăng lên mặc dù đã có những chính sách và biện pháp bảo vệ nguồn nước. Sự gia tăng
này đặc biệt rõ ràng tại các thành phố lớn, nơi tập trung hàng trăm, hàng nghìn cơ sở
sản xuất với lượng chất thải ngày càng tăng cao. Một số khu vực như khu công nghiệp
Tham Lương đang gặp vấn đề nghiêm trọng với nguồn nước bị ô nhiễm ước tính lên
đến 500.000m3/ngày. Đặc biệt, khu vực này tập trung nhiều cơ sở sản xuất như thuốc
nhuộm, dệt, giấy, bột giặt, góp phần làm tăng lượng chất thải đổ vào môi trường. Ở Hà
Nội, mỗi ngày có khoảng 400.000m3 nước thải được xả ra môi trường, và chỉ có
khoảng 10% nước thải này được qua các công đoạn xử lý trước đó. Lượng nước thải
trực tiếp đổ ra các con sông lớn như Tô Lịch, sông Đà, sông Nhuệ, gây ảnh hưởng
nặng nề đến nguồn nước và môi trường sống.3
Hơn 76% dân số tại Việt Nam sinh sống ở những vùng nông thôn, nơi mà cơ sở
hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải thường hạn chế. Trong môi trường nông thôn, vấn
đề ô nhiễm nguồn nước trở nên nhức nhối do nước sinh hoạt, chất thải rắn, và chất thải
từ động thực vật thường được đổ trực tiếp vào các kênh, rạch. Tại những vùng này,
chất thải nhanh chóng thẩm thấu và rửa trôi, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước ở Việt Nam hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo rằng
số lượng vi khuẩn Feca coliform trung bình biến động từ 1.500-3.500 MPN/100ml
(kiểm tra trên sông Tiền và sông Hậu) lên đến 3.800-12.500 MPN/100ml ở các kênh
tưới tiêu. Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.4
2.3 Nguyên nhân xảy ra ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

- Thứ nhất, ô nhiễm môi trường do sự gia tăng dân số


Dân số trên thế giới đang gia tăng với tốc độ khoảng 80 triệu người mỗi năm,
trong khi ở Việt Nam, con số này đạt gần 1 triệu người mỗi năm. Sự gia tăng này đồng
nghĩa với việc xuất hiện nhiều vấn đề và hệ lụy. Từ các hoạt động như ăn uống, sinh

3
Tạp chí Môi trường và Xã hội (2020), “Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay”. Truy cập
từ: https://moitruongvaxahoi.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam-hien-nay-
217126124.html
4
TheWaterMAN,(21/03/2022),Ô nhiễm môi trường nước là gì?Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam
và Thế Giới.Truy cập từ https://thewaterman.vn/blogs/nuoc-sinh-hoat/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-
nuoc-hien-nay

9
hoạt, sản xuất, đến xây dựng, đều đòi hỏi sử dụng lượng nước lớn. Những nguồn nước
này, khi được xả ra môi trường mà không qua quá trình xử lý, sẽ gây ô nhiễm nặng nề.
Điều này tạo ra tình trạng nguy cơ lớn cho nguồn nước, đặt ra thách thức trong việc
bảo vệ và duy trì sự sạch sẽ của nguồn nước.
Ví dụ: Theo cuộc khảo sát, với số lượng dân số đông và tăng mỗi năm nhưng
tại Việt Nam chỉ có 46% hộ gia đình tại các đô thị có kết nối vào hệ thống đường ống
thoát nước, và chỉ có 12,5% nước thải đô thị được xử lý trước khi được xả vào các
nguồn nước 5 (Bộ Xây dựng, 2019).
Việc gia tăng dân số quá nhanh, dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên như đất, nước, nhiên liệu hóa thạch, mỏ khoáng sản, phục vụ nhu cầu nhà ở, sản
xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,... Tài nguyên bị khai thác quá mức
với tốc độ nhanh, không thể tái tạo hoặc không có thời gian để tái tạo.Theo thống kê,
sự bùng nổ dân số đã khiến diện tích rừng bị thu hẹp, suy giảm nghiêm trọng dẫn đến
thất thoát.
Ví dụ: điển hình ở nước ta giai đoạn 2016-2020 tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác quá mức, có tới 70% rừng ngập mặn bị mất, 11% rạn san hô bị tổn thương hoàn
toàn, không có khả năng tự phục hồi. 6
- Thứ hai, ô nhiễm môi trường nước qua rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành
sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn
sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau
quả…
Thành phần của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy vậy nên
dưới điều kiện môi trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh mùi gây ô nhiễm môi

5
Bộ Xây Dựng (2019), “ Công bố kết quả dân số năm 2019”. Truy cập từ
https://datacollection.gso.gov.vn/khaosatmucsongdancuvietnamnam2024/cong-bo-ket-qua-tong-dieu-
tra-dan-so-2019
6
Hải Thanh (2022), “ Tài nguyên biển Việt Nam đang bị khai thác quá mức và thiếu tính bền vững”.
Truy cập từ https://quanly.moitruongvadothi.vn/30/24349/Tai-nguyen-bien-Viet-Nam-dang-bi-khai-
thac-qua-muc-va-thieu-tinh-ben-vung.aspx

10
trường. Trời mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước
mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông
thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ…từ rác thải vào
nguồn nước. Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nước sinh hoạt
hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây các
bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư… Hiện nay, đã có rất nhiều con sông bị ô nhiễm
do chất thải mà con người vẫn đang phải sống chung với nó.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn
lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm
xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi
sinh vật ngày càng cao.

Những bãi rác không tường rào, không một bóng cây. Mùa hè, rác thải phát tán
theo gió. Mùa mưa, cả bãi rác ngập chìm trong nước rồi chảy trôi lênh láng trên mặt
đường, rỉ rác ngấm theo nước mưa xuống lòng đất hay chảy theo nước, gây ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm.

Việc xử lý rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn được thực
hiện dưới 2 hình thức, đó là chôn lấp và dùng lò đốt thủ công với chi phí đầu tư thấp.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, giải pháp chôn lấp không còn đáp ứng đủ số lượng rác thải,
thậm chí còn gây ô nhiễm nặng hơn.

- Thứ ba, ô nhiễm môi trường nước do quá trình sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước đầu tiên thường bắt nguồn từ các
hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Trong quá trình này, việc
xả thải trực tiếp từ thức ăn thừa không qua xử lý, phân bón và nước tiểu của động vật
nuôi là những yếu tố dễ nhận biết nhất. Theo thống kê, hàng năm, ngành chăn nuôi
thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30 – 60% chất thải được xử lý,
lượng còn lại xả thẳng ra môi trường.7

7
CỤC THÚ Y,(24/02/2021),Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: hiện trạng và giải pháp khắc phục.
Truy cập từ https://vstytw2.com.vn/o-nhiem-moi-truong-do-chan-nuoi-hien-trang-va-giai-phap-khac-
phuc-77-25.html

11
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người dân sử dụng các
hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến
cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa
chất bị tồn dư. Theo số lượng thống kê, riêng năm 2010, khoảng 60 – 65% lượng phân
đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn) và 55 – 60% kali
(344 nghìn tấn) tồn dư trong đất.8
Thậm chí, một số nông dân còn sử dụng các loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ
sâu Monitor, Thiodol,... điều này không chỉ gây ô nhiễm nước mà còn độc hại cho sức
khỏe của người sử dụng, đặc biệt khi không được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao
động. Bên cạnh đó, việc cất giữ và bảo quản hóa chất không đúng cách, bày đặt chúng
khắp nơi trong nhà cũng có thể làm nhiễm độc nguồn nước sinh hoạt. Việc vứt bỏ các
bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật xuống ruộng hoặc kênh rạch sau khi sử dụng
cũng là một nguy cơ tiềm ẩn.
- Thứ tư, ô nhiễm môi trường nước do quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải và rác thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp thường được xả
trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối mà không qua xử lý, điều này là một trong những
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước. Trong nước thải công nghiệp, có
nhiều anion gây ô nhiễm môi trường nước như Cl-, SO42-, PO43-, cùng với các cation
như Na+, K+ và một loạt các hợp chất kim loại nặng có độ độc cao như Hg, Pb, Cd,
As, Sb, Cr, F… Những chất này có thể hòa tan vào nước, làm thay đổi tính chất của
nguồn nước theo hướng có hại.
Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại một số địa phương còn thực
hiện tràn lan trong khi khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư thấp, năng lực tài chính còn
hạn chế dẫn đến việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Các khu công
nghiệp chưa có sự ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý chất thải, một số khu công nghiệp
thậm chí còn không có hệ thống xử lý rác thải mà đổ trực tiếp ra môi trường. Dẫn đến
mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp tập
trung thường rất cao.

8
Báo điện tử Đảng Cộng Sản (2011), “Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp: Rùng mình với những
con số”. Truy cập từ:https://dangcongsan.vn/y-te/o-nhiem-moi-truong-trong-nong-nghiep-rung-minh-
voi-nhung-con-so-76898.html

12
Ví dụ: tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, với ước tính tổng lượng nước thải lên đến
500.000 m3/ngày từ các nhà máy sản xuất giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. 9 Bên cạnh đó, tại
thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp được thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy,
luyện gang thép, luyện kim màu và khai thác than. Trong mùa khô, tổng lượng nước
thải của khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu.
Nước thải từ sản xuất giấy thường có pH từ 8,4 đến 9, hàm lượng NH4 là 4mg/l, và
chứa nhiều chất hữu cơ, khiến nước thải có màu nâu và mùi khó chịu.
Một số làng nghề sản xuất sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, và dệt nhuộm ở
Bắc Ninh cũng đã được khảo sát và phát hiện có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày
không được xử lý, gây ô nhiễm cho nguồn nước và môi trường trong khu vực.
- Thứ năm, ô nhiễm môi trường nước qua quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, các thành phố và đô
thị ở Việt Nam đang trải qua sự gia tăng đồng thời về số lượng và quy mô, tuy nhiên
điều này cũng đồng nghĩa với việc gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi
trường. Dân số ngày càng tăng nhanh đặt ra thách thức về việc quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị (bao gồm cung cấp nước, thoát nước và xử lý nước, giao thông, thu gom
và xử lý rác,...), dẫn đến tình trạng quá tải và suy giảm chất lượng môi trường.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, nguồn nước đang đối diện với thách thức
ngày càng gia tăng về ô nhiễm môi trường, một phần do sự công nghiệp hóa và đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc đầu tư kém vào việc
thu và xử lý nước thải đô thị. Trong khi đó, tại các khu công nghiệp (KCN), chỉ có
khoảng 88% KCN được trang bị hệ thống xử lý nước thải, nhưng chỉ có khoảng 71%
nước thải từ các KCN này được xử lý. Phần còn lại thường được xả thải trực tiếp ra
môi trường.10

9
KC Cottrell, Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: hiện trạng và giải pháp khắc phục.Truy cập từ
http://kc-cottrell.com.vn/story/tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam
10
Báo điện tử Đảng Cộng Sản (23/07/2018), Cả nước có khoảng 80% khu công nghiệp có hệ thống xử
lý nước thải tập trung. TRuy cập từ https://dangcongsan.vn/y-te/ca-nuoc-co-khoang-80-khu-cong-
nghiep-co-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-tap-trung-491246.html

13
Việc xuất hiện nhiều khu công nghiệp (KCN) hơn đồng nghĩa với sự gia tăng
của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp đến Việt Nam để đầu tư và mở nhà
máy sản xuất. Điều này kéo theo một lượng lớn nước thải được xả ra môi trường.
Ví dụ: trường hợp của nhà máy thép Formosa, một biến cố không may đã làm
cho nước thải từ nhà máy tràn vào biển, gây ô nhiễm cho hơn 200 km bờ biển và gây
ra cái chết của hơn 100 tấn cá.11
2.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt
Nam hiện nay

- Thứ nhất, kiểm soát sự gia tăng dân số


Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo từ các cấp trung ương đến cấp địa
phương. Việc quán triệt công tác dân số là một trong những nội dung quan trọng của
hoạt động lãnh đạo và quản lý các cấp.
Củng cố tổ chức bộ máy làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Cần
thiết phải tập huấn đội ngũ cán bộ ở mọi cấp về mục tiêu, chương trình, và kế hoạch
công tác dân số, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dân số ở cơ sở.
Tăng cường mạnh mẽ chiến lược truyền thông, vận động và cung cấp các dịch
vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các tỉnh, thành phố đông dân, có mức sinh cao.
Chú trọng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi, an toàn với các
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và trẻ em.
- Thứ hai, cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Không xả rác sinh hoạt tại các khu vực công cộng, không xả chất thải trực tiếp
vào nguồn nước sạch, và cần thiết lập hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ
vào hệ thống cống chung. Việc thu gom rác thải sinh hoạt và đổ đúng nơi quy định là
rất quan trọng.
Giáo dục và tạo ra ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với các thế hệ tương
lai là vấn đề cốt lõi và cần thiết. Để thay đổi tư duy và thói quen của người dân, cần có
một sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách họ suy nghĩ và hành động. Tăng cường các
hoạt động tuyên truyền và giáo dục là cách hiệu quả để nâng cao ý thức của cộng đồng
về bảo vệ môi trường nước. Những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định
11
Xuân Long,(13/07/2017),Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm 2016,https://tuoitre.vn/formosa-
dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm

14
và lên án những hành vi xả rác bừa bãi có thể làm thay đổi bước đầu trong việc giải
quyết các vấn đề môi trường.
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục tham gia mạnh
mẽ hơn và áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với những hành vi xả
rác bừa bãi. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền để từng bước nâng cao ý
thức của người dân về vấn đề này. Để bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, từ bây giờ mỗi
cá nhân cần phối hợp hành động để dần dần loại bỏ những bãi rác tự phát.
- Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong vấn đề
xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước một cách chi tiết, minh bạch,
đầy đủ, khả thi, rõ ràng để tránh tình trạng mơ hồ trong việc áp dụng các quy định này
vào thực tế.
Để việc kiểm soát, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được hiệu
quả, đòi hỏi cần thiết phải quy định nâng lên về mức xử phạt đối với các hành vi gây ô
nhiễm môi trường nước. Các mức phạt tiền, phạt tù và các hình thức phạt bổ sung hiện
nay còn tương đối thấp chưa thật sự đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm, chưa
đủ mạnh để đánh vào lợi ích của các chủ thể vi phạm để họ thay đổi nhận thức của
mình. Điều này rất nguy hiểm hiểm vì vậy mức xử phạt vi phạm hành chính được áp
dụng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được quy định trong Nghị định số
155/2016/NĐ-CP, mức hình phạt được áp dụng cho hành vi phạm tội đối với hoạt
động bảo vệ môi trường nước được quy định trong Bộ luật Hình sự phải được tiếp tục
nâng lên.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc chứng minh các căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động bảo vệ môi trường nước gây ra. Giải pháp quan trọng và cần thiết là phải ban
hành các quy định cụ thể để hướng dẫn các phương pháp tính toán thiệt hại, phương
pháp xác định hành vi vi phạm và chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm và hậu quả một cách khoa học và được chấp nhận rộng rãi để tạo sự thống nhất,
đồng bộ trong việc áp dụng.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý chuyên môn, lực lượng thanh tra môi trường,
lực lượng cảnh sát môi trường cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau để thực

15
hiện các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất
nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi
trường nước của các tổ chức, cá nhân.
- Thứ tư, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công
nghiệp, nông nghiệp
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cần tăng cường công tác kiểm tra và
giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời
các sai phạm. Việc yêu cầu các nhà máy và xí nghiệp xây dựng bể xử lý nước thải thay
vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là một biện pháp hiệu quả trong việc xử
lý ô nhiễm môi trường nước. Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng thêm các hệ
thống xử lý nước thải và rác thải đạt chuẩn. Đồng thời, việc đầu tư nghiên cứu để tìm
ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn là cần thiết.
Ngoài ra, cần khuyến khích người dân ở vùng nông thôn áp dụng các giải pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường nước, như xây dựng hầm cầu tự hoại và hầm biogas cải
tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi
trường. Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng việc áp dụng phương pháp tự
nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, cùng việc sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để
hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại, cũng đồng thời là một cách hiệu quả để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Tập trung đầu tư vào các cơ quan quản lý thiết bị quan trắc và phân tích về môi
trường. Đồng thời, cần thiết lập cơ chế đầu tư hạ tầng cho các Khu công nghiệp (KCN)
và Khu chế xuất (KCX) nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng cho các Cụm công
nghiệp (CCN). Ông cũng đề xuất có chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư kinh doanh
trong việc phát triển hạ tầng cho các CCN, đồng thời cần tăng cường đầu tư và nâng
cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở các cấp, đặc biệt là
cấp huyện và xã.
Xây dựng cơ chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư để thu hút các dự án sử dụng
công nghệ cao và công nghệ sạch. Đồng thời, cần loại bỏ các dự án sử dụng công nghệ
lạc hậu, đặc biệt là trong các ngành nhạy cảm không thân thiện với môi trường như tái
chế phế liệu, mạ cơ khí, luyện kim, và sản xuất giấy.

16
Các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp cần sử
dụng công nghệ tiên tiến và được quản lý giám sát chặt chẽ từ quá trình thiết kế, thi
công xây dựng đến vận hành. Điều này giúp tạo ra sự hoạt động đồng bộ và hiệu quả
của hệ thống. Đồng thời, cần thiết lập hệ thống quan trắc online để giám sát chất lượng
nước thải thường xuyên trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Cần tập trung vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo
vệ môi trường và giải quyết các nguồn thải công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước
thải và khí thải. Đồng thời, cần triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với
các nguồn thải có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày trở lên. Các Khu công nghiệp (KCN) và
Khu chế xuất (KCX) đã hoạt động phải bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng
nước thải tự động và thiết lập đường truyền dữ liệu.12
- Cuối cùng, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường:
Đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Tổ chức và vận
động mọi người cùng nhau tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây
xanh, thu gom rác thải, vệ sinh cống rãnh…Tại các khu du lịch, khu đông dân cư,
tuyến đường lớn, khu ăn uống, vui chơi... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà
vệ sinh công cộng. Kết hợp các ban ngành, đoàn thể xây dựng phong trào bảo vệ môi
trường trong tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

12
Nguyễn Thế Chinh (2017), “Môi trường Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và một số kiến nghị”,
Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam

17
III. KẾT LUẬN

Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những
mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy. Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con
người. Là một trong 6 cặp phạm trù cơ bản, điều đó cho thấy vị trí và vai trò quan
trọng của phạm trù “nguyên nhân - kết quả” và việc cần thiết phải vận dụng chúng
trong cuộc sống.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ở Việt
Nam, thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng và trở thành đề tài nóng trên các phương
tiện truyền thông. Các hình ảnh và bài báo phản ánh về tình trạng môi trường ngày
càng trở nên phổ biến. Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục kêu gọi bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn nước, nhưng có vẻ như những nỗ lực này vẫn chưa đủ để cải
thiện tình hình ô nhiễm, thậm chí còn trầm trọng hơn.
Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả là một khía cạnh cơ bản của phép biện
chứng duy vật trong triết học, nó phản ánh sự tương tác giữa các yếu tố trong thế giới
vật chất. Trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam, mối quan hệ nguyên
nhân - kết quả có thể được áp dụng để hiểu và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình
trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay, và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với
thực tiễn.

18
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản (2011), “Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp: Rùng
mình với những con số”. Truy cập từ:https://dangcongsan.vn/y-te/o-nhiem-moi-
truong-trong-nong-nghiep-rung-minh-voi-nhung-con-so-76898.html

2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2021), “Nguyên nhân, giải pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam". Truy cập từ
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-giai-
phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-594443.html
3. Báo điện tử Đảng Cộng Sản (23/07/2018), Cả nước có khoảng 80% khu công
nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/y-
te/ca-nuoc-co-khoang-80-khu-cong-nghiep-co-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-tap-trung-
491246.html
4. Bộ công thương Việt Nam (2023), “Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường
đối với các sông chảy qua đô thị”. Truy cập từ https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-
truong/xu-ly-dut-diem-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-doi-voi-cac-song-chay-qua-do-
thi.html
5. Bộ Giáo dục đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai
đoạn 2011 – 2015, Nxb Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội;.
7. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường(2022), “Giải pháp nào hạn chế xâm nhập mặn tại
các tỉnh miền Tây?”. Truy cập từ
http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-Cong-nghe/
Giai-phap-nao-han-che-xam-nhap-man-tai-cac-tinh-mien-Tay-11195
8. Bộ Xây Dựng (2019), “ Công bố kết quả dân số năm 2019”. Truy cập từ
https://datacollection.gso.gov.vn/khaosatmucsongdancuvietnamnam2024/cong-bo-ket-
qua-tong-dieu-tra-dan-so-2019
9. CỤC THÚ Y,(24/02/2021),Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: hiện trạng và giải
pháp khắc phục. Truy cập từ https://vstytw2.com.vn/o-nhiem-moi-truong-do-chan-
nuoi-hien-trang-va-giai-phap-khac-phuc-77-25.html

19
10. Hải Thanh (2022), “ Tài nguyên biển Việt Nam đang bị khai thác quá mức và thiếu
tính bền vững”. Truy cập từ https://quanly.moitruongvadothi.vn/30/24349/Tai-nguyen-
bien-Viet-Nam-dang-bi-khai-thac-qua-muc-va-thieu-tinh-ben-vung.aspx
11. KC Cottrell, Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: hiện trạng và giải pháp khắc
phục.Truy cập từ http://kc-cottrell.com.vn/story/tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-
tai-viet-nam
12. Nguyễn Thế Chinh (2017), “Môi trường Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và
một số kiến nghị”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam
13. Tạp chí Môi trường và Xã hội (2020), “Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta
hiện nay”. Truy cập từ: https://moitruongvaxahoi.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-
nuoc-o-viet-nam-hien-nay-217126124.html
14. TheWaterMAN,(21/03/2022),Ô nhiễm môi trường nước là gì?Thực trạng ô nhiễm
nước tại Việt Nam và Thế Giới.Truy cập từ https://thewaterman.vn/blogs/nuoc-sinh-
hoat/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-hien-nay
15. Thu Hà (2023), “Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt: Làm sao để ngăn
chặn?”. Truy cập từ: https://vov2.vov.vn/doi-song-xa-hoi/o-nhiem-moi-truong-tu-rac-
thai-sinh-hoat-lam-sao-de-ngan-chan-44809.vov2
16. Xuân Long,(13/07/2017),Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm
2016,https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-
1351267.htm

20

You might also like